Các lỗi ngữ pháp căn bản mà người học tiếng Anh thường mắc phải

  • 11 trang
  • file .pdf
Các lỗi ngữ pháp căn bản mà người
học tiếng Anh thường mắc phải
Trong quá trình học tiếng Anh, chúng ta thường mắc phải rất nhiều lỗi. Tuy
nhiên các bạn cũng nên nhớ rằng, như bao ngôn ngữ khác, việc học tiếng Anh
cũng rất thú vị, và mắc lỗi cũng là một phần trong quá trình học.
Vì thế đầu tiên và trên hết, bạn phải xác định lý do tại sao bạn học tiếng Anh: chỉ
đơn giản là vì bạn thích ngôn ngữ này, hoặc là do có người muốn bạn học. Nếu lý
do của bạn rơi vào trường hợp sau thì bạn nên dừng lại đi vì sớm muộn gì bạn cũng
sẽ thấy chán ngay ấy mà.
Việc đặt ra các mục tiêu cho việc học của bạn cũng rất quan trọng. Có thể mục tiêu
của bạn là để đi đến đất nước nói tiếng Anh. Lúc này thì bạn phải học tiếng Anh để
có thể tồn tại và có thể bạn biết được những cụm từ rất hữu ích, nhưng lại không
biết cách kết hợp chúng thành câu hoàn chỉnh, hoặc bạn không biết cách phát âm
và không thể nghe.
Người học thường gặp những lỗi phổ biến nào?
Khi mới bắt đầu học tiếng Anh, người học thường mắc vài lỗi nhỏ sau đây:
Các lỗi chính tả:
 Its (của nó) và it's (nó là)
 To (giới từ), too (cũng) và two (số 2)
 There (ở đó), their (của họ) và they're (họ là)
 You (bạn), you're (bạn là) và your (của bạn)
 For (trong khoảng thời gian) và since (từ khi)
 Has been (đã từng đến) và has gone (đang đi đến)
 Than (hơn) và then (sau đó)
Sử dụng hai lần phủ định như câu sau đây 'They are not traveling anywhere special'
(Họ vẫn chưa đến nơi nào đặc biệt) vẫn hay bị nhầm là 'They are not traveling
nowhere' (Không hẳn là họ không đi đâu).
Những từ hay bị nhầm lẫn với nhau:
 Except (ngoại trừ), expect (tôn trọng), và accept (chấp nhận)
 Advise (khuyên nhủ) và advice (lời khuyên)
 A lot (nhiều), allot (phân công) và alot (nhiều)
 Effect (ảnh hưởng) và affect (làm ảnh hưởng đến)
 Lonely (cô đơn) và alone (đơn độc)
 Alright (tốt) và all right (ổn)
 Already (đã, rồi) và all ready (tất cả đã sẳn sàng)
 Ambivalent (mâu thuẫn) và indifferent (hờ hững)
 All together (tất cả cùng nhau) và altogether (nhìn chung)
 Anyone (bất cứ ai) và any one (một trong hai vật)
 Some (một vài) và any (bất kỳ)
 In (ở) và at (tại)
 A part (một phần) và apart (rời từng phần)
 Beside (bên cạnh) và besides (ngoài ra)
 Gone (đang đến) và been (đã đến)
 Lend (cho mượn) và borrow (mượn)
 Boring (làm cho chán) và bored (chán)
 Control (kiểm soát) và check (kiểm tra)
 Overcome (khắc phục) và over come
Đặt ra một lịch học
Đặt ra một lịch học là rất quan trọng có thể giúp bạn tránh những lỗi cơ bản trong
suốt quá trình học tiếng Anh. Dành ra một thời gian cụ thể trong tuần cho việc học.
Khi bắt đầu, hãy tiến hành từ từ để làm quen với mọi thứ, một khi bạn đã quen với
quá trình học, hãy tăng tốc. Hãy tận dụng tất cả thời gian rãnh để học như lúc đi
làm về, lúc đang đi trên xe búyt hoặc trên tàu điện ngầm.
