Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 17062015182815
- 47 trang
- file .pdf
Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học
Vũ Tình
Tạp chí Triết học
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu
của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói
riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng
định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây,
giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn
đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của
triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng,
nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn
tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học".
Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và
vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề
này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết
học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề
giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào...
Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con
người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho
rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh
thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”
Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta
hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển,
nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng
túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là
chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm
những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao cho rõ để không chỉ phản
ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn phù hợp với sự
phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ băn của triết học, phải làm
sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?
Ldthieu sưu tầm 1
Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó
tạo nên hệ chống các vân đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành
khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề
chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho
ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của
một ngành khoa học.
Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người
về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của
mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vân đề đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết
những vấn đề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ
bản của triết học.
Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm
khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì,
tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy
dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của
Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý
thức".
Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen
viết tiếp:
“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể
của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm
rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG
nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và
rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa
linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa
tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống
như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của
thời kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn
đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái
nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình
thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG
nhấn mạnh).
Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả
quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được
sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn
Ldthieu sưu tầm 2
những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ
nghĩa duy vật.
Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái
niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có
nên không khi chúng ta cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự
nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa
tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc
dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần,
nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của
triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội
dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội
đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này
không đúng, vì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề
cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất.
Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật
chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa
duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là
cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên
này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy
tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan
gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George
Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ
nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các
quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái
niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý
này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu
tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và
cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông (
Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).
Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của
con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật
bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa
đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ
thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ
quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay
hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai
trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý
luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận
sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu:
Ldthieu sưu tầm 3
chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ
nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan
trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những
người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý
thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết.
Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy
không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan" là cái có
trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự
nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật,
thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất
cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không
ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.
Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư
duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau
nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.
Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật
chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài
người.
Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của
tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:
“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa
ý thức và vật chất".
Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” còn khái niệm
"tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp
này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư
duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất", còn trong nhưng trường hợp khác thì nội
dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các
vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh),
cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có
trước và do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho
thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ
Ldthieu sưu tầm 4
sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết
học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào
thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã
hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những
nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và
phương thức sản xuất với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những
con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh
hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có
trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là
đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái
phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định.
Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí
chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những
yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này
(ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người
(xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).
Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa
nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng
định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá
thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính
tương đối của ranh giới này.
Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến
giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối
quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai
mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ
ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:
Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của
con người đối với giới tự nhiên như thế nào?
Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận
thức của con người về giới tự nhiên ra sao?
Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định
hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có
tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình,
lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp,
cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.
Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau.
Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần
Ldthieu sưu tầm 5
làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học
Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.
Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc
Đinh Ngọc Thạch
Tạp chí Triết học
Phoiơbắc (1804 - 1872) là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem
đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết
học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ
năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và
siêu hình học tại Erlangen.
Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán
triết học Hêgen, qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật.
Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi
bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo (1841), Sơ
thảo luận cương về cải cách triết học (1842), Những nguyên lý cơ bản của triết học về
tương lai (1843). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởi tính kiên
định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.
Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một cách duy
vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn
tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ
nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên tồn tại không
lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con người, không
có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản chất con người.
Nguyên tắc nhân bản nằm ở tính thống nhất của bản chất con người, tinh thần và thể
xác, trong đó thể xác là bộ phận của thế giới khách quan, và ở chừng mực nào đó nó
bao hàm cả tồn tại của thế giới ấy. "Triết học mới Phoiơbắc viết, biến con người, gồm
cả tự nhiên với tư cách cơ sở của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và cao
nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có triết học, thành khoa học
phổ quát".
Sự phân tích tiếp theo về phương thức tồn tại của toàn bộ thực tại vật chất gắn liền với
quan niệm của Phoiơbắc về vận động, không gian, thời gian và sự sống. Có thể nhận
thấy một Phoiơbắc hết sức triệt để trong cuộc tranh luận với các bậc tiền bối của triết
học Đức, cũng như triết học thế kỷ XVII - XVIII. Giới tự nhiên, theo Phoiơbắc, có tính
chất vật chất, vật thể, tính cảm giác được. Vật chất không do ai sáng tạo ra, luôn luôn
đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnh viễn, nó không có khởi điểm và kết thúc, nghĩa là vô hạn.
Cần tìm hiểu nguyên nhân của tự nhiên từ chính tự nhiên. Nếu Xpinôda tuyên bố thực
thể là causa sui (nguyên nhân tự thân), thì Phoiơbắc, theo cách hiểu đó, cũng khẳng
định "tự nhiên là causa sui". Nếu Hêgen xem tự nhiên là thứ ý niệm đã khách quan hoá
Ldthieu sưu tầm 6
(tha hoá), hay tinh thần hoá đá, chết cứng, thiếu sáng tạo, thì Phoiơbắc lại nhấn mạnh
yếu tố sản sinh và phát triển của nó. Tự nhiên không phải là bản thể được nhào nặn từ
cái tuyệt đối, thượng đế nào đó, mà là bản thể độc lập, không cần đến bất kỳ giá đỡ thần
thánh nào. Sự hình thành thế giới nói chung, Trái đất, Mặt trời là quá trình tự nhiên.
"Cú hích ban đầu của Chúa" mà Galilê và Niutơn hình dung, đối với Phoiơbắc, là sản
phẩm của trí tưởng tượng khôi hài. Nếu Hêgen xác lập ranh giới không thể vượt qua
giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, tự nhiên và tinh thần, thì Phoiơbắc lại từ lập
trường của chủ nghĩa duy vật mà khẳng định rằng, không có cái gì, kể cả sự sống, lại
không hình thành từ vật chất. Bên cạnh đó những dữ liệu do hoá học, sinh vật học và
sinh lý học đem đến đều được Phoiơbắc sử dụng thành công trong việc phê phán cả chủ
nghĩa duy tâm sinh lý học lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường (Môlesốt, Vôgơtơ).
Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của tồn tại
(ngầm hiểu là tồn tại vật chất). Không gian và thời gian cũng đồng thời là phương thức
của tư duy, bởi lẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan. Vật chất vận động
và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan của không gian và thời
gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực tiễn.
Trong chương trình cải cách triết học của mình, Phoiơbắc còn vạch ra và phê phán
những tư tưởng đã làm cho triết học xa rời nhu cầu thực tiễn của con người. Triết học tư
biện, thần học "duy lý hoá", thần luận tự nhiên, phiếm thần luận... đều trở thành đối
tượng phê phán của Phoi nhắc. Nhà triết học trẻ tuổi, một mặt, đối với triết học tư biện,
thứ "thần học thực sự, triệt để và duy lý hoá".
Sự xem xét lại tư tưởng triết học của quá khứ và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp
với điều kiện lịch sử mới không chỉ là điều cần thiết, mà còn có ý nghĩa sống còn đối
với sự phát triển của chính triết học. Triết học, theo Phoiơbắc, cần được giải phóng khỏi
tính mập mờ của phiếm thần luận Xpinôda, chủ nghĩa duy tâm - thần luận của Cantơ,
Phíchtơ, Selinh và chủ nghĩa duy tâm phiếm thần luận - phiếm logic của Hêgen.
Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêgen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng, không phải
cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ấy cần
được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống, chịu sự phán
quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm trong tư duy và
trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất
con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ sự "nhận thức cái
đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể, cần suy nghĩ về cái
cần có trong tương lai. Khi triết học hướng đến thực tiễn (Phoiơbắc hiểu thực tiễn từ
góc độ những nhu cầu của cuộc sống con người), nó thể hiện mình như triết học của
con người và vì con người, đồng thời đặt con người trong sự thống nhất hài hoà với tự
nhiên. Phoiơbắc nhấn mạnh: "Triết học là khoa học về thực tiễn trong tính đầy đủ và
trọn vẹn của nó, song tổng thể thực tiễn là tự nhiên, hiểu theo nghĩa phổ quát của từ
này. Sự hoang tưởng đối lập với tự do tự nhiên, nhưng tự nhiên không đối lập với tự do
hợp lý trí".
Ldthieu sưu tầm 7
Ngược lại, nếu triết học tự giới hạn mình trong khuôn khổ của thứ "triết học học
đường", chủ nghĩa kinh viện mới theo kiểu Hêgen, thì những cải cách mà nó nêu ra
chẳng qua chỉ là trò bịa đặt của tư duy. Phoiơbắc nhất trí với Cantơ trong quan niệm về
tính phức tạp, "nghịch lý" của nhận thức, nhưng phê phán Cantơ trong học thuyết về sự
không thể nhận thức được "vật tự nó". Đương nhiên, mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết
những nhiệm vụ phù hợp với khá năng hiện có, song không vì thế mà đào hố sâu ngăn
cách giữa khả năng thực tế và khát vọng của con người. Phoiơbắc khẳng định: "Những
gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức". Lý luận nhận
thức của Phoiơbắc chịu ảnh hưởng của duy cảm luận duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Theo
ông, con người cần bắt đầu từ tính cảm giác như từ cái đơn giản, rõ ràng và dễ bộc lộ
nhất. Cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức, liên kết con người với thế giới xung
quanh. Cảm giác mang tính chủ quan, nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang
tính khách quan. Các khái niệm, "ý niệm thực hiện sự khái quát hoá, trừu tượng hoá từ
các dữ liệu cảm tính ở nấc thang cao nhất (lý tính), nhận thức của con người trở nên
hoàn thiện hơn. Thực ra, trong phê phán lý tính thuần tuý Cantơ đã trình bày vấn đề này
khá sâu sắc, đã vạch ra sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và tư duy giác tính (trực
quan thiếu tư duy sẽ mù quáng, tư duy thiếu trực quan sẽ trống rỗng), song sự tuyệt đối
hoá những vong luận của nhận thức, hay quan niệm về năng lực tiên thiên của con
người không được Phoiơbắc chấp nhận. Phoiơbắc cũng phê phán chủ nghĩa duy tâm
chủ quan Phíchtơ do sự tuyệt đối hoá cái Tôi, cho dù đó là cái Tôi dân tộc đi chăng nữa.
Theo Phoiơbắc, không có cái Tôi trừu tượng, mà chỉ có nhưng con người bằng xương,
bằng thịt - sản phẩm hoàn thiện tưởng cải cách trong lý luận về con người - vấn đề chủ
đạo của thuyết nhân bản, hay nhân loại học. Ở đây có sự ngộ nhận của tác giả Sơ thảo
luận cương vế cải cách triết học. Phoiơbắc cho rằng thuyết nhân bản vượt qua cả chủ
nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, vì nó xuất phát từ con người bằng xương, bằng
thịt, chứ không phải từ con người - cỗ máy và con người - lý tính tư biện. Sự ngộ nhận
này có thể thông cảm được, nếu căn cứ vào những diễn biến của cuộc tranh luận triết
học nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX tại Pháp và Đức, cũng như những
khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật máy móc - siêu hình.
Con người, theo Phoiơbắc, là sự kết tinh toàn bộ giá trị người, mà những giá trị người
đó được tích luỹ trong quá trình vươn đến tự do, và được thể hiện trong tư tưởng của
các vĩ nhân lý trí (triết gia). Hợp nhất các giá trị mang tính loài đặc thù ấy của con
người cung có nghĩa là xác định tồn tại người trong tổng thể các tính quy định của nó.
Phoiơbắc viết: "Con người là tồn tại tự do, tồn tại của nhân cách, tồn tại của pháp
quyền. Chỉ trong con người mới tồn tại cái Tôi của Phíchtơ, đơn tứ của Lépnít, cái tuyệt
đối". Triết học mới vừa có tính phủ định, vừa có tính thống nhất, nó phủ định cái phiến
diện ở mỗi học thuyết và thống nhất các chân lý dù đối lập nhau nhưng cùng đóng vai
trò tích cực cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Triết học của tương lai không phải là phép
cộng hay sự chiết trung tư tưởng từ ngày hôm qua, mà là thuyết nhân bản (nhân loại
học) có định hướng thực tiễn, phát huy cao nhất quan hệ chân chính, khắc phục tình
trạng phân đôi bản chất của con người. Phoiơbắc xem tình yêu, từ tình yêu như kết quả
và sự thể hiện của quan hệ hôn nhân, gia đình, đến tình yêu nhân loại (tình yêu phổ
quát) là quan hệ chân chính, quy sự đố kỵ và thù địch về quan hệ không chân chính, bị
tha hoá.
Ldthieu sưu tầm 8
Phoiơbắc phê phán quan niệm về con người cả ở các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII
lẫn triết học tư biện Hêgen. Vấn đề là ở chỗ, Đêcáctơ, La Méttơn, Điđrô là những nhà
tư tưởng lớn của thời đại mình đã đề cao năng lực tư duy, ý chí sáng tạo, khát vọng tự
do của con người, nhưng do chịu sự chi phối của các nguyên lý cơ học và xu thế toán
học hoá tư duy, nên đôi khi họ mô tả cơ thể người theo một môtíp hết sức máy móc, đại
loại như "con người - cỗ máy", “xã hội - tổ hợp máy". Không chỉ Phoiơbắc, mà trước
đó, quan điểm trên đã bị các nhà duy tâm, các nhà thần học phê phán quyết liệt.
Phoiơbắc cho rằng, các nhà duy vật thế kỷ trước đã không làm nổi bật hình ảnh con
người sống động, bằng xương, bằng thịt. Phải chăng chính vì thế mà cả Cantơ lẫn
Phíchtơ và Hêgen đều đồng nhất chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa giáo điều?
Ở Hêgen, mọi thứ đều được xem xét tử góc độ của lý trí tư duy. Nhưng lý trí, dù là nấc
thang cao nhất của quá trình nhận thức cũng không thể đem đến lời giải đáp duy nhất
thoả đáng cho đời sống phức tạp và phong phú của con người. Tinh thần, theo
Phoiơbắc, chỉ thể hiện mình ở nơi có sự vận động, ưu tư, hưng phấn, lòng nhiệt thành
và xúc cảm. Nơi đó là tồn tại chân chính, con người, với “các tố chất người", hợp nên
“bản chất cộng đồng" mà thiếu nó, đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên vô nghĩa.
Hêgen đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí, duy lý hoá niềm tin vào Thượng đế
thậm chí xem lịch sử tôn giáo là lịch sử vận động của ý thức phản tỉnh. Ngược lại,
Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng đế ra khỏi đối
tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó - thần học. C.Mác
nhận ra sự "nổi loạn" này ngay trong thời kỳ đang còn chịu ảnh hưởng của triết học
Hêgen. Sự nhận thức lại cung đồng thời là sự cải cách, là "suối lửa”, mở ra con đường
cho triết học thực tiễn đúng nghĩa, triết học cải tạo thế giới, gắn với tên tuổi của C.Mác
và Ph.Ăngghen.
Lẽ cố nhiên, phương án cải cách của Phoiơbắc không tránh khỏi những ảo tưởng, do
chịu sự tác động của thời đại mình. Trong triết học tự nhiên, sự cải cách của Phoiơbắc
chỉ thể hiện được một nửa. Trước hết, trong khi phê phán triết học tư biện, duy tâm của
Hêgen, Phoiơbắc không đánh giá đúng mức "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng
Hêgen, vì vậy sự phê phán của ông đôi chỗ tỏ ra thiếu sâu sắc, thiếu sức thuyết phục.
