Luận văn y khoa dược thực trạng thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh tiểu học tại thành phố bắc ninh

  • 244 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGÔ THỊ XUÂN
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGÔ THỊ XUÂN
THỰC TRẠNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ VÀ
HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở
HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ BẮC NINH
Chuyên ngành : Nhi khoa
Mã số : 62720135
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Yến
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm
HÀ NỘI - 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Ngô Thị Xuân, nghiên cứu sinh khóa 32, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là Luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Yến và PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Tôi xin cam đoan các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn
toàn chính xác, trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Luận án được lấy số liệu từ đề tài cấp tỉnh mã số:
KCBN-(10).16, do tôi làm chủ nhiệm đề tài, đã được Hội đồng tư vấn đánh
giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh
của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Ninh nghiệm thu ngày 20 tháng 08
năm 2018.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam
đoan này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2020
Người viết cam đoan
Ngô Thị Xuân
14,15,46,56,68,69,70,83-85,87,88,97,173-177,214-215,219-
2-13,16-45,47-55,57-67,71-82,86,89-96,98-172,178-213,216,217
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án, tôi đã
nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và người thân.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy – Ban Giám hiệu, phòng
Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nhi, cùng toàn thể thầy/cô của trường Đại học
Y Hà Nội, thầy/cô của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Ban Giám đốc Sở Y tế,
Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PSG.TS Nguyễn Thị Yến và
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, những người cô kính yêu đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi
luận án được hoàn thành.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở Khoa học & Công nghệ, Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, Phòng Giáo dục thành phố Bắc Ninh, Ban
giám hiệu, các thầy/cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh của các
trường tiểu học tại thành phố Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích cũng như chia sẻ khó khăn với tôi trong
những tháng ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả: Ngô Thị Xuân
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nghĩa Tiếng Anh Từ nghĩa Tiếng Việt
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể
BP Béo phì
CLCS Chất lượng cuộc sống
CSHQ Chỉ số hiệu quả
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTV Điều tra viên
HA Huyết áp
Hatt Huyết áp tâm thu
Hattr Huyết áp tâm trương
HCCH Hội chứng chuyển hóa
HDL-C High Density Lipoprotein Cholesterol lipoprotein tỉ
Cholesterol trọng cao
IDF International Diabetes Federation Hội Đái tháo đường Quốc tế
IOTF International Obesity Task Force Tổ chức chuyên trách béo
phì Quốc tế
ICD International Classification Phân loại thống kê Quốc tế
Diseases về bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan
LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol lipoprotein tỷ
Cholesterol trọng thấp
OR Odds Ratio Tỷ suất chênh
SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
SDD Suy dinh dưỡng
SES Socio - economic status Tình trạng kinh tế-xã hội
TC Thừa cân
TCBP Thừa cân, béo phì
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu ..... 3
1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của học sinh tiểu học .................................... 3
1.1.2. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học ... 5
1.2. Khái niệm và cơ chế bệnh sinh thừa cân, béo phì.................................. 7
1.2.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì ................................. 7
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì ........................................... 9
1.3. Dịch tễ học thừa cân, béo phì ............................................................... 14
1.3.1. Tình hình thế giới............................................................................ 14
1.3.2. Tình hình ở Việt Nam ..................................................................... 18
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số
bệnh kèm theo ....................................................................................... 19
1.4.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì............... 19
1.4.2. Một số bệnh kèm theo thừa cân, béo phì ........................................ 27
1.5. Các giải pháp can thiệp để phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em .. 34
1.5.1. Biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống ...... 36
1.5.2. Biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực ........................ 39
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 41
2.2. Thời gian nghiên cứu. .......................................................................... 42
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 42
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 43
