Hiệu quả điều trị nội nha có sang thương quanh chóp của xi măng trám bít ống tủy calcium silicate
- 124 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN PHAN HOÀI MỸ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA
CÓ SANG THƯƠNG QUANH CHÓP
CỦA XI MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY CALCIUM SILICATE
CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: CK 62 72 28 15
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN XUÂN VĨNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Phan Hoài Mỹ
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT .......................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tổng quan về xi măng trám bít ống tủy ...............................................................4
1.2. Tổng quan về các loại xi măng trong nghiên cứu ................................................7
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá trên lâm sàng ..........................................10
1.4. Tình hình nghiên cứu về đặc tính tương hợp sinh học cùa 2 xi măng ...............17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.....................................................................26
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: ...........................................................................................26
2.5. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................28
2.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
2.7. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................30
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................40
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................42
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................................42
3.2. Mức độ đau tự phát tại các thời điểm của 2 nhóm nghiên cứu ..........................44
3.3. Mức độ đau khi ăn nhai (theo VAS) tại các thời điểm ở 2 nhóm nghiên cứu ...50
.
.
3.4. Đánh giá kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại các thời điểm trên
2 nhóm nghiên cứu ....................................................................................................55
3.5. Đánh giá mức độ sang thương theo PAI ............................................................60
3.6. Kết quả đánh giá lành thương sau TBHTOT 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng ..........65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................68
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................68
4.2. Triệu chứng lâm sàng : sưng, đau tự phát, lỗ dò, nhạy cảm dưới áp lực cắn tại các
thời điểm sau khi TBHTOT, 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng. ..........................................71
4.3. Kích thước sang thương quanh chóp, chỉ số PAI trên X-quang tại các thời điểm
T0, T3, T6..................................................................................................................74
4.4. So sánh tỷ lệ lành thương răng có sang thương quanh chóp mạn ở hai nhóm tại
các thời điểm T3, T6 .................................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
MTA Mineral Trioxide Aggregate
NRS Numerical Rating Scale
PAI Periapical Index
TBHTOT Trám bít hệ thống ống tủy
TBOT Trám bít ống tủy
VAS Visual Analogue Scale
VQC Viêm quanh chóp
XMNN Xi măng nội nha
.
.
ii
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT
Bioceramic Sứ sinh học
Central axis of teeth Trục trung tâm của răng
Central Ray Tia trung tâm
Collimated beam Đầu phát
No pain Không đau
Numerical Rating Scale Thang đau số
Paralleling technique Kỹ thuật chụp song song
Periapical Index Chỉ số viêm quanh chóp mãn
Visual Analogue Scale Thang điểm đánh giá bằng mắt
Worst pain ever Đau dữ dội
.
.
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại theo thành phần hóa học của xi măng trám bít hệ thống ống tủy 6
Bảng 1.2 Thành phần BioRoot™ RCS .......................................................................7
Bảng 1.3 Thành phần AH Plus®.................................................................................7
Bảng 1.4 Thời gian làm việc của 2 vật liệu .................................................................8
Bảng 1.5 Tóm tắt các tính chất của AH Plus® và BioRoot™ RCS .........................10
Bảng 1.6 Tình hình nghiên cứu xi măng Calcium Silicate trên thế giới ...................18
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu ..............................................................................28
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu ..........................42
Bảng 3.2 Lý do đến khám ở 2 nhóm nghiên cứu ......................................................43
Bảng 3.3 Tình trạng lỗ dò của bệnh nhân có sang thương quanh chóp ....................43
Bảng 3.4 So sánh mức độ đau tự phát tại thời điểm trám bít hệ thống ống tủy với sau
trám 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ ở nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ...........45
Bảng 3.5 So sánh mức độ đau tự phát tại thời điểm trám bít hệ thống ống tủy với sau
trám 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ ở nhóm sử dụng AH Plus® ....................47
Bảng 3.6 So sánh mức độ đau tự phát (theo VAS) ở các thời điểm nghiên cứu ở 2
nhóm .................................................................................................................49
Bảng 3.7 So sánh mức độ đau khi ăn nhai tại thời điểm TBHTOT, sau trám 6 giờ, 12
giờ, 24 giờ và 72 giờ .........................................................................................51
Bảng 3.8 So sánh mức độ đau khi ăn nhai tại thời điểm TBHTOT với sau trám 6 giờ,
12 giờ, 24 giờ và 72 giờ....................................................................................53
Bảng 3.9 So sánh mức độ đau khi ăn nhai ở các thời điểm nghiên cứu của 2 nhóm 55
Bảng 3.10 Kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang ngay sau khi trám bít
hệ thống ống tủy và sau trám 3 tháng, 6 tháng trên nhóm sử dụng BioRoot™
RCS...................................................................................................................57
Bảng 3.11 Kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang ngay sau khi trám bít
hệ thống ống tủy và sau trám 3 tháng, 6 tháng trên nhóm sử dụng AH Plus® .58
.
.
iv
Bảng 3.12 So sánh kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại các thời điểm
giữa 2 nhóm nghiên cứu ...................................................................................59
Bảng 3.13 So sánh kích thước sang thương quanh chóp theo PAI trên X-quang tại
thời điểm ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở
nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ......................................................................61
Bảng 3.14 So sánh sang thương quanh chóp theo PAI trên X-quang tại thời điểm ngay
sau khi trám bít hệ thống ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở nhóm sử dụng AH
Plus® ...............................................................................................................63
Bảng 3.15 So sánh sang thương quanh chóp theo PAI ngay sau khi trám bít hệ thống
ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở 2 nhóm ......................................................64
Bảng 3.16. Đánh giá lành thương dựa trên triệu chứng lâm sàng sau 1 tuần, 3 tháng,
6 tháng ở 2 nhóm ..............................................................................................65
Bảng 3.17 Đánh giá lành thương dựa trên triệu chứng lâm sàng và phim X-quang sau
3 tháng, 6 tháng ở 2 nhóm ................................................................................66
.
.
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Điểm đau tự phát của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm sử
dụng xi măng BioRoot™ RCS .......................................................................44
Biểu đồ 3.2 Điểm đau tự phát của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm sử
dụng AH Plus® ................................................................................................46
Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình mức độ đau tự phát tại các thời điểm nghiên cứu ở 2
nhóm nghiên cứu ..............................................................................................48
Biểu đồ 3.4 Điểm đau khi ăn nhai của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm
bệnh nhân sử dụng BioRoot™ RCS ...............................................................50
Biểu đồ 3.5 Điểm đau khi ăn nhai của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm
bệnh nhân sử dụng AH Plus® ........................................................................52
Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình đau khi ăn nhai theo các thời điểm giữa 2 nhóm nghiên
cứu ....................................................................................................................56
Biểu đồ 3.7 Mức độ sang thương theo PAI ở nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ......60
Biểu đồ 3.8 Mức độ sang thương theo PAI ở nhóm sử dụng AH Plus® .................62
Biểu đồ 3.9 So sánh tỉ lệ lành thương ở hai nhóm sau 3 tháng, 6 tháng ...................67
.
