Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu

  • 132 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
LÊ QUANG TIẾN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------
LÊ QUANG TIẾN
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS.PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
-------------
Tôi xin cam đoan số liệu nêu trong luận văn này được thu thập từ các
nguồn thực tế, được công bố trên các báo cáo của cơ quan Nhà nước; được
đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Các giải pháp, kiến
nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2012
Người cam đoan
Lê Quang Tiến
i
MỤC LỤC
-------------
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN
LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CÁC NHTM ................... 3
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG ........................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng .............................................. 3
1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng ...................................................... 3
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đối
với ngân hàng ............................................................................. 4
1.1.4 Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ........ 6
1.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN ....................... 8
1.2.1 Tổng quan về DNVVN .............................................................. 8
1.2.1.1 Khái niệm DNVVN ..................................................... 8
1.2.1.2 Đặc điểm của DNVVN ................................................ 9
1.2.1.3 Tình hình phát triển .................................................... 10
1.2.1.4 Các điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển của DNVVN . 11
1.2.1.5 Thuận lợi .................................................................... 12
1.2.1.6 Những khó khăn, hạn chế .......................................... 13
1.2.1.7 Những khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng . 14
1.2.2 Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM ............................ 15
1.2.2.1 Khái niệm ................................................................... 15
ii
1.2.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý rủi ro tín dụng .......... 15
1.2.2.3 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng đối với
DNVVN ..................................................................... 16
1.2.2.4 Qui trình quản lý rủi ro tín dụng (theo Basel 2) ........ 16
1.2.2.5 Nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro tín dụng .............. 20
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG ......................................................................................... 20
1.3.1 Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng Hàn Quốc .................. 20
1.3.2 Bài học kinh nghiệm từ 02 ngân hàng Thái Lan : Siam
Commercial Bank (SCB) và Kasikorn bank ............................ 21
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng đối với NHTM
Việt Nam .................................................................................. 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................ 23
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP Á CHÂU ................................. 24
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHTMCP Á CHÂU ........................................... 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................... 24
2.1.1.1 Những cột mốc đáng nhớ ........................................... 24
2.1.1.2 Thành tích đạt được ................................................... 24
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua .............. 25
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI
NHTMCP Á CHÂU ......................................................................... 26
2.2.1 Tình hình huy động vốn ........................................................... 26
2.2.2 Hoạt động tín dụng giai đoạn 2008-2011 ................................ 29
2.2.3 Thực trạng cho vay các DNVVN............................................. 30
2.2.3.1 Tình hình cho vay các DNVVN qua các năm ........... 30
2.2.3.2 Tình hình tài trợ DNVVN thông qua các chương trình
iii
hợp tác ........................................................................ 32
2.2.3.3 Tình hình nợ xấu khi cho vay các DNVVN............... 36
2.2.4 Công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại
NHTMCP Á Châu.................................................................... 38
2.2.4.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng ............................ 38
2.2.4.2 Chính sách tín dụng.................................................... 40
2.2.4.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ ..... 41
2.2.4.4 Các giới hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
và khách hàng............................................................. 43
2.2.4.5 Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ .......................... 44
2.2.4.6 Hệ thống thông tin ngân hàng .................................... 44
2.2.4.7 Chính sách tài sản đảm bảo ........................................ 45
2.2.5 Những thành tựu đạt được ....................................................... 46
2.2.6 Những tồn tại trong công tác QLRRTD đối với DNVVN tại
NHTMCP Á Châu.................................................................... 47
2.2.7 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác QLRRTD
đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu ................................... 49
2.2.7.1 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng................................ 49
2.2.7.2 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp ..................... 52
