Luận văn một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở việt nam
- 42 trang
- file .pdf
Luận văn
Một số bài học rút ra cho việc
phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam
Mục Lục
Tóm tắt đề tài 1
Lời mở đầu 2
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư
1.1 Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới 3
1.2 Khái niệm và chức năng của quỹ đầu tư 5
1.3 Phân loại quỹ đầu tư 5
1.3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động 5
1.3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn 6
1.3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: 6
1.4 Mô hình tổ chức 7
1.5 Tiêu chuẩn đán giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư 8
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam 10
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ 10
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam:18
2.3 Thực trạng quỹ đầu tư ở Việt Nam
2.3.1 Một số quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
nay: 23
2.3.2 Những mặt hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư 33
2.3.3 Nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ 33
3. Giải pháp cho quỹ đầu tư
3.1 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ 34
3.2 Kinh nghiệm quản lý đầu tư ở các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
3.2.1 Hàn Quốc 35
3.2.2 Thái Lan 35
3.3 Một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt
Nam 36
KẾT LUẬN 37
Phụ lục 1 38
Tài liệu tham khảo 40
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài: quỹ đầu tư là loại hình đầu tư hấp dẫn và có tiềm
năng, và điều này đã được minh chứng trên thế giới, Việt Nam trong quá
trình hội nhập cũng cần quan tâm đến vấn đề này.
o Mục tiêu nghiên cứu Quỹ đầu tư là một kênh huy động vốn hiệu quả,
tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động của quỹ đầu tư khá thầm lăng do tâm lý
e ngại trước khả năng thành công của hình thức hoạt động này. Bài
nghiên cứu nhằm mục đích qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động các
quỹ đầu tư ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời xem xét hoạt động của
các quỹ đầu tư trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng loạt hình
định chế này ở Việt Nam
o Phương pháp nghiên cứu: tham khảo từ sách báo tài liệu từ báo chí,
internet và sách giáo trình có liên quan
o Nội dung nghiên cứu: thực trạng và giải pháp phát hoàn thiện hoạt
động quỹ đầu tư
o Đóng góp của đề tài: một cái nhin tổng quan về thực trạng quỹ đầu tư Việt
Nam và các giải pháp đóng góp
o Hướng phát triển của đề tài: cần làm một số khảo sát thực tế và lấy ý
kiến từ những người trong cuộc và chạy mô hình kiểm đinh tính hiệu quả
và sư ưu thích của nhà đầu tư về quỹ đầu tư.
2
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế; việc đầu
tư - kinh doanh chứng khoán đòi hỏi công chúng và các nhà đầu tư không chỉ có kiến
thức về thị trường chứng khoán mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát
thực trạng, phân tích xu hướng phát triển của thị trường vốn. Để làm được điều này
đòi hỏi các nhà đầu tư phải tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để
tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm
hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào
cũng có đầy đủ kiến thức và khả năng để thực hiện điều này. Mâu thuẫn giữa nhu cầu
đầu tư với khả năng hạn chế về tri thức, thông tin và công nghệ đã được giải quyết bởi
sự xuất hiện các quỹ đầu tư chứng khoán.
Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam cần tăng cường sự chủ động về
vốn và phát triển lĩnh vực đầu tư tài chính, ngoài những “công ty con” là ngân hàng,
công ty tài chính, các tập đoàn kinh tế phi ngân hàng còn có công ty quản lý quỹ đầu
tư và hàng loạt các quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư là kênh đầu tư vốn quan trọng
cho các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng
khoán mới nổi đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, việc thành lập các quỹ đầu
tư sẽ trở thành vấn đề tất yếu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam.
3
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư
1.1 Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới
Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất
hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối
thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng
Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất.
Năm 1893, các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại
học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào
ngày 21/3/1894, quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà
kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà
đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ, chính những
người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của
loại hình này.
Sau một năm thành lập, Massachusetts Investors Trust với 50.000 đô-la Mỹ ban
đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư.
MIT tập trung và các cổ phiếu lớn, tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Danh
mục đầu tư của Quỹ gồm các loại cổ phiếu của General Electric Co., Standard
Oil Of Indiana (ngày nay là một phần của BP PLC) và American Telephone &
Telegraph Co. (AT&T Inc.). Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong
thời kỳ này, MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư.
Khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932, nhiều quỹ đầu tư
đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay, với tên gọi
được biết đến rộng rãi MFS Investment Management.
Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại
Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm
1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này, các quỹ
đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance
Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm
4
1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt
buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo, được áp dụng tới tận ngày nay.
Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt
đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với
giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ.
Năm 1976, John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên, có tên First
Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000, đây là quỹ tương hỗ có giá trị
lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi
Vanguard 500 Index.
10 Quỹ tương hỗ tốt nhất năm 2007 theo bình chọn của MorningStar
Thứ tự Quỹ Tăng trưởng
1 Direxion Commodity Bull 2X Inv 87, 6%
2 Direxion Latin America Bull 2X Inv 83, 7%
3 CGM Focus 79, 9%
4 AIM China A 74, 9%
5 Nationwide China Opportunities A 74, 0%
6 Matthews China 70, 1%
7 ProFunds Ultra Emerging Markets 70, 1%
8 T. Rowe Price New Asia 66,4%
9 Guinness Atkinson China & Hong 65, 1%
Kong
10 Matthews India 64,1%
5
1.2 Khái niệm và chức năng của quỹ đầu tư
1.2.1 Khái niệm
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút
tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền
tệ, hay các loại tài sản khác.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng
danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở
hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
1.2.2 Chức năng
o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
o Được quản lý chuyên nghiệp
o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
o Tính năng động của quỹ đầu tư.
1.3 Phân loại quỹ đầu tư
1.3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
+ Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư
có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ
công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa
dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do
tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
+ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ
các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài
chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ
thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ cá nhân thường với
lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của
quỹ.
1.3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:
+ Quỹ đóng
6
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành
huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ
đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại
quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ
sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc
bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị
trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong
suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại
Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
+ Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu
tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm
giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ
được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không
được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản
cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị
trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại
Việt Nam.
1.3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:
+ Quỹ đầu tư dạng công ty
Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình
thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của
quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính
là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát
hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý
quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu
tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và
thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện
ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách
pháp nhân.
+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
7
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty,
mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra
thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những
mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò
bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân
hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền
lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo
vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ
(nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác
việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ
khoản vốn đóng góp của họ.
1.4 Mô hình tổ chức
a. Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ
đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm triền khai các chính sách đầu tư, chọn công ty quản lý quỹ và
giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kỳ, Hội đồng quản trị của quỹ
sẽ họp xem xét, kiểm tra giám sát tình hình điều hành của công ty quản lý quỹ để giải
quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có quỹ dạng công ty mới có hội đồng quản trị.
b. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
c. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư
được nêu trong cáo bạch của quỹ.
d. Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình
hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch.
8
e. Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do đại hội đồng nhà đầu tư bầu ra
và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện
quỹ thường được thành lập theo mô hình dạng tín thác.
1.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư
Giá trị tài sản ròng của quỹ ( Net asset value – NAV): bằng tổng giá trị tài sản
và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ.
NAV (1 chứng chỉ quỹ) = NAV / số chứng chỉ quỹ đagn lưu hành
Giá chào bán = NAV (1 chứng chỉ quỹ) + Chi phí bán
Giá mua vào = NAV (1 chứng chỉ quỹ) – Chi phí mua
Loại phí và chi phí
a. Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ
Phí phát hành: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua
chứng chỉ quỹ
Phí hoàn tiền: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại
tiền từ quỹ
b. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ
Phí quản lý hàng năm: Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho
việc quản lý đầu tư và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản
ròng trung bình của quỹ.
Phí thành công: Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của
quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu,
thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức.
Chi phí của Ban đại diện: Phí trả cho ban đại diện của quỹ.
Phí giám sát, lưu ký: Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV
trung bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký.