.
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thang đau VAS ........................................................................................12
Hình 1.2 Chỉ số PAI ................................................................................................13
Hình 1.3 Đo diện tích vùng thấu quang trên phim quanh chóp bằng phần mềm ImageJ
..........................................................................................................................15
Hình 1.4 Kỹ thuật chụp song song ...........................................................................15
Hình 2.1 Phiếu đánh giá đau trước điều trị nội nha ..................................................31
Hình 2.2 Phim X-quang quanh chóp chẩn đoán trước điều trị .................................32
Hình 2.3 Bộ cô lập răng - Đặt đê cao su trên bệnh nhân ..........................................32
Hình 2.4 Mở tủy – bộ mũi khoan mở tủy..................................................................33
Hình 2.5 Phim X-quang kiểm tra chiều dài làm việc ..............................................33
Hình 2.6 Sửa soạn hệ thống ống tủy với trâm quay máy - Bơm rửa nhẹ nhàng với kim
có phần mở phía bên .........................................................................................34
Hình 2.7 Trộn BioRoot™ RCS theo hướng dẫn của nhà sản xuất ...........................35
Hình 2.8 Chụp X-quang với kỹ thuật chụp song song - Dụng cụ giữ phim cho kỹ thuật
chụp song song .................................................................................................35
Hình 2.9 Đo đạc trên phim Xquang kỹ thuật số bằng phần mềm ImageJ ...............37
Hình 2.10 Phiếu ghi nhận đau sau điều trị nội nha ...................................................37
Hình 2.11 Đo đạc phim X-quang tái khám sau 03 tháng bằng phần mềm ImageJ .38
Hình 2.12 Đo đạc phim X-quang tái khám sau 06 tháng bằng phần mềm ImageJ 38
.
.
1
MỞ ĐẦU
Điều trị nội nha nhằm bảo tồn răng là một thách thức lớn trong nha khoa.
Nhiều yếu tố góp phần thành công trong thực hành nội nha bao gồm tạo dạng làm
sạch, khử khuẩn, trám bít hệ thống ống tủy chân răng và sau cùng là tái tạo thân răng
đầy đủ, đúng lúc. Trong đó, giai đoạn trám bít hệ thống ống tủy đóng vai trò rất quan
trọng trong sự thành công của điều trị nội nha. Hệ thống ống tủy được trám bít hoàn
toàn đảm bảo ngăn ngừa các vi khuẩn còn sót và sản phẩm của chúng từ hệ thống ống
tủy xâm nhập vào mô quanh chóp. Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, nhiều kỹ
thuật cũng như vật liệu được cải tiến góp phần thành công cho việc điều trị nội nha.
Vật liệu trám bít ống tủy được chia thành 2 dạng, dạng lõi và dạng nhão, hay
còn gọi là sealer. Vật liệu dạng lõi có những ưu điểm quan trọng hơn sealer. Mặc dù
có nhiều vật liệu khác nhau đã được thử nghiệm, nhưng hiện nay chỉ có gutta-percha
được chấp nhận là vật liệu chính, được sử dụng rộng rãi nhất, đứng vững qua các thử
nghiệm về thời gian và các nghiên cứu. Một ưu điểm quan trọng của gutta-percha so
với sealer là khả năng kiểm soát được chiều dài làm việc, tiếp hợp tốt với những bất
thường ống tủy và tạo ra sự bít kín ống tủy.
Bên cạnh đó, một số xi măng trám bít ống tủy với những đặc tính cơ học, sinh
học khác nhau được sử dụng cùng với gutta-percha để tạo thành khối đồng nhất khít
kín hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự hình thành vi kẽ, ngăn cản sự tái viêm nhiễm và
ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha [60].
Các xi măng trám bít ống tủy được phân loại dựa theo thành phần hóa học
chính: Oxyt kẽm – Eugenol, Calcium Hydroxide, Glass-Ionomer, Silicone và nhựa
Epoxy hoặc Methacrylate. Trong đó, xi măng gốc nhựa Epoxy là xi măng được xem
là chuẩn vàng trong các nghiên cứu khi xem xét đến các tính chất vật lý, độ vi kẽ
thấp, khả năng thâm nhập và độ bền liên kết so với các chất trám bít ống tủy trong
điều trị nội nha. Vì vậy, xi măng này được sử dung như một vật liệu tham chiếu để
so sánh với các loại xi măng mới [54], [59].
.
.
2
Những năm gần đây, xi măng có chất căn bản là Calcium Silicate chứa hỗn
hợp khoáng trioxide đã được giới thiệu và sử dụng phổ biến trong nội nha. Ưu điểm
nổi bật của vật liệu này là nó có hoạt tính sinh học cao, khả năng bám dính cao cùng
với phóng thích Calcium Hydroxide sau khi đông, hình thành pha Calcium Photphate
khi tiếp xúc với dung dịch sinh lý, ít gây độc trên tế bào dây chằng nha chu, kích thích
các yếu tố tăng trưởng tạo máu và tạo xương giúp chữa lành thương trong trường hợp
viêm quanh chóp răng [54].
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu vi kẽ in vitro đã được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả trám bít ống tủy và hoạt tính tương hợp sinh học, kích thích các yếu tố
tăng trưởng tạo máu, tạo xương của xi măng Calcium Silicate [29].
Ở Việt Nam có các nghiên cứu in vitro về hiệu quả kháng khuẩn và độc tính
với tế bào xương [5] và hiệu quả trám bít ống tủy chân răng của xi măng mới này, so
sánh với loại vật liệu gốc nhựa Epoxy (AH 26) [3]. Kết quả nghiên cứu in vitro cho
thấy xi măng Calcium Silicate có tính tương hợp sinh học cao, khả năng kích thích tế
bào xương người tăng sinh, và hiệu quả bít kín ống tủy sau 30 ngày tương đương với
vật liệu AH26. Đây là một trong những tiêu chuẩn góp phần thành công cho điều trị
nội nha. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả điều trị trên lâm sàng của xi măng
Calcium Silicate còn rất hạn chế.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Hiệu quả điều trị nội nha trên răng có sang thương quanh chóp của xi măng
trám bít ống tủy nền Calcium Silicate có khác biệt với các loại xi măng khác không?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: So sánh hiệu
quả điều trị sang thương quanh chóp của hai xi măng trám bít ống tủy Calcium Silicate
và xi măng gốc nhựa Epoxy.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hai loại xi măng trám bít ống tủy Calcium Silicate và xi măng gốc nhựa Epoxy
có hiệu quả về mặt lâm sàng như nhau.
