Mối quan hệ giữa sức khỏe và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp các nước asean
- 144 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN HOÀNG PHÚ
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP CÁC NƯỚC ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Mối quan hệ giữa sức khoẻ và tăng trưởng kinh
tế: Nghiên cứu trường hợp các nước ASEAN” này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn
phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng
để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Trần Hoàng Phú
i
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô của Trường Đại Học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi được học tập và
nghiên cứu ở nhà trường. Nguồn kiến thức của quý thầy cô truyền thụ cho không những
là nền tảng để tôi nghiên cứu thực hiện luận văn này mà còn là hành trang vô cùng quý
báu giúp tôi tự tin phát triển hơn trong công việc và cuộc sống sau này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Loan đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Cao học Kinh Tế ME015A, các bạn
đồng nghiệp và gia đình đã nhiệt tình ủng hộ, khích lệ, chia sẽ nhiều tài liệu, kinh nghiệm
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã nỗ lực để thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất song cũng không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của quý thầy cô và
bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Trần Hoàng Phú
ii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của vốn con người với tăng trưởng kinh tế đã trở thành mối quan tâm
đặc biệt của các quốc gia khi tham gia tự do hoá thương mại toàn cầu. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mặc dù vốn con người
bao gồm nhiều khía cạnh như: giáo dục, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ … nhưng chỉ
tập trung vào yếu tố giáo dục làm thước đo để xem xét ảnh hưởng của vốn con người đến
tăng tưởng kinh tế.
Đề tài này được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa sức khoẻ và tăng trưởng
kinh tế, đồng thời đánh giá tác động của sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước
đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn từ năm 1985 đến
năm 2015. Bằng các kỹ thuật kinh tế lượng và dữ liệu bảng, các phương pháp được dùng
là kiểm tra quan hệ nhân quả Granger, các phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng
GMM và hồi quy sửa lỗi ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL. Với mẫu nghiên cứu
bao gồm 7 quốc gia đang phát triển thuộc ASEAN là Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa vốn sức khoẻ (được tính dựa trên tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 5 tuổi, tuổi thọ trung bình và tỷ suất sinh của sản phụ) và tăng trưởng kinh
tế ( biểu thị bởi thu nhập bình quân đầu người) tại các nước đang phát triển ASEAN trong
giai đoạn nghiên cứu có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều tại độ trễ 1. Nghiên cứu
cũng cho thấy rằng vốn sức khoẻ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước
đang phát triển ASEAN.
Với kết quả nghiên cứu được, đề tài đưa ra một số chính sách nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho các nước đang phát triển ASEAN. Trong đó,
nghiên cứu nhấn mạnh cần thực hiện các chính sách nhằm gia tăng vốn con người thông
iii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
qua kiểm soát dân số, tăng đầu tư và chi tiêu cho y tế, tăng đầu tư và chi tiêu cho giáo dục
và tăng cường giao dịch thương mại tự do.
iv
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. xi
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 7
v
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
2.1. Sức khỏe là thành tố quan trọng của vốn con người .............................................. 7
2.2. Đo lường vốn sức khoẻ ........................................................................................ 16
2.3. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế ........................................................ 18
2.4. Các mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế........................................................... 20
2.4.1. Mô hình tăng trưởng cơ bản ......................................................................... 20
2.4.2. Mô hình cổ điển ............................................................................................ 20
2.4.3. Mô hình tân cổ điển ...................................................................................... 21
2.4.4. Mô hình tăng trưởng của Solow ................................................................... 22
2.4.5. Mô hình tăng trưởng nội sinh ....................................................................... 23
2.5. Mối quan hệ sức khỏe và tăng trưởng kinh tế ...................................................... 25
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................................... 28
Tóm tắt chương 2............................................................................................................... 35
CHƯƠNG III MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 37
3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 37
3.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................ 37
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 40
3.2. Phương pháp ước lượng mô hình ......................................................................... 43
3.2.1. Kiểm định tính dừng ..................................................................................... 43
3.2.2. Kiểm định đồng tích hợp .............................................................................. 45
3.2.3. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................ 46
3.2.4. Mô hình hồi quy bảng động moment tổng quát GMM................................. 47
3.2.5. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL ............ 49
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 51
vi
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
3.4. Giải thích các biến và nguồn dữ liệu .................................................................... 52
Tóm tắt chương 3: ............................................................................................................. 57
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................ 59
4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng của các nước đang phát
triển ASEAN giai đoạn 1985-2015 ................................................................................... 59
4.1.1. Tăng trưởng kinh tế (theo GDP bình quân đầu người) ................................. 59
4.1.2. Vốn sức khoẻ ................................................................................................ 62
4.1.3. Tỷ lệ học sinh trung học ............................................................................... 65
4.1.4. Tỷ lệ đầu tư công .......................................................................................... 66
4.1.5. Tỷ lệ chi tiêu công ........................................................................................ 67
4.1.6. Độ mở thương mại ........................................................................................ 67
4.2. Kiểm tra dữ liệu ban đầu các biến ........................................................................ 68
4.3. Ma trận tương quan .............................................................................................. 70
4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến ........................................................................................ 70
4.5. Kiểm định mối quan hệ giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế ..................... 71
4.5.1. Kiểm tra tính dừng ........................................................................................ 71
4.5.2. Độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................................. 73
4.5.3. Kiểm định tính đồng tích hợp ....................................................................... 73
4.5.4. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................ 74
4.6. Đánh giá tác động của vốn sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế ............................. 75
4.6.1. Kết quả ước lượng hồi quy dữ liệu bảng động GMM .................................. 76
4.6.2. Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM tiếp cận theo
phương pháp ARDL .......................................................................................................... 78
vii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
4.6.3. Giải thích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 81
