Kinh tế thái lan và mối quan hệ việt nam thái lan
- 34 trang
- file .doc
Kinh tế Thái Lan và mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Thái Lan
Người Thái Lan tự hào về đất nước của họ đã không là một thuộc địa của
cường quốc tây phương nào vào cuối thế kỷ 19, quê hương của họ cũng không
bị nội chiến tàn phá dù cho nền chính trị có gặp các xáo trộn. Trong thế kỷ vừa
qua, giới lãnh đạo Thái Lan đã khôn ngoan trong nền ngoại giao quốc tế nên có
thể duy trì được nền độc lập cho xứ sở, họ đã biết tiếp thu các ảnh hưởng tây
phương đồng thời vẫn duy trì được chủ quyền quốc gia.
Từ thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 20, quê hương này được người ngoại quốc gọi
là Siam = Xiêm La cho tới năm 1939, tên chính thức của vương quốc được gọi
thành Thái Lan sau một biến cố dân chủ, trong đó danh từ “Thái” có nghĩa đen
là “tự do”. Nguồn gốc của dân tộc Thái được cho là từ tỉnh Vân Nam bên Trung
Hoa nhưng cũng có người lại cho rằng dân tộc gốc của xứ sở này đã từ đồng
bằng sông Menam Chao Phya đi lên mạn Nam Trung Hoa rồi gặp thời kỳ bành
trướng của Đại Hãn Hốt Tất Liệt mà lại phải di chuyển xuống phía nam.
Các dấu tích khảo cổ cũng cho thấy sự hiện diện của người Ấn Độ tại Thái
Lan vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Tài liệu Phật Giáo Sinhalese là
Mahavamsa còn kể lại Vua Ấn Độ Ashoka (268- 232 trước TL) đã cử hai đặc sứ
tới miền Suvannabhumi, thuộc Đông Nam Á. Tới đầu kỷ nguyên Tây Lịch, đã
có giao dịch buôn bán qua đường biển giữa Ấn Độ và miền nam Thái Lan. Các
tượng Ấn Độ cổ đã được tìm thấy tại cả hai cửa sông miền nam Thái Lan, ghi
dấu của thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch.
Trong các thế kỷ tiếp theo, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo tiếp tục được du
nhập vào các miền Đông Nam châu Á và đã được sửa đổi để thích hợp với các
nhu cầu địa phương. Tiếng Phạn (sanskrit) được giới quý tộc dùng làm ngôn
ngữ triều đình trong khi tiếng Pali là ngôn ngữ của kinh Phật Giáo. Các nhà cai
trị địa phương thời bấy giờ có lẽ đã dùng các tu sĩ Bà La Môn làm cố vấn trong
việc tổ chức chính quyền. Các sắc dân định cư đầu tiên của xứ Thái Lan là
người Mon và người Khmer đã chịu ảnh hưởng Ấn Độ rất nhiều. Các khai quật
khảo cổ tại Lopburi và Nakhon Pathom đã chứng minh miền định cư của người
Mon từ thế kỷ thứ 7 và nghệ thuật Phật Giáo của thời đại Dvaravati (thế kỷ 6 tới
thế kỷ 11) là của sắc dân người Mon. Người Khmer nổi tiếng vì khu vực đền đài
1
Angkor Wat, cũng để lại nhiều ngôi đền thờ tại các tỉnh miền đông bắc Thái
Lan.
Sắc dân Thái
Có nhiều lý thuyết cắt nghĩa việc định cư của sắc dân Thái. Lý thuyết đáng
tin cậy nhất cho rằng vào thế kỷ thứ 10, một dân tộc từ tỉnh Vân Nam tại phía
nam của Trung Hoa đã di chuyển theo các dòng sông và thung lũng, xuống phía
nam và tỏa ra thành các giống dân: người Shan còn được gọi là “Thai Yai” (Thái
lớn) di chuyển về phía bắc của Miến Điện, người Ahom Thai định cư tại Assam,
một nhóm khác tới đất Lào vào, số còn lại đi qua đảo Hải Nam. Nhóm dân đông
nhất là “Thai Noi” (Thái nhỏ) đã thiết lập cơ sở chung quanh Chiang Saen tại
miền bắc của nước Thái Lan ngày nay. Họ đã lập nên một nước nhỏ đóng đô tại
Sukhothai vào năm 1238 và sắc dân gốc Thái này di chuyển dần xuống phía
nam, tới Chiang Rai năm 1281 và Chiang Mai năm 1296 rồi xứ sở Thái được
nới rộng tới bán đảo Mã Lai.
Vào thế kỷ 13, vương quốc Thái Sukhothai bắt đầu mở mang, đã lấn át các
vương quốc Mon và Khmer. Tại phía nam và trên dải đất hẹp là ảnh hưởng của
vương quốc quân sự và thương mại Srivichaiya đã hình thành từ thế kỷ 7 mà có
người cho rằng vương quốc này đặt kinh đô tại Palembang ở Sumatra, hoặc
Chaiya tại miền nam Thái Lan, hoặc tại Kalimantan trên đảo Borneo. Vương
quốc Srivichaiya sau đó cũng bị suy tàn vì ảnh hưởng của vương quốc
Sukhothai.
Danh từ Sukhothai có nghĩa là “bình minh của hạnh phúc”. Theo tài liệu
cổ xưa, người dân Thái vào thời đại Sukhothai đã vui sống tự do, đây là thời
vàng son của dân tộc Thái Lan với đất nước thanh bình, tài nguyên phong phú
và được vị minh quân cai trị. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra vương quốc
này là vị anh hùng Phra Ruang. Vào thời đó dân tộc Thái phải triều cống cho
vua Khmer đóng đô tại Angkor thứ nước thiêng lấy từ một hồ nước bên ngoài
Lop Buri vì vị vua Khmer cần nước thiêng từ bốn miền biên giới. Xe bò chở
nước trong các lu bằng đất nung lại đi đường xa khiến cho không tránh khỏi bị
bể vỡ dọc đường, và người dân Thái đã phải chuyên chở hai hay ba lần mới nạp
đủ số nước triều cống. Khi Phra Ruang tới tuổi trưởng thành, ông ta đã chế ra
một thứ lu đan bằng tre và được gắn kín, nhờ đó việc chuyên chở nước thật dễ
dàng. Sự sáng suốt này khiến cho vua Khmer phái một vị tướng tới để diệt trừ
2
Phra Ruang nhưng ông này đã biến kẻ thù thành đá. Sau đó Phra Ruang kết hôn
với con gái tộc trưởng miền Sukhothai rồi trở nên vị vua đầu tiên của vương
quốc độc lập Sukhothai. Phra Ruang mang danh hiệu Sri Indraditya. Kể từ thời
đại Sukhothai này, đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi và đi dần vào nếp sống
của dân chúng cho tới ngày nay.
Người con trai thứ hai của vị vua sáng lập kể trên có tên là Ramkamhaeng.
Năm 19 tuổi, vị hoàng tử này đã theo cha ra trận và đánh thắng kẻ thù trong một
trận đấu dùng voi. Vì thế vua cha đã ban cho hoàng tử thứ hai tước hiệu Phra
Ramkamhaeng hay Rama, vị anh hùng.
Vương quốc Sukhothai vào thời Ramkamhaeng lên ngôi chỉ là một xứ sở
nhỏ hẹp nhưng dưới triều đại này, lãnh thổ đã được mở rộng gấp 10 lần, từ
Luang Prabang tại Lào qua cánh đồng trung tâm của dòng sông Chao Phya tới
tận bán đảo phía nam, còn tại phía tây, sắc dân Mon của miền nam Miến Điện
cũng phải thần phục.
Ramkamhaeng là nhà cai trị, nhà lập pháp và chính khách. Ông đã phát
minh ra chữ Thái bằng cách phối hợp hệ thống mẫu tự Khmer với tiếng Thái.
Các sắc chỉ viết bằng lối chữ mới đã được Ramkamhaeng dùng từ năm 1292
theo đó mô tả Thái Lan là một miền đất phì nhiêu, đồ ăn dư thừa, tự do buôn
bán, cấm chỉ chế độ nô lệ và quyền thừa kế được bảo đảm. Cũng vào thời đại
này, các trường Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) được thiết lập tại
Sukhotai. Các trao đổi văn hóa với các nước ngoài được duy trì vì thế tại nơi đây
mới có ảnh hưởng Sinhalese và đặc biệt nhất là đã có mối liên lạc ngoại giao với
Trung Hoa. Theo sử liệu, triều đình Mông Cổ thời bấy giờ đã gửi 7 phái đoàn tới
Thái Lan và có tài liệu còn ghi rằng chính vua Ramkamhaeng cũng đã qua
Trung Hoa vào năm 1299. Thợ thủ công Trung Hoa đã dạy cho người Thái cách
làm đồ sứ nhờ đó sản phẩm của Thái Lan được chở qua Trung Hoa và miền
Sawankhalok ngày nay còn dấu tích của các lò nung.
Khi Đại Hãn Hốt Tất Liệt đánh chiếm miền nam, Ramkamhaeng đã liên
kết với các hoàng tử Mengrai miền Chiang Rai và Ngam Muang miền Phayao
để chống ngoại xâm. Tại miền bắc Thái, hoàng tử Mengrai đã sát nhập được đế
quốc Mon cuối cùng tại Haripunjaya vào năm 1292 và đã chọn Chiang Mai vào
năm 1296 làm kinh đô. Trong khi đó chuyện kể rằng vua Ramkamhaeng đã bị
chết đuối tại thác nước của dòng sông Yom ở Sawakhalok. Hoàng tử kế vị là Lo
3
Thai, trị vì từ năm 1318 tới năm 1347, ưa thích tu hành hơn nên trong thời đại
này liên lạc tôn giáo giữa Sukhothai và Sri Lanka đã được tăng cường. Vua Lo
Thai đã cho xây dựng nhiều tòa nhà để cất giữ các dấu tích Phật mới xin được từ
Sri Lanka.
Con trai của vua Lo Thai là Li Thai lên ngôi từ năm 1347, cũng sùng đạo
Phật nên đã coi trọng tôn giáo hơn quân sự, vì thế ảnh hưởng của miền chư hầu
phía nam Ayutthaya lớn mạnh khiến cho Li Thai cuối cùng bỏ đi tu và các thế
hệ kế tiếp trở thành các công hầu. Năm 1438, kinh đô Sukhothai suy tàn nhưng
thời kỳ Sukhothai đã để lại dấu nét đặc biệt về nghệ thuật thuần Thái Lan nhất.
Thời đại Ayutthaya
Lịch sử Thái Lan đã không ghi rõ nguồn gốc của người sáng lập nên triều
đại Ayutthaya nhưng truyền thuyết đã kể lại rằng vua Traitrung đã cảm thấy rất
buồn khổ khi một công chúa không có chồng đã có con vì ăn phải một trái cà do
tên làm vườn tưới bằng nước tiểu của hắn. Kẻ phạm tội là Nai Saen Pom đã bị
tống khứ khỏi kinh thành cùng công chúa và đứa con. Thần Indra thấu hiểu cảnh
khổ của cả ba người này nên đã cho Saen Pom ba điều ước. Saen Pom có cả
ngàn mụn cóc trên người nên điều ước thứ nhất của Pom là các mụn xấu xa đó
được biến đi. Điều ước thứ hai là xin được một xứ sở để cai trị và một cái nôi
bằng vàng cho đứa con là điều ước thứ ba. Tất cả ba điều ước này đã được thực
hiện. Đứa bé vì thế được gọi tên là Chao U-Thong hay hoàng tử có chiếc nôi
vàng.
U-Thong là một nước nhỏ độc lập, đặt tại tỉnh Suphan Buri này nay. Vua
của xứ này thuộc gia đình của các vua Chiang Saen. Trong thời kỳ vua Phya U-
Thong cai trị, một bệnh dịch tả đã lan tràn khiến cho vương quốc này phải di
chuyển tới Ayodhya hay Ayutthaya. Vị trí của kinh đô mới này có nhiều ưu
điểm. Nơi đây là chỗ tập trung của ba dòng sông Chao Phya, Lop Buri và Pasak,
lại không xa biển và nằm giữa một đồng bằng phì nhiêu nên là trung tâm lý
tưởng về quản trị hành chánh và giao thông. Sau ba năm chuẩn bị, vua Phya U-
Thong đã lập nên kinh đô vào năm 1350 và mang danh hiệu vua Ramathibodi I.
Nhà vua này đã mở mang bờ cõi, gồm cả xứ sở Sukhothai lẫn miền nam Miến
Điện và bán đảo Mã Lai, rồi sau đó còn chiếm xứ Chiang Mai và Cambốt. Vào
thời kỳ này, tuy đế quốc Angkor bị suy tàn nhưng ảnh hưởng Khmer lại được
phổ biến tại triều đình Ayutthaya. Quan niệm “devaraja” (vừa là vua, vừa là
4
thần) của dân tộc Khmer đã khiến nhà vua Thái Lan vừa là người cai trị dân, vừa
là vị đứng đầu giáo hội. Triều đình Thái Lan đã dùng nghi lễ và ngôn ngữ
Khmer và tại các buổi đại lễ, các giáo sĩ Phật Giáo và Bà La Môn cùng hành đạo
bên nhau, một việc làm còn lưu tới ngày nay.
Vua Ramathibodi đã chia quyền hành ra làm bốn khu vực: nông nghiệp,
nội vụ, tài chính và hoàng gia, và nền móng này đã giữ cho vương quyền tồn tại
được trong 417 năm. Ramathibodi qua đời năm 1369. Con là vua Ramesuen đã
đánh chiếm Chiang Mai vào năm 1390 rồi ba năm sau, tấn công Angkor. Kinh
đô Khmer này bị xâm lăng hoàn toàn vào năm 1431 sau 7 tháng vây hãm bởi đội
quân của vua Boromajara II. Người Thái Lan đã thu được rất nhiều chiến lợi
phẩm, bắt theo hàng chục ngàn tù binh, kể cả các nghệ sĩ và các tu sĩ Bà La
Môn.
