Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố tuyên quang

  • 119 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang
TRẦN ĐỨC HOÀNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Ngô Thu Giang
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang
TRẦN ĐỨC HOÀNG
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Ngô Thu Giang
Chữ ký của GVHD
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Trần Đức Hoàng
Đề tài luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số SV:
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
27/10/2022 với các nội dung sau:
1. Bổ sung tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2. Chỉnh sửa lại tên chương 1 cho đúng là kinh nghiệm thực tiễn
3. Bổ sung mục tiêu, tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH bắt buộc
4. Đưa ra 1 số kiến nghị hoàn thiện 5s
5. Chỉnh sửa lại lỗi trình bày, lỗi chính tả
Ngày tháng năm 2020
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
TS. Ngô Thu Giang Trần Đức Hoàng
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. Nguyễn Danh Nguyên
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang
Học viên: Trần Đức Hoàng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang” là kết quả của quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của bản thân tôi.
Luận văn này chưa từng được công bố trên bất kể phương tiện truyền thông
nào. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được
xử lý khách quan, trung thực. Trong quá trình nghiên cứu tôi có tham khảo
một số tài liệu đã được liệt kê ở phần sau. Các giải pháp nêu trong luận văn
được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tuyên Quang, ngày tháng năm 2022
HỌC VIÊN
Ký và ghi rõ họ tên
Trần Đức Hoàng
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập, nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Bách Khoa, kết hợp với thực tiễn
công tác tại địa phương; Kết thúc khóa học, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố
Tuyên Quang”.
Trong chương trình thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ nhiệt tình của: các thầy cô trường Đại học Bách Khoa; các anh (chị) cán
bộ viên chức, lao động hợp đồng của BHXH thành phố Tuyên Quang; các
đồng chí trong UBND thành phố Tuyên Quang, Phòng Lao động Thương
binh xã hội huyện, chi cục Thống kê thành phố Tuyên Quang và sự hợp tác
của người dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, đặc biệt là TS. Ngô Thu
Giang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của trường Đại học Bách
Khoa; cảm ơn TS. Ngô Thu Giang; cảm ơn tất cả các cơ quan và toàn thể các
anh (chị) của BHXH thành phố Tuyên Quang cùng với người dân trên địa
bàn huyện đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, vừa công tác vừa học tập; nội dung nghiên cứu
sẽ có những hạn chế nhất định. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng
góp đối với đề tài luận văn để bài viết hoàn thiện hơn.
Tuyên Quang, ngày 29 tháng 08 năm 2022
HỌC VIÊN
Ký và ghi rõ họ tên
Trần Đức Hoàng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................. 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc ................................. 4
1.1.2. Chức năng của BHXH bắt buộc .............................................................. 11
1.1.3. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ....................................................... 12
1.1.4. Hệ thống các chế độ chi trả trong BHXH bắt buộc ................................. 13
1.1.5. Quỹ bảo hiểm xã hội ................................................................................ 14
1.1.6. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc .................................................... 16
1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế thu BHXH bắt buộc .................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc ............................................ 29
1.2.1. Kinh nghiệm thu BHXH bắt buộc trên thế giới ....................................... 29
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH bắt buộc tại một số địa phương của Việt
Nam .................................................................................................................... 31
1.2.3. Một số nghiên cứu có liên quan ............................................................... 33
1.2.4. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội Thành phố Tuyên Quang ................ 33
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM BẮT
BUỘC TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG ......................................................... 35
2.1. Đặc điểm cơ bản của Thành phố Tuyên Quang ............................................. 35
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 35
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................... 37
2.2. Đặc điểm cơ bản của BHXH Thành phố Tuyên Quang ................................ 44
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 44
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của BHXH thành phố Tuyên Quang ..................... 44
2.2.3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 45
2.2.4. Kết quả hoạt động của BHXH thành phố Tuyên Quang ......................... 49
2.3. Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn TP. Tuyên Quang ...... 50
2.3.1. Tình hình thu BHXH bắt buộc trên địa bàn TP Tuyên Quang ................ 50
i
2.3.2. Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại bảo hiểm xã hội
bắt buộc thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ....................................... 58
2.3.3. Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc ...................... 66
2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về BHXH bắt buộc ......... 67
2.3.5. Công tác tuyên truyền về BHXH bắt buộc .............................................. 71
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa
bàn TP. Tuyên Quang ............................................................................................ 72
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 72
