Hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6 23 tháng tuổi tại một huyện trung du phía bắc. tt

  • 28 trang
  • file .doc
1
MỞ ĐẦU
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), năm 2013
trong nhóm các nước đang phát triển có khoảng 195 triệu trẻ em
dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi – chiều cao theo tuổi thấp (chiếm
khoảng 30%), 129 triệu trẻ SDD nhẹ cân – cân nặng theo tuổi
thấp (chiếm 25%) và 67 triệu trẻ bị SDD gầy còm – cân
nặng/chiều cao thấp (13%) và khoảng 20 triệu trẻ sơ sinh có cân
nặng thấp dưới 2500g (15%). Gần đây nhất, theo báo cáo của
UNICEF/WHO/WB (2018) cho biết trên thế giới vẫn còn 151
triệu trẻ bị thấp còi (22,2%) bên cạnh 51 triệu trẻ SDD cấp tính
(wasted; 7,5%) và 38 triệu trẻ thừa cân/béo phì (5,6%); riêng
châu Á chiếm quá nửa các con số này (83,6 triệu; 35 triệu và
17,5 triệu; tương ứng).
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, ở
nước ta tuy tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhiều: năm
1985 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 51,5%, thấp còi 59,7%, gầy còm
7,0%. Đến năm 2013 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm xuống còn
15,3%, gầy còm 6,6%, nhưng tỷ lệ SDD thấp còi vẫn còn
25,9%, con số này vẫn xấp xỉ ở mức cao theo phân loại của
WHO và vào năm 2014, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên toàn quốc đã giảm xuống còn 24,9%; tuy nhiên tỷ lệ này ở
nhiều tỉnh thành trong cả nước còn cao trên 30%, đặc biệt các
tỉnh ở vùng Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc. Chính vì vậy,
chiến lược quốc gia năm 2010-2020 và tầm nhìn 2030 đã đặt
mục tiêu giảm tỷ lệ SDD thấp còi xuống còn 23% vào năm
2020 và xác định can thiệp hiệu quả nhất với SDD thấp còi phải
có tính dự phòng, toàn diện, trong đó cải thiện về thực hành
nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bao gồm nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ
sung) được coi là những can thiệp cần được ưu tiên. Trong đó,
2
truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thúc đẩy sử dụng nguồn thực
phẩm tại chỗ là hoạt động trọng tâm và là điểm nhấn mạnh,
nhưng cần được thực hiện theo đặc thù của vùng địa lý, dân tộc
và dựa vào các bằng chứng hoặc nghiên cứu về dinh dưỡng và tập
quán dinh dưỡng của từng địa phương.
Tại Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu can thiệp
dinh dưỡng trong thời kì bà mẹ mang thai và 2 năm đầu đời của
trẻ thông qua giáo dục truyền thông được ghi nhận có hiệu quả
cải thiện tình trạng thấp còi của trẻ ở một số khu vực. Tuy nhiên
chưa có nhiều nghiên cứu can thiệp ở những vùng trung du,
miền núi nghèo nhằm hướng dẫn cộng đồng biết và sử dụng
thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có tại chỗ để cải thiện
tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Tam Nông là một trong những huyện nghèo của tỉnh Phú
Thọ, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp thuộc khu vực
các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đề tài “Hiệu quả của truyền
thông giáo dục dinh dưỡng sử dụng thực phẩm giàu vi chất sẵn có
tại địa phương đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-23 tháng
tuổi tại một huyện trung du phía Bắc” đã được thực hiện; góp phần
vào các giải pháp phòng chống SDD thấp còi, cải thiện tình trạng
vi chất dinh dưỡng của trẻ ở địa phương này cũng như những khu
vực có điều kiện tương tự.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ và tình trạng
dinh dưỡng của trẻ 6 – 23 tháng tuổi tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú
Thọ năm 2012.
3
2. Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến thực
hành chăm sóc trẻ của bà mẹ có con 6 – 23 tháng tuổi thấp còi và
có nguy cơ thấp còi tại 2 xã can thiệp.
3. Đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục dinh dưỡng đến tình
trạng dinh dưỡng, tình trạng vitamin A, tình trạng kẽm và thiếu
máu của trẻ 6 – 23 tháng tuổi thấp còi và có nguy cơ thấp còi tại 2 xã can
thiệp.
Bố cục của luận án: Luận án gồm 121 trang, bố cục như
sau:
Đặt vấn đề: 3 trang; Mục tiêu, giả thuyết nghiên cứu: 1
trang ; Tổng quan: 38 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu: 23 trang; Kết quả nghiên cứu: 24 trang; Bàn luận: 29 trang;
Kết luận và khuyến nghị: 3 trang; Có 181 tài liệu tham khảo.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi
1.1.1. Nguyên nhân SDD thấp còi
Năm 1997, UNICEF đã xây dựng và phát triển mô hình
nguyên nhân SDD. Một số tổ chức khác cũng đã có những mô
hình nguyên nhân – hậu quả của SDD riêng hoặc phát triển mô
hình mới dựa trên mô hình của UNICEF. Nhưng mô hình của
UNICEF hiện tại vẫn đang được sử dụng rộng rãi nhất.
Nguyên nhân trực tiếp: Khẩu phần ăn thiếu về số lượng
hoặc kém về chất lượng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến SDD: Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, cho ăn bổ
sung quá sớm hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc quá muộn, số lượng
thức ăn không đủ, năng lượng và protein trong khẩu phần ăn
4
thấp. Tần suất sử dụng các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa
trong bữa ăn của trẻ thấp do điều kiện kinh tế gia đình hoặc do
hiểu biết của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn hạn chế.
SDD và bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em ảnh hưởng tới sự phát
triển chung của trẻ trong thời gian dài. Cùng với tiêu chảy,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp, SDD là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Nhiễm ký sinh trùng
đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng
SDD, thiếu máu ở trẻ em.
Nguyên nhân tiềm tàng: Nguyên nhân sâu xa đó là sự yếu
kém trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ, trẻ em; kiến thức của người
chăm sóc trẻ, yếu tố chăm sóc của gia đình, vấn đề nước sạch,
vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo vệ sinh,
tình trạng đói nghèo, lạc hậu về các mặt phát triển nói chung
bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế.
Tình hình an ninh lương thực hộ gia đình
Mất an ninh thực phẩm hộ gia đình: Chính là nguyên nhân
làm cho SDD trở thành gánh nặng sức khỏe ở nhiều nước đang
phát triển; tỷ lệ SDD trước tuổi đi học chiếm 20 - 50%; khu vực
Đông Nam Á có tỷ lệ mắc khá cao (40 - 50%), tỷ lệ này tăng lên
khi xảy ra nạn đói hoặc có các tình trạng khẩn cấp như chiến
tranh, bão lũ, động đất.
1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất
dinh dưỡng tại Việt Nam
Tỷ lệ SDD thể thấp còi trẻ dưới 5 tuổi đã giảm trong vòng
10 năm từ 2000-2009 từ 36,5% xuống còn 31,9%, đặc biệt từ
năm 2010, tỷ lệ này lại có xu hướng giảm khá nhanh, xuống còn
5
29,3% và đến năm 2015 còn 24,6%. Tỷ lệ SDD thấp còi mức độ
vừa cũng có xu hướng giảm dần, từ 21,5% năm 2002 còn 16,1%
năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp còi mức độ nặng lại không
giảm. Thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) đặc biệt là thiếu máu
và thiếu kẽm có liên quan chặt chẽ với SDD thấp còi. Các
VCDD tham gia vào hầu hết các quá trình của cơ thể như quá
trình sinh sản và phát triển của tế bào do vậy có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình tăng trưởng của cơ thế.
Ngoài vai trò làm tăng khả năng miễn dịch và là vi chất có vai
trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein đối với cơ thể.
Kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình chuyển hóa nhất là đối với
trẻ bị SDD, giúp cải thiện chiều cao của trẻ thấp còi. Tỷ lệ trẻ
trong năm đầu tiên của cuộc đời bị thiếu máu do thiếu sắt vẫn
còn ở mức rất cao tới 60-80% đặc biệt những trẻ đẻ thiếu cân
tỷ lệ này còn cao hơn. Tỷ lệ thiếu Kẽm, Selenium, Magnesium,
và Đồng là 86,9%, 62,3%, 51,9%, và 1,7%, theo thứ tự. Mặt
khác 55,6% trẻ bị thiếu máu và 11,3% số trẻ bị thiếu vitamin
A. Thiếu đồng thời từ 2 vi chất dinh dưỡng trở lên chiếm tới
79,4% trẻ.
1.2. Chiến lược giáo dục truyền thông, nâng cao chất lượng
thức ăn bổ sung nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và
thiếu vi chất dinh dưỡng
WHO/WB/UNICEF/UN (2016) đều nhận đinh rằng SDD
đã tham gia vào 33% trong số khoảng 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
chết hàng năm và số tử vong này có liên quan đến thực hành
nuôi dưỡng không đúng trong năm tuổi đầu tiên do không được
bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu, cho ăn bổ sung quá
6
sớm hoặc quá muộn, thức ăn thường là thiếu dinh dưỡng và
không an toàn có liên quan đến trình độ và hiểu biết của bà mẹ.
IFPRI ước lượng sự tham gia của một số yếu tố vào giảm tỷ lệ
SDD thể thiếu cân ở các nước đang phát triển thì riêng việc giáo
dục phụ nữ đã đóng góp tới 43,01%. Do đó, việc nâng cao kiến
thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng của bà mẹ là một trong
những giải pháp cần được quan tâm. Chính vì vậy, giáo dục
truyền thông dinh dưỡng được đánh giá là giải pháp quan trọng
hàng đầu trong việc nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi của
cộng đồng, của bà mẹ, đặc biệt đối với việc đẩy mạnh nuôi con
bằng sữa mẹ. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, đặc biệt giảm
tỷ lệ thấp còi của trẻ dưới 2 tuổi, nhiều nghiên cứu đã can thiệp
tới thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Đối
với Việt Nam, giáo dục dinh dưỡng (GDDD) và hướng dẫn ăn
uống hợp lý cần phải được đẩy mạnh hơn nữa song song với các
giải pháp khác.
Cải thiện chất lượng thức ăn bổ sung: Thời kỳ bắt đầu cho
trẻ ĂBS đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa nhất đối với TTDD của
trẻ nếu cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, hoặc bữa ăn
bổ sung của trẻ không đủ về số lượng và không đảm bảo chất
lượng. Thức ăn bổ sung nên cung cấp đầy đủ năng lượng, protein
và các yếu tố vi lượng để bù đắp sự thiếu hụt về năng lượng và
dinh dưỡng của trẻ, và cùng với sữa mẹ nó đáp ứng tất cả nhu cầu
của trẻ. Các thức ăn từ thịt và cá là nguồn thực phẩm tốt cho việc
cung cấp protein, sắt và kẽm. Gan cung cấp nhiều vitamin A và
acid folic. Lòng đỏ trứng cũng cung cấp nhiều protein và vitamin
A. Các loại đậu đỗ có nhiều protein và một số sắt. Các loại rau
xanh, hoa quả, đặc biệt là cam quít, cung cấp nhiều vitamin C.
