Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 22092015020744

  • 33 trang
  • file .pdf
120 câu hỏi giao dịch thương mại quốc tế
1.Các bước tiến hành hợp đồng mua bán quốc tế?
2.So sánh đấu giá và đấu thầu
3.So sánh môi giới và đại lý
4.Mua bán đối lưu là gì? Các hình thức?
5.Sở giao dịch hang hóa là gì? có những hình thức giao dịch nào?
6.Hợp đồng mua bán là gì? Ý nghĩa của nguồn luật điều chỉnh trong thương
mại quốc tế.
7.Incoterms là gì? Những chú ý khi sử dụng?
8.Có những chỉ tiêu chất lượng nào đối với hang kỹ thuật(cái này t chịu,
xong hỏi thêm ví dụ là xe Honda:-s)
9.Bài tập về trọng lượng thương mại, cái này dễ.
10.Dung sai là gì? Giá dung sai quy định ntn trong hợp đồng ( con bạn t vào
cái này, tạch luôn:-s)
11.Phân biệt LC với nhờ thu.
12.LC là gì? LC ko hủy ngang là gì?
13.Thế nào là bkk? Ý nghĩa của bất khả kháng trong hợp đồng(câu này của t,
hỏi thêm, các cách quy định bkk trong hợp đồng-> tạch:-<)
14. Thế nào là trọng tài? Đặc điểm? phân loại (hỏi thêm, các bước xử =
trọng tài)
15.Thế nào là điều khoản khiếu nại? nghĩa vụ bên bán và mua?
16.Nghiên cứu thương nhân (đọc xong bạn t kêu chả hiểu thương nhân là gì,
cô gợi ý đó là đối tác kinh doanh) thì cần nghiên cứu j?
17.Đàm phán là gì? Các hình thức đàm phán, ưu nhược (hỏi thêm, ví dụ cho
vấn đề phong tục tập quán, văn hóa ảnh hưởng tới đàm phán trực tiếp)
18. Soạn thảo các điều khoản hợp đồng than với các điều khoản số lượng
chất lượng, giá.(hỏi thêm, ai cấp giấy phép xuất khẩu than:-s)
19. Quy trình xuất hang bằng container? FCL, LCL
20.Quy trình nhập hang bằng container?
21. Việt Nam thường xuất khẩu sử dụng cơ sở giao hang nào khi xuất café:-s
22.C/O là gì? Các loại CO chính, ai cấp?
23.Bài tập quy đổi cùng điều kiện tín dụng, FOB-> CIF.
24. Nội dung của L/C? quy tắc lập L/C? Những thông tin cần kiểm tra của
L/C đối với người XK.
25. Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện CIF? hàng hóa bị hỏng hóc do
chất lượng tàu bảo quản kém thì chi phí và tổn thất thuộc về ai?
26. Bảo hiểm theo điều kiện CIF?
27. Điều kiện giá cả?
28. Phân biệt đại lý và môi giới?
29. Khái niệm Incoterms? Lưu ý khi sử dụng Incoterms?
30. Điều khoản trọng tài?
31. Quá trình giao hàng đóng trong container?
32. Liệt kê phiếu đóng gói? đóng gói chi tiết?
33. Điều khoản bao bì?
34. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
35. Các chứng từ pháp lý khi nhận hàng?
36. Hoàn giá?
37. Mua bán đối lưu?
38. Các bước giao dịch thông thường?
39. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tái xuất?
40. Ý nghĩa của việc thông báo giao hàng?
41. L/C hủy ngang?
42. Các biện pháp nghiệp vụ tại sở giao dịch hàng hóa?
43. Trọng lượng giao hàng?
44. Khi nghiên cứu thị trường trong nước thì phải nghiên cứu những j?
45. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu?
46. Cách tính trọng lượng bì?
47. Chất lượng gạo ở VN?
48. Phân biệt tàu chuyến, tàu chợ?
49. Đặc điểm điều kiện CFR?
50. Việt nam dùng hệ thống đo lường j?
51. So sánh trách nhiệm người bán của CIF và FOB?
52. Chuyển khẩu?
53. Ý nghĩa C/O?
54. Ưu điểm của trọng tài?
55. Đấu giá với đấu thầu khác nhau ntn?
