Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây xích đồng nam clerodendrum japonicum(thunb.) sweet

  • 132 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
DƢƠNG THỊ NGÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG CÂY XÍCH ĐỒNG NAM
(Clerodendrum japonicum (Thunb.)Sweet)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGHỆ AN – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
DƢƠNG THỊ NGÂN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG CÂY XÍCH ĐỒNG NAM
Clerodendrum japonicum (Thunb.)Sweet
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60 62 01 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trƣơng Xuân Sinh
NGHỆ AN, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Tĩnh, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Dƣơng Thị Ngân
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ hết sức tận tình và quý báu từ nhiều tập thể và cá nhân.
Trƣớc hết, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Trƣơng
Xuân Sinh, Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trƣờng Đại học Vinh, đã tận tình chỉ bảo,
hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Viện Nông nghiệp và Tài nguyên
đã nhiệt tình dạy dỗ, truyền tri thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Hà
Tĩnh đã tạo điều kiện về thời gian cũng nhƣ các vật tƣ, dụng cụ, thiết bị nghiên cứu thí
nghiệm thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ nhân viên Trung tâm Ứng dụng tiến bộ
Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh đã tích cực, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
hoàn thành đề tài.
Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng nghiệp,
cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Hà Tĩnh, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Dƣơng Thị Ngân
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... II
MỤC LỤC .......................................................................................................................... III
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... V
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................. 3
1.2. Tình hình khai thác và bảo tồn nguồn gen cây dƣợc liệu tại Việt Nam ...................... 13
1.3. Tổng quan về cây xích đồng nam ................................................................................ 17
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây xích đồng nam trên thế giới và ở Việt Nam ................. 30
1.5. Đặc điểm khi hậu thời tiết Hà Tĩnh ............................................................................. 32
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 35
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................................... 35
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 35
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 35
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 36
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 43
3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến sinh trƣởng và
tỷ lệ xuất vƣờn của cây Xích đồng nam ............................................................................. 43
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA sinh trƣởng và tỷ lệ
xuất vƣờn của cây Xích đồng nam ..................................................................................... 56
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ đến sinh trƣởng và xuất vƣờn của cây xích đồng
nam ..................................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................... 74
1. Kết luận .......................................................................................................................... 74
2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 74
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 79
PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ ........................................................................ 84
iv
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí tại thành phố Hà Tĩnh từ năm 2015-2017 ......................... 33
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa tại thành phố Hà Tĩnh từ năm 2015-2017...................................... 34
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến tỷ lệ mọc mầm của
cành giâm Xích đồng nam. ................................................................................................. 43
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến chiều cao mầm của
cành giâm Xích đồng nam .................................................................................................. 47
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến đƣờng kính mầm của
cành giâm Xích đồng nam .................................................................................................. 48
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến số cặp lá của cành
giâm Xích đồng nam .......................................................................................................... 49
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến tỷ lệ cây xuất vƣờn
của cây Xích đồng nam (sau 3 tháng giâm hom) ............................................................... 53
Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tỷ lệ mọc mầm của
cành giâm Xích đồng nam. ................................................................................................. 56
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tăng trƣởng chiều cao
mầm của cành giâm Xích đồng nam .................................................................................. 59
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tăng trƣởng đƣờng kính
mầm của cành giâm Xích đồng nam .................................................................................. 61
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến số cặp lá của cành giâm
Xích đồng nam ................................................................................................................... 62
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tỷ lệ cây xuất vƣờn của
cây Xích đồng nam (sau 3 tháng giâm hom) ...................................................................... 66
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của loại hoạt chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ mọc mầm của hom
giâm Xích đồng nam .......................................................................................................... 69
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ mọc mầm của hom giâm Xích đồng nam . 70
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ xuất vƣờn của cây Xích đồng nam sản xuất
bằng phƣơng pháp giâm hom ............................................................................................. 72
Bảng 3.14. Thời gian cây xích đồng nam đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn ở các thời vụ giâm
hom ..................................................................................................................................... 73
v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến tỷ lệ mọc mầm của
cành giâm Xích đồng nam. ................................................................................................. 44
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến chiều cao mầm của
cành giâm Xích đồng nam .................................................................................................. 50
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến đƣờng kính mầm của
cành giâm Xích đồng nam .................................................................................................. 50
Hình 3.4. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ α-NAA đến số cặp lá của cành
giâm Xích đồng nam .......................................................................................................... 51
Hình 3.5. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ NAA đến tỷ lệ cây xuất vƣờn của
cây Xích đồng nam (sau 3 tháng giâm hom) ...................................................................... 54
Hình 3.6. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tỷ lệ mọc mầm của
cành giâm Xích đồng nam. ................................................................................................. 57
Hình 3.7. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tăng trƣởng chiều cao
mầm của cành giâm Xích đồng nam .................................................................................. 60
Hình 3.8. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tăng trƣởng đƣờng kính
mầm của cành giâm Xích đồng nam .................................................................................. 60
Hình 3.9. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến số cặp lá của cành giâm
Xích đồng nam ................................................................................................................... 63
Hình 3.10. Ảnh hƣởng của độ tuổi hom giâm và nồng độ IBA đến tỷ lệ cây xuất vƣờn
của cây Xích đồng nam (sau 3 tháng giâm hom) ............................................................... 67
Hình 3.11. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ mọc mầm của hom giâm Xích đồng nam .. 70
Hình 3.12. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ xuất vƣờn của cây Xích đồng nam sản xuất
bằng phƣơng pháp giâm hom ............................................................................................. 72
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xích đồng nam, tên gọi khác mò đỏ. Tên khoa học Clerodendrum
japonicum (Thunb.)Sweet. Thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Cây bụi cao 1,5-2m; cành non vuông, có rãnh, có lông mịn, mắt có lằn lông
nối liền hai cuống. Thân và cành già tròn. Lá có phiến hình tim, rộng 30cm, không
lông, mép có răng nhỏ, cuống dài 5-20cm. Chùy hoa ở ngọn các nhánh, cao 45cm,
có màu đỏ, dài 8mm; ống tràng cao 1,5cm, thùy tràng 5mm. Quả hạch cứng lam
đen, to 12mm, trên đài đồng trƣởng to 3,5cm. Mùa quả từ tháng 4 đến tháng 11
hàng năm [6].