Phí dịch vụ cho các nhà đầu tư: Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán
cổ tức, v.v…
Phí kiểm toán: Phí trả cho công ty kiểm toán
Phí định giá: Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập
Phí liên quan tới luật pháp: Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp
Phí vay: Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ
9
Thuế: Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả
Đại hội nhà đầu tư: Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư
Phí pháp lý: Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý
Phí môi giới: Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ
Phí thành lập: Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ
(bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing
(đối với hình thức quỹ đóng)
Thưởng khuyến khích
Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm
mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất.
Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận
căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do
chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh
toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại
Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ
đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau:
Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản:
L = Q – [R+(R x S)]
Trong đó:
- Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ
chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán
được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận.
- R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý
quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch
này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua
hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R).
- S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát
hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính
phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002
là 8.5%).
10
Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào
năm 2002, cách tính như sau:
Q = 110 tỷ đồng.
R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng.
S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%.
Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)].
L = 1.5 tỷ đồng.
=> Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là: 20% x
1.5 tỷ = 300 triệu đồng.
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ là loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ
tại Việt Nam. Hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ có thể được chia
thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước
Toàn bộ các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn này đều là các quỹ
nước ngoài, không có quỹ do Việt Nam thành lập. Đặc điểm chung trong hoạt động
của các quỹ đầu tư nước ngoài trong thời gian này là:
Hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện tại Việt Nam theo giấy phép hoạt
động do Bộ Thương mại cấp, nhằm nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác
đầu tư.
Các quỹ chủ yếu là đầu tư trực tiếp thông qua các Hợp đồng Liên doanh. Về sau,
khi Nhà nước có chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của
các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, một số nhà đầu tư đã tham gia mua cổ
phần lần đầu của các doanh nghiệp này.
Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam là các
quỹ đóng, được niêm yết tại một trong những thị trường chứng khoán nước ngoài,
và có thời gian hoạt động từ 10 đến 30 năm. Hoạt động của các quỹ đầu tư và
công ty quản lý trong thời gian này không có hiệu quả đáng kể.
Hoạt động của các quỹ trong thời gian này không có hiệu quả, bởi lẽ:
Thiếu thông tin và tính minh bạch từ các công ty tiếp nhận vốn đầu tư.
11
Cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong nước tương đối cao, do vậy
độ rủi ro là tương đối lớn.
Không đạt được thoả thuận với các cổ đông trong nước, do các cổ đông này còn
xa lạ với các tập quán và thông lệ quốc tế khi đầu tư qua quỹ.
Các công ty trong nước thiếu vốn, công nghệ, và hoạt động marketing yếu.
Thiếu phương tiện để thu hồi vốn; cơ hội kinh doanh ngày càng bị thu hẹp.
Thiếu đội ngũ chuyên gia trong nước.
Trong giai đoạn trước năm 2000, số lượng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
còn tương đối ít, các hoạt động của chúng chưa được biết nhiều qua các phương
tiện thông tin đại chúng, và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài
chính chưa được thống kê đầy đủ, công bố một cách chính thức xuất phát từ
những khó khăn khách quan về môi trường hoạt động kinh doanh và từ nguyên
tắc đầu tư của các quỹ trong thời gian này, cho đến nay phần lớn các quỹ đầu tư
đã hết thời gian hoạt động hoặc đã tạm ngừng hoạt động. Một số quỹ đầu tư điển
hình trong thời điểm này là:
Vietnam Fund (VF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 9/1991, là quỹ dạng
đóng, thời gian hoạt động là 10 năm, quy mô quỹ 51 triệu USD, số tiền đã đầu tư
42 triệu USD, đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Ireland. Công ty
quản lý quỹ là Vietnam Fund Management Ltd., đã đầu tư vào 11 dự án và thu
hồi vốn hai lần.
Vietnam Frontier Fund (VFF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 10/1994,
là quỹ dạng đóng, quy mô vốn của quỹ 50 triệu USD, số tiền đã đầu tư 30 triệu
USD, thời gian hoạt động 10 năm, niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán
Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Finansa, quỹ đã đầu tư vào 9 dự án, thu
hồi vốn 01 lần.
Beta Mekong Fund (BMF) và Beta Vietnam Fund (BVF): phát hành cổ phiếu
gọi vốn vào tháng 10 và 11 năm 1994, là quỹ dạng đóng, thời gian hoạt động 10
năm, quy mô vốn của quỹ 80 triệu USD, số tiền đưa vào đầu tư là 50 triệu USD,
niêm yết tại thị trường chứng khoán Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Indochina
Asset Management Ltd., Quỹ đã đầu tư vào 17 dự án.
12
Lazard Vietnam Fund (LVF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 11 năm
1994, số vốn huy động 55 triệu USD, niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Vietnam Vest Ltd.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Sự ra đời của thị trường giao dịch, chứng khoán tập trung đã đánh dấu biến động
đáng kể về chất lượng hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Khác
với các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm 1990, với sự kỳ
vọng vào sự ra đời cuả thị trường chứng khoán ngay sau đó, xong cuối cùng đều
không thành công và lần lượt rời khỏi Việt Nam (Vietnam Fund (1991), Beta
Vietnam Fund (1994), Vietnam Frontier Fund (1994), Lazard Vietnam Fund (1994),
Templeton Vietnam Opportunities Fund (1994)).
Các quỹ đầu tư mới, thành lập sau năm 2000 đã tỏ ra thận trọng hơn, có được kinh
nghiệm nhiều hơn từ các quỹ đi trước. nếu như các quỹ đầu tư trước năm 2000
thường tìm đến những dự án lớn, doanh nghiệp quy mô với những khoảng đầu tư
từ 5 đến 7 triệu Đô-la Mỹ, các quỹ mới hiện nay lập ra mục tiêu rất rõ ràng: Hiệu
quả là quyết định không quan trong quy mô dự án, công ty nhỏ hay lớn. Các quỹ
đầu tư nước ngoài điển hình nhất hiện nay gồm:
Vietnam Interprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, với
tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay đã lên đến gần 190
triệu USD. Quỹ VEIL đã được thành lập tại Việt Nam trước năm 2000, hiện đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, và có thể được coi là đại diện duy
nhất của làn sóng đầu tư gián tiếp lần thứ nhất của các quỹ đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Tiếp đến 2004, Dragon Capital đã cho ra đời Vietnam Growth Fund với
số vốn 90 triệu USD. Vừa qua Dragon Capital còn nhận thêm, quản lý một quỹ đầu
tư mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn lên đến 35 triệu USD.
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital thành lập Mekong Enterprise Fund, hiện
đã đầu tư khoảng 18,5 triệu USD vào các doanh nghiệp cổ phần của Việt Nam
( như công ty nhựa Tân Đại Hưng, công ty trang trí thiết kế nội thất AA, công ty cổ
phần tin học Lạc Việt quản lý quỹ Lạc Việt…) dự kiến vào tháng 5/2006 sẽ thành
lập thêm một quỹ đầu tư mới với số tiền 40 triệu USD.
13
Công ty Vina Capital thành lập Vietnam Opportunity Fund (VOF) vào một
ngày 11/11/2003, VOF là quỹ đầu tư dạng đóng niêm yết tại thị trường chứng
khoán London, với bốn cổ đông chính là Millenium Partners (New York),
Deustche Bank Securities, SunWah Group (Hồng Kông) và Pacific Alliance Group.
Năm 2004, VOF đã công bố khoảng đầu tư đầu tiên vào công ty kem Kinh Đô.
Tháng 3/2006, Vina capital chính thức khai trương quỹ đầu tư bất động sản
Vinaland Fund với số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào quỹ đã lên đến 65
triệu USD vượt mức dự kiến 15 triệu USD. Vina Capital không giấu tham vọng tập
trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam dự định cuối năm 2006 công ty sẽ
thành lập thêm quỹ Technology Fund để đầu tư vào các dự án công nghệ cao ở Việt
Nam.
