Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 17012015094224
- 139 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------WωX----------
PHẠM HỒNG PHÚC
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến cô Ngọc Trang,
người đã rất tận tình góp ý, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, động viên tôi trong
suốt quá trình hướng dẫn tôi làm luận văn.
Tôi cũng hết sức biết ơn em Khang, Duy, Quý, anh Tuấn, thầy Huy
Hoàng,… những người đã hết lòng động viên góp ý và cung cấp một số tài liệu bổ
ích giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi đặc biệt cảm ơn em Khang đã hết sức nhiệt
tình giúp tôi hoàn thiện việc xử lý số liệu thống kê, đóng góp rất nhiều ý kiến cho
luận văn và cũng xin cảm ơn vì những lời động viên của em.
Cuối cùng, cho tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình
truyền đạt những kiến thức nền tảng trong ba năm tôi theo học cao học. Lâu lắm rồi
con (em) mới có dịp bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người thân trong gia
đình: ông bà, cha mẹ, các anh em… những người đã dành những điều kiện tốt nhất
giúp con (em) có thể hoàn thành luận văn này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin có lời cam đoan danh dự rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi
với sự giúp đỡ của cô hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê
là trung thực và nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.
TP.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2009
Tác giả
Phạm Hồng Phúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 5
1.1 Tỷ giá hối đoái................................................................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 5
1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ....................................................................................... 5
1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực.................................................................................................. 6
1.1.4 Cơ chế tỷ giá........................................................................................................... 10
1.2 Cán cân thương mại (TB).............................................................................................. 14
1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 14
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ................................................... 15
1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại ................................................................ 17
1.3.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại ....................................................... 17
1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner................................. 20
1.4 Một số mô hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát.................. 21
1.4.1 Mô hình hồi quy tỷ giá theo chênh lệch lạm phát .................................................. 21
1.4.2 Mô hình mối liên hệ giữa % thay đổi trong trong xuất khẩu và % thay đổi trong
giá trị đồng tiền ............................................................................................................... 21
1.4.3 Mô hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực ............ 22
CHƯƠNG 2. TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
THỰC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ........................... 24
2.1 Tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD .................................. 24
2.1.1 Tính tỷ giá thực song phương ................................................................................ 24
2.1.2 Phân tích mức độ định giá của từng đồng tiền ....................................................... 25
2.2 Tính tỷ giá thực đa phương (REER).............................................................................. 27
2.3 Phân tích và đánh giá kết quả tính REER ..................................................................... 31
2.3.1 Phân tích kết quả tính REER.................................................................................. 31
2.3.2 Đánh giá tỷ giá thực đa phương ............................................................................. 33
2.4 Mô hình hồi quy xuất nhập khẩu theo tỷ giá ................................................................. 34
2.4.1 Tác động của tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ............. 34
2.4.2 Tác động của tỷ giá thực đối với tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu.......................... 37
2.4.3 Dự báo tỷ giá vào cuối năm 2009, năm 2010......................................................... 42
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỦA
VIỆT NAM 47
3.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá...................................................................................... 47
3.2 REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế không hoàn hảo ... 48
3.2.1 Các hạn chế về mặt kỹ thuật của REER................................................................. 49
3.2.2 Sự mơ hồ trong việc áp dụng REER ...................................................................... 49
3.3 Biến động tỷ giá thời gian qua ...................................................................................... 50
3.4 Cơ chế tỷ giá từ sau khủng hoảng tài chính châu Á...................................................... 54
3.4.1 Cơ chế tỷ giá........................................................................................................... 54
3.4.2 Tranh luận xung quanh vấn đề tỷ giá thực và chính sách điều hành tỷ giá của
NHNN ............................................................................................................................. 56
3.4.3 Nhận định về các biện pháp quản lý tỷ giá của NHNN ......................................... 58
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM MỤC TIÊU DUY TRÌ KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM................................................... 62
4.1 Chính sách tỷ giá đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ ................................... 62
4.1.1 Neo tiền đồng vào một rổ ngoại tệ ......................................................................... 62
4.1.2 Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại.. 63
4.1.3 Bề rộng của dải băng tỷ giá.................................................................................... 65
4.2 Điều hành tỷ giá nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng
thời cung cấp môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.................................................... 66
4.2.1 Điều chỉnh tăng tỷ giá trong thời gian sắp tới ........................................................ 66
4.1.2 Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ............................................................ 67
4.1.3 Vấn đề lựa chọn mức tỷ giá cho năm 2009 và năm 2010 ...................................... 69
4.2.4 Giảm bớt vai trò của tỷ giá trong việc duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa. 73
4.2.5 Các biện pháp khác ................................................................................................ 74
4.3 Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát nhưng tăng dần “nồng độ” thả
nổi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối....................................................... 75
4.3.1 Những lý do cho việc kiểm soát tỷ giá................................................................... 75
4.3.2 Sự cần thiết của việc kết hợp giữa thả nổi và quản lý tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn
hiện nay ........................................................................................................................... 76
4.3.3 Thả nổi tỷ giá hơn nữa............................................................................................ 77
4.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển ................. 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THỐNG KÊ .................................................................................. 90
PHỤ LỤC 2: BẢNG TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ KẾT QUẢ HỒI QUY .......................... 95
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm kéo giảm tỷ giá (nâng đỡ đồng
nội tệ) khi cầu ngoại tệ tăng) ----------------------------------------------------------------- 11
Hình 1.2: Hiệu ứng đường cong J ----------------------------------------------------------- 18
Hình 2.1: Đồ thị tỷ giá thực song phương các đồng tiền so với USD ------------------ 22
Hình 2.2: Đồ thị tỷ giá thực đa phương gia đoạn 1999-2008 --------------------------- 27
Hình 2.3: đồ thị biểu diễn tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất nhập khẩu giai đoạn
1999 – 2008 ------------------------------------------------------------------------------------- 28
Hình 2.4: Tỷ giá thực đa phương gia đoạn 2000-2008------------------------------------ 30
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu ----------------------- 33
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu ---------------------- 33
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn tỷ giá danh nghĩa VND/USD từ năm 1999 đến 2010----- 43
Hình 3: Đồ thị biểu diễn đường đi của tỷ giá BQLNH và tỷ giá do NHTM công bố
từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2008 (tỷ giá VND/USD) ---------------------------- 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá bán của NHTM------------------- 87
Bảng 1.2 Chỉ số GDP theo quý – từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2008----------- 88
Bảng 1.3 Xuất nhập khẩu và tỷ giá theo quý ----------------------------------------------- 89
Bảng 1.4 Tỷ giá thực đa phương theo quý, kỳ gốc 1999, lạm phát Việt Nam và lạm
phát trung bình của các nước và vùng lãnh thổ có tham gia rổ tiền--------------------- 90
Bảng 2.1 Tỷ giá thực song phương của nội tệ so với USD------------------------------- 92
Bảng 2.2 Bảng xếp hạng mức độ định giá cao của các đồng tiền trong “rổ tiền” ----- 92
Bảng 2.3a Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc năm 1999 ----------------------- 93
Bảng 2.3b Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc năm 2000 ----------------------- 98
Bảng 2.3c Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc quý 1 năm 1999---------------101
Bảng 2.3d Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc quý 1 năm 2000---------------116
Bảng 2.4 Kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá ------------------------------------------125
Bảng 2.5 Bảng kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá như sau: ------------------------125
Bảng 2.6a Kết quả hồi quy tỷ số xuất trên nhập khẩu theo tỷ giá thực song
VND/USD và GDP ---------------------------------------------------------------------------126
Bảng 2.6b Kết quả mô hình hồi quy giới hạn. --------------------------------------------126
Bảng 2.7a Kết quả hồi quy tỷ số xuất khẩu theo GDP và tỷ giá thực đa phương. ---127
Bảng 2.7b Kết quả mô hình hồi quy giới hạn. --------------------------------------------128
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu dự báo cho năm 2009 ----------------------------------------------- 39
Bảng 2.9 Kết quả hồi quy REER theo chênh lệch lạm phát ----------------------------128
Bảng 2.10 REER dự báo của các quý năm 2009, 2010 ----------------------------------- 42
1
MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa?
