Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường không khí của khu công nghiệp thụy vân, tp việt trì đối với khu di tích lịch sử đền hùng. đề xuất giải pháp giảm thiểu và hướng quản lý

  • 82 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------
PHẠM THỊ THU HIỀN
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP THỤY VÂN, TP VIỆT TRÌ ĐỐI VỚI KHU DI
TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU VÀ HƯỚNG QUẢN LÝ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐỨC QUẢNG
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này do tôi tự lập nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Đức Quảng.
Để hoàn thành luận văn này, tôi chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong
mục Tài liệu tham khảo, ngoài ra tôi không sử dụng bất kì tài liệu nào mà không
được liệt kê.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và mọi hình thức
kỷ luật theo quy định.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Thu Hiền
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo, các bộ
môn, phòng, khoa của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Viện đào tạo Sau
đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã trang bị những kiến thức thiết
thực và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
học.
Để hoàn thành Luận văn này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo TS. Nguyễn Đức Quảng người trực tiếp hướng dẫn và luôn tận tình
giúp đỡ em trong suốt quá trình làm Luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung tâm Quan trắc và Bảo
vệ Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi
để tôi có được những thông tin, tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành Luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, những người bạn, đã giúp đỡ động viên và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Tác giả
Phạm Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................6
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .....................................................................................12
1.1.. Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng........................................................12
1.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................12
1.1.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường .................................................................16
1.2 Tổng quan về khu công nghiệp Thụy Vân ......................................................19
1.2.1. Lịch sử hình thành và hoạt động phát triển ............................................19
1.2.2. Hiện trạng quản lý môi trường không khí ..............................................25
1.2.2.1. Nguồn phát sinh .................................................................................25
1.2.2.2. Hiện trạng môi trường tại các đối tượng nghiên cứu trong KCN Thụy
Vân ..................................................................................................................25
1.2.2.3. Các biện pháp quản lý môi trường hiện nay tại KCN Thụy Vân ......28
CHƯƠNG II. MÔ HÌNH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ ÁP DỤNG CHO KHU
CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN .................................................................................32
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................32
2.2. Chuẩn bị bộ số liệu đầu vào của mô hình .......................................................32
2.3. Mô hình lan truyền chất ô nhiễm ....................................................................37
2.3.1. Phân tích cơ sở lựa chọn mô hình tính toán lan truyền và khuếch tán
chất ô nhiễm không khí .....................................................................................37
1
2.3.2. Cơ sở lý thuyết của phần mềm ISC -ST3 ...............................................39
2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam ..........................39
2.3.2.2. Cơ sở thiết lập công thức Gauss [9] ...................................................42
2.3.2.3. Cơ sở lý thuyết đầu vào và đầu ra của mô hình ISC ST3 (ISC
BREEZE) ........................................................................................................47
2.3.2.4. Phần mềm Mapinfo Professional .......................................................49
3.1. Cơ sở dữ liệu các thông số đầu vào của mô hình ISCST3 .............................51
3.1.1. Số liệu khí tượng quan trắc theo giờ .......................................................51
3.1.2. Số liệu về nguồn thải ...............................................................................52
3.1.3. Các bước áp dụng mô hình Breeze ISCST3 ...........................................60
3.1.4. Các bước thực hiện ..................................................................................60
3.2. Kết quả tính toán của mô hình theo nội dung của đề tài ................................61
3.3. Đánh giá kết quả chạy mô hình ......................................................................69
3.4. Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi truờng KCN Thụy Vân ......................70
3.4.1. Các giải pháp kỹ thuật chi tiết .................................................................70
3.4.2. Các giải pháp quản lý, kiểm soát ............................................................71
3.4.3. Các giải pháp kinh tế ...............................................................................73
3.4.4. Các giải pháp xã hội ................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................76
1. Kết luận ..............................................................................................................76
2. Hạn chế của Đề tài .............................................................................................77
3. Kiến nghị ...........................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................79
