Khóa luận phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho công ty tnhh sản xuất và thương mại camelia
- 73 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI KHOA HTTT & TMĐT
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho công ty
TNHH sản xuất và thương mại Camelia
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Huyền Trang
Sinh viên thực hiện: Cù Hải Yến
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là luận văn tốt nghiệp của riêng em dưới sự hướng dẫn
của giảng viên ThS. Trần Thị Huyền Trang. Tất cả mọi thông tin, tài liệu được sử
dụng trong trong nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn đầy đủ và rõ
ràng. Các số liệu em sử dụng cho đề tài nghiên cứu được cung cấp và lưu hành nội
bộ tại đơn vị thực tập - Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Cù Hải Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường Đại học Thương
Mại, quý thầy cô trong trường nói chung và quý thầy cô giảng dạy khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Quản trị Thương mại điện tử nói riêng. Trong quá trình học tập
tại trường, các thầy cô đã luôn quan tâm theo sát, đồng hành và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích, giúp cho em vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống
trong tương lai.
Em xin cảm ơn cô Trần Thị Huyền Trang - Giáo viên trực tiếp hướng dẫn khóa
luận tốt nghiệp, cô luôn sát sao, nhắc nhở, kiểm tra và trả bài một cách đều đặn để em
có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất trong khả năng của mình.
Bên cạnh đó, em cũng không quên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty
TNHH sản xuất Thương mại Camelia – đơn vị em tham gia thực tập, đặc biệt là các
anh chị trong công ty đã luôn hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình làm việc. Dù
thời gian thực tập không dài, bản thân em còn nhiều thiếu sót trong công việc, nhưng
công ty vẫn cho em được tiếp xúc và trải nghiệm công việc để vận dụng kiến thức
của mình, đó là điều mà em luôn biết ơn.
Đề tài này là kết quả của quá trình học tập tại trường và thực tập tại công ty,
với những lý do cả chủ quan và khách quan chắc chắn không thể tránh được những
sai sót, em rất mong quý thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện nhất có thế.
Sau tất cả, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Thương Mại,
các anh chị của công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia thật nhiều sức khỏe,
gặt hái thêm được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................2
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................5
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG .............................................9
MARKETING TRỰC TUYẾN................................................................................9
1.1. Một số lý luận về marketing trực tuyến ...........................................................9
1.1.1. Lý luận chung về marketing ............................................................................9
1.1.2. Marketing trực tuyến .....................................................................................10
1.2. Đặc điểm vai trò của marketing trực tuyến ...................................................11
1.3. Công cụ của marketing trực tuyến .................................................................13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI CAMELIA ...................................................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia 21
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia ......21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia .......22
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Camelia .....................................................................................................................24
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Camelia .....................................................................................................................25
iv
2.2. Thực trạng của hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Camelia ...........................................................................................26
2.2.1. Thị trường mục tiêu .......................................................................................26
2.2.2. Thực trạng ứng dụng marketing trực tuyến tại công ty ...............................27
2.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing trực tuyến
của công ty ................................................................................................................32
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC
TUYẾN CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAMELIA
...................................................................................................................................39
3.1. Kết quả đạt được và những phát hiện qua nghiên cứu ................................39
3.1.1. Những kết quả đạt được ................................................................................39
3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết .......................................................................40
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại....................................................................43
3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và định hướng phát triển trong thời gian tới
...................................................................................................................................44
3.2. Những vấn đề cần nghiên cứu khi thực hiện phát triển marketing trực tuyến
...................................................................................................................................46
3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới .............................................................46
3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động marketing của Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia .................................................................................................47
3.2.3. Phạm vi vấn đề giải quyết ..............................................................................47
3.3. Các đề xuất và kiến nghị để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia .................................................48
3.3.1. Đề xuất định hướng phát triển marketing trực tuyến cho công ty TNHH sản
xuất và thương mại Camelia....................................................................................48
3.3.2. Đề xuất để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho công ty TNHH sản
xuất và thương mại Camelia....................................................................................49
3.3.3. Đề xuất về nhân lực cho việc quản lý và duy trì hoạt động marketing trực
tuyến ..........................................................................................................................53
3.3.4. Kiến nghị tới Nhà nước để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia ..................................................54
v
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ix
PHỤ LỤC ................................................................................................................ xii
Phụ lục 1: Phiếu điều tra khách hàng .................................................................. xii
Phụ lục 2: Phiếu điều tra nhân viên ......................................................................xv
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
TNHH Limited Trách nhiệm hữu hạn
TMĐT E-Commerce Thương mại điện tử
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
SEO Search engine Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
optimization
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn ngắn
P2P Peer to peer network Mạng ngang hàng
PPE Page Post Engagement Lượng tương tác với bài viết trên
trang
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Số trang
Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH sản xuất và thương
Bảng 2.1 24
mại Camelia
Nguồn vốn Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Bảng 2.2 25
Camelia từ năm 2016 - 2018
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản
Bảng 2.3 25
xuất và Thương mại Camelia từ năm 2016 - 2018
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Tên hình Số trang
Giao diện website công ty TNHH sản xuất và thương
Hình 2.1 21
mại Camelia
Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương
Hình 2.2 23
mại Camelia
Biểu đồ hiệu quả hoạt động marketing trực tuyến của
Hình 2.3 công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia được 29
đánh giá theo các mức độ
Biểu đồ đánh giá hiệu quả loại hình ứng dụng
Hình 2.4 marketing quan hệ công chúng tại công ty TNHH sản 30
xuất và thương mại Camelia
Biểu đồ đánh giá hiệu quả ứng dụng giải pháp xúc tiến
Hình 2.5 điện tử tại công ty TNHH sản xuất và thương mại 31
Camelia
Một số tin tức trên website của công ty TNHH sản
Hình 3.1 41
xuất và thương mại Camelia
Một số sản phẩm trên website của công ty TNHH sản
Hình 3.2 51
xuất và thương mại Camelia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những ngày vừa qua, khái niệm “Cách mạng Công nghệ 4.0” được nhắc
đến với tần suất vô cùng nhiều trên các kênh truyền thông và các mạng xã hội. Cùng
với sự xuất hiện đó là sự hứa hẹn về một tương lai tươi sáng của các doanh nghiệp tại
Việt Nam nếu đủ khả năng đón đầu được làn sóng này.
