Luận án tiến sĩ hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm tới tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ 20 49 tuổi vùng nông thôn tỉnh thái bình

  • 183 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
******
TRẦN VIỆT NGA
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠO TĂNG CƯỜNG SẮT, KẼM TỚI
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ 20-49 TUỔI
VÙNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN DINH DƯỠNG
******
TRẦN VIỆT NGA
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠO TĂNG CƯỜNG SẮT, KẼM TỚI
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ 20-49 TUỔI
VÙNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
MÃ SỐ: 9720401
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. LÊ DANH TUYÊN
2. PGS.TS. PHẠM VÂN THÚY
HÀ NỘI – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Việt Nga, nghiên cứu sinh khóa 12, Viện Dinh dưỡng, chuyên ngành
dinh dưỡng, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi tham gia triển khai can thiệp, thu thập số liệu.
Trực tiếp phân tích kết quả và viết báo cáo dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Lê Danh
Tuyên và PGS.TS. Phạm Vân Thúy.
2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn toàn chính xác, trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, Ngày …..Tháng….Năm……
Tác giả luận án
Trần Việt Nga
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Lãnh Đạo Viện Dinh dưỡng,
Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, các Thầy Cô giáo và các Khoa -Phòng
liên quan của Viện Dinh dưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê
Danh Tuyên và Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác Sĩ Phạm Vân Thuý, những người Thầy đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và giúp đỡ cho
tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm và đồng nghiệp
đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới chính quyền, các hộ gia đình 2 xã Nguyên Xá,
Minh Khai và Công ty TNHH Liên Hạnh đã tình nguyện tham gia nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng chân thành tới gia đình tôi, những người đã luôn
dang rộng vòng tay, tiếp năng lượng, tạo niềm tin và động lực cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
i
MỤC LỤC Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 4
1.2. Vi chất và thiếu vi chất dinh dưỡng 10
1.3. Tổng quan các phương pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng 18
hiện nay
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Một số nét cơ bản về địa bàn nghiên cứu 40
2.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
2.3. Phương pháp và cỡ mẫu nghiên cứu 42
2.4. Chỉ số và biến số nghiên cứu 48
2.5. Giám sát triển khai 52
2.6. Quá trình tổ chức nghiên cứu 52
2.7. Phân tích số liệu 57
ii
2.8. Các sai số có thể mắc phải và biện pháp khắc phục 59
2.9. Đạo đức nghiên cứu 60
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. Đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu và một số yếu tố liên 62
quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi tại 2 xã Minh Khai và Nguyên Xá thuộc
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
3.2. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên chỉ 70
số nhân trắc của phụ nữ 20-49 tuổi
3.2.1. Số lượng mẫu tại từng thời điểm nghiên cứu 70
3.2.2. Một số đặc điểm khẩu phần trước và sau can thiệp 72
3.2.3. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng trước can thiệp 74
3.2.4. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc 75
3.3. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên tình 79
trạng vi chất của phụ nữ 20-49 tuổi
3.3.1. Chỉ số sinh hoá của hai nhóm tại thời điểm trước can thiệp 79
3.3.2. Hiệu quả cải thiện nồng độ hemoglobin và tình trạng thiếu máu sau 80
can thiệp
3.3.3. Hiệu quả cải thiện nồng độ ferritin sau can thiệp 83
3.3.4. Hiệu quả cải thiện nồng độ Transferritin receptor sau can thiệp 86
3.3.5. Hiệu quả cải thiện nồng độ kẽm sau can thiệp 89
3.3.6. Hiệu quả cải thiện nồng độ vitamin A sau can thiệp 92
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 97
4.1. Đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu và một số yếu tố liên 97
quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi tại 2 xã Minh Khai và Nguyên Xá thuộc
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
iii
4.2. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên chỉ 106