Tại Thái Lan vào thời kỳ này có hai nước với hai kinh đô là Chiang Mai và
Ayutthaya, và chiến tranh đã diễn ra trong hai thế kỷ với cao điểm là vào thời
đại của vua Boroma Trailokanath, hay còn được gọi là Trailok (1448- 1488).
Vua Trailok đã cải tổ nền hành chánh và kiến trúc xã hội Thái Lan mà ảnh
hưởng còn được duy trì tới thế kỷ 19. Vua Trailok đã tập trung quyền hành vào
trung ương, quy định về sở hữu đất đai, đặt ra các cấp lương bổng và nhân viên,
ấn định chế độ lao động mà người dân phải đóng góp. Đạo luật Triều Đình
(Palace Law) năm 1450 của vua Trailok cũng đề cập tới thứ hạng của các người
trong hoàng tộc, nhiệm vụ của các quan lại...
Vào năm 1511, Alfonso de Albuquerque người Bồ Đào Nha, chinh phục
được Malacca và sau đó đã cho thuyền vào Thái Lan. Vua Ramathibodi II
(1491- 1529) đã cho phép người Bồ buôn bán trên đất Thái để đổi lấy súng đạn.
Đội quân đánh thuê người Bồ cũng giúp vua Thái Lan trong việc chiếm Chiang
Mai và dạy cho người Thái cách đúc súng thần công và súng hỏa mai.
Tại nước Miến Điện, vua Tabinshweti của miền Pegu đã cố gắng thống
nhất đế quốc Miến và đồng thời dòm ngó Thái Lan vì xứ sở này đang yếu đi do
nội chiến. Năm 1549, vua Tabinshweti đem quân đánh vua Mahachakrapat của
Thái Lan vừa mới lên ngôi. Hoàng hậu Thái khi đó là Suriyothai đã cải trang
thành tướng nam, cưỡi voi ra trận đánh quân Miến để cứu chồng đang bị vây
hãm nhưng sau đó, hoàng hậu bị tử thương. Tro tàn của hoàng hậu này còn được
lưu giữ tại Ayutthaya.
5
Cuộc xâm lăng của vua Miến Điện thất bại. Vua Mahachakrapat củng cố
vương quốc với lực lượng quân sự gồm hàng trăm con voi trận và sự giúp đỡ
của người Bồ Đào Nha. Vào năm 1569, kinh đô Ayutthaya lại bị quân Miến
Điện vây hãm và thất thủ bởi đội quân của vua Bayinnaung. Vua Thái Lan
Mahachakrapat bị bắt và bị dẫn về Miến Điện nhưng đã chết dọc đường trước
khi tới Pegu. Vị phó vương Maha Thamaraja được người Miến cho cai trị Thái
Lan như một chư hầu của Miến. Con trai trưởng Naresuen của Maha cùng với
em trai là Ekatotsarot đã nổi lên, về sau dùng du kích chiến đánh thắng quân
Miến Điện, mang lại nền độc lập cho Ayutthya vào năm 1584. Naresuen lên
ngôi vua Thái Lan vào năm 1590 và củng cố vương quốc Thái, làm suy tàn hai
đế quốc Miến Điện ở phía tây và Khmer ở phía đông. Kinh đô Ayutthaya trở nên
phồn thịnh và đã làm ngạc nhiên nhiều du khách người Âu vào thế kỷ 17.
Ảnh hưởng của châu Âu
Người em trai của Naresuen là Ekatotsarot lên trị vì Thái Lan từ năm 1605
tới năm 1610, đã không chú ý đến các chính sách quân sự mà lo phát triển kinh
tế cho Ayutthaya. Nhà vua ban ra các đạo luật tăng thuế khiến cho dưới mắt
người Âu, vua đã mang danh là “người tham lam”. Vào thời kỳ này người Hòa
Lan đã tới Thái Lan và bắt đầu mở trạm mậu dịch vào năm 1608. Vua
Ekatotsarot nhân dịp này đã gửi một phái đoàn đi The Hague. Rồi vào thời vua
Songtham (1610- 1628), người Anh cũng đến Thái Lan, mang theo bức thư của
vua James I và cũng được Thái Lan cho một mảnh đất để xây cất nơi buôn bán.
Người Âu đã bị thu hút đến Thái Lan bởi vì họ coi nơi này là cửa ngõ dẫn
tới việc thương mại với Trung Hoa. Gió mùa tại châu Á không cho phép các tầu
thuyền của thời đại này đi thẳng tới Trung Hoa, vì thế Ayutthaya đã trở nên một
cảng chuyển tiếp giữa châu Âu, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Nền hòa bình
dưới thời vua Naresuen đã mang lại sự thịnh vượng cho người dân Thái và do
đó, làm tăng lên nhu cầu xa xỉ của xã hội Thái Lan như lụa và đồ gốm. Ngoài ra
người Nhật Bản cũng tới Thái Lan để mua các hàng hóa như gỗ quý, thiếc,
đường mía và da thú vật cùng các sản phẩm của châu Âu. Một nhà mạo hiểm
người Nhật của thời bấy giờ là Yamada Nagamasa đã có được tước vị cao trong
triều đình Thái nhờ đó nhiều người Nhật Bản khác đã trở nên vệ sĩ cho nhà vua.
Năm 1628, đội quân đánh thuê người Nhật đã giúp vị Nhiếp Chính là Prasat
Thong tiếm vương quyền của vị vua trẻ. Nhưng rồi Tướng Quân của miền Edo
6
nước Nhật đã không cộng tác với vương quyền đó khiến cho Prasat Thong nổi
giận, trả thù và giết các người Nhật và nhóm người này phải bỏ chạy qua
Cambốt. Prasat Thong trị vì Thái Lan cho đến năm 1655, đã đặt ra độc quyền
của hoàng gia theo đó mọi ngoại thương đều bị kiểm soát trực tiếp bởi nhà vua
và do bộ Tài Chính đảm trách.
Từ năm 1641 người Hòa Lan lấn át được người Bồ Đào Nha tại Viễn Đông
và 7 năm sau, họ đã biểu dương lực lượng hải quân trong vịnh Thái Lan để yêu
cầu vua Thái Lan cho họ đặc quyền kinh tế. Con trai của vua Prasat Thong là
vua Narai, trị vì từ năm 1656 tới năm 1688, đã hợp tác với người Anh để cân
bằng ảnh hưởng của Hòa Lan nhưng sau đó cuộc phong tỏa của Hòa Lan tại cửa
sông Chao Phya đã khiến cho Thái Lan phải dành cho người Hòa Lan độc quyền
mua da thú vật và một số biệt đãi khác.
Tại Thái Lan, các giáo sĩ Dòng Tên người Pháp đã đến triều đình tại
Ayutthaya vào năm 1665 và được phép mở một trung tâm thờ phượng. Cảm tình
của nhà vua Thái Lan khiến cho các giáo sĩ kể trên tưởng rằng nhà vua muốn cải
theo đạo Thiên Chúa. Do các báo cáo của các giáo sĩ người Pháp gửi về, vua
Louis 14 đã gửi một bức thư tay tới vua Narai vào năm 1673.
Sự liên lạc giữa Thái Lan và Pháp lại được gia tăng khi xuất hiện một
người Hy Lạp tên là Constantine Phaulkon. Anh này khởi đầu là một người dọn
phòng của công ty Đông Ấn thuộc Anh. Phaulkon tới Thái Lan năm 1678 và do
có năng khiếu về ngôn ngữ, sau hai năm học anh ta đã nói thông thạo tiếng Thái.
Phaulkon được mướn làm người thông ngôn cho Bộ Trưởng Tài Chính Barcalon
hay Phra Klang. Nhờ khôn khéo, Phaulkon đã leo lên các nấc thang của xã hội
Thái, tới bậc Phya Vijayendra nên được thường xuyên gặp mặt vua Thái Narai.
Sau khi bị thất sủng với công ty Đông Ấn, Phaulkon đã cải sang đạo Thiên Chúa
La Mã để lấy một người đàn bà Nhật theo đạo đó. Do Phaulkon thường xuyên
liên lạc với người Pháp nên nhờ vậy ảnh hưởng của Pháp đã gia tăng đối với vua
Narai. Đã có các trao đổi đại sứ giữa triều đình của vua Loui 14 và vua Narai
Thái Lan và do lời khuyên của Phaulkon, vua Thái Lan đã chấp thuận cho một
đội quân tinh nhuệ Pháp gồm 500 người, dưới quyền chỉ huy của tướng
Desfarges, được đổ bộ lên Thái Lan. Phaulkon vì thế được phong bá tước và
hiệp sĩ của nước Pháp.
7
Ảnh hưởng của Phaulkon, một người Hy Lạp bên cạnh vua Thái, đã khiến
cho một số vị quan cao cấp triều đình Thái lo ngại. Cách ăn xài hoang phí của
Phaulkon cũng làm cho nhiều người tức giận. Dinh thự của Phaulkon tại Lop
Buri đêm nào cũng đãi tiệc trên 40 thực khách, số rượu vang tiêu thụ rất lớn. Sự
hiện diện của người Pháp và quân đội Pháp cùng với ý định xúi giục vua Thái
cải sang đạo Thiên Chúa đã là những mối nghi ngờ. Vào năm 1688 khi vua
Narai bị bệnh, một nhóm người quốc gia đã đứng lên, cầm đầu là Phra
Phetracha, tư lệnh liên đoàn voi trận của hoàng gia. Vua Narai bị giữ trong lâu
đài và Phaulkon bị bắt vì tội phản bội và bị hành quyết vào tháng 6 bên ngoài
Lop Buri. Một tháng sau, vua Narai cũng băng hà. Phra Phetracha lên ngôi. Đòi
hỏi đầu tiên của vị vua mới này là quân đội Pháp phải rút đi hết.
Nước Thái Lan dưới thời vua Narai được người Âu gọi là Xiêm La (Siam).
Những người này đã so sánh kinh đô Ayutthaya đẹp như thành phố Venice của
nước Ý và đã ca tụng đây là thành phố đẹp nhất của miền Viễn Đông. Các lâu
đài hoàng gia cùng hàng trăm đền đài huy hoàng đã tụ tập bên trong bức tường
thành được xây dựng trên hòn đảo lớn của kinh đô.
Các vị vua kế nghiệp vua Narai đã chấm dứt chính sách mở cửa. Các giáo
sĩ ngoại quốc tuy còn được phép ở lại và việc buôn bán với nước ngoài vẫn được
duy trì nhưng trong giới hạn. Thái Lan từ đây ở vào vị thế cô lập trong 150 năm
và các nhà vua đã tập trung vào việc xây dựng nội bộ và tôn giáo. Hệ thống giao
thông thủy lộ được phát triển.
Thời đại của vua Boromakot (1733- 1758) được coi là giai đoạn vàng son
của kinh đô Ayutthaya. Văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ tập trung về triều đình; văn chương
và nghệ thuật đã phát triển mạnh. Xứ Tích Lan (Ceylon) đã phải mời một phái
đoàn sư tăng của Thái Lan qua đó để chấn chỉnh đạo pháp.
Vào năm 1758, con của vua Boromakot lên ngôi sau khi tranh giành ngôi
báu rồi sau đó đã đam mê cung tần mỹ nữ. Vào thời kỳ này, đế quốc thứ ba của
Miến Điện do vua Alaungpaya đã tấn công Thái Lan vào năm 1760 nhưng bị
đẩy lui. Bẩy năm sau, con của vua Alaungpaya là Hsinbyushin mang quân vây
hãm Ayutthaya trong 14 tháng và đã thành công. Người Miến khi rút ra vội vã,
đã cướp đi tất cả tài sản, đốt sạch kinh đô Ayutthaya kể cả các ngôi chùa và bắt
theo tất cả hoàng gia Thái cùng 90 ngàn người, dẫn về Miến Điện. Nền văn
minh của Thái Lan trong 4 thế kỷ đã bị hủy diệt.
8
Kinh đô Bangkok
Trong khi kinh đô Ayutthaya bị vây hãm, một vị tướng trẻ tên là Phya
Taksin đã tụ tập được một số quân sĩ, phá vòng vây và chạy về Chantaburi ở bờ
biển phía đông nam của vịnh Thái Lan. Bẩy tháng sau khi Ayutthaya thất thủ,
Taksin đã đem quân về kinh đô và đánh đuổi được người Miến. Taksin đã kể
cho mọi người nghe giấc mơ được gặp các vị tiên vương Thái Lan và được bảo
nên dời kinh đô về một nơi mới.
Taksin đã thiết lập kinh đô mới tại Thonburi, bên bờ phía tây của dòng
sông Chao Phya và lên ngôi vua. Sau khi thấy vương quốc Thái Lan sụp đổ,
trách nhiệm của vua Taksin là thống nhất lại đất nước và chống trả cuộc xâm
lăng của quân Miến Điện. Taksin đã trị vì tới năm 1782 nhưng trong 7 năm cuối,
quyền uy được giao phó cho hai vị tướng tin cẩn và cũng là anh em, là Chao
Phya Chakri và Chao Phya Sarisih. Hai vị tướng này đã chiếm lại Chiang Mai,
mở mang bờ cõi Thái Lan tại phía bắc, tràn qua Cambốt và Lào ở phía đông.
Chính trong chiến dịch tràn quân qua Lào mà đội quân Thái chiếm được bức
tượng Phật Ngọc Bích (the Emerald Buddha) rất nổi tiếng. Tượng Phật này được
tạc từ khối ngọc thạch lớn và thờ tại Chiang Ray vào năm 1436. Người Thái từ
lâu đã coi bức tượng này là linh thiêng nhất và là biểu tượng cho nền độc lập và
thịnh vượng của xứ sở.