4.7. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước............................................................ 84
Tóm tắt chương 4............................................................................................................... 89
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 90
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 90
5.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................................... 92
5.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... xiii
Phụ lục 1: Bảng mã quốc gia trong nghiên cứu ......................................................... xiii
Phụ lục 2: Chi tiết số liệu nghiên cứu ........................................................................ xiv
Phụ lục 3: Đồ thị kiểm tra các biến ........................................................................... xxii
Phụ lục 4: Thống kê dữ liệu ban đầu......................................................................... xxv
Phụ lục 5: Ma trận tương quan và đa cộng tuyến..................................................... xxvi
Phụ lục 6: Xác định độ trễ tối ưu ............................................................................ xxvii
Phụ lục 7: Kiểm định đồng tích hợp Johansen ........................................................ xxvii
Phụ lục 8: Kiểm định nhân quả VAR Granger ...................................................... xxviii
Phụ lục 9: Kiểm định nhân quả Granger dữ liệu bảng Dumitrescu-Hurlin ........... xxviii
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy mô hình GMM .............................................................. xxix
Phụ lục 11: Kết quả hồi quy mô hình ARDL .............................................................. xxx
viii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Đường cong Preston cho GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình .. 12
Hình 3.1: Mô hình kiểm định mối quan hệ ..................................................................... 37
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 40
Hình 3.3: Quy trình kiểm định mối quan hệ vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế ......... 58
Hình 4.1: GDP bình quân đầu người tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ............................. 59
Hình 4.2: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .......................................... 61
Hình 4.3: Vốn sức khoẻ của 7 nước ASEAN từ 1985 đến 2015 ..................................... 63
Hình 4.4: Tuổi thọ trung bình tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ........................................ 63
Hình 4.5: Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .......................... 64
Hình 4.6: Tỷ suất sinh tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .................................................... 65
Hình 4.7: Tỷ lệ học sinh trung học tại ASEAN 1985-2015 ............................................ 66
Hình 4.8: Tỷ lệ đầu tư công tại ASEAN 1985-2015 ....................................................... 66
Hình 4.9: Tỷ lệ chi tiêu công tại ASEAN 1985-2015 ..................................................... 67
Hình 4.10: Độ mở thương mại tại ASEAN 1985-2015 ..................................................... 67
ix
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước liên quan .......................................... 34
Bảng 3.1: Giải thích tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ....................... 56
Bảng 4.1: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ......................................... 60
Bảng 4.2: Kiểm tra dữ liệu ban đầu các biến trong nghiên cứu ...................................... 68
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan Pearson .................................................................. 70
Bảng 4.4: Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................... 71
Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng Fisher dựa theo ADF .................................................... 72
Bảng 4.6: Kiểm định tính dừng Im-Pesaran-Shin ........................................................... 72
Bảng 4.7: Xác định độ trễ tối ưu cho các chuỗi dữ liệu .................................................. 73
Hình 4.8: Kiểm định đồng tích hợp Trace ...................................................................... 74
Hình 4.9: Kiểm định đồng tích hợp cực đại Max-Eigenvalue........................................ 74
Bảng 4.10: Kiểm định nhân quả VAR Granger ................................................................ 75
Bảng 4.11: Kiểm định nhân quả Granger dữ liệu bảng Dumitrescu-Hurlin ..................... 75
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình GMM ...................................................................... 77
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình ARDL ..................................................................... 80
Bảng 4.14: Kiểm định đồng tích hợp Bonds theo Perasan-Shin-Smith ............................ 80
x
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2SLS (Two- Stage Least Square) : Ước lượng bình phương bé nhất 2
gia đoạn
3SLS (Three- Stage Least Square) : Ước lượng bình phương bé nhất 3
gia đoạn
ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng phát triển các nước châu
Á
ADF (Augmented Dickey Fuller) : Kiểm định DF mở rộng
AEC (ASEAN Economic Community) : Cộng đồng kinh tế ASEAN
ARDL (Autoregressive distributed lag model) : Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á
ECM (Error Correction Model) : Mô hình hiệu chỉnh sai số
FEM (Fixed Effects Model) : Mô hình tác động cố định
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản lượng quốc nội
GLS (Generalized Least Squares) : Bình phương nhỏ nhất tổng quát
GMM (Generalized Method of Moments) : Phương pháp moment tổng quát
GNI (Gross national income) : Tổng thu nhập quốc dân
GNP (Gross National Product) : Tổng sản lượng quốc gia
IMF (International Monetary Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế
IVs (Instrumental Variable Estimator) : Ước lượng biến công cụ
MDGs (Millennium Development Goals) : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
xi
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế
OLS (Ordinary Least Squares) : Bình phương nhỏ nhất
REM (Random Effects Model) : Mô hình tác động ngẫu nhiên
UNDP (United Nations Development Programme) : Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc
USD (United States Dollar) : Đồng đô la Mỹ
VAR (Vector Autoregressive Model) : Mô hình vector tự hồi quy
VECM (Vector Error Correction Model) : Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới
WDI (World Development Indicators) : Chỉ số phát triển thế giới.
WEF (World Economic Forum) : Diễn đàn Kinh tế thế giới
WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế thế giới
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
xii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm: mở đầu đặt vấn đề và
lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu cần đạt được; các câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra; mô tả đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý
nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Sử dụng vốn nhân lực là một vấn đề đang nổi lên trong thời đại mới của thế kỷ
21. Việc sử dụng vốn nhân lực là tiêu hao sức khoẻ của con người và y tế giáo dục có
hiệu quả. Khi người dân khoẻ mạnh và có kiến thức, hiển nhiên họ sẽ năng động và
nhiệt tình hơn trong công việc và trở nên hiệu quả trong hơn trong lĩnh vực của họ.
Chi tiêu công cho giáo dục, sức khoẻ và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản hình thành
một công cụ cho chính sách phát triển quốc gia. Bản chất của nguồn nhân lực hiện
nay được nhận thấy là quan trọng trong vấn đề này. Tổng sản lượng quốc gia phụ
thuộc vào mức độ sử dụng vốn con người; và tăng trưởng vốn con người như là một
kết quả ở mức độ cao hơn của tình trạng sức khoẻ, giáo dục tốt hơn, điều kiện học tập
và đào tạo mới với một tinh thần và thể chất khoẻ mạnh. Theo Lopez-Casasnovas,
Rivera và Currais (2005), Halder và cộng sự (2010), nếu không có một lực lượng lao
động với điều kiện tối thiểu về sức khoẻ, giáo dục và tình trạng khoẻ mạnh, thì một
quốc gia sẽ không xác định được năng lực của mình trong việc duy trì tình trạng tăng
trưởng kinh tế. Khái niệm về nguồn nhân lực trong việc nhấn mạnh về sức khoẻ, giáo
dục, đào tạo nghề, di cư và đầu tư khác trên con người, giúp gia tăng năng suất cho
nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay có những lợi ích đối với việc nghiên cứu kiểm
tra mối quan hệ giữa các chỉ số sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế.
