Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại sở y tế tỉnh tuyên quang

  • 111 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung
trang thiết bị y tế tại Sở Y tế
tỉnh Tuyên Quang
NGUYỄN THỊ MAI HOA
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI - 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung
trang thiết bị y tế tại Sở Y tế
tỉnh Tuyên Quang
NGUYỄN THỊ MAI HOA
Ngành Quản lý kinh tế
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Chữ ký của GVHD
Viện: Kinh tế và Quản lý
HÀ NỘI - 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Mai Hoa
Mã số HV: 20202341M
Đề tài luận văn: Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại Sở
Y tế tỉnh Tuyên Quang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả
đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 03 tháng 10 năm 2022
với các nội dung sau:
1. Bổ sung minh chứng làm rõ tính cấp thiết của đề tài (Thuộc lời mở đầu - Mục 1
- Trang 1,2)
2. Điều chỉnh lại tên chương 1 để mở rộng phạm vi cơ sở lý luận. Theo đó, tên
chương 1 và các đề mục của chương 1 chỉ để là cơ sở lý luận và thực tiễn về đấu thầu
trang thiết bị y tế (Trang 7, 8)
3. Thực hiện trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo trong chương 1 (Trang 5, 7, 8, 9,
10, 11, 12, 21, 22, 24)
4. Nội dung mục 2.2.1 trong chương 2 được Học viên chuyển sang mục 1.1.6.
(Trang 17, 18).
5. Học viên rà soát lại toàn bộ bảng, hình trong chương 2 đảm bảo sự logic về số
liệu và đầy đủ đơn vị tính
6. Các bảng khảo sát HV được điều chỉnh lại để so sánh ý kiến đánh giá của các
nhà thầu trúng thầu và không trúng thầu (Bảng 2.10, 2.11, 2.12, 2.13).
7. Học viên đã tiếp thu và phân tích rõ ràng hơn đối với các nguyên nhân chủ quan,
nguyên nhân khách quan trong mục 2.3.3. (trang 67 – 69).
8. Học viên thực hiện rà soát lại toàn bộ các giải pháp theo logic: Các giải pháp
được đề xuất theo các nội dung đấu thầu tập trung (Giải pháp từ 3.2.1 → 3.2.3). Giải
pháp 3.2.4 được đề xuất theo các nguyên nhân hạn chế.
Ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Mai Hoa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này, em đã nhận được sự hỗ
trợ, giúp đỡ cũng như sự quan tâm, động viên từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Thủy là
người trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong trường đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong luận văn này không tránh khỏi những
thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến
đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Mai Hoa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung
trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu riêng
của tôi.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình
nào khác.
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Mai Hoa
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG............................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do thực hiện đề tài......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài .......................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Kết cấu của Luận văn ......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU
THẦU TẬP TRUNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ ........................................................ 7
1.1. Khái quát về đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế .......................................... 7
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 7
1.1.2. Đặc điểm.............................................................................................. 9
1.1.3. Vai trò ................................................................................................ 12
1.1.4. Quy trình đấu thầu tập trung TTBYT................................................ 14
1.1.5. Các hình thức tổ chức đấu thầu tập trung .......................................... 16
1.1.6. Các văn bản pháp lý quy định về đấu thầu tập trung TTBYT .......... 17
1.2. Nội dung đấu thầu tập trung TTBYT ............................................................ 18
1.2.1. Nội dung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (trước khi đấu thầu) ........ 18
1.2.2. Nội dung tổ chức lựa chọn nhà thầu.................................................. 21
1.2.3. Nội dung kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đấu thầu tập trung . 22
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác đấu thầu tập trung TTBYT của Cơ sở y tế
công lập ................................................................................................................ 23
1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng ..................................................................... 23
1.3.2. Các chỉ tiêu định tính......................................................................... 24
i
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu thầu tập trung TTBYT của Cơ sở y
tế công lập .............................................................................................................25
1.4.1. Các yếu tố khách quan .......................................................................25
1.4.2. Các yếu tố chủ quan ...........................................................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẬP TRUNG TTBYT
TẠI SỞ Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG...................................................................... 30
2.1. Tổng quan về Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang ......................................................30
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang .....................................30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang33
2.1.3. Tình hình hoạt động của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang .........................34
2.2. Thực trạng đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang..........38
2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu .......................................38
2.2.2. Thực trạng tổ chức lựa chọn nhà thầu ................................................40
2.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu tập trung tập trung
trang thiết bị y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................45
2.2.4. Kết quả đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang ...........................................................................................................49
