Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 17082015132845
- 106 trang
- file .pdf
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
MỤC LỤC
LỜI NÓI ÐẦU
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
LỜI NÓI ÐẦU
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyên đã có từ xưa, một câu chuyên vô cùng thâm thúy và bổ
ích cho thế đạo nhân tâm. Từ khi được biết bài học này, tôi đem áp dụng vào các công việc hàng
ngày, thấy được lợi ích chẳng nhỏ.
Từ lâu, tôi muốn đem bài học này viết ra thành sách, để cống hiến qúy Phật tử bốn phương (những
người chưa biết bài học này hay biết rồi mà chưa áp dụng) hầu mách bảo sự lợi lạc vô giá của nó.
Nhưng vì Phật sự đa đoan, bệnh duyên trở ngại này, ngày qua tháng lại, tôi chưa viết được.
Nhân ngày đầu xuân năm Ðinh Mùi (1967), tôi về quê thăm chùa xưa và tĩnh dưỡng, gặp đôi ba chú
Tiểu, lén chư Tăng mua la ve nhâm nhi ngày Tết, nhưng vì uống rượu không quen, nên mấy chú say
mèm, ói mửa ngổn ngang ... Sau khi họ tỉnh rượu, tôi gọi đến giảng dụ, đại ý như sau: "Mấy chú đã
thấy hậu quả của sự uống rượu chưa? - Một là phạm giới: một vị Tăng mà không giữ giới thì không
phải là Tăng nữa; Phật gọi là "Thốc cư sĩ " (Ông Cư sĩ đầu trọc), có hổ thẹn không? - Hai là say sưa
ói mửa, nằm lăn lóc ngổn ngang, đầu chú này đội đít chú kia, mất oai nghi tế hạnh; người thế gian
uống rượu say sưa còn bị mất nhân cách, huống chi là một Tu sĩ ! - Ba là huynh đệ cười chê, hàng
Cư sĩ khinh dể, cha mẹ và thấy tổ buồn phiền, - Bốn là mất tiền vô ích, nếu không may có thể trúng
gió chết nữa. Các chú phải chí thành đi Sám hối đi!" Cuối cùng tôi đem "BÀI HỌC NGÀN
VÀNG" này để làm kết luận: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó". Các
chú có nhớ chưa?Phải nhớ suốt đời nhé!"
Câu chuyện nhỏ trên đã thúc giục tôi phải viết ngay thành sách cái bài học qúy báu mà tôi đã hấp
thụ và áp dụng một cách có hiệu quả từ lâu. Dựa trên ý nghĩa sâu xa của cốt truyện và với sự cộng
tác của Ðạo hữu Võ Ðình Cường, chúng tôi đã biến chế, biên soạn ra thành một bộ truyện, gồm
nhiều tập nhỏ, lần lượt xuất bản để bạn đọc dễ nhớ, khỏi nhọc và có thì giờ suy gẫm rồi chẫm rãi áp
dụng trong đời sống của mình ...
Ước nguyện thiết tha của tôi trong khi biên soạn và phổ biến tập truyện này là cống hiến cho quý vị
độc giả một phương châm hành động thiết thực, lợi ích cho mọi từng lớp dân chúng, mọi lớp tuổi,
mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Trong khi viết xong tập nhất, gặp lúc Thân mẫu tôi vừa vãng sanh (10g30 ngày 19-8 năm Ðinh Mùi,
nhằm 22-9-1967).
Khi quý độc giả đem bộ sách này áp dụng vào công việc hàng ngày của mình, nếu có được điều lợi
ích gì, thì tôi nguyện hồi hướng công đức này cho Hương hồn của Thân mẫu tôi sớm được tiêu diêu
nơi cảnh Phật.
Viết tại chùa Phước Hậu
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Mùa thu năm Ðinh Mùi (1967)
Sa Môn THÍCH THIỆN HOA
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG I
ÔNG GIÀ BÁN BÀI HỌC NGÀN VÀNG
N gày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì Trung và
Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một
nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh. Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn
núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến
bộ viện, dinh thự của các công hầu khanh tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường
buôn bán tấp nập quanh năm. Chính ở đây có một cái chợ lớn nhất. Cứ năm ngày lại có một phiên
chợ, dân chúng từ các vùng lân cận đem hàng hóa vật thực thổ sản đến đây đổi lấy những vật dụng
cần thiết. Hàng hóa không thiếu một thứ gì, từ ngũ cốc heo gà trâu bò đến hàng lụa, vải bô, quần áo;
từ cày bừa, cuốc xuổng cho đến vàng bạc phấn son; từ trà rượu thuốc men cho đến hương hoa bánh
trái ... người nào muốn cần thứ gì thì có thứ ấy. Ngoài ra còn có những khu dành riêng cho các cuộc
giải trí: ca hát, ăn chơi, cờ bạc, ruợu chè. Chính ở đây là nơi phức tạp nhất, tụ tập đủ hạng người: nào
Kinh, nào Thượng; nào giàu sang, nào nghèo đói, nào hảo hán giang hồ, nào lưu manh trộm cướp;
nào văn chương nho nhã, nào vũ phu côn đồ ...
Hôm nay cũng như mọi ngày phiên chợ khác, người mua kẻ bán đông đảo tấp nập chen chúc khắp
nơi. Nhưng đặc biệt là ở khu giải trí, thiên hạ vây quanh một ông già rao bán một bài học ngàn vàng
với giá là một ngàn lượng vàng.
Ông già vào khoảng 70 tuổi, đầu tóc bạc phơ, chít một cái khăn điều, râu trắng như cước, chảy dài
xuống quá ngực, da nhăn nhưng mắt trong xanh như con nít. Ông mặc một cái áo dài xanh lam, có
thêu chữ thọ lớn và một cái quần điều. Chân Ông mang giày thêu và tay chống một chiếc gậy có
chạm một đầu rồng. Trên đầu rồng có treo lủng lẳng một cái đãy bằng gấm màu tía, bề dài độ một
gang tay có thêu một con phượng ngậm hạt châu.
Ông lão đưa chiếc gậy lên cao cho mọi người thấy, vừa đi qua đi lại, vừa rao với giọng rất trong trẻo:
- Ai muốn giàu, ai muốn sang, ai muốn mua may bán đắt, hãy mua bài học vô giá này! Ai muốn văn
hay chữ tốt, ai muốn đỗ đạt làm quan, ai muốn trở thành công hầu khanh tướng, hãy mua bài học vô
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
giá này! Ai muốn chồng hòa vợ thuận, ai muốn gia đình êm ấm, ai muốn xóm làng kính yêu, hãy
mua bài học vô giá này! Ai muốn tu nhơn tích đức, ai muốn hưởng phước về sau, hãy mua bài học
vô giá này! Hãy mua mau đi! Mua mau đi kẻo tiếc về sau!
Một bà tò mò chen vào hỏi thử:
- Cụ bảo bài học vô giá thì còn biết bao nhiêu mà mua?
Ông lão trả lời:
- Bà thử trả xem, được giá thì tôi bán.
- Năm tiền nhé!
Ông lão cười phì:
- Năm tiền thì bà để mua kẹo, mua bánh cho con cháu bà ăn!
Bà lão vẫn cố nài:
- Thì Ông muốn bao nhiêu?
- Ðắt lắm, chắc bà không mua nổi đâu.
Ông lão vừa nói vừa quay đi chỗ khác, nhưng vẫn nghe được bà già rủa mình ở sau lưng:
- Ông lão khinh người quá xá! Bà mà không mua nổi, thì có quỷ sứ mới mua cho ông!
Một chàng thanh niên, ăn mặc xốc xếch, sặc mùi rưọu, chếnh choáng rẽ đám đông tiến vào vòng
trong. Anh ta gọi giật ngược Ông lão:
- Ê, Ông già! Ông bán gì đó?
- Bài học vô giá, muốn làm gì thì được nấy!
- Chà, bài học hay quá ta! Sao Ông không dùng cho Ông đi?
- Lão đã dùng cho lão rồi, và dùng rất có hiệu quả.
Anh chàng say rượu cười sặc sụa trước khi nói:
- Ông đã dùng cho Ông rồi à? Sao Ông vẫn nghèo?
- Vì lão không muốn giàu!
- Sao Ông không thi đỗ làm quan?
- Vì lão không muốn thi đỗ làm quan!
- Sao Ông không có gia đình con cái hòa thuận để Ông nhờ?
- Vì lão không muốn lập gia đình!
Anh chàng say rượu cáu tiết, chồm tới hỏi:
- Cái gì Ông cũng không muốn! Ông không muốn cái gì cả thật sao?
- Lão chỉ muốn một chuyện.
- Muốn gì?
Ông già nhìn quanh, chậm rãi trả lời:
- Lão muốn bán bài học vô giá này cho người đời dùng. Lão sanh ra đời chỉ để làm công việc này
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
thôi.
Anh chàng thanh niên bực tức trả lời:
- Thế thì Ông già điên rồi! Ai mà thèm mua bài học của Ông làm gì. Người ta mua lúa, mua gạo,
mua ruộng, mua vườn, mua nhà, mua cửa, chứ ai mua bài học vô giá của Ông làm gì? Không bài học
của Ông thì thiên hạ cũng ăn uống no say, vui chơi phè phỡn, tạo nhà tạo cửa, giàu sang sung sướng
cả đó kìa, Ông già thấy không?
Ông già vừa xoay qua phía khác vừa trả lời:
- Nhưng nếu có bài học của lão thì thiên hạ càng giàu sang hạnh phúc hơn! Mua đi, mua đi kẻo tiếc!
Bỗng có tiếng oang oang từ ngoài vọng vào:
- Có ta đây! Ðể đó ta mua cho!
Một anh chàng lực sĩ, vai u thịt bắp, xô đẩy đám đông tiến vào. Anh ta mặc một cái áo cụt đen,
không gài nút, để hở ngực hở bụng, một cái quần đen, hai ống bó túm ở phía dưới. Ngay hông có
mang một đoản đao, giắt vào thắt lưng màu đỏ. Anh ta đứng chống nạnh hai tay vào hai bên hông,
hất hàm hỏi Ông lão:
- Biết ta là ai không?
- Biết làm gì?
Anh chàng lực sĩ cười gằn:
- Nhu vậy thì lão ngu thật! Lão vào buôn bán ở chợ này mà không cần biết đến ta, vậy thì đời lão tàn
rồi. Chợ này là giang sơn của ta. Ta muốn cho ai buôn bán ở đây thì cho, bằng không thì phải lo mà
chuồn đi; nếu lôi thôi thì ta sẽ đánh bỏ mạng.
Ông lão vẫn điềm nhiên hỏi:
- Anh là Quản thị hả? Hay là chàng thâu thuế?
Chàng lực sĩ cười mũi:
- Các thứ đó mà kể làm gì? Ta ... Ta là ... đệ nhất anh chị ở cái chợ phiên này.
Ông lão phì cười, tỏ vẻ khinh bỉ:
- Tưởng là gì! Ông Thiền Thừ mười tám mắt lão còn chưa sợ, nữa là ... đệ nhất anh chị ở đây!
Anh chàng lực sĩ mặt đỏ hầm hầm, nạt:
- Lão già đừng hổn mà ăn năn không kịp!
Nói vừa dứt lời, anh ta nhảy song phi đá vào mặt Ông lão. Nhưng Ông lão đưa gậy ra đỡ nghe một
tiếng "rắc", và anh chàng lực sĩ té nhào vào đám đông. Ðám khán giả reo hò tán thưởng, vì không
ngờ Ông lão võ nghệ lại cao cường đến đỗi hạ một cách dễ dàng anh chàng lực sĩ quán quân ở cái
chợ Kinh đô này như vậy! Chàng lực sĩ bị hạ bất ngờ, vừa xấu hổ vừa đau đớn, hùm hổ đứng đậy rút
đoản đao ỏ lưng quần ra, sấn tới phía ông lão, hăm dọa:
- Thằng già này to gan thật, dám chọc giận ta nhé! Ta cho một đao mà đi đầu thai kiếp khác đây!
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Chàng ta lia một nhát dao như một làn chớp ngang đầu Ông lão. Ông lão lách đầu né kịp và thuận đà
tống một đạp vào bụng anh chàng lực sĩ nghe một tiếng "ực". Anh chàng té ngửa, chổng hai chân lên
trời. Ông lão lẹ làng nhảy tới, chống chiếc gây lên bụng anh ta. Tiếng reo hò tán thưởng reo dậy
chung quanh. Nhiều thanh niên, ông lão, bà lão, con nít định xông vào đấm đá anh chàng lực sĩ kia
để trả thù sự áp bức từ lâu của anh ta trong chợ này. Nhưng Ông lão bảo mọi người dang cả ra và cúi
xuống nói với anh chàng lực sĩ đang nằm thẳng cẳng dưới chiếc gậy của Ông lão:
- Con ạ! Ðừng thấy lão già mà quen thói hiếp đáp nữa nhé! Trước khi đem "Bài học ngàn vàng" đi
bán, lão cũng đã tập dượt võ bị để phòng thân chứ! Lão đâu có khờ khạo dẫn xác đến đây để cho con
hiếp đáp. Thôi xin lỗi đi, lão tha cho.
Anh chàng lực sĩ miệng không ngớt chửi bới Ông lão, và cố vùng vẫy để đứng dậy được. Ông già
bảo:
- Lão đếm ba tiếng mà không chịu xin lỗi thì lão ấn cái gậy này xuống, người con sẽ dẹp lép như con
thằn lẳn bị kẹt trong cánh cửa con ạ! Này, Một ...
Anh chàng lực sĩ cảm nghe trên bụng mình như có một quả tạ trăm cân đè xuống, đè xuống ...
Ông lão đếm tiếp: - Hai.
Chàng lực sĩ lại cảm thấy nặng thêm như cả một phiến đá to tướng, nặng ngàn cân đè lên người
mình. Chàng kinh hoàng kêu lên:
- Lạy ngài, tha cho con! Con xin chịu lỗi với ngài, từ nay con không dám hổn nữa.
Ông lão nâng chiếc gậy lên. Chàng lực sĩ bỗng nghe cả thân mình nhẹ nhõm, lâng lâng. Anh ta đứng
dậy lạy tạ Ông lão hai lạy, rồi xấu hổ chuồn mất.
Bỗng từ xa có tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng quyển dìu dặt khoan thai vọng lại. Mọi
người ngước nhìn rồi bảo nhau: "Hoàng thượng đi săn trở về! Lui ra, lui ra cho đoàn ngự giá đi qua".
Mọi người kính cẩn đứng nép ra hai bên. Ðoàn ngự giá từ từ tiến đến. Ði đầu là một vị Tướng oai
phong lẫm liệt, ngồi trên mình ngựa bạch, tay cầm một cái bảng vàng có 4 chữ: "Ðột Quyết đại
vương". Theo sau vị tướng có hai hàng vệ sĩ mang giáo mác, cung tên. Tiếp theo là một đoàn nữ
nhạc sĩ ca nhi, vừa đi vừa múa hát, hòa nhạc, rất vui tai đẹp mắt. Rồi đến xa giá của vua, chạm trổ
long phụng, bốn phía rèm buông trướng rũ. Sau xa giá là một đoàn lực sĩ, cứ hai người khiêng một
con thú rừng vừa săn được ... Dân chúng vừa kính cẩn, vừa sợ sệt, ngây ngất đứng nhìn ở hai bên
đường. Nhưng Ông lão vẫn thản nhiên đứng nguyên chỗ cũ, vừa đưa cao chiếc gậy có treo chiếc đãy
gấm, vừa rao:
- Bài học ngàn vàng! Bài học ngàn vàng! Mua mau kẻo hết!
Ðoàn vệ sĩ ra hiệu bảo Ông lão tránh ra bên đường để đoàn ngựa giá vua đi qua. Nhưng Ông lão có
vẻ không lưu ý, càng rao to:
- Bài học ngàn vàng! Bài học ngàn vàng! Dịp may hiếm có, dịp may hiếm có!