2.2.7.3 Nguyên nhân khác ...................................................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .............................................................................. 56
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI
RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI ACB ............................................ 57
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP CỦA ACB .......................................................... 57
3.1.1 Khách hàng .............................................................................. 57
3.1.2 Sản phẩm .................................................................................. 57
3.1.3 Các chỉ tiêu chính ..................................................................... 57
iv
3.1.4 Các chương trình hành động ưu tiên ........................................ 57
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI ACB....................................... 58
3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp .............. 58
3.2.1.1 Chính sách khách hàng .............................................. 58
3.2.1.2 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay phù hợp
từng thời kỳ .............................................................................. 60
3.2.1.3 Chính sách sản phẩm tín dụng ................................... 60
3.2.1.4 Chính sách tài sản đảm bảo........................................ 61
3.2.1.5 Chính sách lãi suất, phí .............................................. 62
3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay ........... 62
3.2.2.1 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ ........................................... 62
3.2.2.2 Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn ............................ 63
3.2.2.3 Giai đoạn quyết định cho vay .................................... 64
3.2.2.4 Giai đoạn kiểm tra sau cho vay .................................. 65
3.2.3 Giải pháp xử lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng .......... 66
3.2.3.1 Cho vay thêm ............................................................. 66
3.2.3.2 Chuyển nợ quá hạn .................................................... 66
3.2.3.3 Xử lý nợ có vấn đề ..................................................... 66
3.2.3.4 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay . 67
3.2.3.5 Bán nợ ........................................................................ 67
3.2.3.6 Khởi kiện.................................................................... 68
3.2.4 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng doanh
nghiệp nội bộ hiện hành ........................................................... 68
3.2.5 Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ............. 69
3.2.6 Nâng cao vai trò của kiểm soát nội bộ ngân hàng ................... 69
3.2.7 Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng doanh nghiệp ... 70
3.2.8 Giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng ... 72
v
3.2.9 Tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành ...... 74
3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DNVVN ............................................ 75
3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ..................... 75
3.5 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC78
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ............................................................................. 80
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Ban chính sách và quản lý tín
BCS&QLTD
dụng
BCTC Báo cáo tài chính
BĐS Bất động sản
BTD Ban tín dụng
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
HĐTD Hội đồng tín dụng
HMTD Hạn mức tín dụng
KH Khách hàng
KHCN Khách hàng Cá nhân
KHDN Khách hàng Doanh nghiệp
Khu vực HCM Khu vực Hồ Chí Minh
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước
NVTD Nhân viên tín dụng
QHKH Quan hệ khách hàng
QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TD Tín dụng
vii
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSBĐ Tài sản bảo đảm
VN Việt Nam
Tiếng Anh
Ngân hàng thương mại cổ phần Á
ACB Asia Commercial Bank
Châu
Asia Commercial Công ty cho thuê tài chính-Ngân
ACBL
Bank-Leasing hàng thương mại cổ phần Á Châu
Capptal Adequacy
CAR Hệ số an toàn vốn
Ratio
Credit Information Trung tâm thông tin tín dụng của
CIC
Center Ngân hàng Nhà nước
Customer Loan
CLMS Chương trình quản lý tín dụng
Manage System
EU European Union Liên minh Châu Âu
L/C Letter of Credit Thư tín dụng
ROA Return on Asset Suất sinh lợi trên tài sản
ROE Return on Equity Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Total Core Banking
TCBS Ngân hàng lõi
Solution
World Trade
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Organization
viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1 : Bảng phân loại DNVVN
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh ACB qua các năm
Bảng 2.2 : Tổng nguồn vốn huy động qua các năm
Bảng 2.3 : Huy động vốn theo loại hình khách hàng
Bảng 2.4 : Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm
Bảng 2.5 : Phân loại nợ qua các năm
Bảng 2.6 : Tình hình cho vay DNVVN qua các năm
Bảng 2.7 : Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề
Bảng 2.8 : Tình hình tài trợ các DNVVN từ các chương trình hợp tác
Bảng 2.9 : Tình hình nợ xấu giai đoạn 2008-2011
Bảng 2.10 : Phân loại dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề
Bảng 2.11 : Xếp hạng và phân loại nợ đối với KHDN
Biểu đồ 2.1 : Dư nợ cho vay DNVVN theo thời gian
Biểu đồ 2.2 : Dư nợ cho vay DNVVN theo ngành nghề
Biểu đồ 2.3 : Tỷ trọng nợ xấu của ACB theo thời gian
Hình 1.1 : Những khó khăn và thiệt hại khi xảy ra RRTD
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại
(NHTM), chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% hoạt động kinh doanh của NHTM.