2.3. Đánh giá chung về công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang .........................................................................................................64
2.3.1. Những kết quả đạt được .....................................................................64
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC
ĐẤU THẦU TẬP TRUNG TTBYT TẠI SỞ Y TẾ TỈNH TUYÊN QUANG .... 72
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang .........................................................................................................72
3.1.1. Nhiệm vụ phát triển y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang...................72
3.1.2. Định hướng hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y
tế tỉnh Tuyên Quang .....................................................................................73
ii
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế
tỉnh Tuyên Quang. ................................................................................................ 74
3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đấu
thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang................................. 74
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu tập
trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang .............................................. 77
3.2.3. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu tập
trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang .............................................. 80
3.2.4. Các giải pháp khác ............................................................................ 85
3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 88
3.3.1. Đối với UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tuyên Quang...... 88
3.3.2. Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................... 89
TIỀU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................................92
KẾT LUẬN......................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................94
PHỤ LỤC ĐIỀU TRA ...................................................................................................97
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
BKHĐT Bộ kế hoạch đầu tư
CMCN Cách mạng công nghệ
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSĐX Hồ sơ đề xuất
HSMT Hồ sơ mời thầu
HSYC Hồ sơ yêu cầu
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
MTQG Mục tiêu quốc gia
QLNN Quản lý nhà nước
TTBYT Trang thiết bị y tế
UBND Ủy ban nhân dân
iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy trình lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu ................................................38
Bảng 2.2. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu tập trung ...............39
Bảng 2.3. Tình hình tham gia mời thầu của các nhà thầu đối với các gói thầu tập
trung của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang .......................................................41
Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát công tác đấu
thầu tập trung TTBYT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...........................46
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu tập trung tại Sở Y tế
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 - 2021 ................................................48
Bảng 2.6. Số lượng gói thầu ĐTTT trang thiết bị y tế tại Sở y tế tỉnh Tuyên Quang ... 49
Bảng 2.7. Cơ cấu gói thầu tập trung TTBYT tại Sở y tế tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2019 - 2021 .....................................................................................51
Bảng 2.8. Tình hình tham gia dự thầu của các nhà thầu trong đấu thầu tập trung
TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang ....................................................52
Bảng 2.9. Giá gói thầu theo kế hoạch, giá trúng thầu, giá trị tiết kiệm và tỷ lệ giá
trị tiết kiệm được trong ĐTTT trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang .......................................................................................................54
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định của hoạt động đấu thầu tập
trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang...........................................55
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đảm bảo mối quan hệ giữa các khâu trong tổ chức
của hoạt động đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang .......................................................................................................57
Bảng 2.12. Đánh giá mức độ đảm bảo tình phù hợp trong tổ chức của hoạt động
đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang ......................59
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ công khai, công bằng hoạt động đấu thầu tập trung
TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang ....................................................60
v
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình đấu thầu tập trung TTBYT tại các Cơ sở y tế công lập............ 15
Hình 2.1. Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu......................................................... 41
Hình 2.2. Số lượng nhà thầu đủ điều kiện để đánh giá tài chính .............................. 43
Hình 2.3. Tỷ lệ trúng thầu của các nhà thầu tham gia ĐTTT TTBYT tại Sở Y tế
tỉnh Tuyên Quang .................................................................................... 44
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong công tác khám, chữa
bệnh. Vì đây là một loại hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất
lượng của công tác y tế, hỗ trợ cho người thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị
bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, TBYT
lại có đặc thù là chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Do vậy, TBYT phải được
quản lý chặt chẽ theo chu trình vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn sản xuất, thử
nghiệm, lưu thông trên thị trường đến quá trình sử dụng và bảo hành, bảo dưỡng,
công tác mua sắm TBYT phải đảm bảo độ chính xác, hoạt động tốt của máy móc,
không làm ảnh hưởng đến công tác khám và điều trị của bác sĩ cho người bệnh.