Mục tiêu nào mà chính sách tỷ giá cần phải đạt được: đảm bảo khả năng cạnh tranh
của hàng hóa hay cung cấp một môi trường ổn định để phát triển? Xung quanh các
vấn đề trên có nhiều quan điểm rất khác nhau. Ngoài ra, cách thức mà ngân hàng
nhà nước (NHNN) can thiệp vào quá trình hình thành và vận động của tỷ giá cũng
là một đề tài gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng NHNN cần phải phá giá mạnh tiền
đồng so với mức tỷ giá hiện tại để nâng cao khả năng cạnh của hàng hóa xuất khẩu
và đề xuất thả nổi hoàn toàn tỷ giá để thị trường tự định đoạt mức tỷ giá phù hợp.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại, đó là chính sách tỷ giá cần phải ổn định (tức tỷ
giá sẽ cố định hơn) để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
Để đánh giá mức độ phù hợp đối với nền kinh tế của mức tỷ giá hiện nay cần
phải có một cơ sở khoa học để so sánh nó. Theo đó, NHNN nên xác định mức tỷ giá
mục tiêu cho nền kinh tế. Ở mức tỷ giá này có thể giải quyết một số vấn đề như khả
năng cạnh tranh của hàng hóa hay ổn định môi trường vĩ mô hay một số mục tiêu
khác của chính phủ. Tỷ giá thực, nhất là tỷ giá thực đa phương do được điều chỉnh
theo chênh lệch lạm phát của Việt Nam với các đối tác nên nó có thể là một mức tỷ
giá mục tiêu thích hợp để NHNN tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mức tỷ
giá hiện tại phục vụ cho một vài mục tiêu đã nói ở trên, nhất là mục tiêu đảm bảo
khả năng cạnh tranh cho hàng hóa.
Hiện tại, có một số mô hình để xác định tỷ giá mục tiêu như mô hình của nhà
kinh tế Sebastian Edwards (1988) ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn; mô hình
kinh tế vĩ mô mở, theo mô hình này các khu vực kinh tế, thị trường tài chính, thị
trường tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô được liên kết lại trong một tổng thể
nhằm đánh giá tác động của các chính sách đối với nền kinh tế, nó cũng cho phép
đánh giá những tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân vãng lai, cán cân
vốn; mô hình cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại; mô hình tỷ giá thực cho phép
đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa…
2
Trong khuôn khổ luận văn này tác giả trình bày một trong những phương
pháp kể trên để xác định tỷ giá mục tiêu, đó là mô hình tỷ giá thực đa phương (hay
còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực). Sở dĩ tác giả chọn tỷ giá thực đa phương là vì nó
phù hợp với thị trường tiền tệ sơ khai của Việt Nam. Tỷ giá này được kỳ vọng như
là một căn cứ quan trọng để NHNN điều chỉnh tỷ giá hướng về mức tỷ giá có ngang
giá sức mua nhằm duy trì vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, đồng thời có thể
đảm bảo tỷ giá đạt mức cân bằng dài hạn.
Tính cấp thiết của đề tài
Việc công bố một cơ sở khoa học để xác định tỷ giá hiện tại có đảm bảo khả
năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hay không là việc làm rất cần thiết. Vả lại,
hiện tại Việt Nam chưa có cơ quan nào công bố tỷ giá thực, một số đề tài của một
vài nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ có đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, do tỷ giá
thực có sự biến động mạnh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi nên vào từng thời điểm khác nhau có thể sẽ có cách nhận định về
chính sách tỷ giá rất khác nhau. Do đó việc cập nhật tỷ giá thực và đánh giá lại
những tác động của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và có chính sách tỷ giá phù hợp với
từng thời kỳ là cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm đóng góp thêm một góc nhìn, một quan điểm đối với biến động tỷ giá
và chính sách điều hành tỷ giá hiện tại của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tác giả
tiến hành tính tỷ giá thực và đánh giá tác động của nó lên hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam.
Đồng thời, tác giả cũng có những phân tích đánh giá mức độ tin cậy của tỷ
giá thực đa phương trong việc xác định tiền đồng có bị định giá cao hoặc thấp hay
không và mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Tiếp theo, thông qua tỷ giá thực, tác giả cũng đưa ra các nhận định về chính
sách tỷ giá, những tác động của chính sách tỷ giá đối với khả năng cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam, đưa ra những dự báo về tỷ giá và một số gợi ý cho chính sách
điều hành tỷ giá tại Việt Nam nhằm bảo đảm hàng hóa Việt Nam có ngang giá sức
3
mua so với các đối tác thương mại chủ yếu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một
vài biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản tỷ giá phù hợp với trường hợp Việt
Nam, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi giúp tỷ giá có thể hoàn thành tốt vai trò của
mình đối với nền kinh tế, trong đó có vai trò là công cụ hỗ trợ duy trì khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trong mậu dịch quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với
Việt Nam.