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công
của doanh nghiệp, nhận ra được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ
đều vô cùng chú trọng yếu tố này. Trước đây marketing truyền thống đóng vai trò
chủ đạo, nhưng vào thời điểm hiện tại, với sự bùng nổ số lượng người truy cập, sử
dụng Internet tăng lên với tốc độ chóng mặt. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc
xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu
người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo số liệu thống kê, có tới
58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số
này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự phát triển của công
nghê, các dòng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho
nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với
Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã
được đăng ký lên tới 143.3 triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt
Nam đã tiếp cận với điện thoại di động thông minh và cũng không ít người sử dụng
2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống. 94% là tỷ lệ người dùng
Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet
ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng
Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một
tuần. Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể
theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS ( tăng
6.1% so với năm ngoái) và ở máy tính là 27.18 MBPS ( tăng 9.7% ) (Theo Báo cáo
Digital Marketing Việt Nam 2019)
Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi mới cho hoạt động
marketing của doanh nghiệp mình. Việc quen thuộc với mạng xã hội, các sản phẩm
dịch vụ online của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường trở nên hết sức
khốc liệt buộc các doanh nghiệp nếu muốn thâu tóm khách hàng, đồng thời gây dựng
2
được mối quan hệ bền vững lâu dài thì cần phải ứng dụng marketing trực tuyến.
Marketing trực tuyến với những giá trị mà nó đem lại, thực hiện tốt những mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra.Với khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, phản hồi khách
hàng với tiêu chí “cần là có”, quảng cáo trực tuyến đa dạng, đa sắc màu, mang đậm
dấu ấn của người thực hiện. Marketing online không chỉ thỏa mãn khách hàng mà
còn khơi gợi được tinh thần sáng tạo của người thực hiện nó.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia luôn khát khao được đổi mới,
được phát triền, được vươn lên để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tuy
nhiên,trong thời điểm hiện tại hoạt động marketing trực tuyến của công ty mới chỉ ở
bước đầu song song với đó là sự khó khăn, mò mẫm tìm kiếm trong buổi đầu.
Chính vì thế, em xin đề xuất đề tài: “Phát triển hoạt động marketing trực
tuyến cho công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia” với mục đích nghiên
cứu tình hình hiện tại của công ty và đưa ra giải pháp hoạt động marketing trục tuyến
phù hợp nhất với đơn vị mà em đã tham gia thực tập.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Giáo trình Marketing thương mại điện
tử, ĐHTM. Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống lý luận marketing
Thương mại điện tử, các yếu tố liên quan đến quá trình quản trị marketing, các công
cụ E-Marketing, phân tích môi trường TMĐT, marketing 4P trong môi trường
TMĐT. Bên cạnh đó là cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu.
- Nguyễn Hoàng Việt ( chủ biên), Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long
(2011), NXB Thống Kê: Marketing thương mại điện tử: Cuốn sách được biên soạn
và trình bày về những nội dung cơ bản nhất của marketing điện tử, từ nghiên cứu
hành vi tiêu dùng của khách hàng điện tử tới lập kế hoạch triển khai và quản trị chiến
lược marketing điện tử, kiểm tra, đánh giá một chiến lược marketing điện tử.
- Marketing Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), Nguyễn Trúc Anh, Đỗ Thị Hải Hà
(2010), NXB Lao động xã hội: Trình bày tổng quan về kinh doanh và quản trị kinh
doanh; marketing và quản trị marketing. Nghiên cứu dự báo thị trường, quản trị chiến
lược marketing và tổ chức hoạt động marketing.
- Chiến lược marketing – Kỹ năng phát triền và đột phá trong kinh tác giả Vũ
Tươi, NXB Thế giới: Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,
3
Marketing đang ngày càng chiếm vị thế sống còn và vô cùng quan trọng trong sự tồn
tại và phát triển của một doanh nghiệp. Bởi Marketing chính là triết lý dẫn dắt toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. Nhờ có các hoạt động Marketing, các doanh nghiệp hiểu hơn
vền gười tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của họ qua đó sẽ làm cho việc
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
- Chủ biên: Tiến sĩ Trần Quốc Việt (Viện nghiên cứu và ứng dụng quản trị
doanh nghiệp (IBS), NXB Thế giới: “21 Chiến lược hàng đầu trong Marketing & bán
hàng”: Nhằm giúp độc giả trong giải quyết và xử lý các tình huống kinh doanh, nhóm
tác giả giới thiệu 21 tình huống mô phỏng tổng quát các vấn đề gặp phải và ứng xử
của CEO trong hoạt động marketing & bán hàng để chèo lái con tàu doanh nghiệp đi
đến thành công. Các tình huống có tính chất minh họa và liên hệ tới thực tế diễn ra
trên nhiều lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh.
2.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế
- Marry low Robert (2002); McGraw- Hill Publishing: Internet Marketing:
Intergrating online and offline strategy Cuốn sách trình bày một cách tổng quan về
sự thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh doanh trực tuyến , đồng thời cung cấp
những thông tin cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác về hoạt động marketing
cũng như dự đoán xu hướng marketing trong tương lai.
- Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB thống kê. Giới thiệu những
kiến thức cơ bản về marketing như khái niệm, bản chất, phương châm, nguyên tắc và
nội dung hoạt động marketing, đồng thời giới thiệu một số lý luận về môi trường
marketing, cách thức phân đoạn thị trường, hành vi của khách hàng, kế hoạch hóa
marketing và các chương trình marketing 4P.
- Strass, El-Anssary & Frost (2003), Prentice Hall Publish, 3rd edition.: E-
marketing Nội dung cuốn sách trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của internet và
sự phát triển của công nghệ tới sự thay đổi trong cách tiến hành kinh doanh hiện nay.
Cuốn sách trình bày khá chi tiết về những biện pháp xây dựng mối quan hệ khách
hàng và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh tới những yếu tố hàng
đầu như sản phẩm, giá cả, phân phối và việc xúc tiến bán. Bên cạnh đó, cuốn sách
còn đề cập tới việc xây dựng thương hiệu trực tuyến qua mạng xã hội, blog...