Với tầm quan trọng của TBYT nêu trên, việc mua sắm TBYT có chất lượng
tốt, giá cả hợp lý thì việc quy định phải đấu thầu khi mua sắm TBYT là cần thiết.
Bỡi lẽ, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong việc nhập khẩu, quản lý, sử dụng,
hậu kiểm TBYT, tình trạng thổi giá làm lũng đoạn giá TBYT là vấn nạn nhức
nhối tồn tại nhiều năm, những thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu chưa được
cập nhật đầy đủ, còn nhiều kẽ hở dẫn đến tình trạng thiếu cạnh tranh, minh bạch.
Thông qua hoạt động đấu thầu, có sự kiểm soát công tác đấu thầu của các cơ
quan chức năng, các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ lựa chọn được TBYT đáp ứng
nhu cầu khám, chữa bệnh. Đặc biệt đấu thầu tập trung ngày càng có vai trò quan
trọng để tạo ra tính minh bạch trong hoạt động đấu thầu, đồng thời đảm bảo
TBYT được mua với giá hợp lý, tăng cường tính chuyên nghiệp trong đấu thầu.
Tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang trong những năm vừa qua hoạt động đấu
thầu trang thiết bị y tế được thực hiện khá nghiêm túc. Các hoạt động đấu thầu
tập trung được diễn ra là chủ yếu đã giúp cho Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang mua
sắm được các trang thiết bị y tế có chi phí hợp lý, lựa chọn được nhà cung cấp có
uy tín. Mặc dù vậy, công tác đầu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang còn nhiều hạn chế cụ thể như: Tỷ trọng gói thầu theo phương thức
ĐTTT ở mức rất thấp, chỉ chiếm tỷ trọng dưới 10% trong tổng gói thầu TTBYT,
1
trong đó phần lớn các gói thầu đều được đấu thầu qua mạng. Bên cạnh đó, tỷ lệ
nhà trúng thầu/số lượng nhà thầu nộp hồ sơ ở mức rất cao từ 66,67% đến
77,42%. Điều này khiến cho phần lớn các nhà thầu nộp hồ sơ đều trúng thầu, làm
giảm đi tính cạnh tranh, công khai, minh bạch của hoạt động đấu thầu tập trung
TTBYT của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang. Thời gian trong đấu thầu tập trung
TTBYT còn kéo dài, hiệu quả đấu thầu chưa đạt được như kỳ vọng, vẫn còn
khoảng 30% các gói thầu có thời gian vượt quy định; các bên trong đấu thầu
(người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn đấu thầu...) chưa thực
hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định, quá trình thực hiện còn để xảy ra nhiều
sai sót, vi phạm, cụ thể trong giai đoạn 2019 - 2021, số lượng sai sót liên quan
đến xây dựng và phê duyệt kế hoạch đấu thầu tập trung lên tới 16 sai sót, 9 sai
sót liên quan đến việc tổ chức tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu,
10 sai sót liên quan đến việc thực hiện báo cáo về công tác đấu thầu tập trung.
Phần lớn các sai sót đều được khắc phục nhưng ảnh hưởng đến chất lượng công
tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đấu
thầu tập trung trang thiết bị y tế tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động đấu thầu
tập trung TTBYT, trong đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
như:
Phạm Lương Sơn (2012) với đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu thực trạng
đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở
Việt Nam” của trường Đại học Y Dược Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết về công tác đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế. Luận án cũng đưa ra được
các phương thức đấu thầu mua thuốc BHYT. Tiếp đó, luận án Phân tích thực
trạng việc đấu thầu mua thuốc BHYT của các cơ sở khám, chữa bệnh công lập tại
các địa phương trong năm 2010. Đánh giá được các phương thức đấu thầu mua
thuốc BHYT tại các địa phương. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm từng
bước hoàn thiện phương thức đấu thầu mua thuốc BHYT ở Việt Nam.
