Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 19062015181740

  • 14 trang
  • file .pdf
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước đang phát triển
Niên khoá 2005-2006 Bài đọc Ch 25 Tiếp cận những đối tượng khó
thu thuế
TIẾP CẬN NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÓ THU THUẾ
Hiếm có những chuyên gia thuế nào trải qua hơn một ngày tại một đất nước đang
phát triển mà không nghe những câu chuyện buồn về nỗi khó khăn to lớn người ta phải
đương đầu trong việc thu thuế những người hành nghề chuyên môn (các bác sĩ, luật sư
vv…), những người kinh doanh nhỏ, và dĩ nhiên cả những chủ trại khấm khá rơi vào
phạm vi pháp lý của thuế thu nhập (Taylor, 1967). Như một qui luật, những người này
chủ yếu hoạt động trong một nền kinh tế tiền mặt. Họ không sẵn lòng cung cấp bất kỳ
thông tin gì về hoạt động của họ cho cơ quan thuế, và cơ quan thuế thật khó khăn trong
việc truy tìm những thông tin đó – đôi khi vì những lý do chính trị, nhưng đôi khi chỉ đơn
thuần vì người nộp thuế thực sự không có hồ sơ lưu trữ thông tin. Hơn nữa, cơ quan thuế
cũng gặp khó khăn tương tự trong việc xây dựng bất kỳ một cơ sở nào khác để dựa vào
đó mà đưa thu nhập của những người khét tiếng là khó thu thuế này vào trong phạm vi
điều chỉnh của thuế thu nhập. Kết quả là những người làm công ăn lương tại các nước
đang phát triển nói chung sẽ cảm thấy bị đánh thuế thái quá, và rất thường xuyên bị đánh
thuế thái quá so với những người tự làm chủ.
Một hành động phản ứng trước tình thế này là triển khai loại thuế thu nhập “lập
biểu” đã được mô tả và phê phán trong chương 17. Một phản ứng khác nữa là ra sức cân
đối sự rộng rãi không được mong đợi dành cho những người tự làm chủ bằng một sự rộng
rãi đền bù cho những người làm công; ví dụ thông qua việc tạo ra một hệ thống dự phòng
miễn thuế đặc biệt như từng thịnh hành ở Jamaica trước cuộc cải cách thuế gần đây (Alm
và Bahl, 1985). Phương pháp thứ ba, được mô tả trong chương trước, là khôi phục thế cân
bằng không phải bằng cách hạ thấp thuế đối với những người làm công ăn lương mà là
tăng thuế đối với những người tự làm chủ (và những người hưởng thu nhập từ vốn) thông
qua ban hành “thuế tối thiểu” tổng quát. Những khoản thuế như vậy đã tiến tới đóng một
vai trò quan trọng ngay cả tại những nước phát triển như Hoa Kỳ và Canada trong những
năm gần đây, và lập luận thiên về phía các loại thuế này xem ra mạnh hơn rõ ràng tại các
nước phát triển.
Một phương pháp có liên quan nhưng tương đối khác biệt về nguyên tắc mà cũng
đi đến cùng một mục đích sẽ được mô tả trong đoạn trích sau đây từ một báo cáo về
Bolivia. Về cơ bản, phương pháp này cốt yếu là triển khai những kỹ thuật “hợp lý” đặc
biệt để ước lượng thu nhập trong các ngành khác nhau. Phương pháp này, có lẽ đã được
triển khai sâu rộng nhất ở Israel (Lapidoth, 1977), cũng đã được vận dụng trong những
chừng mực khác nhau và với mức độ thành công khác nhau ở nhiều nước khác (Bird,
1983; Tanzi và Casanegra, 1987). Phần chọn lọc sau đây trình bày các ưu điểm – quả thật,
gần như là sự cần thiết – của một phương pháp như thế tại một nước đang phát triển, và
mô tả khá chi tiết cách thức tiến tới thực hiện phương pháp đó. Cho dù rõ ràng là các chi
tiết cần phải thay đổi để phù hợp với tình huống, nhưng phương pháp chung trình bày ở
đây xem ra đáng được chú ý kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia.
