Mối quan hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở tây nguyên tt
- 27 trang
- file .pdf
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ HÒA
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Sỹ Cường
2. PGS.TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 1:PGS.TS ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng
Phản biện 3: PGS.TS Ngô Quang Minh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Khoa học xã hội - 477 nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
Vào hồi……. giờ ……. Ngày…… tháng………năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện của Học viện Khoa học xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội khá phức
tạp. Tăng trưởng là cần thiết, song chỉ tăng trưởng thôi chưa đủ mà cần
phải biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã
hội. Thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng
cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.
Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng
gồm 5 tỉnh. Trong những năm qua tình hình Kinh tế - Xã hội Tây Nguyên
đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân cực giàu
nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùng dân tộc thiểu số đang
ngày càng rõ nét.
Tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng thu nhập (BBĐTN) là
những chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên việc kết
hợp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở nước ta còn mới mẻ. Đặc biệt
là các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên khá ít. Nghiên cứu mối
quan hệ BBĐTN và TTKT giúp đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở
đề xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa
cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn đề tài : “Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: Đề xuất chính sách giải quyết mối quan hệ bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu, lý luận và
thực tiễn kinh nghiệm nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế. Phân tích tình hình BBĐTN, TTKT và mối quan hệ
BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên. Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải
quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT. Phạm vi
nghiên cứu: gồm 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2016
4. Phương pháp nghiên cứu.
41 Câu hỏi nghiên cứu: (i) Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình
đẳng thu nhập như thế nào ở Tây Nguyên?; (ii) Bất bình đẳng thu nhập có
ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên?
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(i) Luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy
TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiên quá trình này còn
tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào vốn,
lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị trí quan trọng trong nền
kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN; (ii) Luận án đồng ý với quan điểm
cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở
2
Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giai đoạn đầu của quá trình
tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bình đẳng bằng mọi giá.
Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêu cực); (iii) Kết
quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phần lớn các
chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ý
TTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác
động đối với TTKT ở Tây Nguyên; (iv) Kết quả phương pháp định lượng
chứng minh không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở
Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiều khi TTKT tác động làm gia
tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lại đối với TTKT;
(v) Luận án đưa ra những đánh giá chung về kết quả nghiên cứu và chỉ ra
một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mối quan hệ BBĐTN
và TTKT ở Tây Nguyên, chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa
hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững;
(vi) Đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyên trong
việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Hàm ý chính sách, kiến
nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát
triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng
khi xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên. Từ đó
đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu.
(ii) Nghiên cứu trên phạm vi một Vùng (gồm 5 tỉnh), luận án chứng
minh chỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT ở Tây
3
Nguyên, cung cấp căn cứ cần thiết cho việc hoạch định chiến lược tác
động đến TTKT và BBĐTN cho vùng Tây Nguyên.
(iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các chính sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây
Nguyên, làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách đảm bảo mục tiêu
TTKT và công bằng xã hội ở Tây Nguyên trong thời gian tiếp theo.
7. Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và
TTKT
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và
TTKT
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên
Chương 4: Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN
HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết
Theo lý thuyết truyền thống, mục tiêu TTKT có thể mâu thuẫn với
mục tiêu hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng xuất phát từ cơ chế lấy
thu nhập người giàu chia cho người nghèo khi chính phủ thực hiện chính
sách tái phân phối (như sử dụng công cụ thuế hay các chương trình phúc
lợi xã hội).
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
4
Các nhà kinh tế học hiện đại trên thế giới tiến hành nhiều nghiên cứu
thực nghiệm sau này nhận thấy được mối quan hệ của bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên còn tồn tại nhiều tranh cãi về mối
quan hệ này. Mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN được các nhà kinh tế
đưa ra nhiều xu hướng khác nhau: tích cực, tiêu cực, phi tuyến.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nhiều nghiên cứu trong nước cũng nêu lên xu hướng mối quan hệ
giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này
nhấn mạnh, mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT là mối quan hệ phức tạp,
tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ đầu
của nền kinh tế, bất bình đẳng thu nhập trong một số trường hợp tác động
ngược trở lại, có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Những đề xuất nêu lên
khẳng định cần có những chính sách gia tăng tác động tích cực và hạn chế
tác động tiêu cực của mối quan hệ này.
Khoảng trống nghiên cứu:
(i) Các công trình trong nước giai đoạn trước chủ yếu là nghiên cứu
định tính. Gần đây có một số công trình nghiên cứu định lượng nhưng chủ
yếu nghiên cứu tác động một chiều của mối quan hệ này và thực hiện chủ
yếu trên phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Hiện có rất ít nghiên cứu đề cập đến
mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi
một vùng (Vùng 5 tỉnh như Tây Nguyên); (ii) Các nghiên cứu về Tây
Nguyên hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, một số có đề cập đến chênh lệch thu nhập ở Tây
Nguyên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ
BBĐTN và TTKT trên địa bàn Tây Nguyên; (iii) Nghiên cứu mối quan hệ
5
BBĐTN và TTKT tế ở Tây Nguyên – một vùng kinh tế lớn ở nước ta với
những đặc thù kinh tế - xã hội khác biệt là hết sức quan trọng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về BBĐTN và TTKT
Lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập
BBĐTN là cơ sở quan trọng của bất bình đẳng xã hội. Các lý luận về
BBĐTN được đưa ra đều hướng tới việc xem xét nguồn gốc của bất bình
đẳng thu nhập bao gồm: sự khác biệt địa vị xã hội, khả năng tiếp cận cơ
hội và ảnh hưởng chính trị. Nghiên cứu này tập trung xem xét trong phạm
vi các vấn đề liên quan đến BBĐTN thông qua các chỉ tiêu như hệ số Gini,
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.
Lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế: Tập trung vào xem xét các
khía cạnh: quy mô và chất lượng của quá trình tăng trưởng kinh tế.
2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và TTKT
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập?
Thứ hai, bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế?
Nhân tố kinh tế xã hội đặc
trưng vùng
Bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế
Gini, chênh lệch khoảng cách Tốc độ TTKT, GDP bình
giàu nghèo quân đầu người
6
2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên
cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu Mô hình véc tơ tự hồi quy dữ liệu bảng (PVAR)
Uớc lượng tác động cố định và ngẫu nhiên (FEM, REM),
Hausman
Lnginiit = β0 + β1lnpergdpit + β0Zit + uit (22)
Lnpergdpit = β0 + β1lnginiit + β0Zit + eit (23)
2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT. Bài học cho Tây Nguyên
Nghiên cứu bài học kinh nghiệm cho rằng các chính sách gắn kết
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội rất quan trọng, đặc
biệt đối với Tây Nguyên cần chú trọng vào vấn đề đặc thù vùng như vấn
đề dân tộc, sở hữu tài nguyên, giáo dục.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc
biệt là đối với ngành công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn
là khu vực có vị trí chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng của nước
ta. Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên cũng đồng nghĩa với việc nâng cao
năng lực quốc phòng an ninh cho đất nước, chú trọng vào các vấn đề dân
7
tộc và xã hội trên địa bàn. Đảm bảo thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội ở Tây Nguyên có vai trò hết sức quan trọng.
