Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 20042015085613

  • 79 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
GVHD : Phó GSTS. Nguyễn Phú Tụ.
SVTT : Nguyễn Hoàng Cẩm Tú.
Lớp : 08HQT1.
Ngành : Quản Trị Kinh Doanh.
Khóa : 2008 – 2010.
Tp.HCM, năm 2010
i
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
GVHD : Phó GSTS. Nguyễn Phú Tụ.
SVTT : Nguyễn Hoàng Cẩm Tú.
Lớp : 08HQT1.
Ngành : Quản Trị Kinh Doanh.
Khóa : 2008 – 2010.
i
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu
trong khóa luận được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 200…
Tác giả
(ký tên)
iii
LỜI CẢM ƠN

Em raát chaân thaønh caûm ôn ñeán toaøn theå caùc anh chò trong Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu, ñaët bieät laø Ban Giaùm
Ñoác vaø söï giuùp ñôõ taän tình cuûa caùc anh chò Phoøng Keá Toaùn nhaát laø nhôø vaøo söï
höôùng daãn nhieät tình cuûa chuù Thôm, coâ Ñaèng, coâ Thu, coâ Loan vaø chò Ngoïc ñaõ taïo
ñieàu kieän thuaän lôïi cho em trong suoát thôøi gian thöïc taäp tại Ngaân haøng.
Em xin chaân thaønh caûm ôn tröôøng Đại học daân lập Kỹ Thuật Coâng Nghệ khi
böôùc vaøo ngaønh ngheà maø mình yeâu thích vaø löïa choïn. Xin caûm ôn thaày Nguyeãn
Phuù Tuï ñaõ giuùp em cuûng coá laïi kieán thöùc ñaõ ñöôïc hoïc vaø laø ngöôøi höôùng daãn raát taän
tình em trong quaù trình thöïc taäp vaø ñaõ ñöa ra caù c yù kieán quyù baùu giuùp em hoaøn
thaønh baøi baùo caùo thöïc taäp toát nghieäp naøy.
Moät laàn nöõa em xin chaân thaønh caûm ôn!
v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : ...............................................................................................................
MSSV : ......................................................................................................................................
Khoá : ........................................................................................................................................
GVHD nhận xét : ..................................................................................................................
1. Thời gian thực tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 20…..
Giảng viên hướng dẫn
(ký tên)
iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN V Ị THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : ...............................................................................................................
MSSV : ......................................................................................................................................
Khoá : ........................................................................................................................................
Đơn vị nhận xét : ....................................................................................................................
1. Thời gian thực tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Vũng Tàu, ngày.....tháng....năm 20.....
Đơn vị thực tập
(ký tên)
MỤC LỤC
Bìa ..................................................................................................................... i
Lời cam đoan .................................................................................................... ii
Lời cảm ơn....................................................................................................... iii
Nhận xét của đơn vị thực tập ......................................................................... iv
Nhận xét của giảng viên hƣớng dẫn .................................................................v
Lới nói đầu ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
1.1 Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh. ......................................................................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh. ......................................................... 4
1.1.2 Ý nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh. ............................................................. 4
1.1.3 Nội dung – Nhiêm vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh. ........................................ 4
1.13.1 Nhiệm vụ .......................................................................................................... 4
1.1.3.2 Nội dung .......................................................................................................... 5
1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng :. ................................................................. 5
1.2.1 Hoạt động huy động vốn:. .................................................................................. 5
1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán:. ........................................................................................ 5
1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:. ......................................................................................... 6
1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm:. .......................................................................................... 7
1.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.................................................................... 7
1.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích ...................................................................... 7
1.2.1.4 Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích. .................................................................... 8
1.2.1.5 Trái phiếu ngân hàng:. ..................................................................................... 8
1.2.2 Hoạt động tín dụng............................................................................................. 8
1.2.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ........................................................................ 10
1.3. Lãi suất tín dụng ................................................................................................. 10
1.3.1 Khái niệm. ........................................................................................................ 10
1.3.2 Vai trò lãi suất. ................................................................................................. 10
1.3.3 Nguyên tắc xác định lãi suất ............................................................................. 11
1.4 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh. ......................................... 12
1.4.1 Các chỉ tiêu hiệu quả chung. ............................................................................. 12