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Vị tướng đi đầu đưa cao tấm bảng, ra hiệu lịnh cho đoàn vệ sĩ vây bắt Ông lão, dẫn tới trước ngựa
mình. Vị tướng dõng dạc hỏi:
- Lão là người ở đâu? Có biết luật lệ quốc gia không?
- Lão sống vô gia cư, chết vô địa táng. Lão đi đây đó để bán bài học vô giá mà chưa gặp kẻ thức giả
biết giá trị của nó, nên chưa toại nguyện. Lão mỗi ngày mỗi già, đâm ra sốt ruột, sợ mình chết đi mà
bài học vẫn chưa bán được. Hôm nay xa giá đi qua, lão nghĩ rằng đây là một dịp quý, may ra có
người mua được, nên lão quên cả lễ nghi, xin thượng quan miễn chấp.
Vị tưóng tò mò hỏi:
- Ðâu, bài học gì đưa xem!
Ông lão đưa cao chiếc gậy trước đầu ngựa, chỉ vào chiếc đãy:
- Nó nằm ở trong chiếc đãy gấm này!
Vị tướng với tay định lấy chiếc đãy, nhưng Ông lão lanh lẹ rút chiếc gậy về, cười nói:
- Ðâu có được dễ dàng như vậy! Ngài muốn mua thì phải trả giá cả xong xuôi đã chứ!
- Bao nhiêu?
- Thưa, một ngàn lượng vàng!
Vị tướng bỗng phát lên cười:
- Lão có điên không? Suốt đời ta làm tướng, đánh Ðông dẹp Bắc, thí mạng sống để phò vua giúp
nước, mà chưa bao giờ có được một trăm lượng vàng. Nay lão bán chiếc đãy to bằng bàn tay, không
biết đựng gì ở trong mà đòi đến một ngàn lượng vàng, thì thật là điên khùng. Thôi lão hãy xê ra cho
đoàn ngự giá đi. Ta không đùa nữa đâu!
Vua Ðột Quytế đang ngồi trong long xa không hiểu vì sao đoàn ngự giá dừng lại hơi lâu, vén rèm
nhìn hỏi quan cận vệ:
- Có chuyện gì mà phải dừng lâu vậy?
- Tâu Hoàng Thượng, có một Ông lão đang rao bán một bài học mà Ông bảo là quý giá lắm.
Vua mỉm cười, truyền lịnh gọi Ông lão đến trước long xa của mình. Vua tự bảo đây là một cơ hội để
mình giải trí. Cuộc đời bằng phẳng, ngày nào cũng yến ẩm tiệc tùng, ca hát, săn bắn, xử kiện đã làm
cho Ngài chán ngấy lắm rồi. Cuộc đời đối với Ngài không còn có gì là mới lạ để mà nhìn ngắm,
không còn có gì là cao siêu, kỳ bí để mà tìm tòi, học hỏi nữa cả. Thế mà nay lại có một Ông lão bảo
rằng mình có một bài học quý giá đem đi rao bán cả cho vua nữa. Ngài có một cảm giác thích thú
như khi đi săn gặp một con mồi hung hăng, quyết liệt đương đầu với mình.
Ông lão đến trước long xa, rạp mình vái lạy vua, rồi cúi đầu đợi lịnh. Vua Ðột Quyết lặng lẽ ngắm
nhìn Ông lão, cảm thấy có một vẻ gì tiên phong đạo cốt tỏa ra từ người Ông lão. Hồi lâu vua cất
tiếng hỏi:
- Trẫm nghe nói Ông lão có bài học gì hay lắm phải không?
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Tâu Hoàng Thượng, bảo rằng hay thì chưa đúng lắm; phải nói đây là bài học quý báu nhất đời.
Vua mỉm cười, có vẻ mỉa mai:
- Ông lão có chủ quan không? Nhưng trẩm cũng miễn chấp cho lão, vì thường tình ai bán món hàng
gì cũng cho rằng món hàng của mình là nhất.
- Tâu Hoàng Thượng! Suốt đời lão chưa hề biết nói ngoa. Lão chỉ tiếc là không có một ngôn ngữ nào
có thể diễn tả cho đúng cái giá trị cao cả của bài học này, nên tạm dùng danh từ là bài học vô giá.
Vua cười dễ dãi:
- Thôi thì ta cũng chấp nhận là vô giá đi! Nhưng đã là vô giá thì ta biết trả cho lão bao nhiêu?
- Tâu Hoàng Thượng, lão chỉ lấy giá tượng trưng là một ngàn lượng vàng thôi.
Có nhiều tiếng cười bật lên trong đám cận thần, tướng tá vây quanh Ông lão. Vua cố làm vẻ nghiêm
trang, nhưng cũng không thể nhịn cười. Vạt áo cẩm bào trước bụng ngài rung chuyển một hồi, trước
khi ngài cất tiếng phán bảo:
- Giá tượng trưng mà đến 1000 lượng vàng, còn nếu thật giá thì chắc trẫm phải bán cả giang sơn của
trẫm cũng chưa đủ để trả cho lão.
Ông lão trả lời nhà vua một cách tỉnh khô:
- Tâu Hoàng Thượng! Thật quả đúng như vậy. Và lão tưởng như thế vẫn không phải là đắt; vì vói bài
học này, Hoàng Thượng có thể gây dựng thêm mười giang sơn như thế này cũng được.
Bây giờ không còn ai cười nữa. Câu nói của Ông lão làm cho mọi người, từ vua đến quan chú ý, vì
họ cảm thấy có một vẻ gì nghiêm trang chân thật trong lời nói của Ông lão.
Vua bỗng xoay câu chuyện qua một hướng khác:
- Lão có gia đình, vợ con gì không?
- Tâu Hoàng Thượng, lão tứ cố vô thân từ ngày sanh ra đời cho đến giờ.
Vẻ mặt vua trở nên rạng rỡ. Ngài nói mau:
- Vậy thì lão lấy 1000 lượng vàng dùng vào việc gì, để lại cho ai, nhất là những ngày cuối cùng của
lão cũng không còn bao nhiêu nữa? Trẫm sợ lão lấy vàng mà không giữ được, lại còn mang họa vào
thân nữa.
Ông lão cười một cách lém lỉnh:
- Lão xin đội ơn Hoàng Thượng đã lo nghĩ giùm cho lão. Nhưng lão đã có cách sử dụng số vàng bán
được, xin Hoàng Thượng đừng lo.
Vua lại hỏi sang một vấn đề khác:
- Lão đối với trẫm như thế nào? Có đặc biệt hơn đối với những người khác không?
- Tâu, lão đặt Hoàng Thượng lên ngôi cao quý nhất, và bởi thế cho nên hôm nay lão mới đến chợ
này, đợi Hoàng Thượng đi săn về để bán bài học, vì lão nghĩ, ngoài Hoàng Thượng ra chắc không ai
mua nổi; vả lại không ai sử dụng bài học này một cách lợi ích lớn lao bằng Hoàng Thượng, nếu thật
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
tình Hoàng Thượng muốn dùng đến nó.
- Lão đã biết nghĩ như vậy, sao lão còn muốn đòi cho được 1000 lượng vàng của trẫm?
- Tâu Hoàng Thượng, lão có thể dâng không, hay lấy vài lượng vàng của Hoàng Thượng cũng được,
bởi thật tình lão cũng không cần đến số vàng nhiều như vậy, nhưng lão nghĩ rằng: những vật đem
tặng hay bán rẻ thường bị xem thường xem khinh. Tục ngữ có câu "của rẻ, của hôi" Cho nên lão nhất
quyết phải bán đúng giá 1000 lượng vàng, thì Hoàng Thượng mới quý bài học của lão.
Vua công nhận lời Ông lão nói là chí lý, nhưng vẫn tiếc số vàng phải bỏ ra. Vả lại Ngài cũng sợ đình
thần cho mình quá giàu, và tiêu pha một cách quá xa xí. Ngài nói:
- Trẫm bằng lòng trả bài học 1000 lượng vàng, nhưng bây giờ trẫm trả trước 500 lượng, còn 500
lượng nếu trẫm thấy bài học hay và đem áp dụng có hiệu quả, thì trẫm sẽ trả nốt.
Ông lão có vẻ bực mình nói:
- Như vậy là Hoàng Thượng không dốc lòng mua. Thôi xin cho lão đi nơi khác để bán kẻo trưa lắm
rồi.
Ông lão vái chào rồi rẽ đám quan quân, chống gậy rảo bước đi. Tánh háo kỳ của vua Ðột Quyết bị
kích thích tột độ, nhất là trước cái hành tung và cốt cách lạ lùng của Ông lão. Vua truyền gọi Ông lão
trở lại. Ngài nói có vẻ quở trách:
- Người thật ngạo mạn. Người đối với trẫm không có chút kính trọng nào cả. Giá cả chưa xong sao
người lại bỏ đi như thế?
- Tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng thứ cho lão. Nhưng lão thiết nghĩ, nếu ở địa vị của Hoàng
Thượng, Hoàng Thượng xem 1000 vàng là trọng hơn bài học của lão, thì ở địa vị của lão, lão cũng
thấy tiếc bài học của lão.
Vua nói hòa giải:
- Thôi thì ta bằng lòng trả cho Ông lão 1000 lượng vàng đó. Hãy đưa bài học ta xem.
Ông lão mỉm cười, như để xin lỗi:
- Tâu Hoàng Thượng lượng thứ cho! Tục ngữ có câu: "Tiền trao cháo múc". Lão sẽ dâng bài học cho
Hoàng Thượng, sau khi nhận đủ 1000 lượng vàng.
- Ông lão thật khó chịu! Người không tin trẫm sao?
- Trước khi trả lời, xin Hoàng Thượng cho lão hỏi lại: Hoàng Thượng có tin lão không?
Vua do dự trước khi trả lời:
- Thật tình ta hơi nghi ngờ về giá trị của bài học mà người ca tụng.
- Hoàng Thượng không tin được lão, thì lão xin lỗi, làm sao lão tin được Hoàng Thượng? Thường
thường dân tin lời nói của vua, nhưng vua lại không làm theo lời nói của mình, nên việc quốc gia
thường đỗ vỡ. Lão nghĩ rằng: giữa vua và dân phải có sự công bằng, hoặc hai bên đều tin cậy nhau.
Nếu bên này không tin bên kia, thì đừng bắt bên kia phải tin lại. Và nếu hai bên không tin nhau thì
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
tốt hơn hết là làm theo khẩu hiệu "Tiền trao cháo múc".
Vua gượng cười, phán bảo:
- Thôi thì ta cũng làm theo ý của người.
Ngài xoay qua phía quan giữ kho bảo phải đem đến gấp 1000 lượng vàng. Quan giữ kho phi ngựa về
cung, rồi chẳng mấy chốc trở lại với một tiểu đội binh mã gồm mười người, mỗi người mang một cái
đãy đựng 100 lượng vàng y. Vua truyền đếm vàng giao cả cho Ông lão.
Ông ta trút hết tất cả 10 bao vàng vào một cái bao lớn. Mọi người tò mò chờ xem Ông lão làm thế
nào để mang số vàng về nhà. Vua nghĩ thầm thế nào Ông lão cũng khó toàn tánh mạng với số vàng
lớn lao kia. Ngài tỏ vẻ thương hại, hỏi Ông:
- Người có cần ta cho mượn mười lính thị vệ mang vàng về nhà cho người không?
- Xin đội ơn Hoàng Thượng, lão chẳng cần ai giúp đỡ! Lão đã có học được đôi chút võ nghệ từ hồi
còn nhỏ, nên có thể mang nặng hàng trăm cân. Bây giờ xin kính dâng bài học lên Hoàng Thượng ngự
lãm. Lão chỉ xin thưa một lời cuối cùng trước khi ra về và xin Hoàng Thượng nhớ cho là: "Bài học
nào cũng vậy, có áp dụng mới biết hay hoặc dở".
Ông lão nói xong, lấy cái đãy ở đầu chiếc gậy dâng lên vua Ðột Quyết, rồi cúi xuống quảy bao vàng
lên vai, chống gậy đi thoăn thoắt. Toàn thể đoàn xa giá vô cùng ngạc nhiên về sức mạnh phi thường
của Ông lão. Họ bảo nhau có lẽ Ông già này là một dị nhân, có người cho ông ta có tà thuật. Vua
nắm cái đãy trong tay nhưng mãi nhìn theo hành tung của Ông lão, nên chưa kịp lấy bài học ra xem.
Bấy giờ sực nhớ lại, ngài mới vội vã ngắm nghía, quan sát cái đãy gấm. Tất cả quan quân đều quay
lại hướng nhìn nhà vua, hồi hộp chờ đợi cái phút vua mở bài học trong đãy gấm ra xem. Nhà vua
cũng đâm lo lắng, và hồi hộp hơn tất cả mọi người. Ba lần ngài định mở sợi dây thắt miệng đãy, rồi
lại dừng tay. Cuối cùng ngài giở tráp vàng để bên cạnh mình, bỏ cái đãy gấm vào, đậy lại cẩn thận và
phán bảo:
- "Một bài học ngàn vàng" không thể mở ra đọc ở dọc đường dọc xá được.
Và ngài truyền lịnh cho đoàn ngự giá tiếp tục lên đường về cung. Mọi người đều tiu nghỉu thất vọng
vì không được chứng kiến đoạn kết thúc của một câu chuyện mở đầu rất hào hứng, tân kỳ. Thực ra
thì vua cũng rất sốt ruột muốn xem ngay bài học nói gì, nhưng càng bình tâm nghĩ lại, ngài cũng sợ
mắc lừa Ông lão. Ngài không muốn giở ra xem trước mặt đình thần, vì nếu bị lừa thì thật là xấu hổ,
còn gì là thể thống của một đấng quân vương ngồi trên thiên hạ? Cho nên ngài định về cung, đợi đến
đêm khuya mở ra xem một mình, nếu có bị lừa cũng không ai hay biết. Trên đường về cung, ngài cứ
băn khoăn, tự trách mình sao quá dễ dãi, mua một bài học đắt giá như vậy mà quên hỏi tung tích Ông
già, quên cho người đi theo dò la hành động của Ông, và nhất là không truyền lịnh đem Ông già về
cung để đợi xem xong bài học ra thế nào, rồi sẽ thả ra sau.
Vua tự bảo lần sau mình phải thận trọng hơn nữa mới được. Và ngài tự an ủi:
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Dù sao thì lão già ấy cũng không thể thoát khỏi tay ta. Nếu lão dám lừa phỉnh cả ta, thì lão sẽ mất
đầu.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG II
PHẢN ỨNG CỦA VUA KHI MỞ BÀI HỌC RA XEM
Hôm nay trong cung điện vua Ðột Quyết không có yếm ẩm, ca nhạc như các đêm khác. Sau mấy
ngày đi săn bắn mệt nhọc, vua truyền lệnh cho các quan thị vệ, cận thần và cung nữ được nghĩ ngơi
cho lại sức. Riêng ngài cũng cần được yên tĩnh để xem "Bài học ngàn vàng" vừa mua được. Thâm ý
của ngài là không muốn cho ai khác được xem bài học, lý do thứ nhất là một vật qúy báu như vậy
không nên để cho một ai hay biết; lý do thứ hai, là nếu bị lừa phỉnh, thì lại càng không nên để tiết lộ
ra ngoài.
Cho nên hôm nay, ngài đi nghỉ sớm. Ðến 3 giờ sáng, ngài lặng lẽ thức dậy, đóng kín các cửa phòng,
mở tráp vàng lấy cái đãy đựng bài học ra. Ngài mở dây gút trên miệng đãy, hồi hộp rút bài học đựng
trong một cái phong bì dán kín. Ngài rất cẩn thận xé phong bì, rút ra một tờ giấy màu vàng tươi. Trên
trang giấy chỉ vỏn vẹn có một câu, viết với một nét chữ rất đẹp như rồng bay phượng múa: "Phàm
làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó".