Tại Thonburi, vua Taksin sau này trở nên bất thường và tàn bạo. Chứng
bệnh hoang tưởng (paranoid), có lẽ do quá lo lắng về chiến trận, đã khiến nhà
vua tưởng mình là một bồ tát trong khi đó lại hành hạ các sư tăng, các vị quan
cao cấp cùng trẻ em, bắt buộc họ phải thú nhận phạm phải các tội giả tưởng.
Vào tháng 3 năm 1782, một cuộc nổi dậy đã xẩy ra khiến cho vua Taksin
phải thoái vị và vào sống trong một tu viện. Vị tướng đảo chính đã mời Chao
Phya Chakri làm vua sau chiến dịch tại Cambốt. Tướng Chakri đã lên ngôi vua
vào ngày 6 tháng 4, lập nên triều đại Chakri và ngày nay người Thái Lan còn kỷ
niệm ngày 6 tháng 4 này. Vua cũ Taksin vì bị coi là một nguồn đe dọa cho sự ổn
định nội bộ Thái nên đã bị hành quyết theo tục lệ hoàng gia trước các giọt nước
mắt đau buồn của vua mới Chakri.
Khi lên ngôi, vua Chakri lấy danh hiệu là Ramathibodi mà sau này người
Thái gọi là vua Rama I, đã ngự trị Thái Lan từ 1782 tới năm 1809. Nhà vua đã
dời kinh đô từ Thonburi qua một nơi rộng rãi hơn ở gần đó gọi là Bangkok.
9
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Ngày
10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên
và Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay
đổi 16 hiến pháp, nhưng chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở Hiến pháp 1932. Sau sự
kiện 19/9/2006, Thái Lan lập chính phủ mới do Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn
đứng đầu.
Hiện nay, Thái Lan đang trong khủng hoảng chính trị nghiêm trọng do
Liên minh nhân dân vì dân chủ cầm quyền gây ra.
2. Các điều kiện về tự nhiên và xã hội
Với diện tích 514,000 km² (tương đương diện tích Việt Nam + Lào), Thái
Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau
Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng
với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m)
là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về
phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng
sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về
phía bán đảo Mã Lai.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho
tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng
3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn
nóng, ẩm.
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có
tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là
tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam
Thái, tiếng Mã Lai. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau
những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế,
chính trị và văn hoá Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều
người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Thái, là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có
ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ
không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hoà
nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền
10
nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân
tộc miền núi khác. Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và
định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Tiểu
thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon
(cách Bangkok 463km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người
Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng
đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã
Lai. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã chiếm 0,75% dân số. Ngoài
ra, còn có một nhóm người theo Ấn Độ giáo dòng Sikhs hoặc các dòng khác, có
thế lực, sống tại các thành phố.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn
tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan
hoặc tiếng Môn – Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái
Lan, mức độ thành thạo thấp.
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh) trong đó có tỉnh Bangkok. Các tỉnh được
chia thành các huyện hoặc quận Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận
(thuộc Bangkok). Một số phần Của các tỉnh giáp ranh với Bangkok thường được
gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ
trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket
hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã trong khi các quận được chia
thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các
thôn .Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố , thị xã và thị trấn. Nhiều
thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai
thành phố và vài thị xã.
3. Các điều kiện để Thái Lan phát triển kinh tế
3.1 Các điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi của Thái Lan cho phát triển kinh tế đó là :
Thái Lan thuộc khu vực giàu tài nguyên, dưới lòng đất ở đây rất giàu
vonphram, thiếc, ga tự nhiên, tantalium, chì, thạch cao, than non, fluorite. Ngoài
ra Thái Lan còn có một tài nguyên phong phú nữa là đất, với diện tích 514,000
km2 (tương đương diện tích Việt Nam + Lào). Rộng thứ 3 ở Đông Nam Á sau
Indonesia va Myanma. Thái Lan được xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích.
11
Thái lan là mái nhà chung cua một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng
với các vung kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576m) là
đồi Inthanon Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía
đông là sông Mêkông. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông
ChaoPhraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía
bán đảo Mã Lai.
Thái Lan có bờ biển dài, tiếp giáp với 2 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương), và nhiều sông ngòi chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc khai thác,
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa
nhiều, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp. với 55%
đất đao trồng trọt được sử dụng để trồng lúa, đất có thể canh tác của thái lan có
tỷ trọng lớn, 22,25% của toàn bộ khu vực sông MêKông.
Chăn nuôi cũng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Thái Lan.Ngành chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại
đã có bước nhảy vọt,Điều đó đã khẳng định rằng, việc công nghiệp hóa ở thái
lan chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của một nên nông nghiệp hoàn chỉnh.
Thái lan có một vị trí địa lý không những thuận lợi cho việc phát triển
ngành nông nghiệp mà ngành dịch vụ du lịch cung phát triển không kém. Trong
những năm 60, ngành du lịch của Thái Lan có cơ hội phát triển mạnh, bởi vì vào
giai đoạn đó Thái Lan đã được Mỹ chọn là một trong những nơi chính cung cấp
dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính Mỹ( trong chiến tranh đông dương). Sau
khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, ngành kính tế này bị suy giảm, nhưng với những
kinh nghiệm thu được họ đã tích lũy được kinh nghiệm để phát triển sau này. Từ
đầu năm 80 thái lan đã chủ trương lấy “ du lịch để dựng nước”. kết quả đã làm
bùng nổ ngành du lịch, điều đó đã nói lên rằng du lịch đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
12
3.2 Các điều kiện khó khăn
Nền kinh tế Thái Lan đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lương thực
và nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê cho thấy,lạm phát
trongtháng 6 vừa qua ở Thái Lan đã lên tới 8,9%, mức cao nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997, và có thể tăng lên mức hai con số trong tháng
7. Điều này ảnh hưởng xấu tới lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư,
khiến Ngân hàng Thái Lan có thể phải xem xét khả năng tăng lãi suất để góp
phần kiềm chế lạm phát. Như một số quốc gia trong khu vực, Thái Lan đang
chật vật đối phó với lạm phát tăng vọt trước ảnh hưởng của việc giá dầu tăng
cao. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố một báo cáo, trong đó
nhận định tốc độ tăng trưởng năm 2008 của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ
xoay quanh mức 7% , thay vì 7,6% như dự báo trước đây và thấp hơn nhiều so
với mức tăng 8,7% năm 2007. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ lạm phát quá cao,
cơn sốt giá dầu và lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới chi tiêu của các hộ gia
đình và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác
động mạnh tới các hoạt động kinh tế ở hầu hết các nước. Trong đó, Thái Lan bị
ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, chiếm 12,5% tổng thu
nhập quốc dân. Nguy cơ đó còn tồi tệ thêm bởi cuộc chiến chính trị quyết liệt ở
nước này, bao gồm phong trào biểu tình phản đối chính phủ trên đường phố và
lực lượng đối lập ở Quốc hội... Điều này đã làm xói mòn lòng tin của người tiêu
dùng và các nhà đầu tư
Bên cạnh đó nền kinh tế Thái Lan còn phải chịu hậu quả nặng nề từ nhưng
bất ổn về mặt chính trị. Chính vì sự bất ổn chính trị và tình trạng bạo lực leo
thang ở các tỉnh miền Nam mà Bộ Tài chính Thái Lan hồi đầu tháng 6/2007 đã
phải điều chỉnh giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này năm 2007, từ
mức dự đoán trước đó 4,0-4,5% xuống 3,8-4,3%.Bộ Tài chính Thái Lan cho
hay, tiêu dùng và đầu tư ở Thái Lan hiện rất yếu, một phần là vì tình trạng bất ổn
chính trị. Việc người Thái cảm thấy lo ngại trước triển vọng ảm đạm của tình
hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước đã khiến lòng tin tiêu dùng ở nước
này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tình hình này vẫn
chưa có dấu hiệu kết thúc và kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục ngấm đòn từ những
sự bất ổn vĩ mô nói trên.Chính vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang
quay bước rời khỏi Thái Lan. Năm ngoái, ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính,
13
ba hãng sản xuất ôtô của Nhật gồm Nissan, Honda và Mazda đã đóng cửa nhà
máy tại Thái Lan. Nhiều đại gia đang làm điều tương tự. Và không chỉ có vốn
đầu tư trực tiếp, dòng vốn gián tiếp cũng đang chảy ra khỏi thị trường náo nhiệt
một thời này. Về vấn đề này, theo nhìn nhận chung của nhiều nhà quan sát trong
khu vực, dường như nhiều nước láng giềng hoặc nằm cùng khu vực có thể sẽ
hưởng lợi nếu khéo léo thu hút được những nguồn vốn này.
Một trong những nguyên nhân khác gây trở ngại cho sự phát triển của nền
kinh tế Thái Lan, đó là sự bất đồng về mật quan điểm giữa chính phủ và ngân
hang trung ương Thái Lan. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan khẳng định ngân hàng
trung ương nước này cần tập trung nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thay vì
đưa ra những nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng lạm phát như hiện nay.Ông
Suparong Suebwonglee cho biết, thống đốc ngân hàng trung ương Tarisa
Watanagase cần đưa ra quyết định xung quanh những lời kêu gọi thay đổi chính
sách. Trong khi đó, ngân hàng trung ương cũng không đưa ra các biện pháp tăng
lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát.Tháng trước, Ngân hàng trung
ương Thái Lan đã nâng mức lãi suất từ 3,25% lên 3,5%, một trong những nỗ lực
nhằm đối phó với tốc độ lạm phát giá tiêu dùng tăng tới 9%. Cũng như nhiều
quốc gia Châu Á khác, Thái Lan đang phải đối mặt với những tác động về mặt
xã hội và kinh tế do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.Trong những tuần gần
đây, chính phủ và ngân hàng trung ương Thái Lan đã phối hợp thảo luận nhằm
đưa ra biện pháp tốt nhất cho những khó khăn kinh tế của Thái Lan. Các chính
sách của chính phủ và ngân hàng cần “đi theo một hướng chung”, Bộ trưởng
Surapong khẳng định.Áp lực lạm phát đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các
ngân hàng trung ương trong khu vực. Mới đây, Hàn Quốc đã đưa lãi suất lên
mức cao nhất trong 7 năm qua là 5,25%, khi các chỉ số thể hiện rằng giá các mặt
hàng nguyên liệu sản xuất ở mức cao nhất trong 10 năm qua.
Ngoài ra nền kinh tế Thái Lan còn chịu phụ thuộc quá nhiều vào đồng
USD. Tôm đông lạnh, linh kiện máy tính, mỹ phẩm chỉ là vài trong số những
mặt hàng mà Thái Lan xuất khẩu sang châu Mỹ - nhân tố giúp nền kinh tế nước
này tăng trưởng mạnh. Nhưng mối đe dọa suy thoái ở Mỹ khiến chính phủ mất
nhiều công sức trong việc tìm những con đường khác để kích thích nền kinh tế
trong nước.Giá dầu mỏ cao và sự suy yếu của đồng USD có thể làm giảm xuất
khẩu của châu Á. Nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á không phải ngoại lệ.
14
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước này có thể giảm xuống mức một con số
lần đầu tiên kể từ năm 2002.Đầu tháng 3, chính phủ thông qua khoản giảm thuế
trị giá 40 tỷ baht (1,26 tỷ USD) - chiếm 0,45% GDP của Thái Lan - để kích
thích tiêu dùng và sự tăng trưởng của khu vực bất động sản.Bộ Thương mại nỗ
lực kiềm chế mức độ tăng giá của hàng tiêu dùng và một số mặt hàng thực phẩm
như thịt lợn, gạo. Bộ Năng lượng cũng đang tính tới việc trợ giá nhiên liệu. Bộ
Tài chính soạn thảo các biện pháp để cấp tín dụng tới những vùng nông thôn
thông qua hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù nhiều người lo
ngại các khoản vay nhỏ có thể khuyến khích nông dân mua sắm những thứ
không cần thiết như ôtô và điện thoại di động, song những người ủng hộ khẳng
định chúng giúp nông dân tránh được "móng vuốt" của giới cho vay nặng
lãi.Đồng baht tăng giá gần 20% so với đồng USD trong năm 2005, gây khó khăn
cho xuất khẩu, buộc chính phủ thực thi các biện pháp kiểm soát tiền tệ từ năm
2006. Nhưng điều này lại gây tác động tiêu cực đối với môi trường đầu tư.Ngân
hàng trung ương Thái Lan đã dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát từ tháng 2, khiến
đồng baht tiếp tục tăng giá. Đồng tiền này đã tăng 8% trị giá so với đồng USD
kể từ tháng 1 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/1997, biến nó thành loại tiền tệ
tăng giá mạnh nhất trên thị trường châu Á. Và các công ty xuất khẩu tiếp tục
khó khăn.Các nhà kinh tế đang chờ xem liệu ngân hàng trung ương Thái Lan có
theo gương Cục dự trữ liên bang Mỹ trong việc cắt giảm mạnh lãi suất hay
không. Một quyết định cắt giảm lãi suất có thể làm giảm áp lực đối với đồng
baht, nhưng cũng có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mức lạm phát trong tháng
2 là 5,4% - cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Giới quan sát đánh giá, đây là thời
điểm khó khăn với ngân hàng trung ương.
Bên cạnh đó, nền kinh tế của Thái Lan cũng có những hạn chế như: khả
năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu (điện tử, điện máy) còn thấp do
chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết
vấn đề khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa & nhỏ và khó
khăn về việc giảm chi phí trong các doanh nghiệp; nguồn nhân lực thiếu những
nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao.