.
.
3
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đánh giá mức độ đau (đau tự phát và đau khi ăn nhai) tại các thời điểm ngay
sau khi trám bít hệ thống ống tủy, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ.
2. So sánh kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại thời điểm
ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy, 3 tháng và 6 tháng.
3. Đánh giá sự lành thương dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với hình ảnh
X-quang tại thời điểm 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng.
.
.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về xi măng trám bít ống tủy
1.1.1. Chức năng của xi măng trám bít ống tủy [26]:
Xi măng trám bít ống tủy có vai trò kết dính vật liệu dạng lõi với thành ống
tủy và các vật liệu dạng lõi với nhau. Vật liệu dạng lõi chiếm hầu hết khoảng không
gian trong ống tủy, xi măng lấp đầy các khoảng trống mà vật liệu dạng lõi để lại. Xi
măng trám bít ống tủy còn có vai trò là chất bôi trơn, giúp đưa vật liệu dạng lõi dễ
dàng vào trong ống
Grossman đưa ra các tính chất của một xi măng trám bít ống tủy lý tưởng,
nhưng đến nay vẫn chưa có một xi măng nào có đày đủ các tính chất lý tưởng này.
Tuy nhiên, có một số xi măng có các tính chất tốt hơn các xi măng khác. Các tính
chất của một xi măng lý tưởng bao gồm:
1. Tính tương hợp sinh học
Xi măng trám bít ống tủy và các thành phần của nó không gây ra phá hủy mô
và tế bào. Tất cả các xi măng trám bít ống tủy đang được sử dụng rộng rãi đều cho
thấy có một mức độ độc tế bào nhất định. Độc tính của xi măng trám bít ống tủy cáo
nhất khi xi măng chưa đông, nhưng có khuynh hướng giảm bớt sau khi đông cứng và
theo thời gian
2. Không co khi đông cứng:
Xi măng duy trì sự ổn định về kích thước hay hơi dãn nở nhẹ khi đông cứng
3. Thời gian đông cứng vừa phải:
Xi măng phải có đủ thời gian làm việc thích hợp để đưa vào và thao tác với
vật liệu trám bít dạng lõi. Ngay sau khi hoàn tất việc trám bít hệ thống ống tủy, thời
gian để xi măng đông cứng hợp lý.
4. Tính kết dính:
Tính kết dính là tính chất được mong đợi nhất. Vật liệu kết dính thật sự sẽ hình
thành mối liên kết dán hoàn toàn giữa vật liệu lõi và ngà, đóng kín bất kỳ khoảng
.
.
5
trống nào. Xi măng gốc oxyt kẽm-eugenol không có sự dán, nhưng xi măng gốc nhựa
có sự dán với ngà ống tủy.
5. Tính cản quang:
Phải nhìn thất được xi măng trám bít ống tủy trên phim X-quang. Tuy nhiên,
xi măng cản quang quá nhiều sẽ che khuất các lỗ trống trong vật liệu trám bít. Xi
măng nên có tính cản quang vừa phải.
6. Không nhuộm màu răng:
Xi măng không gây ra nhuộm màu thân răng sau này. Hiện tại, tất cả xi măng
thử nghiệm, đặc biệt là xi măng có gốc oxyt kẽm-eugenol có chưa kim loại nặng gây
nhiễm màu ngà răng.
7. Hòa tan trong dung môi:
Đôi khi sau khi trám bít ống tủy một thời gian, răng cần đặt chốt ống tủy hay
điều trị nội nha lại. Xi măng cần phải bị hòa tan trong một dung môi nào đó. Các xi
măng khác nhau có các mức độ hòa tan khác nhau trong những dung môi khác nhau
và các kỹ thuật cơ học khác nhau.
8. Không tan trong miệng và dịch mô:
Xi măng nên không bị tan rã khi tiếp xúc với dịch mô. Xi măng có thể bị hòa
tan chút ít, đặc biệt là khi tiếp xúc với các dịch trong khoang miệng.
9. Tính kềm hãm vi khuẩn:
Mặc dù điều mong muốn là xi măng trám bít ống tủy có tính diệt khuẩn, một
chất diệt khuẩn sẽ có độc tính đối với mô chủ. Vì vật, ở mức tối thiểu, một xi măng
trám bít ống tủy không nên khuyến khích vi khuẩn phát triển.
10. Tạo sự bít kín hoàn hảo
Đây là tính chất vật lý quan trọng. Vật liệu phải tạo ra và duy trì sự bít kín,
khít sát với vách ngà của ống tủy.
.
.
6
1.1.2. Phân loại xi măng trám bít ống tủy
Bảng 1.1 Phân loại theo thành phần hóa học của xi măng trám bít hệ thống ống
tủy [58], [35].
XI MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY TÊN THƯƠNG MẠI
Roth Sealer, Kerr PCS, Procoseal,
1. Xi măng nền oxit kẽm eugenol.
Endomethasone
2. Xi măng gốc nhựa Epoxy. AH Plus®, AH 26, Top Seal, 2- Seal
3. Xi măng nền Silicon. RoekoSeal, Gutta flow
Endo-CPM-Sealer, MTA Obtura,
4. Xi măng nền MTA.
ProRoot, Endo Sealer, MTA Fillapex
Endosequence/iRoot SP, iRoot BP,
5. Xi măng sứ sinh học nền calcium-
Bioaggregate, Total Fill BC, Ceraseal,
silicate (Bioceramic).
BioRoot RCS
Thế hệ thứ nhất: Hydron
Thế hệ thứ hai: EndoREZ, Realseal
6. Xi măng nền nhựa methacrylate. Thế hệ thứ ba: Epiphany, Fibrefill
Thế hệ thứ tư: RealsealSE, Metaseal
SE, Smartseal
7. Xi măng nền Glass-ionomer. Ketac Endo
8. Xi măng chứa calcium hydroxide. Sealapex, Apexit
9. Xi măng trám bít nền calcium- Capseal I
phosphate. Capseal II
.
.