Tỷ giá nội tệ của các đối tác này so với đồng USD.
Chỉ số CPI, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại
lớn nói trên. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam và
các đối tác thương mại.
Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng
lãnh thổ với Việt Nam đồng (tiền đồng) và với đô la Mỹ. Đồng tiền của các nước và
vùng lãnh thổ này được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với tiền đồng và
với USD theo năm. Trong rổ tiền này có 10 đồng tiền được chọn, đó là đồng SGD
(Singapore), THB (Thái Lan), TWD (Đài Loan), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật),
CNY (Trung Quốc), EUR của Đức và Pháp, USD (Mỹ). Ngoài ra, khi tính tỷ giá
thực đa phương theo quý, tác giả chỉ chọn tỷ giá của 7 đồng tiền trong số 10 đồng
tiền trên do khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu.
Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại, chỉ số CPI
của Việt Nam và các đối tác, tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối tác này được thu
thập trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, mô tả
thống kê, phân tích định lượng và hồi quy. Từ các nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống
kê (GSO), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ
quốc (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các
4
trang thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Bộ lao động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)… công
bố trong khoảng thời gian 10 năm từ 1999 đến 2008, tác giả tiến hành tổng hợp số
liệu, tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của
đồng tiền của các quốc gia đối tác (các đồng tiền được sử dụng trong rổ tiền tệ tính
tỷ giá thực đa phương) so với đồng đô la Mỹ.
Đầu tiên, tác giả tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và mười
đồng tiền trong rổ tiền (bao gồm cả đô la Mỹ) với đô la Mỹ, xem xét mức độ định
giá của các đồng tiền này so với đồng đô la trong khoảng thời gian từ 2000 đến
2008. Tiếp theo, tác giả tính tỷ giá thực đa phương và căn cứ trên tỷ giá này đưa ra
các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành và đánh giá mức độ định giá của đồng
Việt Nam so với rổ tiền tiền tệ đã chọn.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất
nhập khẩu của Việt Nam, qua đó đánh giá mức độ tác động của tỷ giá đối với hoạt
động xuất nhập khẩu.
Kết cấu của luận văn gồm bốn chương:
Chương I: Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương
mại.
Chương II: Tính tỷ giá thực và đo lường tác động của tỷ giá thực đối với hoạt
động xuất nhập khẩu.
Chương III: Biến động tỷ giá và nhận định về cơ chế tỷ giá của Việt Nam.
Chương IV: Gợi ý chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu duy trì khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam.
5
CHƯƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có
thể biểu hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ
giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện
quan hệ cung cầu ngoại hối.
1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường
ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với
một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
• Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate)
NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra
một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh
nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có
đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn.
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước.
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:
- Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là e0n = E0/ E0n.
6
- Tại thời kỳ t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là ein = Ei/ Ein.
n
∑eij.wj
NEERi =
J=1
1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan
giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất
thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ
giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề cần được quan tâm.
1.1.3.1 Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa 1 đã được điều chỉnh
theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng
nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh
trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh
Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm. Ta có công thức tính
như sau:
E E. Pf
Er = =
Ph /Pf Ph
Trong đó:
° E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
° Ph: Mức giá trong nước.
° Pf: Mức giá nước ngoài.
Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và
đem chia cho mẩu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ). Vì
thế tỷ giá thực là một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước.
- Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá
sức mua.
1
Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá - phương pháp yết giá gián tiếp: ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng
tiền định giá; phương pháp yết giá trực tiếp: nội tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Trong suốt
luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp để tính toán.
7
- Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về
lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Nếu Er <1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao
hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ
định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động
Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ
giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá
ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời
kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa
hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.
Tại thời điểm t:
t t
CPI0ft
e 0r = e0 100%
CPI0ht
Trong đó:
- et0 = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0.
- et0r = Ert/ Er0 là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0.
- CPI0ft là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t.
- CPI0ht là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t.
1.1.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua
Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1. Do tỷ
giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá
sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn 1. Lúc này đồng tiền có thể được
định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua. Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng
hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố
gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền
kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình
thành tỷ giá giao dịch trên thị trường. Do đó, dự báo ngang giá sức mua để điều
8
chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt
khi có chêch lệch lạm phát giữa các quốc gia. Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá
danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các đồng tiền khác sẽ biến động
ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác.
Người ta dùng ngang giá sức mua để đánh giá biến động của đồng tiền trong
tương lai. Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (St+1 ) sẽ là một
hàm của tỷ giá giao ngay ban đầu (St )và chênh lệch lạm phát:
(1+ Ih )
St+1 = St [1+ - 1]
(1+ If )
Trong đó: Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước và If là tỷ lệ lạm phát nước ngoài
Công thức tính gần đúng:
St+1 = St [1+ (Ih – If )]
+ Phương pháp tính tỷ giá có ngang giá sức mua vào thời điểm năm thứ
n so với năm gốc
Vào cuối năm thứ n, tỷ giá sẽ phải tăng hay giảm một tỷ lệ nào đó so với
năm cơ sở được chọn trước để đáp ứng ngang giá sức mua. Căn cứ vào chỉ số giá
công bố hàng năm so với năm trước, chúng ta có thể tính được tỷ giá có ngang giá
sức mua ở năm thứ n.
Gọi CPIth, CPItf lần lượt là chỉ số lạm phát trong nước và nước ngoài năm t.
E0, Et lần lượt là tỷ giá năm 0 (thường chọn làm năm cơ sở) và tỷ giá năm t.
+ Năm 0: tỷ giá là E0 được cho trước.
+ Năm 1: Tỷ giá E1 = E0 x CPI1h/ CPI1f (1)
+ Năm 2: Tỷ giá E2 = E1 x CPI2h/ CPI2f (2)
Thế (1) vào (2) ta có:
E2 = E0 x CPI1h/ CPI1f x CPI2h/ CPI2f = E0 x CPI1h CPI2h / CPI1f CPI2f
+ Năm thứ n tỷ giá (theo thuyết ngang giá sức mua) sẽ là
CPI1h . CPI2h . CPI3h . .. CPInh
En = E0
CPI1f . CPI2f . CPI3f . .. CPInf
9
Công thức này dễ sử dụng vì trong niên giám thống kê có công bố số liệu và
các tổ chức tài chính quốc tế cũng cung cấp số liệu chỉ số CPI hàng năm của các
nước trên các trang web của mình và người dùng có thể truy cập miễn phí.