Công dụng: Cây đƣợc dùng chữa khí hƣ, viêm tử cung, kinh nguyệt không
đều, vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xƣơng đau nhức, đau lƣng. Cụm hoa đƣợc
dùng trị xích, bạch đới, trĩ, sán khí và mất ngủ. Rễ đƣợc dùng trị phong thấp đau
nhức xƣơng, đau lƣng, lao phổi kèm theo ho, khái huyết, trĩ xuất huyết, lỵ. Lá đƣợc
dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da. Ngoài ra thân và rễ cây là một vị thuốc
chính sử dụng trong bài thuốc chữa bệnh viêm đƣờng tiết niệu. [7]; [40]; [47];
Năm 2001 Viện Y học Cổ truyền và Công ty dƣợc và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh
đã nghiên cứu sản xuất thành công thuốc Hoàn Xích Hƣơng từ nguyên liệu thân, rễ
và hoa cây xích đông nam có tác dụng chữa bệnh viêm đƣờng tiết niệu, u phì đại
lành tính tuyến tiền liệt, cải thiện các rối loạn về tiểu tiện làm giảm số lần đi tiểu
trong ngày, tăng lƣợng nƣớc tiểu mỗi lần [23] . Thuốc Hoàn Xích Hƣơng đã có mặt
và nổi tiếng từ hơn 10 năm nay trên thị trƣờng Việt Nam, sản phẩm đƣợc xuất khẩu
sang các nƣớc khu vực Asean, các nƣớc đông Âu và đƣợc tín nhiệm cao. Năm 2015
thuốc Hoàn xích hƣơng đã đƣợc đƣa vào danh mục thuốc thanh toán điều trị theo
bảo hiểm Y tế trên toàn quốc. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc ngày càng
tăng, chỉ tính riêng nhu cầu tại Công ty cổ phân dƣợc và thiết bị Y tế Hà Tĩnh mỗi
năm cần 15 tấn xích đồng nam khô tƣơng đƣơng 50 tấn xích đồng nam tƣơi.
Ở Hà Tĩnh cây thƣờng mọc hoang ở các vùng đất ven sông, suối, vùng ven
rừng. Hiện nguồn dƣợc liệu xích đồng nam chủ yếu khai thác trong tự nhiên, cả
2
phần gốc rễ và thân cành nên nguồn dƣợc liệu qúy này đang có nguy cơ ngày càng
cạn kiệt và mất giống.
Mặc dù năm 2009, xích đồng nam đƣợc đƣa vào danh mục loài cây trồng
đƣợc bảo hộ theo Thông tƣ số 33/2009/TT-BNNPTNT của Bộ trƣởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/6/2009 về việc bổ sung 11 loài cây trồng
vào Danh mục loài cây trồng đƣợc bảo hộ, tuy nhiên hiện các nghiên cứu về xích
đồng nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chiết xuất dƣợc liệu sản xuất thuốc, và
chƣa có nghiên cứu cơ bản nào trong việc sản xuất giống và kỹ thuật trồng trọt.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật nhân giống xích đồng nam (Clerodendrum japonicum (Thunb.)Sweet)”
nhằm giúp chủ động cây giống, phát triển vùng dƣợc liệu sạch cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất thuốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc biện pháp kỹ thuật nhân giống cây xích đồng nam bằng
phƣơng pháp giâm hom.
2.2. Yêu cầu
- Xây dựng kỹ thuật nhân giống để đƣa ra những thí nghiệm khoa học,
mang tính thực tiễn cao.
- Xác định đƣợc công thức giâm hom phù hợp đối với cây xích đồng nam
- Theo dõi ảnh hƣởng của các yếu tố độ tuổi hom giâm, hóa chất kích thích
ra rễ và nồng độ, mùa vụ đến sinh trƣởng và tỷ lệ xuất vƣờn của cây xích đồng nam
làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình phù hợp.