Vua bật ngửa người, ném mạnh trang giấy xuống bàn. Sự tức giận của ngài lên cực độ, làm cho
người nghẹt thở. Nếu không sợ quan thái giám và cung phi mỹ nữ biết được, thì ngài đã đập đổ tất cả
bình vàng chén ngọc để trước mặt ngài trên chiếc án chân quỳ nạm ngọc. Ngài càng nghĩ càng căm
giận lão già. Không ngờ hắn lại đám phỉnh gạt cả vua. Bài học như vậy mà nó dám bảo là vô giá, đòi
cho được 1000 lượng vàng, mà lại còn làm ra vẻ không cần. Nó thật quá ngạo mạn, dám cho đó là
một bài học, trong khi chỉ là một câu nói tầm thường, chỉ để khuyên bọn trẻ con. Ta là một ông vua,
trị vì thiên hạ, quyền uy cái thế, đâu có cần một bài học như vậy. Ta muốn làm gì thì ta làm, ta ban
sự sống, ta truyền lệnh chết. Ta là thiên tử, ta muốn là trời muốn. Ta hô một tiếng là có thể dời sông,
lấp biển. Ta đâu cần nghĩ đến hậu quả làm gì? Ta muốn hậu quả như thế nào, thì hậu quả phải như
thế ấy!
Nhà vua định xé tờ giấy của Ông già viết ra làm muôn mảnh và vứt vào ống phóng cho mất tang tích.
Nhưng ngài dừng tay lại vì chợt nghĩ rằng: nên để nó lại chờ ngày bắt được lão già sẽ trả lại cho lão,
đòi 1000 lượng vàng lại trước khi hành quyết. Cần có đủ bằng cớ, tang tích để lão già mồm mép kia
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
không thể chối cãi được. Vua dằn sự tức giận, xếp tờ giấy bỏ vào chiếc đãy gấm và buộc giây lại như
cũ. Ngài bỏ vào tráp vàng để ở trên án thư. Nhưng một lát sau, nghĩ thế nào không biết, ngài lấy
chiếc tráp, đem bỏ vào tủ bằng cẩm thạch dùng để đựng các thứ thất bảo quý nhất và khóa lại cẩn
thận. Không phải ngài liệt cái bài học của Ông già vào hàng quốc bảo, nhưng chỉ vì ngài sợ để ra
ngoài, có người xem trộm được, sẽ chê ngài khờ dại, đã để cho một ông già phỉnh gạt, và tin ấy sẽ
đồn đãi ra, sẽ làm ngài mất uy tín, khó trị vì thiên hạ.
Công việc đầu tiên ngài phải làm là truyền lệnh tìm bắt cho được Ông già. Nhưng đây là một việc
mật, cần phải giao phó cho người thân tín thi hành. Vua định kế hoạch xong xuôi đâu đó, thì trống
canh trên hoàng thành đã thúc tan canh. Ngài đánh một giấc cho đến chiều tối. Không ai dám thức
ngài dậy, vì ai cũng nghĩ rằng bài học chắc phải cao siêu lắm nên làm cho ngài mỏi mệt, không thể
dậy sớm được.
Sau khi thức dậy, Ngài truyền lệnh cho quan thái giám mở tiệc khoảng đãi đình thần vào tối hôm ấy,
lấy lý do là để mừng Hoàng Thượng vừa có hồng phúc mua được bài học quý giá.
Vì đã quen tổ chức tiệc tùng yến ẩm, cho nên trong vài giờ sau, quan Thái Giám đã bày biện xong
một đại tiệc trên năm trăm thượng khác tại ngự uyển. Văn võ bá quan trong triều không ai thiếu mặt,
vì được vua ban đại yến là một vinh dự không thể bỏ qua; hơn nữa mọi người đều nóng lòng muốn
biết bài học vô giá mà vua vừa mua được, nó quý giá cao siêu như thế nào.
Diện mạo của vua hôm nay không khác mọi ngày. Ngài vẫn vui vẻ nói cười, nhưng nếu ai để ý nhìn
kỹ thì thấy ngài uống rượu nhiều hơn mọi hôm trước. Cuối bữa yến, ngài tuyên bố rất hài lòng về bài
học của Ông già, và có thể xem như là một quốc bảo. Có quan Ðại thần đánh bạo đứng dậy tâu vua
có thể nói cho biết nội dung và tánh cách bài học như thế nào không. Vua cười gượng gạo bảo rằng
bài học có tánh cách cơ mật, không thể nói ra cho tất cả triều thần biết được. Tuy thế, ngài hứa sẽ tùy
theo địa vị của các đình thần và tùy theo hoàn cảnh mà tiết lộ cho một số các thượng quan biết.
Câu chuyện bài học không còn ai buồn nhắc nhở nữa, khi đoàn vũ nữ đẹp tuyệt trần với những xiêm
y rực rỡ kéo nhau ra sân khấu. Nhưng chính trong lúc mọi người đang say mê xem múa nhảy thì vua
cho gọi quan Ðề Ðốc vào hậu cung để ngài dạy bảo.
Quan Ðề Ðốc Thanh Phong là một vị võ tướng thân tín của ngài, thường thường những việc mật vua
đều giao phó cho vị quan này thi hành. Vua tỏ thật ra cho vị Ðề Ðốc biết chuyện mình bị gạt và
truyền cho vị này phải tìm bắt cho được Ông già đã bán bài học. Quan Ðề Ðốc xin hứa trong một
tuần sẽ đem nạp Ông già trước bệ rồng. Là một con người nhiều mưu chước, quan Ðề Ðốc đề nghị
với nhà vua là tuyên bố cho mọi người biết rằng bài học rất quý báu, nên vua muốn trọng thưởng
thêm vàng bạc cho Ông già, nhưng không biết Ông ở đâu. Vậy nếu ai tìm được chỗ ở của Ông già và
báo tin cho ông biết cũng sẽ được trọng thưởng.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Và sau khi cuộc yến ẩm, ca vũ, chấm dứt, mọi người ai ai cũng hy vọng đi tìm kiếm Ông già để lãnh
thưởng.
Từ hôm ấy, ngày nào vua Ðột Quyết cũng trông ngóng tin tức về Ông già; nhưng biệt vô âm tín. Gần
đến kỳ hạn một tuần vua càng sốt ruột. Vua sợ để lâu, Ông già sẽ trốn ra khỏi nước, sang nước Quý
Lâm, là một lân bang thù nghịch và phao tin đồn vua bị gạt, thì thật là làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng nếu vua sốt ruột một phần, thì quan Ðề Ðốc Thanh Phong lại sốt ruột mười phần. Quan sẽ
mất uy tín biết bao đối với sự tin cậy của vua, khi không tìm ra được Ông già. Một ông già lọm
khọm, tứ cố vô thân, mang theo một bao vàng nặng trĩu như vậy, mà có thể trốn thoát ra khỏi nước
một cách dễ dàng, thì làm sao nói chuyện giữ an ninh trật tự cho trăm họ và giữ yên bờ cõi chống
xâm lăng? Quan huy động tất cả lính tráng dưới quyền mình đi lục soát từng nhà một trong đêm
khuya, và ban ngày chận đón tất cả các ông già để khám xét. Ngoài ra quan còn sai bọn mât thám rất
đông đảo dưới tay mình giả làm người đi mua heo, đi bán chiếu, người lỡ đường đi ăn xin, ngủ trọ để
dò xét. Tất cả quán xá ở các ngã tư, ngã bài học đường cái đều có người của quan Ðề Ðốc dòm ngó.
Nhưng Ông già vẫn biệt vô âm tín!
Kỳ hạn một tuần đã hết, quan Ðề Ðốc với vẻ người tiều tụy, trông già đi đến 10 tuổi, vì sự lo nghĩ và
mất ăn bỏ ngủ, khúm núm vào quỳ trước long sàng để chịu tội về sự bất lực của mình.
Bao nhiêu sự giận dữ của vua đối với Ông già đều trút lên đầu lên cổ quan Ðề Ðốc. Người ta có cảm
tưởng lưng quan Ðề Ðốc mỗi lúc mỗi còng thêm xuống vì những danh từ nặng nề mà quan phải gánh
chịu thay cho Ông già. Ông già khi vác bao vàng 1000 lượng đâu có vẻ nhạc nhằn như vậy.
Nhưng có một lúc, như con ngựa chở quá nặng, bất kham đâm liều, đã trút đổ tất cả đồ vật mang trên
lưng, quan Ðề Ðốc dứng thẳng dậy, nói thẳng ý mình:
- Tâu Hoàng Thượng, thần không xứng đáng nhận lãnh tất cả các lời quở trách nặng nề của Hoàng
Thượng. Từ trước đến nay Hoàng Thượng đã tin dùng thần, thì chắc Hoàng Thượng cũng đã xét đến
lòng tận trung của thần như thế nào rồi. Nhưng trong vụ Ông già này, thần xin thú thật, thần chịu bất
lực. Ông già đã phỉnh gạt cả Hoàng Thượng thì chắc cũng không phải tay vừa ...
Vua nghe câu nói cuối cùng của quan Ðề Ðốc giận đến xám mặt. Ngài hất đổ tất cả đồ đạc để trên án
thư, vùng đứng đậy, nạt:
- Ngươi nói gì? Trẫm bị phỉnh gạt hả? Ngươi đã nhục mạ trẫm. Tội khi quân của ngươi đáng chém
đầu!
Nói xong, vua truyền quan Thái Giám đem bỏ quan Ðề Ðốc vào ngục thất để chờ ngày ra pháp
trường vì tội khi quân.
Thật ra câu nói của quan Ðề Ðốc không đến nỗi phải bị kết vào trọng tội như vậy. Nhưng nhà vua
muốn trừ quan Ðề Ðốc để dập tắt luôn vụ mình bị lừa phỉnh, không cho nó lan ra ngoài; vì ngoài
quan Ðề Ðốc, ra chưa có một ai rõ biết về sự thật của bài học ngàn vàng kia.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Khuya hôm ấy, quan Ðề Ðốc bị xử uống thuộc độc chết ở trong ngục thất.
Ba ngày sau, tin đồn ra cho biết rằng quan Ðề Ðốc đã bị xử tử vì tội âm mưu giết vua để chiếm ngôi.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG III
SỰ TRẢ THÙ CỦA THẠNH BẢO, CON QUAN ÐỀ ÐỐC
Tin đồn quan Ðề Ðốc bị xử tử mấy hôm sau lan đến biên thùy giữa hai nước Nhục Chi và Quý Lâm.
Tướng giữ biên cương là Thạnh Bảo, con trai đầu của quan Ðề Ðốc, một viên tướng trẻ tuổi nhưng
tài cao, được vua tin cậy cho ra trấn đóng ở biên thùy với binh hùng tướng mạnh để hầu ngăn cản
ngoại xâm tứ nước Quý Lâm tràn sang.
Ðược tin dữ, Thạnh Bảo đau đớn và kinh hoàng đến ngất xỉu. Người nhà phải kêu gọi hồi lâu chàng
mới tỉnh lại. Theo như tin cho biết thì ông thân Thạnh Bảo bị xử tử vì tội mưu đoạt ngôi vua, một tội
rất nặng có thể bị tru di tam tộc. Chàng nghĩ thật là vô lý! Cha chàng mà lại phản vua, muốn chiếm
đoạt ngai vàng! Một vị cận thần, được vua tin cậy từ trước đến nay, mà sao lại dám làm như vậy?
Chắc ở bên trong còn có nhiều bí ẩn khác nữa. Nhưng điều không ai còn nghi ngờ là cha chàng đã
chết thật, và đã chết về tội phế vua. Với một tội trạng như vậy, chắc chắn chàng cũng sẽ bị liên lụy,
có thể bị mất chức, tù tội hay xử tử cũng nên.
Do đó, chàng phải tìm cách đối phó trước. Sự việc đã đẩy chàng vào chân tường, chàng không thể bó
tay chịu chết một cách vô lý như vậy. Một mặt chàng viết mật thư cho người tín cẩn sang nước Qúy
Lâm xin viện binh một mặt chàng kiểm điểm binh mã kéo rốc về Kinh đô, để hạch tội vua về việc đã
giết cha chàng.
Binh hùng tướng mạnh của Thạnh Bảo rầm rộ kéo về Kinh đô, trước sự ngơ ngác của dân chúng.
Phản ứng của Thạnh Bảo rất nhanh khiến vua cũng không ngờ và không kịp đối phó. Ba ngày sau,
Kinh đô đã bị vây kín. Vua không còn biết làm gì hơn là đóng cửa thành, tìm kế hoãn binh để đợi
cứu viện. Trong khi nóng giận, vua ra lịnh giết quan Ðề Ðốc mà quên "xét kỹ đến cái hậu quả" sẽ
đến cho mình là sự trả thù của Thạnh Bảo. Ba lần vua sai sứ giả ra cầu hòa và hứa sẽ đền đáp xứng
đáng việc xử tử oan quan Ðề Ðốc, nhưng Thạnh Bảo không chịu.
Ban đầu, khi mới kéo quân trở về Kinh đô, Thạnh Bảo chỉ vì nóng lòng muốn biết vì sao cha mình bị
giết và nhất là để tự vệ, để phòng sự việc bất trắc có thể xảy đến cho mình. Nhưng giờ đây, sau khi
thấy rõ lực lượng của mình quá mạnh, và sự cô thế của vua, cũng như sự bất lực hèn nhát của đình
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
thần, Thạnh Bảo muốn nhân cơ hội này phế bỏ vua và chiếm luôn ngai vàng, điều mà trước kia,
không bao giờ chàng dám nghĩ đến.
Trong khi chờ đợi giờ phút đầu hàng của vua quan trong thành. Thạnh Bảo ra một tờ hịch kể tội của
vua: nào là thiếu sáng suốt, ăn chơi quá độ, không lo việc nước; nào là nhu nhược để cho bọn nịnh
thần thao túng triều đình, nào là phung phí của cải nhà nước, làm cho dân đã nghèo lại càng nghèo
thêm. Dân chúng ở kinh thành ban đầu còn dè dặt, chưa dám hưởng ứng, nhưng sau thấy lực lượng
của Thạnh Bảo quá mạnh, mà đình thần lại không có ai đủ tài sức đương đầu với Thạnh Bảo nên đã
theo về rất đông. Nhất là trong hoàng thành mỗi ngày mỗi thiếu thực phẩm, nước không đủ uống,
gạo không đủ ăn. Bệnh dịch tả bắt đầu xuất hiện. Và tin đồn quân của nước Quý Lâm đã tràn vào
biên thùy.
Tình hình thật là nguy ngập, đen tối. Vua vấn kế đình thần, nhưng đình thần quen ăn chơi và xem
múa hát, không ai còn đủ minh mẫn và sáng kiến để hiến kế cho vua. Ðôi khi vua cũng đâm ra hối
hận vì đã giết quan Ðề Ðốc. Nếu có quan Ðề Ðốc, chắc ngài không đến đỗi cô độc, nhục nhã và bất
lực như thế này. Nhưng sự việc đã lỡ, hối cũng muộn rồi! Ðìều quan trọng hiện nay là làm sao tìm
được một người tài trí đủ sức đẩy lui bọn giặc Thạnh Bảo. Nếu không tìm ra được thì chỉ có cách là
bỏ thành trốn thoát để bảo toàn tính mạng. Ngài chỉ còn trông mong sự cứu trợ của tướng Hoàng Cái,
một viên tướng có mưu lược và uy quyền đang trấn đóng ở biên thừy phía nam. Nhưng đã trên mười
lăm ngày qua mà không nghe tin tức gì của Hoàng Cái cả, vua quá lo sợ. Phen này Thạnh Bảo phá
được thành thì cả Hoàng tộc sẽ bị giết sạch. Dân chúng và binh lính vừa chết vì đói và vừa chết vì
dịch tả. Triệu chứng rối loạn đã bắt đầu xuất hiện trong hoàng thành. Từng đoàn binh lính đã cởi bỏ
quân phục để trốn lánh trong dân chúng. Ban đêm chỗ này kêu cướp, chỗ kia kêu cháy nhà. Thấy
tình thế mỗi ngày mỗi nguy ngập, một đêm tối trời cua cùng hoàng gia đã theo đường hầm bí mật lén
trốn ra khỏi kinh thành, đi về phí Nam là nơi đạo quân của Ðại tướng Hoàng Cái đang đóng.