2.5. Đánh giá chung công tác Quản lý thu BHXH bắt buộc tại TP Tuyên Quang 80
2.5.1. Những thành công .................................................................................... 80
2.5.2. Những tồn tại, yếu kém ............................................................................ 81
2.5.3. Nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém..................................................... 82
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG ............................................................................. 84
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý thu BHXH trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ................ 84
3.1.1. Quan điểm quản lý thu BHXH trên địa bàn ............................................. 84
3.1.2. Định hướng, mục tiêu quản lý thu BHXH trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang ................................................................................................................. 84
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn thành
phố Tuyên Quang .................................................................................................. 87
3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp.......................................................................... 87
3.2.2. Nhóm giải pháp gián tiếp ......................................................................... 95
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 98
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước .......................................................... 98
3.3.2. Đối với BHXH Việt Nam ........................................................................ 99
3.3.3. Đối với BHXH tỉnh Tuyên Quang ........................................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 103
PHỤ LỤC................................................................................................................ 105
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
LĐ Lao động
KH Kế hoạch
UBND Ủy ban nhân dân
BH Bảo hiểm
GTSX Giá trị sản xuất
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Quy định về mức đóng BHXH bắt buộc theo từng đối tượng ................. 23
Bảng 2. 1 Đặc điểm dân số và lao động thành phố Tuyên Quang (2019) ................ 38
Bảng 2. 2 Đặc điểm nguồn nhân lực của BHXH thành phố Tuyên Quang .............. 48
Bảng 2. 3 Kết quả hoạt động của BHXH TP Tuyên Quang trong 3 năm qua .......... 49
Bảng 2. 4 Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc TP Tuyên Quang giai đoạn
2019-2021 ................................................................................................................. 51
Bảng 2. 5 Số tiền thu BHXH bắt buộc tại Thành phố Tuyên Quang trong 3 năm từ
2019-2021 ................................................................................................................. 52
Bảng 2. 6 Kết quả thu BHXH bắt buộc thời gian 2018-2021 ................................... 53
Bảng 2. 7 Tỉ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc của các đơn vị tại BHXH TP Tuyên Quang
................................................................................................................................... 54
Bảng 2. 8 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc theo các khối trong giai đoạn 2019-
2021........................................................................................................................... 55
Bảng 2. 9 Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc theo tính chất nợ đọng của các đơn vị
................................................................................................................................... 56
Bảng 2. 10: Mẫu kê khai danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN,
BHTNLĐ, BNN dành cho các DN ......................................................................... 63
Bảng 2. 11 Bảng kê khai số lượng lao động của doanh nghiệp khi được đoàn thanh
tra thuế tiến hành kiểm tra tại Công Ty TNHH Tuệ Lâm - Phòng Khám Đa Khoa
153............................................................................................................................. 65
Bảng 2. 12 Tình hình kiểm tra đóng BHXH tại thành phố Tuyên Quang ................ 68
Bảng 2. 13 Trích Báo cáo công tác thanh tra kiểm tra tại một số doanh nghiệp năm
2019........................................................................................................................... 69
Bảng 2. 14 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn TP. Tuyên Quang...................... 73
Bảng 2. 15 Kết quả khảo sát đánh giá về sự hợp lý của hệ thống chính sách pháp
luật về BHXH bắt buộc ............................................................................................. 77
Bảng 2. 16 Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực tổ chức, quản lý điều hành ....... 77
Bảng 2. 17 Kết quả khảo sát đánh giá nhân tố thuộc về người lao động.................. 78
Bảng 2. 18 Kết quả khảo sát đánh giá về nhân tố thuộc về nhà sử dụng lao động ... 79
Bảng 2. 19 Kết quả khảo sát đánh giá về vai trò của tổ chức công đoàn ................. 80
iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 2. 1 Bản đồ địa chính tỉnh Tuyên Quang ......................................................... 35
Hình 3. 1 Quy trình lập kế hoạch thu BHXH ........................................................... 88
Sơ đồ 2. 1 Cơ cấu tổ chức, bộ máy của bảo hiểm xã hội thành phố Tuyên Quang.. 46
v
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là trụ cột trong hệ
thống an sinh xã hội của quốc gia, góp phần bảo đảm đời sống cho người dân, ổn định
chính trị, phát triển KT-XH thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
Để chính sách BHXH phát huy được tính ưu việt trong thực tiễn cuộc sống xã
hội, cần làm tốt tất cả các khâu theo quy định, trong đó công tác quản lý thu BHXH
là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và quản lý thu quỹ BHXH
bắt buộc trong những năm gần đây đã tương đối đi vào nề nếp, đã góp phần không
nhỏ vào việc đảm bảo tính bền vững của quỹ này.