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật nhân giống xích đồng nam nhằm
chủ động nguồn giống góp phần phát triển vùng dƣợc liệu an toàn bền vững cung
cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc tại Hà Tĩnh.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của Đề tài
Nhân giống cây trồng là quá trình tạo ra và phát triển của các cá thể mới. Các
cá thể này đƣợc dùng để thiết lập nên mùa vụ mới.
Nhiệm vụ của công tác nhân giống là trên một đơn vị diện tích, với thời gian
ngắn nhất sản xuất đƣợc số lƣợng cây con nhiều nhất, chất lƣợng tốt nhất, đồng thời
giá thành hạ.
Có 2 phƣơng pháp nhân giống chính:
Phƣơng pháp hữu tính và phƣơng pháp vô tính. Phƣơng pháp vô tính hay còn
gọi là phƣơng pháp dinh dƣỡng dựa vào khả năng tái sinh, sinh trƣởng, phát triển
của một bộ phận nào đó của cây nhƣ lá, thân, rễ, mô hoặc tế bào. Nhân giống vô
tính bao gồm nhân giống vô tính truyền thống nhƣ chiết, ghép, giâm và nhân giống
vô tính invitro.
Phƣơng pháp nhân giống vô tính có ƣu điểm nổi bật là duy trì đƣợc những
tính trạng quý hiếm qua các thế hệ và vì vậy tạo ra khả năng sản xuất nguyên liệu
có tiêu chuẩn ổn định cho công nghiệp. Với một số cây trồng, nếu nhân giống bằng
hạt có thể cho những cá thể con không hoàn toàn giống bố mẹ, chúng có thể khác cả
về hình thái lẫn thành phần hóa học. Đặc biệt, đối với cây thuốc sự không đồng nhất
về di truyền dẫn đến hậu quả nguồn nguyên liệu không ổn định về mặt chất lƣợng
qua các thế hệ, gây khó khăn cho việc đƣa nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất
công nghiệp vì hàm lƣợng hoạt chất của nguyên liệu thay đổi thất thƣờng.
Các phƣơng pháp nhân giống vô tính truyền thống gồm có
- Chiết: Là phƣơng pháp tạo ra cá thể mới, thƣờng là trên thân cây, trƣớc khi
tách khỏi cây mẹ. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là cành chiết đƣợc cá thể mẹ cung
cấp nƣớc và dinh dƣỡng, đặc biệt là carbonhydrat, protein, phytohormon trƣớc khi
có thể tự nuôi sống mình. Tuy nhiên, phƣơng pháp này có hệ số nhân giống thấp.
- Ghép: Là sự liên kết giữa hai bộ phận cành ghép và gốc ghép của hai cá thể
khác nhau thƣờng áp dụng đối với cây thân gỗ. Cây ghép thƣờng có ƣu thế của cả
4
gốc ghép và cành ghép. Hạn chế của phƣơng pháp này là chỉ thực hiện đƣợc trong
phạm vi các cây thân gỗ có sinh trƣởng thứ cấp cây hạt trần và cây hai lá mầm, cây
một lá mầm hầu nhƣ không ghép đƣợc. Thậm chí các cây này phải rất gần nhau về
mặt phân loại thì tỷ lệ thành công mới cao. Ngoài ra, việc lựa chọn đƣợc gốc ghép
phù hợp không phải bao giờ cũng dễ dàng và thời gian chăm sóc cây giống trong
vƣờn ƣơm thƣờng kéo dài.
- Giâm: Là sự tạo ra cây con từ một lát cắt thân, lá, rễ hoặc từ lá, củ, rễ
nguyên, sau khi đã tách khỏi cây mẹ. Cây con có khả năng sống độc lập với cây mẹ,
sinh trƣởng, phát triển tốt mà vẫn giữ đƣợc những đặc tính ban đầu của giống, điều
này đặc biệt quan trọng đối với cây thuốc. Phƣơng pháp giâm có hệ số nhân giống
cao nhƣng cần đảm bảo các điều kiện nội tại và ngoại cảnh thích hợp cho quá trình
ra rễ và tái sinh, sinh trƣởng, phát triển mầm.
Giâm hom là một trong những phƣơng pháp nhân giống vô tính truyền
thống, đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây
ăn quả, cây công nghiệp..., và cả trồng cây cảnh.
- Nuôi cấy mô tế bào thực vật: Là tổng hợp những kỹ thuật đƣợc sử dụng để
duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng
trên môi trƣờng nuôi cấy giàu dinh dƣỡng với những thành phần đã xác định.
Các kỹ thuật khác nhau trong nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể cung cấp
những lợi thế nhất định so với phƣơng pháp nhân giống truyền thống, bao gồm:
- Tạo ra chính xác số cây nhân bản giúp tạo ra các loại hoa, quả chất lƣợng
cao hoặc có những tính trạng mong muốn khác.
- Tạo ra các cây trƣởng thành một cách nhanh chóng.
- Tạo ra hàng loạt các cây mà không cần đến hạt hoặc quá trình thụ phấn.
- Tái sinh cây hoàn chỉnh từ các tế bào thực vật đã đƣợc biến đổi gen.