3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
3.2.1 Bất bình đẳng thu nhập
Mức sống các nhóm hộ gia đình dù được cải thiện nhưng chênh lệch
thu nhập vẫn cao giữa các nhóm dân cư, giữa khu vực thành thị và nông
thôn, giữa các nhóm dân tộc. Sự gia tăng BBĐTN dẫn đến nhóm thu nhập
thấp khó khăn tiếp cận y tế, giáo dục, điện lưới, nước sạch, giao thông...
Những bất cập này liên quan đến vấn đề an sinh xã hội.
3.2.2 Tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Giai đoạn 2001 – 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên có xu
hướng gia tăng. Tây Nguyên đã có những nỗ lực nhất định hướng đến khai
thác tốt nguồn lực cho quá trình phát triển như vốn, lao động, tài nguyên.
Tuy nhiên đà tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Một số hạn chế
của quá trình tăng trưởng giai đoạn này như: Mô hình tăng trưởng kinh tế
chậm đổi mới, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng phụ thuộc nhiều vào
vốn, nguồn lao động có tăng nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ đóng góp
TFP vào TTKT còn thấp.
3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
3.3.1 Những biểu hiện về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
3.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng thu nhập gia tăng khi
nhóm người giàu có điều kiện tiếp cận các nguồn lực trong nền kinh tế
ở Tây Nguyên
8
Những vấn đề khiến TTKT dẫn đến BBĐTN gia tăng ở Tây Nguyên
bao gồm:
Thứ nhất, nhóm có thu nhập cao hơn thường sở hữu nhiều đất đai sản xuất
nông nghiệp. Thứ hai, chênh lệch đầu tư vào giáo dục giữa nhóm thu nhập
cao và thu nhập thấp. Thứ ba, khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận các nguồn thông tin (vốn, thị trường, thể
chế...) có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn
3.3.1.2 Tăng trưởng kinh tế tạo nhiều việc làm, cơ hội nâng cao thu
nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm theo mục tiêu gắn tăng trưởng với tiến bộ, công bằng
xã hội đã mở ra cơ hội cho người lao động nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, chất
lượng lao động ở Tây Nguyên còn hạn chế, số lượng lao động qua đào tạo
nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở Tây Nguyên còn thấp so với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng (theo đánh giá của Ban chỉ đạo Tây
Nguyên). Từ đó dẫn đến mặc dù số lượng việc làm gia tăng nhưng hiệu quả
chưa cao.
3.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo và thực hiện công
bằng xã hội ở Tây Nguyên
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, công cuộc giảm nghèo ở Tây
Nguyên đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu
công bằng xã hội. Tuy nhiên, bằng chứng thực tế cho thấy tỷ lệ giảm
nghèo và tăng trưởng phân bố không đều ở Tây Nguyên, Tây Nguyên vẫn
là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước. Năm 2016 theo chuẩn
nghèo đa chiều ở mức 11,6% (Số liệu niên giám thống kê Việt Nam 2016),
9
thành quả tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể hiện được hiệu quả đối với
nhóm có thu nhập thấp.
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2016 của Tây
Nguyên đã thúc đẩy thu nhập bình quân từng nhóm hộ gia tăng, cải thiện
mức sống người dân, giảm tỷ lệ nghèo, tạo việc làm mới cho người lao
động. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng làm gia tăng khoảng cách giàu
nghèo, giảm nghèo còn chậm và thiếu bền vững, tạo việc làm ít hơn nhu
cầu thị trường lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cần
nhìn nhận mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở cả hai chiều của mối quan hệ.
3.3.1.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trường kinh tế ở Tây Nguyên.
Hầu hết các ý kiến cho rằng TTKT làm tăng BBĐTN ( hàm ý TTKT
tác động dương đến BBĐTN). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa
thể kết luận BBĐTN cao thúc đẩy TTKT ở Tây Nguyên, mức bất bình
đẳng của Tây Nguyên hiện nay mặc dù gia tăng nhưng vẫn chưa phải là
mức quá cao so với mặt bằng chung của cả nước, từ đó tác động ngược lại
của BBĐTN đến TTKT ở Tây Nguyên là chưa rõ nét trong thời gian qua.
Tuy nhiên các chuyên gia đưa ra ý kiến không nên để mức bất bình đẳng
thu nhập gia tăng quá cao, bất bình đẳng thu nhập cần xem xét nhiều khía
cạnh (tích cực và tiêu cực), đối với những người có trình độ học vấn cao,
có tài kinh doanh, vốn …cần khuyến khích gia tăng năng lực lao động của
nhóm này. Tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ gia tăng chất lượng
các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện cho tất cả người dân chứ không phải chỉ
riêng một nhóm nào được hưởng thành quả TTKT. Các chuyên gia đánh
giá hiệu quả của chính sách giảm nghèo hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.
10
3.3.2 Ước lượng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Tây Nguyên
Một số chỉ tiêu được sử dụng để xem xét mối quan hệ BBĐTN và TTKT
như: hệ số Gini (hay chênh lệch giàu nghèo) là biến đại diện BBĐTN, tốc
độ tăng trưởng kinh tế (hay GDP bình quân đầu người) là biến đại diện
cho TTKT. Xuất phát từ đặc thù kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên,
nghiên cứu sử dụng các biến sau đây: Giniit là biến thể hiện bất bình đẳng
thu nhập; pergdpit là GDP bình quân đầu người; Zit Là biến đặc thù vùng Tây
Nguyên (tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và diện tích cây công
nghiệp bình quân đầu người) khi ước lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT.
Các biến số thay đổi theo cấp tỉnh và theo thời gian. Nguồn dữ liệu sử dụng lấy
từ niên giám thống kê của các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.
Kết quả kiểm định nhân quả - ước lượng vecto tự hồi quy dữ liệu
mảng (pvar)
Sử dụng bộ lệnh Pvar phân tích mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
ở Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành kiểm định nhân quả bằng cách sử
dụng pvargranger của Andrews và Lu (2001) cho kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger
Biến Lnpergdp (biến phụ Lngini (biến phụ
thuộc) thuộc)
Lngini (biến độc lập) -0,929 0,369
(0,59)* (0,037)**
Lnpergdp (biến độc 1,098 0,18
lập)
(0,000)*** (0,001)***
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn:Tính toán của tác giả)
11
Tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập với mức ý
nghĩa 1%. Trong khi đó tác động ngược lại của bất bình đẳng thu nhập lên
tăng trưởng kinh tế mặc dù cho kết quả âm nhưng không có ý nghĩa thống
kê. Điều này hàm ý rằng, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng
thu nhập. Có thể nhận định giai đoạn 2001 – 2016 là giai đoạn đầu của quá
trình phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, có thể chấp nhận bất bình đẳng
thu nhập trong một thời gian đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế. Nhưng
bất bình đẳng thu nhập chưa có tác động rõ ràng ngược trở lại đối với tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.
