Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của tinh dầu loài vương tùng (murraya glabra (guillaumin) swingle) thu hái ở sơn la

  • 50 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
--------
ĐỖ MINH HIẾU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA TINH DẦU LOÀI VƯƠNG TÙNG
(MURRAYA GLABRA (GUILLAUMIN) SWINGLE)
THU HÁI Ở SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
--------
Người thực hiện: Đỗ Minh Hiếu
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA TINH DẦU LOÀI VƯƠNG TÙNG (MURRAYA
GLABRA (GUILLAUMIN) SWINGLE) THU HÁI Ở SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(NGÀNH DƯỢC HỌC)
Khóa : QH2015.Y
Người hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Thanh Huyền
PGS. TS. Đinh Đoàn Long
Hà Nội – 2020
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã may mắn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
quý báu cả về vật chất, tinh thần của thầy cô, bạn bè. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự
kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Đoàn Long - Phó Chủ nhiệm
Khoa Y dược (Đại học Quốc gia Hà Nội), PGS.TS. Phạm Thanh Huyền - Trưởng
Khoa Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu), những người thầy cô đã trực tiếp hướng
dẫn tôi, chỉ dạy tận tình trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Ngọc, ThS. Nguyễn Quỳnh Nga và
các cán bộ Khoa Tài nguyên dược liệu (Viện Dược liệu) đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong
quá trình làm khóa luận. Trong quá trình học tập và làm việc tại đây, tôi đã học tập
và tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và được truyền cảm hứng về tình yêu,
niềm say mê và nhiệt huyết với công tác nghiên cứu về cây thuốc.Tôi xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Y Dược học cơ sở đặc biệt là ThS. Phạm Thị Hồng
Nhung đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia đình,
người thân và bạn bè, những người đã luôn ở bên cổ vũ, động viên và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài khóa luận này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2020
Tác giả
Đỗ Minh Hiếu
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
GC-MS Gaschromatography – mass spectrometry (sắc ký khí kết
hợp khối phổ)
M. glabra Loài Vương Tùng (Murraya glabra)
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1: Chương trình nhiệt độ 20
2 Bảng 3.1: Kết quả phân tích tinh dầu 30-31
Vương tùng
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1: Cấu trúc một số thành phần 6
thường gặp trong tinh dầu chi Murraya
2 Hình 1.2: Tổng quát về Vương tùng 12
3 Hình 1.3: Một số hợp chất chính trong tinh 13
dầu Vương tùng
4 Hình 1.4: Phân bố Vương tùng ở Việt Nam 14
5 Hình 2.1: Bộ dụng cụ cất tinh dầu 19
6 Hình 3.1: Hình thái chung của Vương tùng 21
(Murraya glabra (Guillaumin) Swingle)
7 Hình 3.2. Lá kép Vương tùng (Mặt trên 22
(A), Mặt dưới (B))
8 Hình 3.3: Các dạng lá chét của Vương tùng 22
(Murraya glabra (Guillaumin) Swingle).
(Mặt trên (A), Mặt dưới (B))
9 Hình 3.4: Gân lá chét mặt trên (A); mặt 22
dưới (B)
10 Hình 3.5: Lỗ tiết tinh dầu trên bề mặt lá, 23
Mặt trên (A), Mặt dưới (B)
11 Hình 3.6: Lỗ tiết tinh dầu ở mép lá, Mặt 23
trên (A), Mặt dưới (B)
12 Hình 3.7: Cuống lá 23
13 Hình 3.8: Chùm hoa cấp 1 (A), cấp 3 (B), 24
bông hoa (C)
14 Hình 3.9: Giải phẫu hoa (Mặt dưới (A), 24
Mặt trên (B))
15 Hình 3.10: Nhị vòng trong (A), nhị vòng 24
ngoài (B)
16 Hình 3.11: Chùm quả non 25
17 Hình 3.12: Mặt cắt ngang quả non (A), Hạt 25
(B)
18 Hình 3.13: Vi phẫu lá Vương tùng 26
19 Hình 3.14: Phần gân lá 26
20 Hình 3.15: Phần phiến lá 27
21 Hình 3.16: Vi phẫu thân Vương tùng 28
22 Hình 3.17: Vi phẫu thân Vương tùng phóng 28
to
23 Hình 3.18: Vi phẫu rễ Vương tùng 29
24 Hình 3.19: Vi phẫu rễ phóng to 30
25 Hình 3.20: Kết quả sắc ký khí Vương tùng 30
26 Hình 3.21: Một số thành phần chủ yếu 31
trong tinh dầu Vương tùng Murraya glabra
(Guillaum.) Swingle
Mục lục
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 2
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................... 2
1.1.1.Chi Murraya ..................................................................................... 2
1.1.2.Cây Vương tùng - Murraya glabra (Guillaumin) Swingle ............. 9
1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 10