Xem ra chúng ta cũng cần bổ sung thêm hai nhận xét chung về phương pháp hợp
lý mà đã được tán thành ở đây. Thứ nhất, như đã đề cập trong lời giới thiệu của phần này,
điều quan trọng là phân biệt rõ ràng phương pháp này với hệ thống “thuế khoán” có bề
ngoài khá tương tự. Trong cả hai phương pháp này, thu nhập đều được ước lượng trên cơ
R. M. Bird & O. Oldman 1 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước đang phát triển Ch
Bài đọc 25 Vươn tới những người khó thu thuế
sở những yếu tố “khách quan” như của cải hay doanh thu. Tuy nhiên, trong hệ thống thuế
khoán, như được áp dụng tại hầu hết các thuộc địa trước đây của Pháp chẳng hạn, việc
xác định nghĩa vụ thuế sau cùng được thương lượng giữa người nộp thuế và nhân viên
thuế. Ngược lại, trong phương pháp hợp lý, nhiệm vụ của nhân viên thuế – cũng giống
như người đánh giá thuế tài sản trong hệ thống thẩm định chung – chỉ đơn giản là ghi
nhận các sự kiện về doanh thu hay sự kiện bất kỳ nào đó. Sau đó, nghĩa vụ thuế sau cùng
được xác định trên cơ sở các chuẩn mực của ngành bởi một nhân viên hoàn toàn khác (có
thể được cho là có năng lực kỹ thuật hơn cũng như ít có liên quan cá nhân hơn), hay một
nhóm các nhân viên khác. Nói cách khác, phương pháp hợp lý là thuế trực thu tương
đương, với sự tách biệt giữa các chức năng phân loại và đánh giá, mà một số người (như
Carson, 1972) xem là cơ sở cho việc quản lý hải quan hiện đại. Dĩ nhiên, hệ thống vẫn có
thể bị lũng đoạn bởi những nhân viên tham nhũng và những người nộp thuế kiên quyết,
nhưng cơ hội của sự quản lý tồi rõ ràng đã giảm bớt.
Điểm thứ hai về hệ thống hợp lý là: thuế tính ra có thể được gọi là “thuế thu nhập”
chỉ là một vấn đề về sự thuận tiện pháp lý mà thôi. Quả thật là thu nhập xác định được
(ước lượng được) có thể được kết hợp với thu nhập từ những nguồn khác và phải chịu
thuế suất thuế thu nhập thông thường, nhưng tác động thực sự của khoản thuế hợp lý rõ
ràng là dành cho những đối tượng mà thu nhập đã được ước lượng (Morag, 1957). Điều
này có cả khía cạnh xấu và khía cạnh tốt. Một mặt, những khoản thuế dựa trên sự thay thế
lao động hay số người lao động rõ ràng có thể có những ảnh hưởng không đáng mong đợi
– khuyến khích việc chồng thuế và không khuyến khích việc tuyển dụng chẳng hạn. Mặt
khác, vì người ta ước lượng thu nhập theo những yếu tố như vậy, và thuế suất được xác
định theo các chuẩn mực của ngành ứng với mức thu nhập đó, cho nên thuế suất biên đối
với sinh lợi trên mức bình quân là bằng không. Nói cách khác, những khoản thuế hợp lý,
cũng như thuế đất nông nghiệp mà từ lâu đã được một số người đề xướng (Gandhi, 1966),
phát huy áp lực đối với người nộp thuế khiến họ đạt thành quả hoạt động chí ít cũng phải
trên tiêu chuẩn bình quân, và mang lại một động cơ khiến họ hoạt động nhiều hơn nữa. Dĩ
nhiên, sự tương đương với một khoản thuế gộp có tính luỹ tiến về lý thuyết này cũng sẽ
gặp phải những vấn đề trên thực tế giống như thuế đất nông nghiệp (tìm đọc tài liệu của
Bird, 1974 và chương 35 sau đây). Tuy nhiên, như Shoup đã đề xuất trong chương 3 trên
đây, điều đáng chú ý là chúng ta sẽ xem thử sự bố trí quản lý được thôi thúc bởi một nhu
cầu cấp thiết sẽ giúp ta tiến gần đến cái mà có thể được xem là một hình thức thu thuế lý
tưởng đối với các quốc gia đang phát triển như thế nào.
R. M. Bird & O. Oldman 2 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước đang phát triển Ch
Bài đọc 25 Vươn tới những người khó thu thuế
ĐÁNH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NHỮNG NHÓM NGƯỜI KHÓ THU THUẾ
Richard A. Musgrave
Các nhà quản lý thuế trên khắp thế giới nhận thấy khó mà đánh thuế các doanh
nghiệp có qui mô vừa và nhỏ, những người hành nghề chuyên môn, và các chủ trang trại.
