Hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây lắp hải long

  • 36 trang
  • file .doc
LỜI NÓI ĐẦU
Vốn là một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay đối với các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung, đối với doanh nghiệp Nhà
nước nói riêng. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động
và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín
dụng và chấp hành pháp luật. Việc thường xuyên tiến hành biến động vốn và
nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà nước quản lý doanh nghiệp và các cơ quan chủ
quản cấp trên thấy được thực trạng cũng như các nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nhận thức được yêu cầu đòi hỏi đó sau một thời gian thực tập tốt nghiệp
tại Công ty Cổ phần Xây Lắp Hải Long với sự giúp đỡ của giáo viên hướng
dẫn - cùng sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong công ty tôi đã nghiên
cứu và hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình với đề tài: "Hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty Cổ phần Xây Lắp Hải Long" với mục tiêu vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
của công ty trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong đề tài gồm:
Chương 1: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần Xây
Lắp Hải Long.
Chương 2: Một số nhận xét và ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn ở Công ty Xây Lắp Hải Long
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẢI LONG
1.1. Khái quát về tình hình công ty.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long được hình thành theo quyết định số
1046 QĐ/BXD ngày 27 tháng 10 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá và quyết định số
1106 QĐ/BXD ngày 29 tháng 9 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển bộ phận doanh nghiệp nhà
nước là nhà máy: Tấm lợp xà gồ kim loại của Công ty Xuất nhập khẩu và xây
dựng thuộc tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng thành công ty cổ phần Xây lắp
Hải Long.
Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long có đầy đủ tư cách pháp nhân; có con
dấu riêng; độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước. Các
ngân hàng trogn và ngoài nước theo quy định của nhà nước.
Công ty cổ phần và Xây lắp Hải long được thành lập để huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển xây dựng, sản xuất kinh doanh
nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa tạo công ăn việc làm ổn định cho người
lao động tăng lợi tức cho cổ đông đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát
triển công ty ngày càng lớn mạnh. Nhiều công trình và hạng mục công trình
do công ty trực tiếp thi công đã xây dựng được uy tín lớn đối với bạn hàng
trong và ngoài nước. Như công trình nhà thi đầu rạp xiếc Hải Dương làng du
lịch Việt Nhật... Thị trường hoạt động kinh doanh của công ty cũng được mở
rộng khắp nơi như: Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương... và Xiêng
khoảng Viên Chăn tại công hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
- Sản xuất và kinh doanh tấm lợp và xà gồ kim loại.
- Sản xuất và kinh doanh vất tư thiết bị xây dựng.
- Dịch vụ khác về Xây lắp vật liệu xây dựng, tư vấn Xây dựng.
- Xuất khẩu vật tư và thiết bị Xây lắp.
1.1.2. Công tác tổ chức cán bộ và lao động của công ty.
Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long có đội ngũ cán bộ công nhân viên là
281 người. Trong đó trình độ đại học là 26 người trình độ cao đẳng và trung
cấp là 32 người công nhân kỹ thuật cso tay nghề từ Bậc 4 trở lên là 61 người
và 162 lao động phổ thông... Là công ty xây lắp cho nên đặc điểm sản xuất
kinh doanh mang tính chất riêng biệt đòi hỏi công ty phải có một mô hình tổ
chức sản xuất phù hợp để đạt hiệu quả cao tránh tổn thất. Mô hình quản lý của
công ty có kết cấu như sau:
* Tổ chức bộ máy quản lý.
+ Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm
trước đại hội cổ đông về kết quả hoạt đoọng kinh doanh thực hiện nghĩa vụ
đối với nhà nước bảo toàn và phát triển vốn cũng như đảm bảo đời sống cho
công nhân viên.
Giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong công tác quản lý boa gồm 2 phó
giám đốc và kế toán trưởng.
+ Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của một số lĩnh vực hoạtd
động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
+ Kế toán trưởng: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc tổ chức triển
khai, thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch
toán kinh tế ở toàn công ty theo điều lệ của công ty. Đảm nhận việc tổ chức
triển khai thực hiện công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh đem lại
hiệu quả cao nhất.