số nhân trắc của phụ nữ 20-49 tuổi
4.2.1. Một số đặc điểm của đối tượng trước can thiệp 106
4.2.2. Một số đặc điểm khẩu phần trước và sau can thiệp 106
4.2.3. Hiệu quả can thiệp đến sự thay đổi chỉ số nhân trắc 109
4.3. Hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can thiệp lên tình 111
trạng vi chất của phụ nữ 20-49 tuổi
4.3.1. Hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt sau can thiệp 113
4.3.2. Hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu kẽm sau can thiệp 118
4.3.3. Hiệu quả cải thiện tình trạng vitamin A sau can thiệp 121
4.4. Một số hạn chế của Luận án 124
4.5. Những đóng góp mới của Luận án 125
KẾT LUẬN 126
KHUYẾN NGHỊ 128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Body mass index (chỉ số khối cơ thể)
Etheylene diaminete Traacetic acid
EDTA (axitaminopolycarboxylic tồn tại ở dạng chất rắn không
màu, tan trong nước)
FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực
và nông nghiệp)
Hb Hemoglobin
IGF-I Insulin-Like Growth Factor-I
IQ Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh)
IZiNCG International Zinc Nutrition Consultative Group (Nhóm
tư vấn Quốc tế về kẽm)
NLTD Năng lượng trường diễn
NKHHC Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
PEM Protein-Energy Malnutrition (Suy dinh dưỡng protein -
năng lượng)
PNTSĐ Phụ nữ tuổi sinh đẻ
RAE Recommended Allowances Energy (Nhu cầu khuyến
nghị năng lượng)
RDA Recommended Dietary Allowances (Nhu cầu dinh
dưỡng khuyến nghị)
v
sTfR Soluble Transferin Receptor
UNICEF United Nations International Children's Emergency
Fund (Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)
VCDD Vi chất dinh dưỡng
WB World Bank (Ngân hàng thế giới)
WFP World Food Programme (Chương trình lương thực thế
giới)
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
YNSKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
vi
DANH MỤC BẢNG Trang
Bảng 3.1. Trung bình chỉ số nhân trắc, hemoglobin của đối tượng theo xã 62
Bảng 3.2. Phân bố tình trạng dinh dưỡng theo xã 62
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ thiếu máu theo xã 63
Bảng 3.4. Kết quả phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan đến thiếu 64
năng lượng trường diễn
Bảng 3.5. Mô hình hồi qui logistic dự đoán một số yếu tố liên quan đến 65
tình trạng thiếu năng lượng trường diễn
Bảng 3.6. Mô hình hồi qui độc lập sau hiệu chỉnh dự đoán một số yếu tố 67
liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng trường diễn
Bảng 3.7. Kết quả phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan đến tình 67
trạng thiếu máu
Bảng 3.8. Mô hình hồi qui logistic dự đoán một số yếu tố liên quan đến 69
tình trạng thiếu máu
Bảng 3.9. Mô hình hồi quy độc lập sau hiệu chỉnh dự đoán một số yếu tố 70
liên quan đến tình trạng thiếu máu
Bảng 3.10. Một số đặc điểm chung của đối tượng trước can thiệp 70
Bảng 3.11. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng trước can thiệp 72
Bảng 3.12. Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng sau can thiệp 73
Bảng 3.13. Tính cân đối khẩu phần của đối tượng trước và sau can thiệp 74
Bảng 3.14. Đặc điểm tuổi, nhân trắc của đối tượng trước can thiệp 74
Bảng 3.15. Thay đổi chỉ số cân nặng sau can thiệp 75
Bảng 3.16. Thay đổi chỉ số BMI sau can thiệp 76
Bảng 3.17. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu năng lượng trường 77
diễn sau can thiệp
Bảng 3.18. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến đến tình trạng thiếu năng 78
lượng trường diễn sau can thiệp
vii
Bảng 3.19. Chỉ số sinh hoá của hai nhóm tại thời điểm trước can thiệp 79
Bảng 3.20. Thay đổi nồng độ hemoglobin trung bình sau can thiệp 80
Bảng 3.21. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu máu 81
Bảng 3.22. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu máu 82
Bảng 3.23. Thay đổi nồng độ ferritin trước và sau can thiệp 83
Bảng 3.24. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu sắt 84
Bảng 3.25. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu sắt 84
Bảng 3.26. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt 85
Bảng 3.27. Thay đổi nồng độ Transferrin receptor huyết thanh sau can 86
thiệp
Bảng 3.28. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng Transferrin receptor 87
Bảng 3.29. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng Transferrin receptor 87
Bảng 3.30. Thay đổi nồng độ kẽm sau can thiệp 89