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 43
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................ 43
2.5. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu ................................................... 46
2.5.1. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 46
2.5.2. Các biến số trong nghiên cứu ......................................................... 47
2.6. Phương pháp thu thập số liệu và đánh giá ........................................... 47
2.6.1. Tuổi ................................................................................................. 47
2.6.2. Các chỉ số nhân trắc ........................................................................ 48
2.6.3. Thu thập số liệu về huyết áp ........................................................... 49
2.6.4. Thu thập khẩu phần 24h.................................................................. 50
2.6.5. Thu thập số liệu về hoạt động thể lực ............................................. 52
2.6.6. Thu thập số liệu về chất lượng cuộc sống ...................................... 54
2.6.7. Thu thập số liệu xét nghiệm Lipid, đường máu, siêu âm gan và hội
chứng chuyển hóa ........................................................................... 54
2.6.8. Các bệnh kèm theo .......................................................................... 55
2.7. Mô hình can thiệp................................................................................. 55
2.7.1. Truyền thông ................................................................................... 56
2.7.2. Hướng dẫn thực hành ăn uống hợp lý............................................. 57
2.7.3. Hướng dẫn thực hành hoạt động thể lực ......................................... 58
2.7.4. Kiểm tra, giám sát ........................................................................... 59
2.7.5. Đánh giá hiệu quả sau can thiệp ..................................................... 60
2.8. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 61
2.8.1. Các biện pháp khống chế sai số ...................................................... 61
2.8.2. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................... 62
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 63
2.10. Tổ chức thực hiện............................................................................... 64
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 66
3.1. Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh... 66
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số
bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh ................ 70
3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp ................................................... 88
Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 99
4.1. Về tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh99
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số
bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh ............... 103
4.2.1. Mối liên quan giữa khẩu phần, thói quen ăn uống với thừa cân, béo
phì.................................................................................................. 103
4.2.2. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với thừa cân, béo phì ........ 112
4.2.3. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với thừa cân, béo phì ............ 115
4.2.4. Thừa cân, béo phì và một số bệnh kèm theo ................................ 122
4.3. Đánh giá hiệu quả của một số các giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì
ở học sinh tiểu học tại Thành phố Bắc Ninh ....................................... 129
4.3.1. Thay đổi khẩu phần, thói quen ăn uống của trẻ và thực hành của bà
mẹ .................................................................................................. 129
4.3.2. Thay đổi tình trạng hoạt động thể lực của trẻ ............................... 131
4.3.3. Thay đổi các chỉ số cận lâm sàng ................................................. 132
4.3.4. Hiệu quả của các giải pháp can thiệp lên tình trạng TCBP .......... 132
KẾT LUẬN .................................................................................................. 137
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc tính của các chất sinh năng lượng ..................................... 11
Bảng 1.2. Ảnh hưởng của lối sống hiện đại đối với hoạt động thể lực..... 23
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trường và giới .................. 66
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu ......................... 67
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa giá trị dinh dưỡng và tính cân đối khẩu phần
với TCBP .................................................................................. 70
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua
với TCBP .................................................................................. 71
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TCBP ..................... 72
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa một số thực phẩm ưa thích của trẻ với
TCBP......................................................................................... 73
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực trong 7 ngày qua với
TCBP......................................................................................... 74
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực ở trường trong
