Nghiên cứu, phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh tuyên quang

  • 101 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu, phát triển kinh tế du lịch
theo hướng bền vững trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang
RIÊU THỊ LAN HƯƠNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Chi
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu, phát triển kinh tế du lịch
theo hướng bền vững trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang
RIÊU THỊ LAN HƯƠNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mai Chi
Chữ ký của GVHD
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tác giả luận văn: Riêu Thị Lan Hương
Đề tài luận văn: Nghiên cứu, phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền
vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số học viên: 20202977M
Tác giả, người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
14/10/2022 với các nội dung sau:
1. Hoàn thiện lại phần mở đầu: Viết lại tổng quan nghiên cứu, mục đích,
phạm vi, phương pháp nghiên cứu
2. Chương 1: Làm lại các trích dẫn theo đúng mẫu và chính xác hóa. Bổ
sung nguồn tài liệu đã sử dụng để tăng độ tin cậy, hoàn thiện các lỗi kĩ thuật,
bổ sung tiểu kết chương, thống nhất khái niệm và chỉ tiêu đánh giá và phát triển
bền vững
3. Chương 2: Các bảng, hình cần hoàn thiện đơn vị chính xác. Làm rõ
hơn nội hàm phát triển theo hướng bổ sung tiểu kết chương
4. Chương 3: Các giải pháp cần làm rõ căn cứ đề xuất giải pháp
Ngày 20 tháng 10 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai Chi Riêu Thị Lan Hương
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Trần Thị Bích Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
tôi, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Riêu Thị Lan Hương
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của các thầy giáo, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Mai Chi, người hướng dẫn khoa
học của luận văn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn đã có
những góp ý về những thiếu sót của luận văn này, giúp luận văn càng hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể lãnh đạo cán bộ công chức
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang đã cung cấp
thông tin tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong
thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Riêu Thị Lan Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ III
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ IV
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN ............... 8
KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG.............................................. 8
1.1. Khái niệm, vai trò của du lịch và kinh tế du lịch ............................................ 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển kinh tế du lịch bền vững........................ 8
1.1.2. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội .................................. 13
1.2. Nội dung của phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ...................... 16
1.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ............................................. 17
1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch bền vững ................................... 18
1.4.1. Phát triển bền vững về kinh tế: .................................................................. 18
1.4.2. Phát triển bền vững về xã hội: ................................................................... 20
1.4.3. Sự bền vững về môi trường ........................................................................ 23
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ...... 26
1.5.1. Nhân tố bên trong....................................................................................... 27
1.5.2. Nhân tố bên ngoài: ................................................................................... 29
1.6. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển kinh tế du lịch theo hướng
bền vững và bài học cho tỉnh Tuyên Quang ........................................................ 33
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững của tỉnh Phú
Thọ ........................................................................................................................ 33
1.6.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững của tỉnh Hòa
Bình ...................................................................................................................... 34
1.6.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững cho
tỉnh Tuyên Quang ................................................................................................. 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 1: ...................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG ............................................. 39
2.1. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên ở tỉnh Tuyên Quang.................. 39
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................... 39
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ...................................................................... 41
2.1.3. Giới thiệu chung về tài nguyên du lịch Tuyên Quang................................ 43
i
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững của tỉnh Tuyên
Quang ................................................................................................................... 44
2.2.1. Phát triển kinh tế du lịch bền vững về kinh tế ........................................... 44
2.2.2. Phát triển kinh tế du lịch bền vững về văn hóa, xã hội. ............................ 54
2.2.3. Phát triển kinh tế du lịch bền vững về môi trường ............................... 57
2.3. Đánh giá công tác phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững .................... 60
2.3.1. Hạn chế ...................................................................................................... 60
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................... 62
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU
LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH TUYÊN QUANG ............................. 65
3.1. Quan điểm và mục tiêu ................................................................................. 65
3.1.1. Quan điểm .................................................................................................. 65
3.1.2. Mục tiêu chung ........................................................................................... 65
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đáp