7
1.2. Tổng quan về các loại xi măng trong nghiên cứu
1.2.1. Thành phần
1.2.1.1. BioRoot™ RCS (Septodont, Saint-Maur-des-Fossés, Pháp)
Bảng 1.2 Thành phần BioRoot™ RCS [20]
Thành phần Tên Vai trò
Bột TriCalcium Silicate Thành phần chính
Zirconium dioxide Chất cản quang
Povidone Dính với Gutta-Percha
Lỏng Nước Chất gia tốc cho phản ứng đông
Calcium chloride Phụ gia làm dẻo
Polycarboxylate Tác nhân giảm nước
1.2.1.2. AH Plus® (Dentsply DeTrey GmbH, Konstanz Đức)
AH Plus® gồm 2 tuýp A and B trộn với nhau
Bảng 1.3 Thành phần AH Plus® [27], [7]
AH Plus® Paste A AH Plus® Paste B
Bisphenol-A epoxy resin Dibenzyldiamine
Bisphenol-F epoxy resin Aminoadamantane
Calcium Tungstate Tricyclodecane-diamine
Zirconium oxide Calcium Tungstate
Silica Zirconium oxide
Iron oxide pigment Silica, Silicone oil
.
.
8
Bảng 1.4 Thời gian làm việc của 2 vật liệu
Xi măng AH Plus® BioRoot™ RCS
Phân loại Xi măng trám bít Xi măng trám bít nền
nền nhựa Epoxy Calcium Silicate
Tỉ lệ trộn Paste A: Paste B 1 muỗng bột: 5-7 giọt chất
1:1 lỏng
Thời gian làm việc 4 giờ 10 phút
Thời gian đông 8 giờ 4 giờ
1.2.2. Tính chất của vật liệu
1.2.2.1. Xi măng nền Calcium Silicate (Bioceramic)
Bioceramic là vật liệu bao gồm alumina, zirconia, thủy tinh hoạt tính sinh học,
sứ thủy tinh, hydroxyapatite, calcium phosphate có khả năng tái hấp thu. Trong nha
khoa, vật liệu này có tính năng lấp đầy xương khuyết hỏng, là vật liệu trám bít hệ
thống ống tủy có tính tương hợp sinh học cao, sửa chữa và tái tạo chân răng, không
gây độc và duy trì kích thước ổn định, không phản ứng với các mô sinh học. Chúng
có điểm tương đồng với hydroxyapatite, có khả năng dẫn xương và tạo xương trong
cơ thể con người. Trong điều trị nội nha, bioceramic được phân loại thành: nền
Calcium Phosphate/ Tricalcium/ Hydroxyapatite, nền Calcium Silicate hoặc hỗn hợp
Calcium Silicate và phosphate [47].
Ngoài ra, Bioceramic có những đặc tính lý hóa chuyên biệt thích hợp trong
điều trị nội nha. Thứ nhất, nó có tính ưa nước nên có thể đặt trong môi trường ẩm,
chẳng hạn như ngà răng, được tạo thành từ gần 20% nước. Thứ hai, xi măng có tính
thấm ướt, độ nhớt thấp và chất lượng bít kín cao hơn khi so sánh với tất cả các chất
trám bít hiện có trên thị trường.
.
.
9
Bioceramic có tính kháng khuẩn, không có độc tính tế bào và được báo cáo là
tương hợp sinh học tốt, gây ra sự tăng sinh và di chuyển tế bào gốc dây chằng nha chu
giúp chữa lành thương trong trường hợp viêm quanh chóp răng [54].
Xi măng sinh học tương hợp sinh học và có tính kháng khuẩn trong khi phản
ứng đông cứng xảy ra, vì vậy trong thực hành lâm sang nên đưa xi măng vào trong
một phần ba thân hay một nửa chiều dài ống tủy rồi đưa côn chính gutta-percha vào
[1].
BioRoot™ RCS (Septodont, Saint-Maur-des Fosses, Pháp) là một xi măng nền
Tricalcium Silicate (Gilles & Oliver 2012) ra đời vào năm 2015 và được khuyến cáo
sử dụng với kỹ thuật trám bít một côn. Thành phần bột chứa Tricalcium Silicate,
Povidone và Zirconium Oxide; thành phần lỏng chứa Calcium Chloride và
Polycarboxylate. Nhiều nghiên cứu in vitro cho rằng BioRoot™ RCS có tính kháng
khuẩn, giúp lành thương và tạo xương [53], [9].
1.2.2.2. Xi măng gốc nhựa Epoxy
Xi măng gốc nhựa Epoxy là chất trám đạt tiêu chuẩn vàng khi xem xét đến
các tính chất vật lý và nó có độ bền liên kết cao hơn so với các chất trám bít ống tủy
trong điều trị nội nha, độ hòa tan giảm, vi lưu ống ngà chân răng tốt hơn [33], khả
năng dán khít kín lâu dài [42] và được sử dụng rộng rãi trong khoảng 2 thập kỷ. Tuy
nhiên, chất trám bít này đã cho thấy không có hoạt tính sinh học hoặc tiềm năng tạo
xương [54].
AH Plus® gồm hai tuýp dạng bột nhão có đặc tính: vững ổn ba chiều, tính cản
quang, tự dán dính cao, nhiều tài liệu chứng minh về lâm sàng và in vitro.
.
.
10
Bảng 1.5 Tóm tắt các tính chất của AH Plus® và BioRoot™ RCS
Tính chất AH Plus® BioRoot™ RCS
Tính cản quang (ISO 13.6 mm/mmAl 6.85 mm/mmAl [32]
6876: cản quang
>3mmAl là đạt)
Độ co Thấp (1,76% thể tích) Chưa có dữ liệu
Độ hòa tan (mất trọng 3% 1,785% [32]
lượng >3% là không đạt)
Độ dày phim (lý tưởng 26 µm 52 µm
là 50µm)
Tính chảy 36mm 16mm
Khả năng trám bít Tốt Tốt [59]
Tính chất sinh học Phóng thích formaldehyde pH kiềm
Gây độc tế bào trung bình đến Tương hợp sinh học [17],
nặng [45]
Có tính kháng khuẩn Có tính kháng khuẩn [[10]
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá trên lâm sàng
1.3.1. Đánh giá đau và sự khó chịu trong nội nha
Theo Hiệp hội Nghiên cứu về Đau Quốc tế (IASP): Đau là một trải nghiệm
cảm giác khó chịu liên quan đến tổn thương mô thực thể hay tiềm tàng, hoặc được
mô tả như là có tổn thương [36].