tuần qua với TCBP.................................................................... 75
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua với TCBP 76
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với TCBP.......................... 76
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế của hộ gia đình với TCBP .. 77
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình với TCBP................. 78
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa đặc điểm hộ gia đình với TCBP ................ 79
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc trẻ của bà mẹ với
TCBP......................................................................................... 80
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa quan điểm của bà mẹ về cân nặng và hình
dáng với TCBP ......................................................................... 81
Bảng 3.16. Kết quả phân tích đa biến mô hình logistics các yếu tố nguy cơ
của TCBP .................................................................................. 82
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với các nhóm yếu tố đánh
giá CLCS................................................................................... 85
Bảng 3.18. Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS theo các nhóm yếu
tố đánh giá CLCS với BMI ....................................................... 87
Bảng 3.19. Đặc điểm chung của 2 nhóm trước khi can thiệp ..................... 88
Bảng 3.20. Thay đổi thực hành dự trữ thực phẩm của các bà mẹ sau CT .. 88
Bảng 3.21. Thay đổi về thói quen ăn uống sau can thiệp ........................... 89
Bảng 3.22. Sự thay đổi khẩu phần sau can thiệp ........................................ 89
Bảng 3.23. Thay đổi sức bền, sức nhanh sau can thiệp .............................. 90
Bảng 3.24. Thay đổi sức bền, sức nhanh của nhóm can thiệp sau 60 tuần . 92
Bảng 3.25. Số trẻ kiểm tra hoạt động thể lực đạt yêu cầu sau can thiệp .... 93
Bảng 3.26. Sự thay chỉ số nhân trắc của 2 nhóm sau can thiệp .................. 94
Bảng 3.27. Sự thay đổi chỉ số nhân trắc của nhóm can thiệp sau 60 tuần .. 95
Bảng 3.28. Thay đổi về các chỉ tiêu cận lâm sàng sau can thiệp ................ 96
Bảng 3.29. Thay đổi tỉ lệ TCBP sau can thiệp ............................................ 97
Bảng 3.30. Thay đổi tỉ lệ TCBP của nhóm can thiệp sau 60 tuần .............. 98
Bảng 3.31. Hiệu quả thực sự của các giải pháp can thiệp đối với TCBP ... 98
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới................................. 67
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu theo trường ................ 68
Biểu đồ 3.3. Phân bố tỉ lệ TCBP theo khu vực ........................................... 68
Biểu đồ 3.4. Tình trạng TCBP theo tuổi và giới ......................................... 69
Biểu đồ 3.5. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số chỉ số sinh hóa
máu .......................................................................................... 82
Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với THA, Gan nhiễm mỡ,
HCCH ..................................................................................... 83
Biểu đồ 3.7. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với một số bệnh thường
gặp ở học sinh ......................................................................... 84
Biểu đồ 3.8. Mối liên quan TCBP với điểm trung bình chất lượng cuộc
sống ......................................................................................... 84
Biểu đồ 3.9. Mối liên quan giữa tình trạng TCBP với trung bình điểm của
từng mục của bảng hỏi AUQUEI ........................................... 86
Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa điểm trung bình CLCS với BMI .......... 87
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi về các chỉ tiêu CLS của nhóm can thiệp sau 60
tuần.......................................................................................... 96
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì ............... 10
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 46
Sơ đồ 2.2. Mô hình can thiệp ......................................................................... 56
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ tỉ lệ người trưởng thành được xác định là béo phì, 1975 . 14
Hình 1.2. Bản đồ tỉ lệ người trưởng thành được xác định là béo phì, 2014 . 15
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉ lệ thừa cân, béo phì vẫn tiếp tục tăng không những ở trẻ em mà cả
người lớn, ở cả các nước đang phát triển lẫn nước phát triển và đã trở thành
“đại dịch toàn cầu”, tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975 (ở
người lớn có khoảng 1,9 tỉ người bị thừa cân, 650 triệu người bị béo phì, ở trẻ
5 – 19 tuổi có hơn 340 triệu bị thừa cân, béo phì) [1]. Tại Mỹ, hơn một phần ba
người trưởng thành và 17% thanh thiếu niên bị béo phì (2011 – 2012) [2], trẻ 6 –
12 tuổi bị thừa cân, béo phì ở Mỹ Latinh chiếm cao nhất (20 – 35%), còn ở châu
Phi, châu Á và Đông Địa Trung Hải tỉ lệ này thấp hơn, thường dưới 15% [3].
Việt Nam sau 10 năm (2000 và 2010), tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở
khu vực thành thị tăng gấp 6 lần, khu vực nông thôn tăng gấp 4 lần, tỉ lệ thừa
cân, béo phì ở trẻ 5 – 19 tuổi khu vực thành thị nói chung là 19,8%, ở các thành
phố trực thuộc Trung ương là 31,9% [4].
