Hiệu quả điều trị của nhĩ châm trên huyệt thần môn, thần kinh thực vật, tâm và vùng dưới vỏ trên bệnh mất ngủ không thực tổn

  • 135 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRƯƠNG TUYẾT NGỌC
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA NHĨ CHÂM
TRÊN HUYỆT THẦN MÔN, THẦN KINH THỰC VẬT,
TÂM VÀ VÙNG DƯỚI VỎ TRÊN BỆNH NHÂN MẤT
NGỦ KHÔNG THỰC TỔN
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------
TRƯƠNG TUYẾT NGỌC
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA NHĨ CHÂM
TRÊN HUYỆT THẦN MÔN, THẦN KINH THỰC VẬT,
TÂM VÀ VÙNG DƯỚI VỎ TRÊN BỆNH NHÂN MẤT
NGỦ KHÔNG THỰC TỔN
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: CK 62726001
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. NGUYỄN THỊ SƠN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trương Tuyết Ngọc
.
.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 4
1.1. Tổng quan về mất ngủ theo yhhđ ................................................ 4
1.2. Tổng quan về mất ngủ theo yhct ............................................... 20
1.3. Các nghiên cứu liên quan .......................................................... 35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................... 40
2.3. Các biến số nghiên cứu ............................................................. 42
2.4. Tổ chức thực hiện...................................................................... 43
2.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................... 48
2.6. Vấn đề y đức ............................................................................. 48
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 50
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................ 50
3.2. Đặc điểm lâm sàng mất ngủ trước điều trị ................................ 56
3.3. Kết quả nghiên cứu ................................................................... 63
3.4. Những tác dụng không mong muốn (nếu có) khi nhĩ châm ..... 73
.
.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 74
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................. 74
4.2. Đặc điểm lâm sàng mất ngủ trước điều trị ................................ 78
4.3. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp ............................................. 81
4.4. Tác dụng không mong muốn .................................................... 84
4.5. Bàn luận chung.......................................................................... 85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 92
ĐIỂM MỚI - ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU ................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ
Tiếng Việt
BN Bệnh nhân
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
MNKTT Mất ngủ không thực tổn
YHHĐ Y học hiện đại
YHCT Y học cổ truyền
Tiếng Anh
AASM American Academy of Sleep Medicine
AQP4 Aquapurin-4
ARAS The ascending reticular activation system
BZD Benzodiazepine
BzRA Benzodiazepine receptor agonists & Z-Drugs
CBTi Cognitive behavioral therapy for insomnia
CFS Cerebrospinal fluid
DSM V Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders
EEG Electroencephalogram
FDA Food and Drug Administration
GABA Gamma-Aminobutyric acid
.
.
ii
GH Growth hormone
ICD The International Classification of Diseases
MSLT Multiple Sleep Latency Test
NREM Non-rapid eye movement sleep
OAS Obstructive Sleep Apnea
PSG Polysomnography
PSQI Pittsburgh Sleep Quality Index
RBD REM Sleep Behavior Disorder
REM Rapid eye movement sleep
RLS Restless Leg Syndrome
ROS Reactive Oxygen Species
SCN Suprachiasmatic nucleus
SOL Sleep Onset Latency
TCA Tricyclic Antidepressant
TSH Thyroid-stimulating hormone
TST Total sleep time
VLPR Ventrolateral proto cerebrum
WASO Wake after sleep onset
WHO World Health Organization
.
.
iii
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
AASM Học viện y học giấc ngủ Hoa Kỳ
AQP4 Aquapurin-4
ARAS Hệ thống kích hoạt lưới tăng dần
BzRA Các chất chủ vận thụ thể benzodiazepine
CBTi Liệu pháp Hành vi Nhận thức cho chứng mất ngủ
CFS Dịch não tủy
DSM V Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm
thần
EEG Điện não đồ
FDA Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
GH Hóc môn sinh trưởng
ICD Bảng phân loại bệnh tật quốc tế
MSLT Bài kiểm tra nhiều độ trễ của giấc ngủ
NREM Giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh
OAS Chứng ngưng thở khi ngủ
PSG Nghiên cứu giấc ngủ
PSQI Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh
RBD Rối loạn hành vi ngủ chuyển động mắt nhanh
REM
.