Quỹ đầu tư chứng khoán Phan-xi-păng do Jadine Matheson Vietnam quản lý,
với mức vốn tối thiểu là 07 triệu USD, tối đa là 25 triệu USD. Đây là quỹ đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam, hiện đã huy động được khoảng 03 triệu USD và đang tham
gia giao dịch các cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung. Theo kế hoạch, Phan-
xi-păng sẽ được niêm yết tại một thị trường chứng khoán nước ngoài, nhưng toàn
bộ nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến trong quý 2006,
Phan-xi-păng phát hành thêm 3,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn.
Năm 2004, Dragon capital đã liên doanh với Ngân hàng cổ phần thương mại
Sài gòn Thương Tín (Sacombank) để thành lập công ty quản lý quỹ Vietfund
(VFN). Hiện nay, VFN đã tiến hành thành công đợt phát hành chứng chỉ quỹ cho
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), là quỹ đầu tư dạng đóng đầu tiên Việt
Nam với quy mô vốn là 300 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2004, VF1 đã được phép niêm
yết chứng chỉ quỹ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Quỹ đầu tư Finansa với số vốn đầu tư 18 triệu USD với những cổ đông chính
như Propaco (Pháp) và DIG (Đức) mới hình thành 8/2005, nhưng cũng đã đầu tư
thành công vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
So với các quỹ đầu tư trước thời điểm năm 2000, hoạt động của các quỹ đầu tư
nước ngoài trong giai đoạn sau năm 2000 có một đặc điểm khác biệt rất dễ nhận
thấy đó là quy mô vốn đầu tư so với quy mô vài chục triệu USD của các quỹ đầu tư
trước năm 2000, các quỹ đầu tư mới thành lập ngoại trừ VEIL, đều có quy mô vốn
khoảng từ 10 – 20 triệu USD. Tất nhiên các quỹ đầu tư này sẽ không ngừng lại ở
14
quy mô vốn hiện tại nhưng việc huy động thêm vốn đầu tư đang được tiến hành
theo từng giai đoạn, khi quá trình đầu tư trong giai đoạn đã hoàn tất và đạt kết quả
tốt. Hoạt đông của các quỹ đầu tư nước ngoài hiện nay trên thị trường chứng khoản
Việt Nam có thể được coi là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là chất xúc tác cho sự
phát triển của thị trường. Việc phục hồi hoạt động giao dịch trên thị trường vào
khoảng cuối năm 2003, cho thấy có sự đóng góp rất lớn của các quỹ đầu tư nước
ngoài. Sự trỗi dậy và phát triển các quỹ đầu tư nước ngoài đã tạo chất xúc tác khởi
động sự phát triển các quỹ đầu tư trong nước. Cách đây 2 năm, quỹ đầu tư chứng
khoán VF1 đầu tiên được thành lập vào 20/5/2004 có tổng giá trị chứng chỉ của quỹ
niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM là 300 tỷ đồng. Sau đó,
Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV hợp tác với các đối tác Mỹ Việt Nam Partner
thành lập quỹ đầu tư có vốn là 300 tỷ đồng. Ra đời muộn hơn nhưng quỹ đầu tư
Vietcombank1 (VBF1) thuộc Ngân hàng Ngoại Thương có số vốn tăng lên khá
nhanh với 200 tỷ đồng, trong đó các nhà đầu tư Hong Kong, Singapore, Nhật đã
góp hơn 33% số vốn; quỹ này đầu tư hơn 70% vốn vào các doanh nghiệp chưa
niêm yết như Ngân hàng dầu khí Nguyễn Thông, Ngân Hàng Ngoại thương dự kiến
cho ra đời thêm Vietcombank2 và Vietcombank3 với sự tham gia của các nhà đầu
tư 49%
Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Viêt Nam trong những năm gần đây
được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu
như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn
hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo
nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ, dòng vốn đầu tư tiếp tục
chảy vào Viêt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động
vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu.
Quỹ đầu tư ở Việt Nam
Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công ty quản lý quỹ Vina Capital:
Công ty quản lý quỹ Quỹ Dragon Capital: công ty quản lý quỹ có thâm niên đầu tư ở
Việt Nam, xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995. Công ty hiện đang quản lý 3 quỹ:
Vietnam Enterprise Invesment Limited (VEIL), Vietnam Growth Fund (VGF),
Vietnam Dragon Fund (VDF).
15
VEIL thành lập từ năm 1996 với số vốn 16 triệu USD đến nay đã lên 500 triệu USD,
quỹ đầu tư vào các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, cơ sở hạ tầng…, cổ
phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, được giao dịch trên thị
trường OTC của Luân Đôn, Newyork.
VGF: được thành lập năm 2005 với số vốn huy động lên đến 75 triệu USD, số vốn
hiện tại lên đến 260 triệu USD, cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Dublin.
VDF: Dragon Capital cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
thành lập quỹ đầu tư đầu tiên của Việt Nam, số vốn hiện tại lên đến 100 triệu USD
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital: Mekong Capital là công ty quản lý đầu tư tập
trung vào Private Equity tại Việt Nam các quỹ do Mekong capital quản lý:
Mekong Enterprise Fund, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 18,5 triệu
đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ đầu
tiên các công ty tư nhân tại Việt Nam. Quỹ đã đầu tư vào 10 công ty trong giai đoạn từ
2003-2005.
Mekong Enterprise Fund II, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 50 triệu
đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ mới
các công ty tư nhân tại Việt Nam. Các công ty này thường có mức tăng trưởng nhanh
hơn so với các công ty thuộc thế hệ trước.
Vietnam Azalea Fund Limited là quỹ 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các
khoản đầu tư thiểu số vào các phân khúc trước niêm yết và đã niêm yết của thị trường
đầu tư private equity. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tương lai,
bao gồm các công ty tư nhân và công ty nhà nước cổ phần hóa.
Mekong Capital sẽ khai trương quỹ Mekong Enterprise Fund III, Ltd. trong năm 2010.
Công ty quản lý quỹ Quỹ Indochina Capital: chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng
khoán, quản lý 2 quỹ: Indochina Land Holding với số vốn 42 triệu USD, quỹ đầu tư
chứng khoán với số vốn 50 triệu USD1
Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF)
1
http://vietbao.vn/Kinh-te/BIDV-khai-truong-quy-dau-tu-100-trieu-
USD/20550289/90/
16
Ngày 14/3, Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF), liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư -Phát triển
Việt Nam (BIDV) và đối tác Mỹ Vietnam Partners LLC, chính thức khai trương tại Hà
Nội với quy mô vốn 1.600 tỷ đồng - tương đương khoảng 100 triệu USD.
Vì là một quỹ đầu tư thành viên dạng đóng thành lập tại Việt Nam với quy mô tối đa
được phép huy động là 1.600 tỷ VNĐ (100 triệu USD). Thời gian hoạt động của quỹ
này là 10 năm
Quỹ cũng sẽ đầu tư vào các dự án công nghiệp khai khoáng (titan, bôxit nhôm...), bưu
chính - viễn thông, và những dự án cơ sở hạ tầng có triển vọng trong tương lai.
Do đó mục tiêu đầu tư của Quỹ Đầu tư Việt Nam được xác định là tạo ra sự tăng
trưởng giá trị dài hạn của vốn đầu tư bằng cách đầu tư nắm cổ phần tại Việt Nam.
Quỹ Đầu tư Việt Nam sẽ do Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV - Vietnam
Partners (BVIM) quản lý. Quỹ sẽ đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần
hoá, cổ phần phát hành lần đầu của các công ty, các loại chứng khoán niêm yết có triển
vọng tăng trưởng và có tính thanh khoản tốt, trên cơ sở tối ưu hoá lợi nhuận, quản lý
chặt chẽ rủi ro. Quỹ cũng sẽ đầu tư vào một số dự án chọn lọc có tiềm năng sinh lời
cao để nắm quyền sáng lập và sở hữu các công ty mới thành lập, công ty phát hành cổ
phiếu lần đầu khi thành lập công ty.