2
Vũ Thị Thúy Hà (2015) với đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về
hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam” của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước đối với hoạt động
đấu thầu trang thiết bị y tế như khái niệm, vai trò, các yếu tố tác động và các tiêu
chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở
Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết được hệ thống hóa, tác giả phân tích thực trạng
đấu thầu trang thiết bị y tế và quản lý nhà nước về đấu thầu trang thiết bị y tế ở
Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014. Đánh giá được những kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đề xuất 7 nhóm giải pháp để hoàn thiện
quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế ở Việt Nam.
Lê Công Vượng (2016) với đề tài luận văn thạc sĩ “Đấu thầu mua sắm thiết
bị y tế theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” của
Học viện Khoa học xã hội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu
thầu mua sắm TBYT dưới góc độ pháp luật như: khái niệm về đấu thầu, khái
niệm về TBYT, các hình thức, phương thức, quy trình lựa chọn nhà thầu trong
đấu thầu mua sắm TBYT, sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật hiệu quả đối với
đấu thầu mua sắm TBYT. Tiếp đó, luận văn nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt
Nam hiện hành về đấu thầu mua sắm TBYT từ đó rút ra những nhận xét, đánh
giá cần thiết nhằm tạo cơ sở cho quá trình hoàn thiện pháp luật. Trên cơ sở đó,
tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu mua sắm TBYT
phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.
Lại Lan Hương (2020) với đề tài luận văn thạc sĩ “Quản lý hoạt động đấu
thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La” của
trường Đại học Thương mại. Luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về công
tác Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Phân
tích thực trạng tình hình thực hiện Quản lý hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế
tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn La. Từ đó đi sâu vào đánh giá
công tác đấu thầu trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện/doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Để qua đó sẽ đưa ra một số nhận định về một số tồn tại, nguyên nhân
trong công tác đấu thấu trang thiết bị y tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trên
cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý hoạt
3
động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Sơn
La.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy các
đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về đấu thầu, đấu thầu
trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước về đấu thầu trang thiết bị y tế; Phân tích và
đánh giá thực trạng đấu thầu trang thiết bị y tế ở các đơn vị cụ thể trong những
giai đoạn khác nhau. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác đấu thầu trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ được
thực hiện cho các địa phương khác nhau ở các giai đoạn khác nhau nên cũng dẫn
đến các kết quả nghiên cứu, đánh giá có sự khác biệt. Các dữ liệu được thu thập
để phân tích đánh giá thực trạng là các dữ liệu thứ cấp. Nghiên cứu của tác giả có
những điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đây như:
Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác đấu thầu tập trung,
ít có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào công tác đấu thầu tập trung mà chủ
yếu nghiên cứu về hoạt động đấu thầu nói chung.
Thứ hai, không gian nghiên cứu được thực hiện tại Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang trong khoảng thời gian từ 2019 – 2021 có những điểm khác biệt so với
những địa phương khác. Cùng với đó là sự ra đời của các văn bản mới về đấu
thầu trang thiết bị y tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đấu thầu tập trung
của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
Thứ ba, trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng, ngoài nguồn dữ liệu
thứ cấp, tác giả còn thu thập các nguồn dữ liệu sơ cấp từ khảo sát các nhà cung
ứng tham gia đấu thầu, các cán bộ nhân viên tổ chức đấu thầu của Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang để đánh giá rõ hơn về công tác đấu thầu tập trung trang thiết bị Y
tế tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở
Y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022 - 2025.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về công tác đấu thầu tập trung
TTBYT.
4
- Phân tích thực trạng công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn 2019 - 2021. Đánh giá được những kết quả đạt
được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại
Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2022 - 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác đấu thầu tập trung TTBYT.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Sở Y tế tỉnh Tuyên
Quang.
- Phạm vi thời gian: Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp về tình
hình đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019 -
2021. Các giải pháp đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu, báo cáo cụ thể như
sau:
+ Các báo cáo về tình hình đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang các năm 2019, 2020, 2021.
+ Các báo cáo nội bộ về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tổng kết hoạt
động của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
+ Các văn bản pháp lý có liên quan đến các hoạt động đấu thầu tập trung
TTBYT
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp tổng hợp.
- Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi.