1.1.3.3 Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)
Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá
của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa
phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề
được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên
giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch,
hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của
đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với
cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh
của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực
đa phương (tỷ giá trung bình).
Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả
của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số
này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp
giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá
trình thực thi chính sách.
Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ
so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm
phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song
phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối
với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng
tiền tính REER).
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
Gọi E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ
thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
10
- Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với
ngoại tệ thứ n là ein = Ein / E0n.
CPInt là chỉ số giá của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0.
CPIt là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0.
- Tính tỷ trọng thương mại:
Gọi Itn là kim ngạch nhập khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực
đa phương với đối tác thương mại thứ n.
Etn là kim ngạch xuất khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực đa
phương với đối tác thương mại thứ n.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong “rổ tiền” (Wt)
n
t t
Wt = ∑ (I j + E j)
J=1
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác.
Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n:
Itn + Etn
wnt =
n
∑ (Itj + Etj)
J=1
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân:
n
Pw = ∑ wj . CPIij
J=1 CPIi
- Tỷ giá thực đa phương:
n
REER = ∑eij.wj .CPIij
J=1 CPIi
Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn
100 bị định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ
tiền tệ”
1.1.4 Cơ chế tỷ giá
1.1.4.1 Khái niệm
Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của
mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
11
Cơ chế tỷ giá hối đoái: là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và
ngân hàng trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.
1.1.4.2 Phân loại cơ chế tỷ giá
• Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị
của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền
tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo
tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử
dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài
chính tiền tệ sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị
trường tránh những biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ
cho một quan điểm phát triển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho
chính sách phát triển hướng về xuất khẩu.
Khi cầu ngoại tệ tăng từ D đến D’ tạo áp lực làm tỷ giá hối đoái tăng từ e0
đến e1, ngân hàng trung ương sẽ bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối làm tăng
cung ngoại tệ từ S đến S’ và tỷ giá được kéo giảm trở lại tại điểm e’, mức cung sẽ
dừng lại khi ngân hàng trung ương (NHTW) đạt được mục tiêu đã định. Các mục
tiêu của ngân hàng trung ương có thể là cố định tỷ giá (kéo tỷ giá về sát e0), phá giá
đồng nội tệ (NHTW mua vào ngoại tệ tăng cung đồng nội tệ, đây là chính sách đẩy
đường cung ngoại tệ S sang trái) và ngược lại là chính sách nâng giá đồng nội tệ.
Hình 1.1 Can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm kéo giảm tỷ giá (nâng đỡ đồng
nội tệ) khi cầu ngoại tệ tăng.
Tỷ
giá S
S’
e1
e’
e0
D’
D
Lượng ngoại tệ tăng
12
Theo hình 1.1, khi cầu ngoại tệ tăng từ D sang D’ tạo áp lực tăng tỷ giá lên
e1, chính phủ sẽ sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, bán ra ngoại tệ để thu lại đồng nội tệ,
đồng nội tệ tăng giá tỷ giá giảm lại (cân bằng tại e’).
Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh
để có thể can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá.
Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng
nhắc, đồng tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và
thông tin để thị trường điều chỉnh đúng hướng. Cơ chế này không khuyến khích
doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro độ nhạy cảm giao địch đối với tỷ
giá do không có bất ổn tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị
trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc
gia này sang các quốc gia khác.
Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá
hàng hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập
khẩu hàng hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc
gia lạm phát cao. Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp
(đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng
hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát tăng lên. Hay nói cách khác, nước có lạm
phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này.
Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các
chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính
phủ (phải có đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết),
cơ chế này làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng
tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên
thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
• Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế
trong đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính
phủ. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý
rủi ro do giao động tỷ giá.
13
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ,
chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá
hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm
phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm
giá. Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và
đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.
• Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa
thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của
mình do quá bất ổn.
Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố
một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán
cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối
không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của
NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ
trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo
quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng
ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các
chính sách kinh tế khác để can thiệp.
1.1.4.3 Cách phân loại cơ chế tỷ giá mới của IMF 2
IMF đưa ra hệ thống phân loại cơ chế tỷ giá mới gồm 3 nhóm chính là
(1) cơ chế neo cố định (hard pegs), cơ chế điển hình hiện nay trên thế là
“chuẩn tiền tệ” với các quốc gia đã từng áp dụng gồm Achentina, Estonia, Lithuania
(2) cơ chế neo linh hoạt gồm: cố định truyền thống: tỷ giá chỉ giao động
trong một biên độ hẹp, khoảng 1%; cơ chế con rắn tiền tệ: tỷ giá có thể giao động
trong biên độ rộng hơn.
2
TS Trần Ngọc Thơ và các thành viên (2006) “Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam”,
Đề tài nghiên cứu cấp bộ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------WωX----------
PHẠM HỒNG PHÚC
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI THỰC
VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ
thầy cô và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến cô Ngọc Trang,
người đã rất tận tình góp ý, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, động viên tôi trong
suốt quá trình hướng dẫn tôi làm luận văn.
Tôi cũng hết sức biết ơn em Khang, Duy, Quý, anh Tuấn, thầy Huy
Hoàng,… những người đã hết lòng động viên góp ý và cung cấp một số tài liệu bổ
ích giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi đặc biệt cảm ơn em Khang đã hết sức nhiệt
tình giúp tôi hoàn thiện việc xử lý số liệu thống kê, đóng góp rất nhiều ý kiến cho
luận văn và cũng xin cảm ơn vì những lời động viên của em.
Cuối cùng, cho tôi xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô đã tận tình
truyền đạt những kiến thức nền tảng trong ba năm tôi theo học cao học. Lâu lắm rồi
con (em) mới có dịp bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người thân trong gia
đình: ông bà, cha mẹ, các anh em… những người đã dành những điều kiện tốt nhất
giúp con (em) có thể hoàn thành luận văn này.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin có lời cam đoan danh dự rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi
với sự giúp đỡ của cô hướng dẫn và những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê
là trung thực và nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.