56. Hệ thống đo lường thương mại?
57. Các điều khoản thuê tàu theo CIF?
58. Hiện trạng xem hàng trước?
59. Quy định chất lượng theo các chỉ tiêu đại khái quen dùng?
60. Phân biệt hợp đồng thương mại và hợp đồng thương mại quốc tế?
61. Trình bày tiêu chuẩn chất lượng của hàng công nghiệp?
62. Lịch sử hình thành Incoterms?
63.Nội dung của L/C và những thông tin cần kiểm tra đối với người xuất
khẩu. Một số quy tắc L/C tại VN.
64.Phí bảo hiểm theo đk CIF. Điều kiện về giá cả trong CIF
65.So sánh hình thức thanh toán nhờ thu và thanh toán bằng L/C
66.Nội dung, phân loại, mục đích sử dụng của hóa đơn thương mại
67.So sánh và phân loại đại lý, môi giới
68.Khái niệm Incoterm,nguồn luật điều chỉnh, chú ý khi sử dụng incoterm
69.Điều kiện trọng tài thương mại
70.Quy trình đóng trong container và khiếu nại
71.Liệt kê phiếu đóng gói, bao bì, bản kê chi tiết
72.Nội dung điều kiện cơ sở giao hàng
73.Các chứng từ pháp lý khi nhận hàng
74.Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu
75.Trình bày giải quyết tranh chấp bằng trọng tài TM
76.Các bước GD thông thường
77.Cách xin thủ tục hải quan
78.Phương thức cà phê xuất khẩu của VN
79.KN, phân loại, đặc điểm tái xuất
80.Ý nghĩa của thông báo giao hàng, có bao nhiêu lần thông báo
81.Nghiên cứu thị trường trong nước thì cần nghiên cứu những gì ?
82.Ý nghĩa của C/O và nêu các loại C/O có ở VN
83.Cách thức xuất khẩu gạo, cách quy định gạo xuất khẩu
84.Ưu điểm sử dụng trọng tài
85.Chuẩn bị hàng hóa trong Xuất khẩu
86.1000MT+2%, giải thích ?
87.Ý nghĩa điều kiện cơ sở giao hàng trong điều khoản giá của hợp đồng
88.Tính thời gian bình quân( quy dẫn về thời gian ) rồi chọn ra cách nào
hiệu quả hơn khi cho lãi suất và giá trong FOB và CIF
89.Chất lượng hàng hóa, quy định phẩm chất,tiêu chuẩn kỹ thuật
90.Luật áp dụng trong hợp đồng,ý nghĩa.
91.Giá trong đấu thầu khác đấu giá như thế nào ?
92.Trung gian TM, hệ thống đo lường TM.
93.Đấu thầu và các bước tiến hành.
94.Bao bì theo tuyến đường như thế nào ?Tuyến đường là gì ?
95.Trình bày quy định theo chất lượng theo mẫu hàng.
96.VD về GD ký hạn trong mua bán hàng hóa tại sở GD.
97.Điều kiện thuê tàu trong CIF.
98.VN có đc cấp C/O cho hàng hóa có xuất xứ nước khác ko?
99.Trình bày về các phương thức thanh toán .
100.Các loại gia công và phương thức thanh toán
101. Trinh bày các công đoạn GD của TM điện tử.
102.Các bước tiến hành nhập khẩu FOB, thanh toán bằng L/C mặt hàng
nguyên phụ liệu .
103.Quy trình xuất khẩu theo giá CIF hàng hóa hải sản.
104.Chứng minh nhận định sau là sai : “ incoterm điều chỉnh tất cả các điều
khoản hợp đồng “.
105.Quy định chất lượng hàng nông sản, hải sản.
106. KN về hội chợ và triển lãm .
107.Các hình thức khuyến mại xuất khẩu .
108.Thế nào là nhượng quyền mua bán hàng hóa .
109.Trình bày điều kiện trường hợp miễn trách.
110.Hãy trình bày về giá cố định, giá đc xét lại, giá quy định sau và giá
trượt.
111.có những laoij giảm giá nào và thực chất của chúng .
112.Trường hợp nào ng ta nên sử dụng FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CIF,
CFR.
113.Hãy trình bày các cách quy định về thời hạn giao hàng và địa điểm giao
hàng .
114.Để kiểm tra, đánh giá hàng ngoại thương, ng ta thường dùng những
phương pháp nào.
115.Để quảng cáo hàng xuất khẩu, chúng ta có thể vận dụng những phương
tiện quảng cáo nào ? Phương tiện quảng cáo này có ưu khuyết gì ?
116.Hãy CM công thức tính lượng đặt hàng tiết kiệm EOQ và cho VD về
cách tính đó ?