4
- Joe Plummer, Steve Rappaport, Taddy Hall, Robert Barocci (2007), The
online advertising playbook. Cuốn sách chỉ ra và phân tích về marketing trực tuyến
cùng các chiến lược, các mô hình và công cụ của nó từ cách thức hoạt động, sử dụng
là những phương pháp tạo hiệu quả cao trong quảng cáo trực tuyến cũng như thu hút
khách hàng và dự đoán những xu hướng quảng cáo trực tuyến trong tương lai.
- Joe Vitale - Jo Han Mok (2007), Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng, NXB
Lao động Xã hội. Cuốn sách chia sẻ các bí quyết kinh doanh có hiệu quả trên mạng
Internet. Cách sử dụng các công cụ trực tuyến trong hoạt động kinh doanh.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia em
nhận thấy việc phát triển hoạt động marketing trực tuyến tại công ty là một trong
những vấn đề vô cùng cấp thiết và cần có một hướng đi rõ ràng hơn. Xuất phát từ vấn
đề trong hoạt động marketing của Công ty, em đề xuất đề tài “Phát triển hoạt động
marketing trực tuyến tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia” với mong
muốn thực hiện được những mục tiêu sau:
- Thứ nhất, hệ thống được các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing
tại Công ty.
- Thứ hai, đánh giá được thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại Công
ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
- Thứ ba, từ thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại công ty để đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty.
Với những mục tiêu đó, hy vọng đề tài nghiên cứu có thể đem lại những hiệu
quả thiết thực để công ty có thể nâng cao được hoạt động marketing, từ đó đem lại
những hiệu quả cao hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty sau đó đi sâu vào
nghiên cứu hoạt động marketing trực tuyến rồi đưa ra giải pháp và kiến nghị.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 09/10/2019 đến ngày 03/12/2019.
Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại đơn vị thực tập
- Công ty TNHH sản xuất Thương mại Camelia có trụ sở đặt tại số 08/68/49 Thúy
Lĩnh – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội.
5
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing trực tuyến của Công ty TNHH
sản xuất và thương mại Camelia.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở lý luận về marketing, tiến hành nghiên cứu và phân tích thực
trạng hoạt động tại công ty, thông qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là hai
nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng vì có tính chính xác và khách quan cao.
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu điều tra khách hàng và Điều tra
nhân viên. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu không có sẵn, do người nghiên cứu tự thu
thập và xử lý để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Do vậy, đặc điểm của
dữ liệu sơ cấp là cung cấp thông tin một cách kịp thời, là nguồn tài liệu riêng và phù
hợp với đề tài nghiên cứu.
Ưu điểm: Cung cấp thông tin một cách kịp thời, khách quan, là nguồn tài liệu
riêng phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Nhược điểm: Trong quá trình thu thập đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức
của người thực hiện thu thập dữ liệu.
Quá trình thực hiện điều tra với 30 phiếu được phát đến khách hàng và 16
phiếu được phát tới nhân viên với kết quả trả về là 100%.
• Phương pháp điều tra lấy khách hàng
- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra khách hàng sẽ tập trung những câu
hỏi trắc nghiệm liên quan đến cảm nhận, hiệu quả, những đánh giá về tình hình hoạt
động của công ty.
- Đối tượng điều tra: Bảng hỏi này là những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản
dành cho những khách hàng của chính công ty, mà ở đây tập trung chủ yếu là các
khách hàng trực tuyến.
- Mục đích: Tập hợp những đánh giá khách quan từ khách hàng về thực trạng
hoạt động của công ty, từ đó đưa ra đánh giá và cách giải quyết hợp lý.
- Hình thức: Xây dựng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Phát ra 30 phiếu điều tra tới khách hàng của công ty, thu thập
và tiến hành phân tích.
6
• Phương pháp điều tra nhân viên
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng bảng câu hỏi điều tra để cung cấp dữ
liệu sơ cấp cho khóa luận. Đây là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi miệng để người
được phỏng vấn trả lời trực tiếp bằng lời nói nhằm nói lên nhận thức, thái độ của cá
nhân họ với vấn đề được hỏi.
- Nội dung phỏng vấn: Bảng hỏi sẽ là tập hợp các câu hỏi mở liên quan đến
tình hình hoạt động chung của các nhân viên làm việc tại Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia.
- Đối tượng phỏng vấn: Các nhân viên làm việc tại Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Camelia.
- Mục đích phỏng vấn: thu thập các dữ liệu về chiến lược và thực trạng hoạt
động marketing tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
- Hình thức phỏng vấn: Xây dựng bảng câu hỏi với những câu hỏi mở liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được thu thập và có thể đã qua xử lý hoặc
chưa qua xử lý, ít tốn thời gian, công sức trong quá trình thu thập nhưng đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu.
Đặc diểm của dữ liệu thứ cấp: Chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ
rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên
trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc
bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính
cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng
đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thiết thực cho
vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng các loại dữ liệu thứ cấp sau:
- Dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp:
Các dữ liệu được thu thập từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia
là từ các báo cáo kinh doanh của công ty, được lưu hành nội bộ: đây là dữ liệu sẽ
được sử dụng trong chương 2 của bài nghiên cứu này.
7
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản như
sách, tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học… có lý luận và cơ sở liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
Ngoài ra những thông tin trên mạng internet cũng là nguồn dữ liệu thứ cấp vô
cùng phong phú.
Những dữ liệu thứ cấp lấy từ nguồn bên ngoài này được sử dụng xuyên suốt
trong tất cả các phần của bài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng công cụ xử lý và phân tích dữ liệu
là phần mềm Excel, bên cạnh đó còn sử dụng thống kê, tổng hợp, phân tích nhằm
phục vụ nội dung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho hoạt động marketing trực
tuyến tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp định tính: Sử dụng phần mềm Office Microsoft Excel, Word
là chương trình xử lý bảng tính, bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và các cột có
thể nhập dữ liệu và tính toán các công thức đồng thời có thể tạo ra các báo cáo dạng
bảng, biểu đồ, hình vẽ ...
• Phương pháp định lượng
- Sử dụng phương pháp tổng hợp quy nạp: Phương pháp tổng hợp tập trung
trình bày các dữ liệu sau đó bằng phương pháp quy nạp đưa ra sự lien quan và gắn
kết các dữ liệu với nhau.
- Sử dụng phương pháp diễn dịch: Là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ
thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết cuối cùng đưa ra kết luận.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp: Kết hợp kết quả của mọt vài
nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết lien quan đến nghiên cứu.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung vào 3
nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về marketing trực tuyến
Chương 2: Hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia.
