Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở việt nam hiện nay (tt)
- 27 trang
- file .pdf
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
HÀ NỘI - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƢỜNG DUY KIÊN
Phản biện 1: ............................................................
............................................................
Phản biện 2: ............................................................
............................................................
Phản biện 3: ............................................................
............................................................
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa
là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai
đoạn hiện nay. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện
đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người
(QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp
luật bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong
công tác lập pháp.
Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước
những nhu cầu về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như
máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng
dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ,
sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể
TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên
cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai
thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống
của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ
TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn
nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015
cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn
công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web
của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn"; trung tuần tháng 3/2015,
hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng.
Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của
môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và
lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ
chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại,
mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông
tin cao". Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy đang
tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ
bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả
mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; nguy
cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông
2
quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu
(Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193
quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt
24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng
mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn
còn nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của
thực tiễn. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà
nước ta luôn ghi nhận việc bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã
mở rộng một cách toàn diện phạm vi của QRT, trong đó có bảo vệ TTCN
tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ
luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản khác có
liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật (HTPL) về bảo vệ TTCN. Mặc dù
vậy, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như:
chưa quy định thống nhất khái niệm về TTCN, chưa quy định đầy đủ các
nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy đủ giới hạn bảo vệ TTCN,
chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN một cách
hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được quy
định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ
TTCN vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định
pháp luật về bảo vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và
nhiều văn bản dưới luật, những nội dung quy định này còn chồng chéo,
mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó
khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là thành viên của nhiều cam kết
quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam kết liên quan đến bảo
vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia. Việc thiếu
những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm tính
hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam.
Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên,
vi c triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất quan điểm giải pháp
hoàn thi n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách.
Những quy định của pháp luật, một mặt phải bảo vệ TTCN của con người
song mặt khác phải đáp ứng được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước
nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính phủ điện tử, phòng
chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đặc
biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
3
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình
khoa học nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo
vệ TTCN. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận
án với nội dung: "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam hiện nay" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
2.1. Mục đích
Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc
HTPL về bảo vệ thông tin cá nhân, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật
về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất và luận chứng những quan
đểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, phân tích khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo
vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội
dung của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định
mức độ hoàn thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về
bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN
ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với
Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ
TTCN trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và
những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này.
Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các
quan điểm và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và
thực tiễn của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Vi t Nam hi n nay dưới
góc độ lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông
tin thuộc về cá nhân tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở
Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài.
- Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông
tin thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên
cứu các thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo
4
vệ TTCN mà luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà
không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản
pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố
tụng Hành chính.
- Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu
từ năm 1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực thi dân chủ,
bảo đảm QCN, QCD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để
nghiên cứu các nội dung trong đề tài. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp hệ thống, so sánh; phương pháp logic, lịch sử, thống kê;
phương pháp chuyên gia, toạ đàm. Do tính chất của từng chu o ng, từng
phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử
dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên làm chủ đạo.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo
vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Luận án bổ sung
và xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam: xây
dựng khái niệm khoa học về thông tin cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân,
pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân ở Việt Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Luận án đưa ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu chí và
yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án đánh giá
tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay về bảo vệ
TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ ra những bất
cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật về
bảo vệ TTCN đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng đó. Luận án đã
xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm QRT của con người. Những
giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những
bất cập trong thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
5
6. Ý nghĩa khoa học của Luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của
pháp luật về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp
phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng
như cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong
công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về
bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những
cơ sở đào tạo pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI LƢỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh
Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử; Bài nghiên
cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không thể
xem nh ''; Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo
mật thông tin của bệnh nhân''; Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh
trong nền kinh tế thông tin cá nhân'' Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng,
"Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng"; Bài nghiên cứu
của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm truyền thông''.
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông
tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị
Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân; Cuốn sách
Quyền tiếp cận thông tin và QRT ở Việt Nam và một số quốc gia của Thái
Thị Tuyết Dung; Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy
6
định của pháp luật Dân sự Việt Nam; Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật
đời tư, lý luận và thực tiễn; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền
Trang, Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc
bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử;
Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ thông tin
cá nhân trên mạng internet''; Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp
luật của Việt Nam và các nước trên thế giới về bảo vệ thông tin cá nhân'';
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An:
''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng
thành trẻ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh''; Bài nghiên cứu của Đinh Tiến
Dũng, ''QRT trong Hiến pháp 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp
luật''; Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương
mại điện tử theo pháp luật Việt Nam''; Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua,
"Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự: Cần được hướng
dẫn"; Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo
vệ thông tin cá nhân''; Bài nghiên cứu ''QRT của trẻ em tại Việt Nam: Cơ
sở pháp lý và tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân; Bài nghiên cứu của
Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ QRT ở Hoa Kỳ, Pháp và những kinh nghiệm
cho Việt Nam''; Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp
luật bảo vệ quyền bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam''; Bài nghiên
cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình''; Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân, ''Bảo vệ DLCN
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0''.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Cuốn sách Privacy and the
Commercial Use of Personal Information (QRT và việc sử dụng TTCN
mang tính thương mại) của Rubin, Paul H., Lenard, Thomas M; Cuốn sách
Personal Information Management (Quản lí thông tin cá nhân) của William
Jones, Jaime Teevan; Cuốn sách Understanding Privacy (Hiểu về QRT) của
Daniel J. Solove; Bài nghiên cứu ''The Right to Privacy'' (QRT) của Samuel
D. Warren; Louis D. Brandeis; Bài viết ''The Right to Information and
Privacy: Balancing Rights and Managing Conflicts'' (Quyền thông tin và
Quyền riêng tư: cân đối quyền và quản lí xung đột) của David Banisar; Bài
viết ''Property, Privacy, and Personal Data'' (Tài sản, sự riêng tư và dữ liệu
cá nhân) của Paul M. Schwartz; Bài viết ''Personal Health Information
7
Management: Consumers’ Perspectives'' (Quản lí thông tin sức khoẻ cá
nhân: triển vọng của người tiêu dùng) của Andrea Civan1, Meredith M.
Skeels1, Anna Stolyar1, Wanda Pratt; Báo cáo ''14th Report on Data
Protection and Human Rights'' (Báo cáo về Bảo vệ dữ liệu và quyền con
người lần thứ 14); Báo cáo Data Protection in the European: the role of
National Data Protection Authorities (Bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Châu Âu:
vai trò của các cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia) của European Union
Agency for Fundamental Rights.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Cuốn sách Regulating Privacy: Data Protection and Public Policy in
Europe and the United States (Điều chỉnh sự riêng tư: Bảo vệ dữ liệu và
chính sách công ở châu Âu và Hoa Kỳ, năm 1992) của Colin J. Bennett;
Cuốn sách The Right To Privacy: Gays, Lesbians, and the Constitution
Paperback (QRT: đồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp) của Vincent
Samar; Cuốn sách The Right to Privacy Paperback (QRT) của Caroline
Kennedy và Ellen Alderman; Bộ sách Law, governance and technology
series (Pháp luật, quản trị và công nghệ) của P. Casanovas, G. Sartor biên
tập; Cuốn sách The Emergence of Personal Data Protection as a
Fundamental Right of the EU (Sự xuất hiện của bảo vệ dữ liệu cá nhân như
là một quyền con người cơ bản của châu Âu) của Gloria González Fuster
Cuốn sách Reforming European Data Protection Law (Cải cách luật bảo vệ
dữ liệu châu Âu) của Paul de Hert; Cuốn sách Data Protection and
Privacy: The Age of Intelligent Machines, (QRT và bảo vệ dữ liệu: thời đại
của các loại phương tiện thông minh) của Ronald Leenes, Rosamunde van
Brakel, Serge Gutwirth, Paul De Hert; Bài nghiên cứu ''Creating Data
Protection Legislation in the United States: An Examination of Current
Legislation in the European Union, Spain, and the United States" (Lập pháp
về bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ: kiểm nghiệm lập pháp hiện tại ở Liên minh châu
Âu, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ) của Jennifer M. Myers; Bài nghiên cứu
''Personal Privacy in the Information Age: Comparison of Internet Data
Protection Regulations in the United Stats and European'' (Sự riêng tư của cá
nhân trong thời đại thông tin: So sánh các quy định bảo vệ dữ liệu mạng của
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu) của Domingo R. Tan; Bài nghiên cứu ''The
legal construction of privacy and data protection'' (Xây dựng nền tảng pháp lý
đối với vấn đề bảo vệ dữ liệu và QRT) của Raphael Gellert, Serge Gutwirht.