117.Những công cụ để đàm phán đạt kết quả cao là những gì ?
118.Sau khi hàng xuất đã đc kiểm nghiệm và qua thủ tục hải quan, bạn còn
cần phải làm những gì để để có thể giao hàng lên tàu và lấy vận đơn.
119.Hãy trình bày những trường hợp có thể khiếu nại ng bán,ng vận tải, ng
bảo hiểm.
120.chào hàng là gì ? Nội dung của nó gồm những gì ? Điều kiện hiệu lực
của nó ? Có những loại chào hàng nào ?
13. Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu
Trong 1 hợp đồng mua bán đối lưu gồm có:
- Các danh mục hàng hóa: gồm hàng giao và nhận
- Số lượng, giá trị hàng hóa
- Giá cả, cách xác định giá cả
- Điều kiện giao hàng: địa điểm, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận..
- Thời gian, phương thức thanh toán
- Điều khoản khiếu nại, đòi bồi thường
- Điều khoản thực hiện đối lưu (là điểm đặc biệt trong HĐ mua bán đối lưu).
Điều khoản này được thực hiện bằng 1 trong những phương pháp sau:
+ Dùng thư tín đối ứng: là thư tín dụng có hiệu lực trả tiền khi bên đối tác
cũng mở 1 thư tín dụng có số tiền tương đương (như vậy bên nào cũng fải
mở L/C và cũng fải giao hàng)
+ Dùng người thứ 3: (thường là ngân hàng) khống chế chứng từ sở hữu
hàng hóa và chỉ giao chứng từ đó cho bên nhận hàng nếu bên này đổi lại 1
chứng từ sở hữu hàng khác có giá trị tương đương
+ Dùng tài khoản đặc biệt ở ngân hàng: để theo dõi việc giao nhận hàng
của 2 bên (đến cuối kỳ nếu còn số dư thì bên bị nợ sẽ fải giao nốt hàng hoặc
chuyển số dư sang kỳ sau chuyển tiếp hoặc thanh toán bằng ngoại tệ..)
+ Phạt về giao hàng thiếu hoặc chậm: bên ko giao hoặc chậm giao phải
nộp fạt bằng ngoại tệ mạnh (mức fạt 2 bên quy định trong hợp đồng)
14. Trình bày giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Có 2 loại trọng tài có thể dùng để giải quyết tranh chấp giữa 2 bên giao dịch
a. Trọng tài quy chế: là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng
tài đó.
b. Trọng tài vụ việc: là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của
Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận. (là hình thức Trọng tài
thương mại)
- Địa điểm trọng tài: ở nước xuất/nhập khẩu hoặc ở nước bị cáo/nguyên cáo
hoặc ở nước thứ ba (Khi giao dịch với các công ty TBCN, nước ta thường chọn
địa điểm trọng tài ở nước ta, nước anh em hoặc nước bị cáo)
- Trình tự tiến hành trọng tài
+ Thỏa hiệp trọng tài: thỏa thuận đưa tranh chấp ra 1 hội đồng trọng tài (có
thể là điều khoản chính trong hợp đồng, có thể là điều khoản bổ sung sau
khi ký hợp đồng)
+ Tổ chức ủy ban trọng tài: có 2 cách
. Mỗi bên chọn 1 trọng tài viên. Các trọng tài viên chọn 1 trọng tài thú 3
làm chủ tịch
. Hai bên chọn cùng 1 trọng tài viên để xét xử
+ Tiến hành xét xử: các bên liên quan cung cấp đầy đủ bằng chứng. (Lưu ý:
Hội nghị vẫn tiếnh hành xét xử khi đại diện các bên vắng mặt)
+ Hòa giải: mặc dù đưa ra trọng tài nhưng nếu 2 bên đồng ý hòa giải thì vụ
kiện chấm dứt
+ Tài quyết: quyết định của ủy ban thông qua theo đa số, là chung thẩm, có
giá trị bắt buộc với tất cả các bên
+ Chi phí trọng tài: bên thua chịu (tuy nhiên cần thỏa thuận kỹ trong hợp
đồng)
- Luật xét xử: 2 bên quy định trước hoặc do ủy ban chọn hoặc căn cứ vào địa
điểm trọng tài
- Chấp hành
Đọc thêm: Luật trọng tài thương mại
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/07/07/5028-2/
15. Các bước giao dịch thông thường gồm:
a. Hỏi giá: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng
mong muốn, loại tiền, thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng..