Bảng 3.31. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu kẽm 90
Bảng 3.32. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu kẽm 90
Bảng 3.33. Thay đổi nồng độ vitamin A sau can thiệp 92
Bảng 3.34. Hiệu quả phòng bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A 93
Bảng 3.35. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh đến tình trạng thiếu vitamin A 93
Bảng 3.36. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ảnh hưởng đến sự thay đổi 94
nồng độ hemoglobin
Bảng 3.37. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ảnh hưởng đến sự thay đổi 95
nồng độ kẽm
viii
DANH MỤC HÌNH Trang
Hình 2.1. Tóm tắt sơ đồ nghiên cứu 47
Hình 3.1. Mức tăng cân nặng trung bình sau can thiệp 76
Hình 3.2. Mức tăng BMI trung bình sau can thiệp 77
Hình 3.3. So sánh chênh lệch nồng độ hemoglobin trước sau can thiệp 81
Hình 3.4. So sánh chênh lệch nồng độ ferritin trước sau can thiệp 83
Hình 3.5. So sánh chênh lệch nồng độ sTfR trước sau can thiệp 86
Hình 3.6. So sánh chênh lệch nồng độ kẽm trước sau can thiệp 88
Hình 3.7. So sánh chênh lệch nồng độ vitamin A trước sau can thiệp 92
ix
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu kiểm nghiệm gạo
Phụ lục 2: Phiếu điều tra sàng lọc
Phụ lục 3: Phiếu điều tra ban đầu và sau can thiệp
Phụ lục 4: Phiếu điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm trong tháng quan
Phụ lục 5: Phiếu điều tra khẩu phần ăn 24h
Phụ lục 6: Một số hình ảnh triển khai can thiệp
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu năng lượng trường diễn gây ra nhiều hậu quả cho phụ nữ tuổi sinh
đẻ, như dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn
đến chậm hồi phục khi mắc bệnh. Thiếu năng lượng trường diễn cũng làm tăng
tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng do đó dẫn đến các biểu hiện thiếu vi chất đặc
hiệu như thiếu máu, các rối loạn do thiếu I-ốt v.v…[1], [2], [3], [4]. Một số chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người thường bị thiếu đó là sắt, vitamin A,
kẽm và tình trạng thiếu các chất này là rất phổ biến ở các nước đang phát triển,
làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực, trí lực, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tăng tỷ lệ tử
vong [5], [6].
Trên thế giới tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thiếu vi chất như
sắt, kẽm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn phổ biến tại các nước chậm và đang
phát triển. Tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ là 41,5% [7], tại Bangladesh là 37,0% [8]. Tỉ lệ thiếu máu ở Somalia
là 44,4%, ở Nam Phi là 26,0%, ở Botswana là 30,2% [9]. Tại Azerbaijan, tỉ lệ thiếu
máu là 38,2%, thiếu sắt 34,1%, thiếu folate 35,0% và thiếu vitamin B12 là 19,7%
[10]. Tỉ lệ thiếu kẽm nhóm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Bangladesh là 57,3%,
Cameroon là 81,6%, Campuchia là 62,8% và Ecuador là 56% [11].
Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, hoạt động
can thiệp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng được
triển khai trên cả nước cũng như ở các địa bàn trọng điểm và đã thu được những
kết quả khả quan. Tuy nhiên, mức độ giảm không đồng đều giữa các nhóm đối
tượng, các vùng, các khu vực. Tỷ lệ vẫn còn cao ở vùng nông thôn và miền núi,
đặc biệt nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ. Theo các điều tra gần đây cho thấy tại Việt
Nam, tỷ lệ nhóm thiếu năng lượng trường diễn nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ tại tỉnh
Bắc Giang là 39,1% [12], tại Thừa Thiên Huế là 26,4% [13], tại tỉnh Tuyên Quang
là 22,2% [14], tại An Giang là 19,9% [15]. Điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng
năm 2014, 2015 của Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh
đẻ trên toàn quốc là 25,5%, thiếu sắt là 23,6%, tỷ lệ thiếu kẽm là 63,6% [16], tại
2
tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ thiếu thiếu máu là 25,5% [17], tại một số tỉnh Tây Bắc Bộ
tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ 15 - 35 tuổi là 86,8% [18]. Mục tiêu Chiến lược quốc gia
dinh dưỡng giai đoạn 2011 đến 2020 giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở
phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020. Tỷ
lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% vào năm 2015 và 23% năm 2020. Tỷ
lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% vào năm 2015 và 15% năm 2020
[19].
