Khảo sát tiêu đề trên báo tuổi trẻ cười

  • 70 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
NGUYỄN VĂN NĂNG
MSSV 6086262
KHẢO SÁT TIÊU ĐỀ TRÊN BÁO
TUỔI TRẺ CƯỜI
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS.GVC. NGUYỄN THỊ THU THỦY
Cần Thơ, 2012
1
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích - yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
I. TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
4. Khái niệm
5. Vai trò
6. Phân loại
II. CẤU TRÚC TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Cấu trúc ngữ pháp
1.1. Cấu trúc chủ - vị
1.2. Cấu trúc đề - ứng
1.3. Câu gọi tên
2. Cấu trúc ngữ nghĩa
2.1. Cấu trúc hướng nội của tiêu đề văn bản
2.1.1. Ý nghĩa hiển hiện
2.1.2. Ý nghĩa hàm ẩn
2.2. Cấu trúc hướng ngoại của tiêu đề văn bản
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
4. Phương tiện tu từ
5. Biện pháp tu từ
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT TIÊU ĐỀ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ CƯỜI
1. Sơ lược về báo Tuổi Trẻ Cười
2. Khảo sát cấu trúc ngữ pháp của các tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ Cười
2.1. Cấu trúc chủ - vị
2.2. Cấu trúc đề - ứng
2.3. Câu gọi tên
2.3.1. Tiêu đề là cụm danh từ
2
2.3.2. Tiêu đề là cụm động từ
2.3.3. Tiêu đề là cụm tính từ
3. Khảo sát cấu trúc ý nghĩa của các tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ Cười
4. Một số phương tiện, biện pháp tu từ trên tiêu đề của báo Tuổi Trẻ Cười
4.1. Phương tiện, biện pháp tu từ từ vựng
4.1.1. Vận dụng từ Hán – Việt
4.1.2. Vận dụng Thành ngữ
4.2. Phương tiện, biện pháp tu từ ngữ nghĩa
4.2.1. Ẩn dụ
4.2.2. Ngoa dụ (phóng đại, khoa trương)
4.2.3. Phản ngữ (tương phản)
4.2.4. Nhân hóa
4.2.5. Nghịch dụ
4.2.6. Phép lặng
4.3. Phương tiện, biện pháp tu từ cú pháp
4.3.1. Đảo cấu trúc
4.3.2. Điệp ngữ
C. PHẦN KẾT LUẬN
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục
3
A . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiêu đề (TĐ) luôn giữ một vai trò quan trọng trong một văn bản VB. Nó là yếu tố
đầu tiên kích thích sự tò mò, là cánh cửa để người đọc mở vào VB, và quyết định tính thu
hút, hấp dẫn của VB. Có khá nhiều cách đặt tiêu đề văn bản (TĐVB) báo chí. Tuy nhiên,
lựa chọn cách này hay cách khác lại lệ thuộc vào tình huống, hoàn cảnh giao tiếp cụ thể
và dụng ý của người viết. Song, dù thế nào thì mỗi TĐ cần phải nêu được thần thái của
bài viết vừa gợi trí tò mò của độc giả. Đối với một VB báo chí, vai trò của TĐ lại càng
đặc biệt quan trọng. Vì thế, vấn đề nghiên cứu về TĐVB báo chí đã được quan tâm nhiều
và khảo sát với nhiều góc độ khác nhau.
Trong báo chí, một bài báo được quan tâm không chỉ bởi chất lượng nội dung bài
viết mà còn nhờ một tiêu đề gây ấn tượng. Để làm được điều đó, các nhà báo thường sử
dụng các biện pháp nghệ thuật để tạo được những hiệu ứng tích cực. Từ đó, có thể nói
đặt TĐ là một nghệ thuật. Vì vậy, TĐ bài báo phải được đặt đặc biệt cẩn thận và trau
chuốt để lôi cuốn người đọc. Ngược lại, tiêu đề kém hấp dẫn sẽ làm cho bài báo không
được chú ý.
Là tờ báo mang tính trào phúng và châm biếm. “Tuổi Trẻ Cười” đã phát huy hết
sức mạnh của mình bằng việc thông qua các tiêu đề. Tuổi Trẻ Cười cũng là một trong các
ấn phẩm của báo Tuổi Trẻ - một tờ báo uy tín và có tính khách quan cao, nội dung các bài
viết luôn có yếu tố hài. Chính vì những điều trên, cùng với sở thích của cá nhân nên tác
giả lấy báo Tuổi Trẻ Cười cụ thể là TĐ làm đối tượng nghiên cứu.
Xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau, luận văn lấy tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ
Cười làm đối tượng khảo sát với mong muốn tìm hiểu một cách cụ thể về tiêu đề thông
qua cấu trúc, ý nghĩa cũng như biện pháp nghệ thuật của chúng, từ đó rút ra được cái hay,
cái đặc sắc trong từng tiêu đề trên báo.
2. Lịch sử vấn đề
Khi báo chí ngày càng chứng tỏ được vị trí trong đời sống xã hội thì ngày càng
có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận ngôn ngữ báo chí từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt
4
là nghiên cứu về TĐ. TĐ bài báo hay, hấp dẫn sẽ gây ấn tượng và lôi cuốn người đọc.
Vì thế, đặt TĐ có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định số phận bài báo, cho nên công việc
này thường do những biên tập viên giỏi có kinh nghiệm trong nghề đảm nhiệm. Nói cách
khác, TĐ có thể nâng tầm hay hạ thấp giá trị bài báo. Và TĐ hay dở cũng liên quan đến
việc độc giả có quyết định đọc hay không đọc bài báo. Xuất phát từ những vấn đề trên, ở
Việt Nam có một số nhà nghiên cứu TĐVB đưa ra ý kiến về lĩnh vực này.