+ Phòng kế hoạch tiếp thị: Tham mưu cho giám đốc tổ chức triển khai,
chỉ đạo về mặt kế hoạch và tiếp thị kinh tế. Thường xuyên quan hệ với các cơ
quan hữu quan khách hàng trong và ngoài nước để nắm bắt kịp thời các dự án
báo cáo lãnh đạo công ty. Theo lời giá cả và lập giá trào hàng.... Tham gia
Xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công
ty, giao kế hoạch và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đội.
+ Phòng tổ chức lao động và hành chính: Tham mưu cho Đảng uỷ và
giám đốc tổ chức triển khai và chỉ đạo về mặt tổ chức lao động thanh tra, bảo
hộ thi đua khen thưởng đề xuất mô hình tổ chức, dự kiến xem xét nhân lực
đào tạo cán bộ: nâng lương, nâng bậc, quản lý cán bộ công nhân viên, Xây
dựng quy chế thanh tra pháp chế, văn thư đánh máy.
+ Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc tổ chức triển khai chỉ đạo về
công tác kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh
theo đúng quy trình và quy phạm kỹ thuật... của ngành và của nhà nước. Quản
lý điều hành toàn bộ phương tiện thi công, tổ chức nghiệm thu và giám sát.
+ Phòng tài chính - kế toán: Tham mưu cho giám đốc về mặt quản lý
hạch toán kinh tế, thực hiện các quy định của nhà nước về tài chính - kế toán.
Tham mưu cho công ty quyền quản lý sử dụng vốn, quyền đầu tư liên doanh
liên kết... chuyển nhượng thay thế, cầm cố tài sản, thuộc quyền quản lý của
công ty theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc Kế toán trưởng Phó giám
kinh danh đốc kỹ thuất
thi công
Phòng tài Phòng kỹ Phòng tổ
chính kế thuật thi chức tổng
Phòng kế
toán công hợp
hoạch đầu
tư tiếp thị
Đội xây dựng Đội dịch vụ
số 5 khác
Đội xây dựng
số 1
Tổ Tổ
SX SX
Tổ
1.2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần Xây lắp
SX
Hải Long.
1.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty.
1.2.1.1. Cơ cấu vốn của công ty.
Để xem xét công tác quản lý, sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng
vốn của công ty trong những năm gần đây ta không thể không quan tâm đến
tỷ trọng của từng bộ phận vốn và công dụng kinh tế của chúng. Muốn thuận
lợi trong công tác quản lý và đánh giá người thường phân chia vốn kinh
doanh thành hai bộ phận: Vốn cố định và vốn lưu động. Cơ cấu vốn của công
ty Cổ phần Xây lắp Hải Long trong 3 năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 1998 1999 2000
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
Tổng 7543215 100 9757976 100 9402556 100
vốn
VCĐ 3023281 40,07 2693887 27,61 2865187 30,48
VLĐ 4519934 59,93 7064089 72,39 6537369 69,52
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1998; 1999; 2000
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong 3 năm gần đây tỷ trọng vốn lưu
động của công ty chiếm  705 tổng số vốn kinh doanh còn cố định chỉ chiếm
 30%. Kết cấu này được giải thích là hợp lý bởi vì sản phẩm của ngành xây
lắp chính là các công trình và hạng mục công trình nên cần sử dụng tỷ trọng
lớn các khoản dự trữ và giá trị các công trình dở dang thi công còn tài sản cố
định chỉ cần một lượng nhất định nào đó. Tuy vậy tác động của hai bộ phận
vốn trên đối với kết quả kinh doanh của công ty là không thể coi nhẹ bất cứ
bộ phận nào được bởi vì:
Tài sản cố định của công ty ngoài bộ phận nhà kho, trụ sở chính. Các
thiết bị văn phòng, thiết bị phục vụ cho quản lý và đi lại thì phần lớn chính là
các máy móc. Thiết bị dụng cụ cho sản xuất kinh doanh và thi công các công
trình. Mà như chúng ta biết một công ty xây lắp nếu thiếu các thiết bị này thì
hoạt động của công ty sẽ bị đình trệ. Mặt khác nếu vốn lưu động không đủ
đáp ứng cho nhu cầu về các khoản: Nguyên vật liệu chi phí lương cho công
nhân tiến hành làm hồ sơ thầu, mua thầu xây lắp... Đối với các công trình thì
có máy móc thiết bị hiện đại cũng không thể tiến hành sản xuất kinh doanh có
hiệu quả được. Chính vì vậy việc tìm giải pháp để tăng cường hiệu quả sử
dụng từng bộ phận góp phần tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh nói
chung của công ty là rất cần thiết.