Hiện nay, trên thế giới có 3 giải pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất
dinh dưỡng phổ biến đó là, đa dạng hóa chế độ ăn, tăng cường vi chất trong thực
phẩm và bổ sung vi chất dinh dưỡng. Trong đó giải pháp tăng cường vi chất vào
thực phẩm mang lại hiệu quả chậm hơn nhưng có tác động rộng rãi và bền vững
hơn. Đồng thời, đây cũng là giải pháp đã được thực hiện ở một số nước đang phát
triển và đạt được những thành công đáng kể [20], [21]. Trong giải pháp can thiệp
này, hiện nay người ta chọn tăng cường vi chất vào gạo là một giải pháp phù hợp
nhất, đặc biệt tại các khu vực sử dụng gạo là nguồn lương thực chính, do khả năng
tiêu thụ rộng rãi, khả năng chấp nhận của cộng đồng [22]. Trên thực tế, hiện tại có
5 quốc gia có luật để tăng cường vi chất vào thực phẩm và nhiều quốc gia khác
đang quan tâm đến vấn đề này [23]. Năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra
các giải pháp và cung cấp thông tin bằng chứng cho các can thiệp hiệu quả để ngăn
ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Trong đó tăng
cường vào thực phẩm như một biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng an toàn và
hiệu quả, bao gồm cả việc tăng cường sắt và các vi chất dinh dưỡng khác trong
gạo [24]. Gạo là nguồn lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân
Việt Nam với mức tiêu thụ trung bình của người trưởng thành khoảng
350g/người/ngày.
Thái Bình là một vùng đất nông nghiệp phát triển từ lâu gắn liền với nền
văn hóa lúa nước, có nhiều làng nghề truyền thống từ lâu đời nay, với nhiều sản
phẩm nổi tiếng cả nước. Hiện nay, các huyện đã hình thành những cụm công
nghiệp làng nghề thu hút nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vừa và lớn tham gia
với nhiều sản phẩm xuất khẩu, làm cho đối sống của người dân ngày càng được
3
nâng cao. Cho đến nay, tại tỉnh Thái Bình những dẫn liệu khoa học đầy đủ về tình
trạng dinh dưỡng của nhóm phụ nữ tuổi sinh đẻ chưa đầy đủ và không cập nhật,
có rất ít chương trình can thiệp dinh dưỡng, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào về
tăng cường sắt, kẽm được triển khai. Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu
tăng cường sắt, kẽm vào gạo, bằng cách tạo hạt premix, trộn với gạo thường để sử
dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân ở vùng nông thôn tỉnh Thái Bình.
Từ kết quả của đề tài, xây dựng được mô hình can thiệp phù hợp cũng như
đưa ra bằng chứng khoa học nhằm giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu
máu, thiếu vi chất trên đối tượng phụ nữ 20-49 tuổi, để tăng năng suất lao động
cũng bảo vệ tốt những đứa con mà họ sinh ra. Thêm vào đó, kết quả của đề tài có
thể kiến nghị trong Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia giai đoạn 2025 đến 2030 và
chính sách bắt buộc tăng cường vi chất vào thực phẩm của Chính phủ, nhằm giảm
tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, giảm tỷ lệ thiếu máu, thiếu vi chất ở phụ nữ
20-49 tuổi.
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm đến tình trạng dinh
dưỡng của phụ nữ 20-49 tuổi.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu và một số yếu tố
liên quan ở phụ nữ 20-49 tuổi tại 2 xã Minh Khai và Nguyên Xá thuộc huyện Vũ
Thư, tỉnh Thái Bình.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can
thiệp lên một số chỉ số nhân trắc của phụ nữ 20-49 tuổi.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng gạo tăng cường sắt, kẽm sau 12 tháng can
thiệp lên tình trạng vi chất của phụ nữ 20-49 tuổi.
4
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ
1.1.1. Khái niệm thiếu năng lượng trường diễn
Thiếu năng lượng trường diễn là tình trạng mà một cá thể ở trạng thái thiếu
cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn đến cân nặng và dự
trữ năng lượng của cơ thể thấp. Những người thiếu NLTD có chuyển hoá năng
lượng thấp hơn bình thường và giảm hoạt động thể lực dẫn đến khẩu phần ăn vào
thấp hơn bình thường [5].
Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số khối cơ thể, Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra khái niệm chỉ số khối cơ thể (Body Mass
Index - BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành, theo phân
loại của WHO năm 2000 [25].