Đầu tiên, đối với vấn đề ngôn ngữ trong báo chí có một số nhà nghiên cứu đưa ra
nhận định riêng của mình như:
Dưới góc độ của một nhà văn, Hà Minh Đức 2000 trong Cơ sở lý luận báo chí -
Đặc tính chung và phong cách đã có sự so sánh ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ văn học.
Theo tác giả, ngôn ngữ báo chí chủ yếu là ngôn ngữ chính luận, đảm nhiệm chức năng
thông tin. Những vấn đề tác giả đưa ra là những gợi mở vô cùng bổ ích cho việc nghiên
cứu ngôn ngữ báo chí.
Nguyễn Tri Niên 2003, với quyển Ngôn ngữ báo chí cũng xem xét vấn đề TĐ dưới
quan điểm của báo chí. Tuy nhiên, tác giả này lại có sự phân biệt rạch ròi giữa ngôn ngữ
báo chí và ngôn ngữ. Xuất phát từ bản chất của thông tin báo chí, tác giả đã chỉ ra được ba
đặc điểm của ngôn ngữ báo chí nhưng chưa xuất phát từ bản chất nội tại của ngôn ngữ.
Hoàng Anh 2003, trong quyển Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí đã
khảo sát các đặc điểm của ngôn ngữ báo chí xuất phát từ góc độ chức năng và nhận định
nét đặc trưng bao trùm của ngôn ngữ báo chí là tính sự kiện. Tuy nhiên, cũng như phần
lớn các nhà nghiên cứu dưới quan điểm của báo chí học, tác giả chưa làm nổi bật được
đặc trưng của ngôn ngữ của báo chí.
Nguyễn Đức Dân với tác phẩm Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản, là một
công trình nghiên cứu rất hữu ích. Nó đã đề cập và hệ thống hóa đến vấn đề cơ bản nhất
của ngôn ngữ báo chí như đặc điểm ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ của các loại
báo viết, báo nói, báo hình nói riêng, cấu trúc của một bài tin cụ thể qua khuôn tin, tiêu
đề, đề dẫn… Trong đó tác giả đã dành hơn 40 trang viết để chỉ ra những vấn đề thuộc tiêu
đề như vai trò, nội dung, những tiêu đề đạt và những tiêu đề không đạt. Đặc biệt tác giả đã
khẳng định sự phân bố nội dung ở ba bộ phận (nhập đề, tiêu đề, phụ đề), cùng với thông
tin 5W + 1H (Who, When, Where, Why, What, How) thì tiêu đề sẽ thể hiện nội dung một
5
cách trọn vẹn nhất. Đồng thời, tác giả đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm và khả năng hoạt động
của tiếng Việt trong lĩnh vực báo chí, giúp cho những người làm báo phát triển kỹ năng sử
dụng tiếng Việt một cách hiệu quả nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Trong một bài nghiên cứu gần đây Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động
báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh (Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 12, 2008) tác giả
Trịnh Sâm đã nêu lên đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố
Hồ Chí Minh. Trong bài nghiên cứu này là tác giả khái quát một số mô hình VB báo chí
dựa vào mô hình kim tự tháp, giúp nhận diện thông tin hạt nhân và thông tin vệ tinh được
phân bố trong VB báo chí.
Tiếp theo, rải rác trên các tạp chí chuyên ngành và các báo cáo về khoa học cũng
có các bài nghiên cứu về TĐ báo chí, nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu một vài khía
cạnh nào đó chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. Có thể kể đến bài viết sau:
Nguyễn Thị Mai (1998) trong báo cáo khoa học sinh viên Về đặc trưng ngôn ngữ
của tít báo và những thủ pháp đặt tít thông thường đã cho thấy được tầm quan trọng của
ngôn ngữ tít báo.
Lê Đình (2009) trong một bài viết góp ý về cách đặt TĐ một số bài báo đã nhấn
mạnh mối quan hệ giữa TĐ với nội dung bài báo. Tác giả phê phán sự lẫn lộn giữa các
kiểu định danh xuất hiện khá nhiều trong các TĐ báo, từ đó góp ý về cách đặt TĐ phản
ánh đúng hiện thực khách quan trong phần nội dung bài báo, tránh làm cho độc giả nhận
thức lệch lạc.
Trần Thanh Nguyên có bài “Về kiểu tiêu đề mô phỏng trên các văn bản báo chí”
(Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10, 2003) đã nêu vấn đề này một cách chi tiết và sâu
rộng hơn, giúp làm phong phú thêm diện mạo của TĐVB báo chí.
Song song đó, cũng có một số nhà nghiên cứu đi sâu vào khảo sát cũng như tìm
hiểu đặc điểm cụ thể của TĐ ở nhiều góc nhìn khác nhau. Có thể kể đến như:
Bùi Khắc Việt (1978) trong bài “Phong cách ngôn ngữ trong trên các bài báo của
chủ tịch Hồ Chí Minh” đã khảo sát TĐVB trên các mặt sau; giá trị thông tin, giá trị biểu
cảm, nguồn gốc của các TĐ và tiếng cười của Bác. Chủ yếu thông qua một số TĐVB tiểu
phẩm của Hồ Chí Minh với nhiều bút danh khác nhau, tác giả đã chỉ ra một số đặc điểm
ngôn ngữ về mặt phong cách cá nhân.
6
Hồ Lê (1982) qua bài viết “Nhờ đâu những tiêu đề bài viết có sức hấp dẫn” đã
phân tích nguyên nhân hấp dẫn trên cứ liệu TĐVB các bài báo của Hồ Chí Minh. Tác giả
đã phân tích những nguyên nhân đẫn đến tính hấp dẫn của TĐ thông qua việc phân tích 6
kiểu cấu tạo nội dung và 2 kiểu cấu tạo hình thức.
