Luận án tiến sĩ hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải

  • 196 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----0-----
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - NĂM 2013
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----0-----
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Chuyên ngành : Kế toán (Kế toán, kiểm toán và phân tích)
Mã số : 62.34.30.01.KT
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
2. TS. Phạm Thị Thủy
HÀ NỘI - NĂM 2013
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Hải
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU ............... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ HQKD TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XDCGT ....................... 23
1.1. Vai trò của đánh giá HQKD trong DN ......................................... 23
1.1.1. HQKD và đánh giá HQKD ................................................ 23
1.1.2. Vai trò của đánh giá HQKD trong các DN ........................ 28
1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD …………......................... 30
1.2.1. Nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD ........... 30
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá
HQKD của DN .................................................................. 38
1.2.3. Đặc điểm kinh doanh của DN XDCTGT ảnh hưởng đến
chỉ tiêu đánh giá HQKD .................................................
40
1.2.4. Các mô hình đánh giá HQKD của DN ………………….. 42
Kết luận chương 1 ........................................................................... 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HQKD TRONG CÁC DN XDCTGT THUỘC BỘ GTVT …………... 67
2.1. Tổng quan về các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT …………. 67
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển ………………………… 67
2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh ............................................................ 72
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh ……………………………………... 75
v
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại các DN
XDCTGT thuộc Bộ GTVT ……………………………… 78
2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN
XDCTGT thuộc Bộ GTVT ..................................................... 81
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN theo quy định của
Chính phủ ……………………........................................... 84
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác ……………………... 88
2.3. Nhận xét về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các
DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT ............................................... 100
2.3.1. Ưu điểm ………………………………………………….. 100
2.3.2. Tồn tại ………………………………………………….... 101
Kết luận chương 2 ........................................................................... 104
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
ĐÁNH GIÁ HQKD TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XDCTGT
THUỘC BỘ GTVT .................................................................................. 105
3.1. Định hướng phát triển ngành GTVT ..................................... 105
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT ................. 109
3.3. Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT .............................. 111
3.4. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh
giá HQKD của các DN XDCTGT .......................................... 114
3.4.1. Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN
XDCTGT ........................................................................... 114
3.4.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
của DN XDCTGT .............................................................. 116
3.5. Sử dụng bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ
GTVT ....................................................................................... 118
3.5.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của các DN
XDCTGT thuộc Bộ GTVT ........................................................ 119
vi
3.5.2. Xây dựng bảng điểm cần bằng áp dụng trong các DN
XDCTGT ................................................................................... 120
3.5.3. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá HQKD cho các bộ phận chủ
yếu trong DN ............................................................................. 137
3.6. Những điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN
XDCTGT thuộc Bộ GTVT ..................................................... 141
3.6.1. Về phía DN ........................................................................ 141
3.6.2. Về phía Nhà nước ............................................................... 142
Kết luận chương 3 ............................................................................ 142
KẾT LUẬN ....................................................................................... 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mục tiêu, chỉ tiêu và biện pháp của bảng điểm cân bằng …. 64
Bảng 2.1. Cơ cấu các đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát ……... 81
Bảng 2.2. Số lượng lao động trong các DN tham gia khảo sát ………. 82
Bảng 2.3 Loại hình các DN tham gia khảo sát ……………………….. 82
Bảng 2.4. Vốn điều lệ của các DN tham gia khảo sát ……................... 82
Bảng 2.5. Thời gian hoạt động của các DN tham gia khảo sát ………. 83
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD theo Quyết
định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính
phủ trong các DN được khảo sát ………............................................... 87
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời …………………... 89
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản …………… 90