- Là lời thỉnh cầu bước vào giao dịch của bên Mua (mặt Pháp luật)
- Bên Mua đề nghị bến Bán báo giá cả hàng hóa và điều kiện mua hàng (mặt
Thương mại)
b. Chào hàng: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ bên Bán; gồm Chủ đề, nội
dung, hình thức, số lượng
- Chào hàng cố định: có đầy đủ các yếu tố cần thiết của hợp đồng thể hiện ý chí
muốn ràng buộc Hợp đồng của bên Bán
- Chào hàng tự do: là lời đề nghị gửi cho nhiều người; ko ràng buộc trách nhiệm
của bên chào hàng
c. Đặt hàng: lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người mua: nêu cụ thể hàng
hóa định mua, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời hạn giao hàng, điều kiện
riêng (nếu có)
d. Hoàn giá: gồm nhiều sự trả giá/mặc cả về giá, về điều kiện giao hàng
e. Chấp nhận chào hàng: đồng ý hoàn toàn các điều kiện của chào hàng mà
fía bên kia đưa ra
- Chấp nhận vô điều kiện
- Chấp nhận bảo lưu
f. Xác nhận mua bán hàng: qua văn kiện xác nhận (giấy xác nhận mua/bán
hàng hóa)
Câu 5: Nội dung, phân loại, mục đích sử dụng hóa đơn Thương mại
Mọi người xem trong giáo trình trang 229 nhé, có rất đầy đủ rồi đó :D
Câu 6: So sánh, phân loại đại lý, môi giới:
Giống : Cùng là trung gian buôn bán, có tác dụng kiến lập mối quan hệ giữa người bán và
người mua.
Khác :
Đại lý Môi giới
 Là tự nhiên nhân/ pháp nhân  Là thương nhân trung gian
 Có thể được ủy thác làm nhiều việc  Chỉ là trung gian mua bán hàng
như thuê tàu, bán hàng, hỏi hàng v.vv hóa, dịch vụ giữa người bán vs
 Có thể đứng tên mình khi thực hiện 1 người mua.
hành động cho người ủy thác ( ví  Không được đứng tên mình mà
dụ:đại lý hoa hồng ) phải đứng tên người ủy thác
 Có thể chiếm hữu hàng hóa ( ví dụ:  Không chiếm hữu hàng hóa
factor) hoặc không
 Có thể phải tự chịu chi phí ( đại lý kinh
tiêu ) hoặc cũng có thể không phải chịu
chi phí (đại lý thụ ủy hoặc đại lý hoa
hồng) khi thực hiện công việc nhưng  Không chịu trách nhiệm cá nhân
phải chịu trách nhiệm với công việc trước người ủy thác nếu khách
được ủy quyền. hàng không thực hiện hợp đồng trừ
 Quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là trường hợp được ủy quyền.
quan hệ hợp đồng đại lý
 Quan hệ giữa người ủy thác và
người môi giới dựa trên sự ủy thác
từng lần, không dựa vào hợp đồng
dài hạn
Phân loại đại lý xem trong giáo trình nhé, tr 11 :D
Câu 7: Khái niệm incoterms, nguồn luật điều chỉnh, một số chú ý khi sử dụng incoterms
Khái niệm: Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản
thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả
và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc
tế.
Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các
bên: Ai sẽ trả tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng
hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận
chuyển..., thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá.
Nguồn luật điều chỉnh : cái này tớ chịu, bạn nào biết thì bảo nhé >.<
Một số lưu ý khi sử dụng Icoterms:
1. Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng
nội thương.
2. Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình),
không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình).
3. Về tính luật của Incoterms:
Incoterms ra đời năm 1936 qua 6 lần sửa đổi, 7 bản có giá trị như nhau.
Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những qui định khác trái với
Incoterms.
Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng không
có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp.
4. Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của
hợp đồng mua bán quốc tế.
5. Hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt
động mua bán.
6. Trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy,
nên lựa chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF.