1.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Vốn.................................................................... 13
1.4.2.1 Chỉ tiêu Vốn cố định. ..................................................................................... 13
1.4.2.1.1 Khái niệm Vốn cố định. .............................................................................. 13
1.4.2.1.2 Phân loại Vốn cố định. ................................................................................ 13
1.4.2.2 Chỉ tiêu Vốn lưu động. .................................................................................. 15
1.4.2.2.1 Khái niệm Vốn lưu động. ............................................................................ 15
1.4.2.2.2 Phân loại Vốn lưu động. ............................................................................. 15
1.4.3 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng Lao động............................................................ 15
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. ................................ 16
1.5.1 Nhân tố Chủ quan ............................................................................................. 16
1.5.2 Nhân tố Khách quan ......................................................................................... 17
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
2.1 Giới thiệu về lịch sử hình thành Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. ........................ 19
2.1.1 Qu á trình phát triển. ........................................................................................ 20
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. ..................................................... 21
2.1.2.1 Huy động vốn ............................................................................................... .21
2.1.2.2 Cho vay. ........................................................................................................ 21
2.1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ chính........................................................................... 21
2.1.2.4 Những thành tựu mà chi nhánh đạt được. ....................................................... 23
2.1.2.5 Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của Agribank Vũng Tàu. .......................... 23
2.1.2.6 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. ....................................................... 24
2.2 Các chỉ tiêu chung của hiệu quả hoạt động kinh doanh về Ngân hàng Agribank
Vũng Tàu. ................................................................................................................. 28
2.2.1 Khái quát tình hình Tài sản. .............................................................................. 28
2.2.2 Cơ cấu Nguồn vốn. ........................................................................................... 31
2.2.3 Phân tích Huy động vốn.................................................................................... 35
2.2.3.1 Đánh giá chung .............................................................................................. 35
2.2.3.2 Tình hình cụ thể ............................................................................................. 38
2.2.3.2.1 Vốn huy động trên tổng Nguồn vốn ............................................................ 39
2.2.3.2.2 Nguồn vốn có kỳ hạn trên tổng Nguồn vốn. ................................................ 40
2.2.3.2.3 Tiền gửi thanh toán trên tổng Vốn huy động. .............................................. 40
2.2.3.2.4 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên Vốn huy động. ................................................. 40
2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. ................. 41
2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả của chi nhánh Agribank Vũng Tàu.. ................................... 43
2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. .............................. 43
*). Phân tích Chi phí – Thu nhập – Lợi nhuận hoạt động kinh doanh. ........................ 43
2.3.2 Phân tích sử dụng Vốn cố định của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu.. ............... 44
2.3.3. Phân tích sử dụng Vốn lưu động của Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. ............. 46
2.3.3.1 Tình hình Doanh số cho vay. ......................................................................... 47
2.3.3.2 Tình hình Dư nợ cho vay Ngắn, Trung & Dài hạn. ........................................ 48
2.3.3.3 Tình hình Doanh số thu nợ theo thời hạn. ...................................................... 49
2.3.3.4 Tình hình Nợ quá hạn. ................................................................................... 50
2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng Lao động tại Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. .......... 55
2.4.1 Nguồn Lao động tại Agribank Vũng Tàu. ......................................................... 55
2.4.2 Đặc điểm hiệu quả sử dụng Lao động tại Agribank Vũng Tàu. ......................... 56
2.5 Phân tích các hoạt động khác tại Ngân hàng Agribank Vũng Tàu. ....................... 60
2.5.1 Kinh doanh ngoại tệ. ......................................................................................... 60
2.5.2 Tình hình quản lý quỹ và kho quỹ. .................................................................... 60
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VŨNG TÀU.
3.1. Đối với huy động vốn ........................................................................................ 62
3.2. Đối với hoạt động tín dụng ................................................................................. 64
3.3. Đối với hoạt động khác. ...................................................................................... 66
3.4. Biện pháp giảm chi phí hoạt động. ...................................................................... 67
3.5. Kết quả .............................................................................................................. 67
3.6. Kiến nghị ............................................................................................................ 68
1 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
LỜI NÓI ĐẦU
I/ Đặt vấn đề nghiên cứu:
Ngân hàng thương mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo
hiệu trạng thái sức khỏe của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh.
Ngược lại, các ngân hàng yếu, nền kinh tế yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đỗ vỡ
nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đỗ.