Đối tượng khảo sát: các nhà cung cấp tham gia đấu thầu tập trung trong giai
đoạn 2019 - 2021 với số lượng là 100 nhà thầu.
Mục đích khảo sát: Thu thập các ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia
trực tiếp công tác đấu thầu tập trung TTBYT của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi.
5
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
Thông qua so sánh, nghiên cứu có thể làm rõ được sự thay đổi (biến động) của
các chỉ tiêu xem xét ở thời điểm nghiên cứu so với thời điểm gốc và phân tích
nguyên nhân của nó.
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng
hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong
lĩnh vực kinh tế. Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu
thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày
vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.
Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua việc lập bảng tần
suất để mô tả mẫu thu thập được theo các đặc điểm liên quan đến nhận diện đối
tượng, tính toán trung bình các nhóm tiêu chí liên quan đến các đánh giá công tác
đấu thầu tập trung TTBYT đầu tư của Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích, tổng hợp các
vấn đề về cơ sở lý luận, thực trạng nghiên cứu.
6. Kết cấu của Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục có kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đấu thầu tập trung
TTBYT.
Chương 2: Thực trạng công tác đấu thầu tập trung TTBYT tại Sở Y tế tỉnh
Tuyên Quang
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác công tác đấu thầu tập trung
TTBYT tại Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG
TÁC ĐẤU THẦU TẬP TRUNG TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
1.1. Khái quát về đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về đấu thầu tập trung
Theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1998) thì khái
niệm đấu thầu được hiểu là việc Đo độ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều
kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng (đây là một cách thức,
phương pháp để lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án, công trình xây dựng).
Trong Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được ban hành ngày 26/11/2013,
khái niệm đấu thầu được định nghĩa như sau “Đấu thầu là quá trình lựa chọn
nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất
trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”
Trong hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập phạm
vi của luận văn, đề tài tiếp cận với khái niệm đấu thầu tại điều 4 của Luật Đấu
thầu năm 2013 như đã nêu ở trên. Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế -
xã hội và quá trình hoàn thiện hoạt động đấu thầu trên thế giới và Việt Nam khái
niệm đấu thầu đã dần được hoàn thiện, nội dung của khái niệm đấu thầu ngày
càng rõ ràng, đầy đủ hơn, xác định rõ hơn nội hàm của khái niệm đấu thầu, đồng
thời xác định phạm vi áp dụng đấu thầu (cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp) và đặc biệt có sự mở rộng đối tượng áp dụng
đấu thầu đối với công tác lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự
án đầu tư có sử dụng đất.
Tại điều 44, Luật đấu thầu năm 2013 thì “Mua sắm tập trung là cách tổ
chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập
trung nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính
chuyên nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế”.
Mua sắm tập trung được áp dụng trong trường hợp:
✓ Số lượng hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng nhiều
7
✓ Chủng loại hàng hóa, dịch cần mua sắm tương tự ở một hoặc nhiều
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư
1.1.1.2. Khái niệm trang thiết bị y tế
Căn cứ vào quy định tại nghị định 36/2016/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ
sung tại nghị định 169/2018/NĐ-CP thì trang thiết bị y tế được định nghĩa là các
loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in
vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
- Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở
hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục
đích sau đây:
✓ Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật
hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
✓ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh
lý;
✓ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
✓ Kiểm soát sự thụ thai;
✓ Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy
trình xét nghiệm;
✓ Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua
biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
- Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc
trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ
trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, các trang thiết bị y tế đều có những mục đích, ý nghĩa nhất định
và chủ yếu là để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự sống cho con người.
1.1.1.3. Khái niệm đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế
Từ khái niệm đấu thầu tập trung và trang thiết bị y tế, quan điểm của của
tác giả về đấu thầu tập trung trang thiết bị y tế tại các Cơ sở y tế công lập như
sau: “Đấu thầu tập trung TTBYT tại các cơ sở y tế công lập là cách tổ chức đấu
thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thông qua đơn vị mua sắm tập trung TTBYT
nhằm giảm chi phí, thời gian, đầu mối tổ chức đấu thầu, tăng cường tính chuyên
nghiệp trong đấu thầu, góp phần tăng hiệu quả kinh tế” (Bộ Y tế, 2020).
8