Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 21032015095027

  • 121 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
LÊ DUY TRÍ
TÁI CẤU TRÚC TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN
THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------------------
LÊ DUY TRÍ
TÁI CẤU TRÚC TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN
THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ VIỆT THU
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Tái cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
theo mô hình công ty mẹ - công ty con” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu nêu ra trong đề tài là số liệu thực tế, được cấp bởi Công ty cổ phần Xây dựng
Sài Gòn.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
TP HCM, ngày tháng năm 2007
Tác giả
Lê Duy Trí
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON ..1
1.1 MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON ..................................................1
1.1.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con.............................................................1
1.1.2 Đặc điểm của mô hình Công ty mẹ - công ty con .....................................3
1.1.3 Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con........................4
1.2 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ........................................5
1.2.1 Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con ...............5
1.2.2 Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (VNPT) - Đặc trưng của mô hình
Công ty mẹ - công ty con tại Việt Nam .....................................................6
1.2.3 Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam................................9
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN VÀ VẤN
ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ........................11
2.1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN .......................................11
2.1.1 Nguồn gốc hình thành tập đoàn.................................................................11
2.1.2 Các công ty thành viên trong Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn...........................12
2.1.3 Quy mô của các dự án đầu tư của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn....................13
2.1.4 Một số chỉ tiêu tài chính của các công ty trong tập đoàn ..........................15
2.1.4.1 Doanh thu và lợi nhuận ..................................................................15
2.1.4.2 Hoạt động đầu tư ............................................................................16
2.1.4.3 Cơ cấu vốn......................................................................................17
2.1.4.4 Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng TMCP Nam Việt ...........18
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN ........................................20
2.2.1 Sự hình thành các công ty trong tập đoàn .................................................20
2.2.2 Mối quan hệ và tổ chức điều hành giữa các công ty trong tập đoàn .........21
2.2.3 Quản lý tài chính trong tập đoàn ...............................................................23
2.2.3.1 Quản lý tiền mặt .............................................................................23
2.2.3.2 Huy động vốn trong nội bộ tập đoàn..............................................24
2.2.3.3 Huy động vốn bên ngoài tập đoàn..................................................24
2.2.3.4 Quản lý doanh thu và chi phí .........................................................24
2.2.3.5 Phân phối lợi nhuận........................................................................25
2.3 NHẬN XÉT VỀ TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN...........................................25
2.3.1 Ưu điểm trong tổ chức của tập đoàn..........................................................25
2.3.2 Hạn chế trong tổ chức của tập đoàn ..........................................................26
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế trong tổ chức tập đoàn ...........................................27
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan...................................................................27
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan ...............................................................28
2.4 NHỮNG TỒN TẠI VỀ MẶT PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC TẬP ĐOÀN KINH
TẾ TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................29
2.4.1 Nền tảng pháp lý của tập đoàn kinh tế chưa được hình thành...................29
2.4.2 Quyền hạn của công ty mẹ chưa được pháp luật bảo vệ chính đáng ........30
2.4.3 Sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật trong việc xác lập các mối
quan hệ trong tập đoàn ...............................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................32
CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN THEO MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON .............................................................................33
3.1 XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON CHO TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN ...............................................................................33
3.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng mô hình .............................................33