Hơn nữa, mặc dù Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học,
song ông lại né tránh thuật ngữ duy vật, không thừa nhận bản chất thế giới quan của
mình. Phoiơbắc xuất phát tử những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật ở những thế kỷ
trước để phủ nhận các giá trị thực sự của nó trong lịch sử, hay nói cách khác, ông quy
hiện tượng nhất thời của một khuynh hướng thế giới về bản chất của nó, tức "thấy cây
mà không thấy rừng". Ông nói nhiều đến vận động, phát triển, song không lý giải một
cách đúng đắn động lực của phát triển. Trọng tâm phân tích của Phoiơbắc là làm sáng
tỏ tính khách quan của tự nhiên, chứ không phải tính biến đổi, tính quy luật, tính tất yếu
khách quan và tính lịch sử của nó. Với những diều vừa nêu, có thể thấy rằng Phoiơbắc
chưa thể vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Trong thuyết nhân bản - đạo đức, Phoiơbắc nhấn mạnh giá trị con người, "tố chất
người" nói chung, song chưa nêu ra được những tính quy định xã hội thực sự làm nên
bản chất con người. Ông đề cao tình yêu phổ quát, cổ suý cho huyền thoại về tình yêu,
Ldthieu sưu tầm 9
và cung chỉ dừng lại ở huyền thoại ở Phoiơbắc, chủ nghĩa duy tâm xã hội đan xen với
chủ nghĩa không tưởng chính trị về một Nhà nước "của tất cả và dành cho tất cả", thể
hiện sự trọn vẹn, hiện thực, phát triển, trực tiếp của bản chất con người. Ông phê phán
một ảo tưởng để hướng đến thứ ảo tưởng khác - "tôn giáo của Tình yêu’ phi lịch sử.
Như thế, sự tiến bộ xã hội được nhà tư tưởng nhân bản xem xét qua lăng kính của sự
thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần, chứ không phải hoạt động thực tiễn - vật chất
của con người.
Đạo đức học của Phoiơbắc, theo Ph.Ăngghen, tỏ ra nghèo nàn hơn Hêgen do tính dung
tục hoá, tính đơn giản và tính ảo tưởng của nó. Phoiơbắc lấy con người làm điểm xuất
phát, nhưng đó không phải là con người sống trong một thế giới hiện thực với những
quan hệ phức tạp, mà là con người trừu tượng, phi lịch sự mặc dù đôi khi ông cũng đưa
ra hình ảnh tương phản: "trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều
tranh". Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, tư tưởng đạo đức của Phoiơbắc đầy ắp những giấc mơ
đẹp, nhưng ông lại không vạch ra từ đâu và bằng cách nào đề biến chúng thành hiện
thực. "Đối với Phoiơbắc, Ph.Ăngghen viết, thì tình yêu ở đâu và bao giờ cũng là một
ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn và điều đó
diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có những lợi ích đối lập hắn với
nhau!(...) hãy yêu nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng
cấp, thật là giấc mơ thiên hạ thuận hoài". Quan niệm thiện - ác, hạnh phúc - đau khổ,
tình yêu - thù địch ở Phoiơbắc bị chia cắt một cách siêu hình, thiếu hẳn yếu tố tác động
và chuyển hoá. Đây là bước thụt lùi so với Hêgen. Ngay cả đem so sánh với Cantơ,
Phoiơbắc vẫn quá đơn điệu. Ph.Ăngghen viết: "Học thuyết của Phoiơbắc về đạo đức...
được gọt dũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh và chính vì thế
mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả”.
Cách tiếp cận giá trị luận về con người là cần thiết, nhưng chưa đủ cơ sở đề lý giải bản
chất thực sự của con người. Chính vì thế mà trong thời kỳ xác lập những tư tưởng nền
tảng của triết học mới, C.Mác đã nêu ra hai phạm trù lớn trong một tuyên ngôn triết học
của mình - phạm trù thực tiễn và phạm trù bản chất con người. Thống nhất hai phạm trù
đó sẽ hiểu được điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của triết học Mác. Cái cần có
trong triết học mang tính cải cách của Phoiơbắc chỉ dừng lại ở những nét phác thảo đơn
giản, sơ lược và đầy mâu thuẫn. Đóng góp lớn nhất của Phoiơbắc chính là ở chỗ, ông đã
vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ mới, cả trong quan niệm về
tự nhiên, về lý luận nhận thức lẫn trong cách hiểu về con người. "Triết học hiện đại từ
bỏ tư tưởng kinh viện..." tuyên bố đó của Phoiơbắc trong Những nguyên nhân cơ bản
của triết học về tương lai tự nó đã thể hiện thiên hướng cải cách tích cực của ông. Triết
học cần từ bỏ tính sách vở, những biện luận thuần tuý của tư duy để đến với cuộc sống,
được vật chất hoá trong hoạt động thực tiễn của con người. Cái cần có trong dự án cải
cách triết học của Phoiơbắc - sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản đã
được hiệu chỉnh, hoàn thiện, phát triển lên trình độ cao, trình độ của chủ nghĩa duy vật
biện chứng triệt để và khoa học.
Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội
Ldthieu sưu tầm 10
GS. Phan Đình Diệu
Tạp chí Tia Sáng
Sự chuyển biến sang kinh tế tri thức thường đòi hỏi những cải cách quyết liệt, đôi khi là
những sự "huỷ diệt sáng tạo" (creative destruction). Vì vậy, liên tục đổi mới tư duy với
những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt
trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý...
đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại
là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta.
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội loài người, và
đặc biệt của những biến đổi có tính chất cách mạng trong tư duy và nhân thức của con
người đối với tự nhiên và cuộc sống. Từ những thập niên đầu thế kỷ, những đổi mới tư
duy trong vật lý học và khoa học tự nhiên đã đưa đến những thành tựu kỳ diệu trong
phát triển khoa học và công nghệ: và rồi đến những thập niên trong nửa sau thế kỷ,
song song với sự phát triển mạnh mẽ và những chuyển biến to lớn trong các nền kinh tế
và trên thị trường thế giới, nhiều lý thuyết khoa học mới về thông tin, về hệ thống, tổ
chức, điều khiển và quản lý ra đời, làm cơ sở cho những đổi mới tư duy và nhận thức về
bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với những đổi mới tư duy về các vấn đề tổ
chức và quản lý trong môi trưởng mới của sự phát triển. Đến thập niên cuối cùng của
thế kỷ, những tiến bộ và đổi thay dồn dập đã xác định rõ diện mạo của bước chuyển
biến có tính chất toàn cầu: chuyển biến sang một nền kinh tế dựa chủ yếu trên các
nguồn lực thông tin và tri thức. một xã hội thông tin và tri thức. Và yêu cầu đổi mới tư
duy, đổi mới nhận thức để thích nghi và phát triển trong môi trường mới đó của một
nền kinh tế thị trường "toàn cầu hoá" đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với mọi quốc
gia, và tất nhiên lại càng cần thiết và cấp bách đối với những nước còn chậm phát triển
như nước ta.
Từ giữa những năm 80, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nước ta thực sự đã bước vào
một giai đoạn tự chuyển biến đầy khích lệ và cũng đầy khó khăn, phức tạp. Nhiều chính
sách mới mở đường cho việc giải phóng và phát huy những nhân tố tích cực trong kinh
tế và xã hội, đã tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống của đất nước là điều mà ai
cũng thấy rõ. Nhưng, đang trong giai đoạn chuyển biến sang một trật tự mới có khả
năng đáp ứng tốt hơn mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", quá
trình lớn mạnh của những nhân tố mới, tích cực, có khả năng vượt trội và thay thế dần
sự níu kéo của các yếu tố cũ cỏ sức ỳ lớn và uy quyền không nhỏ: đã và còn diễn ra
không đơn giản. Sự biến đổi đó xảy ra thường xuyên trong mỗi con người, trong các tổ
chức và trong toàn xã hội. Và vì thế ta không lấy làm lạ là trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế
đến văn hoá, xã hội, giáo dục... bên cạnh những thành quả tích cực mà khó khăn lắm
mới đạt được vẫn còn đầy những tiêu cực phi lý làm nhức nhối lòng người. Trong lĩnh
vực kinh tế, sự giằng co giữa cái mới và cái cũ diễn ra một cách phức tạp. Cuộc cải
cách cơ cấu, yếu tố then chốt để xoay chuyển cơ bản tình hình vẫn diễn ra chậm chạp.
Từ đầu công cuộc đổi mới ta đã xem rất đúng rằng đổi mới tư duy trước hết là tư duy
kinh tế là điêu có ý nghĩa quyết định nhất. Quả thực, trên thế giới trong mấy thập niên
vừa qua, những tư duy về kinh tế, thị trường, tổ chức và quản lý kinh tế, hoạt động kinh
Ldthieu sưu tầm 11
doanh... có nhiều đổi mới sâu sắc. Những tư duy mới đó không phải là xa lạ với nhiều
nhà kinh tế, nhiều doanh nhân của nước ta. Những tư duy mới là nhằm: một mặt dựa
trên những thành tựu khoa học mới giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn, bản
chất hơn về đối tượng nhận thức mà những cách tư duy cũ thường chỉ cho ta những
hiểu biết sơ lược, đơn giản. mặt khác, giúp ta những nhận thức mới do bản thân đối
tượng đã có nhiều biến đổi và đang liên tục biến đổi. Tư duy mới về kinh tế gồm cả hai
mặt nói trên, tức vừa là mới do có cách nhìn mới, và vừa là mới do bản thân nền kinh tế
liên tục có những chuyển biến mới.
Với cách nhìn mới, cách nhìn hệ thống, đối với những đối tượng phức tạp như kinh tế
xã hội, ta có những cách lý giải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn về các mối quan hệ phức
tạp và đa dạng trong một nền kinh tế, trong sự vận hành của cơ chế thị trường, về
những sức mạnh nội tại của các cơ chế tự tổ chức và phát triển trong các hệ thống phức
tạp. Nền kinh tế tri thức thế giới đang và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, thực
chất đó là toàn cầu hoá của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn
lực rất năng động và dễ biến động như tài chính, thông tin và tri thức, những nguồn lực
gần như không có biên giới về không gian và cách biệt về thời gian. Một nền kinh tế
như vậy không chỉ tuân theo những "quy luật" kinh điển mà ta đã biết, mà còn chịu tác
động của những quy luật mới của cơ chế tự tâng cường, của các liên hệ ngược dương,
của luật "tỷ suất lợi nhuận tăng”. Những yếu tố bất định: bất ổn định, khó tiên đoán
được ngày càng nhiều... Tính chất của hàng hoá và thị trường, đặc biệt là bản chất của
tính cạnh tranh, của những ưu thế cạnh tranh trên thị trường, đang có những biến đổi
sâu sắc.
Đổi mới nhận thức về sự phát triển của nền kinh té thị trường hiện đại và về yêu cầu hội
nhập có ý nghĩa sống còn của chúng ta vào xu thế chung đó dẫn đến đòi hỏi tất yếu phải
đổi mới tư duy về tổ chức và quản lý kinh tế. Có được trang bị những tư duy mới năng
động hơn, linh hoạt hơn nhiều sức sống hơn, thì mới đủ niềm tin để khắc phục những
nếp tư duy cũ đã trở thành trì trệ. Hơn bao giờ hết, vào lúc này đây ta cần xác lập và
thường xuyên bồi dưỡng một tư duy mới để vững bước tiếp tục con đường cải cách,
trước mắt xoá bỏ mọi rào cản để mọi yếu tố tích cực, năng động được tự do phát triển
trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh và rồi sau đó tiếp tục chăm lo tạo môi
trường thuận lợi cho mọi nhân tố mới, mọi tài năng mới được tự do nảy nở và đua
tranh, làm cho đất nước ta dân giàu mạnh trong một nền kinh tế tri thức, vững vàng với
tư thế bình đẳng tiến vào con đường hội nhập chung với thế giới.
Khoa học hiện đại và triết học
Nguyễn Văn Dũng
Tạp chí Triết học
Trong bài "văn hoá khoa học và văn hoá nhân văn" trên Tạp chí Văn học, số 2 năm
1994, tác giả Hoàng Đình Phu đã viết như sau: "Khoa học chỉ là một kiểu nhận thức,
chứ không phải là kiểu nhận thức duy nhất... còn có những kiểu nhận thức... dựa vào
trực giác, vào suy tư, vào các hoạt động nội tâm". Paul Feyer, nhà triết học Mỹ cũng
Ldthieu sưu tầm 12
đưa ra một luận đề: đường vào khoa học không chỉ là một tuyến tính mà là "hỗn loạn"
(anarchiste), là "đa nguyên".
Trong lịch sử khoa học, người ta coi phát minh về lý thuyết tương đối của A.Einstein là
sự mở đầu cho khoa học hiện đại, bởi vì từ đây con người khám phá ra một thế giới mới
và gắn liền với nó là một phương pháp khoa học hoàn toàn khác về chất so với khoa
học cổ điển. Trong cuốn Cơ cấu cách mạng khoa học, nhà triết học người Mỹ Thomas
Kuhn cho rằng mỗi thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đều có một hệ thống
chuẩn tương ứng: hiện nay là hệ chuẩn kiểu Einstein, trước đó là hệ chuẩn kiểu
Newton. Nhà triết học người Pháp G.Bachelar lại cho rằng mỗi giai đoạn phát triển của
khoa học là một sự gần đúng: lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của Newton là sự gần đúng
thứ nhất, còn lý thuyết tương đối của Einstein là sự gần đúng thứ hai.
Vào đầu thế kỷ XX, Einstein cùng với Planck đã làm một cuộc “cách mạng khoa học",
đưa đến một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự khám
phá một quy mô lượng tử không thể nhận biết được bằng giác quan với những định luật
hoàn toàn khác với những định luật có thể nhận biết được trong đời sống hàng ngày. Đó
là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức nhân loại. Tư tưởng này
đã đặt nền móng cho một cách nhìn mới về thế giới: thế giới các sự kiện lượng tử hoàn
toàn khác hẳn với thế giới mà cách đây hơn một thế kỷ do Newton khám phá.
Sự kiện lượng tử không thể tách ra được như một vật thể đã chứng tỏ rằng thế giới, đó
còn là thế giới của những mối liên quan với nhau giữa mọi sự vật, của các quan hệ, các
tác động qua lại. Hơn nữa, thực thể lượng tử vừa là hạt, vừa là sóng. Ở đây tính liên tục
và tính gián đoạn cùng tồn tại hài hoà. Mặc dù, năng lượng biến đổi theo những bước
nhảy, nhưng thế giới nhìn được của chúng ta vẫn là thế giới của tính liên tục. Thế giới
mới là thế giới của sự sôi động thường xuyên của sinh và huỷ, của chuyển động với
những tốc độ kinh khủng. Năng lượng tập trung ở quy mô vô cùng nhỏ nhưng có thể
đạt tới những giá trị rất lớn, là điều khó có thể hình đung được trong cách suy nghĩ của
chúng ta.