TP.HCM, ngày 30 tháng 07 năm 2009
Tác giả
Phạm Hồng Phúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 5
1.1 Tỷ giá hối đoái................................................................................................................. 5
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 5
1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ....................................................................................... 5
1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực.................................................................................................. 6
1.1.4 Cơ chế tỷ giá........................................................................................................... 10
1.2 Cán cân thương mại (TB).............................................................................................. 14
1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 14
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ................................................... 15
1.3 Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại ................................................................ 17
1.3.1 Hiệu ứng của phá giá lên cán cân thương mại ....................................................... 17
1.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall-Lerner................................. 20
1.4 Một số mô hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát.................. 21
1.4.1 Mô hình hồi quy tỷ giá theo chênh lệch lạm phát .................................................. 21
1.4.2 Mô hình mối liên hệ giữa % thay đổi trong trong xuất khẩu và % thay đổi trong
giá trị đồng tiền ............................................................................................................... 21
1.4.3 Mô hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực ............ 22
CHƯƠNG 2. TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ
THỰC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM ........................... 24
2.1 Tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD .................................. 24
2.1.1 Tính tỷ giá thực song phương ................................................................................ 24
2.1.2 Phân tích mức độ định giá của từng đồng tiền ....................................................... 25
2.2 Tính tỷ giá thực đa phương (REER).............................................................................. 27
2.3 Phân tích và đánh giá kết quả tính REER ..................................................................... 31
2.3.1 Phân tích kết quả tính REER.................................................................................. 31
2.3.2 Đánh giá tỷ giá thực đa phương ............................................................................. 33
2.4 Mô hình hồi quy xuất nhập khẩu theo tỷ giá ................................................................. 34
2.4.1 Tác động của tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ............. 34
2.4.2 Tác động của tỷ giá thực đối với tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu.......................... 37
2.4.3 Dự báo tỷ giá vào cuối năm 2009, năm 2010......................................................... 42
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ TỶ GIÁ CỦA
VIỆT NAM 47
3.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá...................................................................................... 47
3.2 REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế không hoàn hảo ... 48
3.2.1 Các hạn chế về mặt kỹ thuật của REER................................................................. 49
3.2.2 Sự mơ hồ trong việc áp dụng REER ...................................................................... 49
3.3 Biến động tỷ giá thời gian qua ...................................................................................... 50
3.4 Cơ chế tỷ giá từ sau khủng hoảng tài chính châu Á...................................................... 54
3.4.1 Cơ chế tỷ giá........................................................................................................... 54
3.4.2 Tranh luận xung quanh vấn đề tỷ giá thực và chính sách điều hành tỷ giá của
NHNN ............................................................................................................................. 56
3.4.3 Nhận định về các biện pháp quản lý tỷ giá của NHNN ......................................... 58
CHƯƠNG 4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM MỤC TIÊU DUY TRÌ KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM................................................... 62
4.1 Chính sách tỷ giá đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ ................................... 62
4.1.1 Neo tiền đồng vào một rổ ngoại tệ ......................................................................... 62
4.1.2 Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá hiện tại.. 63
4.1.3 Bề rộng của dải băng tỷ giá.................................................................................... 65
4.2 Điều hành tỷ giá nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa đồng
thời cung cấp môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.................................................... 66
4.2.1 Điều chỉnh tăng tỷ giá trong thời gian sắp tới ........................................................ 66
4.1.2 Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ............................................................ 67
4.1.3 Vấn đề lựa chọn mức tỷ giá cho năm 2009 và năm 2010 ...................................... 69
4.2.4 Giảm bớt vai trò của tỷ giá trong việc duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa. 73
4.2.5 Các biện pháp khác ................................................................................................ 74
4.3 Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát nhưng tăng dần “nồng độ” thả
nổi và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối....................................................... 75
4.3.1 Những lý do cho việc kiểm soát tỷ giá................................................................... 75
4.3.2 Sự cần thiết của việc kết hợp giữa thả nổi và quản lý tỷ giá ở Việt Nam giai đoạn
hiện nay ........................................................................................................................... 76
4.3.3 Thả nổi tỷ giá hơn nữa............................................................................................ 77
4.3.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển ................. 82
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 88
PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU THỐNG KÊ .................................................................................. 90
PHỤ LỤC 2: BẢNG TÍNH TỶ GIÁ THỰC VÀ KẾT QUẢ HỒI QUY .......................... 95
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm kéo giảm tỷ giá (nâng đỡ đồng
nội tệ) khi cầu ngoại tệ tăng) ----------------------------------------------------------------- 11
Hình 1.2: Hiệu ứng đường cong J ----------------------------------------------------------- 18
Hình 2.1: Đồ thị tỷ giá thực song phương các đồng tiền so với USD ------------------ 22
Hình 2.2: Đồ thị tỷ giá thực đa phương gia đoạn 1999-2008 --------------------------- 27
Hình 2.3: đồ thị biểu diễn tỷ giá thực đa phương và tỷ số xuất nhập khẩu giai đoạn
1999 – 2008 ------------------------------------------------------------------------------------- 28
Hình 2.4: Tỷ giá thực đa phương gia đoạn 2000-2008------------------------------------ 30
Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu ----------------------- 33
Hình 2.6: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu ---------------------- 33
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn tỷ giá danh nghĩa VND/USD từ năm 1999 đến 2010----- 43
Hình 3: Đồ thị biểu diễn đường đi của tỷ giá BQLNH và tỷ giá do NHTM công bố
từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2008 (tỷ giá VND/USD) ---------------------------- 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá bán của NHTM------------------- 87
Bảng 1.2 Chỉ số GDP theo quý – từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2008----------- 88
Bảng 1.3 Xuất nhập khẩu và tỷ giá theo quý ----------------------------------------------- 89
Bảng 1.4 Tỷ giá thực đa phương theo quý, kỳ gốc 1999, lạm phát Việt Nam và lạm
phát trung bình của các nước và vùng lãnh thổ có tham gia rổ tiền--------------------- 90
Bảng 2.1 Tỷ giá thực song phương của nội tệ so với USD------------------------------- 92
Bảng 2.2 Bảng xếp hạng mức độ định giá cao của các đồng tiền trong “rổ tiền” ----- 92
Bảng 2.3a Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc năm 1999 ----------------------- 93
Bảng 2.3b Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc năm 2000 ----------------------- 98
Bảng 2.3c Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc quý 1 năm 1999---------------101
Bảng 2.3d Kết quả tính tỷ giá thực đa phương kỳ gốc quý 1 năm 2000---------------116
Bảng 2.4 Kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá ------------------------------------------125
Bảng 2.5 Bảng kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá như sau: ------------------------125
Bảng 2.6a Kết quả hồi quy tỷ số xuất trên nhập khẩu theo tỷ giá thực song
VND/USD và GDP ---------------------------------------------------------------------------126
Bảng 2.6b Kết quả mô hình hồi quy giới hạn. --------------------------------------------126
Bảng 2.7a Kết quả hồi quy tỷ số xuất khẩu theo GDP và tỷ giá thực đa phương. ---127
Bảng 2.7b Kết quả mô hình hồi quy giới hạn. --------------------------------------------128
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu dự báo cho năm 2009 ----------------------------------------------- 39
Bảng 2.9 Kết quả hồi quy REER theo chênh lệch lạm phát ----------------------------128
Bảng 2.10 REER dự báo của các quý năm 2009, 2010 ----------------------------------- 42
1
MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Mức tỷ giá hiện nay có phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam hay chưa?