3.1.2 Mối quan hệ liên kết làm cơ sở trong việc hình thành tập đoàn.............35
3.1.3 Lựa chọn công ty đảm nhận vai trò công ty mẹ .....................................37
3.1.4 Mô hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn..............................39
3.1.4.1 Công ty mẹ - Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn...........................40
3.1.4.2 Công ty con trong tập đoàn .........................................................41
3.1.4.3 Công ty liên kết trong tập đoàn – Ngân hàng TMCP Nam Việt .43
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ -
CÔNG TY CON CHO TẬP ĐOÀN ..................................................................44
3.2.1 Xác lập thị trường tài chính cho tập đoàn .................................................44
3.2.1.1 Mô hình quản lý tài chính tập trung và quản lý tài chính phân tán45
3.2.1.2 Mô hình quản lý vừa tập trung vừa phân tán áp dụng cho Tập
đoàn .................................................................................................47
3.2.2 Giải pháp xây dựng cơ chế tài chính cho tập đoàn....................................48
3.2.2.1 Nguyên tắc xây dựng cơ chế tài chính ...........................................49
3.2.2.2 Cơ chế huy động vốn......................................................................49
3.2.2.3 Cơ chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản .............................................52
3.2.2.4 Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, công nợ...................................53
3.2.2.5 Cơ chế phân phối lợi nhuận............................................................53
3.2.2.6 Cơ chế kiểm tra - giám sát trong tập đoàn .....................................54
3.2.3 Giải quyết sự mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và Tổng giám đốc – người
điều hành công ty con.................................................................................57
3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CHO TẬP
ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN.............................................................................59
3.3.1 Phát triển và mở rộng quy mô của Ngân hàng TMCP Nam Việt nhằm
tăng cường công tác huy động vốn trong nội bộ tập đoàn ......................59
3.3.2 Gắn kết sự phát triển của tập đoàn với thị trường chứng khoán.............62
3.4 NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THUỘC SỞ
HỮU TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM .................................................................63
3.4.1 Nhà nước cần phải có chủ trương thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý
đối với việc phát triển tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt
Nam .........................................................................................................63
3.4.2 Hoàn thiện tính pháp lý đối với tập đoàn kinh tế tại Việt Nam..............65
3.4.3 Mở rộng các quy định liên quan đến định chế tài chính trung gian
nhằm thúc đẩy quá trình tập trung vốn đối với tập đoàn kinh tế.............65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................66
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
HĐQT : Hội đồng quản trị
KCN : Khu công nghiệp
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TGĐ : Tổng giám đốc
TMCP : Thương mại cổ phần
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận năm 2005–2006 của 3 công ty điển hình
Bảng 2.2: Tổng đầu tư năm 2005 – 2006 của 3 công ty điển hình
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn năm 2005 – 2006 của 3 công ty điển hình
Bảng 2.4: Số liệu 6 tháng đầu năm 2007 của Ngân hàng Nam Việt
Bảng 2.5: Thành phần cổ đông sở hữu các công ty đến thời điểm 30/06/2007
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của mô hình công ty mẹ - công ty con
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của VNPT hiện nay
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức và cơ chế điều hành của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn hiện nay
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức mới áp dụng cho của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
Hình 3.2: Mô hình quản lý tài chính tập trung
Hình 3.3: Mô hình quản lý tài chính phân tán
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục số 1: Tập đoàn kinh tế ở các quốc gia trên thế giới
Phụ lục số 2: Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân và hội thảo về việc thành lập
tập đoàn tài chính – ngân hàng tại Việt Nam
Phụ lục số 3: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn năm 2006
Phụ lục số 4: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn năm 2006
Phụ lục số 5: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Kinh
Bắc năm 2006.
LỜI MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, với mục tiêu hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh giữ vai trò
chủ đạo cho nền kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã
triển khai ứng dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các
Tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân đang
trên đường tích tụ và tập trung vốn hình thành các nhóm công ty có quy mô lớn
mang tầm vóc của một tập đoàn kinh tế hoạt động theo kiểu gia đình một cách tự
phát như: Hòa Phát, Kinh Đô, Biti’s, Đại Dương,… Do đó, vấn đề tổ chức quản lý
và sự điều chỉnh của pháp luật về các mối quan hệ chồng chéo, phức tạp đối với tập
đoàn thuộc sở hữu tư nhân được đặt ra.