Đối vời chúng ta, hình như các hạt lượng tử liên hệ với nhau bằng một liên thông bí ẩn,
bởi vì chúng vượt qua hàng rào không gian và thời gian. Hai Photon tương tác với nhau
không phải theo cách những hạt có thể hình đung trong một không gian Newton, tức
như những tiểu thể. Đối với nhà vật lý học lượng tử, những từ như "hạt", "quỹ đạo"...
đều là nghi đề. Về chủ nghĩa bất định, ở đây không nên hiểu đó là một lý thuyết về sự
mù mờ, là một chủ nghĩa bất khả tri, mà chính là để nói rằng hạt lượng tử biểu diễn
trong không gian và thời gian (như trong vật lý học Newton), do vậy, hiển nhiên là
không thể hình dung nó bằng trí tuệ được, tức là vượt qua khuôn khổ của một lập luận
logic của vật lý học cổ điển mà loài người đã quen dùng. Cho nên, dường như muốn
nắm được nó, nó lại trượt khỏi tay ta. Và đường như nhà vật lý muốn phát triển lý
thuyết của mình nhưng lại không sao lý giải được chính xác từ vựng của mình. Richasd
Fpynman, trong cuốn Bản tính vật lý, đã băn khoăn viết rằng: "Tôi rất muốn khai phá
thế giới mà không tìm đâu ra được định nghĩa".
Ldthieu sưu tầm 13
Cho đến thế kỷ XIX, vật lý học Newton là một chủ nghĩa quyết định bất di bất dịch:
vạn vật đều gắn bó với nhau, những nguyên nhân như nhau bao giờ cũng sinh ra kết quả
như nhau. Đó là những quy luật "thép" chi phối sự tiến hoá không sao cưỡng lại được.
Nhưng bên cạnh những quy luật ấy, những cái tất yếu ấy, như một dòng nước xoáy cái
ngẫu nhiên cứ ùa vào tư tưởng khoa học. Những quy luật chồng chéo lên nhau trong tự
nhiên nhưng vẫn chừa nơi vùng vẫy cho cái ngẫu nhiên. Sự tiến hoá của sinh quyển của
chúng ta phải chăng là kết quả của một dự án phức tạp diễn ra theo một kịch bản đã
được thiết kế chặt chẽ từ trước, cho nên ta chỉ còn nhiệm vụ mô tả và phân tích nó.
Hoặc không phải thế, mà đó là kết quả của một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên, giờ đây vật lý
học cổ điển không còn khả năng cho ta một lời giải đáp.
Vì sức sống của cái ngẫu nhiên nằm trong thực tại, cho nên thực tại bao chứa cái không
thể tiên đoán, cái bấp bênh. Và đó chính là nền tảng của lý thuyết hỗn.độn. Như vậy,
bản thân thực tại là hỗn độn, chứ không do sự bất cập của hệ thống tri thức của chúng
ta, hay không do sự không hoàn hảo của thiết bị kỹ thuật của chúng ta. Trong thế giới
hỗn độn, đầy ngẫu nhiên, nhiều dự đoán gần như không sao thực hiện được bởi vì một
nguyên nhân bé có thể dẫn đến những hiệu quả to , cực to mà con người dường như
không tưởng tượng nổi. Nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz đã đưa ra một
hình ảnh nổi tiếng để nói về cáải không thể dự đoán được của con người. Đó là cái đập
cánh của một con bướm ở vùng Amazone có thể gây nên một trận cuồng phong ở bờ
biển Bretagne.
Cùng với lý thuyết về hỗn độn, lý thuyết về phức hợp cũng không kém phần bí ẩn. Nhà
triết học người Pháp Edgar Morin cho rằng "Tín điều của một thứ chủ nghĩa quyết định
đã sụp đổ bởi vì vũ trụ không bị chi phối bởi chủ nghĩa quyền tuyệt đối của trật tự mà
còn bởi mối quan hệ dialogique giữa trật tự, rối loạn và tổ chức". Phức hợp như vậy,
một mặt, là sự liên kết, và mặt khác, là sự chấp nhận thách thức của sự không chắc
chắn. Nguyên lý dialogique đã nối hai nguyên lý hay hai khái niệm đối kháng nhau,
nhưng không tách rời nhau và đều cần thiết để hiểu rõ thực tại. Niels Bohr cho rằng hạt
vật lý vừa là hạt, vừa là sóng. Pascal viết: "Đối nghịch với sự thục không phải là sai
lệch mà là một sự thực đối nghịch”. Bohr nói rõ hơn: “Sự ngược lại của sự thực thông
thường là một sai lệch vô lý, nhưng sự trái ngược của một sự thực sâu sắc thì bao giờ
cũng là một sự thật sâu sắc .
Rõ ràng, khoa học hiện đại đã tạo dựng một quang cảnh mới và đã đóng lại thời kỳ tôn
thờ cái châm ngôn khoa học “càng đơn giản thì càng đẹp, càng đúng", đã mở màn cho
một châm ngôn khoa học mới "càng phức hợp, càng hỗn độn thì càng hiện thức". Càng
hiện thực bởi vì cái bị quy định theo tinh thần nhân quả máy móc đã nhường bước cho
cái khả thể, cái tất yếu không còn một mình thống trị mà buộc phải chấp nhận có cả cái
ngẫu nhiên. Khoa học hiện đại đã đặt đúng vấn đề: khoa học cổ điển đã sa vào một cuộc
khủng hoảng nổi trội lên ở sự phi lý của lý trí thực nghiệm và từ đó xoá bỏ sự hiện diện
của con người với tư cách là chủ thể quan sát trong quá trình nhận thức thực tại vật lý.
Dường như khoa học hiện đại đang đứng tại chỗ dò những ngõ cụt và những nghịch lý
cản đường.
Ldthieu sưu tầm 14
Nhà triết học người Đức Jaspers đã viết rằng: Cuộc khám phá vũ trụ cho ta thấy khoa
học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc. Triết học phải tiếp tục công việc mà
khoa học bỏ dở. Whitehead, nhà triết học Anh, nói rõ chỗ bỏ dở đó là khoa học nói
chung không đi tới cùng những vấn đề mà nó nêu lên. Bởi vì, đến lúc mà những thử, sai
kinh nghiệm không thực hiện được thì những vấn đề đó sẽ như rơi vào đám mây mù.
Nhưng, theo ông, dũng cảm và có thể gọi là táo bạo nhất, bởi vì, bao giờ trong những
điều kiện ít thuận lợi nhất, triết học học cũng tự mình đứng ra để trả lời những vấn đề
lớn nhất của thời đại. Sự phát triển của khoa học hienẹ đại đang chứng minh điều khẳng
định trên: nhà khoa học và nhà triết học đã, đang và sẽ đồng hàng với nhau trong sự tiến
bước.
Người ta nghĩ rằng nguyên lý bất định chỉ có thể áp dụng vào cái vô cùng nhỏ ở quy mô
lượng tử, còn ở quy mô lớn thì có những quy luật tương ứng vững chắc như bê tông
ngự trị. Nhưng, rõ ràng là trong những điều kiện nhất định, nguyên lý về hôn độn vẫn
tồn tại ngay ở quỹ đạo của hành tinh. Chẳng hạn, một trong những vệ tinh của sao Mộc
đi theo một quỹ đạo kỳ quặc, đến nỗi không sao đoán được trước hướng đi của nó trong
ba ngày tới. Không phải vì các dụng cụ của chúng ta không thích hợp, không thể quan
sát, nghiên cứu được nó, mà bản thân nó là một bất khả thể. Từ đó, người ta đi tới kết
luận rằng đứng trước vũ trụ hỗn độn này, tuy ta không rời mắt khỏi những biển chỉ dẫn
của tri thức khoa học, nhưng để định hướng trong cuộc sống ta cần đến những ngon đèn
khác nữa.
Thiên văn học hiện đại không thể không gợi nên những băn khoăn về ý nghĩa tột cùng
của vũ trụ. Đây không còn là vấn đề của khoa học mà là của triết học. Thiên văn học,
môn khoa học hình như đi tới gần cội nguồn của những điều bí ẩn của tồn tại, đi tới
những miền mà vật lý học hầu như hoà lẫn vào siêu hình học.
Ở phương Tây, cho đến nay người vẫn trung thành với định nghĩa của nhà khoa học,
nhà triết học lớn Descartes về siêu hình học. Trong nhưng nguyên lý của triết học
Descartes viết: "Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình học, thân là hình
nhi hạ học". Trước hết, đó là những sự vật như bản thể nói chung, nhất là Thượng đế, là
những bản thể tinh thần được làm ra từ hình ảnh của Người (Bossuet), đó là toàn thể
những tri thức do năng lực nhận thức a priori đưa lại (Kant), đó là tri thức trực giác của
cái tuyệt đối và một cách ưu tiên của cái tinh thần (Bergson). Còn có thể kể tiếp nhiều ý
tưởng tương tự. Tất cả các chân lý của siêu.hình họe, nói như Husserl, đều là cái bất
biến, nói như J.P. Sartre, là cái vô bằng, nó là nguyên nhân của chính nó.
Einstein đã nói một câu nổi tiếng về sự bất cập của chủ nghĩa duy lý: Điều khó hiểu
nhất của thế giới là có thể hiểu được thế giới, có nghĩa là mặt phi lý nhất của thế giới là
ở tính duy lý của nó. Cho nên, để thực hiện khoa học trong quan hệ con người - tự
nhiên, không chỉ có sự tương hợp giữa tư duy, tức lý trí và tự nhiên, mà còn cần một
nhân tố thứ ba - Einstein gọi đó là trực giác - với chức năng là hình thức nhận thức tức
thời của con người trong sự hình thành những phát minh khoa học lớn.
Người ta cho rằng chủ nghĩa quy giản ca tụng một thứ chủ nghĩa nhị nguyên tầm
thường, sai lầm và tĩnh tại đã không biết, đã quên lãng nhân tố thứ ba này của sự nhận
Ldthieu sưu tầm 15
thức. Trực giác mà Einstein nói ở đây chính là sự tưởng tượng của con người vượt ra
ngoài vòng cương tỏa của lý trí. Vậy, tính ưu tiên dành cho năng lực nào của nhận
thức? Einstein khẳng định: "tưởng tượng quan trọng hơn tri thức". Nhà bác học về sinh
học phân tử Fracois Jacob cho rằng trong công việc của nhà khoa học cũng như trong
công việc của nhà nghệ sĩ, yếu tố tưởng tượng ít nhất lúc bắt đầu, rất giống nhau. Ông
nói: "Co ngựa phi, con chim bay, con bọ chét nhảy. Còn chúng ta thì hoạt động với sức
tưởng tượng của mình". I.Prigorine (giải thưởng Nobel về hoá học) cũng đề xướng chủ
đề về “sự liên minh” giữa con người và vũ trụ. J.Monod (giải thưởng Nobel về y học)
cũng góp phần vào vấn đề lớn chung đó. Xem xét lịch sử khoa học thì đặc trưng về tư
duy nói trên ở nhà khoa học cũng không hoàn toàn là bất ngờ. Từ thời cổ đại, Aristote
chả đã nói rằng “khoa học bắt đầu từ sự ngạc nhiên” hay sao?
"Ngọn đèn" soi đường cho khoa học mà các nhà khoa học lớn truyền tay nhau đã được
Tuyên bố Venise thắp sáng lên: “Sự gặp gỡ bất ngờ và bổ ích giữa khoa học với các
truyền thống khác nhau trên thế giới cho phép ta nghĩ đến sự xuất hiện một cách nhìn
về loài người, thậm chí một chủ nghĩa duy lý mới có thể dẫn đến một triển vọng siêu
hình học mới". Theo Tuyên bố Venise, trong hoạt động khoa học trước đây, người ta đi
theo một chủ nghĩa nhị nguyên đối lập khoa học và siêu hình học, chủ nghĩa duy lý và
chủ nghĩa phi duy lý, vật chất và tinh thần... Ngày nay, chủ nghĩa nhị nguyên đó đã bị
vượt qua, cho nên một chủ nghĩa duy lý mới, tính duy lý bội của khoa học, một siêu
hình học mới đã xuất hiện. Khoa học ngày nay không phải là "tháp ngà" dành riêng cho
chủ nghĩa duy lý: mọi tinh lực của con người đều cần có mặt ở đấy để góp một tiếng nói
chung, để tranh luận về thế giới, để tìm những phương thế can thiệp vào thế giới ấy.
Chủ nghĩa thực chứng chỉ sùng bái khoa học. Vì vậy, chủ nghĩa duy khoa học của nó
đối lập với tất cả những gì có trước nó, khác nó mà nó gọi là truyền thống. Truyền
thống là toàn bộ các học thuyết, các tập tục tôn giáo, tâm lý, đạo đức, là toàn bộ thông
tin ít nhiều mang tính truyền thuyết liên quan tới quá khứ. Tóm lại, đó là toàn bộ những
hiểu biết trong sự tiến hoá tinh thần của con người về vị trí, về mối quan hệ của con
người trong các thế giới khác nhau. Toàn thể những hiểu biết ấy, mặc dù có những hình
thức đa dạng trong giao lưu, và có những biến dạng do thời gian và lịch sử gây nên,
nhưng nhìn chung là bền vững, bất biến và vĩnh cửu. Cho nên chúng mang tính siêu
hình rõ ràng.
Khoa học trước đây đối lập với truyền thống ít nhất ở mấy mặt sau đây:
Khoa học dựa trên sự nhận thức thực tại qua trung gian lý tính, trí tuệ, kết cấu logic và
toán học. Trái lại, truyền thống suy ngẫm, phát hiện, nhận biết trực tiếp về thực tại bằng
thể xác, bằng bản năng, bằng cảm giác bằng niềm tin. Nó coi tư duy thân xác tế vi, cao
hơn tư duy logic.
Khoa học giả định rằng một tiền đề nào đó về sự tồn tại của một thực tại khách quan
phải được chứng minh trong một không gian, thời gian xác định. Trái lại, truyền thống
luôn khẳng định rằng thực tại không gắn với không thời gian. Vấn đề là chỉ cốt sao tìm
được bản thể đích thực của đối tượng bằng việc hoà nó vào một thực tại duy nhất, bao
hàm tất cả.
Ldthieu sưu tầm 16
Khoa học thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm đó được truyền đạt và được lặp lại, được
xác định một cách khách quan và ở mức tối đa. Thí nghiệm là quan toà tối cao của khoa
học. Trái lại, trong rất nhiều trưởng hợp, truyền thống không thể truyền đạt bằng ngôn
ngữ tự nhiên, nó là “vô ngôn". Thí nghiệm của truyền thống là duy nhất, là triệt để vượt
qua những phạm trù logic thông thường.
Khoa học quan tâm chủ yếu đến hiệu quả ở mức cao nhất, trên phương diện tính vật
chất trực tiếp, nhằm dẫn tới những phát minh. Trái lại, truyền thống có quyền không
tính tới hiệu quả đối với tính vật chất không gian - thời gian, tính vật chất trực tiếp của
quan sát.