8
1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC
ĐƢỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Bảo vệ TTCN là nội dung được quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu mới chỉ bước
đầu đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về về bảo vệ TTCN trên thế giới cũng như Việt Nam.
1.2.2. Những nội dung cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.2.1. Về mặt lý luận
Luận án đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo
vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Luận án nghiên cứu đặc điểm, vai trò của pháp luật về bảo vệ TTCN góp
phần làm rõ tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ TTCN, những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung để HTPL Việt Nam về bảo vệ TTCN. Luận án xây
dựng hệ thống tiêu chí làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thiện của pháp
luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới HTPL
về bảo vệ TTCN.
1.2.2.1. Về mặt thực tiễn
Luận án xem xét, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của pháp luật về
bảo vệ TTCN từ năm 1946 đến nay, rút ra những thành tựu và hạn chế của
pháp luật bảo vệ TTCN ở Việt Nam, đưa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ TTCN.
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHI N CỨU
Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và ca n cứ vào các lý
thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luạ n án đạ t ra:
- Giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
Kết luận chƣơng 1
Bảo vệ TTCN là khái niệm gắn liền với các khái niệm như đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Những vấn đề này từ lâu đã được
quan tâm đề cập đến trong pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn thực hiện
pháp luật quốc gia. Việc nghiên cứu tổng thuật các tài liệu này đã mang
đến cho nghiên cứu sinh những định hướng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp bảo đảm
quyền bảo vệ TTCN nói riêng cũng như QRT.
9
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản trong pháp luật về bảo vệ thông
tin cá nhân
2.1.1.1. Khái niệm "Thông tin cá nhân"
"Thông tin cá nhân" là một thuật ngữ được sử dụng trong cuộc sống
đời thường và trong các nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh vực luật học,
"Thông tin cá nhân" là khái niệm gắn liền với QRT. Ở Việt Nam hiện nay
có khá nhiều các văn bản pháp luật có quy định về khái niệm TTCN với
những cách gọi tên khác nhau: thông tin cá nhân, thông tin riêng, bí mật
cá nhân, bí mật cá nhân của người tiêu dùng, thông tin bí mật đời tư...
Từ việc phân tích các khái niệm TTCN khác nhau và nhận định đặc
điểm của TTCN nêu trên trên tác giả xác định: Thông tin cá nhân là tất cả
những thông tin để xác định hoặc có thể xác định một người cụ thể, phân
biệt người đó với tất cả những người khác.
2.1.1.2. Khái niệm "Bảo vệ thông tin cá nhân"
Từ cách tiếp cận luật học có thể hiểu, "Bảo vệ TTCN" là việc thực
hiện các hoạt động pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các
hành vi xâm phạm đến TTCN để bảo đảm TTCN được an toàn.
2.1.1.3. Khái niệm"Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân"
Pháp luật về bảo vệ TTCN là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát
sinh giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân là công dân hoặc các cá nhân
khác; giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, nhằm bảo vệ
TTCN không bị xâm phạm một cách tuỳ tiện.
2.1.1.4. Khái ni m "Hoàn thi n pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá
nhân"
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN là việc sửa đổi, bổ sung và xây
dựng đồng bộ các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN nhằm đưa ra các
biện pháp bảo vệ TTCN một cách đầy đủ, ngăn chặn hiệu quả các hành vi
xâm hại đến TTCN; giải quyết các tranh chấp phát sinh và xử lý vi phạm về
bảo vệ TTCN; nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về bảo vệ TTCN
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN là pháp luật chuyên ngành nên nó mang
những đặc trưng riêng: pháp luật về bảo vệ TTCN ra đời khá sớm; các quy
10
định pháp luật về bảo vệ TTCN được quy định trong nhiều văn bản pháp
luật với các cấp độ khác nhau; pháp luật về bảo vệ TTCN tập trung điều
chỉnh các quan hệ xã hội về TTCN; mục đích điều chỉnh của pháp luạ t
bảo vệ TTCN là nhằm nga n chạ n các hành vi vi phạm TTCN của con
người.
2.1.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
2.1.3.1. Nhóm các quy định chung về bảo vệ thông tin cá nhân
Quy định các khái niệm: "Thông tin cá nhân; "Xử lý thông tin cá nhân".
Đề ra các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân:
Nguyên tắc bất khả xâm phạm QRT, quyền bảo vệ TTCN; nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật của các chủ thể trong việc bảo vệ TTCN; nguyên tắc
bảo vệ TTCN không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc; quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác; nguyên tắc bảo vệ TTCN có thể bị hạn
chế trong những trường hợp nhất định; nguyên tắc công khai, minh bạch
trong quản lý TTCN.
2.1.3.2. Nhóm các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể
thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN quy định quyền của chủ thể TTCN. Chủ
thể TTCN là cá nhân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Quyền và
nghĩa vụ của chủ thể thông tin cá nhân gồm: chủ thể TTCN có quyền
quyết định đối với TTCN của mình; có quyền được tiếp cận TTCN của
mình một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; có quyền yêu cầu được thực
hiện các biện pháp bảo vệ trong việc xử lý TTCN của mình; có quyền
khiếu nại, khiếu kiện và bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm
TTCN trái pháp luật.
2.1.3.3. Nhóm các quy định về quyền hạn và trách nhiệm và của
chủ thể bảo vệ thông tin cá nhân
Chủ thể bảo vệ TTCN có các nghĩa vụ: tôn trọng và giữ bí mật các
TTCN của chủ thể TTCN; thực hiện các biện pháp để bảo vệ TTCN; đáp
ứng quyền tiếp cận TTCN, các yêu cầu liên quan đến xử lý TTCN của chủ
thể TTCN; chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự, bồi thường thiệt
hại khi có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; đối với các chủ
thể là cơ quan nhà nước, bên cạnh những trách nhiệm khi xử lý TTCN, còn
có vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ TTCN tuỳ theo thẩm quyền của mình.
2.1.3.4. Nhóm các quy phạm pháp luạ t quy định các hành vi vi
phạm pháp luật và các bi n pháp ch tài
Pháp luật bảo vệ TTCN quy định các hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ TTCN. Một là, hành vi xử lý TTCN trên tất cả các phương tiện và hình
thức mà không có sự đồng ý của cá nhân đó theo các quy định cụ thể của
11
pháp luật. Hai là, hành vi xử lý TTCN không đúng trình tự, thủ tục, không
đúng mục đích hoặc xử lý các TTCN bị cấm. Với những hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ TTCN quy định các bi n pháp chế tài đối với hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ TTCN bao gồm: Xử phạt hành chính, trách nhiệm
bồi thường dân sự, trách nhiệm hình sự.
2.1.3.5. Nhóm các quy định về thi t ch bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật bảo vệ TTCN quy định vai trò bảo vệ TTCN của các cơ
quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, cơ quan tư pháp. Bên
cạnh đó, pháp luật về bảo vệ TTCN quy định cơ quan quốc gia có trách
nhiệm trong việc bảo vệ TTCN của con người.
2.1.3.6. Nhóm các quy định trình tự thủ tục giải quy t khi u nại, tố
cáo về bảo vệ thông tin cá nhân
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm, pháp luật
quy định các cách thức giải quyết khiếu nại, tố cáo khác nhau để bảo vệ
TTCN, bao gồm: hoà giải cơ sở, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tố
tụng hình sự.
2.1.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Vai trò của pháp luật về bảo vệ TTCN thể hiện ở những nội dung
sau: thứ nhất, pháp luật về bảo vệ TTCN có vai trò thể chế hoá chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về QCN, thực hiện bảo vệ thông tin cá
nhân; thứ hai, pháp luật về bảo vệ TTCN là phương tiện, công cụ để bảo
vệ TTCN của con người và ngăn ngừa sự xâm phạm TTCN; thứ ba, pháp
luật về bảo vệ TTCN tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ TTCN; thứ tư, pháp luật về bảo vệ
TTCN tạo hành lang pháp lý khi thực hiện các giao dịch cho mỗi cá nhân
cũng như Nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay; là công cụ
để Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội và mọi công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TTCN.
2.2. CÁC TI U CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.2.1. Khái niẹ m và cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh
giá mức đọ hoàn thiẹ n của pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá nhân
2.2.1.1. Khái ni m "Tiêu chí đánh giá mức đọ hoàn thi n của
pháp luạ t bảo vệ thông tin cá nhân"
"Tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật bảo vệ TTCN là
những chuẩn mực, thước đo hay là những tính chất, những dấu hiệu làm
căn cứ để dựa vào đó nhận biết, đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật
về bảo vệ TTCN là đạt hay chưa đạt, hiệu quả hay không hiệu quả".