1.2.1.Chi Murraya ................................................................................... 10
1.2.2.Các nghiên cứu về loài Vương tùng - Murraya glabra (Guillaumin)
Swingle ................................................................................................... 11
1.3.Giới thiệu về phương pháp sắc ký khí khối phổ ................................... 14
1.3.1.Nguyên tắc ..................................................................................... 14
1.3.2.Ứng dụng trong kiểm nghiệm tinh dầu .......................................... 14
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16
2.1.Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 16
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 16
2.1.2.Hóa chất sử dụng ............................................................................ 16
2.1.3.Thiết bị sử dụng ............................................................................. 16
2.2.Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 16
2.3.Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 17
2.3.1.Phương pháp khảo cứu, kế thừa tài liệu ......................................... 17
2.3.2.Phương pháp hình thái so sánh ...................................................... 17
2.3.3.Phương pháp nghiên cứu giải phẫu ................................................ 17
2.3.4.Phương pháp nghiên cứu thành phần hóa học ............................... 18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 21
3.1.Xác định tên khoa học của loài Vương tùng thu hái ở Sơn La ............. 21
3.2.Đặc điểm hình thái ................................................................................ 21
3.3.Đặc điểm giải phẫu................................................................................ 26
3.3.1.Lá ................................................................................................... 26
3.3.2.Thân................................................................................................ 28
3.3.3.Rễ ................................................................................................... 29
3.4.Thành phần hóa học trong tinh dầu....................................................... 30
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 33
4.1.Kết luận ................................................................................................. 33
4.2.Kiến nghị ............................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. .
PHỤ LỤC ............................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Đây là điều kiện thuận
lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát triển, tạo nên một thảm thực vật
vô cùng phong phú và đa dạng với rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực. Đặc
biệt trong số đó là họ Cam với gần 30 chi, 140 loài trải rộng khắp Việt Nam.
Các cây trong họ này không chỉ mọc hoang mà còn có thể được trồng để lấy
quả như: Cam, bưởi, quýt, chanh, … hay làm cảnh như Cam canh, quất, …
hoặc làm gia vị như hồng bì, sẻn, chanh, …. Đặc biệt hơn có một số loài thường
được dùng làm thuốc như ba chạc, bưởi, chanh, hoàng bá, kim sương, phật thủ,
cửu lý hương, ….
Trong số các chi thuộc họ Cam, có một chi được biết đến với với khả năng
chiết suất tinh dầu rất cao từ lá. Đặc biệt nhất là cây Murraya Glabra, hay còn
được gọi là Vương tùng. Từ năm 1965, cụ Đào Đình Khuê đã sử dụng tinh dầu
của Vương tùng để chữa cảm mạo, sốt rét, đau nhức. Không chỉ thế, tinh dầu
Vương tùng còn có trong công thức cao xoa Lam Sơn (Công ty dược phẩm
Thanh Hóa) và dầu xoa Thăng Long xuất khẩu (Viện Dươc liệu và Xí nghiệp
dược phẩm trung ương 2 kết hợp sản xuất).
Cho đến nay, loài này mới chỉ được ghi nhận là phân bố ở Việt Nam. Tuy
có nhiều ứng dụng như vậy nhưng Vương tùng vẫn chưa được nghiên cứu một
cách cụ thể. Vì vậy chúng tôi thực hiên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật
và thành phần hóa học của tinh dầu loài Vương tùng (Murraya glabra
(Guillaumin) Swingle) thu hái ở Sơn La” nhằm mục đích:
1. Xác định đặc điểm hình thái và đặc điểm vi phẫu của Vương tùng
(Murraya glabra (Guillaumin) Swingle.
2. Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu Vương tùng (Murraya
glabra (Guillaumin) Swingle.