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN : Khu công nghiệp
BQLKCN : Ban quản lý Khu công nghiệp
BQLCKCN Ban quản lý các Khu công nghiệp
ISCST (Industrial Source Complex Short : Mô hình cho nguồn thải công
Term 3) nghiệp thời đoạn ngắn
ISCLT (Industrial Source Complex Short – : Mô hình cho nguồn thải công
term) nghiệp thời đoạn dài
GPS(Global Positioning System) : Hệ thống định vị toàn cầu
GIS(Geographic Information System) : Hệthống thông tin địa lý
N (North) : Hướng Bắc
NCDC (National Climatic Data Center) : Trung tâm dữ liệu khí tượng
quốc gia
S (South) : Hướng Nam
E (East) : Hướng Đông
WHO : Tổ chức y tế thếgiới
DTLS : Di tích lịch sử
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
UNESCO (United Nations Educational : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Scientific and Cultural Organization) Văn hoá của Liên Hợp Quốc
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình qua các năm.............................................................15
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình tháng qua các năm .......................................................15
Bảng 1.3: Lượng mưa hàng tháng qua các năm........................................................15
Bảng 1.4. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí tại khu vực khu di
tích lịch sử Đền Hùng (năm 2012) [4] ......................................................................17
Bảng 1.5. Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Thụy Vân ................................20
Bảng 1.6. Ngành nghề hoạt động trong KCN Thụy Vân ..........................................24
Bảng 1.7. Tổng hợp kết quả quan trắc phân tích 6 tháng cuối năm 2012 về bụi và
khí thải lò hơi tại các doanh nghiệp là đối tượng đưa vào nghiên cứu [3] ...............26
Bảng 1.8. Một số biện pháp khống chế ô nhiễm Bụi của một số Doanh nghiệp hoạt
động trong KCN Thụy Vân. ......................................................................................28
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình sử dụng nhiên liệu của các doanh nghiệp trong KCN
Thụy Vân [3] .............................................................................................................33
Bảng 2.2. Hệ số phát thải đối với các loại nhiên liệu theo WHO [5] .......................36
Bảng 3.1. Tổng hợp nguồn nhiên liệu của các doanh nghiệp trong KCN Thụy Vân
...................................................................................................................................53
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp hiện trạng tải lượng ô nhiễm đầu vào tại các doanh
nghiệp có phát thải khí thải .......................................................................................56
trong KCN Thụy Vân ................................................................................................56
Bảng 3.3. Các giá trị thông số đầu vào đạt 40% của nhà máy xi măng Hữu Nghị...66
Bảng 3.4. So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3, số liệu quan trắc và
QCVN:05/2009/BTNMT ..........................................................................................68
4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mặt bằng vị trí cơ sở sản xuất của các công ty trong khu công nghiệp
Thụy Vân ..................................................................................................................20
Hình 2.1. Ảnh 3-D của mô hình ISC mô phỏng địa hình trong thực tế [5] ............40
Hình 2.2. Sự phát tán khí thải từ một nguồn điểm .................................................47
Hình 3.1. Hoa gió năm 2012 ....................................................................................51
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí KCN Thụy Vân và Khu DTLS Đền Hùng. ..........................61
Hình 3.3. Sự phân bố nồng độ TSP của KCN Thụy Vân .......................................62
Hình 3.4. Sự phân bố nồng độ SO 2 của KCN Thụy Vân .......................................62
Hình 3.5. Sự phân bố nồng độ NO x của KCN Thụy Vân ......................................63
Hình 3.6. Sự phân bố nồng độ CO của KCN Thụy Vân ........................................63
Hình 3.7. Sự phân bố nồng độ SO 2 của công ty CPXM Hữu Nghị .......................64
Hình 3.8. Sự phân bố nồng độ NO x của công ty CPXM Hữu Nghị ......................65
Hình 3.9. Sự phân bố nồng độ SO 2 đã xử lý 40% ..................................................66
Hình 3.10. Sự phân bố nồng độ NO x ( đã xử lý 40%) ...........................................67
5
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Phú Thọ là tỉnh có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn
là sông Hồng, sông Lô và sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà
Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường Quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối
quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước
ASEAN. Những năm gần đây, với chủ trương thúc đẩy phát triển nông, lâm
nghiệp, công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp đã trở thành bốn trọng điểm đầu tư của
tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, Phú Thọ cũng chú trọng tới việc quy hoạch để xây dựng
nhiều khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp cả trong nước và
nước ngoài vào đầu tư trong đó có Khu công nghiệp Thụy Vân, khu công nghiệp
này đi vào hoạt động sẽ đem lại cho nền công nghiệp của tỉnh Phú Thọ một diện
mạo mới, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Với quan điểm“Phát triển du lịch Phú Thọ phù hợp với chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc
Bộ, quy hoạch mở rộng vùng Thủ đô, vàquy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
cùngquy hoạch các ngành kinh tế khác của tỉnh. Phát triển du lịch Phú Thọ đồng
bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; tạo môi
trường an toàn, lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch”.
