Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm vinacare
- 79 trang
- file .pdf
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare”.
Người hướng dẫn: ThS Phùng Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Hồng
Lớp: K53
HÀ NỘI, 2020
ii
TÓM LƯỢC
Là một công ty đã có thời gian hoạt động hơn 13 năm trên địa bàn thành phố Hà
Nội- nơi được đánh giá là thị trường năng động, tiềm năng, Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare đã và đang đạt được một số thành công nhất định. Qua thời gian thực
tập tại công ty, trước một số thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty cùng với
sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn: ThS Phùng Mạnh Hùng, tác giả đã hoàn
thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare”. Qua quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận, tác giả càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacarenói
riêng. Dựa trên tình hình thực tế của công ty, cùng với những lý thuyết chuyên môn,
chuyên ngành đã học và sự hướng dẫn của Giảng viên, kết quả đạt được của bài khoá
luận gồm:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty kinh
doanh, bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các phương pháp đánh giá năng lực
cạnh tranh.
Thứ hai: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, từ đó rút ra
những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba: Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách
quan về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, tác
giả đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
Các kết quả trên đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính khách quan, trung thực.
Mặc dù với sự cố gắng, song do thời gian có hạn, cùng với kiến thức thực tiễn
chưa chuyên sâu nên bài khóa luận còn tồn tại nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
iii
LỜI CẢM ƠN
Ba năm học tập tại mái trường Đại học Thương mại, mỗi sinh viên chúng em đã
được tiếp cận một khối lượng kiến thức không nhỏ về chuyên ngành Quản trị kinh
doanh. Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không được thực hành và tìm hiểu
về ứng dụng của những kiến thức đó trong cuộc sống và sản xuất. Chính vì vậy, đợt
thực tập và làm đề tài khóa luận lần này là một cơ hội rất tốt cho chúng em củng cố,
kiểm tra lại vốn kiến thức của mình, đồng thời phát huy sự hăng say học tập và nghiên
cứu trong chúng em.
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, cùng các anh chị
trong công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS Phùng Mạnh Hùng đã hướng dẫn
nhiệt tình, chỉ bảo về phương pháp cũng như các nội dung chi tiết trong bài khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh trường
Đại học Thương mại trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường đã trang bị và
truyền thụ kiến thức cho em, làm nền tảng hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể vận dụng kiến thức trên trường vào môi trường thực tế và giúp
em thu thập thông tin dữ liệu phục vụ cho bài khóa luận.
Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lí luận của bản thân còn nhiều thiếu sót
và hạn chế. Em mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý kiến, bổ sung cho bài khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2020
Sinh viên
Dương Thị Hồng
iv
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ....................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 2
3. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 9
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết có liên quan ................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 9
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan .............................................................................. 12
1.2. Phân định nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............... 14
1.2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 14
1.2.2. Phân định nội dung nghiên cứu .................................................................... 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE ...................... 22
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ....................................... 22
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ........................... 22
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ............ 23
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................... 25
2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................................................................... 26
2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô .................................................................. 26
2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành kinh doanh dược phẩm .......................... 30
v
2.2.3. Ảnh hưởng của môi trường nội tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare .31
2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare ................................................................................................ 36
2.3.1. Nhận diện SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare .......................................................................................................... 36
2.3.2. Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare ................................................................................................. 38
2.3.3. . Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare 42
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE ...................... 47
3.1. Các kết luận về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare ................................................................................................................... 47
3.1.1. Thành công .................................................................................................... 47
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................... 48
3.1.3. Nguyên nhân .................................................................................................. 49
3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................................................................... 50
3.2.1. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh ........................................................ 50
3.2.2. Định hướng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vincare ............. 51
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Vincare........................................................................................ 52
3.3.1. Các đề xuất giải pháp đối với Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................................................. 52
3.3.2. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước .......................................... 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Ngành nghề kinh doanh của Vinacare ........................................................ 23
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare .................................................................................................. 25
Bảng 2.3. Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty cổ phần Vinacare ... 26
Bảng 2.4. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công Ty Cổ phần Dược
phẩm Vincare năm 2017-2019 ................................................................................... 31
Bảng 2.5. Biến động về số lượng và chất lượng lao động trong Công Ty Cổ phần Dược
phẩm Vincare năm 2017-2019 ................................................................................... 32
Bảng 2.6. Lương bình quân của cán bộ nhân viên Vinacare ....................................... 33
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện đào tạo của Vinacare ..................................................... 34
Bảng 2.8. Kết quả mở rộng hệ thống phân phối của Vinacare giai đoạn 2017-2019 ... 34
Bảng 2.9 Danh sách các sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ............ 36
Bảng 2.10. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các công ty đối thủ của công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare.......................................................................................... 37
Bảng 2.11. Đánh giá khả năng thanh toán của Vinacare giai đoạn 2017-2019 ............. 39
Bảng 2.12. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần dược phẩm Vinacare ..................................................................................... 43
Bảng 2.13. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare với các đối thủ cạnh tranh .................................................................. 44
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................ 14
Hình 2.1. Logo Công ty cổ phẩn dược phẩm Vinacare ............................................... 22
Hình 2.2. Bộ sản phẩm Vinacare mở rộng kênh phân phối OTC ................................ 23
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ cụ thể
DN Doanh nghiệp
NLCT Năng lực cạnh tranh
SP Sản phẩm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã
trở thành vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nền kinh tế phát
triển nhanh hơn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi
các doanh nghiệp bản địa phải tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế ngay
trên lãnh thổ quốc gia mình. Thực tế, các doanh nghiệp thuộc ngành dược có vai trò
quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đóng góp lớn trong
phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ngành dược là một ngành có những đặc thù
riêng về sản phẩm, công nghệ sản xuất, thị trường khách hàng và sự quản lý của nhà
nước; do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh dược phẩm
khá nhạy cảm với những phản ứng của thị trường. Kinh tế xã hội phát triển mạnh kéo
theo nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ngày càng cao và đa dạng, các doanh nghiệp dược
có nhiều cơ hội phát triển song cũng nhiều thách thức. Thách thức của các doanh
nghiệp dược là cấp độ cạnh tranh ngày càng cao trong khi môi trường kinh doanh thay
đổi nhanh chóng, mỗi doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp hay
sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, sản
phẩm nhập khẩu. So với các ngành kinh doanh khác, các tiêu chí cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành dược ngày càng cao và đa dạng hơn. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ
các sản phẩm được tùy thuộc khá nhiều vào đặc điểm thể trạng, tâm lý của khách hàng
và thị trường; do vậy, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp dược cần
phải thận trọng khi xác định lựa chọn các công cụ và tiêu chí cạnh tranh.