Tuy vậy, việc quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, đặc biệt tại các doanh
nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn nhiều lao động đang làm việc nhưng chưa
được tham gia BHXH, nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình né tránh không tham
gia, tham gia theo diện thuê khoán, thuê theo sản phẩm không đủ điều kiện thuộc diện
tham gia bắt buộc, đóng không đúng mức tiền lương, tiền công thực tế. Nhiều doanh
nghiệp còn lách luật trong khi chấm công cho người lao động dưới mức quy định để
tránh việc tham gia BHXH bắt buộc, đóng không đúng đối tượng thuộc diện được
tham gia BHXH, có tình trạng đóng nhờ, đóng hộ, thậm chí có doanh nghiệp cố tình
đóng BHXH với mức cao một thời gian ngắn sau đó báo giảm lao động nhằm trục lợi
về BHXH, BHYT.
Trong những năm gần đây BHXH thành phố Tuyên Quang đã có nhiều giải
pháp để cải thiện chất lượng công tác phát triển BHXH, không ngừng tăng trưởng về
đối tượng tham gia, đảm bảo kế hoạch thu, thu đúng, thu đủ đồng thời đảm bảo quyền
lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện công tác quản lý thu ở
BHXH thành phố Tuyên Quang trong thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại
và khó khăn cần được quan tâm và sớm có những giải pháp khắc phục để hoàn thiện
công tác quản lý thu BHXH Bắt buộc. Những bất cập còn tồn tại như: công tác phối
hợp giữa ngành BHXH với các ngành Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài
chính, Giáo dục và Đào tạo... mặc dù đã được chú trọng nhưng hiệu quả phối hợp
chưa cao; Công tác thông tin, tuyên truyền về pháp luật BHXH, về chế độ chính sách
của người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc chưa thực sự lan tỏa đến người lao
động, nhiều người lao động chưa thực sự hiểu hết tầm trọng về chính sách BHXH bắt
1
buộc; Công tác thanh tra, kiểm tra, khởi kiện, xử lý vi phạm về pháp luật BHXH đối
với chủ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Những bất cập trên tại Thành phố Tuyên Quang đã dẫn đến tình trạng nợ đọng,
trốn đóng BHXH bắt buộc đã và đang diễn ta hết sức phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ
đến quyền lợi của người lao động trong việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao
động.
Do đó việc tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH
thành phố Tuyên Quang trong thời gian tới là hết sức cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang” được chọn làm luận
văn nghiên cứu của tôi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc
tại địa bàn và những yếu tố ảnh hưởng, luận văn đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn TP. Tuyên Quang.
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên
địa bàn TP. Tuyên Quang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của đề tài là các vấn đề liên quan đến công
tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH TP. Tuyên Quang.
- Đối tượng khảo sát là chủ doanh nghiệp; cán bộ quản lý bảo hiểm xã hội ở các
đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn BHXH TP. Tuyên Quang; cán bộ làm công tác
tổ chức cán bộ và đại diện công đoàn của đơn vị; cán bộ viên chức quản lý BHXH
bắt buộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại địa bàn
trên những khía cạnh nội dung sau đây:
2
- Công tác quản lý hồ sơ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc
- Quản lý công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc
- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
+ Phạm vi về không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.
+ Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp được tổng hợp trong 3 năm gần đây, từ năm 2019 đến năm
2021.
- Số liệu sơ cấp được điều tra, khảo sát từ tháng 12/2019 đến tháng 4/2020.
- Giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2022-2025.
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.1.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BHXH bắt buộc
1.1.1.1. Khái niệm về BHXH bắt buộc
Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập, nghiên cứu một cách sâu sắc dưới
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện và phát triển cùng
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Trên thế giới, chế độ BHXH được ghi nhận ra đời từ năm 1883 tại Đức, đánh
dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã thực hiện chính
sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách xã hội quan trọng nhất trong hệ
thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Mặc dù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiều
khái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất. Bởi lẽ, BHXH là đối tượng
nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội, pháp lý...
Theo từ điển Bách khoa Việt nam thì "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử
tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,
có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho người
lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội" [1]
Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm về BHXH
như sau: “BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông
qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và
xã hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, và chết; đồng thời bảo đảm chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”. Khái niệm này đã phản ánh được sự
kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế và mặt xã hội. [2]
Cơ quan BHXH Việt Nam đưa ra khái niệm: “BHXH là sự bảo vệ của xã hội
đối với người lao động thông qua việc huy động các nguồn đóng góp để trợ cấp cho
họ, nhằm khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm
thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, mất khả năng lao động, tuổi
già và chết.”. [3]
4
Luật Bảo hiểm xã hội của nước ta sử dụng khái niệm: BHXH là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết
tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. [3]
Như vậy, về mặt tổng quát có thể thấy BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ gặp phải biến cố, rủi ro làm suy
giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo
lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp
và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản
thân người lao động và những người ruột thịt của người lao động trực tiếp phải nuôi
dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Trong thực tiễn có 2 loại BHXH: bắt buộc và tự nguyện.
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà đối tượng tham gia hoàn toàn tự
nguyện tham gia trong việc đóng góp mức phí và thụ hưởng theo quy định.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo những quy định chặt chẽ, cụ thể
của pháp luật [2].
1.1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của BHXH bắt buộc
• Đặc điểm của BHXH bắt buộc
Bản chất của BHXH bắt buộc là quá trình tổ chức để đền bù hậu quả của những
rủi ro xã hội hoặc các sự kiện bảo hiểm. Sự đền bù này được thực hiện thông qua quá
trình tổ chức và sử dụng quỹ BHXH tập trung, hình thành do sự đóng góp của người
lao động, đơn vị sử dụng lao động và các nguồn thu hợp pháp khác của quỹ BHXH.
Nói cách khác, hoạt động BHXH bắt buộc là hoạt động phân phối lại thu nhập
của chính bản thân người lao động theo thời gian. Sự đền bù này để bù đắp hoặc thay
thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề
nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử
dụng; nhằm góp phần bảo đảm an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ;
đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Qua cách tiếp cận này, có thể thấy BHXH bắt buộc có một số đặc trưng cơ bản
sau:
- Người lao động khi tham gia BHXH được đảm bảo thu nhập (bảo hiểm) cả
trong và sau quá trình lao động. Nói cách khác, khi đã tham gia vào hệ thống BHXH,
người lao động được bảo hiểm cho đến lúc chết. Khi còn làm việc, người lao động
được đảm bảo khi bị ốm đau, lao động nữ được trợ cấp thai sản khi sinh con; người
bị tai nạn lao động được trợ cấp tai nạn lao động; khi không còn làm việc nữa thì
5
được hưởng tiền hưu trí (ở Việt nam còn gọi là lương hưu), khi chết thì được tiền
chôn cất và gia đình được hưởng trợ cấp tuất... Đây là đặc trưng riêng có của BHXH
thể hiện tính xã hội rất cao mà không một loại hình bảo hiểm nào có được.