Với tư cách là tổ chức trung gian chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động
cho vay và đầu tư. Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã
hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình
sản xuất kinh doanh. Ngân hàng thương ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín
dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất
của nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ. Trong số các nghiệp vụ kinh doanh của mình thì tín dụng là nghiệp vụ kinh
doanh chủ yếu và cũng là nội dung chủ yếu của bản thân các nhân viên của toàn hệ
thống. Đây là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận cao nhất, nhưng đây cũng là nghiệp vụ chứa
đựng nhiều rủi ro nhất.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng
Tàu với vai trò là ngân hàng thương mại đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt
động, khẳng định vị thế của mình đối với kinh tế địa phương. Làm thế nào để bổ sung
được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động là điều mà các ngân
hàng quan tâm, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vũng Tàu
cũng không ngoại lệ. Ngày từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi cần vốn và nơi
thiếu vốn, đáp ưng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tài chính đối với ngân hàng, cho
nên em quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Phân tích hiệu quả hoạt động
tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi
nhánh Vũng Tàu”.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
2 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Với những kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập thực tế tại Chi
nhánh và trong thời gian học tập tại trường, em mong muốn sẽ đóng góp một phần
công để hoàn thiện và nâng cao các hoạt động tài chính tại Chi nhánh.
II/ Mục tiêu nghiên cứu.
1/ Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu trong 2 năm gần đây và đề ra các giải pháp
cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng trong tương lai.
2/ Mục tiêu cụ thể:
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu qua 2 năm (2008 – 2009) để thấy
được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 2 năm vừa
qua.
Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhằm thấy được thực trạng huy
động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh và
mặt yếu của Ngân hàng.
Qua việc phân tích hoạt động tài chính, từ đó đưa ra một số biện pháp mâng cao
hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính tại Ngân hàng.
III/ Phạm vi nghiên cứu.
1/ Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu.
2/ Thời gian: Đề tài đươc lấy số liệu khoảng thời gian 2008 – 2009.
3/ Đối tƣơng nghiên cứu:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng 2 năm.
Tình hình nguồn vốn và cho vay tại Ngân hàng.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
IV/ Phƣơng pháp nghiên cứu:
1/ Phƣơng pháp sử dụng trong luận văn:
Sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu kinh tế học như phân tích, so sánh,
thống kê, đồ thị, bảng…kết hợp với quan sát thực tế để phân tích.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
3 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua phân tích
các chỉ tiêu:
Phân tích tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích hoạt động huy động vốn.
Phân tích hoạt động cho vay.
Phân tích một số hoạt động khác như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,
quản lý kho quỹ….
2/ Nội dung:
Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của Agribank Vũng Tàu.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank
Vũng Tàu.
Đưa ra kết luận và một số kiến nghị liên quan.
V/ Kết cấu chung của luận văn.
Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tài chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
Vũng Tàu.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
4 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
1.1. Khái niệm – ý nghĩa – nhiệm vụ - nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh như nguồn lực, tư liệu kinh doanh,
đối tượng lao động nên có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh
với tổng chi phí thấp nhất.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm làm rõ chất
lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các
phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Ý nghĩa hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Là cơ sở để ra các quyết định kinh doanh.
Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh
nghiệp.
Là điều hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hiệu quả
hoạt động kinh doanh chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp
Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
1.1.3 Nhiệm vụ - Nội dung hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.13.1 Nhiệm vụ:
Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực
hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội
ngành và các thông số thị trường.
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng tình hình thực
hiện kế hoạch.
Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài
hạn.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
5 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.
1.1.3.2 Nội dung:
Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình
hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng,
được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Nó không chỉ đánh giá biến động mà còn phân
tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích.
Vậy trước hết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xác
định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu. Xây dựng mối liên
hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau để phản ánh được tính phức tạp đa dạng của nội dung
phân tích.
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt
động của doanh nghiệp.
Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất kế toán quản trị.
1.2 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng :
Ngân hàng Thương mại được xem như một doanh nghiệp họat động trên lĩnh
vực kinh doanh tiền tệ, với chức năng là trung gian tín dụng, các Ngân hàng Thương
mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay, từ đó nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng bao gổm 3 lĩnh vực: Huy động vốn, cho vay, môi giới trung gian.
1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng
Thương mại. Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của
Ngân hàng Thương mại. Vì vậy, nếu huy động được nhiều vốn thì có thể mang lại lợi
nhuận cao cho Ngân hàng cũng như có thể mở rộng hoạt động và cung cấp vốn cho
hoạt động kinh tế.
Trên thị trường có rất nhiều loại khách hàng khác nhau, trong đó gồm có hai
loại chính: Khách hàng là cá nhân và khách hàng là đơn vị kinh tế, doanh nghiệp Nhà
nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Vì thế các hình thức
hoạt động vốn cũng rất đa dạng để thích hợp với từng loại khách hàng. Hiện nay tại
các Ngân hàng Thương mại các nước có những hình thức huy động vốn như sau:
1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán:
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
6 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Ngân hàng thương mại từ khi mở cửa hoạt động thì không ngừng động viên
khuyến khích khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng. Tiền gửi thanh toán là loại tiền
gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà cũng không cần báo trước cho
Ngân hàng và Ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu đó của khách hàng
Tài khoản được sử dụng cho tiền gửi thanh toán được coi là tài khoản giao dịch
hay gọi là tài khoản Sec. Tài khoản Sec ngày nay chia ra hai loại: Tài khoản thanh toán
dùng cho các tổ chức kinh tế và tài khoản thanh toán dùng cho cá nhân.
