Khóa luận đánh giá hiện trạng và ứng dụng mô hình meti lis để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khu công nghiệp liên chiểu, thành phố đà nẵng
- 26 trang
- file .pdf
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CHU THỊ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 852 03 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - năm 2020
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Huỳnh Anh Hoàng
Phản biện 1:
TS. Nhan Hồng Quang
Phản biện 2:
TS. Lê Hoàng Sơn
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa
vào ngày 15 tháng 01 năm 2020.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường ĐH Bách khoa
- Thư viện Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách khoa – Đại
học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không khí là một thành phần quan trọng, có ý nghĩa sống còn
để duy trì sự sống trên Trái đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ
tác động đến con người, môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức
ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ
sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công
tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các
KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của
cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái.
Tính đến hết tháng 09/2018, TP. Đà Nẵng có 06 KCN tập
trung với tổng diện tích đất 1.066,52 ha, bao gồm: Hòa Khánh, Đà
Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy
sản Đà Nẵng. Các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút 419 dự án,
trong đó 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài; tỷ lệ lấp đầy
đạt gần 85%; thu hút hơn 74.000 lao động tại địa phương và các tỉnh
lân cận [29]. Hoạt động của các KCN đã mang lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực,
nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ về mặt môi
trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Nhìn
chung, ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung
nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ
sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô
nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN
có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2.
KCN Liên Chiểu có tổng diện tích hơn 2,8 triệu m2, tập trung
các dự án thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi-
măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng. Hoạt động của KCN đã
2
gây ra nhiều tác động và rủi ro bất lợi đến môi trường sống của người
dân khu vực xung quanh, nhất là môi trường không khí. Theo phản
ảnh của người dân xung quanh, các nhà máy thường xuyên xả khí
thải, bụi làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống khu dân cư. Để
đánh giá mức độ ô nhiễm, việc đo đạc không phản ánh được thực trạng
môi trường không khí của KCN do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
khí tượng (nhiệt độ, hướng gió,…) và tình hình hoạt động của các nhà
máy. Do đó, việc sử dụng các mô hình để tính toán cụ thể về mức độ
phát tán các chất ô nhiễm trong từ các hoạt động sản xuất trong KCN
nhằm đánh giá và dự báo các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, học viên chọn đề tài “Đánh
giá hiện trạng và ứng dụng mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng MTKK xung quanh KCN Liên Chiểu.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở sản xuất phát sinh
khí thải nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trình bày các phương án và kịch bản
nghiên cứu sự phát tán ô nhiễm không khí thông qua việc sử dụng mô
hình Meti-lis. Đưa ra một số cơ sở dữ liệu về mặt khuếch tán tại khu
vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc
nghiên cứu, quy hoạch phát triển KCN theo hướng bền vững, góp
phần bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân và người lao
động xung quanh KCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Các nguồn phát thải, các tác nhân ô nhiễm không khí từ hoạt
động sản xuất công nghiệp trong KCN Liên Chiểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tổng quát: Khu công nghiệp Liên Chiểu
và các vùng lân cận chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của KCN.
- Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Các cơ sở sản xuất phát sinh khí
thải lớn tại KCN Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến các kết quả
nghiên cứu của các chương trình và đề tài khoa học có liên quan đến
môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin về hoạt động của các cơ sở
sản xuất tại KCN Liên Chiểu.
- Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về: lượng
nguyên, nhiên liệu sử dụng; lượng chất thải phát sinh trong thời gian
hoạt động;…
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Tìm hiểu hoạt động của các cơ sở sản xuất trong KCN,
khoanh vùng cơ sở sản xuất phát sinh khí thải.
- Xem xét quy trình hoạt động, hiện trạng môi trường, tình
hình sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng; biện pháp bảo vệ môi
trường, các vấn đề quản lý tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải
trong KCN.
5.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu, phân tích
- Lấy và phân tích các mẫu không khí xung quanh và mẫu khí
thải tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải và vùng lân cận cơ sở
sản xuất để có cơ sở đánh giá về chất lượng môi trường khu vực.
5.4. Phương pháp mô hình hóa
- Sử dụng mô hình Meti-lis. Mô hình này được xây dựng dựa
4
trên nguyên lý phát tán khí theo phương trình Gauss, được ứng dụng
cho việc tính toán phát thải tại một điểm bất kỳ.
5.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MTKK xung quanh các cơ sở sản xuất có
phát thải lớn trong KCN Liên Chiểu.
- Ứng dụng mô hình Meti-lis để mô phỏng sự khuếch tán của
các ống khói, xem xét sự phát tán các chất ô nhiễm đến các khu dân
cư và các công trình lân cận.
- Đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung
quanh KCN.
- Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải một nhà máy điển hình.
7. Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày thành 4 chương:
Chương 1. Hiện trạng môi trường không khí KCN Liên Chiểu
Chương 2. Mô phỏng khuếch tán ô nhiễm không khí tại các Cơ
sở sản xuất
Chương 3. Đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí
Chương 4. Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải nhà máy Điện hơi
công nghiệp Tín Thành
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
KCN LIÊN CHIỂU
1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ CÁC KCN TẠI VIỆT NAM
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
5
1.2.3. Cơ sở hạ tầng
1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư
Tính đến tháng 12/2018, KCN Liên Chiểu đã thu hút 20 dự án
đầu tư (trong đó có 2 dự án FDI).
Hình 1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN
CHIỂU
Theo kết quả quan trắc định kỳ thuộc các chương trình quan
trắc vùng kinh tế trọng điểm, chương trình quan trắc quốc gia 2017
cho thấy, giá trị TSP hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn quy định theo
QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3) theo trung bình 1 giờ, giá trị
này hầu như đều có sự biến động giữa các tháng, tại khu vực phía
Tây KCN Liên Chiểu giá trị TSP đều cao hơn so với khu vực phía
Đông Bắc. Các giá trị SO2 và NO2 chưa có dấu hiệu ô nhiễm, thấp
hơn nhiều so với quy định QCVN 05:2013/BTNMT theo trung bình
1 giờ (SO2: 350 µg/m3, NO2: 200 µg/m3). Kết quả quan trắc môi
trường không khí tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây KCN Liên
Chiểu năm 2018 cũng cho thấy sự tương quan về chất lượng môi
trường không khí so với năm 2017. Tuy nhiên, hàm lượng bụi, NO2,
SO2 thấp hơn. Điều này thể hiện một cái nhìn khả quan hơn về chất
lượng môi trường không khí xung quanh KCN.
6
1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT TẠI KCN LIÊN CHIỂU
1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm
Qua quá trình thống kê và khảo sát, hầu hết Doanh nghiệp tại
KCN Liên Chiểu không phát sinh khí thải ra môi trường không khí
xung quanh. Theo Báo cáo về môi trường KCN Liên Chiểu của Ban
quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp năm 2017, nguồn
phát thải từ quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ hoạt động của:
nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn, nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân,
nhà máy Thép Đà Nẵng, nhà máy Giấy Sức Trẻ, nhà máy Điện hơi
Tín Thành.
Hình 1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu
1.4.1.1. Nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn
1.4.1.2. Nhà máy xi măng Vicem Hải Vân
1.4.1.3. Nhà máy giấy Sức Trẻ
1.4.1.3. Nhà máy Thép Đà Nẵng
1.4.1.4. Nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành
1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm
Hiện nay, các nhà máy phát sinh khí trong KCN có 02 nhà máy
7
sử dụng nhiên liệu biomass để đốt lò hơi, nhà máy Thép Đà Nẵng
dụng lò hồ quang điện, chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu FO để sấy
thùng rót nên thành phần khí thải chủ yếu gồm bụi và khí NO2, SO2,
CO, ... Riêng 02 nhà máy xi măng sản xuất xi măng thông qua công
đoạn nghiền clinke, không sử dụng lò nung nên thành phần khí thải
chủ yếu là bụi. Bụi và khí NO2, SO2, CO chính là tác nhân gây ô
nhiễm môi trường không khí chính. Do đó, các nhà máy cần xử lý
các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh.
1.4.3. Các công trình xử lý khí thải
1.4.3.1. Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn
Để khống chế bụi tại khu vực máy nghiền (phát sinh tại đầu
nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm), Công ty đã lắp đặt 2 hệ
thống hút và xử lý bụi như sau:
- Hệ thống lọc bụi túi 1: Lưu lượng hút Q = 21.000 m3/h, cột
áp: 400 mmH2O, thể tích thùng chứa 200 m3, số túi lọc là 160 túi.
- Hệ thống lọc bụi túi 2: Lưu lượng hút Q = 25.000 m3/h, cột
áp: 350-400 mmH2O, thể tích thùng chứa 218 m3, số túi lọc là 170
túi.
1.4.3.2. Nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân
Công ty sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng kín,
do Đức sản xuất và trang bị đầy đủ các thiết bị xử lý môi trường như
thiết bị lọc bụi túi vải. Hiệu suất của thiết bị lọc bụi túi đạt khoảng
90%.
1.4.3.3. Nhà máy Giấy Sức Trẻ
Khí thải phát sinh từ lò hơi được xử lý bằng phương pháp hấp
thụ và thải ra môi trường bằng ống khói. HTXL gồm xyclon khô, bể
chứa nước để hấp thụ khí thải trước khi thoát ra môi trường qua ống
khói cao 18m.
1.4.3.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng
*Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý khí thải
8
Bảng 1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Ống hút ɸ 690
Đường ống dẫn ɸ2200
2
khí thải Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
Buồng lọc bụi túi S = 1763m3
3
vải 960 cái túi vải (ɸ130x4,5m)
Lưu lượng Q = 160.000 m3/h;
Áp suất P = 3800 Pa;
4 Quạt hút ly tâm
Công suất 310 kW;Số vòng quay n =
1400 v/ph;
5 Ống khói ɸ2600; H = 24m
Bảng 1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Chụp hút 9mx9mx10m
Đường ống dẫn khí ɸ2800
2
thải Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
Buồng lọc bụi túi S = 5660m2
3
vải 1848 cái túi vải (ɸ160x6m)
Lưu lượng Q = 400.000 m3/h;
Áp suất P = 3800Pa;
4 Quạt hút ly tâm
Công suất N = 900 kW;
Số vòng quay n = 745 v/ph;
5 Ống khói ɸ3850; H = 25m
1.4.3.5. Nhà máy Điện hơi Tín Thành
Khí thải phát sinh từ lò hơi được dẫn qua xyclon chùm. Các
hạt to bụi trong khí thải được tách ra và thu hồi ở đáy phễu. Phần khí
còn lại đi qua quạt hút và được thổi vào xyclon ướt. Tại đây, hầu hết
các hạt bụi còn sót lại và các chất độc hại sẽ được dung dịch nước
hấp thu, trung hòa và rơi xuống bể chứa. Cuối cùng, không khí sạch
sẽ theo ống khói thoát ra ngoài môi trường không khí.
1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
9
CHƯƠNG 2
MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS
Mô hình Meti-lis được xây dựng trên phương trình Gauss, tính
toán trong điều kiện ổn định. Phương trình được sử dụng để mô hình
hóa sự phát thải của nguồn điểm.
2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI
2.3.1. Thống kê các nguồn thải
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy
Công
T suất Nhiên Lượng NL sử
Tên doanh nghiệp
T (tấn/nă liệu dụng (Kg/h)
m)
1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn 95.000 Điện
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 100.000 Điện
Dầu
3 Công ty CP thép Đà Nẵng 180.000 75
FO
Biomas
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 6000 425
s
Công ty TNHH Điện
Lò 30 tấn Biomas 350
5 hơi công nghiệp Tín 504.000
s
Thành Lò 15 tấn 320
Vị trí các nguồn thải của các nhà máy được thống kê trên bản
đồ như hình 2.7.
10
Hình 2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí
trong KCN
2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy
Hiện tại, có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass, 01 nhà
máy sử dụng dầu FO làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Để thuận
tiện trong tính toán, luận văn áp dụng Chương trình tính sản phẩm
cháy DH-Air1 của TS.Nguyễn Đình Huấn - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
dựa trên những công thức đã nêu trong bảng 2.3 và 2.4.
Hình 2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy
2.4. Xây dựng các kịch bản khuếch tán ô nhiễm
Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế
và không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế
và có xử lý khí thải như cam kết khi xây dựng nhà máy
Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất sản
xuất trong tương lai và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý
11
2.5. Kết quả mô phỏng của mô hình khuếch tán
2.5.1. Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất
thực tế và không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
Bảng 2.9. Tải lượng ô nhiễm các nguồn thải khi không có hệ thống
xử lý
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
TT Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
Công ty CP xi măng Ngũ OK 1 55208,33 - - -
1
Hành Sơn OK 2 55208,33 - - -
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 46041,67 - - -
OK 1 244800 28800 7668 432000
3 Công ty CP thép Đà Nẵng
OK 2 102096 16308 3456 184356
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 1008 0 720 11736
Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp OK 1 828 0 612 9684
5
Tín Thành OK 2 756 0 540 8856
Vào mùa hè: hướng gió thổi theo hướng Đông, khả năng phát
tán các chất ô nhiễm khi cả 5 nhà máy hoạt động bình thường như
sau:
Hình 2.9. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và không có hệ thống xử lý
Vào mùa đông: hướng gió thổi theo hướng Tây Bắc, khả năng
phát tán các chất ô nhiễm khi cả 5 nhà máy hoạt động bình thường
như sau:
12
Hình 2.13. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và không có hệ thống xử lý
Nhận xét: Kết quả cho thấy nếu các nhà máy hoạt động cùng
một lúc nhưng không lắp đặt hoặc không vận hành hệ thống thiết bị
xử lý trước khi xả thải qua ống khói ra môi trường thì vệt khói trong
mô phỏng phát tán bụi xuất hiện nhiều màu đỏ, đồng nghĩa với việc
khi các nhà máy này hoạt động sẽ phát tán ra môi trường một lượng
lớn bụi vượt QCVN 05:2013/BTNMT vào môi trường không khí
xung quanh (hình 2.9 và 2.13), mức độ ô nhiễm cực đại có thể đạt tới
4,17 mg/m3, tức gấp 13,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi có
thể lan xa 800m từ khu vực nhà máy Thép, 500m từ khu vực nhà máy
02 xi măng theo hướng Đông vào mùa hè, hướng thẳng vào núi nên
không ảnh hưởng đến khu vực khu dân cư. Tuy nhiên, vào mùa đông
gió thổi theo hướng Tây Bắc, 02 nhà máy xi măng có vị trí nằm giáp
ngay khu dân cư nên ô nhiễm bụi ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực
dân cư hai bên đường, cụ thể là khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp
giáp cột đèn giao thông, nhà máy thép ở cách xa khu dân cư nên khả
năng ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu dân cư là không
lớn. Đối với thông số NO2, SO2, CO đều đảm bảo không vượt QCVN
05:2013/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
2.5.2. Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất
thực tế và vận hành hệ thống xử lý khí thải hiện có
13
Bảng 2.10. Tải lượng ô nhiễm tại ống khói khi các nhà máy có vận
hành hệ thống xử lý
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
TT Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
OK 1 5520,833 - - -
1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn
OK 2 5520,833 - - -
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 4604,1 - - -
OK 1 36720 28800 7668 108000
3 Công ty CP thép Đà Nẵng
OK 2 15314,4 16308 3456 46089
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 100.8 0 360 5868
OK 1 82,8 0 183,6 2905,2
5 Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành
OK 2 75,6 0 168 2656,8
Vào mùa hè: hướng gió thổi theo hướng Đông, khả năng phát
tán chất ô nhiễm khi 05 nhà máy cùng hoạt động và vận hành hệ
thống xử lý khí thải như sau:
Hình 2.17. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý
Vào mùa đông: gió thổi theo hướng Tây Bắc, khả năng phát tán chất
ô nhiễm như sau:
Hình 2.21. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý
14
Nhận xét: Kết quả cho thấy khi cả 05 nhà máy hoạt động cùng
lúc có vận hành hệ thống xử lý bụi và khí thải với hiệu suất xử lý
hiện tại thì vệt khói xuất hiện màu đỏ ở các hình mô phỏng phát tán ô
nhiễm bụi, phạm vi ô nhiễm có giảm nhiều so với khi cả 5 nhà máy
không vận hành hệ thống xử lý khí thải, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến
môi trường không khí xung quanh tại khu vực nhà máy Thép, mức độ
ô nhiễm bụi cực đại có thể đạt tới 0,6mg/m3, tức gấp 2 lần tiêu chuẩn
cho phép (hình 2.17 và 2.21). Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng nằm
trong khoảng 200m từ ống khói nhà máy Thép về hướng Đông vào
mùa hè, hướng Tây Bắc vào mùa đông nên không ảnh hưởng đến
môi trường không khí xung quanh khu dân cư. Đối với mô phỏng
phát tán NO2, SO2, CO thì vệt khói chỉ có màu xanh đồng nghĩa với
việc với hiệu suất xử lý hiện tại của các nhà máy thì hệ thống xử lý
chỉ có thể xử lý được các loại khí phát sinh mà không xử lý được bụi
do đó môi trường không khí xung quanh vẫn bị ô nhiễm bụi khi các
nhà máy này hoạt động.
2.5.3. Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất
sản xuất trong tương lai và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý
Trong quá trình điều tra các nhà máy trên, do diện tích đất
không đảm bảo để mở rộng quy mô sản xuất nên nhà máy Giấy Sức
Trẻ, nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành và 02 nhà máy xi
măng không có nhu cầu nâng công suất. Riêng nhà máy Thép Đà
Nẵng, đang có nhu cầu mở rộng đầu tư thêm dây chuyền cán thép với
quy mô công suất 500.000 tấn thép/năm để có thể chủ động ở nguồn
đầu ra, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho thị trường. Do đó, trong kịch
bản này sẽ mô phỏng phát tán ô nhiễm khi nâng công suất nhà máy
thép lên 500.000 tấn/năm và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý.
Theo dự kiến, dây chuyền cán thép được chia làm 2 giai đoạn:
giai đoạn 1 sản xuất thép thanh trơn và vằn công suất 178.000
tấn/năm, giai đoạn 2 sản xuất thép thanh và thép dây cuộn công suất
15
322.000 tấn/năm.
Từ công nghệ sản xuất của xưởng cán thép giai đoạn 1, phôi
thành phẩm được đưa từ phân xưởng luyện qua nên lượng bụi và khí
thải của phân xưởng Cán giai đoạn 1 rất ít hầu như không có. Trong
phân xưởng cán giai đoạn 2 có nguồn phát sinh khí thải, bụi chủ yếu
do hoạt động từ lò sinh khí than.
Bảng2.12. Tải lượng ô nhiễm nhà máy Thép khi nâng công suất
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
OK 1 36720 8640 2300,4 108000
OK 2 15314,4 4892,4 1036,8 46089
OK lò khí sinh than 60372 80424 28044 226440
Nhận xét: Qua mô phỏng ta thấy, khi nhà máy tăng công suất
và hoạt động với hệ thống xử lý bụi và khí thải hiện tại thì vệt khói
xuất hiện màu đỏ ở các hình mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi, NO2 và
SO2. Phạm vi ô nhiễm bụi có thể lan xa tới 1000m, mức độ ô nhiễm
cực đại có thể đạt tới 5,2 mg/m3, tức gấp 17,3 lần tiêu chuẩn cho
phép. Đối với NO2, mức độ ô nhiễm cực đại có thể đạt tới 6,97
mg/m3, tức gấp 34,85 lần tiêu chuẩn cho phép. Đối với SO2, mức độ
ô nhiễm cực đại có thể đạt tới 2,4 mg/m3, tức gấp 6,8 lần tiêu chuẩn
cho phép. Đối với mô phỏng phát tán CO thì vệt khói chỉ có màu
xanh đồng nghĩa với việc khi không vận hành hệ thống xử lý chỉ có
thể xử lý được CO mà không xử lý được bụi, NO2 và SO2 do đó môi
trường không khí xung quanh vẫn bị ô nhiễm bụi khi các nhà máy
này hoạt động.
16
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.1. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG
3.1.1. Vận hành hiệu quả hệ thống
3.1.2. Thay đổi giờ làm việc
3.1.3. Biện pháp cây xanh và khoảng cách ly
3.2. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ỐNG KHÓI
3.2.1. Đánh giá chiều cao ống khói
+ Đối với nhà máy thép Đà Nẵng chiều cao ống khói của
HTXL bụi trực tiếp để không gây ô nhiễm bụi là 26m so với 24m
như hiện tại. Chiều cao ống khói của HTXL bụi gián tiếp để không
gây ô nhiễm là 30m so với hiện tại 25m, Như vậy chiều cao hiện tại
của cả 2 ống khói không đạt yêu cầu. Do đó, cần có biện pháp nâng
cao ống khói hoặc nâng cao hiệu suất của thiết bị xử lý để đạt QCVN
05:2013/BTNMT.
+ Đối với nhà máy điện hơi công nghiệp Tín Thành, chiều cao
ống khói để không gây ô nhiễm đối với lò 15 tấn khoảng 10m, hiện
tại chiều cao ống khói của hệ thống là 18m. Đối với lò 30 tấn, chiều
cao ống khói để không gây ô nhiễm là 12m, chiều cao thực của lò là
22m. Qua đó cho thấy cả 2 ống khói đều đạt nhưng khá cao so với
yêu cầu thiết kế.
+ Đối với nhà máy giấy Sức Trẻ, chiều cao ống khói để không
gây ô nhiễm khoảng 12m, chiều cao ống khói thực là 18m. Vậy chiều
cao ống khói của nhà chấp nhận được.
3.2.2. Đánh giá đường kính ống khói
- Nhà máy Thép
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói từ HTXL bụi trực tiếp là
46 m /s và tải lượng bụi là 68 g/s, đường kính ống khói D = 2600 mm
3
suy ra vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 8,6 m/s > 8 m/s => hợp lý. Điều
17
này chứng tỏ đường kính ống khói đạt yêu cầu.
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói từ HTXL bụi gián tiếp
là 111 m3/s và tải lượng bụi là 28,36 g/s, đường kính ống khói D =
3850 mm suy ra vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 9,5m/s > 8 m/s =>
hợp lý . Do vậy đường kính ống khói đạt yêu cầu.
- Nhà máy điện hơi công nghiệp Tín Thành
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói lò 15 tấn là 0,76 m3/s,
đường kính ống khói D = 0,75 m thì vận tốc khí trong ống khói 𝜔=
1,72 m/s < 8 m/s là không hợp lý, vì trong trường hợp này ống khói
quá to, không kinh tế. Bên cạnh đó, khó đảm bảo khả năng phát thải
do ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng. Do đó nhà máy có thể thay
đổi đường kính tại đỉnh ống khói xuống đến D = 0,34m để đảm bảo
vận tốc phụt theo yêu cầu.
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói lò 30 tấn là 0,84 m3/s,
đường kính ống khói D = 1,3 m thì vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 0,7
m/s < 8 m/s là không hợp lý. Do đó cần điều chỉnh đương kính miệng
ống khói xuống đến D = 0,4m.
- Nhà máy giấy Sức Trẻ có lưu lượng khí thải L=0,93 m3/s;
đường kính ống khói hiện tại D = 0,4 m suy ra vận tốc khí trong ống
khói 𝜔=7,44 m/s < 8 m/s là khá nhỏ so với yêu cầu nhưng chấp nhận
được.
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI
3.3.1. Đề xuất đối với hệ thống xử lý hiện tại
+ Đối với nhà máy Thép Đà Nẵng:
Mô phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói nhà máy
Thép Đà Nẵng khi nhà máy không lắp đặt hoặc vận hành hệ thống xử
lý gây ô nhiễm bụi, mức ô nhiễm bụi cao nhất trong môi trường
không khí xung quanh là Cmax = 4,17 mg/m3. Để không gây ô nhiễm
cần phải lắp đặt thêm thiết bị xử lý bụi với hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 4,17 − 0,3
𝑛= = = 0,92 = 92%
𝐶𝑚𝑎𝑥 4,17
18
Thực tế nhà máy có lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, nhưng mô
phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói gây ô nhiễm bụi, mức ô
nhiễm bụi cao nhất trong môi trường không khí xung quanh là Cmax =
0,6 mg/m3. Nên đề xuất cần phải lắp đặt thêm thiết bị xử lý bụi với
hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 0,6 − 0,3
𝑛= = = 0,5 = 50%
𝐶𝑚𝑎𝑥 0,6
Các thông số còn lại đều đảm bảo QCVN 05:2013/BTNMT
khi vận hành hệ thống xử lý khí thải.
+ Đối với nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành và nhà
máy Giấy Sức Trẻ: mô phỏng cho thấy khi nhà máy không lắp đặt
hoặc không vận hành hệ thống xử lý và khi có vận hành hệ thống xử
lý thì nhà máy vẫn không gây ô nhiễm (mô phỏng cho kết quả màu
xanh) với điều kiện lượng khí thải được thải qua ống khói như hiện
tại để giảm tải lượng ô nhiễm. Do đó nhà máy cần tăng cường công
tác bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống đảm bảo khép kín không
cho khí thải phát tán từ vị trí khác ngoái ống khói ra môi trường xung
quanh là đạt yêu cầu.
+ Đối với các nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn
Mô phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói khi nhà máy
không lắp đặt hoặc vận hành hệ thống xử lý gây ô nhiễm bụi, mức ô
nhiễm bụi cao nhất trong môi trường không khí xung quanh là Cmax =
1,8 mg/m3. Để không gây cần phải lắp đặt thiết bị xử lý bụi tại khu
vực máy nghiền với hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 1,8 − 0,3
𝑛= = = 0,83 = 83%
𝐶𝑚𝑎𝑥 1,8
Thực tế nhà máy có lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, qua mô
phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói, nồng độ bụi cao nhất
trong môi trường không khí xung quanh là Cmax = 0,18 mg/m3 <
CQCVN05 = 0,3 mg/m3. Do đó, nhà máy cần duy trì chế độ vận hành,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CHU THỊ QUỲNH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN CHIỂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 852 03 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - năm 2020
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Huỳnh Anh Hoàng
Phản biện 1:
TS. Nhan Hồng Quang
Phản biện 2:
TS. Lê Hoàng Sơn
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa
vào ngày 15 tháng 01 năm 2020.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường ĐH Bách khoa
- Thư viện Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách khoa – Đại
học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không khí là một thành phần quan trọng, có ý nghĩa sống còn
để duy trì sự sống trên Trái đất. Sự thay đổi môi trường không khí sẽ
tác động đến con người, môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức
ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ
sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công
tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các
KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của
cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái.
Tính đến hết tháng 09/2018, TP. Đà Nẵng có 06 KCN tập
trung với tổng diện tích đất 1.066,52 ha, bao gồm: Hòa Khánh, Đà
Nẵng, Liên Chiểu, Hòa Khánh mở rộng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy
sản Đà Nẵng. Các KCN tại thành phố Đà Nẵng đã thu hút 419 dự án,
trong đó 319 dự án trong nước và 100 dự án nước ngoài; tỷ lệ lấp đầy
đạt gần 85%; thu hút hơn 74.000 lao động tại địa phương và các tỉnh
lân cận [29]. Hoạt động của các KCN đã mang lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân trong khu vực,
nhưng cũng mang lại những thách thức không nhỏ về mặt môi
trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Nhìn
chung, ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộ, tập trung
nhiều ở các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ
sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô
nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN
có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2.
KCN Liên Chiểu có tổng diện tích hơn 2,8 triệu m2, tập trung
các dự án thuộc ngành công nghiệp nặng như luyện cán thép, xi-
măng, cao su, hóa chất, vật liệu xây dựng. Hoạt động của KCN đã
2
gây ra nhiều tác động và rủi ro bất lợi đến môi trường sống của người
dân khu vực xung quanh, nhất là môi trường không khí. Theo phản
ảnh của người dân xung quanh, các nhà máy thường xuyên xả khí
thải, bụi làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường sống khu dân cư. Để
đánh giá mức độ ô nhiễm, việc đo đạc không phản ánh được thực trạng
môi trường không khí của KCN do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như
khí tượng (nhiệt độ, hướng gió,…) và tình hình hoạt động của các nhà
máy. Do đó, việc sử dụng các mô hình để tính toán cụ thể về mức độ
phát tán các chất ô nhiễm trong từ các hoạt động sản xuất trong KCN
nhằm đánh giá và dự báo các chất ô nhiễm, trên cơ sở đó đề ra những
giải pháp kiểm soát, phòng ngừa thích hợp là rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, học viên chọn đề tài “Đánh
giá hiện trạng và ứng dụng mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm
môi trường không khí khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng MTKK xung quanh KCN Liên Chiểu.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở sản xuất phát sinh
khí thải nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung quanh KCN.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trình bày các phương án và kịch bản
nghiên cứu sự phát tán ô nhiễm không khí thông qua việc sử dụng mô
hình Meti-lis. Đưa ra một số cơ sở dữ liệu về mặt khuếch tán tại khu
vực nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hỗ trợ các cơ quan quản lý trong việc
nghiên cứu, quy hoạch phát triển KCN theo hướng bền vững, góp
phần bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân và người lao
động xung quanh KCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Các nguồn phát thải, các tác nhân ô nhiễm không khí từ hoạt
động sản xuất công nghiệp trong KCN Liên Chiểu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu tổng quát: Khu công nghiệp Liên Chiểu
và các vùng lân cận chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất của KCN.
- Phạm vi nghiên cứu chi tiết: Các cơ sở sản xuất phát sinh khí
thải lớn tại KCN Liên Chiểu, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
- Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến các kết quả
nghiên cứu của các chương trình và đề tài khoa học có liên quan đến
môi trường không khí tại KCN Liên Chiểu.
- Thu thập các tài liệu, thông tin về hoạt động của các cơ sở
sản xuất tại KCN Liên Chiểu.
- Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan về: lượng
nguyên, nhiên liệu sử dụng; lượng chất thải phát sinh trong thời gian
hoạt động;…
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Tìm hiểu hoạt động của các cơ sở sản xuất trong KCN,
khoanh vùng cơ sở sản xuất phát sinh khí thải.
- Xem xét quy trình hoạt động, hiện trạng môi trường, tình
hình sử dụng nguyên nhiên liệu, năng lượng; biện pháp bảo vệ môi
trường, các vấn đề quản lý tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải
trong KCN.
5.3. Phương pháp đo đạc lấy mẫu, phân tích
- Lấy và phân tích các mẫu không khí xung quanh và mẫu khí
thải tại các cơ sở sản xuất phát sinh khí thải và vùng lân cận cơ sở
sản xuất để có cơ sở đánh giá về chất lượng môi trường khu vực.
5.4. Phương pháp mô hình hóa
- Sử dụng mô hình Meti-lis. Mô hình này được xây dựng dựa
4
trên nguyên lý phát tán khí theo phương trình Gauss, được ứng dụng
cho việc tính toán phát thải tại một điểm bất kỳ.
5.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
6. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MTKK xung quanh các cơ sở sản xuất có
phát thải lớn trong KCN Liên Chiểu.
- Ứng dụng mô hình Meti-lis để mô phỏng sự khuếch tán của
các ống khói, xem xét sự phát tán các chất ô nhiễm đến các khu dân
cư và các công trình lân cận.
- Đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm MTKK xung
quanh KCN.
- Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải một nhà máy điển hình.
7. Bố cục luận văn
Luận văn được trình bày thành 4 chương:
Chương 1. Hiện trạng môi trường không khí KCN Liên Chiểu
Chương 2. Mô phỏng khuếch tán ô nhiễm không khí tại các Cơ
sở sản xuất
Chương 3. Đề xuất biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường
không khí
Chương 4. Đánh giá hiệu suất xử lý khí thải nhà máy Điện hơi
công nghiệp Tín Thành
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
KCN LIÊN CHIỂU
1.1. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ CÁC KCN TẠI VIỆT NAM
1.2. GIỚI THIỆU VỀ KCN LIÊN CHIỂU
1.2.1. Vị trí địa lý
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
5
1.2.3. Cơ sở hạ tầng
1.2.4. Quy hoạch sử dụng đất đai
1.2.5. Tình hình thu hút đầu tư
Tính đến tháng 12/2018, KCN Liên Chiểu đã thu hút 20 dự án
đầu tư (trong đó có 2 dự án FDI).
Hình 1.6. Vị trí các nhà máy trong KCN Liên Chiểu
1.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở KCN LIÊN
CHIỂU
Theo kết quả quan trắc định kỳ thuộc các chương trình quan
trắc vùng kinh tế trọng điểm, chương trình quan trắc quốc gia 2017
cho thấy, giá trị TSP hầu hết đều vượt ngưỡng giới hạn quy định theo
QCVN 05:2013/BTNMT (300 µg/m3) theo trung bình 1 giờ, giá trị
này hầu như đều có sự biến động giữa các tháng, tại khu vực phía
Tây KCN Liên Chiểu giá trị TSP đều cao hơn so với khu vực phía
Đông Bắc. Các giá trị SO2 và NO2 chưa có dấu hiệu ô nhiễm, thấp
hơn nhiều so với quy định QCVN 05:2013/BTNMT theo trung bình
1 giờ (SO2: 350 µg/m3, NO2: 200 µg/m3). Kết quả quan trắc môi
trường không khí tại khu vực phía Đông Bắc và phía Tây KCN Liên
Chiểu năm 2018 cũng cho thấy sự tương quan về chất lượng môi
trường không khí so với năm 2017. Tuy nhiên, hàm lượng bụi, NO2,
SO2 thấp hơn. Điều này thể hiện một cái nhìn khả quan hơn về chất
lượng môi trường không khí xung quanh KCN.
6
1.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MTKK CỦA CÁC CƠ SỞ
SẢN XUẤT TẠI KCN LIÊN CHIỂU
1.4.1. Các nguồn phát thải ô nhiễm
Qua quá trình thống kê và khảo sát, hầu hết Doanh nghiệp tại
KCN Liên Chiểu không phát sinh khí thải ra môi trường không khí
xung quanh. Theo Báo cáo về môi trường KCN Liên Chiểu của Ban
quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp năm 2017, nguồn
phát thải từ quá trình sản xuất chủ yếu phát sinh từ hoạt động của:
nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn, nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân,
nhà máy Thép Đà Nẵng, nhà máy Giấy Sức Trẻ, nhà máy Điện hơi
Tín Thành.
Hình 1.7. Vị trí các nhà máy phát sinh khí thải trong KCN Liên Chiểu
1.4.1.1. Nhà máy xi măng Ngũ Hành Sơn
1.4.1.2. Nhà máy xi măng Vicem Hải Vân
1.4.1.3. Nhà máy giấy Sức Trẻ
1.4.1.3. Nhà máy Thép Đà Nẵng
1.4.1.4. Nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành
1.4.2. Thành phần và các tác nhân ô nhiễm
Hiện nay, các nhà máy phát sinh khí trong KCN có 02 nhà máy
7
sử dụng nhiên liệu biomass để đốt lò hơi, nhà máy Thép Đà Nẵng
dụng lò hồ quang điện, chỉ sử dụng một lượng nhỏ dầu FO để sấy
thùng rót nên thành phần khí thải chủ yếu gồm bụi và khí NO2, SO2,
CO, ... Riêng 02 nhà máy xi măng sản xuất xi măng thông qua công
đoạn nghiền clinke, không sử dụng lò nung nên thành phần khí thải
chủ yếu là bụi. Bụi và khí NO2, SO2, CO chính là tác nhân gây ô
nhiễm môi trường không khí chính. Do đó, các nhà máy cần xử lý
các chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường không khí xung quanh.
1.4.3. Các công trình xử lý khí thải
1.4.3.1. Nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn
Để khống chế bụi tại khu vực máy nghiền (phát sinh tại đầu
nạp nguyên liệu và đầu ra bán sản phẩm), Công ty đã lắp đặt 2 hệ
thống hút và xử lý bụi như sau:
- Hệ thống lọc bụi túi 1: Lưu lượng hút Q = 21.000 m3/h, cột
áp: 400 mmH2O, thể tích thùng chứa 200 m3, số túi lọc là 160 túi.
- Hệ thống lọc bụi túi 2: Lưu lượng hút Q = 25.000 m3/h, cột
áp: 350-400 mmH2O, thể tích thùng chứa 218 m3, số túi lọc là 170
túi.
1.4.3.2. Nhà máy Xi măng Vicem Hải Vân
Công ty sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng kín,
do Đức sản xuất và trang bị đầy đủ các thiết bị xử lý môi trường như
thiết bị lọc bụi túi vải. Hiệu suất của thiết bị lọc bụi túi đạt khoảng
90%.
1.4.3.3. Nhà máy Giấy Sức Trẻ
Khí thải phát sinh từ lò hơi được xử lý bằng phương pháp hấp
thụ và thải ra môi trường bằng ống khói. HTXL gồm xyclon khô, bể
chứa nước để hấp thụ khí thải trước khi thoát ra môi trường qua ống
khói cao 18m.
1.4.3.4. Nhà máy Thép Đà Nẵng
*Các thông số kỹ thuật cơ bản của hệ thống xử lý khí thải
8
Bảng 1.14. Các thông số cơ bản của HTXL khói thải trực tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Ống hút ɸ 690
Đường ống dẫn ɸ2200
2
khí thải Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
Buồng lọc bụi túi S = 1763m3
3
vải 960 cái túi vải (ɸ130x4,5m)
Lưu lượng Q = 160.000 m3/h;
Áp suất P = 3800 Pa;
4 Quạt hút ly tâm
Công suất 310 kW;Số vòng quay n =
1400 v/ph;
5 Ống khói ɸ2600; H = 24m
Bảng 1.15. Các thông số cơ bản của hệ thống xử lý khí thải gián tiếp
STT Thành phần Đặc tính cơ bản
1 Chụp hút 9mx9mx10m
Đường ống dẫn khí ɸ2800
2
thải Vật liệu: thép dày 8mm, sơn chống gỉ
Buồng lọc bụi túi S = 5660m2
3
vải 1848 cái túi vải (ɸ160x6m)
Lưu lượng Q = 400.000 m3/h;
Áp suất P = 3800Pa;
4 Quạt hút ly tâm
Công suất N = 900 kW;
Số vòng quay n = 745 v/ph;
5 Ống khói ɸ3850; H = 25m
1.4.3.5. Nhà máy Điện hơi Tín Thành
Khí thải phát sinh từ lò hơi được dẫn qua xyclon chùm. Các
hạt to bụi trong khí thải được tách ra và thu hồi ở đáy phễu. Phần khí
còn lại đi qua quạt hút và được thổi vào xyclon ướt. Tại đây, hầu hết
các hạt bụi còn sót lại và các chất độc hại sẽ được dung dịch nước
hấp thu, trung hòa và rơi xuống bể chứa. Cuối cùng, không khí sạch
sẽ theo ống khói thoát ra ngoài môi trường không khí.
1.5. VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN ĐỂ KIỂM
SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
9
CHƯƠNG 2
MÔ PHỎNG KHUẾCH TÁN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH KHUẾCH TÁN
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM METI-LIS
Mô hình Meti-lis được xây dựng trên phương trình Gauss, tính
toán trong điều kiện ổn định. Phương trình được sử dụng để mô hình
hóa sự phát thải của nguồn điểm.
2.3. DỮ LIỆU NGUỒN THẢI
2.3.1. Thống kê các nguồn thải
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng nhiên liệu đốt các nhà máy
Công
T suất Nhiên Lượng NL sử
Tên doanh nghiệp
T (tấn/nă liệu dụng (Kg/h)
m)
1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn 95.000 Điện
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 100.000 Điện
Dầu
3 Công ty CP thép Đà Nẵng 180.000 75
FO
Biomas
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 6000 425
s
Công ty TNHH Điện
Lò 30 tấn Biomas 350
5 hơi công nghiệp Tín 504.000
s
Thành Lò 15 tấn 320
Vị trí các nguồn thải của các nhà máy được thống kê trên bản
đồ như hình 2.7.
10
Hình 2.7. Vị trí các nguồn thải của các cơ sở sản xuất phát sinh khí
trong KCN
2.3.2. Chương trình tính sản phẩm cháy
Hiện tại, có 02 nhà máy sử dụng nhiên liệu biomass, 01 nhà
máy sử dụng dầu FO làm nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Để thuận
tiện trong tính toán, luận văn áp dụng Chương trình tính sản phẩm
cháy DH-Air1 của TS.Nguyễn Đình Huấn - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
dựa trên những công thức đã nêu trong bảng 2.3 và 2.4.
Hình 2.8. Giao diện tính sản phẩm cháy
2.4. Xây dựng các kịch bản khuếch tán ô nhiễm
Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế
và không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất thực tế
và có xử lý khí thải như cam kết khi xây dựng nhà máy
Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất sản
xuất trong tương lai và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý
11
2.5. Kết quả mô phỏng của mô hình khuếch tán
2.5.1. Kịch bản 1: Các nhà máy hoạt động theo công suất
thực tế và không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
Bảng 2.9. Tải lượng ô nhiễm các nguồn thải khi không có hệ thống
xử lý
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
TT Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
Công ty CP xi măng Ngũ OK 1 55208,33 - - -
1
Hành Sơn OK 2 55208,33 - - -
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 46041,67 - - -
OK 1 244800 28800 7668 432000
3 Công ty CP thép Đà Nẵng
OK 2 102096 16308 3456 184356
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 1008 0 720 11736
Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp OK 1 828 0 612 9684
5
Tín Thành OK 2 756 0 540 8856
Vào mùa hè: hướng gió thổi theo hướng Đông, khả năng phát
tán các chất ô nhiễm khi cả 5 nhà máy hoạt động bình thường như
sau:
Hình 2.9. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và không có hệ thống xử lý
Vào mùa đông: hướng gió thổi theo hướng Tây Bắc, khả năng
phát tán các chất ô nhiễm khi cả 5 nhà máy hoạt động bình thường
như sau:
12
Hình 2.13. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và không có hệ thống xử lý
Nhận xét: Kết quả cho thấy nếu các nhà máy hoạt động cùng
một lúc nhưng không lắp đặt hoặc không vận hành hệ thống thiết bị
xử lý trước khi xả thải qua ống khói ra môi trường thì vệt khói trong
mô phỏng phát tán bụi xuất hiện nhiều màu đỏ, đồng nghĩa với việc
khi các nhà máy này hoạt động sẽ phát tán ra môi trường một lượng
lớn bụi vượt QCVN 05:2013/BTNMT vào môi trường không khí
xung quanh (hình 2.9 và 2.13), mức độ ô nhiễm cực đại có thể đạt tới
4,17 mg/m3, tức gấp 13,9 lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi có
thể lan xa 800m từ khu vực nhà máy Thép, 500m từ khu vực nhà máy
02 xi măng theo hướng Đông vào mùa hè, hướng thẳng vào núi nên
không ảnh hưởng đến khu vực khu dân cư. Tuy nhiên, vào mùa đông
gió thổi theo hướng Tây Bắc, 02 nhà máy xi măng có vị trí nằm giáp
ngay khu dân cư nên ô nhiễm bụi ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực
dân cư hai bên đường, cụ thể là khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, tiếp
giáp cột đèn giao thông, nhà máy thép ở cách xa khu dân cư nên khả
năng ảnh hưởng đến môi trường không khí tại khu dân cư là không
lớn. Đối với thông số NO2, SO2, CO đều đảm bảo không vượt QCVN
05:2013/BTNMT về chất lượng môi trường không khí xung quanh.
2.5.2. Kịch bản 2: Các nhà máy hoạt động theo công suất
thực tế và vận hành hệ thống xử lý khí thải hiện có
13
Bảng 2.10. Tải lượng ô nhiễm tại ống khói khi các nhà máy có vận
hành hệ thống xử lý
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
TT Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
OK 1 5520,833 - - -
1 Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn
OK 2 5520,833 - - -
2 Công ty CP xi măng Vicem Hải Vân 4604,1 - - -
OK 1 36720 28800 7668 108000
3 Công ty CP thép Đà Nẵng
OK 2 15314,4 16308 3456 46089
4 Công ty TNHH Sức Trẻ 100.8 0 360 5868
OK 1 82,8 0 183,6 2905,2
5 Công ty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành
OK 2 75,6 0 168 2656,8
Vào mùa hè: hướng gió thổi theo hướng Đông, khả năng phát
tán chất ô nhiễm khi 05 nhà máy cùng hoạt động và vận hành hệ
thống xử lý khí thải như sau:
Hình 2.17. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý
Vào mùa đông: gió thổi theo hướng Tây Bắc, khả năng phát tán chất
ô nhiễm như sau:
Hình 2.21. Mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi khi 5 nhà máy hoạt động
cùng lúc và vận hành hệ thống xử lý
14
Nhận xét: Kết quả cho thấy khi cả 05 nhà máy hoạt động cùng
lúc có vận hành hệ thống xử lý bụi và khí thải với hiệu suất xử lý
hiện tại thì vệt khói xuất hiện màu đỏ ở các hình mô phỏng phát tán ô
nhiễm bụi, phạm vi ô nhiễm có giảm nhiều so với khi cả 5 nhà máy
không vận hành hệ thống xử lý khí thải, tuy nhiên vẫn ảnh hưởng đến
môi trường không khí xung quanh tại khu vực nhà máy Thép, mức độ
ô nhiễm bụi cực đại có thể đạt tới 0,6mg/m3, tức gấp 2 lần tiêu chuẩn
cho phép (hình 2.17 và 2.21). Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng nằm
trong khoảng 200m từ ống khói nhà máy Thép về hướng Đông vào
mùa hè, hướng Tây Bắc vào mùa đông nên không ảnh hưởng đến
môi trường không khí xung quanh khu dân cư. Đối với mô phỏng
phát tán NO2, SO2, CO thì vệt khói chỉ có màu xanh đồng nghĩa với
việc với hiệu suất xử lý hiện tại của các nhà máy thì hệ thống xử lý
chỉ có thể xử lý được các loại khí phát sinh mà không xử lý được bụi
do đó môi trường không khí xung quanh vẫn bị ô nhiễm bụi khi các
nhà máy này hoạt động.
2.5.3. Kịch bản 3: Các nhà máy hoạt động nâng công suất
sản xuất trong tương lai và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý
Trong quá trình điều tra các nhà máy trên, do diện tích đất
không đảm bảo để mở rộng quy mô sản xuất nên nhà máy Giấy Sức
Trẻ, nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành và 02 nhà máy xi
măng không có nhu cầu nâng công suất. Riêng nhà máy Thép Đà
Nẵng, đang có nhu cầu mở rộng đầu tư thêm dây chuyền cán thép với
quy mô công suất 500.000 tấn thép/năm để có thể chủ động ở nguồn
đầu ra, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho thị trường. Do đó, trong kịch
bản này sẽ mô phỏng phát tán ô nhiễm khi nâng công suất nhà máy
thép lên 500.000 tấn/năm và vẫn giữ nguyên hệ thống xử lý.
Theo dự kiến, dây chuyền cán thép được chia làm 2 giai đoạn:
giai đoạn 1 sản xuất thép thanh trơn và vằn công suất 178.000
tấn/năm, giai đoạn 2 sản xuất thép thanh và thép dây cuộn công suất
15
322.000 tấn/năm.
Từ công nghệ sản xuất của xưởng cán thép giai đoạn 1, phôi
thành phẩm được đưa từ phân xưởng luyện qua nên lượng bụi và khí
thải của phân xưởng Cán giai đoạn 1 rất ít hầu như không có. Trong
phân xưởng cán giai đoạn 2 có nguồn phát sinh khí thải, bụi chủ yếu
do hoạt động từ lò sinh khí than.
Bảng2.12. Tải lượng ô nhiễm nhà máy Thép khi nâng công suất
Tải lượng ô nhiễm tại nguồn
Nguồn thải MBụi MSO2 MNO2 MCO
(g/h) (g/h) (g/h) (g/h)
OK 1 36720 8640 2300,4 108000
OK 2 15314,4 4892,4 1036,8 46089
OK lò khí sinh than 60372 80424 28044 226440
Nhận xét: Qua mô phỏng ta thấy, khi nhà máy tăng công suất
và hoạt động với hệ thống xử lý bụi và khí thải hiện tại thì vệt khói
xuất hiện màu đỏ ở các hình mô phỏng phát tán ô nhiễm bụi, NO2 và
SO2. Phạm vi ô nhiễm bụi có thể lan xa tới 1000m, mức độ ô nhiễm
cực đại có thể đạt tới 5,2 mg/m3, tức gấp 17,3 lần tiêu chuẩn cho
phép. Đối với NO2, mức độ ô nhiễm cực đại có thể đạt tới 6,97
mg/m3, tức gấp 34,85 lần tiêu chuẩn cho phép. Đối với SO2, mức độ
ô nhiễm cực đại có thể đạt tới 2,4 mg/m3, tức gấp 6,8 lần tiêu chuẩn
cho phép. Đối với mô phỏng phát tán CO thì vệt khói chỉ có màu
xanh đồng nghĩa với việc khi không vận hành hệ thống xử lý chỉ có
thể xử lý được CO mà không xử lý được bụi, NO2 và SO2 do đó môi
trường không khí xung quanh vẫn bị ô nhiễm bụi khi các nhà máy
này hoạt động.
16
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
3.1. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG
3.1.1. Vận hành hiệu quả hệ thống
3.1.2. Thay đổi giờ làm việc
3.1.3. Biện pháp cây xanh và khoảng cách ly
3.2. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI ỐNG KHÓI
3.2.1. Đánh giá chiều cao ống khói
+ Đối với nhà máy thép Đà Nẵng chiều cao ống khói của
HTXL bụi trực tiếp để không gây ô nhiễm bụi là 26m so với 24m
như hiện tại. Chiều cao ống khói của HTXL bụi gián tiếp để không
gây ô nhiễm là 30m so với hiện tại 25m, Như vậy chiều cao hiện tại
của cả 2 ống khói không đạt yêu cầu. Do đó, cần có biện pháp nâng
cao ống khói hoặc nâng cao hiệu suất của thiết bị xử lý để đạt QCVN
05:2013/BTNMT.
+ Đối với nhà máy điện hơi công nghiệp Tín Thành, chiều cao
ống khói để không gây ô nhiễm đối với lò 15 tấn khoảng 10m, hiện
tại chiều cao ống khói của hệ thống là 18m. Đối với lò 30 tấn, chiều
cao ống khói để không gây ô nhiễm là 12m, chiều cao thực của lò là
22m. Qua đó cho thấy cả 2 ống khói đều đạt nhưng khá cao so với
yêu cầu thiết kế.
+ Đối với nhà máy giấy Sức Trẻ, chiều cao ống khói để không
gây ô nhiễm khoảng 12m, chiều cao ống khói thực là 18m. Vậy chiều
cao ống khói của nhà chấp nhận được.
3.2.2. Đánh giá đường kính ống khói
- Nhà máy Thép
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói từ HTXL bụi trực tiếp là
46 m /s và tải lượng bụi là 68 g/s, đường kính ống khói D = 2600 mm
3
suy ra vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 8,6 m/s > 8 m/s => hợp lý. Điều
17
này chứng tỏ đường kính ống khói đạt yêu cầu.
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói từ HTXL bụi gián tiếp
là 111 m3/s và tải lượng bụi là 28,36 g/s, đường kính ống khói D =
3850 mm suy ra vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 9,5m/s > 8 m/s =>
hợp lý . Do vậy đường kính ống khói đạt yêu cầu.
- Nhà máy điện hơi công nghiệp Tín Thành
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói lò 15 tấn là 0,76 m3/s,
đường kính ống khói D = 0,75 m thì vận tốc khí trong ống khói 𝜔=
1,72 m/s < 8 m/s là không hợp lý, vì trong trường hợp này ống khói
quá to, không kinh tế. Bên cạnh đó, khó đảm bảo khả năng phát thải
do ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng. Do đó nhà máy có thể thay
đổi đường kính tại đỉnh ống khói xuống đến D = 0,34m để đảm bảo
vận tốc phụt theo yêu cầu.
+ Với lưu lượng khí thải của ống khói lò 30 tấn là 0,84 m3/s,
đường kính ống khói D = 1,3 m thì vận tốc khí trong ống khói 𝜔= 0,7
m/s < 8 m/s là không hợp lý. Do đó cần điều chỉnh đương kính miệng
ống khói xuống đến D = 0,4m.
- Nhà máy giấy Sức Trẻ có lưu lượng khí thải L=0,93 m3/s;
đường kính ống khói hiện tại D = 0,4 m suy ra vận tốc khí trong ống
khói 𝜔=7,44 m/s < 8 m/s là khá nhỏ so với yêu cầu nhưng chấp nhận
được.
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI
3.3.1. Đề xuất đối với hệ thống xử lý hiện tại
+ Đối với nhà máy Thép Đà Nẵng:
Mô phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói nhà máy
Thép Đà Nẵng khi nhà máy không lắp đặt hoặc vận hành hệ thống xử
lý gây ô nhiễm bụi, mức ô nhiễm bụi cao nhất trong môi trường
không khí xung quanh là Cmax = 4,17 mg/m3. Để không gây ô nhiễm
cần phải lắp đặt thêm thiết bị xử lý bụi với hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 4,17 − 0,3
𝑛= = = 0,92 = 92%
𝐶𝑚𝑎𝑥 4,17
18
Thực tế nhà máy có lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, nhưng mô
phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói gây ô nhiễm bụi, mức ô
nhiễm bụi cao nhất trong môi trường không khí xung quanh là Cmax =
0,6 mg/m3. Nên đề xuất cần phải lắp đặt thêm thiết bị xử lý bụi với
hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 0,6 − 0,3
𝑛= = = 0,5 = 50%
𝐶𝑚𝑎𝑥 0,6
Các thông số còn lại đều đảm bảo QCVN 05:2013/BTNMT
khi vận hành hệ thống xử lý khí thải.
+ Đối với nhà máy Điện hơi công nghiệp Tín Thành và nhà
máy Giấy Sức Trẻ: mô phỏng cho thấy khi nhà máy không lắp đặt
hoặc không vận hành hệ thống xử lý và khi có vận hành hệ thống xử
lý thì nhà máy vẫn không gây ô nhiễm (mô phỏng cho kết quả màu
xanh) với điều kiện lượng khí thải được thải qua ống khói như hiện
tại để giảm tải lượng ô nhiễm. Do đó nhà máy cần tăng cường công
tác bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống đảm bảo khép kín không
cho khí thải phát tán từ vị trí khác ngoái ống khói ra môi trường xung
quanh là đạt yêu cầu.
+ Đối với các nhà máy Xi măng Ngũ Hành Sơn
Mô phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói khi nhà máy
không lắp đặt hoặc vận hành hệ thống xử lý gây ô nhiễm bụi, mức ô
nhiễm bụi cao nhất trong môi trường không khí xung quanh là Cmax =
1,8 mg/m3. Để không gây cần phải lắp đặt thiết bị xử lý bụi tại khu
vực máy nghiền với hiệu suất:
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑄𝐶𝑉𝑁05 1,8 − 0,3
𝑛= = = 0,83 = 83%
𝐶𝑚𝑎𝑥 1,8
Thực tế nhà máy có lắp đặt thiết bị xử lý khí thải, qua mô
phỏng cho thấy khí thải sau khi qua ống khói, nồng độ bụi cao nhất
trong môi trường không khí xung quanh là Cmax = 0,18 mg/m3 <
CQCVN05 = 0,3 mg/m3. Do đó, nhà máy cần duy trì chế độ vận hành,