Theo nghiên cứu của Ng Y. L. 2004 (sử dụng thang đo VAS 0-5) tỉ lệ đau sau
nội nha tương đối cao 40,2% và 12% bị đau ở mức độ nặng (VAS 4,5) vào ngày 1 và
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
NGUYỄN PHAN HOÀI MỸ
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA
CÓ SANG THƯƠNG QUANH CHÓP
CỦA XI MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY CALCIUM SILICATE
CHUYÊN NGÀNH: RĂNG HÀM MẶT
MÃ SỐ: CK 62 72 28 15
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN XUÂN VĨNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Phan Hoài Mỹ
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT .......................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Tổng quan về xi măng trám bít ống tủy ...............................................................4
1.2. Tổng quan về các loại xi măng trong nghiên cứu ................................................7
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá trên lâm sàng ..........................................10
1.4. Tình hình nghiên cứu về đặc tính tương hợp sinh học cùa 2 xi măng ...............17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................26
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................26
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.....................................................................26
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu: ...........................................................................................26
2.5. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................28
2.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................29
2.7. Quy trình nghiên cứu..........................................................................................30
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................40
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................42
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................................42
3.2. Mức độ đau tự phát tại các thời điểm của 2 nhóm nghiên cứu ..........................44
3.3. Mức độ đau khi ăn nhai (theo VAS) tại các thời điểm ở 2 nhóm nghiên cứu ...50
.
.
3.4. Đánh giá kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại các thời điểm trên
2 nhóm nghiên cứu ....................................................................................................55
3.5. Đánh giá mức độ sang thương theo PAI ............................................................60
3.6. Kết quả đánh giá lành thương sau TBHTOT 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng ..........65
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................68
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................68
4.2. Triệu chứng lâm sàng : sưng, đau tự phát, lỗ dò, nhạy cảm dưới áp lực cắn tại các
thời điểm sau khi TBHTOT, 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng. ..........................................71
4.3. Kích thước sang thương quanh chóp, chỉ số PAI trên X-quang tại các thời điểm
T0, T3, T6..................................................................................................................74
4.4. So sánh tỷ lệ lành thương răng có sang thương quanh chóp mạn ở hai nhóm tại
các thời điểm T3, T6 .................................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
MTA Mineral Trioxide Aggregate
NRS Numerical Rating Scale
PAI Periapical Index
TBHTOT Trám bít hệ thống ống tủy
TBOT Trám bít ống tủy
VAS Visual Analogue Scale
VQC Viêm quanh chóp
XMNN Xi măng nội nha
.
.
ii
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT
Bioceramic Sứ sinh học
Central axis of teeth Trục trung tâm của răng
Central Ray Tia trung tâm
Collimated beam Đầu phát
No pain Không đau
Numerical Rating Scale Thang đau số
Paralleling technique Kỹ thuật chụp song song
Periapical Index Chỉ số viêm quanh chóp mãn
Visual Analogue Scale Thang điểm đánh giá bằng mắt
Worst pain ever Đau dữ dội
.
.
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại theo thành phần hóa học của xi măng trám bít hệ thống ống tủy 6
Bảng 1.2 Thành phần BioRoot™ RCS .......................................................................7
Bảng 1.3 Thành phần AH Plus®.................................................................................7
Bảng 1.4 Thời gian làm việc của 2 vật liệu .................................................................8
Bảng 1.5 Tóm tắt các tính chất của AH Plus® và BioRoot™ RCS .........................10
Bảng 1.6 Tình hình nghiên cứu xi măng Calcium Silicate trên thế giới ...................18
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu ..............................................................................28
Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu ..........................42
Bảng 3.2 Lý do đến khám ở 2 nhóm nghiên cứu ......................................................43
Bảng 3.3 Tình trạng lỗ dò của bệnh nhân có sang thương quanh chóp ....................43
Bảng 3.4 So sánh mức độ đau tự phát tại thời điểm trám bít hệ thống ống tủy với sau
trám 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ ở nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ...........45
Bảng 3.5 So sánh mức độ đau tự phát tại thời điểm trám bít hệ thống ống tủy với sau
trám 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ ở nhóm sử dụng AH Plus® ....................47
Bảng 3.6 So sánh mức độ đau tự phát (theo VAS) ở các thời điểm nghiên cứu ở 2
nhóm .................................................................................................................49
Bảng 3.7 So sánh mức độ đau khi ăn nhai tại thời điểm TBHTOT, sau trám 6 giờ, 12
giờ, 24 giờ và 72 giờ .........................................................................................51
Bảng 3.8 So sánh mức độ đau khi ăn nhai tại thời điểm TBHTOT với sau trám 6 giờ,
12 giờ, 24 giờ và 72 giờ....................................................................................53
Bảng 3.9 So sánh mức độ đau khi ăn nhai ở các thời điểm nghiên cứu của 2 nhóm 55
Bảng 3.10 Kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang ngay sau khi trám bít
hệ thống ống tủy và sau trám 3 tháng, 6 tháng trên nhóm sử dụng BioRoot™
RCS...................................................................................................................57
Bảng 3.11 Kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang ngay sau khi trám bít
hệ thống ống tủy và sau trám 3 tháng, 6 tháng trên nhóm sử dụng AH Plus® .58
.
.
iv
Bảng 3.12 So sánh kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại các thời điểm
giữa 2 nhóm nghiên cứu ...................................................................................59
Bảng 3.13 So sánh kích thước sang thương quanh chóp theo PAI trên X-quang tại
thời điểm ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở
nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ......................................................................61
Bảng 3.14 So sánh sang thương quanh chóp theo PAI trên X-quang tại thời điểm ngay
sau khi trám bít hệ thống ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở nhóm sử dụng AH
Plus® ...............................................................................................................63
Bảng 3.15 So sánh sang thương quanh chóp theo PAI ngay sau khi trám bít hệ thống
ống tủy với sau 3 tháng, 6 tháng ở 2 nhóm ......................................................64
Bảng 3.16. Đánh giá lành thương dựa trên triệu chứng lâm sàng sau 1 tuần, 3 tháng,
6 tháng ở 2 nhóm ..............................................................................................65
Bảng 3.17 Đánh giá lành thương dựa trên triệu chứng lâm sàng và phim X-quang sau
3 tháng, 6 tháng ở 2 nhóm ................................................................................66
.
.
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Điểm đau tự phát của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm sử
dụng xi măng BioRoot™ RCS .......................................................................44
Biểu đồ 3.2 Điểm đau tự phát của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm sử
dụng AH Plus® ................................................................................................46
Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình mức độ đau tự phát tại các thời điểm nghiên cứu ở 2
nhóm nghiên cứu ..............................................................................................48
Biểu đồ 3.4 Điểm đau khi ăn nhai của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm
bệnh nhân sử dụng BioRoot™ RCS ...............................................................50
Biểu đồ 3.5 Điểm đau khi ăn nhai của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu ở nhóm
bệnh nhân sử dụng AH Plus® ........................................................................52
Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình đau khi ăn nhai theo các thời điểm giữa 2 nhóm nghiên
cứu ....................................................................................................................56
Biểu đồ 3.7 Mức độ sang thương theo PAI ở nhóm sử dụng BioRoot™ RCS ......60
Biểu đồ 3.8 Mức độ sang thương theo PAI ở nhóm sử dụng AH Plus® .................62
Biểu đồ 3.9 So sánh tỉ lệ lành thương ở hai nhóm sau 3 tháng, 6 tháng ...................67
.