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Chi Murraya
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Qua nghiên cứu các tài liệu [2, 41, 47, 58] về chi Murraya, các tác giả đều
thống nhất xác định vị trí phân loại của chi Murraya theo hệ thống phân loại
của A. Takhtajan (1997) [46] như sau:
Giới Thực Vật (Plantae)
Ngành Thực Vật Hạt Kín (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Cam (Rutales)
Họ Cam (Rutaceae)
Chi Murraya
1.1.1.2. Đặc điểm thực vật
Theo 2 tác giả Dianxiang Zhang và Thomas G. Hartley trình bày trong
Thực vật chí Trung Quốc [53] là tài liệu đầy đủ nhất về chi Murraya hiện nay,
chi Murraya được mô tả đầu tiên bởi J. Koenig ex Linnaeus vào năm 1771, có
đặc điểm chung như sau:
Cây gỗ nhỏ hoặc cây nhỡ, không có gai, không có lông tơ hay vảy trên
ngọn, chồi nách hoặc cụm hoa non. Lá mọc so le, lá kép lông chim lẻ. Cụm hoa
ở ngọn hoặc ở nách, kiểu chùm kép hoặc cắt giảm thành xim hai ngả hoặc xim
một ngả. Hoa lưỡng tính, hình bầu dục tới hình trứng khi còn là nụ. Đài 4 hoặc
5, rời hoặc hàn liền đến một nửa chiều dài của chúng. Tràng hoa 4 hoặc 5, tiền
khai hoa kiểu vặn hoặc lợp. Nhị từ 5 đến 8 hoặc 10, rời, không giống nhau về
chiều dài, chỉ nhị mảnh hoặc rất mảnh, thẳng hoặc không thẳng. Đĩa hình nhẫn,
phồng lên hoặc hình cột. Bộ nhụy 2-5 lá noãn, hàn liền, vách ngăn thẳng đi từ
trung tâm trở ra, mỗi lá noãn chứa 1-2 noãn. Vòi nhụy 3-7 cho một bầu nhụy,
rụng đồng loạt hoặc rụng không hết khi tạo quả. Quả mọng cùng với thịt nhầy,
không có các khoảng trống trong quả, vỏ quả trong mọng nước. Hạt có lớp vỏ
mỏng hoặc dầy, nội nhũ ít, cây mầm thẳng, lá mầm hình elip, một bên lồi một
2
bên phẳng, không cuộn vào cũng không gập lại, thân cây mầm phân ra ở giữa
gắn các lá mầm.
Ngoài ra chi Murraya còn được Guillaumin mô tả trong Thực vật chí Đông
Dương năm 1912 với 3 loài là M. alata, M. koenigii và M. exotica [55].
1.1.1.3. Phân loại chi Murraya
Theo Dianxiang Zhang và Thomas G. Hartley trình bày trong Thực vật chí
Trung Quốc [53], khóa phân loại chi Murraya được thể hiện như sau:
1a. Cánh hoa 1-2 cm, hạt có lông nhỏ
2a. Cuống lá chét cấp 1 có cánh……………………….……..1. M. alata
2b. Cuống lá chét cấp 1 không có cánh
3a. Phiến lá chét hình từ gần tròn đến hình ovan đến hình elip rộng
1,5 đến 6 cm ………………………………………2. M. paniculata
3b. Phiến lá chét hình trứng, ngọn phiến lá rộng hơn phần gốc
phiến lá, rộng từ 0,5 đến 3 cm …………………………………………3. M.
exotica
1b. Cánh hoa không dài quá 0,8 cm, hạt không có lông
4a. Tràng hoa 4 (hoặc 5) – nhiều, bộ nhị 8 hoặc 10
5a. Phiến lá chét hình mũi mác, rộng 0,8-2 cm, gân phụ không rõ
………………………………………………………………4. M. tetramera
5b. Phiến lá chét hình ovan đến elip hoặc hiếm khi là hình mũi mác
hoặc hình trứng ngược; rộng từ 2-4 cm, gân phụ ở mặt trên hơi nhô ra
……………………………………………………………5. M. euchrestifolia
4b. Tràng hoa 5 - nhiều, bộ nhị 10.