15
4. Các chính sách kinh tế của Thái Lan
4.1 Chính sách thương mại quốc tế
Để phát triển nền kinh tế của đất nước,nhà nước Thái Lan đã đặt ra rất
nhiều biện pháp để thúc đây thưong mại phát triển.Trong đó phải kể đến sự đóng
góp lớn của những chiến lược phát triển cơ bản.Đầu tiên phải kể đến chiến lược
từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của
nước ngoài,tận dụng nguồn nhân lực rẻ trong nước.
Vào thập kỷ 60,chính là lúc Thái Lan bước vào thời kì đầu của công
nghiệp hoá. Áp dụng chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đáp
ứng nhu cầu nội địa mà không cần nhập ngoại.Chính sách công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu lúc đó đã đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển một nền công
nghiệp dân tộc,nó được dùng như một công cụ để củng cố nền độc lập dân tộc
của Thái Lan.
Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn
vốn nước ngoài bước đầu đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Từ chỗ nồng
nghiệp chiếm 60% tổng thu nhập quốc dân năm 1960, đến năm 1970 con số đó
chỉ còn 30%,trong khi đó công nghiệp mới đã xuất hiện và có sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế như hàng dệt may ,thuộc da,lắp ráp máy móc.Tuy
nhiên ,nhìn chung cho đến cuối thập kỉ 70,công nghiệp Thái Lan vẫn chủ yếu
tập trung vào các ngành công nghiệp thực phẩm,công nghiệp nhẹ và phần lớn
đươc tập trung ở các đô thị và đồng bằng miền Trung.
Cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giơi(1973 và 1979) đã đẩy giá dầu lửa tăng
cao làm cho nền kinh tế Thái:nước nhập khẩu dầu lửa lâm vào tình trạng khốn
đốn.Trong khi đó viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các nước đồng minh dành
cho Thái Lan ngày càng giảm vào những năm 70 càng làm cho nền kinh tế Thái
Lan càng trở nên trì trệ.
Để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi sự trì trệ,từ đầu thập kỉ 80,chính phủ
Thái đã tiến hành định hướng lại các chính sách và mục tiêu phát triển của
mình..Nội dung của những kế hoạch này được thể hiện trong các kế hoạch 5
năm lần thứ năm (1982 – 1986).Mặt khác,chính phủ Thái Lan cũng đã tranh thủ
những khuyến nghị của ngân hang thế giới (WB) và đã thực hiện các biện pháp:
ưu tiên vay vốn và giảm thuế cho những ngành công nghiệp sản xuất hang xuất
khẩu;cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu,giảm bớt thủ tục hành chính;cho tự do
16
cạnh tranh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;Giảm bớt hang rào thuế
quan.
Chính phủ Thái lan đã tích cực thực hiện các biện pháp trên để được
hưởng chế độ tối huệ quốc của Mỹ.Kết quả của việc thực thi các biện pháp trên
đã giúp Thái trở thành nước hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.Từ
năm 1982 đến năm 1986, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan đạt gần
4,5 tỷ USD
Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, ở Thái Lan đã bùng nổ làn sóng
mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài.Nếu như năm 1986 đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Thái Lan đạt 925 triệu USD thì năm 1988 lên đến 6,2 tỷ USD .Từ
năm 1987 đến năm 1994 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan là trên 49 tỷ
USD.
Vơi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó đã tạo đà cho nền kinh tế
Thái Lan phát triển với tốc độ tăng trưởng cao 8,5%/năm suốt từ 1991 đến
1995. Đồng thời làm tăng dự trữ ngoại tệ từ 16,5 tỷ USD năm 1990 đến 46,5 tỷ
USD năm 1995.
Như vậy là tuy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tăng lên,nhưng sau mấy
chục năm tiến hành công nghiệp hoá dựa vào nguồn vốn nước ngoài ,nền công
nghiệp Thái Lan chủ yếu vẫn là nền công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên
nhiên và sức kao động của con người và vẫn là nền công nghiệp gia công lắp ráp
,phụ thuộc vào nước ngoài.
Tiếp đó phải kể đến chiến lược lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu cho
tăng trưởng kinh tế.
Thái Lan trước chiến tranh thế giới thứ 2 là nước chuyên xuất khẩu nông
sản và nguyên liệu thô (lúa gạo ,thiếc ,cao su) .Đây là nguồn thu ngoại tệ chính
của đất nước.Cho đến những năm cuối thập niên 70,nông phẩm (chủ yếu vẫn là
gạo) vẫn chiếm tới 75% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của nước này.
Từ những năm 80 ,ngành xuất khẩu của Thái Lan bắt đầu bùng nổ.Nếu
những năm 80 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 12%-15% thì đến năm 1990-
1995 con số này đã là trên 20%.Từ chỗ hàng công nghiệp chỉ chiếm 4% tổng
kim ngạch xuất khẩu vào năm 1966 đã lên toíe 55% vào năm 1986.
Sự bùng nổ xuất khẩu trong thời gian này đã mang lại cho quốc gia này
một nguồn ngoại tệ khổng lồ:năm 1996 đã đạt tới 56 tỷ USD.Cùng với lĩnh vực
17
mậu dịch xuất khẩu,dịch vụ luôn thể hiên là khu vực kinh tế năng động nhất.Từ
những năm 60 đến nay,khu vực dịch vụ luôn đóng góp tới 50% tổng thu nhập
nội địa.Một thập niên trở lại đây,khu vực kinh tế này có tốc độ tăng trưởng kinh
tế từ 7%-8% / năm và thu hút 40% lực lượng lao động của cả nước.
Nếu như trước những năm 70,buôn bán nội địa và vận chuyển trong nước
là hoạt dộng chính của dịch vụ thì những năm 80,nhiều hoạt động khác nổi lên
và hoạt động rất mạnh như Ngân hàng,tài chính,bưu chính viễn thông,hàng
không dân dụng và đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Thái Lan là một trong những nước có kinh nghiệm phát triển du lịch.Từ
những năm 1959 nước này đã lập cơ quan chuyên trách về du lịch.Trong những
năm 80.du lịch nước này có cơ hội phát triển,bởi vì ở giai đoạn đó Thái Lan đã
được Mỹ chọn là địa điểm chính cung cấp dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính
Mỹ trong chiến tranh Đông Dương.Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương,ngành
kinh tế này bị sụt giảm mạnh,nhưng những kinh nghiệm mà họ thu được đã trở
thành vốn quý giúp họ phát triển sau này.Từ đầu những năm 80,Thái Lan đã chủ
trương lấy du lịch để dựng nước.Kết quả đã làm bùng nổ ngành du lịch.Năm
1980 mới có 1.847.000 khách đến Thái Lan thì đến năm 1994 con số này đã
tăng lên hơn 6 triệu người.Từ 1990 đến 1994 ngành du lịch đã cung cấp chp
Thai lan khoảng gần 6 tỷ USD /năm chiếm từ 4%-5% tổng thu nhập quốc
dân.Rõ ràng là du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của
Thái Lan.
Chính phủ Thái lan đã biết tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành nghề,các
chủng loại cây trồng vật nuôi,vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước,vừa có nông phẩm để xuất khẩu.Diện tích canh tác của Thái Lan khá
lớn,chiếm gần một nửa tổng diện tích của cả nước.Sở dĩ Thai Lan có diện tích
đất canh tác lớn như vậy một phần là do phong trào khai hoang phục hoá diễn ra
rất mạnh mẽ từ 1950 đến năm 1970.Lúc đầu những cuộc di dân,khai hoang là tự
phát,nhưng đến những năm 50 trở đi,chính phủ Thái đã chú trọng đến việc tổ
chức xây dựng từng khu kinh tế mới ở vùng sâu vùng xa và tăng cường đầu tư
hỗ trợ ban đầu cho những ai muốn lập nghiệp ở những miền đất mới.Năm
1974,chính phủ Thái Lan ban hành luật cải cách ruộng đất.Theo luật định thì
mỗi hộ nông dân sẽ được chua 4 hecta ruộng.Quỹ đất đem chia đó là do nhà
18
nước bỏ tiền ra mua lại ruộng đất của địa chủ.Bên cạnh đó là mua đất khai
hoang.
Thai Lan có bờ biển dài,tiếp giáp với 2 đại dương lớn và nhiều sông ngòi
chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.Trong
những năm 1944 -1996,giá trị xuất khẩu tôm tươi và đông lạnh đã đạt tới 2 tỷ
USD.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua
phát triển tương đối ổn định,với tốc độ tăng trưởng 4%/năm và nền kinh tế nông
nghiệp Thái đã phát triển khá hoàn chỉnh.Điều đó chứng tỏ công nghiệp hoá của
Thái chỉ được thực hiện trên cơ sở của một nền nông nghiệp hoàn chỉnh.Do
đó ,Thái Lan cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác,trong buổi đầu phát triển
kinh tế đều phải xuất phát từ thế mạnh nông nghiệp.
Qua 35 năm(1961 - 1996) thực thi 7 kế hoạch 5 năm đã cho thấy vai trò
của nhà nước Thái Lan trong điều tiết kinh tế vĩ mô là cực kì quan trọng,bởi vì:
1/ Việc xác định đúng đắn một chiến lược cho từng thời kì cụ thể để phát
triển có ý nghĩa tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan từ thập kỉ
60 trở đi.Ví dụ việc chuyển từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
đến chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nền
kinh tế Thái Lan có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới dù còn có những hạn
chế nhất định.
2/ Nhà nước Thái Lan đã sử dụng khu vực kinh tế nhà nước như một công
cụ điều tiết vĩ mô,ví dụ:Nhà nước đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế,tập trung tới 70%-90% ngân sách nhà nước để phát triển nong
thôn...
3/ Chính sách tạo vốn để phát triển.Một trong những mây thuẫn lớn nhất
trong giai đoạn đầu phát triển đất nước của Thái lan là mâu thuẫn giữa nhu cầu
đầu tư xây dựng ngày càng lớn với số vốn trong nước quá ít ỏi,bởi thế Thái Lan
đã thực hành tiết kiệm và khai thác vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
4/ Chính sách tiền tệ:để đẩy mạnh xuất khẩu,chính phủ đã thực hiện sử
dụng đòn bẩy bằng tỷ giá hối đoái,đặc biệt từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6,tỷ giá
hối đoái không được cao hơn hoặc thấp hơn so với ngoại tệ mạnh,đặc biệt là
đồng USD.Tỷ giá được xác định theo từng chu kỳ phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu trên thị trương tài chính.
19
Chính sách tín dụng nới lỏng để kích thích sản xuất hàng xuất khẩu,khuyến
khích cho nông dân vay tiền để sản xuất đặc biệt là ở vùng sâu vùng cao.Năm
1982 ,Thái lan đã ó Uỷ ban kiểm soát giá cả.Uỷ ban này hoạt động rất mạnh và
có hiệu quả,quy đinhk giá tối đa cho các mặt hàng chủ yếu và còn áp dụng chính
sách phân phối hàng hoá cho một số đối tượng.Uỷ ban kiểm soát giá được thành
lập để kiểm soát giá cả để tạo nên sự ổn định về tiền tệ,nhưng khi nền kinh tế
bùng nổ thì nhà nước chỉ can thiệp vào một số mặt hàng có tính độc quyền như
xăng dầu,bột giặt,dầu thực vật...
Thái Lan cũng rất chú trọng chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy
mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng
thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu
vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, Thái Lan chú trọng đàm phán
thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã ký với
Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO.
Thái Lan đã thành công trong việc tăng cường xuất khẩu sang các thị
trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Đài Loan,
Canađa, Hàn Quốc, Myanmar, Trung Quốc, Australia và Hồng Kông. Bộ
Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào 3 kế hoach ưu tiên là: giảm nhập khẩu và
thúc đẩy tăng trưởng bền vững; giải quyết các vấn đề về xuất khẩu nông nghiệp
và tăng khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
4.2 Chính sách đầu tư quốc tế
Các chính sách phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Thái Lan
được chính phủ đưa ra trong các kế hoạch 5 năm.
Kế hoạch 5 năm lần thứ năm ( 1982-1986) đã đề ra một phương hướng
mới táo bạo, nhằm tạo tiền đề đưa Thái Lan vào hàng ngũ các nền kinh tế công
nghiệp mới (NICs) cụ thể là:
- Phân chia từng vùng lãnh thổ để đề ra các chính sách cụ thể.
- Mở rộng, phát triển trung tâm đô thị, các khu kinh tế mới ở các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao và dọc theo bờ biển.
- Giữ vững sự ổn định tiền tệ và tăng cường tiết kiệm.
- Cân đối lại nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch
vụ du lịch.
20
1. Lịch sử ra đời và phát triển của Thái Lan
Người Thái Lan tự hào về đất nước của họ đã không là một thuộc địa của
cường quốc tây phương nào vào cuối thế kỷ 19, quê hương của họ cũng không
bị nội chiến tàn phá dù cho nền chính trị có gặp các xáo trộn. Trong thế kỷ vừa
qua, giới lãnh đạo Thái Lan đã khôn ngoan trong nền ngoại giao quốc tế nên có
thể duy trì được nền độc lập cho xứ sở, họ đã biết tiếp thu các ảnh hưởng tây
phương đồng thời vẫn duy trì được chủ quyền quốc gia.
Từ thế kỷ 12 tới đầu thế kỷ 20, quê hương này được người ngoại quốc gọi
là Siam = Xiêm La cho tới năm 1939, tên chính thức của vương quốc được gọi
thành Thái Lan sau một biến cố dân chủ, trong đó danh từ “Thái” có nghĩa đen
là “tự do”. Nguồn gốc của dân tộc Thái được cho là từ tỉnh Vân Nam bên Trung
Hoa nhưng cũng có người lại cho rằng dân tộc gốc của xứ sở này đã từ đồng
bằng sông Menam Chao Phya đi lên mạn Nam Trung Hoa rồi gặp thời kỳ bành
trướng của Đại Hãn Hốt Tất Liệt mà lại phải di chuyển xuống phía nam.