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay …………. 91
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí …………. 93
Bảng 2.11. Sự hài lòng của các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm
dựa trên kết quả của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN …….. 97
Bảng 2.12. Mối quan hệ giữa hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD với
những khía cạnh quan trọng quyết định sự thành công của DN ……... 98
viii
Bảng 2.13. Nhu cầu hoàn thiện một hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
của DN ……………………………………………………………….. 99
Bảng 2.14. Nhu cầu gắn kết hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD với
chiến lược và những khía cạnh quan trọng có ảnh hưởng quyết định
đến sự thành công của DN …………………………………………… 100
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phản ánh khía cạnh tài chính trong mối quan
hệ với các khía cạnh khách hàng, quy trình nội bộ, nhận thức và phát
triển …………………………………………………………………... 133
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Phòng kỹ
thuật ………………………………………………………………….. 137
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình tháp hệ số tài chính …………………………….. 43
Sơ đồ 1.2. Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong mô hình Dupont …….. 44
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của TCT Công trình giao thông 4 ……….. 73
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của một CTCP công trình giao thông ….... 75
Sơ đồ 2.3. Quy trình kinh doanh của các DN XDCTGT ……………. 77
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của các DN XDCTGT ………... 78
Sơ đồ 2.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi
tính của các DN XDCTGT ………………………………………….. 80
Sơ đồ 2.6. Tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD được sử
dụng trong các DN ………………………………………………….. 96
Sơ đồ 2.7. Tình hình sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD của các bộ
phận trong DN ………………………………………………………. 97
Sơ đồ 2.8. Tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh hỗ trợ đánh giá thực hiện chiến lược của DN ……... 99
Sơ đồ 3.1: Bảng điểm cân bằng đề xuất cho DN XDCTGT ………... 136
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình ma trận đánh giá HQKD của Keegan, Eiler và
Jones (1989) …………………………………………………………. 53
Hình 1.2. Mô hình Kim tự tháp của Lynch và Cross ………………… 54
Hình 1.3. Mô hình kết quả và yếu tố quyết định của Fitzgerald ……... 55
Hình 1.4. Mô hình Đầu vào - Quy trình - Đầu ra - Kết quả của Brown 56
Hình 1.5. Mô hình câu hỏi đánh giá HQKD (Performance
Measurement Questionnaire) ………………………………………... 57
Hình 1.6. Mô hình Lăng kính hiệu suất (The Performance Prism) ….. 58
Hình 1.7. Mô hình bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton ……... 62
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BOT Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
CTCP CTCP
CTGT Công trình giao thông
DN DN
DNNN DNNN
ĐTXD Đầu tư xây dựng
EPS Lợi nhuận một cổ phiếu phổ thông
GTVT Giao thông vận tải
HĐQT Hội đồng quản trị
HQKD Hiệu quả kinh doanh
MTV Một thành viên
ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản
ROE Tỷ sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất lợi nhuận thuần
TCCB Tổ chức cán bộ
TCT Tổng công ty
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCÐ Tài sản cố định
XDCTGT XDCTGT
XN Xí nghiệp
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện cạnh tranh và nguồn lực ngày càng khan hiếm, để đứng
vững trên thị trường và không ngừng phát triển, DN cần phải sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực của mình. Muốn sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn,
DN cần phải đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Nói cách khác,
DN phải đánh giá đúng đắn HQKD của DN.
Đánh giá HQKD có vai trò quan trọng trong quản trị DN. Theo Zairi:
“đánh giá HQKD như là máu của DN, nếu thiếu nó thì không thể ra được
quyết định” [1996:35]. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD tin cậy và phù hợp
không chỉ giúp cho DN đánh giá đúng đắn HQKD mà còn tạo động lực để
động viên mỗi bộ phận, cá nhân trong DN hoạt động có hiệu quả nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của DN. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD không
chỉ cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các mục tiêu ngắn hạn mà còn
cho phép DN dự đoán khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược, cung cấp
thông tin về những cải thiện cần thiết trong quy trình kinh doanh nội bộ để đạt
được mục tiêu chiến lược.
Trong hơn hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hệ
thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá HQKD. Nói về vai trò của hệ thống chỉ
tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả trong DN, R. Kaplan và D. Norton cho
rằng “Đo lường như thế nào thì nhận được như thế” và “Hệ thống đo lường
hiệu quả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của các nhà quản trị và người
lao động (Kaplan và Norton, 1992). Hai ông cho rằng cũng chỉ ra hạn chế của
hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả chỉ dựa trên các thước đo với các số
liệu tài chính có thể dẫn đến những sai lầm [45]. Các công trình nghiên cứu
2
trong gần 20 năm trở lại đây cũng cho thấy quan điểm về đánh giá HQKD
trên thế giới đã có những thay đổi đáng kể. Trước đây người ta chỉ chú ý đến
HQKD ngắn hạn thì ngày nay, các DN chú ý nhiều hơn đến đánh giá HQKD
dài hạn (Schiemann & Lingle, 1999) Các chỉ tiêu đánh giá HQKD cũng có
nhiều thay đổi, nếu như trước đây các DN sử dụng các chỉ tiêu tài chính là
chủ yếu thì trong những năm gần đây xu hướng kết hợp các chỉ tiêu tài chính
với các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá HQKD của DN ngày càng phổ biến
(Kaplan và Norton, 1992).
Nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hơn 20 năm. Tuy nhiên, các DN Việt
Nam, đặc biệt các DN nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thức quản lý
DN theo cơ chế tập trung. Trong hơn 20 năm qua, mặc dù cơ chế quản lý kinh
tế đã thay đổi, môi trường kinh doanh và phương pháp quản trị, v.v... đã có
nhiều thay đổi những hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD vẫn chưa có những
thay đổi tương ứng. Các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN lệ thuộc chủ yếu
vào các số liệu tài chính, không gắn với thị trường và chiến lược của DN.
Cũng trong gần 20 năm qua, ở nước ta cũng chưa có nhiều các công trình
nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD và ảnh hưởng của nó đến
hoạt động kết quả của DN.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và thắng thế
trước các đối thủ cạnh tranh, các DN cần phải có chiến lược và mọi hoạt động
của DN cần phải tập trung vào thực hiện chiến lược. Để thực hiện thành công
chiến lược, các DN cần phải có hệ thống đánh giá HQKD phù hợp với chiến
lược. Hệ thống đánh giá này không chỉ giúp cho các nhà quản trị đánh giá
được liệu DN có thực hiện thành công chiến lược hay không mà còn phải giúp
cho DN huy động được mọi nguồn lực tập trung vào thực hiện chiến lược,
tránh tập trung quá mức vào các mục tiêu ngắn hạn.
3
Để đánh giá đúng đắn HQKD, các DN cần phải sử dụng các chỉ tiêu
đánh giá HQKD tin cậy và phù hợp để đo lường HQKD. Kế toán, đặc biệt là
kế toán quản trị có vai trò thiết lập và cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị
DN. Thiết kế hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp để giúp các nhà quản trị có
thể đánh giá đúng đắn HQKD của DN, đồng thời huy động mọi nguồn lực
vào thực hiện thành công chiến lược của DN là một trong những nhiệm vụ
của kế toán.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do vậy GTVT đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Khẳng định vai trò quan trọng
của hệ thống GTVT, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã
nhấn mạnh: “GTVT là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng’’ và “GTVT
phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc
dân’. Nói đến sự phát triển của ngành GTVT không thể không kể đến sự đóng
góp của các DN XDCTGT bởi chính sự hoạt động có hiệu quả của các DN
này đã mang lại những thành tích đáng kể cho ngành giao thông Cũng giống
như các DN trong các ngành khác, các DN XDCTGT luôn quan tâm tới
HQKD vì đó là sự sống còn của DN. Tuy nhiên, qua thực tế nghiên cứu, hệ
thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT còn
nhiều bất cập. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong hầu hết các DN
XDCTGTVT vẫn là các chỉ tiêu tài chính dựa trên các số liệu kế toán. Các chỉ
tiêu đánh giá HQKD đều tập trung vào các chỉ tiêu ngắn hạn. Các DN chưa
xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN chưa gắn với
chiến lược [Neely, 2007] Với hệ thống đánh giá HQKD hiện tại, các DN
XDCTGT sẽ khó để thực hiện thành công chiến lược và có thể đứng vững
trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hoạt động kinh doanh trong các DN và chức năng của kế toán trong việc thiết
4
kế hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị DN, với mong muốn nghiên
cứu sâu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGTVT
nhằm đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá
HQKD trong các DN này, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các DN xây dựng công trình giao
thông thuộc Bộ Giao thông vận tải” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ
của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu để đạt được các mục đích sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về HQKD và xu hướng
đánh giá HQKD của DN theo yêu cầu hội nhập và phát triển.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT hiện nay.
- Đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN
XDCTGT, giúp cho các DN này có thể đánh giá đúng đắn HQKD đáp ứng
yêu cầu hội nhập và phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận về HQKD và hệ
thống chỉ tiêu đánh giá HQKD. Luận án cũng nghiên cứu thực trạng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá HQKD và phương hướng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh
giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Do hạn chế về thời gian
và khả năng nên luận án không nghiên cứu hiệu quả xã hội.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong các DN XDCTGT
thuộc Bộ GTVT. Các DN này tập trung chủ yếu ở 7 tổng công ty, gồm: Tổng
công ty XDCTGT 1; Tổng công ty XDCTGT 4; Tổng công ty XDCTGT 5;
5
Tổng công ty XDCTGT 6; Tổng công ty XDCTGT 8; Tổng công ty xây dựng
Thăng Long và Tổng công ty xây dựng đường thủy. Tác giả không khảo sát
và đánh giá hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD ở các DN kinh doanh đa ngành
nghề hoặc kinh doanh các ngành không phải là XDCTGT thuộc 7 tổng công
ty ở trên. Danh sách các DN được khảo sát được trình bày tại phụ lục 01.