Kết luận: kết quả nghiên cứu mô hình pvar thể hiện tính nhân quả
một chiều từ TTKT đến BBĐTN ở Tây Nguyên mà không thể hiện chiều tác
động ngược lại từ BBĐTN đển TTKT. Từ đó nghiên cứu sẽ tiến hành ước
lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên ảnh hưởng một chiều tác
động của TTKT đến BBĐTN ở Tây Nguyên khi đưa thêm một số biến đặc
thù vùng Tây Nguyên vào mô hình ước lượng.
Kết quả ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên,
Hausman
Kết quả phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng. Nghiên cứu sử
dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp.
Mô hình sử dụng: Lngini = β0 + β1lnpergdpit-1 + β2Zi +ui (22)
Giniit là biến thể hiện bất bình đẳng thu nhập; pergdpit là GDP bình
quân đầu người; Zit Là biến đặc thù vùng Tây Nguyên (tỷ lệ đồng bào dân
tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và diện tích cây công nghiệp bình quân đầu
người)
12
Sau khi sử dụng ước lượng tác động cố định và ước lượng tác động
ngẫu nhiên. Sử dụng Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Kết quả
kiểm định Hausman cho giá trị Prob với các mô hình tương ứng ở mức
0.000 xét ở mức ý nghĩa 5%, các giá trị này đều nhỏ hơn 0.05. Kết luận
các kết quả ước lượng bằng tác động cố định (FEM) là phù hợp. Hệ số ước
lượng của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.2: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất
bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định
(1) (2) (3)
VARIABLES Fixed Effects Fixed Effects 2 Fixed Effects 3
1
Lnpergdp 0.144*** 0.137*** 0.0856***
(0.0157) (0.0160) (0.0168)
Ratengheo 0.00727*** 0.00678*** 0.00448***
(0.00148) (0.00134) (0.000935)
Ratedtts 0.00141* 0.00123*
(0.000757) (0.000627)
Lnsccn 0.0780***
(0.0122)
Constant -1.557*** -1.575*** -2.293***
(0.0391) (0.0410) (0.0985)
Observations 80 80 80
Number of groups 5 5 5
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn: Kết quả chạy Stata 14 phụ lục 2,3,4 luận án)
13
Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau: P(F)= 0,000<0,05 ở tất cả các kết
quả ở tương ứng với các cột, nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ
giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy của các biến khác
không. Điều này có nghĩa là mô hình phù hợp; Thứ hai, R-squared có giá
trị từ 0 đến 1, giá trị này càng cao cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc với biến độc lập càng chặt chẽ, hoặc mô hình dự đoán tuyến tính
được xem là tốt [59]. Các mô hình trên có giá trị R – squared là 0,8635;
0,8666; 0,9227 điều này có nghĩa là mô hình dự đoán tuyến tính là tốt; Thứ
ba, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) lần lượt là
1,25; 1,97; 2,35 đều nhỏ hơn 10 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng
đa cộng tuyến; Thứ tư, các mô hình tồn tại tự tương quan khi p-value nhỏ
hơn 0,05; Thứ năm, có hiện tượng phương sai thay đổi, p-value nhỏ hơn
0,05.
Sử dụng lệnh xtscc hiệu chỉnh mô hình cho kết quả ước lượng phù hợp.
Kết quả ước lượng bảng cho thấy vấn đề sau đây xét ở mức ý nghĩa 1%:
(i) Hệ số của biến lnpergdp là dương, điều này cho thấy ảnh hưởng
cùng chiều của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, tăng
trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Tây Nguyên. Tăng
trưởng kinh tế có tác động dương (+) tới bất bình đẳng thu nhập (thông
qua kênh hệ số Gini) ở mức ý nghĩa cao, sự tác động này có xu hướng gia
tăng, Tây Nguyên vẫn là vùng kinh tế đang trong quá trình phát triển, xu
hướng này là phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trong dài
hạn có thể vấn đề này sẽ được cải thiện; (ii) Tình trạng nghèo có tác động
dương đối với bất bình đẳng thu nhập, điều này hàm ý rằng tăng trưởng
kinh tế tạo tiền đề cho việc giảm nghèo, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua
14
tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên dù có giảm nhưng vẫn còn rất cao, bên cạnh
đó những người nghèo còn lại là những người thu nhập thấp và càng thấp
so với mức chung dù tác động của nó tới tăng trưởng không lớn lắm nhưng
làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập; (iii) Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số đông, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số có tác động
dương (+) đến bất bình đẳng thu nhập ở mức ý nghĩa cao, điều này chứng
tỏ đồng bào dân tộc thiểu số càng tăng, bất bình đẳng thu nhập càng tăng.
Có sự bất bình đẳng thu nhập giữa dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên, thậm chí giữa các nhóm dân tộc thiểu số với nhau cũng
xuất hiện bất bình đẳng thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
của Vùng. (iv) Diện tích cây công nghiệp tác động dương (+) lên bất bình
đẳng thu nhập theo kênh Gini hàm ý rằng những người sở hữu càng nhiều
đất đai canh tác cây công nghiệp là đối tượng có thu nhập cao hơn những
người không sở hữu đất trồng cây công nghiệp.
3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
3.4.1 Thành quả đạt được
Tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tác động dương (+) đến bất bình đẳng
thu nhập ở Tây Nguyên, chiều tác động trong ngắn hạn này hoàn toàn phù
hợp với các kết quả nghiên cứu khác trong và ngoài nước (đã trình bày
trong chương 1). Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế Tây
Nguyên, cần nhìn nhận bất bình đẳng thu nhập ở nhiều mặt (tích cực, tiêu
cực).