6a. Lá kép 11-31 lá chét
7a. Phiến lá chét rộng 3-6 mm, đỉnh lá tròn 6. M.microphylla
7b. Phiến lá chét rộng 5-20mm, đỉnh lá có một mũi nhọn ngắn
nhô ra …………………………………………………………7. M. koenigii
6b. Lá kép 3-11 lá chét
8a. Mặt dưới phiến lá có nhiều lông ngắn 9. M. kwangsiensis
8b. Phiến lá không có lông
3
9a. Phiến lá chét 5-6 x 2-3 cm. 8. M.crenulata
9b. Phiến lá chét 7-18 x 4-10 cm 9. M. kwangsiensis
Tuy nhiên, hiện nay người ta đang đề xuất một hệ thống phân loại mới
cho chi này đó là chia chi Murraya ra làm 2 phân chi là Murraya và Bergera
[26, 29, 49, 57]. Sự phân đôi này được chứng minh bằng sự khác biệt đáng chú
ý của các chất chuyển hóa thứ cấp với 3-prenylindoles ở Murraya và carbazole
ở Bergera. Đối với các chất chuyển hóa khác của chi Murraya, coumarin được
tìm thấy trong cả 2 phân chi, nhưng khác nhau rõ ràng về thành phần, 8-
prenylcoumarin được tìm thấy trong toàn bộ phân chi Murraya trong khi fur
furmarin geranylated được biết đến từ một số loài của phân chi Bergera. Về
tính chất hóa học, phân chi Bergera gần với chi Clausena hơn phân chi
Murraya. Đây chính là yếu tố quyết định để phân biệt M. exotica và M.
panticulata.
1.1.1.4. Thành phần loài và phân bố
Trên thế giới có khoảng 12 loài thuộc chi Murraya J. Koenig ex Linnaeus
phân bố ở phía Đông, Nam và Đông Nam của châu Á, Australia, khu vực Tây
Nam Thái Bình Dương gồm : Murraya alata Drake, Murraya crenulata,
Murraya euchrestifolia Murraya koenigii (L.) Sprengel, Murraya
kwangsiensis, Murraya microphylla, Murraya ovatifoliolata (Engl.) Domin,
Murraya paniculata (L.), Murraya stenocarpa (Drake) Swingle, Murraya
tetramera [53].
1.1.1.5. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học được nghiên cứu nhiều nhất trong chi Murraya là các
nhóm hợp chất sau: tinh dầu, alcaloid, flavonoid, coumarin.
Tinh dầu
Một nghiên cứu của QianLi, Liang-FengZhu và các cộng sự vào năm 1988
đã tách được khoảng 60 chất từ tinh dầu của 6 loài thuộc chi Murraya (gồm M.
alata; M. exotica; M. kwangsiensis; M. koenigii; M. micmphylla; M.
paniculate), sự tương phản về thành phần của 2 phân chi là rất rõ nét. Trong 3
loài từ phân chi Bergera thì tinh dầu chủ yếu chứa monoterpene. Trong M.
microphylla, hơn 60% là 2-phellandrene và các thành phần quan trọng khác
cũng là monoterpen monocyclic. Tinh dầu của M. kwangsiensis bao gồm phần
lớn các hợp chất oxy hóa acyclic neral, geranial và geranyl acetate. Trong cả
hai trường hợp, Sesquiterpene chiếm ít hơn 10% tổng số. M. koenigii thì khác
một chút; thành phần phong phú nhất là O-pinene và monoterpen chiếm hơn
4
50% tinh dầu nhưng các hợp chất sesquiterpene cũng rất phong phú, đáng chú
ý là t-caryophyllene và y-elemene. Ngược lại, ba loài từ phân chi Murraya đã
cho các loại dầu chủ yếu hoặc hoàn toàn là Sesquiterpene. Hợp chất chính
(30%) từ M. alata được xác định là l-gurjunene trong khi 50% dầu của M.
exotica là caryophyllene. Tinh dầu từ M. paniculata chứa y-elemene là thành
phần chính (30%) với nerolidol và t-caryophyllene đều đóng góp hơn 10% [29].
Nghiên cứu này cho thấy thành phần dễ bay hơi trong lá của chi Murraya cung
cấp 1 đặc điểm hóa học khác để phân biệt 2 phân chi trong chi này.
Năm 2015, Chun-xue You và các cộng sự đã sử dụng phương pháp sắc ký
khí khối phổ để xác định một số thành phần tinh dầu trong chi Murraya (trong
đó bao gồm Murraya tetramera, Murraya euchrestifolia, Murraya koenigii,
Murraya kwangsiensis, Murraya exotica, và Murraya alata) đã được nghiên
cứu. Từ các mẫu cành mang lá của chúng, thu hái tại tỉnh Quảng Tây và Vân
Nam Trung Quốc vào tháng 5,6,7 năm 2014, tinh dầu thu được bằng cách cất
kéo hơi nước với hàm lượng không cao, đạt từ 0,03 đến 0,23 %. Tất cả 36 thành
phần được xác định bởi GC-MS từ các mẫu tinh dầu. Các thành phần có hàm
lượng tương đối cao hơn bao gồm α-cedrene (4,22 - 21,82%), β-caryophyllene
(8,15 - 27,73%), γ-elemene (4,38–12,65%), γ-selinene (3,80– 21,09%), α-
selinene (2,60–10,68%), α-zingiberene (2,08–12,68%), spathulenol (3,08–
11,80%), caryophyllene oxit (1,58–10,59%), β-eudesmol (1,33–25,32%), vv.