8
Chương 3: Đề xuất phương án phát triển marketing trực tuyến cho công ty
TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN
1.1. Một số lý luận về marketing trực tuyến
1.1.1. Lý luận chung về marketing
“Trong thế giới đương đại, một quốc gia, một địa phương, một tổ chức, một
doanh nghiệp… sẽ không phát triển được nếu không biết sử dụng marketing. Người
ta học marketing để biết về nó, người ta học marketing để hiểu về nó, người ta học
marketing để khai thác những điều tinh túy về nó nhằm giúp ích cho cuộc sống.
marketing là triết lý sống, marketing là triết lý kinh doanh, marketing là triết lý của
sự sinh tồn…” (Trích giáo trình marketing căn bản do tập thể giáo viên của bộ môn
marketing trường Đại học Thương Mại biên soạn). Từ lời mở đầu cuốn giáo trình của
bộ môn, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tầm quan trọng của marketing.
Có nhiều cách định nghĩa marketing. Cho đến nay, nhiều người vẫn lầm tưởng
marketing với việc chào hàng (tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ
chính vì thế dẫn đến quan niệm sai lầm về marketing. Họ cho rằng marketing chẳng
qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng cốt để làm sao bán được hàng
và thu về nhiều tiền về cho họ. Sai lầm hơn cả là có một số quan điểm đồng nhất
marketing với nghề chào hàng, giới thiệu dùng thử sản phẩm (nghề tiếp thị)
Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như nghiên cứu marketing, sản xuất
hàng hóa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, quy định giá cả, tổ chức
và quản lý hệ thống tiêu thụ, quảng cáo và khuyến mại sau đó mới bán chúng cho
người tiêu dùng.
Theo viện marketing Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ
hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành
nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người
tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hiệp Quốc,
một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư duy
marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi: “Marketing là khoa học điều
hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ
10
vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định
hướng”.
Theo J.J.Lam bin: “Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng
gây sức ép, tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng đôi khi mang tính tấn công,
được sử dụng để chiếm thị trường hiện có, marketing cũng là toàn bộ những công cụ
phân tích phương pháp dự đoán và nghiên cứu thị trường được sử dụng nhằm phát
triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu.”
Theo D. Larue và A. Caillat: “Marketing là toàn bộ những hoạt động trong
nền kinh tế thị trường nhằm khuyến khích khêu gợi, làm nảy sinh những nhu cầu của
người tiêu dùng về một loại sản phẩm và dịch vụ nào đó; thực hiện sự thích ứng liên
tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với những
nhu cầu đã được xác định.”
Theo E.J McCarthy: “Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm
đạt được các mục tiêu của một tổ chức thông qua việc dự đoán các nhu cầu của khách
hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu
cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hoặc người tiêu thụ.”
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “ Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì
họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm
có giá trị với những người khác.”
Trên cở sở hàng loạt các khái niệm về marketing khác, người ta định nghĩa
marketing hiện đại như sau: “Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực
hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người.
Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ
chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”.
1.1.2. Marketing trực tuyến
Theo GS. Phillip Kotler: “Marketing trực tuyến là quá trình lập kế hoạch về
sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Strauss trong cuốn Electronic Marketing: marketing trực tuyến là sự ứng
dụng hàng loạt những tiến bộ CNTT cho việc:
11
- Chuyển đổi chiến lược marketing nhằm gia tăng giá trị khách hàng thông
qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hoá và định vị hiệu quả hơn.
- Lập kế hoạch và thực thi các chương trình về sp, phân phối, giá và xúc tiến
thương mại hiệu quả hơn.
- Tạo ra những phương thức trao đổi mới giúp thoả mãn nhu cầu và mục tiêu
của khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và khách hàng là tổ chức.
Theo các tác giả Joel Reedy, Schullo và Kenneth Zimmerman trong cuốn
Electronic Marketing: “Marketing trực tuyến bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện
điện tử”.
Trên cơ sở hàng loạt các quan điểm về marketing trực tuyến, có thể định nghĩa
như sau: “Marketing trực tuyến là sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng
máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng
cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Marketing trực tuyến chính là
vũ khí tối tân và hiện đại của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.”
1.2. Đặc điểm vai trò của marketing trực tuyến
• Thứ nhất, thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn
Thể hiện ở việc tiến hành hoạt động marketing trên Internet có thể loại bỏ
những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình marketing thông thường chưa
có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24
giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động marketing điện
tử vì nó có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian
24 giờ trong một ngày, bảy ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời
gian chết (Death of time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp
dịch vụ hỗ trợ kháchhàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch
vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, marketing trực
tuyến có một ưu điểm hơn hẳn so với marketing thông thường là nó đã khắc phục
được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh.
• Thứ hai, tốc độ giao dịch nhanh hơn
Tốc độ giao dịch trong marketing trực tuyến nhanh hơn nhiều so với marketing
truyền thống, đặc biệt là với hoạt động giao hàng của các loại hàng hóa số hóa, việc
MẠI KHOA HTTT & TMĐT
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
Phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho công ty
TNHH sản xuất và thương mại Camelia
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Huyền Trang
Sinh viên thực hiện: Cù Hải Yến
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là luận văn tốt nghiệp của riêng em dưới sự hướng dẫn
của giảng viên ThS. Trần Thị Huyền Trang. Tất cả mọi thông tin, tài liệu được sử
dụng trong trong nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn đầy đủ và rõ
ràng. Các số liệu em sử dụng cho đề tài nghiên cứu được cung cấp và lưu hành nội
bộ tại đơn vị thực tập - Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Cù Hải Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường Đại học Thương
Mại, quý thầy cô trong trường nói chung và quý thầy cô giảng dạy khoa Hệ thống
thông tin kinh tế và Quản trị Thương mại điện tử nói riêng. Trong quá trình học tập
tại trường, các thầy cô đã luôn quan tâm theo sát, đồng hành và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích, giúp cho em vững vàng hơn trong công việc và cuộc sống
trong tương lai.
Em xin cảm ơn cô Trần Thị Huyền Trang - Giáo viên trực tiếp hướng dẫn khóa
luận tốt nghiệp, cô luôn sát sao, nhắc nhở, kiểm tra và trả bài một cách đều đặn để em
có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất trong khả năng của mình.