Bên cạnh các mục tiêu đề ra về chính sách, kinh tế tuy nhiênvấn đề môi trường tại
khu DTLS Đền Hùng chưa được thực sự quan tâm đúng nghĩa, môi trường không
khí tại đây vẫn chưa được Ban quản lý khu DTLS Đền Hùng quan tâm và kiểm
soát đúng mức. Mặt khác do vị trí địa lý của khu DTLS Đền Hùng là ở phía Tây
và Tây Bắc khu CN Thụy Vân và cách KCN Thuỵ Vân 2km do đó khả năng chịu
tác động bởi KCN này là rất lớn bởi mức độ ô nhiễm tại KCN Thụy Vân vẫn đang
có chiều hướng tăng cao.
6
Môi trường không khí tại KCN đang bị ô nhiễm chủ yếu là do những biện
pháp xử lý khí thải còn khá đơn giản, nhiều doanh nghiệpkhông đầu tư hệ thống
xử lý khí thải hoặc cố tình xả thải ra môi trường mà không qua xử lý. Mặt khác
KCN Thụy Vân chưa có hệ thống quan trắc tự động và chưa thống nhất được cách
tính ô nhiễm từ nhiên liệu, loại hình công nghệ, trình độ công nghệ. Công tác quản
lý, thanh tra, kiểm tra và vi phạm môi trường mới chỉ tập trung chủ yếu xử lý vào
loại hình nước thải, chất thải rắn của doanh nghiệp, còn khí thải thì vẫn chưa được
quan tâm đúng mức, mức xử phạt đối với những hành vi xả thải khí thải vượt quá
tiêu chuẩn cho phép ra ngoài môi trường vẫn thấp, cũng chưa có doanh nghiệp nào
bị dừng hoạt động vì hành vi vi phạm xả thải khí thải ô nhiễm ra ngoài môi trường
do đó doanh nghiệp vẫn còn coi nhẹ vấn đề xử lý khí thải.
Để xác định KCN Thụy Vân có là một trong những nguồn có khả năng gây
ô nhiễm đến môi trường không khí của khu di tích lịch sử Đền Hùng hay không,
đề tài “Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường không khí của
Khu Công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì đối với Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Đề xuất giải pháp giảm thiểu và hướng quản lý” sẽ trả lời cho câu hỏi nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường, hiện trạng ô nhiễm môi
trường tại Khu CN Thụy Vân.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và hiện trạng môi trường
tại khu DTLS Đền Hùng.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại KCN Thụy Vân.
3. Nội dung của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng KCN Thụy Vân với các nguồn khói thải hiện hữu
thông qua điều tra,khảo sát và thống kê số liệu.
