Luận văn;luận văn thạc sĩ;luận án tiến sĩ;tài liệu; khóa luận tốt nghiệp; báo cáo khoa học;đồ án tốt nghiệp;khoán luận 16062015192615
- 162 trang
- file .pdf
Bài giảng môn học : Thuế 1 Ths. ĐOÀN TRANH
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ
“Thuế của quốc gia, phù hợp với khả năng và thực lực của mình, có thể tham gia vào điều hành
Chính phủ, có nghĩa là phù hợp với những nguồn thu, chúng sẽ được sử dụng với mục đích bảo
vệ đất nước. Khoản thuế, mà mỗi một người bắt buộc phải đóng góp, cần phải được xác định
chính xác, chứ không thể tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán. Thời hạn nộp thuế, cách thức nộp
thuế và cả những người khác… Việc không xác định qui củ khoản nộp thuế sẽ làm tăng tính vô
liêm sỉ và bị mua chuộc, đút lót ở những người, mà vốn dĩ ngay cả trong môi trường lành mạnh
đã không tách khỏi được tính vô liêm sỉ và mua chuộc. Xác định chính xác số tiền mà mỗi người
phải nộp là việc chính trong bài toán thuế. Cần nộp lúc nào, bằng cách nào, khi nào và như thế
nào… mỗi loại thuế phải làm sao đó để người nộp thuế cảm thây thuận tiện nhất khi nộp chúng.
Việc thu thuế cũng phải suy nghĩ và tính đến khả năng số tiền thu được có thể ít hơn số tiền thực
đưa vào trong kho bạc Nhà nước… Rõ ràng rằng sự công bằng ít nhiều luôn gây được sự chú ý
của các tầng lớp nhân dân.”
Trích từ “An Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations”, Adam Smith (1776)
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ
1. Quá trình phát triển của thuế trên thế giới
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng, nhân tố quan trọng
nhất để thuế ra đời và phát triển cao như ngày nay gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của nhà nước.
Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và tài sản để đảm bảo
cho sự tồn tại và hoạt động của mình. Dó đó, nhà nước phải dùng quyền lực
chính trị vốn có để tập trung một phần nguồn lực của xã hội bằng cách huy
động dưới nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức đóng góp bắt buộc được
gọi là thuế.
Nếu xét sự phát triển của các hình thức và phương pháp thu thuế, có thể
chia lịch sử hình thành và phát triển thuế thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất - bắt đầu từ thế giới cổ đại đến thế kỹ XVI được đặc
trưng bởi sự hình thành các loại thuế sơ khai và nhà nước chưa có bộ máy
thu thuế hoàn chỉnh
Lần đầu tiên, dưới thời La Mã cổ đại để có chi phí để xây dựng quân đội,
bảo vệ biên giới, xây dựng nhà thời, đường ống dẫn nước, đường sá, … Nhà
nước đánh thuế các tài sản như đất đai, vật nuôi, nô lệ, thu hái hoa quả (nho)
và các tài sản có giá trị khác. Các loại thuế gián thu điển hình như thuế doanh
thu với thuế suất 1%, thuế buôn bán nô lệ 4%, thuế trả tự do cho nô lệ 5%,
thuế thừa kế 5%...
Bài giảng môn học : Thuế 2 Ths. ĐOÀN TRANH
Tổ chức tài chính của chính phủ không trực tiếp thu thuế của dân mà giao
cho các lãnh địa thực hiện. Chính phủ thông qua các tổ chức xem xét, đánh
giá và xác định tổng số thuế phải nộp ở các địa phương, đồng thời kiểm tra về
thời hạn nộp thuế. Trong thời gian này, thuế thu nộp bằng tiền. Người dân
bán lương thực, thực phẩm lấy tiền nộp thuế. Điều này kích thích và phát
triển mối quan hệ hàng hoá-tiền tệ, làm sâu sắc hơn quá trình phân công lao
động xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều hình thức thuế được ban hành lại
không làm hưng thịnh về tài chính cho đế quốc La Mã. Ngược lại, gánh nặng
thuế khoá đối với người dân là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và
đưa kinh tế đất nước vào tình trạng yếu kém.
Giai đoạn thứ hai - bắt đầu từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, hình thành
hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh
Một số quốc gia châu Âu đã sử dụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế.
Tất cả số tiền thuế thu được được chuyển vào quỹ của chính phủ. Đến năm
1662 ở Pháp và các quốc gia Châu Âu hành thành các tổ chức thu thuế do
chính phủ quản lý đã làm tổng thu thuế vào ngân sách của chính phủ ngày
càng tăng
Nguồn thu chính của chính phủ là thuế thân (giới quý tộc và cha cố không
phải nộp thuế này), các thuế khác gồm thuế đất, thuế đối với trang thiết bị
quân đội, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính… Thời gian này đã bắt đầu xuất
hiện thuế quan.
Giai đoạn thứ ba - bắt đầu từ thế kỷ XIX cho đến nay, đó là thời ký hình
thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh
Trong giai đoạn này ở hầu hết các nước phát triển đã hình thành hệ thống
thuế với các luật thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh. Các loại thuế có trước
đây dần dược hoàn thiện.
- Thuế ruộng đất giử vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho
chính phủ
- Thuế quan ban đầu chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách, thì hiện nay
vai trò của hình thức thuế này ngày càng lu mờ và nhường chổ cho các loại
thuế khác.
- Thuế thu nhập cá nhân ra đời ở Anh quốc năm 1842, sau đó nhiều nước
công nghiệp đã áp dụng - Nhật 1887, Mỹ 1913, Pháp 1914. Hiện nay, thuế
thu nhập cá nhân là một trong những hình thức thuế giử vai trò quan trọng
bậc nhất trong hệ thống thuế của các quốc gia phát triển.
Bài giảng môn học : Thuế 3 Ths. ĐOÀN TRANH
- Thuế giá trị gia tăng ra đời ở Pháp năm 1954 và hiện nay đã lan rộng ra
nhiều quốc gia phát triển.
Bộ máy thu thuế ở các nước phát triển cũng ngày được hoàn chỉnh và hình
thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Không chỉ bao gồm các cơ
quan quản lý thu nộp thuế mà ở nhiều quốc gia còn có bộ máy cảnh sát thuế,
toà án thuế riêng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng luật thuế,
tổ chức thu thuế, kiểm tra thu nộp thuế và xử lý các vi phạm về thuế.
2. Sơ lược quá trình phát triển thuế ở Việt Nam
Quá trình phát triển thuế tại Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn
Giai đoạn 1 : Thời kỳ trước thực dân Pháp xâm lược
- Thời hậu Lê, thuế được chia thành 2 loại chính : thuế trực thu và thuế
gián thu. Thuế trực thu gồm: Thuế thân, thuế điền và thuế tạp dịch. Thuế gián
thu đánh một cách phân tán vào mọi hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
- Thời nhà Nguyễn, chế độ thuế được chia thành 2 loại: chính phú và tạp
phú. Chính phú gồm có thuế điền thổ (tô), thuế thân đinh (dung), và thuế điệu
(tạp dịch-là loại thuế bắt buộc lao động không công qui định trong năm). Tạp
phú gồm các loại thuế: Thuế cảng, thuế quan tân, thuế nguồn đầm, thuế hầm
mỏ, thuế các hộ sản xuất.
Giai đoạn 2 : Thời kỳ thuộc địa, nữa phong kiến (từ năm 1895 đến tháng
8 năm 1945) trước thực dân Pháp xâm lược
Ngay sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đặt chế độ thuế khoá.
Nhìn chung chế độ thuế khoá thực dân Pháp vừa nhằm bòn rút dân ta vừa đầu
độc làm suy thoái cả dân tộc ta.
Ở miền Trung (Đà Nẵng…) chúng bỏ thuế cảng của nhà Nguyễn, chỉ thu
một số lệ phí đèn pha, tín hiệu, tàu cập bến. Năm 1861 mở thầu trúng thuốc
phiện với giá 2,5 triệu Phơrăng. Cho phép mở sòng bạc để thu thuế môn bài,
sau đó là thuế rượu, rượu vang, bia, thuế khách sạn, quán rượu, tiệm nhảy.
Tháng 2/1862, chúng cho phép nhập cảng thuốc phiện để thu thuế doanh thu.
Ở Nam kỳ có thuế trực thu, thuế gián thu và thuế tem, thuế xuất nhập
khẩu, thuế kho và lệ phí cảng, tiền bán hoặc cho thuê đất công.
Đến năm 1928, chế độ đồng hoá quan thuế giữa Pháp và ba xứ của Việt
Nam mới chính thức ban hành. Bỏ chế độ trưng thầu thuế quan và thuế gián
thu để thay thế chế độ công quản trực tiếp do người Pháp trực tiếp cai quản.
Bài giảng môn học : Thuế 4 Ths. ĐOÀN TRANH
Bảng 1.1 Số liệu tham khảo ngân sách và thuế (FF) năm 1939 và 1945 xứ
Đông Dương
Xứ Ngân sách (FF)
Năm 1939 Năm 1945
Bắc kỳ 15.904.000 36.415.000
Trung kỳ 10.933.000 22.240.000
Nam kỳ 17.471.000 39.418.000
Loại thuế Thu thuế (FF)
Năm 1939 Năm 1945
1. Thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hoá 20.655.000 58.265.000
2. Thuế muối, rượu, thuốc phiện, diêm, thuốc 24.694.000 87.000.000
lá 11.021.000 28.625.000
3. Thuế điền thổ và trước bạ 0,06 0,1
4. Giá tem thư - -
5. Thuế chợ - -
6. Thuế mái hiên - -
7. Thuế nhốt súc vật
Giai đoạn 3 : Nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xây dựng xã hội chủ
nghĩa
Trước năm 1951, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà duy trì các
thuế gián thu như : thuế quan, thuốc lào, muối. Thuế trực thu gồm: thuế điền
thổ, môn bài, sát sinh.
Năm 1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại. Năm 1954 đến 1956, chế
độ thuế gồm 11 loại.
Chế độ thuế năm 1951 Chế độ thuế năm 1954-1956
- Thuế nông nghiệp Thuế doanh nghiệp
- Thuế công nghiệp, thương nghiệp Thuế lợi tức doanh nghiệp
- Thuế hàng hoá Thuế hàng hoá
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế buôn chuyến
- Thuế sát sinh Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế trước bạ Thuế kinh doanh nghệ thuật
- Thuế tem Thuế sát sinh
Thuế rượu
Thuế muối
Thuế thổ trạch
Thuế hàng hoá tồn kho
Bài giảng môn học : Thuế 5 Ths. ĐOÀN TRANH
Đến năm 1961, hệ thống thu ngân sách nước ta chia làm 2 mảng lớn và
tồn tại đến tháng 8 năm 1990:
- Đối với xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ thu quốc doanh (gián
thu) và chế độ trích lợi nhuận (trực thu)
- Đối với đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiện chế độ thuế.
Ngày 8/8/1990, nước ta cải cách thuế toàn diện, sâu sắc và căn bản. Bao
gồm 9 săc thuế. Đến ngày 1/1/19996, hệ thống thuế Việt Nam hoàn chỉnh
thành 14 sắc thuế gồm thuế, phí và lệ phí.
Kể từ ngày 1/1/1999, hệ thống thuế Việt Nam bao gồm 9 sắc thuế, ngoài
ra hệ thống thu ngân sách nhà nước còn có : Thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế
sử vốn ngân sách nhà nước, thu từ nông sản, thu từ dầu khí, lệ phí và phí các
loại.