7
Các loại rau, quả có màu da cam như cà-rốt, bí ngô, xoài, đu đủ
rất giầu vitamin A và cả vitamin C. Dầu, mỡ cũng là những thực
phẩm rất thiết yếu cung cấp năng lượng và chất béo cho nhu cầu
phát triển của trẻ. Cũng như nhiều nước đang phát triển trên thế
giới, nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra kết quả tương tự
về thực hành ăn bổ sung của trẻ 6 - 23 tháng tuổi. Nhiều gia đình
trẻ đã không thực hiện đúng quy cách cho trẻ ăn bổ sung cả về
thời điểm cho ăn bổ sung, số lượng và chất lượng bữa ăn bổ
sung.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn: Nghiên cứu mô tả
và Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu: tại 4 xã: Thượng Nông, Dậu
Dương, Thanh Uyên và Tam Cường Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú
Thọ.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2012 đến tháng
6/2018.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi đủ điều kiện tham gia
nghiên cứu và các bà mẹ của những trẻ trên.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng cho Nghiên cứu can thiệp:
Các cặp bà mẹ và trẻ trong độ tuổi 6-23 tháng tuổi được chọn từ
nghiên cứu mô tả và đáp ứng những tiêu chuẩn: Trẻ có nguy cơ
8
SDD thấp còi và SDD thấp còi (-3SD < HAZ < -1SD; Không
mắc các bệnh dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng đến nhân trắc và
sinh hóa máu; Không mắc các bệnh mạn tính, nhiễm khuẩn cấp,
không bị thiếu máu nặng và rất nặng (Hb từ <70g/L), không
thiếu vitamin A mức độ nặng (retinol <0,35 µmol/L); không
nhiễm khuẩn tại thời điểm nghiên cứu sàng lọc; Bà mẹ tự
nguyện tham gia nghiên cứu và ký vào giấy đăng ký tình
nguyện tham gia nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu giai đoạn 1:
p(1  p)
n Z (12   / 2)
e2
Trong đó: Z2(1–α /2) = 1,962 (Với độ tin cậy 95%); e =
0,05 (Độ chính xác tuyệt đối); p = 30,8% (Tỷ lệ SDD thấp còi
của tỉnh Phú Thọ năm 2010). Tính được cỡ mẫu tối thiểu là 327
trẻ, cộng thêm 10% có thể từ chối tham gia nghiên cỡ mẫu là
360 trẻ. Thực tế đã điều tra được 398 đối tượng.
Cỡ mẫu nghiên cứu giai đoạn 2:
Trong đó: = 1,96; = 0,84 (lực mẫu 80%); : là độ dao động
(SD) uớc tính của giá trị 1-2. : độ chênh lệch mong muốn
sau can thiệp giữa 2 nhóm. Sau tính toán cỡ mẫu nhân trắc: tối
thiểu cho mỗi nhóm là 71 trẻ + 5% bỏ cuộc = 75 trẻ; như vậy 2
nhóm sẽ là 150 trẻ. Cỡ mẫu cho xét nghiệm tối thiểu 136 trẻ cho
2 nhóm.
9
Cỡ mẫu điều tra khẩu phần:
Trong đó : độ lêch chuẩn của nhiệt lượng trung bình ăn
khoảng 300kcal; N: tổng số người tham gia điều tra khoảng
300; e: sai số cho phép khoảng 70kcal. Như vậy mỗi nhóm
nghiên cứu sẽ hỏi 59 khẩu phần x 2 nhóm = 118 khẩu phần.
Cỡ mẫu chung cho nghiên cứu: Vì cỡ mẫu của nhân trắc
là cao nhất (150 trẻ) nên sẽ sử dụng cỡ mẫu này cho tất cả các
chỉ tiêu khác.
2.4.2. Cách chọn mẫu
Giai đoạn 1: cho nghiên cứu mô tả chọn huyện có chủ
đích, huyện Tam Nông là huyện nghèo, nơi có tỷ lệ trẻ dưới 5
tuổi SDD, đặc biệt SDD thể thấp còi cao hơn trung bình của
toàn quốc năm 2010. Đối tượng được chọn dựa vào tiêu chuẩn
chọn mẫu đã nêu trên.
Giai đoạn 2: cho nghiên cứu can thiệp từ kết quả nghiên
cứu sàng lọc ở giai đoạn 1, 160 cặp mẹ - con đủ tiêu chuẩn đã được
chọn lựa và đồng ý tham gia vào nghiên cứu khi bắt đầu can thiệp.
2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ thu thập thông tin
- Phiếu điều tra bao gồm các nội dung: cân nặng, chiều
cao của trẻ, kiến thức thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ của bà
mẹ.
- Phiếu hỏi ghi khẩu phần 24 giờ qua, Album ảnh thực
phẩm, dụng cụ cho trẻ ăn và cân thực phẩm (Aanonsen, độ
chính xác 5g).
- Cân điện tử Tanita BCF 541 với độ chính xác 0,1kg.