Nguyễn Thị Tuyết Ngân (1992) lại chú ý đến mặt sử dụng TĐVB ở việc ngắt dòng
không đúng chỗ trong việc trình bày mĩ thuật của TĐ trên trang báo “Cách ngắt dòng
trong việc trình bày đầu đề ở các văn bản” (Ngôn ngữ và đời sống, 1982). Tác giả cũng
nêu lên ba trường hợp phân đoạn cú pháp sai, dẫn đến sự hiểu lầm có thể có trong nhận
thức TĐVB
Trịnh Sâm trong công trình “Tiêu đề văn bản tiếng Việt” (Nxb Giáo dục, 2000) đã
đáp ứng một cách đầy đủ và toàn diện về lĩnh vực TĐVB, trong đó tác giả đã khảo sát khá
chi tiết TĐ của nhiều thể loại thuộc phong cách báo chí. Trong đó, tác giả chỉ ra khá cụ
thể về cấu trúc cũng như chức năng của TĐVB, trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số
nguyên tắc chung về mặt ngôn ngữ để TĐ đạt tới yêu cầu đúng và hay cũng như nêu ra
một số nguyên tắc riêng đối với từng thể loại văn bản cụ thể, của từng phong cách ngôn
ngữ cụ thể.
Trong quyển Ngôn ngữ báo chí Vũ Quang Hào (2004), tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu tiêu đề (đầu đề, tiêu đề, nhan đề,…) nhưng tác giả đề nghị và chấp nhận dùng
thuật ngữ “tít”. Tác giả cho rằng đây là một thuật ngữ báo chí, lại vừa một từ nghề
nghiệp, được dùng phổ biến và có tính quốc tế. Ngoài ra, thuật ngữ này có khả năng phái
sinh cao, tiện lợi cho việc gọi tên các khái niệm phái sinh, và tiện lợi cho việc gọi tên các
thao tác xử lý “tít”.
Nghiên cứu TĐVB có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau, và mỗi phương diện
chứa đựng một phát hiện mới về ngôn ngữ trong lĩnh vực báo chí. Để có thể nghiên cứu
thành công về đề tài Khảo sát tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ Cười, người viết sẽ tiếp nhận một
cách có chọn lọc những công trình và các bài nghiên cứu để làm cơ sở lý luận nền tảng
cho luận văn.
3. Mục đích – yêu cầu
Thông qua các việc khảo sát, phân tích, thống kê các mặt cấu trúc ngữ pháp, cấu
trúc ý nghĩa và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để đặt tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ
7
Cười, luận văn sẽ rút ra những nhận xét chung về TĐ trên thể loại báo nói chung và Tuổi
Trẻ Cười nói riêng. Qua đó, bài viết tìm những cái hay, cái đặc sắc trên từ những đặc
trưng, đặc điểm nổi bật của TĐ và nghệ thuật đặt TĐ trên báo Tuổi Trẻ Cười – tờ báo trào
phúng mang tính chất châm biếm.
Bản thân người viết nhận thấy đây là một đề tài rất thú vị và hữu ích. Đề tài có ý
nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, luận văn góp phần nhận diện
và làm rõ thêm những đặc điểm của TĐVB không những về mặt ngôn ngữ mà còn về mặt
các thủ pháp nghệ thuật đặt TĐVB. Về mặt thực tiễn, nó còn là điều kiện để người viết đi
sâu và hiểu rõ hơn về cách đặt tiêu đề hay và có sức thu hút; đồng thời, tích lũy những tri
thức, rèn luyện kĩ năng nghiêp vụ báo chí sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu
TĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tiếp nhận bài báo. TĐ bài báo quyết định
tính thu hút hay gây ấn tượng ban đầu cho người đọc. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu,
khảo sát về các đặc điểm của TĐ là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Do điều kiện thời gian cho phép, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm
tiêu đề văn bản trên báo. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có, dựa trên những
khảo sát TĐ ở báo Tuổi Trẻ Cười, luận văn đi vào khảo sát cấu trúc, ý nghĩa và các biện
pháp nghệ thuật trên báo Tuổi Trẻ Cười từ số báo 302 (15/02/2005) đến 435 (01-09-2011)
không liên tục từ đó khái quát một số đặc điểm về hình thức, nội dung, ngữ dụng và chức
năng giao tiếp của TĐVB. Trong phạm vi có thể, luận văn nghiên cứu đặc điểm khái quát
của báo chí, về TĐVB báo chí, trong đó đi sâu vào đặc điểm nghệ thuật trên TĐ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiên đề tài, người viết đã vận dụng một cách linh hoạt nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau.
Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê số lượng TĐ trên báo Tuổi Trẻ Cười,
phân loại ngữ liệu theo chủ điểm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn đi vào nghiên cứu
từng loại tiêu đề cụ thể dựa vào cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa.
Phương pháp hệ thống: Từ những đặc điểm riêng lẽ của từng tiêu đề, người viết hệ
thống hóa, khái quát hóa thành những đặc điểm chung của tiêu đề trên báo Tuổi Trẻ Cười.
Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập và sưu tầm các TĐ trên báo Tuổi Trẻ
8
Cười, người viết lựa chọn một số TĐ tiêu biểu, dùng phương pháp phân tích để thấy
nét riêng nét đặc sắc của TĐ trên báo Tuổi Trẻ Cười, chỉ ra vấn đề trọng tâm mà tiêu đề
hướng đến cho người tiếp nhận.