Hệ thống thuế từ 1/1/1996 Hệ thống thuế từ 1/1/1999
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế chuyển giao quyền sử dụng đất
- Thuế doanh thu Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế lợi tức Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập đối với người có thu Thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao nhập cao
- Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên
- Thuế nhà, thuế đất Thuế nhà, thuế đất
- Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà Ngoài ra, hệ thống thu ngân sách
nước Nhà nước còn có :
- Thuế sát sinh - Thuế môn bài
- Thuế môn bài - Thuế sát sinh
- Lệ phí: trước bạ, công chứng, - Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà
chứng thư, trọng tài kinh tế, giao nước
thông, hải quan - Thu từ nông sản
- Phí: bay qua bầu trời, phí qua cảng - Thu từ dầu khí
qua cầu, phà đò, phí chợ - Lệ phí và phí các loại
Bài giảng môn học : Thuế 6 Ths. ĐOÀN TRANH
II. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA THUẾ
1. Khái niệm
Theo Từ điển Luật học (NXB Bách khoa - 1999): Thuế là một khoản đóng
góp bằng tài sản cho Nhà nước do Luật định thành nghĩa vụ đối với cá nhân
hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước sử
dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà
nước, điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập.
Như vậy, thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện
tượng xã hội luôn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật. Thuế là một bộ
phận chủ yếu thuộc khoản thu ngân sách nhà nước của các quốc gia. Thuế có
những đặc trưng cơ bản sau :
- Nội dung kinh tế của thuế thể hiện mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa
Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.
- Thuế là nghĩa vụ thanh toán của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà
nước, nó mang tính bắt buộc, không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
- Xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là khoản nộp cho Nhà nước được
pháp luật qui định theo mức thu và thời hạn nhất định.
- Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh quan hệ phân phối của cải dưới hình
thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.
Khi Nhà nước tiến hành hành vi thu thuế tức là Nhà nước đã tham gia vào
một quan hệ phân phối giữa một bên là Nhà nước và một bên là các pháp
nhân hoặc thể nhân. Đó là một quan hệ không bình đẳng vì Nhà nước có
quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế nhằm truy thu thuế nếu các pháp
nhân và thể nhân không nộp. Đối tượng của quan hệ phân phối này là của cải
biểu hiện dưới hình thức giá trị. Chính vì vậy, thuế được coi là công cụ phân
phối.
Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của
Nhà nước, thuế còn được phân biệt với lệ phí, phí ở chổ các cá nhân và
pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở
được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá.
Trong khi đó hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự
nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra
khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà
nước cung cấp.
Bài giảng môn học : Thuế 7 Ths. ĐOÀN TRANH
Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà
nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị
ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế
suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ
công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để
thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy
nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền
thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất này của thuế cho phép chúng
ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu mà Nhà nước tập trung
vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả cho đối
tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà
nước.
2. Phân loại thuế
a. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các sắc thuế thành 3 loại:
- Thuế thu nhập, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào thu nhập của
các đối tượng chịu thuế. Thường gồm có thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập
cá nhân.
- Thuế tiêu dùng, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào các hành vi
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Thường bao gồm các loại thuế như thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu
- Thuế tài sản, là loại thuế bao gồm các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng
đánh thuế. Các loại thuế của cải như : thuế nhà, thuế đất; thuế mua sắm tài
sản, thuế đăng ký tài sản…
b. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, có thể chia các sắc thuế thành 2
loại:
- Thuế trực thu, là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tương nộp thuế
là đồng nhất. Thông thường là các sắc thuế về thu nhập, thuế tài sản.
- Thuế gián thu, là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản
của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và
dịch vụ. Lúc đó đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng còn đối tượng nộp
thuế là người bán hàng.
c. Căn cứ theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế, có thể chia các sắc
thuế thành 2 loại:
- Thuế thực, là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế.
Thuế thực thu vào các dạng tài sản riêng biệt của người nộp thuế trên cơ sở
Bài giảng môn học : Thuế 8 Ths. ĐOÀN TRANH
mức sinh lợi trung bình của tài sản đó mà không phải từ thu nhập thực tế của
người nộp thuế. Các loại thuế thực bao gồm : thuế tài sản, thuế tiêu dùng.
- Thuế cá nhân, ngược lại với thuế thực là thuế cá nhân, là thuế dựa trên
khả năng của người chịu thuế. Gồm các loại thuế như : thuế thu nhập cá nhân,
thu nhập công ty, thuế chuyển nhượng tài sản…
d. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền về thuế, có thể chia các sắc thuế thành
2 loại là thuế trung ương và thuế địa phương.
Thuế trung ương, là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính
quyền nhà nước ở trung ương ban hành, còn thuế địa phương do chính quyền
địa phương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế trung ương
đều nộp hết vào ngân sách trung ương mà một phần của thuế trung ương có
thể được trích vào ngân sách địa phương.
3. Chức năng của thuế
Thuế không chỉ là một phạm trù tài chính, mà còn là phạm trù kinh tế. Do
đó, thuế không chỉ biểu hiện những đặc trưng, hình thức vận động riêng có
mà còn mang trong mình các mối quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong xã
hội. Nhà nước cần có các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động hiệu quả
của bộ máy nhà nước. Nhưng không chỉ có vậy, Nhà nước còn sử dụng thuế
như là chính sách nhằm điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, làm chuyển
đổi các nguồn lực và định hướng hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư.
Thuế luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, chức năng cơ bản của thuế
ngoài việc huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước, còn gắn với chức
năng kinh tế của nhà nước trong việc sử dụng thuế như công cụ nhằm điều
tiết nền kinh tế.
a. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Đây là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng này mà quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước được hình thành, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động
của Nhà nước.
Sự phát triển và mở rộng chức năng của nhà nước đòi hỏi phải tăng cường
chi tiêu tài chính. Do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồn lực
của thuế ngày càng được nâng cao. Thuế trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong ngân sách các nước có nền kinh tế thị trường.
b. Điều tiết kinh tế
Chức năng này của thuế được thực hiện thông qua việc qui định:
Bài giảng môn học : Thuế 9 Ths. ĐOÀN TRANH
- Các hình thức thu thuế khác nhau.
- Xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.
- Xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của
người nộp thuế.
- Sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế...
Trên cơ sở đó nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo
chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích,
chức năng điều tiết kinh tế của nhà nước đã được thực hiện. Trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế
ngày càng nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế
của các chủ thể kinh tế vì lợi ích của xã hội.
Bảng 1.2 Chi ngân sách nhà nước/GDP các nước ASEAN
1991 1992 1995 1996 1997
1. Indonesia 17,35 17,4 15,3 15,1 18,2
2.Malaysia 28,3 27,26 22,4 22,6 21,3
3. Philippine 19,8 19,1 18,3 18,4 19,1
4. Thailand 14,0 15,4 15,3 17,6 17,8
5. Singapore 22,3 20,0 21,0 - -
6. Việt Nam 15,0 20,7 24,0 23,1 22,5
Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, NXB Thống kê, 1999.
Theo anh chị, giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
và chức năng điều tiết kinh tế có mối quan hệ như thế nào ? Các chỉ tiêu nào
nói lên các mối quan hệ này ? Hãy giải thích và minh họa bằng số liệu thống
kế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới ?
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ
1. Tính công bằng
Sự công bằng (equity) được định nghĩa theo nhiều cách:
Công bằng ngang (horizontal equity): Những người ở những vị trí tương
đương cần được đối xử ngang nhau. Định nghĩa này về mặt nào đó chưa đầy
đủ, thậm chí khi bạn hạn chế việc thảo luận chỉ về vấn đề thu nhập. Chẳng
hạn, liệu một người làm công việc rất nguy hiểm và khắc nghiệt trong nhiều
giờ có nên bị đánh thuế giống như một người có cùng thu nhập nhưng lại làm
một công việc tương đối dễ dàng trong một thời gian ngắn, chỉ vì họ nhận
Bài giảng môn học : Thuế 10 Ths. ĐOÀN TRANH
được sự giáo dục tốt hơn? Như vậy có công bằng công? Thu nhập từ một
nguồn (có lẽ là lao động) có nên bị đánh thuế giống như thu nhập từ nguồn
khác (chẳng hạn như trợ cấp về hưu hay bảo hiểm xã hội)?
Xác định tiện ích về sự công bằng ngang: Nếu hai người có cùng một mức
tiện ích trước khi bị đánh thuế, thì sau khi bị đánh thuế họ sẽ có cùng mức
tiện ích, và thuế sẽ không thay đổi trật tự của họ từ mức tiện ích cao nhất tới
thấp nhất. Đây là một vấn đề khi bạn quan tâm tới việc một vài người thích
thời gian rảnh rỗi (không bị đánh thuế), trong khi những người khác thích
những hàng hoá và dịch vụ (bị đánh thuế) hơn. Cùng một loại thuế thu nhập
sẽ ảnh hưởng tới hai nhóm người này theo cách khác nhau.
Khái niệm về sự công bằng ngang phụ thuộc vào việc bạn muốn đi xa tới
mức nào khi nói rằng mọi người là ngang nhau.
- Thậm chí nếu hai người có hai dạng thu nhập khác nhau thì có mức thu
nhập tương đương không?
- Chuyện hai người khác nhau tiêu thụ lương thực hay thuốc hay rượu có
quan trọng không?
- Nếu một người sở hữu một căn nhà và người kia phải đi thuê nhà, thì ở
đây có điều khác biệt quan trọng gì?
- Nếu một người mua một món hàng trong bách hoá và người kia lại mua
hàng qua mạng, có khác nhau không?
Mỗi một câu hỏi đặt ra nêu lên một vấn đề về hiệu suất ngang.
Công bằng dọc (vertical equity): Một hệ thống thuế nên đánh thuế nặng
hơn vào những người có khả năng để trả hơn. Về mặt ý nghĩa nào đó, điều
này là đúng, nhưng nó lại đe doạ, ngăn cản những người có những kỹ năng
quý trong công việc hoặc những người có ý tưởng giá trị cho công việc kinh
doanh mới trong việc chấp nhận rủi ro cần thiết để đi tới thành công. Thường
thường, người ta nhận được mức thu nhập cao vì đã có những hoạt động quan
trọng, và đánh thuế họ nặng có thể đẩy một số người có khả năng vào những
hoạt động khác ít có giá trị hơn.
Quan niệm về công bằng dọc liên quan tới nguyên tắc về khả năng chi trả
(the ability to pay principle), nguyên tắc này nói rằng những gánh nặng đè lên
vai người trả thuế có liên quan tới khả năng chi trả của họ. Điều này dường
như ám chỉ không chỉ thuế thu nhập mà cả thuế của cải nữa.
Bài giảng môn học : Thuế 11 Ths. ĐOÀN TRANH
Công bằng về lợi ích: Những người thu được lợi nhuận từ các dịch vụ của
Chính phủ nên trả thuế nhiều hơn. Về mặt nào đó, điều này củng cố niềm tin
cho bạn nếu bạn tin rằng người ta tán thành việc di chuyển tới những thành
phố và thị trấn hoặc có mức thuế và dịch vụ cao hoặc tới những nơi có mức
thuế và dịch vụ thấp.
2. Tính hiệu quả
Hệ thống thuế được xem là hiệu quả khi nó phải được xét trên hai mặt sau:
Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất và hiệu quả tổ chức thu
thuế là lớn nhất.
Nói chung, có suy nghĩ cho rằng có sự thoả hiệp giữa hiệu quả và tính
công bằng trong thuế. Tức là, những loại thuế mà càng có hiệu quả cao thì
càng được coi là ít công bằng trong khi những loại thuế có hiệu quả thấp lại
có thể công bằng hơn phụ thuộc vào định nghĩa công bằng nào mà bạn sử
dụng.
Nếu bạn xét thuế thân, nó thường được coi là có hiệu quả rất cao, nhưng ít
nhất về mặt công bằng dọc hay khả năng chi trả mà nói, nó rất không công
bằng. Về mặt công bằng ngang, tuy vậy, thuế thân lại có thể được coi là rất
công bằng.