Đặc điểm nổi bật của loại tiền gửi này là khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đã
hình thành một khế ước mặc nhiên, trong đó ngân hàng phải thỏa mãn nhu cầu chi trả
của khách hàng bất cứ lúc nào. Nếu vi phạm Ngân hàng sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật
Mục đích của loại tiền gửi này nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các
khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tiêu dùng, tiện lợi trong việc
thanh toán bằng tiền mặt. Đối với ngân hàng loại tiền gửi thanh toán thường có sự dao
động lớn, do đó Ngân hàng chỉ áp dụng một tỉ lệ nhất định để cho vay nên Ngân hàng
thường áp dụng với lãi suất thấp.
Trong việc sử dụng tiền gửi thanh toán, khách hàng thường dùng các công cụ
thanh toán để chi trả như: séc, lệnh chuyển tiền…. trong đó séc được coi là công cụ
thanh toán chủ yếu vì sử dụng séc một mặt bảo đảm an toàn về ngân quỹ mặt khác séc
là hình thức chi trả đơn giản và tiện lợi.
1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn:
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân sau khi thu được lợi
nhuận mà tạm thời chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định nào đó có thể ký
thác vào Ngân hàng một cách có kỳ hạn. Đối với loại tiền gửi này, người gửi tiền chỉ
được rút ra khi đáo hạn. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực cạnh tranh, các Ngân hàng
cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện là người gửi tiền không được trả
lãi hoặc chịu một mức lãi suất thấp hơn lãi suất trả cho tiển gửi có kỳ hạn, điều kiện
tuỳ thuộc vào chính sách huy động của Ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Tiền gửi định kỳ có nhiều loại khác nhau, thông thường có kỳ hạn 3 tháng, 6
tháng, 12 tháng. Khác với tiền gửi thanh toán tiền gửi định kỳ là tiền gửi tạm thời chưa
sử dụng hoặc tiền gửi để dành của các nhân. Vì vậy, mục đích gửi tiền vào Ngân hàng
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
7 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
là nhằm kiếm lợi tức. Do đó thường dùng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn
này chủ là yếu.
Hiện nay, các Ngân hàng Thương mại đang áp dụng hai loại tiền gửi định kỳ:
tiền gửi định kỳ theo tài khoản và tiền gửi định kỳ với hình thức phát hành kỳ phiếu.
Nguồn tiền gửi định kỳ là nguồn tiền gửi có tính chất ổn định ở Ngân hàng Thương
mại. Do vậy, nó có thể dùng để cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn lãi suất
tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Ngân hàng áp dụng nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi
suất càng cao.
1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm:
Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm hết sức đa dạng và phong phú được chia ra làm
nhiều loại:
1.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi không có thời gian
đáo hạn, khi nào người gửi muốn rút tiền thì phải thông báo cho Ngân hàng một thời
gian, tuy nhiên ngày nay Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền ra không cần thông
báo trước. Đây là hình thức hoạt kỳ mà đối tượng gửi chủ yếu là người tiết kiệm, dành
dụm hầu trang trãi những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào
việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi tiền có thể là những người thừa tiền
nhàn rỗi muốn gởi vào Ngân hàng để thu hoạch lợi tức đồng thời đảm bảo an toàn hơn
tiển gửi ở nhà.
Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lãi suất thấp do Ngân hàng không chủ
động được nguồn vốn và lãi luôn được nhập vốn và thường tính lãi theo nhóm ngày
gửi tiền. Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối tháng.
1.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: người ký thác tiền ở ngân hàng nhằm
mục đích nhất định như để mua sắm nhà cửa, trang trải chi phí học tập cho con cái…
đối với những người gửi tiền loại này ngân hàng thường cấp thêm tín dụng để bù đắp
phần thiếu hụt khi sử dụng theo mục đích của người gửi tiền.
Tiền gửi tiết kiệm định kỳ hiện nay được phân thành 2 loại: tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên
Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được ngân hàng cấp cho một bản kê lúc
gửi tiền đầu tiên và theo định kỳ hàng tháng để phản ánh tất cả số phát sinh, khách
hàng quản lý và mang theo bên người khi đến ngân hàng giao dịch.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
8 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút trước hạn phải
được sự đồng ý của Ngân hàng và chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không
kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưa được 1 tháng.
