Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

  • 122 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang
TRẦN THÀNH ĐẠT
Ngành: Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang
Viện: Kinh tế & Quản lý
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang
TRẦN THÀNH ĐẠT
Ngành: Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Quang
Chữ ký của GVHD
Viện: Kinh tế & Quản lý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Trần Thành Đạt
Đề tài luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách Nhà nước tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số SV: 20202979M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
24/10/2022 với các nội dung sau:
- Rà soát lại các lỗi kỹ thuật, chính tả, bổ sung trích dẫn tài liệu
- Rà soát lại danh mục tài liệu tham khảo
- Bổ sung các phụ lục về chi thường xuyên ngân sách tại huyện qua các năm
- Lưu ý rà soát lại các số liệu các năm trong luận văn
- Nên làm rõ tính mới của đề tài
Ngày tháng năm 2022
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
PGS.TS Vũ Quang Trần Thành Đạt
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TS. Phạm Thị Kim Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thành Đạt
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Vũ Quang đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp;
các thầy, cô là giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Yên
Sơn, Văn phòng huyện Yên Sơn, đồng nghiệp và các cán bộ chuyên môn nghiệp
vụ tại các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi nghiên cứu, thu thập dữ liệu hoàn thành luận văn này.
Tuyên Quang, ngày tháng 9 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Thành Đạt
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................. vi
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn ......................................... 4
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẤP
HUYỆN ........................................................................................................ 6
1.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước........................................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước .................................................... 6
1.1.2. Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước .. 8
1.2. Ngân sách nhà nước cấp huyện và quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước cấp huyện ....................................................................... 10
1.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện và quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện .................................. 10
1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cấp huyện .................................................................................... 16
1.3. Các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN cấp huyện ........................................................................ 24
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN cấp huyện .................................................................................... 24
i
1.3.2. Phương pháp đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN cấp huyện .................................................................................... 26
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN cấp huyện ..................................................................................... 27
1.4.1. Các nhân tố khách quan............................................................. 27
1.4.2. Các nhân tố chủ quan ................................................................. 30
1.5. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ........ 31
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một
số địa phương ....................................................................................... 31
1.5.2. Bài học kinh nghiệm ................................................................... 35
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................... 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN YÊN
SƠN ............................................................................................................. 37
2.1. Giới thiệu chung về điều kiện kinh tế - xã hội huyện Yên Sơn ..... 37
2.1.1. Quá trính hình thành và phát triển .......................................... 37
2.1.2. Đặc điểm địa lý............................................................................ 37
2.1.3. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và dân cư ....................... 39
2.2. Phân tích công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ở
Yên Sơn .................................................................................................. 42
2.2.1. Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của
chính quyền huyện Yên Sơn ................................................................ 43
2.2.2. Kết quả thực hiện thu, chi NSNN của huyện những năm gần
đây ............................................................................................................ 47
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước cấp huyện .................................................................. 49
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi
thường xuyên NSNN cấp huyện ở Yên Sơn ...................................... 76
2.5. Kết luận chung về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN
huyện Yên Sơn ...................................................................................... 81
ii
2.5.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách
nhà nước huyện giai đoạn 2019 - 2021 ............................................... 81
2.5.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong quản lý chi thường
xuyên NSNN của huyện Yên Sơn ..................................................... 85
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................... 90
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN YÊN
SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG ................................................................. 92
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng hoàn thiện
quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện ở Yên Sơn ...................... 92
3.1.1 .Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Sơn ........... 92
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
huyện ở Yên Sơn ................................................................................... 95
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên
NSNN của huyện Yên Sơn .................................................................. 96
3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ dự
toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện ................................. 96
3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý tài chính -
ngân sách cho cán bộ công chức, viên chức liên quan đến công tác
kế toán, quản lý chi NSNN.................................................................... 99