Hơn nữa, tám hợp chất , được công nhận là thành phần quan trọng trong tinh
dầu của M. tetramera và M. kwangsiensis, đã được phân lập xác định là α-
terpinene, β-caryophyllene, α-caryophyllene, alloaromadendrene, spathulenol,
β-eudesmol, camphene và oxit caryophyllene [51].
5
Hình 1.1: Cấu trúc một số thành phần thường gặp trong tinh dầu chi
Murraya
Alkaloid
Năm 1986, Yun-Cheung Kong và cộng sự đã tiến hành phân tích 8 loài
trong chi này và phát hiện ra chúng đều có chứa alkaloid ở bộ phận nào đó [28].
Hầu hết các alkaloid trong chi này đều thuộc nhóm Carbazole alkaloid nhưng
cũng có một phần nhỏ thuộc nhóm indo alkaloid.
6
Đặc biệt là các carbazole alkaloid đầu tiên được phân lập từ M. koenigii,
hơn nữa M. euchrestifolia là nguồn carbazole rất dồi dào. Rất nhiều cacbazole
đều được phân lập từ loài này [18].
Người ta đã phát hiện ra được Yuehchukene – 1 indol alkaloid ở trong 4
loài thuộc chi Murraya là M. paniculata, M. paniculata var. omphalocarpa
(Hay.) Tanaka, M. exotica và M. alata Drake. Ở một số loài còn lại thì gần như
không thấy được thành phần này [52].
Flavonoid
Flavonoid được tìm thấy trong 1 số loài thuộc chi Murraya điển hình như
trong lá, quả của M. paniticula [20, 27, 39]; lá của M. koenigii [21, 22]; lá, thân
của M. tetramerrra [54], M.exotica [25]. Tuy đã có một số nghiên cứu về
flavonoid thuộc chi này nhưng người ta không đi vào quá sâu mà chỉ nghiên
cứu qua về cấu tạo và một vài tác dụng sinh học của flavonoid.
Courmarin
Cũng như Flavonoid thì Courmarin cũng được tìm thấy trong hầu hết các
loài thuộc chi Murraya như: lá của M. paniculata[43], M. koenigii [45], M.
exotica [15], Murraya siamensis [24], M. alata [31] và M. tetramera [50] nữa.
1.1.1.6. Tác dụng
Kháng khuẩn
Mini Priya Rajendran và các cộng sự đã nghiên cứu về tinh dầu của M.
koenigii vào năm 2014 và nhận ra rằng khả năng kháng khuẩn cũng được thấy
là rất mạnh với các chủng Corynebacterium tuberculosis, Pseudomonas
aeruginosa, Streptococcus pyogenes, Klebsiella pneumonia và Enterobacter
aerogenes [37]. Các carbazole alcaloid từ M. koenigii cho thấy khả năng ức chế
mạnh mẽ chống lại các vi khuẩn kháng kháng sinh như Staphylococcus aureus,
Psedomonas aeruginosa, Klebsiella , Escherchia coli và các dòng tế bào ung
thư [35]. Cả trên loài M. exotica cũng có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, có
thể so sánh với một số kháng sinh như gentamicin, erythromycin và nystatin
[19]. Dựa trên nghiên cứu về tính kháng khuẩn của tinh dầu M. paniculata với
4 loại vi khuẩn là Staphylococcus aureus , Escherichia coli, Salmonella
typhimurium và Enterococcus faecallis cho thấy hoạt động kháng khuẩn yếu
đối với Staphylococcus aureus và kháng khuẩn trung bình cho tất cả các chủng
vi khuẩn khác với kết quả MIC lần lượt là 1,0;0,5;0,5;0,5 (mg/mL) [42].