15
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động từ đó bước đầu xóa đói giảm nghèo cho người dân (đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số). Nhiều dự án giảm nghèo ở Tây Nguyên
được thực hiện trong thời gian qua mang lại hiệu quả kinh tế lớn phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, những
nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Tây Nguyên đã bắt
đầu chú ý đến các chính sách giảm nghèo, đảm bảo tiến bộ và công bằng
xã hội. Thành quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất
nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện
lưới, nước sạch…Từ đó góp phần nâng cao cơ hội cho người nghèo được
hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc bắt đầu chú ý đến yếu tố
tiến bộ và công bằng xã hội giúp tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Bất bình đẳng thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế
Bất bình đẳng thu nhập chưa thể hiện chiều tác động ngược lại đối
với tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên. Trong các nghiên cứu đi trước đã đề
cập đến xu hướng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế (tích
cực, tiêu cực, phi tuyến). Tuy nhiên, trong trường hợp ở Tây Nguyên cho
thấy: (i) Bất bình đẳng thu nhập không có tác động dương đến tăng trưởng
kinh tế vì mức phân hóa thu nhập ở Tây Nguyên chưa đủ mạnh để có
nhiều người giàu và tích lũy cao, để họ có thể tạo ra nhiều doanh nghiệp
lớn, nhiều việc làm và giá trị sản xuất lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (ii)
Bất bình đẳng thu nhập không có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế vì
mức phân hóa thu nhập Tây Nguyên chưa đủ lớn để có quá nhiều người
nghèo, và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội phần nào đã hạn chế
16
tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Tây
Nguyên
3.4.2 Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối
quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Tăng trưởng kinh tế chưa mang lại tiền đề vật chất thực hiện hiệu
quả các chính sách công bằng xã hội.
Việc thực hiện các chính sách phát triển của Tây Nguyên còn tồn tại
nhiều hạn chế do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, chính sách hoạch định phát triển vùng Tây Nguyên vẫn còn
nhiều bất cập dẫn đến gây khó khăn cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế hướng tới tạo tiền đề vật chất thực hiện công bằng xã hội.
Thứ hai năng lực quản lý nhà nước ở Tây Nguyên còn hạn chế.
Công tác giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động được
thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác giảm nghèo nhưng hiệu
quả các chính sách mang lại chưa cao. Giai đoạn 2001 – 2016, Tây
Nguyên có tỷ lệ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, nhiều hộ gia đình sau
khi thoát nghèo không được tiếp tục hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ và
củng cố năng lực sản xuất nên thoát nghèo chưa bền vững. Việc làm gia
tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Một số nguyên nhân như:
Thứ nhất, định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực chưa dựa trên các
tiêu chí giảm nghèo đã dẫn đến gia tăng sự chênh lệch tiếp cận cơ hội và
bất bình đẳng thu nhập. Thứ hai, thiếu sự gắn kết các chương trình, chính
sách giảm nghèo. Thứ ba, việc làm gia tăng nhưng chưa đạt hiệu quả cao,
17
khu vực kinh tế tư nhân ở Tây Nguyên chưa đáp ứng được vai trò là động
lực quan trọng trong nền kinh tế.
Chính sách phân phối chưa được thực hiện một cách đồng đều, cơ
chế phân bổ nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng thu nhập
Ưu tiên phân bố nguồn lực cho nhóm các doanh nghiệp nhà nước –
đây là khu vực có đóng góp chủ yếu trong quá trình tăng trưởng kinh tế
của Tây Nguyên, đầu tư vào dự án dùng nhiều vốn, chủ yếu tập trung vào
những khu vực trọng điểm, mặc dù tạo ra tăng trưởng cao nhưng lại làm
khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các khu vực trong vùng. Khu vực
kinh tế tư nhân chưa thể hiện được vai trò của mình, vốn đầu tư nước
ngoài còn rất hạn chế. Nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh và chiếm tỷ lệ
cao trong tổng thu nhập của Tây Nguyên. Việc sở hữu đất đai canh tác ảnh
hưởng lớn đến thu nhập của người lao động trong vùng. Sự phân bố quyền
sử dụng đất đai cho các chủ thể sử dụng và thể chế quản lý đất chưa phù
hợp với cơ chế thị trường và đặc điểm cụ thể ở Tây Nguyên.
Bất bình đẳng thu nhập gia tăng gây ra bất bình đẳng trong tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện lưới,…
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thực hiện nguyên tắc phân phối
công bằng vẫn phải công nhận tồn tại bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập, sự chênh lệch thu nhập này là do năng suất lao động, do đó những
đối tượng có trình độ học vấn, kỹ năng, tay nghề cao thường có thu nhập
cao. Dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư
trong xã hội.
Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng ở Tây Nguyên, nếu để mức bất
bình đẳng gia tăng cao thì nhóm có thu nhập thấp sẽ có nguy cơ bị “lề hóa”
18
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HỒ THỊ HÒA
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Sỹ Cường
2. PGS.TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 1:PGS.TS ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng
Phản biện 3: PGS.TS Ngô Quang Minh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại: Học viện Khoa học xã hội - 477 nguyễn Trãi, Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội.
Vào hồi……. giờ ……. Ngày…… tháng………năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện của Học viện Khoa học xã hội.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội khá phức
tạp. Tăng trưởng là cần thiết, song chỉ tăng trưởng thôi chưa đủ mà cần
phải biết hướng tăng trưởng vào thực hiện mục tiêu tiến bộ, công bằng xã
hội. Thực tế cho thấy, nền kinh tế Việt Nam ngày càng khởi sắc, tốc độ
tăng trưởng GDP khá cao, tuy nhiên quá trình này làm gia tăng khoảng
cách chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư và giữa các vùng.
Tây Nguyên là một trong sáu vùng kinh tế lớn của Việt Nam, vùng
gồm 5 tỉnh. Trong những năm qua tình hình Kinh tế - Xã hội Tây Nguyên
đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đời sống của đồng
bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó khăn, sự phân cực giàu
nghèo giữa cộng đồng dân cư và trong chính vùng dân tộc thiểu số đang
ngày càng rõ nét.
Tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng thu nhập (BBĐTN) là
những chủ đề được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy nhiên việc kết
hợp nghiên cứu định tính và định lượng phân tích mối quan hệ giữa bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở nước ta còn mới mẻ. Đặc biệt
là các nghiên cứu về lĩnh vực này ở Tây Nguyên khá ít. Nghiên cứu mối
quan hệ BBĐTN và TTKT giúp đưa ra những luận cứ khoa học làm cơ sở
đề xuất quan điểm và hàm ý chính sách đảm bảo tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng thu nhập ở Tây Nguyên trong thời gian tới có ý nghĩa
cấp thiết về cả lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn đề tài : “Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh
tế ở Tây Nguyên” làm đề tài luận án của mình.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án: Đề xuất chính sách giải quyết mối quan hệ bất
bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa tổng quan nghiên cứu, lý luận và
thực tiễn kinh nghiệm nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và
tăng trưởng kinh tế. Phân tích tình hình BBĐTN, TTKT và mối quan hệ
BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên. Đề xuất hàm ý chính sách nhằm giải
quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT. Phạm vi
nghiên cứu: gồm 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2016
4. Phương pháp nghiên cứu.
41 Câu hỏi nghiên cứu: (i) Tăng trưởng kinh tế tác động tới bất bình
đẳng thu nhập như thế nào ở Tây Nguyên?; (ii) Bất bình đẳng thu nhập có
ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên?