Hai hôm sau, dân chúng trong thành mới hay nhà vua đã trốn thoát. Ðể tự cứu, họ đã đồng thanh mở
cửa thành cho đạo quân của Thạnh Bảo kéo vào. Dân chúng hoan hô chàng và tôn chàng lên làm
vua.
Ðể mua chuộc lòng dân chúng. Thạnh Bảo truyền mở các kho gạo thóc gạo còn lại của nhà vua ra
phân phát cho dân; và đối với triều thần cũ, chàng ra mật chỉ dụ cho phép vị nào muốn nghỉ việc thì
cứ tự do trở về quê cũ, còn vị nào muốn ở lại phục vụ quốc gia thì sẽ được thăng cấp. Hầu hết đều
lục tục xin ở lại phò vua mới.
Nhưng công việc đầu tiên của Thạnh Bảo sau khi được tấn phong là tự mình kiểm điểm lại các kho
ngọc vàng châu báu của tiên vương để lại. Chàng cho phá cái tủ bằng cẩm thạch để trong phòng ngủ
của vua vua Ðột Quyết. Chàng thất vọng không thấy một báu vật nào ở trong hết, ngoài trừ cái đãy
có đựng bài học của Ông già. Chàng tò mò mở ra xem và khinh bỉ xé trang giấy ra nhiều mảnh nhỏ.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Chàng lẩm bẩm: "Xét kỹ đến hậu quả trước khi làm việc!" Sao nó lại để câu này vào đây làm gì? Nó
muốn dạy ta chắc! Nếu thật nó tin vào giá trị của câu này, thì nó phải dạy nó trước đã chứ. Nó muốn
dạy đạo lý nhân quả cho ta, trong khi chính nó lại không áp dụng cái đạo lý ấy. Vả lại, bài học này
đâu có đúng, chính ta đây, trong khi cất binh về hỏi tội nó, thì ta chỉ nghĩ đến tự vệ, chứ ta đâu có
nghĩ đến hậu quả là được ngai vàng. Ta nhắm một tiêu này, mà công việc lại đưa ta đến một mục tiêu
khác! Vậy thì làm sao có thể đoán trúng được hậu quả mà phải suy nghĩ về hậu quả cho mệt trí.
Trong lúc say sưa với men chiến thắng và địa vị mới như vậy thì Thạnh Bảo được tin phi báo từ biên
cương là đại quân của nước Quý Lâm đang tiến về Kinh đô. lấy danh nghĩa là giúp Thạnh Bảo diệt
bạo chúa vua Ðột Quyết.
Tin báo ấy không sai. Ðạo quân của nước Quý Lâm. do một lão tướng có kinh nghiệm là Tùng Sơn
đang ngày đêm tiến về Kinh đô. Ði đến đâu Tùng Sơn cũng loan báo cho dân chúng biết rằng: mình
được Thạnh Bảo mời sang giúp sức. Bức thơ cầu cứu của Thạnh Bảo gởi vua Quý Lâm được viết
phóng đại ra thành nhiều bản, nêu trên những tấm gỗ lớn và dựng lên ở các phố phường, chợ búa mà
quân của Tùng Sơn đi qua. Và với chiêu bài ấy, đi đến đâu quân của Tùng Sơn cũng bắt dân chúng
phải đón rước, thết đãi, nộp thóc gạo, thực phẩm để nuôi quân. Có nhiều nơi quân giặc ngoại bang
bắt cả đàn bà, con gái, vợ con của dân chúng ra phục dịch mua vui cho chúng.
Nhân dân bắt đầu oán ghét Thạnh Bảo đã vì thù hận riêng tư, rước voi về giày mã tổ, cõng rắng cắn
gà nhà. Không còn tin cậy ở cả vua cũ lẫn vua mới, họ tự động đứng lên chống quân xâm lăng, để
bảo vệ xóm làng mồ mã. Quân của Tùng Sơn đần dần cảm thấy dân chúng địa phương tránh xa
mình, không còn tiếp rước phục dịch nữa, mà trái lại còn tổ chức khuấy phá hậu phương mình.
Tùng Sơn, một con cáo già, mượn cớ để bảo vệ quân lính mình, đi đến đâu đều đóng đồn bót, đặt
quan cai trị địa phương, truất bỏ nhóm hương lý cũ, đặt bọn hương lý mới là những tay sai ngoan
ngoãn của mình. Thực ra đường từ biên thùy về Kinh đô, đi chậm lắm cũng chỉ khoảng 10 ngày là
đến. Nhưng Tùng Sơn đâu có ý định đến Kinh đô gấp. Lão ta cố chần chờ để đặt cơ sở khắp nơi, và
đáng lẽ thẳng đường về Kinh đô thì hắn lại đi vòng quang về phía Nam, như cố bọc hậu Kinh thành
Nhục Chi.
Những tin tức ấy dồn dập được báo về cung. Thạnh Bảo vô cùng lo ngại bối rối, không biết phải đối
phó ra làm sao: đêm quân ra cản không cho quân Tùng Sơn tiến vào thì không đủ sức, mà để cho
quân Tùng Sơn xâm nhập mãi thì mất uy tín của mình, và cả ngai vàng nữa.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG IV
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
TƯỚNG HOÀNG CÁI GIẢI PHÓNG ÐẤT NƯỚC VÀ KHÔI PHỤC NGÔI VUA
Vì đã cầu cứu ngoại bang đem quân chiếm nước nhà, nên Thạnh Bảo mất hết chánh nghĩa.
Trái lại, Hoàng Cái dựa trên danh nghĩa chống ngoại xâm, bảo tồn xứ sở, khôi phục ngôi vua, đã tạo
cho mình mỗi ngày mỗi thêm uy thế trong nhân dân. Sau khi đã chiêu mộ thêm binh mã một mách
mau lẹ, vì sự nhiệt liệt hưởng ứng của toàn dân, Tướng Hoàng Cái làm lễ xuất phát về giải phóng
Kinh đô. Lợi dụng sự khinh suất của Tùng Sơn đem quân tiến sâu về phía Nam, Tướng Hoàng Cái
đã bất thần thúc quân ngang hàng hông đạo trung quân của địch, cắt đạo quân này làm đôi, tiền quân
và hậu quân không liên lạc được với nhau. Phần không thông thuộc đường sá, phần bị dân chúng nổi
dậy khuấy phá ở hậu phương, quân của Tùng Sơn mỗi ngày mỗi hao mòn. Lúc mới đầu, còn được
dân chúng tiếp tế, nhưng càng đi sâu vào đất địch, dân chúng địa phương càng xa lánh, sự tiếp tế
càng khó khăn, quân của Tùng Sơn dần dần mỏi mệt, thiếu thốn, và không còn giữ được kỷ luật như
trước nữa. Do đó, càng đánh càng thua, càng thua càng mất tinh thần, và càng mất tinh thần càng
thua nặng. Mười vạn tinh binh của Tùng Sơn bây giờ chỉ còn là một đạo quân ô hợp chưa đầy một
vạn, tiến thoái lưỡng nan.
Ðáng lẽ lợi dụng tình trạng suy yếu của quân Tùng Sơn, Thạnh Bảo có thể mua chuộc tội phản
nghịch của mình bằng cách tấn công vào quân của Tùng Sơn, giành lại chủ quyền của đất nước, nêu
cao danh nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang. Nhưng bị danh vọng, địa vị và quyền lợi
nhãn tiền làm mù quáng lương tri, Thạnh Bảo vẫn nuôi hy vọng: vua nước Quý Lâm với tài nguyên
dồi dào, tiềm lực chiến đấu hùng hậu, có thể đem thêm viện binh giúp mình đánh bại Hoàng Cái.
Thái độ hướng ngoại và thần phục ngoại bang ấy, làm cho dân chúng ghét bỏ Thạnh Bảo. Ngay tại
Kinh đô là nơi dân chúng tương được hưởng đôi chút ân huệ của nhà vua, Thạnh Bảo cũng không
tìm được sự ủng hộ, mà trái lại còn bị ngấm ngầm phản đối khi quân của Hoàng Cái còn ở xa, và cứ
mỗi ngày nghe tin của vị tướng này càng tiến về Kinh đô, thì dân chúng tại đây càng tỏ ra chống đối
công khai với chính quyền do Thạnh Bảo nắm giữ một cách độc tài.
Sau khi được tin Hoàng Cái đã giết được tướng Tùng Sơn và tiêu diệt hoàn toàn tàn quân của địch,
thì dân chúng ở Kinh đô nhất tề nổi dậy, bao vây hoàng cung, tước khí giới của lính phòng vệ hoàng
thành và giam lỏng Thạnh Bảo trong cung, mở cửa thành chờ đón Hoàng Cái phò vua Ðột Quyết trở
lại ngai vàng.
Như thế là sau 3 tháng xáo trộn trầm trọng vì sự dấy binh và cướp ngôi của Thạnh Bảo, trật tự lại
được vãn hồi trên toàn quốc và tại Kinh đô nước Nhục Chi.
Vua Ðột Quyết được Ðại tướng Hoàng Cái phò về hoàng cung. Dân chúng tại Kinh đô treo đèn kết
hoa và lập khải hoàn môn đón mừng sự trở về của vua. Ngài truyền mở hội khao mừng quân lính
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
trong suốt bảy ngày đêm. Hoàng Cái và những tướng tá có công đều được thăng hai cấp bực và trọng
thưởng ngọc ngà châu báu. Những người phản bội và theo ngoại bang, trong số đó có Thạnh Bảo đều
bị bắt giam để chờ ngày đền tội.
Hoàng Cái trở thành đệ nhất công thần và cột trụ chính của triều đình, được vua hoàn toàn tin cậy và
trọng nể. Ngài cho phép Hoàng Cái được đặc biệt ra vào hoàng cung lúc nào cũng được và có thể
trình bày ý kiến của mình trong mọi vấn đề.
Căn cứ trên đặc ân ấy, ngay sau ngày đăng quang của vua Ðột Quyết, Hoàng Cái đã vào hoàng cung
xin yết kiến vua để trình bày một việc mà Hoàng Cái cho là rất quan trọng đối với vận mệnh của
quốc gia.
Sau khi được vua chấp thuận, Hoàng Cái đã dâng một bức thư điều trần lên vua Ðột Quyết, trong ấy
vị Ðại thần này trách cứ vua đã để mất ngôi vì chỉ nghĩ đến chuyện săn bắn, ăn chơi, múa hát mà
không lo đến việc quốc kế dân sinh. Nếu từ đây về sau vua vẫn không thay đổi nếp sống cũ thì quốc
gia sẽ bị nguy khốn một lần nữa, và cái họa ngoại xâm chắc là không thể tránh khỏi.
Vua đã nén lòng tự ái và công nhận lời khuyên của Hoàng Cái là đúng. Ngài tự hứa từ nay về sau sẽ
chăm lo việc nước và dẹp tất cả những cuộc yến ẩm ca múa trong cung.
Sau khi triều đình đã được chỉnh đốn, vua mới truyền đem Thạnh Bảo ra xử. Thạnh Bảo bị ghép vào
tội phản loạn, thông đồng với ngoại bang để cướp ngai vàng và sẽ bị xử trảm tại pháp trường cát
dựng lên ở giữa Kinh đô.
Vào một buổi sáng sớm mùa thu, nhằm vào một phiên chợ tại Kinh đô, người ta được mục kích một
đám quan quân áp giải một tên tử tù ra pháp trường. Tên tử tù này không ai khác hơn là Thạnh Bảo.
Ðám rước đi từ trong hoàng thành ra, dẫn đầu là hai con voi trắng lớn, ở giữa là một vị võ quan
mang một tấm biểu lớn liệt kê sanh tánh và tội trạng của tử tội. Kế đó là hai hàng lính tráng mang
trống lớn và chiêng to, cùng các loại nhạc khí. Tiếp theo sau là chiếc cũi nhốt Thạnh Bảo, hai bên có
hai hàng lính, gươmg giáo sáng ngời đi hai bên.
Ðình thần và vua Ðột Quyết cũng được nghinh giá theo đám rước với đầy đủ cung cách và nghi vệ
của một vị Ðại vương.
Ðến pháp trưòng, Thạnh Bảo bị dẫn ra khỏi chiếc cũi và trói vào một cột trụ. Sau khi vua và đình
thần an vị xong trước pháp trường, dân chúng đã được sắp xếp có trật tự ở chung quanh. Ba hồi
chiêng trống nổi lên dõng dạc và oai nghiêm … Quan hình bộ thượng thư ra tuyên đọc tội trạng của
tử tội. Tất cả đình thần và dân chúng đều im lặng, lắng nghe những lời buộc tội nghiêm khắc của
quan thượng thư, và hồi hộp chờ phút giây vua ra lịnh hành quyết …
Ba hồi chuông trống đã chấm dứt từ lâu. Mọi người đều im lặng nhìn về phía vua Ðột Quyết. Gã đao
phủ mình trần trùng trục đưa cao ngọn đao sáng chói mặt trời, chờ lịnh hạ xuống đầu Thạnh Bảo.
Vua từ từ đứng lên, tiến tới trước mặt Thạnh Bảo, nhìn chàng một hồi rồi cất tiếng nói:
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Thạnh Bảo! Người có nhận tội phản nghịch của ngươi không? Ngươi có ân hận về những điều
ngươi đã làm không?
- Thạnh Bảo bình thản ngước nhìn vua trả lời:
- Thần đã thất bại trong mưu đồ của thần và thần cam chịu chết. Ðược là vua thua là giặc, đó là lẽ
thường. Thần không có gì phải ân hận. Nếu ngài thất bại, thì hôm nay, chỗ đứng của ngài là trước cột
trụ của pháp trường này, và chỗ ngồi của thần là cái ngai vàng, chính giữa đám triều thần kia.
Vua mỉm cười mai mỉa:
- Ta khen cho ngươi sắp chết mà vẫn còn cương trực. Trước khi lìa cõi đời, ngươi còn lời nói cuối
cùng gì nữa không?
Thạnh Bảongập ngừng một phút rồi nói:
- Thần chỉ ân hận có một điều ... và điều ấy có thể thay đổi cả cuộc diện hôm nay ...
- Ðiều gì?
Thạnh Bảongập ngừng nhìn quanh quan quân đứng chung quanh. Vua đoán biết ý định của Thạnh
Bảo, hỏi:
- Ngươi muốn nói riêng với trẫm chăng?
Thạnh Bảo gật đầu. Vua truyền cho quan quân lùi xa ra khỏi pháp trường và tiến sát đến gần Thạnh
Bảo:
- Bây giờ ngươi hãy nói cho ta nghe đi.
Thạnh Bảo thì thầm nói với vua ...
Vua như sực nhớ điều gì, đứng thẳng người dậy, vẻ mặt đăm chiêu, rồi gật đầu mấy cái, như vừa
khám phá ra một điều gì quan trọng.
Vua xoay lại, nhìn đình thần một phút, rồi truyền cho người đao phủ hạ đại đao xuống, và tạm thời
đình hoãn cuộc hành quyết.
Tất cả mọi người đều vô cùng kinh ngạc.
Ðại Tướng Hoàng Cái bực tức tiến tới trước vua Ðột Quyết, định chất vấn và ngăn cản lịnh của vua.
Nhưng vua đưa tay ra hiệu hãy im lặng và truyền quan quân ngự giá hồi cung. Ðoàn người chậm rãi
quay về trong một bầu không khí ngột ngạt và bực tức ...
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG V
BÀI HỌC NGÀN VÀNG ÐƯỢC GỢI LẠI
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
MỤC LỤC
LỜI NÓI ÐẦU
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II
CHƯƠNG III
CHƯƠNG IV
CHƯƠNG V
CHƯƠNG VI
CHƯƠNG VII
CHƯƠNG VIII
CHƯƠNG IX
CHƯƠNG X
CHƯƠNG XI
CHƯƠNG XII
CHƯƠNG XIII
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
LỜI NÓI ÐẦU
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyên đã có từ xưa, một câu chuyên vô cùng thâm thúy và bổ
ích cho thế đạo nhân tâm. Từ khi được biết bài học này, tôi đem áp dụng vào các công việc hàng
ngày, thấy được lợi ích chẳng nhỏ.