Mục tiêu nào mà chính sách tỷ giá cần phải đạt được: đảm bảo khả năng cạnh tranh
của hàng hóa hay cung cấp một môi trường ổn định để phát triển? Xung quanh các
vấn đề trên có nhiều quan điểm rất khác nhau. Ngoài ra, cách thức mà ngân hàng
nhà nước (NHNN) can thiệp vào quá trình hình thành và vận động của tỷ giá cũng
là một đề tài gây tranh cãi. Có ý kiến cho rằng NHNN cần phải phá giá mạnh tiền
đồng so với mức tỷ giá hiện tại để nâng cao khả năng cạnh của hàng hóa xuất khẩu
và đề xuất thả nổi hoàn toàn tỷ giá để thị trường tự định đoạt mức tỷ giá phù hợp.
Tuy nhiên cũng có ý kiến ngược lại, đó là chính sách tỷ giá cần phải ổn định (tức tỷ
giá sẽ cố định hơn) để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
Để đánh giá mức độ phù hợp đối với nền kinh tế của mức tỷ giá hiện nay cần
phải có một cơ sở khoa học để so sánh nó. Theo đó, NHNN nên xác định mức tỷ giá
mục tiêu cho nền kinh tế. Ở mức tỷ giá này có thể giải quyết một số vấn đề như khả
năng cạnh tranh của hàng hóa hay ổn định môi trường vĩ mô hay một số mục tiêu
khác của chính phủ. Tỷ giá thực, nhất là tỷ giá thực đa phương do được điều chỉnh
theo chênh lệch lạm phát của Việt Nam với các đối tác nên nó có thể là một mức tỷ
giá mục tiêu thích hợp để NHNN tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mức tỷ
giá hiện tại phục vụ cho một vài mục tiêu đã nói ở trên, nhất là mục tiêu đảm bảo
khả năng cạnh tranh cho hàng hóa.
Hiện tại, có một số mô hình để xác định tỷ giá mục tiêu như mô hình của nhà
kinh tế Sebastian Edwards (1988) ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn; mô hình
kinh tế vĩ mô mở, theo mô hình này các khu vực kinh tế, thị trường tài chính, thị
trường tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô được liên kết lại trong một tổng thể
nhằm đánh giá tác động của các chính sách đối với nền kinh tế, nó cũng cho phép
đánh giá những tác động của chính sách tỷ giá đối với cán cân vãng lai, cán cân
vốn; mô hình cân bằng đối nội và cân bằng đối ngoại; mô hình tỷ giá thực cho phép
đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa…
2
Trong khuôn khổ luận văn này tác giả trình bày một trong những phương
pháp kể trên để xác định tỷ giá mục tiêu, đó là mô hình tỷ giá thực đa phương (hay
còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực). Sở dĩ tác giả chọn tỷ giá thực đa phương là vì nó
phù hợp với thị trường tiền tệ sơ khai của Việt Nam. Tỷ giá này được kỳ vọng như
là một căn cứ quan trọng để NHNN điều chỉnh tỷ giá hướng về mức tỷ giá có ngang
giá sức mua nhằm duy trì vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, đồng thời có thể
đảm bảo tỷ giá đạt mức cân bằng dài hạn.
Tính cấp thiết của đề tài
Việc công bố một cơ sở khoa học để xác định tỷ giá hiện tại có đảm bảo khả
năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hay không là việc làm rất cần thiết. Vả lại,
hiện tại Việt Nam chưa có cơ quan nào công bố tỷ giá thực, một số đề tài của một
vài nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ có đề cập tới vấn đề này. Tuy nhiên, do tỷ giá
thực có sự biến động mạnh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi nên vào từng thời điểm khác nhau có thể sẽ có cách nhận định về
chính sách tỷ giá rất khác nhau. Do đó việc cập nhật tỷ giá thực và đánh giá lại
những tác động của nó đối với nền kinh tế nói chung và đối với hoạt động xuất nhập
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và có chính sách tỷ giá phù hợp với
từng thời kỳ là cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Nhằm đóng góp thêm một góc nhìn, một quan điểm đối với biến động tỷ giá
và chính sách điều hành tỷ giá hiện tại của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tác giả
tiến hành tính tỷ giá thực và đánh giá tác động của nó lên hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam.
Đồng thời, tác giả cũng có những phân tích đánh giá mức độ tin cậy của tỷ
giá thực đa phương trong việc xác định tiền đồng có bị định giá cao hoặc thấp hay
không và mức độ tác động của nó đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
Tiếp theo, thông qua tỷ giá thực, tác giả cũng đưa ra các nhận định về chính
sách tỷ giá, những tác động của chính sách tỷ giá đối với khả năng cạnh tranh của
hàng hóa Việt Nam, đưa ra những dự báo về tỷ giá và một số gợi ý cho chính sách
điều hành tỷ giá tại Việt Nam nhằm bảo đảm hàng hóa Việt Nam có ngang giá sức
3
mua so với các đối tác thương mại chủ yếu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một
vài biện pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản tỷ giá phù hợp với trường hợp Việt
Nam, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi giúp tỷ giá có thể hoàn thành tốt vai trò của
mình đối với nền kinh tế, trong đó có vai trò là công cụ hỗ trợ duy trì khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam trong mậu dịch quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tỷ giá tiền đồng so với một số đồng tiền của các đối tác thương mại lớn với
Việt Nam.
Tỷ giá nội tệ của các đối tác này so với đồng USD.
Chỉ số CPI, giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại
lớn nói trên. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam và
các đối tác thương mại.
Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng
lãnh thổ với Việt Nam đồng (tiền đồng) và với đô la Mỹ. Đồng tiền của các nước và
vùng lãnh thổ này được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với tiền đồng và
với USD theo năm. Trong rổ tiền này có 10 đồng tiền được chọn, đó là đồng SGD
(Singapore), THB (Thái Lan), TWD (Đài Loan), KRW (Hàn Quốc), JPY (Nhật),
CNY (Trung Quốc), EUR của Đức và Pháp, USD (Mỹ). Ngoài ra, khi tính tỷ giá
thực đa phương theo quý, tác giả chỉ chọn tỷ giá của 7 đồng tiền trong số 10 đồng
tiền trên do khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu.
Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại, chỉ số CPI
của Việt Nam và các đối tác, tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối tác này được thu
thập trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, mô tả
thống kê, phân tích định lượng và hồi quy. Từ các nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống
kê (GSO), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ
quốc (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các
4
trang thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), Bộ lao động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)… công
bố trong khoảng thời gian 10 năm từ 1999 đến 2008, tác giả tiến hành tổng hợp số
liệu, tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của
đồng tiền của các quốc gia đối tác (các đồng tiền được sử dụng trong rổ tiền tệ tính
tỷ giá thực đa phương) so với đồng đô la Mỹ.
Đầu tiên, tác giả tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và mười
đồng tiền trong rổ tiền (bao gồm cả đô la Mỹ) với đô la Mỹ, xem xét mức độ định
giá của các đồng tiền này so với đồng đô la trong khoảng thời gian từ 2000 đến
2008. Tiếp theo, tác giả tính tỷ giá thực đa phương và căn cứ trên tỷ giá này đưa ra
các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành và đánh giá mức độ định giá của đồng
Việt Nam so với rổ tiền tiền tệ đã chọn.
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất
nhập khẩu của Việt Nam, qua đó đánh giá mức độ tác động của tỷ giá đối với hoạt
động xuất nhập khẩu.
Kết cấu của luận văn gồm bốn chương:
Chương I: Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương
mại.
Chương II: Tính tỷ giá thực và đo lường tác động của tỷ giá thực đối với hoạt
động xuất nhập khẩu.
Chương III: Biến động tỷ giá và nhận định về cơ chế tỷ giá của Việt Nam.
Chương IV: Gợi ý chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu duy trì khả năng cạnh
tranh của hàng hóa Việt Nam.
5
CHƯƠNG I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
1.1 Tỷ giá hối đoái
1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có
thể biểu hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ
giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện
quan hệ cung cầu ngoại hối.
1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường
ngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng.
• Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với
một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
• Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate)
NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra
một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh
nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng.
Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có
đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn.
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước.
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:
- Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là e0n = E0/ E0n.
6
- Tại thời kỳ t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là ein = Ei/ Ein.
n
∑eij.wj
NEERi =
J=1
1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan
giá cả trong nước và ngoài nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất
thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ
giá hối đoái thực sẽ là một vấn đề cần được quan tâm.
1.1.3.1 Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa 1 đã được điều chỉnh
theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng
nội tệ so với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh
trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh
Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm. Ta có công thức tính
như sau:
E E. Pf
Er = =
Ph /Pf Ph
Trong đó:
° E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ.
° Ph: Mức giá trong nước.
° Pf: Mức giá nước ngoài.
Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và
đem chia cho mẩu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ). Vì
thế tỷ giá thực là một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước.
- Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá
sức mua.
1
Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá - phương pháp yết giá gián tiếp: ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng
tiền định giá; phương pháp yết giá trực tiếp: nội tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Trong suốt
luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp để tính toán.
7
- Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp. Khi đồng nội tệ định giá thấp, về
lý thuyết sẽ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- Nếu Er <1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao
hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ
định giá cao sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động
Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ
giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá
ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời
kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa
hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh.
Tại thời điểm t:
t t
CPI0ft
e 0r = e0 100%
CPI0ht
Trong đó:
- et0 = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0.
- et0r = Ert/ Er0 là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0.
- CPI0ft là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t.
- CPI0ht là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t.
1.1.3.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực và tỷ giá có ngang giá sức mua
Tỷ giá có ngang giá sức mua chính là tỷ giá thực (Er) có trị số bằng 1. Do tỷ
giá danh nghĩa được giao dịch trên thị trường ngoại hối thường lệch khỏi ngang giá
sức mua nên tỷ giá thực có thể lớn hơn, nhỏ hơn 1. Lúc này đồng tiền có thể được
định giá thấp hay cao so với ngang giá sức mua. Vì vậy, khi tỷ giá danh nghĩa tăng
hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh
thương mại quốc tế, các nhà quản lý nghiên cứu và dự báo ngang giá sức mua để cố
gắng kéo tỷ giá về vùng ngang giá sức mua nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của nền
kinh tế hay phục vụ cho các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo lý thuyết, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền chính là cơ sở để hình
thành tỷ giá giao dịch trên thị trường. Do đó, dự báo ngang giá sức mua để điều
8
chỉnh tỷ giá sao cho trong quan hệ mậu dịch quốc tế không có quốc gia nào bị thiệt
khi có chêch lệch lạm phát giữa các quốc gia. Nếu có ngang giá sức mua, tỷ giá
danh nghĩa của đồng tiền một nước so với tất cả các đồng tiền khác sẽ biến động
ngang với chênh lệch lạm phát của nước đó so với lạm phát của các nước khác.
Người ta dùng ngang giá sức mua để đánh giá biến động của đồng tiền trong
tương lai. Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (St+1 ) sẽ là một
hàm của tỷ giá giao ngay ban đầu (St )và chênh lệch lạm phát:
(1+ Ih )
St+1 = St [1+ - 1]
(1+ If )
Trong đó: Ih là tỷ lệ lạm phát trong nước và If là tỷ lệ lạm phát nước ngoài
Công thức tính gần đúng:
St+1 = St [1+ (Ih – If )]
+ Phương pháp tính tỷ giá có ngang giá sức mua vào thời điểm năm thứ
n so với năm gốc
Vào cuối năm thứ n, tỷ giá sẽ phải tăng hay giảm một tỷ lệ nào đó so với
năm cơ sở được chọn trước để đáp ứng ngang giá sức mua. Căn cứ vào chỉ số giá
công bố hàng năm so với năm trước, chúng ta có thể tính được tỷ giá có ngang giá
sức mua ở năm thứ n.
Gọi CPIth, CPItf lần lượt là chỉ số lạm phát trong nước và nước ngoài năm t.