Ban đầu, những nghiên cứu chỉ chú ý cho sự tích lũy vốn vật chất là động cơ cho
tăng trưởng kinh tế. Trong năm 1960, nguồn vốn con người bắt đầu được công nhận
1
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong số những nghiên cứu
đó, Mankiw, Romer và Weil (1992) cho thấy vai trò trung tâm của nguồn nhân lực
cho sự tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp các bằng chứng lý thuyết và thực
nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe tốt hơn có một tác động tích cực
đến GDP bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần có một
tầm nhìn rộng hơn trong việc nghiên cứu kết nối giữa các chỉ số sức khoẻ và tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh các nước khác, hay khu vực khác nhau.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với
sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục của con
người tăng theo và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện đang trở thành ngành kinh tế xã
hội rất quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa làm tăng lượng
khách du lịch cũng phần nào làm tăng các bệnh, dịch lây truyền qua biên giới, điều
đó làm tăng gánh nặng đối với chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, thời kỳ hội nhập cũng
là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, trao đổi thông tin và
cùng hợp tác trong phòng, chống dịch bệnh và thiên tai thảm họa. Toàn cầu hóa góp
phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và kể cả lối sống, hành vi, tác động đến sự
thay đổi mô hình bệnh tật nhanh hơn thông qua việc làm thay đổi điều kiện làm việc,
điều kiện sống và mức thu nhập. Sự thay đổi này cũng làm nảy sinh những nhu cầu
trong việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một thị trường rộng lớn với dân
số hơn 622 triệu người, tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2014 ước đạt 2.500 tỷ
USD và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 1.000 tỷ USD. Năm 2015, tổng
GDP của ASEAN là 2,5 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015.
Khu vực ASEAN đang phát triển năng động với rất nhiều tiềm năng kinh tế. Khu vực
này cần phải xác định các lĩnh vực cải tiến để đạt được các mục tiêu kinh tế và phát
triển. Trong số các quốc gia ASEAN, bảy nước Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước đang phát triển. Họ cần
phải tối ưu phân bổ nguồn lực của mình và từ nguồn nhân lực dồi dào trong khu vực
này, nó sẽ được khai thác để có nguồn vốn con người khỏe mạnh và hiệu quả. Để
2
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
điều này thành hiện thực, đó là một nhu cầu cần thiết để nghiên cứu mối quan hệ giữa
sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Do đó, chủ đề này được chọn để chỉ ra mối quan hệ
nhân quả giữa sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển trong khu
vực ASEAN, từ đó các nước sẽ có thể làm việc trên các yếu tố cần được xây dựng để
nâng cao hiệu suất kinh tế của họ.
Sức khỏe là một trong những thành phần quan trọng nhất của vốn con người. Nó
có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất của một quốc gia thông qua các kênh khác
nhau. Để đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm đánh giá quan hệ giữa sức khỏe và
tăng trưởng kinh tế cũng như hiểu rõ hơn nội dung “sự tác động của vốn sức khỏe
đến tăng trưởng kinh tế”, bài luận văn thực hiện đề tài nghiên cứu là “Mối quan hệ
giữa sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp các nước
ASEAN”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, từ những vấn đề và lý do nghiên cứu, bài nghiên cứu này kiểm tra mối
quan hệ nhân quả giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát
triển ASEAN.
Thứ hai, sau khi xác định quan hệ nhân quả giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng
kinh tế, nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của vốn sức khỏe đến tăng trưởng
kinh tế tại các nước đang phát triển ASEAN.
Thứ ba, dựa trên những kết quả tìm được, đưa ra những kết luận và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện vốn sức khỏe và nâng cao tăng trưởng kinh tế.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Quan hệ giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang
phát triển ASEAN như thế nào?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào giúp nâng cao vốn sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế các nước đang phát triển ASEAN?
3
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu này là vốn sức khoẻ, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa
sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế, và tác động của sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những biến được xem sẽ là yếu tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế theo mô hình cơ sở là chỉ số pháp luật, dân chủ, chỉ số tham
nhũng, chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số lạm phát không dùng trong nghiên
cứu này bởi vì vấn đề dữ liệu không đầy đủ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: ban đầu nghiên cứu muốn thực hiện với số liệu của tất cả các
nước thuộc khu vực ASEAN. Tuy nhiên, một số nước không có đủ số liệu thống kê
để thực hiện nghiên cứu trong khoản thời gian xác định như Đông Timor. Thứ hai là
đến 2015, các nước Brunei, Malaysia, và Singapore là nước phát triển cao hơn các
nước còn lại trong khu vực này, nên nghiên cứu không đưa vào. Do đó nghiên cứu
thực hiện dựa trên dữ liệu của 7 nước đang phát triển Đông Nam Á cụ thể là:
Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên
thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Cơ sở thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng
của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), Ngân hàng phát triển các nước châu Á (ADB),
Cơ sở dữ liệu Penn và thế giới (The Penn and world database), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF). Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập trong chuỗi thời gian từ năm 1985 -
2015, trong phạm vi 7 quốc gia khu vực Đông Nam Á.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu định lượng
theo trình tự như sau:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, kế thừa và phân tích
khách quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để làm rõ mối
quan hệ giữa vốn con người mà đại diện là sức khoẻ với tăng trưởng kinh tế, từ đó
xác định các yếu tố đại diện cho sức khoẻ có tác động tới tăng trưởng kinh tế là cơ sở
xây dựng nên mô hình nghiên cứu.