7. Nên lựa chọn điều kiện trong Incoterms sao cho DN Việt Nam giành quyền thuê tàu và
mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Câu 8: Điều kiện trọng tải thương mại:
Cái này chính là điều kiện về số lượng, các bạn xem trong sách cho cụ tỉ nhé :D tr 104
28. L/C hủy ngang và L/C không hủy ngang:
a. L/C hủy ngang: Revocable L/C
Là thư tín dụng mà ngân hàng mở, có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc
nào mà không cần sự chấp thuận của người hưởng
Tính chất:
- Là lời hứa trả tiền, không ổn định
- Người hưởng lơi đã thực hiện thì mất tính chất có thể hủy ngang
- L/C mang tính chất tham khảo
- l/C được dùng làm cơ sở xin giấy phép Xuất khẩu
b. L/C không hủy ngang: Irrevocable L/C
Là thư tín dụng mà trong thời gian hiệu lực của nó, NH mở không có quyền
hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín nếu không được sự đồng ý của người
hưởng ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng ra lệnh hủy bỏ hay sửa dổi
thư tín dụng đó.
Tính chất:
- Là cam kết chắc chắn đối với người bán trong việc thanh toán tiền hàng
- Có thể được xác nhận bởi một ngân hàng nào đó theo yêu càu của ngân
hàng mở L/C: gọi là thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận
29. Các biện pháp nghiệp vụ tại sở giao dịch hàng hóa:
a. Khái niệm: sở giao dịch hàng hóa là một thị trường đặc biệt tại đó thông
qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các
loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loai, có phẩm chất có thể
thay thế được cho nhau.
b. Đặc điểm:
- Giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa diễn ra tại thời điểm, thời gian thực
hiện giao dịch là cố định
- Hàng hóa giao dịch có tính chất là hàng hóa đồng loại, có tiêu chuẩn hóa
cao, có khối lượng mua bán lớn.
- Việc mua bán thông qua thương nhân môi giới mua bán hàng hóa do Sở
giao dịch chỉ định. Người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với
nhau.
- Việc mua bán hàng hóa thông qua những quy định, tiêu chuẩn về số lượng
hàng, phẩm chất và thời hạn giao hàng
- Sở giao dịch hàng hóa thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hàng
giao dịch trong một khu vực ở một thời điểm nhất định, thể hiện được sự
biến dộng của giá cả. do đó, giá công bố tại sở giao dịch hàng hóa được
dùng để làm giá tham khảo trong mua bán quốc tế
c. Các loại giao dịch ở Sở giao dịch hàng hóa:
- Giao dịch giao ngay: Là giao dịch trong đó hàng hóa được giao ngay và trả
tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng.
Đặc điểm:
+ Hợp đồng hiện vật theo mẫu Hợp đồng của Sở giao dịch
+ Giá giao ngay
+ Giao dịch này chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 10% trong các giao dịch tại sở giao
dịch
- Giao dịch kỳ hạn: là giao dịch mà giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp
đồng nhưng việc thực hiện hợp đồng được tiến hành sau một kỳ hạn nhất
định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc kư kết hợp
đồng với lúc thực hiện hợp đồng.
Đặc điểm:
+ Giao dịch không do những người đầu cơ thực hiện. Có hai loại đầu cơ:
đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống
+ Các bên có thể linh hoạt thực hiện nghiệp vụ hoãn mua hoặc hoãn bán
bằng các khoản đền bù hoãn mua hoặc hoãn bán để hoãn ngày thanh toán
đến kỳ hạn sau.
+ Giao dịch này chiếm khoảng 90% số giao dịch tại Sở giao dịch.
30. Ưu điểm của Sử dụng trọng tài:
- Tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài với việc giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh quốc tế.
- Tính bí mật.
- Tính liên tục.
- Tính linh hoạt.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí.
- Duy trì được các quan hệ đối tác.
- Cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia.
31. Chuẩn bị hàng hóa Xuất khẩu: gồm 3 khâu chủ yếu
a. Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu: Hợp đồng kinh tế và việc
huy động hàng xuất khẩu có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp
đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng ủy thác thu mua hàng xuất
khẩu, hợp đồng nhận ủy thác xuất khẩu, hợp đồng liên doanh liên kết XK…
được ký kết theo nhưng nguyên tắc, trình tự và nội dung quy định trong
“pháp lệnh về hợp đồng kinh tế” do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ban hành.
b. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu:
- Loại bao bì:
+ Hòm: Tất cả những hàng có giá trị tương đối cao, dễ hỏng.
+ Bao: Một số sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu hóa chất.
+ Kiện hay bì: Tất cả các loại hàng hóa có thể ép gọ lại mà phẩm chất
không bị hỏng.
+ Thùng: Các loại hàng lỏng, chất bột và nhiều loại hàng khác nữa.
