Hoàn thiện quản lý nhà nước của cục điều tiết điện lực trong việc xây dựng và phát triển thị trường điện việt nam

  • 107 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện quản lý nhà nước của Cục điều tiết
điện lực trong việc xây dựng và phát triển Thị
trường điện tại Việt Nam
LÊ QUANG SƠN
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Bình
Viện: Kinh tế & Quản lý
HÀ NỘI, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đã sử dụng các tài liệu tham khảo của các tác giả, các nhà
khoa học và các luận văn được trích dẫn trong phụ lục “Tài liệu tham khảo” cho
việc nghiên cứu và viết luận văn của mình.
Tôi xin cam đoan về các số liệu và kết quả tính toán được trình bày trong luận
văn là hoàn toàn do tôi tự tìm hiểu và thực hiện trong quá trình nghiên cứu và viết
luận văn của mình, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Bình, không sao
chép và chưa được sử dụng cho đề tài luận văn nào.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Lê Quang Sơn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Trần Văn Bình, nhờ sự chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ của Thầy mà tôi đã hoàn thành luận văn.
Tôi bày tỏ lòng cảm ơn tới các Thầy/Cô giảng dạy trong suốt quá trình học
tập và Các bộ phận, phòng ban chức năng của trường Đại học Bách khoa Hà Nội
đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu luận văn.
Tôi bày tỏ lòng cảm ơn tới các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ, cung cấp số
liệu, tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tôi trong luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và gia đình
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần giúp tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Lê Quang Sơn
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 10
Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 11
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 11
Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 11
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11
Đóng góp của luận văn ................................................................................. 12
Kết cấu nội dung luận văn ........................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM. ............................................................ 13
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM: ................................................. 13
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường điện trên thế giới: . 13
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thị trường điện của một số quốc
gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam: .................. 14
a) Thị trường bán lẻ điện Singapore - một trong những thị trường điện được
hình thành sớm và vận hành đến nay đã được 21 năm .............................. 14
b) Thị trường bán lẻ điện Philippines - quốc gia có sản lượng điện tiêu thụ
ở mức trung bình trong ASEAN ................................................................ 19
1.1.3. Cơ sở hình thành Thị trường điện tại Việt Nam. ............................. 24
1.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHUNG VÀ CÁC CẤP ĐỘ PHÁT
TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ............................................................ 25
1.2.1. Nguyên tắc hoạt động và tình hình phát triển của thị trường phát điện
cạnh tranh ................................................................................................... 26
1.2.1.1. Nguyên tắc hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh .......... 26
1.2.1.2. Tình hình phát triển của Thị trường phát điện cạnh tranh: ........... 26
1.2.2 Nguyên tắc hoạt động và tình hình phát triển của thị trường bán buôn
điện cạnh tranh ........................................................................................... 32
1.2.2.1. Nguyên tắc hoạt động và điều kiện phát triển của thị trường bán
buôn điện cạnh tranh .................................................................................. 32
a) Nguyên tắc của thị trường bán buôn điện cạnh tranh ............................ 32
b) Điều kiện hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh ............. 33
1.2.2.2. Tình hình phát triển của thị trường bán buôn điện cạnh tranh ..... 34
i
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động và tình hình phát triển của thị trường bán lẻ điện
cạnh tranh ...................................................................................................38
1.2.3.1. Nguyên tắc hoạt động và điều kiện phát triển của thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh ...........................................................................................38
a) Nguyên tắc của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ..................................39
b) Điều kiện hoạt động của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ...................39
1.2.3.2. Tình hình phát triển của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ...........40
Hiện trạng các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ điện ............41
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
TƯƠNG TỰ TẠI VIỆT NAM. .....................................................................43
1.3.1. Singpapore ........................................................................................43
1.3.2. Thái Lan............................................................................................45
1.3.3. Cambodia ..........................................................................................45
1.3.4. Philippines ........................................................................................45
1.3.5. Pháp ..................................................................................................46
1.3.6. Hoa Kỳ..............................................................................................47
a) Hội đồng Điều tiết Năng lượng liên bang (FERC): ...............................47
b) Cơ quan điều tiết dịch vụ công ích tại các tiểu bang (URC/PUC/PSC) 48
1.3.7. Một số bài học kinh nghiệm .............................................................48
