Khóa luận nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển sầm sơn, tỉnh thanh hóa

  • 69 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
--------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA TẠI BÃI BIỂN SẦM
SƠN, TỈNH THANH HÓA
NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7440301
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tuyến
MSV :1653060146
Lớp : K61 - KHMT
Khóa học : 2016 – 2020
Hà Nội - 2020
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả học tập như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới tất cả các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Kỹ thuật môi trường cũng như các thầy cô
giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường – Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam. Trong 4 năm học tập và rèn luyện tại trường, sự giảng dạy nhiệt tình của các
thầy cô giáo đã trang bị cho em đầy đủ những kiến thức chuyên môn giúp ích cho công
việc cũng như cuộc sống của em.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Trần Thị
Hương - giảng viên Bộ môn Kỹ thuật môi trường đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới UBND thị xã Sầm Sơn đã cung cấp số liệu,
tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và những người thân trong gia đình đã giành
nhiều tình cảm, tạo điều kiện thuận lợi, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
cô, các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyến
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa (RTN)...........................................................................3
1.1.1. Khái niệm ..............................................................................................................3
1.1.2 Các nguồn phát sinh rác thải nhựa .........................................................................3
1.1.3 Đặc điểm, tính chất .................................................................................................4
1.1.4 Phân loại .................................................................................................................5
1.1.5 Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường và sức khỏe của con người ...........6
1.2. Thực trạng rác thải nhựa ...........................................................................................7
1.2.1 Trên thế giới ...........................................................................................................7
1.2.2 Việt Nam.................................................................................................................9
1.3. Giải pháp quản lý rác thải nhựa ..............................................................................12
1.3.1. Thực trạng giải pháp quản lý rác thải nhựa của các nước trên thế giới [14] .........12
1.3.2 Tình hình quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam ......................................................13
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........15
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................15
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................15
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................15
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................15
2.3 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................16
2.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................................16
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................17
2.4.3. Phương pháp phiếu điều tra .................................................................................17
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................................19
3.1. Điều kiện tự nhiên [17] .............................................................................................19
3.1.1 Vi trí địa lý ............................................................................................................19
3.1.2 Địa hình ................................................................................................................19
ii
3.1.3 Điều kiện khí hậu..................................................................................................20
3.1.4 Tài nguyên nước ...................................................................................................21
3.1.5 Tài nguyên đất ......................................................................................................21
3.1.6 Tài nguyên rừng...................................................................................................22
3.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội [11] ......................................................................23
3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế ..................................................................................23
3.2.2 Dân số ...................................................................................................................24
3.2.3 Văn hóa .................................................................................................................25
3.2.4 Giáo dục ................................................................................................................26
3.2.5 An ninh- quốc phòng ............................................................................................26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................28
4.1 Hiện trạng rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa ...................................28
4.1.1 Nguồn phát sinh rác thải nhựa (RTN) tại bãi biển Sầm Sơn ................................28
4.1.2 Khối lượng và thành phần rác thải nhựa ..............................................................28
4.2. Thực trạng công tác quản lý rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn ...........................31
4.2.1 Hệ thống quản lí RTN tại khu vực bãi biển..........................................................31
4.2.2 Công tác phân loại rác ..........................................................................................32
4.2.3 Tình hình thu gom, vận chuyển ............................................................................34