.
iv
REM Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh
RLS Hội chứng chân không yên
ROS Gốc Oxy hóa hoạt động
SCN Nhân trên chéo
SOL Độ trễ khi vào giấc ngủ
TCA Thuốc chống trầm trầm cảm ba vòng
TSH Hóc môn kích thích tuyến giáp
TST Tổng thời gian ngủ
VLPR Hạt nhân não trước
WASO Độ thức tỉnh khi vào giấc ngủ
WHO Tổ chức y tế thế giới
.
.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Vị trí các huyệt Nhĩ châm trong nghiên cứu ..................................... 33
Bảng 3. 1 Tỷ lệ phân bố giới tính trong 2 nhóm nghiên cứu ............................ 50
Bảng 3. 2 Phân bố tỷ lệ theo nhóm tuổi ở 2 nhóm ............................................ 51
Bảng 3. 3 Phân bố đặc điểm tuổi ở 2 nhóm ...................................................... 51
Bảng 3. 4 Phân bố nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình
trạng gia đình ..................................................................................................... 52
Bảng 3. 5 Thời gian và tính chất xuất hiện mất ngủ ......................................... 53
Bảng 3. 6 Thời gian đi vào giấc ngủ ................................................................. 56
Bảng 3. 7 Thời lượng ngủ mỗi đêm trong tháng vừa qua ................................. 57
Bảng 3. 8 Rối loạn trong giấc ngủ .................................................................... 58
Bảng 3. 9 Các triệu chứng liên quan đến chức năng ban ngày ......................... 59
Bảng 3. 10 Chất lượng giấc ngủ đánh giá theo chủ quan người bệnh .............. 60
Bảng 3. 12 Hiệu quả giấc ngủ ........................................................................... 62
Bảng 3. 13 So sánh thời gian đi vào giấc ngủ của 2 nhóm ............................... 63
Bảng 3. 14 So sánh thời gian đi vào giấc ngủ của 2 nhóm theo thời gian ........ 63
Bảng 3. 15 So sánh thời gian ngủ mỗi đêm của 2 nhóm................................... 65
Bảng 3. 16 So sánh thời gian ngủ mỗi đêm của 2 nhóm theo thời gian ........... 65
Bảng 3. 17 So sánh hiệu quả giấc ngủ của 2 nhóm........................................... 67
Bảng 3. 18 So sánh hiệu quả trên thời gian đi vào giấc ngủ ............................. 67
Bảng 3. 19 So sánh hiệu quả cải thiện rối loạn trong giấc ngủ ......................... 69
Bảng 3. 20 So sánh hiệu quả cải thiện rối loạn trong giấc ngủ ......................... 69
.
.
vi
Bảng 3. 21 So sánh sự thay đổi chỉ số giấc ngủ - PSQI trên 2 nhóm ............... 71
Bảng 3. 22 So sánh sự thay đổi chỉ số PSQI trên 2 nhóm theo thời gian ......... 71
Bảng 3. 23 Những tác dụng không mong muốn (nếu có) khi nhĩ châm ........... 73
.
.
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Các stress thường gặp ................................................................. 55
Biểu đồ 3. 2 Tỷ lệ triệu chứng thứ phát sau mất ngủ ...................................... 61
Biểu đồ 3. 3 Sự khác biệt thời gian đi vào giấc ngủ trung bình...................... 64
Biểu đồ 3. 4 Sự khác biệt thời gian ngủ trung bình mỗi đêm ......................... 66
Biểu đồ 3. 5 Sự khác biệt hiệu quả điều trị trên thời gian đi vào giấc ngủ trung
bình của 2 nhóm theo từng thời điểm ............................................................. 68
Biểu đồ 3. 6 Sự khác biệt hiệu quả cải thiện rối loạn trong giấc ngủ trung bình
trên 2 nhóm theo từng thời điểm ..................................................................... 70
Biểu đồ 3. 7 Sự khác biệt chỉ số PSQI trên 2 nhóm theo từng thời điểm ....... 72
.