- Những nhân tố cần được xét đến khi đóng gói:
+ Điều kiện vận tải: Xét đến đoạn đường dài, phương pháp và thời gian của
việc vận chuyển.
+ điều kiện khí hậu: tùy thược khí hậu để quy định các loại bao bì bền
vững, mỏng, kim loại hay không thấm nước.
+ Điều kiện về luật pháp và thuế quan: Chú ý tới quy định về nguyên liệu
đóng gói bao bì và mức thuế nhập khẩu tại các nước khác nhau.
+ Điều kiện chi phí vận chuyển: Cước phí thướng được tính theo trọng
lượng cả bao bì hoặc thể tích của hàng hóa.
- Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu: ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng
hình vẽ được ghi trên bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần
thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
Mục đích:
+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận
+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng
hóa
Ký mã hiệu bao gồm:
+ Những dấu hiệu cần thiết đối với người nhân hàng như: tên người nhân
và tên người gửi, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số
hiệu chuyển hàng, số hiệu kiện hàng.
+ Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyển hàng hóa như: tên
nước, địa điểm hàng đến, hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên
tàu, số hiệu của chuyến đi.
+ Những dấu hiệu hướng dẫ cách sắp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên
đường đi từ nơi sản xuất dến nơi tiêu thụ
46) Hợp đồng TMQT là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở
các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên XK) có nghĩa vụ
chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên NK) một tài sản nhất
định gọi là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên kí hợp đồng.
Hợp đồng là cơ sở:
- Các bên thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu đối tác thực hiện
- Đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ
- Cơ sở pháp lý khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại
48)Trong điều kiện CIF người bán phải ký hợp đồng thuê tàu với điều kiện thông
thường trung bình trên những tuyến đường đó để chở hàng đến cảng đích
Các thuật ngữ “thông thường, “thông dụng, “bình thường”, ở đây có nghĩa là con
tàu đi biển đó phải thích hợp và phải làm sao hạn chế tối thiểu rủi ro mất mát hay
hư hỏng đối với hàng hóa. Tuy vậy, trong trường hợp người bán chủ tâm tìm thuê
con tàu kém tiêu chuẩn, thì đó không thể coi là con tàu “ thông thường"
49) C/O: Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền thường là
Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất
hoặc khai thác ra hàng hóa.
Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua, tên và địa chỉ người
bán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc
khai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
1. Về phần C - quantities và qualities đề không rõ ràng, tớ cũng không hiểu nó muốn
hỏi gì nữa :( Nếu hiểu C - quantities và qualites là Certificate of quality and certificate of
quantity thì các bạn có thể xem trong trang 238, 239 của giáo trình (Giấy chứng nhận
phẩm chất, số lượng trong phần chứng từ hàng hóa). Còn nếu hiểu C là form C trong
C/O thì các bạn có thể xem thêm trong trang 283, 284, 285 để biết form C và các form
khác là gì, dùng trong trường hợp nào. Thế còn quantities hay qualities của form C thì
thú thực tớ chưa nghe nói tới bao giờ.
2. Câu mà bạn Hoàng "pó tay hoàn toàn" không phải câu 47 mà là 49: tiêu chuẩn kỹ thuật
với hàng công nghiệp.
Trước hết các bạn có thể đọc thêm phần trả lời của tớ cho câu 37 để biết tiêu chuẩn kỹ
thuật là gì hoặc tham khảo thêm tại trang
web http://www.business.gov.vn/advice.aspx?id=1904
Trong phần thi vấn đáp có khá nhiều câu hỏi về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa ví dụ
như gạo, cà phê, hàng công nghiệp, ... Với các mặt hàng nông sản, các bạn có thể vào
trang web của Văn phòng quốc gia SPS Vietnam, ví dụ đây là tiêu chuẩn chất lượng của
các loại cà phê: http://sps.mard.gov.vn/pages/ThucVat-
TCVN%20ve%20Ca%20Phe.aspx Ấn vào tab thực phẩm, các bạn còn có thể tìm được
tiêu chuẩn của các mặt hàng thịt, gia cầm, sữa, rau quả, ...