Cân nặng (kilogam)
BMI = (Chiều cao)2 (met)
BMI < 16,0 (kg/cm2) Thiếu NLTD độ III
BMI từ 16,0 – 16,9 (kg/cm2) Thiếu NLTD độ II
BMI từ 17,00 – 18,4 (kg/cm2) Thiếu NLTD độ I
BMI <18,5 (kg/cm2) Thiếu năng lượng trường diễn
BMI từ 18,5-24,9 (kg/cm2) Bình thường
BMI từ 25 -29,9 (kg/cm2) Thừa cân
BMI ≥ 30 (kg/cm2) Béo phì
Để đánh giá mức độ thiếu NLTD trên quần thể, WHO cũng đã đưa ra
ngưỡng đánh giá về mặt ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng như sau:
+ Mức độ nhẹ: Tỷ lệ thiếu NLTD 5 - 9%
5
+ Mức độ trung bình: Tỷ lệ thiếu NLTD 10 - 19%
+ Mức độ nặng: Tỷ lệ thiếu NLTD 20 - 39%
+ Mức độ rất nặng: Tỷ lệ thiếu NLTD ≥ 40%
1.1.2. Nguyên nhân của thiếu năng lượng trường diễn
Thiếu NLTD là tình trạng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố [7], [8]. Nguyên
nhân chính của thiếu NLTD là thiếu năng lượng khẩu phần, thiếu an ninh thực
phẩm hộ gia đình. Có nhiều nghiên cứu đã xác định khẩu phần ăn có vai trò quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng thiếu NLTD trên đối tượng PNTSĐ.
Nghiên cứu bệnh chứng của Asamre Wubie năm 2019 tại Ethiopia, phụ nữ ăn dưới
3 bữa một ngày có nguy cơ bị thiếu NLTD cao gấp 5 lần so với phụ nữ ăn từ 3 bữa
trở lên (p<0,05) [26]. Nghiên cứu của Saba Abraham tại Ethiopia và nghiên cứu
của Yichen Jin tại Ấn Độ cho rằng chế độ ăn uống không đủ chất và tần suất bữa
ăn là những yếu tố liên quan đền tình trạng thiếu NLTD [27], [28].
Bên cạnh đó, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế hộ gia đình,
tiếp cận dịch vụ y tế, gánh nặng về công việc gia đình và tình trạng bất bình đẳng
giới ở những nước nghèo và đang phát triển được xem là nguyên nhân tiềm tàng
dẫn đến thiếu NLTD. Nghiên cứu của tác giả Asvini K. Subasinghe về thiếu NLTD
ở nông thôn Ấn Độ cho thấy tỷ lệ thiếu NLTD ở PNTSĐ là 41,5%, phụ nữ là nông
dân chiếm 52% cao hơn các nhóm phụ nữ khác (p < 0,05), phụ nữ thuộc các gia
đình có thu nhập thấp bị thiếu NLTD (46%) cao hơn phụ nữ thuộc các gia đình có
thu nhập cao hơn (34%; p < 0,01) [29]. Điều tra sức khỏe gia đình quốc gia Ấn Độ
2016 của tác giả Supa Pengpid, phụ nữ học vấn thấp hơn, thuộc hộ nghèo có tỉ lệ
thiếu NLTD cao hơn nhóm còn lại [30]. Một nghiên cứu khác tại Ethiopia, những
phụ nữ có hai con trở lên có tỷ lệ thiếu NLTD cao hơn đáng kể so với những phụ
dưới 2 con [31]. Số liệu điều tra Giám sát dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm
2014 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ 15-49 bị thiếu NLTD ở vùng thành thị là 12,1% và
vùng nông thôn là 16,3% [16]. Nghiên cứu của tác giả Võ Phạm Mi Trang năm
2020 cho thấy, những công nhân có thu nhập thấp có nguy cơ bị thiếu NLTD cao
hơn nhóm còn lại (p < 0,05) [32].
6
1.1.3. Hậu quả của thiếu năng lượng trường diễn
Thiếu NLTD gây ra nhiều hậu quả cho PNTSĐ. Những người bị thiếu
NLTD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn
đến chậm hồi phục khi mắc bệnh. Thiếu NLTD ở người mẹ làm tăng nguy cơ tử
vong con và có liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của những đứa trẻ do
họ sinh ra. Hàng năm có khoảng 500 ngàn phụ nữ trên toàn thế giới tử vong do
mang thai và sinh nở. Suy dinh dưỡng ở đối tượng có liên quan trực tiếp với bệnh
tật thể hiện bằng nhiễm khuẩn phức tạp và làm tăng nguy cơ này ở cả mẹ và con.
Liên quan giữa thiếu NLTD của mẹ với cân nặng sơ sinh thấp và chậm phát triển
bào thai đã được chứng minh. Thiếu NLTD cũng làm tăng tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng do đó dẫn đến các biểu hiện thiếu vi chất đặc hiệu như thiếu máu, các
rối loạn do thiếu I-ốt v.v…[1], [2], [3], [4].