9
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
3. TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Khái niệm tiêu đề văn bản
Tiêu đề văn bản thực tế đã được chú ý đến trong những nền văn minh cổ đại như:
cổ Hi Lạp, cổ Trung Hoa, cổ La Mã…như: Tiêu đề là cái đẻ ra văn (Kim Thánh Thán),
“tiêu đề là miếng mồi ngon để quyến rủ độc giả”… (Hồ Hữu Tường), “toàn bộ thực
chất… nằm ngay trong tiêu đề của cuốn sách” (Chekhov),… Nhưng nhìn chung ý kiến
của họ đưa ra thường là những nhận định mang tính tổng quát.
Trong bài Nhan đề, tựa đề, tiêu đề của Đào Ngọc Đệ (báo Lao Động Cuối tuần số
32, ngày 19/08/2007) được đăng lại trên website Tủ sách Khoa hoc, tác giả giải thích ba
khái niệm tiêu đề như sau:“tiêu đề là cái nhan đề nhỏ, là tên của một chương mục trong
chỉnh thể tác phẩm, hoặc tên một phần của văn bản. Những văn bản dài, các tiểu thuyết
hoặc phóng sự, .v.v... thường có các tiêu đề, để tách các phần, các chương, hoặc các ý
lớn, làm cho bố cục của tác phẩm trở nên rành mạch và người đọc dễ tiếp nhận. Dưới
mỗi tiêu đề là một vài đoạn văn, tạo thành một bộ phận của tác phẩm, có ý nghĩa tương
đối độc lập.”[24]
Trịnh Sâm trong “Tiêu đề văn bản tiếng Việt” cho rằng, theo cách hiểu thông
thường thì “tiêu đề là những dòng chữ ở bìa cuốn sách, trên các biển hiệu buôn bán, trên
các tấm pano quảng cáo, là tên các tổ chức xã hội, cơ quan, xí nghệp, trường học, tên
các nhãn hiệu hàng hóa, là tựa đề của những bức tranh, ảnh, vở múa, bức tượng, bản
nhạc, vở kịch, cuốn phim, tít của bài báo, bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, đầu đề của tác
phẩm…”[17;11]
Sau đó, Trịnh Sâm đã đưa ra ý kiến của mình về khái niệm tiêu đề văn bản như
sau: “Tiêu đề văn bản là tên gọi chính thức của văn bản hoặc một đoạn nội dung được
đạt trong văn bản. Về nội dung nó đại diện cho đối tượng lấy nó làm tên gọi. Về mặt hình
10
thức nó có thể là cấu trúc đơn hoặc phức, gián cách hoặc không gián cách và thường
được thể hiện bằng những kiểu chữ riêng, màu sắc riêng giúp người đọc dễ dàng phân
biệt nó với phần còn lại của văn bản”[17; 27]
Theo Trịnh Sâm, hiện nay để chỉ TĐVB ngoài cách gọi “TĐ” có nhiều cách định
danh khác như: Tên sách, tên bài (TĐ của những văn bản như sách hoặc bài báo trong tạp
chí... nhưng không bao quát được tên chương, tên một đoạn nội dung tức là tên một bộ
phận nội dung trong VB...), tựa bài, tựa đề (vị trí thường đặt giữa TĐ và phần tiếp theo
của VB), đề mục, chương mục (thường mang độ lớn đến mức độ nào đó, nó cũng được
dùng để chỉ tên gọi một đoạn nội dung), nhan đề (thường được người thụ ngôn như là mặt
hình thức của TĐ, do “nhan” là yếu tố Hán Việt có nghĩa gốc là “dung nhan”), tít (một từ
vay mượn thường để chỉ tiêu đề bài báo)...
Tiêu đề văn bản hay đầu đề là tên gọi của văn bản và là một bộ phận cấu thành văn
bản. Tuy nhiên, một số loại văn bản có thể không có tiêu đề, tiêu biểu như tin vắn, các
sáng tác dân ca như ca dao v.v... Đồng thời, để TĐ là bộ phận cấu thành văn bản và gây
chú ý cho văn bản cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Về nội dung: Tiêu đề phải mang nội dung cô đúc, ngắn gọn (ít từ, nhiều ý) ẩn chứa
khái quát nội dung chính của văn bản báo chí. Tránh lối viết dài dòng và mơ hồ về nghĩa,
thừa thông tin cần nói. Thông tin 5W + 1H được đưa vào càng nhiều càng tốt. Song song
đó, nội dung của tiêu đề cần gây bất ngờ, dùng từ độc đáo để tăng mức độ hấp dẫn.
Về hình thức: Nguyên tắc chung cho hình thức của tiêu đề liên quan đến sự tiếp
nhận thông tin phải sao cho dễ nhìn, dễ đọc, dễ nhớ.
Ngoài ra để tăng tính hấp dẫn, thu hút của bài báo, người viết luôn chú ý đến
những đặc điểm sau:
- Tít báo đặt ở bên trái của bài báo (tránh đặt bên trái của cột chữ hay trong lòng
của bài báo)
- Màu sắc phải cố định để tạo ra một định hình trong nhận thức của độc giả.
- Ngắt dòng hợp lý, tạo không gian nổi bật cho bài báo.
- Cỡ chữ của tiêu đề phải lớn hơn cỡ chữ ở phần nội dung văn bản.
2. Vai trò
11
TĐ là yếu tố hình thức đầu tiên để hấp dẫn, thu hút lôi cuốn đối với người đọc.
Một số độc giả lướt qua tiêu đề tìm kiếm, lựa chọn thông tin trước khi đọc vào nội dung
bài báo thì TĐ càng đặc sắc càng gây chú ý sẽ đưa một số độc giả này đi tiếp. Suy ngược
lại, truớc khi phần nội dung gây được hứng thú cho người đọc thì cần hình thức để gây sự
chú ý của họ. Hình thức ở đây trước hết là tiêu đề của bài viết, TĐ ấn tượng sẽ gây sự tò
mò cho độc giả khám phá bài báo. Tiêu đề làm nên sự thành công bước đầu của bài báo
nên nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với toàn bài báo.