1.2.1.4 Kỳ phiếu ngân hàng có mục đích:là công cụ để huy động vốn tiết kiệm
do ngân hàng phát hành nhằm mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định.
1.2.1.5 Trái phiếu ngân hàng:là công cụ huy động vốn trung gian và dài hạn
vào ngân hàng và đây là một loại chứng khoán có thể mua bán trên thị trường chứng
khoán. Thời hạn trái phiếu thường một năm.
1.2.2 Hoạt động tín dụng:
Khái niệm tín dụng:
- Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dạng tiền tệ hay vật chất mà
trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi trong thời gian nhất
định
- Đối với ngân hàng thương mại, thì tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứng
trước tiền do ngân hàng thực hiện, giá cả do ngân hàng ấn định đối với khách hàng đi
vay mà chúng ta thường gọi là lãi suất hay những khoản tiền hoa hồng mà người vay
phải trả trong suốt thời gian sử dụng các khoản ứng trước của ngân hàng.
* Phân loại tín dụng:
Trong nền kinh tế thị trường, thì hiện nay có rất nhiều hình thức tín dụng trong
hoạt động của ngân hàng như cho vay đối với doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế,
cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất….Tín dụng được phân ra làm hai loại: Tín dụng
ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay dưới 12 tháng.
Thông thường là 6 tháng chiếm chủ yếu. Mục đích của loại tiền gửi này là cho vay bổ
sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động, đồng thời cho vay phục vụ nhu cầu cá nhân.
+ Tín dụng trung và dài hạn:
Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay từ 1 năm đến 5
năm.Loại tín dụng này cấp cho khách hàng cần vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định,
cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình có quy mô nhỏ. Thường
loại tín dụng này không nằm trong kế hoạch của nhà nước.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.
9 GVHD: PGS. TS Nguyễn Phú Tụ
Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời gian cho vay trên 3 năm nằm trong
kế hoạch của nhà nước. Loại tín dụng này cho vay để đầu tư cơ bản, cải tiến và mở
rộng sản xuất đối với công trình có quy mô lớn. Loại này có nhiều rủi ro nên chiếm 1
tỷ lệ rất ít.
Nguyên tắc tín dụng:
Sử dụng vốn vay phải đúng theo mục đích ghi trên hợp đồng.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay tạo điều kiện thực
hiện việc hoàn trả nợ của đơn vị vay. Để thực hiện nguyên tắc này, mỗi lần đi vay
khách hàng phải làm đơn xin vay, trong đơn phải thể hiện rõ mục đích vay và kèm
theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đơn vị vay có trách nhiệm sử dụng
vốn vay có mục đích nếu ngân hàng phát hiện khách hàng vi phạm thì ngân hàng có
quyền thu hồi nợ trước hạn
Tiền vay phải được hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi:
Phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nguồn vốn đi vay. Do đó ngân hàng yêu
cầu khách hàng vay vốn phải trả cho khách hàng cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất
định. Để thực hiện được nguyên tắc này tất cả các khoản vay của ngân hàng đều có
định kỳ hạn nợ. Khi đáo hạn thì khách hàng chủ động lập giấy trả nợ cho ngân hàng,
nếu không ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu hồi nợ,
nếu tài khoản tiền gửi của khách hàng không đủ số dư thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ
đáo hạn và tính lãi suất nợ quá hạn.
Tiền vay phải có vật tư, tài sản tương đương làm đảm bảo
Nguyên tắc này xuất phát từ nhu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ nhằm làm
cho sự vận động của tiền tệ gắn với sự vận động của vật tư hàng hoá để đảm bảo sức
mua của đồng tiền. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ khi đi vay và
trong suốt quá trình sử dụng vốn vay khách hàng phải có một lượng giá trị vật tư hàng
hoá tương đương làm đảm bảo có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau
+ Tài sản thế chấp và cầm cố là những tài sản trước khi đi vay.
+ Tài sản thế chấp và cầm cố là những tài sản hình thành từ vốn vay.
-Bảo đảm tín dụng:
Bảo đảm tín dụng là phương tiện tạo cho chủ Ngân hàng có một sự bảo đảm rằng
sẽ có một nguồn vốn khác để hoàn trả nếu công việc cho vay bị phá sản.
SVTT: Nguyễn Hoàng Cẩm Tú. Luận văn tốt nghiệp.