.
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thang đau VAS ........................................................................................12
Hình 1.2 Chỉ số PAI ................................................................................................13
Hình 1.3 Đo diện tích vùng thấu quang trên phim quanh chóp bằng phần mềm ImageJ
..........................................................................................................................15
Hình 1.4 Kỹ thuật chụp song song ...........................................................................15
Hình 2.1 Phiếu đánh giá đau trước điều trị nội nha ..................................................31
Hình 2.2 Phim X-quang quanh chóp chẩn đoán trước điều trị .................................32
Hình 2.3 Bộ cô lập răng - Đặt đê cao su trên bệnh nhân ..........................................32
Hình 2.4 Mở tủy – bộ mũi khoan mở tủy..................................................................33
Hình 2.5 Phim X-quang kiểm tra chiều dài làm việc ..............................................33
Hình 2.6 Sửa soạn hệ thống ống tủy với trâm quay máy - Bơm rửa nhẹ nhàng với kim
có phần mở phía bên .........................................................................................34
Hình 2.7 Trộn BioRoot™ RCS theo hướng dẫn của nhà sản xuất ...........................35
Hình 2.8 Chụp X-quang với kỹ thuật chụp song song - Dụng cụ giữ phim cho kỹ thuật
chụp song song .................................................................................................35
Hình 2.9 Đo đạc trên phim Xquang kỹ thuật số bằng phần mềm ImageJ ...............37
Hình 2.10 Phiếu ghi nhận đau sau điều trị nội nha ...................................................37
Hình 2.11 Đo đạc phim X-quang tái khám sau 03 tháng bằng phần mềm ImageJ .38
Hình 2.12 Đo đạc phim X-quang tái khám sau 06 tháng bằng phần mềm ImageJ 38
.
.
1
MỞ ĐẦU
Điều trị nội nha nhằm bảo tồn răng là một thách thức lớn trong nha khoa.
Nhiều yếu tố góp phần thành công trong thực hành nội nha bao gồm tạo dạng làm
sạch, khử khuẩn, trám bít hệ thống ống tủy chân răng và sau cùng là tái tạo thân răng
đầy đủ, đúng lúc. Trong đó, giai đoạn trám bít hệ thống ống tủy đóng vai trò rất quan
trọng trong sự thành công của điều trị nội nha. Hệ thống ống tủy được trám bít hoàn
toàn đảm bảo ngăn ngừa các vi khuẩn còn sót và sản phẩm của chúng từ hệ thống ống
tủy xâm nhập vào mô quanh chóp. Với sự tiến bộ của khoa học hiện nay, nhiều kỹ
thuật cũng như vật liệu được cải tiến góp phần thành công cho việc điều trị nội nha.
Vật liệu trám bít ống tủy được chia thành 2 dạng, dạng lõi và dạng nhão, hay
còn gọi là sealer. Vật liệu dạng lõi có những ưu điểm quan trọng hơn sealer. Mặc dù
có nhiều vật liệu khác nhau đã được thử nghiệm, nhưng hiện nay chỉ có gutta-percha
được chấp nhận là vật liệu chính, được sử dụng rộng rãi nhất, đứng vững qua các thử
nghiệm về thời gian và các nghiên cứu. Một ưu điểm quan trọng của gutta-percha so
với sealer là khả năng kiểm soát được chiều dài làm việc, tiếp hợp tốt với những bất
thường ống tủy và tạo ra sự bít kín ống tủy.
Bên cạnh đó, một số xi măng trám bít ống tủy với những đặc tính cơ học, sinh
học khác nhau được sử dụng cùng với gutta-percha để tạo thành khối đồng nhất khít
kín hệ thống ống tủy, ngăn chặn sự hình thành vi kẽ, ngăn cản sự tái viêm nhiễm và
ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha [60].
Các xi măng trám bít ống tủy được phân loại dựa theo thành phần hóa học
chính: Oxyt kẽm – Eugenol, Calcium Hydroxide, Glass-Ionomer, Silicone và nhựa
Epoxy hoặc Methacrylate. Trong đó, xi măng gốc nhựa Epoxy là xi măng được xem
là chuẩn vàng trong các nghiên cứu khi xem xét đến các tính chất vật lý, độ vi kẽ
thấp, khả năng thâm nhập và độ bền liên kết so với các chất trám bít ống tủy trong
điều trị nội nha. Vì vậy, xi măng này được sử dung như một vật liệu tham chiếu để
so sánh với các loại xi măng mới [54], [59].
.
.
2
Những năm gần đây, xi măng có chất căn bản là Calcium Silicate chứa hỗn
hợp khoáng trioxide đã được giới thiệu và sử dụng phổ biến trong nội nha. Ưu điểm
nổi bật của vật liệu này là nó có hoạt tính sinh học cao, khả năng bám dính cao cùng
với phóng thích Calcium Hydroxide sau khi đông, hình thành pha Calcium Photphate
khi tiếp xúc với dung dịch sinh lý, ít gây độc trên tế bào dây chằng nha chu, kích thích
các yếu tố tăng trưởng tạo máu và tạo xương giúp chữa lành thương trong trường hợp
viêm quanh chóp răng [54].
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu vi kẽ in vitro đã được thực hiện nhằm đánh
giá hiệu quả trám bít ống tủy và hoạt tính tương hợp sinh học, kích thích các yếu tố
tăng trưởng tạo máu, tạo xương của xi măng Calcium Silicate [29].
Ở Việt Nam có các nghiên cứu in vitro về hiệu quả kháng khuẩn và độc tính
với tế bào xương [5] và hiệu quả trám bít ống tủy chân răng của xi măng mới này, so
sánh với loại vật liệu gốc nhựa Epoxy (AH 26) [3]. Kết quả nghiên cứu in vitro cho
thấy xi măng Calcium Silicate có tính tương hợp sinh học cao, khả năng kích thích tế
bào xương người tăng sinh, và hiệu quả bít kín ống tủy sau 30 ngày tương đương với
vật liệu AH26. Đây là một trong những tiêu chuẩn góp phần thành công cho điều trị
nội nha. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hiệu quả điều trị trên lâm sàng của xi măng
Calcium Silicate còn rất hạn chế.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
Hiệu quả điều trị nội nha trên răng có sang thương quanh chóp của xi măng
trám bít ống tủy nền Calcium Silicate có khác biệt với các loại xi măng khác không?