Đồng thời, bài báo phải đưa đến những thông tin có chọn lọc mà độc giả mong đợi,
những vấn đề độc giả quan tâm. Nhu cầu về việc thỏa mãn thông tin cũng tùy thuộc vào
lứa tuổi, giới tính, tầng lớp với những đặc điểm tâm lí và nhu cầu khác nhau. Ở một cuộc
thi hoa hậu thì đại đa số giới trẻ quan tâm nhiều, nhưng những người già, người lao động
kiếm sống sẽ thờ ơ và hờ hững. Cho nên nhà báo phải quan tâm đến nhu cầu thông tin của
độc giả để có những sản phẩm - những bài viết gây sự chú ý, nó cần đến một TĐ tốt.
3. Phân loại
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, ta có những loại tiêu đề khác nhau.
- Căn cứ vào nội dung của tiêu đề, ta có các loại tiêu đề như sau: tiêu đề nhận định,
tiêu đề bình luận, tiêu đề thông báo, tiêu đề khẳng định, tiêu đề tuyên bố, tiêu đề tường
thuật, tiêu đề sự kiện…
- Căn cứ vào cấu trúc (mô hình cấu tạo) của tiêu đề ta có các loại:
+ Tiêu đề là câu: Câu ghép, câu đơn… (thường là tiêu đề trong lĩnh vực chính trị, đòi
hỏi sự trang trọng nghiêm túc)
+ Tiêu đề là cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Căn cứ vào tiêu chí “nghệ thuật ngôn từ” hay biện pháp tu từ được sử dụng ta có các
lại tiêu đề: vận dụng thành ngữ, tục ngữ, nói lái, nói giảm, khoa trương, ẩn dụ, nhân hóa,
so sánh, đảo cấu trúc, lối nói bỏ lửng…
II. CẤU TRÚC TIÊU ĐỀ VĂN BẢN
1. Cấu trúc ngữ pháp
TĐ trong phong cách báo chí thường do nhiều loại cấu trúc đảm nhiệm, mỗi cấu
trúc làm nên đặc trưng riêng:
12
1.1. Cấu trúc chủ - vị
A: B là cấu trúc chủ vị: Chủ ngữ A thường đặt trước dấu hai chấm (:) nội dung
nhấn mạnh, làm nổi bật chủ thể của hành động do B biểu thị.
Quảng Ngãi: bệnh tay chân miệng lan rộng
Sài Gòn tiếp thị, 13.02.2012
Hậu Giang: Đón nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và Anh hùng LLVTND
Công an nhân dân, 04/05/2010
Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế: Giải quyết kịp thời việc cấp điện ổn định cho
vùng đông bắc phá Tam Giang
Báo Huế, 17/01/2012
1.2. Cấu trúc đề - ứng
A: B là cấu trúc đề - ứng: Đề là thời gian, hoặc sự kiện. Ứng giải thích cho nội
dung mà đề đưa đến.
Vòng 5 Super league 2012: Cùng khổ
Lao động, 11/02/2012
Trước vòng 25 giải ngoại hạng Anh: Nóng bỏng trận chiến M.U – Liverpool
Nhân dân, 11/02/2012
Khủng hoảng ở Syria: Đối đầu Nga – Phương Tây tại Liên Hiệp Quốc
Tuổi Trẻ, 02/02/2012
A: B là cấu trúc đề - ứng: Đề thường là địa điểm, vị trí. Ứng có thể do ngữ động từ
hoặc một cấu trúc đề thuyết đảm nhiệm.
Quảng Ngãi: 'Bệnh lạ' bùng phát, lan rộng
Giáo dục Việt Nam, Chủ nhật 11/12/201
Hải Phòng: 38 người chết và bị thương trong một vụ cháy xưởng may
Kinh tế hợp tác Việt Nam, 30/ 7/2011
Báo Nga: Putin cần rút khỏi đảng để củng cố vị trí
VietNamnet, 06/12/2011
Châu Âu: Phải cải cách kinh tế triệt để nhằm vực dậy niềm tin
Công an nhân dân, 21/01/2012
Đà Nẵng – Thành phố đáng sống nhất Việt Nam
13
Quy hoạch đô thị, 11/5/2011
Đà Lạt: Vệ sĩ trộm tiền lúc nữa đêm
Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 16/02/2012
A: B là cấu trúc đề - ứng: Đề nêu chủ thể, ứng là một sự tuyên bố một nhận định về
một phương diện nào đó.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng: Xây dựng hầm đường bộ đèo Cả
vào tháng 5/2012
Lao động, 11/02/2012
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Tôi luôn nghĩ phụ nữ mạnh hơn đàn ông
Nông nghiệp, 31/01/2012
Công an Thành phố Hồ Chí Minh: Tuyên dương 27 Đảng viên trẻ tiêu biểu
Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 16/02/2012
Nguyên phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Về với dân, đừng mang súng
Nông nghiệp, 13/02/2012
1.3. Câu gọi tên: TĐ này chỉ có phần thuyết hay phần đề
Tập trung đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những ngày nghỉ tết còn lại
Nhân dân, 26/ 01/2012
Giải pháp chủ động ngăn chặn cháy rừng chàm
Khoa học phổ thông, 10/02/2012
Dấy lên phong trào xây dựng cơ quan có đời sống văn hóa tốt
Hậu Giang, 15/02/2012
TĐ là cụm từ: đó là cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ:
Baghdad vẫn im lặng trước nghị quyết của Liên Hợp Quốc
Việt báo, 09/11/2002
Hoãn chuyến bay vì phi công quá già
VN Express, 25/2/2012
Đã có 10 tỉnh có dịch cúm gia cầm
Dân trí, 16/02/2012
Học vất vả khiến chúng ta nhớ lâu
VN Express, 16/1/2011
14
Một ngày 2 vụ cháy ô tô
Thanh niên Online, 26/02/2012
2. Cấu trúc ý nghĩa
2.1. Cấu trúc hướng nội của TĐVB
Là tổ chức bên trong của một TĐVB khi tách khỏi văn bản. Nói rõ hơn, đó là mối
quan hệ về hình thức và nội dung giữa các cấu tố làm nên chỉnh thể TĐ. Mối quan hệ về
hình thức trong nội bộ một TĐVB rất phức tạp có thể là hình thức cấu tạo, hình thức trình
bày và hình thức ngữ pháp.