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam hoạt động rất
hiệu quả trong lĩnh vực khai thác và phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, mang
lại lợi ích kinh tế - xã hội cao. Với một hệ thống các KCN liên kết với nhau trải dài
từ Bắc đến Nam, đã tạo điều kiện cho các địa bàn có tình hình kinh tế - xã hội khó
khăn nâng cấp cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại
địa phương, thu hút đầu tư nước ngoài…góp phần không nhỏ trong tiến trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức hoạt động của tập
đoàn hiện nay còn nhiều hạn chế nhất định trong cơ cấu tổ chức, cơ chế giám sát, cơ
chế tài chính,…Do đó, việc nghiên cứu các mô hình tổ chức tập đoàn tiên tiến trên
thế giới để áp dụng cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn nhằm tiến tới hình thành tập đoàn
kinh tế mạnh có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi quốc gia là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Tái cấu trúc
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty con”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài xây dựng mô hình tổ chức và cơ chế quản lý tài chính mới nhằm cấu
trúc lại Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, tiến tới hình thành một tập đoàn kinh tế mạnh
điển hình thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam.
III. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trước tiên, đề tài đề cập đến những đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công
ty con ở các quốc gia trên thế giới và các mô hình tập đoàn đang áp dụng tại Việt
Nam. Sau đó, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động trong mô hình tổ chức của
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, đồng thời nêu ra những hạn chế về mặt pháp lý trong việc
hình thành các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất áp dụng mô
hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn để có thể nhân rộng ra cho các tập
đoàn khác có hình thức tương tự.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu định tính,
phương pháp phân tích tổng hợp, đúc kết thực tiễn, tham khảo ý kiến của các học
giả, các nhà kinh tế để xây dựng mô hình tổ chức mới cho Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn
phù hợp với luật pháp Việt Nam hiện hành.
V. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về mô hình công ty mẹ - công ty con
Chương 2: Thực trạng của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và các vấn đề pháp lý đối
với tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
Chương 3: Cấu trúc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn theo mô hình công ty mẹ - công ty
con.
Luận văn có khối lượng 67 trang đánh máy, 5 bảng, 6 hình cùng một danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
1.1. MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
1.1.1. Mô hình công ty mẹ - công ty con
Qua nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới ( 1) cho
thấy, đa phần các tập đoàn cấu trúc theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đó là sự
liên kết nhiều pháp nhân độc lập trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực nhằm nâng cao
sức mạnh chung. Trong đó, có một công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, đầu tư vốn vào
các công ty con và chi phối các công ty này theo nhiều cấp độ, tùy theo tỷ lệ vốn
đầu tư vào công ty con đó. Cơ sở của các mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty
con là quan hệ sở hữu về vốn, thương hiệu, công nghệ, thị trường cung ứng và tiêu
thụ, cạnh tranh quốc tế… sơ đồ tổ chức của mô hình công ty mẹ - công ty con như
sau:
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của mô hình công ty mẹ - công ty con
CONG TY ME
HE THONG CONG TY CON CAP I
CONG TY
LIEN KET
CONG TY CON CONG TY CON CONG TY CON CONG TY CON
CONG TY HE THONG CONG TY CON CAP II
LIEN KET
CONG TY
CONG TY CON CONG TY CON CONG TY CON CONG TY CON
LIEN KET
Công ty mẹ là một công ty có tiềm lực mạnh về tài chính, nắm giữ bí quyết
công nghệ, điều kiện kinh doanh và các nguồn lực kinh tế quan trọng khác. Bằng
nhiều con đường như sáng lập, liên doanh liên kết, góp vốn, hợp nhất, sáp nhập,
mua lại mà công ty này nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối của một hay nhiều
1
Xem phụ lục số 1: Mô hình tập đoàn kinh tế ở các quốc gia trên thế giới
công ty khác, từ đó định hướng hoạt động các công ty con này theo mục đích của
mình nhằm để thu được các lợi ích kinh tế.
Các hình thức của công ty mẹ: công ty mẹ có thể là công ty mẹ tài chính,
công ty mẹ kinh doanh, công ty mẹ nghiên cứu khoa học.
Công ty mẹ tài chính: là công ty mẹ chỉ thuần túy đầu tư vốn vào các công
ty con mà không can thiệp vào bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Công ty
mẹ thực hiện chi phối các công ty con bằng việc đưa ra các quyết sách về chiến
lược kinh doanh, nhân lực, định hướng cho hoạt động cung ứng và tiêu thụ sản
phẩm. Công ty mẹ thường là các ngân hàng hoặc công ty tài chính, thực hiện đa
dạng hóa đầu tư vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhằm hạn chế rủi ro và
tối đa hóa lợi nhuận.