4
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý số
liệu của đề tài; thực hiện các kiểm định giả thiết thống kê như kiểm tra tính dừng
(Unit root test), tính nhân quả Granger (Granger Causality test), tính đồng tích hợp
(Co-intergration test),… nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa vốn sức khoẻ và
tăng trưởng kinh tế, sau đó tiến hành các mô hình hồi qui nhằm tìm ra mô hình thực
nghiệm phù hợp nhất để phân tích kết quả nghiên cứu. Tương ứng với từng phương
pháp ước lượng sẽ có các kiểm định phù hợp nhằm lựa chọn mô hình hồi quy tốt nhất
với bảng dữ liệu của nghiên cứu.
Cuối cùng, tiến hành so sánh kết quả phân tích thực nghiệm với các ước đoán,
các giả thiết đặc ra, trình bày các kết quả nghiên cứu và trên cơ sở đó sẽ đề xuất các
giải pháp, khuyến nghị chính sách phát triển, xem xét những hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định lượng mối quan hệ giữa
vốn sức khỏe với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đã đề xuất phương pháp đo lường
vốn sức khỏe bằng tính toán dựa trên ba khái niệm: tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong
trẻ dưới năm tuổi và tỷ suất sinh của sản phụ. Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đã phân tích quan hệ vốn sức khỏe và tăng
trưởng kinh tế ở nước đang phát triển ASEAN giai đoạn 1985-2015, làm rõ tác động
của vốn sức khỏe đến nền kinh tế các nước đang phát triển ASEAN trong giai đoạn
này.
Luận văn đã sử dụng mô hình hồi quy bảng động GMM, mô hình hồi quy sửa lỗi
ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL để đo lường và phân tích thực nghiệm mối
quan hệ giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển
ASEAN giai đoạn 1985-2015. Luận văn lựa chọn các biến đại diện trong mô hình:
Rgdp (tăng trưởng kinh tế), Health (vốn sức khỏe), Edu (tỷ lệ học sinh trung học),
Invest (tỷ lệ đầu tư công), Govexp (tỷ lệ chi tiêu công) và Open (độ mở thương mại).
Với kết quả phân tích và gợi ý chính sách, các chỉ số sức khoẻ được xây dựng
như là đại diện quan trọng của vốn con người, ở mức độ cao hơn sẽ là lĩnh vực cần
5
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
được các nhà tạo lập chính sách quan tâm cải tiến để nâng cao sức khỏe con người,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô tại các nước đang phát triển ASEAN.
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày giới thiệu khái quát về vấn đề và lý do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, và kết cấu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về sức khỏe là thành tố
quan trọng của vốn con người; tăng trưởng kinh tế, các mô hình tăng trưởng kinh tế;
mối quan hệ giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chương này cũng
trình bày kết quả của một số nghiên cứu trước có liên quan, từ đó đề xuất giả thuyết
nghiên cứu là cơ sở để thiết kế mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Trình bày trình bày cơ sở
xây dựng mô hình và mô hình nghiên cứu đề xuất; giới thiệu các phương pháp kiểm
định và ước lượng mô hình phù hợp. Mô tả dữ liệu nghiên cứu, giải thích các biến và
nguồn dữ liệu được lấy để thực hiện nghiên cứu với kỳ vọng dấu tương ứng.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Trình bày phân tích đánh
giá vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong giai đoạn nghiên
cứu. Kiểm tra dữ liệu ban đầu, phân tích tương quan giữa các biến, kiểm định các giả
thuyết có liên quan đến mô hình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu từ mô
hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Tổng kết các nội dung luận văn đã thực
hiện, từ đó đưa ra một số kết luận, khuyến nghị về chính sách nâng cao sức khỏe con
người đối với các nước ASEAN để góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đồng
thời đưa ra những điểm mới, những hạn chế của đề tài, và hướng nghiên cứu tiếp
theo.
6
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết về sức khoẻ là thành tố quan
trọng của vốn con người; các chỉ số vốn con người; các lý thuyết đo lường sức khoẻ;
khái niệm tăng trưởng kinh tế; các mô hình lý thuyết đo lường tăng trưởng kinh tế; lý
thuyết mối quan hệ giữa sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Sau đó là tóm tắt một số
nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết
và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sẽ đề xuất giả thuyết nghiên cứu, là cơ
sở để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này.
2.1 Sức khỏe là thành tố quan trọng của vốn con người
Theo Becker (1993), phân tích vốn con người bắt đầu với giả thiết cho rằng
những cá nhân quyết định giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế và những phần bổ sung
vào hiểu biết và sức khoẻ của mình bằng cách cân nhắc những phần được và những
chi phí. Becker đã nhận giải Nobel năm 1992 về Khoa học Kinh tế, là người tiên
phong áp dụng phân tích kinh tế vào hành vi của con người trong các lĩnh vực như
phân biệt, hôn nhân, quan hệ gia đình và giáo dục.
Theo Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”, thì
vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con
người nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện sức khỏe và lao động. Nguồn vốn này được
khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản
ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó
tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất
trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Vốn con
người được xem là tài sản của mỗi quốc gia. Khi định giá tài sản quốc gia, các nhà
kinh tế cũng tính toán phần giá trị của nó vào tổng tài sản. Ngày nay nguồn vốn này
giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia và là nguồn lực quyết định tới
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN HOÀNG PHÚ
MỐI QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP CÁC NƯỚC ASEAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2018
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn “Mối quan hệ giữa sức khoẻ và tăng trưởng kinh
tế: Nghiên cứu trường hợp các nước ASEAN” này là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng, toàn
phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng
để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có nghiên cứu, luận văn, tài liệu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học
hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Trần Hoàng Phú
i
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô của Trường Đại Học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi được học tập và
nghiên cứu ở nhà trường. Nguồn kiến thức của quý thầy cô truyền thụ cho không những
là nền tảng để tôi nghiên cứu thực hiện luận văn này mà còn là hành trang vô cùng quý
báu giúp tôi tự tin phát triển hơn trong công việc và cuộc sống sau này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Loan đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Cao học Kinh Tế ME015A, các bạn
đồng nghiệp và gia đình đã nhiệt tình ủng hộ, khích lệ, chia sẽ nhiều tài liệu, kinh nghiệm
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã nỗ lực để thực hiện một cách hoàn chỉnh nhất song cũng không thể tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của quý thầy cô và
bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Trần Hoàng Phú
ii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của vốn con người với tăng trưởng kinh tế đã trở thành mối quan tâm
đặc biệt của các quốc gia khi tham gia tự do hoá thương mại toàn cầu. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mặc dù vốn con người
bao gồm nhiều khía cạnh như: giáo dục, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ … nhưng chỉ
tập trung vào yếu tố giáo dục làm thước đo để xem xét ảnh hưởng của vốn con người đến
tăng tưởng kinh tế.