Hình thức cấu tạo: TĐ hấp dẫn không chỉ có nột dung hay mà còn phải có hình
thức tốt, bắt mắt, cô đúc và ngắn gọn nhưng chuyển tải nội dung thông tin tối đa. TĐVB
sử dụng từ ngữ tiếng việt là chủ yếu, song đôi lúc cũng sử dụng từ ngữ nước ngoài hay từ
vay mượn có nguồn gốc từ nước ngoài. Ngoài ra, TĐ cũng có thể khai thác các phương
tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, làm cho TĐ thêm phần mới lạ, nội dung cần phản ánh
tế nhị, sâu sắc ý.
Ví dụ:
TĐ sử dụng từ ngữ nước ngoài hay từ vay mượn có nguồn gốc từ nước ngoài
Friseland campia VN đạt 4 chứng chỉ quốc tế.
Nông nghiệp, 14/02/2012
Đầu năm vinamilk đạt kỉ lục về xuất khẩu
Nông nghiệp, 14/02/2012
TĐ khai thác các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Khoa trương + phép lặng: Cha con vào “cuộc chiến” lấn biển…
Tuổi Trẻ, 15/02/2012
Nhân hóa: Cây cà phê Tây Nguyên “lão hóa”
Nông nghiệp, 31/01/2012
Nhân hóa + ẩn dụ: Tín dụng bất động sản sẽ “dễ thở” hơn
Tuổi Trẻ, 15/02/2012
Hình thức trình bày: Phần này không nằm trong phạm vi ngôn ngữ học, chỉ khi cần
thiết so sánh từng tiểu loại TĐ, để làm nổi bật một số đặc điểm về phong cách thì hình
thức này sẽ được sử dụng như một tiêu chí bổ trợ. Hình thức trình bày thường thể hiện
15
qua cách viết thường hay viết hoa, in nghiêng hay in đậm, kiểu chữ biểu tượng hay
phương châm.
Hình thức ngữ pháp: TĐ có thể do nhiều loại đơn vị ngôn ngữ khác nhau đảm
nhiệm. Ngoài ra, hình thức ngữ pháp có thể là hình thức bình thường hoặc bất thường ở
nhiều mức độ và kiểu cách khác nhau. Nó sẽ mang nét độc đáo của TĐ và cá tính của
người phát ngôn.
Nội dung của TĐVB hướng nội gồm có hai lớp nghĩa, một nghĩa thể hiện trên bề
mặt ngôn từ, một nghĩa nằm ẩn sau bề mặt ngôn từ. Các tầng ý nghĩa của TĐVB liên kết
với nhau chặt chẽ.
2.1.1. Ý nghĩa hiển hiện (YNHH): là loại ý nghĩa thể hiện trực tiếp trên bề mặt
hình thức của TĐ. Nói cách khác nó là loại ý nghĩa do các yếu tố ngôn ngữ văn bản đem
lại. Khi tách khỏi văn bản hay gắn với văn bản, TĐ đều có ý nhĩa hiển hiện. [18;81]
Còn theo Hồ Lê, “ý nghĩa hiển hiện là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều
kiện dùng để thể hiện nó đều hiện rõ trên bề mặt – hình thức của phát ngôn”. [14;52]
Ví dụ: TĐ: Quảng Trường âm nhạc
(Tuổi Trẻ Online, Thứ Ba, 16/03/2010)
Từ tiêu đề trên chúng ta có thể suy ra được ý nghĩa hiển hiện của quảng trường âm
nhạc là hội trường hay nơi nào rộng lớn để trình diễn âm nhạc.
TĐ: Mỹ đăng quang hoa hậu thế giới.
(Tuổi Trẻ Online, Thứ Bảy, 30/10/2010)
Khi tiếp nhận tiêu đề “Mỹ đăng quang hoa hậu thế giới” như trên, chắc rằng ai
cũng hiểu rõ nội dung ý nghĩa hiển hiện mà tác giả cần nêu như chính câu chữ mà ta hiểu
được qua tiêu đề.
Nhưng lối dùng tiêu đề này không thu hút được độc giả, vì khi đọc xong tiêu đề thì
người tiếp nhận đã biết rõ nội dung bên trong của bài báo.
YNHH là cái nền cơ sở, “cái mặt trước” để từ đó làm nảy sinh các tầng nghĩa khúc
xạ ở “mặt sau”. YNHH một mặt mở ra những khả năng hàm ẩn có thể có, nhưng mặt
khác, trong một chừng mức nhất định, chính nó lạ hạn định biên độ liên tưởng và đặc biệt
dẫn dắt đến việc nắm bắt YNHA.