Tóm lại, khoa học hiện đại vẫn khác với truyền thống về bản chất, cả về phương điện
huy động và về mục đích. Chúng như hai cực của một mâu thuẫn, hai cái nan hoa của
một bánh xe. Tuy khác nhau, nhưng chúng luôn luôn hướng về một tâm: đó là con
người và sự tiến hóa của con người. Đây là nguyên lý về sự cần thiết đối với truyền
thống của khoa học hiện đại.
Thế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị
tung toé ra, không sao ghép lại một cách khoa học được,- điều không giống như người
ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt
không còn tỏ tường. Triết học đã làm cho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn
thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày
hôm nay. Và bây giờ, đến lượt nó, nó lại chứng minh cho triết học theo nguyên lý của
lý thuyết phức hợp rằng tư duy lý trí và tư duy không lý trí, hoạt động của tư duy khoa
học và của tư duy siêu hình học vừa có sự phân biệt, vừa có sự liên kết không tách rời.
Để làm rõ ý tưởng này, chúng tôi xin đề cập tới phát minh khoa học của Roger Sperry
về chức năng cao cấp của não - phát minh đã đưa lại cho ông giải thưởng Nobel về sinh
lý và y học. Trước khi có phát minh này, nhà thần kinh học người Pháp Pierre Paul
Broca đã chứng minh rằng vùng tiếng nói nằm ở bán cầu trái của não. Còn nhà sinh lý
học người Nga Paplov cho rằng ở nhà nghệ sĩ thì trội ở bán cầu phải - bán cầu mang
tính tổng thể, còn ở nhà tư tưởng thì trội ở bán cẩu trái - bán cầu có tính phân tích.
Roger Sperry đã đề xướng một lý thuyết chặt chẽ về chức năng riêng của từng bán cầu.
Hoạt động của bán cầu trái mang tính phân tích, trình tự duy lý. Hoạt động của bán cầu
phải mạng tính tổng hợp, tổng thể , trực giác. Ông khẳng định rằng não chỉ đạt tới mức
hoạt động cao nhất khi có sự hợp tác các chức năng giữa hai bán cầu.
Như vậy, trong sinh lý học chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, khoa học và siêu
hình học không còn chỉ là những tư biện, những điều bày đặt của nhà triết học, mà đã
có những chứng cứ mạnh mẽ. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho triết học là trong não người
không phải chức năng này tiêu diệt chức năng kia, mà là cùng hợp tác để tạo nên con
người.
Gắn khoa học với siêu hình học, khoa học hiện đại đã đặt con người vào trung tâm của
quá trình nhận thức thực tại. Con người không phải là khách thể mà là chủ thể quan sát
thực tại đó. Phải chăng đây là một dấu hiệu khẳng định sự đúng đắn của dự báo nổi
Ldthieu sưu tầm 17
tiếng của Mác: "Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm khoa học về con người, cũng như khoa
học về con người sẽ bao gồm khoa học tự nhiên, và đó sẽ là một khoa học".
Sự phân ngành khoa học không bao giờ chấm dứt mà ngày càng mạnh mẽ hơn, cho nên
không bao giờ khoa học trở thành một. Khoa học tự nhiên hiện đại đi theo chiều “một
khoa học" là ở chỗ, nó đón nhận, thừa nhận địa vị con người, nói như Jacques Monod,
phải có "đạo đức học của nhận thức", nhận thức khoa học phải mang giá trị do con
người đưa lại, và như vậy nó bỏ lại phía sau chủ nghĩa duy khoa học để trở thành văn
hoá khoa học. Khoa học thiếu sự hiện điện của con người, khoa học không có sự đối
thoại với triết học là khoa học chết, khoa học chưa phải là văn hoá.
Từ giữa thế kỷ, triết học về khoa học càng ngày càng mang tính chống thực chứng,
đáng lưu ý nhất là ở Mỹ, nước sớm đi vào xã hội hậu công nghiệp. Chủ nghĩa thực
chứng mới nhất là trường phái Vienna - trường phái theo đuổi "chương trình thủ tiêu
triết học", tuyên bố "triết học đã chết", chỉ thừa nhận mệnh đề khoa học, còn mệnh đề
siêu hình học là không có nghĩa. Các nhà triết học về khoa học hậu thực chứng đòi phục
hồi lại siêu hình học, đòi xây dựng lại bản thể học mới. K.Popper bác bỏ chủ nghĩa duy
kinh nghiệm thực chứng chủ nghĩa, coi phương pháp quy nạp trong khoa học là đáng
nghi ngờ. Popper cùng chia sẻ với G.Bachelard, đề xướng ý tưởng cho rằng sự tưởng
tượng là bí quyết của sự thành công khoa học. Đi mạnh mẽ nhất theo bảng chỉ đường
của siêu hình học, của triết học là triết học phân tích thực dụng và trường phái lịch sử ở
Mỹ - trường phái gây tiếng vang lớn trong giới khoa học thế giới hiện đại. Điểm nổi bật
của các trường phái triết học khoa học ở Mỹ là từ bỏ cái thế đứng ngoài để mô tả "sự
tăng trưởng của tri thức". Sự tăng trưởng của tri thức đó chỉ có thể có được, nếu nó
không rời bỏ gốc rễ của nó là siêu hình học, nếu những nhân tố giá trị không bao giờ
vắng mặt trong hoạt động khoa học.
Để giải được “vấn đề” đầy ngạc nhiên của khoa học, K.Poppêr đã huy động chú giải
học để khơi dậy sự tưởng tượng, nhằm dẫn tới lý thuyết khoa học. Cũng từ chú giải học
Richard Rorty coi "đàm thoại" (conversation) là hoạt động phổ biến của con người để
tìm chân lý: chân lý không hề có săn bới vì con người không có mục tiêu nào khác
ngoài chính bản thân mình.
Nếu Popper cho chỉ có siêu hình học mới đóng được vai trò phác thảo đầu tiên của lý
thuyết khoa học, thì Lakatos coi siêu hình học là "hạt nhân rắn", tức những nguyên lý
bất biến không thể bị bác bỏ trong khoa học. T.Kuhn đã đưa siêu hình học vào hệ chuẩn
và đã lý giải mối quan hệ "hệ chuẩn - xã hội khoa học" (paradiglne socxiété
scientifique) theo chủ nghĩa phi duy lý và chủ nghĩa chống trí tuệ. ông cho rằng niềm
tin của "xã hội khoa học" là nhân tố quyết định sự chuyến hóa từ hệ chuẩn này sang hệ
chuẩn kia. Peyerabend là người đẩy chủ nghĩa phi duy lý đến đỉnh cao. Ông cho rằng
trong khoa học không thể chỉ có cái lý tính mà còn có cái ',lỏng lẻo", "cái hỗn độn" của
cái phi lý tính theo nguyên tắc "thế nào cũng được", tức chủ nghĩa đa nguyên trong
khoa học.
Trong trường phái lịch sử Mỹ, Wartofski là người tích cực nhất trong việc phục hồi siêu
hình học để phát triển khoa học. Ông đặc biệt kế thừa phạm trù lương tri trong siêu hình
Ldthieu sưu tầm 18
học của triết học cổ điển đó là năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, (thật, giả) - những
cái tồn tại một cách tự nhiên, ngang nhau ở mọi con người. Từ đó, ông làm rõ nhiều
chức năng của siêu hình học trong khoa học: gợi mở cho khoa học, xây dựng các mô
hình cơ bản của nhận thức khoa học, phê phán các luận cứ cơ bán của khoa học... Nước
Mỹ hiện nay có một nền khoa học phát triển nhất thế giới. Điều đó không thể không
biết tới sự đóng góp của các nhà triết học về khoa học - những người cũng đi đầu trong
việc khẳng định nhân tố con người trong nhận thức khoa học.
Khoa học hiện đại, nói như Jaspers, nhờ “sự làm việc" của triết học mà gốc là siêu hình
học, đã vượt lên những bế tắc để phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Không chỉ khoa
học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng đã nhờ cái lực đẩy đó mà trở thành khoa học
nhân văn, khoa học con người. Khoa học nhân văn chỉ có thể xuất hiện cùng lúc khi
triết học về con người đã phát triển tới đỉnh cao. Đó là một cuộc cách mạng trong nền
văn hoá của loài người khi bước vào thế giới hiện đại. Giờ đây, khi khoa học hiện đại
được triết học khơi nguồn thì chủ nghĩa trung tâm xã hội phải lùi bước và "chủ nghĩa
trung tâm cái tôi" phải được thay bằng quan niệm coi con người là trung tâm thực tại,
con người là chủ thể để nhận thức thực tại. Chủ nghĩa kỹ trị phải được thay thế bằng
chủ nghĩa nhân trị (anthro pocratime). Không chỉ có "văn học là nhân học", mà tất cả
các khoa học xã hội, kể cả các bộ môn lấy xã hội làm trung tâm như xã hội học, kinh
tế... cũng đều trở thành khoa học nhân văn, một khi chúng gắn hữu cơ với triết học con
người.
"Một khoa học" không phải ở chỗ "văn hoá khoa học" và "văn hoá nhân văn" "thâm
nhập vào nhau”. Sự phân ngành khoa học là vô tận. Khoa học tự nhiên và khoa học
nhân văn trở thành một khoa học vì chúng đã làm đảo lộn "trường" của những cái vì sao
do triết học đưa lại. Các khoa học - khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn - đối thoại
với nhau trong những câu hỏi rối như tơ vò mà E.Morin gọi là tính phức hợp. ông miêu
tả bằng cách thêm một ý tưởng vào định nghĩa của Des- cartes: Triết học như là một cái
cây, rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ học và những cành mọc ra từ đó là các khoa
học khác.
Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay
GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
Tạp chí Triết học
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó
khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc
sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ
thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm
ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn
toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận
thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định
mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho
chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, triết học còn giúp
cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm
Ldthieu sưu tầm 19
hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải
quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay, triết học cũng đang thực hiện chính những vai trò to lớn đó.
Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, phức tạp và có tác động sâu sắc,
nhiều mặt không chỉ đến con người và xã hội, mà còn đến cả giới tự nhiên. Các sự biến
trong xã hội dồn dập xảy ra làm cho có những cái tưởng như hết sức vững chắc bỗng
đột ngột sụp đổ, cái mới có khi chưa kịp phát huy tác dụng, thậm chí chưa định hình rõ
rệt, thì lại đã có những cái mới hơn nảy sinh bổ sung hoặc chực chờ để thay thế.
Cùng với những biến động đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
toàn cầu, các thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu
hoá đang tạo nên những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại,
đang tác động mạnh đến tất cả các nền văn hoá dân tộc và đến văn minh nhân loại nói
chung. Công nghệ thông tin, các phương tiện liên lạc và giao thông hiện đại cực kỳ
thuận lợi và hiệu quả dường như đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngôi làng
toàn cầu”. Trong một bối cảnh như vậy đã có người nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay,
chỉ có kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao mới có thể là cứu cánh giúp cho con
người vượt qua những khó khăn, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng
mắc của cuộc sống, mới có thể đáp ứng được cả các nhu cầu thường nhật lẫn lâu dài
của nhân loại còn triết họe có lẽ đã hết thời(!)
Phải chăng đúng là như vậy?
Mọi người đều hiểu rằng, sẽ không thể có toàn cầu hoá hiện nay, trước hết là toàn cầu
hoá về kinh tế, còn bộ mặt của thế giới cùng với đời sống của từng cá nhân cũng sẽ rất
khác nếu như không có kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Song, nếu tỉnh táo mà xem
xét thì chúng ta sẽ thấy nhận định trên là khá hời hợt và nông cạn. Rất dễ dàng nhận ra
rằng, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt
được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh
tế, một mặt, là những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh
hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai
thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính con người và xã hội lại cũng
đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi ro khó lường do hậu
quả của việc chiếm dụng, sử đụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu ấy của con
người. Toàn cầu hoá, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của khoa
học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần huỷ hoại
nặng nề đối với thiên nhiên và ẩn chứa đầy nguy cơ đối với con người.
Dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, xuất phát từ thực tế
cuộc sống đương đại, con người đã có thể tự giải đáp được rất nhiều vấn đề mà họ quan
tâm. Song, đúng như Ph.Bêcơn (1561- 1626) đã từng nhận xét, những điều mà con
người đã biết được chưa thấm vào đâu so với những điều mà con người còn chưa biết.
Vì vậy, con người vẫn vừa phải tiếp tục tìm kiếm lời giải cho những thách đố muôn
thuở, vừa phải trả lời cho những câu hỏi hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra.
Đó là những câu hỏi đại loại như: thế giới này là gì? Vị trí của con người trong thế giới
Ldthieu sưu tầm 20
Vũ Tình
Tạp chí Triết học
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu
của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói
riêng.
Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng
định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây,
giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư
duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn
đề cơ bản của triết học".
Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ
giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của
triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng,
nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn
tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học".
Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và
vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề
này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết
học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề
giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào...
Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con
người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho
rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh
thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”
Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta
hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển,
nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng
túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là
chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm
những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao cho rõ để không chỉ phản
ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn phù hợp với sự
phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ băn của triết học, phải làm
sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?
Ldthieu sưu tầm 1
Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó
tạo nên hệ chống các vân đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành
khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề
chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò
cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho
ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của
một ngành khoa học.
Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người
về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của
mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vân đề đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết
những vấn đề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ
bản của triết học.
Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm
khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì,
tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy
dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của
Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý
thức".
Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen
viết tiếp:
“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể
của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm
rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG
nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và
rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa
linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa
tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống
như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của
thời kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn
đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái
nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình
thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG
nhấn mạnh).
Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả
quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được
sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn
Ldthieu sưu tầm 2
những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ
nghĩa duy vật.
Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái
niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có
nên không khi chúng ta cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự
nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa
tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc
dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần,
nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của
triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội
dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội
đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này
không đúng, vì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề
cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất.
Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật
chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa
duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là
cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên
này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.
Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy
tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan
gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George
Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ
nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các
quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái
niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý
này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu
tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và
cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông (
Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).
Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của
con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật
bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa
đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ
thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ
quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay
hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai
trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý
luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận
sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu:
Ldthieu sưu tầm 3
chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ
nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.
Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan
trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những
người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý
thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết.
Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy
không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan" là cái có
trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự
nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật,
thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của
chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất
cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không
ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.
Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học
Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư
duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau
nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.
Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật
chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài
người.
Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của
tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:
“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa
ý thức và vật chất".
Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” còn khái niệm
"tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp
này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư
duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất", còn trong nhưng trường hợp khác thì nội
dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các
vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh),
cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có
trước và do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho
thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ
Ldthieu sưu tầm 4
sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết
học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào
thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã
hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những
nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và
phương thức sản xuất với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những
con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh
hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có
trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là
đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái
phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định.
Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí
chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những
yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này
(ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người
(xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).
Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa
nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng
định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá
thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính
tương đối của ranh giới này.
Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến
giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối
quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai
mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ
ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:
Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của
con người đối với giới tự nhiên như thế nào?
Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận
thức của con người về giới tự nhiên ra sao?
Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định
hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có
tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình,
lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp,
cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.
Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau.
Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần
Ldthieu sưu tầm 5
làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học
Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.
Tìm hiểu về tư tưởng cải cách triết học của L.Phoiơbắc
Đinh Ngọc Thạch
Tạp chí Triết học
Phoiơbắc (1804 - 1872) là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức, người đã đem
đến sự kết thúc đầy ý nghĩa toàn bộ nền triết học phương Tây cổ điển nói chung, triết
học cổ điển Đức nói riêng. Tư tưởng cải cách triết học ở Phoiơbắc được hình thành từ
năm 1829, khi ông vừa hoàn thành Luận án Tiến sĩ và bắt đầu giảng môn logic học và
siêu hình học tại Erlangen.
Năm 1831, Hêgen mất, tám năm sau, Phoiơbắc công bố tác phẩm Góp phần phê phán
triết học Hêgen, qua đó đoạn tuyệt vời thế giới quan duy tâm, trở thành nhà duy vật.
Vấn đề cải cách triết học được ông bàn đến ở hầu hết các tác phẩm sau đó, nhưng nổi
bật nhất là trong ba tác phẩm kế tiếp nhau: gồm Bản chất của Cơ đốc giáo (1841), Sơ
thảo luận cương về cải cách triết học (1842), Những nguyên lý cơ bản của triết học về
tương lai (1843). Ba tác phẩm này có sức thu hút lớn đối với Mác thời trẻ bởi tính kiên
định, phân minh về thế giới quan và thiên hướng chính trị dân chủ, nhân văn của chúng.
Cải cách triết học của Phoiơbắc thể hiện trước hết trong việc giải quyết một cách duy
vật vấn đề cơ bản của triết học - mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tư duy và tồn
tại. Trong khi giải quyết vấn đề này, Phoiơbắc đã đưa thuyết nhân bản đến gần chủ
nghĩa duy vật. Luận điểm xuất phát của triết học Phoiơbắc là giới tự nhiên tồn tại không
lệ thuộc vào ý thức, nó là cơ sở của tồn tại người, ngoài tự nhiên và con người, không
có gì cả, bản chất của Thượng đế chẳng qua là sự phản ánh hư ảo bản chất con người.
Nguyên tắc nhân bản nằm ở tính thống nhất của bản chất con người, tinh thần và thể
xác, trong đó thể xác là bộ phận của thế giới khách quan, và ở chừng mực nào đó nó
bao hàm cả tồn tại của thế giới ấy. "Triết học mới Phoiơbắc viết, biến con người, gồm
cả tự nhiên với tư cách cơ sở của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ quát và cao
nhất của triết học và do đó, biến thuyết nhân bản, trong đó có triết học, thành khoa học
phổ quát".
Sự phân tích tiếp theo về phương thức tồn tại của toàn bộ thực tại vật chất gắn liền với
quan niệm của Phoiơbắc về vận động, không gian, thời gian và sự sống. Có thể nhận
thấy một Phoiơbắc hết sức triệt để trong cuộc tranh luận với các bậc tiền bối của triết
học Đức, cũng như triết học thế kỷ XVII - XVIII. Giới tự nhiên, theo Phoiơbắc, có tính
chất vật chất, vật thể, tính cảm giác được. Vật chất không do ai sáng tạo ra, luôn luôn
đã và sẽ tồn tại, nghĩa là vĩnh viễn, nó không có khởi điểm và kết thúc, nghĩa là vô hạn.
Cần tìm hiểu nguyên nhân của tự nhiên từ chính tự nhiên. Nếu Xpinôda tuyên bố thực
thể là causa sui (nguyên nhân tự thân), thì Phoiơbắc, theo cách hiểu đó, cũng khẳng
định "tự nhiên là causa sui". Nếu Hêgen xem tự nhiên là thứ ý niệm đã khách quan hoá
Ldthieu sưu tầm 6
(tha hoá), hay tinh thần hoá đá, chết cứng, thiếu sáng tạo, thì Phoiơbắc lại nhấn mạnh
yếu tố sản sinh và phát triển của nó. Tự nhiên không phải là bản thể được nhào nặn từ
cái tuyệt đối, thượng đế nào đó, mà là bản thể độc lập, không cần đến bất kỳ giá đỡ thần
thánh nào. Sự hình thành thế giới nói chung, Trái đất, Mặt trời là quá trình tự nhiên.
"Cú hích ban đầu của Chúa" mà Galilê và Niutơn hình dung, đối với Phoiơbắc, là sản
phẩm của trí tưởng tượng khôi hài. Nếu Hêgen xác lập ranh giới không thể vượt qua
giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, tự nhiên và tinh thần, thì Phoiơbắc lại từ lập
trường của chủ nghĩa duy vật mà khẳng định rằng, không có cái gì, kể cả sự sống, lại
không hình thành từ vật chất. Bên cạnh đó những dữ liệu do hoá học, sinh vật học và
sinh lý học đem đến đều được Phoiơbắc sử dụng thành công trong việc phê phán cả chủ
nghĩa duy tâm sinh lý học lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường (Môlesốt, Vôgơtơ).
Phoiơbắc xem không gian và thời gian là điều kiện cơ bản, là phương thức của tồn tại
(ngầm hiểu là tồn tại vật chất). Không gian và thời gian cũng đồng thời là phương thức
của tư duy, bởi lẽ tư duy cần phản ánh trung thực tồn tại khách quan. Vật chất vận động
và phát triển trong không, thời gian hiện thực. Tính khách quan của không gian và thời
gian được Phoiơbắc xem như tiêu chuẩn đầu tiên của thực tiễn.
Trong chương trình cải cách triết học của mình, Phoiơbắc còn vạch ra và phê phán
những tư tưởng đã làm cho triết học xa rời nhu cầu thực tiễn của con người. Triết học tư
biện, thần học "duy lý hoá", thần luận tự nhiên, phiếm thần luận... đều trở thành đối
tượng phê phán của Phoi nhắc. Nhà triết học trẻ tuổi, một mặt, đối với triết học tư biện,
thứ "thần học thực sự, triệt để và duy lý hoá".
Sự xem xét lại tư tưởng triết học của quá khứ và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp
với điều kiện lịch sử mới không chỉ là điều cần thiết, mà còn có ý nghĩa sống còn đối
với sự phát triển của chính triết học. Triết học, theo Phoiơbắc, cần được giải phóng khỏi
tính mập mờ của phiếm thần luận Xpinôda, chủ nghĩa duy tâm - thần luận của Cantơ,
Phíchtơ, Selinh và chủ nghĩa duy tâm phiếm thần luận - phiếm logic của Hêgen.
Phê phán chủ nghĩa duy tâm Hêgen trong nhận thức, Phoiơbắc cho rằng, không phải
cuộc sống diễn ra theo đồ thức luận tư duy sẵn có, mà ngược lại, đồ thức luận ấy cần
được làm mới, điều chỉnh thường xuyên bằng chất liệu của cuộc sống, chịu sự phán
quyết của những điều kiện sống. "Chân lý - Phoiơbắc viết, không nằm trong tư duy và
trong tri thức như cái tự thân tự tại. Chân lý ở ngay trong cuộc sống và trong bản chất
con người". Do đó, Phoiơbắc vạch ra nhiệm vụ của triết học là, từ sự "nhận thức cái
đang có", nhận thức bản chất sự vật như nó thể hiện ra cho chủ thể, cần suy nghĩ về cái
cần có trong tương lai. Khi triết học hướng đến thực tiễn (Phoiơbắc hiểu thực tiễn từ
góc độ những nhu cầu của cuộc sống con người), nó thể hiện mình như triết học của
con người và vì con người, đồng thời đặt con người trong sự thống nhất hài hoà với tự
nhiên. Phoiơbắc nhấn mạnh: "Triết học là khoa học về thực tiễn trong tính đầy đủ và
trọn vẹn của nó, song tổng thể thực tiễn là tự nhiên, hiểu theo nghĩa phổ quát của từ
này. Sự hoang tưởng đối lập với tự do tự nhiên, nhưng tự nhiên không đối lập với tự do
hợp lý trí".
Ldthieu sưu tầm 7
Ngược lại, nếu triết học tự giới hạn mình trong khuôn khổ của thứ "triết học học
đường", chủ nghĩa kinh viện mới theo kiểu Hêgen, thì những cải cách mà nó nêu ra
chẳng qua chỉ là trò bịa đặt của tư duy. Phoiơbắc nhất trí với Cantơ trong quan niệm về
tính phức tạp, "nghịch lý" của nhận thức, nhưng phê phán Cantơ trong học thuyết về sự
không thể nhận thức được "vật tự nó". Đương nhiên, mỗi thời đại chỉ có thể giải quyết
những nhiệm vụ phù hợp với khá năng hiện có, song không vì thế mà đào hố sâu ngăn
cách giữa khả năng thực tế và khát vọng của con người. Phoiơbắc khẳng định: "Những
gì chúng ta còn chưa nhận thức được, con cháu chúng ta sẽ nhận thức". Lý luận nhận
thức của Phoiơbắc chịu ảnh hưởng của duy cảm luận duy vật thế kỷ XVII - XVIII. Theo
ông, con người cần bắt đầu từ tính cảm giác như từ cái đơn giản, rõ ràng và dễ bộc lộ
nhất. Cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức, liên kết con người với thế giới xung
quanh. Cảm giác mang tính chủ quan, nhưng cơ sở và nguyên nhân của nó lại mang
tính khách quan. Các khái niệm, "ý niệm thực hiện sự khái quát hoá, trừu tượng hoá từ
các dữ liệu cảm tính ở nấc thang cao nhất (lý tính), nhận thức của con người trở nên
hoàn thiện hơn. Thực ra, trong phê phán lý tính thuần tuý Cantơ đã trình bày vấn đề này
khá sâu sắc, đã vạch ra sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và tư duy giác tính (trực
quan thiếu tư duy sẽ mù quáng, tư duy thiếu trực quan sẽ trống rỗng), song sự tuyệt đối
hoá những vong luận của nhận thức, hay quan niệm về năng lực tiên thiên của con
người không được Phoiơbắc chấp nhận. Phoiơbắc cũng phê phán chủ nghĩa duy tâm
chủ quan Phíchtơ do sự tuyệt đối hoá cái Tôi, cho dù đó là cái Tôi dân tộc đi chăng nữa.
Theo Phoiơbắc, không có cái Tôi trừu tượng, mà chỉ có nhưng con người bằng xương,
bằng thịt - sản phẩm hoàn thiện tưởng cải cách trong lý luận về con người - vấn đề chủ
đạo của thuyết nhân bản, hay nhân loại học. Ở đây có sự ngộ nhận của tác giả Sơ thảo
luận cương vế cải cách triết học. Phoiơbắc cho rằng thuyết nhân bản vượt qua cả chủ
nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm, vì nó xuất phát từ con người bằng xương, bằng
thịt, chứ không phải từ con người - cỗ máy và con người - lý tính tư biện. Sự ngộ nhận
này có thể thông cảm được, nếu căn cứ vào những diễn biến của cuộc tranh luận triết
học nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX tại Pháp và Đức, cũng như những
khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật máy móc - siêu hình.
Con người, theo Phoiơbắc, là sự kết tinh toàn bộ giá trị người, mà những giá trị người
đó được tích luỹ trong quá trình vươn đến tự do, và được thể hiện trong tư tưởng của
các vĩ nhân lý trí (triết gia). Hợp nhất các giá trị mang tính loài đặc thù ấy của con
người cung có nghĩa là xác định tồn tại người trong tổng thể các tính quy định của nó.
Phoiơbắc viết: "Con người là tồn tại tự do, tồn tại của nhân cách, tồn tại của pháp
quyền. Chỉ trong con người mới tồn tại cái Tôi của Phíchtơ, đơn tứ của Lépnít, cái tuyệt
đối". Triết học mới vừa có tính phủ định, vừa có tính thống nhất, nó phủ định cái phiến
diện ở mỗi học thuyết và thống nhất các chân lý dù đối lập nhau nhưng cùng đóng vai
trò tích cực cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Triết học của tương lai không phải là phép
cộng hay sự chiết trung tư tưởng từ ngày hôm qua, mà là thuyết nhân bản (nhân loại
học) có định hướng thực tiễn, phát huy cao nhất quan hệ chân chính, khắc phục tình
trạng phân đôi bản chất của con người. Phoiơbắc xem tình yêu, từ tình yêu như kết quả
và sự thể hiện của quan hệ hôn nhân, gia đình, đến tình yêu nhân loại (tình yêu phổ
quát) là quan hệ chân chính, quy sự đố kỵ và thù địch về quan hệ không chân chính, bị
tha hoá.
Ldthieu sưu tầm 8
Phoiơbắc phê phán quan niệm về con người cả ở các nhà duy vật thế kỷ XVII - XVIII
lẫn triết học tư biện Hêgen. Vấn đề là ở chỗ, Đêcáctơ, La Méttơn, Điđrô là những nhà
tư tưởng lớn của thời đại mình đã đề cao năng lực tư duy, ý chí sáng tạo, khát vọng tự
do của con người, nhưng do chịu sự chi phối của các nguyên lý cơ học và xu thế toán
học hoá tư duy, nên đôi khi họ mô tả cơ thể người theo một môtíp hết sức máy móc, đại
loại như "con người - cỗ máy", “xã hội - tổ hợp máy". Không chỉ Phoiơbắc, mà trước
đó, quan điểm trên đã bị các nhà duy tâm, các nhà thần học phê phán quyết liệt.
Phoiơbắc cho rằng, các nhà duy vật thế kỷ trước đã không làm nổi bật hình ảnh con
người sống động, bằng xương, bằng thịt. Phải chăng chính vì thế mà cả Cantơ lẫn
Phíchtơ và Hêgen đều đồng nhất chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa giáo điều?
Ở Hêgen, mọi thứ đều được xem xét tử góc độ của lý trí tư duy. Nhưng lý trí, dù là nấc
thang cao nhất của quá trình nhận thức cũng không thể đem đến lời giải đáp duy nhất
thoả đáng cho đời sống phức tạp và phong phú của con người. Tinh thần, theo
Phoiơbắc, chỉ thể hiện mình ở nơi có sự vận động, ưu tư, hưng phấn, lòng nhiệt thành
và xúc cảm. Nơi đó là tồn tại chân chính, con người, với “các tố chất người", hợp nên
“bản chất cộng đồng" mà thiếu nó, đời sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên vô nghĩa.
Hêgen đã dệt thêu nên cả một huyền thoại về lý trí, duy lý hoá niềm tin vào Thượng đế
thậm chí xem lịch sử tôn giáo là lịch sử vận động của ý thức phản tỉnh. Ngược lại,
Phoiơbắc đưa bản chất tôn giáo về bản chất con người, loại Thượng đế ra khỏi đối
tượng nghiên cứu của triết học, đưa hình ảnh đó về đúng vị trí của nó - thần học. C.Mác
nhận ra sự "nổi loạn" này ngay trong thời kỳ đang còn chịu ảnh hưởng của triết học
Hêgen. Sự nhận thức lại cung đồng thời là sự cải cách, là "suối lửa”, mở ra con đường
cho triết học thực tiễn đúng nghĩa, triết học cải tạo thế giới, gắn với tên tuổi của C.Mác
và Ph.Ăngghen.