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential được thành lập tháng 10/2006 với vốn điều lệ ban đầu
500 tỷ đồng và chính thức niêm yết chứng chỉ quỹ ngày 4/12/2006 . Sau hơn 3 năm
giao dịch, đến nay, PRUBF1 là một trong 4 chứng chỉ quỹ đầu tư lớn trên HoSE.
Ban đầu, quỹ đầu tư đầu tư chủ yếu vào trái phiếu, sau đó có sự chuyển dịch trong
danh mục đầu tư, đã chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể:
Đến cuối tháng 1/2009, PRUBF1 đầu tư 77% vào trái phiếu và 14% vào cổ phiếu, giữ
9% giá trị danh mục bằng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn. Tính đến 31/12/2009, tỷ lệ
đầu tư là 60% vào trái phiếu, 39% vào cổ phiếu, còn 1% là tiền gửi. Kết thúc năm
2009, mã VNM vẫn đứng đầu nhóm cổ phiếu đầu tư của PRUBF1, chiếm tỷ lệ 5,5%
giá trị tài sản ròng, mã FPT chiếm 5%, GMD chiếm 3,6%, NTP chiếm 3,3%...
Saigon Fund A12:
Saigon Fund A1 là quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên của công ty cổ phần quản lý quỹ
Thành Việt với quy mô khoảng 33,35 tỷ đồng, giá phát hành 10.200 đồng/chứng chỉ
2
http://www.thanhviet.com.vn/home/content.aspx?actionmenu=3&contentID=11
17
quỹ (gồm giá một đơn vị quỹ: 10.000đồng và phí phát hành: 200đồng/chứng chỉ quỹ),
trong đó khoảng 49% do các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp”.
50-60% vốn của Saigon Fund A1 sẽ được đầu tư vào các công ty đang niêm yết trên
thị trường chứng khoán, phần 40-50% còn lại sẽ đầu tư vào các cổ phiếu chuẩn bị
niêm yết. Toàn bộ danh mục đầu tư sẽ được thay đổi trong vòng 6 tháng đến 01 năm.
Thời gian hoạt động của quỹ là 5 năm và được gia hạn khi cần thiết. Việc sử dụng vốn
của Quỹ Sài Gòn A1 sẽ được đặt dưới sự giám sát của BIDV.
Danh mục đầu tư: xây dựng một danh mục đầu tư cân đối tập trung vào các công cụ nợ
và cổ phiếu của các công ty có khả năng tăng trưởng cao
Chiến lược đầu tư
SFA1 theo đuổi chiến lược đầu tư đa dạng trên mọi lĩnh vực, đầu tư chú trọng
vào các ngành như tài chính ngân hàng, dịch vụ, công nghệ thông tin, sản xuất công
nghiệp và hàng tiêu dùng.
Tất cà các quyết định đầu tư đều đứng trên góc độ đầu tư dài hạn, tập trung vào
những ngành có khả năng cạnh tranh, các công ty có tiềm năng, cơ hội phát triển và
tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu của SFA1 nhằm giảm thiểu rủi ro và đạt được tỷ suất
lợi nhuận cao trong dài hạn
Saigon Fund A23:
Do công ty cổ phần quản lý quỹ Thành Việt quản lý.
Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Sài Gòn A2 (SFA2) là quỹ đầu tư thành viên dạng đóng có
thời hạn hoạt động là 5 năm, được thành lập và cấp phép hoạt động từ tháng 03 năm
2007, quy mô vốn ban đầu là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ) với mục tiêu xây
dựng một danh mục đầu tư tăng trưởng trên cả ba khía cạnh: lợi nhuận, giá trị tài sản
và vốn. SFA2 định hướng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng
trưởng mạnh trong tương lai, có chiến lược phát triển rõ ràng và bộ máy quản trị tốt.
Chiến lược đầu tư
SFA2 với tiêu chí đầu tư năng động trên cơ sở xây dựng danh mục hợp lý phù hợp
với biến động của thị trường, tận dụng tốt những cơ hội nhằm đạt được những khoản
lợi nhuận ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu chiến lược dài hạn của
quỹ.
3
http://www.thanhviet.com.vn/home/content.aspx?actionmenu=3&contentID=12
18
Chú trọng tham gia đầu tư vào cổ phiếu của các công ty với tư cách là nhà đầu tư chiến
lược, hổ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm làm gia tăng giá trị của các công ty
này góp phần làm gia tăng giá trị các khoản đầu tư của SFA2.
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam:
Theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế thành lập và
quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, một số điểm cần lưu ý như sau:
Khoản 3 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:
a) Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt
Nam;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán
chứng chỉ quỹ;
c) Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản
lý rủi ro phù hợp.
Khoản 4 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo:
a) Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ;
b) Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số
dương;
c) Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai (02) năm, tính đến thời
điểm tăng vốn;
d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số vốn thu được
phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
Khoản 2 - Điều 15. Danh mục đầu tư của quỹ đóng, quỹ đóng được phép đầu tư
vào các loại tài sản tài chính sau
a) Cổ phiếu của công ty đại chúng.
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty;
c) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín dụng; tín
phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành
không quá một (01) năm;
19
Một số bài học rút ra cho việc
phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam
Mục Lục
Tóm tắt đề tài 1
Lời mở đầu 2
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư
1.1 Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới 3
1.2 Khái niệm và chức năng của quỹ đầu tư 5
1.3 Phân loại quỹ đầu tư 5
1.3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động 5
1.3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn 6
1.3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: 6
1.4 Mô hình tổ chức 7
1.5 Tiêu chuẩn đán giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư 8
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam 10
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ 10
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam:18
2.3 Thực trạng quỹ đầu tư ở Việt Nam
2.3.1 Một số quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
nay: 23
2.3.2 Những mặt hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ đầu tư 33
2.3.3 Nguyên nhân một số hạn chế trong họat động đầu tư của quỹ 33
3. Giải pháp cho quỹ đầu tư
3.1 Kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở Mỹ 34
3.2 Kinh nghiệm quản lý đầu tư ở các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan
3.2.1 Hàn Quốc 35
3.2.2 Thái Lan 35
3.3 Một số bài học rút ra cho việc phát triển quỹ đầu tư ở Việt
Nam 36
KẾT LUẬN 37
Phụ lục 1 38
Tài liệu tham khảo 40
1
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
o Lý do chọn đề tài: quỹ đầu tư là loại hình đầu tư hấp dẫn và có tiềm
năng, và điều này đã được minh chứng trên thế giới, Việt Nam trong quá
trình hội nhập cũng cần quan tâm đến vấn đề này.
o Mục tiêu nghiên cứu Quỹ đầu tư là một kênh huy động vốn hiệu quả,
tuy nhiên ở Việt Nam hoạt động của quỹ đầu tư khá thầm lăng do tâm lý
e ngại trước khả năng thành công của hình thức hoạt động này. Bài
nghiên cứu nhằm mục đích qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động các
quỹ đầu tư ở Việt Nam thời gian qua, đồng thời xem xét hoạt động của
các quỹ đầu tư trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng loạt hình
định chế này ở Việt Nam
o Phương pháp nghiên cứu: tham khảo từ sách báo tài liệu từ báo chí,
internet và sách giáo trình có liên quan
o Nội dung nghiên cứu: thực trạng và giải pháp phát hoàn thiện hoạt
động quỹ đầu tư
o Đóng góp của đề tài: một cái nhin tổng quan về thực trạng quỹ đầu tư Việt
Nam và các giải pháp đóng góp
o Hướng phát triển của đề tài: cần làm một số khảo sát thực tế và lấy ý
kiến từ những người trong cuộc và chạy mô hình kiểm đinh tính hiệu quả
và sư ưu thích của nhà đầu tư về quỹ đầu tư.