- Tạo ra các cây trong điều kiện vô trùng, để có thể vận chuyển mà hạn chế
tối đa khả năng phát tán bệnh, sâu bệnh hoặc các nhân tố gây bệnh.
- Có thể tạo ra các cây từ hạt mà nếu không có nuôi cấy mô thì thƣờng có tỷ
lệ nảy mầm thấp hoặc sinh trƣởng yếu, ví dụ: hoa lan hoặc cây nắp ấm.
5
- Làm sạch các cây bị nhiễm virus nhất định hoặc các nhân tố lây nhiễm khác
và nhân nhanh các cây này nhƣ là nguồn nguyên liệu sạch phục vụ đồng ruộng và
nông nghiệp.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật dựa trên thực tế là rất nhiều các tế bào thực vật
có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh còn gọi là total Pitercy (khả năng biệt hóa
của tế bào đơn lẻ thành những tế bào chuyên biệt với số lƣợng không giới hạn). Các
tế bào đơn lẻ, các tế bào thực vật không có thành tế bào (protoplast), các mảnh lá, rễ
hoặc thân, thƣờng có thể đƣợc sử dụng để tạo ra các tế bào mới trên môi trƣờng
nuôi cấy bổ sung các chất dinh dƣỡng và hormone thực vật.
1.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp giâm hom
- Cơ sở tế bào học
Bất k một loài sinh vật nào cũng có cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cấu
trúc nhỏ nhất, cơ bản nhất của sinh vật. Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ
thông tin di truyền cho quá trình phát triển của sinh vật, đồng thời chất nguyên sinh
của tế bào có khả năng thu nhận năng lƣợng và chất liệu từ môi trƣờng để phục vụ
cho quá trình sinh sản, bản chất của cây con tạo bởi quá trình dinh dƣỡng có nguồn
gốc từ bản sao của cây mẹ. [16]
- Cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao đƣợc phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần phân bào
liên tiếp cùng với quá trình phân hóa các cơ quan. Đặc trƣng của hình thức phân
bào trên là số lƣợng NST của tế bào khởi đầu và tế bào mới đƣợc phân chia nhƣ
nhau nên đƣợc gọi là phân bào nguyên nhiễm hay nguyên phân. Phân bào nguyên
nhiễm là quá trình phân chia tế bào mà kết quả từ một tế bào ban đầu cho 2 tế bào
con có số lƣợng NST cũng nhƣ cấu trúc và thành phần hóa học giống nhƣ tế bào
ban đầu. Nhờ có quá trình nguyên phân mà các nhiễm sắc thể đƣợc phân phối đồng
đều chính xác cho các tế bào con, ở thời k đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể tự
tái bản trƣớc tiên theo chiều dọc rồi tách theo chiều ngang để phân chia về các tế
bào con đảm bảo cho tế bào con có bộ nhiễm sắc thể nhƣ nhau. Nhờ có quá trình
nguyên phân mà khối lƣợng cơ thể tăng lên sau đó nhờ quá trình phân hóa các cơ
6
quan trong quá trình phát triển cá thể tạo thành một cây con hoàn chỉnh. Đây là quá
trình đảm bảo cho cây con tồn tại tính trạng cây mẹ.
Hom cành và hom thân là hom đƣợc cắt từ một phần cây non từ chồi hoặc
cành non của cây. Một số loài nhƣ tre, Luồng hom giâm có thể là một đoạn thân
gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài cây gỗ đều đƣợc lấy
từ thân cây non hoặc cành non của cây (bao gồm cả chồi vƣợt). Các loại cành giâm
thƣờng là cành non, cành hóa gỗ, chủ yếu là cành nửa hóa gỗ và cành hóa gỗ. Tùy
theo từng loài cây và điều kiện thời tiết lúc giâm hom mà chọn cành có khả năng ra
rễ cao nhất.
Hom rễ là loại hom đƣợc cắt từ rễ cây. Một số loài cây có thể dùng rễ để
giâm hom nhƣ: Xoan, Hồng ngoài ra ở một số loài ngƣời ta có thể giâm hom từ lá
hoặc từ củ. Khả năng ra rễ của hom cũng phụ thuộc vào xuất xứ của cây, có loài
hom có khả năng ra rễ cao, có loài hom khó ra rễ, chồi đỉnh có khả năng ra rễ tốt
hơn chồi nách, đặc biệt là cành chồi vƣợt khả năng ra rễ tốt hơn là cành lấy từ tán
cây. Tùy từng loài mà lấy hom ở tuổi và vị trí nào cho phù hợp [16].
- Sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định của
một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để hình thành cơ thể mới. Rễ bất
định là rễ đƣợc sinh ra ở bất k bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó, trong hom
giâm và chiết đều quan trọng là hình thành rễ bất định.
Có hai loại rễ đó là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh.
Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây nhƣng chỉ phát
triển khi bộ phận của cây đƣợc phân tách ra khỏi cây mẹ.