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare là một trong số ít các doanh nghiệp dược
uy tín tại Việt Nam trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số
lượng các doanh nghiệp dược phẩm ngày càng tăng mạnh, bao gồm các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Do đó, dù là doanh nghiệp có uy tín tại thị trường Việt Nam,
nhưng trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh lớn
thì bản thân Vinacare cũng cần phải nhanh chóng đánh giá và nhìn nhận đúng về năng
lực cạnh tranh và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi cần làm gì để tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Hơn
nữa, bản thân doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại như: nguồn lực tài chính còn hạn
2
chế, việc quản lý chi phí công ty cũng còn một số bất cập gây lãng phí làm giảm lợi
nhuận.
Nghiên cứu sâu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare là cơ sở, căn cứ để công ty tiếp tục tìm ra các giải pháp mới nâng cao hơn
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp các
nhà nghiên cứu trong nước, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý hiểu
rõ hơn về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh và thấu hiểu hơn về những khó
khăn mà Vinacare và các doanh nghiệp dược khác đang phải đối mặt trong điều kiện
hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu theo hướng này cũng gợi ý và kiến nghị Nhà nước và
cơ quan quản lý ngành dược đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho
sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành dược. Vì vậy, tác giả đã chọn đề
tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare” để
nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần dược phẩm Vinacare.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thực tiễn và lý luận năng lực cạnh tranh ở các nước phát triển rất sôi động và
thường xuyên cập nhật đem đến nhiều thành công cho các doanh nghiệp và tập đoàn.
Một số tài liệu quan trọng có liên quan và tham khảo như:
[1] Jan Fagerberg (1988), International Competitiveness, The Economic Journal,
Vol. 98, No. 391, pp. 355-374. Bài báo này phát triển và thử nghiệm một mô hình về
các xu hướng khác nhau trong năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh tế giữa
các quốc gia. Mô hình liên hệ sự phát triển thị phần trong và ngoài nước với ba nhóm
yếu tố: khả năng cạnh tranh về công nghệ, khả năng cạnh tranh về giao hàng (năng
lực) và khả năng cạnh tranh về giá.
[2] E. Ryzhkova& Prosvirkin, N. (2015). Cluster initiatives as a competitiveness
factor of modern enterprises. European Research Studies Journal, Vol. 18, Nol. 3, pp.
21-30. Các tác giả nghiên cứu vấn đề cung cấp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường, xem xét các phương pháp luận hiện có về đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các yếu tố cạnh tranh và đưa ra giả thuyết,
theo đó các sáng kiến cụm tạo điều kiện nâng cao giá trị của các yếu tố cạnh tranh và
sự gia tăng năng lực cạnh tranh chung của doanh nghiệp.
3
[3] Jan Fagerberg (1996), Technology And Competitiveness, Oxford Review of
Economic Policy, Vol. 12, No. 3, pp. 39-51. Bài báo này đánh giá các tài liệu về công
nghệ và khả năng cạnh tranh. Đầu tiên, khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc tế của
một quốc gia, và các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa thương
mại và tăng trưởng, sẽ được thảo luận. Sau đó, một số nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của công nghệ (bằng chứng là R&D, bằng sáng chế, v.v.) đối với xuất khẩu được
xem xét. Phần cuối cùng tóm tắt các bằng chứng và xem xét các bài học cho chính
sách.
[4] P. Maskell, A.Malmberg (1999), Localised learning and industrial
competitiveness, Cambridge Journal of Economics, Vol. 23, No. 2, pp. 167-185. Bài
báo lập luận rằng khả năng cạnh tranh bền vững đòi hỏi phải liên tục thay thế các
nguồn tài nguyên cũ nát, xây dựng lại các cấu trúc lỗi thời và đổi mới các thể chế quốc
gia hoặc khu vực quan trọng về kinh tế, khi sự bắt chước dần dần biến các năng lực
bản địa hóa thành hiện tượng toàn cầu.
[5] ImreBernolak (1997), Effective measurement and successful elements of
company productivity: The basis of competitiveness and world prosperity,
International Journal of Production Economics, Vol. 52, No. 1–2, pp 203-213. Bài báo
này tập trung vào tầm quan trọng sống còn của năng suất công ty, không chỉ đối với
bản thân công ty mà còn đối với sự thịnh vượng chung.
2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
2.2.1. Bài báo hội thảo và tạp chí
Năng lực cạnh tranh không còn là vấn đề nghiên cứu mới trên thế giới nhưng đây
lại là vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam, đã có những tác giả Việt Nam
nghiên cứu về vấn đề này qua một số công trình tiêu biểu sau:
[1] Lê Viết Hùng, Phan Thị Thanh Tâm (2010), Đánh giá năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, Tạp chí được học, Số 410-6/2010, Trang 2-
6. Nghiên cứu đã phân tích được năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược
giai đoạn 2004- 2008, phân tích chiến lược kinh doanh năm 2008 của 3 công ty dược
bao gồm: Công ty Cổ phần dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần dược phẩm Vinacare và
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex, đồng thời phân tích sâu sắc được yếu
tố môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Từ đó, luận án đã đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
4
Vinacaredựa trên chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đánh giá
hiệu quả giải pháp chiến lược giai đoạn 2009-2011.
[2] TS. Phạm Thị Vân Anh (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của
Việt Nam trước yêu cầu mới, Tạp chí tài chính-10/2020. Tác giả phân tíchChỉ số năng
lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, từ đó
đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
[3] Nguyễn Minh Tuấn (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ quả điều Bình Phước, Tạp chí phát triển kinh tế,
Số 236-6/2010, Trang 31-38. Nghiên cứu giúp đề xuất những giải pháp giúp cho các
doanh nghiệp này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết hiện nay.
[4] Trần Hữu Ái (2013), Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản VN: Trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí phát triển kinh tế, Số 269-3/2013, Trang 51-59.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nghiên cứu đề ra một số
kiến nghị với ban lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh.
[5] Nguyễn Thị Lệ, Huỳnh Thanh Nhã, Nguyễn Thiện Phong (2019), Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy hải sản
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tập 55, Số 6 (2019) Trang: 65-74. Nghiên cứu phân
tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích của nghiên
cứu là căn cứ đề xuất bốn hàm ý quản trị góp phần hoàn thiện năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2. Luận văn của sinh viên
Bên cạnh đó, một số công trình mang tính thực tiễn trong phạm vi một doanh
nghiệp cụ thể có thể kể đến các khóa luận viết về đề tài năng lực cạnh tranh, tác giả đã
tiếp nhận một số đề tài như:
[1] Nguyễn Thị Lê Vy (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Quảng Thành Việt Nam, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
[2] Đinh Thị Thùy Linh (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần tự động hóa Tân Phát, Trường Đại học Thương Mại.
5
[3] Đỗ Văn Dũng (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần
Traphaco trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Học viên Khoa học xã
hội.
[4] Lê Công Hiệp (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Tú
Lâm trên thị trường Hà Nội, Trường Đại Học Thương Mại.