Nhu cầu xử lý với một số đông những người nộp thuế cá nhân dẫn đến chi phí quản lý
cao, mà cuối cùng có thể lớn hơn số tiền thực tế thu được. Hơn nữa, việc quản lý khó
khăn vì phần đông những người nộp thuế này, đặc biệt là trại chủ và các doanh nghiệp
nhỏ, cảm thấy thật phiền toái khi duy trì sổ sách kế toán. Ngay cả nếu có sổ sách kế toán,
các viên chức thuế cũng không có bằng chứng để đánh giá tính chính xác của sổ sách.
Đứng trước những vấn đề này và với nguồn lực hạn chế, các nhà quản lý thuế có
xu hướng bỏ qua nhóm người khó thu thuế này và cảm thấy có lợi hơn khi bỏ công sức
vào một số lượng ít hơn những người nộp thuế nhiều. Cho dù thái độ này có thể lý giải
được trên thực tế, nhưng tính công bằng và số thu ngân sách tiềm năng đòi hỏi phải có
những nỗ lực nghiêm ngặt để thu thuế những người này.
Chúng tôi đề nghị rằng tất cả những người nộp thuế nên được chia thành những
nhóm sau đây:
1. Những người nộp thuế rất nhỏ có thể được miễn thuế.
2. Những người nộp thuế nhỏ, nên chịu một khoản thuế hợp lý thay cho toàn bộ thuế
thu nhập khác và thuế doanh thu.
3. Tất cả những người nộp thuế khác nên phụ thuộc vào hệ thống kê khai thuế thu
nhập thông thường. Tuy nhiên, trong chủng loại này, nên phân biệt giữa:
a. Nhóm những người khó thu thuế; đối với họ, chúng tôi đề xuất một hệ
thống xem xét dựa vào thu nhập ước lượng; và
b. Tất cả những người khác, những người này sẽ được yêu cầu lập tờ khai
thuế phù hợp dựa vào việc ghi chép sổ sách và hồ sơ đầy đủ.
Phương pháp hợp lý (cho nhóm 2 trên đây) là phương pháp đơn giản nhất và do đó
nên được áp dụng cho một số đông những người nộp thuế nhỏ. Phương pháp này chia số
người nộp thuế nhỏ thành nhiều phân nhóm khác nhau rồi qui một khoản thu nhập cho
từng phân nhóm này, và thu nhập được qui cho một phân nhóm nhất định sẽ được áp
dụng cho toàn bộ thành viên của phân nhóm đó. Thu nhập ấn định này được qui ra ở mức
độ dè dặt sao cho khi xét bình quân, thu nhập ấn định sẽ thấp hơn thu nhập thực tế.i Tính
đơn giản của hệ thống này là nhằm hạn chế đến mức tối thiểu chi phí quản lý, đồng thời
mang đến một số thu thuế tối thiểu hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng là chuyển nhóm
người nộp thuế này vào hệ thống thu nhập ấn định và điều hoà hệ thống thuế thu nhập.
Trong phương pháp ước lượng, những người nộp thuế (trong nhóm 3 trên đây)
được yêu cầu phải nộp tờ khai thuế và kê khai thu nhập của mình. Nếu khi xem xét tờ
khai thuế và việc thanh toán thuế của người nộp thuế mà nhân viên thuế nhận thấy người
nộp thuế kê khai thu nhập thấp hơn mức ước lượng, thì thuế được áp đặt trên cơ sở thu
nhập ước lượng. Một lần nữa, người nộp thuế cũng được chia thành các phân nhóm,
nhưng không phải toàn bộ những người nộp thuế trong một phân nhóm đều phải nộp cùng
R. M. Bird & O. Oldman 3 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước đang phát triển Ch
Bài đọc 25 Vươn tới những người khó thu thuế
một mức thuế như nhau. Những đặc điểm nhất định của từng phân nhóm có thể được áp
dụng cho toàn bộ những người nộp thuế trong một phân nhóm, nhưng trong những khía
cạnh khác, những tình huống cụ thể của từng người nộp thuế sẽ được xem xét để ước
lượng thu nhập của từng người. Thông tin có được trong quá trình này sẽ rất hữu ích ngay
cả trong trường hợp doanh nghiệp có lưu trữ sổ sách, vì nhân viên thuế thường không có
bằng chứng để đánh giá tính chính xác của những sổ sách này.
PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP HỢP LÝ
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI NỘP THUẾ NHỎ
Cơ chế thu nhập hợp lý chỉ dùng để áp dụng cho những người nộp thuế nhỏ không
có hơn hai người lao động. Giới hạn dưới đối với nhóm thu nhập hợp lý (nghĩa là mức
phân cách giữa những người được miễn thuế với những người phải nộp một khoản thu
nhập hợp lý) được biểu thị theo doanh số gộp. Tuy nhiên, mức doanh số bắt đầu áp dụng
thuế sẽ khác nhau giữa các phân nhóm khác nhau. Mức doanh số này sẽ được ấn định sao
cho cân xứng với mức bắt đầu áp dụng thuế thu nhập cá nhân, nhưng cũng bảo đảm rằng
số thu sẽ bù đắp được chi phí quản lý. Khi ấn định mức giới hạn trên cũng phải xem xét
đến những yếu tố tương tự. Giới hạn trên là mức doanh số mà ở đó phương pháp thu nhập
hợp lý sẽ ngưng áp dụng và hệ thống thuế thu nhập thông thường sẽ có hiệu lực.
Nên lập một biểu thuế mới bằng cách chia số người nộp thuế nhỏ ra căn cứ theo
hai tiêu chí, như minh họa trong bảng 25.1. Đầu tiên là phân chia theo hoạt động ngành
nghề và phản ánh sự kiện là tỷ số lợi nhuận trên doanh số (tỷ suất lợi nhuận) rất khác
nhau giữa các ngành nghề hoạt động khác nhau. Tiếp theo, những người nộp thuế trong
mỗi ngành nghề được phân loại dựa theo mức doanh số. Sau đó, mỗi người nộp thuế được
yêu cầu nộp một khoản thuế như nhau (được xác định bằng cách áp dụng tỷ suất lợi
nhuận thích hợp cho doanh số bình quân trong từng nấc), được biểu thị trong bảng. Số
tiền thuế này được ấn định để tính gần đúng nghĩa vụ thuế sẽ đạt được nếu áp dụng thuế
suất thuế thu nhập cá nhân thông thường, thuế doanh nghiệp và thuế doanh thu. Cũng nên
yêu cầu người nộp thuế duy trì sổ sách kế toán tối thiểu; yêu cầu này sẽ tạo thuận lợi cho
việc chuyển tiếp sang một hình thức đánh giá cấp cao hơn sau này. Nên yêu cầu họ nộp
một tờ khai ngắn vì điều này là cốt yếu để cơ quan thuế có được thông tin cần thiết nhằm
xếp loại người nộp thuế một cách thích hợp.
R. M. Bird & O. Oldman 4 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
Bảng 25.1 Số tiền thuế hợp lý phải nộp của những người nộp thuế nhỏ
Doanh số gộp
Ngành nghề kinh doanh Dưới 75.000 – 100.000 – 120.000 – 160.000 – 200.000 – 250.000 – 300.000 – 350.000 – 400.000 – 500.000
75.000 100.000 120.000 160.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 500.000 trở lên
Thương mại thực phẩm 0 0 0 0 0 0 0 0 1.200 1.600 HTTT
và nước giải khát
Thương mại quần áo, 0 0 1.200 1.800 2.400 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT
giày dép, vải sợi
Thương mại hàng điện 0 0 0 0 0 1.200 1.800 2.800 3.000 3.600 HTTT
máy, đồ gỗ, và các hàng
lâu bền khác
Cửa hàng nữ trang, đồ 0 1.200 2.400 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT
lưu niệm, đồng hồ và
kính thuốc
Dược phẩm, thương mại 0 0 1.200 2.400 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT
mỹ phẩm và các hàng
tương tự
Nhà hàng và bánh kẹo 0 1.200 1.500 1.800 2.400 3.000 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT
Tiệm cắt tóc, mỹ viện, 0 2.500 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT
thợ sửa chữa máy móc
Thợ thủ công và thầu phụ 0 0 1.200 2.400 3.600 HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT HTTT
xây dựng
Chú thích: HTTT = Hệ thống thông thường.