Kháng nấm
7
Cũng trên thử nghiệm kháng khuẩn của tinh dầu M. paniculata người ta
thực hiện kiểm tra khả năng kháng nấm của nó với 4 loại nấm là Aspergillus
niger, Aspergillus fumigatus, Aspergillus parasiticum và Fusarium Solani thì
thu được MIC là 0,2;0,2;0,1;0,2 (mg/ml). Từ đó có thể thấy được khả năng
kháng nấm mạnh của tinh dầu này [33].
Theo một nghiên cứu khác, dịch chiết methanol của lá M. koenigii có
khả năng ức chế tăng trưởng sợi nấm với Rhizoctonia solani (70%) và
Fusarium oxysporum (58%), còn dịch chiết ethanol thì là Fusarium
oxysporum (61,07%) và Rhizoctonia solani (53,77%). Trong khi đó thì tinh
dầu của M. koenigii chỉ có khả năng ức chế trung bình với 2 loại nấm là
Fusarium oxysporum (55,69%) và Rhizoctonia solani (48,38%) [38].
Chống viêm
Tác dụng của các nhóm hợp chất khác: Yuehchukene – một indol
alcaloid được phát hiện chỉ trong bốn trong số chín loài thuộc chi Murraya
được phân tích (M. paniculata , M. paniculate var. omphalocarpa, M. exotica
và M. alata) với hoạt tính chống viêm nổi bật [17, 52] .
Các thử nghiệm trên chuột đã chứng minh được rằng dịch chiết của M.
koenigii có khả năng chống viêm, giảm đau [23], có được các tác dụng này là
do nó có khả năng chứa nguồn alkaloid carbazole rất phong phú [14].
Ngoài M. koenigii thì còn có 2 loài M. paniculate [36] và M. exotica [48]
cũng có khả năng giảm đau và chống viêm đáng kể.
Chống oxi hóa
Năm 2015, Tejal K Gajaria, Dipak K Patel, Ranjitsinh V Devkar và các
cộng sự đã chỉ ra rằng dịch chiết của M. koenigii đã ngăn chặn quá trình oxy
hóa, cải thiện về khả năng sống của tế bào và điện thế màng ty thể của các tế
bào được điều trị Ox-LDL. Sự gia tăng Ox-LDL trong khi mất cân bằng oxy
hóa nội bào, ngưng tụ nguyên tử và chết rụng tế bào đã được ngăn chặn một
cách hiệu quả nhờ dịch chiết M. koenigii có thể có các chất chống oxy hóa và
gốc tự do được coi là sự hiện diện của flavonoid có trong chiết xuất. Điều này
cung cấp bằng chứng sơ bộ về tiềm năng chống xơ vữa động mạch của nó và
đảm bảo làm sáng tỏ và xác nhận thêm cho việc sử dụng in-vivo và có thể hữu
ích như một thực phẩm chức năng bổ sung và một loại thuốc thay thế để ngăn
chặn quá trình oxy hóa LDL và độc tính gây ra oxy hóa LDL [21].
Năm 2016, Davinder Kaur, Arvinder Kaur và Saroj Arora đã sử dụng
UHPLC để xác định để kiểm tra thành phần của dịch chiết M. exotica. Họ đã
8
nhận ra được rằng dịch chiết từ phân đoạn ethyl acetat có khả năng chống gốc
tự do rất tốt cũng như giảm khả năng đột biến của gen [25].
Diệt côn trùng
Từ các mẫu của 6 loài thuộc chi Murraya: Murraya tetramera, Murraya
euchrestifolia, Murraya koenigii, Murraya kwangsiensis, Murraya exotica và
Murraya alata, các thành phần tinh dầu của chúng đã được phân tích và chứng
minh tác dụng chống lại Tribolium castaneum [51].
Lá của M. koenigii làm giảm buồn nôn, khó tiêu, nôn mửa. Ngoài ra, người
ta còn ăn như một phương thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ [17]. Lá của M.
paniculata có chứa các nhóm chất kích thích có tác dụng làm se được sử dụng
trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh về răng và nướu; phòng chống bệnh
thấp khớp, ho và hysteria, nó còn được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn
vừa phải và kháng nấm rất mạnh [42].
Nghiên cứu so sánh tinh dầu giữa M. paniculate và M. exotica đã chứng
minh rằng β-caryophyllene có trong 2 loài này có tác dụng gây tê cục bộ có thể
so với procaine. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm và giảm đau do viêm
[30].