Từ lâu, tôi muốn đem bài học này viết ra thành sách, để cống hiến qúy Phật tử bốn phương (những
người chưa biết bài học này hay biết rồi mà chưa áp dụng) hầu mách bảo sự lợi lạc vô giá của nó.
Nhưng vì Phật sự đa đoan, bệnh duyên trở ngại này, ngày qua tháng lại, tôi chưa viết được.
Nhân ngày đầu xuân năm Ðinh Mùi (1967), tôi về quê thăm chùa xưa và tĩnh dưỡng, gặp đôi ba chú
Tiểu, lén chư Tăng mua la ve nhâm nhi ngày Tết, nhưng vì uống rượu không quen, nên mấy chú say
mèm, ói mửa ngổn ngang ... Sau khi họ tỉnh rượu, tôi gọi đến giảng dụ, đại ý như sau: "Mấy chú đã
thấy hậu quả của sự uống rượu chưa? - Một là phạm giới: một vị Tăng mà không giữ giới thì không
phải là Tăng nữa; Phật gọi là "Thốc cư sĩ " (Ông Cư sĩ đầu trọc), có hổ thẹn không? - Hai là say sưa
ói mửa, nằm lăn lóc ngổn ngang, đầu chú này đội đít chú kia, mất oai nghi tế hạnh; người thế gian
uống rượu say sưa còn bị mất nhân cách, huống chi là một Tu sĩ ! - Ba là huynh đệ cười chê, hàng
Cư sĩ khinh dể, cha mẹ và thấy tổ buồn phiền, - Bốn là mất tiền vô ích, nếu không may có thể trúng
gió chết nữa. Các chú phải chí thành đi Sám hối đi!" Cuối cùng tôi đem "BÀI HỌC NGÀN
VÀNG" này để làm kết luận: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó". Các
chú có nhớ chưa?Phải nhớ suốt đời nhé!"
Câu chuyện nhỏ trên đã thúc giục tôi phải viết ngay thành sách cái bài học qúy báu mà tôi đã hấp
thụ và áp dụng một cách có hiệu quả từ lâu. Dựa trên ý nghĩa sâu xa của cốt truyện và với sự cộng
tác của Ðạo hữu Võ Ðình Cường, chúng tôi đã biến chế, biên soạn ra thành một bộ truyện, gồm
nhiều tập nhỏ, lần lượt xuất bản để bạn đọc dễ nhớ, khỏi nhọc và có thì giờ suy gẫm rồi chẫm rãi áp
dụng trong đời sống của mình ...
Ước nguyện thiết tha của tôi trong khi biên soạn và phổ biến tập truyện này là cống hiến cho quý vị
độc giả một phương châm hành động thiết thực, lợi ích cho mọi từng lớp dân chúng, mọi lớp tuổi,
mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Trong khi viết xong tập nhất, gặp lúc Thân mẫu tôi vừa vãng sanh (10g30 ngày 19-8 năm Ðinh Mùi,
nhằm 22-9-1967).
Khi quý độc giả đem bộ sách này áp dụng vào công việc hàng ngày của mình, nếu có được điều lợi
ích gì, thì tôi nguyện hồi hướng công đức này cho Hương hồn của Thân mẫu tôi sớm được tiêu diêu
nơi cảnh Phật.
Viết tại chùa Phước Hậu
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Mùa thu năm Ðinh Mùi (1967)
Sa Môn THÍCH THIỆN HOA
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG I
ÔNG GIÀ BÁN BÀI HỌC NGÀN VÀNG
N gày xưa, xưa lắm, ở vùng Tân Cương thuộc Trung Á, có một nước nằm giữa biên giớì Trung và
Ấn Ðộ, gọi là Nhục Chi. Tuy là một tiểu quốc, nằm giữa hai đại cường quốc, nhưng Nhục Chi là một
nước có một nền văn hóa tiến bộ và một nền kinh tế phồn thịnh. Kinh đô Nhục Chi nằm trên sườn
núi lớn, cảnh trí rất đẹp, kiến trúc tân kỳ. Hoàng cung và đền đài nằm trên một vị trí cao nhất, rồi đến
bộ viện, dinh thự của các công hầu khanh tướng, phía dưới chân núi là nhà dân chúng và phố phường
buôn bán tấp nập quanh năm. Chính ở đây có một cái chợ lớn nhất. Cứ năm ngày lại có một phiên
chợ, dân chúng từ các vùng lân cận đem hàng hóa vật thực thổ sản đến đây đổi lấy những vật dụng
cần thiết. Hàng hóa không thiếu một thứ gì, từ ngũ cốc heo gà trâu bò đến hàng lụa, vải bô, quần áo;
từ cày bừa, cuốc xuổng cho đến vàng bạc phấn son; từ trà rượu thuốc men cho đến hương hoa bánh
trái ... người nào muốn cần thứ gì thì có thứ ấy. Ngoài ra còn có những khu dành riêng cho các cuộc
giải trí: ca hát, ăn chơi, cờ bạc, ruợu chè. Chính ở đây là nơi phức tạp nhất, tụ tập đủ hạng người: nào
Kinh, nào Thượng; nào giàu sang, nào nghèo đói, nào hảo hán giang hồ, nào lưu manh trộm cướp;
nào văn chương nho nhã, nào vũ phu côn đồ ...
Hôm nay cũng như mọi ngày phiên chợ khác, người mua kẻ bán đông đảo tấp nập chen chúc khắp
nơi. Nhưng đặc biệt là ở khu giải trí, thiên hạ vây quanh một ông già rao bán một bài học ngàn vàng
với giá là một ngàn lượng vàng.
Ông già vào khoảng 70 tuổi, đầu tóc bạc phơ, chít một cái khăn điều, râu trắng như cước, chảy dài
xuống quá ngực, da nhăn nhưng mắt trong xanh như con nít. Ông mặc một cái áo dài xanh lam, có
thêu chữ thọ lớn và một cái quần điều. Chân Ông mang giày thêu và tay chống một chiếc gậy có
chạm một đầu rồng. Trên đầu rồng có treo lủng lẳng một cái đãy bằng gấm màu tía, bề dài độ một
gang tay có thêu một con phượng ngậm hạt châu.
Ông lão đưa chiếc gậy lên cao cho mọi người thấy, vừa đi qua đi lại, vừa rao với giọng rất trong trẻo:
- Ai muốn giàu, ai muốn sang, ai muốn mua may bán đắt, hãy mua bài học vô giá này! Ai muốn văn
hay chữ tốt, ai muốn đỗ đạt làm quan, ai muốn trở thành công hầu khanh tướng, hãy mua bài học vô
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
giá này! Ai muốn chồng hòa vợ thuận, ai muốn gia đình êm ấm, ai muốn xóm làng kính yêu, hãy
mua bài học vô giá này! Ai muốn tu nhơn tích đức, ai muốn hưởng phước về sau, hãy mua bài học
vô giá này! Hãy mua mau đi! Mua mau đi kẻo tiếc về sau!
Một bà tò mò chen vào hỏi thử:
- Cụ bảo bài học vô giá thì còn biết bao nhiêu mà mua?
Ông lão trả lời:
- Bà thử trả xem, được giá thì tôi bán.
- Năm tiền nhé!
Ông lão cười phì:
- Năm tiền thì bà để mua kẹo, mua bánh cho con cháu bà ăn!
Bà lão vẫn cố nài:
- Thì Ông muốn bao nhiêu?
- Ðắt lắm, chắc bà không mua nổi đâu.
Ông lão vừa nói vừa quay đi chỗ khác, nhưng vẫn nghe được bà già rủa mình ở sau lưng:
- Ông lão khinh người quá xá! Bà mà không mua nổi, thì có quỷ sứ mới mua cho ông!
Một chàng thanh niên, ăn mặc xốc xếch, sặc mùi rưọu, chếnh choáng rẽ đám đông tiến vào vòng
trong. Anh ta gọi giật ngược Ông lão:
- Ê, Ông già! Ông bán gì đó?
- Bài học vô giá, muốn làm gì thì được nấy!
- Chà, bài học hay quá ta! Sao Ông không dùng cho Ông đi?
- Lão đã dùng cho lão rồi, và dùng rất có hiệu quả.
Anh chàng say rượu cười sặc sụa trước khi nói:
- Ông đã dùng cho Ông rồi à? Sao Ông vẫn nghèo?
- Vì lão không muốn giàu!
- Sao Ông không thi đỗ làm quan?
- Vì lão không muốn thi đỗ làm quan!
- Sao Ông không có gia đình con cái hòa thuận để Ông nhờ?
- Vì lão không muốn lập gia đình!
Anh chàng say rượu cáu tiết, chồm tới hỏi:
- Cái gì Ông cũng không muốn! Ông không muốn cái gì cả thật sao?
- Lão chỉ muốn một chuyện.
- Muốn gì?
Ông già nhìn quanh, chậm rãi trả lời:
- Lão muốn bán bài học vô giá này cho người đời dùng. Lão sanh ra đời chỉ để làm công việc này
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
thôi.
Anh chàng thanh niên bực tức trả lời:
- Thế thì Ông già điên rồi! Ai mà thèm mua bài học của Ông làm gì. Người ta mua lúa, mua gạo,
mua ruộng, mua vườn, mua nhà, mua cửa, chứ ai mua bài học vô giá của Ông làm gì? Không bài học
của Ông thì thiên hạ cũng ăn uống no say, vui chơi phè phỡn, tạo nhà tạo cửa, giàu sang sung sướng
cả đó kìa, Ông già thấy không?
Ông già vừa xoay qua phía khác vừa trả lời:
- Nhưng nếu có bài học của lão thì thiên hạ càng giàu sang hạnh phúc hơn! Mua đi, mua đi kẻo tiếc!
Bỗng có tiếng oang oang từ ngoài vọng vào:
- Có ta đây! Ðể đó ta mua cho!
Một anh chàng lực sĩ, vai u thịt bắp, xô đẩy đám đông tiến vào. Anh ta mặc một cái áo cụt đen,
không gài nút, để hở ngực hở bụng, một cái quần đen, hai ống bó túm ở phía dưới. Ngay hông có
mang một đoản đao, giắt vào thắt lưng màu đỏ. Anh ta đứng chống nạnh hai tay vào hai bên hông,
hất hàm hỏi Ông lão:
- Biết ta là ai không?
- Biết làm gì?
Anh chàng lực sĩ cười gằn:
- Nhu vậy thì lão ngu thật! Lão vào buôn bán ở chợ này mà không cần biết đến ta, vậy thì đời lão tàn
rồi. Chợ này là giang sơn của ta. Ta muốn cho ai buôn bán ở đây thì cho, bằng không thì phải lo mà
chuồn đi; nếu lôi thôi thì ta sẽ đánh bỏ mạng.
Ông lão vẫn điềm nhiên hỏi:
- Anh là Quản thị hả? Hay là chàng thâu thuế?
Chàng lực sĩ cười mũi:
- Các thứ đó mà kể làm gì? Ta ... Ta là ... đệ nhất anh chị ở cái chợ phiên này.
Ông lão phì cười, tỏ vẻ khinh bỉ:
- Tưởng là gì! Ông Thiền Thừ mười tám mắt lão còn chưa sợ, nữa là ... đệ nhất anh chị ở đây!
Anh chàng lực sĩ mặt đỏ hầm hầm, nạt:
- Lão già đừng hổn mà ăn năn không kịp!
Nói vừa dứt lời, anh ta nhảy song phi đá vào mặt Ông lão. Nhưng Ông lão đưa gậy ra đỡ nghe một
tiếng "rắc", và anh chàng lực sĩ té nhào vào đám đông. Ðám khán giả reo hò tán thưởng, vì không
ngờ Ông lão võ nghệ lại cao cường đến đỗi hạ một cách dễ dàng anh chàng lực sĩ quán quân ở cái
chợ Kinh đô này như vậy! Chàng lực sĩ bị hạ bất ngờ, vừa xấu hổ vừa đau đớn, hùm hổ đứng đậy rút
đoản đao ỏ lưng quần ra, sấn tới phía ông lão, hăm dọa:
- Thằng già này to gan thật, dám chọc giận ta nhé! Ta cho một đao mà đi đầu thai kiếp khác đây!
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Chàng ta lia một nhát dao như một làn chớp ngang đầu Ông lão. Ông lão lách đầu né kịp và thuận đà
tống một đạp vào bụng anh chàng lực sĩ nghe một tiếng "ực". Anh chàng té ngửa, chổng hai chân lên
trời. Ông lão lẹ làng nhảy tới, chống chiếc gây lên bụng anh ta. Tiếng reo hò tán thưởng reo dậy
chung quanh. Nhiều thanh niên, ông lão, bà lão, con nít định xông vào đấm đá anh chàng lực sĩ kia
để trả thù sự áp bức từ lâu của anh ta trong chợ này. Nhưng Ông lão bảo mọi người dang cả ra và cúi
xuống nói với anh chàng lực sĩ đang nằm thẳng cẳng dưới chiếc gậy của Ông lão:
- Con ạ! Ðừng thấy lão già mà quen thói hiếp đáp nữa nhé! Trước khi đem "Bài học ngàn vàng" đi
bán, lão cũng đã tập dượt võ bị để phòng thân chứ! Lão đâu có khờ khạo dẫn xác đến đây để cho con
hiếp đáp. Thôi xin lỗi đi, lão tha cho.
Anh chàng lực sĩ miệng không ngớt chửi bới Ông lão, và cố vùng vẫy để đứng dậy được. Ông già
bảo:
- Lão đếm ba tiếng mà không chịu xin lỗi thì lão ấn cái gậy này xuống, người con sẽ dẹp lép như con
thằn lẳn bị kẹt trong cánh cửa con ạ! Này, Một ...
Anh chàng lực sĩ cảm nghe trên bụng mình như có một quả tạ trăm cân đè xuống, đè xuống ...
Ông lão đếm tiếp: - Hai.
Chàng lực sĩ lại cảm thấy nặng thêm như cả một phiến đá to tướng, nặng ngàn cân đè lên người
mình. Chàng kinh hoàng kêu lên:
- Lạy ngài, tha cho con! Con xin chịu lỗi với ngài, từ nay con không dám hổn nữa.
Ông lão nâng chiếc gậy lên. Chàng lực sĩ bỗng nghe cả thân mình nhẹ nhõm, lâng lâng. Anh ta đứng
dậy lạy tạ Ông lão hai lạy, rồi xấu hổ chuồn mất.
Bỗng từ xa có tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng quyển dìu dặt khoan thai vọng lại. Mọi
người ngước nhìn rồi bảo nhau: "Hoàng thượng đi săn trở về! Lui ra, lui ra cho đoàn ngự giá đi qua".
Mọi người kính cẩn đứng nép ra hai bên. Ðoàn ngự giá từ từ tiến đến. Ði đầu là một vị Tướng oai
phong lẫm liệt, ngồi trên mình ngựa bạch, tay cầm một cái bảng vàng có 4 chữ: "Ðột Quyết đại
vương". Theo sau vị tướng có hai hàng vệ sĩ mang giáo mác, cung tên. Tiếp theo là một đoàn nữ
nhạc sĩ ca nhi, vừa đi vừa múa hát, hòa nhạc, rất vui tai đẹp mắt. Rồi đến xa giá của vua, chạm trổ
long phụng, bốn phía rèm buông trướng rũ. Sau xa giá là một đoàn lực sĩ, cứ hai người khiêng một
con thú rừng vừa săn được ... Dân chúng vừa kính cẩn, vừa sợ sệt, ngây ngất đứng nhìn ở hai bên
đường. Nhưng Ông lão vẫn thản nhiên đứng nguyên chỗ cũ, vừa đưa cao chiếc gậy có treo chiếc đãy
gấm, vừa rao:
- Bài học ngàn vàng! Bài học ngàn vàng! Mua mau kẻo hết!