Các dấu tích khảo cổ cũng cho thấy sự hiện diện của người Ấn Độ tại Thái
Lan vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Tài liệu Phật Giáo Sinhalese là
Mahavamsa còn kể lại Vua Ấn Độ Ashoka (268- 232 trước TL) đã cử hai đặc sứ
tới miền Suvannabhumi, thuộc Đông Nam Á. Tới đầu kỷ nguyên Tây Lịch, đã
có giao dịch buôn bán qua đường biển giữa Ấn Độ và miền nam Thái Lan. Các
tượng Ấn Độ cổ đã được tìm thấy tại cả hai cửa sông miền nam Thái Lan, ghi
dấu của thế kỷ thứ 4 sau Tây Lịch.
Trong các thế kỷ tiếp theo, Phật Giáo và Ấn Độ Giáo tiếp tục được du
nhập vào các miền Đông Nam châu Á và đã được sửa đổi để thích hợp với các
nhu cầu địa phương. Tiếng Phạn (sanskrit) được giới quý tộc dùng làm ngôn
ngữ triều đình trong khi tiếng Pali là ngôn ngữ của kinh Phật Giáo. Các nhà cai
trị địa phương thời bấy giờ có lẽ đã dùng các tu sĩ Bà La Môn làm cố vấn trong
việc tổ chức chính quyền. Các sắc dân định cư đầu tiên của xứ Thái Lan là
người Mon và người Khmer đã chịu ảnh hưởng Ấn Độ rất nhiều. Các khai quật
khảo cổ tại Lopburi và Nakhon Pathom đã chứng minh miền định cư của người
Mon từ thế kỷ thứ 7 và nghệ thuật Phật Giáo của thời đại Dvaravati (thế kỷ 6 tới
thế kỷ 11) là của sắc dân người Mon. Người Khmer nổi tiếng vì khu vực đền đài
1
Angkor Wat, cũng để lại nhiều ngôi đền thờ tại các tỉnh miền đông bắc Thái
Lan.
Sắc dân Thái
Có nhiều lý thuyết cắt nghĩa việc định cư của sắc dân Thái. Lý thuyết đáng
tin cậy nhất cho rằng vào thế kỷ thứ 10, một dân tộc từ tỉnh Vân Nam tại phía
nam của Trung Hoa đã di chuyển theo các dòng sông và thung lũng, xuống phía
nam và tỏa ra thành các giống dân: người Shan còn được gọi là “Thai Yai” (Thái
lớn) di chuyển về phía bắc của Miến Điện, người Ahom Thai định cư tại Assam,
một nhóm khác tới đất Lào vào, số còn lại đi qua đảo Hải Nam. Nhóm dân đông
nhất là “Thai Noi” (Thái nhỏ) đã thiết lập cơ sở chung quanh Chiang Saen tại
miền bắc của nước Thái Lan ngày nay. Họ đã lập nên một nước nhỏ đóng đô tại
Sukhothai vào năm 1238 và sắc dân gốc Thái này di chuyển dần xuống phía
nam, tới Chiang Rai năm 1281 và Chiang Mai năm 1296 rồi xứ sở Thái được
nới rộng tới bán đảo Mã Lai.
Vào thế kỷ 13, vương quốc Thái Sukhothai bắt đầu mở mang, đã lấn át các
vương quốc Mon và Khmer. Tại phía nam và trên dải đất hẹp là ảnh hưởng của
vương quốc quân sự và thương mại Srivichaiya đã hình thành từ thế kỷ 7 mà có
người cho rằng vương quốc này đặt kinh đô tại Palembang ở Sumatra, hoặc
Chaiya tại miền nam Thái Lan, hoặc tại Kalimantan trên đảo Borneo. Vương
quốc Srivichaiya sau đó cũng bị suy tàn vì ảnh hưởng của vương quốc
Sukhothai.
Danh từ Sukhothai có nghĩa là “bình minh của hạnh phúc”. Theo tài liệu
cổ xưa, người dân Thái vào thời đại Sukhothai đã vui sống tự do, đây là thời
vàng son của dân tộc Thái Lan với đất nước thanh bình, tài nguyên phong phú
và được vị minh quân cai trị. Theo truyền thuyết, người sáng lập ra vương quốc
này là vị anh hùng Phra Ruang. Vào thời đó dân tộc Thái phải triều cống cho
vua Khmer đóng đô tại Angkor thứ nước thiêng lấy từ một hồ nước bên ngoài
Lop Buri vì vị vua Khmer cần nước thiêng từ bốn miền biên giới. Xe bò chở
nước trong các lu bằng đất nung lại đi đường xa khiến cho không tránh khỏi bị
bể vỡ dọc đường, và người dân Thái đã phải chuyên chở hai hay ba lần mới nạp
đủ số nước triều cống. Khi Phra Ruang tới tuổi trưởng thành, ông ta đã chế ra
một thứ lu đan bằng tre và được gắn kín, nhờ đó việc chuyên chở nước thật dễ
dàng. Sự sáng suốt này khiến cho vua Khmer phái một vị tướng tới để diệt trừ
2
Phra Ruang nhưng ông này đã biến kẻ thù thành đá. Sau đó Phra Ruang kết hôn
với con gái tộc trưởng miền Sukhothai rồi trở nên vị vua đầu tiên của vương
quốc độc lập Sukhothai. Phra Ruang mang danh hiệu Sri Indraditya. Kể từ thời
đại Sukhothai này, đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi và đi dần vào nếp sống
của dân chúng cho tới ngày nay.
Người con trai thứ hai của vị vua sáng lập kể trên có tên là Ramkamhaeng.
Năm 19 tuổi, vị hoàng tử này đã theo cha ra trận và đánh thắng kẻ thù trong một
trận đấu dùng voi. Vì thế vua cha đã ban cho hoàng tử thứ hai tước hiệu Phra
Ramkamhaeng hay Rama, vị anh hùng.
Vương quốc Sukhothai vào thời Ramkamhaeng lên ngôi chỉ là một xứ sở
nhỏ hẹp nhưng dưới triều đại này, lãnh thổ đã được mở rộng gấp 10 lần, từ
Luang Prabang tại Lào qua cánh đồng trung tâm của dòng sông Chao Phya tới
tận bán đảo phía nam, còn tại phía tây, sắc dân Mon của miền nam Miến Điện
cũng phải thần phục.
Ramkamhaeng là nhà cai trị, nhà lập pháp và chính khách. Ông đã phát
minh ra chữ Thái bằng cách phối hợp hệ thống mẫu tự Khmer với tiếng Thái.
Các sắc chỉ viết bằng lối chữ mới đã được Ramkamhaeng dùng từ năm 1292
theo đó mô tả Thái Lan là một miền đất phì nhiêu, đồ ăn dư thừa, tự do buôn
bán, cấm chỉ chế độ nô lệ và quyền thừa kế được bảo đảm. Cũng vào thời đại
này, các trường Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) được thiết lập tại
Sukhotai. Các trao đổi văn hóa với các nước ngoài được duy trì vì thế tại nơi đây
mới có ảnh hưởng Sinhalese và đặc biệt nhất là đã có mối liên lạc ngoại giao với
Trung Hoa. Theo sử liệu, triều đình Mông Cổ thời bấy giờ đã gửi 7 phái đoàn tới
Thái Lan và có tài liệu còn ghi rằng chính vua Ramkamhaeng cũng đã qua
Trung Hoa vào năm 1299. Thợ thủ công Trung Hoa đã dạy cho người Thái cách
làm đồ sứ nhờ đó sản phẩm của Thái Lan được chở qua Trung Hoa và miền
Sawankhalok ngày nay còn dấu tích của các lò nung.
Khi Đại Hãn Hốt Tất Liệt đánh chiếm miền nam, Ramkamhaeng đã liên
kết với các hoàng tử Mengrai miền Chiang Rai và Ngam Muang miền Phayao
để chống ngoại xâm. Tại miền bắc Thái, hoàng tử Mengrai đã sát nhập được đế
quốc Mon cuối cùng tại Haripunjaya vào năm 1292 và đã chọn Chiang Mai vào
năm 1296 làm kinh đô. Trong khi đó chuyện kể rằng vua Ramkamhaeng đã bị
chết đuối tại thác nước của dòng sông Yom ở Sawakhalok. Hoàng tử kế vị là Lo
3
Thai, trị vì từ năm 1318 tới năm 1347, ưa thích tu hành hơn nên trong thời đại
này liên lạc tôn giáo giữa Sukhothai và Sri Lanka đã được tăng cường. Vua Lo
Thai đã cho xây dựng nhiều tòa nhà để cất giữ các dấu tích Phật mới xin được từ
Sri Lanka.
Con trai của vua Lo Thai là Li Thai lên ngôi từ năm 1347, cũng sùng đạo
Phật nên đã coi trọng tôn giáo hơn quân sự, vì thế ảnh hưởng của miền chư hầu
phía nam Ayutthaya lớn mạnh khiến cho Li Thai cuối cùng bỏ đi tu và các thế
hệ kế tiếp trở thành các công hầu. Năm 1438, kinh đô Sukhothai suy tàn nhưng
thời kỳ Sukhothai đã để lại dấu nét đặc biệt về nghệ thuật thuần Thái Lan nhất.
Thời đại Ayutthaya
Lịch sử Thái Lan đã không ghi rõ nguồn gốc của người sáng lập nên triều
đại Ayutthaya nhưng truyền thuyết đã kể lại rằng vua Traitrung đã cảm thấy rất
buồn khổ khi một công chúa không có chồng đã có con vì ăn phải một trái cà do
tên làm vườn tưới bằng nước tiểu của hắn. Kẻ phạm tội là Nai Saen Pom đã bị
tống khứ khỏi kinh thành cùng công chúa và đứa con. Thần Indra thấu hiểu cảnh
khổ của cả ba người này nên đã cho Saen Pom ba điều ước. Saen Pom có cả
ngàn mụn cóc trên người nên điều ước thứ nhất của Pom là các mụn xấu xa đó
được biến đi. Điều ước thứ hai là xin được một xứ sở để cai trị và một cái nôi
bằng vàng cho đứa con là điều ước thứ ba. Tất cả ba điều ước này đã được thực
hiện. Đứa bé vì thế được gọi tên là Chao U-Thong hay hoàng tử có chiếc nôi
vàng.
U-Thong là một nước nhỏ độc lập, đặt tại tỉnh Suphan Buri này nay. Vua
của xứ này thuộc gia đình của các vua Chiang Saen. Trong thời kỳ vua Phya U-
Thong cai trị, một bệnh dịch tả đã lan tràn khiến cho vương quốc này phải di
chuyển tới Ayodhya hay Ayutthaya. Vị trí của kinh đô mới này có nhiều ưu
điểm. Nơi đây là chỗ tập trung của ba dòng sông Chao Phya, Lop Buri và Pasak,
lại không xa biển và nằm giữa một đồng bằng phì nhiêu nên là trung tâm lý
tưởng về quản trị hành chánh và giao thông. Sau ba năm chuẩn bị, vua Phya U-
Thong đã lập nên kinh đô vào năm 1350 và mang danh hiệu vua Ramathibodi I.
Nhà vua này đã mở mang bờ cõi, gồm cả xứ sở Sukhothai lẫn miền nam Miến
Điện và bán đảo Mã Lai, rồi sau đó còn chiếm xứ Chiang Mai và Cambốt. Vào
thời kỳ này, tuy đế quốc Angkor bị suy tàn nhưng ảnh hưởng Khmer lại được
phổ biến tại triều đình Ayutthaya. Quan niệm “devaraja” (vừa là vua, vừa là
4
thần) của dân tộc Khmer đã khiến nhà vua Thái Lan vừa là người cai trị dân, vừa
là vị đứng đầu giáo hội. Triều đình Thái Lan đã dùng nghi lễ và ngôn ngữ
Khmer và tại các buổi đại lễ, các giáo sĩ Phật Giáo và Bà La Môn cùng hành đạo
bên nhau, một việc làm còn lưu tới ngày nay.
Vua Ramathibodi đã chia quyền hành ra làm bốn khu vực: nông nghiệp,
nội vụ, tài chính và hoàng gia, và nền móng này đã giữ cho vương quyền tồn tại
được trong 417 năm. Ramathibodi qua đời năm 1369. Con là vua Ramesuen đã
đánh chiếm Chiang Mai vào năm 1390 rồi ba năm sau, tấn công Angkor. Kinh
đô Khmer này bị xâm lăng hoàn toàn vào năm 1431 sau 7 tháng vây hãm bởi đội
quân của vua Boromajara II. Người Thái Lan đã thu được rất nhiều chiến lợi
phẩm, bắt theo hàng chục ngàn tù binh, kể cả các nghệ sĩ và các tu sĩ Bà La
Môn.
Tại Thái Lan vào thời kỳ này có hai nước với hai kinh đô là Chiang Mai và
Ayutthaya, và chiến tranh đã diễn ra trong hai thế kỷ với cao điểm là vào thời
đại của vua Boroma Trailokanath, hay còn được gọi là Trailok (1448- 1488).
Vua Trailok đã cải tổ nền hành chánh và kiến trúc xã hội Thái Lan mà ảnh
hưởng còn được duy trì tới thế kỷ 19. Vua Trailok đã tập trung quyền hành vào
trung ương, quy định về sở hữu đất đai, đặt ra các cấp lương bổng và nhân viên,
ấn định chế độ lao động mà người dân phải đóng góp. Đạo luật Triều Đình
(Palace Law) năm 1450 của vua Trailok cũng đề cập tới thứ hạng của các người
trong hoàng tộc, nhiệm vụ của các quan lại...
Vào năm 1511, Alfonso de Albuquerque người Bồ Đào Nha, chinh phục
được Malacca và sau đó đã cho thuyền vào Thái Lan. Vua Ramathibodi II
(1491- 1529) đã cho phép người Bồ buôn bán trên đất Thái để đổi lấy súng đạn.