R. M. Bird & O. Oldman 5 Biên d ch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
Cho dù việc phân loại người nộp thuế theo ngành nghề hoạt động không có gì
khó khăn lắm và tỷ suất lợi nhuận tiêu biểu cũng có thể ước lượng được, nhưng khó
khăn chính của phương pháp này nằm ở chỗ phân loại người nộp thuế theo doanh số
gộp. Trong tờ khai ngắn, nên yêu cầu kê khai doanh số, nhưng mức doanh số kê khai
sẽ không đáng tin cậy lắm; vì lẽ đó, tiến trình phân loại theo mức doanh số phải được
triển khai. Vì mục đích này, ta nên sử dụng các chỉ báo thực tế mà ít nhiều tương tự
với những chỉ báo sử dụng trong việc xây dựng mức thu nhập ước lượng (xem dưới
đây). Tuy nhiên, tiến trình trong trường hợp này sẽ ít chi tiết và ít đòi hỏi hơn. Khi
thông tin về doanh số đã được xây dựng, cơ sở của phương pháp thu nhập hợp lý sẽ
tiến tới gần hơn so với phương pháp thu nhập ước lượng.
PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP ƯỚC LƯỢNG
CHO NHỮNG NGƯỜI NỘP THUẾ TƯƠNG ĐỐI LỚN HƠN
Bây giờ chúng ta chuyển sang nhóm người nộp thuế thứ ba, ấy là những người
nộp thuế phụ thuộc vào hệ thống thuế thu nhập thông thường, cá nhân và doanh
nghiệp, ngoại trừ những người mà tiến trình xem xét thông thường (dựa vào việc thẩm
tra thỏa đáng sổ sách và các tờ kê khai) không thể áp dụng một cách hữu hiệu được.
Nhóm này, bao gồm những người nộp thuế không thể duy trì sổ sách đầy đủ cũng như
những người thực sự không duy trì sổ sách, hay những người có tiếng là tuân thủ thuế
kém, là một nhóm quan trọng. Khi xử lý với một người nộp thuế thuộc nhóm này,
viên chức thuế phải quyết định xem liệu thu nhập kê khai của người nộp thuế có phải
là một giá trị gần đúng với thu nhập thực tế của họ không. Trừ khi viên chức thuế có
một cơ sở rõ ràng để dựa vào đó mà đánh giá được điều này, các kết quả “thương
lượng” có thể có hại cho tính thống nhất của hệ thống thuế. Việc để cho những yếu tố
chủ quan tham gia vào quá trình đánh giá này có thể dẫn đến sự câu kết giữa người
nộp thuế và nhân viên thuế. Để tránh những khó khăn này, chúng tôi đề nghị nên xây
dựng một hệ thống hướng dẫn ước lượng thu nhập (GEIS) cho từng ngành nghề kinh
doanh chính. Trên cơ sở của hệ thống hướng dẫn này, thu nhập ước lượng của người
nộp thuế có thể được xác định một cách tương đối khách quan hơn.ii Phương pháp
như vậy đã được triển khai thành công ở Israel, và được gọi là phương pháp Takshiv
(thu nhập ấn định). Chúng tôi đã đề nghị rằng phương pháp này nên được áp dụng có
điều chỉnh cho hợp với bối cảnh của Bolivia.
Nếu đi theo mô hình của Israel, hệ thống hướng dẫn ước lượng thu nhập nên
được công bố để người nộp thuế và nhân viên thuế có thể sử dụng. Vì số tiền thu nhập
mà người nộp thuế kê khai trong hầu hết các trường hợp sẽ phải ngang với số tiền suy
ra khi áp dụng hệ thống hướng dẫn ước lượng thu nhập, cho nên nó cũng có thể trở
thành một công cụ tự đánh giá. Trong bất kỳ trường hợp nào, phương pháp GEIS chỉ
nên có tính tạm thời và nên được xem như một bước đi tiến tới việc lưu trữ sổ sách
hoàn chỉnh và đầy đủ của toàn bộ những người nộp thuế. Mục tiêu cuối cùng là thu
thuế tất cả các nhóm trên cơ sở sổ sách kế toán của họ mà thôi và qua đó từ bỏ việc sử
dụng GEIS làm cơ sở xác định nghĩa vụ thuế tối thiểu trong quá trình xem xét.