Ngoài ra, thiếu NLTD còn ảnh hưởng xấu đến kinh tế hộ gia đình và của
quốc gia do làm giảm khả năng lao động và có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu
qua nhiều thế hệ [33], [26], [34]. Những quốc gia có tình trạng thiếu NLTD phổ
biến chắc chắn có liên quan tới chi phí trực tiếp bao gồm giảm thu nhập ở những
nhóm dân cư bị thiếu NLTD và phải đối mặt với những vấn đề lâu dài về sau như
cân nặng sơ sinh thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường khi
trưởng thành. Giảm năng suất lao động kết hợp với bệnh tật ở phụ nữ bị thiếu
NLTD chưa được chứng minh rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 60% tử
vong ở trẻ dưới 5 tuổi có liên quan tới suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ở trẻ có
liên quan chặt chẽ với tình trạng thiếu NLTD của mẹ. Một báo cáo từ Châu Á cho
thấy thiếu NLTD giảm 10-15% năng suất lao động và 5-10% GDP [35]. Do đó,
cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ thì quốc gia có thể giảm chi phí chăm
sóc y tế, tăng khả năng nhận thức, tăng năng suất lao động của người trưởng thành
và góp phần phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.4. Tình hình thiếu năng lượng trường diễn của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ
 Trên thế giới
Thiếu NLTD ở PNTSĐ có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chính
7
họ cũng như sức khỏe của con cái họ. Hơn 3,5 triệu phụ nữ và trẻ em dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển tử vong mỗi năm do nguyên nhân cơ bản là thiếu dinh
dưỡng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị thiếu dinh dưỡng hơn nam giới vì một số lý
do, bao gồm đặc điểm sinh học sinh sản, địa vị xã hội thấp, nghèo đói và thiếu
giáo dục. Vì vậy, tình trạng dinh dưỡng đầy đủ của phụ nữ rất quan trọng để nâng
cao sức khỏe và tăng khả năng lao động của bản thân phụ nữ cũng như sức khỏe
của con cái họ [19], [36], [37].
Trên toàn cầu, thiếu NLTD vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. USAID khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em gái vị thành
niên và PNTSĐ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã cho thấy nhiều
thay đổi trong tình trạng dinh dưỡng của trẻ em gái vị thành niên và PNTSĐ, phụ
nữ mang thai và cho con bú ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ thiếu
NLTD ở phụ nữ đã giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
[35], [38], [39].
Nghiên cứu của tác giả Rasheda Khanam về tình trạng dinh dưỡng của
13.230 PNTSĐ ở nông thôn Bangladesh cho thấy cân nặng, chiều cao và BMI
trung bình lần lượt là 44,8 ± 8,0 kg, 149,9 ± 5,6 cm và 19,9 ± 3,3 kg/m2. Nghiên
cứu cũng cho thấy cho thấy 16,5% phụ nữ có chiều cao dưới 145 cm, 32,1% phụ
nữ có chiều cao từ 149 cm đến dưới 150 cm và 34,3% khác có chiều cao từ 150
cm đến dưới 155 cm. Tỷ lệ thiếu NLTD là 37,0% và 7,2% thừa cân, béo phì [8].
Nghiên cứu của tác giả Margaret Bulirani đánh giá tình trạng dinh dưỡng
trên 302 PNTSĐ (15 đến 49 tuổi) và ước tính các yếu tố nguy cơ liên quan tại quận
Dedza của Ấn Độ năm 2017 cho thấy 23% thiếu NLTD theo đánh giá BMI và
thường gặp hơn ở phụ nữ lớn tuổi (33 đến 49 tuổi) trong khi thừa cân có tỷ lệ cao
hơn ở phụ nữ trẻ (15 đến 32 tuổi) [40]. Nghiên cứu của tác giả Uzma Ilyas trên
PNTSĐ ở cộng đồng nông thôn Lahore với độ tuổi ở nhóm 15-25 tuổi là 48,3%, ở
nhóm 26 - 35 tuổi là 37,1% và ở nhóm > 35 tuổi là 14,6%. Có 43,7% phụ nữ bị
thiếu NLTD, 45,7% có BMI bình thường và 10,6% người thừa cân [41].
Nghiên cứu của tác giả Haque MJ tại khu ổ chuột Mohakhali của thành phố
Dhaka với mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng của PNTSĐ, 510 phụ nữ tham