2. 1.2. Ý nghĩa hàm ẩn (YNHA)
16
“YNHA là loại ý nghĩa không hiển lộ trên bề mặt hình thức phát ngôn, mà phải
được “suy ra” từ ý nghĩa hiển hiện, thuờng được gọi là “ý tại ngôn ngoại”, nhưng trong
các chỗ dựa để suy ra, nó tất không thể thiếu được ý nghĩa hiển hiện.” [18;82]
Theo Hồ Lê, “ý nghĩa hàm ẩn là loại ý nghĩa mà các phương tiện hoặc điều kiện
dùng để thể hiện nó đều không hiện rõ trên bề mặt – hình thức của phát ngôn”. [14;52]
Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Thị Yên cho rằng: “ý nghĩa hàm ẩn là kết quả của
việc sử dụng ngôn ngữ không theo đúng cơ chế một cách có ý thức”[18;90]. Cơ chế này
đuợc Đỗ Hữu Châu giải thích như sau: “…người nói một mặt phải tôn trọng quy tắc này
(tức dựa tất thảy các quy tắc ngữ dụng: từ quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc chi phối
các hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận cho đến các quy tắc hội thọai) và giả định rằng
người nghe cũng biết tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng
người nghe cũng ý thức đuợc chỗ vi phạm của mình”. YNHA có được, chính là xuất phát
từ chỗ vi phạm ấy.
Ví du: TĐ: Nhiều công trình nghìn năm mắc bệnh thành tích.
(Tuổi Trẻ Online, Chủ Nhật, 20/11/2011)
Nội dung ý nghĩa hàm ẩn mà tiêu đề trên thể hiện là phê phán thực trạng thi công
chậm chạp, kéo dài của các nhà đầu tư xây dựng ở nuớc ngoài. Ngoài ra còn chỉ trích căn
bệnh thành tích, hình thức màu mè ở nước ta hiện nay đó cũng là nội dung chính yếu mà
tiêu đề gởi gắm đến độc giả.
TĐ: Những bờ sông bị “đánh cắp”.
(Tuổi Trẻ Online, Thứ Hai, 13/12/2010)
Tiêu đề xuất hiện gợi trong mắt người đọc đầu tiên là biện pháp ẩn dụ. Từ “đánh
cắp” thể hiện một sự việc, hiện tượng, vật chất bị mất. Những bờ sông bi “đánh cắp”
đưa đến nội dung hàm ẩn bên trong là tình trạng bờ sông bị lấn chiếm để thương mại hóa
thành nơi buôn bán, kinh doanh, xây cất nhà cửa, làm mất đi không gian thư giản, hóng
mát của mọi người.
2. Cấu trúc hướng ngoại của TĐVB
Cấu trúc hướng ngoại chủ yếu là mối quan hệ về nội dung và hình thức giữa TĐ với
phần còn lại của văn bản hoặc với phần còn lại của đoạn văn.
Trong một VB chỉ có TĐ chung mà không có TĐ bộ phận thì cấu trúc hướng ngoại
17
của TĐVB: TĐ chung quan hệ trực tiếp với phần còn lại của văn bản.
Đối với, VB ngoài TĐ chung, còn có những TĐ bộ phận thì cấu trúc hướng ngoại của
TĐVB: TĐ chung quan hệ gián đoạn với TĐ phần còn lại của VB bởi TĐ bộ phận.
Ngoài ra, cấu trúc hướng ngoại của văn bản còn biểu hiện ở chổ, mối quan hệ về nội
dung giữa ý nghĩa của TĐVB với sự suy đoán chủ quan của người thụ ngôn trước khi
quyết định đọc hay không đọc phần VB bên dưới TĐ. Với lí do này sẽ xuất hiện ý nghĩa
hàm ẩn 2 trong ý nghĩa hàm ẩn tầng I.
YNHA là loại ý nghĩa theo con đường loại suy và trong bản thân nó được chia
làm hai tầng ý nghĩa. Ý nghĩa hàm ẩn tầng I “Là YNHA trong bản thân TĐ khi người đọc
chưa liên hệ nó với toàn bộ phần còn lại của văn bản”. [18;84] Là loại ý nghĩa không thể
hiện trên bề mặt phát ngôn mà phải suy ra từ ý nghĩa hiển hiện. Chẳng hạn: với TĐ “cháy
nhà ra mặt chuột” (số 423) khi độc giả tiếp xúc với bề mặt ngôn từ như trên, ý nghĩa sẽ
được suy nghĩ ra là một sự việc, hiện tượng nào đó được phơi bày ra ánh sáng nhờ vào
những sự cố hoặc việc làm. Ý nghĩa được loại suy từ TĐ chưa liên hệ với nội dung bài
báo, đó được hiểu là ý nghĩa hàm ẩn tầng I.
Ý nghĩa hàm ẩn tầng I gồm có hai lớp ý nghĩa hàm ẩn 1 và hàm ẩn 2. Ý nghĩa hàm
ẩn 1 “là loại ý nghĩa được người đọc suy ra nhờ vào các phương thức hàm ngôn”, còn ý
nghĩa hàm ẩn 2 “là những liên tưởng đoán định nảy sinh từ phía người đọc khi tiếp xúc
với tiêu đề văn bản”. [18;84]. Trong tiêu đề văn bản tất yếu phải có ý nghĩa hàm ẩn 2, có
hoặc không ý nghĩa hàm ẩn 1, nhưng ý nghĩa hàm ẩn 1 cũng góp phần tạo hấp dẫn cho
tiêu đề.