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: So sánh hiệu
quả điều trị sang thương quanh chóp của hai xi măng trám bít ống tủy Calcium Silicate
và xi măng gốc nhựa Epoxy.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Hai loại xi măng trám bít ống tủy Calcium Silicate và xi măng gốc nhựa Epoxy
có hiệu quả về mặt lâm sàng như nhau.
.
.
3
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đánh giá mức độ đau (đau tự phát và đau khi ăn nhai) tại các thời điểm ngay
sau khi trám bít hệ thống ống tủy, 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và 72 giờ.
2. So sánh kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại thời điểm
ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy, 3 tháng và 6 tháng.
3. Đánh giá sự lành thương dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với hình ảnh
X-quang tại thời điểm 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng.
.
.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về xi măng trám bít ống tủy
1.1.1. Chức năng của xi măng trám bít ống tủy [26]:
Xi măng trám bít ống tủy có vai trò kết dính vật liệu dạng lõi với thành ống
tủy và các vật liệu dạng lõi với nhau. Vật liệu dạng lõi chiếm hầu hết khoảng không
gian trong ống tủy, xi măng lấp đầy các khoảng trống mà vật liệu dạng lõi để lại. Xi
măng trám bít ống tủy còn có vai trò là chất bôi trơn, giúp đưa vật liệu dạng lõi dễ
dàng vào trong ống
Grossman đưa ra các tính chất của một xi măng trám bít ống tủy lý tưởng,
nhưng đến nay vẫn chưa có một xi măng nào có đày đủ các tính chất lý tưởng này.
Tuy nhiên, có một số xi măng có các tính chất tốt hơn các xi măng khác. Các tính
chất của một xi măng lý tưởng bao gồm:
1. Tính tương hợp sinh học
Xi măng trám bít ống tủy và các thành phần của nó không gây ra phá hủy mô
và tế bào. Tất cả các xi măng trám bít ống tủy đang được sử dụng rộng rãi đều cho
thấy có một mức độ độc tế bào nhất định. Độc tính của xi măng trám bít ống tủy cáo
nhất khi xi măng chưa đông, nhưng có khuynh hướng giảm bớt sau khi đông cứng và
theo thời gian
2. Không co khi đông cứng:
Xi măng duy trì sự ổn định về kích thước hay hơi dãn nở nhẹ khi đông cứng
3. Thời gian đông cứng vừa phải:
Xi măng phải có đủ thời gian làm việc thích hợp để đưa vào và thao tác với
vật liệu trám bít dạng lõi. Ngay sau khi hoàn tất việc trám bít hệ thống ống tủy, thời
gian để xi măng đông cứng hợp lý.
4. Tính kết dính:
Tính kết dính là tính chất được mong đợi nhất. Vật liệu kết dính thật sự sẽ hình
thành mối liên kết dán hoàn toàn giữa vật liệu lõi và ngà, đóng kín bất kỳ khoảng
.
.
5
trống nào. Xi măng gốc oxyt kẽm-eugenol không có sự dán, nhưng xi măng gốc nhựa
có sự dán với ngà ống tủy.
5. Tính cản quang:
Phải nhìn thất được xi măng trám bít ống tủy trên phim X-quang. Tuy nhiên,
xi măng cản quang quá nhiều sẽ che khuất các lỗ trống trong vật liệu trám bít. Xi
măng nên có tính cản quang vừa phải.
6. Không nhuộm màu răng:
Xi măng không gây ra nhuộm màu thân răng sau này. Hiện tại, tất cả xi măng
thử nghiệm, đặc biệt là xi măng có gốc oxyt kẽm-eugenol có chưa kim loại nặng gây
nhiễm màu ngà răng.
7. Hòa tan trong dung môi:
Đôi khi sau khi trám bít ống tủy một thời gian, răng cần đặt chốt ống tủy hay
điều trị nội nha lại. Xi măng cần phải bị hòa tan trong một dung môi nào đó. Các xi
măng khác nhau có các mức độ hòa tan khác nhau trong những dung môi khác nhau
và các kỹ thuật cơ học khác nhau.
8. Không tan trong miệng và dịch mô:
Xi măng nên không bị tan rã khi tiếp xúc với dịch mô. Xi măng có thể bị hòa
tan chút ít, đặc biệt là khi tiếp xúc với các dịch trong khoang miệng.
9. Tính kềm hãm vi khuẩn:
Mặc dù điều mong muốn là xi măng trám bít ống tủy có tính diệt khuẩn, một
chất diệt khuẩn sẽ có độc tính đối với mô chủ. Vì vật, ở mức tối thiểu, một xi măng
trám bít ống tủy không nên khuyến khích vi khuẩn phát triển.
10. Tạo sự bít kín hoàn hảo
Đây là tính chất vật lý quan trọng. Vật liệu phải tạo ra và duy trì sự bít kín,
khít sát với vách ngà của ống tủy.
.
.
6
1.1.2. Phân loại xi măng trám bít ống tủy
Bảng 1.1 Phân loại theo thành phần hóa học của xi măng trám bít hệ thống ống
tủy [58], [35].
XI MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY TÊN THƯƠNG MẠI
Roth Sealer, Kerr PCS, Procoseal,
1. Xi măng nền oxit kẽm eugenol.
Endomethasone
2. Xi măng gốc nhựa Epoxy. AH Plus®, AH 26, Top Seal, 2- Seal
3. Xi măng nền Silicon. RoekoSeal, Gutta flow
Endo-CPM-Sealer, MTA Obtura,
4. Xi măng nền MTA.
ProRoot, Endo Sealer, MTA Fillapex
Endosequence/iRoot SP, iRoot BP,
5. Xi măng sứ sinh học nền calcium-
Bioaggregate, Total Fill BC, Ceraseal,
silicate (Bioceramic).
BioRoot RCS
Thế hệ thứ nhất: Hydron
Thế hệ thứ hai: EndoREZ, Realseal
6. Xi măng nền nhựa methacrylate. Thế hệ thứ ba: Epiphany, Fibrefill
Thế hệ thứ tư: RealsealSE, Metaseal
SE, Smartseal
7. Xi măng nền Glass-ionomer. Ketac Endo
8. Xi măng chứa calcium hydroxide. Sealapex, Apexit
9. Xi măng trám bít nền calcium- Capseal I
phosphate. Capseal II
.
.