Nguyên nhân cơ bản của thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng
lượng giữa lượng calo ăn vào và lượng calo tiêu hao. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, sự gia tăng sử dụng lượng thức ăn năng lượng cao có nhiều chất béo,
giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống/sinh hoạt không hợp lý và đô thị
hóa... là những yếu tố nguy cơ đối với thừa cân, béo phì [1], [5], [6].
Thừa cân, béo phì ở trẻ em thường đi đôi với các bệnh kèm theo và tiếp
tục gây thừa cân, béo phì ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành [7] ảnh
hưởng tới sức khỏe, tỉ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (tim mạch,
ĐTĐ tuýp 2, tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...) [8], [9],
[10], dẫn đến tăng tỉ lệ tử vong. Điều trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém
và hầu như không có kết quả nhưng có thể phòng ngừa, do đó phòng ngừa
được thừa cân, béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ thừa cân, béo phì
ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến
thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế [10].
2
Tuổi học đường và giai đoạn học sinh tiểu học là giai đoạn quan trọng
để tích lũy các chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất,
thể lực nhanh và giới tính ở giai đoạn vị thành niên sau này. Do đó, nghiên
cứu về thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi tiểu học rất cần thiết và có ý nghĩa
với tương lai của trẻ sau này.
Bắc Ninh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du nhập
thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng,
ít hoạt động thể lực đã dẫn đến gia tăng tỉ lệ thừa cân, béo phì. Đến nay, chưa
có tác giả nào công bố số liệu nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu
học ở thành phố Bắc Ninh. Trong khi đó, nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn
đề này tại các thành phố khác và công bố số liệu can thiệp phòng, chống thừa
cân, béo phì rất hiệu quả như: Trần Thị Phúc Nguyệt, Trần Thị Xuân Ngọc
[11], [12]. Vậy câu hỏi cần đặt ra là: Thực trạng thừa cân, béo phì ở học sinh
tiểu học tại thành phố Bắc Ninh là như thế nào và có gì khác biệt so với các
thành phố khác? Để có dữ liệu khoa học đề xuất các giải pháp giảm bớt gánh
nặng cho y tế và xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
thừa cân, béo phì và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp ở học sinh
tiểu học tại thành phố Bắc Ninh”. Với ba mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tại thành phố
Bắc Ninh năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì
và một số bệnh kèm theo ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh năm
2016.
3. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp thừa cân, béo phì
ở học sinh tiểu học tại thành phố Bắc Ninh.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của học sinh tiểu học
1.1.1.1. Bước ngoặt 6 tuổi
Trước 6 tuổi, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, chưa thực hiện bất kì
nhiệm vụ xã hội nào; sau 6 tuổi, trẻ em gia nhập cuộc sống nhà trường. Nhà
trường đưa đến cho các em những gì chưa hề có và không thể có được trong 6
năm đầu cuộc đời của trẻ. Khi đến trường, các em phải tiến hành hoạt động
học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có vai trò cực kỳ quan trọng trong
sự phát triển tâm lý. Qua hoạt động, từng bước trẻ sẽ chuyển những quan hệ
xã hội khách quan vào trong nhân cách mình, tạo ra đời sống nội tâm bằng sự
trải nghiệm [13]. Do đó, bước ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng mà các
nhà nghiên cứu về sức khỏe trẻ em cần phải quan tâm, một mặt giúp trẻ tích
cực chuẩn bị làm quen dần với những hoạt động học tập và cuộc sống ở
trường học, mặt khác giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đầy đủ cả về thể
chất lẫn tâm tư, tình cảm.
1.1.1.2. Đặc điểm tăng trưởng ở học sinh tiểu học
Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển,
quá trình lớn lên là chỉ sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước do sự tăng
sinh và phì đại của tế bào, quá trình phát triển là sự biệt hóa về hình thái và sự
trưởng thành, hoàn thiện về chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.
Có hai chỉ số đánh giá về tăng trưởng (nhóm các chỉ số về nhân trắc như cân
nặng, chiều cao, chu vi các vòng, tuổi xương; nhóm các chỉ số trưởng thành
như lông mu, vú, tuổi xuất hiện kinh nguyệt hoặc xuất tinh lần đầu) [14].
Trong dinh dưỡng, đánh giá tăng trưởng ở học sinh tiểu học thường tập trung
vào 2 chỉ số chính đó là cân nặng và chiều cao [15].
4
Học sinh tiểu học trải qua hai cột mốc quan trọng của quá trình tăng
trưởng và phát triển, đó là giai đoạn tiền dậy thì và vị thành niên. Đặc điểm
nổi bật nhất của thời kỳ này là có sự tác động của hormone tăng trưởng,
hormone này kích thích tăng chiều dài ở xương. Hàm lượng hormone này
tăng lên ở tuổi tiền dậy thì và bên cạnh vai trò kích thích tăng trưởng còn có
tác dụng điều chỉnh chuyển hóa Protein, Lipid và Glucid. Tăng cường hoạt
động thể lực sẽ kích thích tổng hợp yếu tố tăng trưởng IGF - 1 có vai trò đối
với tăng trưởng. Do đó, đây là thời điểm vàng để đẩy tốc độ tăng trưởng đạt
được ngưỡng tối ưu nhất, và quan trọng hơn nữa, theo các nhà nhân trắc học
và dinh dưỡng học đây cũng là giai đoạn để “tăng trưởng bù” đối với những
trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao ở thời gian trước, đặc biệt là những
trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thời kỳ thơ ấu [15].
Có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em đó là: di truyền,
môi trường (dinh dưỡng), nội tiết, bệnh tật và khuynh hướng thời gian [16].
1.1.1.3. Sự ảnh hưởng của dinh dưỡng đến quá trình tăng trưởng ở học sinh
tiểu học
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của trẻ ngay từ
khi trẻ còn trong bào thai, thậm chí một số nghiên cứu cho rằng tình trạng
dinh dưỡng của người mẹ trước khi mang thai ảnh hưởng tới cân nặng và
chiều dài sơ sinh của trẻ [15]. Thiếu ăn hay thừa ăn (thừa về số lượng, thiếu
về chất lượng) đều có thể gây bệnh, một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý là
cần thiết để con người sống khỏe mạnh [17]. Vì vậy, dinh dưỡng của một
người cần được quan tâm ngay từ khi mang thai đến khi trưởng thành, đặc
biệt trong giai đoạn 1000 ngày vàng (từ khi mang thai đến khi trẻ được 2
tuổi), đây là cơ hội vàng để tác động vào tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng
chiều cao của trẻ, giai đoạn này chính là cửa sổ cơ hội để phòng ngừa các
bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng như SDD, thừa cân, béo
phì (TCBP), rối loạn chuyển hóa đường/mỡ, các bệnh tim mạch, huyết áp...
[18]. Học sinh tiểu học là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình dậy thì - một trong
5
những cơ hội để trẻ tăng tốc về tăng trưởng, đặc biệt là tăng trưởng về chiều
cao. Do đó, giai đoạn này trẻ không chỉ cần được cung cấp dinh dưỡng cân
đối, hợp lý như như Protein, Glucid, Lipid để đáp ứng đủ nhu cầu về năng
lượng mà còn cần cung cấp đầy đủ, cân đối các vitamin và chất khoáng; nếu
cung cấp thiếu, không cân đối, không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình dậy
thì, đồng thời không phát triển được chiều cao tối đa, gây tình trạng SDD thể
thấp còi; ngược lại nếu cung cấp thừa sẽ gây ra tình trạng TCBP và các bệnh
lý kèm theo [15].
1.1.2. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học
1.1.2.1. Nhu cầu năng lượng
Năng lượng được sử dụng để tái tạo các mô và cơ quan, duy trì thân
nhiệt, tăng trưởng và cho hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng của cơ thể chủ
yếu nhằm đáp ứng cho những tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Thiếu năng lượng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ tiểu học ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình tăng trưởng, trẻ sẽ chậm phát triển về cân nặng và chiều cao so
với quần thể chuẩn của WHO, quá trình này là một trong các nguyên nhân
dẫn đến SDD ở trẻ em nói chung và trẻ tiểu học nói riêng. Ngược lại, dư thừa
năng lượng cũng gây nên ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và tăng trưởng ở
trẻ, biểu hiện rõ rệt nhất của dư thừa năng lượng là tình trạng TCBP và các
bệnh mạn tính liên quan đến TCBP [19].
Protein:
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, cấu tạo nên các bộ
phận của cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Protein cho học sinh
tiểu học là chiếm 13 -20% so với tổng năng lượng khẩu phần [20].
Thiếu Protein gây ra biểu hiện lâm sàng bằng tình trạng chậm lớn. Suy
dinh dưỡng thể gầy còm là hậu quả của chế độ ăn thiếu Protein. Suy dinh
dưỡng thể phù thường do chế độ ăn quá nghèo về Protein mặc dù đủ
Carbohydrate. Ngược lại, thừa Protein sẽ gây dư thừa năng lượng và tích lũy
trong cơ thể dưới dạng mỡ, khi tích lũy quá mức sẽ gây tình trạng TCBP.
6
Lipid:
Lipid có nguồn gốc động vật được gọi là mỡ, Lipid có nguồn gốc thực
vật được gọi là dầu. Lipid là dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo,
tham gia cấu trúc cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Lipid cho học
sinh tiểu học chiếm 20 - 30% so với tổng năng lượng khẩu phần, tỉ lệ cân đối
giữa Lipid động vật và Lipid thực vật được khuyến nghị là 70% và 30% [20].
Khi không được cung cấp đầy đủ Lipid, trẻ có nguy cơ thiếu hụt năng
lượng. Trẻ tiểu học đang trong quá trình tăng trưởng về thể chất, nếu thiếu
năng lượng, quá trình này sẽ bị chậm lại. Bên cạnh đó, thiếu Lipid sẽ ảnh
hưởng đến quá trình hấp thu loại vitamin A, D, E, là những vi chất quan trọng
đối với quá trình tăng trưởng, đặc biệt của hệ xương. Ngoài ra, các acid béo
không no như linoleic, acid alpha – liolenic, tiền tố DHA và DHA có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, chức năng nhìn
của mắt [20]. Khi lượng Lipid dư thừa là yếu tố nguy cơ gây TCBP [19].
Glucid
Vai trò chính của Glucid là sinh năng lượng, tỉ lệ năng lượng do Glucid
cung cấp trong cơ cấu khẩu phần chiếm khoảng trên 60%. Glucid tham gia cấu
tạo tế bào và các mô của cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng Glucid cho
học sinh tiểu học chiếm 55-67% so với tổng năng lượng khẩu phần [20].
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ Glucid sẽ dẫn đến cơ chế tự
phân hủy và tổng hợp Glucid từ Lipid và Protein, nếu quá trình này kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến xây dựng hệ cơ và mô của cơ thể do cạn kiệt Protein, kết quả
là trẻ bị hạn chế tăng trưởng và có nguy cơ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó,
thiếu Glucid sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, nhận thức ở trẻ học đường.
Tuy nhiên, nếu dư thừa khẩu phần Glucid cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe và sự phát triển của trẻ, biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng TCBP.
7
Các vitamin và chất khoáng (canxi, sắt, kẽm, magiê, vitamin D,
vitamin A, vitamin nhóm B…). Canxi, vitamin D giúp tạo xương, răng, các
hoạt động của cơ và thần kinh; sắt giúp tạo hồng cầu, huyết sắc tố vận chuyển
oxy cho cơ thể, các hoạt động chuyển hóa khác; vitamin A giúp trẻ phát triển
và biệt hóa tế bào, quá trình nhìn, miễn dịch… Thiếu các vi chất này, trẻ dễ bị
còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, giảm miễn dịch, hay bị các bệnh
nhiễm trùng… và hậu quả là trẻ có chiều cao hạn chế [15].