- Sử dụng mô hình ISC BREEZE: Lựa chọn ra nguồn khói thải có các chỉ
tiêu TSP, SO 2 , NOx và CO cao nhất trong các nguồn khói thải hiện hữu có
khoảng cách gần nhất đối với Khu DTLS Đền Hùng.. Giả định có ô nhiễm xảy ra
7
đối với khu DTLS Đền Hùng, xem xét và lựa chọn chỉ tiêu có nồng độ ô nhiễm
cao nhất tại các điểm thể hiện trên mô hình ISC BREEZE. Đề xuất ra biện pháp
khắc phục, giảm thiểu. Áp dụng mô hình ISC BREEZE.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu, hướng quản lý và kiểm soát
chất lượng môi trường không khí của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và KCN Thụy
Vân, tập trung vào các nguồn thải lớn đã xác định.
- Ứng dụng phần mềm MapInfo Professional và MicroStation vào trong
công tác xây dựng bản đồ ô nhiễm không khí và phạm vi ảnh hưởng của KCN tới
vùng nghiên cứu là khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu và hướng quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các công ty có sử dụng lò hơi, lò nung, lò sấy phát sinh khí thải SO 2 ,
NO x , CO và Bụi (TSP) trong KCN Thụy Vân.
+ Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Chỉ tiêu đánh giá: Bụi (TSP), CO, SO 2 , NOx,…Đây là các chỉ tiêu đặc
trưng dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn khói thải. Sau khi sử dụng mô
hình dự báo nồng độ ô nhiễm tại khu vực nghiên cứu, tiếp tục lựa chọn chỉ tiêu có
khả năng gây ô nhiễm cao để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một nguồn đại diện
đối với khu DTLS Đền Hùng.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu công nghiệp Thụy Vân và khu di tích lịch sử
Đền Hùng.
Các kết quả đạt được:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng. Thu thập các số liệu khí tượng tại khu
vực tỉnh Phú Thọ và chuẩn bị dữ liệu khí tượng đầu vào cho mô hình ISCST3.
- Tổng hợp dữ liệu phát thải các chất ô nhiễm không khí của các Nhà máy
trong KCN Thụy Vân.
8
- Áp dụng mô hình ISC BREEZE đánh giá mức độ ô nhiễm do bụi (TSP),
SO 2 , NO x , CO củacác nhà máy có nguồn khí thải ra môi trường có trong KCN
Thụy Vân.
- Đánh giá mức độ lan truyền khí thải của các nguồn thải trong KCN Thụy
Vân đến khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Bản đồ số các điểm xả thải không khí trong khu vực KCN Thụy Vân và
phạm vi ảnh hưởng của KCN tới khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Nghiên cứu các biện pháp giảm tải lượng ô nhiễm và đề xuất các giải
pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng không khí trong KCN Thụy Vân và khu di
tích lịch sử Đền Hùng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này sẽ kế thừa các thông
tin đã có từ các tài liệu, kết quả điều tra hoặc các nghiên cứu liên quan trước đây
để phân tích và tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ luận văn.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương pháp này giúp trình bày,
xử lý những số liệu sau khi đã thu thập để khai thác có hiệu quả những số liệu
thực tế đó, rút ra nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với những vấn dề cần
nghiên cứu, khảo sát.
- Phương pháp xây dựng bản đồ bằng GIS : Hiện tại có rất nhiều phần
mềm GIS có thể được sử dụng để xây dựng bản đồ chất lượng môi trường không
khí. Tuy nhiên, do tính phổ dụng, tiện lợi, quản lý số liệu dễ dàng chặt chẽ cùng
khả năng phân tích mạnh mẽ, tác giả lựa chọn phần mềm Mapinfo Professional
10.5.
Phần mềm Mapinfo Professional 10.5 dùng cho quá trình tạo bản đồ giai
đoạn đầu cho việc thành lập bản đồ chất lượng môi trường, dẫn đến việc tạo lập
CSDL môi trường được quản lý trong GIS.