1.3.8. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam ...........................................................................................52
1.3.9. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính ................53
1.4. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN, MỤC TIÊU, TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM ...............................................................54
1.4.1. Lộ trình phát triển ............................................................................54
1.4.2. Tổ chức thực hiện Thị trường điện tại Việt Nam .............................55
1.4.3. Mục tiêu của Thị trường điện ...........................................................56
1.4.4. Đối tượng tham gia thị trường .........................................................57
1.4.5. Tình hình phát triển Thị trường điện hiện nay .................................58
1.5. ĐÁNH GIÁ ..............................................................................................58
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ XÂY DỰNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
..................................................................................................................... 59
ii
2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM.............. 59
2.1.1 Khái niệm Quản lý nhà nước: ........................................................... 59
2.1.2 Nhiệm vụ của Quản lý nhà nước trong Thị trường điện .................. 59
2.1.3 Nhiệm vụ, chủ trương cụ thể của Quản lý nhà nước trong Thị trường
điện ............................................................................................................ 60
2.1.4. Nhiệm vụ các đơn vị tham gia công tác giám sát, quản lý Thị trường
điện ............................................................................................................ 60
2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ
TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM .............................................................. 61
2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng quản lý nhà nước của Cục điều
tiết Điện lực trong Thị trường điện ............................................................ 61
2.2.2. Nhiệm vụ điều tiết Thị trường điện cạnh tranh ............................... 65
2.2.3. Quá trình thành lập Cơ quan điều tiết điện lực ................................ 66
2.2.4. Về cơ cấu tổ chức Cục điều tiết Điện lực ........................................ 67
2.2.5. Mối quan hệ công việc của Cơ quan Điều tiết điện lực với các cơ
quan, đơn vị khác ....................................................................................... 67
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ
TRÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................... 68
2.3.1. Về xây dựng văn bản pháp luật: ...................................................... 69
2.3.2. Về điều tiết giá điện: ........................................................................ 69
2.3.3. Về điều tiết thị trường điện .............................................................. 70
2.3.4. Về Quy hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn .................................. 71
2.3.5. Về cân bằng cung cầu ...................................................................... 71
2.3.6. Vận hành hệ thống điện ................................................................... 71
2.3.7. Cấp phép hoạt động điện lực: .......................................................... 71
2.3.8. Về kiểm tra hoạt động điện lực và giải quyết tranh chấp hợp đồng
mua bán điện: ............................................................................................. 72
2.3.9. Chương trình DSM và EE ............................................................... 72
2.3.10. Về hợp tác quốc tế ......................................................................... 72
2.3.11. Về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật .................................. 73
2.3.12. Về đào tạo ...................................................................................... 73
2.3.12. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ........................................ 73
iii
2.3.12. Đánh giá thực trạng mô hình hiện nay và các kết quả đạt được ....73
2.4. CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN .......................................................74
2.4.1. Tính cấp thiết việc cần phải hoàn thiện, nâng cao vai vai trò quản lý
nhà nước của Cục điều tiết điện lực trong Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh:
....................................................................................................................74
2.4.2. Nhiệm vụ điều tiết điện lực trong Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh:
....................................................................................................................75
2.4.3. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................76
2.4.4. Số lượng nhân sự ..............................................................................76
2.4.5. Chất lượng nhân sự hiện có ..............................................................77
2.4.6. Vấn đề về kinh phí hoạt động ...........................................................79
2.4.7. Các vấn đề, trách nhiệm đặt ra trong giai đoạn tới...........................80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ............................................ 81
3.1. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
ĐIỆN CẠNH TRANH ...................................................................................81
3.1.1. Tổng quan về các giai đoạn thực hiện ..............................................81
3.1.2. Giai đoạn 1 - Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021).................................82
a) Về cơ cấu ngành điện .............................................................................82
b) Về hệ thống văn bản pháp lý ..................................................................83
c) Các công tác khác ...................................................................................83
3.1.3. Giai đoạn 2 - Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua điện từ thị
trường điện giao ngay (2022-2024) ............................................................83
a) Các cơ chế vận hành ...............................................................................83
b) Các điều kiện cần đáp ứng .....................................................................86
3.1.4. Giai đoạn 3 - Khách hàng lớn lựa chọn đơn vị bán lẻ điện (từ sau năm
2024) ...........................................................................................................86
a) Các cơ chế vận hành ...............................................................................86
b) Các điều kiện cần thiết ...........................................................................87
3.2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ QUAN ĐIỀU TIẾT ĐIỆN
LỰC TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỆN CẠNH TRANH ..............88
3.2.1 Chức năng hoàn thiện thiết kế thị trường điện, ban hành quy định thị
trường điện .................................................................................................88
iv
3.2.2. Chức năng giám sát đảm bảo cạnh tranh trong thị trường điện bán lẻ
cạnh tranh ................................................................................................... 89
3.2.3. Chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm và giải quyết tranh
chấp trong trong thị trường điện bán lẻ cạnh tranh ................................... 90
a) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm .................................................... 90
b) Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực: ................ 90
3.2.4. Chức năng điều tiết giá điện: ........................................................... 91
3.2.5. Chức năng đảm bảo an ninh cung cấp điện, giám sát việc tuân thủ các
tiêu chuẩn kỹ thuật ..................................................................................... 92
3.2.6. Chức năng cấp phép, kiểm tra duy trì giấy phép ............................. 92
3.2.7. Chức năng quan hệ công chúng ....................................................... 93
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ...................................... 93
3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức của Cơ quan điều tiết điện lực Thị trường
bán lẻ điện cạnh tranh sắp tới .................................................................... 93
3.3.2. Đề xuất về kinh phí hoạt động, thực thi nhiệm vụ .......................... 95
3.3.3. Trụ sở làm việc ................................................................................ 95
3.3.4. Nhân sự và đào tạo nhân sự ............................................................. 96
3.3.5. Cơ chế lương.................................................................................... 97
3.3.6. Đề xuất nâng cao năng lực cơ quan điều tiết điện lực .................... 98
a) Về lĩnh vực vận hành và phát triển thị trường điện: .............................. 98
b) Chức năng điều tiết giá điện trong thị trường bán lẻ điện ..................... 99
c) Chức năng đảm bảo cung cầu điện, nâng cao chất lượng điện năng ..... 99
d) Chức năng cấp phép hoạt động điện lực ............................................... 99
e) Chức năng quan hệ công chúng ........................................................... 100
f) Chức năng giải quyết tranh chấp.......................................................... 100
3.4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ CÁC ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ....................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 103
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 Cục ĐTĐL Cục điều tiết điện lực
2 HTĐ Hệ thống điện
3 TTĐ Thị trường điện
4 EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
5 A0 Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia
6 QLNN Quản lý nhà nước
7 CNTT Công nghệ thông tin
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phương án giá và các đơn vị phân phối trong Thị trường điện Singapore
Bảng 1.2. Giá trần thị trường điện giai đoạn 2012 – 2022
Bảng 1.3. Tăng trưởng các nhà máy trực tiếp tham gia Thị trường điện
Bảng 1.4. Mô hình tổ chức của một số cơ quan Điều tiết điện lực trên thế giới
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức Cục Điều tiết điện lực
Bảng 3.1. Các giai đoạn triển khai thực hiện thị trường bán lẻ điện
Bảng 3.2. Hình thức giao dịch và mối quan hệ giữa các đơn vị trong cơ chế DPPA
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Quá trình hình thành Thị trường điện cạnh tranh Singapore
Hình 1.2 : Cấu trúc thị trường điện Singapore
Hình 1.3 : Thị trường điện bán lẻ Singapore
Hình 1.4 : Các bước phát triển mở rộng phạm vi Thị trường điện Singapore
Hình 1.5 : Các giai đoạn phát triển Thị trường điện Philippines
Hình 1.6 : Cấu trúc thị trường điện Philippines
Hình 1.7: Cơ cấu nguồn trong Hệ thống điện Việt Nam theo chủ sở hữu
Hình 1.8: Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh
Hình 1.9. Cấu trúc thị trường Phát điện cạnh tranh Việt Nam
Hình 1.10. Tăng trưởng số lượng các đơn vị phát điện tham gia Thị trường phát
điện cạnh tranh
Hình 1.11. Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Hình 1.12. Cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Hình 1.13. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Hình 1.14. Quan hệ giữa các đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ điện
hiện tại
Hình 1.15: Lộ trình phát triển Thị trường điện Việt Nam
Hình 1.16. Các mục tiêu chính của Thị trường điện
Hình 1.17: Tình hình thực tế phát triển Thị trường điện tại Việt Nam
Hình 3.1: Mô hình Hội đồng Điều tiết điện lực
viii
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn trước năm 2000, ngành điện Việt Nam được tổ chức theo mô
hình độc quyền tích hợp dọc. Buớc sang thế kỷ 21 khâu phát điện đã đuợc cởi mở
hơn, có nhiều đơn vị phát điện nằm ngoài Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN).
Tuy nhiên cho đến nay thì EVN vẫn giữ vai trò chi phối khâu phát điện (hơn 60%
tổng công suất phát điện toàn hệ thống thuộc các công ty phát điện do EVN nắm
giữ cổ phần chi phối); khâu phân phối bán lẻ (hơn 90% thị phần); và độc quyền
trong các khâu truyền tải điện. Cung chính trong giai đoạn này, ngành điện Việt
Nam đã phải đối mặt với một loạt những thách thức về việc đảm bảo cung ứng đủ
điện cho nhu cầu phụ tải cũng như nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển. Theo số liệu
thống kê trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hàng năm ở
Việt Nam nằm trong khoảng từ 12% đến 15%/năm. Ðể đáp ứng nhu cầu điện tăng
cao sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn vào nguồn và lưới điện, ước tính sơ bộ
khoảng trên 4 tỉ USD/năm (cho giai đoạn 2020-2030). Ðây sẽ là một áp lực rất lớn
cho ngành điện nếu giữ nguyên cơ cấu tổ chức theo mô hình độc quyền tích hợp
dọc. Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, chỉ có thúc đẩy cạnh tranh trong
các hoạt động điện lực mới có thể giải quyết đuợc vấn đề tăng hiệu quả sản xuất
và kinh doanh điện, thu hút các nguồn vốn đầu tu cũng như sử dụng vốn đầu tư
một cách hiệu quả.
Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng phát triển chung của các
nước trên thế giới, là động lực cho hoạt động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
điện và phát triển kinh tế xã hội. Ngành điện Việt Nam không có con đường nào
khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh phát
triển thị trường điện canh tranh.
Việc phát triển Thị trường điện có mối quan hệ trực tiếp tới quá trình phát
triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Do vậy Nhà nước phải quản lý quá trình hình
thành và phát triển Thị trường điện. Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với Thị
trường điện là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực trong và ngoài nước phát triển ngành Điện, đảm bảo an ninh
cung cấp Điện và các xáo trộn lớn tới hệ thống điện, minh bạch trong giá điên và
và đủ các chi phí trong hoạt động bán lẻ điện.
Quản lý Nhà nước đối với Thị trường điện còn nhằm thúc đẩy quá trình
chuyển giao công nghệ kỹ thuật năng lượng từ nước ngoài vào, phát triển nền công
nghiệp năng lượng trong nước, nâng cao chất lượng điện năng. Đồng thời thành
lập các cấp độ Thị trường điện cũng tạo tiền đề phá vỡ thế độc quyền dọc của
ngành điện, tạo tín hiệu đầu tư.
9
Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước trong Thị trường điện, đánh giá
các vấn đề vướng mắc và hạn chế
Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò điều tiết, quản lý nhà nước của Cục
điều tiết điện lực trong Thị trường điện .
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vai trò điều tiết, quản lý nhà nước của Cục
điều tiết điện lực trong Thị trường điện.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung vào các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về Thị trường điện.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước trong Thị trường điện
của Cục điều tiết Điện lực hiện nay và các vướng mắc trong công tác hoạt
động.
- Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý trong Thị trường điện
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 – 2022.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày sơ lược về tổng quan, lộ trinh phát triển và hiện trạng Thị trường
điện Việt Nam. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển Thị trường điện.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với thị trường điện và
các vấn đề tồn đọng.
- Trình bày hiện trạng Thị trường điện hiên nay và đưa ra giải pháp nâng cao
công tác quản lý nhà nước trong Thị trường điện.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong Đề tài này bao gồm:
a) Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp được thực hiện như sau:
- Dựa vào các tài liệu, giáo trình về chuyên ngành Quản lý nhà nước, quản
lý kinh tế, thị trường, Hệ thống điện.
- Các Quyết định, Thông tư và Đề án liên quan Thị trường điện
- Sử dụng số liệu lấy từ các cơ quan, đơn vị có liên quan để phân tích, đánh
giá hiện trạng của Cục điều tiết điện lực và Thị trường điện Việt Nam.
- Tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về các mô hình Cơ quan Điều tiết điện lực.
10
- Trên cơ sở các đánh giá, đề xuất ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý
nhà nước của Cục điều tiết điện lực trong việc xây dựng và phát triển Thị
trường điện.
b) Phương pháp khảo sát được sử dụng để tìm hiểu thực tế hiện trạng phát
triển Thị trường điện hiện nay.
Đóng góp của luận văn
- Tổng hợp các kết quả đạt được của Thị trường điện hiện nay.
- Phân tích thực trạng và tổng hợp được tình hình thực tế của Cơ quan Điều
tiết điện lực
- Tổng hợp các mô hình Cơ quan Điều tiết điện lực quốc tế và các nước trong
khu vực.
- Xây dựng và đề xuất mô hình tổ chức của Cơ quan Điều tiết điện lực nhằm
phù hợp với lộ trình phát triển Thị trường điện tại Việt Nam
Kết cấu nội dung luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo và nội dung của đề tài có 03 chương sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
Chương 2: KẾT QUẢ XÂY DỰNG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM.
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường điện trên thế giới:
Công cuộc hình thành và phát triển Thị trường điện lực tại Việt Nam
hòa chung trong xu thế cải cách ngành điện và phát triển thị truờng điện tại các
quốc gia trên thế giới. Tương tự như ngành điện Việt Nam, ngành điện của các
quốc gia trên thế giới trước đây hầu hết đều theo mô hình độc quyền tích hợp dọc:
một tập đoàn, công ty thuộc sở hữu nhà nước sẽ nắm giữ toàn bộ các khâu phát
điện - truyền tải điện - phân phối/bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng. Theo quan
điểm trước đây của các nhà kinh tế, quản lý, mô hình này tận dụng được ưu thế về
mặt quy hoạch phát triển, quản lý vận hành ngành điện một các tập trung.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu vượt
bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện (công nghệ phát điện, công nghệ điều
khiển - đo đếm từ xa), các quan điểm về mô hình tổ chức ngành điện cũng dần dần
có sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, một số khâu trong ngành điện, bao gồm: phát điện,
bán buôn điện, bán lẻ điện, hoàn toàn có thể áp dụng các cơ chế thị trường cạnh
tranh để nâng cao hiệu quả; còn các khâu truyền tải điện, phân phối điện thì nên
giữ theo mô hình độc quyền tự nhiên để khai thác tối ưu mạng luới truyền tải/phân
phối điện, tránh phải đầu tư trùng lặp gây lãng phí. Trên cơ sở đó, ngay từ thập kỷ
70 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách thị trường hoá ngành điện lực đã hình
thành tại các nước châu Mỹ và châu Âu như Mỹ, Chi Lê, Argentina, Anh, New
Zealand, sau đó lan rộng sang các quốc gia khác nhu: Úc, Thụy Ðiển, Na Uy, Ðức,
Tây Ban Nha vào những nam 80-90, và trở thành xu huớng phát triển chung của
toàn thế giới. Những áp lực kinh tế - xã hội đó đã bắt buộc ngành điện phải cải
cách nhằm các mục đích:
- Có giải pháp cung cấp năng lượng bền vững, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội,
đồng thời đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế và môi truờng;
- Thu hút dầu tư tư nhân vào các hoạt động đầu tư ngành điện;
- Đưa cạnh tranh vào trong hoạt động điện lực, phát triển thị trường điện tạo
môi truờng cạnh tranh một cách thực sự bình đẳng, nâng cao hiệu quả sản xuất -
kinh doanh của ngành điện.