Đối với tài sản lưu động công ty càng phải có sự quản lý chặt chẽ hơn
phù hợp hơn vì nó cần một tỷ lệ rất lớn trong tổng vốn kinh doanh và có kết
cấu phức tạp hơn tài sản cố định. Cụ thể nó có cơ cấu như sau:
Bảng 2: Cơ cấu giá trị tài sản lưu động của Công ty cổ phần Xây lắp
Hải Long
Đơn vị: 1000 đồng.
Năm 1998 1999 2000
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
Tổng 4519934 100 7064540 100 6537369 100
TSLĐ
Tiền mặt 586492 18,98 565163 8,0 523989 8,0
Dự trữ 2276431 50,36 3327329 47,09 1050109 16,08
Khoản 1657011 36,66 3172048 44,91 4963271 75,92
phải thu
Nguồn: trích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 1998;
1999; 2000.
Cơ cấu giá trị tài sản lưu động trên đây phản ánh tình hình chung của hầu
hết các công ty Xây lắp đó là bộ phận khoản phải thu và khoản dự trữ thường
chiếm tỷ lệ cao trong tổng số còn lưu động. Về các khoản phải thu thì các
công ty Xây lắp nói chung và công ty Cổ phần Xây Lắp Hải Long nói riêng
khó điều chỉnh được vì đây là những khoản bên A (chủ trương trình ) phải trả
thì đã được quy định rõ từng thời hạn trong bảng hợp đồng Xây lắp lồi. Đây
chính là tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn tạm thời một cách hợp pháp
trong thời hạn của hợp đồng Xây lắp. Tuy nhiên đối với những khoản dự trữ
chúng ta lại có thể điều chỉnh được để có một cơ cấu vốn thật hợp lý. Nếu như
trong thời kỳ bao cấp kế hoạch hoá tập trung và thời kỳ đầu khi mới áp dụng
cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đo vật tư khan
hiếm phải để các khoản dự trữ chiếm tỷ lệ cao đảm bảo cho sản xuất được
liên tục là phù hợp thì xu hướng này hiện nay cần thay đổi. Như chúng ta đã
biết nền kinh tế Việt Nam sau khi áp dụng cơ chế kinh tế thị trường tự do
cạnh tranh và chính sách kinh tế mở với nhiều thanh phần kinh tế cũng tồ tại
đã có những thay đổi đáng kể. Riêng về mặt vật tư cho Xây lắp có thể nói trên
thị trường có rất nhiều loại, nhiều hãng sản xuất khác nhau với số lượng va
chất lượng đa dạng điều đó cũng có nghĩa là vật tư cho ngành xây lắp không
còn khan hiếm. Chính vì vậy công ty có thể giảm bớt tỷ trọng của khoản dự
trữ trong doanh nghiệp để có thể có thêm vốn đầu tư vào các bộ phận khác
cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh... Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long
đã áp dụng đổi mới hướng này một cách rất tốt biểu hiện bằng việc giảm từ
4709% khoản dự trữ trong tổng giá trị tài sản lưu động năm 1999 xuốngcòn
16,08% năm 2000 và điều này cần phát huy tốt trong những năm tới. Tuy
nhiên, để áp dụng tốt cần nghiên cứu kỹ sự biến động của thị trường vật tư
Xây lắp để có thể đưa ra tỷ trọng khoản dự trữ hợp lý đảm bảo sản xuất kinh
doanh diễn ra liên tục không bị gián đoạn. Nếu có thể làm giảm ứ đọng vốn ở
bộ phận dự trữ và các khoản phải thu sẽ làm cho vòng quay vốn lưu động
tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn đưa đến kết quả kinh doanh ngày càng
cao.