Thuế tiêu dùng trên cơ sở rộng có lẽ có hiệu quả tương đối cao và về tính
công bằng ngang, tương đối công bằng. Chuyện một người tiêu thụ cái gì
không quan trọng, bất cứ hai người nào có cùng thu nhập và mức tiêu thụ đều
phải được đối xử ngang nhau. Thật không may, điều này có lẽ sẽ làm biến đổi
tính cân bằng dọc hoặc nguyên tắc về khả năng chi trả vì những người nghèo
hơn sẽ trả ít nhất là số phần trăm thuế thu nhập bằng với những người giàu
hơn. Với cố gắng làm cho thuế tiêu dùng có tính công bằng ngang hơn, các
nước thường loại bỏ những thứ mà người nghèo phải dành một khoản đặc
biệt lớn trong thu nhập của họ để mua những thứ như lương thực, quần áo và
nhà cửa.
Thuế thu nhập luỹ tiến có lẽ là công bằng theo hầu hết các quan niệm, trừ
những dạng thu nhập khác nhau được xem như khác nhau theo một số quan
niệm khác. Vấn đề là một loại thuế thu nhập và những tỷ lệ biên cao hơn đặc
biệt làm thoái chí những người làm việc nặng nhọc và chịu rủi ro cao khi
nhận được những đồng thu nhập rất cao.
Thuế bất động sản là trường hợp thú vị hơn. Về mặt hiệu quả, thuế này có
thể làm thay đổi quyết định về việc một ngôi nhà được mua như thế nào thì
tốt và có cải thiện được hay không. Thuế cũng ảnh hưởng tới nơi người ta
chọn để ở, mặc dù, lẽ ra đã có một mối liên hệ giữa thuế và dịch vụ. Tức là,
Bài giảng môn học : Thuế 12 Ths. ĐOÀN TRANH
những nơi có thuế cao hơn thì về mặt lý thuyết mà nói, có tiện nghi công
cộng tốt hơn. Về tính công bằng dọc, người có những ngôi nhà đẹp hơn là
những người giàu hơn và nên chịu đánh thuế cao hơn, nhưng họ có thể có
mức thu nhập thấp hơn (chẳng hạn như những người về hưu đã sống trong
vùng một thời gian dài). Bạn cũng có thể hỏi rằng liệu những người thuê nhà
có được phân biệt khác với chủ nhà hay không nếu họ cùng ở trong những
ngôi nhà giống nhau. Điều này phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của loại
thuế tới những ngôi nhà cho thuê.
Chuyển sang lệ phí đăng ký căn hộ có lẽ làm mọi thứ mất đi tính công
bằng dọc, nhưng lại có hiệu quả cao hơn. Nên nhớ rằng sự thay đổi này có
thể gây ra những ảnh hưởng về môi trường. Những chiếc xe cũ hơn có thể
sinh ra nhiều thiệt hại về môi trường hơn, mặc dù những chiếc xe mới và lớn
hơn dĩ nhiên tiêu tốn nhiều xăng hơn những chiếc xe mới nhưng nhỏ hơn.
3. Tính rõ ràng, minh bạch
Một hệ thống thuế chính xác thể hiện rõ ràng và minh bạch trước hết phải
chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và dễ xác định số thuế phải nộp. Thuế
trực thu thường có tính minh bạch hơn thuế gián thu.
Tính minh bạch dễ dàng đạt được khi chính sách thuế đơn giản.
Bảng 1.3 Độ nổi của thuế (1998-1999)
1997 1998 1999
1. GDP giá thực tế (tỷ đồng) 313.623 368.690 390.000
2. Thuế (tỷ đồng) 62.067 65.380 68.000
3. %ΔT - 5,3 4
4. %ΔY - 17,5 5,7
5. %ΔT/%ΔY (độ nổi của thuế) - 0,3 0,7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
4. Có độ nổi và tính ổn định
Hệ thống thuế cần phải có độ nổi và tính ổn định để giúp cho nhà nước có
thể đáp ứng tốt các nhu cầu tài chính gia tăng khi GDP của quốc gia tăng lên.
Độ nổi của thuế là tỷ số giữa phần trăm về số thu thuế với thay đổi % trong
GDP. Nếu gọi %ΔT là phần trăm về số thu thuế của năm nay so với năm
trước và gọi %ΔY là phần trăm về thay đổi tăng trưởng GDP năm nay so với
năm trước. Thì độ nổi của thuế là tỷ số %ΔT/%ΔY.
Bài giảng môn học : Thuế 13 Ths. ĐOÀN TRANH
Năm 1999, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 50% GDP, nhưng
mức động viên vào thuế chỉ chiếm 15% tổng số thu. Do đó, làm cho độ nổi
của thuế giảm thấp so với các nước trong khu vực. Với mỗi 1% phần trăm
tăng lên của GDP thì số thu thuế chỉ tăng khoảng 0,5% năm 1998-1999, trong
khi Thailand là 1,01% (1996), Malaysia 1,32 (1997).
5. Tính linh hoạt
Hệ thống thuế phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năng
thích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Nền kinh
tế thị trường rất năng động, nó luôn biến động theo thời gian, trong khi chính
sách thuế lại tương đối ổn định, do vậy, dễ nảy sinh sự lệch pha giữa chính
sách thuế và các hoạt động kinh tế.
Một chính sách thuế có cơ chế ổn định tự động điều chỉnh hữu hiệu đó là
thuế thu nhập. Mức thuế thu nhập sẽ tự động điều chỉnh mà không cần phải
thay đổi chính bản thân chính sách thuế. Khi nền kinh tế suy thóai, thu nhập
thực tế giảm, dẫn đến mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng
nhiều thì thuế phải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác dụng hạn chế nguy
cơ lạm phát.
Trong thực tế, chính sách tài khóa (thuế) có độ trễ thường lớn hơn so với
chính sách tiền tệ. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách can thiệp ở
mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp thì mới đảm bảo được tính linh
hoạt và hiệu lực của chính sách thuế.
Yêu cầu xây dựng một hệ thống thuế chính là phải kết hợp những tiêu chí
đó một cách tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống một cách tốt nhất
trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng giai
đoạn phát triển kinh tế.
IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ
1. Tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế
khác nhau. Như ”Thuế thu nhập cá nhân” là đánh thuế vào thu nhập cá nhân,
”Thuế thu nhập công ty” đánh vào thu nhập của pháp nhân là các công ty,
”Thuế giá trị gia tăng” đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ
sau mỗi kỳ luân chuyển hàng hoá và dịch vụ qua từng giai đoạn.
Bài giảng môn học : Thuế 14 Ths. ĐOÀN TRANH
2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế có thể là pháp nhân hoặc thể nhân mà pháp luật xác
định có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước và gọi là người nộp thuế. Do
tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng của thuế nên người nộp thuế không
đồng nhất với người chịu thuế tức là người chịu gánh nặng của thuế.
3. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì. Hàng hoá, thu nhập hay
tài sản... Mỗi một loại thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng,
thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân.
4. Cơ sở tính thuế
Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế được xác định làm
căn cứ tính thuế. Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hóa, hay tài sản.
Do đó, cơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị hàng hóa hay giá trị
của tài sản. Đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sở tính thuế do có một
số mức đối tượng chịu thuế được miễn giảm khi xác định cơ sở tính thuế.
5. Mức thuế
Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước so với cơ sở tính thuế
và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. Có hai hình
thức :
a. Mức thuế tuyệt đối (hay còn gọi định suất thuế) là mức thuế được tính
bằng số tuyệt đối theo 1 đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Ví dụ : 1 lít
xăng chịu thuế 1000 đ, 1 ha đất nông nghiệp hạng 1 vùng đồng bằng phải
chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là 550 kg thóc...
b. Mức tương đối (hay còn gọi là thuế suất) là mức thuế được tính bằng
một tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Có các mức
thuế sau:
- Mức thuế thống nhất, là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả đối
tượng chịu thuế.
- Mức thuế ổn định, là mức thuế được qui định theo một tỷ lệ nhất định
như nhau trên cơ sở tính thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Mức thuế lũy tiến. Có các loại :
Bài giảng môn học : Thuế 15 Ths. ĐOÀN TRANH
+ Biểu thuế lũy tiến giản đơn, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành
các bậc chịu khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định mức thuế phải
nộp bằng số tuyệt đối.
+ Biểu thuế lũy tiến từng phần, là loại biểu thuế chia cơ sở tính thuế
thành nhiều bậc thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định các
mức thuế tăng dần tương ứng. Số thuế phải nộp là tổng số thuế tính theo
từng bậc thuế với thuế suất tương ứng.
+ Biểu thuế lũy tiến toàn phần, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế
thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định
các mức thuế suất tăng dần tương ứng với mức tăng của cơ sở tính thuế.
Số thuế phải nộp là số thuế tính theo cơ sở tính thuế đó với thuế suất
tương ứng.
- Mức thuế lũy thoái, là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng
của cơ sở tính thuế.
6. Miễn thuế, giảm thuế
Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một số sắc thuế.
Việc qui định miễn giảm thuế là nhằm mục đích.
- Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn
do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến
hoạt động kinh tế của mình.
- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế-xã hội nhằm khuyến
khích hoạt động của người nộp thuế.
V. THUẾ TRONG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ
Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào
khoảng những năm cuối thế kỹ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý
giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công
bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng
nào không chịu thuế.
Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng về lý
thuyết thuế. Nó ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh và
được đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Những nguyên tắc
chung về đánh thuế mà Adam Smith đã đưa ra là :
- Các công dân của một nước phải đóng góp vào việc giúp đỡ chính phủ,
mỗi người tuỳ theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân.
Bài giảng môn học : Thuế 16 Ths. ĐOÀN TRANH
- Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải rõ ràng và không
được áp đặt một cách độc đoán.
- Mọi thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất
cho người đóng thuế.
- Mọi thứ thuế phải được tính toán như thế nào để cho nhân dân chỉ phải
đóng ít nhất và số tiền này chỉ ở trong công quỹ công cộng trong thời gian rất
ngắn.
Theo Adam Smith nếu thuế khoá nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị
xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý
thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khoá, tính
công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội.
John Maynard Keynes( ) coi thuế (T) và chi tiêu tài chính của chính phủ
(G) là những công cụ cơ bản để can thiệp vào sự phát triển chu kỳ và vượt
qua khủng hoảng.
Nếu C là tiêu dùng của gia đình và S là tiết kiệm của họ và Y là GDP thì
Y=C +S+T (1)
Gọi X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, I là đầu tư thì
Y = C + I + G + (X-M) (2)
Từ (1) và (2) ta có :
C + S + T = C + I + G + (X-M)
Hay I = S + (T-G) + (M-X). Điều này có nghĩa
Đầu tư = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm của chính phủ + Vay của nước
ngoài
- Gọi t là tỷ lệ thu nhân sách so với GDP, thì T = t.Y. Điều đó có nghĩa là
tổng số thuế thu được (trong những điều kiện khác không đổi) phụ thuộc vào
thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân càng lớn thì nộp thuế càng nhiều.
Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thu nhập quốc dân hạ thấp
thì tổng thu về thuế cũng giảm đi. Và lúc đó thuế sẽ tự động cắt giảm để thức
đẩy tăng thu nhập và điều đó “đánh thức” giới hạn đối với tiêu dùng và kích
thích đầu tư.
- Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân hay khuynh hướng tiết kiệm biên. Suy ra
tiết kiệm tư nhân S = s(Y-T). Theo ông, con người có xu hướng tăng tiêu
dùng của mình theo tốc độ tăng của thu nhập, nhưng không cùng mức tăng
Bài giảng môn học : Thuế 17 Ths. ĐOÀN TRANH
của thu nhập. Cùng với tốc độ tăng của thu nhập thì tốc độ tiết kiệm tăng
nhanh hơn. Bởi vậy, cần thực thi một chính sách thuế có tác động thu hút
phần tiết kiệm để vào đầu tư phát triển kinh doanh.