.
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình
Hình 1.1 Sự phân bố thần kinh ở tai. .............................................................. 30
Hình 1.2 Vị trí các huyệt Nhĩ châm trong nghiên cứu trên sơ đồ tai .............. 34
Hình 2.1 Kim châm cứu sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 47
Hình 2.2 Nhĩ hoàn được sử dụng trong nghiên cứu ........................................ 47
Hình 2.3 Máy điện châm sử dụng trong nghiên cứu....................................... 47
Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu ..................................................................... 46
.
.
1
MỞ ĐẦU
Giấc ngủ là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, có tác động tới
phục hồi các quá trình sinh lý và tâm thần. Mất ngủ là vấn đề phổ biến trong
cuộc sống hiện đại ngày nay, là trạng thái không thoải mái về số lượng và
hoặc chất lượng của giấc ngủ, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và khả năng làm
việc của bệnh nhân. Trên thế giới, tỷ lệ người trưởng thành mất ngủ khá cao,
tuy nhiên theo “Quỹ tài trợ về bệnh mất ngủ quốc gia Mỹ” chỉ có dưới 5%
người mất ngủ đến khám chuyên khoa. Tại Việt Nam chưa có thống kê đầy
đủ về vấn đề này, tuy nhiên theo giáo sư Vũ Anh Nhị tỷ lệ bệnh nhân đến
khám vì mất ngủ chiếm 20 đến 30% bệnh nhân đến khám tại phòng khám
thần kinh. Mất ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt, thiếu tập
trung, giảm trí nhớ, giảm năng suất làm việc và làm gia tăng nguy mắc các
bệnh mãn tính. Theo báo cáo được công bố tại Mỹ: tổng chi phí trực tiếp hàng
năm do hậu quả mà mất ngủ gây ra cho nền kinh tế Mỹ khoảng 90 tỷ USD,
hơn 90% các chi phí trực tiếp là do việc vắng mặt, giảm năng suất lao động và
người bệnh tốn 411 triệu USD mua thuốc ngủ theo đơn của bác sĩ[2], [8],
[16], [19], [41], [58], [77].
Theo Y học cổ truyền, có nhiều nguyên nhân và thể bệnh mất ngủ nhưng
quy chung lại có liên quan nhiều đến các tạng tâm, tỳ, can, thận và âm huyết
không đủ vì dương thịnh, âm suy, âm dương không giao nhau[22]. Hiện nay
các phương pháp điều trị không dùng thuốc nhằm hạn chế tác dụng phụ được
bệnh nhân ưa chuộng, trong đó có các phương pháp như châm cứu, thuốc, xoa
bóp bấm huyệt. Cùng với phương pháp dùng thuốc thì châm cứu là một liệu
pháp hữu hiệu để điều trị mất ngủ, bao gồm các phương pháp điện châm, nhĩ
châm, thủy châm v.v…
Theo kinh điển, trên các thể mất ngủ đều điều trị châm cứu trên các
huyệt Thần môn, Tam âm giao, Nội quan kèm với các huyệt khác phù hợp với
.
.
2
thể bệnh. Nhóm huyệt tam âm giao, nội quan, thần môn của phương pháp
điện châm được sử dụng rất nhiều trên lâm sàng, đã được tác giả Đoàn Văn
Minh nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn, cho thấy kết quả
khả quan khi so sánh trước và sau điều trị thời lượng giấc ngủ và hiệu quả
giấc ngủ tăng lên rõ rệt[14].