1.2.1.2. Nguồn vốn của Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long.
Ta có thể xem xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 1998 1999 2000
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
Chỉ tiêu
Nợ phải 4529934 59,92 6064089 62,14 5554838 58,96
trả
Nợ ngắn 3519934 46,66 5064089 51,89 4554838 48,34
hạn
Nợ dài 1000000 13,25 1000000 10,24 1000000 10,61
hạn
Vốn CSH 3023281 40,07 3696887 37,85 3865718 41,03
Tổng 7543215 100 9757976 100 9420556 100
nguồn
vốn
Nguồn: Trích cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm 1998; 1999; 2000
Vốn tình hình chung ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phát triển
nên việc phát hành các loại chứng từ khoán cổ phiếu, trải phiếu thu hút đầu tư
trực tiếp nguồn vốn rỗi rãi trong dân chúng chưa thể thực hiện được. Công ty
chỉ cổ phần hoá được một phần nhỏ và nguồn vốn huy động vốn của công ty
là vay nợ ngân hàng và nợ nhà cung cấp trong thời hạn cho phép. Chúng ta dễ
thấy phần lớn số vốn thu hút từ các nguồn đều được bổ xung cho tài sản lưu
động của công ty nhất định là phần tỷ trọng về các khoản phải thu. Trong thời
gian tới để có hướng đi mới huy động được vốn nhiều hơn có thể đáp ứng
được các nhu cầu của khách hàng về chất lượng công trình, hạng mục công
trình, mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ thi công... Công ty nên trú trọng
việc quản lý và sử dụng vốn. Số vốn này phải được phân bổ cho hợp lý để có
thể thu hồi vốn trả nợ thanh toán các khoản chi phí sử dug vốn; nộp nghĩa vụ
cho nhà nước đầy đủ mà vẫn thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp tăng lợi
tức cho cổ động thì mới là sử dụng vốn có hiệu quả.
1.2.2. Tình hình thanh toán của công ty.
Ta xem xét tình hình thanh toán của công ty đối với nhà nước. Để thực
hiện quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường, Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long cũng như các doanh nghiệp nhà
nước. Theo quy định 22/HĐBT ra năm 1991 khoản thu sử dụng vốn ngân
sách được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng theo nghị định
59/CP của chính phủ ra năm 1996 Công ty phải trích lợi nhuận thuế để nộp
thu sử dụng vốn ngân sách cho nhà nước. Ngoài khoản đó công ty phải nộp
đầy đủ các khoản như mọi doanh nghiẹp. Thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Đơn vị: 1000 đồng
Nă 1998 1999 2000
m
Chỉ tiêu
Tổng nộp cho nhà 406894 635968 588563
nước
Thu sử dụng vốn 10206 35438 23189
ngân sách
Thuế doanh thu 201594 340879 353137
( Thuế VAT)
Thuế lợi tức 52896 86491 53326
Khấu hao cơ bản 40485 96844 823998
Các khoản nộp 101723 76316 76513
khác
Nguồn: Tính báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vị đối với nhà nước của
Công ty các năm: 1998; 1999; 2000.
Như vậy hàng năm công ty phải trích một khoản khá lớn lợi nhuận sau
thuế để nộp thu sử dụng vốn ngân sách. Cho nhà nước con số đó mỗi năm đều
tăng chứng tỏ việc kinh doanh của công ty ngày càng phát đạt và có hiệu quả
ngày càng cao hơn.
Về khoản thu thuế doanh thu (thuế VAT) đối với công ty hiện này là mức
thu quá cao va nếu mức thu này được nhà nước tạo điều kiện hạ thấp sẽ giúp
công ty có thêm một khoản vốn đáng kể để đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Xét đến tình hình thanh toán của công ty đối với khách hàng và các chủ
nợ. Tuy tiền mặt hàng công ty những năm gần đây có giảm nhưng các khoản
phải thu lại tăng rất nhanh giúp cho vốn lưu động có tỷ lệ tăng đáng kể. Điều
này đảm boả cho khả năng thanh toán hiện hành của công ty luôn luôn lớn
hơn 1 chứng tở tình hình tài chính lành mạnh của công ty. Điều này giúp cho
công ty có đủ mức độ tín nhiệm đối với các chủ nợ để có thể thu hút vốn đầu
tư bổ xung cho nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long.