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong phân tích mối quan
hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
(i) Luận án chỉ rõ Tây Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy
TTKT đi kèm với thực hiện công bằng xã hội, tuy nhiên quá trình này còn
tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng (dựa vào vốn,
lao động), nông nghiệp vẫn là khu vực chiếm vị trí quan trọng trong nền
kinh tế, xuất hiện sự gia tăng BBĐTN; (ii) Luận án đồng ý với quan điểm
cần có tầm nhìn dài hạn khi xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở
2
Tây Nguyên, có thể chấp nhận BBĐTN trong giai đoạn đầu của quá trình
tăng trưởng, không thể “cào bằng” hay giảm bất bình đẳng bằng mọi giá.
Cần nhìn nhận BBĐTN ở nhiều khía cạnh (tích cực và tiêu cực); (iii) Kết
quả sử dụng kỹ thuật khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia cho thấy phần lớn các
chuyên gia nghiên cứu Tây Nguyên và các nhà quản lý địa phương đồng ý
TTKT có tác động đến BBĐTN, tuy nhiên BBĐTN chưa thể hiện rõ tác
động đối với TTKT ở Tây Nguyên; (iv) Kết quả phương pháp định lượng
chứng minh không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa TTKT và BBĐTN ở
Tây Nguyên, chỉ tồn tại quan hệ một chiều khi TTKT tác động làm gia
tăng BBĐTN, BBĐTN chưa thể hiện tác động ngược lại đối với TTKT;
(v) Luận án đưa ra những đánh giá chung về kết quả nghiên cứu và chỉ ra
một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân khi giải quyết mối quan hệ BBĐTN
và TTKT ở Tây Nguyên, chủ yếu là chính sách phân bổ nguồn lực chưa
hợp lý (đất đai, vốn,…) và mô hình tăng trưởng kinh tế chưa bền vững;
(vi) Đề xuất quan điểm, cơ hội và thách thức đối với Tây Nguyên trong
việc giải quyết mối quan hệ BBĐTN và TTKT. Hàm ý chính sách, kiến
nghị với nhà nước về chính sách phân phối tài sản, thu nhập và cơ hội phát
triển trong nền kinh tế phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
(i) Đây là nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và định lượng
khi xem xét mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên. Từ đó
đưa ra những nhận định xác thực hơn cho vấn đề nghiên cứu.
(ii) Nghiên cứu trên phạm vi một Vùng (gồm 5 tỉnh), luận án chứng
minh chỉ tồn tại quan hệ nhân quả một chiều giữa BBĐTN và TTKT ở Tây
3
Nguyên, cung cấp căn cứ cần thiết cho việc hoạch định chiến lược tác
động đến TTKT và BBĐTN cho vùng Tây Nguyên.
(iii) Luận án đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc thực hiện
các chính sách giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN ở Tây
Nguyên, làm cơ sở cho việc đề xuất các chính sách đảm bảo mục tiêu
TTKT và công bằng xã hội ở Tây Nguyên trong thời gian tiếp theo.
7. Cơ cấu của luận án: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương cơ bản:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa BBĐTN và
TTKT
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mối quan hệ BBĐTN và
TTKT
Chương 3: Thực trạng mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT ở Tây Nguyên
Chương 4: Hàm ý chính sách giải quyết mối quan hệ giữa bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN
HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1 Các nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Các nghiên cứu lý thuyết
Theo lý thuyết truyền thống, mục tiêu TTKT có thể mâu thuẫn với
mục tiêu hướng tới phân phối thu nhập bình đẳng xuất phát từ cơ chế lấy
thu nhập người giàu chia cho người nghèo khi chính phủ thực hiện chính
sách tái phân phối (như sử dụng công cụ thuế hay các chương trình phúc
lợi xã hội).
1.1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
4
Các nhà kinh tế học hiện đại trên thế giới tiến hành nhiều nghiên cứu
thực nghiệm sau này nhận thấy được mối quan hệ của bất bình đẳng thu
nhập và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên còn tồn tại nhiều tranh cãi về mối
quan hệ này. Mối quan hệ giữa TTKT và BBĐTN được các nhà kinh tế
đưa ra nhiều xu hướng khác nhau: tích cực, tiêu cực, phi tuyến.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nhiều nghiên cứu trong nước cũng nêu lên xu hướng mối quan hệ
giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này
nhấn mạnh, mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT là mối quan hệ phức tạp,
tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ đầu
của nền kinh tế, bất bình đẳng thu nhập trong một số trường hợp tác động
ngược trở lại, có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Những đề xuất nêu lên
khẳng định cần có những chính sách gia tăng tác động tích cực và hạn chế
tác động tiêu cực của mối quan hệ này.
Khoảng trống nghiên cứu:
(i) Các công trình trong nước giai đoạn trước chủ yếu là nghiên cứu
định tính. Gần đây có một số công trình nghiên cứu định lượng nhưng chủ
yếu nghiên cứu tác động một chiều của mối quan hệ này và thực hiện chủ
yếu trên phạm vi quốc gia, lãnh thổ. Hiện có rất ít nghiên cứu đề cập đến
mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi
một vùng (Vùng 5 tỉnh như Tây Nguyên); (ii) Các nghiên cứu về Tây
Nguyên hiện nay chủ yếu đề cập đến vấn đề mô hình tăng trưởng kinh tế,
xóa đói giảm nghèo, một số có đề cập đến chênh lệch thu nhập ở Tây
Nguyên, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích mối quan hệ
BBĐTN và TTKT trên địa bàn Tây Nguyên; (iii) Nghiên cứu mối quan hệ
5
BBĐTN và TTKT tế ở Tây Nguyên – một vùng kinh tế lớn ở nước ta với
những đặc thù kinh tế - xã hội khác biệt là hết sức quan trọng.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về BBĐTN và TTKT
Lý luận cơ bản về bất bình đẳng thu nhập
BBĐTN là cơ sở quan trọng của bất bình đẳng xã hội. Các lý luận về
BBĐTN được đưa ra đều hướng tới việc xem xét nguồn gốc của bất bình
đẳng thu nhập bao gồm: sự khác biệt địa vị xã hội, khả năng tiếp cận cơ
hội và ảnh hưởng chính trị. Nghiên cứu này tập trung xem xét trong phạm
vi các vấn đề liên quan đến BBĐTN thông qua các chỉ tiêu như hệ số Gini,
khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.
Lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế: Tập trung vào xem xét các
khía cạnh: quy mô và chất lượng của quá trình tăng trưởng kinh tế.
2.2 Đánh giá mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và TTKT
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập?
Thứ hai, bất bình đẳng thu nhập tác động đến tăng trưởng kinh tế?