Ðoàn vệ sĩ ra hiệu bảo Ông lão tránh ra bên đường để đoàn ngựa giá vua đi qua. Nhưng Ông lão có
vẻ không lưu ý, càng rao to:
- Bài học ngàn vàng! Bài học ngàn vàng! Dịp may hiếm có, dịp may hiếm có!
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Vị tướng đi đầu đưa cao tấm bảng, ra hiệu lịnh cho đoàn vệ sĩ vây bắt Ông lão, dẫn tới trước ngựa
mình. Vị tướng dõng dạc hỏi:
- Lão là người ở đâu? Có biết luật lệ quốc gia không?
- Lão sống vô gia cư, chết vô địa táng. Lão đi đây đó để bán bài học vô giá mà chưa gặp kẻ thức giả
biết giá trị của nó, nên chưa toại nguyện. Lão mỗi ngày mỗi già, đâm ra sốt ruột, sợ mình chết đi mà
bài học vẫn chưa bán được. Hôm nay xa giá đi qua, lão nghĩ rằng đây là một dịp quý, may ra có
người mua được, nên lão quên cả lễ nghi, xin thượng quan miễn chấp.
Vị tưóng tò mò hỏi:
- Ðâu, bài học gì đưa xem!
Ông lão đưa cao chiếc gậy trước đầu ngựa, chỉ vào chiếc đãy:
- Nó nằm ở trong chiếc đãy gấm này!
Vị tướng với tay định lấy chiếc đãy, nhưng Ông lão lanh lẹ rút chiếc gậy về, cười nói:
- Ðâu có được dễ dàng như vậy! Ngài muốn mua thì phải trả giá cả xong xuôi đã chứ!
- Bao nhiêu?
- Thưa, một ngàn lượng vàng!
Vị tướng bỗng phát lên cười:
- Lão có điên không? Suốt đời ta làm tướng, đánh Ðông dẹp Bắc, thí mạng sống để phò vua giúp
nước, mà chưa bao giờ có được một trăm lượng vàng. Nay lão bán chiếc đãy to bằng bàn tay, không
biết đựng gì ở trong mà đòi đến một ngàn lượng vàng, thì thật là điên khùng. Thôi lão hãy xê ra cho
đoàn ngự giá đi. Ta không đùa nữa đâu!
Vua Ðột Quytế đang ngồi trong long xa không hiểu vì sao đoàn ngự giá dừng lại hơi lâu, vén rèm
nhìn hỏi quan cận vệ:
- Có chuyện gì mà phải dừng lâu vậy?
- Tâu Hoàng Thượng, có một Ông lão đang rao bán một bài học mà Ông bảo là quý giá lắm.
Vua mỉm cười, truyền lịnh gọi Ông lão đến trước long xa của mình. Vua tự bảo đây là một cơ hội để
mình giải trí. Cuộc đời bằng phẳng, ngày nào cũng yến ẩm tiệc tùng, ca hát, săn bắn, xử kiện đã làm
cho Ngài chán ngấy lắm rồi. Cuộc đời đối với Ngài không còn có gì là mới lạ để mà nhìn ngắm,
không còn có gì là cao siêu, kỳ bí để mà tìm tòi, học hỏi nữa cả. Thế mà nay lại có một Ông lão bảo
rằng mình có một bài học quý giá đem đi rao bán cả cho vua nữa. Ngài có một cảm giác thích thú
như khi đi săn gặp một con mồi hung hăng, quyết liệt đương đầu với mình.
Ông lão đến trước long xa, rạp mình vái lạy vua, rồi cúi đầu đợi lịnh. Vua Ðột Quyết lặng lẽ ngắm
nhìn Ông lão, cảm thấy có một vẻ gì tiên phong đạo cốt tỏa ra từ người Ông lão. Hồi lâu vua cất
tiếng hỏi:
- Trẫm nghe nói Ông lão có bài học gì hay lắm phải không?
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Tâu Hoàng Thượng, bảo rằng hay thì chưa đúng lắm; phải nói đây là bài học quý báu nhất đời.
Vua mỉm cười, có vẻ mỉa mai:
- Ông lão có chủ quan không? Nhưng trẩm cũng miễn chấp cho lão, vì thường tình ai bán món hàng
gì cũng cho rằng món hàng của mình là nhất.
- Tâu Hoàng Thượng! Suốt đời lão chưa hề biết nói ngoa. Lão chỉ tiếc là không có một ngôn ngữ nào
có thể diễn tả cho đúng cái giá trị cao cả của bài học này, nên tạm dùng danh từ là bài học vô giá.
Vua cười dễ dãi:
- Thôi thì ta cũng chấp nhận là vô giá đi! Nhưng đã là vô giá thì ta biết trả cho lão bao nhiêu?
- Tâu Hoàng Thượng, lão chỉ lấy giá tượng trưng là một ngàn lượng vàng thôi.
Có nhiều tiếng cười bật lên trong đám cận thần, tướng tá vây quanh Ông lão. Vua cố làm vẻ nghiêm
trang, nhưng cũng không thể nhịn cười. Vạt áo cẩm bào trước bụng ngài rung chuyển một hồi, trước
khi ngài cất tiếng phán bảo:
- Giá tượng trưng mà đến 1000 lượng vàng, còn nếu thật giá thì chắc trẫm phải bán cả giang sơn của
trẫm cũng chưa đủ để trả cho lão.
Ông lão trả lời nhà vua một cách tỉnh khô:
- Tâu Hoàng Thượng! Thật quả đúng như vậy. Và lão tưởng như thế vẫn không phải là đắt; vì vói bài
học này, Hoàng Thượng có thể gây dựng thêm mười giang sơn như thế này cũng được.
Bây giờ không còn ai cười nữa. Câu nói của Ông lão làm cho mọi người, từ vua đến quan chú ý, vì
họ cảm thấy có một vẻ gì nghiêm trang chân thật trong lời nói của Ông lão.
Vua bỗng xoay câu chuyện qua một hướng khác:
- Lão có gia đình, vợ con gì không?
- Tâu Hoàng Thượng, lão tứ cố vô thân từ ngày sanh ra đời cho đến giờ.
Vẻ mặt vua trở nên rạng rỡ. Ngài nói mau:
- Vậy thì lão lấy 1000 lượng vàng dùng vào việc gì, để lại cho ai, nhất là những ngày cuối cùng của
lão cũng không còn bao nhiêu nữa? Trẫm sợ lão lấy vàng mà không giữ được, lại còn mang họa vào
thân nữa.
Ông lão cười một cách lém lỉnh:
- Lão xin đội ơn Hoàng Thượng đã lo nghĩ giùm cho lão. Nhưng lão đã có cách sử dụng số vàng bán
được, xin Hoàng Thượng đừng lo.
Vua lại hỏi sang một vấn đề khác:
- Lão đối với trẫm như thế nào? Có đặc biệt hơn đối với những người khác không?
- Tâu, lão đặt Hoàng Thượng lên ngôi cao quý nhất, và bởi thế cho nên hôm nay lão mới đến chợ
này, đợi Hoàng Thượng đi săn về để bán bài học, vì lão nghĩ, ngoài Hoàng Thượng ra chắc không ai
mua nổi; vả lại không ai sử dụng bài học này một cách lợi ích lớn lao bằng Hoàng Thượng, nếu thật
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
tình Hoàng Thượng muốn dùng đến nó.
- Lão đã biết nghĩ như vậy, sao lão còn muốn đòi cho được 1000 lượng vàng của trẫm?
- Tâu Hoàng Thượng, lão có thể dâng không, hay lấy vài lượng vàng của Hoàng Thượng cũng được,
bởi thật tình lão cũng không cần đến số vàng nhiều như vậy, nhưng lão nghĩ rằng: những vật đem
tặng hay bán rẻ thường bị xem thường xem khinh. Tục ngữ có câu "của rẻ, của hôi" Cho nên lão nhất
quyết phải bán đúng giá 1000 lượng vàng, thì Hoàng Thượng mới quý bài học của lão.
Vua công nhận lời Ông lão nói là chí lý, nhưng vẫn tiếc số vàng phải bỏ ra. Vả lại Ngài cũng sợ đình
thần cho mình quá giàu, và tiêu pha một cách quá xa xí. Ngài nói:
- Trẫm bằng lòng trả bài học 1000 lượng vàng, nhưng bây giờ trẫm trả trước 500 lượng, còn 500
lượng nếu trẫm thấy bài học hay và đem áp dụng có hiệu quả, thì trẫm sẽ trả nốt.
Ông lão có vẻ bực mình nói:
- Như vậy là Hoàng Thượng không dốc lòng mua. Thôi xin cho lão đi nơi khác để bán kẻo trưa lắm
rồi.
Ông lão vái chào rồi rẽ đám quan quân, chống gậy rảo bước đi. Tánh háo kỳ của vua Ðột Quyết bị
kích thích tột độ, nhất là trước cái hành tung và cốt cách lạ lùng của Ông lão. Vua truyền gọi Ông lão
trở lại. Ngài nói có vẻ quở trách:
- Người thật ngạo mạn. Người đối với trẫm không có chút kính trọng nào cả. Giá cả chưa xong sao
người lại bỏ đi như thế?
- Tâu Hoàng Thượng, xin Hoàng Thượng thứ cho lão. Nhưng lão thiết nghĩ, nếu ở địa vị của Hoàng
Thượng, Hoàng Thượng xem 1000 vàng là trọng hơn bài học của lão, thì ở địa vị của lão, lão cũng
thấy tiếc bài học của lão.
Vua nói hòa giải:
- Thôi thì ta bằng lòng trả cho Ông lão 1000 lượng vàng đó. Hãy đưa bài học ta xem.
Ông lão mỉm cười, như để xin lỗi:
- Tâu Hoàng Thượng lượng thứ cho! Tục ngữ có câu: "Tiền trao cháo múc". Lão sẽ dâng bài học cho
Hoàng Thượng, sau khi nhận đủ 1000 lượng vàng.
- Ông lão thật khó chịu! Người không tin trẫm sao?
- Trước khi trả lời, xin Hoàng Thượng cho lão hỏi lại: Hoàng Thượng có tin lão không?
Vua do dự trước khi trả lời:
- Thật tình ta hơi nghi ngờ về giá trị của bài học mà người ca tụng.
- Hoàng Thượng không tin được lão, thì lão xin lỗi, làm sao lão tin được Hoàng Thượng? Thường
thường dân tin lời nói của vua, nhưng vua lại không làm theo lời nói của mình, nên việc quốc gia
thường đỗ vỡ. Lão nghĩ rằng: giữa vua và dân phải có sự công bằng, hoặc hai bên đều tin cậy nhau.
Nếu bên này không tin bên kia, thì đừng bắt bên kia phải tin lại. Và nếu hai bên không tin nhau thì
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
tốt hơn hết là làm theo khẩu hiệu "Tiền trao cháo múc".
Vua gượng cười, phán bảo:
- Thôi thì ta cũng làm theo ý của người.
Ngài xoay qua phía quan giữ kho bảo phải đem đến gấp 1000 lượng vàng. Quan giữ kho phi ngựa về
cung, rồi chẳng mấy chốc trở lại với một tiểu đội binh mã gồm mười người, mỗi người mang một cái
đãy đựng 100 lượng vàng y. Vua truyền đếm vàng giao cả cho Ông lão.
Ông ta trút hết tất cả 10 bao vàng vào một cái bao lớn. Mọi người tò mò chờ xem Ông lão làm thế
nào để mang số vàng về nhà. Vua nghĩ thầm thế nào Ông lão cũng khó toàn tánh mạng với số vàng
lớn lao kia. Ngài tỏ vẻ thương hại, hỏi Ông:
- Người có cần ta cho mượn mười lính thị vệ mang vàng về nhà cho người không?
- Xin đội ơn Hoàng Thượng, lão chẳng cần ai giúp đỡ! Lão đã có học được đôi chút võ nghệ từ hồi
còn nhỏ, nên có thể mang nặng hàng trăm cân. Bây giờ xin kính dâng bài học lên Hoàng Thượng ngự
lãm. Lão chỉ xin thưa một lời cuối cùng trước khi ra về và xin Hoàng Thượng nhớ cho là: "Bài học
nào cũng vậy, có áp dụng mới biết hay hoặc dở".
Ông lão nói xong, lấy cái đãy ở đầu chiếc gậy dâng lên vua Ðột Quyết, rồi cúi xuống quảy bao vàng
lên vai, chống gậy đi thoăn thoắt. Toàn thể đoàn xa giá vô cùng ngạc nhiên về sức mạnh phi thường
của Ông lão. Họ bảo nhau có lẽ Ông già này là một dị nhân, có người cho ông ta có tà thuật. Vua
nắm cái đãy trong tay nhưng mãi nhìn theo hành tung của Ông lão, nên chưa kịp lấy bài học ra xem.
Bấy giờ sực nhớ lại, ngài mới vội vã ngắm nghía, quan sát cái đãy gấm. Tất cả quan quân đều quay
lại hướng nhìn nhà vua, hồi hộp chờ đợi cái phút vua mở bài học trong đãy gấm ra xem. Nhà vua
cũng đâm lo lắng, và hồi hộp hơn tất cả mọi người. Ba lần ngài định mở sợi dây thắt miệng đãy, rồi
lại dừng tay. Cuối cùng ngài giở tráp vàng để bên cạnh mình, bỏ cái đãy gấm vào, đậy lại cẩn thận và
phán bảo:
- "Một bài học ngàn vàng" không thể mở ra đọc ở dọc đường dọc xá được.
Và ngài truyền lịnh cho đoàn ngự giá tiếp tục lên đường về cung. Mọi người đều tiu nghỉu thất vọng
vì không được chứng kiến đoạn kết thúc của một câu chuyện mở đầu rất hào hứng, tân kỳ. Thực ra
thì vua cũng rất sốt ruột muốn xem ngay bài học nói gì, nhưng càng bình tâm nghĩ lại, ngài cũng sợ
mắc lừa Ông lão. Ngài không muốn giở ra xem trước mặt đình thần, vì nếu bị lừa thì thật là xấu hổ,
còn gì là thể thống của một đấng quân vương ngồi trên thiên hạ? Cho nên ngài định về cung, đợi đến
đêm khuya mở ra xem một mình, nếu có bị lừa cũng không ai hay biết. Trên đường về cung, ngài cứ
băn khoăn, tự trách mình sao quá dễ dãi, mua một bài học đắt giá như vậy mà quên hỏi tung tích Ông
già, quên cho người đi theo dò la hành động của Ông, và nhất là không truyền lịnh đem Ông già về
cung để đợi xem xong bài học ra thế nào, rồi sẽ thả ra sau.
Vua tự bảo lần sau mình phải thận trọng hơn nữa mới được. Và ngài tự an ủi:
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Dù sao thì lão già ấy cũng không thể thoát khỏi tay ta. Nếu lão dám lừa phỉnh cả ta, thì lão sẽ mất
đầu.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG II
PHẢN ỨNG CỦA VUA KHI MỞ BÀI HỌC RA XEM
Hôm nay trong cung điện vua Ðột Quyết không có yếm ẩm, ca nhạc như các đêm khác. Sau mấy
ngày đi săn bắn mệt nhọc, vua truyền lệnh cho các quan thị vệ, cận thần và cung nữ được nghĩ ngơi
cho lại sức. Riêng ngài cũng cần được yên tĩnh để xem "Bài học ngàn vàng" vừa mua được. Thâm ý
của ngài là không muốn cho ai khác được xem bài học, lý do thứ nhất là một vật qúy báu như vậy
không nên để cho một ai hay biết; lý do thứ hai, là nếu bị lừa phỉnh, thì lại càng không nên để tiết lộ
ra ngoài.
Cho nên hôm nay, ngài đi nghỉ sớm. Ðến 3 giờ sáng, ngài lặng lẽ thức dậy, đóng kín các cửa phòng,
mở tráp vàng lấy cái đãy đựng bài học ra. Ngài mở dây gút trên miệng đãy, hồi hộp rút bài học đựng
trong một cái phong bì dán kín. Ngài rất cẩn thận xé phong bì, rút ra một tờ giấy màu vàng tươi. Trên
trang giấy chỉ vỏn vẹn có một câu, viết với một nét chữ rất đẹp như rồng bay phượng múa: "Phàm
làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó".