Bên cạnh đó, em cũng không quên được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty
TNHH sản xuất Thương mại Camelia – đơn vị em tham gia thực tập, đặc biệt là các
anh chị trong công ty đã luôn hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình làm việc. Dù
thời gian thực tập không dài, bản thân em còn nhiều thiếu sót trong công việc, nhưng
công ty vẫn cho em được tiếp xúc và trải nghiệm công việc để vận dụng kiến thức
của mình, đó là điều mà em luôn biết ơn.
Đề tài này là kết quả của quá trình học tập tại trường và thực tập tại công ty,
với những lý do cả chủ quan và khách quan chắc chắn không thể tránh được những
sai sót, em rất mong quý thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện nhất có thế.
Sau tất cả, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Thương Mại,
các anh chị của công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia thật nhiều sức khỏe,
gặt hái thêm được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................2
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................5
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG .............................................9
MARKETING TRỰC TUYẾN................................................................................9
1.1. Một số lý luận về marketing trực tuyến ...........................................................9
1.1.1. Lý luận chung về marketing ............................................................................9
1.1.2. Marketing trực tuyến .....................................................................................10
1.2. Đặc điểm vai trò của marketing trực tuyến ...................................................11
1.3. Công cụ của marketing trực tuyến .................................................................13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI CAMELIA ...................................................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia 21
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia ......21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia .......22
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Camelia .....................................................................................................................24
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Camelia .....................................................................................................................25
iv
2.2. Thực trạng của hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Camelia ...........................................................................................26
2.2.1. Thị trường mục tiêu .......................................................................................26
2.2.2. Thực trạng ứng dụng marketing trực tuyến tại công ty ...............................27
2.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hoạt động marketing trực tuyến
của công ty ................................................................................................................32
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MARKETING TRỰC
TUYẾN CHO CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI CAMELIA
...................................................................................................................................39
3.1. Kết quả đạt được và những phát hiện qua nghiên cứu ................................39
3.1.1. Những kết quả đạt được ................................................................................39
3.1.2. Những tồn tại chưa giải quyết .......................................................................40
3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại....................................................................43
3.1.4. Những hạn chế của nghiên cứu và định hướng phát triển trong thời gian tới
...................................................................................................................................44
3.2. Những vấn đề cần nghiên cứu khi thực hiện phát triển marketing trực tuyến
...................................................................................................................................46
3.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới .............................................................46
3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động marketing của Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia .................................................................................................47
3.2.3. Phạm vi vấn đề giải quyết ..............................................................................47
3.3. Các đề xuất và kiến nghị để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho
công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia .................................................48
3.3.1. Đề xuất định hướng phát triển marketing trực tuyến cho công ty TNHH sản
xuất và thương mại Camelia....................................................................................48
3.3.2. Đề xuất để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho công ty TNHH sản
xuất và thương mại Camelia....................................................................................49
3.3.3. Đề xuất về nhân lực cho việc quản lý và duy trì hoạt động marketing trực
tuyến ..........................................................................................................................53
3.3.4. Kiến nghị tới Nhà nước để phát triển hoạt động marketing trực tuyến cho
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia ..................................................54
v
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ix
PHỤ LỤC ................................................................................................................ xii
Phụ lục 1: Phiếu điều tra khách hàng .................................................................. xii
Phụ lục 2: Phiếu điều tra nhân viên ......................................................................xv
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
TNHH Limited Trách nhiệm hữu hạn
TMĐT E-Commerce Thương mại điện tử
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
SEO Search engine Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
optimization
SMS Short Message Service Dịch vụ tin nhắn ngắn
P2P Peer to peer network Mạng ngang hàng
PPE Page Post Engagement Lượng tương tác với bài viết trên
trang
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Số trang
Cơ cấu nhân lực Công ty TNHH sản xuất và thương
Bảng 2.1 24
mại Camelia
Nguồn vốn Công ty TNHH sản xuất và thương mại
Bảng 2.2 25
Camelia từ năm 2016 - 2018
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH sản
Bảng 2.3 25
xuất và Thương mại Camelia từ năm 2016 - 2018
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình Tên hình Số trang
Giao diện website công ty TNHH sản xuất và thương
Hình 2.1 21
mại Camelia
Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương
Hình 2.2 23
mại Camelia
Biểu đồ hiệu quả hoạt động marketing trực tuyến của
Hình 2.3 công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia được 29
đánh giá theo các mức độ
Biểu đồ đánh giá hiệu quả loại hình ứng dụng
Hình 2.4 marketing quan hệ công chúng tại công ty TNHH sản 30
xuất và thương mại Camelia
Biểu đồ đánh giá hiệu quả ứng dụng giải pháp xúc tiến
Hình 2.5 điện tử tại công ty TNHH sản xuất và thương mại 31
Camelia
Một số tin tức trên website của công ty TNHH sản
Hình 3.1 41
xuất và thương mại Camelia
Một số sản phẩm trên website của công ty TNHH sản
Hình 3.2 51
xuất và thương mại Camelia
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những ngày vừa qua, khái niệm “Cách mạng Công nghệ 4.0” được nhắc
đến với tần suất vô cùng nhiều trên các kênh truyền thông và các mạng xã hội. Cùng
với sự xuất hiện đó là sự hứa hẹn về một tương lai tươi sáng của các doanh nghiệp tại
Việt Nam nếu đủ khả năng đón đầu được làn sóng này.
Marketing là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công
của doanh nghiệp, nhận ra được tầm quan trọng đó, mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ
đều vô cùng chú trọng yếu tố này. Trước đây marketing truyền thống đóng vai trò
chủ đạo, nhưng vào thời điểm hiện tại, với sự bùng nổ số lượng người truy cập, sử
dụng Internet tăng lên với tốc độ chóng mặt. Năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc
xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu
người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo số liệu thống kê, có tới
58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số
này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018. Cùng với sự phát triển của công
nghê, các dòng điện thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho
nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với
Internet. Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã
được đăng ký lên tới 143.3 triệu số . Điều này cho thấy phần đông người dân Việt
Nam đã tiếp cận với điện thoại di động thông minh và cũng không ít người sử dụng
2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống. 94% là tỷ lệ người dùng
Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng Internet
ít nhất một lần trong tuần. Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng
Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một
tuần. Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể
theo báo cáo, tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS ( tăng
6.1% so với năm ngoái) và ở máy tính là 27.18 MBPS ( tăng 9.7% ) (Theo Báo cáo
Digital Marketing Việt Nam 2019)
Chính vì thế, các doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi mới cho hoạt động
marketing của doanh nghiệp mình. Việc quen thuộc với mạng xã hội, các sản phẩm
dịch vụ online của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường trở nên hết sức
khốc liệt buộc các doanh nghiệp nếu muốn thâu tóm khách hàng, đồng thời gây dựng
2
được mối quan hệ bền vững lâu dài thì cần phải ứng dụng marketing trực tuyến.