Đội quân đánh thuê người Bồ cũng giúp vua Thái Lan trong việc chiếm Chiang
Mai và dạy cho người Thái cách đúc súng thần công và súng hỏa mai.
Tại nước Miến Điện, vua Tabinshweti của miền Pegu đã cố gắng thống
nhất đế quốc Miến và đồng thời dòm ngó Thái Lan vì xứ sở này đang yếu đi do
nội chiến. Năm 1549, vua Tabinshweti đem quân đánh vua Mahachakrapat của
Thái Lan vừa mới lên ngôi. Hoàng hậu Thái khi đó là Suriyothai đã cải trang
thành tướng nam, cưỡi voi ra trận đánh quân Miến để cứu chồng đang bị vây
hãm nhưng sau đó, hoàng hậu bị tử thương. Tro tàn của hoàng hậu này còn được
lưu giữ tại Ayutthaya.
5
Cuộc xâm lăng của vua Miến Điện thất bại. Vua Mahachakrapat củng cố
vương quốc với lực lượng quân sự gồm hàng trăm con voi trận và sự giúp đỡ
của người Bồ Đào Nha. Vào năm 1569, kinh đô Ayutthaya lại bị quân Miến
Điện vây hãm và thất thủ bởi đội quân của vua Bayinnaung. Vua Thái Lan
Mahachakrapat bị bắt và bị dẫn về Miến Điện nhưng đã chết dọc đường trước
khi tới Pegu. Vị phó vương Maha Thamaraja được người Miến cho cai trị Thái
Lan như một chư hầu của Miến. Con trai trưởng Naresuen của Maha cùng với
em trai là Ekatotsarot đã nổi lên, về sau dùng du kích chiến đánh thắng quân
Miến Điện, mang lại nền độc lập cho Ayutthya vào năm 1584. Naresuen lên
ngôi vua Thái Lan vào năm 1590 và củng cố vương quốc Thái, làm suy tàn hai
đế quốc Miến Điện ở phía tây và Khmer ở phía đông. Kinh đô Ayutthaya trở nên
phồn thịnh và đã làm ngạc nhiên nhiều du khách người Âu vào thế kỷ 17.
Ảnh hưởng của châu Âu
Người em trai của Naresuen là Ekatotsarot lên trị vì Thái Lan từ năm 1605
tới năm 1610, đã không chú ý đến các chính sách quân sự mà lo phát triển kinh
tế cho Ayutthaya. Nhà vua ban ra các đạo luật tăng thuế khiến cho dưới mắt
người Âu, vua đã mang danh là “người tham lam”. Vào thời kỳ này người Hòa
Lan đã tới Thái Lan và bắt đầu mở trạm mậu dịch vào năm 1608. Vua
Ekatotsarot nhân dịp này đã gửi một phái đoàn đi The Hague. Rồi vào thời vua
Songtham (1610- 1628), người Anh cũng đến Thái Lan, mang theo bức thư của
vua James I và cũng được Thái Lan cho một mảnh đất để xây cất nơi buôn bán.
Người Âu đã bị thu hút đến Thái Lan bởi vì họ coi nơi này là cửa ngõ dẫn
tới việc thương mại với Trung Hoa. Gió mùa tại châu Á không cho phép các tầu
thuyền của thời đại này đi thẳng tới Trung Hoa, vì thế Ayutthaya đã trở nên một
cảng chuyển tiếp giữa châu Âu, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Nền hòa bình
dưới thời vua Naresuen đã mang lại sự thịnh vượng cho người dân Thái và do
đó, làm tăng lên nhu cầu xa xỉ của xã hội Thái Lan như lụa và đồ gốm. Ngoài ra
người Nhật Bản cũng tới Thái Lan để mua các hàng hóa như gỗ quý, thiếc,
đường mía và da thú vật cùng các sản phẩm của châu Âu. Một nhà mạo hiểm
người Nhật của thời bấy giờ là Yamada Nagamasa đã có được tước vị cao trong
triều đình Thái nhờ đó nhiều người Nhật Bản khác đã trở nên vệ sĩ cho nhà vua.
Năm 1628, đội quân đánh thuê người Nhật đã giúp vị Nhiếp Chính là Prasat
Thong tiếm vương quyền của vị vua trẻ. Nhưng rồi Tướng Quân của miền Edo
6
nước Nhật đã không cộng tác với vương quyền đó khiến cho Prasat Thong nổi
giận, trả thù và giết các người Nhật và nhóm người này phải bỏ chạy qua
Cambốt. Prasat Thong trị vì Thái Lan cho đến năm 1655, đã đặt ra độc quyền
của hoàng gia theo đó mọi ngoại thương đều bị kiểm soát trực tiếp bởi nhà vua
và do bộ Tài Chính đảm trách.
Từ năm 1641 người Hòa Lan lấn át được người Bồ Đào Nha tại Viễn Đông
và 7 năm sau, họ đã biểu dương lực lượng hải quân trong vịnh Thái Lan để yêu
cầu vua Thái Lan cho họ đặc quyền kinh tế. Con trai của vua Prasat Thong là
vua Narai, trị vì từ năm 1656 tới năm 1688, đã hợp tác với người Anh để cân
bằng ảnh hưởng của Hòa Lan nhưng sau đó cuộc phong tỏa của Hòa Lan tại cửa
sông Chao Phya đã khiến cho Thái Lan phải dành cho người Hòa Lan độc quyền
mua da thú vật và một số biệt đãi khác.
Tại Thái Lan, các giáo sĩ Dòng Tên người Pháp đã đến triều đình tại
Ayutthaya vào năm 1665 và được phép mở một trung tâm thờ phượng. Cảm tình
của nhà vua Thái Lan khiến cho các giáo sĩ kể trên tưởng rằng nhà vua muốn cải
theo đạo Thiên Chúa. Do các báo cáo của các giáo sĩ người Pháp gửi về, vua
Louis 14 đã gửi một bức thư tay tới vua Narai vào năm 1673.
Sự liên lạc giữa Thái Lan và Pháp lại được gia tăng khi xuất hiện một
người Hy Lạp tên là Constantine Phaulkon. Anh này khởi đầu là một người dọn
phòng của công ty Đông Ấn thuộc Anh. Phaulkon tới Thái Lan năm 1678 và do
có năng khiếu về ngôn ngữ, sau hai năm học anh ta đã nói thông thạo tiếng Thái.
Phaulkon được mướn làm người thông ngôn cho Bộ Trưởng Tài Chính Barcalon
hay Phra Klang. Nhờ khôn khéo, Phaulkon đã leo lên các nấc thang của xã hội
Thái, tới bậc Phya Vijayendra nên được thường xuyên gặp mặt vua Thái Narai.
Sau khi bị thất sủng với công ty Đông Ấn, Phaulkon đã cải sang đạo Thiên Chúa
La Mã để lấy một người đàn bà Nhật theo đạo đó. Do Phaulkon thường xuyên
liên lạc với người Pháp nên nhờ vậy ảnh hưởng của Pháp đã gia tăng đối với vua
Narai. Đã có các trao đổi đại sứ giữa triều đình của vua Loui 14 và vua Narai
Thái Lan và do lời khuyên của Phaulkon, vua Thái Lan đã chấp thuận cho một
đội quân tinh nhuệ Pháp gồm 500 người, dưới quyền chỉ huy của tướng
Desfarges, được đổ bộ lên Thái Lan. Phaulkon vì thế được phong bá tước và
hiệp sĩ của nước Pháp.
7
Ảnh hưởng của Phaulkon, một người Hy Lạp bên cạnh vua Thái, đã khiến
cho một số vị quan cao cấp triều đình Thái lo ngại. Cách ăn xài hoang phí của
Phaulkon cũng làm cho nhiều người tức giận. Dinh thự của Phaulkon tại Lop
Buri đêm nào cũng đãi tiệc trên 40 thực khách, số rượu vang tiêu thụ rất lớn. Sự
hiện diện của người Pháp và quân đội Pháp cùng với ý định xúi giục vua Thái
cải sang đạo Thiên Chúa đã là những mối nghi ngờ. Vào năm 1688 khi vua
Narai bị bệnh, một nhóm người quốc gia đã đứng lên, cầm đầu là Phra
Phetracha, tư lệnh liên đoàn voi trận của hoàng gia. Vua Narai bị giữ trong lâu
đài và Phaulkon bị bắt vì tội phản bội và bị hành quyết vào tháng 6 bên ngoài
Lop Buri. Một tháng sau, vua Narai cũng băng hà. Phra Phetracha lên ngôi. Đòi
hỏi đầu tiên của vị vua mới này là quân đội Pháp phải rút đi hết.
Nước Thái Lan dưới thời vua Narai được người Âu gọi là Xiêm La (Siam).
Những người này đã so sánh kinh đô Ayutthaya đẹp như thành phố Venice của
nước Ý và đã ca tụng đây là thành phố đẹp nhất của miền Viễn Đông. Các lâu
đài hoàng gia cùng hàng trăm đền đài huy hoàng đã tụ tập bên trong bức tường
thành được xây dựng trên hòn đảo lớn của kinh đô.
Các vị vua kế nghiệp vua Narai đã chấm dứt chính sách mở cửa. Các giáo
sĩ ngoại quốc tuy còn được phép ở lại và việc buôn bán với nước ngoài vẫn được
duy trì nhưng trong giới hạn. Thái Lan từ đây ở vào vị thế cô lập trong 150 năm
và các nhà vua đã tập trung vào việc xây dựng nội bộ và tôn giáo. Hệ thống giao
thông thủy lộ được phát triển.
Thời đại của vua Boromakot (1733- 1758) được coi là giai đoạn vàng son
của kinh đô Ayutthaya. Văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ tập trung về triều đình; văn chương
và nghệ thuật đã phát triển mạnh. Xứ Tích Lan (Ceylon) đã phải mời một phái
đoàn sư tăng của Thái Lan qua đó để chấn chỉnh đạo pháp.
Vào năm 1758, con của vua Boromakot lên ngôi sau khi tranh giành ngôi
báu rồi sau đó đã đam mê cung tần mỹ nữ. Vào thời kỳ này, đế quốc thứ ba của
Miến Điện do vua Alaungpaya đã tấn công Thái Lan vào năm 1760 nhưng bị
đẩy lui. Bẩy năm sau, con của vua Alaungpaya là Hsinbyushin mang quân vây
hãm Ayutthaya trong 14 tháng và đã thành công. Người Miến khi rút ra vội vã,
đã cướp đi tất cả tài sản, đốt sạch kinh đô Ayutthaya kể cả các ngôi chùa và bắt
theo tất cả hoàng gia Thái cùng 90 ngàn người, dẫn về Miến Điện. Nền văn
minh của Thái Lan trong 4 thế kỷ đã bị hủy diệt.
8
Kinh đô Bangkok
Trong khi kinh đô Ayutthaya bị vây hãm, một vị tướng trẻ tên là Phya
Taksin đã tụ tập được một số quân sĩ, phá vòng vây và chạy về Chantaburi ở bờ
biển phía đông nam của vịnh Thái Lan. Bẩy tháng sau khi Ayutthaya thất thủ,
Taksin đã đem quân về kinh đô và đánh đuổi được người Miến. Taksin đã kể
cho mọi người nghe giấc mơ được gặp các vị tiên vương Thái Lan và được bảo
nên dời kinh đô về một nơi mới.
Taksin đã thiết lập kinh đô mới tại Thonburi, bên bờ phía tây của dòng
sông Chao Phya và lên ngôi vua. Sau khi thấy vương quốc Thái Lan sụp đổ,
trách nhiệm của vua Taksin là thống nhất lại đất nước và chống trả cuộc xâm
lăng của quân Miến Điện. Taksin đã trị vì tới năm 1782 nhưng trong 7 năm cuối,
quyền uy được giao phó cho hai vị tướng tin cẩn và cũng là anh em, là Chao
Phya Chakri và Chao Phya Sarisih. Hai vị tướng này đã chiếm lại Chiang Mai,
mở mang bờ cõi Thái Lan tại phía bắc, tràn qua Cambốt và Lào ở phía đông.
Chính trong chiến dịch tràn quân qua Lào mà đội quân Thái chiếm được bức
tượng Phật Ngọc Bích (the Emerald Buddha) rất nổi tiếng. Tượng Phật này được
tạc từ khối ngọc thạch lớn và thờ tại Chiang Ray vào năm 1436. Người Thái từ
lâu đã coi bức tượng này là linh thiêng nhất và là biểu tượng cho nền độc lập và
thịnh vượng của xứ sở.
Tại Thonburi, vua Taksin sau này trở nên bất thường và tàn bạo. Chứng
bệnh hoang tưởng (paranoid), có lẽ do quá lo lắng về chiến trận, đã khiến nhà
vua tưởng mình là một bồ tát trong khi đó lại hành hạ các sư tăng, các vị quan
cao cấp cùng trẻ em, bắt buộc họ phải thú nhận phạm phải các tội giả tưởng.
Vào tháng 3 năm 1782, một cuộc nổi dậy đã xẩy ra khiến cho vua Taksin
phải thoái vị và vào sống trong một tu viện. Vị tướng đảo chính đã mời Chao
Phya Chakri làm vua sau chiến dịch tại Cambốt. Tướng Chakri đã lên ngôi vua
vào ngày 6 tháng 4, lập nên triều đại Chakri và ngày nay người Thái Lan còn kỷ
niệm ngày 6 tháng 4 này. Vua cũ Taksin vì bị coi là một nguồn đe dọa cho sự ổn
định nội bộ Thái nên đã bị hành quyết theo tục lệ hoàng gia trước các giọt nước
mắt đau buồn của vua mới Chakri.
Khi lên ngôi, vua Chakri lấy danh hiệu là Ramathibodi mà sau này người
Thái gọi là vua Rama I, đã ngự trị Thái Lan từ 1782 tới năm 1809. Nhà vua đã
dời kinh đô từ Thonburi qua một nơi rộng rãi hơn ở gần đó gọi là Bangkok.
9
Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Ngày
10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên
và Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay
đổi 16 hiến pháp, nhưng chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở Hiến pháp 1932. Sau sự
kiện 19/9/2006, Thái Lan lập chính phủ mới do Thủ tướng Su-ra-dút Chu-la-nôn
đứng đầu.
Hiện nay, Thái Lan đang trong khủng hoảng chính trị nghiêm trọng do
Liên minh nhân dân vì dân chủ cầm quyền gây ra.
2. Các điều kiện về tự nhiên và xã hội
Với diện tích 514,000 km² (tương đương diện tích Việt Nam + Lào), Thái
Lan xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau
Indonesia và Myanma.
Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng
với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m)
là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về
phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng
sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về
phía bán đảo Mã Lai.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều. Từ giữa tháng 5 cho
tới tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Từ tháng 10 đến giữa tháng
3 chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô, lạnh. Eo đất phía Nam luôn luôn
nóng, ẩm.
Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có
tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là
tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam
Thái, tiếng Mã Lai. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau
những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế,
chính trị và văn hoá Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều
người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ.
Ngoài người Thái, là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có
ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ
không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hoà
nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền
10
nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân
tộc miền núi khác. Sau chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tị nạn và
định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Tiểu
thừa. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon
(cách Bangkok 463km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người
Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng
đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã
Lai. Thiên Chúa giáo, chủ yếu là Công giáo La Mã chiếm 0,75% dân số. Ngoài
ra, còn có một nhóm người theo Ấn Độ giáo dòng Sikhs hoặc các dòng khác, có
thế lực, sống tại các thành phố.
Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn
tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan
hoặc tiếng Môn – Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái
Lan, mức độ thành thạo thấp.
Thái Lan được chia làm 76 tỉnh) trong đó có tỉnh Bangkok. Các tỉnh được
chia thành các huyện hoặc quận Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận
(thuộc Bangkok). Một số phần Của các tỉnh giáp ranh với Bangkok thường được
gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ
trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket
hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã trong khi các quận được chia
thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các
thôn .Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố , thị xã và thị trấn. Nhiều
thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai
thành phố và vài thị xã.
3. Các điều kiện để Thái Lan phát triển kinh tế
3.1 Các điều kiện thuận lợi
Điều kiện thuận lợi của Thái Lan cho phát triển kinh tế đó là :
Thái Lan thuộc khu vực giàu tài nguyên, dưới lòng đất ở đây rất giàu
vonphram, thiếc, ga tự nhiên, tantalium, chì, thạch cao, than non, fluorite. Ngoài
ra Thái Lan còn có một tài nguyên phong phú nữa là đất, với diện tích 514,000
km2 (tương đương diện tích Việt Nam + Lào). Rộng thứ 3 ở Đông Nam Á sau
Indonesia va Myanma. Thái Lan được xếp thứ 49 trên thế giới về diện tích.
11
Thái lan là mái nhà chung cua một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng
với các vung kinh tế. phía bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576m) là
đồi Inthanon Phía Đông Bắc là cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía
đông là sông Mêkông. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông
ChaoPhraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía
bán đảo Mã Lai.
Thái Lan có bờ biển dài, tiếp giáp với 2 đại dương (Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương), và nhiều sông ngòi chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc khai thác,
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng, mưa
nhiều, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp. với 55%
đất đao trồng trọt được sử dụng để trồng lúa, đất có thể canh tác của thái lan có
tỷ trọng lớn, 22,25% của toàn bộ khu vực sông MêKông.
Chăn nuôi cũng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Thái Lan.Ngành chăn nuôi gà công nghiệp với quy mô lớn và kỹ thuật hiện đại
đã có bước nhảy vọt,Điều đó đã khẳng định rằng, việc công nghiệp hóa ở thái
lan chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của một nên nông nghiệp hoàn chỉnh.
Thái lan có một vị trí địa lý không những thuận lợi cho việc phát triển
ngành nông nghiệp mà ngành dịch vụ du lịch cung phát triển không kém. Trong
những năm 60, ngành du lịch của Thái Lan có cơ hội phát triển mạnh, bởi vì vào
giai đoạn đó Thái Lan đã được Mỹ chọn là một trong những nơi chính cung cấp
dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính Mỹ( trong chiến tranh đông dương). Sau
khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, ngành kính tế này bị suy giảm, nhưng với những
kinh nghiệm thu được họ đã tích lũy được kinh nghiệm để phát triển sau này. Từ
đầu năm 80 thái lan đã chủ trương lấy “ du lịch để dựng nước”. kết quả đã làm
bùng nổ ngành du lịch, điều đó đã nói lên rằng du lịch đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
12
3.2 Các điều kiện khó khăn
Nền kinh tế Thái Lan đang đứng trước nhiều khó khăn do giá lương thực
và nhiên liệu tăng cao trên toàn thế giới. Các số liệu thống kê cho thấy,lạm phát
trongtháng 6 vừa qua ở Thái Lan đã lên tới 8,9%, mức cao nhất kể từ cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997, và có thể tăng lên mức hai con số trong tháng
7. Điều này ảnh hưởng xấu tới lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư,
khiến Ngân hàng Thái Lan có thể phải xem xét khả năng tăng lãi suất để góp
phần kiềm chế lạm phát. Như một số quốc gia trong khu vực, Thái Lan đang
chật vật đối phó với lạm phát tăng vọt trước ảnh hưởng của việc giá dầu tăng
cao. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố một báo cáo, trong đó
nhận định tốc độ tăng trưởng năm 2008 của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ
xoay quanh mức 7% , thay vì 7,6% như dự báo trước đây và thấp hơn nhiều so
với mức tăng 8,7% năm 2007. Nguyên nhân chính là do tỷ lệ lạm phát quá cao,
cơn sốt giá dầu và lương thực đã ảnh hưởng mạnh tới chi tiêu của các hộ gia
đình và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất tín dụng, từ đó tác
động mạnh tới các hoạt động kinh tế ở hầu hết các nước. Trong đó, Thái Lan bị
ảnh hưởng nặng nề do phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, chiếm 12,5% tổng thu
nhập quốc dân. Nguy cơ đó còn tồi tệ thêm bởi cuộc chiến chính trị quyết liệt ở
nước này, bao gồm phong trào biểu tình phản đối chính phủ trên đường phố và
lực lượng đối lập ở Quốc hội... Điều này đã làm xói mòn lòng tin của người tiêu
dùng và các nhà đầu tư
Bên cạnh đó nền kinh tế Thái Lan còn phải chịu hậu quả nặng nề từ nhưng
bất ổn về mặt chính trị. Chính vì sự bất ổn chính trị và tình trạng bạo lực leo
thang ở các tỉnh miền Nam mà Bộ Tài chính Thái Lan hồi đầu tháng 6/2007 đã
phải điều chỉnh giảm mức dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này năm 2007, từ
mức dự đoán trước đó 4,0-4,5% xuống 3,8-4,3%.Bộ Tài chính Thái Lan cho
hay, tiêu dùng và đầu tư ở Thái Lan hiện rất yếu, một phần là vì tình trạng bất ổn
chính trị. Việc người Thái cảm thấy lo ngại trước triển vọng ảm đạm của tình
hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nước đã khiến lòng tin tiêu dùng ở nước
này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tình hình này vẫn
chưa có dấu hiệu kết thúc và kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục ngấm đòn từ những
sự bất ổn vĩ mô nói trên.Chính vì vậy mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang
quay bước rời khỏi Thái Lan. Năm ngoái, ngay sau khi xảy ra cuộc đảo chính,
13
ba hãng sản xuất ôtô của Nhật gồm Nissan, Honda và Mazda đã đóng cửa nhà
máy tại Thái Lan. Nhiều đại gia đang làm điều tương tự. Và không chỉ có vốn
đầu tư trực tiếp, dòng vốn gián tiếp cũng đang chảy ra khỏi thị trường náo nhiệt
một thời này. Về vấn đề này, theo nhìn nhận chung của nhiều nhà quan sát trong
khu vực, dường như nhiều nước láng giềng hoặc nằm cùng khu vực có thể sẽ
hưởng lợi nếu khéo léo thu hút được những nguồn vốn này.
Một trong những nguyên nhân khác gây trở ngại cho sự phát triển của nền
kinh tế Thái Lan, đó là sự bất đồng về mật quan điểm giữa chính phủ và ngân
hang trung ương Thái Lan. Bộ trưởng Tài chính Thái Lan khẳng định ngân hàng
trung ương nước này cần tập trung nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển thay vì
đưa ra những nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng lạm phát như hiện nay.Ông
Suparong Suebwonglee cho biết, thống đốc ngân hàng trung ương Tarisa
Watanagase cần đưa ra quyết định xung quanh những lời kêu gọi thay đổi chính
sách. Trong khi đó, ngân hàng trung ương cũng không đưa ra các biện pháp tăng
lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát.Tháng trước, Ngân hàng trung
ương Thái Lan đã nâng mức lãi suất từ 3,25% lên 3,5%, một trong những nỗ lực
nhằm đối phó với tốc độ lạm phát giá tiêu dùng tăng tới 9%. Cũng như nhiều
quốc gia Châu Á khác, Thái Lan đang phải đối mặt với những tác động về mặt
xã hội và kinh tế do giá lương thực và nhiên liệu tăng cao.Trong những tuần gần
đây, chính phủ và ngân hàng trung ương Thái Lan đã phối hợp thảo luận nhằm
đưa ra biện pháp tốt nhất cho những khó khăn kinh tế của Thái Lan. Các chính
sách của chính phủ và ngân hàng cần “đi theo một hướng chung”, Bộ trưởng
Surapong khẳng định.Áp lực lạm phát đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các
ngân hàng trung ương trong khu vực. Mới đây, Hàn Quốc đã đưa lãi suất lên
mức cao nhất trong 7 năm qua là 5,25%, khi các chỉ số thể hiện rằng giá các mặt
hàng nguyên liệu sản xuất ở mức cao nhất trong 10 năm qua.
Ngoài ra nền kinh tế Thái Lan còn chịu phụ thuộc quá nhiều vào đồng
USD. Tôm đông lạnh, linh kiện máy tính, mỹ phẩm chỉ là vài trong số những
mặt hàng mà Thái Lan xuất khẩu sang châu Mỹ - nhân tố giúp nền kinh tế nước
này tăng trưởng mạnh. Nhưng mối đe dọa suy thoái ở Mỹ khiến chính phủ mất
nhiều công sức trong việc tìm những con đường khác để kích thích nền kinh tế
trong nước.Giá dầu mỏ cao và sự suy yếu của đồng USD có thể làm giảm xuất
khẩu của châu Á. Nền kinh tế lớn thứ hai tại Đông Nam Á không phải ngoại lệ.
14
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước này có thể giảm xuống mức một con số
lần đầu tiên kể từ năm 2002.Đầu tháng 3, chính phủ thông qua khoản giảm thuế
trị giá 40 tỷ baht (1,26 tỷ USD) - chiếm 0,45% GDP của Thái Lan - để kích
thích tiêu dùng và sự tăng trưởng của khu vực bất động sản.Bộ Thương mại nỗ
lực kiềm chế mức độ tăng giá của hàng tiêu dùng và một số mặt hàng thực phẩm
như thịt lợn, gạo. Bộ Năng lượng cũng đang tính tới việc trợ giá nhiên liệu. Bộ
Tài chính soạn thảo các biện pháp để cấp tín dụng tới những vùng nông thôn
thông qua hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước. Mặc dù nhiều người lo
ngại các khoản vay nhỏ có thể khuyến khích nông dân mua sắm những thứ
không cần thiết như ôtô và điện thoại di động, song những người ủng hộ khẳng
định chúng giúp nông dân tránh được "móng vuốt" của giới cho vay nặng
lãi.Đồng baht tăng giá gần 20% so với đồng USD trong năm 2005, gây khó khăn
cho xuất khẩu, buộc chính phủ thực thi các biện pháp kiểm soát tiền tệ từ năm
2006. Nhưng điều này lại gây tác động tiêu cực đối với môi trường đầu tư.Ngân
hàng trung ương Thái Lan đã dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát từ tháng 2, khiến
đồng baht tiếp tục tăng giá. Đồng tiền này đã tăng 8% trị giá so với đồng USD
kể từ tháng 1 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/1997, biến nó thành loại tiền tệ
tăng giá mạnh nhất trên thị trường châu Á. Và các công ty xuất khẩu tiếp tục
khó khăn.Các nhà kinh tế đang chờ xem liệu ngân hàng trung ương Thái Lan có
theo gương Cục dự trữ liên bang Mỹ trong việc cắt giảm mạnh lãi suất hay
không. Một quyết định cắt giảm lãi suất có thể làm giảm áp lực đối với đồng
baht, nhưng cũng có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mức lạm phát trong tháng
2 là 5,4% - cao nhất trong 20 năm trở lại đây. Giới quan sát đánh giá, đây là thời
điểm khó khăn với ngân hàng trung ương.
Bên cạnh đó, nền kinh tế của Thái Lan cũng có những hạn chế như: khả
năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu (điện tử, điện máy) còn thấp do
chậm điều chỉnh đồng bộ cơ cấu thuế nhập khẩu nguyên liệu, chậm giải quyết
vấn đề khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa & nhỏ và khó
khăn về việc giảm chi phí trong các doanh nghiệp; nguồn nhân lực thiếu những
nhân viên kỹ thuật và những người quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao.