Còn với các mặt hàng công nghiệp thì thú thực tớ search mãi mà chưa được. Hơn nữa,
tiêu chuẩn chung chung cho tất cả các mặt hàng công nghiệp thì rất khó nói, vì thế, cách
trả lời khôn ngoan nhất là lấy ví dụ, chẳng hạn đã có bạn đi thi bị cô bắt lấy ví dụ về tiêu
chuẩn kỹ thuật của xe Honda :-s
Trong file tớ gửi kèm với mail này là danh mục các hàng hóa phải kiểm tra chất lượng
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có quy định rõ những mặt hàng nào
phải kiểm tra chất lượng, cơ quan nào kiểm tra và tiêu chuẩn kiểm tra là gì. Các cậu có
thể thấy chữ viết tắt TCVN chính là bộ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam. Nhưng rất
tiếc không phải tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng nào cũng được share một cách free
như kiểu của cà phê. Một một bộ tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các loại hàng hóa được
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng bán với giá 300k :((
13. Khái niệm, phân loại, đặc điểm tái xuất
 Khái niệm
Giao dịch tái xuất là việc bán lại hàng hóa đã nhập khẩu trước đây nhằm
mục đích kiếm lời
 Đặc điểm
Hàng hóa chưa qua bất kì một khâu gia công, chế biến nào
Mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu
Giao dịch luôn có sự tham gia của 3 bên – giao dịch tam giác
Hàng hóa có cung cầu lớn và biến động thường xuyên
Hưởng ưu đãi về thuế và hải quan
 Phân loại
1. Tái xuất đúng thực nghĩa (tạm nhập tái xuất): hàng hóa đi từ nước
xuất khẩu đến nước tái xuất, rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất sang nước
nhập khẩu
2. Chuyển khẩu: hàng hóa từ nước xuất khẩu trực tiếp sang nước nhập
khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu
Có 3 hinh thức chuyển khẩu
 Hàng từ nước xuất khẩu được chở thẳng sang nước nhập khẩu
 Hang từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất nhưng không
làm thủ tục vào nước tái xuất mà được chở sang nước nhập khẩu
 Hàng từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất, làm thủ tục
nhập vào kho ngoại quan ở nước tái xuất, sau đó được xuất khẩu sang nước nhập
khẩu
14. Ý nghĩa của thông báo giao hàng, có bao nhiêu lần thông báo
 Ý nghĩa của thông báo giao hàng
- Thời gian giao nhận hàng được trùng khớp, tránh những rủi ro và chi
phí không cần thiết cho cả hai bên (tiền phạt dỡ hàng chậm)
- Hai bên thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, tránh phát
sinh những tranh chấp do vi phạm những điều kiện về giao hàng
 Số lần thông báo giao hàng (hjc, thực sự cái này t cũng không nắm
rõ lắm, mà tra cứu trên google thì không thấy đâu, theo t thi số lần thông báo giao
hàng chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng mà mình lựa chọn và những
quy định khác trong hợp đồng)
- Thông thường trước khi giao hàng người bán thông báo: hàng sẳn
sàng để giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao. Người mua thông báo cho
người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng.
- Sau khi giao hàng người bán phải thông báo tình hình hàng đã giao,
kết quả giao hàng.
15. Nghiên cứu thị trường trong nước thì phải nghiên cứu những gì.
 Xác định mục tiêu nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu
Các thông tin cơ bản
Diện tích nước sở tại; Dân số (chủng tộc, tôn giáo, độ tuổi); Tốc độ phát
triển trung bình hàng năm; Ngôn ngữ; Các vùng và các trung tâm công nghiệp
thương mại quan trọng; Ðịa lý và khí hậu; Truyền thống, tập quán; Hiến pháp,
trách nhiệm của chính phủ trung ương và địa phương.
Môi trường Kinh tế - Tài chính - Cơ sở hạ tầng
Kinh tế: Chính sách kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh, tỷ giá hối đoái và sự
biến động giá của nó
Tài chính: Hệ thống ngân hàng: Quốc gia và Quốc tế
Cơ sở hạ tầng: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông, hệ thống
kho tàng ...; Cơ sở hạ tầng của thương mại: bán buôn, bán lẻ, công ty quảng cáo,
hội chợ, tổ chức tư vấn, nghiên cứu marketing…
Môi trường pháp luật, chính trị
Hệ thống chính trị trong nước
Hệ thống pháp luật và các thủ tục hải quan, thuế hải quan ảnh hưởng đến
buôn bán
Chính sách ngoại thương (bảo hộ mậu dịch hay mậu dịch tự do); thỏa ước
quốc tế mà quốc gia đã tham gia;
Môi trường cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh: Ðối thủ từ đâu đến; Ðối thủ có lợi thế gì và nhà xuất
khẩu có lợi thế gì hơn đối thủ
Môi trường văn hóa - xã hội
- Thu nhập bình quân trên đầu người
- Nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng
- Dung lượng thị trường
-
 Phân tích thị trường
- Tìm kiếm thông tin
- Phân khúc thị trường
- Quy mô và triển vọng tăng trưởng
- Xu hướng thị trường
34. Quy dẫn giá
Xem trang 161, 162 giáo trình để biết công thức, nếu thầy cho số cụ thể thì
thay vào để tính.