Lẽ cố nhiên, phương án cải cách của Phoiơbắc không tránh khỏi những ảo tưởng, do
chịu sự tác động của thời đại mình. Trong triết học tự nhiên, sự cải cách của Phoiơbắc
chỉ thể hiện được một nửa. Trước hết, trong khi phê phán triết học tư biện, duy tâm của
Hêgen, Phoiơbắc không đánh giá đúng mức "hạt nhân hợp lý" của phép biện chứng
Hêgen, vì vậy sự phê phán của ông đôi chỗ tỏ ra thiếu sâu sắc, thiếu sức thuyết phục.
Hơn nữa, mặc dù Phoiơbắc giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học,
song ông lại né tránh thuật ngữ duy vật, không thừa nhận bản chất thế giới quan của
mình. Phoiơbắc xuất phát tử những khiếm khuyết của chủ nghĩa duy vật ở những thế kỷ
trước để phủ nhận các giá trị thực sự của nó trong lịch sử, hay nói cách khác, ông quy
hiện tượng nhất thời của một khuynh hướng thế giới về bản chất của nó, tức "thấy cây
mà không thấy rừng". Ông nói nhiều đến vận động, phát triển, song không lý giải một
cách đúng đắn động lực của phát triển. Trọng tâm phân tích của Phoiơbắc là làm sáng
tỏ tính khách quan của tự nhiên, chứ không phải tính biến đổi, tính quy luật, tính tất yếu
khách quan và tính lịch sử của nó. Với những diều vừa nêu, có thể thấy rằng Phoiơbắc
chưa thể vượt qua khuôn khổ của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Trong thuyết nhân bản - đạo đức, Phoiơbắc nhấn mạnh giá trị con người, "tố chất
người" nói chung, song chưa nêu ra được những tính quy định xã hội thực sự làm nên
bản chất con người. Ông đề cao tình yêu phổ quát, cổ suý cho huyền thoại về tình yêu,
Ldthieu sưu tầm 9
và cung chỉ dừng lại ở huyền thoại ở Phoiơbắc, chủ nghĩa duy tâm xã hội đan xen với
chủ nghĩa không tưởng chính trị về một Nhà nước "của tất cả và dành cho tất cả", thể
hiện sự trọn vẹn, hiện thực, phát triển, trực tiếp của bản chất con người. Ông phê phán
một ảo tưởng để hướng đến thứ ảo tưởng khác - "tôn giáo của Tình yêu’ phi lịch sử.
Như thế, sự tiến bộ xã hội được nhà tư tưởng nhân bản xem xét qua lăng kính của sự
thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần, chứ không phải hoạt động thực tiễn - vật chất
của con người.
Đạo đức học của Phoiơbắc, theo Ph.Ăngghen, tỏ ra nghèo nàn hơn Hêgen do tính dung
tục hoá, tính đơn giản và tính ảo tưởng của nó. Phoiơbắc lấy con người làm điểm xuất
phát, nhưng đó không phải là con người sống trong một thế giới hiện thực với những
quan hệ phức tạp, mà là con người trừu tượng, phi lịch sự mặc dù đôi khi ông cũng đưa
ra hình ảnh tương phản: "trong một cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều
tranh". Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng, tư tưởng đạo đức của Phoiơbắc đầy ắp những giấc mơ
đẹp, nhưng ông lại không vạch ra từ đâu và bằng cách nào đề biến chúng thành hiện
thực. "Đối với Phoiơbắc, Ph.Ăngghen viết, thì tình yêu ở đâu và bao giờ cũng là một
ông thần lắm phép lạ có thể giúp vượt mọi khó khăn của đời sống thực tiễn và điều đó
diễn ra trong một xã hội chia thành những giai cấp có những lợi ích đối lập hắn với
nhau!(...) hãy yêu nhau đi, hãy ôm hôn nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đẳng
cấp, thật là giấc mơ thiên hạ thuận hoài". Quan niệm thiện - ác, hạnh phúc - đau khổ,
tình yêu - thù địch ở Phoiơbắc bị chia cắt một cách siêu hình, thiếu hẳn yếu tố tác động
và chuyển hoá. Đây là bước thụt lùi so với Hêgen. Ngay cả đem so sánh với Cantơ,
Phoiơbắc vẫn quá đơn điệu. Ph.Ăngghen viết: "Học thuyết của Phoiơbắc về đạo đức...
được gọt dũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh và chính vì thế
mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả”.
Cách tiếp cận giá trị luận về con người là cần thiết, nhưng chưa đủ cơ sở đề lý giải bản
chất thực sự của con người. Chính vì thế mà trong thời kỳ xác lập những tư tưởng nền
tảng của triết học mới, C.Mác đã nêu ra hai phạm trù lớn trong một tuyên ngôn triết học
của mình - phạm trù thực tiễn và phạm trù bản chất con người. Thống nhất hai phạm trù
đó sẽ hiểu được điểm xuất phát và mục đích cuối cùng của triết học Mác. Cái cần có
trong triết học mang tính cải cách của Phoiơbắc chỉ dừng lại ở những nét phác thảo đơn
giản, sơ lược và đầy mâu thuẫn. Đóng góp lớn nhất của Phoiơbắc chính là ở chỗ, ông đã
vượt qua một thói quen tư duy để hình thành cách suy nghĩ mới, cả trong quan niệm về
tự nhiên, về lý luận nhận thức lẫn trong cách hiểu về con người. "Triết học hiện đại từ
bỏ tư tưởng kinh viện..." tuyên bố đó của Phoiơbắc trong Những nguyên nhân cơ bản
của triết học về tương lai tự nó đã thể hiện thiên hướng cải cách tích cực của ông. Triết
học cần từ bỏ tính sách vở, những biện luận thuần tuý của tư duy để đến với cuộc sống,
được vật chất hoá trong hoạt động thực tiễn của con người. Cái cần có trong dự án cải
cách triết học của Phoiơbắc - sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật và thuyết nhân bản đã
được hiệu chỉnh, hoàn thiện, phát triển lên trình độ cao, trình độ của chủ nghĩa duy vật
biện chứng triệt để và khoa học.
Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội
Ldthieu sưu tầm 10
GS. Phan Đình Diệu
Tạp chí Tia Sáng
Sự chuyển biến sang kinh tế tri thức thường đòi hỏi những cải cách quyết liệt, đôi khi là
những sự "huỷ diệt sáng tạo" (creative destruction). Vì vậy, liên tục đổi mới tư duy với
những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt
trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý...
đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại
là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta.
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội loài người, và
đặc biệt của những biến đổi có tính chất cách mạng trong tư duy và nhân thức của con
người đối với tự nhiên và cuộc sống. Từ những thập niên đầu thế kỷ, những đổi mới tư
duy trong vật lý học và khoa học tự nhiên đã đưa đến những thành tựu kỳ diệu trong
phát triển khoa học và công nghệ: và rồi đến những thập niên trong nửa sau thế kỷ,
song song với sự phát triển mạnh mẽ và những chuyển biến to lớn trong các nền kinh tế
và trên thị trường thế giới, nhiều lý thuyết khoa học mới về thông tin, về hệ thống, tổ
chức, điều khiển và quản lý ra đời, làm cơ sở cho những đổi mới tư duy và nhận thức về
bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với những đổi mới tư duy về các vấn đề tổ
chức và quản lý trong môi trưởng mới của sự phát triển. Đến thập niên cuối cùng của
thế kỷ, những tiến bộ và đổi thay dồn dập đã xác định rõ diện mạo của bước chuyển
biến có tính chất toàn cầu: chuyển biến sang một nền kinh tế dựa chủ yếu trên các
nguồn lực thông tin và tri thức. một xã hội thông tin và tri thức. Và yêu cầu đổi mới tư
duy, đổi mới nhận thức để thích nghi và phát triển trong môi trường mới đó của một
nền kinh tế thị trường "toàn cầu hoá" đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với mọi quốc
gia, và tất nhiên lại càng cần thiết và cấp bách đối với những nước còn chậm phát triển
như nước ta.
Từ giữa những năm 80, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nước ta thực sự đã bước vào
một giai đoạn tự chuyển biến đầy khích lệ và cũng đầy khó khăn, phức tạp. Nhiều chính
sách mới mở đường cho việc giải phóng và phát huy những nhân tố tích cực trong kinh
tế và xã hội, đã tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống của đất nước là điều mà ai
cũng thấy rõ. Nhưng, đang trong giai đoạn chuyển biến sang một trật tự mới có khả
năng đáp ứng tốt hơn mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", quá
trình lớn mạnh của những nhân tố mới, tích cực, có khả năng vượt trội và thay thế dần
sự níu kéo của các yếu tố cũ cỏ sức ỳ lớn và uy quyền không nhỏ: đã và còn diễn ra
không đơn giản. Sự biến đổi đó xảy ra thường xuyên trong mỗi con người, trong các tổ
chức và trong toàn xã hội. Và vì thế ta không lấy làm lạ là trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế
đến văn hoá, xã hội, giáo dục... bên cạnh những thành quả tích cực mà khó khăn lắm
mới đạt được vẫn còn đầy những tiêu cực phi lý làm nhức nhối lòng người. Trong lĩnh
vực kinh tế, sự giằng co giữa cái mới và cái cũ diễn ra một cách phức tạp. Cuộc cải
cách cơ cấu, yếu tố then chốt để xoay chuyển cơ bản tình hình vẫn diễn ra chậm chạp.
Từ đầu công cuộc đổi mới ta đã xem rất đúng rằng đổi mới tư duy trước hết là tư duy
kinh tế là điêu có ý nghĩa quyết định nhất. Quả thực, trên thế giới trong mấy thập niên
vừa qua, những tư duy về kinh tế, thị trường, tổ chức và quản lý kinh tế, hoạt động kinh
Ldthieu sưu tầm 11
doanh... có nhiều đổi mới sâu sắc. Những tư duy mới đó không phải là xa lạ với nhiều
nhà kinh tế, nhiều doanh nhân của nước ta. Những tư duy mới là nhằm: một mặt dựa
trên những thành tựu khoa học mới giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn, bản
chất hơn về đối tượng nhận thức mà những cách tư duy cũ thường chỉ cho ta những
hiểu biết sơ lược, đơn giản. mặt khác, giúp ta những nhận thức mới do bản thân đối
tượng đã có nhiều biến đổi và đang liên tục biến đổi. Tư duy mới về kinh tế gồm cả hai
mặt nói trên, tức vừa là mới do có cách nhìn mới, và vừa là mới do bản thân nền kinh tế
liên tục có những chuyển biến mới.
Với cách nhìn mới, cách nhìn hệ thống, đối với những đối tượng phức tạp như kinh tế
xã hội, ta có những cách lý giải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn về các mối quan hệ phức
tạp và đa dạng trong một nền kinh tế, trong sự vận hành của cơ chế thị trường, về
những sức mạnh nội tại của các cơ chế tự tổ chức và phát triển trong các hệ thống phức
tạp. Nền kinh tế tri thức thế giới đang và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, thực
chất đó là toàn cầu hoá của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn
lực rất năng động và dễ biến động như tài chính, thông tin và tri thức, những nguồn lực
gần như không có biên giới về không gian và cách biệt về thời gian. Một nền kinh tế
như vậy không chỉ tuân theo những "quy luật" kinh điển mà ta đã biết, mà còn chịu tác
động của những quy luật mới của cơ chế tự tâng cường, của các liên hệ ngược dương,
của luật "tỷ suất lợi nhuận tăng”. Những yếu tố bất định: bất ổn định, khó tiên đoán
được ngày càng nhiều... Tính chất của hàng hoá và thị trường, đặc biệt là bản chất của
tính cạnh tranh, của những ưu thế cạnh tranh trên thị trường, đang có những biến đổi
sâu sắc.
Đổi mới nhận thức về sự phát triển của nền kinh té thị trường hiện đại và về yêu cầu hội
nhập có ý nghĩa sống còn của chúng ta vào xu thế chung đó dẫn đến đòi hỏi tất yếu phải
đổi mới tư duy về tổ chức và quản lý kinh tế. Có được trang bị những tư duy mới năng
động hơn, linh hoạt hơn nhiều sức sống hơn, thì mới đủ niềm tin để khắc phục những
nếp tư duy cũ đã trở thành trì trệ. Hơn bao giờ hết, vào lúc này đây ta cần xác lập và
thường xuyên bồi dưỡng một tư duy mới để vững bước tiếp tục con đường cải cách,
trước mắt xoá bỏ mọi rào cản để mọi yếu tố tích cực, năng động được tự do phát triển
trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh và rồi sau đó tiếp tục chăm lo tạo môi
trường thuận lợi cho mọi nhân tố mới, mọi tài năng mới được tự do nảy nở và đua
tranh, làm cho đất nước ta dân giàu mạnh trong một nền kinh tế tri thức, vững vàng với
tư thế bình đẳng tiến vào con đường hội nhập chung với thế giới.
Khoa học hiện đại và triết học
Nguyễn Văn Dũng
Tạp chí Triết học
Trong bài "văn hoá khoa học và văn hoá nhân văn" trên Tạp chí Văn học, số 2 năm
1994, tác giả Hoàng Đình Phu đã viết như sau: "Khoa học chỉ là một kiểu nhận thức,
chứ không phải là kiểu nhận thức duy nhất... còn có những kiểu nhận thức... dựa vào
trực giác, vào suy tư, vào các hoạt động nội tâm". Paul Feyer, nhà triết học Mỹ cũng
Ldthieu sưu tầm 12
đưa ra một luận đề: đường vào khoa học không chỉ là một tuyến tính mà là "hỗn loạn"
(anarchiste), là "đa nguyên".
Trong lịch sử khoa học, người ta coi phát minh về lý thuyết tương đối của A.Einstein là
sự mở đầu cho khoa học hiện đại, bởi vì từ đây con người khám phá ra một thế giới mới
và gắn liền với nó là một phương pháp khoa học hoàn toàn khác về chất so với khoa
học cổ điển. Trong cuốn Cơ cấu cách mạng khoa học, nhà triết học người Mỹ Thomas
Kuhn cho rằng mỗi thời kỳ phát triển bình thường của khoa học đều có một hệ thống
chuẩn tương ứng: hiện nay là hệ chuẩn kiểu Einstein, trước đó là hệ chuẩn kiểu
Newton. Nhà triết học người Pháp G.Bachelar lại cho rằng mỗi giai đoạn phát triển của
khoa học là một sự gần đúng: lý thuyết về vạn vật hấp dẫn của Newton là sự gần đúng
thứ nhất, còn lý thuyết tương đối của Einstein là sự gần đúng thứ hai.