Theo đó rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực tín dụng. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nguy cơ và
mức độ rủi ro ngày càng tăng lên với những biểu hiện hết sức đa dạng và phức
tạp. Do đó để đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, đòi hỏi
NHTM phải có phương pháp quản lý tốt rủi ro tín dụng.
DNVVN đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc phát triển DNVVN là một trong những
mục tiêu và chính sách kinh tế mà chính phủ Việt Nam đã đặt ra. Khách hàng
DNVVN là khách hàng chủ đạo của ACB hiện tại cũng như trong thời gian tới.
Hiện nay, dưới tác động của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu cộng với
tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, hoạt động của đa phần các
DNVVN gặp khó khăn và thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của
các NHTM. Nợ xấu có xu hướng gia tăng và dự kiến trong thời gian tới rủi ro
tín dụng vẫn tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và nền kinh tế, nên
tôi chọn đề tài “ Quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với
khách hàng DNVVN trong giai đoạn từ 2008-2011. Làm rõ các nguyên nhân
gây ra rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNVVN tại Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Á Châu.
Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến
mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần phục vụ cho
các mục tiêu phát triển của NHTMCP Á Châu trong quá trình hội nhập kinh tế
2
quốc tế và trong khu vực.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu : Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
trong cho vay đối với khách hàng DNVVN tại NHTMCP Á Châu.
Phạm vi nghiên cứu : Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác quản
lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng DNVVN trong 4 năm trở lại đây. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng của ACB chủ yếu là cho vay (chiếm gần 90% hoạt
động tín dụng) nên phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các rủi ro trong quá
trình cho vay của hoạt động tín dụng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, …, có
tham khảo ý kiến phản biện của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, cán
bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương,
cụ thể:
Chƣơng 1: Lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối
với DNVVN tại các NHTM.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín
dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Á Châu.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với
DNVVN tại NHTMCP Á Châu.
3
CHƢƠNG 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CÁC NHTM
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho KH sử
dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa
thuận theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức
khi đến hạn. Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch
giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản
cho bên kia bằng nhiều hình thức như : cho vay, bán chịu hàng hóa, chiết khấu,
bảo lãnh,… được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều
kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian
nhất định với một chi phí nhất định.
1.1.2 Khái niệm về rủi ro tín dụng
Theo Ủy ban Basel thì RRTD là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên
đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã
cam kết. Rủi ro thất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao
ước trong hợp đồng, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm
nghiêm trọng nào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ và lãi.
Căn cứ vào Khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của
TCTD ban hành theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của
Thống đốc NHNN thì : “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
4
chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
của mình theo cam kết”.
Như vậy có thể hiểu RRTD là biến cố xảy ra trong quá trình cấp tín
dụng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ
trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc), hoặc trả nợ không đầy đủ, không đúng hạn
cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng.
1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng và tác động của rủi ro tín dụng đối với NH
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, có thể phân loại rủi ro tín dụng
theo nhiều cách khác nhau. Có thể phân rủi ro tín dụng thành hai cấp độ là rủi
ro đọng vốn và rủi ro mất vốn.
Hình 1.1 : Những khó khăn và thiệt hại khi xảy ra RRTD
Nếu dựa trên nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng bao gồm
rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch :
Rủi ro danh mục : nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý
danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành rủi ro nội tại và rủi ro
tập trung
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính
5
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó
xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của KH vay vốn.
Rủi ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá
nhiều đối với một số khách hàng, một số ngành kinh tế, hoặc trong cùng một
khu vực địa lý hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro giao dịch: nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá
trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có
ba bộ phận chính là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn những phương án cho vay vốn có hiệu
quả để ra quyết định cho vay.
Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình
thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.
Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng và kỷ
thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
 Tác động của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng
Khi gặp rủi ro tín dụng, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay, nhưng vẫn phải chi trả lãi và gốc tiền gửi khi đến hạn, dẫn đến NH
mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm nên kinh doanh
không hiệu quả. Thậm chí dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản, làm
mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của NH.
Khi một NH gặp khó khăn, dễ gây hoang mang lo sợ trong dân chúng,
dẫn đến việc ồ ạt đến rút tiền ở các NH khác, làm cho toàn bộ hệ thống NH gặp
khó khăn. NH khó khăn sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình sản suất kinh doanh
của doanh nghiệp. Hơn nữa, sự hoảng loạn của các NH ảnh hưởng rất lớn đến
toàn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua
6
giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh
hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ
thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, ví dụ điển hình là khủng hoảng tài
chính Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.
1.1.4 Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro, qua đó có giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các
khoản cho vay rủi ro là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh
tín dụng của ngân hàng. Dấu hiệu nhận biết RRTD bao gồm: dấu hiệu tài chính
và dấu hiệu phi tài chính :
Dấu hiệu tài chính: thể hiện qua các chỉ tiêu được rút ra từ số liệu
BCTC của DN. Tuy nhiên phần lớn BCTC của các DN Việt Nam thường
không được kiểm toán, do vậy để đánh giá chính xác, NVTD phải xác định
được mức độ tin cậy của BCTC. Dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính của KH
bao gồm: các chỉ số phản ánh khả năng thiếu thanh khoản (bao gồm chỉ số
thanh khoản nhanh, chỉ số thanh khoản hiện hành dưới 1); cơ cấu vốn thể hiện
sự mất cân đối, khả năng tự chủ tài chính; các vòng quay khoản phải thu, hàng
tồn kho, vòng quay vốn lưu động chậm thể hiện sự trì trệ trong hoạt động, khả
năng thu hồi vốn khó, phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán nợ kéo dài,
hàng tồn kho luân chuyển chậm; các chỉ số khả năng sinh lời ROE, ROA thấp
thể hiện khả năng tăng trưởng và triển vọng phát triển tương lai yếu.
Dấu hiệu phi tài chính:
Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng: trì hoãn cung
cấp thông tin, gây trở ngại cho việc kiểm tra định kỳ, đề nghị gia hạn nợ, điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ thiếu căn cứ thuyết phục, chây ỳ trong việc trả nợ.
Nhóm dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng: những thay đổi bất
thường trong tài khoản tiền gửi thanh toán, có dấu hiệu tìm kiếm nguồn tài trợ
bất thường, chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng, ….
Nhóm dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, tình hình tài
7
chính và phương pháp quản lý của khách hàng: khó khăn trong việc phát triển
sản phẩm, sản phẩm có tính thời vụ cao, phát sinh chi phí bất thường, thay đổi
cơ cấu tổ chức, thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên, chạy theo trào lưu,
vấn đề thị hiếu, ….
Nhóm dấu hiệu phát sinh từ chính sách tín dụng của ngân hàng: đánh
giá và phân loại không chính xác rủi ro khách hàng, dấu hiệu che giấu nợ có
vấn đề, hồ sơ tín dụng không đầy đủ, phát triển tín dụng quá mức, ….
Khi phát hiện thấy các dấu hiệu phát sinh rủi ro, NVTD phải tiến hành
ngay các bước xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, đồng thời phải
tái phân loại khoản vay. Các nguyên nhân gây ra rủi ro có thể do:
Nhóm các nguyên nhân nội tại từ phía khách hàng: thông tin gian dối,
thiếu trung thực; không hợp tác; sự yếu kém trong quản lý; sự đỗ vỡ của đối
tác; sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu, thiếu vốn trong đầu tư
dài hạn, yếu tố cạnh tranh, sự phản đối, tẩy chay của công chúng đối với tác
động xấu trong sản phẩm/ hành vi doanh nghiệp. Hay các nguyên nhân phát
sinh từ thái độ, uy tín và khả năng thanh toán của đối tác đầu vào, đầu ra gián
tiếp ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng.