Đề tài này được thực hiện để kiểm tra mối quan hệ giữa sức khoẻ và tăng trưởng
kinh tế, đồng thời đánh giá tác động của sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế tại một số nước
đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN) trong giai đoạn từ năm 1985 đến
năm 2015. Bằng các kỹ thuật kinh tế lượng và dữ liệu bảng, các phương pháp được dùng
là kiểm tra quan hệ nhân quả Granger, các phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng
GMM và hồi quy sửa lỗi ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL. Với mẫu nghiên cứu
bao gồm 7 quốc gia đang phát triển thuộc ASEAN là Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa vốn sức khoẻ (được tính dựa trên tỷ lệ tử
vong trẻ dưới 5 tuổi, tuổi thọ trung bình và tỷ suất sinh của sản phụ) và tăng trưởng kinh
tế ( biểu thị bởi thu nhập bình quân đầu người) tại các nước đang phát triển ASEAN trong
giai đoạn nghiên cứu có tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều tại độ trễ 1. Nghiên cứu
cũng cho thấy rằng vốn sức khoẻ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các nước
đang phát triển ASEAN.
Với kết quả nghiên cứu được, đề tài đưa ra một số chính sách nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển bền vững cho các nước đang phát triển ASEAN. Trong đó,
nghiên cứu nhấn mạnh cần thực hiện các chính sách nhằm gia tăng vốn con người thông
iii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
qua kiểm soát dân số, tăng đầu tư và chi tiêu cho y tế, tăng đầu tư và chi tiêu cho giáo dục
và tăng cường giao dịch thương mại tự do.
iv
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. xi
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 6
CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 7
v
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
2.1. Sức khỏe là thành tố quan trọng của vốn con người .............................................. 7
2.2. Đo lường vốn sức khoẻ ........................................................................................ 16
2.3. Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế ........................................................ 18
2.4. Các mô hình lý thuyết tăng trưởng kinh tế........................................................... 20
2.4.1. Mô hình tăng trưởng cơ bản ......................................................................... 20
2.4.2. Mô hình cổ điển ............................................................................................ 20
2.4.3. Mô hình tân cổ điển ...................................................................................... 21
2.4.4. Mô hình tăng trưởng của Solow ................................................................... 22
2.4.5. Mô hình tăng trưởng nội sinh ....................................................................... 23
2.5. Mối quan hệ sức khỏe và tăng trưởng kinh tế ...................................................... 25
2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước .......................................................................... 28
Tóm tắt chương 2............................................................................................................... 35
CHƯƠNG III MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 37
3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 37
3.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................ 37
3.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 40
3.2. Phương pháp ước lượng mô hình ......................................................................... 43
3.2.1. Kiểm định tính dừng ..................................................................................... 43
3.2.2. Kiểm định đồng tích hợp .............................................................................. 45
3.2.3. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................ 46
3.2.4. Mô hình hồi quy bảng động moment tổng quát GMM................................. 47
3.2.5. Mô hình hiệu chỉnh sai số ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL ............ 49
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 51
vi
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
3.4. Giải thích các biến và nguồn dữ liệu .................................................................... 52
Tóm tắt chương 3: ............................................................................................................. 57
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................ 59
4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng của các nước đang phát
triển ASEAN giai đoạn 1985-2015 ................................................................................... 59
4.1.1. Tăng trưởng kinh tế (theo GDP bình quân đầu người) ................................. 59
4.1.2. Vốn sức khoẻ ................................................................................................ 62
4.1.3. Tỷ lệ học sinh trung học ............................................................................... 65
4.1.4. Tỷ lệ đầu tư công .......................................................................................... 66
4.1.5. Tỷ lệ chi tiêu công ........................................................................................ 67
4.1.6. Độ mở thương mại ........................................................................................ 67
4.2. Kiểm tra dữ liệu ban đầu các biến ........................................................................ 68
4.3. Ma trận tương quan .............................................................................................. 70
4.4. Kiểm tra đa cộng tuyến ........................................................................................ 70
4.5. Kiểm định mối quan hệ giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế ..................... 71
4.5.1. Kiểm tra tính dừng ........................................................................................ 71
4.5.2. Độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................................. 73
4.5.3. Kiểm định tính đồng tích hợp ....................................................................... 73
4.5.4. Kiểm định nhân quả Granger ........................................................................ 74
4.6. Đánh giá tác động của vốn sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế ............................. 75
4.6.1. Kết quả ước lượng hồi quy dữ liệu bảng động GMM .................................. 76
4.6.2. Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số ECM tiếp cận theo
phương pháp ARDL .......................................................................................................... 78
vii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
4.6.3. Giải thích kết quả nghiên cứu ....................................................................... 81
4.7. So sánh với các kết quả nghiên cứu trước............................................................ 84
Tóm tắt chương 4............................................................................................................... 89
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 90
5.1. Kết luận ................................................................................................................ 90
5.2. Khuyến nghị chính sách ....................................................................................... 92
5.3. Những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... xiii
Phụ lục 1: Bảng mã quốc gia trong nghiên cứu ......................................................... xiii
Phụ lục 2: Chi tiết số liệu nghiên cứu ........................................................................ xiv
Phụ lục 3: Đồ thị kiểm tra các biến ........................................................................... xxii