Thị trường điện cạnh tranh đã đuợc hình thành và đang hoạt động hiệu quả ở
một số nước Bắc Âu, châu Âu, châu Mỹ, Úc. Ngay trong khu vực Ðông Nam Á,
một số quốc gia cũng đã áp dụng thành công mô hình thị trường điện. Tại
Singapore, cơ chế thị truờng cạnh tranh đã phát triển, mở rộng đến tận khâu bán lẻ
12
điện; các khách hàng tiêu thụ điện lớn (trừ khách hàng dân dụng) đuợc quyền tự
do lựa chọn đơn vị cung cấp điện cho mình. Philippines cũng đang áp dụng thị
truờng bán buôn điện cạnh tranh với sự tham gia của các đơn vị phát điện (bên
bán) và các đơn vị phân phối/bán lẻ điện (bên mua). Philippines có chính sách từng
buớc mở rộng đối tượng tham gia thị truờng điện là các khách hàng lớn nhằm tiệm
cận dần đến khâu bán lẻ điện cạnh tranh trong những năm sắp tới. Tại Thái Lan,
cơ chế đấu thầu cạnh tranh đã được áp dụng để thu hút vốn đầu tư phát triển các
nguồn điện mới. Theo kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, áp dụng mô hình
thị truờng điện cạnh tranh đã và đang mang lại nhiều lợi ích: hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh điện tăng lên, đầu tư vào nguồn lưới điện được tối ưu hơn, giá
điện phản ánh chi phí sản xuất thực tế của các đơn vị phát điện, chất lượng các
dịch vụ về điện tăng lên rõ rệt, các nguồn năng lượng cho phát điện được sử dụng
tối ưu hơn theo hướng có lợi cho khách hàng và môi trường
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thị trường điện của một số quốc
gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam:
a) Thị trường bán lẻ điện Singapore - một trong những thị trường điện được
hình thành sớm và vận hành đến nay đã được 21 năm
Thị trường điện cạnh tranh Singapore đã có quá trình hình thành trong 10
năm (từ năm 1998 đến năm 2008) để có thể vận hành như ngày hôm nay. Lịch sử
hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh của Singapore là những bước đi thận
trọng, phù hợp và có lộ trình rõ ràng.
Hình 1.1 Quá trình hình thành Thị trường điện cạnh tranh Singapore
Thời kỳ đầu của hệ thống điện Singapore, tất cả mọi khâu từ phát điện, truyền
tải, phân phối đều do Temarsek nắm giữ (hay nói cách khác là Chính phủ độc
quyền). Đến năm 1998 – 1999, Chính phủ Singapore tách dần các khâu ra khỏi
13
Temarsek và giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn tại các Tổng công ty, mở đường cho Thị
trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển.
Hiện nay theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, thị trường điện
lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Thị trường phát điện
cạnh tranh (năm 2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thí điểm từ năm 2015-
2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017-2021), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm
(từ năm 2021 – 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ sau năm
2023). Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh Việt Nam bước đầu đã được hình thành
khi Thị trường phát điện cạnh tranh được thử nghiệm và vận hành từ năm 2014.
Việt Nam đã thực hiện tách bạch các khâu: Phát điện, truyền tải, phân phối. 03
Tổng công ty Phát điện 1,2,3 (EVNGENCO 1, 2, 3) đã và đang được thực hiện
từng bước cổ phần hóa. Có thể nhận thấy những bước phát triển thị trường điện
của Việt Nam có những nét tương đồng với việc hình thành và phát triển của thị
trường điện Singapore.
Cấu trúc thị trường bán buôn – bán lẻ điện Singapore được mô tả trong hình
dưới đây:
Hình 1.2 : Cấu trúc thị trường điện Singapore
Hiện nay, toàn bộ thị trường điện Singapore do Cơ quan điều tiết quản lý thị
trường năng lượng EMA (Energy Market Authority) là đơn vị trực thuộc dưới
quyền của Bộ Công Thương Singapore, trực tiếp giám sát và quản lý các hoạt động
14
điện lực. Các khâu: Phát điện, truyền tải, vận hành thị trường điện, bán lẻ và phân
phối điện được tách bạch và thực hiện bởi các đơn vị khác nhau.
Trực thuộc quản lý của EMA có hai Tổng công ty nhằm đảm bảo Chính phủ
nắm giữ độc quyền về truyền tải cũng như an ninh hệ thống:
+ Công ty vận hành hệ thống điện (PSO): Là một đơn vị của chính phủ
quản lý (trực thuộc PSO), chịu trách nhiệm cung cấp điện năng ổn định và an ninh
hệ thống.
+ Công ty lưới điện quốc gia (SP Power Assets) sở hữu toàn bộ lưới điện
Singapore, có chức năng vận hành vào bảo dưỡng lưới điện. Trong SP có 02 công
ty trực thuộc:
Ø SP service chuyên quản lý hệ thống lưới điện phân phối, điều hành hệ
thống phân phối cho các đơn vị bán lẻ điện.