35. Việt Nam hiện đang sử dụng hệ đo lường gì?
Hệ đo lường chính thức được sử dụng tại Việt Nam hiện nay được quy định
tại Nghị định 134/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó các đơn vị đo lường chính thức ở Việt Nam bao gồm các đơn vị
thuộc hệ SI (hệ đo lường quốc tế - The international system of units) được quy
định tại điều 7 và các đơn vị đo lường chính thức khác ngoài hệ SI được quy định
tại điều 8.
Trong đó, các đơn vị đo lường chính thức thuộc hệ SI bao gồm: các đơn vị
cơ bản (độ dài: mét, khối lượng: kilogam, thời gian: giây, cường độ dòng điện:
ampe, nhiệt độ nhiệt động học: kenvin, lượng vật chất: mol, cường độ sáng:
candela); và các đơn vị dẫn xuất từ các đơn vị cơ bản này.
Bên cạnh các đơn vị đo lường chính thức, còn có các đơn vị đo lường thông
dụng khác, bao gồm các đơn vị đo lường cổ truyền của Việt Nam và các đơn vị đo
khác. Tuy nhiên, các đơn vị này chỉ được sử dụng trong quan hệ dân sự. Còn các
trường hợp sau đây bắt buộc phải sử dụng hệ đo lường chính thức:
- Trong văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành
- Trên phương tiện sử dụng cho hoạt động thanh kiểm tra và các hoạt động công
vụ khác của cơ quan Nhà nước
- Ghi nhãn hàng hóa đóng gói sẵn theo định lượng thuộc diện phải kiểm tra theo
quy định của Pháp lệnh đo lường
- Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện thuộc diện phải kiểm định theo quy
định của Pháp lệnh đo lường.
36. Chuyển khẩu
Chuyển khẩu là một loại hình giao dịch tái xuất. Giao dịch tái xuất được
hiểu là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu
nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Bên cạnh hình thức tái xuất đúng nghĩa,
chuyển khẩu là hình thức tái xuất trong đó hàng hóa đi trực tiếp từ nước xuất khẩu
sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của
nước nhập khẩu.
Có ba hình thức chuyển khẩu:
- Hàng từ nước xuất khẩu được chở thẳng sang nước nhập khẩu
- Hàng từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất nhưng không làm thủ tục
vào nước tái xuất mà được chở sang nước nhập khẩu
- Hàng từ nước xuất khẩu được chở đến nước tái xuất, làm thủ tục nhập vào kho
ngoại quan ở nước tái xuất, sau đó được xuất sang nước nhập khẩu.
Hình thức này giúp vượt qua được các rào cản thương mại (như cấm vận)
37. Chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định phẩm chất
Chất lượng hàng hóa là những đặc điểm về tính năng, quy cách, kích thước,
tác dụng, công suất, hiệu suất, … của hàng hóa.
Tiêu chuẩn kỹ thuật là những tiêu chí và đặc tính mà chất lượng của sản
phẩm phải tuân thủ. Những tiêu chuẩn bắt buộc này có thể do quy định của các cơ
quan quản lý hoặc theo yêu cầu của đối tác. Đặc biệt là với các thị trường quốc tế
như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật là điều kiện tiên
quyết nếu như hàng hóa muốn được chấp nhận trên thị trường. Một số doanh
nghiệp có thể có những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của riêng mình nhằm tạo
uy tín với khách hàng. Những tiêu chuẩn của riêng doanh nghiệp được gọi là “tiêu
chuẩn cơ sở” (TCCS)
Để quy định phẩm chất của hàng hóa, trong hợp đồng mua bán ngoại
thương, người ta thường vận dụng các phương pháp xác định phẩm chất sau:
- Dựa vào mẫu hàng
- Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn
- Dựa vào quy cách của hàng hóa
- Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng
- Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu trong hàng hóa
- Dựa vào hiện trạng hàng hóa
- Dựa vào việc xem hàng trước
- Dựa vào dung trọng hàng hóa
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật
- Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa