Luận văn skkn tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào chương trình vật lý lớp 11 nâng cao

  • 24 trang
  • file .pdf
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết mọi hoạt động
của cuộc sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm
hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đến tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai
thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận. Nước ta được thiên
nhiên ưu đãi, có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng trên thực tế cho
thấy khả năng khai thác, chế biến, sử dụng còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp. Nếu
tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ hết sức nguy hiểm. Do vậy, việc giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một yêu cầu cấp thiết. Hành động và
ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi
chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai trò to lớn.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi trường THPT
là một quá trình tạo dựng cho học sinh những nhận thức và mối quan tâm đối với
các nguồn năng lượng như về các loại năng lượng, ý nghĩa to lớn của nó, tình trạng
khai thác sử dụng hiện nay và những nguy cơ làm cạn kiệt các nguồn năng lượng
sao cho các em có đủ kiến thức, thái độ, động cơ và kĩ năng để có thể hoạt động
một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong hiện tại và tương lai.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Về cơ sở lí luận
Nhà trường đào tạo, giáo dục, hình thành nhân cách thế hệ trẻ để họ trở thành
những công dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ở nhà trường được thực
hiện thông qua hoạt động dạy học. Các hoạt động dạy học dựa trên các chương
trình giáo dục được xây dựng khoa học và chặt chẽ, bao gồm các thành tố: mục
tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo
Trang 1/24
dục. Trong đó nội dung dạy học phải phản ánh được những vấn đề đang được cả
loài người quan tâm, trong đó có vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Giáo dục nhà trường thông qua các hoạt động phong phú đa dạng và hỗ trợ lẫn
nhau như: vui chơi, lao động, hoạt động xã hội thông qua sinh hoạt tập thể, tự tu
dưỡng. Vì vậy, giáo dục phổ thông hoàn toàn có khả năng, điều kiện thực hiện các
yêu cầu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện việc giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhà trường đóng vai trò quan trong đối với giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vì ngoài đối tượng học sinh và thông qua học sinh có thể tác
động một cách rộng rãi lên các thành viên khác trong xã hội, trước hết là các thành
viên trong gia đình học sinh. Vì vậy, thực hiện giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trong nhà trường là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh
tế nhất và có tính bền vững nhất.
2. Về cơ sở thực tiễn.
Số lượng học sinh, giáo viên các cấp, bậc học của Việt nam hiện nay chiếm gần
1/3 dân số cả nước, trong đó học sinh, giáo viên các cấp THPT, THCS là gần 10
triệu người. Đó là một lực lượng hùng hậu, là đối tượng quan trọng thực hiện sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời đây cũng là lực lượng quan
trong thực hiện tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội
thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Việc đổi mới giáo dục Việt nam hiện nay là cơ sở cho việc đưa các nội dung giáo
dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc dân. Vì một
trong các yêu cầu đối với giáo dục là nội dung phương pháp giáo dục phải đáp ứng
được các yêu cầu của xã hội.
3. Cơ sở pháp lí.
- Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ về ''sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả''.
Trang 2/24
- Pháp lệnh số 02/1998/PL-UBTVQH10 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Luật điện lực năm 2005, qui định về tiết kiệm trong phát điện, truyền tải và phân
phối điện...
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự
tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống con người. Ngày nay, có thể thấy rõ các
vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động rất lớn tới kinh tế và xã hội
của các nước trên thế giới. Do vậy, nhiều nước đã đưa vấn đề năng lượng thành
quốc sách, đặt thành vấn đề “an ninh năng lượng” đối với sự phát triển quốc gia.
Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện
nay trên thế giới cũng như Việt nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng
không tái sinh như than, dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay
đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự phát triển của xã hội cần khai thác được các
nguồn tài nguyên lớn trong đó có tài nguyên năng lượng.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch có quy mô càng lớn
thì càng ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là
một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến môi trường trên Trái đất ở qui
mô lớn (ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước; tài nguyên bờ biển bị đe doạ
do nước biển dâng cao; sức khoẻ của con người bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ toàn cầu
tăng, bệnh tật truyền nhiễm phát sinh; cháy rừng thường xuyên xảy ra; tiêu thụ
năng lượng tăng do nhu cầu làm lạnh). Ở Việt nam, các biểu hiện và hậu quả của
sự biến đổi khí hậu Trái đất đã bộc lộ ngày càng rõ: thời tiết bất thường, bão lũ và
khô hạn thường xuyên hơn, chế độ thời tiết gió mùa bị xáo động bất thường. Hiện
tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông
tăng cường xâm thực ngang gây sụt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở hai bờ trên
nhiều khu vực. Về mùa khô hiện tượng phổ biến là thuỷ triều tác động ngày càng
sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa. Ở
Trang 3 /24
vùng biển, đã thấy rõ hiện tượng úng ngập do thuỷ triều.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày nay đang là xu hướng chng cho
tất cả các quốc gia trên thế giới, từ các quốc gia phát triển đến các quốc gia đang
phát triển; các nước có nguồn tài nguyên năng lượng dồi dào cũng như các nước
khan hiếm nguồn năng lượng. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng
là yêu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia và cũng là một trong các biện pháp quan
trọng để góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay, trước hết đó là vấn đề
môi trường, vấn đề phát triển bền vững.
Trong thực tế ở các nước phát triển để nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm công nghiệp, bảo vệ môi trường ... thì vấn đề đặt ra là phải sử dụng nguồn
năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Để thực hiện thành công việc sử dụng
nguồn năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, ngoài các giải pháp kĩ thuật như
sử dụng công nghệ mới nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tìm các nguồn
năng lượng mới thay thế, các quốc gia đều quan tâm tới giải pháp tuyên truyền
giáo dục để nâng cao ý thức người tiêu dùng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
Từ thực trạng trên cùng với đặc thù bộ môn và kết quả của đợt tập huấn ''Tích
hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào trong dạy học'' tôi mạnh dạn tìm
tòi và nêu các giải pháp và biện pháp để tổ chức ''Tích hợp sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả'' trong dạy học vật lí cấp THPT.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Một số nguyên tắc lựa chọn nội dung giáo dục “sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả”.
Việc lựa chọn các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
để đưa vào môn học cần tuân theo một số nguyên tắc chung sau:
- Nội dung được lựa chọn cần phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí và sự phát triển
của học sinh.
Trang 4/24
- Nội dung lựa chọn phải gắn với chương trình, sách giáo khoa của cấp học, không
đưa thêm nội dung mới gây quá tải quá trình học tập của học sinh.
- Trên cơ sở các mục tiêu, nội dung cơ bản cần xác định mục tiêu, nội dung cụ thể
cho từng lớp học, cấp học và đảm bảo tính kế thừa giữa các lớp học, cấp học.
- Các nội dung được lựa chọn phải thiết thực, gần gũi trong đời sống và sản xuất.
- Nội dung được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội và tập quán
văn hoá của các vùng miền.
- Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông.
- Thể hiện được bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học...
- Mức độ tích hợp: + Tích hợp toàn phần.
+ Tích hợp bộ phận.
+ Hình thức liên hệ.
2. Mục tiêu tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
a. Về kiến thức.
- Học sinh nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, cơ năng, điện năng,
nhiệt năng, hạt nhân nguyên tử, công, công suất, hiệu suất; các định luật Jun - lenxơ
và các máy phát điện, máy cơ…, vận dụng để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu.
- Học sinh hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy và hoạt động
tiêu thụ năng lượng, hiệu suất của quá trình và vận dụng để nâng cao hiệu suất sử
dụng và tiết kiệm năng lượng trong đời sống cũng như khoa học kỹ thuật.
- HS vận dụng giữa các khái niệm cơ bản mà giáo viên đã giới thiệu tích hợp và
trình bày trên lớp với thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không chỉ có
những điều đã được học hoặc trình bày trong SGK mà còn có những điều phù
hợp hoàn cảnh cụ thể. Đây là những vấn đề giống với các tình huống học sinh gặp
phải trong đời sống.
Trang 5 /24
b. Về kĩ năng
- Làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ, thực tế việc sử dụng
năng lượng ở địa phương.
- Thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả qua môn Vật lí: sử dụng các thiết bị điện, vận hành
các động cơ …
- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của
con người vào môi trường thông qua việc khai thác tài nguyên năng lượng (than, dầu
mỏ, khí đốt ...) và phát triển các ngành công nghiệp.
- Liên kết các môn học với nhau về sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả.
Có hành vi sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại
nhà trường, địa phương nơi các em đang sống; có thái độ phê phán việc sử dụng năng
lượng một cách lãng phí; tuyên truyền về sử dụng sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong gia đình và cộng đồng.
3. Nội dung và địa chỉ, cách tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào một số bài dạy vật lí 11 nâng cao.
Bài 12: ĐIỆN NĂNG VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN. ĐỊNH LUẬT JUN-LENXƠ
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Trình bày được sự biến đổi năng lượng trong một mạch điện, nêu được công thức
tính công và công suất của dòng điện ở một mạch điện tiêu thụ điện năng, công và
công suất của nguồn điện.
- Nhắc lại được nội dung và công thức của định luật Jun-lenxơ.
Trang 6 /24
- Nêu được suất điện động của nguồn điện, suất phản điện của máy thu.
- Biết cách nâng cao hiệu suất trong quá trình sử dụng điện.
Kĩ năng:
- Vận dụng được công thức tính công và công suất của dòng điện chạy qua đoạn
mạch,công suất của máy thu.
- Vận dụng được định luật Jun-lenxơ.
- Tính được hiệu suất của nguồn điện.
- Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
II. CHUẨN BỊ
1. GV: -GV đọc lại SGK lớp 9 để biết học sinh đã học vấn đề gì về công và công
suất, định luật Jun-lenxơ.
- Chuẩn bị câu hỏi ôn tập.
2. HS: Ôn lại phần công, công suất và định luật Jun-lenxơ đã học ở THCS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 2: Tìm hiểu công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- HS kể tên các thiết bị tiêu thụ điện mình - Yêu cầu HS kể tên các thiết bị tiêu thụ
biết điện đã biết
- HS ghi nhớ - GV phân biệt cho HS dụng cụ tỏa nhiệt và
máy thu
- HS nêu các công thức theo yêu cầu của - Yêu cầu HS nêu công thức tính điện
GV năng tiêu thụ và công suất của dụng cụ tỏa
nhiệt.
- HS chú ý theo dõi. - GV trình bày cho HS về suất phản điện
của máy thu, rút ra kết luận suất phản điện
của máy thu
Trang 7 /24
- GV lưu ý cho HS chiều của dòng điện đi
vào cực dương của máy thu điện
- HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV - GV hướng dẫn HS thành lập biểu thức
A = A/ + Q/= EpIt + rpI2t= UIt
- GV thông báo đó cũng là điện năng tiêu
thụ của máy thu.
- HS rút ra công thức - Yêu cầu HS rút ra công thức tính công
suất của máy thu. Lưu ý P/= Ep.I là công
suất có ích của máy thu. GV nêu một ví dụ
cụ thể.
- HS thành lập biểu thức dưới sự hướng - Gv hướng dẫn HS thành lập biểu tính
dẫn của GV hiệu suất của máy thu.
- GV thông báo các khái niệm định mức
- HS ghi nhớ và giải thích. như hiệu điện thế, cường độ dòng điện,
công suất.
- Gv yêu cầu HS giải thích đối với một
thiết bị điện cụ thể
Phần nội dung tích hợp
Có nguyên nhân nào khác sinh ra thêm điện trở trong mạng điện gia đình
không? Cách khắc phục?
Trả lời: Cùng một khoảng cách nhưng đường dẫn dài, dây dẫn có tiết diện nhỏ, dây có
điện trở suất lớn, mối nối không chắc, dây đặt ở nơi nhiệt độ cao - kém khả năng tỏa
nhiệt ...
Hãy nêu cách để tăng hiệu suất của máy thu điện?
Trả lời: Đảm bảo đủ điện áp định mức, giảm điện trở trong của máy thu ...
Trang 8 /24
Bài 14: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI CÁC ĐOẠN MẠCH.
MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
I. MỤC TIÊU:
- Thiết lập và vận dụng được các công thức biểu thị định luật Ôm đối với các
loại mạch điện.
- Vận dụng được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
gồm các nguồn ghép nối tiếp hoặc ghép song song, ghép hỗn hợp đối xứng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên chuẩn bị: - Bộ thí nghiệm như mạch điện hình 14.1.
- Hình 14.1, 14.2 và bảng 14.1 SGK phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 4: Mắc các nguồn điện thành bộ.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- Lắng nghe. Ghi bài. -Mắc nối tiếp. Sử dụng hình 14.7.
-Giới thiệu ξb , rb theo SGK.
-Nếu 1   2  .........   n   ;
r1 = r2 = …… = rn = r
-   b  n. ; rb = n.r. Thì ξb , rb ?
- Giới thiệu mắc xung đối, hình 14.8.
- Thông báo ξ1 = ξ2 thì ξ1 là nguồn, ξ2 là máy thu.
- Giới thiệu mắc song song hình 14.9.
- Giới thiệu mắc hỗn hợp đối xứng.
- Tính ξb ?
m.r - Tính rb ?
- .  b  m. ; rb 
n
Phần nội dung tích hợp
Tại sao không nên dùng đèn pin trong đó có 1 pin mới và 1 pin cũ?
Trang 9 /24
Khi mắc các nguồn khác nhau song song thì trong mạch nguồn dòng điện làm giảm
năng lượng nguồn điện.
Bài 18: HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN. HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN
I-MỤC TIÊU:
-Phát biểu được hiện tượng nhiệt điện là gì và một số ứng dụng của nó.
-Hiểu được hiện tượng siêu dẫn là gì và một số ứng dụng của nó.
- Ý nghĩa của ứng dụng hiện tượng siêu dẫn trong lĩnh vực du hành vũ trụ
II-CHUẨN BỊ:
1)Giáo viên: -Chuẩn bị thí nghiệm về dòng nhiệt điện.
-Vẽ phóng to Bảng 18.1,các H18.1 và 18.3 SGK.
2)Học sinh: -Ôn lại tính chất điện của kim loại.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng siêu dẫn và các ứng dụng.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
HS nhân xét: Điện trở của cột thuỷ ngân GV giới thiệu đồ thị khảo sát sự phụ
giảm đột ngột khi nhiệt độ giảm ở lân thuộc vào nhiệt độ của điện trở cột thuỷ
cận 4K. ngân.
GV kết luận: Hiện tượng như thế là hiện
HS tham khảo bảng giá trị TC (K) của tượng siêu dẫn.
1 số vật liệu ở bảng 18.2 SGK Yêu cầu HS phát biểu thành lời.
Phần nội dung tích hợp
Vật liệu siêu dẫn có ý nghĩa như thế nào trong lĩnh vực du hành vũ trụ?
Với vật liệu siêu dẫn sử dụng trên các vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ thì tiết kiệm rất
nhiều năng lượng, tiền bạc khi phóng tên lửa mang theo nguồn pin lớn
Trang 10 /24
Bài 22: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
I-MỤC TIÊU
- Hiểu bản chất dòng điện trong chất khí và mô tả được sự phụ thuộc của dòng điện
vào hiệu điện thế
- Mô tả được cách tạo thành tia lửa điện và nêu được vắn tắt nguyên nhân hình
thành tia lửa điện
- Mô tả được cách tạo hồ quang điện, nêu được các đặc điểm chính và ứng dụng
chính của hồ quang điện
- Mô tả được quá trình phóng điện trong chất khí ở áp suất thấp và sự tạo thành tia
catốt
- Học sinh biết được sử dụng đèn ống, đèn compact trong chiếu sáng thì có hiệu
suất cao hơn đèn dây tóc
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm để làm các thí nghiệm.
2. Học sinh:
Ôn lại khái niệm dòng điện trong các môi trường, là dòng các điện tích chuyển
động có hướng.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Mô tả việc hàn điện. Cho học sinh mô tả việc hàn điện.
Ghi nhận khái niệm. Giới thiệu hồ quang điện.
Nêu các hiện tượng kèm theo khi có Yêu cầu hs nêu các hiện tượng kèm theo
hồ quang.điện. khi có hồ quang.điện.
Ghi nhận điều kiện để có hồ quang Giới thiệu điều kiện để có hồ quang điện.
điện. Yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của
Trang 11/24
Nêu các ứng dụng của hồ quang điện. hồ quang điện.
Phần nội dung tích hợp
So sánh độ của đèn ống, com pact với đèn sợi đốt có cùng công suất?
Đèn ống sáng hơn, do vậy dùng đèn ống công suất nhỏ hơn vẫn có độ sáng đảm
bảo - tiết kiệm năng lượng
Bài 24: LINH KIỆN BÁN DẪN
I-MỤC TIÊU:
-Trình bày được cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn có lớp chuyển tiếp
p-n thường gặp như diôt chỉnh lưu, diôt phát quang, photodiot, tranzito.
-Trình bày được cách mắc mạch khuếch đại dùng trazito hai lớp chuyển tiếp p-n và
họ đặc tuyến vôn-ampe của tranzito.
-Biết vận dụng các hiểu biết về tính chất của bán dẫn và của lớp chuyển tiếp p-n để
giải thích các hoạt động của các linh kiện bán dẫn.
II-CHUẨN BỊ:
1)Giáo viên:
-Chuẩn bị một số hình vẽ cấu tạo của diôt, tranzito và mạch điện có mắc các limh
kiện đó.
-Có một số linh kiện thật hoặc ảnh chụp các linh kiện bán dẫn nhưnhiệt điện trở
quang điện trở, diôt chỉnh lưu, điôt phát quang, bộ hiển thị dùng điôt phát quang,
tranzito các loại, vi mạch…để cho hs xem và tập nhận biết.
-Lắp thí nghiệm minh hoạ tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu điôt
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
-Diôt chỉnh lưu dòng xoay chiều thành GV cho hs hiểu rõ: các điôt nói trong bài
Trang 12/24
dòng 1 chiều thì cần có dòng ngược đều có cấu tạo từ 1 lớp chuyển tiếp p-
càng nhỏ càng tốt n.Tuỳ mục đích sử dụng mà người ta chế
-Nếu điôt cần cho dòng thuận lớn đi tạo ra các điôt có cấu tạo và tính chất khác
qua thì phải có kích thước lớn vì diện nhau.
tích tiếp xúc phải lớn. Cho hs tìm hiểu mục đích sử dụng của điôt
chỉnh lưu
GV trình bày về tác dụng chỉnh lưu của
điôt chỉ cần nêu nguyên tắc chỉnh lưu và
minh hoạ bằng mạch chỉnh lưu nũa chu kì
và làm cho hs thấy rõ vai trò của điôt.
Phần nội dung tích hợp
Giáo viên thông báo cho học sinh việc ứng dụng pin năng lượng mặt trời trên thế
giới hiện nay, nhất là các nước phát triển, nguồn năng lượng này là “vô tận” và đặc
biệt là không gây ô nhiễm, an toàn, giảm hiệu ứng nhà kính...
Bài 33: KHUNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN ĐẶT TRONG TỪ TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được lực từ tác dụng lên khung dây mang dòng điện.
- Thành lập được công thức xác định mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung trong
trường hợp đường sức từ song song với mặt phẳng khung dây.
- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều và
của điện kế khung quay.
- Ứng dụng động cơ điện một chiều để phát điện trong chuyển động của xe
II. CHUẨN BỊ
1.GV: Dụng cụ để tiến hành thí nghiệm hình 33.1 SGK (hoặc đoạn phim thí
nghiệm nếu có)
2. HS: Ôn lại những kiến thức về ngẫu lực và động cơ điện một chiều ở lớp 9,10.
Trang 13 /24
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng và giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
- HS trả lời theo yêu cầu của GV - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài
và câu trắc nghiệm 1,2 phần bài tập.
- Ghi bài tập về nhà. - Giao bài tập về nhà 3,4/171
Phần nội dung tích hợp
Dựa trên cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt trên xe gắn máy, có thể đưa
ra phương án kết hợp động cơ điện vào đó được không?
Kết hợp bằng cách khi hãm phanh thì khởi động thêm quá trình nạp điện, khi hết
xăng động cơ điện hoạt động sử dụng năng lượng điện được tích trữ trong bình
ácqui
Bài 40: DÒNG PHU CÔ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
+ Nắm được định nghĩa và phát hiện được khi nào có hiện tượng cảm ứng điện từ.
+ Phát biểu được định luật Len-xơ theo các cách và vận dụng để xác định chiều
dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau. Giải các bài tập liên quan.
2. Kỹ năng
Vận dụng thành thạo định luật Len-xơ để xác định chiều dòng điện cảm ứng. Ứng
dụng dòng phu cô
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Bộ thí nghiệm dòng phu cô trong đó có máy biến áp.
- Bếp từ.
Học sinh: - Xem trước bài học.
- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
Trang 14/24
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 2: Tác dụng của dòng Fu –cô.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Theo dòi và trả lời câu hỏi của GV. Dẫn: trong một số tr/h dòng điện Fu-cô có
ích, trong một số tr/h dòng điện Fu- cô có
hại.
- Tác dụng có ích:ví dụ: khi ta cân một vật
bằng cân nhạy, kim của cân thường dao
HS trả lời: đặt kim dao động giữa hai động khá lâu.
cực của một nam châm. Vì dòng điện - muốn khắcphục tình trạng đó bằng cách
Fu-cô chống lại dao động đó nên dao nào? Vì sao?
động cả kim sẽ tắt khá nhanh. - GV giới thiệu về công tơ điện dùng trong
gia đình (h.40.3.sgk)
HS trả lời - Khi cho dòng điện qua cuộn dây của công
HS bổ sung và nhận xét câu trả lời tơ sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
của bạn. - Đĩa kim loại quay trong từ trường sẽ sinh
ra hiện tượng gì?
+ nhận xét:
Khi đĩa kim loại quay trong từ trường sẽ
sinh ra dòng điện Fu-cô và gay ra mô mem
cản tác dụng lên đĩa.
Khi mômen cản bằng mômen quay thì đĩa
quay đều.
HS trả lời: khi ngắt điện đĩa vẫn quay - khi ngắt dòng điện thì hiện tượng gì xảy ra
do,quá trình dòng Fu-cô tác dụng cản đối với đĩa kim loại?
làm cho đĩa ngừng quay một cách * Tác dụng có hại: Tr/h lõi sắt trong máy
Trang 15 /24
nhanh chóng. biến thế ( ưu điểm của lõi sắt là tăng từ
trường)
HS trả lời: vì dòng Fu-cô toả nhiệt - Sự xuất hiện của dòng Fu-cô trong tr/h này
làm cho thỏi sắt nóng lên có thể làm vì sao lại có hại?
hỏng máy, mặt khác dòng Fu-cô Nhận xét: đối với động cơ điện nó chống lại
chống lại nguyên nhân sinh ra nó. sự quay của động cơ, làm giảm công suất
của máy.
- Để giảm tác hại của dòng Fu-cô, người ta
khắc phục lõi sắt như thế nào?
- Muốn làm tăng điện trở của lõi sắt thì lõi
sắt đó phải được cấu tạo như thế nào?
-bổ sung và hoàn chỉnh : thay lõi sắt bằng
nhiều lá thép silic mỏng có sơn cách điện và
ghép sát với nhau. Những lá thép mỏng này
được đặt song song với đường sức từ, làm
cho điệ trở của lõi săt sẽ tăng lên.
Phần nội dung tích hợp
Theo em việc sử dụng bếp điện thông thường và bếp từ thì bếp nào cho hiệu
suất cao hơn?
Việc sử dụng bếp từ- một ứng dụng của dòng phu cô có hiệu suất chuyển hoá năng
lượng rất cao vì đáy nồi tự phát nóng
Trang 16 /24
Bài 45: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I. MỤC TIÊU
+ Nêu được nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần qua việc quan sát các
thực nghiệm thực hiện ở lớp.
+ Thực hiện được câu hỏi thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. Tính được
góc giới hạn phản xạ toàn phần và nêu được điều kiện để có phản xạ toàn phần.
+ Trình bày được cấu tạo và tác dụng dẫn sáng của sợi quang, cáp quang.
+ Giải được các bài tập đơn giản về phản xạ toàn phần.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: + Chuẩn bị các dụng cụ để làm thí nghiệm hình 27.1 và 27.2.
+ Đèn trang trí có nhiều sợi nhựa dẫn sáng để làm thí dụ cáp quang.
Học sinh: Ôn lại định luật khúc xạ ánh sáng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang.
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Yêu cầu học sinh thử nêu một vài ứng
Nếu vài nêu điều kiện để có phản xạ toàn dụng của hiện tượng phản xạ toàn
phần. phần.
Quan sát Đèn trang trí có nhiều sợi Giới thiệu đèn trang trí có nhiều sợi
nhựa dẫn sáng. nhựa dẫn sáng.
Ghi nhận cấu tạo cáp quang. Giới thiệu cấu tạo cáp quang.
Ghi nhận công dụng của cáp quang Giới thiệu công dụng của cáp quang
trong việc truyền tải thông tin. trong việc truyền tải thông tin.
Ghi nhận công dụng của cáp quang Giới thiệu công dụng của cáp quang
trong việc nội soi. trong việc nội soi.
Phần nội dung tích hợp
Trang 17 /24
Có thể đưa ánh sánh mặt trời vào nhà với gương phẳng hoặc sợi quang học
được không?
Sử dụng cấp quang có ưu điểm gì so với sử dụng cáp thông thường?
Dùng lăng kính phản xạ toàn phần thay gương phẳng có lợi gì không?
Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt ở nhà cao tầng, nhà chung cư...thay
cho đèn điện - tiết kiệm năng lượng. (hiện đang có chương trình 1 lít ánh sáng)
Việc sử dụng sợi quang học làm cáp quang trong công nghệ thông tin làm giảm
hao phí năng lượng khi truyền tải.
Việc sử dụng lăng kính phản xạ toàn phần thay gương phẳng trong một số trường
hợp nhằm thu được năng lượng lớn hơn từ cùng một nguồn phát.
Bài 48: THẤU KÍNH MỎNG
I. MỤC TIÊU
+ Nêu được cấu tạo và phân loại của thấu kính.
+ Trình bày được các khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm, tiêu cự, độ tụ của
thấu kính mỏng.
+ Vẽ được ảnh tạo bởi thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh.
+ Viết và vận dụng được các công thức của thấu kính.
+ Nêu được một số công dụng quan trong của thấu kính.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: + Các loại thấu kính hay mô hình thấu kính để giới thiệu với học sinh.
+ Các sơ đồ, tranh ảnh về đường truyền tia sáng qua thấu kính và một
số quang cụ có thấu kính.
Học sinh: + Ôn lại kiến thức về thấu kính đã học ở lớp 9.
+ Ôn lại các kết quả đã học về khúc xạ ánh sáng và lăng kính.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 7 : Tìm hiểu công dụng của thấu kính.
Trang 18 /24
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Kể và công dụng của thấu kính đã biết Cho học sinh thử kể và công dụng của
trong thực tế. thấu kính đã thấy trong thực tế.
Ghi nhận các công dụng của thấu kính. Giới thiệu các công dụng của thấu kính.
Phần nội dung tích hợp
Trình bày cách tạo ra lửa từ một thấu kính? Nêu phương án sử dụng năng
lượng mặt trời?
Việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đun nấu và phát điện
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu.
Sau một năm nghiên cứu và áp dụng tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào dạy học vật lí ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy tôi nhận
thấy học sinh hứng thú hơn đối với giờ học, khả năng vận dụng kiến thức đã học
vào trong các hoạt động của cuộc sống của học sinh liên quan đến vấn đề tiết kiệm
năng lượng được tăng lên đáng kể. Kết quả thu được như sau:
1.1. Khi chưa áp dụng tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Mức độ hứng thú với môn học: 47/84 em - 55,95%
- Mức độ hiểu biết về năng lượng, vai trò của năng lượng đối với cuộc sống và môi
trường: 37/84 em - 44,05%
- Mức độ vận dụng kiến thức vào vấn đề liên quan đến tiết kiệm năng lượng: 19/84
em - 22,62%.
- Có tuyên truyền cho mọi người sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: 11/84
em - 13,1%.
2.2 Sau khi áp dụng tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Mức độ hứng thú với môn học: 65/84 em - 77,38% - tăng 21,43%
Trang 19 /24