Marketing trực tuyến với những giá trị mà nó đem lại, thực hiện tốt những mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra.Với khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng, phản hồi khách
hàng với tiêu chí “cần là có”, quảng cáo trực tuyến đa dạng, đa sắc màu, mang đậm
dấu ấn của người thực hiện. Marketing online không chỉ thỏa mãn khách hàng mà
còn khơi gợi được tinh thần sáng tạo của người thực hiện nó.
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia luôn khát khao được đổi mới,
được phát triền, được vươn lên để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tuy
nhiên,trong thời điểm hiện tại hoạt động marketing trực tuyến của công ty mới chỉ ở
bước đầu song song với đó là sự khó khăn, mò mẫm tìm kiếm trong buổi đầu.
Chính vì thế, em xin đề xuất đề tài: “Phát triển hoạt động marketing trực
tuyến cho công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia” với mục đích nghiên
cứu tình hình hiện tại của công ty và đưa ra giải pháp hoạt động marketing trục tuyến
phù hợp nhất với đơn vị mà em đã tham gia thực tập.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
- Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Giáo trình Marketing thương mại điện
tử, ĐHTM. Bài giảng cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống lý luận marketing
Thương mại điện tử, các yếu tố liên quan đến quá trình quản trị marketing, các công
cụ E-Marketing, phân tích môi trường TMĐT, marketing 4P trong môi trường
TMĐT. Bên cạnh đó là cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu.
- Nguyễn Hoàng Việt ( chủ biên), Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Hoàng Long
(2011), NXB Thống Kê: Marketing thương mại điện tử: Cuốn sách được biên soạn
và trình bày về những nội dung cơ bản nhất của marketing điện tử, từ nghiên cứu
hành vi tiêu dùng của khách hàng điện tử tới lập kế hoạch triển khai và quản trị chiến
lược marketing điện tử, kiểm tra, đánh giá một chiến lược marketing điện tử.
- Marketing Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), Nguyễn Trúc Anh, Đỗ Thị Hải Hà
(2010), NXB Lao động xã hội: Trình bày tổng quan về kinh doanh và quản trị kinh
doanh; marketing và quản trị marketing. Nghiên cứu dự báo thị trường, quản trị chiến
lược marketing và tổ chức hoạt động marketing.
- Chiến lược marketing – Kỹ năng phát triền và đột phá trong kinh tác giả Vũ
Tươi, NXB Thế giới: Trong thời buổi thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,
3
Marketing đang ngày càng chiếm vị thế sống còn và vô cùng quan trọng trong sự tồn
tại và phát triển của một doanh nghiệp. Bởi Marketing chính là triết lý dẫn dắt toàn
bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng. Nhờ có các hoạt động Marketing, các doanh nghiệp hiểu hơn
vền gười tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của họ qua đó sẽ làm cho việc
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
- Chủ biên: Tiến sĩ Trần Quốc Việt (Viện nghiên cứu và ứng dụng quản trị
doanh nghiệp (IBS), NXB Thế giới: “21 Chiến lược hàng đầu trong Marketing & bán
hàng”: Nhằm giúp độc giả trong giải quyết và xử lý các tình huống kinh doanh, nhóm
tác giả giới thiệu 21 tình huống mô phỏng tổng quát các vấn đề gặp phải và ứng xử
của CEO trong hoạt động marketing & bán hàng để chèo lái con tàu doanh nghiệp đi
đến thành công. Các tình huống có tính chất minh họa và liên hệ tới thực tế diễn ra
trên nhiều lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh.
2.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế
- Marry low Robert (2002); McGraw- Hill Publishing: Internet Marketing:
Intergrating online and offline strategy Cuốn sách trình bày một cách tổng quan về
sự thay đổi nhanh chóng của thị trường kinh doanh trực tuyến , đồng thời cung cấp
những thông tin cập nhật một cách nhanh chóng và chính xác về hoạt động marketing
cũng như dự đoán xu hướng marketing trong tương lai.
- Phillip Kotler (2003), Quản trị marketing, NXB thống kê. Giới thiệu những
kiến thức cơ bản về marketing như khái niệm, bản chất, phương châm, nguyên tắc và
nội dung hoạt động marketing, đồng thời giới thiệu một số lý luận về môi trường
marketing, cách thức phân đoạn thị trường, hành vi của khách hàng, kế hoạch hóa
marketing và các chương trình marketing 4P.
- Strass, El-Anssary & Frost (2003), Prentice Hall Publish, 3rd edition.: E-
marketing Nội dung cuốn sách trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của internet và
sự phát triển của công nghệ tới sự thay đổi trong cách tiến hành kinh doanh hiện nay.
Cuốn sách trình bày khá chi tiết về những biện pháp xây dựng mối quan hệ khách
hàng và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó nhấn mạnh tới những yếu tố hàng
đầu như sản phẩm, giá cả, phân phối và việc xúc tiến bán. Bên cạnh đó, cuốn sách
còn đề cập tới việc xây dựng thương hiệu trực tuyến qua mạng xã hội, blog...
4
- Joe Plummer, Steve Rappaport, Taddy Hall, Robert Barocci (2007), The
online advertising playbook. Cuốn sách chỉ ra và phân tích về marketing trực tuyến
cùng các chiến lược, các mô hình và công cụ của nó từ cách thức hoạt động, sử dụng
là những phương pháp tạo hiệu quả cao trong quảng cáo trực tuyến cũng như thu hút
khách hàng và dự đoán những xu hướng quảng cáo trực tuyến trong tương lai.
- Joe Vitale - Jo Han Mok (2007), Bí Quyết Kinh Doanh Trên Mạng, NXB
Lao động Xã hội. Cuốn sách chia sẻ các bí quyết kinh doanh có hiệu quả trên mạng
Internet. Cách sử dụng các công cụ trực tuyến trong hoạt động kinh doanh.