3.2.3. Giải pháp 3: Thực hiện kết nối đồng bộ các phần mềm
quản lý tài chính - ngân sách đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân
sách ......................................................................................................... 102
3.3. Một số kiến nghị ........................................................................... 104
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................... 107
KẾT LUẬN .............................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................... 110
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT-XH : Chính trị - xã hội
CTX : Chi thường xuyên
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNTT : Công nghệ thông tin
HCSN : Hành chính sự nghiệp
HĐND : Hội đồng nhân dân
KBNN : Kho bạc nhà nước
KT-XH : Kinh tế - xã hội
NSĐP : Ngân sách địa phương
NSTW : Ngân sách trung ương
NSNN : Ngân sách nhà
nước
GD-ĐT : Giáo dục đào tạo
QLHC : Quản lý hành chính
QP-AN : Quốc phòng, an ninh
TDTT : Thể dục thể thao
XDCB : Xây dựng cơ bản
UBND : Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Tình hình chi thường xuyên NSNN huyện Hàm Yên những năm qua 32
Bảng 1. 2 Tình hình chi thường xuyên NSNN huyện Na Hang những năm qua:34
Bảng 2.2 Tổng hợp chi NSĐP huyện Yên Sơn giai đoạn 2019-2021……..........48
Bảng 2. 3 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cấp huyện .................... 55
Bảng 2. 4 Tổng hợp dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện tại huyện Yên
Sơn (2019 - 2021) ................................................................................................ 58
Bảng 2. 5 Tổng hợp kết quả chi thường xuyên NSNN cấp huyện Yên Sơn (2019 -
2021)..................................................................................................................... 60
Bảng 2. 6 Phân tích tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN của
huyện Yên Sơn (2019-2021) ................................................................................ 63
Bảng 2. 7 Thống kê đơn vị chậm nộp báo cáo quyết toán các năm từ 2019 đến
2021 ...................................................................................................................... 70
v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2. 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Yên Sơn ........ 43
Hình 2. 2 Tổng hợp thu NSNN huyện Yên Sơn trong giai đoạn từ năm 2019 -
2021 .............................................................................................................. 47
Hình 2. 3 Tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện tại
Yên Sơn (2019-2021) - (ĐVT: tỷ đồng) .......................................................... 64
vi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Ngân sách nhà nước là
công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội, định hướng phát triển sản xuất,
điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Ở Việt Nam, luật
NSNN từ khi ban hành và qua các lần sửa đổi, bổ sung đều thừa nhận rằng ngân
sách huyện (gọi chung là cấp huyện) là ngân sách của chính quyền Nhà nước cấp
huyện và là một bộ phận cấu thành NSNN, là cấp ngân sách thực hiện vai trò,
chức năng, nhiệm vụ của NSNN. Việc tổ chức, quản lý thu chi ngân sách cấp
huyện hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những
vấn đề bức thiết trên địa bàn huyện.
Chi ngân sách nhà nước là một trong những công cụ của chính sách tài
chính quốc gia, là khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế, có tác dụng rất lớn đối
với sự ổn định, phát triển KTXH của đất nước, nhất là trong quá trình hội nhập
thế giới. Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, thu ngân sách không đạt tuy
nhiên các nhiệm vụ chi vẫn phải thực hiện. Hiện tượng bội chi ngân sách nhà
nước thường xuyên xảy ra. Để quản lý thống nhất nền tài chính, sử dụng tết
kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc
hội đã thông qua Luật ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002, đã quy định rõ, đầy
đủ về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước,
đặc biệt trong việc lập, chấp hành, kiểm soát và quyết toán ngân sách nhà nước.
Ngân sách huyện chính là một bộ phận của ngân sách Nhà nước, là một
công cụ giúp chính quyền huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ngân sách huyện cũng bao gồm các hoạt động thu và chi ngân sách. Chi thường
xuyên là một trong những nội dung của chi ngân sách huyện. Chi thường xuyên
ảnh hưởng tới các hoạt động xã hội, thông tin, hoạt động kinh tế của huyện….Vì
vậy mà quản lý được hoạt động chi thường xuyên ngân sách huyện sẽ giúp huyện
thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, góp phần nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong huyện.
1
Trong những năm qua, huyện Yên Sơn là địa phương có số thu, chi ngân sách đạt
mức cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Điều này cho thấy, công tác quản lý
NSNN, đặc biệt công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện tốt từ khâu phân
cấp quản lý, lập và giao dự toán chi, phân bổ nguồn chi, kiểm soát nguồn chi... Tuy
nhiên, trong quá trình thực hiện công tác chi ngân sách vẫn không tránh khỏi
những hạn chế, bất cập trong quá trình quản lý chi NSNN. Hệ quả là gây ra thất
thoát, lãng phí, sử dụng các nguồn chi còn chưa đúng mục đích...Do đó, cần có
những giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao công tác chi ngân sách ở địa
phương. Vì vậy đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” được chọn làm luận
văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các website cho
thấy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài và bài viết
nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước nói chung,
các huyện nói riêng. Có thể nêu lên một số công trình chủ yếu sau đây:
Trong đề tài “giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước tại huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” của tác giả là thạc sỹ Nông nghiệp (năm
2019), cũng xây dựng được mô hình khung lý thuyết về công tác thu, chi ngân
sách nhà nước cấp huyện gồm các nội dung chủ yếu: lập dự toán thu, chi ngân
sách; chấp hành dự toán thu, chi ngân sách; kiểm soát thu, chi ngân sách. Nêu sơ
bộ về tình hình KTXH huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Phân tích thực trạng công
tác thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Chợ Mới theo các nội dung:
lập dự toán thu, chi ngân sách, chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, kiểm soát
dự toán thu, chi ngân sách. Từ thực trạng công tác thu, chi ngân sách nhà nước
cấp huyện tại huyện Chợ Mới, tác giả đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác
thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Chợ Mới. Tuy nhiên, trong đề
tài này tác giả chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng thu, chi ngân sách cấp
huyện tại huyện Chợ Mới mà chưa đưa ra được giải pháp tối ưu về hoàn thiện
công tác thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Chợ Mới.