4.2.4 Hiện trạng xử lý RTN ...........................................................................................36
4.2.5 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thu gom và xử lý chưa hiệu quả. .....................37
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí rác thải nhựa tại bãi biển ...................41
4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rác thải nhựa của thị xã Sầm Sơn ....42
4.4.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn ........................................................................42
4.4.2 Giải pháp thu gom và vận chuyển RTN tại thị xã Sầm Sơn ................................43
4.4.3 Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................................44
4.4.4 Giải pháp tuyên truyền .........................................................................................44
4.4.5 Giải pháp về tài chính ...........................................................................................47
4.4.6 Giải pháp về cơ chế chính sách, luật pháp ...........................................................48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................................49
5.1 Kết luận....................................................................................................................49
5.2 Tồn tại ......................................................................................................................50
5.3 Kiến nghị .................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt kí hiệu: Cụm từ đầy đủ:
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường
NĐ Nghị định
RTN Rác thải nhựa
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Bảng mô tả một số loại nhựa và ví dụ phổ biến của chúng ............................5
Bảng 3. 1 Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................. 22
Bảng 3. 2 Cơ cấu kinh tế thị xã Sầm Sơn ......................................................................23
Bảng 3. 3 Dân số và lao động thị xã Sầm Sơn dự kiến năm 2020 ................................25
Bảng 4. 1 Thành phần chất thải rắn tại khu du lịch Sầm Sơn ....................................... 29
Bảng 4. 2 Thành phần chất thải nhựa tại khu vực nghiên cứu ......................................30
Bảng 4. 3 Khối lượng rác của các nhà hàng khách sạn ở các phường ..........................31
Bảng 4. 4 Bộ máy quản lí CTRSH thị xã Sầm Sơn .......................................................32
Bảng 4. 5 Kết quả điều tra việc phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình sống ven
biển ................................................................................................................................33
Bảng 4. 6 Mức thu lệ phí thu gom rác ...........................................................................35
Bảng 4. 7 Đánh giá của khách du lịch và các hộ gia đình về việc thu gom rác thải nhựa
tại khu du lịch biển Sầm Sơn .........................................................................................35
Bảng 4. 8 Đánh giá của hộ gia đình về việc xử lý rác thải nhựa tại khu du lịch biển
Sầm Sơn .........................................................................................................................37
Bảng 4. 9 Khảo sát công tác phân loại rác ....................................................................37
Bảng 4. 10 Đánh giá của người dân về địa điểm tập kết rác .........................................38
Bảng 4. 11 Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền về thu gom RTN ..........39
Bảng 4. 12 Cách khách du lịch thải bỏ rác thải .............................................................40
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa ...............................................................4
Hình 2. 1 Bản đồ thị xã Sầm Sơn ..................................................................................19
Hình 4. 1 Biểu đồ thành phần CTRSH tại khu du lịch Sầm Sơn ..................................29
Hình 4. 2 Sơ đồ quy trình thu gom rác thải ...................................................................34
Hình 4. 3 Ảnh Bãi rác duy nhất tại Sầm Sơn (Nguyễn Thị Tuyến, 2020) ....................36
Hình 4. 4 Biểu đồ thể hiện công tác phân loại rác.........................................................38
Hình 4. 5 Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của người dân về điểm tập kết rác ..................39
Hình 4. 6 Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền về thu gom RTN ............39
Hình 4. 7 Cách khách du lịch thải bỏ rác thải ...............................................................40
Hình 4. 8 Hình ảnh thiết kế tờ rơi ..................................................................................45
Hình 4.9 Sử dụng bình nước cá nhân ............................................................................47
Hình 4.10 Không dùng đồ nhựa 1 lần ...........................................................................47
Hình 4.11 Thay thế ống hút ...........................................................................................47
Hình 4. 12 Thay thế tí nilong bằng túi giấy, túi vải ......................................................47
vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải
nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyến
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hương
4. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
- Đánh giá được thực trạng từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại
bãi biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa
- Đề xuất được giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rác thải nhựa tại bãi
biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn
6. Những kết quả đạt được
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đưa ra được một số kết luận như sau:
Nguồn phát sinh RTN phát sinh từ các hộ gia đình, khách du lịch và nhà hàng,
khách sạn ven biển. Lượng RTN phát sinh ngày càng lớn do lượng khách du lịch đến
đây tăng cao, đặc biệt vào các ngày nghỉ và mùa du lịch trong năm. Lượng CTR phát
sinh trong một ngày là 8,88 tấn/ngày, chiếm 0,88% lượng CRT sinh hoạt trên địa bàn.