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia em
nhận thấy việc phát triển hoạt động marketing trực tuyến tại công ty là một trong
những vấn đề vô cùng cấp thiết và cần có một hướng đi rõ ràng hơn. Xuất phát từ vấn
đề trong hoạt động marketing của Công ty, em đề xuất đề tài “Phát triển hoạt động
marketing trực tuyến tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia” với mong
muốn thực hiện được những mục tiêu sau:
- Thứ nhất, hệ thống được các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Marketing
tại Công ty.
- Thứ hai, đánh giá được thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại Công
ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
- Thứ ba, từ thực trạng hoạt động marketing trực tuyến tại công ty để đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động marketing trực tuyến tại Công ty.
Với những mục tiêu đó, hy vọng đề tài nghiên cứu có thể đem lại những hiệu
quả thiết thực để công ty có thể nâng cao được hoạt động marketing, từ đó đem lại
những hiệu quả cao hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tổng quan hoạt động kinh doanh của công ty sau đó đi sâu vào
nghiên cứu hoạt động marketing trực tuyến rồi đưa ra giải pháp và kiến nghị.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 09/10/2019 đến ngày 03/12/2019.
Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại đơn vị thực tập
- Công ty TNHH sản xuất Thương mại Camelia có trụ sở đặt tại số 08/68/49 Thúy
Lĩnh – Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội.
5
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing trực tuyến của Công ty TNHH
sản xuất và thương mại Camelia.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở lý luận về marketing, tiến hành nghiên cứu và phân tích thực
trạng hoạt động tại công ty, thông qua điều tra dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đây là hai
nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng vì có tính chính xác và khách quan cao.
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu điều tra khách hàng và Điều tra
nhân viên. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu không có sẵn, do người nghiên cứu tự thu
thập và xử lý để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. Do vậy, đặc điểm của
dữ liệu sơ cấp là cung cấp thông tin một cách kịp thời, là nguồn tài liệu riêng và phù
hợp với đề tài nghiên cứu.
Ưu điểm: Cung cấp thông tin một cách kịp thời, khách quan, là nguồn tài liệu
riêng phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Nhược điểm: Trong quá trình thu thập đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức
của người thực hiện thu thập dữ liệu.
Quá trình thực hiện điều tra với 30 phiếu được phát đến khách hàng và 16
phiếu được phát tới nhân viên với kết quả trả về là 100%.
• Phương pháp điều tra lấy khách hàng
- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra khách hàng sẽ tập trung những câu
hỏi trắc nghiệm liên quan đến cảm nhận, hiệu quả, những đánh giá về tình hình hoạt
động của công ty.
- Đối tượng điều tra: Bảng hỏi này là những câu hỏi trắc nghiệm đơn giản
dành cho những khách hàng của chính công ty, mà ở đây tập trung chủ yếu là các
khách hàng trực tuyến.
- Mục đích: Tập hợp những đánh giá khách quan từ khách hàng về thực trạng
hoạt động của công ty, từ đó đưa ra đánh giá và cách giải quyết hợp lý.
- Hình thức: Xây dựng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Phát ra 30 phiếu điều tra tới khách hàng của công ty, thu thập
và tiến hành phân tích.
6
• Phương pháp điều tra nhân viên
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng bảng câu hỏi điều tra để cung cấp dữ
liệu sơ cấp cho khóa luận. Đây là phương pháp dùng hệ thống câu hỏi miệng để người
được phỏng vấn trả lời trực tiếp bằng lời nói nhằm nói lên nhận thức, thái độ của cá
nhân họ với vấn đề được hỏi.
- Nội dung phỏng vấn: Bảng hỏi sẽ là tập hợp các câu hỏi mở liên quan đến
tình hình hoạt động chung của các nhân viên làm việc tại Công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia.
- Đối tượng phỏng vấn: Các nhân viên làm việc tại Công ty TNHH sản xuất
và thương mại Camelia.
- Mục đích phỏng vấn: thu thập các dữ liệu về chiến lược và thực trạng hoạt
động marketing tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
- Hình thức phỏng vấn: Xây dựng bảng câu hỏi với những câu hỏi mở liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
5.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã được thu thập và có thể đã qua xử lý hoặc
chưa qua xử lý, ít tốn thời gian, công sức trong quá trình thu thập nhưng đóng vai trò
hết sức quan trọng trong việc thực hiện nghiên cứu.
Đặc diểm của dữ liệu thứ cấp: Chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ
rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên
trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc
bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính
cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng
đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thiết thực cho
vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu này sử dụng các loại dữ liệu thứ cấp sau:
- Dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp:
Các dữ liệu được thu thập từ Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia
là từ các báo cáo kinh doanh của công ty, được lưu hành nội bộ: đây là dữ liệu sẽ
được sử dụng trong chương 2 của bài nghiên cứu này.
7
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài:
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản như
sách, tài liệu nghiên cứu, báo cáo khoa học… có lý luận và cơ sở liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
Ngoài ra những thông tin trên mạng internet cũng là nguồn dữ liệu thứ cấp vô
cùng phong phú.
Những dữ liệu thứ cấp lấy từ nguồn bên ngoài này được sử dụng xuyên suốt
trong tất cả các phần của bài nghiên cứu.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong quá trình nghiên cứu, em đã sử dụng công cụ xử lý và phân tích dữ liệu
là phần mềm Excel, bên cạnh đó còn sử dụng thống kê, tổng hợp, phân tích nhằm
phục vụ nội dung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho hoạt động marketing trực
tuyến tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp định tính: Sử dụng phần mềm Office Microsoft Excel, Word
là chương trình xử lý bảng tính, bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và các cột có
thể nhập dữ liệu và tính toán các công thức đồng thời có thể tạo ra các báo cáo dạng
bảng, biểu đồ, hình vẽ ...
• Phương pháp định lượng
- Sử dụng phương pháp tổng hợp quy nạp: Phương pháp tổng hợp tập trung
trình bày các dữ liệu sau đó bằng phương pháp quy nạp đưa ra sự lien quan và gắn
kết các dữ liệu với nhau.