Trong đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên” Hoàng Văn Khá (năm 2015), tác giả đã đánh giá đúng thực trạng quản lý
2
ngân sách trên địa bàn huyện Yên Mỹ, phát hiện những vấn đề phát sinh trong
quản lý ngân sách, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách trên địa
bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Vũ Ngọc Tuấn, Đàm Văn Huệ (2014) Nhìn lại nguyên tắc ngân sách
thường niên theo quan niệm cổ điển và việc tuân thủ nguyên tắc trong quản lý
ngân sách tại Việt Nam, bài viết chỉ ra nguyên tắc ngân sách thường niên là
một trong 4 nguyên tắc cơ bản về ngân sách theo quan niệm cổ điển. Sự xuất
hiện và phát triển của nguyên tắc ngân sách thường niên đồng hành với sự
phát triển của dân chủ, đáp ứng yêu cầu minh bạch, hiệu quả trong chi tiêu
ngân sách của Chính phủ từ phía người dân và được thừa nhận tại nhiều quốc
gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách thường niên đã được
thể chế hóa trong Luật ngân sách nhà nước, song chưa được tuân thủ đầy đủ,
thể hiện thông qua các quy định về ứng trước dự toán ngân sách và chuyển
nguồn ngân sách. Bởi vậy, nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ hơn các
nội dung của nguyên tắc, phân tích việc thực hiện nguyên tắc tại Việt Nam
gắn với quy định về ứng trước dự toán ngân sách, chuyển nguồn ngân sách
và đề ra giải pháp để hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới.
Đề tài “ Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại
huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng” 2015 của tác giả Trần Thị Thu cũng
đã khái quát được cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN, phân tích đánh giá
thực trạng quản lý chi NSNN ở Huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng và
đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN trong thời gian tới ở Huyện
Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu trên đã phân tích khái niệm
công tác chi ngân sách nhà nước cấp huyện, thực trạng công tác chi ngân sách
ở các đơn vị và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác chi ngân sách
huyện trong khuôn khổ một huyện với những đặc điểm khác nhau của huyện
đó. Tuy nhiên, các công trình, đề tài trên chưa làm rõ được đặc điểm chi ngân
sách nhà nước cấp huyện và đặc điểm của công tác chi ngân sách nhà nước
cấp huyện; chưa làm rõ được các mối quan hệ trong công tác chi ngân sách
nhà nước cấp huyện để đưa ra các giải pháp cụ thể trong công tác chi ngân
3
sách nhà nước cấp huyện, vì thế trong khuyến nghị hoàn thiện vẫn còn dừng
lại ở những điểm chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi
thường xuyên ngân sách nhà nước của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang dựa trên
cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
của huyện.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN.
- Phân tích thực trạng, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và nguyên
nhân trong quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện giai đoạn 2019 - 2021
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN cấp
huyện tại huyện Yên Sơn giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên NS nhà nước của ngân
sách cấp Huyện
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý chi thường xuyên NS nhà nước 3 năm 2019,
2020 và năm 2021của huyện Yên Sơn.
5. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn
Trong quá trình phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình
quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Yên Sơn, tác giả đã vận
dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về Luật, nghị
quyết, chính sách của Đảng, của Nhà nước và của Bộ Tài chính về công tác quản
lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, nghiên cứu tài liệu, tạp chí của các tác
giả về đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp
huyện.
Phương pháp thống kê: Áp dụng trong việc thống kê số liệu từ bảng biểu
của huyện liên quan đến nội dung của đề tài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Thông qua các số liệu về thu, chi ngân
sách; số liệu các báo cáo về thu, chi ngân sách huyện. Tiến hành tổng hợp, so
sánh, rút ra kết luận từ thực tiễn.
4
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước
tại các địa phương cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà
nước của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân
sách nhà nước của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN
1.1. Khái quát chung về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
- Khái niệm:
Với các cách tiếp cận khác nhau, cho đến nay, khái niệm NSNN được hiểu
theo nhiều nghĩa. Hiện nay vẫn có các ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN,
phổ biến là:
NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm.
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản
của Nhà nước.
NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động và sử
dụng các nguồn tài chính khác nhau.