[5] Ong Gia Linh (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
thương mại bia Hà Nội Habeco Trading, Trường Đại học Thương Mại.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một số các
giải pháp nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Đề tài: “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare” của tác giả cũng
thuộc mục đích đó. Tuy nhiên việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh tại Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare hiện chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện. Do đó,
đề tài nghiên cứu của tác giả không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare trong hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường vĩ mô,
môi trường nghành, phân tích nội bộ, tổng hợp các cơ hội và nguy cơ nhằm tìm ra
các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức và từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực canh tranh của đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare”
nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty Vinacare
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Vinacare trong tương quan
với các đối thủ cạnh tranh đối sánh, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của những thành công, hạn chế đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Vinacare.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
- Đối tượng nghiên cứu:Những nhân tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc (thuộc
môi trường bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacaretại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát, Quận
Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội đối với cặp sản phẩm - thị trường là sản phẩm ho, long
đờm tại thị trường Hà Nội.
+ Về thời gian: nghiên cứu dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo các kinh
doanh, báo cáo nhân sự,…trong khoảng thời gian 3 năm (2017-2019), đề xuất hệ thống
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
trong thời gian 5 năm tới (2020-2025), tầm nhìn năm 2030.
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacarebao gồm các nội dung sau: xác định SBU và đối thủ cạnh
tranh đối sánh, xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của đơn vị, đánh giá
năng lực cạnh tranh tổng thể và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm nội bộ, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp và thu thập thông tin qua báo cáo tài chính, tài liệu, báo, internet,… Có 2 phương
pháp sử dụng chính trong phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu
sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
5.1.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa qua xử lý và không
có sẵn. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập
được thông tin này.
7
5.1.1.1. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Nhằm làm rõ nhưng vấn đề còn khúc mắc trong quá trình nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
- Nội dung phỏng vấn: Làm rõ từng nội dung trong quy trình nghiên cứu năng
lực cạnh tranh của công ty thông qua các câu hỏi mở như về thị trường mục tiêu, đối
thủ cạnh tranh, thị phần và doanh thu của công ty.
- Đối tượng phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn trực tiếp đại điện của công ty là Ông
Trần Văn Trường- Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare.
- Các thức tiến hành và liên hệ: Tác giả đã liên hệ với Trần Văn Trườngqua điện
thoại và đến công ty trụ sở tại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội để phỏng vấn trực tiếp.
- Thời gian phỏng vấn: ngày 15/10/2020 tại công Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare
- Địa điểm phỏng vấn: Tại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
- Cách thức ghi chép: Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã sử dụng các ghi chép
là vừa ghi âm vừa ghi ra sổ.
5.1.1.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm
- Đối tượng điều tra của đề tài: Các trưởng phòng ban và những nhân viên làm
việc trong công ty.
- Nội dung điều tra: Các vấn đề xoay quanh đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Mục đích của phiếu điều tra: Thu thập các thông tin về thực trạng năng lực cạnh
tranh của công ty dưới góc độ đánh giá của nhân viên công ty.
- Thời gian phát phiếu: 15/11/2020 – 16/11/2020.
- Số phiếu điểu tra: 20 phiếu (20 phiếu hợp lệ).
(Các mẫu phỏng vấn, điều tra và kết quả tổng hợp được đính kèm ở phụ lục)
5.1.2. Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp
- Nguồn nội bộ: Các báo cáo chức năng khác nhau trong công ty (báo cáo về chi
phí, báo cáo về doanh thu, hoạt động phân phối chức năng…) của các phòng ban:
phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán, thông tin từ
website của công ty,…
8
- Nguồn bên ngoài: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Các tổ chức hiệp hội;
Sách, tạp chí học thuật chuyên ngành; Luận văn, khóa luận, kết quả hội nghị; các
phương tiện truyền thông (internet, bách khoa mở…), các tổ chức thương mại …
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê phân tích: Sau khi thu được hết số phiếu điều tra đã phát
ra, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả trong phiếu điều tra nhận được, mỗi phương
án có bao nhiêu người lựa chọn, tính tỷ lệ phần trăm từ các dữ liệu này và kết hợp với
kết quả phỏng vấn nhà quản trị để đưa ra các nhận xét sơ bộ về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chứng: Dùng để so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm
và đưa ra nhận xét chung, đánh giá về vấn đề đó. Dựa vào tài liệu đã thu thập được,
tác giả tiến hành lập bảng số liệu phản ánh các chỉ tiêu qua từng năm, so sánh số liệu
về những chỉ tiêu đó giữa các năm với nhau về số tương đối (biểu hiện bằng số lượng
chênh lệch giữa các năm) và số tuyệt đối (biểu hiện bằng tỷ lệ giữa phần chênh lệch số
liệu chọn làm gốc so sánh).
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được (dữ liệu sơ
cấp và dữ liệu thứ cấp), tiến hành tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá. Qua việc tổng
hợp để có những nhận xét, đánh giá tổng quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, từ viết tắt, tài
liệu tham khảo thì khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare
9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết có liên quan
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệmcạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh “ được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực
như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao,thường xuyên được
nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông
tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau,
dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã đưa ra khái niệm về
cạnh tranh: Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giặt giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi
nhuận siêu ngạch. Như vậy cạnh tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền
sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận cao.
Theo nhà kinh tế học M. Porter(1996): Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa
lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể
giảm đi.
Để đưa ra một khái niệm đầy đủ về cạnh tranh cần chỉ ra được chủ thể cạnh
tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh. Với cách tiếp cận
như vậy và kế thừa các quan điểm về cạnh tranh như trên, chúng ta có thể hiểu: Cạnh
tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh
nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các
điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận. Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa nhóm với nhóm người
trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục
đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức
kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những
10
người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong mối quan
hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
1.1.1.2. Khái niệm năng lực
Lý thuyết về năng lực (Competence-Based View- CBV) của doanh nghiệp được
phát triển từ các nghiên cứu của Barney (1991), Wernerfelt (1984), Peteraf (1993),
Sanchez & Heene (1996, 2004, 2008, 2010) và lý thuyết này tập trung vào khả năng sử
dụng, kết hợp tài sản, nguồn lực, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng
thể của doanh nghiệp, tổ chức.
Theo Sanchez & Heene, (1996, 2004): Năng lực là khả năng duy trì, triển khai và
phối hợp các nguồn lực, các khả năng nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trong
những bối cảnh cạnh tranh; do đó năng lực chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với
các nguồn lực và khả năng.
Theo Prahalad & Hamel (1990), Ljungqvist(2007): Năng lực cũng có thể được
xem như là biểu hiện của quá trình học hỏi liên quan đến công ty, đặc biệt là làm thế
nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ”
Như vậy, năng lực chính là khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho
mục đích chung. Năng lực biểu thị sự liên kết giữa những nguồn lực hữu hình và vô
hình riêng có của tổ chức. Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được
liên kết một cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn.
1.1.1.3. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh
A. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Các khái niệm về năng lực cạnh tranh được đề cập đến đầu tiên ở Mỹ vào đầu
những năm 1980. Theo Theo Aldington Report (1985): Doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh
đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo
thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp.
Theo Buckey (1988): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần gắn kết với mục
tiêu của doanh nghiệp.
Theo tác giả Vũ Trọng Lâm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
tạo dựng, duy trì sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
11
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, song
có thể hiểu năng lực cạnh tranh là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để tồn
tại, phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
B. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm sức
cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm
phức hợp được xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh của quốc gia,
năng lực cạnh tranhngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
của sản phẩm-dịch vụ.
- Năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia: Là hoạt động nhằm duy trì và cải thiện
vị trí của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài để thu được lợi
ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia
cạnh tranh là các doanh nghiệp. Nên nếu quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cũng có năng lực cạnh tranh tốt hơn.
- Năng lực cạnh tranh ngành: Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp sản xuất ở các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Giữa các ngành kinh tế, do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và một số nhân tố khách quan
khác (Như tâm lý, thị hiếu, kỳ vọng, mức độ quan trọng, …) nên cùng với một lượng
vốn, đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Nhà
sản xuất ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng di chuyển nguồn lực
sang những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là trong những ngành có thêm
nhiều doanh nghiệp tham gia, lượng cung tăng vượt quá cầu, giá giảm dẫn tới tỷ suất
lợi nhuận của ngành giảm. Ngược lại, những ngành có nhiều danh nghiệp rút lui sẽ có
lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngành lại tăng.
- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (cạnh tranh nội bộ) là sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong
nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanh nghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ
hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp sẽ
áp dụng các biện pháp như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Doanh nghiệp nào
12
có nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao sẽ cạnh tranh thắng lợi trong ngành. Như vậy
cạnh tranh nội bộ ngành làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa, là dộng lực thúc
đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật. Không có cạnh tranh nội bộ ngành
thì ngành đó không thế phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ.
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, kiểu
dáng, giá cả, phương thức bán hàng, … Sản phẩm nào phù hợp nhất với yếu cầu của
khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả năng tiêu thụ, kéo dài chu kỳ sông
của sản phẩm và tạo cơ hội thu thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV)
Lý thuyết về nguồn lực (RBV) xuất phát từ kinh tế học và quản lý với đại diện
tiêu biểu là Barney đã được áp dụng và chứng minh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề
khác nhau.
Theo Barney (1991): Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản, khả
năng, quy trình tổ chức, thuộc tính công ty, thôn gtin, kiến thức, … kiểm soát bởi một
công ty cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến lược nâng cao hiệu suất và hiệu quả
của nó. Chính vì vậy nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành công
hay thất bại với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sẽ có những nguồn lực vô hình và hữu hình của riêng nó.
Trong đó, nguồn lực hữu hình là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượng
được. Còn nguồn lực vô hình thì bao gồm các yếu tố từ quyền sở hữu trí tuệ, bằng
sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền cho đến các nguồn lực trí tuệ, mạng lưới kinh doanh,
kỹ năng tổ chức kinh doanh, danh tiếng và mối quan hệ với cộng đồng.
Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp được chia thành bốn nhóm là:
- Nguồn lực tài chính: Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, khả năng tạo ra ngân quỹ nội
bộ doanh nghiệp.
- Nguồn lực vật chất: Sự tinh xảo về trang thiết bị hay địa điểm nhà máy, quyền
chiếm lĩnh các nguồn nguyên liệu thô, …
- Nguồn lực con người: Đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, khả năng thích
nghi, sự tận tụy với công việc và lòng trung thành của các cá nhân các nhà quản trị và
người làm việc.
13
- Nguồn lực tổ chức: Các kế hoạch, hệ thống kiểm tra giám sát, hệ thống tổ chức
bộ máy, …
Những những yếu tố trên không phải là tất cả giá trị tài sản của doanh nghiệp mà
bên cạnh đó còn là những nguồn lực vô hình (bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền hay
bí quyết kinh doanh, lao động có kỹ thuật, danh tiếng, …). Các nguồn lực hữu hình và
vô hình đã trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển lợi thế cạnh tranh.
1.1.2.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh ở góc độ vi mô được hiểu là vị thế mà một doanh nghiệp
muốn đạt được so với các đối thủ cạnh tranh. Vị thế này được thể hiện trên thị trường
thông qua các yếu tố cạnh tranh như giá sản phẩm (chi phí) hay sự khác biệt hóa, hoặc
đồng thời cả hai. Lợi thế cạnh tranh gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu không sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững thì hiệu suất hoạt động trên mức
trung bình thường được coi là một dấu hiệu của sự thành công của doanh nghiệp.
Theo M. Porter, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 lợi thế cạnh tranh bền
vững là:
- Chi phí thấp: Lợi thế về chi phí là ki một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/
dịch vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Khác biệt hóa: Lợi thế về sự khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp
các sản phẩm/ dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế về khác biệt hóa
có thể là về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ khách hàng, …
Để tạo lập lợi thế cạnh tranh, một doanh nghiệp bắt buộc phải cung ứng được
một tập các giá trị cho khách hàng ở mức chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh,
hoặc cung ứng các giá trị mà đối thủ không thể hoặc khó có thể đáp ứng cho khách
hàng. Doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn tổng thể để hình dung ra các thị trường
trong tương lai và khả năng đón đầu về cấu trúc cạnh tranh. Quá trình lựa chọn, cung
ứng các giá trị gia tăng cho khách hàng là trọng tâm trong việc tiếp cận thị trường, xây
dựng chiến lược kinh doanh và triển khai hiệu quả mô hình kinh doanh trong dài hạn
của doanh nghiệp.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare”.
Người hướng dẫn: ThS Phùng Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Hồng
Lớp: K53
HÀ NỘI, 2020
ii
TÓM LƯỢC
Là một công ty đã có thời gian hoạt động hơn 13 năm trên địa bàn thành phố Hà
Nội- nơi được đánh giá là thị trường năng động, tiềm năng, Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare đã và đang đạt được một số thành công nhất định. Qua thời gian thực
tập tại công ty, trước một số thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty cùng với
sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn: ThS Phùng Mạnh Hùng, tác giả đã hoàn
thành được đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình “Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare”. Qua quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận, tác giả càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacarenói
riêng. Dựa trên tình hình thực tế của công ty, cùng với những lý thuyết chuyên môn,
chuyên ngành đã học và sự hướng dẫn của Giảng viên, kết quả đạt được của bài khoá
luận gồm:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty kinh
doanh, bao gồm: các khái niệm, đặc điểm, nội dung, các phương pháp đánh giá năng lực
cạnh tranh.
Thứ hai: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, từ đó rút ra
những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba: Trên cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách
quan về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, tác
giả đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
Các kết quả trên đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính khách quan, trung thực.
Mặc dù với sự cố gắng, song do thời gian có hạn, cùng với kiến thức thực tiễn
chưa chuyên sâu nên bài khóa luận còn tồn tại nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
iii
LỜI CẢM ƠN
Ba năm học tập tại mái trường Đại học Thương mại, mỗi sinh viên chúng em đã
được tiếp cận một khối lượng kiến thức không nhỏ về chuyên ngành Quản trị kinh
doanh. Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không được thực hành và tìm hiểu
về ứng dụng của những kiến thức đó trong cuộc sống và sản xuất. Chính vì vậy, đợt
thực tập và làm đề tài khóa luận lần này là một cơ hội rất tốt cho chúng em củng cố,
kiểm tra lại vốn kiến thức của mình, đồng thời phát huy sự hăng say học tập và nghiên
cứu trong chúng em.
Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, cùng các anh chị
trong công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS Phùng Mạnh Hùng đã hướng dẫn
nhiệt tình, chỉ bảo về phương pháp cũng như các nội dung chi tiết trong bài khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh trường
Đại học Thương mại trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường đã trang bị và
truyền thụ kiến thức cho em, làm nền tảng hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể vận dụng kiến thức trên trường vào môi trường thực tế và giúp
em thu thập thông tin dữ liệu phục vụ cho bài khóa luận.
Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lí luận của bản thân còn nhiều thiếu sót
và hạn chế. Em mong các thầy cô giáo và các bạn góp ý kiến, bổ sung cho bài khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2020
Sinh viên
Dương Thị Hồng
iv
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ....................................................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .............................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 2
3. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 6
6. Kết cấu của đề tài................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 9
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết có liên quan ................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 9
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan .............................................................................. 12
1.2. Phân định nội dung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............... 14
1.2.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 14
1.2.2. Phân định nội dung nghiên cứu .................................................................... 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE ...................... 22
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ....................................... 22
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ........................... 22
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ............ 23
2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................... 25
2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................................................................... 26
2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô .................................................................. 26
2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành kinh doanh dược phẩm .......................... 30
v
2.2.3. Ảnh hưởng của môi trường nội tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Vinacare .31
2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare ................................................................................................ 36
2.3.1. Nhận diện SBU và đối thủ cạnh tranh đối sánh của Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare .......................................................................................................... 36
2.3.2. Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare ................................................................................................. 38
2.3.3. . Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare 42
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VINACARE ...................... 47
3.1. Các kết luận về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare ................................................................................................................... 47
3.1.1. Thành công .................................................................................................... 47
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................................... 48
3.1.3. Nguyên nhân .................................................................................................. 49
3.2. Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng cạnh tranh của
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare .................................................................... 50
3.2.1. Dự báo thay đổi môi trường kinh doanh ........................................................ 50
3.2.2. Định hướng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Vincare ............. 51
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Vincare........................................................................................ 52
3.3.1. Các đề xuất giải pháp đối với Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................................................. 52
3.3.2. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước .......................................... 61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Ngành nghề kinh doanh của Vinacare ........................................................ 23
Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare .................................................................................................. 25
Bảng 2.3. Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty cổ phần Vinacare ... 26
Bảng 2.4. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công Ty Cổ phần Dược
phẩm Vincare năm 2017-2019 ................................................................................... 31
Bảng 2.5. Biến động về số lượng và chất lượng lao động trong Công Ty Cổ phần Dược
phẩm Vincare năm 2017-2019 ................................................................................... 32
Bảng 2.6. Lương bình quân của cán bộ nhân viên Vinacare ....................................... 33
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện đào tạo của Vinacare ..................................................... 34
Bảng 2.8. Kết quả mở rộng hệ thống phân phối của Vinacare giai đoạn 2017-2019 ... 34
Bảng 2.9 Danh sách các sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare ............ 36
Bảng 2.10. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các công ty đối thủ của công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare.......................................................................................... 37
Bảng 2.11. Đánh giá khả năng thanh toán của Vinacare giai đoạn 2017-2019 ............. 39
Bảng 2.12. Bảng đánh giá mức độ quan trọng của các năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần dược phẩm Vinacare ..................................................................................... 43
Bảng 2.13. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của Công ty cổ phần dược
phẩm Vinacare với các đối thủ cạnh tranh .................................................................. 44
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................ 14
Hình 2.1. Logo Công ty cổ phẩn dược phẩm Vinacare ............................................... 22
Hình 2.2. Bộ sản phẩm Vinacare mở rộng kênh phân phối OTC ................................ 23
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ cụ thể
DN Doanh nghiệp
NLCT Năng lực cạnh tranh
SP Sản phẩm
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh đã
trở thành vấn đề quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi nền kinh tế phát
triển nhanh hơn, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và mạnh mẽ hơn, đòi hỏi
các doanh nghiệp bản địa phải tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế ngay
trên lãnh thổ quốc gia mình. Thực tế, các doanh nghiệp thuộc ngành dược có vai trò
quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đóng góp lớn trong
phát triển kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ngành dược là một ngành có những đặc thù
riêng về sản phẩm, công nghệ sản xuất, thị trường khách hàng và sự quản lý của nhà
nước; do đó, sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh dược phẩm
khá nhạy cảm với những phản ứng của thị trường. Kinh tế xã hội phát triển mạnh kéo
theo nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ngày càng cao và đa dạng, các doanh nghiệp dược
có nhiều cơ hội phát triển song cũng nhiều thách thức. Thách thức của các doanh
nghiệp dược là cấp độ cạnh tranh ngày càng cao trong khi môi trường kinh doanh thay
đổi nhanh chóng, mỗi doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp hay
sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, sản
phẩm nhập khẩu. So với các ngành kinh doanh khác, các tiêu chí cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành dược ngày càng cao và đa dạng hơn. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ
các sản phẩm được tùy thuộc khá nhiều vào đặc điểm thể trạng, tâm lý của khách hàng
và thị trường; do vậy, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp dược cần
phải thận trọng khi xác định lựa chọn các công cụ và tiêu chí cạnh tranh.
Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare là một trong số ít các doanh nghiệp dược
uy tín tại Việt Nam trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số
lượng các doanh nghiệp dược phẩm ngày càng tăng mạnh, bao gồm các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Do đó, dù là doanh nghiệp có uy tín tại thị trường Việt Nam,
nhưng trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh lớn
thì bản thân Vinacare cũng cần phải nhanh chóng đánh giá và nhìn nhận đúng về năng
lực cạnh tranh và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tìm ra câu trả lời
cho câu hỏi cần làm gì để tồn tại và phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Hơn
nữa, bản thân doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại như: nguồn lực tài chính còn hạn
2
chế, việc quản lý chi phí công ty cũng còn một số bất cập gây lãng phí làm giảm lợi
nhuận.
Nghiên cứu sâu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare là cơ sở, căn cứ để công ty tiếp tục tìm ra các giải pháp mới nâng cao hơn
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nghiên cứu này còn giúp các
nhà nghiên cứu trong nước, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý hiểu
rõ hơn về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh và thấu hiểu hơn về những khó
khăn mà Vinacare và các doanh nghiệp dược khác đang phải đối mặt trong điều kiện
hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu theo hướng này cũng gợi ý và kiến nghị Nhà nước và
cơ quan quản lý ngành dược đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ nhiều hơn cho
sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp ngành dược. Vì vậy, tác giả đã chọn đề
tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare” để
nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần dược phẩm Vinacare.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thực tiễn và lý luận năng lực cạnh tranh ở các nước phát triển rất sôi động và
thường xuyên cập nhật đem đến nhiều thành công cho các doanh nghiệp và tập đoàn.
Một số tài liệu quan trọng có liên quan và tham khảo như:
[1] Jan Fagerberg (1988), International Competitiveness, The Economic Journal,
Vol. 98, No. 391, pp. 355-374. Bài báo này phát triển và thử nghiệm một mô hình về
các xu hướng khác nhau trong năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh tế giữa
các quốc gia. Mô hình liên hệ sự phát triển thị phần trong và ngoài nước với ba nhóm
yếu tố: khả năng cạnh tranh về công nghệ, khả năng cạnh tranh về giao hàng (năng
lực) và khả năng cạnh tranh về giá.
[2] E. Ryzhkova& Prosvirkin, N. (2015). Cluster initiatives as a competitiveness
factor of modern enterprises. European Research Studies Journal, Vol. 18, Nol. 3, pp.
21-30. Các tác giả nghiên cứu vấn đề cung cấp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường, xem xét các phương pháp luận hiện có về đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các yếu tố cạnh tranh và đưa ra giả thuyết,
theo đó các sáng kiến cụm tạo điều kiện nâng cao giá trị của các yếu tố cạnh tranh và
sự gia tăng năng lực cạnh tranh chung của doanh nghiệp.
3
[3] Jan Fagerberg (1996), Technology And Competitiveness, Oxford Review of
Economic Policy, Vol. 12, No. 3, pp. 39-51. Bài báo này đánh giá các tài liệu về công
nghệ và khả năng cạnh tranh. Đầu tiên, khái niệm về năng lực cạnh tranh quốc tế của
một quốc gia, và các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa thương
mại và tăng trưởng, sẽ được thảo luận. Sau đó, một số nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của công nghệ (bằng chứng là R&D, bằng sáng chế, v.v.) đối với xuất khẩu được
xem xét. Phần cuối cùng tóm tắt các bằng chứng và xem xét các bài học cho chính
sách.
[4] P. Maskell, A.Malmberg (1999), Localised learning and industrial
competitiveness, Cambridge Journal of Economics, Vol. 23, No. 2, pp. 167-185. Bài
báo lập luận rằng khả năng cạnh tranh bền vững đòi hỏi phải liên tục thay thế các
nguồn tài nguyên cũ nát, xây dựng lại các cấu trúc lỗi thời và đổi mới các thể chế quốc
gia hoặc khu vực quan trọng về kinh tế, khi sự bắt chước dần dần biến các năng lực
bản địa hóa thành hiện tượng toàn cầu.
[5] ImreBernolak (1997), Effective measurement and successful elements of
company productivity: The basis of competitiveness and world prosperity,
International Journal of Production Economics, Vol. 52, No. 1–2, pp 203-213. Bài báo
này tập trung vào tầm quan trọng sống còn của năng suất công ty, không chỉ đối với
bản thân công ty mà còn đối với sự thịnh vượng chung.
2.2. Những nghiên cứu ở trong nước
2.2.1. Bài báo hội thảo và tạp chí
Năng lực cạnh tranh không còn là vấn đề nghiên cứu mới trên thế giới nhưng đây
lại là vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam, đã có những tác giả Việt Nam
nghiên cứu về vấn đề này qua một số công trình tiêu biểu sau:
[1] Lê Viết Hùng, Phan Thị Thanh Tâm (2010), Đánh giá năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần dược phẩm Vinacare, Tạp chí được học, Số 410-6/2010, Trang 2-
6. Nghiên cứu đã phân tích được năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp dược
giai đoạn 2004- 2008, phân tích chiến lược kinh doanh năm 2008 của 3 công ty dược
bao gồm: Công ty Cổ phần dược Hậu Giang, Công ty Cổ phần dược phẩm Vinacare và
Công ty Cổ phần dược Trung ương Mediplantex, đồng thời phân tích sâu sắc được yếu
tố môi trường kinh doanh bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Từ đó, luận án đã đề xuất chiến lược cạnh tranh cho Công ty Cổ phần
4
Vinacaredựa trên chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đánh giá
hiệu quả giải pháp chiến lược giai đoạn 2009-2011.
[2] TS. Phạm Thị Vân Anh (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của
Việt Nam trước yêu cầu mới, Tạp chí tài chính-10/2020. Tác giả phân tíchChỉ số năng
lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, Hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, từ đó
đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
[3] Nguyễn Minh Tuấn (2010), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ quả điều Bình Phước, Tạp chí phát triển kinh tế,
Số 236-6/2010, Trang 31-38. Nghiên cứu giúp đề xuất những giải pháp giúp cho các
doanh nghiệp này có thể nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết hiện nay.
[4] Trần Hữu Ái (2013), Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản VN: Trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí phát triển kinh tế, Số 269-3/2013, Trang 51-59.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Nghiên cứu đề ra một số
kiến nghị với ban lãnh đạo các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh.
[5] Nguyễn Thị Lệ, Huỳnh Thanh Nhã, Nguyễn Thiện Phong (2019), Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy hải sản
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tập 55, Số 6 (2019) Trang: 65-74. Nghiên cứu phân
tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả phân tích của nghiên
cứu là căn cứ đề xuất bốn hàm ý quản trị góp phần hoàn thiện năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp hải sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2. Luận văn của sinh viên
Bên cạnh đó, một số công trình mang tính thực tiễn trong phạm vi một doanh
nghiệp cụ thể có thể kể đến các khóa luận viết về đề tài năng lực cạnh tranh, tác giả đã
tiếp nhận một số đề tài như:
[1] Nguyễn Thị Lê Vy (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Quảng Thành Việt Nam, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
[2] Đinh Thị Thùy Linh (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần tự động hóa Tân Phát, Trường Đại học Thương Mại.
5
[3] Đỗ Văn Dũng (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần
Traphaco trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ Học viên Khoa học xã
hội.
[4] Lê Công Hiệp (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Tú
Lâm trên thị trường Hà Nội, Trường Đại Học Thương Mại.
[5] Ong Gia Linh (2020), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
thương mại bia Hà Nội Habeco Trading, Trường Đại học Thương Mại.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý
luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một số các
giải pháp nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Đề tài: “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare” của tác giả cũng
thuộc mục đích đó. Tuy nhiên việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh tại Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare hiện chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện. Do đó,
đề tài nghiên cứu của tác giả không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3. Các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare trong hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường vĩ mô,
môi trường nghành, phân tích nội bộ, tổng hợp các cơ hội và nguy cơ nhằm tìm ra
các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức và từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực canh tranh của đơn vị trong hoạt động kinh doanh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare”
nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của công ty Vinacare
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Vinacare trong tương quan
với các đối thủ cạnh tranh đối sánh, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của những thành công, hạn chế đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Vinacare.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
- Đối tượng nghiên cứu:Những nhân tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc (thuộc
môi trường bên trong và bên ngoài) ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare trong hoạt động kinh doanh dược phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacaretại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát, Quận
Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội đối với cặp sản phẩm - thị trường là sản phẩm ho, long
đờm tại thị trường Hà Nội.
+ Về thời gian: nghiên cứu dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo các kinh
doanh, báo cáo nhân sự,…trong khoảng thời gian 3 năm (2017-2019), đề xuất hệ thống
các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
trong thời gian 5 năm tới (2020-2025), tầm nhìn năm 2030.
+ Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacarebao gồm các nội dung sau: xác định SBU và đối thủ cạnh
tranh đối sánh, xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của đơn vị, đánh giá
năng lực cạnh tranh tổng thể và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần
dược phẩm Vinacare.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm nội bộ, phương pháp phỏng vấn trực
tiếp và thu thập thông tin qua báo cáo tài chính, tài liệu, báo, internet,… Có 2 phương
pháp sử dụng chính trong phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu
sơ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.
5.1.1. Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là thu thập dữ liệu chưa qua xử lý và không
có sẵn. Chính vì vậy, cần sử dụng các phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập
được thông tin này.
7
5.1.1.1. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Nhằm làm rõ nhưng vấn đề còn khúc mắc trong quá trình nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare
- Nội dung phỏng vấn: Làm rõ từng nội dung trong quy trình nghiên cứu năng
lực cạnh tranh của công ty thông qua các câu hỏi mở như về thị trường mục tiêu, đối
thủ cạnh tranh, thị phần và doanh thu của công ty.
- Đối tượng phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn trực tiếp đại điện của công ty là Ông
Trần Văn Trường- Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Vinacare.
- Các thức tiến hành và liên hệ: Tác giả đã liên hệ với Trần Văn Trườngqua điện
thoại và đến công ty trụ sở tại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội để phỏng vấn trực tiếp.
- Thời gian phỏng vấn: ngày 15/10/2020 tại công Công ty cổ phần dược phẩm
Vinacare
- Địa điểm phỏng vấn: Tại Số nhà 18, ngách 19/15 Kim Đồng, PhườngGiáp Bát,
Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
- Cách thức ghi chép: Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã sử dụng các ghi chép
là vừa ghi âm vừa ghi ra sổ.
5.1.1.2. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm
- Đối tượng điều tra của đề tài: Các trưởng phòng ban và những nhân viên làm
việc trong công ty.
- Nội dung điều tra: Các vấn đề xoay quanh đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Mục đích của phiếu điều tra: Thu thập các thông tin về thực trạng năng lực cạnh
tranh của công ty dưới góc độ đánh giá của nhân viên công ty.
- Thời gian phát phiếu: 15/11/2020 – 16/11/2020.
- Số phiếu điểu tra: 20 phiếu (20 phiếu hợp lệ).
(Các mẫu phỏng vấn, điều tra và kết quả tổng hợp được đính kèm ở phụ lục)
5.1.2. Phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp
- Nguồn nội bộ: Các báo cáo chức năng khác nhau trong công ty (báo cáo về chi
phí, báo cáo về doanh thu, hoạt động phân phối chức năng…) của các phòng ban:
phòng nhân sự, phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng kế toán, thông tin từ
website của công ty,…
8
- Nguồn bên ngoài: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Các tổ chức hiệp hội;
Sách, tạp chí học thuật chuyên ngành; Luận văn, khóa luận, kết quả hội nghị; các
phương tiện truyền thông (internet, bách khoa mở…), các tổ chức thương mại …
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp thống kê phân tích: Sau khi thu được hết số phiếu điều tra đã phát
ra, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả trong phiếu điều tra nhận được, mỗi phương
án có bao nhiêu người lựa chọn, tính tỷ lệ phần trăm từ các dữ liệu này và kết hợp với
kết quả phỏng vấn nhà quản trị để đưa ra các nhận xét sơ bộ về nội dung nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chứng: Dùng để so sánh, đối chiếu số liệu giữa các năm
và đưa ra nhận xét chung, đánh giá về vấn đề đó. Dựa vào tài liệu đã thu thập được,
tác giả tiến hành lập bảng số liệu phản ánh các chỉ tiêu qua từng năm, so sánh số liệu
về những chỉ tiêu đó giữa các năm với nhau về số tương đối (biểu hiện bằng số lượng
chênh lệch giữa các năm) và số tuyệt đối (biểu hiện bằng tỷ lệ giữa phần chênh lệch số
liệu chọn làm gốc so sánh).
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Dựa trên các dữ liệu đã thu thập được (dữ liệu sơ
cấp và dữ liệu thứ cấp), tiến hành tổng hợp và rút ra nhận xét, đánh giá. Qua việc tổng
hợp để có những nhận xét, đánh giá tổng quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, từ viết tắt, tài
liệu tham khảo thì khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần dược phẩm Vinacare
9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Các khái niệm cơ bản và lý thuyết có liên quan
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệmcạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh “ được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực
như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao,thường xuyên được
nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông
tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau,
dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ này.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã đưa ra khái niệm về
cạnh tranh: Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giặt giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi
nhuận siêu ngạch. Như vậy cạnh tranh là hoạt động của các doanh nghiệp trong nền
sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua, giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận cao.
Theo nhà kinh tế học M. Porter(1996): Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa
lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể
giảm đi.
Để đưa ra một khái niệm đầy đủ về cạnh tranh cần chỉ ra được chủ thể cạnh
tranh, tính chất, phương thức và mục đích của quá trình cạnh tranh. Với cách tiếp cận
như vậy và kế thừa các quan điểm về cạnh tranh như trên, chúng ta có thể hiểu: Cạnh
tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành hay doanh
nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các
điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận. Như vậy về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa nhóm với nhóm người
trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục
đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức
kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những
10
người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, trong mối quan
hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.
1.1.1.2. Khái niệm năng lực
Lý thuyết về năng lực (Competence-Based View- CBV) của doanh nghiệp được
phát triển từ các nghiên cứu của Barney (1991), Wernerfelt (1984), Peteraf (1993),
Sanchez & Heene (1996, 2004, 2008, 2010) và lý thuyết này tập trung vào khả năng sử
dụng, kết hợp tài sản, nguồn lực, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng
thể của doanh nghiệp, tổ chức.
Theo Sanchez & Heene, (1996, 2004): Năng lực là khả năng duy trì, triển khai và
phối hợp các nguồn lực, các khả năng nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trong
những bối cảnh cạnh tranh; do đó năng lực chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với
các nguồn lực và khả năng.
Theo Prahalad & Hamel (1990), Ljungqvist(2007): Năng lực cũng có thể được
xem như là biểu hiện của quá trình học hỏi liên quan đến công ty, đặc biệt là làm thế
nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích hợp nhiều dòng công nghệ”
Như vậy, năng lực chính là khả năng liên kết các nguồn lực để cùng phục vụ cho
mục đích chung. Năng lực biểu thị sự liên kết giữa những nguồn lực hữu hình và vô
hình riêng có của tổ chức. Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được
liên kết một cách có mục đích, nhằm đạt được kết quả mong muốn.
1.1.1.3. Khái niệm và các cấp độ năng lực cạnh tranh
A. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Các khái niệm về năng lực cạnh tranh được đề cập đến đầu tiên ở Mỹ vào đầu
những năm 1980. Theo Theo Aldington Report (1985): Doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh
đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo
thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp.
Theo Buckey (1988): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần gắn kết với mục
tiêu của doanh nghiệp.
Theo tác giả Vũ Trọng Lâm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
tạo dựng, duy trì sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
11
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, song
có thể hiểu năng lực cạnh tranh là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng để tồn
tại, phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường.
B. Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu hay sử dụng khái niệm sức
cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh…Tuy nhiên, các khái niệm này là một khái niệm
phức hợp được xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh của quốc gia,
năng lực cạnh tranhngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh
của sản phẩm-dịch vụ.
- Năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia: Là hoạt động nhằm duy trì và cải thiện
vị trí của nền kinh tế quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài để thu được lợi
ích ngày càng cao cho nền kinh tế quốc gia đó. Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia
cạnh tranh là các doanh nghiệp. Nên nếu quốc gia nào có nhiều doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó cũng có năng lực cạnh tranh tốt hơn.
- Năng lực cạnh tranh ngành: Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp sản xuất ở các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Giữa các ngành kinh tế, do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và một số nhân tố khách quan
khác (Như tâm lý, thị hiếu, kỳ vọng, mức độ quan trọng, …) nên cùng với một lượng
vốn, đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngành khác. Nhà
sản xuất ở những ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng di chuyển nguồn lực
sang những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Kết quả là trong những ngành có thêm
nhiều doanh nghiệp tham gia, lượng cung tăng vượt quá cầu, giá giảm dẫn tới tỷ suất
lợi nhuận của ngành giảm. Ngược lại, những ngành có nhiều danh nghiệp rút lui sẽ có
lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá tăng và tỷ suất lợi nhuận của ngành lại tăng.
- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (cạnh tranh nội bộ) là sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch. Trong
nền kinh tế thị trường, theo quy luật, doanh nghiệp nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ
hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu lợi nhuận siêu ngạch. Các doanh nghiệp sẽ
áp dụng các biện pháp như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Doanh nghiệp nào
12
có nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao sẽ cạnh tranh thắng lợi trong ngành. Như vậy
cạnh tranh nội bộ ngành làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa, là dộng lực thúc
đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ kỹ thuật. Không có cạnh tranh nội bộ ngành
thì ngành đó không thế phát triển và kinh tế sẽ bị trì trệ.
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm là sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, kiểu
dáng, giá cả, phương thức bán hàng, … Sản phẩm nào phù hợp nhất với yếu cầu của
khách hàng thì sản phẩm đó sẽ đảm bảo được khả năng tiêu thụ, kéo dài chu kỳ sông
của sản phẩm và tạo cơ hội thu thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Một số lý thuyết liên quan
1.1.2.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV)
Lý thuyết về nguồn lực (RBV) xuất phát từ kinh tế học và quản lý với đại diện
tiêu biểu là Barney đã được áp dụng và chứng minh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề
khác nhau.
Theo Barney (1991): Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm tất cả các tài sản, khả
năng, quy trình tổ chức, thuộc tính công ty, thôn gtin, kiến thức, … kiểm soát bởi một
công ty cho phép nó nhận thức và thực hiện chiến lược nâng cao hiệu suất và hiệu quả
của nó. Chính vì vậy nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành công
hay thất bại với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp sẽ có những nguồn lực vô hình và hữu hình của riêng nó.
Trong đó, nguồn lực hữu hình là những tài sản mà ta có thể nhìn thấy và định lượng
được. Còn nguồn lực vô hình thì bao gồm các yếu tố từ quyền sở hữu trí tuệ, bằng
sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền cho đến các nguồn lực trí tuệ, mạng lưới kinh doanh,
kỹ năng tổ chức kinh doanh, danh tiếng và mối quan hệ với cộng đồng.
Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp được chia thành bốn nhóm là:
- Nguồn lực tài chính: Vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, khả năng tạo ra ngân quỹ nội
bộ doanh nghiệp.
- Nguồn lực vật chất: Sự tinh xảo về trang thiết bị hay địa điểm nhà máy, quyền
chiếm lĩnh các nguồn nguyên liệu thô, …
- Nguồn lực con người: Đào tạo, kinh nghiệm, sức phán đoán, khả năng thích
nghi, sự tận tụy với công việc và lòng trung thành của các cá nhân các nhà quản trị và
người làm việc.
13
- Nguồn lực tổ chức: Các kế hoạch, hệ thống kiểm tra giám sát, hệ thống tổ chức
bộ máy, …
Những những yếu tố trên không phải là tất cả giá trị tài sản của doanh nghiệp mà
bên cạnh đó còn là những nguồn lực vô hình (bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền hay
bí quyết kinh doanh, lao động có kỹ thuật, danh tiếng, …). Các nguồn lực hữu hình và
vô hình đã trở thành yếu tố then chốt cho sự phát triển lợi thế cạnh tranh.
1.1.2.2. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh ở góc độ vi mô được hiểu là vị thế mà một doanh nghiệp
muốn đạt được so với các đối thủ cạnh tranh. Vị thế này được thể hiện trên thị trường
thông qua các yếu tố cạnh tranh như giá sản phẩm (chi phí) hay sự khác biệt hóa, hoặc
đồng thời cả hai. Lợi thế cạnh tranh gắn liền với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nếu không sở hữu một lợi thế cạnh tranh bền vững thì hiệu suất hoạt động trên mức
trung bình thường được coi là một dấu hiệu của sự thành công của doanh nghiệp.
Theo M. Porter, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 2 lợi thế cạnh tranh bền
vững là:
- Chi phí thấp: Lợi thế về chi phí là ki một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/
dịch vụ tương tự với mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Khác biệt hóa: Lợi thế về sự khác biệt hóa là khi một doanh nghiệp cung cấp
các sản phẩm/ dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Lợi thế về khác biệt hóa
có thể là về chất lượng sản phẩm, thiết kế, mẫu mã, dịch vụ khách hàng, …
Để tạo lập lợi thế cạnh tranh, một doanh nghiệp bắt buộc phải cung ứng được
một tập các giá trị cho khách hàng ở mức chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh,
hoặc cung ứng các giá trị mà đối thủ không thể hoặc khó có thể đáp ứng cho khách
hàng. Doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn tổng thể để hình dung ra các thị trường
trong tương lai và khả năng đón đầu về cấu trúc cạnh tranh. Quá trình lựa chọn, cung
ứng các giá trị gia tăng cho khách hàng là trọng tâm trong việc tiếp cận thị trường, xây
dựng chiến lược kinh doanh và triển khai hiệu quả mô hình kinh doanh trong dài hạn
của doanh nghiệp.