2
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán được xem là phong vũ biểu của nền kinh tế; việc đầu
tư - kinh doanh chứng khoán đòi hỏi công chúng và các nhà đầu tư không chỉ có kiến
thức về thị trường chứng khoán mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát
thực trạng, phân tích xu hướng phát triển của thị trường vốn. Để làm được điều này
đòi hỏi các nhà đầu tư phải tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để
tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm
hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào
cũng có đầy đủ kiến thức và khả năng để thực hiện điều này. Mâu thuẫn giữa nhu cầu
đầu tư với khả năng hạn chế về tri thức, thông tin và công nghệ đã được giải quyết bởi
sự xuất hiện các quỹ đầu tư chứng khoán.
Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam cần tăng cường sự chủ động về
vốn và phát triển lĩnh vực đầu tư tài chính, ngoài những “công ty con” là ngân hàng,
công ty tài chính, các tập đoàn kinh tế phi ngân hàng còn có công ty quản lý quỹ đầu
tư và hàng loạt các quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư là kênh đầu tư vốn quan trọng
cho các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường chứng
khoán mới nổi đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, việc thành lập các quỹ đầu
tư sẽ trở thành vấn đề tất yếu để thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam.
3
1. Khái quát chung về quỹ đầu tư
1.1 Lược sử quỹ đầu tư trên thế giới
Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất
hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối
thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng
Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất.
Năm 1893, các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại
học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào
ngày 21/3/1894, quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà
kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà
đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ, chính những
người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của
loại hình này.
Sau một năm thành lập, Massachusetts Investors Trust với 50.000 đô-la Mỹ ban
đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư.
MIT tập trung và các cổ phiếu lớn, tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Danh
mục đầu tư của Quỹ gồm các loại cổ phiếu của General Electric Co., Standard
Oil Of Indiana (ngày nay là một phần của BP PLC) và American Telephone &
Telegraph Co. (AT&T Inc.). Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong
thời kỳ này, MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư.
Khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932, nhiều quỹ đầu tư
đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay, với tên gọi
được biết đến rộng rãi MFS Investment Management.
Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại
Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm
1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này, các quỹ
đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance
Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm
4
1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt
buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo, được áp dụng tới tận ngày nay.
Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt
đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với
giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ.
Năm 1976, John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên, có tên First
Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000, đây là quỹ tương hỗ có giá trị
lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi
Vanguard 500 Index.
10 Quỹ tương hỗ tốt nhất năm 2007 theo bình chọn của MorningStar
Thứ tự Quỹ Tăng trưởng
1 Direxion Commodity Bull 2X Inv 87, 6%
2 Direxion Latin America Bull 2X Inv 83, 7%
3 CGM Focus 79, 9%
4 AIM China A 74, 9%
5 Nationwide China Opportunities A 74, 0%
6 Matthews China 70, 1%
7 ProFunds Ultra Emerging Markets 70, 1%
8 T. Rowe Price New Asia 66,4%
9 Guinness Atkinson China & Hong 65, 1%
Kong
10 Matthews India 64,1%
5
1.2 Khái niệm và chức năng của quỹ đầu tư
1.2.1 Khái niệm
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút
tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền
tệ, hay các loại tài sản khác.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng
danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở
hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
1.2.2 Chức năng
o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
o Được quản lý chuyên nghiệp
o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền
o Tính năng động của quỹ đầu tư.
1.3 Phân loại quỹ đầu tư
1.3.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động:
+ Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ công chúng)
Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư
có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ
công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa
dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do
tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại.
+ Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên)
Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ
các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài
chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ
thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ cá nhân thường với
lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của
quỹ.
1.3.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn:
+ Quỹ đóng
6
Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành
huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ
đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại
quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ
sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc
bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị
trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong
suốt thời gian quỹ hoạt động. Hình thức quỹ đóng này mới được áp dụng tại
Việt Nam, đó là Quỹ đầu tư VF1 do công ty VFM huy động vốn và quản lý.
+ Quỹ mở
Khác với quỹ đóng, tổng vốn của quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch
do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu
tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm
giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ
được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không
được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản
cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị
trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại
Việt Nam.
1.3.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ:
+ Quỹ đầu tư dạng công ty
Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình
thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của
quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính
là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát
hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý
quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu
tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và
thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện
ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách
pháp nhân.
+ Quỹ đầu tư dạng hợp đồng
7
Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty,
mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra
thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những
mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò
bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân
hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền
lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo
vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ
(nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác
việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ
khoản vốn đóng góp của họ.
1.4 Mô hình tổ chức
a. Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ
đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng
quản trị chịu trách nhiệm triền khai các chính sách đầu tư, chọn công ty quản lý quỹ và
giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kỳ, Hội đồng quản trị của quỹ
sẽ họp xem xét, kiểm tra giám sát tình hình điều hành của công ty quản lý quỹ để giải
quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có quỹ dạng công ty mới có hội đồng quản trị.
b. Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng
khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
c. Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư
được nêu trong cáo bạch của quỹ.
d. Công ty kiểm toán thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình
hình hoạt động của quỹ đầu tư, bảo đảm sự minh bạch.
8
e. Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do đại hội đồng nhà đầu tư bầu ra
và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện
quỹ thường được thành lập theo mô hình dạng tín thác.
1.5 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư
Giá trị tài sản ròng của quỹ ( Net asset value – NAV): bằng tổng giá trị tài sản
và các khoản đầu tư của quỹ trừ đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ.
NAV (1 chứng chỉ quỹ) = NAV / số chứng chỉ quỹ đagn lưu hành
Giá chào bán = NAV (1 chứng chỉ quỹ) + Chi phí bán
Giá mua vào = NAV (1 chứng chỉ quỹ) – Chi phí mua
Loại phí và chi phí
a. Phí mà nhà đầu tư chỉ trả khi họ bắt đầu tham gia và khi rút tiền khỏi quỹ
Phí phát hành: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua
chứng chỉ quỹ
Phí hoàn tiền: Phí trả cho công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư rút lại
tiền từ quỹ
b. Loại chi phí trực tiếp lên quỹ
Phí quản lý hàng năm: Phí trả hàng năm cho công ty quản lý quỹ cho
việc quản lý đầu tư và điều hành quỹ, dựa trên phần trăm giá trị tài sản
ròng trung bình của quỹ.
Phí thành công: Phí trả cho công ty quản lý quỹ dựa trên hoạt động của
quỹ so với một mức lợi nhuận so sánh được một định mức đặt ra ban đầu,
thông thường là tính theo tỷ lệ phần trăm trên phần vượt định mức.
Chi phí của Ban đại diện: Phí trả cho ban đại diện của quỹ.
Phí giám sát, lưu ký: Phí (thường dựa trên mức phần trăm của NAV
trung bình hàng năm) và các chi phí trả cho ngân hàng giám sát, lưu ký.
Phí dịch vụ cho các nhà đầu tư: Chi phí đăng ký, hành chính, thanh toán
cổ tức, v.v…
Phí kiểm toán: Phí trả cho công ty kiểm toán
Phí định giá: Phí trả cho công ty định giá, đánh giá độc lập
Phí liên quan tới luật pháp: Phí phải trả cho các đơn vị luật pháp
Phí vay: Chi phí, lãi vay cho các khoản vay của quỹ
9
Thuế: Bất kỳ loại thuế nào mà quỹ phải trả
Đại hội nhà đầu tư: Chi phí hội họp cho các nhà đầu tư
Phí pháp lý: Phí liên quan tới các hồ sơ thành lập, pháp lý
Phí môi giới: Chi phí trong việc giao dịch tài sản của quỹ
Phí thành lập: Thông thường cho các quỹ công ty, chi phí thành lập quỹ
(bản cáo bạch, phí pháp lý, phí hành chính, vv…) và chi phí marketing
(đối với hình thức quỹ đóng)
Thưởng khuyến khích
Công ty quản lý quỹ đầu tư được hưởng một khoản thưởng khuyến khích nhằm
mục đích khuyến khích việc quản lý quỹ có hiệu quả cao nhất.