- Ông cho rằng, khuynh hướng tiêu dùng ở những người có thu nhập
thấp sẽ cao hơn ở những người có thu nhập cao. Vì vậy, nhà nước cần đánh
thuế thu nhập theo biểu thuế suất lũy tiến để phân phối lại thu nhập của
những người có thu nhập cao đưa vào tiết kiệm.
Arthur Laffer (Mỹ), khoảng những năm 1980 ở Mỹ và Anh đã ra đời một
học thuyết kinh tế mới dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế trọng
cung, mà các đại biểu là Arthur Laffer, Jude Winniski, Norman Ture.
Phái này cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng kích thích cung là
giảm thuế. Họ cho rằng: thuế suất biên tế cao là nguyên nhân gây nhiều căn
bệnh cho đất nước: tiết kiệm thấp, năng suất lao động thấp, lạm phát cao…
Nên chủ trương : Thứ nhất, cắt giảm thuế; thứ hai, cắt giảm chi tiêu của chính
phủ; thứ ba, giảm số lượng tiền trong lưu thông với sự trợ giúp của các chính
sách phù hợp trong lĩnh vực tín dụng nhà nước và tiến hành định mức tốc độ
phát hành tiền trong lưu thông.
Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết của Laffer cũng đưa đến kết quả hạn
chế trong giai đoạn đầu của cải cách. Do hạ thấp thuế suất đã làm tổng thu
ngân sách nhà nước giảm đi và mức bội chi ngân sách ngày càng lớn. Trên
thực tế người ta tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của đường cong lý thuyết Laffer.
Tổng số thu thuế
C
B
A
C’ B’ A’ Thuế suất
Đường cong Laffer
- Khi tỷ lệ thu thuế 0%, ngân sách nhà nước không thu được đồng nào
- Khi tỷ lệ thu thuế 100%, không có sản xuất kinh doanh, nên không thu được thuế.
- Tốt nhất thuế suất nên <50%, để đẩy mạnh sản xuất, tăng nhiều người nộp thuế và
chắc chắn sẽ đạt mức cực đại trong thu thuế.
Bài giảng môn học : Thuế 18 Ths. ĐOÀN TRANH
Paul A. Samuelson, lý thuyết về nền “kinh tế hổn hợp” được trình bày
trong tác phẩm “Econimics” của Paul A. Samuelson là sự xích lại gần nhau
giữa hai trường pháp Keynes chính thống và Cổ điển mới (Neo-classical). Để
phát triển kinh tế, Samuelson cho rằng phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ
chế thị trường và vai trò của nhà nước.
- Nhà nước chỉ phải can thiệp vào nền kinh tế, khi thị trường bị thất bại
trong việc đảm bảo phân phối hiệu quả các nguồn lực. Đến khi nhà nước
nhận thấy rằng sự tham gia của nhà nước làm cho việc phân bố các nguồn lực
không hiệu quả thì nhường lại cho thị trường đảm nhận vai trò này.
- Thông qua ba công cụ: thuế, chi tiêu của chính phủ và các biện pháp
kiểm soát mà chính phủ có thể điều tiết việc đầu tư của tư nhân, khuyến khích
hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân.
- Nhằm giải quyết những vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, thuyết “thuế
thu nhập âm” đã được sử dụng để trợ cấp cho những người nghèo khổ dưới
mức sống tối thiểu.
Như vậy, trên thực tế chính phủ các nước đã vận dụng quan điểm của các
trường phái lý thuyết khác nhau để hoạch định chính sách thuế và hệ thống
thuế phù hợp. Sự kết hợp các quan điểm khác nhau trong các học thuyết thuế
là nét đặc trưng nổi bật của lý luận thuế trong điều kiện hiện nay.
VI. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ
Một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là
người trả thuế. Đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn giống như hỏi bạn sẽ
thực sự muốn đưa tiền cho ai để nộp cho Chính phủ, ai sẽ là người chịu thuế
thực sự là một vấn đề quan trọng.
Trong thực tế, phân tích cơ bản về cung và cầu lại chỉ ra rằng ai thực sự
trả thuế không quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thặng dư của người tiêu dùng
và người sản xuất đều như nhau.
Dù sao, câu hỏi là: ai sẽ chịu thuế. Điều này có thể được trả lời theo nhiều
cách. Ta sẽ tiếp cận với vấn đề một cách lý thuyết và sau đó nhìn vào một
vài ví dụ về thuế trong thực tế, cố gắng hình dung ra nó sẽ đánh vào ai. Ở
đây, ta có một câu trả lời rất vui đối với trường hợp thuế cho thuốc lá.
1. Phân tích trên lý thuyết.
Từ các nguyên tắc, đây là một bức tranh cơ bản về thuế. Loại thuế đánh
vào người cung cấp sẽ làm đường cung tăng lên một lượng bằng với thuế
trong khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng
bằng thuế. Kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào.
Bài giảng môn học : Thuế 19 Ths. ĐOÀN TRANH
Giá($) MC + t Giá($)
S = MC S = MC
PPBC PPBC
P0 P0
PRBS PRBS
D = MV MV + t D = MV
SLSP (Q) SLSP (Q)
P0 là giá thị trường gốc.
PPBC là giá người tiêu dùng trả sau thuế.
PRBS là giá người cung cấp nhận được sau thuế.
PPBC-PRBS=t, thuế trên mỗi đơn vị.
Những điều này có thể được tính trong một mô hình đường thẳng đơn
giản.
Ví dụ: Ta có : Qd=120-P, Qs=P-10
Tình huống ban đầu: Qd=Qs => 120-P=P-10 => 130=2P
P=65, Q=55
Đánh thuế $20 vào người bán.
Qs=P-10 và P=Qs+10
P=Qs+10+20 (có thuế)
Qs=P-30 và Qd=Qs => 120-P=P-30 => 2P=150
PPBC=75, PRBS=55, Q=45
Người tiêu dùng phải trả = (75-65)*45 = $450
Người sản xuất phải trả = (65-55)*45=$450
Tổng thuế = $20*45 = $900.
Số tiền thuế phải trả của hai bên (người tiêu dùng và người cung cấp) là
ngang bằng với số lượng thay đổi sau khi thuế được áp dụng được thực hiện
Bài giảng môn học : Thuế 20 Ths. ĐOÀN TRANH
do sự thay đổi về giá cả hoặc là được trả bởi người tiêu dùng hoặc được nhận
bởi người cung ứng.
Trong biểu đồ trên, hình chữ nhật trên đỉnh là số tiền mà người tiêu dùng
phải trả và hình chữ nhật thấp hơn là số tiền mà người cung ứng phải trả.
Căn nguyên của phân tích này là câu hỏi ai thì linh hoạt hơn, người tiêu
dùng hay là người sản xuất. Bên nào ít linh hoạt hơn thì sẽ là người phải chịu
thuế nhiều hơn.
2. Gánh nặng thuế và Tính mềm dẽo (elasticity).
Sự linh hoạt, dĩ nhiên, là một phần quan trọng xác định tính mềm dẻo, vì
thế bên nào ít mềm dẻo hơn sẽ đóng một phần nhỏ hơn trong việc gánh nặng
thuế.
Xem xét biểu đồ về thị trường trong đó người tiêu dùng và người sản xuất
ít hay nhiều linh hoạt hơn.
- Linh hoạt hơn = cong lên
- Ít linh hoạt hơn = cong xuống.
Trong ví dụ trên, đường cong mỗi bên đều có cùng một độ dốc (-1 đối với
người tiêu dùng và +1 đối với người cung ứng) và gánh nặng thuế được chia
cân bằng.
Trong trường hợp đặc biệt, đường cong nằm ngang có nghĩa là bên đó
không chịu thuế trong khi đó nếu đường cong nằm thẳng đứng có nghĩa là họ
sẽ chịu tất cả thuế. Trong một vài trường hợp, mức độ tột cùng này rất hữu
dụng:
Những tác động ngắn hạn của thuế tài sản tăng lên ? ai sẽ chịu gánh nặng
thuế? Những tác động dài hạn của thuế tới một ngành công nghiệp có chi phí
không đổi và cạnh tranh - điều gì sẽ xảy ra?
Nếu ta để ý thấy rằng định nghĩa chính xác về một loại hàng hoá xác định
nhu cầu và cung ứng cho nó có thể mềm dẻo như thế nào thì ta sẽ cảm thấy
vui vẻ hơn. Xét sự phát triển từ mức ít mềm dẻo nhất tới mức mềm dẻo nhất:
- Thực phẩm, rau quả, ngũ cốc, ngũ cốc đóng hộp.
Điều này rất quan trọng trong việc xét thuế. Đặc biệt, nó có thể giải thích
tại sao các thành phố lại có nhiều lợi nhuận thu được từ thuế tài sản và ít lợi
nhuận thu được từ thuế tiêu dùng hơn.
Phân tích toán học trên đây có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Trong thực tế,
không ai thực sự ước tính được toàn bộ đường cầu. Cái thực sự có thể ước
tính được đó là tính mềm dẻo. Thật vui, tính mềm dẻo chính là tất cả những
gì bạn cần để tiên đoán gánh nặng về thuế sẽ được phân chia như thế nào.
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ
“Thuế của quốc gia, phù hợp với khả năng và thực lực của mình, có thể tham gia vào điều hành
Chính phủ, có nghĩa là phù hợp với những nguồn thu, chúng sẽ được sử dụng với mục đích bảo
vệ đất nước. Khoản thuế, mà mỗi một người bắt buộc phải đóng góp, cần phải được xác định
chính xác, chứ không thể tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán. Thời hạn nộp thuế, cách thức nộp
thuế và cả những người khác… Việc không xác định qui củ khoản nộp thuế sẽ làm tăng tính vô
liêm sỉ và bị mua chuộc, đút lót ở những người, mà vốn dĩ ngay cả trong môi trường lành mạnh
đã không tách khỏi được tính vô liêm sỉ và mua chuộc. Xác định chính xác số tiền mà mỗi người
phải nộp là việc chính trong bài toán thuế. Cần nộp lúc nào, bằng cách nào, khi nào và như thế
nào… mỗi loại thuế phải làm sao đó để người nộp thuế cảm thây thuận tiện nhất khi nộp chúng.
Việc thu thuế cũng phải suy nghĩ và tính đến khả năng số tiền thu được có thể ít hơn số tiền thực
đưa vào trong kho bạc Nhà nước… Rõ ràng rằng sự công bằng ít nhiều luôn gây được sự chú ý
của các tầng lớp nhân dân.”
Trích từ “An Inquiry into the Nature and Causes of the
Wealth of Nations”, Adam Smith (1776)
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ
1. Quá trình phát triển của thuế trên thế giới
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng, nhân tố quan trọng
nhất để thuế ra đời và phát triển cao như ngày nay gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của nhà nước.
Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có cơ sở vật chất và tài sản để đảm bảo
cho sự tồn tại và hoạt động của mình. Dó đó, nhà nước phải dùng quyền lực
chính trị vốn có để tập trung một phần nguồn lực của xã hội bằng cách huy
động dưới nhiều hình thức. Trong đó, có hình thức đóng góp bắt buộc được
gọi là thuế.