- Các sự kiện bảo hiểm và các rủi ro xã hội được bảo hiểm trong BHXH liên
quan đến thu nhập của người lao động gồm: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thai sản, mất việc làm, già yếu, chết... Do những sự kiện và rủi ro này mà
người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không
được sử dụng (mất việc làm, thất nghiệp), dẫn đến việc họ bị giảm hoặc mất nguồn
thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp. Trong những trường hợp đó, người lao động cần
phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống và sự bù đắp này được
thông qua các trợ cấp BHXH. Tuy nhiên, trong BHXH, không phải người lao động
cứ bị mất thu nhập bao nhiêu là được bù bấy nhiêu. Điều này liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của người lao động được pháp luật BHXH quy định. Đây là đặc trưng rất cơ
bản của bảo hiểm xã hội.
- Người lao động khi tham gia BHXH có quyền được hưởng trợ cấp BHXH, tuy
nhiên quyền này chỉ có thể trở thành hiện thực khi họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng
BHXH. Người chủ sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng BHXH cho
người lao động mà mình thuê mướn.
- Sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, bao gồm người lao động, người sử
dụng lao động và Nhà nước là nguồn hình thành cơ bản của quỹ BHXH. Ngoài nguồn
thu của quỹ BHXH, còn có các nguồn khác như lợi nhuận từ đầu tư phần nhàn rỗi
tương đối của quỹ BHXH; khoản nộp phạt của các doanh nghiệp/đơn vị chậm nộp
BHXH theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH
dùng để chi trả các trợ cấp BHXH và chi phí cho các hoạt động của bộ máy BHXH.
- Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, các chế độ
BHXH cũng do luật định. Nhà nước quản lý và bảo hộ các hoạt động của BHXH.
BHXH còn chịu sự giám sát chặt chẽ của người lao động (thông qua tổ chức công
đoàn) và người sử dụng lao động (thông qua tổ chức của giới chủ) theo cơ chế ba bên.
Đây cũng là đặc trưng rất riêng có của BHXH.
Tất cả những khía cạnh đã nêu trên, một lần nữa cho thấy, BHXH được lập ra
là để tác động vào thu nhập theo lao động của người lao động tham gia BHXH. Nói
cách khác, BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao động
trong trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm, nhằm bảo
đảm thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ.
Như vậy, có thể rút ra đặc điểm cơ bản của BHXH bắt buộc khác với loại hình
BHXH tự nguyện ở những điểm như sau:
6
Một là, BHXH bắt buộc được hình thành trên cơ sở quan hệ lao động, giữa các
bên cùng tham gia và được hưởng BHXH. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách
BHXH bắt buộc, tổ chức ra cơ quan chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt
động sự nghiệp BHXH. Chủ sử dụng và người lao động có trách nhiệm đóng góp để
hình thành quỹ BHXH bắt buộc. Người lao động (bên được BHXH) và gia đình của
họ được cung cấp tài chính từ quỹ BHXH bắt buộc khi họ có đủ điều kiện theo chế
độ BHXH quy định. Đó chính là mối quan hệ của các bên tham gia BHXH. Đây là
điểm khác biệt căn bản của BHXH bắt buộc so với các loại hình BHXH tự nguyện
khác.
Hai là, phân phối trong BHXH bắt buộc là phân phối không đều, nghĩa là không
phải ai tham gia BHXH bắt buộc cũng được phân phối với số tiền giống nhau. Phân
phối trong BHXH bắt buộc vừa mang tính bồi hoàn vừa không mang tính bồi hoàn.
Những biến cố xảy ra mang tính tất nhiên đối với con người là thai sản (đối với lao
động nữ), tuổi già và chết, trong trường hợp này, BHXH bắt buộc phân phối mang
tính bồi hoàn vì người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợ cấp
đó. Còn trợ cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc
làm, những rủi ro xảy ra trái ngược với ý muốn của con người như ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, là sự phân phối mang tính không bồi hoàn; có nghĩa là
chỉ khi nào người lao động gặp phải tổn thất do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp... thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.
Ba là, BHXH bắt buộc hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù
cho số ít" tức là dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đông người tham gia BHXH để bù
đắp, chia sẻ cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng
người, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.
Bốn là, hoạt động BHXH bắt buộc là một loại hoạt động dịch vụ công, mang
tính xã hội cao; lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. Đây là điểm khác biệt rõ
rệt của BHXH bắt buộc so với các loại hình BH mang tính kinh doanh khác. Vì, với
các loại hình dịch vụ BH khác, hoạt động của nó là tối đa hóa lợi nhuận, các công ty
BH, các tập đoàn BH cả trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh
hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận. Hoạt động BHXH bắt buộc là quá trình tổ chức,
triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý sự nghiệp
BHXH đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Là quá trình tổ
chức thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động và
người lao động; giải quyết các chế độ, chính sách và chi BHXH cho người được
hưởng; quản lý quỹ BHXH và thực hiện đầu tư bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH.
[3]
7
• Nguyên tắc của BHXH bắt buộc
BHXH bắt buộc có những nguyên tắc hoạt động mang tính phổ biến và nhất
quán đó là:
Thứ nhất, BHXH bắt buộc là một hình thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro, hỗ
trợ lẫn nhau giữa những đơn vị, cá nhân cùng tham gia bảo hiểm thực hiện theo
nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đông bù cho số ít". Vì vậy, dịch vụ bảo hiểm cần phải
có đông người tham gia mới đạt được mục đích phân tán rủi ro, tổn thất. Số người
tham gia bảo hiểm càng đông thì mức độ tổn thất được phân tán càng rộng, mức độ
gánh chịu tổn thất của từng thành viên càng ít hơn. Hình thành được quỹ bảo hiểm
tập trung càng lớn, mức độ an toàn quỹ bảo hiểm càng cao, đảm bảo đủ nguồn lực tài
chính đáp ứng yêu cầu chi trả càng kịp thời, đầy đủ hơn cho người được thụ hưởng.
Thứ hai, quỹ BHXH bắt buộc được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của
những bên tham gia bảo hiểm. Quỹ phải được tính toán cân đối thu - chi một cách
khoa học dựa trên quy luật số lớn để xác định mức đóng góp của đối tượng tham gia
và mức hưởng thụ do quỹ phải chi trả; sao cho quỹ phải được ổn định, vững chắc
trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn phải đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để chi trả kịp
thời, đầy đủ các khoản bồi thường, trợ cấp cho đối tượng được thụ hưởng.
Thứ ba, quỹ BHXH bắt buộc được quản lý và sử dụng theo chế độ tài chính và
luật pháp của nhà nước quy định. Quỹ tạm thời nhàn rỗi được thực hiện các hoạt động
đầu tư vừa góp phần cung cấp nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội; vừa để bảo
toàn và tăng trưởng quỹ. Khi thực hiện hoạt động đầu tư quỹ phải đảm bảo an toàn;
hạn chế rủi ro, thất thoát quỹ đến mức thấp nhất, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và đảm
bảo khả năng thanh toán linh hoạt. [4]
1.1.1.3. Vai trò của BHXH bắt buộc
• Vai trò của BHXH bắt buộc đối với người lao động và gia đình họ
Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống
của mỗi người gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn
ngẫu nhiên, bất ngờ không lường trước được nhưng xét trên phương diện xã hội, rủi
ro là một tất yếu. Phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với
con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của BHXH bắt buộc, có thể thấy
một số vai trò của BHXH bắt buộc đối với cá nhân:
BHXH bắt buộc có vai trò ổn định thu nhập cho người lao động và gia đình họ.
Khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động phải trích một khoản phí nộp vào quỹ,
khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động làm cho chi phí gia
đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời. Do vậy, thu nhập của gia đình bị
giảm, đời sống kinh tế rơi vào tình cảnh khó khăn, túng quẫn. Nhờ có chính sách
8