Vào đầu thế kỷ XX, Einstein cùng với Planck đã làm một cuộc “cách mạng khoa học",
đưa đến một hệ thống giá trị mới chi phối cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự khám
phá một quy mô lượng tử không thể nhận biết được bằng giác quan với những định luật
hoàn toàn khác với những định luật có thể nhận biết được trong đời sống hàng ngày. Đó
là đóng góp quan trọng nhất của khoa học hiện đại vào tri thức nhân loại. Tư tưởng này
đã đặt nền móng cho một cách nhìn mới về thế giới: thế giới các sự kiện lượng tử hoàn
toàn khác hẳn với thế giới mà cách đây hơn một thế kỷ do Newton khám phá.
Sự kiện lượng tử không thể tách ra được như một vật thể đã chứng tỏ rằng thế giới, đó
còn là thế giới của những mối liên quan với nhau giữa mọi sự vật, của các quan hệ, các
tác động qua lại. Hơn nữa, thực thể lượng tử vừa là hạt, vừa là sóng. Ở đây tính liên tục
và tính gián đoạn cùng tồn tại hài hoà. Mặc dù, năng lượng biến đổi theo những bước
nhảy, nhưng thế giới nhìn được của chúng ta vẫn là thế giới của tính liên tục. Thế giới
mới là thế giới của sự sôi động thường xuyên của sinh và huỷ, của chuyển động với
những tốc độ kinh khủng. Năng lượng tập trung ở quy mô vô cùng nhỏ nhưng có thể
đạt tới những giá trị rất lớn, là điều khó có thể hình đung được trong cách suy nghĩ của
chúng ta.
Đối vời chúng ta, hình như các hạt lượng tử liên hệ với nhau bằng một liên thông bí ẩn,
bởi vì chúng vượt qua hàng rào không gian và thời gian. Hai Photon tương tác với nhau
không phải theo cách những hạt có thể hình đung trong một không gian Newton, tức
như những tiểu thể. Đối với nhà vật lý học lượng tử, những từ như "hạt", "quỹ đạo"...
đều là nghi đề. Về chủ nghĩa bất định, ở đây không nên hiểu đó là một lý thuyết về sự
mù mờ, là một chủ nghĩa bất khả tri, mà chính là để nói rằng hạt lượng tử biểu diễn
trong không gian và thời gian (như trong vật lý học Newton), do vậy, hiển nhiên là
không thể hình dung nó bằng trí tuệ được, tức là vượt qua khuôn khổ của một lập luận
logic của vật lý học cổ điển mà loài người đã quen dùng. Cho nên, dường như muốn
nắm được nó, nó lại trượt khỏi tay ta. Và đường như nhà vật lý muốn phát triển lý
thuyết của mình nhưng lại không sao lý giải được chính xác từ vựng của mình. Richasd
Fpynman, trong cuốn Bản tính vật lý, đã băn khoăn viết rằng: "Tôi rất muốn khai phá
thế giới mà không tìm đâu ra được định nghĩa".
Ldthieu sưu tầm 13
Cho đến thế kỷ XIX, vật lý học Newton là một chủ nghĩa quyết định bất di bất dịch:
vạn vật đều gắn bó với nhau, những nguyên nhân như nhau bao giờ cũng sinh ra kết quả
như nhau. Đó là những quy luật "thép" chi phối sự tiến hoá không sao cưỡng lại được.
Nhưng bên cạnh những quy luật ấy, những cái tất yếu ấy, như một dòng nước xoáy cái
ngẫu nhiên cứ ùa vào tư tưởng khoa học. Những quy luật chồng chéo lên nhau trong tự
nhiên nhưng vẫn chừa nơi vùng vẫy cho cái ngẫu nhiên. Sự tiến hoá của sinh quyển của
chúng ta phải chăng là kết quả của một dự án phức tạp diễn ra theo một kịch bản đã
được thiết kế chặt chẽ từ trước, cho nên ta chỉ còn nhiệm vụ mô tả và phân tích nó.
Hoặc không phải thế, mà đó là kết quả của một chuỗi sự kiện ngẫu nhiên, giờ đây vật lý
học cổ điển không còn khả năng cho ta một lời giải đáp.
Vì sức sống của cái ngẫu nhiên nằm trong thực tại, cho nên thực tại bao chứa cái không
thể tiên đoán, cái bấp bênh. Và đó chính là nền tảng của lý thuyết hỗn.độn. Như vậy,
bản thân thực tại là hỗn độn, chứ không do sự bất cập của hệ thống tri thức của chúng
ta, hay không do sự không hoàn hảo của thiết bị kỹ thuật của chúng ta. Trong thế giới
hỗn độn, đầy ngẫu nhiên, nhiều dự đoán gần như không sao thực hiện được bởi vì một
nguyên nhân bé có thể dẫn đến những hiệu quả to , cực to mà con người dường như
không tưởng tượng nổi. Nhà khí tượng học người Mỹ Edward Lorenz đã đưa ra một
hình ảnh nổi tiếng để nói về cáải không thể dự đoán được của con người. Đó là cái đập
cánh của một con bướm ở vùng Amazone có thể gây nên một trận cuồng phong ở bờ
biển Bretagne.
Cùng với lý thuyết về hỗn độn, lý thuyết về phức hợp cũng không kém phần bí ẩn. Nhà
triết học người Pháp Edgar Morin cho rằng "Tín điều của một thứ chủ nghĩa quyết định
đã sụp đổ bởi vì vũ trụ không bị chi phối bởi chủ nghĩa quyền tuyệt đối của trật tự mà
còn bởi mối quan hệ dialogique giữa trật tự, rối loạn và tổ chức". Phức hợp như vậy,
một mặt, là sự liên kết, và mặt khác, là sự chấp nhận thách thức của sự không chắc
chắn. Nguyên lý dialogique đã nối hai nguyên lý hay hai khái niệm đối kháng nhau,
nhưng không tách rời nhau và đều cần thiết để hiểu rõ thực tại. Niels Bohr cho rằng hạt
vật lý vừa là hạt, vừa là sóng. Pascal viết: "Đối nghịch với sự thục không phải là sai
lệch mà là một sự thực đối nghịch”. Bohr nói rõ hơn: “Sự ngược lại của sự thực thông
thường là một sai lệch vô lý, nhưng sự trái ngược của một sự thực sâu sắc thì bao giờ
cũng là một sự thật sâu sắc .
Rõ ràng, khoa học hiện đại đã tạo dựng một quang cảnh mới và đã đóng lại thời kỳ tôn
thờ cái châm ngôn khoa học “càng đơn giản thì càng đẹp, càng đúng", đã mở màn cho
một châm ngôn khoa học mới "càng phức hợp, càng hỗn độn thì càng hiện thức". Càng
hiện thực bởi vì cái bị quy định theo tinh thần nhân quả máy móc đã nhường bước cho
cái khả thể, cái tất yếu không còn một mình thống trị mà buộc phải chấp nhận có cả cái
ngẫu nhiên. Khoa học hiện đại đã đặt đúng vấn đề: khoa học cổ điển đã sa vào một cuộc
khủng hoảng nổi trội lên ở sự phi lý của lý trí thực nghiệm và từ đó xoá bỏ sự hiện diện
của con người với tư cách là chủ thể quan sát trong quá trình nhận thức thực tại vật lý.
Dường như khoa học hiện đại đang đứng tại chỗ dò những ngõ cụt và những nghịch lý
cản đường.
Ldthieu sưu tầm 14
Nhà triết học người Đức Jaspers đã viết rằng: Cuộc khám phá vũ trụ cho ta thấy khoa
học thực nghiệm chưa hoàn thành được công việc. Triết học phải tiếp tục công việc mà
khoa học bỏ dở. Whitehead, nhà triết học Anh, nói rõ chỗ bỏ dở đó là khoa học nói
chung không đi tới cùng những vấn đề mà nó nêu lên. Bởi vì, đến lúc mà những thử, sai
kinh nghiệm không thực hiện được thì những vấn đề đó sẽ như rơi vào đám mây mù.
Nhưng, theo ông, dũng cảm và có thể gọi là táo bạo nhất, bởi vì, bao giờ trong những
điều kiện ít thuận lợi nhất, triết học học cũng tự mình đứng ra để trả lời những vấn đề
lớn nhất của thời đại. Sự phát triển của khoa học hienẹ đại đang chứng minh điều khẳng
định trên: nhà khoa học và nhà triết học đã, đang và sẽ đồng hàng với nhau trong sự tiến
bước.
Người ta nghĩ rằng nguyên lý bất định chỉ có thể áp dụng vào cái vô cùng nhỏ ở quy mô
lượng tử, còn ở quy mô lớn thì có những quy luật tương ứng vững chắc như bê tông
ngự trị. Nhưng, rõ ràng là trong những điều kiện nhất định, nguyên lý về hôn độn vẫn
tồn tại ngay ở quỹ đạo của hành tinh. Chẳng hạn, một trong những vệ tinh của sao Mộc
đi theo một quỹ đạo kỳ quặc, đến nỗi không sao đoán được trước hướng đi của nó trong
ba ngày tới. Không phải vì các dụng cụ của chúng ta không thích hợp, không thể quan
sát, nghiên cứu được nó, mà bản thân nó là một bất khả thể. Từ đó, người ta đi tới kết
luận rằng đứng trước vũ trụ hỗn độn này, tuy ta không rời mắt khỏi những biển chỉ dẫn
của tri thức khoa học, nhưng để định hướng trong cuộc sống ta cần đến những ngon đèn
khác nữa.
Thiên văn học hiện đại không thể không gợi nên những băn khoăn về ý nghĩa tột cùng
của vũ trụ. Đây không còn là vấn đề của khoa học mà là của triết học. Thiên văn học,
môn khoa học hình như đi tới gần cội nguồn của những điều bí ẩn của tồn tại, đi tới
những miền mà vật lý học hầu như hoà lẫn vào siêu hình học.
Ở phương Tây, cho đến nay người vẫn trung thành với định nghĩa của nhà khoa học,
nhà triết học lớn Descartes về siêu hình học. Trong nhưng nguyên lý của triết học
Descartes viết: "Toàn thể triết học như một cái cây mà rễ là siêu hình học, thân là hình
nhi hạ học". Trước hết, đó là những sự vật như bản thể nói chung, nhất là Thượng đế, là
những bản thể tinh thần được làm ra từ hình ảnh của Người (Bossuet), đó là toàn thể
những tri thức do năng lực nhận thức a priori đưa lại (Kant), đó là tri thức trực giác của
cái tuyệt đối và một cách ưu tiên của cái tinh thần (Bergson). Còn có thể kể tiếp nhiều ý
tưởng tương tự. Tất cả các chân lý của siêu.hình họe, nói như Husserl, đều là cái bất
biến, nói như J.P. Sartre, là cái vô bằng, nó là nguyên nhân của chính nó.
Einstein đã nói một câu nổi tiếng về sự bất cập của chủ nghĩa duy lý: Điều khó hiểu
nhất của thế giới là có thể hiểu được thế giới, có nghĩa là mặt phi lý nhất của thế giới là
ở tính duy lý của nó. Cho nên, để thực hiện khoa học trong quan hệ con người - tự
nhiên, không chỉ có sự tương hợp giữa tư duy, tức lý trí và tự nhiên, mà còn cần một
nhân tố thứ ba - Einstein gọi đó là trực giác - với chức năng là hình thức nhận thức tức
thời của con người trong sự hình thành những phát minh khoa học lớn.
Người ta cho rằng chủ nghĩa quy giản ca tụng một thứ chủ nghĩa nhị nguyên tầm
thường, sai lầm và tĩnh tại đã không biết, đã quên lãng nhân tố thứ ba này của sự nhận
Ldthieu sưu tầm 15
thức. Trực giác mà Einstein nói ở đây chính là sự tưởng tượng của con người vượt ra
ngoài vòng cương tỏa của lý trí. Vậy, tính ưu tiên dành cho năng lực nào của nhận
thức? Einstein khẳng định: "tưởng tượng quan trọng hơn tri thức". Nhà bác học về sinh
học phân tử Fracois Jacob cho rằng trong công việc của nhà khoa học cũng như trong
công việc của nhà nghệ sĩ, yếu tố tưởng tượng ít nhất lúc bắt đầu, rất giống nhau. Ông
nói: "Co ngựa phi, con chim bay, con bọ chét nhảy. Còn chúng ta thì hoạt động với sức
tưởng tượng của mình". I.Prigorine (giải thưởng Nobel về hoá học) cũng đề xướng chủ
đề về “sự liên minh” giữa con người và vũ trụ. J.Monod (giải thưởng Nobel về y học)
cũng góp phần vào vấn đề lớn chung đó. Xem xét lịch sử khoa học thì đặc trưng về tư
duy nói trên ở nhà khoa học cũng không hoàn toàn là bất ngờ. Từ thời cổ đại, Aristote
chả đã nói rằng “khoa học bắt đầu từ sự ngạc nhiên” hay sao?
"Ngọn đèn" soi đường cho khoa học mà các nhà khoa học lớn truyền tay nhau đã được
Tuyên bố Venise thắp sáng lên: “Sự gặp gỡ bất ngờ và bổ ích giữa khoa học với các
truyền thống khác nhau trên thế giới cho phép ta nghĩ đến sự xuất hiện một cách nhìn
về loài người, thậm chí một chủ nghĩa duy lý mới có thể dẫn đến một triển vọng siêu
hình học mới". Theo Tuyên bố Venise, trong hoạt động khoa học trước đây, người ta đi
theo một chủ nghĩa nhị nguyên đối lập khoa học và siêu hình học, chủ nghĩa duy lý và
chủ nghĩa phi duy lý, vật chất và tinh thần... Ngày nay, chủ nghĩa nhị nguyên đó đã bị
vượt qua, cho nên một chủ nghĩa duy lý mới, tính duy lý bội của khoa học, một siêu
hình học mới đã xuất hiện. Khoa học ngày nay không phải là "tháp ngà" dành riêng cho
chủ nghĩa duy lý: mọi tinh lực của con người đều cần có mặt ở đấy để góp một tiếng nói
chung, để tranh luận về thế giới, để tìm những phương thế can thiệp vào thế giới ấy.
Chủ nghĩa thực chứng chỉ sùng bái khoa học. Vì vậy, chủ nghĩa duy khoa học của nó
đối lập với tất cả những gì có trước nó, khác nó mà nó gọi là truyền thống. Truyền
thống là toàn bộ các học thuyết, các tập tục tôn giáo, tâm lý, đạo đức, là toàn bộ thông
tin ít nhiều mang tính truyền thuyết liên quan tới quá khứ. Tóm lại, đó là toàn bộ những
hiểu biết trong sự tiến hoá tinh thần của con người về vị trí, về mối quan hệ của con
người trong các thế giới khác nhau. Toàn thể những hiểu biết ấy, mặc dù có những hình
thức đa dạng trong giao lưu, và có những biến dạng do thời gian và lịch sử gây nên,
nhưng nhìn chung là bền vững, bất biến và vĩnh cửu. Cho nên chúng mang tính siêu
hình rõ ràng.