Nhóm nguyên nhân nội tại từ phía NH: Việc ngân hàng không thu hồi
được vốn có thể do đã buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch; áp
dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả; trình độ, năng lực yếu kém, thiếu
trách nhiệm, mất phẩm chất của một số nhân viên NH tham gia cấp TD, ….
Nhóm nguyên nhân khách quan bên ngoài: suy thoái kinh tế hoặc do
rủi ro thị trường; tình hình chính trị bất ổn định; chính sách, cơ chế của Nhà
nước thay đổi; nguyên nhân bất khả kháng (hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, …)
Nhóm nguyên nhân từ phía bảo đảm tín dụng: Giá tài sản thế chấp, cầm
cố biến động nhiều, khó định giá, tài sản mang tính chuyên dụng, tính khả mại
thấp, tranh chấp về pháp lý hoặc bảo lãnh bên thứ ba có vấn đề như mất khả
năng tài chính, tài sản giảm giá trị, thay đổi hiện trạng, ….
8
1.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN
1.2.1 Tổng quan về DNVVN
1.2.1.1 Khái niệm DNVVN
Tiêu chí để xếp loại DNVVN tại VN của HSBC là DN có doanh thu
một năm dưới 10 triệu USD, có vốn từ 2 triệu USD trở xuống.
Theo uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (FASB) định nghĩa DNVVN có
khoảng 50 nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 10 triệu euro, thực tế đa
số trên dưới 10 nhân viên, không có bộ phận theo dõi tuân thủ chuẩn mực báo
cáo tài chính.
Theo Nghị định 56/2009/CP-NĐ, ngày 30/06/2009: DNVVN là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương
đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa
Tổng Số lao Tổng nguồn Số lao
Số lao động
Khu vực nguồn vốn động vốn động
từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
I. Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng
người đến đồng đến người đến
nghiệp và thủy sản xuống trở xuống
200 người 100 tỷ đồng 300 người
từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
II. Công nghiệp và 10 người trở 20 tỷ đồng
người đến đồng đến người đến
xây dựng xuống trở xuống
200 người 100 tỷ đồng 300 người
từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
III. Thương mại 10 người trở 10 tỷ đồng
người đến đồng đến 50 người đến
và dịch vụ xuống trở xuống
50 người tỷ đồng 100 người
Theo tiêu chuẩn này thì tại VN có hơn 97% DN thuộc DNVVN. Căn cứ
vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực
9
hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả
hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí trên.
1.2.1.2 Đặc điểm của DNVVN
Tồn tại và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế
như : thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp,… và hoạt động dưới
mọi hình thức như : DNNN, DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn, DN có vốn đầu tư nước ngoài,….
Có tính năng động cao và rất nhạy cảm trước những thay đổi của thị
trường do các DNVVN có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển
hướng mặt hàng nhanh.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn : DNVVN có vốn đầu tư ban đầu ít
nên chu kỳ sản suất kinh doanh của DN thường ngắn nên khả năng thu hồi vốn
nhanh tạo điều kiện cho DN kinh doanh hiệu quả.
Năng lực kinh doanh còn hạn chế : Do đặc điểm vốn hoạt động nhỏ, khả
năng tiếp cận các nguồn tài chính khác thấp nên các DNVVN thường gặp khó
khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động, triển khai các dự án lớn và đầu tư
sản xuất mới.
Bên cạnh đó, do quy mô vốn nhỏ nên nên các DNVVN không có điều kiện
đầu tư nhiều vào việc nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ
tiên tiến, hiện đại. DNVVN cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường
và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trường, công tác tiếp thị hình
ảnh còn kém hiệu quả, làm cho các mặt hàng sản xuất ra khó tiêu thụ tên thị
trường dẫn đến hạn chế khả năng chiếm lĩnh thị trường và giảm khả năng cạnh
tranh.
Trình độ lao động và năng lực quản lý còn thấp : trình độ và tay nghề
của người lao động, đội ngũ quản lý trong các DNVVN cũng là một vấn đề
bức xúc hiện nay. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, ít được
đào tạo tay nghề và thiếu kỹ năng đồng thời cũng ít được chủ DN quan tâm đào