Công ty mẹ kinh doanh: là công ty mẹ hoạt động kinh doanh ở một ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh chủ lực và dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đó. Công
ty mẹ có tiềm lực mạnh về vốn, tài sản, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ, có
nhiều uy tín, tiên phong trong việc khai thác thị trường, liên doanh liên kết, làm đầu
mối thực hiện các dự án lớn. Công ty mẹ có thể thực hiện các chức năng như là một
trung tâm chiến lược, nghiên cứu phát triển; huy động và phân bổ các nguồn lực
trong hoạt động sản xuất và đầu tư; tổ chức và phân công lao động cho các công ty
con trên cơ sở các hợp đồng kinh tế;… Trường hợp này, công ty mẹ vừa đảm nhận
chức năng đầu tư tài chính, vừa là đơn vị trực tiếp sản xuất – kinh doanh, vừa có
chức năng chỉ đạo và hợp tác với các công ty con về thị trường, kỹ thuật và định
hướng phát triển.
Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu khoa học: là công ty mẹ chỉ đảm nhận
chức năng nghiên cứu khoa học, lấy kết quả của việc nghiên cứu khoa học làm cơ
sở liên kết kinh tế. Các công ty con là các đơn vị sản xuất – kinh doanh có nhiệm vụ
ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu từ công ty mẹ và đưa các ứng dụng, sản
phẩm đó ra thị trường.
Công ty con: Công ty A là công ty con của công ty B khi công ty A bị công
ty B chi phối theo nhiều cấp độ khác nhau tùy theo mức độ đầu tư vốn của công ty
B vào công ty A.
Các hình thức công ty con: công ty con có thể là công ty do công ty mẹ
nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi
phối hoặc là công ty TNHH hai thành viên trở lên do công ty mẹ có vốn góp chi
phối hoặc là công ty liên doanh do công ty mẹ năm giữ phần hùn chi phối. Công ty
con được tổ chức theo dạng công ty cổ phần mà công ty mẹ có cổ phần chi phối là
hình thức phổ biến trên thế giới, nó đặc biệt linh hoạt trong việc điều hòa vốn đầu tư
và dễ dàng điều chỉnh quy mô của tập đoàn.
Công ty tài chính trong lòng công ty mẹ:
Khi một tập đoàn kinh tế có quy mô lớn, công ty mẹ sẽ lập công ty tài chính
trực thuộc để thay mặt công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con nhằm giảm áp
lực trong việc điều hành tài chính của công ty mẹ. Từ đó, công ty mẹ có điều kiện
hơn trong việc phát triển kinh doanh, đóng vai trò chủ đạo và định hướng cho toàn
bộ tập đoàn. Ngoài ra, với chức năng trung gian tài chính của mình, công ty tài
chính huy động các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế để hỗ trợ vốn cho các
công ty con bằng nhiều hình thức.
1.1.2 Đặc điểm của mô hình Công ty mẹ - công ty con
Công ty mẹ là công ty có vốn góp chi phối hoặc có quyền biểu quyết chi phối
tại công ty con, tỷ lệ chi phối này do pháp luật quy định đối với từng quốc gia,
thông thường là trên 50%. Công ty mẹ thông qua việc nắm giữ đại đa số vốn chủ sở
hữu của công ty con để tiến hành kiểm soát, khống chế, định hướng hoạt động công
ty con theo đúng mục tiêu mà công ty mẹ đã định.
Công ty mẹ và các công ty con là các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp
nhân đầy đủ. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là mối quan hệ giữa chủ
sở hữu với doanh nghiệp có vốn đầu tư của mình. Trách nhiệm của công ty mẹ đối
với công ty con là trách nhiệm hữu hạn trên cơ sở phần vốn góp của công ty mẹ tại
công ty con. Nếu như công ty mẹ có tỷ lệ sở hữu về vốn càng cao thì mối quan hệ
giữa công ty mẹ và công ty con càng “chặt” và ngược lại.