Rễ mới sinh là rễ đƣợc hình thành sau khi cắt hom và giâm hom. Khi đó các
tế bào chỗ bị cắt, bị phá hủy, bị tổn thƣơng và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô
gỗ đƣợc mở ra là giai đoạn các chu trình trao đổi và vận chuyển các chất trong thân
cây, dẫn đến dòng nhựa luyện đƣợc dẫn từ phần lá xuống đây bị dồn lại khiến cho
các tế bào phân chia hình thành nên mô sẹo, đây là cơ sở hình thành rễ bất định.
[18], [19], [20], [21]
- Sự hình thành rễ bất định có thể đƣợc phân chia làm 3 giai đoạn
7
+ Giai đoạn 1: Các tế bào bị thƣơng ở các vết cắt chết đi và hình thành lên
một lớp keo lấp đầy các mạch gỗ giúp hạn chế thoát hơi nƣớc tại chỗ bị cắt.
+ Giai đoạn 2: Các tế bào sống ngay dƣới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và
hình thành lớp mô mềm (callus) gọi là mô sẹo.
+ Giai đoạn 3: Các tế bào vùng tƣợng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu hình
thành rễ. Cây gỗ có một hoặc nhiều lớp mô gỗ thứ cấp và libe thì rễ thứ cấp thƣờng
phát sinh ở tế bào nhu mô còn sống của hom, bắt nguồn từ libe thứ cấp còn non.
Tuy nhiên đôi khi rễ bất định cũng phát sinh từ mạch rây, tƣợng tầng, libe, bì khổng
và tủy. Mô sẹo là khối tế bào nhu mô có mức độ ligin hóa khác nhau. Thông thƣờng
trƣớc khi xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên thƣờng sự xuất hiện của
mô sẹo là sự cần thiết cho sự ra rễ của hom, nhƣng ở nhiều loại cây sự xuất hiện của
mô sẹo là một dự báo tốt về khả năng ra rễ.
Nhìn chung, các rễ bất định thƣờng đƣợc hình thành bên cạnh và sát vào lõi
trung tâm của mô mạch, ăn sâu và trong thân (cành) tới gần ống mạch, sát bên ngoài
tƣợng tầng. Thời gian hình thành rễ của hom giâm ở các loài cây khác nhau biến
động khá lớn từ vài ngày với các loài cây dễ hình thành rễ và tới vài tháng với các
loài khó ra rễ nhƣ chè, trà mi, sến
Mức độ hóa gỗ cũng ảnh hƣởng tới sự ra rễ của hom. Hom hóa gỗ nhiều, hay
phần gỗ chiếm nhiều thì khả năng ra rễ kém.
Thƣờng sử dụng các chất thuộc nhóm auxin ngoại sinh để kích thích sự tạo
rễ bất định nhanh và hiệu quả trong kỹ thuật giâm hom nhƣ IBA, α-NAA. [32]
Nhiều nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ sở sinh lý của sự tái sinh rễ
phụ và ứng dụng vào việc nhân giống vô tính nhiều loại cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây cảnh, cây làm thuốc. Chất điều hòa sinh trƣởng có hiệu quả cao và
thƣờng sử dụng để kích thích ra rễ là các Auxin nhƣ NAA (Naphthalene Acetic
Acid), IBA (Idol Butilic Acid), là các chất điều tiết sinh trƣởng thực vật có tác dụng
rộng, thúc đẩy sự phân bào và hình thành rễ nhánh, rễ lá, dùng để tăng nhanh tốc độ
ra rễ giâm hom giống. Nồng độ xử lý tùy thuộc vào phƣơng pháp xử lý, vào đối
tƣợng cây trồng và mùa vụ xử lý.
8
Đối với cành giâm có 3 phƣơng pháp xử lý chính là phƣơng pháp nhúng
nhanh gốc cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ có nồng độ cao từ 1.000 đến
10.000 ppm) trong 3-5 giây rồi cắm vào giá thể, phƣơng pháp ngâm lâu gốc cành
giâm trong dung dịch loãng từ vài chục đến vài trăm ppm trong 12 – 24 giờ và
phƣơng pháp phun lên lá thay cho xử lý cành giâm. Phƣơng pháp xử lý nhanh trong
nồng độ đặc thƣờng cho hiệu quả cao hơn cả với hầu hết các đối tƣợng cành giâm.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến thành công của nhân giống hom là đặc điểm di
truyền của loài, tuổi cây mẹ lấy cành, vị trí cành và tuổi cành, sự tồn tại của lá trên
hom, các chất kích thích ra rễ, điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành, giá thể
giâm hom, thời vụ giâm hom, và các điều kiện ngoại cảnh khác nhƣ ánh sáng, nhiệt
độ, độ ẩm [18].