Nhân tố kinh tế xã hội đặc
trưng vùng
Bất bình đẳng thu nhập Tăng trưởng kinh tế
Gini, chênh lệch khoảng cách Tốc độ TTKT, GDP bình
giàu nghèo quân đầu người
6
2.3 Giới thiệu về các phương pháp ước lượng sử dụng trong nghiên
cứu mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu Mô hình véc tơ tự hồi quy dữ liệu bảng (PVAR)
Uớc lượng tác động cố định và ngẫu nhiên (FEM, REM),
Hausman
Lnginiit = β0 + β1lnpergdpit + β0Zit + uit (22)
Lnpergdpit = β0 + β1lnginiit + β0Zit + eit (23)
2.4 Kinh nghiệm quốc tế và một số vùng ở Việt Nam về giải quyết mối
quan hệ giữa BBĐTN và TTKT. Bài học cho Tây Nguyên
Nghiên cứu bài học kinh nghiệm cho rằng các chính sách gắn kết
tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội rất quan trọng, đặc
biệt đối với Tây Nguyên cần chú trọng vào vấn đề đặc thù vùng như vấn
đề dân tộc, sở hữu tài nguyên, giáo dục.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG
THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN
3.1 Giới thiệu về Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, đặc
biệt là đối với ngành công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn
là khu vực có vị trí chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng của nước
ta. Phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên cũng đồng nghĩa với việc nâng cao
năng lực quốc phòng an ninh cho đất nước, chú trọng vào các vấn đề dân
7
tộc và xã hội trên địa bàn. Đảm bảo thúc đẩy TTKT đi kèm với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội ở Tây Nguyên có vai trò hết sức quan trọng.
3.2 Bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
3.2.1 Bất bình đẳng thu nhập
Mức sống các nhóm hộ gia đình dù được cải thiện nhưng chênh lệch
thu nhập vẫn cao giữa các nhóm dân cư, giữa khu vực thành thị và nông
thôn, giữa các nhóm dân tộc. Sự gia tăng BBĐTN dẫn đến nhóm thu nhập
thấp khó khăn tiếp cận y tế, giáo dục, điện lưới, nước sạch, giao thông...
Những bất cập này liên quan đến vấn đề an sinh xã hội.
3.2.2 Tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Giai đoạn 2001 – 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên có xu
hướng gia tăng. Tây Nguyên đã có những nỗ lực nhất định hướng đến khai
thác tốt nguồn lực cho quá trình phát triển như vốn, lao động, tài nguyên.
Tuy nhiên đà tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại. Một số hạn chế
của quá trình tăng trưởng giai đoạn này như: Mô hình tăng trưởng kinh tế
chậm đổi mới, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng phụ thuộc nhiều vào
vốn, nguồn lao động có tăng nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ đóng góp
TFP vào TTKT còn thấp.
3.3 Phân tích thực trạng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
3.3.1 Những biểu hiện về mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
3.3.1.1 Tăng trưởng kinh tế dẫn đến bất bình đẳng thu nhập gia tăng khi
nhóm người giàu có điều kiện tiếp cận các nguồn lực trong nền kinh tế
ở Tây Nguyên
8
Những vấn đề khiến TTKT dẫn đến BBĐTN gia tăng ở Tây Nguyên
bao gồm:
Thứ nhất, nhóm có thu nhập cao hơn thường sở hữu nhiều đất đai sản xuất
nông nghiệp. Thứ hai, chênh lệch đầu tư vào giáo dục giữa nhóm thu nhập
cao và thu nhập thấp. Thứ ba, khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận các nguồn thông tin (vốn, thị trường, thể
chế...) có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn
3.3.1.2 Tăng trưởng kinh tế tạo nhiều việc làm, cơ hội nâng cao thu
nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm theo mục tiêu gắn tăng trưởng với tiến bộ, công bằng
xã hội đã mở ra cơ hội cho người lao động nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, chất
lượng lao động ở Tây Nguyên còn hạn chế, số lượng lao động qua đào tạo
nói chung và đào tạo nghề nói riêng ở Tây Nguyên còn thấp so với yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng (theo đánh giá của Ban chỉ đạo Tây
Nguyên). Từ đó dẫn đến mặc dù số lượng việc làm gia tăng nhưng hiệu quả
chưa cao.
3.3.1.3 Tăng trưởng kinh tế gắn với giảm nghèo và thực hiện công
bằng xã hội ở Tây Nguyên
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, công cuộc giảm nghèo ở Tây
Nguyên đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu
công bằng xã hội. Tuy nhiên, bằng chứng thực tế cho thấy tỷ lệ giảm
nghèo và tăng trưởng phân bố không đều ở Tây Nguyên, Tây Nguyên vẫn
là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong cả nước. Năm 2016 theo chuẩn
nghèo đa chiều ở mức 11,6% (Số liệu niên giám thống kê Việt Nam 2016),
9
thành quả tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thể hiện được hiệu quả đối với
nhóm có thu nhập thấp.
Nhìn chung tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2001 – 2016 của Tây
Nguyên đã thúc đẩy thu nhập bình quân từng nhóm hộ gia tăng, cải thiện
mức sống người dân, giảm tỷ lệ nghèo, tạo việc làm mới cho người lao
động. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng làm gia tăng khoảng cách giàu
nghèo, giảm nghèo còn chậm và thiếu bền vững, tạo việc làm ít hơn nhu
cầu thị trường lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cần
nhìn nhận mối quan hệ BBĐTN và TTKT ở cả hai chiều của mối quan hệ.
3.3.1.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia về mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trường kinh tế ở Tây Nguyên.
Hầu hết các ý kiến cho rằng TTKT làm tăng BBĐTN ( hàm ý TTKT
tác động dương đến BBĐTN). Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng chưa
thể kết luận BBĐTN cao thúc đẩy TTKT ở Tây Nguyên, mức bất bình
đẳng của Tây Nguyên hiện nay mặc dù gia tăng nhưng vẫn chưa phải là
mức quá cao so với mặt bằng chung của cả nước, từ đó tác động ngược lại
của BBĐTN đến TTKT ở Tây Nguyên là chưa rõ nét trong thời gian qua.
Tuy nhiên các chuyên gia đưa ra ý kiến không nên để mức bất bình đẳng
thu nhập gia tăng quá cao, bất bình đẳng thu nhập cần xem xét nhiều khía
cạnh (tích cực và tiêu cực), đối với những người có trình độ học vấn cao,
có tài kinh doanh, vốn …cần khuyến khích gia tăng năng lực lao động của
nhóm này. Tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ gia tăng chất lượng
các dịch vụ xã hội, tạo điều kiện cho tất cả người dân chứ không phải chỉ
riêng một nhóm nào được hưởng thành quả TTKT. Các chuyên gia đánh
giá hiệu quả của chính sách giảm nghèo hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập.