Khoa học trước đây đối lập với truyền thống ít nhất ở mấy mặt sau đây:
Khoa học dựa trên sự nhận thức thực tại qua trung gian lý tính, trí tuệ, kết cấu logic và
toán học. Trái lại, truyền thống suy ngẫm, phát hiện, nhận biết trực tiếp về thực tại bằng
thể xác, bằng bản năng, bằng cảm giác bằng niềm tin. Nó coi tư duy thân xác tế vi, cao
hơn tư duy logic.
Khoa học giả định rằng một tiền đề nào đó về sự tồn tại của một thực tại khách quan
phải được chứng minh trong một không gian, thời gian xác định. Trái lại, truyền thống
luôn khẳng định rằng thực tại không gắn với không thời gian. Vấn đề là chỉ cốt sao tìm
được bản thể đích thực của đối tượng bằng việc hoà nó vào một thực tại duy nhất, bao
hàm tất cả.
Ldthieu sưu tầm 16
Khoa học thực hiện thí nghiệm. Thí nghiệm đó được truyền đạt và được lặp lại, được
xác định một cách khách quan và ở mức tối đa. Thí nghiệm là quan toà tối cao của khoa
học. Trái lại, trong rất nhiều trưởng hợp, truyền thống không thể truyền đạt bằng ngôn
ngữ tự nhiên, nó là “vô ngôn". Thí nghiệm của truyền thống là duy nhất, là triệt để vượt
qua những phạm trù logic thông thường.
Khoa học quan tâm chủ yếu đến hiệu quả ở mức cao nhất, trên phương diện tính vật
chất trực tiếp, nhằm dẫn tới những phát minh. Trái lại, truyền thống có quyền không
tính tới hiệu quả đối với tính vật chất không gian - thời gian, tính vật chất trực tiếp của
quan sát.
Tóm lại, khoa học hiện đại vẫn khác với truyền thống về bản chất, cả về phương điện
huy động và về mục đích. Chúng như hai cực của một mâu thuẫn, hai cái nan hoa của
một bánh xe. Tuy khác nhau, nhưng chúng luôn luôn hướng về một tâm: đó là con
người và sự tiến hóa của con người. Đây là nguyên lý về sự cần thiết đối với truyền
thống của khoa học hiện đại.
Thế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị
tung toé ra, không sao ghép lại một cách khoa học được,- điều không giống như người
ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt
không còn tỏ tường. Triết học đã làm cho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn
thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày
hôm nay. Và bây giờ, đến lượt nó, nó lại chứng minh cho triết học theo nguyên lý của
lý thuyết phức hợp rằng tư duy lý trí và tư duy không lý trí, hoạt động của tư duy khoa
học và của tư duy siêu hình học vừa có sự phân biệt, vừa có sự liên kết không tách rời.
Để làm rõ ý tưởng này, chúng tôi xin đề cập tới phát minh khoa học của Roger Sperry
về chức năng cao cấp của não - phát minh đã đưa lại cho ông giải thưởng Nobel về sinh
lý và y học. Trước khi có phát minh này, nhà thần kinh học người Pháp Pierre Paul
Broca đã chứng minh rằng vùng tiếng nói nằm ở bán cầu trái của não. Còn nhà sinh lý
học người Nga Paplov cho rằng ở nhà nghệ sĩ thì trội ở bán cầu phải - bán cầu mang
tính tổng thể, còn ở nhà tư tưởng thì trội ở bán cẩu trái - bán cầu có tính phân tích.
Roger Sperry đã đề xướng một lý thuyết chặt chẽ về chức năng riêng của từng bán cầu.
Hoạt động của bán cầu trái mang tính phân tích, trình tự duy lý. Hoạt động của bán cầu
phải mạng tính tổng hợp, tổng thể , trực giác. Ông khẳng định rằng não chỉ đạt tới mức
hoạt động cao nhất khi có sự hợp tác các chức năng giữa hai bán cầu.
Như vậy, trong sinh lý học chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý, khoa học và siêu
hình học không còn chỉ là những tư biện, những điều bày đặt của nhà triết học, mà đã
có những chứng cứ mạnh mẽ. Vấn đề lớn nhất đặt ra cho triết học là trong não người
không phải chức năng này tiêu diệt chức năng kia, mà là cùng hợp tác để tạo nên con
người.
Gắn khoa học với siêu hình học, khoa học hiện đại đã đặt con người vào trung tâm của
quá trình nhận thức thực tại. Con người không phải là khách thể mà là chủ thể quan sát
thực tại đó. Phải chăng đây là một dấu hiệu khẳng định sự đúng đắn của dự báo nổi
Ldthieu sưu tầm 17
tiếng của Mác: "Khoa học tự nhiên sẽ bao gồm khoa học về con người, cũng như khoa
học về con người sẽ bao gồm khoa học tự nhiên, và đó sẽ là một khoa học".
Sự phân ngành khoa học không bao giờ chấm dứt mà ngày càng mạnh mẽ hơn, cho nên
không bao giờ khoa học trở thành một. Khoa học tự nhiên hiện đại đi theo chiều “một
khoa học" là ở chỗ, nó đón nhận, thừa nhận địa vị con người, nói như Jacques Monod,
phải có "đạo đức học của nhận thức", nhận thức khoa học phải mang giá trị do con
người đưa lại, và như vậy nó bỏ lại phía sau chủ nghĩa duy khoa học để trở thành văn
hoá khoa học. Khoa học thiếu sự hiện điện của con người, khoa học không có sự đối
thoại với triết học là khoa học chết, khoa học chưa phải là văn hoá.
Từ giữa thế kỷ, triết học về khoa học càng ngày càng mang tính chống thực chứng,
đáng lưu ý nhất là ở Mỹ, nước sớm đi vào xã hội hậu công nghiệp. Chủ nghĩa thực
chứng mới nhất là trường phái Vienna - trường phái theo đuổi "chương trình thủ tiêu
triết học", tuyên bố "triết học đã chết", chỉ thừa nhận mệnh đề khoa học, còn mệnh đề
siêu hình học là không có nghĩa. Các nhà triết học về khoa học hậu thực chứng đòi phục
hồi lại siêu hình học, đòi xây dựng lại bản thể học mới. K.Popper bác bỏ chủ nghĩa duy
kinh nghiệm thực chứng chủ nghĩa, coi phương pháp quy nạp trong khoa học là đáng
nghi ngờ. Popper cùng chia sẻ với G.Bachelard, đề xướng ý tưởng cho rằng sự tưởng
tượng là bí quyết của sự thành công khoa học. Đi mạnh mẽ nhất theo bảng chỉ đường
của siêu hình học, của triết học là triết học phân tích thực dụng và trường phái lịch sử ở
Mỹ - trường phái gây tiếng vang lớn trong giới khoa học thế giới hiện đại. Điểm nổi bật
của các trường phái triết học khoa học ở Mỹ là từ bỏ cái thế đứng ngoài để mô tả "sự
tăng trưởng của tri thức". Sự tăng trưởng của tri thức đó chỉ có thể có được, nếu nó
không rời bỏ gốc rễ của nó là siêu hình học, nếu những nhân tố giá trị không bao giờ
vắng mặt trong hoạt động khoa học.
Để giải được “vấn đề” đầy ngạc nhiên của khoa học, K.Poppêr đã huy động chú giải
học để khơi dậy sự tưởng tượng, nhằm dẫn tới lý thuyết khoa học. Cũng từ chú giải học
Richard Rorty coi "đàm thoại" (conversation) là hoạt động phổ biến của con người để
tìm chân lý: chân lý không hề có săn bới vì con người không có mục tiêu nào khác
ngoài chính bản thân mình.
Nếu Popper cho chỉ có siêu hình học mới đóng được vai trò phác thảo đầu tiên của lý
thuyết khoa học, thì Lakatos coi siêu hình học là "hạt nhân rắn", tức những nguyên lý
bất biến không thể bị bác bỏ trong khoa học. T.Kuhn đã đưa siêu hình học vào hệ chuẩn
và đã lý giải mối quan hệ "hệ chuẩn - xã hội khoa học" (paradiglne socxiété
scientifique) theo chủ nghĩa phi duy lý và chủ nghĩa chống trí tuệ. ông cho rằng niềm
tin của "xã hội khoa học" là nhân tố quyết định sự chuyến hóa từ hệ chuẩn này sang hệ
chuẩn kia. Peyerabend là người đẩy chủ nghĩa phi duy lý đến đỉnh cao. Ông cho rằng
trong khoa học không thể chỉ có cái lý tính mà còn có cái ',lỏng lẻo", "cái hỗn độn" của
cái phi lý tính theo nguyên tắc "thế nào cũng được", tức chủ nghĩa đa nguyên trong
khoa học.
Trong trường phái lịch sử Mỹ, Wartofski là người tích cực nhất trong việc phục hồi siêu
hình học để phát triển khoa học. Ông đặc biệt kế thừa phạm trù lương tri trong siêu hình
Ldthieu sưu tầm 18
học của triết học cổ điển đó là năng lực phân biệt cái đúng, cái sai, (thật, giả) - những
cái tồn tại một cách tự nhiên, ngang nhau ở mọi con người. Từ đó, ông làm rõ nhiều
chức năng của siêu hình học trong khoa học: gợi mở cho khoa học, xây dựng các mô
hình cơ bản của nhận thức khoa học, phê phán các luận cứ cơ bán của khoa học... Nước
Mỹ hiện nay có một nền khoa học phát triển nhất thế giới. Điều đó không thể không
biết tới sự đóng góp của các nhà triết học về khoa học - những người cũng đi đầu trong
việc khẳng định nhân tố con người trong nhận thức khoa học.
Khoa học hiện đại, nói như Jaspers, nhờ “sự làm việc" của triết học mà gốc là siêu hình
học, đã vượt lên những bế tắc để phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Không chỉ khoa
học tự nhiên mà cả khoa học xã hội cũng đã nhờ cái lực đẩy đó mà trở thành khoa học
nhân văn, khoa học con người. Khoa học nhân văn chỉ có thể xuất hiện cùng lúc khi
triết học về con người đã phát triển tới đỉnh cao. Đó là một cuộc cách mạng trong nền
văn hoá của loài người khi bước vào thế giới hiện đại. Giờ đây, khi khoa học hiện đại
được triết học khơi nguồn thì chủ nghĩa trung tâm xã hội phải lùi bước và "chủ nghĩa
trung tâm cái tôi" phải được thay bằng quan niệm coi con người là trung tâm thực tại,
con người là chủ thể để nhận thức thực tại. Chủ nghĩa kỹ trị phải được thay thế bằng
chủ nghĩa nhân trị (anthro pocratime). Không chỉ có "văn học là nhân học", mà tất cả
các khoa học xã hội, kể cả các bộ môn lấy xã hội làm trung tâm như xã hội học, kinh
tế... cũng đều trở thành khoa học nhân văn, một khi chúng gắn hữu cơ với triết học con
người.
"Một khoa học" không phải ở chỗ "văn hoá khoa học" và "văn hoá nhân văn" "thâm
nhập vào nhau”. Sự phân ngành khoa học là vô tận. Khoa học tự nhiên và khoa học
nhân văn trở thành một khoa học vì chúng đã làm đảo lộn "trường" của những cái vì sao
do triết học đưa lại. Các khoa học - khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn - đối thoại
với nhau trong những câu hỏi rối như tơ vò mà E.Morin gọi là tính phức hợp. ông miêu
tả bằng cách thêm một ý tưởng vào định nghĩa của Des- cartes: Triết học như là một cái
cây, rễ là siêu hình học, thân là hình nhi hạ học và những cành mọc ra từ đó là các khoa
học khác.
Về vai trò của triết học trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay
GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
Tạp chí Triết học
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó
khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc
sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ
thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm
ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn
toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận
thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định
mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho
chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, triết học còn giúp
cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm
Ldthieu sưu tầm 19
hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải
quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện
nay, triết học cũng đang thực hiện chính những vai trò to lớn đó.
Nhân loại đang chứng kiến những biến động to lớn, phức tạp và có tác động sâu sắc,
nhiều mặt không chỉ đến con người và xã hội, mà còn đến cả giới tự nhiên. Các sự biến
trong xã hội dồn dập xảy ra làm cho có những cái tưởng như hết sức vững chắc bỗng
đột ngột sụp đổ, cái mới có khi chưa kịp phát huy tác dụng, thậm chí chưa định hình rõ
rệt, thì lại đã có những cái mới hơn nảy sinh bổ sung hoặc chực chờ để thay thế.
Cùng với những biến động đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
toàn cầu, các thành tựu tuyệt vời của khoa học và công nghệ trong kỷ nguyên toàn cầu
hoá đang tạo nên những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại,
đang tác động mạnh đến tất cả các nền văn hoá dân tộc và đến văn minh nhân loại nói
chung. Công nghệ thông tin, các phương tiện liên lạc và giao thông hiện đại cực kỳ
thuận lợi và hiệu quả dường như đang thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành "ngôi làng
toàn cầu”. Trong một bối cảnh như vậy đã có người nghĩ rằng, trong giai đoạn hiện nay,
chỉ có kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao mới có thể là cứu cánh giúp cho con
người vượt qua những khó khăn, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng
mắc của cuộc sống, mới có thể đáp ứng được cả các nhu cầu thường nhật lẫn lâu dài
của nhân loại còn triết họe có lẽ đã hết thời(!)
Phải chăng đúng là như vậy?
Mọi người đều hiểu rằng, sẽ không thể có toàn cầu hoá hiện nay, trước hết là toàn cầu
hoá về kinh tế, còn bộ mặt của thế giới cùng với đời sống của từng cá nhân cũng sẽ rất
khác nếu như không có kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao. Song, nếu tỉnh táo mà xem
xét thì chúng ta sẽ thấy nhận định trên là khá hời hợt và nông cạn. Rất dễ dàng nhận ra
rằng, trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay, các thành tựu to lớn mà nhân loại đạt
được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ, trong kinh
tế, một mặt, là những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển nhanh
hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng khả năng khám phá và khai
thác giới tự nhiên của con người. Song, mặt khác, chính con người và xã hội lại cũng
đứng trước những sự bất thường, những mối đe dọa và những rủi ro khó lường do hậu
quả của việc chiếm dụng, sử đụng và nhất là sự lạm dụng những thành tựu ấy của con
người. Toàn cầu hoá, một mặt, là thắng lợi cực kỳ to lớn, không thể chối bỏ của khoa
học và công nghệ, của sự phát triển kinh tế, mặt khác, chính nó cũng góp phần huỷ hoại
nặng nề đối với thiên nhiên và ẩn chứa đầy nguy cơ đối với con người.
Dựa vào những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, xuất phát từ thực tế
cuộc sống đương đại, con người đã có thể tự giải đáp được rất nhiều vấn đề mà họ quan
tâm. Song, đúng như Ph.Bêcơn (1561- 1626) đã từng nhận xét, những điều mà con
người đã biết được chưa thấm vào đâu so với những điều mà con người còn chưa biết.
Vì vậy, con người vẫn vừa phải tiếp tục tìm kiếm lời giải cho những thách đố muôn
thuở, vừa phải trả lời cho những câu hỏi hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra.
Đó là những câu hỏi đại loại như: thế giới này là gì? Vị trí của con người trong thế giới
Ldthieu sưu tầm 20