1.2.3.1. Một số nét chủ yếu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá
hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Công ty Cổ
phần Xây lắp Hải Long đã đạt được những kết quả như sau:
Bảng 5: Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Nă 1998 1999 2000
m
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu 9473,67 13292,94 13298
Doanh thu 9162,31 12843,62 11954,08
thuần
Lợi nhuận 304,36 499,32 487,23
Vốn lưu động 4519,93 7064,54 6537,36
Nguồn: Tính báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty các năm: 1998; 1999; 2000.
1.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
Đối với một doanh nghiệp trong ngành xây lắp thì tài sản cố định ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Vì nó chính là các máy móc sản xuất;
thi công quyết định cho chất lượng hiệu quả kinh tế của các công trình, hạng
mục công trình.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định một cách chính xác là một
trong những việc làm quan trọng để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng chung. Thực tế công ty đã dùng các chỉ tiêu sau;
+ Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
+ Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của tài sản cố định.
+ Hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định.
Đây là 3 chỉ tiêu quan trọng đánh giá khá chính xác tính hiệu quả sử
dụng vốn cố định của công ty ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào.
Bảng 6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài sản cố định.
Đơn vị: 1000.000 đồng.
Nă 1998 1999 2000 99 so với 98 00 so với 99
m Tuyệt đối % Tuyệt %
đối
Chỉ tiêu
Doanh thu 9473,67 13292,9 13298 3819,27 140,3 5,06 100
4
Vốn cố định 2023,28 2693,88 2865,15 - 329,4 89,1 171,3 106,3
Lợi nhuận 304,36 499,32 487,23 194,96 164 - 12,09 97,6
H/ suất sử 3,13 4,93 4,64 1,8 157,5 - 0,29 94,1
dụng TSCĐ
H/số đảm 0,3191 0,2026 0,2154 - 0,1165 63,49 0,0128 106,3
nhận TSCĐ
Tỷ suất lợi 0,0321 0,0375 0,0366 0,0054 116,8 - 0,0009 97,6
nhuận TSCĐ
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 1998;
1999; 2000
Trong điều kiện không có mức trung bính ngành ta chỉ có thể đánh giá
mức hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty theo thời gian (so sánh kết quả
3 năm 1998; 1999 và 2000).
Doanh thu năm 1997 tăng so với năm 1998 là 3819,27 triệu (tức là tăng
40,3%) trong khi đó vốn cố định giảm 329,4 triệu (tức là giảm 10,9 %) như
vậy có thể nói năm 1999 công ty sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao hơn
năm 1998 vì mức tăng doanh thu và lợi nhuận đều cao trong khi tài sản cố
định giảm.
Đến năm 2000 tuy doanh thu tăng 5,06 triệu (0,03%) so với năm 1999 và
đã tăng 171,3 triệu (6,3%) nhưng lợi nhuận lại giảm 12,09 triệu (2,4%). Điều
này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm Xây lắp trên thị trường.
Trong thời gian tới công ty cần có những điều chỉnh mới để có thể sản xuất
kinh doanh tốt hơn khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nói lên rằng: Trong năm 1998
một đồng vốn cố định tạo ra 3,13 đồng doanh thu năm 99 là 4,93 đồng và năm
200 là 4,64 đồng. Số liệu này cho thấy vốn cố định được sử dụng tương đối
hiệu quả. Điều này càng được thể hiện qua hệ số đảm nhiệm của vốn cố định:
Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu phải cần 0,3191 đồng vốn cố định
nhưng con số đã giảm xuống 0,1165 đồng (tức là 36,51%) trong năm 1999.