Vua bật ngửa người, ném mạnh trang giấy xuống bàn. Sự tức giận của ngài lên cực độ, làm cho
người nghẹt thở. Nếu không sợ quan thái giám và cung phi mỹ nữ biết được, thì ngài đã đập đổ tất cả
bình vàng chén ngọc để trước mặt ngài trên chiếc án chân quỳ nạm ngọc. Ngài càng nghĩ càng căm
giận lão già. Không ngờ hắn lại đám phỉnh gạt cả vua. Bài học như vậy mà nó dám bảo là vô giá, đòi
cho được 1000 lượng vàng, mà lại còn làm ra vẻ không cần. Nó thật quá ngạo mạn, dám cho đó là
một bài học, trong khi chỉ là một câu nói tầm thường, chỉ để khuyên bọn trẻ con. Ta là một ông vua,
trị vì thiên hạ, quyền uy cái thế, đâu có cần một bài học như vậy. Ta muốn làm gì thì ta làm, ta ban
sự sống, ta truyền lệnh chết. Ta là thiên tử, ta muốn là trời muốn. Ta hô một tiếng là có thể dời sông,
lấp biển. Ta đâu cần nghĩ đến hậu quả làm gì? Ta muốn hậu quả như thế nào, thì hậu quả phải như
thế ấy!
Nhà vua định xé tờ giấy của Ông già viết ra làm muôn mảnh và vứt vào ống phóng cho mất tang tích.
Nhưng ngài dừng tay lại vì chợt nghĩ rằng: nên để nó lại chờ ngày bắt được lão già sẽ trả lại cho lão,
đòi 1000 lượng vàng lại trước khi hành quyết. Cần có đủ bằng cớ, tang tích để lão già mồm mép kia
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
không thể chối cãi được. Vua dằn sự tức giận, xếp tờ giấy bỏ vào chiếc đãy gấm và buộc giây lại như
cũ. Ngài bỏ vào tráp vàng để ở trên án thư. Nhưng một lát sau, nghĩ thế nào không biết, ngài lấy
chiếc tráp, đem bỏ vào tủ bằng cẩm thạch dùng để đựng các thứ thất bảo quý nhất và khóa lại cẩn
thận. Không phải ngài liệt cái bài học của Ông già vào hàng quốc bảo, nhưng chỉ vì ngài sợ để ra
ngoài, có người xem trộm được, sẽ chê ngài khờ dại, đã để cho một ông già phỉnh gạt, và tin ấy sẽ
đồn đãi ra, sẽ làm ngài mất uy tín, khó trị vì thiên hạ.
Công việc đầu tiên ngài phải làm là truyền lệnh tìm bắt cho được Ông già. Nhưng đây là một việc
mật, cần phải giao phó cho người thân tín thi hành. Vua định kế hoạch xong xuôi đâu đó, thì trống
canh trên hoàng thành đã thúc tan canh. Ngài đánh một giấc cho đến chiều tối. Không ai dám thức
ngài dậy, vì ai cũng nghĩ rằng bài học chắc phải cao siêu lắm nên làm cho ngài mỏi mệt, không thể
dậy sớm được.
Sau khi thức dậy, Ngài truyền lệnh cho quan thái giám mở tiệc khoảng đãi đình thần vào tối hôm ấy,
lấy lý do là để mừng Hoàng Thượng vừa có hồng phúc mua được bài học quý giá.
Vì đã quen tổ chức tiệc tùng yến ẩm, cho nên trong vài giờ sau, quan Thái Giám đã bày biện xong
một đại tiệc trên năm trăm thượng khác tại ngự uyển. Văn võ bá quan trong triều không ai thiếu mặt,
vì được vua ban đại yến là một vinh dự không thể bỏ qua; hơn nữa mọi người đều nóng lòng muốn
biết bài học vô giá mà vua vừa mua được, nó quý giá cao siêu như thế nào.
Diện mạo của vua hôm nay không khác mọi ngày. Ngài vẫn vui vẻ nói cười, nhưng nếu ai để ý nhìn
kỹ thì thấy ngài uống rượu nhiều hơn mọi hôm trước. Cuối bữa yến, ngài tuyên bố rất hài lòng về bài
học của Ông già, và có thể xem như là một quốc bảo. Có quan Ðại thần đánh bạo đứng dậy tâu vua
có thể nói cho biết nội dung và tánh cách bài học như thế nào không. Vua cười gượng gạo bảo rằng
bài học có tánh cách cơ mật, không thể nói ra cho tất cả triều thần biết được. Tuy thế, ngài hứa sẽ tùy
theo địa vị của các đình thần và tùy theo hoàn cảnh mà tiết lộ cho một số các thượng quan biết.
Câu chuyện bài học không còn ai buồn nhắc nhở nữa, khi đoàn vũ nữ đẹp tuyệt trần với những xiêm
y rực rỡ kéo nhau ra sân khấu. Nhưng chính trong lúc mọi người đang say mê xem múa nhảy thì vua
cho gọi quan Ðề Ðốc vào hậu cung để ngài dạy bảo.
Quan Ðề Ðốc Thanh Phong là một vị võ tướng thân tín của ngài, thường thường những việc mật vua
đều giao phó cho vị quan này thi hành. Vua tỏ thật ra cho vị Ðề Ðốc biết chuyện mình bị gạt và
truyền cho vị này phải tìm bắt cho được Ông già đã bán bài học. Quan Ðề Ðốc xin hứa trong một
tuần sẽ đem nạp Ông già trước bệ rồng. Là một con người nhiều mưu chước, quan Ðề Ðốc đề nghị
với nhà vua là tuyên bố cho mọi người biết rằng bài học rất quý báu, nên vua muốn trọng thưởng
thêm vàng bạc cho Ông già, nhưng không biết Ông ở đâu. Vậy nếu ai tìm được chỗ ở của Ông già và
báo tin cho ông biết cũng sẽ được trọng thưởng.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Và sau khi cuộc yến ẩm, ca vũ, chấm dứt, mọi người ai ai cũng hy vọng đi tìm kiếm Ông già để lãnh
thưởng.
Từ hôm ấy, ngày nào vua Ðột Quyết cũng trông ngóng tin tức về Ông già; nhưng biệt vô âm tín. Gần
đến kỳ hạn một tuần vua càng sốt ruột. Vua sợ để lâu, Ông già sẽ trốn ra khỏi nước, sang nước Quý
Lâm, là một lân bang thù nghịch và phao tin đồn vua bị gạt, thì thật là làm trò cười cho thiên hạ.
Nhưng nếu vua sốt ruột một phần, thì quan Ðề Ðốc Thanh Phong lại sốt ruột mười phần. Quan sẽ
mất uy tín biết bao đối với sự tin cậy của vua, khi không tìm ra được Ông già. Một ông già lọm
khọm, tứ cố vô thân, mang theo một bao vàng nặng trĩu như vậy, mà có thể trốn thoát ra khỏi nước
một cách dễ dàng, thì làm sao nói chuyện giữ an ninh trật tự cho trăm họ và giữ yên bờ cõi chống
xâm lăng? Quan huy động tất cả lính tráng dưới quyền mình đi lục soát từng nhà một trong đêm
khuya, và ban ngày chận đón tất cả các ông già để khám xét. Ngoài ra quan còn sai bọn mât thám rất
đông đảo dưới tay mình giả làm người đi mua heo, đi bán chiếu, người lỡ đường đi ăn xin, ngủ trọ để
dò xét. Tất cả quán xá ở các ngã tư, ngã bài học đường cái đều có người của quan Ðề Ðốc dòm ngó.
Nhưng Ông già vẫn biệt vô âm tín!
Kỳ hạn một tuần đã hết, quan Ðề Ðốc với vẻ người tiều tụy, trông già đi đến 10 tuổi, vì sự lo nghĩ và
mất ăn bỏ ngủ, khúm núm vào quỳ trước long sàng để chịu tội về sự bất lực của mình.
Bao nhiêu sự giận dữ của vua đối với Ông già đều trút lên đầu lên cổ quan Ðề Ðốc. Người ta có cảm
tưởng lưng quan Ðề Ðốc mỗi lúc mỗi còng thêm xuống vì những danh từ nặng nề mà quan phải gánh
chịu thay cho Ông già. Ông già khi vác bao vàng 1000 lượng đâu có vẻ nhạc nhằn như vậy.
Nhưng có một lúc, như con ngựa chở quá nặng, bất kham đâm liều, đã trút đổ tất cả đồ vật mang trên
lưng, quan Ðề Ðốc dứng thẳng dậy, nói thẳng ý mình:
- Tâu Hoàng Thượng, thần không xứng đáng nhận lãnh tất cả các lời quở trách nặng nề của Hoàng
Thượng. Từ trước đến nay Hoàng Thượng đã tin dùng thần, thì chắc Hoàng Thượng cũng đã xét đến
lòng tận trung của thần như thế nào rồi. Nhưng trong vụ Ông già này, thần xin thú thật, thần chịu bất
lực. Ông già đã phỉnh gạt cả Hoàng Thượng thì chắc cũng không phải tay vừa ...
Vua nghe câu nói cuối cùng của quan Ðề Ðốc giận đến xám mặt. Ngài hất đổ tất cả đồ đạc để trên án
thư, vùng đứng đậy, nạt:
- Ngươi nói gì? Trẫm bị phỉnh gạt hả? Ngươi đã nhục mạ trẫm. Tội khi quân của ngươi đáng chém
đầu!
Nói xong, vua truyền quan Thái Giám đem bỏ quan Ðề Ðốc vào ngục thất để chờ ngày ra pháp
trường vì tội khi quân.
Thật ra câu nói của quan Ðề Ðốc không đến nỗi phải bị kết vào trọng tội như vậy. Nhưng nhà vua
muốn trừ quan Ðề Ðốc để dập tắt luôn vụ mình bị lừa phỉnh, không cho nó lan ra ngoài; vì ngoài
quan Ðề Ðốc, ra chưa có một ai rõ biết về sự thật của bài học ngàn vàng kia.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Khuya hôm ấy, quan Ðề Ðốc bị xử uống thuộc độc chết ở trong ngục thất.
Ba ngày sau, tin đồn ra cho biết rằng quan Ðề Ðốc đã bị xử tử vì tội âm mưu giết vua để chiếm ngôi.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG III
SỰ TRẢ THÙ CỦA THẠNH BẢO, CON QUAN ÐỀ ÐỐC
Tin đồn quan Ðề Ðốc bị xử tử mấy hôm sau lan đến biên thùy giữa hai nước Nhục Chi và Quý Lâm.
Tướng giữ biên cương là Thạnh Bảo, con trai đầu của quan Ðề Ðốc, một viên tướng trẻ tuổi nhưng
tài cao, được vua tin cậy cho ra trấn đóng ở biên thùy với binh hùng tướng mạnh để hầu ngăn cản
ngoại xâm tứ nước Quý Lâm tràn sang.
Ðược tin dữ, Thạnh Bảo đau đớn và kinh hoàng đến ngất xỉu. Người nhà phải kêu gọi hồi lâu chàng
mới tỉnh lại. Theo như tin cho biết thì ông thân Thạnh Bảo bị xử tử vì tội mưu đoạt ngôi vua, một tội
rất nặng có thể bị tru di tam tộc. Chàng nghĩ thật là vô lý! Cha chàng mà lại phản vua, muốn chiếm
đoạt ngai vàng! Một vị cận thần, được vua tin cậy từ trước đến nay, mà sao lại dám làm như vậy?
Chắc ở bên trong còn có nhiều bí ẩn khác nữa. Nhưng điều không ai còn nghi ngờ là cha chàng đã
chết thật, và đã chết về tội phế vua. Với một tội trạng như vậy, chắc chắn chàng cũng sẽ bị liên lụy,
có thể bị mất chức, tù tội hay xử tử cũng nên.
Do đó, chàng phải tìm cách đối phó trước. Sự việc đã đẩy chàng vào chân tường, chàng không thể bó
tay chịu chết một cách vô lý như vậy. Một mặt chàng viết mật thư cho người tín cẩn sang nước Qúy
Lâm xin viện binh một mặt chàng kiểm điểm binh mã kéo rốc về Kinh đô, để hạch tội vua về việc đã
giết cha chàng.
Binh hùng tướng mạnh của Thạnh Bảo rầm rộ kéo về Kinh đô, trước sự ngơ ngác của dân chúng.
Phản ứng của Thạnh Bảo rất nhanh khiến vua cũng không ngờ và không kịp đối phó. Ba ngày sau,
Kinh đô đã bị vây kín. Vua không còn biết làm gì hơn là đóng cửa thành, tìm kế hoãn binh để đợi
cứu viện. Trong khi nóng giận, vua ra lịnh giết quan Ðề Ðốc mà quên "xét kỹ đến cái hậu quả" sẽ
đến cho mình là sự trả thù của Thạnh Bảo. Ba lần vua sai sứ giả ra cầu hòa và hứa sẽ đền đáp xứng
đáng việc xử tử oan quan Ðề Ðốc, nhưng Thạnh Bảo không chịu.
Ban đầu, khi mới kéo quân trở về Kinh đô, Thạnh Bảo chỉ vì nóng lòng muốn biết vì sao cha mình bị
giết và nhất là để tự vệ, để phòng sự việc bất trắc có thể xảy đến cho mình. Nhưng giờ đây, sau khi
thấy rõ lực lượng của mình quá mạnh, và sự cô thế của vua, cũng như sự bất lực hèn nhát của đình
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
thần, Thạnh Bảo muốn nhân cơ hội này phế bỏ vua và chiếm luôn ngai vàng, điều mà trước kia,
không bao giờ chàng dám nghĩ đến.
Trong khi chờ đợi giờ phút đầu hàng của vua quan trong thành. Thạnh Bảo ra một tờ hịch kể tội của
vua: nào là thiếu sáng suốt, ăn chơi quá độ, không lo việc nước; nào là nhu nhược để cho bọn nịnh
thần thao túng triều đình, nào là phung phí của cải nhà nước, làm cho dân đã nghèo lại càng nghèo
thêm. Dân chúng ở kinh thành ban đầu còn dè dặt, chưa dám hưởng ứng, nhưng sau thấy lực lượng
của Thạnh Bảo quá mạnh, mà đình thần lại không có ai đủ tài sức đương đầu với Thạnh Bảo nên đã
theo về rất đông. Nhất là trong hoàng thành mỗi ngày mỗi thiếu thực phẩm, nước không đủ uống,
gạo không đủ ăn. Bệnh dịch tả bắt đầu xuất hiện. Và tin đồn quân của nước Quý Lâm đã tràn vào
biên thùy.
Tình hình thật là nguy ngập, đen tối. Vua vấn kế đình thần, nhưng đình thần quen ăn chơi và xem
múa hát, không ai còn đủ minh mẫn và sáng kiến để hiến kế cho vua. Ðôi khi vua cũng đâm ra hối
hận vì đã giết quan Ðề Ðốc. Nếu có quan Ðề Ðốc, chắc ngài không đến đỗi cô độc, nhục nhã và bất
lực như thế này. Nhưng sự việc đã lỡ, hối cũng muộn rồi! Ðìều quan trọng hiện nay là làm sao tìm
được một người tài trí đủ sức đẩy lui bọn giặc Thạnh Bảo. Nếu không tìm ra được thì chỉ có cách là
bỏ thành trốn thoát để bảo toàn tính mạng. Ngài chỉ còn trông mong sự cứu trợ của tướng Hoàng Cái,
một viên tướng có mưu lược và uy quyền đang trấn đóng ở biên thừy phía nam. Nhưng đã trên mười
lăm ngày qua mà không nghe tin tức gì của Hoàng Cái cả, vua quá lo sợ. Phen này Thạnh Bảo phá
được thành thì cả Hoàng tộc sẽ bị giết sạch. Dân chúng và binh lính vừa chết vì đói và vừa chết vì
dịch tả. Triệu chứng rối loạn đã bắt đầu xuất hiện trong hoàng thành. Từng đoàn binh lính đã cởi bỏ
quân phục để trốn lánh trong dân chúng. Ban đêm chỗ này kêu cướp, chỗ kia kêu cháy nhà. Thấy
tình thế mỗi ngày mỗi nguy ngập, một đêm tối trời cua cùng hoàng gia đã theo đường hầm bí mật lén
trốn ra khỏi kinh thành, đi về phí Nam là nơi đạo quân của Ðại tướng Hoàng Cái đang đóng.