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu phƣơng pháp giâm hom trên thế giới
Bắt đầu từ năm 1964 Girodano đã giâm hom Bạch đàn E.Camalodulensis
một năm tuổi, đạt tỷ lệ ra rễ 60 . Tới năm 1963, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp là
Franclet đã đƣa ra một danh sách gồm 58 loài Bạch đàn đã thử nghiệm giâm hom và
đã đạt thành công. Bắt đầu từ năm 1984, nhà nghiên cứu ngƣời Đức R.Kleins
Chrmit đã tiến hành nhân giống cây Vân san ở CHLB Đức. Ruden cũng bắt đầu tại
Nauy. Và từ đầu thập kỷ 80 đến nay thì công tác nghiên cứu đã đạt đƣợc nhiều
thành công nhƣ loài cây lá kim, lá rộng. Ở Đông Nam Á những năm gần đây việc
nghiên cứu và sản xuất cây hom đã đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc. Trung tâm giống
cây rừng Asean - Canada (ACLTSC) đã tổ chức thử nghiệm nghiên cứu giống hom
từ những năm 1988 và đã thu đƣợc nhiều kết quả với các loài cây họ đậu. Tại Trung
Quốc đã xây dựng đƣợc một quy trình công nghệ về sản xuất cây con bằng cây mô
hom cho hàng chục loài cây gỗ, cây ăn quả và cây cảnh.
Để hoàn thiện kỹ thuật nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành, các nhà
khoa học đã nghiên cứu và sử dụng chất kích thích sinh trƣởng đến khả năng giâm
cành của cây trồng.
Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra những cây con đáp
ứng đƣợc những yêu cầu thực tiễn đã mở ra hƣớng mới triển vọng trong công tác
tạo giống cây trồng.
9
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu phƣơng pháp giâm hom ở Việt Nam
Việt Nam đã và đang ứng dụng những thành tựu trong nghiên cứu tạo giống
cây trồng bằng giâm hom. Các nhà khoa học đã và đang không ngừng nỗ lực tìm tòi
sáng tạo, tạo ra những quy trình phƣơng pháp riêng cho giâm hom từng loại cây.
Năm 1976, lần đầu tiên Việt Nam đã thử nghiệm nhân giống hom với một số
loài cây nhƣ Bạch đàn, Thông đƣợc tiến hành tại Phù Ninh, Phú Thọ. Năm 1984,
Nguyễn Ngọc Tâm đã giâm hom thành công loài cây Mỡ từ cây non hoặc gốc
trƣởng thành. ng cho biết tỷ lệ ra rễ là 40 ở hom chƣa hóa gỗ ở cây Mỡ khi các
hom này chƣa đƣợc xử lý với thuốc 2.4D nồng độ 50ppm trong 3 giây. Năm 1990,
Nguyễn Hoàng Nghĩa nhân giống cây Sở bằng hom cành xử lý thuốc NAA ở một
công thức thích hợp cho tỷ lệ ra rễ ở hom giâm là 80 [26]. Lê Đình Khả và Đoàn
Thị Bích giâm hom Bạch đàn trắng bằng thuốc xử lý IBA nồng độ 75ppm cho tỷ lệ
ra rễ cao hơn 27.5% so với công thức đối chứng [18].
Từ năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và
Nguyễn Hoàng Nghĩa đã tiến hành giâm hom các loài Bạch đàn (1990 - 1991), cây
Sở (Lạng Sơn, 1990), Keo lá tràm và Keo lai (1995), Bách xanh (1999), Pơ mu
(Lâm Đồng, 1997), Thông đỏ (Ba vì, 1995) [20].
Trung tâm nghiên cứu cây rừng viện khoa học Việt Nam sau một thời gian
nghiên cứu đã thực hiện thành công việc sản xuất cây hom Bạch đàn trắng và Keo
lai. Đối với Pơ mu có độ tuổi từ 2 - 8 tuổi lấy cành của cây trƣởng thành hoặc đã
qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85 - 95% khi xử lý bằng NAA 1.5% với giá thể làm
bằng cát hay trực tiếp trong túi bầu. Đối với cây Bách xanh ở độ tuổi từ 2 - 10 tuổi
lấy cành của cây trƣởng thành hoặc đã qua tạo chồi. Hom ra rễ đạt 85 - 95% khi xử
lý IBA 1 với giá thể bằng cát. Với cây Hồng tùng giâm hom thành công ở giai
đoạn có độ tuổi khác nhau bằng chồi vƣợt của cây trƣởng thành hoặc đã qua tạo
chồi. Hom ra rễ đạt 80 - 85% khi xử lý bằng hóa chất IBA 1.5 trên giá thể bằng
cát.
Hiện nay nhân giống hom đã đƣợc thử nghiệm ở nƣớc ta từ những năm 1960
song với mục đích áp dụng ở quy mô sản xuất trong khoảng 10 năm gần đây, khi
các giống cây có năng xuất cao nhƣ Keo lai, Phi lao 601, 701 và một số cao sản
chọn trong nƣớc và đƣợc nhập từ Trung Quốc đƣợc đƣa vào sản xuất. Ngoài ra kỹ
10
thuật nhân giống vô tính bằng giâm hom cho một số loài cây nhƣ: Luồng và các
giống tre măng đang đƣợc áp dụng trên quy mô sản xuất [26]. Phƣơng pháp nhân
giống vô tính bằng giâm cành hiện nay đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới
cũng nhƣ ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả của phƣơng pháp giâm cành ngƣời ta
đã sử dụng những dòng tốt để nhân giống, đồng thời tác động các biện pháp kỹ
thuật để nâng cao điều kiện vƣờn ƣơm, sử dụng các hóa chất kích thích làm tăng
sức sống cho cây con. [31]
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng đã thấy giá thể 50 đất + 50 cát với
việc xử lý AIA là thích hợp cho giâm cành bạch đàn. Nguyễn Dƣơng Tài (1987)
cũng cho rằng dung hỗn hợp đất dƣới thực bì hoặc đất rừng tầng mặt với việc xử lý
AIA trộn bột tan là thích hợp cho Bạch đàn.