Nguyễn Ngọc Hải (2008) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước bao gồm
nhiều lĩnh vực trong đời sống, nó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng đối
tượng trong một đất nước. Chi thường xuyên ngân sách nhà nước có các cơ quan
có thẩm quyền quyết định như: Quốc hội, Chính phủ và cơ quan chính quyền
được ủy quyền thực hiện chi”.
Nguyễn Văn Huy (2010) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước là hoat
động kinh tế không vì lợi nhuận, đây là hoat động vì lợi ích của công đồng, vì lợi
ích chung của cả đất nước”.
Đặng Văn Du (2010) “Chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) là
quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN
để đáp ứng cho các nhu cầu chi giúp bộ máy Nhà nước vận hành và thực hiện
nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo chi cho các hoạt động sự nghiệp nhằm
cung ứng các hàng hóa công cộng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý
kinh tế, xã hội trên địa bàn”.
6
Theo Điều 1 của Luật NSNN số 01/2002/QH11 được Quốc Hội ban hành
ngày 16/12/2002 thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Từ khái niệm trên, ta có thể xác định: NSNN là các quan hệ kinh tế phát
sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung
của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia
nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Việc tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN gồm 2 nội dung chính sau:
1. Thu NSNN: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ
chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật.
2. Chi NSNN: Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm QP-AN, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm hai quá trình: quá trình phân phối và quá trình sử
dụng quỹ NSNN. Quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN
để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình sử dụng là quá
trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN mà không phải trải qua
việc hình thành các loại qũy trước khi đưa vào sử dụng.
- Đặc điểm:
Thứ nhất, quy mô quỹ NSNN và các hình thức thu, chi NSNN đều bị
quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi
vùng, mỗi địa phương.
Thứ hai, các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc
không hoàn trả một cách trực tiếp.
Thứ ba, sự vận động và phát triển của NSNN luôn phải được kế hoạch
hóa một cách cao độ. Nền tảng cho việc kế hoạch hóa NSNN là các mục tiêu
phát triển KT-XH mà nhà nước đề ra cho các khoảng thời gian khác nhau từ
ngắn hạn đến dài hạn.
7
Thứ tư, công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi phải đáp ứng trong
quá trình quản lý NSNN. Ở đâu làm tốt được công khai, minh bạch ngân sách,
thì ở đó công tác xã hội hóa huy động nguồn thu ngân sách sẽ đạt tốt và chi tiêu
ngân sách sẽ ít bị thất thoát, lãng phí.
- Vai trò:
Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời gian cụ thể theo quy định của
pháp luật.
Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính quan trọng được nhà nước sử dụng để
hướng dẫn, điều tiết, kích thích cung - cầu hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế
trong từng thời gian cụ thể.
Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh
tế quốc dân.
Thông qua thu NSNN sẽ quyết định đến quy mô của các quỹ tiền ngoài
nhà nước lớn hay nhỏ; và ngược lại cũng quyết định đến quy mô của quỹ NSNN
nhỏ hay lớn.
Thông qua chi NSNN sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự hình
thành, phát triển của các quỹ tiền tệ khác ngoài NSNN và nằm trong hệ thống
tài chính của nền kinh tế quốc dân.
1.1.2. Tổ chức hệ thống và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
- Tổ chức hệ thống NSNN
Luật NSNN quy định: NSNN bao gồm ngân sách trung ương (NSTW) và
ngân sách địa phương (NSĐP). NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành
chính các cấp có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và
UBND. Theo quy định hiện hành, NSĐP gồm:
Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân
sách cấp tỉnh);
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân
sách cấp huyện);
Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
8
Ngân sách nhà nước
Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương
Ngân sách đặc
Ngân sách Ngân sách thành khu trực thuộc
tỉnh phố trực thuộc
Ngân sách thành Ngân Ngân
phố, thị xã trực sách sách
thuộc tỉnh huyện quận
tỉnh
Ngân sách xã, phường
(Nguồn: Luật Ngân sách nhà nước)
Hình 1. 1 Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN Việt Nam
- Phân cấp quản lý NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là sự phân định trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và
lợi ích của các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp trong lĩnh vực quản lý
NSNN.
Khi đã hình thành hệ thống NSNN gồm nhiều cấp thì việc phân cấp là tất
yếu vì mỗi cấp ngân sách đều có chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thu chi mang
tính độc lập tương đối. Qua việc phân cấp ngân sách, nhà nước sẽ tăng quyền
chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở nhằm phát
huy tiềm năng thế mạnh về quản lý kinh tế trong địa phương mình tạo điều kiện
cho địa phương ổn định tình hình chính trị xã hội, tích luỹ vốn, nâng cao đời
sống của nhân dân. Phân cấp quản lý NSNN sẽ gắn quyền lợi, nghĩa vụ trách
9