- Sử dụng phương pháp diễn dịch: Là phương pháp từ quy tắc đưa ra ví dụ cụ
thể rất hữu ích để kiểm định lý thuyết và giả thiết cuối cùng đưa ra kết luận.
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp: Kết hợp kết quả của mọt vài
nghiên cứu để giải quyết một chuỗi các giả thuyết lien quan đến nghiên cứu.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung vào 3
nội dung chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về marketing trực tuyến
Chương 2: Hoạt động marketing trực tuyến tại công ty TNHH sản xuất và
thương mại Camelia.
8
Chương 3: Đề xuất phương án phát triển marketing trực tuyến cho công ty
TNHH sản xuất và thương mại Camelia.
9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING TRỰC TUYẾN
1.1. Một số lý luận về marketing trực tuyến
1.1.1. Lý luận chung về marketing
“Trong thế giới đương đại, một quốc gia, một địa phương, một tổ chức, một
doanh nghiệp… sẽ không phát triển được nếu không biết sử dụng marketing. Người
ta học marketing để biết về nó, người ta học marketing để hiểu về nó, người ta học
marketing để khai thác những điều tinh túy về nó nhằm giúp ích cho cuộc sống.
marketing là triết lý sống, marketing là triết lý kinh doanh, marketing là triết lý của
sự sinh tồn…” (Trích giáo trình marketing căn bản do tập thể giáo viên của bộ môn
marketing trường Đại học Thương Mại biên soạn). Từ lời mở đầu cuốn giáo trình của
bộ môn, chúng ta có thể phần nào cảm nhận được tầm quan trọng của marketing.
Có nhiều cách định nghĩa marketing. Cho đến nay, nhiều người vẫn lầm tưởng
marketing với việc chào hàng (tiếp thị), bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ
chính vì thế dẫn đến quan niệm sai lầm về marketing. Họ cho rằng marketing chẳng
qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng cốt để làm sao bán được hàng
và thu về nhiều tiền về cho họ. Sai lầm hơn cả là có một số quan điểm đồng nhất
marketing với nghề chào hàng, giới thiệu dùng thử sản phẩm (nghề tiếp thị)
Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như nghiên cứu marketing, sản xuất
hàng hóa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, quy định giá cả, tổ chức
và quản lý hệ thống tiêu thụ, quảng cáo và khuyến mại sau đó mới bán chúng cho
người tiêu dùng.
Theo viện marketing Anh: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ
hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành
nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người
tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của Liên Hiệp Quốc,
một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư duy
marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi: “Marketing là khoa học điều
hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ
10
vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định
hướng”.
Theo J.J.Lam bin: “Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng
gây sức ép, tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng đôi khi mang tính tấn công,
được sử dụng để chiếm thị trường hiện có, marketing cũng là toàn bộ những công cụ
phân tích phương pháp dự đoán và nghiên cứu thị trường được sử dụng nhằm phát
triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu.”
Theo D. Larue và A. Caillat: “Marketing là toàn bộ những hoạt động trong
nền kinh tế thị trường nhằm khuyến khích khêu gợi, làm nảy sinh những nhu cầu của
người tiêu dùng về một loại sản phẩm và dịch vụ nào đó; thực hiện sự thích ứng liên
tục của bộ máy sản xuất và bộ máy thương mại của một doanh nghiệp đối với những
nhu cầu đã được xác định.”
Theo E.J McCarthy: “Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm
đạt được các mục tiêu của một tổ chức thông qua việc dự đoán các nhu cầu của khách
hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hoá dịch vụ thoả mãn các nhu
cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hoặc người tiêu thụ.”
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “ Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì
họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm
có giá trị với những người khác.”
Trên cở sở hàng loạt các khái niệm về marketing khác, người ta định nghĩa
marketing hiện đại như sau: “Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực
hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người.
Cũng có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ
chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi”.
1.1.2. Marketing trực tuyến
Theo GS. Phillip Kotler: “Marketing trực tuyến là quá trình lập kế hoạch về
sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp
ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet”.
Theo Strauss trong cuốn Electronic Marketing: marketing trực tuyến là sự ứng
dụng hàng loạt những tiến bộ CNTT cho việc:
11
- Chuyển đổi chiến lược marketing nhằm gia tăng giá trị khách hàng thông
qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hoá và định vị hiệu quả hơn.
- Lập kế hoạch và thực thi các chương trình về sp, phân phối, giá và xúc tiến
thương mại hiệu quả hơn.
- Tạo ra những phương thức trao đổi mới giúp thoả mãn nhu cầu và mục tiêu
của khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và khách hàng là tổ chức.
Theo các tác giả Joel Reedy, Schullo và Kenneth Zimmerman trong cuốn
Electronic Marketing: “Marketing trực tuyến bao gồm tất cả các hoạt động để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện
điện tử”.
Trên cơ sở hàng loạt các quan điểm về marketing trực tuyến, có thể định nghĩa
như sau: “Marketing trực tuyến là sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng
máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng
cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Marketing trực tuyến chính là
vũ khí tối tân và hiện đại của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.”
1.2. Đặc điểm vai trò của marketing trực tuyến
• Thứ nhất, thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn
Thể hiện ở việc tiến hành hoạt động marketing trên Internet có thể loại bỏ
những trở ngại nhất định về sức người. Chương trình marketing thông thường chưa
có ứng dụng Internet, dù có hiệu quả đến đâu, cũng không thể phát huy tác dụng 24/24
giờ mỗi ngày. Nhưng điều đó lại hoàn toàn có thể đối với hoạt động marketing điện
tử vì nó có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian
24 giờ trong một ngày, bảy ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời
gian chết (Death of time). Ví dụ như hệ thống máy tính trên Internet có thể cung cấp
dịch vụ hỗ trợ kháchhàng mọi lúc và mọi nơi. Các đơn đặt hàng sản phẩm hay dịch
vụ có thể được thoả mãn vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Do đó, marketing trực
tuyến có một ưu điểm hơn hẳn so với marketing thông thường là nó đã khắc phục
được trở ngại của yếu tố thời gian và tận dụng tốt hơn nữa các cơ hội kinh doanh.
• Thứ hai, tốc độ giao dịch nhanh hơn
Tốc độ giao dịch trong marketing trực tuyến nhanh hơn nhiều so với marketing
truyền thống, đặc biệt là với hoạt động giao hàng của các loại hàng hóa số hóa, việc