Những phương pháp tuyệt vời để tránh các lỗi – Đọc, viết, nghe và nói
Thường thì người học phải nắm vững 4 kỹ năng trên và biết cách kết hợp chúng
với nhau để giao tiếp thật trôi chảy. Các kỹ năng giao tiếp đó có thể được chia
thành 2 nhóm:
 Đầu vào: nghe bằng tai; đọc bằng mắt
 Đầu ra: nói bằng miệng và viết bằng tay
Thường xuyên ôn tập sẽ giúp bạn củng cố mọi mặt của việc học tiếng Anh – tiếng
Anh căn bản, tiếng Anh thương mại hoặc tiếng Anh học thuật. Lợi ích của việc
theo học một khóa học tiếng Anh tốt là bạn có thể kết hợp rèn luyện tất cả các kỹ
năng . Bạn cũng phải chú ý đến kỹ năng nói và viết; 2 kỹ năng này là một công cụ
hữu ích giúp bạn vận dụng các cấu trúc câu cũng như các điểm ngữ pháp đã học.
Hãy học tiếng Anh mỗi ngày, nhất là vào thời gian bạn dễ tiếp thu nhất.
Với cách dùng đơn giản nhất, 'I wish to' được dùng như 'I want to' nhưng lịch sự
hơn và cụ thể hơn.
 I wish to make a complaint.
Tôi muốn khiếu nại.
 I wish to see the manager.
Tôi muốn gặp quản lí.
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng 'wish' với một danh từ để đưa ra những lời chúc tốt
đẹp.
 I wish you all the best in your new job.
Chúc các bạn thành công với công việc mới.
 We wish you a merry Christmas.
Chúc bạn một mùa giáng sinh an lành.
Chú ý rằng khi muốn đưa ra lời chúc đi kèm với động từ thì chúng ta phải dùng
'hope' chứ không dùng 'wish'.
 We wish you the best of luck.
Chúc bạn may mắn.
 We hope you have the best of luck.
Chúc bạn may mắn
 I wish you a safe and pleasant journey.
Chúc bạn có một chuyến đi bình an và vui vẻ.
 I hope you have a safe and pleasant journey.
Chúc bạn có một chuyến đi bình an và vui vẻ.
Tuy nhiên, cách sử dụng chính của 'wish' là diễn đạt rằng chúng ta muốn sự việc
không như những gì đang xảy ra, hoặc thể hiện sự hối tiếc cho tình huống ở hiện
tại.
 I wish I was rich.
Tôi ước gì tôi giàu.
 He wishes he lived in Paris.
Anh ấy ước được sống ở Paris.
 They wish they'd chosen a different leader.
Họ ước gì họ đã chọn một người lãnh đạo khác.
* Chú ý: động từ trong mệnh đề theo sau 'I wish' phải lùi về 1 thì.
 I'm too fat. I wish I was thin.
Tôi quá mập. Tôi ước gì mình gầy đi.
 I never get invited to parties. I wish I got invited to parties.
Tôi chưa bao giờ được mời dự tiệc. Tôi ước gì mình được mời.
 It's raining. I wish it wasn't raining.
Trời đang mưa. Tôi ước gì trời đừng mưa.
 I went to see the latest Star Wars film. I wish I hadn't gone.
Tôi đã đi xem bộ phim Star Wars mới nhất. Tôi ước gì mình đã không đi.
 I've eaten too much. I wish I hadn't eaten so much.
Tôi đã ăn quá nhiều. Tôi ước gì mình đừng ăn nhiều như vậy.
 I'm going to visit her later. I wish I wasn't going to visit her later.
Tôi sẽ thăm cô ấy sau. Tôi ước gì mình không phải thăm cô ấy.
Khi mệnh đề theo sau 'wish' có 'will':
Trong trường hợp 'will' thể hiện sự thiện chí (show willingness) chúng ta sử dụng
'would'.
 He won't help me. I wish he would help me.
Anh ấy sẽ không giúp tôi. Tôi ước gì anh ấy sẽ giúp tôi.
 You're making too much noise. I wish you would be quiet.
Anh thật ồn ào. Tôi ước gì anh yên lặng.