Một số nghiên cứu đã chỉ ra hoạt tính kháng khuẩn, chống tiểu đường,
chống oxy hóa, chống bài tiết, chống ung thư từ M. paniculata [33, 40]. Hoạt
tính chống viêm bởi các coumarin và benzocoumarin chiết xuất từ loài M. alata
cũng đã được chứng minh [31].
Tác dụng khác
Ngoài việc sử dụng để chữa bệnh thì một số loài trong chi Murraya còn
thường được sử dụng làm gia vị, cây cảnh hoặc hương liệu.
1.1.2. Cây Vương tùng - Murraya glabra (Guillaumin) Swingle
Trên thế giới hiện chỉ có một số tài liệu đề cập đến cây M. glabra và chỉ
ra tiêu chí để phân biệt chứ chưa thấy có tài liệu chi tiết nào về đặc điểm thực
vật, vi phẫu, tinh dầu của loài này [41].
Loài này còn được cho là có tên khoa học là Micromelum glabrum
Guillaumin. Nó được mô tả lần đầu năm 1910 trong thực vật chí Đông dương
bởi Guillaumin như sau:
Cây bụi nhỏ 1 mét. Cành cây hoàn toàn đẹp, với các tuyến rất thơm. Lá
dài 12-46 cm; lá chét xen kẽ từ 3-9, nhẵn, hình ovan hoặc thuôn dài (kích thước
5-17 cm x 2-9 cm) không đều nhau và phình ở gốc, nhọn ở đỉnh, hầu như không
9
có răng cưa; gân lá 6-9 đôi, nhô ra bên dưới, tĩnh mạch không chặt lắm và
không nhô ra bên dưới; cuống lá hình trụ, nhẵn, dài 3-4 mm; cuống lá hình trụ,
nhẵn, tuyến. Cụm hoa ngắn hơn lá, có lông rất ngắn; cuống nhỏ dài hơn hoa,
được cung cấp ở gốc hoặc ở phần dưới thấp hơn với 2 nhánh nhỏ; Hoa dài 4
mm, màu trắng. Tràng với 4 lá đài hợp nhất, giống nhau, rất ngắn. Cánh hoa
dài 4-6 mm, nhẵn, hình mũi mác. Nhị 8, gồm 4 nhị dài và 4 nhị ngắn; chỉ nhị
mở rộng và có lông; bao phấn đính lưng, hình bầu dục, có một số lông. Đĩa
ngắn. Bầu hình trụ, nhiều nốt sần, không có lông; vòi nhụy dài hơn bầu, ở đỉnh
là nhụy hình cầu [55].
Tuy nhiên tên này không được chấp nhận và sau đó loài này được Walter
T. Swingle nhắc đến lần đầu trong bài báo "A new taxonomic arrangement of
the orange subfamily, Aurantioideae" và được đăng lần đầu vào ngày
3/11/1938 trên tạp chí Journal Of The Washington Academy Of Sciences [44].
Theo tác giả Tyozaburo Tanaka thì M. glabra có chỉ nhị dài và có lông
mịn. Lá kép gồm 5-11 lá chét, rất lớn, làm cho nó khác với các loại cây khác
[56]. Ngoài ra, thành phần hóa học của M. glabra được dự đoán là sẽ chứa
carbazole [28].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Chi Murraya
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, không có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét mọc
cách, cuống lá đôi khi có cánh. Cụm hoa xim hình ngù, mọc ở đỉnh hoặc nách
lá. Nụ hoa hình trụ hay trứng-thuôn. Đài gồm 5(4) thùy, dính nhau ở gốc. Tràng
5(4) cánh hoa, có tuyến tinh dầu ; tiền khai hoa lợp. Bộ nhị có 10(8) nhị, chỉ
nhị hình sợi dài, rời nhau ; bao phấn nhỏ ; triển mật rõ. Các lá noãn dính nhau
hoàn toàn ; bầu 2-5 ô, mỗi ô có 1-2 noãn ; vòi nhụy dài hơn bầu, nhẵn, tồn tại;
đầu nhụy phồng; cuống bầu rất ngắn hoặc không có. Quả mọng,không có lông
hình túi mọng nước (tép) ; vỏ hạt nhẵn hoặc có lông dài, màu trắng, mềm ; lá
mầm màu xanh sẫm, có tuyến tinh dầu [2].