2.2.1.2. Cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
12
hiện của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật
về bảo vệ TTCN đòi hỏi phải ca n cứ vào bản chất, vai trò, mục đích điều
chỉnh của pháp luạ t đối với các quan h xã họ i. Việc xây dựng tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN phải dựa
trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
2.2.2. Nội dung các tiêu chí đánh giá mức đọ hoàn thiẹ n của
pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá nhân
2.2.2.1. Tiêu chí về tính toàn diện của pháp luật về bảo vệ thông tin
cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN phải bảo đảm tính toàn diện. Tính toàn
diện được coi là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên để đánh giá mức độ hoàn
thiện của pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ TTCN nói riêng vì là
tiêu chuẩn có ý nghĩa "định lượng".
2.2.2.2. Tiêu chí về tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống văn
bản pháp luật về thông tin cá nhân
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật bảo vệ TTCN được hiểu là sự
phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật cả về mặt nội dung
cũng như mặt hình thức. Về mặt nội dung, pháp luật bảo vệ TTCN phải
bảo đảm sự nhất quán, thống nhất, đồng bọ với nhau, không mâu thuẫn
nhau của các quy phạm pháp luạ t và các bọ phạ n khác nhau của h
thống pháp luạ t về bảo vệ TTCN. Về mặt hình thức, các va n bản quy
phạm pháp luạ t về bảo vệ TTCN đu ợc ban hành không chỉ bảo đảm sự
thống nhất về mặt nọ i dung mà còn bảo đảm tính thứ bạ c về giá trị
pháp lý của các văn bản pháp luật.
2.2.2.3. Tiêu chí về tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân
Tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về bảo vệ TTCN thể hiện ở sự cụ
thể, rõ ràng của các quy phạm pháp luật về bảo vệ TTCN. Các quy phạm
pháp luật này đòi hỏi phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, một
nghĩa để các chủ thể có quyền và nghĩa vụ có thể nhận thức được rõ ràng
quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ TTCN, theo đó họ
được làm gì, không được làm gì, ở đâu, khi nào, làm như thế nào.
2.2.2.4. Tiêu chí về tính khả thi của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Tính khả thi của pháp luật bảo vệ TTCN thể hiện ở việc pháp luật
bảo vệ TTCN phải có tính dự báo và tính ổn định tương đối, phù hợp với
trình đọ và na ng lực của cán bộ, công chức trong các co quan thực
thi pháp luạ t, phù hợp với trình đọ va n hoá và trình độ nhận thức
pháp luật của người dân, phù hợp với điều kiện về tài chính, về điều kiện
13
cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật có thể đáp ứng được việc thực thi pháp
luật.
2.2.2.5. Tiêu chí về tính phù hợp của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN cần có nội dung phù hợp với quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng về bảo đảm QCN, QCD; phù hợp, tương
thích với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này, tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của quốc gia khác trong việc điều chỉnh bằng pháp
luật các quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ TTCN, tạo tiền đề cho
nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2.2.6. Tiêu chí về tính khoa học trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Về hình thức văn bản: pháp luật về bảo vệ TTCN phải được ban
hành đúng thẩm quyền, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, có hình thức kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý. Về kỹ thuật lập
pháp: phải tiến hành theo những nguyên tắc tối ưu, xác định một cách chính
xác cơ cấu của quy phạm pháp luật, được biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý có
tính chất rõ ràng, logic, chính xác và một nghĩa; tạo ra khả năng dự liệu
những vấn đề pháp luật thực tiễn, đảm bảo tính ổn định cao của văn bản
pháp luật.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.3.1. Yếu tố chính trị
Ở Vi t Nam, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là yếu tố ảnh
hưởng sâu rộng và trực tiếp tới việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN.
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN được thực hiện theo quan điểm,
chủ tru o ng, đường lối của Đảng Cọ ng sản Vi t Nam về quyền con
người gắn với về xây dựng và hoàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2.3.2. Yếu tố ý thức pháp luật
Đối với các chủ thể xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thông qua ý thức
pháp luật của mình các chủ thể sẽ đề ra các quy định pháp lý cụ thể về bảo
vệ TTCN theo quan điểm của họ. Đối với các chủ thể thực hiện pháp luật
bảo vệ TTCN, ý thức pháp luật của họ cũng sẽ có sự tác động ngược lại
đến những chủ thể xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đưa ra định hướng trở
lại đối với những quy định pháp lý mà các chủ thể đó đề ra.
2.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội
Trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ TTCN, sự phát triển kinh tế- xã hội với
nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh về bảo vệ TTCN từ các giao dịch dân sự,
thương mại, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ…đòi hỏi pháp
luật phải xây dựng và hoàn thiện, nguồn lực nhà nước phải đủ để đáp ứng.
14
2.3.4. Yếu tố văn hoá, lịch sử truyền thống
Quan niệm về tầm quan trọng của sự riêng tư cũng là một yếu tố tác
động đến tư duy của những nhà làm luật trong những thời kỳ lịch sử nhất
định. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN, cần
đánh giá được sự tác động của yếu tố lịch sử, văn hoá để để xây dựng các
quy định để vừa phát huy, bảo vệ được những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, đồng thời, loại bỏ, ngăn chặn những tư tưởng lạc hậu.
2.3.5. Đòi hỏi hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0
Hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi pháp luật về bảo
vệ TTCN phải đáp ứng được những vấn đề thực tiễn liên quan đến bảo vệ
TTCN trong cuộc Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều lợi
ích cũng như đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trên các phương diện
kinh tế, văn hoá, giáo dục, tài chính, nông nghiệp… bởi sự kết nối thông
tin vô cùng to lớn của nó.
2.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CÓ THỂ THAM KHẢO CHO VIẸ T NAM
2.4.1. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ
thông tin cá nhân
2.4.1.1. Pháp luật quốc t về bảo vệ thông tin cá nhân
Các văn bản pháp luật đã ghi nhận bảo vệ TTCN là QCN cơ bản và
phải có các biện pháp để bảo vệ; đã đưa ra định nghĩa thông tin/DLCN, xử
lý DLCN, đã quy định về các cơ quan độc lập bảo vệ TTCN; đã chỉ ra
nguyên tắc không được can thiệp "bất hợp pháp" hay chính là giới hạn của
quyền bảo vệ TTCN. Từ việc phân tích pháp luật quốc tế có thể đánh giá
pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN tương thích với pháp luật quốc tế
song vẫn còn những hạn chế đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải tiếp tục nội
luật hoá nội dung của quy định pháp luật quốc tế, thúc đẩy và bảo đảm
QCN, QCD ở Việt Nam.
2.4.1.2. Pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân
Bảo vệ TTCN là lĩnh vực được thực hiện tốt ở các quốc gia phát
triển, vì vậy trong nội dung này tác giả nghiên cứu pháp luật của một số
quốc gia tiêu biểu như Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. Các quốc gia
này có truyền thống và kinh nghiệm pháp luật sâu sắc về bảo vệ TTCN với
sự ra đời rất sớm của khái niệm TTCN/DLCN, những bộ luật riêng để điều
chỉnh hoặc những phương thức bảo vệ hữu hiệu đối với TTCN. Bên cạnh
đó tác giả cũng nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở Trung Quốc là
15
quốc gia có hệ thống pháp luật khá tương đồng với Việt Nam từ đó làm cơ
sở so sánh, đối chiếu và rút ra kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
2.4.2. Những giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam
Qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia nêu trên, có thể nhận
thấy pháp luật bảo vệ TTCN được hình thành khá sớm, được chú trọng sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện để bảo vệ TTCN của con người. Việt Nam
có thể vận dụng được một số kinh nghiệm sau:
- Hiến định bảo vệ TTCN trong Hiến pháp và quy định cụ thể trong
pháp luật chuyên ngành.
- Xây dựng, hoàn thiện những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo
vệ TTCN/DLCN.
- Quy định về xây dựng, hoàn thiện cơ quan quốc gia về bảo vệ
TTCN/DLCN.
Kết luận chƣơng 2
Luận án tập trung phân tích làm rõ các khái niệm: TTCN, bảo vệ
TTCN, từ đó xây dựng khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp
luật về bảo vệ TTCN; đưa ra khái niệm HTPL về bảo vệ TTCN, đề ra các
tiêu chí và nểu lên các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ TTCN.
Chƣơng 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN
CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Theo dòng chảy lịch sử, sự hình thành và phát triển của pháp luật về
bảo vệ TTCN ở Việt Nam không tách rời các điều kiện về chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hoá của quốc gia cũng như xu thế phát triển của quốc tế. Lịch
sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ TTCN chia thành các giai
đoạn trước thời kỳ đổi mới từ 1945-1986 và sau đổi mới từ 1986 đến nay.
3.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân giai đoạn 1946 - 1986
Pháp luật Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập đến năm
1986 là quá trình xây dựng và hoàn thiện từ bước đầu sơ khai trong những
cuộc kháng chiến đến thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn
16
và thách thức. Pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam trước những năm
1986 mới chỉ quy định bảo vệ TTCN như là một nguyên tắc quan trọng
trong pháp luật, các nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;
khái niệm, phạm vi giới hạn của TTCN, trình tự thủ tục, chế tài xử lý vi
phạm bảo vệ TTCN chưa được quy định trong pháp luật.
3.1.2. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân giai đoạn 1986 - nay
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 30 năm, với nhiều thành tựu
to lớn trên mọi phương diện, pháp luật Việt Nam có những bước phát
triển, đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước và xã hội. Mặc dù vậy, các quy
định pháp luật này vẫn còn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác
nhau, tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật vẫn
còn tồn tại; các quy định của pháp luật chưa dự liệu hết được các quan hệ
xã hội phát sinh trong bảo vệ TTCN.
3.2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
3.2.1. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
3.2.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam đã thể hiện
tính phù hợp khi thể ch hóa quan điểm của Đảng, phù hợp với các công
u ớc, điều u ớc quốc t mà Vi t Nam tham gia về bảo vệ thông tin cá nhân
Việt Nam đã gia nhập các ĐƯQT quan trọng về QCN vào đầu những
năm 80 của Thế kỷ XX, ngay thời điểm đủ điều kiện tham gia các CƯQT
về QCN sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977. Với quy
định tại Điều 21 trong Hiến pháp 2013 và một số văn bản pháp luật cơ bản,
bảo vệ TTCN đã được ghi nhận ở Việt Nam tương thích và phù hợp với
các quy định của CƯQT về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Bình
luận chung số 16 của Uỷ ban Nhân quyền về QRT.
3.2.1.2 Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam đã quy
định và điều chỉnh những vấn đề cơ bản về bảo vệ thông tin cá nhân
Tính cụ thể hoá, tính toàn diện, tính khả thi, tính phù hợp của pháp
luật về bảo vệ TTCN đã bước đầu được thể hiện trong việc đưa ra khái
niệm về TTCN, các nguyên tắc bảo vệ TTCN, quyền và nghĩa vụ của chủ
thể TTCN và chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ TTCN, quy định trách nhiệm của
cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
3.2.1.3. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân bước đầu đã thể hiện
được tính cụ thể trong việc xây dựng một số phương thức, trình tự thủ
tục để bảo vệ thông tin cá nhân, quy định ch tài xử phạt với các hành vi
17
vi phạm pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ TTCN đã chỉ ra một số phương thức cụ
thể để bảo vệ TTCN. Trách nhiệm bảo vệ TTCN của công dân và của mọi
người trước hết thuộc về Nhà nước. Nhà nước quy định các phương thức
để bảo vệ TTCN.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ TTCN chỉ ra một số giới hạn trong bảo vệ
TTCN. Cùng với quy định cấm và nguyên tắc giữ bí mật đối với TTCN thì
pháp luật cũng có những quy định về việc thu thập, sử dụng, lưu trữ, cung
cấp, chia sẻ… các TTCN của các chủ thể TTCN, được gọi là Xử lý TTCN.
Thứ ba, pháp luật về bảo vệ TTCN đã bước đầu thống nhất nguyên
tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN, quy định những hành vi vi
phạm và xây dựng chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm cụ thể.
3.2.2. Nguyên nhân đạt đƣợc những thành tựu của pháp luật về
bảo vệ thông tin cá nhân
Những thành tựu đã đạt được của pháp luật về bảo vệ TTCN nêu trên
là do những nguyên nhân sau: Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan
điểm tôn trọng và bảo đảm QCN; sự đổi mới trong tư duy, nhận thức của
Đảng và Nhà nước cũng như nhận thức của người dân về vai trò của pháp
luật trong quản lý đất nước đã nâng cao được ý thức tôn trọng và bảo vệ
TTCN; thành tựu đổi mới đã tạo ra nguồn lực cho việc nghiên cứu rà soát,
sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy phạm pháp luật mới trong đó có
pháp luật về bảo vệ TTCN; nội luật hoá các CƯQT vào pháp luật Việt
Nam vừa là nghĩa vụ, vừa là nhu cầu đồng thời có tiếp thu một cách chọn
lọc những thành tựu và kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật về bảo vệ
TTCN của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
3.3. HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN
CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam hiện nay
3.3.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính toàn
diện khi chưa dự liệu đầy đủ các hành vi vi phạm
Pháp luật về bảo vệ TTCN còn thiếu quy định về hành vi mua bán
TTCN trong các lĩnh vực khác nhau; thiếu các quy định về bảo vệ TTCN
trên môi trường internet; thiếu các quy định về hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ TTCN trong lĩnh vực giáo dục; thiếu các quy định bảo vệ TTCN
trong lĩnh vực hành chính - tư pháp; thiếu các quy định bảo vệ TTCN
18
trong lĩnh vực Y tế; thiếu các quy định bảo vệ TTCN trong lĩnh vực Kinh
doanh; thiếu quy định bảo vệ TTCN của trẻ em và nhóm xã hội dễ bị tổn
thương khác.
3.3.1.2. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính khoa
học trong cách thức quy định điều luật
Cách thức quy định của luật dẫn tới TTCN có thể bị tiết lộ khi cung
cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Quy định về "xét xử kín" đối với người chưa
thành niên phạm tội còn chưa bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật TTCN.
3.3.1.3. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính đồng bộ,
thi u tính thống nhất trong quy định về khái niệm thông tin cá nhân, về
tính thứ bậc của các văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật hiện hành chưa bảo đảm tính thống nhất về
mặt nội dung khi đưa ra khái niệm TTCN dẫn đến khó hiểu và khó áp
dụng pháp luật về bảo vệ TTCN. Về mặt hình thức, tính thứ bậc của các
văn bản pháp luật bảo vệ TTCN chưa bảo đảm tính thống nhất, tình trạng
văn bản pháp luật ở dưới mâu thuẫn và không tuân thủ văn bản pháp luật ở
trên, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ TTCN đã diễn ra
trong thực tế.
3.3.1.4. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính cụ thể,
rõ ràng trong quy định về xử lý thông tin cá nhân, phương thức, trình tự
thủ tục bảo vệ thông tin cá nhân, thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông
tin cá nhân của cơ quan Nhà nước, điều kiện xử lý thông tin cá nhân
Một là, thiếu quy định cụ thể về xử lý TTCN. Các quy định này
thường nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và chủ yếu trong
lĩnh vực giao dịch thương mại, viễn thông và một vài điều luật trong Hình
sự và Tố tụng Hình sự. Các căn cứ giới hạn trong các văn bản luật thường
dẫn chiếu đến quy định: "quy định khác liên quan" hoặc: "trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác". Hai là, thiếu quy định cụ thể về phương thức,
trình tự thủ tục bảo vệ TTCN. Các văn bản pháp luật hiện hành mới đưa ra
được một số phương thức bảo vệ TTCN, nhưng trong bối cảnh phát triển
vượt bậc của CNTT thời đại công nghiệp 4.0 thì các phương thức như lưu
trữ hồ sơ, mã hoá thông tin, sử dụng mật mã vẫn chưa thực sự đủ đáp ứng
việc bảo vệ TTCN. Các văn bản pháp luật chưa đưa ra một cách đầy đủ
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
HÀ NỘI - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƢỜNG DUY KIÊN
Phản biện 1: ............................................................
............................................................
Phản biện 2: ............................................................
............................................................
Phản biện 3: ............................................................
............................................................
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa
là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai
đoạn hiện nay. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện
đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người
(QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp
luật bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong
công tác lập pháp.
Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước
những nhu cầu về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như
máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng
dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ,
sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể
TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên
cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai
thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống
của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ
TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn
nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015
cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn
công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web
của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn"; trung tuần tháng 3/2015,
hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng.
Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của
môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và
lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ
chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại,
mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông
tin cao". Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy đang
tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ
bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả
mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; nguy
cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông
2
quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu
(Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193
quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt
24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng
mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn
còn nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của
thực tiễn. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà
nước ta luôn ghi nhận việc bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã
mở rộng một cách toàn diện phạm vi của QRT, trong đó có bảo vệ TTCN
tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ
luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng dân sự
(BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản khác có
liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật (HTPL) về bảo vệ TTCN. Mặc dù
vậy, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như:
chưa quy định thống nhất khái niệm về TTCN, chưa quy định đầy đủ các
nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy đủ giới hạn bảo vệ TTCN,
chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN một cách
hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được quy
định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ
TTCN vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định
pháp luật về bảo vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và
nhiều văn bản dưới luật, những nội dung quy định này còn chồng chéo,
mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó
khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là thành viên của nhiều cam kết
quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam kết liên quan đến bảo
vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia. Việc thiếu
những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm tính
hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam.
Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên,
vi c triển khai nghiên cứu thực trạng và đề xuất quan điểm giải pháp
hoàn thi n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách.
Những quy định của pháp luật, một mặt phải bảo vệ TTCN của con người
song mặt khác phải đáp ứng được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước
nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính phủ điện tử, phòng
chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đặc
biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
3
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình
khoa học nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo
vệ TTCN. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận
án với nội dung: "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam hiện nay" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án
2.1. Mục đích
Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc
HTPL về bảo vệ thông tin cá nhân, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật
về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất và luận chứng những quan
đểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, phân tích khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo
vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội
dung của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định
mức độ hoàn thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về
bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN
ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với
Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ
TTCN trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và
những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này.
Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các
quan điểm và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và
thực tiễn của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Vi t Nam hi n nay dưới
góc độ lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông
tin thuộc về cá nhân tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở
Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài.
- Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông
tin thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên
cứu các thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo
4
vệ TTCN mà luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà
không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản
pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố
tụng Hành chính.
- Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu
từ năm 1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho
đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực thi dân chủ,
bảo đảm QCN, QCD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để
nghiên cứu các nội dung trong đề tài. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp hệ thống, so sánh; phương pháp logic, lịch sử, thống kê;
phương pháp chuyên gia, toạ đàm. Do tính chất của từng chu o ng, từng
phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử
dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên làm chủ đạo.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo
vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Luận án bổ sung
và xây dựng cơ sở lý luận về pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam: xây
dựng khái niệm khoa học về thông tin cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân,
pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân ở Việt Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Luận án đưa ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu chí và
yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án đánh giá
tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay về bảo vệ
TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ ra những bất
cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật về
bảo vệ TTCN đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng đó. Luận án đã
xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm QRT của con người. Những
giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những
bất cập trong thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
5
6. Ý nghĩa khoa học của Luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của
pháp luật về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp
phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng
như cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong
công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về
bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những
cơ sở đào tạo pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI LƢỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh
Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử; Bài nghiên
cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không thể
xem nh ''; Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo
mật thông tin của bệnh nhân''; Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh
trong nền kinh tế thông tin cá nhân'' Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng,
"Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng"; Bài nghiên cứu
của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm truyền thông''.
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông
tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị
Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân; Cuốn sách
Quyền tiếp cận thông tin và QRT ở Việt Nam và một số quốc gia của Thái
Thị Tuyết Dung; Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy
6
định của pháp luật Dân sự Việt Nam; Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật
đời tư, lý luận và thực tiễn; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền
Trang, Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc
bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử;
Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ thông tin
cá nhân trên mạng internet''; Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp
luật của Việt Nam và các nước trên thế giới về bảo vệ thông tin cá nhân'';
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An:
''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng
thành trẻ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh''; Bài nghiên cứu của Đinh Tiến
Dũng, ''QRT trong Hiến pháp 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp
luật''; Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương
mại điện tử theo pháp luật Việt Nam''; Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua,
"Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự: Cần được hướng
dẫn"; Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo
vệ thông tin cá nhân''; Bài nghiên cứu ''QRT của trẻ em tại Việt Nam: Cơ
sở pháp lý và tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân; Bài nghiên cứu của
Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ QRT ở Hoa Kỳ, Pháp và những kinh nghiệm
cho Việt Nam''; Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp
luật bảo vệ quyền bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam''; Bài nghiên
cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình''; Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân, ''Bảo vệ DLCN
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0''.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Có thể kể đến các công trình sau: Cuốn sách Privacy and the
Commercial Use of Personal Information (QRT và việc sử dụng TTCN
mang tính thương mại) của Rubin, Paul H., Lenard, Thomas M; Cuốn sách
Personal Information Management (Quản lí thông tin cá nhân) của William
Jones, Jaime Teevan; Cuốn sách Understanding Privacy (Hiểu về QRT) của
Daniel J. Solove; Bài nghiên cứu ''The Right to Privacy'' (QRT) của Samuel
D. Warren; Louis D. Brandeis; Bài viết ''The Right to Information and
Privacy: Balancing Rights and Managing Conflicts'' (Quyền thông tin và
Quyền riêng tư: cân đối quyền và quản lí xung đột) của David Banisar; Bài
viết ''Property, Privacy, and Personal Data'' (Tài sản, sự riêng tư và dữ liệu
cá nhân) của Paul M. Schwartz; Bài viết ''Personal Health Information
7
Management: Consumers’ Perspectives'' (Quản lí thông tin sức khoẻ cá
nhân: triển vọng của người tiêu dùng) của Andrea Civan1, Meredith M.
Skeels1, Anna Stolyar1, Wanda Pratt; Báo cáo ''14th Report on Data
Protection and Human Rights'' (Báo cáo về Bảo vệ dữ liệu và quyền con
người lần thứ 14); Báo cáo Data Protection in the European: the role of
National Data Protection Authorities (Bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Châu Âu:
vai trò của các cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia) của European Union
Agency for Fundamental Rights.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Cuốn sách Regulating Privacy: Data Protection and Public Policy in
Europe and the United States (Điều chỉnh sự riêng tư: Bảo vệ dữ liệu và
chính sách công ở châu Âu và Hoa Kỳ, năm 1992) của Colin J. Bennett;
Cuốn sách The Right To Privacy: Gays, Lesbians, and the Constitution
Paperback (QRT: đồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp) của Vincent
Samar; Cuốn sách The Right to Privacy Paperback (QRT) của Caroline
Kennedy và Ellen Alderman; Bộ sách Law, governance and technology
series (Pháp luật, quản trị và công nghệ) của P. Casanovas, G. Sartor biên
tập; Cuốn sách The Emergence of Personal Data Protection as a
Fundamental Right of the EU (Sự xuất hiện của bảo vệ dữ liệu cá nhân như
là một quyền con người cơ bản của châu Âu) của Gloria González Fuster
Cuốn sách Reforming European Data Protection Law (Cải cách luật bảo vệ
dữ liệu châu Âu) của Paul de Hert; Cuốn sách Data Protection and
Privacy: The Age of Intelligent Machines, (QRT và bảo vệ dữ liệu: thời đại
của các loại phương tiện thông minh) của Ronald Leenes, Rosamunde van
Brakel, Serge Gutwirth, Paul De Hert; Bài nghiên cứu ''Creating Data
Protection Legislation in the United States: An Examination of Current
Legislation in the European Union, Spain, and the United States" (Lập pháp
về bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ: kiểm nghiệm lập pháp hiện tại ở Liên minh châu
Âu, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ) của Jennifer M. Myers; Bài nghiên cứu
''Personal Privacy in the Information Age: Comparison of Internet Data
Protection Regulations in the United Stats and European'' (Sự riêng tư của cá
nhân trong thời đại thông tin: So sánh các quy định bảo vệ dữ liệu mạng của
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu) của Domingo R. Tan; Bài nghiên cứu ''The
legal construction of privacy and data protection'' (Xây dựng nền tảng pháp lý
đối với vấn đề bảo vệ dữ liệu và QRT) của Raphael Gellert, Serge Gutwirht.
8
1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC
ĐƢỢC NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Bảo vệ TTCN là nội dung được quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu mới chỉ bước
đầu đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về về bảo vệ TTCN trên thế giới cũng như Việt Nam.
1.2.2. Những nội dung cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.2.1. Về mặt lý luận
Luận án đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo
vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Luận án nghiên cứu đặc điểm, vai trò của pháp luật về bảo vệ TTCN góp
phần làm rõ tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ TTCN, những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung để HTPL Việt Nam về bảo vệ TTCN. Luận án xây
dựng hệ thống tiêu chí làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thiện của pháp
luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới HTPL
về bảo vệ TTCN.