- Phương pháp mô hình hóa:
Đây là phương pháp quan trọng và có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình
thực hiện đề tài này. Trên thế giới, việc sử dụng mô hình toán để giải bài toán
9
khuếch tán chất ô nhiễm được bắt đầu từ năm 1859 do Angus Smith dùng để tính
sự phân bố nồng độ khí CO2 ở thành phố Manchester theo phương pháp toán học
của Gauss, được phát triển từ năm 1968 lại đây. Tổ chức khí tượng thế giới
(WMO) và chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) đã phân loại mô
hình theo 3 hướng sau đây:
+ Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết toán học Gauss.
Các nhà toán học có công với mô hình này là Taylor (1915), Sutton (1925-1953),
Turner (1961-1964), Pasquill (1962-1971), Seifield (1975) và gần đây được các
nhà khoa học môi trường của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản,
Trung Quốc,... ứng dụng và hoàn thiện mô hình theo điều kiện của mỗi nước.
+ Mô hình thống kê thủy động. Hoặc lý thuyết nửa thứ nguyên (còn gọi là
mô hình K). Mô hình này được GS.TSKH Berliand (Nga) hoàn thiện và áp dụng ở
Liên Xô. Ở Việt Nam, một số nhà khoa học cũng đã và đang áp dụng cho một số
các công trình, dự án.
+ Mô hình số trị: giải các phương trình vi phân bằng phương pháp số. Việc
triển khai mô hình này tại Việt Nam đòi hỏi nhiều thời gian vì số liệu cho mô hình
còn thiếu và phương tiện tính toán chưa đủ mạnh.
Ở Việt Nam, hướng nghiên cứu ứng dụng mô hình hóa môi trường không
khí bằng công cụ toán – vật lý và GIS đang được phát triển mạnh trong những
năm gần đây. Mặc dù trước đó từ những thập niên của cuối thế kỷ 20 đã có một số
công trình, đề tài riêng lẻ đề cập đến hướng nghiên cứu ứng dụng mô hình toán
học trong việc đánh giá quá trình lan truyền chất ô nhiễm không khí thải ra từ các
nguồn điểm (các ống khói nhà máy) và các nguồn đường giao thông, tuy nhiên
kết quả ứng dụng vào giải quyết các bài toán thực tế còn hạn chế. Trong khuôn
khổ Luận văn này, tác giả đã chọn Sử dụng mô hình ISC-ST3 (Breeze ISCST3 )
để tiến hành nghiên cứu và ứng dụng nhằm tính toán phát thải từ nguồn điểm cao
do hoạt động của các nhà máy nằm trong KCN Thụy Vân.
- Phương pháp quan trắc, đo đạc ngoài hiện trường:
Phương pháp này nhằm xác định các thông số đo đạc chất lượng môi
10
trường không khí tại khu vực DTLS Đền Hùng. Kết quả đo đạc này sẽ được so
sánh với kết quả tính toán bằng mô hình nhằm phục vụ quá trình kiểm chứng độ
chính xác của mô hình đã nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá và dự báo : Dựa trên kết quả
thu được từ mô hình. Dùng để so sánh, phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm
không khí tại khu công nghiệp Thụy Vân trên cơ sở so sánh với Quy chuẩn Nhà
nước hiện hành: Phạm vi ảnh hưởng của nó tới khu di tích lịch sử Đền Hùng thế
nào? Hiện nay, để đánh giá về môi trường không khí của KCN và khu vực xung
quanh là có đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 05:2009/BTNMT: Tiêu chuẩn chất
lượng không khí xung quanh).
5. Giới hạn của Luận văn
- Về địa lý: Đề tài giới hạn phạm vi xem xét tại KCN Thụy Vân và phạm
vi ảnh hưởng là khu DTLS Đền Hùng.
- Về môi trường: Chỉ xem xét môi trường không khí chịu tác động trực
tiếp bởi các nguồn thải điển hình trong KCN Thụy Vân. Và chỉ xem xét thông số
lựa chọn.
11
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1.. Giới thiệu khu di tích lịch sử Đền Hùng
1.1.1. Giới thiệu chung
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên
của dân tộc Việt Nam.
Đền Hùng là đền thờ Tổ của cả nước và cộng đồng người Việt Nam; nơi
phát tích của dân tộc Việt Nam. Hàng năm có hàng triệu lượt người Việt Nam và
du khách quốc tế đến thăm viếng và dự lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đền Hùng gắn liền với thành phố Việt Trì, trung tâm kinh tế, chính trị, văn
hóa của tỉnh Phú Thọ và của vùng Tây Bắc. Thành phố lễ hội trong tương lai.
- Đền Hùng nằm trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội, gắn liền với tam
giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nhờ hệ thống giao thông thủy
- bộ, đường sắt, hàng không thuận lợi:
* Vị trí địa lý:
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong vùng đất thấp phía Tây Bắc thành
phố Việt Trì. Tổng diện tích tự nhiên trên 1.000ha (theo quyết định 48/2004/QĐ-
TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc phần đất trong
địa giới hành chính của 7 xã: Hy Cương, Chu Hóa, Tiên Kiên, Thanh Đình; Kim
Đức và xã Vân Phú - thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xác định trong tọa độ địa lý: từ 21o24ph
08 giây đến 21o28ph 76 giây, từ từ 104o77ph 15 giây đến 104o81ph 68 kinh độ
đông, được chia thành 2 vùng: Vùng trung tâm và vùng điều chỉnh xây dựng Rừng
quốc gia Đền Hùng được bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 538ha, chủ yếu thuộc
2 xã Hy Cương, và . Vùng đệm có diện tích hơn 500ha gồm 7 xã nói trên.
* Đặc điểm địa chất, địa hình:
12
Khu vực Đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốn nếu
với 3 kiểu: địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa cổ
và bậc thềm thung lũng tích lũy.
Tương ứng là các kiểu địa hình đồi gò (đá mẹ là chủ yếu), sau đó đến gò
đồi trung bình và thung lũng bồi tích. Đây chính là tiểu vùng đồi xen ruộng nước.
Do cấu tạo địa mạo như trên nên địa thế ở khu vực này đại bộ phận là sườn
dốc thoải. Vì vậy sinh ra các kiểu mẫu chất sườn tiến, phù sa cổ và phù sa mới.
Hầu hết các gò đồi khu vực Đền Hùng đều thấp (chiếm 70 - 80 diện tích),
trừ núi Nghĩa Lĩnh (cao 175m) và núi Vặn (cao 171m). Độ cao giảm dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam.
* Các loại động, thực vật trong khu vực khu di tích lịch sử Đền Hùng:
- Động vật:
Kết quả điều tra thành phần loài côn trùng của khu vực Đền Hùng có: 175
loài thuộc 26 họ, 132 giống.
Thành phần động vật có xương sống bao gồm các lớp: chim, thú, bò sát và
lưỡng cư. Tổng số có 59 loài chim, 13 loài thú, 14 loài bò sát và 9 loài lưỡng cư
thuộc 81 giống đã được phát hiện trong quá trình điều tra.
Có 7 loài quý hiếm ghi trong sách đỏ thuộc 3 lớp: lớp chim gồm 2 loài là
bói cá lớn và ác là; lớp thú gồm 1 loài là tê tê; lớp bò sát gồm 4 loài là tắc kè, rắn
ráo, rắn hổ mang và rắn cạp nong.
- Thực vật:
Thực vật trong khu di tích lịch sử Đền Hùng được phân bố trong các hệ
sinh thái như: Hệ sinh thái (HST) rừng, HST ao hồ, HST làng xóm, HST đồng
ruộng... nhưng hệ sinh thái rừng giữ vai trò chủ đạo.