Phụ lục 4: Thống kê dữ liệu ban đầu......................................................................... xxv
Phụ lục 5: Ma trận tương quan và đa cộng tuyến..................................................... xxvi
Phụ lục 6: Xác định độ trễ tối ưu ............................................................................ xxvii
Phụ lục 7: Kiểm định đồng tích hợp Johansen ........................................................ xxvii
Phụ lục 8: Kiểm định nhân quả VAR Granger ...................................................... xxviii
Phụ lục 9: Kiểm định nhân quả Granger dữ liệu bảng Dumitrescu-Hurlin ........... xxviii
Phụ lục 10: Kết quả hồi quy mô hình GMM .............................................................. xxix
Phụ lục 11: Kết quả hồi quy mô hình ARDL .............................................................. xxx
viii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Đường cong Preston cho GDP bình quân đầu người và tuổi thọ trung bình .. 12
Hình 3.1: Mô hình kiểm định mối quan hệ ..................................................................... 37
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................ 40
Hình 3.3: Quy trình kiểm định mối quan hệ vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế ......... 58
Hình 4.1: GDP bình quân đầu người tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ............................. 59
Hình 4.2: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .......................................... 61
Hình 4.3: Vốn sức khoẻ của 7 nước ASEAN từ 1985 đến 2015 ..................................... 63
Hình 4.4: Tuổi thọ trung bình tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ........................................ 63
Hình 4.5: Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .......................... 64
Hình 4.6: Tỷ suất sinh tại 7 nước ASEAN 1985-2015 .................................................... 65
Hình 4.7: Tỷ lệ học sinh trung học tại ASEAN 1985-2015 ............................................ 66
Hình 4.8: Tỷ lệ đầu tư công tại ASEAN 1985-2015 ....................................................... 66
Hình 4.9: Tỷ lệ chi tiêu công tại ASEAN 1985-2015 ..................................................... 67
Hình 4.10: Độ mở thương mại tại ASEAN 1985-2015 ..................................................... 67
ix
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước liên quan .......................................... 34
Bảng 3.1: Giải thích tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất ....................... 56
Bảng 4.1: Tăng trưởng GDP tại 7 nước ASEAN 1985-2015 ......................................... 60
Bảng 4.2: Kiểm tra dữ liệu ban đầu các biến trong nghiên cứu ...................................... 68
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan Pearson .................................................................. 70
Bảng 4.4: Kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................................... 71
Bảng 4.5: Kiểm định tính dừng Fisher dựa theo ADF .................................................... 72
Bảng 4.6: Kiểm định tính dừng Im-Pesaran-Shin ........................................................... 72
Bảng 4.7: Xác định độ trễ tối ưu cho các chuỗi dữ liệu .................................................. 73
Hình 4.8: Kiểm định đồng tích hợp Trace ...................................................................... 74
Hình 4.9: Kiểm định đồng tích hợp cực đại Max-Eigenvalue........................................ 74
Bảng 4.10: Kiểm định nhân quả VAR Granger ................................................................ 75
Bảng 4.11: Kiểm định nhân quả Granger dữ liệu bảng Dumitrescu-Hurlin ..................... 75
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình GMM ...................................................................... 77
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình ARDL ..................................................................... 80
Bảng 4.14: Kiểm định đồng tích hợp Bonds theo Perasan-Shin-Smith ............................ 80
x
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2SLS (Two- Stage Least Square) : Ước lượng bình phương bé nhất 2
gia đoạn
3SLS (Three- Stage Least Square) : Ước lượng bình phương bé nhất 3
gia đoạn
ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng phát triển các nước châu
Á
ADF (Augmented Dickey Fuller) : Kiểm định DF mở rộng
AEC (ASEAN Economic Community) : Cộng đồng kinh tế ASEAN
ARDL (Autoregressive distributed lag model) : Mô hình tự hồi quy phân phối trễ
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) : Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á
ECM (Error Correction Model) : Mô hình hiệu chỉnh sai số
FEM (Fixed Effects Model) : Mô hình tác động cố định
GDP (Gross Domestic Product) : Tổng sản lượng quốc nội
GLS (Generalized Least Squares) : Bình phương nhỏ nhất tổng quát
GMM (Generalized Method of Moments) : Phương pháp moment tổng quát
GNI (Gross national income) : Tổng thu nhập quốc dân
GNP (Gross National Product) : Tổng sản lượng quốc gia
IMF (International Monetary Fund) : Quỹ tiền tệ quốc tế
IVs (Instrumental Variable Estimator) : Ước lượng biến công cụ
MDGs (Millennium Development Goals) : Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
xi
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế
OLS (Ordinary Least Squares) : Bình phương nhỏ nhất
REM (Random Effects Model) : Mô hình tác động ngẫu nhiên
UNDP (United Nations Development Programme) : Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc
USD (United States Dollar) : Đồng đô la Mỹ
VAR (Vector Autoregressive Model) : Mô hình vector tự hồi quy
VECM (Vector Error Correction Model) : Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới
WDI (World Development Indicators) : Chỉ số phát triển thế giới.
WEF (World Economic Forum) : Diễn đàn Kinh tế thế giới
WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế thế giới
WTO (World Trade Organization) : Tổ chức thương mại thế giới
xii
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Chương này giới thiệu tổng quan về nghiên cứu bao gồm: mở đầu đặt vấn đề và
lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu cần đạt được; các câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra; mô tả đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý
nghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Sử dụng vốn nhân lực là một vấn đề đang nổi lên trong thời đại mới của thế kỷ
21. Việc sử dụng vốn nhân lực là tiêu hao sức khoẻ của con người và y tế giáo dục có
hiệu quả. Khi người dân khoẻ mạnh và có kiến thức, hiển nhiên họ sẽ năng động và
nhiệt tình hơn trong công việc và trở nên hiệu quả trong hơn trong lĩnh vực của họ.
Chi tiêu công cho giáo dục, sức khoẻ và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản hình thành
một công cụ cho chính sách phát triển quốc gia. Bản chất của nguồn nhân lực hiện
nay được nhận thấy là quan trọng trong vấn đề này. Tổng sản lượng quốc gia phụ
thuộc vào mức độ sử dụng vốn con người; và tăng trưởng vốn con người như là một
kết quả ở mức độ cao hơn của tình trạng sức khoẻ, giáo dục tốt hơn, điều kiện học tập
và đào tạo mới với một tinh thần và thể chất khoẻ mạnh. Theo Lopez-Casasnovas,
Rivera và Currais (2005), Halder và cộng sự (2010), nếu không có một lực lượng lao
động với điều kiện tối thiểu về sức khoẻ, giáo dục và tình trạng khoẻ mạnh, thì một
quốc gia sẽ không xác định được năng lực của mình trong việc duy trì tình trạng tăng
trưởng kinh tế. Khái niệm về nguồn nhân lực trong việc nhấn mạnh về sức khoẻ, giáo
dục, đào tạo nghề, di cư và đầu tư khác trên con người, giúp gia tăng năng suất cho
nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay có những lợi ích đối với việc nghiên cứu kiểm
tra mối quan hệ giữa các chỉ số sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế.