Các công ty con được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Đồng thời, hoạt động theo tôn chỉ của công ty mẹ về định hướng và chiến
lược phát triển kinh doanh.
Phương thức hình thành công ty mẹ công ty – con là bằng con đường sang
lập, mua lại, hợp nhất và sáp nhập ( 2).
Do mối quan hệ có tính chất chi phối các quyết định của công ty con, nên
pháp luật nhiều nước bắt buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về những
ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con. Chẳng hạn, nước Công hòa liên
bang Nga quy định nếu công ty mẹ đưa ra chỉ thị yêu cầu công ty con phải thực hiện
theo một cam kết nào đó giữa công ty mẹ và công ty con thì công ty mẹ phải chịu
trách nhiệm liên đới về các vấn đề liên quan đến chỉ thị đó.
1.1.3 Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con
Ưu điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con:
Không hạn chế dòng vốn đầu tư trong một khuôn khổ tổ chức hành chính,
trong lĩnh vực ngành nghề được quy định trước hay trên một địa bàn khép kín nào.
Mục tiêu và động lực của dòng vốn đầu tư tài chính là hiệu quả đầu tư. Do
vậy, khi hiệu quả đầu tư không đạt được các mục tiêu đề ra thì công ty mẹ dễ dàng
thu hồi vốn đầu tư của mình bằng cách bán cổ phiếu của mình tại công ty đó và mua
cổ phần hoặc góp vốn vào công ty khác để đạt hiệu quả và tính thanh khoản của
đồng vốn cao.
Thuận lợi trong việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, dễ dàng đạt được quy
mô lớn về vốn và phân bổ cấu trúc vốn hợp lý cho từng thời kỳ, thuận lợi trong việc
lựa chọn nhân sự có trình độ cao từ đó nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
2
Xem Phụ lục số 1: Tập đoàn kinh tế các quốc gia trên thế giới, mục III-Phương thức hình thành tập đoàn
kinh tế
Các công ty con trong tập đoàn được độc lập trong việc lựa chọn phương
thức quản lý và phương án kinh doanh phù hợp với ngành nghề và quy mô của
mình. Do đó, công ty con linh hoạt lựa chọn và năng động tìm ra giải pháp phù hợp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình, xâm nhập thị trường mới, tạo lập
thương hiệu cho các ngành nghề kinh doanh mới, đa dạng hóa ngành nghề kinh
doanh giảm thiểu rủi ro cho công ty mẹ.
Cấu trúc công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con cho phép công ty mẹ
kiểm soát một cách hiệu quả công ty mà không cần sở hữu 100% vốn điều lệ của
công ty con. Tạo ra khả năng phối hợp nhằm phát huy sức mạnh của cả tập đoàn,
giảm cạnh tranh giữa các công ty con. Hơn nữa, công ty mẹ có thể kiểm soát các
công ty khác bên ngoài tập đoàn thông qua các công ty con.
Tuy nhiên, mô hình tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con có
nhược điểm là có thể dẫn đến độc quyền và hạn chế cạnh tranh gây tổn thất cho nền
kinh tế. Việc tích tụ và tập trung vốn trên quy mô lớn, kinh doanh trên bình diện
rộng đòi hỏi phải có công tác quản lý điều hành ở mức độ cao, đồng thời đòi hỏi
một hành lang pháp lý vững chắc. Do vậy, việc áp dụng mô hình này trở nên khập
khiển hoặc chưa thích hợp đối với các quốc gia đang phát triển hoặc chưa phát triển.