1.2.1.2. Phân loại
Hiện nay, chi Murraya mới ghi nhận được 4 loài có ở Việt Nam. Trong
luận văn nghiên cứu về phân loại các loài trong họ Cam – Rutaceae, TS. Bùi
Thu Hà đã phân loại chi Murraya của họ này như sau :
1a. Cuống lá có cánh ................................................................... M. alata
1b. Cuống lá không có cánh
10
2a. Số lượng hoa trong cụm hoa ít, cánh hoa dài hơn 1,5cm M.
paniculata
2b Số lượng hoa trong cụm hoa nhiều, cánh hoa ngắn hơn 1cm
3a. Số lượng lá chét từ 17-31………………………M. koenigii
3b. Số lượng lá chét từ 5-9…………………………..M. glabra
1.2.2. Các nghiên cứu về loài Vương tùng - Murraya glabra
(Guillaumin) Swingle
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật
Đặc điểm thực vật của Vương tùng được mô tả ở nhiều sách, cụ thể là:
Theo Danh lục thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên thì
Vương tùng là cây dạng bụi nhỏ, cao 1-1,5m. Mọc rải rác trên núi đá vôi.
Theo cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2004)
thì đặc điểm thực vật của Vương tùng là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, đặc
biệt có thể cao từ 3-4m. Lá kép lông chim lẻ gồm 5-9 lá chét có cuống dài 5-
7mm, màu tía, trên cuống lá chét dôi khi có đốt, phiến lá hình trứng dài 4-
6,5cm, rộng 1,8-3,8cm mặt trên màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, nổi rõ ở
mặt dưới, mép lá có rang cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên. Hoa nở vào mùa
xuân, mọc thành chum xim, hoa rất nhỏ. Quả chin già vào tháng 8-9, to bằng
hạt ngô. Vỏ quả chứa rất nhiều tinh dầu. Lá, vỏ quả rất thơm, mùi dễ chịu.
Theo Sách đỏ do Nguyễn Tiến Bân làm chủ tịch hội đồng biên soạn thì
Vương tùng là cây gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, cao 2 - 4m. Ngọn cành và
cuống lá non màu đỏ tím. Lá kép hình lông chim, mọc so le, dài 10 - 25cm, có
3 - 9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5 - 7,5cm, rộng 1,5 - 3,5cm, đầu lá
thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá dài 3 - 5mm. Mặt trên phiến lá bóng,
soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu. Mép lá nguyên, có nhiều túi tiết
nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Cụm hoa là một chùm xim ở đầu
cành, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm. Hoa mẫu 4. Cánh hoa dài 4 -
6mm, rộng 1,5mm. Nhị 8, bốn nhị ngoài dài 5mm, bốn nhị trong dài 4mm. Bộ
nhuỵ dài khoảng 3mm, bầu sần sùi. Quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 7 -
9mm, chứa 1 - 2 hạt; vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu, khi chín màu đỏ.
Còn theo Bùi Thu Hà thì Vương tùng là cây gỗ nhỏ, thường mọc thành
bụi, cao 2 - 4m. Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím. Lá kép hình lông chim,
mọc so le, dài 10 - 25cm, có 3 - 9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5 - 7,5cm,
rộng 1,5 - 3,5cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá dài 3 - 5mm.
Mặt trên phiến lá bóng, soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu. Mép lá
11
nguyên, có nhiều túi tiết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Cụm hoa
là một chùm xim ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm. Hoa
mẫu 4. Cánh hoa dài 4 - 6mm, rộng 1,5mm. Nhị 8, bốn nhị ngoài dài 5mm, bốn
nhị trong dài 4mm. Bộ nhuỵ dài khoảng 3mm, bầu sần sùi. Quả hình cầu hay
bầu dục, đường kính 7 - 9mm, chứa 1 - 2 hạt; vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu,
khi chín màu đỏ. Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín vào tháng 9-10. Tái sinh bằng
hạt. Ưa sáng chịu hạn.
Hình 1.2: Tổng quát về Vương tùng ([3])
1.2.2.2. Thành phần hóa học
Theo Đỗ Tất Lợi, trong Vương tùng có các nhóm hợp chất: tinh dầu,
imperatozin, dentatin, nondetatin [3].
Đa số các nghiên cứu ở Việt Nam về loài này thường tập trung vào tinh
dầu do nó có nhiều tiềm năng để nghiên cứu hơn các phần còn lại. Đây là thành
phần hóa học chính phân bố chủ yếu ở quả già và lá chét, ở cuống lá hoặc cành
thì hàm lượng tinh dầu không đáng kể. Hàm lượng tinh dầu trong M. glabra rất
giàu menthon và isomenthon (85-95%) [13].
12