+ Đa dạng về thành phần loài cây: Kết quả điều tra trên tuyến và ô tiêu
chuẩn điển hình (tháng 7,8-1998) đã phát hiện giám định và lập danh sách cho 458
loài thực vật, thuộc 131 họ, 328 chi, 5 ngành thực vật.
13
+ Đa dạng về các họ thực vật: Trong khu bảo tồn rừng quốc gia Đền Hùng
có 131 họ thực vật, phân bố những họ có số loài lớn hơn 2 là 44 họ, trong đó 22
họ có số loài n>/3 lần số loài trung bình của mỗi họ.
Thực vật Đền Hùng có nhiều công dụng: những loài cây giữ vai trò chủ đạo
trong rừng có giá trị về gỗ như: lim, đinh, ràng ràng, chò nâu, sồi, phảng, sấu...
Các loài cây khác còn có tác dụng làm cảnh, làm thuốc, làm thực phẩm, làm
nguyên liệu, cho quả, cho củ, cho sợi, cho nhựa và dầu béo...
+ Thực vật quý hiếm: Trong phạm vi toàn quốc hiện có 337 loài thực vật
bậc cao được nhà nước xếp hạng vào sách đỏ nhằm khuyến cáo rộng rãi để mọi
người cùng có trách nhiệm quản lý bảo vệ và sử dụng một cách nghiêm ngặt. Qua
kết quả điều tra cho thấy thực vật quý hiếm trong rừng Đền Hùng gồm 2 loài
thuộc ngành dương xỉ, 1 loài ngành hạt trần, 8 loài ngành hạt kín. Một số loài
nguồn gốc tại chỗ: trầm hương, vù hương, lông Culy, đinh, hoàn nàn, bách bộ, thổ
phục linh, sữa... còn một số loài do con người đem đến trồng như: kim giao, lát
hoa.
Số lượng cá thể trong các loài thực vật quý hiếm rất khác nhau. Các loài tử
chanh, vù hương, lát hoa, lông Culy là những loài khá phổ biến và phân bố tương
đối rộng, đều trong khu vực. Các loài bách bộ, thổ phục linh, hoàn nàn phân bố
tuy không nhiều nhưng còn gặp rải rác trên sườn núi.
Các loài kim giao, trầm hương có gặp nhưng rất ít cây lớn (D>6cm), phân
bố rải rác.
* Điều hiện khí tượng khu vực [1]
Khí hậu khu vực mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng châu thổ
sông Hồng: Nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Khí hậu
trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường
kéo dài từ tháng 5 - 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa
cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào với cường độ lớn, kèm theo gió bão kéo
dài từ 3-5 ngày gây ngập úng nhiều vùng trũng trong khu vực. Mùa khô kéo dài từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa rất ít, có nhiều khu vực bị khô hạn.
14
- Nhiệt độ:
Các thông số nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực được lấy theo đài
khí tượng Việt Trì như sau:
+ Nhiệt độ trung bình năm:
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình qua các năm
Đơn vị tính: 0C
Năm 2009 2010 2011 2012
Nhiệt độ trung bình (0C) 22,7 24,5 23,0 23,9
+ Nhiệt độ trung bình cao nhất là 24,50C là năm 2010:
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm bình quân năm được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Độ ẩm trung bình tháng qua các năm
Đơn vị tính: %
Năm 2009 2010 2011 2012
Trung bình 80 81 82 80
- Lượng mưa:
Bảng 1.3: Lượng mưa hàng tháng qua các năm
Đơn vị tính :mm
Năm
2009 2010 2011 2012
Tháng
Lượng mưa cả năm 1.643,0 1.474,1 1.716,4 1.760,6
Trung bình tháng 1 40,3 42,9 23,2 66,1
Trung bình tháng 2 36,0 9,0 15,6 20,7
Trung bình tháng 3 32,4 76,4 120,5 15,6
Trung bình tháng 4 90,1 53,7 65,2 74,5
Trung bình tháng 5 158,7 153,4 210,2 326,7
Trung bình tháng 6 107,2 84,6 260,2 66,6
Trung bình tháng 7 348,8 379,8 285,4 323,4
15
Trung bình tháng 8 149,3 433,7 329,2 587,3
Trung bình tháng 9 222,0 145,7 234,4 144,7
Trung bình tháng 10 234,4 59,8 96,9 25,4
Trung bình tháng 11 211,1 10,8 11,8 68,3
Trung bình tháng 12 12,7 25,1 63,8 41,3
- Gió:
+ Hướng gió: Do ảnh hưởng của gió mùa và tác động của địa hình nên
hướng gió chủ yếu ở khu vực cũng diễn biến theo mùa cụ thể như sau:
Tháng 10 đến tháng 11 tần suất hướng gió Tây Bắc nhiều hơn hẳn các
hướng khác. Tháng 12 đến tháng 01 năm sau hướng gió lệch về phía Nam chiếm
ưu thế, sang tháng 3 hướng gió thịnh hành lại là gió Đông Nam.
+ Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình thay đổi qua các tháng, trung bình từ
1,5 – 3 m/s. Trong mùa lạnh tốc độ gió trung bình các tháng đầu mùa nhỏ hơn các
tháng cuối mùa. Thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa đông sang mùa hè và những tháng
đầu hè tốc độ gió trung bình lớn hơn các tháng cuối hè.
Khu vực thực hiện dự án trong 10 năm trở lại đây không bị ảnh hưởng bởi
các thiên tai: lũ lụt, hạn hán, bão, lốc….và hiện tượng biến đổi khí hậu.
1.1.2. Hiện trạng bảo vệ môi trường
Hiện nay việc kiểm soát chất thải rắn, nước thải tại khu DTLS Đền Hùng là
tương đối tốt. Trong khu đã có các nhà vệ sinh công cộng, có thùng thu gom chất
thải rắn sinh hoạt và ban quản lý khu DTLS đã thành lập đội vệ sinh môi trường
để thường xuyên thu gom chất thải rắn sinh hoạt và dọn dẹp các nhà vệ sinh công
cộng. Tuy nhiên bên cạnh việc kiểm soát chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh
hoạt thì việc kiểm soát môi trường không khí tại khu vực khu DTLS Đền Hùng
vẫn chưa được quan tâm, tại đây chưa có hệ thống quan trắc môi trường không khí
tự động. Việc theo dõi diễn biến môi trường hàng năm cứ 3 tháng/lần tại đây được
Trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường Phú Thọ lấy mẫu và phân tích. Kết quả
quan trắc được thể hiện tại bảng dưới đây.
16
Bảng 1.4. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường không khí tại khu vực
khu di tích lịch sử Đền Hùng (năm 2012) [4]
Vị trí lấy mẫu: Tại khu vực Đền Hạ
Tọa độ TSP CO SO 2 NO x
STT Thời gian
X Y (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)
1 Tháng 1 00559210 02363787 157 229 308 179
2 Tháng 4 00559210 02363787 165 118 302 165
3 Tháng 8 00559210 02363787 148 106 286 162
4 Tháng 11 00559210 02363787 184 125 318 186
QCVN 05: 2009/BTNMT 300 30.000 350 200
Vị trí lấy mẫu: Tại khu vực nhìn xuống sân lễ hội (cổng lên Đền Hùng)
Tọa độ TSP CO SO 2 NO x
STT Thời gian
X Y (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)
1 Tháng 1 559793 2363627 165 219 203 129
2 Tháng 4 559793 2363627 153 238 282 115
3 Tháng 8 559793 2363627 128 248 269 142
4 Tháng 11 559793 2363627 126 189 328 189
QCVN 05: 2009/BTNMT 300 30.000 350 200
Vị trí lấy mẫu: Tại khu vực Hồ
Thời Tọa độ TSP CO SO 2 NO x
STT
gian X Y (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3) (µg/m3)
1 Tháng 1 559497 2363498 146 219 283 119
17