Trong thời gian đó, GEIS sẽ mang đến cho các nhân viên thuế một sự trợ giúp
vô giá trong việc tính toán thu nhập ước lượng căn cứ vào qui mô và ngành nghề kinh
doanh và đặc tính của những hoạt động kinh tế cụ thể. Sự sẵn có GEIS cũng sẽ giúp
nhân viên thuế trở nên quen thuộc với một ngành nghề/hoạt động kinh tế cụ thể trong
một thời gian ngắn. Vì lẽ đó, sự thông thạo chuyên môn đạt được sẽ giúp cải thiện
tính hiệu quả của nhân viên thuế khi xem xét các tờ khai thuế của người nộp thuế
R. M. Bird & O. Oldman 6 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
trong phạm vi ngành nghề đó vì nhân viên thuế sẽ thông hiểu những đặc điểm chính
yếu và các lĩnh vực hoạt động của ngành nghề đó. Trong tiến trình này, GEIS cũng có
thể hữu ích trong việc bảo toàn sự tuân thủ đã được cải thiện với thuế doanh thu và
thuế dịch vụ.
Số người nộp thuế mà phương pháp này áp dụng phải có một mức doanh số
trên mức đã cho trong bảng 25.1, là mức trần đối với nhóm người nộp thuế được áp
dụng phương pháp thu nhập hợp lý. Đồng thời, không phải toàn bộ người nộp thuế có
doanh số trên mức đó đều phải lệ thuộc vào phương pháp thu nhập ước lượng. Nên
dành cho những người người nộp thuế này một cơ hội để kê khai thu nhập thực tế dựa
trên những ghi chép sổ sách đúng đắn và hoàn chỉnh.
Tiến trình ước lượng
Tiến trình ước lượng, vốn là cốt lõi của phương pháp thu nhập ước lượng, đối
với một hoạt động kinh tế bất kỳ, liên quan đến ba bước sau:
1. Ước lượng doanh số gộp theo các chỉ báo.
2. Ước lượng thu nhập gộp bằng cách lấy doanh số gộp trừ đi các chi phí không
thể hạch toán được.
3. Ước lượng thu nhập ròng bằng cách lấy thu nhập gộp trừ đi các chi phí có thể
hạch toán được.
Doanh số gộp. Việc ước lượng doanh số gộp nên dựa vào một số chỉ báo.
Theo cách này, tính chính xác của giá trị ước lượng sẽ được cải thiện hơn, và sẽ ngăn
người nộp thuế không thể phản ứng thông qua thay đổi cách điều hành công việc kinh
doanh thường xuyên – nghĩa là, không thể giảm nghĩa vụ thuế bằng cách ít sử dụng
một chỉ báo cụ thể nào đó hơn. Một số chỉ báo chính để xác định doanh số gộp là:
1. Số người lao động
2. Trình độ kỹ năng của người lao động
3. Máy móc và thiết bị đã lắp đặt
4. Mức độ tồn kho
5. Nguyên vật liệu mua vào
6. Thông tin thu được từ các loại thuế khác.
Trên cơ sở các chỉ báo này và những chỉ báo khác, ta phải xác định mối quan
hệ bình quân giữa các chỉ báo và doanh số gộp tiêu biểu cho nhóm người nộp thuế
thuộc một chủng loại cụ thể và ngành kinh doanh bao quát. Sau đó các mối quan hệ
bình quân này có thể được sử dụng để ước lượng doanh số gộp của những doanh
nghiệp rơi vào chủng loại cụ thể đó. Đối với một người nộp thuế nhất định đang xem
xét, việc xác định trực tiếp các khoản chi phí sẽ không được thực hiện. Có thể thực
hiện các khoản khấu trừ cho những sản phẩm bị hư hỏng hay hàng tồn kho lỗi thời.
Thu nhập ròng và thuế doanh nghiệp. Để chuyển từ thu nhập gộp sang thu
nhập ròng, ta phải trừ đi các khoản chi phí “có thể hạch toán”. Những chi phí này bao
gồm chi phí lương và chi phí gián tiếp như tiền thuê nhà, tiền thuế, v.v… cũng như
tiền mua nguyên vật liệu chính. Người nộp thuế chỉ được phép khấu trừ những chi phí
có chứng từ hợp lệ. Các khoản lỗ không được chấp nhận trong tiến trình ước lượng
thu nhập. Những người nộp thuế báo lỗ trong thời kỳ đang được xem xét phải cung
R. M. Bird & O. Oldman 7 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
cấp bằng chứng kế toán có thể chấp nhận được để chứng minh khai báo của họ. Một
khi thu nhập ròng đã được thiết lập, có thể tính toán thuế doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập còn lại sau khi thanh toán thuế doanh
nghiệp sẽ được cộng vào thu nhập khác của chủ doanh nghiệp để xác định tổng thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Trên nguyên tắc, chỉ có tiền lương cá nhân và lợi
nhuận đã phân phối mới được tính. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều khó khăn về mặt quản
lý của việc chấp nhận thu nhập giữ lại trong phương pháp thu nhập ước lượng. Nếu
người nộp thuế muốn loại trừ thu nhập giữ lại ra, nên yêu cầu họ nộp những chứng từ
chứng minh đầy đủ.