Thưởng khuyến khích được ấn định trên khoản lợi nhuận vượt so với lợi nhuận
căn bản (lợi nhuận căn bản được xác định là lãi suất trái phiếu chính phủ do
chính phủ phát hành hàng năm cộng thêm một khoản % nào đó) và được thanh
toán cho công ty quản lý quỹ trong khoảng thời gian 14 ngày sau ngày Ban Đại
Diện của quỹ phê duyệt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán của quỹ
đầu tư trong năm, cách tính thưởng khuyến khích như sau:
Công thức tính khoản lợi nhuận vượt (L) so với lợi nhuận căn bản:
L = Q – [R+(R x S)]
Trong đó:
- Q: là giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư vào ngày 31/12 hàng năm và do tổ
chức lưu ký công bố hoặc một công ty tài chính độc lập hay công ty kiểm toán
được Ban Đại Diện của quỹ đầu tư chấp nhận.
- R: là số vốn mà quỹ huy động được và đã ký hợp đồng với công ty quản lý
quỹ trên cơ sở số vốn đó, (ví dụ: theo kế họach huy động vốn của bản cáo bạch
này là 100 tỷ đồng và trong trường hợp 100 tỷ đồng sẽ được các nhà đầu tư mua
hết, như vậy 100 tỷ đồng chính là R).
- S: là lãi suất trái phiếu chính phủ phi rủi ro được nhà nước Việt Nam phát
hành hàng năm cộng với một khoản % xác định trước (ví dụ: trái phiếu chính
phủ được phát hành năm 2002 là 6.5%/năm cộng với 2%, vậy S của năm 2002
là 8.5%).
10
Ví dụ: để tính số tiền thưởng khuyến khích (L) của công ty quản lý quỹ vào
năm 2002, cách tính như sau:
Q = 110 tỷ đồng.
R = Số vốn được huy động là 100 tỷ đồng.
S của 2002= 6.5% + 2% = 8.5%.
Như vậy: L = 110 – [100 + (100 x 8.5%)].
L = 1.5 tỷ đồng.
=> Thưởng khuyến khích của công ty quản lý quỹ trong năm 2002 là: 20% x
1.5 tỷ = 300 triệu đồng.
2. Thực trạng quỹ đầu tư từ năm 2000 đến nay ở Việt Nam
2.1 Quỹ đầu tư ở Việt Nam: hình thành và nở rộ
Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ là loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ
tại Việt Nam. Hoạt động của quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ có thể được chia
thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 2000 trở về trước
Toàn bộ các quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn này đều là các quỹ
nước ngoài, không có quỹ do Việt Nam thành lập. Đặc điểm chung trong hoạt động
của các quỹ đầu tư nước ngoài trong thời gian này là:
Hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện tại Việt Nam theo giấy phép hoạt
động do Bộ Thương mại cấp, nhằm nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác
đầu tư.
Các quỹ chủ yếu là đầu tư trực tiếp thông qua các Hợp đồng Liên doanh. Về sau,
khi Nhà nước có chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của
các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá, một số nhà đầu tư đã tham gia mua cổ
phần lần đầu của các doanh nghiệp này.
Phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài có Văn phòng đại diện tại Việt Nam là các
quỹ đóng, được niêm yết tại một trong những thị trường chứng khoán nước ngoài,
và có thời gian hoạt động từ 10 đến 30 năm. Hoạt động của các quỹ đầu tư và
công ty quản lý trong thời gian này không có hiệu quả đáng kể.
Hoạt động của các quỹ trong thời gian này không có hiệu quả, bởi lẽ:
Thiếu thông tin và tính minh bạch từ các công ty tiếp nhận vốn đầu tư.
11
Cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty trong nước tương đối cao, do vậy
độ rủi ro là tương đối lớn.
Không đạt được thoả thuận với các cổ đông trong nước, do các cổ đông này còn
xa lạ với các tập quán và thông lệ quốc tế khi đầu tư qua quỹ.
Các công ty trong nước thiếu vốn, công nghệ, và hoạt động marketing yếu.
Thiếu phương tiện để thu hồi vốn; cơ hội kinh doanh ngày càng bị thu hẹp.
Thiếu đội ngũ chuyên gia trong nước.
Trong giai đoạn trước năm 2000, số lượng quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ
còn tương đối ít, các hoạt động của chúng chưa được biết nhiều qua các phương
tiện thông tin đại chúng, và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài
chính chưa được thống kê đầy đủ, công bố một cách chính thức xuất phát từ
những khó khăn khách quan về môi trường hoạt động kinh doanh và từ nguyên
tắc đầu tư của các quỹ trong thời gian này, cho đến nay phần lớn các quỹ đầu tư
đã hết thời gian hoạt động hoặc đã tạm ngừng hoạt động. Một số quỹ đầu tư điển
hình trong thời điểm này là:
Vietnam Fund (VF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 9/1991, là quỹ dạng
đóng, thời gian hoạt động là 10 năm, quy mô quỹ 51 triệu USD, số tiền đã đầu tư
42 triệu USD, đăng ký niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Ireland. Công ty
quản lý quỹ là Vietnam Fund Management Ltd., đã đầu tư vào 11 dự án và thu
hồi vốn hai lần.
Vietnam Frontier Fund (VFF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 10/1994,
là quỹ dạng đóng, quy mô vốn của quỹ 50 triệu USD, số tiền đã đầu tư 30 triệu
USD, thời gian hoạt động 10 năm, niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán
Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Finansa, quỹ đã đầu tư vào 9 dự án, thu
hồi vốn 01 lần.
Beta Mekong Fund (BMF) và Beta Vietnam Fund (BVF): phát hành cổ phiếu
gọi vốn vào tháng 10 và 11 năm 1994, là quỹ dạng đóng, thời gian hoạt động 10
năm, quy mô vốn của quỹ 80 triệu USD, số tiền đưa vào đầu tư là 50 triệu USD,
niêm yết tại thị trường chứng khoán Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Indochina
Asset Management Ltd., Quỹ đã đầu tư vào 17 dự án.
12
Lazard Vietnam Fund (LVF): phát hành cổ phiếu gọi vốn vào tháng 11 năm
1994, số vốn huy động 55 triệu USD, niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán
Dublin – Ireland. Công ty quản lý quỹ là: Vietnam Vest Ltd.
- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:
Sự ra đời của thị trường giao dịch, chứng khoán tập trung đã đánh dấu biến động
đáng kể về chất lượng hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ. Khác
với các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm 1990, với sự kỳ
vọng vào sự ra đời cuả thị trường chứng khoán ngay sau đó, xong cuối cùng đều
không thành công và lần lượt rời khỏi Việt Nam (Vietnam Fund (1991), Beta
Vietnam Fund (1994), Vietnam Frontier Fund (1994), Lazard Vietnam Fund (1994),
Templeton Vietnam Opportunities Fund (1994)).
Các quỹ đầu tư mới, thành lập sau năm 2000 đã tỏ ra thận trọng hơn, có được kinh
nghiệm nhiều hơn từ các quỹ đi trước. nếu như các quỹ đầu tư trước năm 2000
thường tìm đến những dự án lớn, doanh nghiệp quy mô với những khoảng đầu tư
từ 5 đến 7 triệu Đô-la Mỹ, các quỹ mới hiện nay lập ra mục tiêu rất rõ ràng: Hiệu
quả là quyết định không quan trong quy mô dự án, công ty nhỏ hay lớn. Các quỹ
đầu tư nước ngoài điển hình nhất hiện nay gồm:
Vietnam Interprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, với
tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay đã lên đến gần 190
triệu USD. Quỹ VEIL đã được thành lập tại Việt Nam trước năm 2000, hiện đang
niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, và có thể được coi là đại diện duy
nhất của làn sóng đầu tư gián tiếp lần thứ nhất của các quỹ đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Tiếp đến 2004, Dragon Capital đã cho ra đời Vietnam Growth Fund với
số vốn 90 triệu USD. Vừa qua Dragon Capital còn nhận thêm, quản lý một quỹ đầu
tư mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn lên đến 35 triệu USD.