1.2 MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn hình thành các
đơn vị chủ lực của nền kinh tế, trong thập niên 90 của thế kỷ 20, Chính phủ Việt
Nam đã tiến hành thành lập các Tổng công ty nhà nước gồm Tổng công ty 90, Tổng
công ty 91. Trong quá trình hình thành và phát triển các Tổng công ty đã thúc đẩy
việc tích tụ và tập trung vốn, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và tăng khả năng
cạnh tranh. Tuy nhiên, hoạt động các Tổng công ty bộc lộ nhiều yếu kém, mệnh
lệnh hành chính phát sinh trong quan hệ giữa Tổng công ty với công ty thành viên
không phù hợp với sự phát triển theo quy luật thị trường, cơ chế quản lý tài chính
của Tổng công ty có sự chồng chéo về mặt sở hữu… Do đó, Chính phủ thực hiện tổ
chức lại Tổng công ty nhà nước theo quyết định số 153/2004/NĐ-CP ngày
09/08/2004, Điều 18 xác định: “Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con
là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ,
thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó
có một số công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác
(gọi là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi
là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ gọi (gọi là
công ty liên kết)”.
1.2.2 Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (VNPT) - Đặc trưng của mô hình Công
ty mẹ - công ty con tại Việt Nam
Tập đoàn được hình thành trên cơ sở tổ chức lại cơ quan Tổng công ty Bưu
chính - Viễn thông Việt Nam theo Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
Bưu chính viễn thông Việt Nam và Quyết định số 06/2006/QĐ-TTG ngày
09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam. Hoạt động của VNPT về cơ bản căn cứ vào Luật
DNNN năm 2003; Luật doanh nghiệp năm1999; Nghị định số 153/2004/NĐ-CP
ngày 09/8/2004 của Chính phủ; Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của công ty mẹ nhà nước.
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức của VNPT hiện nay
Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (gọi tắt là Tập
đoàn): là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng đầu tư tài chính vào
các doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, nghiệp
vụ, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp quản lý, kinh doanh mạng lưới
viễn thông đường trục và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ công ích do Nhà
nước giao.
Công ty con do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn: Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam: là Tổng công ty do Nhà nước quyết định thành lập và giao vốn thông qua
Tập đoàn; kinh doanh đa ngành, trong đó dịch vụ bưu chính là ngành kinh doanh
chính; bảo đảm cung cấp các dịch vụ bưu chính công cộng theo quy định của Pháp
lệnh Bưu chính, Viễn thông và các nhiệm vụ bưu chính công ích khác do Nhà nước
giao; Các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con gồm:
Tổng công ty Viễn thông I, II và III; Các công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn
điều lệ, gồm: Công ty TNHH một thành viên Điện toán và Truyền số liệu, Công ty
TNHH một thành viên Phát triển phần mềm và truyền thông.
Công ty con là các công ty do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: là
các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên được hình thành từ cổ phần hóa,
chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước hoặc thành lập mới, điển hình là: Công
ty cổ phần Thông tin di động, Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông, Công ty cổ phần
Dịch vụ tài chính bưu điện, Công ty cổ phần Thiết bị Bưu Điện...
Công ty liên kết: là công ty do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, bao
gồm các công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thiết bị, công nghiệp phần
mềm, xây lắp, thương mại, cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng, bảo hiểm, du lịch...
Điển hình là: Công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông, Công ty cổ phần Điện tử
viễn thông tin học, Công ty cổ phần Viễn thông tin học Bưu điện, Công ty cổ phần
Đầu tư và Xây dựng Bưu điện...
Các đơn vị sự nghiệp, gồm: Học viện Công nghệ Bưu chính, viễn thông và
các bệnh viện thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông hiện nay.