Sự bác bỏ và những tờ khai xanh
Như chúng ta đã lưu ý trên đây, thu nhập ước lượng của người nộp thuế và
thuế được tính dựa vào đó sẽ tạo thành nghĩa vụ thuế tối thiểu, cho dù nghĩa vụ thuế
do người nộp thuế kê khai có thể thấp hơn. Việc bác bỏ thuế ước lượng chỉ có thể
được phép thực hiện khi người nộp thuế có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kế toán chính
xác do Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, phải thận trọng lưu ý đừng để cơ sở ước
lượng trở nên đóng vai trò như một giới hạn trên. Để tránh tình trạng này, nên tiến
hành sử dụng “các tờ khai xanh” tương tự như đã được sử dụng ở Nhật Bản [Tanabe,
1973]. Người nộp thuế nên được khuyến khích tuân theo tiến trình này. Vì mục đích
này, những đặc ân nhất định, như được khấu trừ lỗ và sử dụng các biện pháp khuyến
khích đầu tư, có thể còn tuỳ thuộc vào việc nộp một tờ khai như thế.
Minh họa
Để minh họa phương pháp thu nhập ước lượng, bây giờ chúng ta xem một ví
dụ được trình bày trong bảng 25.2 đối với các nhà hàng ở La Paz. Thu nhập ước
lượng mẫu này đủ để ta thấy tiến trình phải tuân theo, nhưng nó không được soạn thảo
với sự quan tâm đầy đủ để có thể áp dụng được dưới hình thức hiện tại. Bảng 25.2
trình bày các chỉ báo phù hợp. Dòng 1 – 6 của bảng 25.2 cho thấy những đặc điểm
khác nhau được xem xét trong việc phân loại các nhà hàng vào tám nhóm được thể
hiện trong các cột tiếp theo. Kế đến, doanh số gộp được tính toán cho một mẫu các
nhà hàng trong từng nhóm. Việc tính toán này dựa trên công thức sau:
Doanh số gộp = [(Số thực khách trong một bữa trưa x Giá một bữa ăn bình quân)
+ (Số thực khách trong một bữa chiều x Giá một bữa ăn bình quân)
+ (Số thực khách ăn nhẹ x Giá bữa ăn nhẹ bình quân)]
x Số ngày mở cửa trong một năm x 1,23iii
Sau đó chúng ta nhận thấy trong mỗi nhóm, xem ra có những mối quan hệ tương đối
ổn định giữa doanh số gộp và những chỉ báo nhất định. Trong ví dụ minh họa này,
mức doanh số gộp ứng với nhân sự dịch vụ được sử dụng vì mục đích này, cho dù khi
thực hiện ước lượng thu nhập trên thực tế, ta nên sử dụng một vài mối quan hệ. Chỉ
báo này, được trình bày trong dòng 7 của bảng, có thể được sử dụng như cách làm tắt
để ước lượng doanh thu gộp của một nhà hàng, sau khi đã được xếp loại vào một
trong tám nhóm. Ta cũng sử dụng một tiến trình tương tự để ước lượng tỷ số bình
quân của chi phí không thể hạch toán so với doanh số của từng nhóm trong tám nhóm.
Tỷ lệ phần trăm này, được cho trong dòng 8, sau đó có thể được sử dụng như cách
làm tắt để ước lượng những chi phí như thế đối với các doanh nghiệp. Trên cơ sở này,
nghĩa vụ thuế đối với nhà hàng XX được tính trong bảng 25.3. Các đặc điểm của nhà
R. M. Bird & O. Oldman 8 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
hàng này phù hợp với nhóm thứ năm; doanh số và chi phí không thể hạch toán được
ước lượng trên cơ sở các chỉ báo tương ứng được cho trong dòng 7 và dòng 8 của
bảng 25.2.