1.2.2.1. Về mặt thực tiễn
Luận án xem xét, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của pháp luật về
bảo vệ TTCN từ năm 1946 đến nay, rút ra những thành tựu và hạn chế của
pháp luật bảo vệ TTCN ở Việt Nam, đưa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ TTCN.
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHI N CỨU
Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và ca n cứ vào các lý
thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luạ n án đạ t ra:
- Giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
Kết luận chƣơng 1
Bảo vệ TTCN là khái niệm gắn liền với các khái niệm như đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Những vấn đề này từ lâu đã được
quan tâm đề cập đến trong pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn thực hiện
pháp luật quốc gia. Việc nghiên cứu tổng thuật các tài liệu này đã mang
đến cho nghiên cứu sinh những định hướng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp bảo đảm
quyền bảo vệ TTCN nói riêng cũng như QRT.
9
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản trong pháp luật về bảo vệ thông
tin cá nhân
2.1.1.1. Khái niệm "Thông tin cá nhân"
"Thông tin cá nhân" là một thuật ngữ được sử dụng trong cuộc sống
đời thường và trong các nghiên cứu khoa học. Trong lĩnh vực luật học,
"Thông tin cá nhân" là khái niệm gắn liền với QRT. Ở Việt Nam hiện nay
có khá nhiều các văn bản pháp luật có quy định về khái niệm TTCN với
những cách gọi tên khác nhau: thông tin cá nhân, thông tin riêng, bí mật
cá nhân, bí mật cá nhân của người tiêu dùng, thông tin bí mật đời tư...
Từ việc phân tích các khái niệm TTCN khác nhau và nhận định đặc
điểm của TTCN nêu trên trên tác giả xác định: Thông tin cá nhân là tất cả
những thông tin để xác định hoặc có thể xác định một người cụ thể, phân
biệt người đó với tất cả những người khác.
2.1.1.2. Khái niệm "Bảo vệ thông tin cá nhân"
Từ cách tiếp cận luật học có thể hiểu, "Bảo vệ TTCN" là việc thực
hiện các hoạt động pháp luật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các
hành vi xâm phạm đến TTCN để bảo đảm TTCN được an toàn.
2.1.1.3. Khái niệm"Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân"
Pháp luật về bảo vệ TTCN là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh quan hệ xã hội phát
sinh giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân là công dân hoặc các cá nhân
khác; giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức, nhằm bảo vệ
TTCN không bị xâm phạm một cách tuỳ tiện.
2.1.1.4. Khái ni m "Hoàn thi n pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá
nhân"
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN là việc sửa đổi, bổ sung và xây
dựng đồng bộ các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN nhằm đưa ra các
biện pháp bảo vệ TTCN một cách đầy đủ, ngăn chặn hiệu quả các hành vi
xâm hại đến TTCN; giải quyết các tranh chấp phát sinh và xử lý vi phạm về
bảo vệ TTCN; nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về bảo vệ TTCN
2.1.2. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN là pháp luật chuyên ngành nên nó mang
những đặc trưng riêng: pháp luật về bảo vệ TTCN ra đời khá sớm; các quy
10
định pháp luật về bảo vệ TTCN được quy định trong nhiều văn bản pháp
luật với các cấp độ khác nhau; pháp luật về bảo vệ TTCN tập trung điều
chỉnh các quan hệ xã hội về TTCN; mục đích điều chỉnh của pháp luạ t
bảo vệ TTCN là nhằm nga n chạ n các hành vi vi phạm TTCN của con
người.
2.1.3. Nội dung pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
2.1.3.1. Nhóm các quy định chung về bảo vệ thông tin cá nhân
Quy định các khái niệm: "Thông tin cá nhân; "Xử lý thông tin cá nhân".
Đề ra các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân:
Nguyên tắc bất khả xâm phạm QRT, quyền bảo vệ TTCN; nguyên tắc bình
đẳng trước pháp luật của các chủ thể trong việc bảo vệ TTCN; nguyên tắc
bảo vệ TTCN không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc; quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác; nguyên tắc bảo vệ TTCN có thể bị hạn
chế trong những trường hợp nhất định; nguyên tắc công khai, minh bạch
trong quản lý TTCN.
2.1.3.2. Nhóm các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể
thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN quy định quyền của chủ thể TTCN. Chủ
thể TTCN là cá nhân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Quyền và
nghĩa vụ của chủ thể thông tin cá nhân gồm: chủ thể TTCN có quyền
quyết định đối với TTCN của mình; có quyền được tiếp cận TTCN của
mình một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời; có quyền yêu cầu được thực
hiện các biện pháp bảo vệ trong việc xử lý TTCN của mình; có quyền
khiếu nại, khiếu kiện và bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm
TTCN trái pháp luật.
2.1.3.3. Nhóm các quy định về quyền hạn và trách nhiệm và của
chủ thể bảo vệ thông tin cá nhân
Chủ thể bảo vệ TTCN có các nghĩa vụ: tôn trọng và giữ bí mật các
TTCN của chủ thể TTCN; thực hiện các biện pháp để bảo vệ TTCN; đáp
ứng quyền tiếp cận TTCN, các yêu cầu liên quan đến xử lý TTCN của chủ
thể TTCN; chịu trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự, bồi thường thiệt
hại khi có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; đối với các chủ
thể là cơ quan nhà nước, bên cạnh những trách nhiệm khi xử lý TTCN, còn
có vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ TTCN tuỳ theo thẩm quyền của mình.
2.1.3.4. Nhóm các quy phạm pháp luạ t quy định các hành vi vi
phạm pháp luật và các bi n pháp ch tài
Pháp luật bảo vệ TTCN quy định các hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ TTCN. Một là, hành vi xử lý TTCN trên tất cả các phương tiện và hình
thức mà không có sự đồng ý của cá nhân đó theo các quy định cụ thể của
11
pháp luật. Hai là, hành vi xử lý TTCN không đúng trình tự, thủ tục, không
đúng mục đích hoặc xử lý các TTCN bị cấm. Với những hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ TTCN quy định các bi n pháp chế tài đối với hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ TTCN bao gồm: Xử phạt hành chính, trách nhiệm
bồi thường dân sự, trách nhiệm hình sự.
2.1.3.5. Nhóm các quy định về thi t ch bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật bảo vệ TTCN quy định vai trò bảo vệ TTCN của các cơ
quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, cơ quan tư pháp. Bên
cạnh đó, pháp luật về bảo vệ TTCN quy định cơ quan quốc gia có trách
nhiệm trong việc bảo vệ TTCN của con người.
2.1.3.6. Nhóm các quy định trình tự thủ tục giải quy t khi u nại, tố
cáo về bảo vệ thông tin cá nhân
Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của các hành vi vi phạm, pháp luật
quy định các cách thức giải quyết khiếu nại, tố cáo khác nhau để bảo vệ
TTCN, bao gồm: hoà giải cơ sở, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, tố
tụng hình sự.
2.1.4. Vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Vai trò của pháp luật về bảo vệ TTCN thể hiện ở những nội dung
sau: thứ nhất, pháp luật về bảo vệ TTCN có vai trò thể chế hoá chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về QCN, thực hiện bảo vệ thông tin cá
nhân; thứ hai, pháp luật về bảo vệ TTCN là phương tiện, công cụ để bảo
vệ TTCN của con người và ngăn ngừa sự xâm phạm TTCN; thứ ba, pháp
luật về bảo vệ TTCN tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ TTCN; thứ tư, pháp luật về bảo vệ
TTCN tạo hành lang pháp lý khi thực hiện các giao dịch cho mỗi cá nhân
cũng như Nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay; là công cụ
để Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức xã hội và mọi công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TTCN.
2.2. CÁC TI U CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.2.1. Khái niẹ m và cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh
giá mức đọ hoàn thiẹ n của pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá nhân
2.2.1.1. Khái ni m "Tiêu chí đánh giá mức đọ hoàn thi n của
pháp luạ t bảo vệ thông tin cá nhân"
"Tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật bảo vệ TTCN là
những chuẩn mực, thước đo hay là những tính chất, những dấu hiệu làm
căn cứ để dựa vào đó nhận biết, đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật
về bảo vệ TTCN là đạt hay chưa đạt, hiệu quả hay không hiệu quả".
2.2.1.2. Cơ sở của việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
12
hiện của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật
về bảo vệ TTCN đòi hỏi phải ca n cứ vào bản chất, vai trò, mục đích điều
chỉnh của pháp luạ t đối với các quan h xã họ i. Việc xây dựng tiêu
chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN phải dựa
trên cơ sở lý luận và thực tiễn.
2.2.2. Nội dung các tiêu chí đánh giá mức đọ hoàn thiẹ n của
pháp luạ t về bảo vệ thông tin cá nhân
2.2.2.1. Tiêu chí về tính toàn diện của pháp luật về bảo vệ thông tin
cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN phải bảo đảm tính toàn diện. Tính toàn
diện được coi là tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên để đánh giá mức độ hoàn
thiện của pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ TTCN nói riêng vì là
tiêu chuẩn có ý nghĩa "định lượng".
2.2.2.2. Tiêu chí về tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống văn
bản pháp luật về thông tin cá nhân
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật bảo vệ TTCN được hiểu là sự
phù hợp, sự đồng bộ trong các quy định của pháp luật cả về mặt nội dung
cũng như mặt hình thức. Về mặt nội dung, pháp luật bảo vệ TTCN phải
bảo đảm sự nhất quán, thống nhất, đồng bọ với nhau, không mâu thuẫn
nhau của các quy phạm pháp luạ t và các bọ phạ n khác nhau của h
thống pháp luạ t về bảo vệ TTCN. Về mặt hình thức, các va n bản quy
phạm pháp luạ t về bảo vệ TTCN đu ợc ban hành không chỉ bảo đảm sự
thống nhất về mặt nọ i dung mà còn bảo đảm tính thứ bạ c về giá trị
pháp lý của các văn bản pháp luật.
2.2.2.3. Tiêu chí về tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân
Tính cụ thể, rõ ràng của pháp luật về bảo vệ TTCN thể hiện ở sự cụ
thể, rõ ràng của các quy phạm pháp luật về bảo vệ TTCN. Các quy phạm
pháp luật này đòi hỏi phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, một
nghĩa để các chủ thể có quyền và nghĩa vụ có thể nhận thức được rõ ràng
quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ TTCN, theo đó họ
được làm gì, không được làm gì, ở đâu, khi nào, làm như thế nào.
2.2.2.4. Tiêu chí về tính khả thi của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Tính khả thi của pháp luật bảo vệ TTCN thể hiện ở việc pháp luật
bảo vệ TTCN phải có tính dự báo và tính ổn định tương đối, phù hợp với
trình đọ và na ng lực của cán bộ, công chức trong các co quan thực
thi pháp luạ t, phù hợp với trình đọ va n hoá và trình độ nhận thức
pháp luật của người dân, phù hợp với điều kiện về tài chính, về điều kiện
13
cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật có thể đáp ứng được việc thực thi pháp
luật.
2.2.2.5. Tiêu chí về tính phù hợp của pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Pháp luật về bảo vệ TTCN cần có nội dung phù hợp với quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng về bảo đảm QCN, QCD; phù hợp, tương
thích với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế trong lĩnh vực này, tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của quốc gia khác trong việc điều chỉnh bằng pháp
luật các quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ TTCN, tạo tiền đề cho
nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2.2.6. Tiêu chí về tính khoa học trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Về hình thức văn bản: pháp luật về bảo vệ TTCN phải được ban
hành đúng thẩm quyền, quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, có hình thức kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý. Về kỹ thuật lập
pháp: phải tiến hành theo những nguyên tắc tối ưu, xác định một cách chính
xác cơ cấu của quy phạm pháp luật, được biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý có
tính chất rõ ràng, logic, chính xác và một nghĩa; tạo ra khả năng dự liệu
những vấn đề pháp luật thực tiễn, đảm bảo tính ổn định cao của văn bản
pháp luật.
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.3.1. Yếu tố chính trị
Ở Vi t Nam, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là yếu tố ảnh
hưởng sâu rộng và trực tiếp tới việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN.
Việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN được thực hiện theo quan điểm,
chủ tru o ng, đường lối của Đảng Cọ ng sản Vi t Nam về quyền con
người gắn với về xây dựng và hoàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2.3.2. Yếu tố ý thức pháp luật
Đối với các chủ thể xây dựng, hoàn thiện pháp luật, thông qua ý thức
pháp luật của mình các chủ thể sẽ đề ra các quy định pháp lý cụ thể về bảo
vệ TTCN theo quan điểm của họ. Đối với các chủ thể thực hiện pháp luật
bảo vệ TTCN, ý thức pháp luật của họ cũng sẽ có sự tác động ngược lại
đến những chủ thể xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đưa ra định hướng trở
lại đối với những quy định pháp lý mà các chủ thể đó đề ra.
2.3.3. Yếu tố kinh tế - xã hội
Trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ TTCN, sự phát triển kinh tế- xã hội với
nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh về bảo vệ TTCN từ các giao dịch dân sự,
thương mại, kinh doanh, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ…đòi hỏi pháp
luật phải xây dựng và hoàn thiện, nguồn lực nhà nước phải đủ để đáp ứng.
14
2.3.4. Yếu tố văn hoá, lịch sử truyền thống
Quan niệm về tầm quan trọng của sự riêng tư cũng là một yếu tố tác
động đến tư duy của những nhà làm luật trong những thời kỳ lịch sử nhất
định. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN, cần
đánh giá được sự tác động của yếu tố lịch sử, văn hoá để để xây dựng các
quy định để vừa phát huy, bảo vệ được những giá trị văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, đồng thời, loại bỏ, ngăn chặn những tư tưởng lạc hậu.
2.3.5. Đòi hỏi hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0
Hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi pháp luật về bảo
vệ TTCN phải đáp ứng được những vấn đề thực tiễn liên quan đến bảo vệ
TTCN trong cuộc Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều lợi
ích cũng như đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trên các phương diện
kinh tế, văn hoá, giáo dục, tài chính, nông nghiệp… bởi sự kết nối thông
tin vô cùng to lớn của nó.
2.4. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CÓ THỂ THAM KHẢO CHO VIẸ T NAM
2.4.1. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ
thông tin cá nhân
2.4.1.1. Pháp luật quốc t về bảo vệ thông tin cá nhân
Các văn bản pháp luật đã ghi nhận bảo vệ TTCN là QCN cơ bản và
phải có các biện pháp để bảo vệ; đã đưa ra định nghĩa thông tin/DLCN, xử
lý DLCN, đã quy định về các cơ quan độc lập bảo vệ TTCN; đã chỉ ra
nguyên tắc không được can thiệp "bất hợp pháp" hay chính là giới hạn của
quyền bảo vệ TTCN. Từ việc phân tích pháp luật quốc tế có thể đánh giá
pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN tương thích với pháp luật quốc tế
song vẫn còn những hạn chế đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải tiếp tục nội
luật hoá nội dung của quy định pháp luật quốc tế, thúc đẩy và bảo đảm
QCN, QCD ở Việt Nam.
2.4.1.2. Pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân
Bảo vệ TTCN là lĩnh vực được thực hiện tốt ở các quốc gia phát
triển, vì vậy trong nội dung này tác giả nghiên cứu pháp luật của một số
quốc gia tiêu biểu như Thuỵ Điển, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. Các quốc gia
này có truyền thống và kinh nghiệm pháp luật sâu sắc về bảo vệ TTCN với
sự ra đời rất sớm của khái niệm TTCN/DLCN, những bộ luật riêng để điều
chỉnh hoặc những phương thức bảo vệ hữu hiệu đối với TTCN. Bên cạnh
đó tác giả cũng nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở Trung Quốc là
15
quốc gia có hệ thống pháp luật khá tương đồng với Việt Nam từ đó làm cơ
sở so sánh, đối chiếu và rút ra kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này.
2.4.2. Những giá trị tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật
về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam
Qua nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia nêu trên, có thể nhận
thấy pháp luật bảo vệ TTCN được hình thành khá sớm, được chú trọng sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện để bảo vệ TTCN của con người. Việt Nam
có thể vận dụng được một số kinh nghiệm sau:
- Hiến định bảo vệ TTCN trong Hiến pháp và quy định cụ thể trong
pháp luật chuyên ngành.
- Xây dựng, hoàn thiện những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo
vệ TTCN/DLCN.
- Quy định về xây dựng, hoàn thiện cơ quan quốc gia về bảo vệ
TTCN/DLCN.
Kết luận chƣơng 2
Luận án tập trung phân tích làm rõ các khái niệm: TTCN, bảo vệ
TTCN, từ đó xây dựng khái niệm, nội dung, đặc điểm, vai trò của pháp
luật về bảo vệ TTCN; đưa ra khái niệm HTPL về bảo vệ TTCN, đề ra các
tiêu chí và nểu lên các yếu tố ảnh hưởng đến hoàn thiện pháp luật về bảo
vệ TTCN.
Chƣơng 3
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN
CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Theo dòng chảy lịch sử, sự hình thành và phát triển của pháp luật về
bảo vệ TTCN ở Việt Nam không tách rời các điều kiện về chính trị, kinh tế,
xã hội và văn hoá của quốc gia cũng như xu thế phát triển của quốc tế. Lịch
sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo vệ TTCN chia thành các giai
đoạn trước thời kỳ đổi mới từ 1945-1986 và sau đổi mới từ 1986 đến nay.
3.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân giai đoạn 1946 - 1986
Pháp luật Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập đến năm
1986 là quá trình xây dựng và hoàn thiện từ bước đầu sơ khai trong những
cuộc kháng chiến đến thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn
16
và thách thức. Pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam trước những năm
1986 mới chỉ quy định bảo vệ TTCN như là một nguyên tắc quan trọng
trong pháp luật, các nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể;
khái niệm, phạm vi giới hạn của TTCN, trình tự thủ tục, chế tài xử lý vi
phạm bảo vệ TTCN chưa được quy định trong pháp luật.
3.1.2. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân giai đoạn 1986 - nay
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 30 năm, với nhiều thành tựu
to lớn trên mọi phương diện, pháp luật Việt Nam có những bước phát
triển, đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước và xã hội. Mặc dù vậy, các quy
định pháp luật này vẫn còn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác
nhau, tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật vẫn
còn tồn tại; các quy định của pháp luật chưa dự liệu hết được các quan hệ
xã hội phát sinh trong bảo vệ TTCN.
3.2. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
3.2.1. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
3.2.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam đã thể hiện
tính phù hợp khi thể ch hóa quan điểm của Đảng, phù hợp với các công
u ớc, điều u ớc quốc t mà Vi t Nam tham gia về bảo vệ thông tin cá nhân
Việt Nam đã gia nhập các ĐƯQT quan trọng về QCN vào đầu những
năm 80 của Thế kỷ XX, ngay thời điểm đủ điều kiện tham gia các CƯQT
về QCN sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977. Với quy
định tại Điều 21 trong Hiến pháp 2013 và một số văn bản pháp luật cơ bản,
bảo vệ TTCN đã được ghi nhận ở Việt Nam tương thích và phù hợp với
các quy định của CƯQT về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Bình
luận chung số 16 của Uỷ ban Nhân quyền về QRT.
3.2.1.2 Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam đã quy
định và điều chỉnh những vấn đề cơ bản về bảo vệ thông tin cá nhân
Tính cụ thể hoá, tính toàn diện, tính khả thi, tính phù hợp của pháp
luật về bảo vệ TTCN đã bước đầu được thể hiện trong việc đưa ra khái
niệm về TTCN, các nguyên tắc bảo vệ TTCN, quyền và nghĩa vụ của chủ
thể TTCN và chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ TTCN, quy định trách nhiệm của
cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
3.2.1.3. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân bước đầu đã thể hiện
được tính cụ thể trong việc xây dựng một số phương thức, trình tự thủ
tục để bảo vệ thông tin cá nhân, quy định ch tài xử phạt với các hành vi
17
vi phạm pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ TTCN đã chỉ ra một số phương thức cụ
thể để bảo vệ TTCN. Trách nhiệm bảo vệ TTCN của công dân và của mọi
người trước hết thuộc về Nhà nước. Nhà nước quy định các phương thức
để bảo vệ TTCN.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ TTCN chỉ ra một số giới hạn trong bảo vệ
TTCN. Cùng với quy định cấm và nguyên tắc giữ bí mật đối với TTCN thì
pháp luật cũng có những quy định về việc thu thập, sử dụng, lưu trữ, cung
cấp, chia sẻ… các TTCN của các chủ thể TTCN, được gọi là Xử lý TTCN.
Thứ ba, pháp luật về bảo vệ TTCN đã bước đầu thống nhất nguyên
tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN, quy định những hành vi vi
phạm và xây dựng chế tài xử phạt với các hành vi vi phạm cụ thể.
3.2.2. Nguyên nhân đạt đƣợc những thành tựu của pháp luật về
bảo vệ thông tin cá nhân
Những thành tựu đã đạt được của pháp luật về bảo vệ TTCN nêu trên
là do những nguyên nhân sau: Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán quan
điểm tôn trọng và bảo đảm QCN; sự đổi mới trong tư duy, nhận thức của
Đảng và Nhà nước cũng như nhận thức của người dân về vai trò của pháp
luật trong quản lý đất nước đã nâng cao được ý thức tôn trọng và bảo vệ
TTCN; thành tựu đổi mới đã tạo ra nguồn lực cho việc nghiên cứu rà soát,
sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy phạm pháp luật mới trong đó có
pháp luật về bảo vệ TTCN; nội luật hoá các CƯQT vào pháp luật Việt
Nam vừa là nghĩa vụ, vừa là nhu cầu đồng thời có tiếp thu một cách chọn
lọc những thành tựu và kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật về bảo vệ
TTCN của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
3.3. HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN
CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN
3.3.1. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam hiện nay
3.3.1.1. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính toàn
diện khi chưa dự liệu đầy đủ các hành vi vi phạm
Pháp luật về bảo vệ TTCN còn thiếu quy định về hành vi mua bán
TTCN trong các lĩnh vực khác nhau; thiếu các quy định về bảo vệ TTCN
trên môi trường internet; thiếu các quy định về hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ TTCN trong lĩnh vực giáo dục; thiếu các quy định bảo vệ TTCN
trong lĩnh vực hành chính - tư pháp; thiếu các quy định bảo vệ TTCN
18
trong lĩnh vực Y tế; thiếu các quy định bảo vệ TTCN trong lĩnh vực Kinh
doanh; thiếu quy định bảo vệ TTCN của trẻ em và nhóm xã hội dễ bị tổn
thương khác.
3.3.1.2. Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính khoa
học trong cách thức quy định điều luật
Cách thức quy định của luật dẫn tới TTCN có thể bị tiết lộ khi cung
cấp Phiếu lý lịch tư pháp; Quy định về "xét xử kín" đối với người chưa
thành niên phạm tội còn chưa bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật TTCN.
3.3.1.3. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính đồng bộ,
thi u tính thống nhất trong quy định về khái niệm thông tin cá nhân, về
tính thứ bậc của các văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật hiện hành chưa bảo đảm tính thống nhất về
mặt nội dung khi đưa ra khái niệm TTCN dẫn đến khó hiểu và khó áp
dụng pháp luật về bảo vệ TTCN. Về mặt hình thức, tính thứ bậc của các
văn bản pháp luật bảo vệ TTCN chưa bảo đảm tính thống nhất, tình trạng
văn bản pháp luật ở dưới mâu thuẫn và không tuân thủ văn bản pháp luật ở
trên, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ TTCN đã diễn ra
trong thực tế.
3.3.1.4. Pháp luật bảo vệ thông tin cá nhân còn thi u tính cụ thể,
rõ ràng trong quy định về xử lý thông tin cá nhân, phương thức, trình tự
thủ tục bảo vệ thông tin cá nhân, thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông
tin cá nhân của cơ quan Nhà nước, điều kiện xử lý thông tin cá nhân
Một là, thiếu quy định cụ thể về xử lý TTCN. Các quy định này
thường nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và chủ yếu trong
lĩnh vực giao dịch thương mại, viễn thông và một vài điều luật trong Hình
sự và Tố tụng Hình sự. Các căn cứ giới hạn trong các văn bản luật thường
dẫn chiếu đến quy định: "quy định khác liên quan" hoặc: "trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác". Hai là, thiếu quy định cụ thể về phương thức,
trình tự thủ tục bảo vệ TTCN. Các văn bản pháp luật hiện hành mới đưa ra
được một số phương thức bảo vệ TTCN, nhưng trong bối cảnh phát triển
vượt bậc của CNTT thời đại công nghiệp 4.0 thì các phương thức như lưu
trữ hồ sơ, mã hoá thông tin, sử dụng mật mã vẫn chưa thực sự đủ đáp ứng
việc bảo vệ TTCN. Các văn bản pháp luật chưa đưa ra một cách đầy đủ