Với cấu trúc hướng ngoại trong TĐVB sẽ làm nảy sinh xuất hiện ý nghĩa hàm ẩn tầng
II – “YNHA tầng II của TĐ thực chất là phần nảy sinh trong tương quan giữa ý nghĩa
của TĐ với nội dung văn bản. YNHA tầng II chính là nội dung văn bản, nó tồn tại trong
quan hệ giữa TĐ và toàn bộ nội dung văn bản” [18;86].. Như đã nói trên khi xét về ý
nghĩa hàm ẩn tầng II, người đọc sẽ hiểu rõ thêm về sự việc hiện tượng gì sẽ được nói đến,
thời gian, địa điểm cũng như tác động nào đó đã giúp sự việc được đưa ra ánh sáng. Ví dụ
như: Cũng với TĐ “cháy nhà ra mặt chuột”, khi người đọc tiếp xúc với văn bản bài báo
sẽ biết được nội dung sự việc, đó là sự việc “bộ mặt gian dối” của các nhà thầu thi công
cây cầu trên địa bàn thôn Kim Hồng, Ngọc Lâm, Thanh Chương, Nghệ An đã được vạch
18
trần. Sự việc này sáng tỏ nhờ cơn bão đi qua làm sập cầu và những cái bọc nilông ẩn chứa
để thay cho sắt bên trong khối bêtông lồi ra thế là người dân đã thấy rõ “bộ mặt gian dối”
kia.
III. CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ
1. Phương tiện tu từ Tiếng Việt
“Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa
sự vật – lôgic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.”[10;11]
Ví dụ: HLV ĐT Đức không ngán bảng đấu “tử thần”
(Tin mới, 03/12/2011)
Từ ví dụ trên cho thấy tác giả bài báo đã sử dụng phương tiện tu từ ẩn dụ vào trong
tiêu đề. Bảng “tử thần” ở đây nói đến, đó là kết quả bốc thăm vòng đấu bảng của giải
bóng đá vô địch Châu Âu. Trong đó “binh đoàn tăng” vào mặt trận khốc liệt nhất với các
đối thủ rất mạnh là Hà Lan, Bồ Đào Nha và Đan Mạch - các đội bóng có cả kĩ thuật và
phong độ tốt. Chính điều này sẽ làm khó cho đội tuyển Đức trên hành trình chinh phục
ngôi vô địch Euro 2012. Với việc vận dụng các phương tiện tu từ, làm tiêu đề tăng sức
thu hút và tính hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc qua cách dùng từ “tử thần”
Theo Galperin (1981) thì “phương tiện tu từ là sự cường điệu hóa có chủ đích các
đặc trưng về cấu trúc hay ngữ nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ”.
Cũng như các chức năng phong cách khác, màu sắc tu từ là một trong các khái
niệm cơ bản của phong cách học. Với nó, người ta sẽ đi đến những khái niệm khác như
phương tiện tu từ, biện pháp tu từ, …
Màu sắc tu từ là khái niệm phong cách học chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung
bên cạnh phần thông tin cơ bản của một thực từ. Nói cách khác, màu sắc tu từ là khía
cạnh biểu cảm - cảm xúc của ý nghĩa của từ (diễn đạt những tình cảm, những sự đánh giá,
những ý định…) bên cạnh khía cạnh sự vật lôgic của ý nghĩa.
Ví dụ: Rafael Nadal – Robin Soderling: “Nhà vua” băng hà?
Tạp chí bóng đá, 01/06/ 2010
“Băng hà” là từ có màu sắc tu từ ở cấp độ từ vựng, sắc thái biểu cảm cao, có thể
mang ý nghĩa thái độ tiếc nuối hay châm biếm. Nó cũng có hàng loạt từ đồng nghĩa như:
chết, hy sinh, qui tiên, mất, tử vong,… mang phương tiện trung hoà, âm tính hay dương
19
tính. Điều này cho thấy, màu sắc tu từ của phương tiện tu từ còn phụ thuộc vào từng văn
cảnh cụ thể. Với tiêu đề trên ta thấy, nhà vua ở đây là Rafael Nadal – tay vợt số một thế
giới, “băng hà” chỉ về phong độ của tay vợt này ở Roland Garros và sự lo lắng của khán
giả về sức mạnh ấy. Đồng thời, sử dụng từ “băng hà” còn cho thấy sự tôn trọng của
người viết đối với nhân vật.
Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố tinh tế làm nên sự đối lập giữa các
phương tiện trung hòa với các phương tiện tu từ của ngôn ngữ. Còn trong các biện pháp
tu từ, thì cách phối hợp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ cả trung hòa lẫn tu từ cũng đưa
đến một tác dụng, một hiệu quả là làm nảy sinh màu sắc tu từ. Vì vậy, có thể nói rằng nếu
không có màu sắc tu từ thì sự giao tiếp trong xã hội sẽ trở nên tẻ nhạt, ngôn ngữ chỉ có
những đơn vị như nhau, những cách nói đơn điệu, truyền đạt độc một loại thông tin.
Theo Đinh Trọng Lạc (1994), chức năng chính của phương tiện tu từ là hướng
người đọc đến những khía cạnh thẫm mỹ của văn bản nghệ thuật.
Chức năng của phương tiện tu từ thay đổi tùy theo mục đích sử dụng của người
nói và người viết. Phương tiện tu từ là những công cụ giao tiếp hiệu quả nhất vì nhờ vào
phương tiện tu từ chúng ta mới có thể truyền đạt ý tưởng một cách ấn tượng nhất.
Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học (tiềm tàng trong ý
thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất trung hòa của hệ thống
ngôn ngữ. Nó là một công cụ không thể thay thế trong giao tiếp giúp người nói và người
viết truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả hơn.
2. Biện pháp tu từ Tiếng Việt
“Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương
tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo
ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh).”
[10; 142]
“Biện pháp tu từ là những cách thức, những hình thức diễn đạt gợi hình, biểu cảm
nhằm nâng cao hiệu lực của ngôn ngữ.” [22; 231]
Ví dụ: Thừa người đẹp, thiếu diễn viên
(Việt báo, 24/07/2007)
Với tiêu đề ví dụ trên ta nhận thấy rõ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
20