7
1.2. Tổng quan về các loại xi măng trong nghiên cứu
1.2.1. Thành phần
1.2.1.1. BioRoot™ RCS (Septodont, Saint-Maur-des-Fossés, Pháp)
Bảng 1.2 Thành phần BioRoot™ RCS [20]
Thành phần Tên Vai trò
Bột TriCalcium Silicate Thành phần chính
Zirconium dioxide Chất cản quang
Povidone Dính với Gutta-Percha
Lỏng Nước Chất gia tốc cho phản ứng đông
Calcium chloride Phụ gia làm dẻo
Polycarboxylate Tác nhân giảm nước
1.2.1.2. AH Plus® (Dentsply DeTrey GmbH, Konstanz Đức)
AH Plus® gồm 2 tuýp A and B trộn với nhau
Bảng 1.3 Thành phần AH Plus® [27], [7]
AH Plus® Paste A AH Plus® Paste B
Bisphenol-A epoxy resin Dibenzyldiamine
Bisphenol-F epoxy resin Aminoadamantane
Calcium Tungstate Tricyclodecane-diamine
Zirconium oxide Calcium Tungstate
Silica Zirconium oxide
Iron oxide pigment Silica, Silicone oil
.
.
8
Bảng 1.4 Thời gian làm việc của 2 vật liệu
Xi măng AH Plus® BioRoot™ RCS
Phân loại Xi măng trám bít Xi măng trám bít nền
nền nhựa Epoxy Calcium Silicate
Tỉ lệ trộn Paste A: Paste B 1 muỗng bột: 5-7 giọt chất
1:1 lỏng
Thời gian làm việc 4 giờ 10 phút
Thời gian đông 8 giờ 4 giờ
1.2.2. Tính chất của vật liệu
1.2.2.1. Xi măng nền Calcium Silicate (Bioceramic)
Bioceramic là vật liệu bao gồm alumina, zirconia, thủy tinh hoạt tính sinh học,
sứ thủy tinh, hydroxyapatite, calcium phosphate có khả năng tái hấp thu. Trong nha
khoa, vật liệu này có tính năng lấp đầy xương khuyết hỏng, là vật liệu trám bít hệ
thống ống tủy có tính tương hợp sinh học cao, sửa chữa và tái tạo chân răng, không
gây độc và duy trì kích thước ổn định, không phản ứng với các mô sinh học. Chúng
có điểm tương đồng với hydroxyapatite, có khả năng dẫn xương và tạo xương trong
cơ thể con người. Trong điều trị nội nha, bioceramic được phân loại thành: nền
Calcium Phosphate/ Tricalcium/ Hydroxyapatite, nền Calcium Silicate hoặc hỗn hợp
Calcium Silicate và phosphate [47].
Ngoài ra, Bioceramic có những đặc tính lý hóa chuyên biệt thích hợp trong
điều trị nội nha. Thứ nhất, nó có tính ưa nước nên có thể đặt trong môi trường ẩm,
chẳng hạn như ngà răng, được tạo thành từ gần 20% nước. Thứ hai, xi măng có tính
thấm ướt, độ nhớt thấp và chất lượng bít kín cao hơn khi so sánh với tất cả các chất
trám bít hiện có trên thị trường.
.
.
9
Bioceramic có tính kháng khuẩn, không có độc tính tế bào và được báo cáo là
tương hợp sinh học tốt, gây ra sự tăng sinh và di chuyển tế bào gốc dây chằng nha chu
giúp chữa lành thương trong trường hợp viêm quanh chóp răng [54].
Xi măng sinh học tương hợp sinh học và có tính kháng khuẩn trong khi phản
ứng đông cứng xảy ra, vì vậy trong thực hành lâm sang nên đưa xi măng vào trong
một phần ba thân hay một nửa chiều dài ống tủy rồi đưa côn chính gutta-percha vào
[1].
BioRoot™ RCS (Septodont, Saint-Maur-des Fosses, Pháp) là một xi măng nền
Tricalcium Silicate (Gilles & Oliver 2012) ra đời vào năm 2015 và được khuyến cáo
sử dụng với kỹ thuật trám bít một côn. Thành phần bột chứa Tricalcium Silicate,
Povidone và Zirconium Oxide; thành phần lỏng chứa Calcium Chloride và
Polycarboxylate. Nhiều nghiên cứu in vitro cho rằng BioRoot™ RCS có tính kháng
khuẩn, giúp lành thương và tạo xương [53], [9].
1.2.2.2. Xi măng gốc nhựa Epoxy
Xi măng gốc nhựa Epoxy là chất trám đạt tiêu chuẩn vàng khi xem xét đến
các tính chất vật lý và nó có độ bền liên kết cao hơn so với các chất trám bít ống tủy
trong điều trị nội nha, độ hòa tan giảm, vi lưu ống ngà chân răng tốt hơn [33], khả
năng dán khít kín lâu dài [42] và được sử dụng rộng rãi trong khoảng 2 thập kỷ. Tuy
nhiên, chất trám bít này đã cho thấy không có hoạt tính sinh học hoặc tiềm năng tạo
xương [54].
AH Plus® gồm hai tuýp dạng bột nhão có đặc tính: vững ổn ba chiều, tính cản
quang, tự dán dính cao, nhiều tài liệu chứng minh về lâm sàng và in vitro.
.
.
10
Bảng 1.5 Tóm tắt các tính chất của AH Plus® và BioRoot™ RCS
Tính chất AH Plus® BioRoot™ RCS
Tính cản quang (ISO 13.6 mm/mmAl 6.85 mm/mmAl [32]
6876: cản quang
>3mmAl là đạt)
Độ co Thấp (1,76% thể tích) Chưa có dữ liệu
Độ hòa tan (mất trọng 3% 1,785% [32]
lượng >3% là không đạt)
Độ dày phim (lý tưởng 26 µm 52 µm
là 50µm)
Tính chảy 36mm 16mm
Khả năng trám bít Tốt Tốt [59]
Tính chất sinh học Phóng thích formaldehyde pH kiềm
Gây độc tế bào trung bình đến Tương hợp sinh học [17],
nặng [45]
Có tính kháng khuẩn Có tính kháng khuẩn [[10]
1.3. Tổng quan về phương pháp đánh giá trên lâm sàng
1.3.1. Đánh giá đau và sự khó chịu trong nội nha
Theo Hiệp hội Nghiên cứu về Đau Quốc tế (IASP): Đau là một trải nghiệm
cảm giác khó chịu liên quan đến tổn thương mô thực thể hay tiềm tàng, hoặc được
mô tả như là có tổn thương [36].
Theo nghiên cứu của Ng Y. L. 2004 (sử dụng thang đo VAS 0-5) tỉ lệ đau sau
nội nha tương đối cao 40,2% và 12% bị đau ở mức độ nặng (VAS 4,5) vào ngày 1 và
.