Đối với năm 2000 tuy hệ số đảm nhiệm tài sản cố định và hiệu suất sử dụng
vốn cố định có giảm chút ít so với năm 1999 nhưng vẫn lớn hơn trước đó hiệu
quả sử dụng vốn cố định được thể hiện cụ thể qua kết quả cuối cùng của hoạt
động kinh doanh đó là lợi nhuận.
Năm 1998 một đồng vốn cố định mang lại cho công ty 0,0321 đồng lợi
nhuận và mức lợi nhuận đã tăng lên 0,0054 (tức là tăng 16,8%) trong năm
1999. Có nghĩa là một đồng vốn cố định công ty tạo ra 0,0375 đồng lợi
nhuận. Cũng như các chỉ tiêu khác tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định của công
ty năm 2000 đã giảm ít nhiều năm 1999 tuy vẫn lớn hơn những năm trước. Cụ
thể giảm 0,0009 đồng tức giảm 2,4% so với năm 1999.
Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn cố định ta tìm hiểu chi tiết các chỉ
tiêu:
- Hiệu suất vốn cố định.
Có hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của hiệu suất sử
dụng vốn cố định đó là: Doanh thu và vốn cố định bình quân ta có:
 HSVCĐ =  HS VCĐ (ĐT) +  HSVCĐ (VCĐ)
Trong đó: + HSVCĐ: Mức gia tăng hiệu suất vốn cố định.
+  HSVCĐ (DT): Mứca gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do
ảnh hưởng của doanh thu.
+  HS VCĐ (VCĐ): Mức gia tăng hiệu suất sử dụng VCĐ do ảnh hưởng
của tăng VCĐ.
 HSVCĐ (DT) năm 1999 = -
= - = 1,2633
* HSVCĐ (VCĐ)99 = -
- = 0,5376
* HSVCĐ/99 = 1,2633 + 0,5376 = 1,8009
Vậy năm 1999 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng là do hai bộ phận sau
ảnh hưởng: Tăng doanh thu trong khi giảm tài sản cố định.
* HSVCĐ(DT) năm 2000 = -
= - = 0,0019
* HSVCĐ(VCĐ)2000 = -
= - = - 0,2951.
* HSVCĐ/2000 = 0,0019 + 0,2951 = - 0,2932
Chỉ số này phản ánh sự giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm
2000 so với năm 1999 vì tài sản cố định tăng trong khi doanh thu hầu như giữ
nguyên (tăng rất nhỏ chỉ là 0,03%).
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định:
Qua bảng 5 ta thấy: Lượng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu năm
1999 giảm 0,1165 đồng so với năm 1998 tức giảm 36,51%. Nếu cùng hệ số
đảm nhiệm năm 1998 muốn tạo ra mức doanh thu năm 1999 thì cần vốn cố
định năm 1999 là:
VCĐ99 = 0,3191 x 13292,94 = 4241,77 triệu đồng.
Nhưng thực tế vốn cố định của công ty năm 1999 là 2693,88 triệu, như
vậy công ty đã tiết kiệm được một lượng vốn cố định là:
4241,77 - 2693,88 = 1547,89 triệu đồng.
Riêng đối với năm 2000 một đồng doanh thu càng tăng số lượng vốn cố
định so với năm 1999 là 0,0128 đồng tức tăng 6,3% như vậy công ty đã lãng
phí số vốn cố định nếu như giữ được hệ số đảm nhiệm năm 1999 là.
VCĐ2000 = 0,2026 x 13298 = 2694,17 = 171,01 triệu đồng tóm lại để
nâng cao hiệu quả hơn của để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng
của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư thích đáng đổi mới, nâng cấp tài
sản cố định nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động
kinh doanh của công ty.
1.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trong 3 năm gần đây việc sử dụng vốn lưu động của công ty đạt kết quả
như sau:
Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củ
công ty.