Nhận xét về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông là công ty nhà nước, có tư
cách pháp nhân, có bộ máy quản lý riêng. Tổ hợp kinh tế của VNPT không có tư
cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ kinh tế về “sở hữu”,
mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con được thay đổi cơ bản dựa trên mối
quan hệ liên kết tài chính, đầu tư vốn. Công ty con độc lập và bình đẳng với công ty
mẹ, công ty mẹ chi phối công ty con thông qua người đại diện của công ty mẹ tại
công ty con. Quyền hạn của công ty mẹ đối với công ty con tùy thuộc vào tỷ lệ vốn
góp của công ty mẹ tại công ty con. Tuy nhiên, mô hình của VNPT còn nhiều hạn
chế nhất định, cụ thể như sau:
Trong mô hình của VNPT thì mối quan hệ giữa công ty mẹ và Tổng công ty
Bưu chính Việt Nam chưa được rõ ràng. Khi một công ty được gọi là công con thì
công ty này bị chi phối bởi công ty mẹ về vốn, tức là vốn của công ty con phải có
một phần vốn góp chi phối của công ty mẹ. Tuy nhiên, theo Quyết định số
06/2006/QĐ-TTG ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì vốn điều lệ của
công ty mẹ không bao gồm vốn của của Tổng công ty bưu chính Việt Nam.
Các Tổng công ty Viễn thông I,II,III hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con nhưng các cơ sở pháp lý điều chỉnh cho các quan hệ giữa công ty mẹ và
các Tổng công ty này, mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con trực thuộc
các Tổng công ty này vẫn chưa được hướng dẫn một cách cụ thể. Vì vậy, sẽ ảnh
hưởng rất lớn trong cơ chế điều hành các hoạt động, đặc biệt là cơ chế điều hành tài
chính trong phạm vi tập đoàn.
Tập đoàn kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng VNPT thì ngoài mục
tiêu lợi nhuận còn thực hiện nhiệm vụ công ích của nhà nước. Bên cạnh đó còn tồn
tại các đơn vị sự nghiệp, nguyên tắc các hạch toán các đơn vị này khác với một tổ
chức kinh tế hay một xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc.
1.2.3 Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân tại Việt Nam
Qua nghiên cứu các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân điển hình tại Việt
Nam ( 3) như Biti’s, Kinh Đô, Đồng Tâm, Hòa Phát… cho thấy:
Các tập đoàn xuất thân từ sản xuất với quy mô nhỏ, dần dần khi điều kiện
kinh doanh thuận lợi các công ty này mới phân nhánh ra thành nhiều công ty con
chuyên trách một số ngành nghề và công đoạn sản xuất khác nhau nhằm thực hiện
một quy trình sản xuất khép kín. Ngoài các ngành nghề kinh doanh chủ lực các
công ty mở rộng ra các hoạt động kinh doanh khác như: xây dựng, địa ốc, đầu tư tài
chính… nhằm khai thác các cơ hội đầu tư mới và đa dạng hóa rủi ro.
Công ty mẹ với các công ty con là các pháp nhân độc lập, hoạt động theo luật
doanh nghiệp Việt Nam. Thành phần cổ đông sở hữu các công ty trong tập đoàn đa
phần là các cá nhân là thành viên trong gia đình. Hoạt động của các công ty được
gọi là công ty con ít chịu sự chi phối của công ty mẹ mà lại chịu sự lãnh đạo bằng
mệnh lệnh của “ông Chủ”.
Các công ty trong cùng tập đoàn sử dụng chung một thương hiệu do công ty
mẹ xây dựng. Công ty mẹ nắm giữ bí quyết công nghệ, quy trình sản xuất, thương
hiệu và chi phối toàn bộ hoạt động của các công ty con cả về tài chính, kinh doanh
lẫn nhân sự. Công ty mẹ trong tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô
vốn lớn, đi đầu trong phát triển các sản phẩm mới, thâm nhập thị trường mới.
Công ty mẹ vừa sản xuất kinh doanh vừa đầu tư tài chính vào công ty con,
đồng thời là một trung tâm cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm của tập đoàn,
điển hình là Biti’s và Đồng Tâm.
Vấn đề sử dụng vốn và tài sản của các tập đoàn trên được giải quyết một
cách nhanh chóng thông qua sự lãnh đạo và quyết định trực tiếp của thành viên trụ
cột trong gia đình, vừa nắm giữ chức danh Chủ tịch HĐQT (đối với công ty cổ
phần) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH) kiêm Tổng giám
đốc điều hành và đại diện theo pháp luật công ty.
3
Xem phụ lục số 2: Các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, mục I – Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân