Khóa luận đánh giá điều kiện lao động tại công ty tnhh một thành viên takson huế

  • 103 trang
  • file .pdf
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ
PHAN THỊ THÙY LINH
Niên khóa: 2015-2019
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:
Phan Thị Thùy Linh TS. Hồ Thị Hương Lan
Lớp: K49D-QTKD
Niên khóa: 2015-2019
Huế , tháng 04 năm 2019
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ giảng viên Trường Đại
học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học
tập tại trường. Đặc biệt là TS. Hồ Thị Hương Lan, người đã hướng dẫn khóa luận tốt
nghiệp, cô đã đưa ra những đóng góp quý báu trong suốt quá trình làm bài để tôi
hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, phòng Kế toán, phòng
Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH MTV Takson Huế đã nhiệt tình giúp đỡ hướng
dẫn, cung cấp những tài liệu thực tế để tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả người thân, gia đình, bạn bè đã
nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, với sự cố gắng và nổ lực tôi đã hoàn thành bài khóa luận này nhưng
vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
phản hồi từ Hội đồng xét tốt nghiệp Khoa Quản Trị kinh Doanh – Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế để bài khóa luận tiếp tục hoàn thiện.
Một lần nữa, tôi xin ghi nhận tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thùy Linh
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
NLĐ: Người lao động
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
MTV: Một thành viên
ĐKLĐ: Điều kiện lao động
SXKD: Sản xuất kinh doanh
BHXH: Bảo hiểm xã hội
TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
THPT: Trung học phổ thông
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung...................................................................................2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể...................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................................3
4.1.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................3
4.1.2. Số liệu sơ cấp ..................................................................................................3
4.1.3. Mẫu điều tra ....................................................................................................3
4.1.4. Điều tra phỏng vấn bảng hỏi...........................................................................4
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu..............................................................................4
5. Kết cấu đề tài ...............................................................................................................5
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
TRONG DOANG NGHIỆP ............................................................................................6
1.1. Một số vấn đề liên quan đến điều kiện lao động trong doanh nghiệp......................6
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................................6
1.1.1.1. Điều kiện lao động.......................................................................................6
1.1.1.2. Môi trường lao động ....................................................................................6
1.1.1.3. Cải thiện điều kiện lao động ........................................................................7
1.1.1.4. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp.....................7
1.1.2. Các yếu tố của điều kiện lao động .....................................................................7
1.1.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về Vệ sinh – y tế ....................................................7
1.1.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về Thẩm mỹ học ..................................................12
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
1.1.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm lý - xã hội................................................13
1.1.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm - sinh lý lao động ....................................14
1.1.2.5. Nhóm các yếu tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động ................16
1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến điều kiện lao động ......................................17
1.1.4. Khung lý thuyết đánh giá điều kiện lao động ..................................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn về điều kiện lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam .................19
1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam ...............19
1.2.2. Kinh nghiệm cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam .21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
MTV TAKSON HUẾ....................................................................................................24
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Takson Huế..................................................24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................24
2.1.2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Takson Huế .........25
2.1.2.1. Chức năng ..................................................................................................25
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động ....................................................................................25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ...................................................26
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý ................................................................................26
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..............................................27
2.1.4. Nguồn lực của Công ty ....................................................................................28
2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018...............28
2.1.4.2. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 - 2018 .............................31
2.1.4.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018....34
2.2. Đánh giá điều kiện lao động của Công ty TNHH MTV Takson Huế ....................36
2.2.1. Điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi..........................................................36
2.2.2. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong công ty ............................................38
2.2.3. Đặc điểm của môi trường lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế 39
2.2.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh – y tế ...................................................39
2.2.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về thẩm mỹ học ...................................................43
2.2.3.3. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm - sinh lý lao động .....................................43
2.2.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm lý - xã hội .................................................45
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
2.2.3.5. Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện sống của người lao động .................45
2.2.4. Đánh giá điều kiện lao động của Công ty TNHH MTV Takson Huế từ quan
điểm người lao động ..................................................................................................46
2.2.4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát..............................................................................46
2.2.4.2. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Vệ sinh – y tế” ..............47
2.2.4.3. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Thẩm mỹ học” ..............49
2.2.4.4. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao động” ..51
2.2.4.5. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm lý xã hội” ..............53
2.2.4.6. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Điều kiện sống của người
lao động”.................................................................................................................55
2.3. Đánh giá chung về điều kiện lao động của Công Ty TNHH MTV Takson Huế ...57
2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................57
2.3.2. Những hạn chế về điều kiện lao động tại Công ty TNHH MTV Takson Huế 57
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY TNHH MTV TAKSON HUẾ ......................................................59
3.1. Giải pháp cho điều kiện “Vệ sinh y tế” ..................................................................59
3.2. Giải pháp cho điều kiện “Thẩm mỹ học” ...............................................................59
3.3. Giải pháp cho điều kiện “Tâm sinh lý lao động” ...................................................59
3.4. Giải pháp cho điều kiện “Tâm lý xã hội” ...............................................................60
3.5. Giải pháp cho “Điều kiện sống của người lao động” .............................................60
3.6. Các giải pháp khác..................................................................................................60
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................62
1. Kết luận......................................................................................................................62
2. Kiến nghị ...................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................65
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................68
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................71
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 ..................29
Bảng 2.2. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2016 - 2018 ................................32
Bảng 2.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 .......35
Bảng 2.4. Một số thiết bị bảo hộ lao động nhập 2018...................................................39
Bảng 2.5. Kết quả đo đạc tiếng ồn và gia tốc rung........................................................42
Bảng 2.6. Đặc điểm mẫu khảo sát tại Công ty TNHH MTV Takson Huế....................46
Bảng 2.7. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Vệ sinh – y tế”..................47
Bảng 2.8. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Vệ sinh – y tế” ........48
Bảng 2.9. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Thẩm mỹ học”..................49
Bảng 2.10. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Thẩm mỹ học” ......50
Bảng 2.11. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao động”....51
Bảng 2.12. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao
động” .............................................................................................................................52
Bảng 2.13. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm lý xã hội” ...............53
Bảng 2.14. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Tâm lý xã hội” ......54
Bảng 2.15. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Điều kiện sống của NLĐ”
.......................................................................................................................................55
Bảng 2.16. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Điều kiện sống của
NLĐ” .............................................................................................................................56
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS
Đỗ Minh Cương.............................................................................................................18
Sơ đồ 1.2. Mô hình lý thuyết .........................................................................................19
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty TNHH MTV Takson Huế........................26
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp (DN) khi bắt đầu vào
hoạt động để tồn tại và giữ vững vị thế thì phải đặt ra mục tiêu đó là tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất hợp lý. Tuy nhiên trên thực
tế, theo Tổ chức lao động Quốc Tế (ILO) ước tính mỗi năm số người chết do tai nạn
và bệnh liên quan đến nghề nghiệp toàn cầu là 2,34 triệu người, trong đó, số người
chết do bệnh nghề nghiệp khoảng 2,02 triệu người, thiệt hại kinh tế khoảng 2.800 tỉ
USD. Tại Việt Nam, trong năm 2018 đã xảy 8.229 vụ tai nạn lao động làm chết
1.039 người. Phần lớn nguyên nhân là do điều kiện lao động chưa được đảm bảo,
trong quá trình sản xuất, các chủ DN luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng,
lúc nào cũng tìm cách đưa giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai
thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng lao động cho thuê với giá rẻ của
các chủ DN không hề tính đến các nguy hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng
thẳng đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất lao động của người lao động.
Đối với các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH MTV Takson Huế nói
riêng, điều kiện lao động đóng vai trò rất quan trọng. Điều kiện lao động tốt hay không
tốt một phần thể hiện lên thái độ trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác chăm lo
đời sống và đảm bảo an toàn cho lao động. Một DN muốn thành công ngoài đảm bảo
có nguồn vốn mạnh, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc, sản phẩm và dịch
vụ phù hợp nhu cầu thị trường… thì DN còn cần thiết phải có nguồn nhân lực chất
lượng, trình độ, tận tình và nhiệt huyết đồng hành cùng với DN. Chính vì thế, điều
kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực, đồng thời ảnh hưởng đến lợi
nhuận và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá
điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế” làm khóa luận tốt
nghiệp.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 1
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mụ c tiêu nghiên cứ u chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện lao động của Công ty
TNHH MTV Takson Huế, từ đó đề ra giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong thời
gian tới.
2.2. Mụ c tiêu nghiên cứ u cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh
nghiệp.
- Đánh giá điều kiện lao động thực tế tại Công ty TNHH MTV Takson Huế giai
đoạn 2016 – 2018.
- Phân tích các nhóm yếu tố điều kiện ảnh hướng đến chất lượng và kết quả lao
động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế.
- Đề xuất các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH
MTV Takson Huế đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào điều kiện lao động của Công ty
TNHH MTV Takson Huế.
- Đối tượng điều tra là lao động đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Takson
Huế
3.2. Phạ m vi nghiên cứ u
- Phạm vi nội dung: các yếu tố cấu thành điều kiện lao động, đánh giá của người
lao động (NLĐ) về điều kiện lao động trong công ty và giải pháp cải thiện điều kiện
lao động của công ty.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV
Takson Huế.
- Phạm vi thời gian:
 Số liệu thứ cấp được thu thập và phân tích cho giai đoạn 2016 – 2018.
 Các số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1– 03/2019.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 2
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phư ơ ng pháp thu thậ p dữ liệ u
4.1.1. Số liệu thứ cấp
- Thông tin chung về Công ty TNHH MTV Takson Huế: Lịch sử hình thành và
phát triển, cở sở vật chất, tổng quan nguồn lao động, tình hình kết quả kinh doanh…
được lấy từ phòng kế toán của công ty.
- Thông tin về nhóm các nhân tố của điều kiện lao động, đánh giá của người lao
động… được tham khảo từ sách báo, internet, tạp chí các chuyên ngành đăng tải liên
quan, thư viện trường Đại Học Kinh Tế.
4.1.2. Số liệu sơ cấp
- Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra phỏng vấn người lao động trực tiếp
đang làm việc tại công ty.
4.1.3. Mẫu điều tra
- Kích thước mẫu:
Theo Hair và các cộng sự, đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích nhân tố, kích thước mẫu thường được xác định dựa trên số biến quan sát cần phân
tích. Thông thường, kích thước mẫu thường gấp 5 lần số biến quan sát trong thang đo
và tốt nhất là gấp 10 lần số biến quan sát (Hair, Anderson, & Grablowsky, 1979). Theo
Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan
sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996) cho
rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tố là cần ít nhất 300 quan
sát. Tabachnich và Fidell cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương
pháp phân tích nhân tố: số quan sát 50 là rất tệ, 100 là tệ, 200 là kích thước bình quân,
300 là tốt, 500 là rất tốt và hoàn hảo nếu như mẫu bao gồm 1.000 quan sát
(Tabachnich & Fidell, 1996).
Theo “ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng - Chu
Nguyễn Mộng Ngọc: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5
lần số biến quan sát trong bảng hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ
mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:
N ≥ 31 x 5 ≥155
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 3
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
Với số lượng 31 biến quan sát trong bảng hỏi và phải đảm bảo tính phân phối
chuẩn, dựa vào thời gian và nguồn lực tôi sẽ chọn điều tra 155 mẫu điều tra, tiến hành
phỏng vấn thông qua bảng hỏi đã được xây dựng sẵn để đo lường các yếu tố tác động
đến sự hài lòng của nhân viên về điều kiện lao động trong Công Ty TNHH MTV
Takson Huế. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại bảng
hỏi, tôi tiến hành điều tra với số lượng bảng hỏi phát ra là 180 mẫu, thu về 170 bảng
hỏi hợp lệ, 10 bảng không hợp lệ và người lao động không chịu hợp tác. Trong nghiên
cứu mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao, tôi quyết định lấy 170 mẫu để tiến hành
nghiên cứu.
- Phương pháp chọn mẫu:
Hiện công ty đang có hơn 1000 lao động (trong đó lao động nữ chiếm hơn
70%). Tuy nhiên do số lượng lao động khá lớn tôi chọn ra 180 người ở các bộ phận
làm việc khác nhau của công ty để dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu điều tra, từ đó tôi
quyết định chọn nghiên cứu lựa chọn phương pháp thuận tiện.
4.1.4. Điều tra phỏng vấn bảng hỏi
Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiến
người lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế.
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu sử dụng trong khóa luận bao gồm:
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu
được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số CronbachÓs Alpha. Theo Hoàng Trọng và
Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số CronbachÓs alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử
dụng được, đặc biệt là đối với những thang đo đo lường các khái niệm mới.
- Phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
- Kiểm định giả thuyết thống kê nhằm đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa thống kê
của các kết quả nghiên cứu định lượng.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 4
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
5. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần
đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV
Takson Huế
Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH
MTV Takson Huế.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 5
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO
ĐỘNG TRONG DOANG NGHIỆP
1.1. Một số vấn đề liên quan đến điều kiện lao động trong doanh nghiệp
1.1.1. Mộ t số khái niệ m
1.1.1.1. Điều kiện lao động
Theo Bộ y tế viện sức khỏe nghề ngiệp và môi trường: “Điều kiện lao động là
tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và
văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thể hiện qua quá trình
công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự
tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong
quá trình lao động sản xuất. Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽ tạo nên môi
trường lao động rất khác nhau, do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động
cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được
tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các
tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những
tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế
được rất nhiều”
Theo PGS – TS Đỗ Minh Cương – “Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp
ở Việt Nam” NXBCTQG – 1996, trang 8: “ĐKLĐ tại nơi làm việc là tập hợp các yếu
tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ)
có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ
lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại
cũng như về lâu dài”.
1.1.1.2. Môi trường lao động
Môi trường lao động là tổng thể các yếu tố bao quanh một sinh thể hay quần thể
sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên (đất đai, khí
hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản
xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hóa… ) hay theo quy định nghĩa vụ của
Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các yếu tố tự nhiên và các yếu tố
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 6
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến sản xuất sự tồn tại và phát triển của con người tự nhiên”.
1.1.1.3. Cải thiện điều kiện lao động
Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tố của điều kiện lao
động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất để chúng không gây ảnh hưởng xấu đến người
lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại, chúng còn có tác động thúc đẩy củng
cố sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc của người lao động.
Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao
động khoa học. Nếu điều kiện lao động tốt và thuận lợi thì sự hứng thú của lao động
đối với công việc sẽ cao. Đồng thời cải thiện ĐKLĐ là một nhân tố quan trọng để nâng
cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
1.1.1.4. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Trên thực tế, ĐKLĐ có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Nếu được làm
việc trong điều kiện lao động tốt, thuận lợi, sức khỏe của người lao động được đảm
bảo, họ sẽ hăng hái tham gia lao động sản xuất, làm cho năng suất lao động cao.
Ngược lại, ĐKLĐ không tốt, không thuận lợi làm cho sức khỏe của công nhân bị giảm
sút, quá trình thực hiện công việc trì trệ, năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất chung của doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức rõ vấn đề này để
cải thiện tốt ĐKLĐ. Vốn dĩ không ít chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước
mắt mà không quan tâm đến ĐKLĐ khiến cho chúng trở thành những yếu tố nguy hại
đến sức khỏe của người lao động.
Từ những lý do trên cho thấy vấn đề cải thiện ĐKLĐ trong các doanh nghiệp là
vô cùng cần thiết và cấp bách, đòi hỏi không chỉ người sử dụng lao động, người lao
động mà các cấp, các ngành phải quan tâm.
1.1.2. Các yế u tố củ a điề u kiệ n lao độ ng
1.1.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về Vệ sinh – y tế
 Vi khí hậu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp
gồm các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động của không khí.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 7
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và
điều kiện khí hậu của từng địa phương.
+ Nhiệ t độ :
Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo
trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau, theo
thời gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độ thể hiện sự hấp thụ
nhiệt của không khí và các vật thể xung quanh con người.
 Trong sản xuất có các nguồn sinh nhiệt chủ yếu sau:
• Nhiệt độ do cơ năng máy móc hoạt động sinh ra.
• Các lò đun, nồi hơi.
• Hơi nóng từ các ống dẫn vật đựng, khe hở lò cao.
• Ánh sáng mặt trời, hệ thống chiếu sáng nhân tạo.
• Cơ thể công nhân tỏa ra khi làm việc.
+ Độ ẩ m:
 Độ ẩm là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân.
 Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước (tính bằng gram) chứa trong một không
khí.
 Độ ẩm cực đại là lượng hơi nước bão hoà (tính bằng gram) chứa trong
một không khí ở một nhiệt độ nhất định.
 Độ ẩm tương đối là thương số của độ ẩm tuyệt đối của không khí và độ ẩm
cực đại ứng với cùng một nhiệt độ nhất định. Độ ẩm tương đối thích hợp với con
người là : 75-85 %
 Tác động của độ ẩm tới sức khoẻ con người:
 Khi độ ẩm quá cao: Làm giảm lượng ôxy hít thở vào phổi (do hàm lượng hơi
nước trong không khí tăng lên), cơ thể thiếu ôxy sinh uể oải, phản xạ chậm, dễ gây tai
nạn.
 Khi độ ẩm cao: Làm tăng lắng đọng hơi nước, nền cement trơn trượt, dễ ngã.
Làm tăng khả năng chạm mass mạch điện, dễ gây chạm chập, tai nạn điện.
 Khi độ ẩm thấp: Không khí hanh khô, da khô nẻ, chân tay nứt nẻ giảm độ linh
hoạt, dễ gây tai nạn.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 8
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
+ Bứ c xạ nhiệ t
 Là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới dạng sóng điện từ bao
gồm: tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại, bức xạ nhiệt của các vật thể đen
được nung nóng gây ra.
 Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 1cal/cm2.phút + Ở các xưởng rèn, đúc cường độ
bức xạ có thể lên tới 5-10 cal/cm2.phút
 Tiếng ồn và rung chuyển
Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe,
ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn vật lý là những dao động sóng
âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền
trong môi trường đàn hồi. Đơn vị đo tiếng ồn là dB.
 Tác hại của tiếng ồn:
 Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến
hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác.
 Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại
của tiếng ồn.
 Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh
hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
 Hệ thần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh
hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
 Hệ tim mạch: tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình
thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
 Dạ dày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối
loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
 Tiếng ồn có ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Rung chuyển là những dao động của những vật dụng, máy móc, thiết bị nào đó…
Rung chuyển xảy ra rất phổ biến trong sản xuất. Ngày nay máy móc được sử dụng
nhiều nên số người tiếp xúc với rung cũng ngày một tăng. Các máy móc gây rung với
các tần số khác nhau, biên độ khác nhau, gia tốc khác nhau sẽ gây hại cho cơ thể một
cách toàn thân hay cục bộ.
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 9
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
Chiếu sáng không hợp lý
- Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý
 Độ chiếu sáng không đầy đủ:
+ Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều
tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng
làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút
kém.
+ Công nhân trẻ tuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học nghề nếu làm việc trong
điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị.
+ Nếu ánh sáng quá nhiều, sự phận biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các
động tác và do đó sẽ xảy ra tai nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao động
và chất lượng sản phẩm.
 Độ chiếu sáng quá chói:
+ Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn
đến tình trạng loá mắt làm cho nhức mắt, do đó làm giảm thị lực của công nhân.
+ Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc công nhân phải mất thời gian để cho mắt
thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lại
làm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động, tăng phế phẩm và xảy ra
tai nạn lao động.
Bụi trong sản xuất
 Khái niệm bụi trong sản xuất
-Nhiều quá trình sản xuất trong thi công và công nghiệp vật liệu xây dựng phát
sinh rất nhiều bụi. Bụi là những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lững trong không khí
trong 1 thời gian nhất định.
-Khắp nơi đều có bụi nhưng trên công trường, trong xí nghiệp, nhà máy có bụi
nhiều hơn. Về mặt kinh tế, bụi làm hỏng sản phẩm. Nhưng chủ yếu bụi gây tác hại lớn
đối với sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất của người lao động.
 Phân loại bụi
+ Căn cứ vào nguồn gốc của bụi có các loại sau:
 Bụi hữu cơ gồm có:
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 10
Khóa luậ n tố t nghiệ p GVHD: TS. Hồ Thị Hư ơ ng Lan
- Bụi động vật sinh ra từ 1 động vật nào đó: bụi lông, bụi xương...
- Bụi thực vật sinh ra từ 1 sinh vật nào đó: bụi bông, bụi gỗ...
 Bụi vô cơ gồm có:
- Bụi vô cơ kim loại như bụi đồng, bụi sắt...
- Bụi vô cơ khoáng vật: đất đá, ximăng, thạch anh,...
- Bụi hỗn hợp: do các thành phần vật chất trên hợp thành.
+ Theo mức độ nhỏ của bụi:
 Nhóm nhìn thấy được với kích thước lớn hơn 10mk.
 Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi vi kích thước từ 0.25-10mk.
 Nhóm kích thước nhỏ hơn chỉ nhìn qua kính hiển vi điện tử.
Độc hại trong sản xuất
Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc
hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như:
+ Hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự
nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau, chỉ cần một liều lượng
nhỏ xâm nhập vào cơ thể cũng gây tác hại đến sức khỏe, nguy hiểm là gây nhiễm độc
cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính, có chất gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, gây
ung thư….Thường phổ biến thì các thể dạng của hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở
dạng thể lỏng và khí với kích thước mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được.
+ Theo Volcova Z.A (1977), nguyên nhân của các nhiễm độc trong sản xuất
thường gặp là: 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động, 22% do các biện pháp
kỹ thuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do thiếu hoặc hiệu lực
kém của hệ thống thông gió thải độc, 12% do bảo hộ lao động kém, 11% là các nguyên
nhân khác.
Điều kiện vệ sinh và sinh hoạt
Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ vị trí thuận tiện bảo đảm vệ sinh. Trung bình
tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh. Có hệ thống chiếu sáng và thông gió, hệ
thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Xây dựng sao cho
hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản
và bày bán thực phẩm. Cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực
SVTH: Phan Thị Thùy Linh – K49DQTKD 11