Hai hôm sau, dân chúng trong thành mới hay nhà vua đã trốn thoát. Ðể tự cứu, họ đã đồng thanh mở
cửa thành cho đạo quân của Thạnh Bảo kéo vào. Dân chúng hoan hô chàng và tôn chàng lên làm
vua.
Ðể mua chuộc lòng dân chúng. Thạnh Bảo truyền mở các kho gạo thóc gạo còn lại của nhà vua ra
phân phát cho dân; và đối với triều thần cũ, chàng ra mật chỉ dụ cho phép vị nào muốn nghỉ việc thì
cứ tự do trở về quê cũ, còn vị nào muốn ở lại phục vụ quốc gia thì sẽ được thăng cấp. Hầu hết đều
lục tục xin ở lại phò vua mới.
Nhưng công việc đầu tiên của Thạnh Bảo sau khi được tấn phong là tự mình kiểm điểm lại các kho
ngọc vàng châu báu của tiên vương để lại. Chàng cho phá cái tủ bằng cẩm thạch để trong phòng ngủ
của vua vua Ðột Quyết. Chàng thất vọng không thấy một báu vật nào ở trong hết, ngoài trừ cái đãy
có đựng bài học của Ông già. Chàng tò mò mở ra xem và khinh bỉ xé trang giấy ra nhiều mảnh nhỏ.
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
Chàng lẩm bẩm: "Xét kỹ đến hậu quả trước khi làm việc!" Sao nó lại để câu này vào đây làm gì? Nó
muốn dạy ta chắc! Nếu thật nó tin vào giá trị của câu này, thì nó phải dạy nó trước đã chứ. Nó muốn
dạy đạo lý nhân quả cho ta, trong khi chính nó lại không áp dụng cái đạo lý ấy. Vả lại, bài học này
đâu có đúng, chính ta đây, trong khi cất binh về hỏi tội nó, thì ta chỉ nghĩ đến tự vệ, chứ ta đâu có
nghĩ đến hậu quả là được ngai vàng. Ta nhắm một tiêu này, mà công việc lại đưa ta đến một mục tiêu
khác! Vậy thì làm sao có thể đoán trúng được hậu quả mà phải suy nghĩ về hậu quả cho mệt trí.
Trong lúc say sưa với men chiến thắng và địa vị mới như vậy thì Thạnh Bảo được tin phi báo từ biên
cương là đại quân của nước Quý Lâm đang tiến về Kinh đô. lấy danh nghĩa là giúp Thạnh Bảo diệt
bạo chúa vua Ðột Quyết.
Tin báo ấy không sai. Ðạo quân của nước Quý Lâm. do một lão tướng có kinh nghiệm là Tùng Sơn
đang ngày đêm tiến về Kinh đô. Ði đến đâu Tùng Sơn cũng loan báo cho dân chúng biết rằng: mình
được Thạnh Bảo mời sang giúp sức. Bức thơ cầu cứu của Thạnh Bảo gởi vua Quý Lâm được viết
phóng đại ra thành nhiều bản, nêu trên những tấm gỗ lớn và dựng lên ở các phố phường, chợ búa mà
quân của Tùng Sơn đi qua. Và với chiêu bài ấy, đi đến đâu quân của Tùng Sơn cũng bắt dân chúng
phải đón rước, thết đãi, nộp thóc gạo, thực phẩm để nuôi quân. Có nhiều nơi quân giặc ngoại bang
bắt cả đàn bà, con gái, vợ con của dân chúng ra phục dịch mua vui cho chúng.
Nhân dân bắt đầu oán ghét Thạnh Bảo đã vì thù hận riêng tư, rước voi về giày mã tổ, cõng rắng cắn
gà nhà. Không còn tin cậy ở cả vua cũ lẫn vua mới, họ tự động đứng lên chống quân xâm lăng, để
bảo vệ xóm làng mồ mã. Quân của Tùng Sơn đần dần cảm thấy dân chúng địa phương tránh xa
mình, không còn tiếp rước phục dịch nữa, mà trái lại còn tổ chức khuấy phá hậu phương mình.
Tùng Sơn, một con cáo già, mượn cớ để bảo vệ quân lính mình, đi đến đâu đều đóng đồn bót, đặt
quan cai trị địa phương, truất bỏ nhóm hương lý cũ, đặt bọn hương lý mới là những tay sai ngoan
ngoãn của mình. Thực ra đường từ biên thùy về Kinh đô, đi chậm lắm cũng chỉ khoảng 10 ngày là
đến. Nhưng Tùng Sơn đâu có ý định đến Kinh đô gấp. Lão ta cố chần chờ để đặt cơ sở khắp nơi, và
đáng lẽ thẳng đường về Kinh đô thì hắn lại đi vòng quang về phía Nam, như cố bọc hậu Kinh thành
Nhục Chi.
Những tin tức ấy dồn dập được báo về cung. Thạnh Bảo vô cùng lo ngại bối rối, không biết phải đối
phó ra làm sao: đêm quân ra cản không cho quân Tùng Sơn tiến vào thì không đủ sức, mà để cho
quân Tùng Sơn xâm nhập mãi thì mất uy tín của mình, và cả ngai vàng nữa.
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG IV
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
TƯỚNG HOÀNG CÁI GIẢI PHÓNG ÐẤT NƯỚC VÀ KHÔI PHỤC NGÔI VUA
Vì đã cầu cứu ngoại bang đem quân chiếm nước nhà, nên Thạnh Bảo mất hết chánh nghĩa.
Trái lại, Hoàng Cái dựa trên danh nghĩa chống ngoại xâm, bảo tồn xứ sở, khôi phục ngôi vua, đã tạo
cho mình mỗi ngày mỗi thêm uy thế trong nhân dân. Sau khi đã chiêu mộ thêm binh mã một mách
mau lẹ, vì sự nhiệt liệt hưởng ứng của toàn dân, Tướng Hoàng Cái làm lễ xuất phát về giải phóng
Kinh đô. Lợi dụng sự khinh suất của Tùng Sơn đem quân tiến sâu về phía Nam, Tướng Hoàng Cái
đã bất thần thúc quân ngang hàng hông đạo trung quân của địch, cắt đạo quân này làm đôi, tiền quân
và hậu quân không liên lạc được với nhau. Phần không thông thuộc đường sá, phần bị dân chúng nổi
dậy khuấy phá ở hậu phương, quân của Tùng Sơn mỗi ngày mỗi hao mòn. Lúc mới đầu, còn được
dân chúng tiếp tế, nhưng càng đi sâu vào đất địch, dân chúng địa phương càng xa lánh, sự tiếp tế
càng khó khăn, quân của Tùng Sơn dần dần mỏi mệt, thiếu thốn, và không còn giữ được kỷ luật như
trước nữa. Do đó, càng đánh càng thua, càng thua càng mất tinh thần, và càng mất tinh thần càng
thua nặng. Mười vạn tinh binh của Tùng Sơn bây giờ chỉ còn là một đạo quân ô hợp chưa đầy một
vạn, tiến thoái lưỡng nan.
Ðáng lẽ lợi dụng tình trạng suy yếu của quân Tùng Sơn, Thạnh Bảo có thể mua chuộc tội phản
nghịch của mình bằng cách tấn công vào quân của Tùng Sơn, giành lại chủ quyền của đất nước, nêu
cao danh nghĩa giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang. Nhưng bị danh vọng, địa vị và quyền lợi
nhãn tiền làm mù quáng lương tri, Thạnh Bảo vẫn nuôi hy vọng: vua nước Quý Lâm với tài nguyên
dồi dào, tiềm lực chiến đấu hùng hậu, có thể đem thêm viện binh giúp mình đánh bại Hoàng Cái.
Thái độ hướng ngoại và thần phục ngoại bang ấy, làm cho dân chúng ghét bỏ Thạnh Bảo. Ngay tại
Kinh đô là nơi dân chúng tương được hưởng đôi chút ân huệ của nhà vua, Thạnh Bảo cũng không
tìm được sự ủng hộ, mà trái lại còn bị ngấm ngầm phản đối khi quân của Hoàng Cái còn ở xa, và cứ
mỗi ngày nghe tin của vị tướng này càng tiến về Kinh đô, thì dân chúng tại đây càng tỏ ra chống đối
công khai với chính quyền do Thạnh Bảo nắm giữ một cách độc tài.
Sau khi được tin Hoàng Cái đã giết được tướng Tùng Sơn và tiêu diệt hoàn toàn tàn quân của địch,
thì dân chúng ở Kinh đô nhất tề nổi dậy, bao vây hoàng cung, tước khí giới của lính phòng vệ hoàng
thành và giam lỏng Thạnh Bảo trong cung, mở cửa thành chờ đón Hoàng Cái phò vua Ðột Quyết trở
lại ngai vàng.
Như thế là sau 3 tháng xáo trộn trầm trọng vì sự dấy binh và cướp ngôi của Thạnh Bảo, trật tự lại
được vãn hồi trên toàn quốc và tại Kinh đô nước Nhục Chi.
Vua Ðột Quyết được Ðại tướng Hoàng Cái phò về hoàng cung. Dân chúng tại Kinh đô treo đèn kết
hoa và lập khải hoàn môn đón mừng sự trở về của vua. Ngài truyền mở hội khao mừng quân lính
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
trong suốt bảy ngày đêm. Hoàng Cái và những tướng tá có công đều được thăng hai cấp bực và trọng
thưởng ngọc ngà châu báu. Những người phản bội và theo ngoại bang, trong số đó có Thạnh Bảo đều
bị bắt giam để chờ ngày đền tội.
Hoàng Cái trở thành đệ nhất công thần và cột trụ chính của triều đình, được vua hoàn toàn tin cậy và
trọng nể. Ngài cho phép Hoàng Cái được đặc biệt ra vào hoàng cung lúc nào cũng được và có thể
trình bày ý kiến của mình trong mọi vấn đề.
Căn cứ trên đặc ân ấy, ngay sau ngày đăng quang của vua Ðột Quyết, Hoàng Cái đã vào hoàng cung
xin yết kiến vua để trình bày một việc mà Hoàng Cái cho là rất quan trọng đối với vận mệnh của
quốc gia.
Sau khi được vua chấp thuận, Hoàng Cái đã dâng một bức thư điều trần lên vua Ðột Quyết, trong ấy
vị Ðại thần này trách cứ vua đã để mất ngôi vì chỉ nghĩ đến chuyện săn bắn, ăn chơi, múa hát mà
không lo đến việc quốc kế dân sinh. Nếu từ đây về sau vua vẫn không thay đổi nếp sống cũ thì quốc
gia sẽ bị nguy khốn một lần nữa, và cái họa ngoại xâm chắc là không thể tránh khỏi.
Vua đã nén lòng tự ái và công nhận lời khuyên của Hoàng Cái là đúng. Ngài tự hứa từ nay về sau sẽ
chăm lo việc nước và dẹp tất cả những cuộc yến ẩm ca múa trong cung.
Sau khi triều đình đã được chỉnh đốn, vua mới truyền đem Thạnh Bảo ra xử. Thạnh Bảo bị ghép vào
tội phản loạn, thông đồng với ngoại bang để cướp ngai vàng và sẽ bị xử trảm tại pháp trường cát
dựng lên ở giữa Kinh đô.
Vào một buổi sáng sớm mùa thu, nhằm vào một phiên chợ tại Kinh đô, người ta được mục kích một
đám quan quân áp giải một tên tử tù ra pháp trường. Tên tử tù này không ai khác hơn là Thạnh Bảo.
Ðám rước đi từ trong hoàng thành ra, dẫn đầu là hai con voi trắng lớn, ở giữa là một vị võ quan
mang một tấm biểu lớn liệt kê sanh tánh và tội trạng của tử tội. Kế đó là hai hàng lính tráng mang
trống lớn và chiêng to, cùng các loại nhạc khí. Tiếp theo sau là chiếc cũi nhốt Thạnh Bảo, hai bên có
hai hàng lính, gươmg giáo sáng ngời đi hai bên.
Ðình thần và vua Ðột Quyết cũng được nghinh giá theo đám rước với đầy đủ cung cách và nghi vệ
của một vị Ðại vương.
Ðến pháp trưòng, Thạnh Bảo bị dẫn ra khỏi chiếc cũi và trói vào một cột trụ. Sau khi vua và đình
thần an vị xong trước pháp trường, dân chúng đã được sắp xếp có trật tự ở chung quanh. Ba hồi
chiêng trống nổi lên dõng dạc và oai nghiêm … Quan hình bộ thượng thư ra tuyên đọc tội trạng của
tử tội. Tất cả đình thần và dân chúng đều im lặng, lắng nghe những lời buộc tội nghiêm khắc của
quan thượng thư, và hồi hộp chờ phút giây vua ra lịnh hành quyết …
Ba hồi chuông trống đã chấm dứt từ lâu. Mọi người đều im lặng nhìn về phía vua Ðột Quyết. Gã đao
phủ mình trần trùng trục đưa cao ngọn đao sáng chói mặt trời, chờ lịnh hạ xuống đầu Thạnh Bảo.
Vua từ từ đứng lên, tiến tới trước mặt Thạnh Bảo, nhìn chàng một hồi rồi cất tiếng nói:
BÀI HỌC NGÀN VÀNG Thích Thiện Hoa
- Thạnh Bảo! Người có nhận tội phản nghịch của ngươi không? Ngươi có ân hận về những điều
ngươi đã làm không?
- Thạnh Bảo bình thản ngước nhìn vua trả lời:
- Thần đã thất bại trong mưu đồ của thần và thần cam chịu chết. Ðược là vua thua là giặc, đó là lẽ
thường. Thần không có gì phải ân hận. Nếu ngài thất bại, thì hôm nay, chỗ đứng của ngài là trước cột
trụ của pháp trường này, và chỗ ngồi của thần là cái ngai vàng, chính giữa đám triều thần kia.
Vua mỉm cười mai mỉa:
- Ta khen cho ngươi sắp chết mà vẫn còn cương trực. Trước khi lìa cõi đời, ngươi còn lời nói cuối
cùng gì nữa không?
Thạnh Bảongập ngừng một phút rồi nói:
- Thần chỉ ân hận có một điều ... và điều ấy có thể thay đổi cả cuộc diện hôm nay ...
- Ðiều gì?
Thạnh Bảongập ngừng nhìn quanh quan quân đứng chung quanh. Vua đoán biết ý định của Thạnh
Bảo, hỏi:
- Ngươi muốn nói riêng với trẫm chăng?
Thạnh Bảo gật đầu. Vua truyền cho quan quân lùi xa ra khỏi pháp trường và tiến sát đến gần Thạnh
Bảo:
- Bây giờ ngươi hãy nói cho ta nghe đi.
Thạnh Bảo thì thầm nói với vua ...
Vua như sực nhớ điều gì, đứng thẳng người dậy, vẻ mặt đăm chiêu, rồi gật đầu mấy cái, như vừa
khám phá ra một điều gì quan trọng.
Vua xoay lại, nhìn đình thần một phút, rồi truyền cho người đao phủ hạ đại đao xuống, và tạm thời
đình hoãn cuộc hành quyết.
Tất cả mọi người đều vô cùng kinh ngạc.
Ðại Tướng Hoàng Cái bực tức tiến tới trước vua Ðột Quyết, định chất vấn và ngăn cản lịnh của vua.
Nhưng vua đưa tay ra hiệu hãy im lặng và truyền quan quân ngự giá hồi cung. Ðoàn người chậm rãi
quay về trong một bầu không khí ngột ngạt và bực tức ...
Thích Thiện Hoa
BÀI HỌC NGÀN VÀNG
CHƯƠNG V
BÀI HỌC NGÀN VÀNG ÐƯỢC GỢI LẠI