15
4. Các chính sách kinh tế của Thái Lan
4.1 Chính sách thương mại quốc tế
Để phát triển nền kinh tế của đất nước,nhà nước Thái Lan đã đặt ra rất
nhiều biện pháp để thúc đây thưong mại phát triển.Trong đó phải kể đến sự đóng
góp lớn của những chiến lược phát triển cơ bản.Đầu tiên phải kể đến chiến lược
từ công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu dựa trên nguồn vốn và công nghệ của
nước ngoài,tận dụng nguồn nhân lực rẻ trong nước.
Vào thập kỷ 60,chính là lúc Thái Lan bước vào thời kì đầu của công
nghiệp hoá. Áp dụng chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu nhằm đáp
ứng nhu cầu nội địa mà không cần nhập ngoại.Chính sách công nghiệp hoá thay
thế nhập khẩu lúc đó đã đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển một nền công
nghiệp dân tộc,nó được dùng như một công cụ để củng cố nền độc lập dân tộc
của Thái Lan.
Chính sách công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu chủ yếu dựa vào nguồn
vốn nước ngoài bước đầu đã làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Từ chỗ nồng
nghiệp chiếm 60% tổng thu nhập quốc dân năm 1960, đến năm 1970 con số đó
chỉ còn 30%,trong khi đó công nghiệp mới đã xuất hiện và có sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế như hàng dệt may ,thuộc da,lắp ráp máy móc.Tuy
nhiên ,nhìn chung cho đến cuối thập kỉ 70,công nghiệp Thái Lan vẫn chủ yếu
tập trung vào các ngành công nghiệp thực phẩm,công nghiệp nhẹ và phần lớn
đươc tập trung ở các đô thị và đồng bằng miền Trung.
Cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giơi(1973 và 1979) đã đẩy giá dầu lửa tăng
cao làm cho nền kinh tế Thái:nước nhập khẩu dầu lửa lâm vào tình trạng khốn
đốn.Trong khi đó viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các nước đồng minh dành
cho Thái Lan ngày càng giảm vào những năm 70 càng làm cho nền kinh tế Thái
Lan càng trở nên trì trệ.
Để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏi sự trì trệ,từ đầu thập kỉ 80,chính phủ
Thái đã tiến hành định hướng lại các chính sách và mục tiêu phát triển của
mình..Nội dung của những kế hoạch này được thể hiện trong các kế hoạch 5
năm lần thứ năm (1982 – 1986).Mặt khác,chính phủ Thái Lan cũng đã tranh thủ
những khuyến nghị của ngân hang thế giới (WB) và đã thực hiện các biện pháp:
ưu tiên vay vốn và giảm thuế cho những ngành công nghiệp sản xuất hang xuất
khẩu;cải cách lại hệ thống xuất nhập khẩu,giảm bớt thủ tục hành chính;cho tự do
16
cạnh tranh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;Giảm bớt hang rào thuế
quan.
Chính phủ Thái lan đã tích cực thực hiện các biện pháp trên để được
hưởng chế độ tối huệ quốc của Mỹ.Kết quả của việc thực thi các biện pháp trên
đã giúp Thái trở thành nước hấp dẫn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.Từ
năm 1982 đến năm 1986, đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Thái Lan đạt gần
4,5 tỷ USD
Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, ở Thái Lan đã bùng nổ làn sóng
mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài.Nếu như năm 1986 đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Thái Lan đạt 925 triệu USD thì năm 1988 lên đến 6,2 tỷ USD .Từ
năm 1987 đến năm 1994 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thái Lan là trên 49 tỷ
USD.
Vơi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đó đã tạo đà cho nền kinh tế
Thái Lan phát triển với tốc độ tăng trưởng cao 8,5%/năm suốt từ 1991 đến
1995. Đồng thời làm tăng dự trữ ngoại tệ từ 16,5 tỷ USD năm 1990 đến 46,5 tỷ
USD năm 1995.
Như vậy là tuy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tăng lên,nhưng sau mấy
chục năm tiến hành công nghiệp hoá dựa vào nguồn vốn nước ngoài ,nền công
nghiệp Thái Lan chủ yếu vẫn là nền công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên thiên
nhiên và sức kao động của con người và vẫn là nền công nghiệp gia công lắp ráp
,phụ thuộc vào nước ngoài.
Tiếp đó phải kể đến chiến lược lấy xuất khẩu và dịch vụ làm đầu tầu cho
tăng trưởng kinh tế.
Thái Lan trước chiến tranh thế giới thứ 2 là nước chuyên xuất khẩu nông
sản và nguyên liệu thô (lúa gạo ,thiếc ,cao su) .Đây là nguồn thu ngoại tệ chính
của đất nước.Cho đến những năm cuối thập niên 70,nông phẩm (chủ yếu vẫn là
gạo) vẫn chiếm tới 75% tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu của nước này.
Từ những năm 80 ,ngành xuất khẩu của Thái Lan bắt đầu bùng nổ.Nếu
những năm 80 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ 12%-15% thì đến năm 1990-
1995 con số này đã là trên 20%.Từ chỗ hàng công nghiệp chỉ chiếm 4% tổng
kim ngạch xuất khẩu vào năm 1966 đã lên toíe 55% vào năm 1986.
Sự bùng nổ xuất khẩu trong thời gian này đã mang lại cho quốc gia này
một nguồn ngoại tệ khổng lồ:năm 1996 đã đạt tới 56 tỷ USD.Cùng với lĩnh vực
17
mậu dịch xuất khẩu,dịch vụ luôn thể hiên là khu vực kinh tế năng động nhất.Từ
những năm 60 đến nay,khu vực dịch vụ luôn đóng góp tới 50% tổng thu nhập
nội địa.Một thập niên trở lại đây,khu vực kinh tế này có tốc độ tăng trưởng kinh
tế từ 7%-8% / năm và thu hút 40% lực lượng lao động của cả nước.
Nếu như trước những năm 70,buôn bán nội địa và vận chuyển trong nước
là hoạt dộng chính của dịch vụ thì những năm 80,nhiều hoạt động khác nổi lên
và hoạt động rất mạnh như Ngân hàng,tài chính,bưu chính viễn thông,hàng
không dân dụng và đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Thái Lan là một trong những nước có kinh nghiệm phát triển du lịch.Từ
những năm 1959 nước này đã lập cơ quan chuyên trách về du lịch.Trong những
năm 80.du lịch nước này có cơ hội phát triển,bởi vì ở giai đoạn đó Thái Lan đã
được Mỹ chọn là địa điểm chính cung cấp dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính
Mỹ trong chiến tranh Đông Dương.Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương,ngành
kinh tế này bị sụt giảm mạnh,nhưng những kinh nghiệm mà họ thu được đã trở
thành vốn quý giúp họ phát triển sau này.Từ đầu những năm 80,Thái Lan đã chủ
trương lấy du lịch để dựng nước.Kết quả đã làm bùng nổ ngành du lịch.Năm
1980 mới có 1.847.000 khách đến Thái Lan thì đến năm 1994 con số này đã
tăng lên hơn 6 triệu người.Từ 1990 đến 1994 ngành du lịch đã cung cấp chp
Thai lan khoảng gần 6 tỷ USD /năm chiếm từ 4%-5% tổng thu nhập quốc
dân.Rõ ràng là du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của
Thái Lan.
Chính phủ Thái lan đã biết tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển một nền nông nghiệp hoàn chỉnh với đầy đủ các ngành nghề,các
chủng loại cây trồng vật nuôi,vừa đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong
nước,vừa có nông phẩm để xuất khẩu.Diện tích canh tác của Thái Lan khá
lớn,chiếm gần một nửa tổng diện tích của cả nước.Sở dĩ Thai Lan có diện tích
đất canh tác lớn như vậy một phần là do phong trào khai hoang phục hoá diễn ra
rất mạnh mẽ từ 1950 đến năm 1970.Lúc đầu những cuộc di dân,khai hoang là tự
phát,nhưng đến những năm 50 trở đi,chính phủ Thái đã chú trọng đến việc tổ
chức xây dựng từng khu kinh tế mới ở vùng sâu vùng xa và tăng cường đầu tư
hỗ trợ ban đầu cho những ai muốn lập nghiệp ở những miền đất mới.Năm
1974,chính phủ Thái Lan ban hành luật cải cách ruộng đất.Theo luật định thì
mỗi hộ nông dân sẽ được chua 4 hecta ruộng.Quỹ đất đem chia đó là do nhà
18
nước bỏ tiền ra mua lại ruộng đất của địa chủ.Bên cạnh đó là mua đất khai
hoang.
Thai Lan có bờ biển dài,tiếp giáp với 2 đại dương lớn và nhiều sông ngòi
chằng chịt,nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.Trong
những năm 1944 -1996,giá trị xuất khẩu tôm tươi và đông lạnh đã đạt tới 2 tỷ
USD.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Thái Lan trong mấy thập kỷ qua
phát triển tương đối ổn định,với tốc độ tăng trưởng 4%/năm và nền kinh tế nông
nghiệp Thái đã phát triển khá hoàn chỉnh.Điều đó chứng tỏ công nghiệp hoá của
Thái chỉ được thực hiện trên cơ sở của một nền nông nghiệp hoàn chỉnh.Do
đó ,Thái Lan cũng như nhiều nước Đông Nam Á khác,trong buổi đầu phát triển
kinh tế đều phải xuất phát từ thế mạnh nông nghiệp.
Qua 35 năm(1961 - 1996) thực thi 7 kế hoạch 5 năm đã cho thấy vai trò
của nhà nước Thái Lan trong điều tiết kinh tế vĩ mô là cực kì quan trọng,bởi vì:
1/ Việc xác định đúng đắn một chiến lược cho từng thời kì cụ thể để phát
triển có ý nghĩa tiên quyết đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan từ thập kỉ
60 trở đi.Ví dụ việc chuyển từ chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
đến chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã tạo điều kiện cho nền
kinh tế Thái Lan có thể hoà nhập vào nền kinh tế thế giới dù còn có những hạn
chế nhất định.
2/ Nhà nước Thái Lan đã sử dụng khu vực kinh tế nhà nước như một công
cụ điều tiết vĩ mô,ví dụ:Nhà nước đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề cho
phát triển kinh tế,tập trung tới 70%-90% ngân sách nhà nước để phát triển nong
thôn...
3/ Chính sách tạo vốn để phát triển.Một trong những mây thuẫn lớn nhất
trong giai đoạn đầu phát triển đất nước của Thái lan là mâu thuẫn giữa nhu cầu
đầu tư xây dựng ngày càng lớn với số vốn trong nước quá ít ỏi,bởi thế Thái Lan
đã thực hành tiết kiệm và khai thác vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
4/ Chính sách tiền tệ:để đẩy mạnh xuất khẩu,chính phủ đã thực hiện sử
dụng đòn bẩy bằng tỷ giá hối đoái,đặc biệt từ kế hoạch 5 năm lần thứ 6,tỷ giá
hối đoái không được cao hơn hoặc thấp hơn so với ngoại tệ mạnh,đặc biệt là
đồng USD.Tỷ giá được xác định theo từng chu kỳ phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu trên thị trương tài chính.
19
Chính sách tín dụng nới lỏng để kích thích sản xuất hàng xuất khẩu,khuyến
khích cho nông dân vay tiền để sản xuất đặc biệt là ở vùng sâu vùng cao.Năm
1982 ,Thái lan đã ó Uỷ ban kiểm soát giá cả.Uỷ ban này hoạt động rất mạnh và
có hiệu quả,quy đinhk giá tối đa cho các mặt hàng chủ yếu và còn áp dụng chính
sách phân phối hàng hoá cho một số đối tượng.Uỷ ban kiểm soát giá được thành
lập để kiểm soát giá cả để tạo nên sự ổn định về tiền tệ,nhưng khi nền kinh tế
bùng nổ thì nhà nước chỉ can thiệp vào một số mặt hàng có tính độc quyền như
xăng dầu,bột giặt,dầu thực vật...
Thái Lan cũng rất chú trọng chính sách ngoại giao phục vụ kinh tế, đẩy
mạnh thu hút đầu tư, đẩy mạnh tìm kiếm các đối tác thương mại nhằm mở rộng
thị trường, tăng giá trị hàng hóa của Thái Lan, tạo cơ hội về thương mại cho khu
vực tư nhân Thái Lan. Về tự do hóa thương mại, Thái Lan chú trọng đàm phán
thành lập khu vực tự do thương mại (FTA) với các nước, trong đó đã ký với
Nhật, đang đàm phán với Mỹ, đồng thời tăng cường quan hệ thương mại đa
phương trong khuôn khổ WTO.
Thái Lan đã thành công trong việc tăng cường xuất khẩu sang các thị
trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi, Mỹ Latinh, Đài Loan,
Canađa, Hàn Quốc, Myanmar, Trung Quốc, Australia và Hồng Kông. Bộ
Thương mại Thái Lan sẽ tập trung vào 3 kế hoach ưu tiên là: giảm nhập khẩu và
thúc đẩy tăng trưởng bền vững; giải quyết các vấn đề về xuất khẩu nông nghiệp
và tăng khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
4.2 Chính sách đầu tư quốc tế
Các chính sách phát triển kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Thái Lan
được chính phủ đưa ra trong các kế hoạch 5 năm.
Kế hoạch 5 năm lần thứ năm ( 1982-1986) đã đề ra một phương hướng
mới táo bạo, nhằm tạo tiền đề đưa Thái Lan vào hàng ngũ các nền kinh tế công
nghiệp mới (NICs) cụ thể là:
- Phân chia từng vùng lãnh thổ để đề ra các chính sách cụ thể.
- Mở rộng, phát triển trung tâm đô thị, các khu kinh tế mới ở các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng cao và dọc theo bờ biển.
- Giữ vững sự ổn định tiền tệ và tăng cường tiết kiệm.
- Cân đối lại nền kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch
vụ du lịch.
20