Nhĩ châm là một phương pháp liên quan đến kích thích những điểm
(huyệt) ở trong tai để ngăn ngừa, điều trị bệnh và giảm đau. Phương pháp nhĩ
châm cũng được sử dụng nhiều trong điều trị mất ngủ, và các huyệt Thần
môn, Vùng dưới vỏ, Tâm, Thần kinh thực vật thường được phối với các huyệt
khác dùng trong nhĩ châm để điều trị mất ngủ ở các thể [4], [17]. Trong đó
huyệt Tâm và Thần môn là hai huyệt xuất hiện hầu hết ở các nghiên cứu.
Nghiên cứu của Wang (2015) chứng minh kết hợp thêm nhĩ châm huyệt Thần
kinh thực vật và Dưới vỏ giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ 97,1% [74], [76].
Bên cạnh đó, huyệt dưới vỏ được đưa vào sách châm cứu học 2 với tác dụng
điều trị mất ngủ, mộng mị, suy nhược thần kinh, đau[18]. Tuy nhiên, chưa có
đề tài nào sử dụng nhĩ châm bằng kim gài các huyệt Tâm, Thần môn, Thần
kinh thực vật và vùng dưới vỏ để điều trị mất ngủ không thực tổn. Xuất phát
từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả điều
trị của nhĩ châm trên các huyệt Thần môn, Tâm, Thần kinh thực vật và vùng
dưới vỏ đối với bệnh mất ngủ không thực tổn”.
Câu Hỏi Nghiên Cứu
Hiệu quả điều trị nhĩ châm trên các huyệt Thần môn, Tâm, Thần kinh
thực vật và Vùng dưới vỏ cải thiện chất lượng giấc ngủ như thế nào?
.
.
3
Mục Tiêu Nghiên Cứu
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả điều trị mất ngủ của nhĩ châm trên các huyệt Thần
môn, Tâm, Thần kinh thực vật và Vùng dưới vỏ.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác dụng làm tăng thời gian ngủ của nhĩ châm huyệt Thần
môn, Tâm, Thần kinh thực vật và Vùng dưới vỏ trên bệnh nhân mất
ngủ không thực tổn.
2. Đánh giá tác dụng làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ của nhĩ châm
huyệt Thần môn, Tâm, Thần kinh thực vật và Vùng dưới vỏ trên bệnh
nhân mất ngủ không thực tổn.
3. Đánh giá tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ của nhĩ châm huyệt
Thần môn, Tâm, Thần kinh thực vật và Vùng dưới vỏ thông qua
thang điểm PSQI trên bệnh nhân mất ngủ không thực tổn.
4. Khảo sát những tác dụng không mong muốn (nếu có) khi nhĩ châm
huyệt Thần môn, Tâm, Thần kinh thực vật và Vùng dưới vỏ trên bệnh
nhân mất ngủ không thực tổn.
.
.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về mất ngủ theo yhhđ
Giấc ngủ là một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày của chúng
ta, chùng ta dành khoảng một phần ba thời gian cuộc đời để ngủ. Giấc ngủ
chất lượng cũng quan trọng đối với sức khỏe tốt như chế độ dinh dưỡng hợp
lý và hoạt động thể chất. Giấc ngủ quan trọng đối với nhiều chức năng của
não, và ảnh hưởng đến hầu hết mọi loại mô và hệ thống trong cơ thể. Thiếu
ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây
nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch và béo phì[45], [64].
1.1.1. Giấc ngủ
1.1.1.1. Khái niệm
Ngủ là một trạng thái vô thức, trong đó não bộ tương đối phản ứng với
các kích thích bên trong hơn là bên ngoài. Chu kỳ ngủ có thể đoán trước được
và có thể đảo ngược tình trạng không phản ứng bên ngoài thành trạng thái
hoạt động một cách nhanh chóng. Khi đi vào giấc ngủ, bộ não dần dần trở nên
kém phản ứng hơn với các kích thích từ các giác quan đồng thời sự điều hòa
nội môi trong chu trình là những đặc điểm khác giúp phân biệt giấc ngủ với
các trạng thái bất tỉnh khác[45].