R. M. Bird & O. Oldman 9 Biên dịch: Kim Chi
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Tài chính công Thu thuế tại các nước
Bài đọc đang phát triển, chương 25
Bảng 25.2 Phác thảo thông tin ước lượng thu nhập cho các nhà hàng ở La Paz
Các nhà hàng chuyên biệt Các nhà hàng bình dân
Các phong cách khác
Phong cách Phong cách
Trung Hoa (1) châu Au (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Đặc điểm của nhóm
(1) Giá bữa ăn bình quân
(a) Thực đơn ấn định -- -- -- -- $b15 $b14,50 * *
(b) Gọi theo món $b70 $b120 $b75 $b65 $b45 $b45,00 * *
(2) Số ngày mở cửa trong năm 300 300 300 300 300 300 300 300
(3) Số người phục vụ bàn 1-2 2-3 2-3 1-2 4-5 2-4 * *
(4) Số chỗ ngồi 40-50 60-80 60-100 30-60 150-200 80-100 * *
(5) Loại thực khách Du khách, tầng lớp Du khách, các nhà Du khách, tầng lớp Du khách, tầng lớp Tầng lớp trung Người thu nhập
trung lưu và chuyên môn, tầng trung lưu và trung lưu và lưu, người lao trung bình và thấp,
thượng lưu lớp thượng lưu thượng lưu thượng lưu động, nhà kinh người hưu trí
doanh nhỏ
(6) Địa điểm Đường phố chính, Đường phố chính, Khu trung tâm, Khu trung tâm,
khu trung tâm khu trung tâm, khu khu ngoại ô khu ngoại ô tầng
ngoại ô chuyên chuyên biệt lớp trung lưu
biệt
Các chỉ báo then chốt
(7) Doanh số gộp trên một $b700.000 – $b850.000 – $b1.000.000 – * $d420.000 – $b300.000 – * *
người phục vụ bàn 900.000 1.300.000 1.500.000 450.000 400.000
(8) Chi phí không thể hạch toán 33-35% 25-28% 26-30% 30-35% 45-50% 45-50% * *
tính theo phần trăm doanh
số
* Không được xác định.
R. M. Bird & O. Oldman 10 Biên dịch: Kim Chi
Chöông trình Giaûng daïy Kinh teá Fulbright Taøi chính coâng Thu thueá taïi caùc nöôùc
Baøi ñoïc ñang phaùt trieån, chöông 25
Bảng 25.3 Nhà hàng XX (một trường hợp thực tế)
Mô tả
Địa điểm: Khu thương mại sầm uất
Loại thức ăn: Địa phương
Số người phục vụ bàn: Năm
Số nhân sự khác: Mười bảy
Giá cả: An trưa thực đơn ấn định $b15; gọi theo món $b45
Giờ làm việc chính: 11 giờ trưa đến 9 giờ tối
Phục vụ: Quầy thức ăn nhẹ (salterias, hamburgers, hot dogs) với ba
nhân viên
Quầy bánh nướng, pizzas, v.v…
Cho thuê mặt bằng đám tiệc
Bánh mì và bánh nướng tại chỗ
Đánh giá
Các đặc điểm mô tả phù hợp với một nhà hàng bình dân thuộc nhóm thứ năm (do giá
cả, địa điểm, khách hàng và phong cách món ăn)
Doanh số gộp từ nhà hàng XX $b2.100.000
(năm người phục vụ bàn x $b420.000)
Doanh số gộp từ các dịch vụ khác
Bánh nướng 200.000
Đám tiệc 200.000
Tổng doanh số gộp 2.500.000
Chi phí không thể hạch toán (45%) 1.125.000
Chi phí gộp 1.375.000
Chi phí có thể hạch toán
Tiền lương 264.000
Thuế 13% 113.000
Tiền thuê 42.000
Chi phí tiện ích điện nước 48.000
Khấu hao 50.000
Chi phí khác 100.000
617.000
Thu nhập ròng 758.000
(Nếu người phục vụ bàn thực sự nhận được khoản phí dịch vụ 10%
ngoài tiền lương, thì chấp nhận khấu trừ:) 94.000
Thuế
Thu nhập chịu thuế ước lượng $b664.000
Thuế 199.200
Thu nhập chịu thuế đã kê khai năm 1974 45.244
Thuế đã nộp 13.573
Các khía cạnh quản lý
Khi thực hiện phương pháp thu nhập ước lượng còn có thêm một số xem xét
khác nữa. Chúng ta sẽ nói thêm ở đây.
R. M. Bird & O. Oldman 11 Bieân dòch: Kim Chi