Ban đầu, những nghiên cứu chỉ chú ý cho sự tích lũy vốn vật chất là động cơ cho
tăng trưởng kinh tế. Trong năm 1960, nguồn vốn con người bắt đầu được công nhận
1
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế quốc gia. Trong số những nghiên cứu
đó, Mankiw, Romer và Weil (1992) cho thấy vai trò trung tâm của nguồn nhân lực
cho sự tăng trưởng kinh tế bằng cách cung cấp các bằng chứng lý thuyết và thực
nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe tốt hơn có một tác động tích cực
đến GDP bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần có một
tầm nhìn rộng hơn trong việc nghiên cứu kết nối giữa các chỉ số sức khoẻ và tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh các nước khác, hay khu vực khác nhau.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với thu nhập xã hội ngày càng tăng cộng với
sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục của con
người tăng theo và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hiện đang trở thành ngành kinh tế xã
hội rất quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa làm tăng lượng
khách du lịch cũng phần nào làm tăng các bệnh, dịch lây truyền qua biên giới, điều
đó làm tăng gánh nặng đối với chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, thời kỳ hội nhập cũng
là cơ hội để các nước chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, trao đổi thông tin và
cùng hợp tác trong phòng, chống dịch bệnh và thiên tai thảm họa. Toàn cầu hóa góp
phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và kể cả lối sống, hành vi, tác động đến sự
thay đổi mô hình bệnh tật nhanh hơn thông qua việc làm thay đổi điều kiện làm việc,
điều kiện sống và mức thu nhập. Sự thay đổi này cũng làm nảy sinh những nhu cầu
trong việc chăm sóc sức khoẻ, giáo dục.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một thị trường rộng lớn với dân
số hơn 622 triệu người, tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2014 ước đạt 2.500 tỷ
USD và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 1.000 tỷ USD. Năm 2015, tổng
GDP của ASEAN là 2,5 nghìn tỷ USD, trở thành nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015.
Khu vực ASEAN đang phát triển năng động với rất nhiều tiềm năng kinh tế. Khu vực
này cần phải xác định các lĩnh vực cải tiến để đạt được các mục tiêu kinh tế và phát
triển. Trong số các quốc gia ASEAN, bảy nước Campuchia, Indonesia, Lào,
Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam là những nước đang phát triển. Họ cần
phải tối ưu phân bổ nguồn lực của mình và từ nguồn nhân lực dồi dào trong khu vực
này, nó sẽ được khai thác để có nguồn vốn con người khỏe mạnh và hiệu quả. Để
2
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
điều này thành hiện thực, đó là một nhu cầu cần thiết để nghiên cứu mối quan hệ giữa
sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Do đó, chủ đề này được chọn để chỉ ra mối quan hệ
nhân quả giữa sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển trong khu
vực ASEAN, từ đó các nước sẽ có thể làm việc trên các yếu tố cần được xây dựng để
nâng cao hiệu suất kinh tế của họ.
Sức khỏe là một trong những thành phần quan trọng nhất của vốn con người. Nó
có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất của một quốc gia thông qua các kênh khác
nhau. Để đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm đánh giá quan hệ giữa sức khỏe và
tăng trưởng kinh tế cũng như hiểu rõ hơn nội dung “sự tác động của vốn sức khỏe
đến tăng trưởng kinh tế”, bài luận văn thực hiện đề tài nghiên cứu là “Mối quan hệ
giữa sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu trường hợp các nước
ASEAN”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, từ những vấn đề và lý do nghiên cứu, bài nghiên cứu này kiểm tra mối
quan hệ nhân quả giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát
triển ASEAN.
Thứ hai, sau khi xác định quan hệ nhân quả giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng
kinh tế, nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của vốn sức khỏe đến tăng trưởng
kinh tế tại các nước đang phát triển ASEAN.
Thứ ba, dựa trên những kết quả tìm được, đưa ra những kết luận và đề xuất các
giải pháp hoàn thiện vốn sức khỏe và nâng cao tăng trưởng kinh tế.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Quan hệ giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang
phát triển ASEAN như thế nào?
Câu hỏi 2: Giải pháp nào giúp nâng cao vốn sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế các nước đang phát triển ASEAN?
3
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu này là vốn sức khoẻ, tăng trưởng kinh tế, mối quan hệ giữa
sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế, và tác động của sức khoẻ đến tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những biến được xem sẽ là yếu tố tác động đến
tăng trưởng kinh tế theo mô hình cơ sở là chỉ số pháp luật, dân chủ, chỉ số tham
nhũng, chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số lạm phát không dùng trong nghiên
cứu này bởi vì vấn đề dữ liệu không đầy đủ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: ban đầu nghiên cứu muốn thực hiện với số liệu của tất cả các
nước thuộc khu vực ASEAN. Tuy nhiên, một số nước không có đủ số liệu thống kê
để thực hiện nghiên cứu trong khoản thời gian xác định như Đông Timor. Thứ hai là
đến 2015, các nước Brunei, Malaysia, và Singapore là nước phát triển cao hơn các
nước còn lại trong khu vực này, nên nghiên cứu không đưa vào. Do đó nghiên cứu
thực hiện dựa trên dữ liệu của 7 nước đang phát triển Đông Nam Á cụ thể là:
Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên
thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Cơ sở thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng
của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), Ngân hàng phát triển các nước châu Á (ADB),
Cơ sở dữ liệu Penn và thế giới (The Penn and world database), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF). Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập trong chuỗi thời gian từ năm 1985 -
2015, trong phạm vi 7 quốc gia khu vực Đông Nam Á.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là nghiên cứu định lượng
theo trình tự như sau:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, kế thừa và phân tích
khách quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để làm rõ mối
quan hệ giữa vốn con người mà đại diện là sức khoẻ với tăng trưởng kinh tế, từ đó
xác định các yếu tố đại diện cho sức khoẻ có tác động tới tăng trưởng kinh tế là cơ sở
xây dựng nên mô hình nghiên cứu.