Năm 1998 1999 2000 99 so với 98 2000 so với 99
Tuyệt đối % Tuyệt %
đối
Chỉ tiêu
Doanh thu 9473,67 13292,94 13298 3819,27 140,3 5,06 100,03
thuần
Vốn lưu 4519,93 7064,54 6537,36 2544,61 156,2 -527,13 92,5
động
Lợi nhuận 304,36 499,32 194,96 164 -12 97,6 97,6
Số vòng 2,096 1,882 2,034 -0,214 89,8 0,152 108,07
quay VLĐ
Thời gian 171,75 191,28 176,99 19,53 111,37 -14,29 92,52
một vòng
quay L/c
Hệ số 0,4771 0,5314 0,4916 0,0543 111,38 -0,0398 92,5
đảm
nhiệm
Tỷ suất 0.0673 0,0706 0,0745 0,0033 104,9 0,0039 105,5
lợi nhuận
VLĐ
Sức sản 2,096 1,882 2,034 -0,214 89,8 0,152 108,07
xuất VLĐ
Nguồn: Trích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty các năm 1998,
1999, 2000.
Công ty cổ phần xây lắp Hải Long đã áp dụng hệ thống chỉ tiêu sau để
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.
+ Số vòng quay vốn lưu động.
+ Thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động.
+ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.
+ Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động.
+ Sức sản xuất của vốn lưu động.
Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên vốn kinh doanh.
Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh
doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, phản
ánh qua các chỉ tiêu.
* Sức sản xuất của vốn lưu động:
Số liệu ở bảng 7 cho thấy: Sức sản xuất của vốn lưu động năm 1998 là
2,096 có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động sử dụng trong năm 1998 đem lại cho
công ty 2,096 đồng vốn doanh thu thuần, nhưng số liệu năm 1999 công ty chỉ
đạt được 1,882 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng vốn lưu động và năm 2000
là 2,034. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của vốn lưu động của công ty có
xu hướng giảm hay năng suất làm việc của vốn lưu động giảm.
* Tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động.
Giá trị về tỷ suất lợi nhuận của vốn lưu động trong bảng 7 cho biết:
Trong năm 1998: 1 đồng vốn lưu động đem lại cho công ty 0,0673 đồng lợi
nhuận con số này tăng 0,0033 đồng tức 4,9% trong năm 1999 và đến năm
2000 lại tăng so với năm 1999 là 0,0039 đồng tức 5,5%. Mặc dù lợi nhuận
trên 1 đồng doanh thu giảm do tổng doanh thu tăng nhanh khi mà lợi nhuận
có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn đồng thời vốn lưu động tăng chậm (Năm
2000 còn giảm so với năm 1999 là 527,18 triệu đồng tức 7,5%).
* Số vòng quay của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động đã quay được bao nhiêu vòng (tức là
trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng số liệu 7
cho ta thấy năm 1999 vốn lưu động quay được 1,882 vòng giảm so với năm
1998 là 0,214 vòng (tức 11,2%) và năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,152
vòng (tức 8,07%). Nhưng năm 2000 vẫn giảm so với năm 1998 là: 0,062 vòng
(tức 2,96%)
* Thời gian của một vòng luân chuyển.
Chỉ tiêu này phản ánh gần tương tự nhưng rõ nét hơn về số vòng quay
của vốn lưu động. Nếu số vòng quay tăng tức là thời gian một vòng luân
chuyển giảm ngược lại. Công ty đã không dần giảm được thời gian một vòng
luân chuyển đã không dần giảm được thời gian một vòng luân chuyển để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Cụthể năm 1999 cần 191,28 ngày và năm
2000 cần 176,99 ngày.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Ngoài hai chỉ tiêu vòng quay và thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu
động, để đánh giá mức tiết kiệm tài sản lưu động người ta còn sử dụng chỉ
tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty phải sử dụng
0,4916 đồng vốn lưu động và năm 1999 cần sử dụng 0,5314 đồng trong khi
năm 1998 chỉ cần 0,4771 đồng. Như vậy lượng vốn lưu động để tạo ra một
đồng doanh thu những năm gần đây đều tăng.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng việc quản lý và sử dụng
vốn lưu động của công ty không hiệu quả do rất nhiều nguyên nhân. Ngày nay
khi đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá nên đòi hỏi về cơ sở vật chất là rất
lớn. Do đó công trình ngày càng nhiều và có quy mô càng lớn đòi hỏi công ty
phải có những chất lượng mà phải đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng
đòi hỏi công ty phải có rất nhiều vốn nói chung và vốn lưu động nói chung để
có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia tranh thầu và nhận thầu. Mà
như chúng ta đã biết vốn lưu động của công ty năm 1998 là 4519,93 triệu;
năm 1999 là 7064,54 triệu và năm 2000 là 6537,36 triệu con số này so với
vốn lưu động của công ty Xây lắp khác có thể nói là nhỏ chưa thể đáp ứng
được những công trình lớn. Mặt khác do đặc tính của ngành xây lắp có quy
trình sản xuất phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi công trình đều có dự
toán thiết kế riêng va thi công ở địa điểm khác nhau thời gian xây dựng mang
tính đơn chiếc, do môi trường khí hậu, thời tiết... ảnh hưởng tới tốc độ thi
công của công trình. Do tình trạng chiếm dụng và ứ đọng vốn.