1.1.1.2. Thời lượng
Người lớn khỏe mạnh cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Trẻ sơ sinh, trẻ
nhỏ và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn để kích thích sự tăng trưởng và
phát triển của chúng [5]. Những người trên 65 tuổi cũng nên ngủ từ 7 đến 8
giờ mỗi đêm. Trong mỗi nhóm, các hướng dẫn đưa ra khoảng thời gian ngủ
hàng đêm là được khuyến nghị cho những người khỏe mạnh. Trong một số
trường hợp, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một giờ so với phạm vi chung có thể
.
.
5
được chấp nhận dựa trên hoàn cảnh của mỗi người, cũng như chất lượng sống
trong và ngoài giấc ngủ của mỗi cá nhân[43].
Theo các hiệp hội nghiên cứu về Giấc ngủ của Mỹ cũng như Canada đều
thống nhất về thời lượng ngủ tương đối tốt cho nhóm tuổi người lớn như
sau:[33], [64].
Người lớn nên ngủ thường xuyên từ 7 giờ trở lên mỗi đêm để tăng cường
sức khỏe tối ưu.
Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm thường xuyên có liên quan đến các kết quả
xấu về sức khỏe, bao gồm tăng cân và béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp,
bệnh tim và đột quỵ, trầm cảm và tăng nguy cơ tử vong. Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi
đêm cũng liên quan đến suy giảm chức năng miễn dịch, tăng đau, suy giảm
hiệu suất, tăng sai sót và nguy cơ tai nạn cao hơn.
Ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm thường xuyên có thể thích hợp cho thanh
niên, những người đang hồi phục và những người bị bệnh. Đối với những
người khác, không chắc chắn liệu ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm có liên quan đến
nguy cơ sức khỏe hay không.
Những người lo lắng rằng họ đang ngủ quá ít hoặc quá nhiều nên tham
khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.
1.1.1.3. Chức năng giấc ngủ
Chức năng “Làm sạch các sản phẩm chuyển hóa dư thừa”: Trong quá
trình ngủ, các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể như immunoglobulin, các
mảnh vỡ protein, hoặc các protein nguyên vẹn như phân tử amyloid beta, có
thể được đào thải từ khoang dịch kẽ thông qua hệ thống làm sạch chất thải
cho hệ thần kinh trung ương (glymphatic system) với các kênh giống
như bạch huyết là aquaporin–4 (AQP4), các kênh này chính là cầu nối cho
phép liên thông khoang cận mạch với mạng lưới các tế bào hình sao, nhờ đó
.
.
6
tạo hiện tượng đối lưu của dòng chảy CSF qua nhu mô não (khi CSF đã thoát
khỏi tế bào hình sao) giúp thải trừ các chất thừa qua dịch não tủy[61], [80].
Chức năng “Phục hồi chức năng sinh học”: Sự chữa lành vết
thương được cho là chịu ảnh hưởng bởi giấc ngủ. Tình trạng thiếu ngủ sẽ dẫn
đến các thay đổi của hệ miễn dịch. Quá trình ngủ không chỉ đơn giản chỉ là
một đáp ứng sinh lý bình thường, người ta đã khám phá ra rằng là nó làm tăng
số lượng bạch cầu tuần hành trong máu. Trong trạng thái ngủ, tốc độ biến
dưỡng giảm hẳn và các ROS độc hại bị lấy đi, như vậy giúp khôi phục trạng
thái sinh lý của cơ thể trở về bình thường[40], [63], [71], [84].