10
- Thước đo chiều dài nằm: Sử dụng thước gỗ UNICEF với
độ chính xác 0,1cm.
- Dụng cụ xét nghiệm Hemoglobin và định lượng Retinol
huyết thanh, Kẽm huyết thanh.
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh
dưỡng của các bà mẹ: các thông tin liên quan.
- Phỏng vấn về khẩu phần: phương pháp hỏi ghi 24 giờ
qua:
- Thu thập thông tin về nhân trắc: theo WHO 2006.
- Sinh hóa: Thực hiện tại Khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng.
Hemoglobin máu: Xét nghiệm hemoglobin bằng phương
pháp Cyanmethemoglobin. Trẻ có nồng độ Hemoglobin trong
máu < 110g/L được xác định là thiếu máu.
Retinol huyết thanh: được phân tích bằng kỹ thuật Sắc kí
lỏng cao áp HPLC (LC 10 ADVP, Shimadzu, Nhật bản) theo
hướng dẫn của WHO. Trẻ có nồng độ Retinol trong máu < 0,7
μmol/L được xác định là thiếu Vitamin A tiền lâm sàng.
Kẽm huyết thanh: được phân tích bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa (AAS) tại bước
sóng 213,9 nm Trẻ có nồng độ Kẽm huyết thanh < 9,9 μmol/L
được xác định là thiếu Kẽm.
2.5.3. Xử lý số liệu: bằng phần mềm Stata 10.0 với các test
thống kê y học thông thường.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
11
Bảng 3.4. Tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ theo WHO
Các chỉ số n %
Trẻ được bú mẹ 24 giờ qua tại thời
373 93,7
điểm điều tra
Bú sớm trong 1h đầu sau sinh 189 47,5
Bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng 106 26,6
Ăn/uống trước Không 137 34,4
Thức ăn khác 185 46,5
khi bú mẹ Bú bình 76 19,1
Bú mẹ đến 2 tuổi 49 12,3
Bú mẹ đến 1 tuổi 221 55,5
Tuổi TB cai sữa (tháng) 14,9 ± 3,9
Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ trẻ được nuôi bằng sữa mẹ tại thời điểm
điều tra là khá cao (93,7%), chỉ có 47,5% trẻ được bú mẹ trong
1 giờ đầu sau sinh và chỉ có 26,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 1 tuổi chỉ đạt
55,5% và chỉ còn có 12,3% trẻ được bú mẹ đến 2 tuổi.
Bảng 3.5. Tỷ lệ thực hành cho trẻ ăn bổ sung
Các chỉ số n %
Chế độ ăn chấp nhận tối thiểu 212 53,3
Tần suất (số lần ăn) tối thiểu 387 97,2
Sự đa dạng thực phẩm tối thiểu (≥4 nhóm thực
213
phẩm) 53,5
Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt 251 63,1
Tần suất tiêu thụ Gan & Cá trong tuần (≥5
114
lần) 28,6
Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ trẻ đạt tiêu chuẩn tần suất (số lần ăn) tối
thiểu khá cao (97,2%), trong khi đó tỷ lệ trẻ đạt tiêu chuẩn bữa
ăn đa dạng thực phẩm tối thiểu là 53,5%. Tỷ lệ trẻ được tiêu thụ
thực phẩm giàu sắt là 63,1% nhưng tỷ lệ trẻ được tiêu thụ Gan
12
và Cá là 2 thực phẩm giàu sắt sẵn có ở địa phương mới chỉ có
28,6%.
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân trắc của hai nhóm trước can
thiệp
Nhóm can
Nhóm chứng
Các chỉ số thiệp p
(n=78) (n=76)
Cân nặng ( X ± SD) >0,0
9,3 ± 1,3 9,6 ± 1,5
(kg)a 5
Chiều cao ( X ± SD) >0,0
75,6 ± 5,2 75,4 ± 5,4
(cm)a 5
>0,0
SDD CN/T n (%)b 12 (15,4) 15 (19,7)
5
>0,0
SDD CC/T n (%)b 28 (35,9) 24 (31,6)
5
>0,0
SDD CN/CC n (%)b 3 (3,8) 3 (3,9)
5
a
t-test, bχ2 test
Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy: Các chỉ số nhân trắc của trẻ
thuộc nhóm chứng và nhóm can thiệp không có sự khác biệt
(p>0,05). Với kết quả này không có ý nghĩa thống kê tại thời
điểm bắt đầu can thiệp.