 You keep interrupting me. I wish you wouldn't do that.
Anh cứ ngắt lời tôi mãi. Tôi ước gì anh không làm thế.
Trong trường hợp 'will' mang ý nghĩa tương lai (future event), chúng ta không thể
dùng 'wish' mà phải dùng 'hope'.
 There's a strike tomorrow. I hope some buses will still be running.
Ngày mai sẽ có đình công. Tôi ước gì xe buýt vẫn chạy vào ngày mai.
 I hope everything will be fine in your new job.
Tôi chúc anh mọi việc thuận lợi trong công việc mới.
Trong tiếng Anh trang trọng, chúng ta dùng thể bàng thái cách cho động từ 'be'
trong mệnh đề đi sau 'wish'.
 I wish I were taller.
Tôi ước gì tôi cao hơn.
 I wish it were Saturday today.
Tôi ước gì hôm nay không phải là thứ Bảy.
 I wish he were here.
Tôi ước gì anh ấy ở đây.
Cách dùng
Thì hiện tại đơn (The simple present) là một thì rất quan trọng trong tiếng Anh và được dùng thư
Thói quen hằng ngày:
 They drive to the office every day.
Hằng ngày họ lái xe đi làm.
 She doesn't come here very often.
Cô ấy không đến đây thường xuyên.
 The news usually starts at 6.00 every evening.
Bản tin thường bắt đầu vào lúc 6 giờ.
 Do you usually have bacon and eggs for breakfast?
Họ thường ăn sáng với bánh mì và trứng phải không?
Sự việc hay sự thật hiển nhiên:
 We have two children.
Chúng tôi có 2 đứa con.
 Water freezes at 0° C or 32° F.
Nước đóng băng ở 0° C hoặc 32° F.
 What does this expression mean?
Cụm từ này có nghĩa là gì?
 The Thames flows through London.
Sông Thames chảy qua London.
Sự việc sẽ xảy ra trong tương lai theo thời gian biểu hay lịch trình:
 Christmas Day falls on a Monday this year.
Năm nay giáng sinh rơi vào ngày thứ Hai.
 The plane leaves at 5.00 tomorrow morning.
Máy bay cất cánh vào lúc 5 giờ sáng ngày mai.
 Ramadan doesn't start for another 3 weeks.
Ramadan sẽ không bắt đầu trong 3 tuần tới.
 Does the class begin at 10 or 11 this week?
Lớp học sẽ bắt đầu sẽ ngày 10 hay 11 tuần này vậy?
Suy nghĩ và cảm xúc tại thời điểm nói:
Tuy những suy nghĩ và cảm xúc này có thể chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài chúng ta v
 They don't ever agree with us.
Họ chưa bao giờ đồng ý với chúng ta.
 I think you are right.
Tôi nghĩ anh đúng.
 She doesn't want you to do it.
Cô ấy không muốn anh làm điều đó.
Do you understand what I am trying to say?
Anh có hiểu tôi đang muốn nói gì không thế?
Cấu trúc
Câu khẳng định
- S + V + (O)
* Ghi chú:
S: Chủ ngữ
V: động từ
O: tân ngữ
* Chú ý:
Nếu chủ ngữ của của câu thuộc ngôi thứ 3 số ít thì chúng ta thêm 's' hay 'es' vào sau động từ.
Ví dụ:
 They drive to the office every day.
 Water freezes at 0° C or 32° F.
Câu phủ định
- S + do not/don't + V + (O)
- S + does not/doen't + V + (O)
Ví dụ:
 They don't ever agree with us.
 She doesn't want you to do it.
Câu nghi vấn
- (Từ để hỏi +) Do/does + S + V + (O)?
- (Từ để hỏi +) Don't/doesn't + S + V + (O)?
- (Từ để hỏi +) Do/does S + not + V + (O)?
Ví dụ:
 Do you understand what I am trying to say?
 What does this expression mean?
Cách dùng
Thì hiện tại tiếp diễn (The present continuous) là một thì rất quan trọng trong tiếng
Anh và được dùng thường xuyên để diễn tả :