ứng đa dạng thị trường. ........................................................................................ 67
3.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững của tỉnh Tuyên
Quang ................................................................................................................... 67
3.2.1. Định hướng phát triển vùng du lịch ........................................................... 67
3.2.2. Định hướng tổ chức các tuyến du lịch ....................................................... 68
3.2.3. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch ........................................ 69
3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Tuyên
Quang ................................................................................................................... 72
3.3.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế ............................. 72
3.3.2. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế du lịch bền vững về xã hội .................. 82
3.3.3. Nhóm giải pháp phát triển kinh tế du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường
.............................................................................................................................. 83
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 87
ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATK : An toàn khu
BVHTTDL : Bộ Văn hóa thể thao Du lịch
EU : Liên minh Châu Âu
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
Nxb : Nhà xuất bản
QL : Quốc lộ
UBND : Ủy ban nhân dân
UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới
USD : Đô la Mỹ
WCED : Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2017- 2021........................................ 45
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch giai đoạn 2017 -2021 ........ 45
Bảng 2.3. Thị trường khách du lịch Quốc tế đến du lịch tại Tuyên Quang ......... 46
Bảng 2.4. Khách du lịch trong nước đến Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021:............. 47
Bảng 2.5. Số ngày khách lưu trú trung bình tại Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021..... 48
Bảng 2.6. Tổng thu từ du lịch Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021 ..................... 49
Bảng 2.7. Cơ cấu tổng thu từ các hoạt động du lịch của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2021 ............................................................................................................. 49
Bảng 2.8. Số cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2017-2021 ..................................... 51
Bảng 2.9. Chất lượng nguồn lao động du lịch năm 2021 .................................... 52
Bảng 2.10. Lượng thải ngành du lịch Tuyên Quang giai đoạn 2018 - 2021. ...... 58
Bảng 2.11. Tốc độ gia tăng lượng chất thải ngành du lịch Tuyên Quang ........... 58
iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ Gia tăng lượng khách du lịch đến Tuyên Quang giai đoạn 2017 -
2021 ...................................................................................................................... 45
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Tuyên Quang
giai đoạn 2017 - 2021. .......................................................................................... 46
Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ khách du lịch trong nước qua các năm .................................... 47
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thu ngành du lịch qua các năm giai đoạn 2017-2021 ........ 49
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ cơ cấu nguồn thu từ các hoạt động du lịch ........................ 50
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực du lịch năm 2021 ..................... 53
Biểu đồ 2.7. Tốc độ gia tăng lượng chất thải du lịch Tuyên Quang giai đoạn 2018 -
2021 ...................................................................................................................... 58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một
nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt
kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với nền
kinh tế của mỗi quốc gia, sự phát triển của ngành du lịch tại một số nước đã góp
phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Các chuyên gia kinh tế trên thế giới đã
đánh giá du lịch quốc tế là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ
được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ở ngay tại nước sở
tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì thế, nhiều nước trên thế
giới rất quan tâm đầu tư phát triển du lịch, nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, ngành Du lịch đã đạt được những kết
quả to lớn, khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng hơn 30 lần, khách du lịch
nội địa tăng 35 lần so với năm 1990; tổng thu từ du lịch năm 2020 đạt khoảng
312.200 tỷ đồng . Cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du
lịch ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; cộng đồng doanh nghiệp
du lịch ngày càng lớn mạnh. Du lịch đã thực sự góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế, xã hội đất nước.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, việc khai
thác tài nguyên không hợp lý, thiếu khoa học, dẫn đến môi trường và tài nguyên
du lịch phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn
kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; dịch bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kích cầu du lịch nội địa và khách nước ngoài đến, sản phẩm du lịch chưa đáp
ứng yêu cầu của du khách; liên tục trong nhiều tháng trong năm 2020 và năm 2021,
lượng khách quốc tế và khách nội địa sụt giảm so với cùng kỳ. Việt Nam cũng như
nhiều nước trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu làm sao vừa khai
thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên một các hợp lý, khoa học, thích ứng linh
hoạt với dịch bệnh, vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế để phát triển kinh
tế du lịch một cách bền vững.
1
Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều
văn bản nhằm phát triển kinh tế du lịch, trong đó có Quyết định số 201/QĐ-TTg
ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Tại điều 1, mục 1,
điểm d của Quy hoạch này có nêu rõ: "Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ
môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài
hòa tương tác giữa khai thác, phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên và
nhân văn". Ngày 08/12/2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-
CP về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới.
Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát,
hội tụ, giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền
núi phía Bắc; với lễ hội truyền thống đặc sắc, những truyền thuyết, những làn điệu
dân ca ngọt ngào, những cảnh đẹp nên thơ do thiên nhiên ban tặng và 467 di tích
lịch sử trên địa bàn - Tuyên Quang là một bảo tàng cách mạng, một điểm đến hấp
dẫn đối với khách du lịch. Đặc biệt, Tuyên Quang có Khu du lịch Văn hoá - Lịch
sử và Sinh thái Quốc gia Tân Trào - Thủ đô khu Giải phóng và Thủ đô Kháng
chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và hầu hết các bộ, ban, ngành,
cơ quan Trung ương đã sống và làm việc trong thời kỳ kháng chiến gian khổ. Nơi
đây, có nhiều di tích lịch sử nằm giữa những cánh rừng đại ngàn mãi mãi đi vào
lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam như: Đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào,
Lán Nà Nưa…Thiên nhiên đã ban tặng cho Tuyên Quang nhiều hang động, hồ,
thác nước đẹp, những cánh rừng nguyên sinh, có suối nước khoáng thiên nhiên nổi
tiếng; người Tuyên Quang nhân hậu, mến khách, thiếu nữ Tuyên Quang thanh lịch,
dịu dàng và duyên dáng đó chính là những tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Tuy
nhiên, trên thực tế kết quả phát triển kinh tế du lịch ở Tuyên Quang còn nhiều hạn
chế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhận thức rõ tiềm năng,
lợi thế đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-
2025 đã đưa việc phát triển kinh tế du lịch là một trong 3 khâu đột phá của tỉnh.
Để góp phần thực hiện khâu đột phá về du lịch, đòi hỏi phải phân tích đúng
thực trạng tìm ra những mặt tích cực, những mặt yếu kém, những tiềm năng, lợi
thế để phát triển du lịch của tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao
2
để phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững. Với ý nghĩa đó, việc lựa chọn
đề tài này là một việc làm cần thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có giá trị
thực tiễn to lớn. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu, phát triển kinh
tế du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” làm luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế .
2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học, luận án, luận
văn nghiên cứu về du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói
riêng. Tuy nhiên, mỗi công trình khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều xem xét ở
những góc độ và khía cạnh khác nhau, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu
như sau:
Hà Văn Hội (2014), đã cho rằng “Du lịch không chỉ là một hoạt động kinh
tế - xã hội thuần túy mà còn là một hoạt động văn hóa, trở thành một công cụ quan
trọng trong việc nâng cao mức sống, giảm nghèo, từng bước thu hẹp khoảng cách
giữa người giàu và người nghèo. Trong 20 năm qua, nhờ tiến trình đổi mới và
những chính sách mở cửa hợp lý, Việt Nam đã tiến một bước dài trong việc thực
hiện chiến lược trên. Thực tế tại Việt Nam trong thời gian cho thấy ở đâu có du
lịch phát triển, ở đó chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện. Hoạt động
du lịch trong nước diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ vùng sâu đến những
vùng cao nguyên... đã vẽ nên một diện mạo lạc quan về sự phát triển của du lịch
Việt Nam”… [12]; Bùi Đại Dũng (2011), đã khẳng định: “Du lịch có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đời sống của nhân dân từng địa
phương nói riêng với những ảnh hưởng đặc biệt tích cực đến chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, phát triển nền kinh tế sạch và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Để
phát triển du lịch, việc bảo tồn các di sản văn hóa vô hình và hữu hình là yêu cầu
tiên quyết, đòi hỏi sự quản lý thống nhất của Nhà nước một cách khoa học, văn
hóa. Đây là một hình thức hàng hóa công thuần túy, đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng
và phân cấp quản lý phù hợp giữa chính quyền trung ương với địa phương”. [16]:
Đây là những công trình nghiên cứu chung về vấn đề quy hoạch du lịch, kinh tế du
lịch, vấn đề tác động của môi trường với du lịch, tuy nhiên chưa đi sâu nghiên cứu
về du lịch bền vững.