1.1.2.2. Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học
Ăn uống là một khoa học, ăn uống phải đảm bảo mục đích cuối cùng là
làm cho con người khỏe mạnh, có đủ sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhẹn cần thiết
để lao động đạt năng suất cao. Vì vậy, Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu
học phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ về năng lượng, Protein,
Lipid, Glucid, vitamin và khoáng chất, có dinh dưỡng hợp lý thì mới có sức khỏe
tốt, phát triển toàn diện [21].
1.2. Khái niệm và cơ chế bệnh sinh thừa cân, béo phì
1.2.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì
1.2.1.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì
TCBP là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [1].
TCBP ngày càng gia tăng và đã trở thành đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng
đến một phần lớn dân số thế giới. Nhưng TCBP có được gọi là “bệnh” hay
không đã gây tranh cãi từ những năm 1997 của thế kỷ trước, tại thời điểm này
đã có một số quan điểm cho rằng béo phì (BP) là một quá trình bệnh, nhưng
bên cạnh đó lại có những quan điểm trái chiều cho rằng BP không phải là một
căn bệnh, thời gian sau các quan điểm này đã chuyển dần theo hướng chấp
nhận đề xuất rằng BP là một quá trình bệnh [22],[23]. Đến tận năm 2004,
Trung tâm Dịch vụ Medicare và Trợ cấp y tế tại Hoa Kỳ đã loại bỏ ngôn ngữ
8
nói rằng BP không phải là một căn bệnh. Năm 2013, Hiệp hội Y khoa Hoa
Kỳ đã công nhận BP là một căn bệnh [22]. Sau đó một thời gian ngắn, một số
tổ chức y tế chuyên nghiệp khác như: Hiệp hội bác sĩ nội tiết lâm sàng Hoa
Kỳ; Học viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ; Đại học Tim mạch Hoa Kỳ; Đại học
phẫu thuật Hoa Kỳ; Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ; Hiệp hội Tiết niệu Hoa
Kỳ; Hiệp hội Nội tiết; Hiệp hội béo phì, chụp mạch máu và can thiệp [24], Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Viện Y
tế Quốc gia [25],[26] cũng công nhận BP là một bệnh. Cuối cùng, vào năm
2015, Tuyên bố Nagoya đã xác định bệnh BP là một tình trạng bệnh lý và cần
can thiệp lâm sàng [27]. Hơn nữa, Liên đoàn BP Thế giới đã tuyên bố BP là
một bệnh tiến triển mạn tính [28]. BP có phải là bệnh mạn tính và tái phát
không đã được chứng tỏ trong một số nghiên cứu [29],[30].
Theo phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có
liên quan lần thứ 10 (ICD10), bệnh BP được phân loại trong danh mục là
“Bệnh nội tiết, bệnh về dinh dưỡng và bệnh chuyển hóa”, nhưng việc phân
loại này bỏ qua những yếu tố quan trọng khác, như việc tiêu hao năng lượng,
yếu tố tâm lý và các hoạt động thứ cấp khác. Do đó, đối với ICD11, Hiệp hội
nghiên cứu về béo phì Châu Âu đã đề xuất liệt kê bệnh BP vào phần của gia
đình nói chung và cải thiện các tiêu chí chẩn đoán cho bệnh BP dựa trên các
căn nguyên, mức độ của mô mỡ và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe [31].
Một số người mắc bệnh BP không kèm theo bất kỳ bệnh lý liên quan
nào, những người này được gọi là “béo phì khỏe mạnh” [32]. Tuy nhiên, hiện
nay rõ ràng từ các nghiên cứu theo dõi dài hạn thì một nửa hoặc nhiều hơn
những người này sẽ phát triển những bệnh liên quan đến BP trong suốt cuộc
đời của họ [33]. Một số nghiên cứu khác cho thấy, mối quan hệ giữa trọng
lượng cơ thể và tỉ lệ tử vong ngày càng rõ rệt sau 18 tuổi [34],[35].