10
3.3.2 Ước lượng mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng
kinh tế ở Tây Nguyên
Một số chỉ tiêu được sử dụng để xem xét mối quan hệ BBĐTN và TTKT
như: hệ số Gini (hay chênh lệch giàu nghèo) là biến đại diện BBĐTN, tốc
độ tăng trưởng kinh tế (hay GDP bình quân đầu người) là biến đại diện
cho TTKT. Xuất phát từ đặc thù kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên,
nghiên cứu sử dụng các biến sau đây: Giniit là biến thể hiện bất bình đẳng
thu nhập; pergdpit là GDP bình quân đầu người; Zit Là biến đặc thù vùng Tây
Nguyên (tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và diện tích cây công
nghiệp bình quân đầu người) khi ước lượng mối quan hệ BBĐTN và TTKT.
Các biến số thay đổi theo cấp tỉnh và theo thời gian. Nguồn dữ liệu sử dụng lấy
từ niên giám thống kê của các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2016.
Kết quả kiểm định nhân quả - ước lượng vecto tự hồi quy dữ liệu
mảng (pvar)
Sử dụng bộ lệnh Pvar phân tích mối quan hệ giữa BBĐTN và TTKT
ở Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành kiểm định nhân quả bằng cách sử
dụng pvargranger của Andrews và Lu (2001) cho kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger
Biến Lnpergdp (biến phụ Lngini (biến phụ
thuộc) thuộc)
Lngini (biến độc lập) -0,929 0,369
(0,59)* (0,037)**
Lnpergdp (biến độc 1,098 0,18
lập)
(0,000)*** (0,001)***
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn:Tính toán của tác giả)
11
Tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập với mức ý
nghĩa 1%. Trong khi đó tác động ngược lại của bất bình đẳng thu nhập lên
tăng trưởng kinh tế mặc dù cho kết quả âm nhưng không có ý nghĩa thống
kê. Điều này hàm ý rằng, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng
thu nhập. Có thể nhận định giai đoạn 2001 – 2016 là giai đoạn đầu của quá
trình phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, có thể chấp nhận bất bình đẳng
thu nhập trong một thời gian đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế. Nhưng
bất bình đẳng thu nhập chưa có tác động rõ ràng ngược trở lại đối với tăng
trưởng kinh tế ở Tây Nguyên.
Kết luận: kết quả nghiên cứu mô hình pvar thể hiện tính nhân quả
một chiều từ TTKT đến BBĐTN ở Tây Nguyên mà không thể hiện chiều tác
động ngược lại từ BBĐTN đển TTKT. Từ đó nghiên cứu sẽ tiến hành ước
lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên ảnh hưởng một chiều tác
động của TTKT đến BBĐTN ở Tây Nguyên khi đưa thêm một số biến đặc
thù vùng Tây Nguyên vào mô hình ước lượng.
Kết quả ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên,
Hausman
Kết quả phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng. Nghiên cứu sử
dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp.
Mô hình sử dụng: Lngini = β0 + β1lnpergdpit-1 + β2Zi +ui (22)
Giniit là biến thể hiện bất bình đẳng thu nhập; pergdpit là GDP bình
quân đầu người; Zit Là biến đặc thù vùng Tây Nguyên (tỷ lệ đồng bào dân
tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo và diện tích cây công nghiệp bình quân đầu
người)
12
Sau khi sử dụng ước lượng tác động cố định và ước lượng tác động
ngẫu nhiên. Sử dụng Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Kết quả
kiểm định Hausman cho giá trị Prob với các mô hình tương ứng ở mức
0.000 xét ở mức ý nghĩa 5%, các giá trị này đều nhỏ hơn 0.05. Kết luận
các kết quả ước lượng bằng tác động cố định (FEM) là phù hợp. Hệ số ước
lượng của các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.2: Kết quả ước lượng tác động tăng trưởng kinh tế đến bất
bình đẳng thu nhập (đo bằng hệ số Gini) tác động cố định
(1) (2) (3)
VARIABLES Fixed Effects Fixed Effects 2 Fixed Effects 3
1
Lnpergdp 0.144*** 0.137*** 0.0856***
(0.0157) (0.0160) (0.0168)
Ratengheo 0.00727*** 0.00678*** 0.00448***
(0.00148) (0.00134) (0.000935)
Ratedtts 0.00141* 0.00123*
(0.000757) (0.000627)
Lnsccn 0.0780***
(0.0122)
Constant -1.557*** -1.575*** -2.293***
(0.0391) (0.0410) (0.0985)
Observations 80 80 80
Number of groups 5 5 5
Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
(Nguồn: Kết quả chạy Stata 14 phụ lục 2,3,4 luận án)
13
Thứ nhất, qua kết quả phân tích sau: P(F)= 0,000<0,05 ở tất cả các kết
quả ở tương ứng với các cột, nên có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ
giữa các biến và chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy của các biến khác
không. Điều này có nghĩa là mô hình phù hợp; Thứ hai, R-squared có giá
trị từ 0 đến 1, giá trị này càng cao cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc với biến độc lập càng chặt chẽ, hoặc mô hình dự đoán tuyến tính
được xem là tốt [59]. Các mô hình trên có giá trị R – squared là 0,8635;
0,8666; 0,9227 điều này có nghĩa là mô hình dự đoán tuyến tính là tốt; Thứ
ba, các giá trị VIF gắn với các biến giải thích (biến độc lập) lần lượt là
1,25; 1,97; 2,35 đều nhỏ hơn 10 cho thấy mô hình không tồn tại hiện tượng
đa cộng tuyến; Thứ tư, các mô hình tồn tại tự tương quan khi p-value nhỏ
hơn 0,05; Thứ năm, có hiện tượng phương sai thay đổi, p-value nhỏ hơn
0,05.
Sử dụng lệnh xtscc hiệu chỉnh mô hình cho kết quả ước lượng phù hợp.
Kết quả ước lượng bảng cho thấy vấn đề sau đây xét ở mức ý nghĩa 1%:
(i) Hệ số của biến lnpergdp là dương, điều này cho thấy ảnh hưởng
cùng chiều của tăng trưởng kinh tế đến bất bình đẳng thu nhập, tăng
trưởng kinh tế làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở Tây Nguyên. Tăng
trưởng kinh tế có tác động dương (+) tới bất bình đẳng thu nhập (thông
qua kênh hệ số Gini) ở mức ý nghĩa cao, sự tác động này có xu hướng gia
tăng, Tây Nguyên vẫn là vùng kinh tế đang trong quá trình phát triển, xu
hướng này là phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trong dài
hạn có thể vấn đề này sẽ được cải thiện; (ii) Tình trạng nghèo có tác động
dương đối với bất bình đẳng thu nhập, điều này hàm ý rằng tăng trưởng
kinh tế tạo tiền đề cho việc giảm nghèo, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua
14
tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Nguyên dù có giảm nhưng vẫn còn rất cao, bên cạnh
đó những người nghèo còn lại là những người thu nhập thấp và càng thấp
so với mức chung dù tác động của nó tới tăng trưởng không lớn lắm nhưng
làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập; (iii) Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ
đồng bào dân tộc thiểu số đông, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số có tác động
dương (+) đến bất bình đẳng thu nhập ở mức ý nghĩa cao, điều này chứng
tỏ đồng bào dân tộc thiểu số càng tăng, bất bình đẳng thu nhập càng tăng.