3
Một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch ở một số địa phương
như: "Kinh tế du lịch ở Thanh Hóa-Thực trạng và giải pháp phát triển" Luận văn
Thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2005, bảo vệ tại Học Viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh; "Mở rộng khu du lịch Tam Cốc-Bích Động để phát triển
du lịch khu vực", 2006 của tác giả Quế Võ- Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch;
"Tiềm năng khu du lịch sinh thái Vân Long góp phần phát triển du lịch Ninh Bình",
2006 của Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình: Đây là những công trình nghiên cứu cụ thể
các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị và
mới đề cập đến khía cạnh phát triển du lịch sinh thái, chưa đề cập cụ thể đến phát
triển du lịch theo hướng bền vững.
Ở Tuyên Quang cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch như: "Du
lịch- Tiềm năng để phát triển kinh tế Tuyên Quang" của T.S Nguyễn Vũ Phan-
Nguyên quyền Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang;
"Phát triển du lịch Tuyên Quang trong xu thế hội nhập" của Nguyễn Việt Thanh;
Kỷ yếu Hội thảo “Du lịch thành phố Tuyên Quang tiềm năng và giải pháp phát
triển”; "Du lịch Tuyên Quang: Tiềm năng và phát triển" của Thu Hà...Đây là những
công trình nghiên cứu về khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh,
chưa nghiên cứu đi sâu phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên chỉ đề cấp
đến vấn đề du lịch dưới góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau, chưa có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững tại
tỉnh Tuyên Quang dưới góc độ khoa học kinh tế .
Đề tài: “Nghiên cứu, phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững trên
địa bàn tỉnh Tuyên Quang” không trùng lắp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa
học nào đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh
tế du lịch trên địa bàn một tỉnh đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
kinh tế du lịch của tỉnh Tuyên Quang thời gian qua, tác giả đề xuất nhiệm vụ và
một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh theo hướng bền
vững từ nay cho tới năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du
lịch trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền
vững ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2021.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát
triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở Tuyên Quang trong giai đoạn 2021-
2025, tầm nhìn đến năm 2030).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào thực trạng phát triển kinh tế du lịch
theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu quan niệm, đặc điểm, vai trò,
nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch
theo hướng bền vững. Việc nghiên cứu tập trung vào việc phân tích, đánh giá thành
tựu và hạn chế của phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững để từ đó tìm ra
giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch bền vững
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi tỉnh Tuyên Quang
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch từ năm 2017
đến năm 2021; đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền
vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như các Nghị quyết, Quyết định,
Kế hoạch, các văn bản quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Sở văn
hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang; các số liệu báo cáo của các Sở, ngành
liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021; Tham khảo,
Đánh giá các kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác… bám sát vào
mục tiêu, quan điểm, phương hướng đầu tư phát triển của tỉnh Tuyên Quang trong
mời gọi đầu tư phát triển du lịch và định hướng phát triển chung của tỉnh về phát
triển kinh tế xã hội.
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Đề tài thực hiện khảo sát 100 mẫu quan sát, phân tích, so sánh, phương pháp
định tính, trong phần phỏng vấn nhà đầu tư du lịch, lãnh đạo các ban ngành liên
5
quan, hộ dân (xung quanh khu vực có du lịch gồm có thu nhập từ du lịch và không
có thu nhập từ du lịch) và khách du lịch, sử dụng bộ câu hỏi bằng cách chọn đáp
án
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
5.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra nhằm phát hiện, bổ sung kịp thời những sai sót trong phiếu
thông tin, chỉnh sửa số liệu để có đơn vị thống nhất. Tiến hành mã hóa thông tin,
chuyển các thông tin thu thập ở các phiếu điều tra, nội dung trả lời các câu hỏi
thành các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích số liệu. Nhập dữ liệu vào phần mềm
Excel.