4
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý số
liệu của đề tài; thực hiện các kiểm định giả thiết thống kê như kiểm tra tính dừng
(Unit root test), tính nhân quả Granger (Granger Causality test), tính đồng tích hợp
(Co-intergration test),… nhằm tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa vốn sức khoẻ và
tăng trưởng kinh tế, sau đó tiến hành các mô hình hồi qui nhằm tìm ra mô hình thực
nghiệm phù hợp nhất để phân tích kết quả nghiên cứu. Tương ứng với từng phương
pháp ước lượng sẽ có các kiểm định phù hợp nhằm lựa chọn mô hình hồi quy tốt nhất
với bảng dữ liệu của nghiên cứu.
Cuối cùng, tiến hành so sánh kết quả phân tích thực nghiệm với các ước đoán,
các giả thiết đặc ra, trình bày các kết quả nghiên cứu và trên cơ sở đó sẽ đề xuất các
giải pháp, khuyến nghị chính sách phát triển, xem xét những hạn chế và hướng
nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của cách tiếp cận định lượng mối quan hệ giữa
vốn sức khỏe với tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu đã đề xuất phương pháp đo lường
vốn sức khỏe bằng tính toán dựa trên ba khái niệm: tuổi thọ trung bình, tỷ lệ tử vong
trẻ dưới năm tuổi và tỷ suất sinh của sản phụ. Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và
nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đã phân tích quan hệ vốn sức khỏe và tăng
trưởng kinh tế ở nước đang phát triển ASEAN giai đoạn 1985-2015, làm rõ tác động
của vốn sức khỏe đến nền kinh tế các nước đang phát triển ASEAN trong giai đoạn
này.
Luận văn đã sử dụng mô hình hồi quy bảng động GMM, mô hình hồi quy sửa lỗi
ECM tiếp cận theo phương pháp ARDL để đo lường và phân tích thực nghiệm mối
quan hệ giữa vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển
ASEAN giai đoạn 1985-2015. Luận văn lựa chọn các biến đại diện trong mô hình:
Rgdp (tăng trưởng kinh tế), Health (vốn sức khỏe), Edu (tỷ lệ học sinh trung học),
Invest (tỷ lệ đầu tư công), Govexp (tỷ lệ chi tiêu công) và Open (độ mở thương mại).
Với kết quả phân tích và gợi ý chính sách, các chỉ số sức khoẻ được xây dựng
như là đại diện quan trọng của vốn con người, ở mức độ cao hơn sẽ là lĩnh vực cần
5
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
được các nhà tạo lập chính sách quan tâm cải tiến để nâng cao sức khỏe con người,
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô tại các nước đang phát triển ASEAN.
1.7 Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày giới thiệu khái quát về vấn đề và lý do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, và kết cấu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về sức khỏe là thành tố
quan trọng của vốn con người; tăng trưởng kinh tế, các mô hình tăng trưởng kinh tế;
mối quan hệ giữa vốn sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chương này cũng
trình bày kết quả của một số nghiên cứu trước có liên quan, từ đó đề xuất giả thuyết
nghiên cứu là cơ sở để thiết kế mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Trình bày trình bày cơ sở
xây dựng mô hình và mô hình nghiên cứu đề xuất; giới thiệu các phương pháp kiểm
định và ước lượng mô hình phù hợp. Mô tả dữ liệu nghiên cứu, giải thích các biến và
nguồn dữ liệu được lấy để thực hiện nghiên cứu với kỳ vọng dấu tương ứng.
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Trình bày phân tích đánh
giá vốn sức khoẻ và tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong giai đoạn nghiên
cứu. Kiểm tra dữ liệu ban đầu, phân tích tương quan giữa các biến, kiểm định các giả
thuyết có liên quan đến mô hình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu từ mô
hình kinh tế lượng.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Tổng kết các nội dung luận văn đã thực
hiện, từ đó đưa ra một số kết luận, khuyến nghị về chính sách nâng cao sức khỏe con
người đối với các nước ASEAN để góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Đồng
thời đưa ra những điểm mới, những hạn chế của đề tài, và hướng nghiên cứu tiếp
theo.
6
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế học Học viên thực hiên : Trần Hoàng Phú
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết về sức khoẻ là thành tố quan
trọng của vốn con người; các chỉ số vốn con người; các lý thuyết đo lường sức khoẻ;
khái niệm tăng trưởng kinh tế; các mô hình lý thuyết đo lường tăng trưởng kinh tế; lý
thuyết mối quan hệ giữa sức khỏe và tăng trưởng kinh tế. Sau đó là tóm tắt một số
nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ cơ sở lý thuyết
và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả sẽ đề xuất giả thuyết nghiên cứu, là cơ
sở để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này.
2.1 Sức khỏe là thành tố quan trọng của vốn con người
Theo Becker (1993), phân tích vốn con người bắt đầu với giả thiết cho rằng
những cá nhân quyết định giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế và những phần bổ sung
vào hiểu biết và sức khoẻ của mình bằng cách cân nhắc những phần được và những
chi phí. Becker đã nhận giải Nobel năm 1992 về Khoa học Kinh tế, là người tiên
phong áp dụng phân tích kinh tế vào hành vi của con người trong các lĩnh vực như
phân biệt, hôn nhân, quan hệ gia đình và giáo dục.
Theo Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”, thì
vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con
người nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện sức khỏe và lao động. Nguồn vốn này được
khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được phản
ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ. Cùng với vốn hữu hình nó
tạo ra tài sản của nền kinh tế, nhưng vốn con người là phần cấu thành quan trọng nhất
trong đó, góp phần vào tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế của mỗi nước. Vốn con
người được xem là tài sản của mỗi quốc gia. Khi định giá tài sản quốc gia, các nhà
kinh tế cũng tính toán phần giá trị của nó vào tổng tài sản. Ngày nay nguồn vốn này
giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi quốc gia và là nguồn lực quyết định tới
7