1.2.4. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
Đây là nhóm chỉ tiêu thể hiện khá rõ nét tình hình tài chính của công ty.
Trên cơ sở những chỉ tiêu đã nêu ta vận dụng để tính giá tình hình tài chính
của công ty thể hiện ở bảng 8:
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và khả năng thanh toán
của công ty.
Đơn vị: 1000 đồng.
Năm 1998 1999 2000
Chỉ tiêu
Tiền mặt 568492 565163 523989
Khoản phải thu 1657011 3172048 4963271
Vốn lưu động 4519934 7064540 6537369
Nợ ngắn hạn 3519934 5064540 4554838
Khả năng thanh 1,2841 1,3949 1,4352
toán hiệ hành
Khả năng thanh 0,6373 0,7379 1,2047
toán nhanh
Nguồn: Trích báo cáo thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước của công ty
các năm 1998, 1999, 2000.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty chính là mối tương quan giữa nợ
ngắn hạn và vốn lưu động hàng năm đều tăng bởi vì nợ ngắn hạn hàng năm có
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với vốn lưu động. Thật vậy để giải quyết
nợ ngăn hạn công ty phải dùng tới 77,8% (năm 1998) nhưng đến năm 2000 để
giải quyết nợ ngắn hạn chỉ sử dụng 09,7% vốn lưu động. Đối với chỉ tiêu
thanh toán nhanh thì việc tiền mặt trong tổng tài sản lưu động tuy giảm nhưng
nhờ các khoản phải thu tăng rất nhanh (tiền mặt + các khoản phải thu)/nợ
ngắn hạn của các năm vẫn có tốc độ gia tăng đáng kể. Điều này nói rằng tỷ lệ
khả năng thanh toán của công ty là ngày càng gia tăng hơn.
1.2 4.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn.
Chỉ tiêu này để cho lượng phần vốn chủ sở hữu công ty vốn phần vốn
vay của các chủ nợ chỉ tiêu này mang ý nghĩa quan trọng vì nó là một căn cứ
để các nhà đầu tư quyết định có nên cho doanh nghiệp nào đó vay tiền hay
không vì nó thể hiện mức độ tin tưởng, sự đảm bảo cho các nguồn vay của
công ty. Nếu chủ sở hữu công ty chỉ góp một tỷ lệ nhỏ vốn chủ sở hữu trong
tổng nguồn vốn thì rủi ro tỏng kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu và họ
không bao giờ chấp nhận điều này khiến cho công ty có thể huy động được
vốn đầu tư. Ngược lại các chủ nợ sẽ tin tưởng giao vốn cho doanh nghiệp nếu
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh là đã đáp ứng được đòi hỏi
của họ bởi vì lúc này doanh nghiệp có thể cùng chịu một tỷ lệ rủi ro kinh
doanh ở mức độ họ mong muốn.
Bảng 9. Khả năng cân đối vốn của công ty.
Năm 1998 1999 2000
Chỉ tiêu
Tổng nợ 4519934 6064089 5554838
Tổng tài sản có: 7543215 9757976 9402556
Lãi vay 28850 25071 23008
Lợi nhuận 304369 499321 487235