Nếu xét sự phát triển của các hình thức và phương pháp thu thuế, có thể
chia lịch sử hình thành và phát triển thuế thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất - bắt đầu từ thế giới cổ đại đến thế kỹ XVI được đặc
trưng bởi sự hình thành các loại thuế sơ khai và nhà nước chưa có bộ máy
thu thuế hoàn chỉnh
Lần đầu tiên, dưới thời La Mã cổ đại để có chi phí để xây dựng quân đội,
bảo vệ biên giới, xây dựng nhà thời, đường ống dẫn nước, đường sá, … Nhà
nước đánh thuế các tài sản như đất đai, vật nuôi, nô lệ, thu hái hoa quả (nho)
và các tài sản có giá trị khác. Các loại thuế gián thu điển hình như thuế doanh
thu với thuế suất 1%, thuế buôn bán nô lệ 4%, thuế trả tự do cho nô lệ 5%,
thuế thừa kế 5%...
Bài giảng môn học : Thuế 2 Ths. ĐOÀN TRANH
Tổ chức tài chính của chính phủ không trực tiếp thu thuế của dân mà giao
cho các lãnh địa thực hiện. Chính phủ thông qua các tổ chức xem xét, đánh
giá và xác định tổng số thuế phải nộp ở các địa phương, đồng thời kiểm tra về
thời hạn nộp thuế. Trong thời gian này, thuế thu nộp bằng tiền. Người dân
bán lương thực, thực phẩm lấy tiền nộp thuế. Điều này kích thích và phát
triển mối quan hệ hàng hoá-tiền tệ, làm sâu sắc hơn quá trình phân công lao
động xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá.
Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều hình thức thuế được ban hành lại
không làm hưng thịnh về tài chính cho đế quốc La Mã. Ngược lại, gánh nặng
thuế khoá đối với người dân là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và
đưa kinh tế đất nước vào tình trạng yếu kém.
Giai đoạn thứ hai - bắt đầu từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, hình thành
hệ thống thuế và các tổ chức thu thuế tương đối hoàn chỉnh
Một số quốc gia châu Âu đã sử dụng phương pháp đấu giá quyền thu thuế.
Tất cả số tiền thuế thu được được chuyển vào quỹ của chính phủ. Đến năm
1662 ở Pháp và các quốc gia Châu Âu hành thành các tổ chức thu thuế do
chính phủ quản lý đã làm tổng thu thuế vào ngân sách của chính phủ ngày
càng tăng
Nguồn thu chính của chính phủ là thuế thân (giới quý tộc và cha cố không
phải nộp thuế này), các thuế khác gồm thuế đất, thuế đối với trang thiết bị
quân đội, thuế mua ngựa, thuế tuyển mộ lính… Thời gian này đã bắt đầu xuất
hiện thuế quan.
Giai đoạn thứ ba - bắt đầu từ thế kỷ XIX cho đến nay, đó là thời ký hình
thành hệ thống thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh
Trong giai đoạn này ở hầu hết các nước phát triển đã hình thành hệ thống
thuế với các luật thuế và bộ máy thu thuế hoàn chỉnh. Các loại thuế có trước
đây dần dược hoàn thiện.
- Thuế ruộng đất giử vai trò quan trọng trong việc tạo lập nguồn thu cho
chính phủ
- Thuế quan ban đầu chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách, thì hiện nay
vai trò của hình thức thuế này ngày càng lu mờ và nhường chổ cho các loại
thuế khác.
- Thuế thu nhập cá nhân ra đời ở Anh quốc năm 1842, sau đó nhiều nước
công nghiệp đã áp dụng - Nhật 1887, Mỹ 1913, Pháp 1914. Hiện nay, thuế
thu nhập cá nhân là một trong những hình thức thuế giử vai trò quan trọng
bậc nhất trong hệ thống thuế của các quốc gia phát triển.
Bài giảng môn học : Thuế 3 Ths. ĐOÀN TRANH
- Thuế giá trị gia tăng ra đời ở Pháp năm 1954 và hiện nay đã lan rộng ra
nhiều quốc gia phát triển.
Bộ máy thu thuế ở các nước phát triển cũng ngày được hoàn chỉnh và hình
thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Không chỉ bao gồm các cơ
quan quản lý thu nộp thuế mà ở nhiều quốc gia còn có bộ máy cảnh sát thuế,
toà án thuế riêng nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc xây dựng luật thuế,
tổ chức thu thuế, kiểm tra thu nộp thuế và xử lý các vi phạm về thuế.
2. Sơ lược quá trình phát triển thuế ở Việt Nam
Quá trình phát triển thuế tại Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn
Giai đoạn 1 : Thời kỳ trước thực dân Pháp xâm lược
- Thời hậu Lê, thuế được chia thành 2 loại chính : thuế trực thu và thuế
gián thu. Thuế trực thu gồm: Thuế thân, thuế điền và thuế tạp dịch. Thuế gián
thu đánh một cách phân tán vào mọi hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
- Thời nhà Nguyễn, chế độ thuế được chia thành 2 loại: chính phú và tạp
phú. Chính phú gồm có thuế điền thổ (tô), thuế thân đinh (dung), và thuế điệu
(tạp dịch-là loại thuế bắt buộc lao động không công qui định trong năm). Tạp
phú gồm các loại thuế: Thuế cảng, thuế quan tân, thuế nguồn đầm, thuế hầm
mỏ, thuế các hộ sản xuất.
Giai đoạn 2 : Thời kỳ thuộc địa, nữa phong kiến (từ năm 1895 đến tháng
8 năm 1945) trước thực dân Pháp xâm lược
Ngay sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đặt chế độ thuế khoá.
Nhìn chung chế độ thuế khoá thực dân Pháp vừa nhằm bòn rút dân ta vừa đầu
độc làm suy thoái cả dân tộc ta.
Ở miền Trung (Đà Nẵng…) chúng bỏ thuế cảng của nhà Nguyễn, chỉ thu
một số lệ phí đèn pha, tín hiệu, tàu cập bến. Năm 1861 mở thầu trúng thuốc
phiện với giá 2,5 triệu Phơrăng. Cho phép mở sòng bạc để thu thuế môn bài,
sau đó là thuế rượu, rượu vang, bia, thuế khách sạn, quán rượu, tiệm nhảy.
Tháng 2/1862, chúng cho phép nhập cảng thuốc phiện để thu thuế doanh thu.
Ở Nam kỳ có thuế trực thu, thuế gián thu và thuế tem, thuế xuất nhập
khẩu, thuế kho và lệ phí cảng, tiền bán hoặc cho thuê đất công.
Đến năm 1928, chế độ đồng hoá quan thuế giữa Pháp và ba xứ của Việt
Nam mới chính thức ban hành. Bỏ chế độ trưng thầu thuế quan và thuế gián
thu để thay thế chế độ công quản trực tiếp do người Pháp trực tiếp cai quản.
Bài giảng môn học : Thuế 4 Ths. ĐOÀN TRANH
Bảng 1.1 Số liệu tham khảo ngân sách và thuế (FF) năm 1939 và 1945 xứ
Đông Dương
Xứ Ngân sách (FF)
Năm 1939 Năm 1945
Bắc kỳ 15.904.000 36.415.000
Trung kỳ 10.933.000 22.240.000
Nam kỳ 17.471.000 39.418.000
Loại thuế Thu thuế (FF)
Năm 1939 Năm 1945
1. Thuế tiêu thụ và vận chuyển hàng hoá 20.655.000 58.265.000
2. Thuế muối, rượu, thuốc phiện, diêm, thuốc 24.694.000 87.000.000
lá 11.021.000 28.625.000
3. Thuế điền thổ và trước bạ 0,06 0,1
4. Giá tem thư - -
5. Thuế chợ - -
6. Thuế mái hiên - -
7. Thuế nhốt súc vật
Giai đoạn 3 : Nước Việt Nam độc lập, thống nhất và xây dựng xã hội chủ
nghĩa
Trước năm 1951, chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà duy trì các
thuế gián thu như : thuế quan, thuốc lào, muối. Thuế trực thu gồm: thuế điền
thổ, môn bài, sát sinh.
Năm 1951, chế độ thuế thống nhất gồm 7 loại. Năm 1954 đến 1956, chế
độ thuế gồm 11 loại.
Chế độ thuế năm 1951 Chế độ thuế năm 1954-1956
- Thuế nông nghiệp Thuế doanh nghiệp
- Thuế công nghiệp, thương nghiệp Thuế lợi tức doanh nghiệp
- Thuế hàng hoá Thuế hàng hoá
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế buôn chuyến
- Thuế sát sinh Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế trước bạ Thuế kinh doanh nghệ thuật
- Thuế tem Thuế sát sinh
Thuế rượu
Thuế muối
Thuế thổ trạch
Thuế hàng hoá tồn kho
Bài giảng môn học : Thuế 5 Ths. ĐOÀN TRANH
Đến năm 1961, hệ thống thu ngân sách nước ta chia làm 2 mảng lớn và
tồn tại đến tháng 8 năm 1990:
- Đối với xí nghiệp quốc doanh thực hiện chế độ thu quốc doanh (gián
thu) và chế độ trích lợi nhuận (trực thu)
- Đối với đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, thực hiện chế độ thuế.
Ngày 8/8/1990, nước ta cải cách thuế toàn diện, sâu sắc và căn bản. Bao
gồm 9 săc thuế. Đến ngày 1/1/19996, hệ thống thuế Việt Nam hoàn chỉnh
thành 14 sắc thuế gồm thuế, phí và lệ phí.
Kể từ ngày 1/1/1999, hệ thống thuế Việt Nam bao gồm 9 sắc thuế, ngoài
ra hệ thống thu ngân sách nhà nước còn có : Thuế môn bài, thuế sát sinh, thuế
sử vốn ngân sách nhà nước, thu từ nông sản, thu từ dầu khí, lệ phí và phí các
loại.
Hệ thống thuế từ 1/1/1996 Hệ thống thuế từ 1/1/1999
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế chuyển giao quyền sử dụng đất
- Thuế doanh thu Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế lợi tức Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập đối với người có thu Thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao nhập cao
- Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên
- Thuế nhà, thuế đất Thuế nhà, thuế đất
- Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà Ngoài ra, hệ thống thu ngân sách
nước Nhà nước còn có :
- Thuế sát sinh - Thuế môn bài
- Thuế môn bài - Thuế sát sinh
- Lệ phí: trước bạ, công chứng, - Thu về sử dụng vốn ngân sách nhà
chứng thư, trọng tài kinh tế, giao nước
thông, hải quan - Thu từ nông sản
- Phí: bay qua bầu trời, phí qua cảng - Thu từ dầu khí
qua cầu, phà đò, phí chợ - Lệ phí và phí các loại
Bài giảng môn học : Thuế 6 Ths. ĐOÀN TRANH
II. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA THUẾ
1. Khái niệm
Theo Từ điển Luật học (NXB Bách khoa - 1999): Thuế là một khoản đóng
góp bằng tài sản cho Nhà nước do Luật định thành nghĩa vụ đối với cá nhân
hoặc tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhà nước sử
dụng thuế làm công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho Ngân sách nhà
nước, điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập.
Như vậy, thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện
tượng xã hội luôn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật. Thuế là một bộ
phận chủ yếu thuộc khoản thu ngân sách nhà nước của các quốc gia. Thuế có
những đặc trưng cơ bản sau :
- Nội dung kinh tế của thuế thể hiện mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa
Nhà nước với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.
- Thuế là nghĩa vụ thanh toán của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà
nước, nó mang tính bắt buộc, không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
- Xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là khoản nộp cho Nhà nước được
pháp luật qui định theo mức thu và thời hạn nhất định.
- Về bản chất kinh tế, thuế phản ánh quan hệ phân phối của cải dưới hình
thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.
Khi Nhà nước tiến hành hành vi thu thuế tức là Nhà nước đã tham gia vào
một quan hệ phân phối giữa một bên là Nhà nước và một bên là các pháp
nhân hoặc thể nhân. Đó là một quan hệ không bình đẳng vì Nhà nước có
quyền tiến hành các biện pháp cưỡng chế nhằm truy thu thuế nếu các pháp
nhân và thể nhân không nộp. Đối tượng của quan hệ phân phối này là của cải
biểu hiện dưới hình thức giá trị. Chính vì vậy, thuế được coi là công cụ phân
phối.