Trong quá trình thu thập thông tin để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của
luận án, do hạn chế về thời gian và khả năng thu thập dữ liệu nên kết quả
khảo sát thu được khá khiêm tốn. Trong tổng số 150 phiếu khảo sát gửi đi, tác
giả luận án chỉ thu về được 84 phiếu khảo sát được trả lời. Tuy nhiên, không
phải tất cả các câu hỏi trên các phiếu khảo sát đều được trả lời một cách đúng
đắn. Thông qua các câu hỏi trên phiếu khảo sát tác giả đã loại trừ các câu trả
lời có sự mâu thuẫn để có thể đưa ra kết quả khảo sát tương đối tin cậy nhằm
đánh giá được thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN
XDCTGT.
Kết quả khảo sát sau khi loại trừ các kết quả bất hợp lý được tổng hợp
và xử lý để làm cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
của các DN XDCTGT.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở xác định được mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Quan điểm và xu hướng đánh giá HQKD trong các DN hiện nay? Các
mô hình đánh giá HQKD đã và đang được áp dụng trong các DN hiện nay?
- Thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT
thuộc Bộ GTVT và ảnh hưởng của nó đến HQKD của DN? Hệ thống các chỉ
tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT đã đáp ứng yêu
cầu quản trị ngắn hạn và dài hạn (chiến lược) của các DN này như thế nào?
6
- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ
GTVT cần được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng yêu cầu quản trị ngắn hạn
và dài hạn (chiến lược) của DN?
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Thiết kế nghiên cứu
Xuất phát từ các câu hỏi nghiên cứu của luận án, tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu lý thuyết: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
internet, các bài báo, sách in và sách điện tử, v.v... để nghiên cứu các vấn đề
lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và xu hướng phát triển của hệ thống
chỉ tiêu đánh giá HQKD đang được các DN ở một số nước phát triển áp dụng
trong thời gian vừa qua.
Nghiên cứu thực trạng: Mục đích nghiên cứu để trả lời các câu hỏi liên
quan đến thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN
XDCTGT đã đáp ứng yêu cầu quản trị DN trong ngắn hạn, dài hạn và thực
hiện mục tiêu chiến lược như thế nào; sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN. Để trả lời cho các câu hỏi này tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phỏng vấn trực tiếp, phỏng
vấn qua điện thoại các nhà quản trị và các nhân viên kế toán của một số DN,
trực tiếp khảo sát tại DN và sử dụng phiếu khảo sát.
Phiếu khảo sát được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường bưu điện
và gặp mặt trực tiếp để phỏng vấn và gửi phiếu khảo sát. Các câu hỏi trong
phiếu khảo sát được chia thành 4 nhóm (phụ lục số 02):
Nhóm 1: Các thông tin chung về DN gồm 7 câu hỏi đầu tiên.
7
Nhóm 2: Tình hình sử dụng các chỉ tiêu đánh giá DN theo Quyết định
số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ gồm 8 câu
hỏi. Sở dĩ tác giả phải đưa ra câu hỏi cho phần này là vì phần lớn các DN
XDCTGT trong phạm vi nghiên cứu của luận án đều thuộc sở hữu Nhà nước
hoặc CTCP mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Theo quy định hiện hành
của Chính phủ, các DN thuộc sở hữu Nhà nước đều phải sử dụng các chỉ tiêu
đánh giá HQKD theo quy định tại Quyết định này.
Nhóm 3: Tình hình sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD phục vụ cho
quản trị DN gồm 2 câu hỏi với các chỉ tiêu đánh giá HQKD đang được sử
dụng phổ biến trong các DN và các chỉ tiêu chưa được nêu trong bảng này.
Nhóm 4: Đánh giá tác dụng và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT, tác giả sử
dụng 8 câu hỏi trong đó có 5 câu hỏi về tác dụng của hệ thống chỉ tiêu đánh
giá HQKD đang sử dụng đối với quản trị DN và 3 câu hỏi về sự cần thiết phải
hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN này.
Số lượng phiếu khảo sát được tác giả gửi đi là 150 phiếu nhưng chỉ
nhận được 84 phiếu trả lời thuộc 41 DN. Đối tượng trả lời là các giám đốc
DN, kế toán trưởng và một số người là cán bộ quản lý các phòng ban, nhân
viên kế toán và đội trưởng các đội thi công.