Bảng 3.10. Đặc điểm một số chỉ số
sinh hoá của hai nhóm trước can thiệp
Nhóm Nhóm
Các chỉ số chứng CT p
(n=78) (n=76)
Hb (g/L)a 112,9±8,1 114,2±7,8 >0,05
Retinol huyết thanh
1,17±0,41 1,11±0,4 >0,05
(μmol/L)b
13
Kẽm huyết thanh (μmol/L)b 9,1±2,1 9±1,6 >0,05
% thiếu máuc 32,05 32,89 >0,05
% thiếu Vitamin Ac 16,67 18,42 >0,05
% thiếu kẽmc 82,05 81,58 >0,05
(at-test, bMann-Whiteney, cχ2 test)
Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy: Các chỉ số sinh hóa của trẻ 2
nhóm: Nhóm chứng và nhóm can thiệp khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) tại thời điểm bắt đầu can thiệp.
Bảng 3.11. Tỷ lệ thực hành trẻ ăn bổ sung của bà mẹ hai
nhóm
nghiên cứu trước can thiệp
Nhóm Nhóm can
chứng thiệp
Các chỉ sốb (n=78) (n=76) pb
n % n %
Chế độ ăn chấp nhận tối
41 52,6 40 52,6 >0,05
thiểu
Tần suất (số lần ăn) tối thiểu 77 98,7 74 97,.4 >0,05
Sự đa dạng tối thiểu (≥4
40 51,3 42 55,3 >0,05
nhóm)
Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt 54 69,2 57 75,0 >0,05
Tần suất tiêu thụ gan, cá (≥5
52 66,7 50 65,8 >0,05
lần)
b 2
χ test
Kết quả cho thấy: Các chỉ số đánh giá thực hành cho trẻ ăn bổ
sung của bà mẹ ở 2 nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước can
thiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong đó
chế độ ăn chấp nhận tối thiểu của 2 nhóm có tỷ lệ giống nhau
(52,6%). Cũng tương tự như vậy số lần ăn tối thiểu, tỷ lệ tiêu
thụ gan và cá của nhóm chứng tương tự nhóm nghiên cứu với
p>0,05.
14
Bảng 3.14. Tỷ lệ % thay đổi về thực hành ăn bổ sung của trẻ
sau 6 tháng can thiệp
Nhóm Nhóm can
Các chỉ số chứng thiệp
(n=78) (n=76)
Chế độ ăn chấp nhận tối thiểu 5,1 11,8
Tần suất bữa tối thiểu 0,0 1,3
Sự đa dạng thực phẩm tối thiểu (≥4
2,6 9,2
nhóm)
Tiêu thụ thực phẩm giàu sắt 2,6 14,5
Tần suất tiêu thụ Gan & cá (≥5 lần) 1,3 18,4
Kết quả từ bảng 3.14 cho thấy: Sau 6 tháng can thiệp, sự cải
thiện về các tiêu chí ăn bổ sung ở nhóm can thiệp tốt hơn ở
nhóm chứng. Trong đó ở nhóm can thiệp mức độ tăng tỷ lệ trẻ
em đạt tiêu chuẩn đa dạng tối thiểu khẩu phần là 11,8% trong
khi ở nhóm chứng là 5,1%. Tương tự như vậy, tỷ lệ trẻ đạt tiêu
chuẩn tần suất bữa ăn tối thiểu, sự đa dạng tối thiểu hay được
tiêu thụ thực phẩm giàu sắt của nhóm can thiệp đều cao hơn
nhóm chứng. Đặc biệt là sự thay đổi về tỷ lệ sử dụng Gan &
Cá của nhóm can thiệp tăng 18,4%, trong khi đó tỷ lệ này ở
nhóm chứng chỉ là 1,3%.