Ngoài dấu hiệu là thuế được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của
Nhà nước, thuế còn được phân biệt với lệ phí, phí ở chổ các cá nhân và
pháp nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước nhưng không trên cơ sở
được hưởng những lợi ích vật chất tương ứng mang tính chất đối giá.
Trong khi đó hình thức lệ phí, phí và công trái nói chung mang tính tự
nguyện và có tính chất đối giá. Tính bắt buộc của lệ phí và phí chỉ xảy ra
khi chủ thể nộp lệ phí, phí thừa hưởng trực tiếp những dịch vụ do Nhà
nước cung cấp.
Bài giảng môn học : Thuế 7 Ths. ĐOÀN TRANH
Bên cạnh đó, thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế thể hiện ở chổ Nhà
nước thu thuế từ các cá nhân và pháp nhân trong xã hội nhưng không bị
ràng buộc bởi trách nhiệm phải hoàn trả lại cho người nộp. Người nộp thuế
suy cho cùng sẽ nhận được các lợi ích vật chất từ việc sử dụng các dịch vụ
công cộng do Nhà nước sử dụng các khoản chi của ngân sách Nhà nước để
thực hiện các chính sách kinh tế xã hội chung cho cả cộng đồng. Tuy
nhiên, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền
thuế mà họ đã nộp cho Nhà nước. Tính chất này của thuế cho phép chúng
ta phân biệt thuế với lệ phí, phí và các khoản thu mà Nhà nước tập trung
vào ngân sách Nhà nước nhưng ràng buộc trách nhiệm hoàn trả cho đối
tượng nộp dưới các hình thức như vay nợ, tạm ứng cho ngân sách Nhà
nước.
2. Phân loại thuế
a. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia các sắc thuế thành 3 loại:
- Thuế thu nhập, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào thu nhập của
các đối tượng chịu thuế. Thường gồm có thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập
cá nhân.
- Thuế tiêu dùng, là loại thuế bao gồm các sắc thuế đánh vào các hành vi
tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Thường bao gồm các loại thuế như thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu
- Thuế tài sản, là loại thuế bao gồm các sắc thuế lấy tài sản làm đối tượng
đánh thuế. Các loại thuế của cải như : thuế nhà, thuế đất; thuế mua sắm tài
sản, thuế đăng ký tài sản…
b. Căn cứ vào phương thức đánh thuế, có thể chia các sắc thuế thành 2
loại:
- Thuế trực thu, là loại thuế mà đối tượng chịu thuế và đối tương nộp thuế
là đồng nhất. Thông thường là các sắc thuế về thu nhập, thuế tài sản.
- Thuế gián thu, là loại thuế không đánh trực tiếp vào thu nhập và tài sản
của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và
dịch vụ. Lúc đó đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng còn đối tượng nộp
thuế là người bán hàng.
c. Căn cứ theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế, có thể chia các sắc
thuế thành 2 loại:
- Thuế thực, là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế.
Thuế thực thu vào các dạng tài sản riêng biệt của người nộp thuế trên cơ sở
Bài giảng môn học : Thuế 8 Ths. ĐOÀN TRANH
mức sinh lợi trung bình của tài sản đó mà không phải từ thu nhập thực tế của
người nộp thuế. Các loại thuế thực bao gồm : thuế tài sản, thuế tiêu dùng.
- Thuế cá nhân, ngược lại với thuế thực là thuế cá nhân, là thuế dựa trên
khả năng của người chịu thuế. Gồm các loại thuế như : thuế thu nhập cá nhân,
thu nhập công ty, thuế chuyển nhượng tài sản…
d. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền về thuế, có thể chia các sắc thuế thành
2 loại là thuế trung ương và thuế địa phương.
Thuế trung ương, là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính
quyền nhà nước ở trung ương ban hành, còn thuế địa phương do chính quyền
địa phương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế trung ương
đều nộp hết vào ngân sách trung ương mà một phần của thuế trung ương có
thể được trích vào ngân sách địa phương.
3. Chức năng của thuế
Thuế không chỉ là một phạm trù tài chính, mà còn là phạm trù kinh tế. Do
đó, thuế không chỉ biểu hiện những đặc trưng, hình thức vận động riêng có
mà còn mang trong mình các mối quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong xã
hội. Nhà nước cần có các nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động hiệu quả
của bộ máy nhà nước. Nhưng không chỉ có vậy, Nhà nước còn sử dụng thuế
như là chính sách nhằm điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, làm chuyển
đổi các nguồn lực và định hướng hành vi tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư.
Thuế luôn gắn liền với nhà nước và pháp luật, chức năng cơ bản của thuế
ngoài việc huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước, còn gắn với chức
năng kinh tế của nhà nước trong việc sử dụng thuế như công cụ nhằm điều
tiết nền kinh tế.
a. Huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước
Đây là chức năng cơ bản của thuế. Nhờ chức năng này mà quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước được hình thành, đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động
của Nhà nước.
Sự phát triển và mở rộng chức năng của nhà nước đòi hỏi phải tăng cường
chi tiêu tài chính. Do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồn lực
của thuế ngày càng được nâng cao. Thuế trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong ngân sách các nước có nền kinh tế thị trường.
b. Điều tiết kinh tế
Chức năng này của thuế được thực hiện thông qua việc qui định:
Bài giảng môn học : Thuế 9 Ths. ĐOÀN TRANH
- Các hình thức thu thuế khác nhau.
- Xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.
- Xây dựng chính xác các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của
người nộp thuế.
- Sử dụng linh hoạt các ưu đãi và miễn, giảm thuế...
Trên cơ sở đó nhà nước kích thích các hoạt động kinh tế đi vào quỹ đạo
chung, phù hợp lợi ích của xã hội. Như vậy, bằng cách điều tiết và kích thích,
chức năng điều tiết kinh tế của nhà nước đã được thực hiện. Trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò kích thích kinh tế thông qua thuế
ngày càng nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế
của các chủ thể kinh tế vì lợi ích của xã hội.
Bảng 1.2 Chi ngân sách nhà nước/GDP các nước ASEAN
1991 1992 1995 1996 1997
1. Indonesia 17,35 17,4 15,3 15,1 18,2
2.Malaysia 28,3 27,26 22,4 22,6 21,3
3. Philippine 19,8 19,1 18,3 18,4 19,1
4. Thailand 14,0 15,4 15,3 17,6 17,8
5. Singapore 22,3 20,0 21,0 - -
6. Việt Nam 15,0 20,7 24,0 23,1 22,5
Nguồn: Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN, NXB Thống kê, 1999.
Theo anh chị, giữa chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước
và chức năng điều tiết kinh tế có mối quan hệ như thế nào ? Các chỉ tiêu nào
nói lên các mối quan hệ này ? Hãy giải thích và minh họa bằng số liệu thống
kế tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới ?
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THUẾ
1. Tính công bằng
Sự công bằng (equity) được định nghĩa theo nhiều cách:
Công bằng ngang (horizontal equity): Những người ở những vị trí tương
đương cần được đối xử ngang nhau. Định nghĩa này về mặt nào đó chưa đầy
đủ, thậm chí khi bạn hạn chế việc thảo luận chỉ về vấn đề thu nhập. Chẳng
hạn, liệu một người làm công việc rất nguy hiểm và khắc nghiệt trong nhiều
giờ có nên bị đánh thuế giống như một người có cùng thu nhập nhưng lại làm
một công việc tương đối dễ dàng trong một thời gian ngắn, chỉ vì họ nhận
Bài giảng môn học : Thuế 10 Ths. ĐOÀN TRANH
được sự giáo dục tốt hơn? Như vậy có công bằng công? Thu nhập từ một
nguồn (có lẽ là lao động) có nên bị đánh thuế giống như thu nhập từ nguồn
khác (chẳng hạn như trợ cấp về hưu hay bảo hiểm xã hội)?
Xác định tiện ích về sự công bằng ngang: Nếu hai người có cùng một mức
tiện ích trước khi bị đánh thuế, thì sau khi bị đánh thuế họ sẽ có cùng mức
tiện ích, và thuế sẽ không thay đổi trật tự của họ từ mức tiện ích cao nhất tới
thấp nhất. Đây là một vấn đề khi bạn quan tâm tới việc một vài người thích
thời gian rảnh rỗi (không bị đánh thuế), trong khi những người khác thích
những hàng hoá và dịch vụ (bị đánh thuế) hơn. Cùng một loại thuế thu nhập
sẽ ảnh hưởng tới hai nhóm người này theo cách khác nhau.
Khái niệm về sự công bằng ngang phụ thuộc vào việc bạn muốn đi xa tới
mức nào khi nói rằng mọi người là ngang nhau.
- Thậm chí nếu hai người có hai dạng thu nhập khác nhau thì có mức thu
nhập tương đương không?
- Chuyện hai người khác nhau tiêu thụ lương thực hay thuốc hay rượu có
quan trọng không?
- Nếu một người sở hữu một căn nhà và người kia phải đi thuê nhà, thì ở
đây có điều khác biệt quan trọng gì?
- Nếu một người mua một món hàng trong bách hoá và người kia lại mua
hàng qua mạng, có khác nhau không?
Mỗi một câu hỏi đặt ra nêu lên một vấn đề về hiệu suất ngang.
Công bằng dọc (vertical equity): Một hệ thống thuế nên đánh thuế nặng
hơn vào những người có khả năng để trả hơn. Về mặt ý nghĩa nào đó, điều
này là đúng, nhưng nó lại đe doạ, ngăn cản những người có những kỹ năng
quý trong công việc hoặc những người có ý tưởng giá trị cho công việc kinh
doanh mới trong việc chấp nhận rủi ro cần thiết để đi tới thành công. Thường
thường, người ta nhận được mức thu nhập cao vì đã có những hoạt động quan
trọng, và đánh thuế họ nặng có thể đẩy một số người có khả năng vào những
hoạt động khác ít có giá trị hơn.
Quan niệm về công bằng dọc liên quan tới nguyên tắc về khả năng chi trả
(the ability to pay principle), nguyên tắc này nói rằng những gánh nặng đè lên
vai người trả thuế có liên quan tới khả năng chi trả của họ. Điều này dường
như ám chỉ không chỉ thuế thu nhập mà cả thuế của cải nữa.
Bài giảng môn học : Thuế 11 Ths. ĐOÀN TRANH
Công bằng về lợi ích: Những người thu được lợi nhuận từ các dịch vụ của
Chính phủ nên trả thuế nhiều hơn. Về mặt nào đó, điều này củng cố niềm tin
cho bạn nếu bạn tin rằng người ta tán thành việc di chuyển tới những thành
phố và thị trấn hoặc có mức thuế và dịch vụ cao hoặc tới những nơi có mức
thuế và dịch vụ thấp.
2. Tính hiệu quả
Hệ thống thuế được xem là hiệu quả khi nó phải được xét trên hai mặt sau:
Hiệu quả can thiệp đối với nền kinh tế là lớn nhất và hiệu quả tổ chức thu
thuế là lớn nhất.
Nói chung, có suy nghĩ cho rằng có sự thoả hiệp giữa hiệu quả và tính
công bằng trong thuế. Tức là, những loại thuế mà càng có hiệu quả cao thì
càng được coi là ít công bằng trong khi những loại thuế có hiệu quả thấp lại
có thể công bằng hơn phụ thuộc vào định nghĩa công bằng nào mà bạn sử
dụng.
Nếu bạn xét thuế thân, nó thường được coi là có hiệu quả rất cao, nhưng ít
nhất về mặt công bằng dọc hay khả năng chi trả mà nói, nó rất không công
bằng. Về mặt công bằng ngang, tuy vậy, thuế thân lại có thể được coi là rất
công bằng.