Cùng với phiếu khảo sát, tác giả đã trực tiếp khảo sát thực tế tại một số
DN trên địa bàn Hà Nội. Tại DN, tác giả thông qua các tài liệu kế toán là các
báo cáo tài chính và các báo cáo thường niên để tìm hiểu thực tế các chỉ tiêu
đánh giá HQKD được sử dụng trong các DN. Các cuộc phỏng vấn sâu các nhà
quản trị, kế toán trưởng và đội trưởng thi công được thực hiện để đánh giá sự
hài lòng của họ đối với các chỉ tiêu đánh giá HQKD trong phục vụ quản trị
DN, làm cơ sở cho các quyết định khen thưởng, bổ nhiệm và sự cần thiết phải
8
hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN được phỏng vấn.
Các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại được đưa ra dựa trên các
câu hỏi trên phiếu khảo sát với các đề nghị người được phỏng vấn trả lời rõ
hơn hoặc đưa ra minh chứng cho những câu trả lời của mình. Kết quả phỏng
vấn được tác giả ghi vào sổ tay để tổng hợp dưa ra các kết luận về thực trạng
hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD trong các DN XDCTGTVT.
Cùng với nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD
trong các DN XDCTGT thuộc Bộ GTVT, tác giả còn nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN này như hình
thức sở hữu, tỷ lệ vốn của nhà nước trong DN, tổ chức quản lý sản xuất kinh
doanh, nhận thức của các nhà quản trị về vai trò tầm quan trọng của hệ thống
chỉ tiêu đánh giá HQKD trong DN, hiểu biết của các nhà quản trị về xu hướng
đánh giá HQKD trên thế giới, v.v...
5.2. Thu thập và xử lý dữ liệu
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông
qua các phiếu khảo sát và các buổi phỏng vấn sâu.
Đối tượng được phỏng vấn sâu là các nhà quản trị DN ở các cấp khác
nhau theo phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc. Dựa trên các câu hỏi trên
phiếu điều tra, tác giả chuẩn bị sẵn một số câu hỏi cần phỏng vấn và liên lạc
với người được phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn thường kéo dài từ 20 đến 30
phút. Kết quả phỏng vấn được ghi lại vào sổ tay và các phiếu khảo sát. Nội
dung phỏng vấn sâu được tập trung vào các câu hỏi liên quan đến:
- Sự hài lòng của các quản trị đối với kết quả đánh giá HQKD từ hệ
thống chỉ tiêu đánh giá HQKD hiện tại đang được sử dụng trong các DN.
- Tác động của các chỉ tiêu đánh giá đến hoạt động của các bộ phận
trong DN.
9
- Nhu cầu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phục vụ cho
quản trị DN cũng được thu thập thông qua các buổi phỏng vấn sâu này.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện đi lại nên số buổi phỏng vấn sâu
chỉ thực hiện được 07 người, trong đó có 02 giám đốc công ty và 03 trưởng
phòng và 02 người là kế toán trưởng DN.
Kết quả khảo sát được xử lý, tính theo tỷ lệ để phản ánh và rút ra các
kết luận liên quan đến thực trạng sử dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKD của
các DN XDCTGT và ý kiến của các cá nhân được phỏng vấn về nhu cầu hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các DN này.
Các phương pháp kỹ thuật được sử dụng để nghiên cứu, thu thập, phân
tích và xử lý số liệu và tài liệu được tác giả sử dụng như sau:
Các phương pháp thu thập và xử lý số liệu, tài liệu: phương pháp điều
tra, phương pháp phân tổ, phương pháp tỷ lệ, v.v... Số liệu thu được từ các
phiếu khảo sát được tác giả tính toán theo tỷ lệ để đánh giá tình hình sử dụng
các chỉ tiêu cũng như sự hài lòng của các nhà quản trị đối với kết quả đánh giá
HQKD từ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiện tại của DN.
Các phương pháp sử dụng để trình bày kết quả nghiên cứu: phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp,
phương pháp diễn giải, v.v...
5.3. Hạn chế của phương pháp nghiên cứu
Vấn đề đánh giá HQKD chưa được coi trọng ở Việt Nam. Trong phần
lớn các DN, các nhà quản trị DN chỉ coi chúng là những chỉ tiêu để báo cáo
thành tích mà không coi chúng là công cụ để quản trị DN. Nhận thức này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khảo sát của luận án. Bên cạnh đó, việc
không thể thực hiện được việc kiểm định kết quả trả lời của những người