Hiện nay, chưa có hoạt động phân loại rác ngay tại nguồn. RTN và các loại rác
thải khác được thải bỏ chung vào một thùng chứa rác, sau đó được thu gom và vận
vii
chuyển đến nơi xử lý. Toàn bộ rác thải của thị xã Sầm Sơn được Công ty môi trường
và dịch vụ Sầm Sơn đảm nhiệm vận chuyển về bãi rác của thị xã để xử lý. Hệ thống
thiết bị cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý chất thải còn thiếu, cũ và xuống
cấp. Bãi chôn lấp rác hiện nay đã quá tải. Nghiêm trọng hơn là lượng RTN sẽ tồn lưu
trong bãi chôn lấp nhiều năm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Các thùng rác trên các tuyến đường khu dân cư ven biển còn thưa thớt, đặc biệt
bố trí các thùng rác ngoài khu bãi biển còn hạn chế. Tình trạng người dân và khách du
lịch vứt rác bừa bãi còn nhiều. Quá trình xử lý rác chưa triệt để, nước rỉ rác còn nhiều
gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Nguyên nhân chủ yếu khiến việc quản lý RTN chưa hiệu quả là do: nhận thức, ý
thức của đa số người dân và du khách còn hạn chế; do thói quen vứt rác bừa bãi và
chưa phân loại của đa số khách du lịch và người dân; việc bố trí các thùng rác và hoạt
động thu gom rác chưa thực sự hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và du
khách phân loại rác; công tác xử lý RTN chưa hiệu quả.
Các giải pháp chính được đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTN và
giảm lượng RTN ở địa phương như: Giải pháp về phân loại chất thải tại nguồn; Tăng
tần suất thu gom, vận chuyển rác; Đầu tư tài chính và công nghệ xử lí RTN; Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường và giảm thiểu RTN kết hợp với các giải
pháp quản lý khác.
viii
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề chung của nhân loại được cả thế giới quan
tâm. Hàng ngày, một khối lượng rác khổng lồ đã được thải ra ngoài môi trường khiến
môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Mức sống của con người ngày càng cao thì vấn đề
rác thải nhựa cũng trở thành một vấn đề nóng, không chỉ ở đô thị mà vùng nông thôn,
bãi biển cũng không tránh khỏi. Do tính đặc thù của biển là phục vụ cho ngành du lịch
nên lượng rác thải nhựa xả thải ra hàng ngày rất lớn. Cùng với lợi ích do du lịch thì bãi
biển đang phải hứng chịu những tác động không tốt của môi trường do các hoạt động
kinh doanh du lịch mang lại. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường
sống của con người mà còn tác động không nhỏ đến cảnh quan và môi trường sống của
biển. Chính vì vậy việc đánh giá hiện trạng rác thải nhựa là việc làm cần thiết. Ngày
nay, đồ nhựa luôn hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ
bé hàng ngày như giấy gói kẹo, hộp sữa chua, ống hút, túi nilon, hộp đựng thức ăn, đồ
chơi trẻ em, cho đến các vật dụng phục vụ cho sản xuất công, nông nghiệp chai đựng
thuốc, tủ nhựa, ống dẫn nước … Các vật dụng bằng nhựa đều là những phát minh phục
vụ nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời hỗ trợ gia tăng buôn bán và sản xuất.
Thế nhưng, sau tất cả các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, các vật dụng nhựa sẽ trở
thành rác thải nhựa và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng vì chúng cần
khoảng 450 đến 1000 năm để phân hủy. Các loại rác thải nhựa xả ra môi trường đang
ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là mối nguy hại cho sinh vật biển.
Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa đã trở thành vấn đề
trọng yếu mang tính toàn cầu và được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng.
Đất nước Việt Nam ta có đường bờ biển dài trên 3620km và đứng thứ 27 trong
tổng 156 quốc gia có bờ biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Vùng biển có điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Du lịch
biển có thể coi là ngành công nghiệp không khói mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế,
song người dân và chính quyền địa phương cũng đã và đang phải đối mặt với những
vấn đề môi trường ngày càng gia tăng do nước thải, rác thải, rác thải nhựa không được
quản lý và kiểm soát hiệu quả. Bãi biển Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa cũng không nằm
ngoài tình trạng trên, người dân và số lượng du khách đến tham quan ngày càng gia
tăng, đã thải bỏ một lượng lớn rác thải nhựa. Tuy nhiên, công tác quản lý rác thải
1
nhựa trên địa bàn còn nhiều bất cập như thói quen vứt rác bừa bãi của người dân và du
khách, rác thải chưa được thu gom và xử lý một cách triệt để cũng như chưa được
phân loại để tái chế.
Xuất phát từ thực trạng trên, em tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bãi biển Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa” nhằm đánh giá tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa và tìm ra các giải
pháp tối ưu trong việc quản lý rác thải nhựa, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại thị Xã Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rác thải nhựa (RTN)
1.1.1. Khái niệm
Rác thải nhựa là cụm từ dùng để chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã
qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ. Là những chất không được
phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi
cũ… Chất thải nilon gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở
thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các
loại nhựa phế thải. Rác thải nilon thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần
lớn là nhựa PE.[15]
Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong
môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động
vật.[15]
1.1.2 Các nguồn phát sinh rác thải nhựa
Rác thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con
người và phát sinh ở các nguồn như sau:
- Chất thải sinh hoạt của dân cư, du lịch, thực phẩm dư thừa: nilon, nhựa, chai
nước nhựa…
- Rác thải nhựa từ các chợ, địa điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi giải trí, khu văn hóa,...
- Rác thải nhựa từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học
- Rác thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo
và nâng cấp
- Rác thải nhựa của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp[15]
3
Hình 1.1 Sơ đồ nguồn phát sinh rác thải nhựa
1.1.3 Đặc điểm, tính chất
Do đặc điểm cấu trúc là các polyme tổng hợp nhân tạo (polystyrene, polyester,
polyethylene...), nhựa là một dạng chất thải có tốc độ phân hủy trong môi trường rất
chậm. Thông thường những mảnh rác thải nhựa lớn sẽ bị phân nhỏ ra dưới các tác
động cơ học thành các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm (gọi là microplastic).
Thông thường phải mất đến hàng trăm năm thậm chí cả hàng nghìn năm để một mảnh
rác thải nhựa bị phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên. Với đặc tính bền vững
trong tự nhiên như vậy, rác thải nhựa đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ
sinh thái biển, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống của các loài sinh vật phù du, các loài rùa
biển cũng như các loài chim biển. Nhựa là vật liệu rẻ tiền, nhẹ, mạnh, bền, chống ăn
mòn, với đặc tính cách nhiệt và điện cao. Sự đa dạng của các polyme và tính linh hoạt
của các đặc tính của chúng được sử dụng để tạo ra một loạt các sản phẩm mang lại tiến
bộ y tế và công nghệ, tiết kiệm năng lượng và nhiều lợi ích xã hội khác. Việc sản xuất
nhựa đã tăng đáng kể trong 60 năm qua từ khoảng 0,5 triệu tấn năm 1950 lên hơn 260
triệu tấn hiện nay. Chỉ riêng ở châu Âu, ngành nhựa đã có doanh thu vượt quá 300
triệu euro và 1,6 triệu người sử dụng. Hầu như tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng
ngày liên quan đến nhựa, trong vận chuyển, viễn thông, quần áo, giày dép và làm vật
liệu đóng gói. Phụ gia đặc biệt quan tâm là chất hóa dẻo phthalate, BPA, chất làm
4
chậm cháy brôm và chất chống vi khuẩn. BPA và phthalates được tìm thấy trong nhiều
sản phẩm được sản xuất hàng loạt bao gồm các thiết bị y tế, bao bì thực phẩm, nước
hoa, mỹ phẩm, đồ chơi, vật liệu sàn, máy tính và đĩa CD và có thể đại diện cho một
hàm lượng đáng kể của nhựa. Phthalates và BPA có thể phát hiện được trong môi
trường nước, trong bụi và do tính dễ bay hơi của chúng trong không khí. Ngoài sự phụ
thuộc vào nguồn lực hữu hạn cho sản xuất nhựa và những lo ngại về tác động phụ gia
của các hóa chất khác nhau, các mô hình sử dụng hiện tại đang tạo ra các vấn đề quản
lý chất thải toàn cầu. Cho thấy rác thải nhựa, bao gồm bao bì, thiết bị điện và nhựa từ
các phương tiện là thành phần chính của cả chất thải gia đình và chất thải công nghiệp.
Vì vậy, từ nhiều góc độ, dường như việc sử dụng và thải bỏ nhựa hiện tại của chúng ta
là nguyên nhân gây lo ngại [7]
1.1.4 Phân loại
Hiện nay người ta phân loại nhựa thành nhiều loại. Do tính chất linh hoạt của
chúng, nhựa được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và ứng dụng. Tuy nhiên,
các lĩnh vực chính mà nhựa được sử dụng phổ biến nhất là bao bì, đồ chơi, đồ dùng
điện tử, xây dựng, vận tải mặt đất, hàng không và hàng hải, nông nghiệp, y tế, thể thao
và giải trí. Hình dưới đây trình bày một số loại nhựa cơ bản và ví dụ ứng dụng của
chúng trong các đồ dùng cá nhân hằng ngày.[14]
Bảng 1. 1 Bảng mô tả một số loại nhựa và ví dụ phổ biến của chúng
Từ viết tắt Tên đầy đủ Ví dụ
PET(PETE) Polyethylene terephthalate Chai nước ngọt
PES Polyester Quần áo polyester
PE Polyethylene Túi nhựa nylon
HDPE High-density polyethylene Chai nhựa chất tẩy rửa
PVC Polyvinyl chloridc Ống nước
PP Polypropylene Vòi ống hút
PA Polyamide( aka nylon) Bàn chải đánh răng
PS Polystyrenne Hộp đựng thức ăn
5
1.1.5 Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến môi trường và sức khỏe của con người
1.1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường
Đồ nhựa luôn hiện diện ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Từ những vật dụng nhỏ
bé hàng ngày như giấy gói kẹo, hộp sữa chua, ống hút, túi nilon, hộp đựng thức ăn.
Tuy đây đều là những phát minh phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người.
Đồng thời hỗ trợ gia tăng buôn bán và sản xuất. Thế nhưng, sau tất cả các hoạt động
này để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các loại chất thải xả ra môi trường
đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến môi trường. Theo các nhà nghiên cứu thì phải mất từ
500 - 1000 năm túi ni lông mới bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó,
lượng rác thải nhựa thải ra môi trường rất lớn, gần 1/3 số túi ni lông rác thải mỗi ngày
không được thu gom, xử lý. Hậu quả là rác thải nhựa, túi ni lông có mặt ở khắp nơi
gây mất mĩ quan đô thị, khi bị cuốn vào cống rãnh kênh rạch sẽ gây tắc nghẽn dòng
chảy tạo nên các vùng nước đọng gây ô nhiễm môi trường nặng nề và là điều kiện để
cho các loại dịch bệnh sinh sôi và phát triển đồng thời khiến tình trạng ngập của thành
phố trở nên trầm trọng. Rác thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất
vẫn tồn tại hàng trăm năm. Làm thay đổi tính chất vật lý của đất. Gây ô nhiễm đất, xói
mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất. Ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.[10]
Vòng đời các sản phẩm nhựa dùng một lần thường rất ngắn trong khi đó việc sản
xuất ra chúng tiêu tốn nhiều nguyên liệu từ dầu mỏ, sử dụng nhiều năng lượng và phát
sinh nhiều khí thải. Đặc biệt, rác thải nhựa khi thải ra môi trường mà không xử lý đúng
cách cũng sản xuất ra rất nhiều khí độc hại. Ví dụ như khi đốt nhựa không đúng quy
chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tạo ra hiệu ứng nhà kính. Làm ảnh
hưởng một cách tiêu cực đời sống của con người và sinh vật sống trên trái đất.[10]
1.1.5.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất đối với sức khoẻ con người chính là nhựa.
Nhựa có lẫn vào nước tạo thành các hạt vi nhựa làm ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Khi con người sử dụng để sinh hoạt cũng
như ăn uống. Cụ thể hơn, bởi vì chúng có kích thước nhỏ nên có thể đi qua hàng rào
nhau thai cũng như máu não. Đi vào đường tiêu hóa và phổi, những vị trí tiềm ẩn nguy
cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hạt nhựa có khả năng hấp phụ các vi sinh vật hay chất
6
ô nhiễm độc hại. Khi vào cơ thể, chúng có thể gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến
kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết. Rác thải nhựa
rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa
có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
Túi nilon, ống hút, cốc nhựa dùng một lần, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… chủ
yếu được tái chế từ những sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, một số hóa chất có trong
các sản phẩm nhựa này như: chất hoá dẻo, phẩm màu, chì, cadimi… sẽ thôi nhiễm vào
thức ăn, sau đó được hấp thụ vào cơ thể người qua quá trình sử dụng. Các hóa chất này
tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm
thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và
nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người.
Bisphenol-A (BPA) là một hoá chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản
phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn, bình sữa trẻ em, đồ
chơi… Theo Chương trình quốc gia nghiên cứu về độc học và Cơ quan Quốc tế nghiên
cứu về ung thư cho thấy, BPA là loại chất có khả năng gây ung thư cực cao, ngoài ra
BPA còn có tác động làm não chậm phát triển, gây rối loạn nội tiết, vô sinh..[7]
Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng khiến lượng rác thải nhựa, túi ni lông thải ra
môi trường ngày càng lớn, trong khi việc quản lý, thu gom, xử lý rác chưa kịp thời,
nên hiện tượng đốt rác thải nhựa, túi nilon còn rất phổ biến. Khi được đốt ở ngoài môi
trường sẽ tạo ra nhiều loại khí độc, trong đó có dioxin và furan là những chất cực độc
có khả năng gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối
loạn chức năng tiêu hoá... Đặc biệt là có nguy cơ gây ung thư khi phơi nhiễm thường
xuyên.[1]
Túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng thời gian rất ngắn rồi
vứt bỏ, nhưng các sản phẩm này có đặc tính lâu phân huỷ thì tác hại của nó lại vô cùng
lớn không chỉ với sức khoẻ con người mà còn với môi trường, hệ sinh thái trên trái đất.
1.2. Thực trạng rác thải nhựa
1.2.1 Trên thế giới
Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã trở thành vấn đề môi trường toàn
cầu, được chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nhà
khoa học và người dân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
7
Mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con
người thải ra không được thu gom và xử lý. Hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ
trên Trái đất. Tính trung bình, mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu chai nhựa… Rác thải
nhựa và túi nilon thải ra môi trường đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang từng
ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của con người và cả thế giới động
vật đặc biệt là sinh vật biển
Trên thế giới tính đến 2015 đã sản xuất 8.3 tỷ tấn nhựa. Thải ra khoảng 6.3 tỷ tấn
rác nhựa, 9% tái chế, 12% đốt, 79% chôn lấp hoặc vứt ra môi trường (UNEP 2018) .
Nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay sẽ có thêm 33 tỉ tấn
nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỉ tấn rác thải nhựa được
chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương đây là những con số hết sức giật
mình [9]
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP): mỗi năm
có khoảng 13 triệu tấn rác nhựa bị đổ ra biển gây tổn thương hệ san hô và giết chết 1.5
triệu động vật từ rùa biển đến cá voi, ước tính thiệt hại với hệ sinh thái lên tới 13 tỷ
USD mỗi năm
Theo một nghiên cứu do các chuyên gia Mỹ và Australia công bố tháng 12 năm
2017 thì Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất ra đại
dương với khối lượng là:
- Trung quốc: 8.8 triệu tấn/năm
- Indonesia 3,2 triệu tấn/năm
Đến năm 2050 lượng rác nhựa trong biển có thể vượt lượng cá. Lượng rác thải
nhựa dưới biển hiện nay ước tính khoảng 150 triệu tấn, xấp xỉ 1/5 khối lượng cá. Với
tốc độ sản xuất và tiêu dùng như hiện tại khối lượng rác thải nhựa sẽ vượt lượng cá[3]
Riêng các nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) chi 1,3 tỷ USD mỗi năm để giải quyết ô nhiễm môi trường biển do rác thải
nhựa, chưa kể những thiệt hại kinh tế xuất phát từ tác động tới môi trường hay sức
khỏe con người. Châu Âu là khu vực đi đầu trong nỗ lực này khi Ủy ban châu Âu (EC)
đã đề xuất cấm nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần và tái chế toàn bộ bao bì nhựa vào
năm 2030. Hiện việc sử dụng túi nhựa 1 lần ở các nước EU đã giảm 30% sau khi EC
năm 2016 cấm các siêu thị cung cấp miễn phí cho khách hàng các loại túi này. Mục
8
tiêu của EU là tới năm 2026 số túi nhựa được sử dụng sẽ giảm xuống còn 40
túi/người/năm. Các nước EU cũng hưởng ứng nhiệt tình khi các thành phố, siêu thị,
nhà hàng nói “không” với vật dụng nhựa xuất hiện ngày càng nhiều tại “lục địa già."
Tại châu Mỹ, Chile đã trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thông qua lệnh cấm
dùng túi nilon sử dụng 1 lần. Colombia đã giảm 35% mức tiêu thụ túi nilon sau khi
đánh thuế đối với loại túi nilon to, trong khi thay đổi thiết kế nhằm sản xuất loại túi có
thể tái sử dụng. Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực cũng có động thái tương tự
như Panama, Costa Rica, Ecuador, Peru…
Tại châu Á, Hàn Quốc ban hành Luật thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài nguyên
1994 cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở bếp ăn tập thể, Luật Quản lý môi trường
biển 2009 yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rác thải biển.
Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải. Indonesia huy động quân đội
tham gia “cuộc chiến” chống rác thải nhựa với cam kết tới năm 2025 giảm 70% lượng
rác thải nhựa trên biển. Thái Lan xem xét áp thuế với túi nilon và sản xuất túi nilon có
khả năng tự phân hủy hoặc loại túi nilon mỏng hơn.
Môi trường sống trên Trái Đất đang reo những hồi chuông báo động đỏ về thực
trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Con người chỉ mất 1 giây để vứt bỏ nhưng rác thải nhựa
và túi nilon cần đến hàng trăm năm để phân hủy. Hậu quả của chúng với môi trường
thực sự khủng khiếp[10]
1.2.2 Việt Nam
1.2.2.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ nhựa ở Việt Nam[13]
Theo thống kê trong danh sách các nước xả rác nhiều nhất trên thế giới thì Việt
Nam đứng con số thứ 4, con số không hề thấp
Ở Việt Nam, lượng tiêu thụ sản phẩm nhựa đang tăng lên nhanh chóng. Hiện nay
các thống kê và nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa cung cấp các thông tin cụ thể về
lượng, loại và thành phần của nhựa thải ra biển, mà chỉ có một số nghiên cứu về rác
thải nhựa nói chung ở một số địa phương
Báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết vào năm 2015, Việt Nam đã sản
xuất và tiêu thụ đến 5 triệu tấn nhựa. Con số tiêu thụ này đã tăng rất mạnh trong giai
đoạn 1990 - 2018, nếu như năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm
thì đến năm 2018 con số này đã lên đến 41,3 kg nhựa/năm.
9
1.2.2.2 Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường thì mỗi năm, Việt Nam thải ra
môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn thải ra
biển (tức là chiếm khoảng 6% tổng rác thải nhựa ra biển của toàn thế giới).
Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn
nhựa và nilon. Trong đó, cứ 4.000 - 5.000 tấn rác thải mỗi ngày thì đã có 7% - 8% là
rác thải nhựa, nilon.
Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn
rất hạn chế. Lượng rác thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8 -12% chất
thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng rác thải nhựa và túi nilon không được tái sử
dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng rác thải nhựa và túi nilon thải
bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi
trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng” mà các chuyên gia đã gọi.[4]
Theo ước tính, hiện tại lượng rác thải nhựa trên biển vào khoảng 140 triệu tấn,
mỗi năm có thêm 10 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng
gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới, dự báo tới
năm 2050, toàn cầu có thể sản xuất tới gần 1.124 triệu tấn nhựa.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, du lịch biển phát triển nhanh. Trong khi đó
năng lực quản lý, nhận thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn
chế, dẫn đến các hoạt động du lịch đã vượt khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, gây tình trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường.
Hiện nhiều khu du lịch biển (Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Nha Trang,
Phú Quốc...) đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải, đặc biệt
là rác thải nhựa.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thùy Vân, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho biết:
Theo tính toán của Viện, mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải trung bình khoảng
1,2 kg/ngày đêm, trong khi mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung
bình khoảng 0,5 kg/ngày.
Vấn nạn "ô nhiễm trắng" tại các khu du lịch biển đang trở nên phổ biến tại Việt
Nam. Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), sau 3 chiến
dịch thu gom rác kể từ năm 2016, tại 4 km của Vịnh Hạ Long, đã thu được 4 tấn rác
thải, chủ yếu là nhựa và túi nilon.
10
Riêng trong năm 2017, lượng rác được nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thu
gom lên đến hơn 2.000 tấn. Tại một số đảo điển hình như đảo Cát Bà, Phú Quốc, Côn
Đảo, Cù Lao Chàm..., nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng ngày một gia tăng.
Còn tại đảo Phú Quốc, mỗi ngày phát sinh khoảng 300 tấn rác thải sinh hoạt,
nhưng chỉ gom tập kết về các bãi rác được khoảng 150 tấn. Như vậy có thể thấy, lượng
rác thải nhựa hiện nay tại các khu du lịch biển là rất lớn, trong khi đó, lượng khách du
lịch sẽ không ngừng tăng lên.[1]
Theo thống kê của ngành du lịch, số lượng khách du lịch năm 2017 tăng 29% so
với năm 2016. Trong năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu khách quốc tế, 80 triệu
khách nội địa, tăng 20% so với năm 2017. Việt Nam trở thành một trong 10 nước có
tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu châu Á về tốc
độ tăng trưởng. Trong đó, khu vực biển, đảo thu hút khoảng 60% lượng du khách quốc
tế; 50% lượng du khách nội địa và đóng góp khoảng 60% tổng thu từ du lịch cả
nước.[5]
Lượng khách du lịch tăng nhanh đã tạo ra nhiều tác động tới môi trường, cảnh
quan khu vực biển, đảo nước ta. Thực tế, thời gian qua, việc quản lý rác thải nhựa
(RTN) tại các hải đảo, các khu du lịch biển, nhất là các bãi biển còn hạn chế. Việc xả
thải nhựa bừa bãi cùng với một lượng lớn rác thải từ đại dương dạt vào các đảo, bãi
tắm, đặc biệt trong mùa du lịch đang là vấn đề đáng báo động ở vùng ven biển và các
hải đảo. Chất thải chủ yếu là túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa, vỏ chai, ống hút, thìa nhựa,
lọ dầu gội đầu, lọ sữa tắm, áo phao, đồ cứu hộ cũ, hỏng... Kết quả số liệu thu thập từ
Chương trình Giám sát RTN bãi biển tại Việt Nam thực hiện vào cuối năm 2018 cho
thấy, rác thải từ xốp chiếm nhiều nhất, tính cả về số lượng cũng như khối lượng.[5]
Tiến sỹ Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải
đảo Việt Nam cho biết: Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã gây ra
những hệ lụy nhất định đến môi trường. Lượng khách du lịch quá lớn sẽ xả thải lượng
lớn chất thải, trong khi tỷ lệ thu gom chất thải rắn theo thống kê của Bộ Tài nguyên và
Môi trường năm 2017 chỉ đạt khoảng 70-80%, hầu như không được xử lý, chỉ chôn
lấp, làm vượt quá khả năng xử lý và tự phục hồi của môi trường.[5]
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam, rác thải nhựa
chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn, còn ở biển theo đánh giá của Viện Nghiên cứu
11