Có sự bất bình đẳng thu nhập giữa dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên, thậm chí giữa các nhóm dân tộc thiểu số với nhau cũng
xuất hiện bất bình đẳng thu nhập, từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
của Vùng. (iv) Diện tích cây công nghiệp tác động dương (+) lên bất bình
đẳng thu nhập theo kênh Gini hàm ý rằng những người sở hữu càng nhiều
đất đai canh tác cây công nghiệp là đối tượng có thu nhập cao hơn những
người không sở hữu đất trồng cây công nghiệp.
3.4 Đánh giá chung kết quả nghiên cứu mối quan hệ bất bình đẳng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tây Nguyên
3.4.1 Thành quả đạt được
Tăng trưởng kinh tế tác động đến bất bình đẳng thu nhập
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tác động dương (+) đến bất bình đẳng
thu nhập ở Tây Nguyên, chiều tác động trong ngắn hạn này hoàn toàn phù
hợp với các kết quả nghiên cứu khác trong và ngoài nước (đã trình bày
trong chương 1). Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế Tây
Nguyên, cần nhìn nhận bất bình đẳng thu nhập ở nhiều mặt (tích cực, tiêu
cực).
15
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động từ đó bước đầu xóa đói giảm nghèo cho người dân (đặc
biệt là đồng bào dân tộc thiểu số). Nhiều dự án giảm nghèo ở Tây Nguyên
được thực hiện trong thời gian qua mang lại hiệu quả kinh tế lớn phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn, những
nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thứ ba, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, Tây Nguyên đã bắt
đầu chú ý đến các chính sách giảm nghèo, đảm bảo tiến bộ và công bằng
xã hội. Thành quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất
nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện
lưới, nước sạch…Từ đó góp phần nâng cao cơ hội cho người nghèo được
hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc bắt đầu chú ý đến yếu tố
tiến bộ và công bằng xã hội giúp tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Bất bình đẳng thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế
Bất bình đẳng thu nhập chưa thể hiện chiều tác động ngược lại đối
với tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên. Trong các nghiên cứu đi trước đã đề
cập đến xu hướng tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế (tích
cực, tiêu cực, phi tuyến). Tuy nhiên, trong trường hợp ở Tây Nguyên cho
thấy: (i) Bất bình đẳng thu nhập không có tác động dương đến tăng trưởng
kinh tế vì mức phân hóa thu nhập ở Tây Nguyên chưa đủ mạnh để có
nhiều người giàu và tích lũy cao, để họ có thể tạo ra nhiều doanh nghiệp
lớn, nhiều việc làm và giá trị sản xuất lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (ii)
Bất bình đẳng thu nhập không có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế vì
mức phân hóa thu nhập Tây Nguyên chưa đủ lớn để có quá nhiều người
nghèo, và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội phần nào đã hạn chế
16
tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Tây
Nguyên
3.4.2 Một số vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc giải quyết mối
quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Tây Nguyên
Tăng trưởng kinh tế chưa mang lại tiền đề vật chất thực hiện hiệu
quả các chính sách công bằng xã hội.
Việc thực hiện các chính sách phát triển của Tây Nguyên còn tồn tại
nhiều hạn chế do những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, chính sách hoạch định phát triển vùng Tây Nguyên vẫn còn
nhiều bất cập dẫn đến gây khó khăn cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế hướng tới tạo tiền đề vật chất thực hiện công bằng xã hội.
Thứ hai năng lực quản lý nhà nước ở Tây Nguyên còn hạn chế.
Công tác giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động được
thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác giảm nghèo nhưng hiệu
quả các chính sách mang lại chưa cao. Giai đoạn 2001 – 2016, Tây
Nguyên có tỷ lệ nghèo giảm nhưng chưa bền vững, nhiều hộ gia đình sau
khi thoát nghèo không được tiếp tục hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ và
củng cố năng lực sản xuất nên thoát nghèo chưa bền vững. Việc làm gia
tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa cao. Một số nguyên nhân như:
Thứ nhất, định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực chưa dựa trên các
tiêu chí giảm nghèo đã dẫn đến gia tăng sự chênh lệch tiếp cận cơ hội và
bất bình đẳng thu nhập. Thứ hai, thiếu sự gắn kết các chương trình, chính
sách giảm nghèo. Thứ ba, việc làm gia tăng nhưng chưa đạt hiệu quả cao,
17
khu vực kinh tế tư nhân ở Tây Nguyên chưa đáp ứng được vai trò là động
lực quan trọng trong nền kinh tế.
Chính sách phân phối chưa được thực hiện một cách đồng đều, cơ
chế phân bổ nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến bất bình đẳng thu nhập
Ưu tiên phân bố nguồn lực cho nhóm các doanh nghiệp nhà nước –
đây là khu vực có đóng góp chủ yếu trong quá trình tăng trưởng kinh tế
của Tây Nguyên, đầu tư vào dự án dùng nhiều vốn, chủ yếu tập trung vào
những khu vực trọng điểm, mặc dù tạo ra tăng trưởng cao nhưng lại làm
khoảng cách giàu nghèo gia tăng giữa các khu vực trong vùng. Khu vực
kinh tế tư nhân chưa thể hiện được vai trò của mình, vốn đầu tư nước
ngoài còn rất hạn chế. Nông nghiệp là lĩnh vực thế mạnh và chiếm tỷ lệ
cao trong tổng thu nhập của Tây Nguyên. Việc sở hữu đất đai canh tác ảnh
hưởng lớn đến thu nhập của người lao động trong vùng. Sự phân bố quyền
sử dụng đất đai cho các chủ thể sử dụng và thể chế quản lý đất chưa phù
hợp với cơ chế thị trường và đặc điểm cụ thể ở Tây Nguyên.
Bất bình đẳng thu nhập gia tăng gây ra bất bình đẳng trong tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, điện lưới,…
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thực hiện nguyên tắc phân phối
công bằng vẫn phải công nhận tồn tại bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập, sự chênh lệch thu nhập này là do năng suất lao động, do đó những
đối tượng có trình độ học vấn, kỹ năng, tay nghề cao thường có thu nhập
cao. Dẫn đến sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư
trong xã hội.
Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng ở Tây Nguyên, nếu để mức bất
bình đẳng gia tăng cao thì nhóm có thu nhập thấp sẽ có nguy cơ bị “lề hóa”
18