5.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp phân tích số liệu đối với mục tiêu cụ thể 1: Trong quá trình
nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung đánh giá, phân tích về thực trạng công tác phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh như xây dựng các chương trình kế hoạch phát triển
du lịch, các chính sách mời gọi đầu tư, công tác phối kết hợp giữa các ngành hữu
quan trong việc phát triển, quảng bá du lịch…Tác giả tiến hành phân tích các tài
liệu đã được thu thập liên quan đến phát triển du lịch, thông tin thu thập được tiến
hành phân nhóm các nội dung theo dự kiến ban đầu, sử dụng các số tuyệt đối,
tương đối, số trung bình… để so sánh và mô tả chính xác số liệu đã thu thập để có
thể đi đến kết luận chính xác nhất
Phương pháp phân tích số liệu đối với mục tiêu cụ thể 2: Phân tích thực
trạng công tác đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2021
Phương pháp phân tích số liệu đối với mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất giải pháp
phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian tới. Để đạt
được mục tiêu này, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, ý kiến chuyên gia,
sử dụng kết quả định tính đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư kinh
doanh từ hộ gia đình, hỗ trợ từ nhà nước và thu hút khách tham quan mô hình du
lịch. Từ kết quả phân tích số liệu để có cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư, phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
6. Đóng góp của luận văn
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Tuyên Quang, đặc
biệt là tìm ra những tiềm năng, lợi thế về du lịch của tỉnh, từ đó đề xuất phương
hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch của tỉnh theo hướng bền
vững.
6
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các cơ quan
chuyên môn, các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách phát triển du lịch bền
vững và dùng tài liệu cho những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển du lịch
của tỉnh
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương
Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch theo
hướng bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở
tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch theo hướng
bền vững ở tỉnh Tuyên Quang
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm, vai trò của du lịch và kinh tế du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển kinh tế du lịch bền vững
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình phát
triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng. Do vậy, để đưa ra một khái
niệm về du lịch vừa mang tính bao quát, vừa mang tính lý luận và thực tiễn là
không đơn giản. Do phạm vi và góc độ nghiên cứu đa dạng và phong phú, nên trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, khái niệm du lịch được đề cập rất khác nhau:
Học giả người Thụy Sỹ-Kuns cho rằng: "Du lịch là hiện tượng những người
khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải
và dùng các dịch vụ du lịch" [12,tr.13].
Michael Coltman của Mỹ thì định nghĩa: "Du lịch là sự kết hợp và tương
tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: Du khách, nhà
cung ứng, dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du
lịch"[12,tr.15].
Từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về
du lịch định nghĩa như sau: "Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con
người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một ngành công nghiệp liên kết
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch" [13,tr.15].
Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), đưa ra khái niệm như sau: "Du lịch là
hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của
con người và ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, hay các mục đích
khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một
năm" [38, tr.6].
Từ điển Bách khoa Việt Nam, đưa ra khái niệm: "Du lịch là một dạng nghỉ
dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ
ngơi, giải trí, xem danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ
thuật..." [13,tr.9)
8
Tại Điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, có đưa ra khái niệm như sau:
"Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định" [18,tr.9].
Từ sự viện dẫn các khái niệm, định nghĩa nêu trên cho thấy, có quan niệm
xuất phát từ mục đích, đặc điểm di chuyển của khách du lịch; có quan niệm cho
rằng du lịch là lĩnh vực kinh doanh, là một ngành công nghiệp. Như vậy, có thể
định nghĩa về du lịch như sau.
Du lịch là một hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên
của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần như: tham quan, du ngoạn, giải
trí, nghỉ dưỡng và tiêu dùng các sản phẩm du lịch khác trong một khoảng thời gian
nhất định.
1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế du lịch
* Quan niệm về kinh tế du lịch
"Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng,
mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao"
[12,tr 167-168].
Điều 38, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa:
Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau
đây: (1) Kinh doanh lữ hành; (2) Kinh doanh lưu trú du lịch; (3) Kinh doanh vận
chuyển khách du lịch; (4) Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; (5) Kinh
doanh dịch vụ du lịch khác [18,tr 38-39].
Từ những quan niệm, định nghĩa trên và đồng tình với một số quan niệm
khác của các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về kinh tế du lịch, có thể định
nghĩa kinh tế du lịch như sau: Kinh tế du lịch là ngành kinh doanh hoạt động trong
lĩnh vực cung ứng sản phẩm du lịch, bao gồm các ngành, nghề là: kinh doanh lữ
hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh
phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết
thực cho nhà nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp du lịch. Kinh tế du lịch
là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật chất nhưng mang lại
những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.
9