E0, Et lần lượt là tỷ giá năm 0 (thường chọn làm năm cơ sở) và tỷ giá năm t.
+ Năm 0: tỷ giá là E0 được cho trước.
+ Năm 1: Tỷ giá E1 = E0 x CPI1h/ CPI1f (1)
+ Năm 2: Tỷ giá E2 = E1 x CPI2h/ CPI2f (2)
Thế (1) vào (2) ta có:
E2 = E0 x CPI1h/ CPI1f x CPI2h/ CPI2f = E0 x CPI1h CPI2h / CPI1f CPI2f
+ Năm thứ n tỷ giá (theo thuyết ngang giá sức mua) sẽ là
CPI1h . CPI2h . CPI3h . .. CPInh
En = E0
CPI1f . CPI2f . CPI3f . .. CPInf
9
Công thức này dễ sử dụng vì trong niên giám thống kê có công bố số liệu và
các tổ chức tài chính quốc tế cũng cung cấp số liệu chỉ số CPI hàng năm của các
nước trên các trang web của mình và người dùng có thể truy cập miễn phí.
1.1.3.3 Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)
Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá
của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa
phương, một nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề
được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên
giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch,
hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của
đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với
cán cân thương mại của quốc gia? Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh
của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực
đa phương (tỷ giá trung bình).
Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả
của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp. Chỉ số
này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp
giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá
trình thực thi chính sách.
Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ
so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm
phát quốc nội so với lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song
phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối
với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng
tiền tính REER).
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
Gọi E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ
thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
10
- Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với
ngoại tệ thứ n là ein = Ein / E0n.
CPInt là chỉ số giá của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0.
CPIt là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0.
- Tính tỷ trọng thương mại:
Gọi Itn là kim ngạch nhập khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực
đa phương với đối tác thương mại thứ n.
Etn là kim ngạch xuất khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực đa
phương với đối tác thương mại thứ n.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong “rổ tiền” (Wt)
n
t t
Wt = ∑ (I j + E j)
J=1
w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác.
Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n:
Itn + Etn
wnt =
n
∑ (Itj + Etj)
J=1
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân:
n
Pw = ∑ wj . CPIij
J=1 CPIi
- Tỷ giá thực đa phương:
n
REER = ∑eij.wj .CPIij
J=1 CPIi
Khi REER lớn hơn 100, đồng nội tệ bị định thấp, ngược lại REER nhỏ hơn
100 bị định giá cao, REER bằng 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ
tiền tệ”
1.1.4 Cơ chế tỷ giá
1.1.4.1 Khái niệm
Cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của
mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
11
Cơ chế tỷ giá hối đoái: là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và
ngân hàng trung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối.
1.1.4.2 Phân loại cơ chế tỷ giá
• Tỷ giá hối đoái cố định là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị
của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền
tệ, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo
tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử
dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài
chính tiền tệ sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị
trường tránh những biến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ
cho một quan điểm phát triển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho
chính sách phát triển hướng về xuất khẩu.
Khi cầu ngoại tệ tăng từ D đến D’ tạo áp lực làm tỷ giá hối đoái tăng từ e0
đến e1, ngân hàng trung ương sẽ bán ra ngoại tệ từ quỹ dự trữ ngoại hối làm tăng
cung ngoại tệ từ S đến S’ và tỷ giá được kéo giảm trở lại tại điểm e’, mức cung sẽ
dừng lại khi ngân hàng trung ương (NHTW) đạt được mục tiêu đã định. Các mục
tiêu của ngân hàng trung ương có thể là cố định tỷ giá (kéo tỷ giá về sát e0), phá giá
đồng nội tệ (NHTW mua vào ngoại tệ tăng cung đồng nội tệ, đây là chính sách đẩy
đường cung ngoại tệ S sang trái) và ngược lại là chính sách nâng giá đồng nội tệ.
Hình 1.1 Can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm kéo giảm tỷ giá (nâng đỡ đồng
nội tệ) khi cầu ngoại tệ tăng.
Tỷ
giá S
S’
e1
e’
e0
D’
D
Lượng ngoại tệ tăng
12
Theo hình 1.1, khi cầu ngoại tệ tăng từ D sang D’ tạo áp lực tăng tỷ giá lên
e1, chính phủ sẽ sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, bán ra ngoại tệ để thu lại đồng nội tệ,
đồng nội tệ tăng giá tỷ giá giảm lại (cân bằng tại e’).
Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh
để có thể can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá.
Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng
nhắc, đồng tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và
thông tin để thị trường điều chỉnh đúng hướng. Cơ chế này không khuyến khích
doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro độ nhạy cảm giao địch đối với tỷ
giá do không có bất ổn tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị
trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc
gia này sang các quốc gia khác.
Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá
hàng hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập
khẩu hàng hóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc
gia lạm phát cao. Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp
(đồng nội tệ bị định giá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng
hóa của quốc gia này tăng kéo lạm phát tăng lên. Hay nói cách khác, nước có lạm
phát cao đã lây nhiễm sang nước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này.
Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các
chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính
phủ (phải có đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết),
cơ chế này làm cho chính sách tiền tệ mất hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng
tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên
thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
• Cơ chế tỷ giá thả nổi hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế
trong đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính
phủ. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý
rủi ro do giao động tỷ giá.
13
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ,
chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá
hối đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm
phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm
giá. Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và
đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.
• Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa
thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của
mình do quá bất ổn.
Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố
một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán
cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối
không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của
NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ
trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…
Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo
quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng
ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các
chính sách kinh tế khác để can thiệp.
1.1.4.3 Cách phân loại cơ chế tỷ giá mới của IMF 2
IMF đưa ra hệ thống phân loại cơ chế tỷ giá mới gồm 3 nhóm chính là
(1) cơ chế neo cố định (hard pegs), cơ chế điển hình hiện nay trên thế là
“chuẩn tiền tệ” với các quốc gia đã từng áp dụng gồm Achentina, Estonia, Lithuania
(2) cơ chế neo linh hoạt gồm: cố định truyền thống: tỷ giá chỉ giao động
trong một biên độ hẹp, khoảng 1%; cơ chế con rắn tiền tệ: tỷ giá có thể giao động
trong biên độ rộng hơn.
2
TS Trần Ngọc Thơ và các thành viên (2006) “Phương pháp tiếp cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam”,
Đề tài nghiên cứu cấp bộ.