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital thành lập Mekong Enterprise Fund, hiện
đã đầu tư khoảng 18,5 triệu USD vào các doanh nghiệp cổ phần của Việt Nam
( như công ty nhựa Tân Đại Hưng, công ty trang trí thiết kế nội thất AA, công ty cổ
phần tin học Lạc Việt quản lý quỹ Lạc Việt…) dự kiến vào tháng 5/2006 sẽ thành
lập thêm một quỹ đầu tư mới với số tiền 40 triệu USD.
13
Công ty Vina Capital thành lập Vietnam Opportunity Fund (VOF) vào một
ngày 11/11/2003, VOF là quỹ đầu tư dạng đóng niêm yết tại thị trường chứng
khoán London, với bốn cổ đông chính là Millenium Partners (New York),
Deustche Bank Securities, SunWah Group (Hồng Kông) và Pacific Alliance Group.
Năm 2004, VOF đã công bố khoảng đầu tư đầu tiên vào công ty kem Kinh Đô.
Tháng 3/2006, Vina capital chính thức khai trương quỹ đầu tư bất động sản
Vinaland Fund với số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào quỹ đã lên đến 65
triệu USD vượt mức dự kiến 15 triệu USD. Vina Capital không giấu tham vọng tập
trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam dự định cuối năm 2006 công ty sẽ
thành lập thêm quỹ Technology Fund để đầu tư vào các dự án công nghệ cao ở Việt
Nam.
Quỹ đầu tư chứng khoán Phan-xi-păng do Jadine Matheson Vietnam quản lý,
với mức vốn tối thiểu là 07 triệu USD, tối đa là 25 triệu USD. Đây là quỹ đầu tư
nước ngoài ở Việt Nam, hiện đã huy động được khoảng 03 triệu USD và đang tham
gia giao dịch các cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập trung. Theo kế hoạch, Phan-
xi-păng sẽ được niêm yết tại một thị trường chứng khoán nước ngoài, nhưng toàn
bộ nguồn vốn của quỹ sẽ được đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến trong quý 2006,
Phan-xi-păng phát hành thêm 3,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn.
Năm 2004, Dragon capital đã liên doanh với Ngân hàng cổ phần thương mại
Sài gòn Thương Tín (Sacombank) để thành lập công ty quản lý quỹ Vietfund
(VFN). Hiện nay, VFN đã tiến hành thành công đợt phát hành chứng chỉ quỹ cho
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1), là quỹ đầu tư dạng đóng đầu tiên Việt
Nam với quy mô vốn là 300 tỷ đồng. Tháng 11 năm 2004, VF1 đã được phép niêm
yết chứng chỉ quỹ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM.
Quỹ đầu tư Finansa với số vốn đầu tư 18 triệu USD với những cổ đông chính
như Propaco (Pháp) và DIG (Đức) mới hình thành 8/2005, nhưng cũng đã đầu tư
thành công vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.
So với các quỹ đầu tư trước thời điểm năm 2000, hoạt động của các quỹ đầu tư
nước ngoài trong giai đoạn sau năm 2000 có một đặc điểm khác biệt rất dễ nhận
thấy đó là quy mô vốn đầu tư so với quy mô vài chục triệu USD của các quỹ đầu tư
trước năm 2000, các quỹ đầu tư mới thành lập ngoại trừ VEIL, đều có quy mô vốn
khoảng từ 10 – 20 triệu USD. Tất nhiên các quỹ đầu tư này sẽ không ngừng lại ở
14
quy mô vốn hiện tại nhưng việc huy động thêm vốn đầu tư đang được tiến hành
theo từng giai đoạn, khi quá trình đầu tư trong giai đoạn đã hoàn tất và đạt kết quả
tốt. Hoạt đông của các quỹ đầu tư nước ngoài hiện nay trên thị trường chứng khoản
Việt Nam có thể được coi là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là chất xúc tác cho sự
phát triển của thị trường. Việc phục hồi hoạt động giao dịch trên thị trường vào
khoảng cuối năm 2003, cho thấy có sự đóng góp rất lớn của các quỹ đầu tư nước
ngoài. Sự trỗi dậy và phát triển các quỹ đầu tư nước ngoài đã tạo chất xúc tác khởi
động sự phát triển các quỹ đầu tư trong nước. Cách đây 2 năm, quỹ đầu tư chứng
khoán VF1 đầu tiên được thành lập vào 20/5/2004 có tổng giá trị chứng chỉ của quỹ
niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM là 300 tỷ đồng. Sau đó,
Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV hợp tác với các đối tác Mỹ Việt Nam Partner
thành lập quỹ đầu tư có vốn là 300 tỷ đồng. Ra đời muộn hơn nhưng quỹ đầu tư
Vietcombank1 (VBF1) thuộc Ngân hàng Ngoại Thương có số vốn tăng lên khá
nhanh với 200 tỷ đồng, trong đó các nhà đầu tư Hong Kong, Singapore, Nhật đã
góp hơn 33% số vốn; quỹ này đầu tư hơn 70% vốn vào các doanh nghiệp chưa
niêm yết như Ngân hàng dầu khí Nguyễn Thông, Ngân Hàng Ngoại thương dự kiến
cho ra đời thêm Vietcombank2 và Vietcombank3 với sự tham gia của các nhà đầu
tư 49%
Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Viêt Nam trong những năm gần đây
được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu
như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn
hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo
nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ, dòng vốn đầu tư tiếp tục
chảy vào Viêt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động
vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu.
Quỹ đầu tư ở Việt Nam
Quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Công ty quản lý quỹ Vina Capital:
Công ty quản lý quỹ Quỹ Dragon Capital: công ty quản lý quỹ có thâm niên đầu tư ở
Việt Nam, xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995. Công ty hiện đang quản lý 3 quỹ:
Vietnam Enterprise Invesment Limited (VEIL), Vietnam Growth Fund (VGF),
Vietnam Dragon Fund (VDF).
15
VEIL thành lập từ năm 1996 với số vốn 16 triệu USD đến nay đã lên 500 triệu USD,
quỹ đầu tư vào các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, cơ sở hạ tầng…, cổ
phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Dublin, được giao dịch trên thị
trường OTC của Luân Đôn, Newyork.
VGF: được thành lập năm 2005 với số vốn huy động lên đến 75 triệu USD, số vốn
hiện tại lên đến 260 triệu USD, cũng được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Dublin.
VDF: Dragon Capital cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
thành lập quỹ đầu tư đầu tiên của Việt Nam, số vốn hiện tại lên đến 100 triệu USD
Công ty quản lý quỹ Mekong Capital: Mekong Capital là công ty quản lý đầu tư tập
trung vào Private Equity tại Việt Nam các quỹ do Mekong capital quản lý:
Mekong Enterprise Fund, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 18,5 triệu
đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ đầu
tiên các công ty tư nhân tại Việt Nam. Quỹ đã đầu tư vào 10 công ty trong giai đoạn từ
2003-2005.
Mekong Enterprise Fund II, Ltd. là quỹ Private Equity với vốn cam kết là 50 triệu
đô-la Mỹ, tập trung đầu tư vốn cổ phần vào các công ty tăng trưởng thuộc thế hệ mới
các công ty tư nhân tại Việt Nam. Các công ty này thường có mức tăng trưởng nhanh
hơn so với các công ty thuộc thế hệ trước.
Vietnam Azalea Fund Limited là quỹ 100 triệu đô-la Mỹ tập trung thực hiện các
khoản đầu tư thiểu số vào các phân khúc trước niêm yết và đã niêm yết của thị trường
đầu tư private equity. Quỹ nhắm đến các công ty sẽ dẫn đầu Việt Nam trong tương lai,
bao gồm các công ty tư nhân và công ty nhà nước cổ phần hóa.
Mekong Capital sẽ khai trương quỹ Mekong Enterprise Fund III, Ltd. trong năm 2010.