Ø Đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị trường (MSSL) bao gồm: (i) thanh
toán với khách hàng; (ii) đọc công tơ và quản lý dữ liệu đo đếm; (iii) cung cấp các
dịch vụ cho khách hàng mới; (iv) lập hóa đơn và thanh toán phí truyền tải; (v) bán
điện cho các khách hàng nhỏ và gián tiếp bán điện cho khách hàng lớn.
- Công ty vận hành thị trường điện EMC (Energy Market Company) là một
công ty cổ phần. Tuy nhiên đến năm 2019, Trung tâm giao dịch chứng khoán
Singapore - SGX sở hữu 100% cổ phần, EMA không còn tham gia quản lý EMC.
EMC được cấp phép thực hiện các chức năng điều hành thị trường điện Singapore.
EMC tương tự như một sàn giao dịch điện năng và giao dịch hợp đồng thị trường
điện, cung cấp các hệ thống CNTT phục vụ giao dịch và quản lý thị trường điện.
- Các Công ty phân phối (đơn vị bán lẻ điện - Retailer) thực hiện chức năng
bán điện cho các khách hàng (bao gồm cả khách hàng lớn thông qua sàn giao dịch
hợp đồng) và các khách hàng lẻ, hộ tiêu dùng cá nhân. Hiện tại thị trường bán lẻ
Singapore có 27 đơn vị bán lẻ điện được cấp phép để cung cấp điện cho khách
hàng, trong đó có nhiều đơn vị sở hữu nhà máy điện được gọi là Gentailer, các đơn
vị khác chỉ ký hợp đồng mua điện từ các nhà máy và bán lại cho người tiêu dùng.
Những đặc điểm nổi bật Thị trường điện của Singapore:
- Chính phủ tiếp tục nắm độc quyền về lưới truyền tải và lưới phân phối thông
qua Tổng công ty Lưới điện quốc gia Singapore (SP group), thu một mức phí cố
định với: Phí truyền tải và phí phân phối.
- Chính phủ tiếp tục nắm giữ một phần phân phối bán lẻ điện thông qua một
Công ty cung cấp dịch vụ điện năng.
- Các Công ty tham gia Thị trường có thể thực hiện cả khâu phát điện, phân
phối và bán lẻ trực tiếp tới khách hàng.
Cấu trúc Thị trường điện Singapore được hình thành bởi: Thị trường bán
buôn và Thị trường bán lẻ. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta xét đến nhưng
yếu tố của Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Singapore, để có thể từ đó rút ra những
15
kinh nghiệm cho việc hình thành và phát triển Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
của Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2017, Singapore có khoảng 27 đơn vị kinh doanh bán lẻ
điện hoạt động, trong đó Công ty MSSL (đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị
trường) là đơn vị bán lẻ mặc định, chỉ bán điện cho các khách hàng không tham
gia thị trường bán lẻ điện theo biểu giá do nhà nước quy định, không tham gia cạnh
tranh với các đơn vị bán lẻ điện khác.
Bắt đầu từ tháng 11/2018, Singapore bắt đầu triển khai thử nghiệm thị trường
điện bán lẻ cho các khách hàng nhỏ trên 4 vùng trong cả nước và chính thức vận
hành thị trường điện bán lẻ hoàn chỉnh từ tháng 5/2019 (Open Energy Market -
OEM). Trong đó tất cả các khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn:
Hình 1.3 : Thị trường điện bán lẻ Singapore
Hiện tại, khoảng 76% khách hàng dùng điện của Singapore (chủ yếu là các
đối tượng khách hàng công nghiệp, thương mại – dịch vụ và vận tải) là các đơn vị
trực tiếp mua điện từ thị trường (trực tiếp hoặc thông qua đơn vị bán lẻ). Phụ tải
còn lại là hộ tiêu dùng, thương mại.. chiếm 24% là các khách hàng không trực tiếp
thanh toán trên thị trường. 60% đã chuyển đổi mua điện từ thị trường điện cạnh
tranh hoàn chỉnh (OEM) của các đơn vị bán lẻ điện theo các gói. 40% vẫn mua từ
Tập đoàn Điện lực Singapore theo giá điều tiết của nhà nước.
16