Thuế tiêu dùng trên cơ sở rộng có lẽ có hiệu quả tương đối cao và về tính
công bằng ngang, tương đối công bằng. Chuyện một người tiêu thụ cái gì
không quan trọng, bất cứ hai người nào có cùng thu nhập và mức tiêu thụ đều
phải được đối xử ngang nhau. Thật không may, điều này có lẽ sẽ làm biến đổi
tính cân bằng dọc hoặc nguyên tắc về khả năng chi trả vì những người nghèo
hơn sẽ trả ít nhất là số phần trăm thuế thu nhập bằng với những người giàu
hơn. Với cố gắng làm cho thuế tiêu dùng có tính công bằng ngang hơn, các
nước thường loại bỏ những thứ mà người nghèo phải dành một khoản đặc
biệt lớn trong thu nhập của họ để mua những thứ như lương thực, quần áo và
nhà cửa.
Thuế thu nhập luỹ tiến có lẽ là công bằng theo hầu hết các quan niệm, trừ
những dạng thu nhập khác nhau được xem như khác nhau theo một số quan
niệm khác. Vấn đề là một loại thuế thu nhập và những tỷ lệ biên cao hơn đặc
biệt làm thoái chí những người làm việc nặng nhọc và chịu rủi ro cao khi
nhận được những đồng thu nhập rất cao.
Thuế bất động sản là trường hợp thú vị hơn. Về mặt hiệu quả, thuế này có
thể làm thay đổi quyết định về việc một ngôi nhà được mua như thế nào thì
tốt và có cải thiện được hay không. Thuế cũng ảnh hưởng tới nơi người ta
chọn để ở, mặc dù, lẽ ra đã có một mối liên hệ giữa thuế và dịch vụ. Tức là,
Bài giảng môn học : Thuế 12 Ths. ĐOÀN TRANH
những nơi có thuế cao hơn thì về mặt lý thuyết mà nói, có tiện nghi công
cộng tốt hơn. Về tính công bằng dọc, người có những ngôi nhà đẹp hơn là
những người giàu hơn và nên chịu đánh thuế cao hơn, nhưng họ có thể có
mức thu nhập thấp hơn (chẳng hạn như những người về hưu đã sống trong
vùng một thời gian dài). Bạn cũng có thể hỏi rằng liệu những người thuê nhà
có được phân biệt khác với chủ nhà hay không nếu họ cùng ở trong những
ngôi nhà giống nhau. Điều này phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của loại
thuế tới những ngôi nhà cho thuê.
Chuyển sang lệ phí đăng ký căn hộ có lẽ làm mọi thứ mất đi tính công
bằng dọc, nhưng lại có hiệu quả cao hơn. Nên nhớ rằng sự thay đổi này có
thể gây ra những ảnh hưởng về môi trường. Những chiếc xe cũ hơn có thể
sinh ra nhiều thiệt hại về môi trường hơn, mặc dù những chiếc xe mới và lớn
hơn dĩ nhiên tiêu tốn nhiều xăng hơn những chiếc xe mới nhưng nhỏ hơn.
3. Tính rõ ràng, minh bạch
Một hệ thống thuế chính xác thể hiện rõ ràng và minh bạch trước hết phải
chỉ rõ ai chịu thuế, thời hạn nộp thuế và dễ xác định số thuế phải nộp. Thuế
trực thu thường có tính minh bạch hơn thuế gián thu.
Tính minh bạch dễ dàng đạt được khi chính sách thuế đơn giản.
Bảng 1.3 Độ nổi của thuế (1998-1999)
1997 1998 1999
1. GDP giá thực tế (tỷ đồng) 313.623 368.690 390.000
2. Thuế (tỷ đồng) 62.067 65.380 68.000
3. %ΔT - 5,3 4
4. %ΔY - 17,5 5,7
5. %ΔT/%ΔY (độ nổi của thuế) - 0,3 0,7
Nguồn: Tổng cục thống kê.
4. Có độ nổi và tính ổn định
Hệ thống thuế cần phải có độ nổi và tính ổn định để giúp cho nhà nước có
thể đáp ứng tốt các nhu cầu tài chính gia tăng khi GDP của quốc gia tăng lên.
Độ nổi của thuế là tỷ số giữa phần trăm về số thu thuế với thay đổi % trong
GDP. Nếu gọi %ΔT là phần trăm về số thu thuế của năm nay so với năm
trước và gọi %ΔY là phần trăm về thay đổi tăng trưởng GDP năm nay so với
năm trước. Thì độ nổi của thuế là tỷ số %ΔT/%ΔY.
Bài giảng môn học : Thuế 13 Ths. ĐOÀN TRANH
Năm 1999, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 50% GDP, nhưng
mức động viên vào thuế chỉ chiếm 15% tổng số thu. Do đó, làm cho độ nổi
của thuế giảm thấp so với các nước trong khu vực. Với mỗi 1% phần trăm
tăng lên của GDP thì số thu thuế chỉ tăng khoảng 0,5% năm 1998-1999, trong
khi Thailand là 1,01% (1996), Malaysia 1,32 (1997).
5. Tính linh hoạt
Hệ thống thuế phải có tính linh hoạt, được thể hiện thông qua khả năng
thích ứng một cách dễ dàng với những hoàn cảnh kinh tế thay đổi. Nền kinh
tế thị trường rất năng động, nó luôn biến động theo thời gian, trong khi chính
sách thuế lại tương đối ổn định, do vậy, dễ nảy sinh sự lệch pha giữa chính
sách thuế và các hoạt động kinh tế.
Một chính sách thuế có cơ chế ổn định tự động điều chỉnh hữu hiệu đó là
thuế thu nhập. Mức thuế thu nhập sẽ tự động điều chỉnh mà không cần phải
thay đổi chính bản thân chính sách thuế. Khi nền kinh tế suy thóai, thu nhập
thực tế giảm, dẫn đến mức thuế phải nộp giảm, tạo điều kiện thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng
nhiều thì thuế phải nộp cũng tự động tăng lên, nên có tác dụng hạn chế nguy
cơ lạm phát.
Trong thực tế, chính sách tài khóa (thuế) có độ trễ thường lớn hơn so với
chính sách tiền tệ. Điều đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách can thiệp ở
mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp thì mới đảm bảo được tính linh
hoạt và hiệu lực của chính sách thuế.
Yêu cầu xây dựng một hệ thống thuế chính là phải kết hợp những tiêu chí
đó một cách tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của hệ thống một cách tốt nhất
trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội cụ thể phù hợp với từng quốc gia và từng giai
đoạn phát triển kinh tế.
IV. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ
1. Tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuế đều có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế
khác nhau. Như ”Thuế thu nhập cá nhân” là đánh thuế vào thu nhập cá nhân,
”Thuế thu nhập công ty” đánh vào thu nhập của pháp nhân là các công ty,
”Thuế giá trị gia tăng” đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ
sau mỗi kỳ luân chuyển hàng hoá và dịch vụ qua từng giai đoạn.
Bài giảng môn học : Thuế 14 Ths. ĐOÀN TRANH
2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế có thể là pháp nhân hoặc thể nhân mà pháp luật xác
định có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước và gọi là người nộp thuế. Do
tồn tại cơ chế chuyển dịch gánh nặng của thuế nên người nộp thuế không
đồng nhất với người chịu thuế tức là người chịu gánh nặng của thuế.
3. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế chỉ rõ thuế đánh vào cái gì. Hàng hoá, thu nhập hay
tài sản... Mỗi một loại thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng,
thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân.
4. Cơ sở tính thuế
Cơ sở tính thuế là một bộ phận của đối tượng chịu thuế được xác định làm
căn cứ tính thuế. Do đối tượng chịu thuế là thu nhập, hàng hóa, hay tài sản.
Do đó, cơ sở tính thuế chính là thu nhập chịu thuế, giá trị hàng hóa hay giá trị
của tài sản. Đối tượng chịu thuế thường rộng hơn cơ sở tính thuế do có một
số mức đối tượng chịu thuế được miễn giảm khi xác định cơ sở tính thuế.
5. Mức thuế
Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước so với cơ sở tính thuế
và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. Có hai hình
thức :
a. Mức thuế tuyệt đối (hay còn gọi định suất thuế) là mức thuế được tính
bằng số tuyệt đối theo 1 đơn vị vật lý của đối tượng chịu thuế. Ví dụ : 1 lít
xăng chịu thuế 1000 đ, 1 ha đất nông nghiệp hạng 1 vùng đồng bằng phải
chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là 550 kg thóc...
b. Mức tương đối (hay còn gọi là thuế suất) là mức thuế được tính bằng
một tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế. Có các mức
thuế sau:
- Mức thuế thống nhất, là mức nộp thuế cố định như nhau cho tất cả đối
tượng chịu thuế.
- Mức thuế ổn định, là mức thuế được qui định theo một tỷ lệ nhất định
như nhau trên cơ sở tính thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Mức thuế lũy tiến. Có các loại :
Bài giảng môn học : Thuế 15 Ths. ĐOÀN TRANH
+ Biểu thuế lũy tiến giản đơn, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế thành
các bậc chịu khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định mức thuế phải
nộp bằng số tuyệt đối.
+ Biểu thuế lũy tiến từng phần, là loại biểu thuế chia cơ sở tính thuế
thành nhiều bậc thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định các
mức thuế tăng dần tương ứng. Số thuế phải nộp là tổng số thuế tính theo
từng bậc thuế với thuế suất tương ứng.
+ Biểu thuế lũy tiến toàn phần, là biểu thuế chia cơ sở tính thuế
thành nhiều bậc chịu thuế khác nhau, ứng với mỗi bậc thuế có qui định
các mức thuế suất tăng dần tương ứng với mức tăng của cơ sở tính thuế.
Số thuế phải nộp là số thuế tính theo cơ sở tính thuế đó với thuế suất
tương ứng.
- Mức thuế lũy thoái, là mức thuế phải nộp giảm dần theo mức độ tăng
của cơ sở tính thuế.
6. Miễn thuế, giảm thuế
Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một số sắc thuế.
Việc qui định miễn giảm thuế là nhằm mục đích.
- Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn
do nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến
hoạt động kinh tế của mình.
- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế-xã hội nhằm khuyến
khích hoạt động của người nộp thuế.
V. THUẾ TRONG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ
Thuế xuất hiện từ khá lâu, nhưng khoa học về thuế chỉ xuất hiện vào
khoảng những năm cuối thế kỹ XVII. Các nhà kinh tế học đều tập trung lý
giải xung quanh vấn đề phân chia gánh nặng thuế của đất nước, tính công
bằng của thuế, phương pháp thu thuế, đối tượng nào chịu thuế và đối tượng
nào không chịu thuế.
Adam Smith (1723-1790) là một trong những người đặt nền móng về lý
thuyết thuế. Nó ra đời trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh và
được đặc trưng bởi “bàn tay vô hình” điều tiết nền kinh tế. Những nguyên tắc
chung về đánh thuế mà Adam Smith đã đưa ra là :
- Các công dân của một nước phải đóng góp vào việc giúp đỡ chính phủ,
mỗi người tuỳ theo khả năng và với sự cố gắng tối đa của bản thân.
Bài giảng môn học : Thuế 16 Ths. ĐOÀN TRANH
- Phần đóng góp về thuế mà mỗi người phải nộp phải rõ ràng và không
được áp đặt một cách độc đoán.
- Mọi thuế phải được thu đúng hạn và theo một thể thức thuận lợi nhất
cho người đóng thuế.
- Mọi thứ thuế phải được tính toán như thế nào để cho nhân dân chỉ phải
đóng ít nhất và số tiền này chỉ ở trong công quỹ công cộng trong thời gian rất
ngắn.