Chức năng “Nội tiết”: Chu kỳ ngủ - thức đã ảnh hưởng lên sự giải phóng
của nhiều nội tiết tố. Giai đoạn chuyển hóa trong quá trình ngủ là đồng hóa;
và những hormone đồng hóa chẳng hạn như là hormone tăng trưởng (GH)
được phóng thích mạnh mẽ trong lúc ngủ. Trong khi đó prolactin được giải
phóng sớm ngay sau giai đoạn ngủ nông, và tăng dần xuyên suốt cả đêm.
Hormone cortisol và TSH cũng quy theo nhịp sinh học, trong giấc ngủ REM
hay lúc thức thì đều làm tăng cortisol, TSH sẽ được tăng tiết trong giấc ngủ
ban đêm, suy giảm khi thời lượng của giấc ngủ giảm, tuy nhiên lại tăng trong
mất ngủ thể cấp[49], [51].
Chức năng “Xử lý thông tin và trí nhớ”: giấc ngủ có vai trò tăng cường
khả năng gọi ra các thông tin đã được tiếp nhận và những kinh nghiệm quá
khứ, điều này tùy thuộc vào giai đoạn của giấc ngủ và loại hình trí nhớ. Kết
quả đã chỉ ra rằng là trí nhớ quy nạp cải thiện hơn nhiều trong giấc ngủ giai
đoạn đầu, trong khi trí nhớ thường trực lại được củng cố trong giai đoạn sau
(đa số là giấc ngủ REM). Đối với trí nhớ quy nạp, người ta quan sát được
trong giai đoạn đầu giấc ngủ N1, ở cấu tạo hải mã có sự tuần hoàn lặp đi lặp
lại các xung động thần kinh ở những nơron đã mã hóa từ trước đó, chính sự
.
.
7
dội đi dội lại đều đặn của các tín hiệu thần kinh đã củng cố và thành lập trí
nhớ dài hạn[30], [66].
Vì các chức năng quan trọng mà giấc ngủ mang lại, việc có một giấc
ngủ lành mạnh là điều thiết yếu cho sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, ta
cần biết rằng một giấc ngủ lành mạnh cần phải đủ thời gian, chất lượng tốt,
chu kỳ thích hợp và đều đặn, đồng thời không nên có rối loạn giấc ngủ[65].
Vậy hiện tại chúng ta có đang bị rối loạn giấc ngủ hay không, và nếu có thì do
nguyên nhân gì, làm sao để cải thiện được tình trạng đó?
1.1.2. Dịch tễ mất ngủ
Thế giới
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên toàn thế giới đã chỉ ra tỷ lệ mất ngủ ở
10% –30% dân số, một số thậm chí cao tới 50% –60%. Nó phổ biến ở người
lớn tuổi, phụ nữ và những người có sức khỏe y tế và tâm thần[74].
Tại Hoa Kỳ: Theo AASM, rối loạn giấc ngủ hiện đang ảnh hưởng
đến khoảng 50 đến 70 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ , và chứng mất ngủ
được báo cáo phổ biến nhất. Tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp cho chứng mất
ngủ ở Hoa Kỳ hàng năm vượt quá 100 tỷ đô la[78].
Từ năm 1993 đến 2015, chẩn đoán mất ngủ khi đến văn phòng ở Hoa Kỳ
đã tăng gấp 11 lần, từ 800.000 lên 9,4 triệu[60]. Hơn một nửa số người trưởng
thành khó ngủ và 22.1% đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán và thống kê các rối
loạn tâm thần. Triệu chứng phổ biến nhất là khó duy trì giấc ngủ (61%), tiếp
theo là thức giấc vào buổi sáng sớm (2.2%), khó bắt đầu giấc ngủ (7.7%) và
giấc ngủ không hồi phục (25.2%). Mặc dù tỷ lệ mất ngủ nói chung ở những
người đang làm việc là 23.2%, nhưng tỷ lệ này ở phụ nữ cao hơn đáng kể so
với nam giới (27.1% so với 19.7). Tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ bắt đầu ở tuổi vị
thành niên ngày càng cao và đặc biệt cao trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài phụ
.