Công ty quản lý quỹ Quỹ Indochina Capital: chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng
khoán, quản lý 2 quỹ: Indochina Land Holding với số vốn 42 triệu USD, quỹ đầu tư
chứng khoán với số vốn 50 triệu USD1
Quỹ đầu tư Việt Nam (VIF)
1
http://vietbao.vn/Kinh-te/BIDV-khai-truong-quy-dau-tu-100-trieu-
USD/20550289/90/
16
Ngày 14/3, Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF), liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư -Phát triển
Việt Nam (BIDV) và đối tác Mỹ Vietnam Partners LLC, chính thức khai trương tại Hà
Nội với quy mô vốn 1.600 tỷ đồng - tương đương khoảng 100 triệu USD.
Vì là một quỹ đầu tư thành viên dạng đóng thành lập tại Việt Nam với quy mô tối đa
được phép huy động là 1.600 tỷ VNĐ (100 triệu USD). Thời gian hoạt động của quỹ
này là 10 năm
Quỹ cũng sẽ đầu tư vào các dự án công nghiệp khai khoáng (titan, bôxit nhôm...), bưu
chính - viễn thông, và những dự án cơ sở hạ tầng có triển vọng trong tương lai.
Do đó mục tiêu đầu tư của Quỹ Đầu tư Việt Nam được xác định là tạo ra sự tăng
trưởng giá trị dài hạn của vốn đầu tư bằng cách đầu tư nắm cổ phần tại Việt Nam.
Quỹ Đầu tư Việt Nam sẽ do Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV - Vietnam
Partners (BVIM) quản lý. Quỹ sẽ đầu tư vào cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần
hoá, cổ phần phát hành lần đầu của các công ty, các loại chứng khoán niêm yết có triển
vọng tăng trưởng và có tính thanh khoản tốt, trên cơ sở tối ưu hoá lợi nhuận, quản lý
chặt chẽ rủi ro. Quỹ cũng sẽ đầu tư vào một số dự án chọn lọc có tiềm năng sinh lời
cao để nắm quyền sáng lập và sở hữu các công ty mới thành lập, công ty phát hành cổ
phiếu lần đầu khi thành lập công ty.
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential
Quỹ đầu tư cân bằng Prudential được thành lập tháng 10/2006 với vốn điều lệ ban đầu
500 tỷ đồng và chính thức niêm yết chứng chỉ quỹ ngày 4/12/2006 . Sau hơn 3 năm
giao dịch, đến nay, PRUBF1 là một trong 4 chứng chỉ quỹ đầu tư lớn trên HoSE.
Ban đầu, quỹ đầu tư đầu tư chủ yếu vào trái phiếu, sau đó có sự chuyển dịch trong
danh mục đầu tư, đã chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu. Cụ thể:
Đến cuối tháng 1/2009, PRUBF1 đầu tư 77% vào trái phiếu và 14% vào cổ phiếu, giữ
9% giá trị danh mục bằng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn. Tính đến 31/12/2009, tỷ lệ
đầu tư là 60% vào trái phiếu, 39% vào cổ phiếu, còn 1% là tiền gửi. Kết thúc năm
2009, mã VNM vẫn đứng đầu nhóm cổ phiếu đầu tư của PRUBF1, chiếm tỷ lệ 5,5%
giá trị tài sản ròng, mã FPT chiếm 5%, GMD chiếm 3,6%, NTP chiếm 3,3%...
Saigon Fund A12:
Saigon Fund A1 là quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên của công ty cổ phần quản lý quỹ
Thành Việt với quy mô khoảng 33,35 tỷ đồng, giá phát hành 10.200 đồng/chứng chỉ
2
http://www.thanhviet.com.vn/home/content.aspx?actionmenu=3&contentID=11
17
quỹ (gồm giá một đơn vị quỹ: 10.000đồng và phí phát hành: 200đồng/chứng chỉ quỹ),
trong đó khoảng 49% do các nhà đầu tư nước ngoài đóng góp”.
50-60% vốn của Saigon Fund A1 sẽ được đầu tư vào các công ty đang niêm yết trên
thị trường chứng khoán, phần 40-50% còn lại sẽ đầu tư vào các cổ phiếu chuẩn bị
niêm yết. Toàn bộ danh mục đầu tư sẽ được thay đổi trong vòng 6 tháng đến 01 năm.
Thời gian hoạt động của quỹ là 5 năm và được gia hạn khi cần thiết. Việc sử dụng vốn
của Quỹ Sài Gòn A1 sẽ được đặt dưới sự giám sát của BIDV.
Danh mục đầu tư: xây dựng một danh mục đầu tư cân đối tập trung vào các công cụ nợ
và cổ phiếu của các công ty có khả năng tăng trưởng cao
Chiến lược đầu tư
SFA1 theo đuổi chiến lược đầu tư đa dạng trên mọi lĩnh vực, đầu tư chú trọng
vào các ngành như tài chính ngân hàng, dịch vụ, công nghệ thông tin, sản xuất công
nghiệp và hàng tiêu dùng.
Tất cà các quyết định đầu tư đều đứng trên góc độ đầu tư dài hạn, tập trung vào
những ngành có khả năng cạnh tranh, các công ty có tiềm năng, cơ hội phát triển và
tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu của SFA1 nhằm giảm thiểu rủi ro và đạt được tỷ suất
lợi nhuận cao trong dài hạn
Saigon Fund A23:
Do công ty cổ phần quản lý quỹ Thành Việt quản lý.
Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Sài Gòn A2 (SFA2) là quỹ đầu tư thành viên dạng đóng có
thời hạn hoạt động là 5 năm, được thành lập và cấp phép hoạt động từ tháng 03 năm
2007, quy mô vốn ban đầu là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ) với mục tiêu xây
dựng một danh mục đầu tư tăng trưởng trên cả ba khía cạnh: lợi nhuận, giá trị tài sản
và vốn. SFA2 định hướng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng
trưởng mạnh trong tương lai, có chiến lược phát triển rõ ràng và bộ máy quản trị tốt.
Chiến lược đầu tư
SFA2 với tiêu chí đầu tư năng động trên cơ sở xây dựng danh mục hợp lý phù hợp
với biến động của thị trường, tận dụng tốt những cơ hội nhằm đạt được những khoản
lợi nhuận ngắn hạn nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu chiến lược dài hạn của
quỹ.
3
http://www.thanhviet.com.vn/home/content.aspx?actionmenu=3&contentID=12
18
Chú trọng tham gia đầu tư vào cổ phiếu của các công ty với tư cách là nhà đầu tư chiến
lược, hổ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm làm gia tăng giá trị của các công ty
này góp phần làm gia tăng giá trị các khoản đầu tư của SFA2.
2.2 Một số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quỹ đầu tư ở Việt Nam:
Theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế thành lập và
quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán, một số điểm cần lưu ý như sau:
Khoản 3 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng:
a) Giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán ít nhất 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt
Nam;
b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán
chứng chỉ quỹ;
c) Có quy trình nghiệp vụ quản lý quỹ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản
lý rủi ro phù hợp.
Khoản 4 - Điều 3. Các quy định chung về chào bán chứng chỉ (quỹ đại chúng) về
Điều kiện phát hành chứng chỉ quỹ cho các lần tiếp theo:
a) Điều lệ Quỹ có quy định về việc tăng vốn của Quỹ;
b) Lợi nhuận của Quỹ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số
dương;
c) Công ty quản lý quỹ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai (02) năm, tính đến thời
điểm tăng vốn;
d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quỹ và phương án đầu tư số vốn thu được
phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.
Khoản 2 - Điều 15. Danh mục đầu tư của quỹ đóng, quỹ đóng được phép đầu tư
vào các loại tài sản tài chính sau
a) Cổ phiếu của công ty đại chúng.
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty;
c) Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm chứng chỉ tiền gửi tại tổ chức tín dụng; tín
phiếu kho bạc và thương phiếu với thời gian đáo hạn tính từ ngày phát hành
không quá một (01) năm;
19