Theo Adam Smith nếu thuế khoá nặng nề quá mức thì trật tự xã hội sẽ bị
xáo trộn và hoạt động của các lực lượng thị trường sẽ bị suy yếu. Do vậy, lý
thuyết của Adam Smith tập trung giải thích sự cần thiết của thuế khoá, tính
công bằng và phân chia gánh nặng thuế trong xã hội.
John Maynard Keynes( ) coi thuế (T) và chi tiêu tài chính của chính phủ
(G) là những công cụ cơ bản để can thiệp vào sự phát triển chu kỳ và vượt
qua khủng hoảng.
Nếu C là tiêu dùng của gia đình và S là tiết kiệm của họ và Y là GDP thì
Y=C +S+T (1)
Gọi X là xuất khẩu, M là nhập khẩu, I là đầu tư thì
Y = C + I + G + (X-M) (2)
Từ (1) và (2) ta có :
C + S + T = C + I + G + (X-M)
Hay I = S + (T-G) + (M-X). Điều này có nghĩa
Đầu tư = Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm của chính phủ + Vay của nước
ngoài
- Gọi t là tỷ lệ thu nhân sách so với GDP, thì T = t.Y. Điều đó có nghĩa là
tổng số thuế thu được (trong những điều kiện khác không đổi) phụ thuộc vào
thu nhập quốc dân. Thu nhập quốc dân càng lớn thì nộp thuế càng nhiều.
Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng thu nhập quốc dân hạ thấp
thì tổng thu về thuế cũng giảm đi. Và lúc đó thuế sẽ tự động cắt giảm để thức
đẩy tăng thu nhập và điều đó “đánh thức” giới hạn đối với tiêu dùng và kích
thích đầu tư.
- Gọi s là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân hay khuynh hướng tiết kiệm biên. Suy ra
tiết kiệm tư nhân S = s(Y-T). Theo ông, con người có xu hướng tăng tiêu
dùng của mình theo tốc độ tăng của thu nhập, nhưng không cùng mức tăng
Bài giảng môn học : Thuế 17 Ths. ĐOÀN TRANH
của thu nhập. Cùng với tốc độ tăng của thu nhập thì tốc độ tiết kiệm tăng
nhanh hơn. Bởi vậy, cần thực thi một chính sách thuế có tác động thu hút
phần tiết kiệm để vào đầu tư phát triển kinh doanh.
- Ông cho rằng, khuynh hướng tiêu dùng ở những người có thu nhập
thấp sẽ cao hơn ở những người có thu nhập cao. Vì vậy, nhà nước cần đánh
thuế thu nhập theo biểu thuế suất lũy tiến để phân phối lại thu nhập của
những người có thu nhập cao đưa vào tiết kiệm.
Arthur Laffer (Mỹ), khoảng những năm 1980 ở Mỹ và Anh đã ra đời một
học thuyết kinh tế mới dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế trọng
cung, mà các đại biểu là Arthur Laffer, Jude Winniski, Norman Ture.
Phái này cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng kích thích cung là
giảm thuế. Họ cho rằng: thuế suất biên tế cao là nguyên nhân gây nhiều căn
bệnh cho đất nước: tiết kiệm thấp, năng suất lao động thấp, lạm phát cao…
Nên chủ trương : Thứ nhất, cắt giảm thuế; thứ hai, cắt giảm chi tiêu của chính
phủ; thứ ba, giảm số lượng tiền trong lưu thông với sự trợ giúp của các chính
sách phù hợp trong lĩnh vực tín dụng nhà nước và tiến hành định mức tốc độ
phát hành tiền trong lưu thông.
Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết của Laffer cũng đưa đến kết quả hạn
chế trong giai đoạn đầu của cải cách. Do hạ thấp thuế suất đã làm tổng thu
ngân sách nhà nước giảm đi và mức bội chi ngân sách ngày càng lớn. Trên
thực tế người ta tỏ ra nghi ngờ tính khả thi của đường cong lý thuyết Laffer.
Tổng số thu thuế
C
B
A
C’ B’ A’ Thuế suất
Đường cong Laffer
- Khi tỷ lệ thu thuế 0%, ngân sách nhà nước không thu được đồng nào
- Khi tỷ lệ thu thuế 100%, không có sản xuất kinh doanh, nên không thu được thuế.
- Tốt nhất thuế suất nên <50%, để đẩy mạnh sản xuất, tăng nhiều người nộp thuế và
chắc chắn sẽ đạt mức cực đại trong thu thuế.
Bài giảng môn học : Thuế 18 Ths. ĐOÀN TRANH
Paul A. Samuelson, lý thuyết về nền “kinh tế hổn hợp” được trình bày
trong tác phẩm “Econimics” của Paul A. Samuelson là sự xích lại gần nhau
giữa hai trường pháp Keynes chính thống và Cổ điển mới (Neo-classical). Để
phát triển kinh tế, Samuelson cho rằng phải dựa vào cả “hai bàn tay” là cơ
chế thị trường và vai trò của nhà nước.
- Nhà nước chỉ phải can thiệp vào nền kinh tế, khi thị trường bị thất bại
trong việc đảm bảo phân phối hiệu quả các nguồn lực. Đến khi nhà nước
nhận thấy rằng sự tham gia của nhà nước làm cho việc phân bố các nguồn lực
không hiệu quả thì nhường lại cho thị trường đảm nhận vai trò này.
- Thông qua ba công cụ: thuế, chi tiêu của chính phủ và các biện pháp
kiểm soát mà chính phủ có thể điều tiết việc đầu tư của tư nhân, khuyến khích
hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân.
- Nhằm giải quyết những vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, thuyết “thuế
thu nhập âm” đã được sử dụng để trợ cấp cho những người nghèo khổ dưới
mức sống tối thiểu.
Như vậy, trên thực tế chính phủ các nước đã vận dụng quan điểm của các
trường phái lý thuyết khác nhau để hoạch định chính sách thuế và hệ thống
thuế phù hợp. Sự kết hợp các quan điểm khác nhau trong các học thuyết thuế
là nét đặc trưng nổi bật của lý luận thuế trong điều kiện hiện nay.
VI. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THUẾ
Một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự là
người trả thuế. Đây không phải là một câu hỏi ngớ ngẩn giống như hỏi bạn sẽ
thực sự muốn đưa tiền cho ai để nộp cho Chính phủ, ai sẽ là người chịu thuế
thực sự là một vấn đề quan trọng.
Trong thực tế, phân tích cơ bản về cung và cầu lại chỉ ra rằng ai thực sự
trả thuế không quan trọng, ảnh hưởng tới giá trị thặng dư của người tiêu dùng
và người sản xuất đều như nhau.
Dù sao, câu hỏi là: ai sẽ chịu thuế. Điều này có thể được trả lời theo nhiều
cách. Ta sẽ tiếp cận với vấn đề một cách lý thuyết và sau đó nhìn vào một
vài ví dụ về thuế trong thực tế, cố gắng hình dung ra nó sẽ đánh vào ai. Ở
đây, ta có một câu trả lời rất vui đối với trường hợp thuế cho thuốc lá.
1. Phân tích trên lý thuyết.
Từ các nguyên tắc, đây là một bức tranh cơ bản về thuế. Loại thuế đánh
vào người cung cấp sẽ làm đường cung tăng lên một lượng bằng với thuế
trong khi thuế đánh vào người tiêu dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng
bằng thuế. Kết quả đều giống nhau cho dù thuế có được thực thi như thế nào.
Bài giảng môn học : Thuế 19 Ths. ĐOÀN TRANH
Giá($) MC + t Giá($)
S = MC S = MC
PPBC PPBC
P0 P0
PRBS PRBS
D = MV MV + t D = MV
SLSP (Q) SLSP (Q)
P0 là giá thị trường gốc.
PPBC là giá người tiêu dùng trả sau thuế.
PRBS là giá người cung cấp nhận được sau thuế.
PPBC-PRBS=t, thuế trên mỗi đơn vị.
Những điều này có thể được tính trong một mô hình đường thẳng đơn
giản.
Ví dụ: Ta có : Qd=120-P, Qs=P-10
Tình huống ban đầu: Qd=Qs => 120-P=P-10 => 130=2P
P=65, Q=55
Đánh thuế $20 vào người bán.
Qs=P-10 và P=Qs+10
P=Qs+10+20 (có thuế)
Qs=P-30 và Qd=Qs => 120-P=P-30 => 2P=150
PPBC=75, PRBS=55, Q=45
Người tiêu dùng phải trả = (75-65)*45 = $450
Người sản xuất phải trả = (65-55)*45=$450
Tổng thuế = $20*45 = $900.
Số tiền thuế phải trả của hai bên (người tiêu dùng và người cung cấp) là
ngang bằng với số lượng thay đổi sau khi thuế được áp dụng được thực hiện
Bài giảng môn học : Thuế 20 Ths. ĐOÀN TRANH
do sự thay đổi về giá cả hoặc là được trả bởi người tiêu dùng hoặc được nhận
bởi người cung ứng.
Trong biểu đồ trên, hình chữ nhật trên đỉnh là số tiền mà người tiêu dùng
phải trả và hình chữ nhật thấp hơn là số tiền mà người cung ứng phải trả.
Căn nguyên của phân tích này là câu hỏi ai thì linh hoạt hơn, người tiêu
dùng hay là người sản xuất. Bên nào ít linh hoạt hơn thì sẽ là người phải chịu
thuế nhiều hơn.
2. Gánh nặng thuế và Tính mềm dẽo (elasticity).
Sự linh hoạt, dĩ nhiên, là một phần quan trọng xác định tính mềm dẻo, vì
thế bên nào ít mềm dẻo hơn sẽ đóng một phần nhỏ hơn trong việc gánh nặng
thuế.
Xem xét biểu đồ về thị trường trong đó người tiêu dùng và người sản xuất
ít hay nhiều linh hoạt hơn.
- Linh hoạt hơn = cong lên
- Ít linh hoạt hơn = cong xuống.
Trong ví dụ trên, đường cong mỗi bên đều có cùng một độ dốc (-1 đối với
người tiêu dùng và +1 đối với người cung ứng) và gánh nặng thuế được chia
cân bằng.
Trong trường hợp đặc biệt, đường cong nằm ngang có nghĩa là bên đó
không chịu thuế trong khi đó nếu đường cong nằm thẳng đứng có nghĩa là họ
sẽ chịu tất cả thuế. Trong một vài trường hợp, mức độ tột cùng này rất hữu
dụng:
Những tác động ngắn hạn của thuế tài sản tăng lên ? ai sẽ chịu gánh nặng
thuế? Những tác động dài hạn của thuế tới một ngành công nghiệp có chi phí
không đổi và cạnh tranh - điều gì sẽ xảy ra?
Nếu ta để ý thấy rằng định nghĩa chính xác về một loại hàng hoá xác định
nhu cầu và cung ứng cho nó có thể mềm dẻo như thế nào thì ta sẽ cảm thấy
vui vẻ hơn. Xét sự phát triển từ mức ít mềm dẻo nhất tới mức mềm dẻo nhất:
- Thực phẩm, rau quả, ngũ cốc, ngũ cốc đóng hộp.
Điều này rất quan trọng trong việc xét thuế. Đặc biệt, nó có thể giải thích
tại sao các thành phố lại có nhiều lợi nhuận thu được từ thuế tài sản và ít lợi
nhuận thu được từ thuế tiêu dùng hơn.
Phân tích toán học trên đây có vẻ hơi ngớ ngẩn một chút. Trong thực tế,
không ai thực sự ước tính được toàn bộ đường cầu. Cái thực sự có thể ước
tính được đó là tính mềm dẻo. Thật vui, tính mềm dẻo chính là tất cả những
gì bạn cần để tiên đoán gánh nặng về thuế sẽ được phân chia như thế nào.