Theo Vũ Quang Sáng, và cộng sự (2007) [32], với cây ổi, xử lý cành giâm
bằng IBA (2000 ppm) bằng phƣơng pháp nhúng nhanh, sau 20 ngày cành giâm bắt
đầu ra rễ. Với hoa Phăng, khi giâm cành trong thời gian chính vụ (tháng 9 đến
tháng 2 âm lịch) thì IAA có hiệu quả rất cao. Ở nồng độ 100ppm, thời gian xử lý 1-
5 giờ chỉ sau 7 - 10 ngày hom bắt đầu xuất hiện rễ với tỷ lệ ra rễ xấp xỉ 100 , 12 -
13 ngày rễ phát triển mạnh và sau 20 ngày có thể đem trồng. Ở thời gian trái vụ (hè,
thu), hiệu quả của IAA kém hơn và ngƣời ta có thể thay bằng α-NAA ở nồng độ
6000 ppm với thời gian xử lý nhanh thì sau 20 ngày cây có thể đủ tiêu chuẩn xuất
vƣờn. Để giâm cành hoa hồng, ngƣời ta có thể sử dụng α-NAA ở nồng độ từ 2000-
4000ppm tu theo giống bằng phƣơng pháp nhúng nhanh.
Ðối với cành cà phê có thể sử dụng 2,4D, α-NAA, IAA, trong đó α-NAA
có hiệu quả hơn. Với cà phê vối, nồng độ 50 ppm với thời gian xử lý 6 giờ cho tỷ lệ
ra rễ đạt 65 sau 5 tháng. Ðối với cà phê chè thì NOA lại có hiệu quả hơn. Ở nồng
độ 200 ppm thì tỷ lệ cành ra rễ đã đạt 100 sau 5 tháng.
Theo Nguyễn Đình Vinh (2002) [45], khi xử lý chất điều hòa sinh trƣởng
cành chè đắng giâm trong vƣờn ƣơm sinh trƣởng tốt. Công thức xử lý IBA 1 qua
3 thời vụ giâm hom khác nhau đều cho tỷ lệ ra rễ và bật mầm tốt.
Với các loại cây thuốc tắm, Ninh Thị Phíp và Nguyễn Tất Cảnh (2009) [43],
cũng tiến hành giâm cành cây Kèng pi đẻng (Luculia pinceana Hook.f), Mà gầy
khăng (Derris sp), Dàng nải (Holboellia grandiflora Bois & Reut) và Tùng dìe
11
(Sambucus javanica Reinw. Ex Blume). Kết quả cho thấy sử dụng cành bánh tẻ có
chiều dài 15cm, giâm trên giá thể cát và trấu hun trong điều kiện ánh sáng tự nhiên
là tốt nhất. Hai tác giả cũng chỉ ra rằng, đối với các loại cây thuốc tắm, thời gian ra
ngôi phù hợp nhất là 30 - 50 ngày sau giâm.
Cũng theo Ninh Thị Phíp (2013) [44], đối với cây đinh lăng lá nhỏ, xử lý α
NAA nồng độ 2000-3000ppm cho cành thân có chiều dài cành giâm 15-20cm trên
nền giá thể là đất + trấu hun giúp cành giâm ra rễ nhiều, cây sinh trƣởng, phát triển
tốt nhất.
Trong nhiều năm qua, Bộ môn Sinh lý thực vật trƣờng Ðại học Nông nghiệp
Hà Nội đã tập trung nghiên cứu cơ sở sinh lý của quá trình tái sinh rễ bất định ở
cành giâm, cành chiết. Trên cơ sở đó đã đƣa vào ứng dụng thành công trong công
tác nhân giống vô tính của nhiều đối tƣợng cây trồng khác nhau (cây công nghiệp,
cây ăn quả, hoa - cây cảnh). Hoá chất sử dụng có hiệu quả cao là IBA và α-NAA.
Với phƣơng pháp xử lý nhanh nồng độ có hiệu quả cho đại đa số đối tƣợng cây
trồng là 4000 - 6000 ppm. Chế phẩm giâm, chiết cành của bộ môn Sinh lý thực vật
cũng đã đƣợc ứng dụng rộng rãi và rất có hiệu quả ở ngoài thực tế sản xuất.
Nhìn chung phƣơng pháp giâm hom này ra đời đã đem lại nhiều thành tựu
cho công tác tạo giống cây trồng vì mang lại nhiều ƣu điểm khắc phục cho các
phƣơng pháp nhân giống truyền thống khác.
Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp giâm hom
- Ƣu điểm
+ Giữ nguyên đƣợc đặc tính di truyền của cây mẹ, cây mới đƣợc tạo ra
không bị phân ly, biến dị. Vì vậy tạo ra khả năng sản xuất nguyên liệu có tiêu chuẩn
ổn định cho công nghiệp.
+ Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.
+ Thời gian nhân giống nhanh.
+ Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.
+ Vƣờn cây con và cây sản xuất đồng đều, rất thuận lợi cho chăm sóc, thu
hái, chế biến.
- Nhƣợc điểm
12
+ Đối với những giống khó ra rễ, phƣơng pháp này đòi hỏi phải có những
trang thiết bị cần thiết để có thể bảo đảm đƣợc điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh
sáng trong nhà giâm.
+ Bộ rễ nông hơn so với cây sinh sản hữu tính nên dễ bị đổ, kém chịu hạn.
+ Các bệnh trên cây mẹ, nhất là bệnh do virus có thể lây sang cây con qua
các thế hệ vì vậy việc lựa chọn cây mẹ sạch bệnh là vấn đề cần đƣợc quan tâm.
+ Cây nhanh cỗi, chu k khai thác ngắn.
1.1.2. Cơ sở khoa học của phƣơng pháp gieo hạt
Là quá trình sử dụng hạt giống để sản xuất ra cây giống. Đây là kiểu sinh sản
mang lại cho thực vật sự phong phú về gen. Nhân giống bằng hạt là phƣơng pháp
nhân giống đem lại hiệu quả cao và là phƣơng pháp nhân giống truyền thống phổ
biến cả trong và ngoài nƣớc trong suốt thời gian qua.
Quá trình nảy mầm của hạt giống chia ra làm 3 giai đoạn gối nhau:
Giai đoạn vật lý: Hạt hút nƣớc và trƣơng lên làm cho vỏ hạt nứt ra, dấu hiệu
đầu tiên của nảy mầm (tất cả các hạt lép, hạt chết đều hút nƣớc).
Giai đoạn sinh hóa: Dƣới tác dụng của nhiệt và ẩm hoạt tính men, hô hấp và
đồng hóa tăng lên, các chất dự trữ đƣợc sử dụng và chuyển đến vùng sinh trƣởng.
Giai đoạn sinh lý: Sự phân chia và lớn lên của các tế bào làm cho rễ mầm và
chồi mầm đâm ra ngoài hạt thành cây mầm. (Mai Quang Trƣờng và Lƣơng Thị
Anh, 2007) [36].
Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống bằng hạt.
- Ƣu điểm
+ Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
+ Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp.
+ Hệ số nhân giống cao, dễ bảo quản và vận chuyển.
+ Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thƣờng cao.
+ Cây trồng bằng hạt thƣờng có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại
cảnh.
13
- Nhƣợc điểm
+ Cây giống trồng từ hạt thƣờng khó giữ đƣợc những đặc tính của cây mẹ.
+ Cây giống trồng từ hạt thƣờng ra hoa kết quả muộn.
+ Cây giống trồng từ hạt thƣờng có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc
chăm sóc cũng nhƣ thu hái sản phẩm.
Qua quá trình theo dõi tại vƣờn giống gốc của Trung tâm ứng dụng tiến bộ
Khoa học và công nghệ từ năm 2015 cho thấy, việc thu hoạch hạt xích đồng nam
khó thực hiện vì số lƣợng hạt/cây ít ngoài ra hạt Xích đồng nam sau bảo quản khó
nảy mầm vì vậy việc áp dụng kỹ thuật gieo hạt trong nhân giống xích đồng nam
không hiệu quả. Xích đồng nam là cây sinh trƣởng nhanh, dễ khai thác cành hom.
Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cho cây Xích đồng nam là có tính thực
tiễn, giúp chủ động nguồn giống, phát triển vùng dƣợc liệu, cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất thuốc tại Hà Tĩnh.
1.2. Tình hình khai thác và bảo tồn nguồn gen cây dƣợc liệu tại Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm quanh
năm, là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loài động thực vật
trong giới tự nhiên. Gắn với sự phát triển lịch sử của loài ngƣời, nhân dân Việt Nam
có nền y học cổ truyền lâu đời, việc sử dụng cây con trong tự nhiên làm thuốc đã
góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe cũng nhƣ phòng chống bệnh tật
một cách có hiệu quả. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, diện tích núi và cao nguyên chiếm
3/4 lãnh thổ, với bờ biển dài chạy dọc suốt chiều dài đất nƣớc. Cùng nguồn động,
thực vật vô cùng phong phú nhƣng giờ đây đã và đang ngày càng bị thu hẹp về số
lƣợng, chủng loại, diện tích phân bố, rất nhiều loài động, thực vật quý làm thuốc
cũng đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng. Việc lƣu giữ, bảo tồn nguồn động thực
vật cũng nhƣ những cây con làm thuốc ở Việt Nam càng trở nên cấp bách và có ý
nghĩa thực tiễn.[45]
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cho đến nay có trên 80 dân số thế giới
sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh từ cây dƣợc liệu. Bƣớc sang thế kỷ 21, con
ngƣời càng hiểu rõ hơn về giá trị của sức khỏe và càng quan tâm tới sức khỏe nhiều
hơn. Chính nguồn tài nguyên cây thuốc sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu để nghiên