15
Bảng 3.20. Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc sau can thiệp
theo nhóm nghiên cứu
Nhóm chứng Nhóm CT p
Các chỉ số
(n=78) (n=76) (t-test)
Cân nặng (kg, X ±SD)
T0 9,23±1,07 9,22±1,25 >0,05
T6 10,22±0,94 10,74±1,18 <0,05
T6-T0 0,98±0,22 1,52±0,25 <0,05
Chiều cao (cm, X ±SD)
T0 75,76±5,23 75,43±5,4 >0,05
T6 80,12±5,24 80,44±5,65 <0,05
T6-T0 4,36±0,36 5,01±0,41 <0,05
Z-Score CN/T ( X ±SD)
T0 -1,13±0,93 -1,29±1,03 >0,05
T6 -1,16±0,65 -0,99±0,86 >0,05
T6-T0 -0,03±0,16 0,3±0,18 <0,01
Z-Score CC/T( X ±SD)
T0 -1,48±1,1 -1,51±1,2 >0,05
T6 -1,52±0,9 -1,33±0,94 >0,05
T6-T0 -0,04±0,17 0,18±0,19 <0,01
Z-Score CN/CC ( X ±SD)
T0 -0,59±0,93 -0,62±0,98 >0,05
T6 -0,5±0,7 -0,55±0,96 >0,05
T6-T0 0,09±0,21 0,07±0,24 >0,05
Kết quả từ bảng 3.20 cho thấy: Tất cả các giá trị trung bình của
chỉ số nhân trắc tại thời điểm trước can thiệp tương tự nhau
(p>0,05) nhưng sau 6 tháng can thiệp, nhóm can thiệp cao hơn
16
rõ rệt so với nhóm đối chứng ở các chỉ số nhân trắc, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) trừ chỉ số CN/CC. Trong
đó: Chỉ số cân nặng: Tại thời điểm 6 tháng và sau 6 tháng can
thiệp, số trung bình cân nặng của nhóm can thiệp cao hơn so với
nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Tại thời điểm 6
tháng cân nặng trung bình nhóm can thiệp là 10,74kg so với
nhóm đối chứng là 10,22kg, khác biệt có ý nghĩa thống kê với
(p<0,05). Sau 6 tháng can thiệp, cân nặng trung bình nhóm can
thiệp tăng lên là 1,52kg so với nhóm đối chứng là 0,98kg, khác
biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05). Ở các chỉ số nhân trắc
khác như trị giá trung bình chiều cao, Z – Score CN/T, Z –
Score CC/T cũng có những nhận xét tương tự.
Bảng 3.22. Sự thay đổi nồng độ Hb, retinol và kẽm huyết
thanh
sau 6 tháng can thiệp
Nhóm chứng Nhóm CT p
Thời điểm
n=78 n=76 (t-test)
Hb trung bình ( X ±SD) g/L
T0 112,93±8,08 114,16±7,83 >0,05
T6 115,63±9,86 120,4±9,73 <0,05
T6-T0 2,94±2,51 6,23±2,61 <0,05
Retinol trung bình ( X ±SD) μmol/L
T0 1,17±0,41 1,11±0,4 >0,05
T6 1,23±0,4 1,38±0,36 <0,05
T6-T0 0,07±0,62 0,27±0,51 <0,05
Kẽm huyết thanh trung bình ( X ±SD) μmol/L
T0 9,16±2,05 9±1,6 >0,05
T6 9,8±1,91 10,38±1,58 <0,05
17
T6-T0 0,66±2,86 1,38±2,3 >0,05
Kết quả từ bảng 3.24 cho thấy: Hiệu quả của can thiệp đối với
hàm lượng trung bình của: Hb, retinol và kẽm huyết thanh tại
thời điểm trước can thiệp của 2 nhóm nghiên cứu tương tự nhau
(p>0,05). Sau 6 tháng can thiệp, nhóm can thiệp tăng cao hơn so
với nhóm đối chứng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Trong đó:
Mức tăng Hb trung bình của trẻ nhóm can thiệp là 6,23±2,61
g/L cao hơn nhóm chứng (2,94±2,51 g/L) có ý nghĩa thống kê.
Mức tăng Retinol huyết thanh trung bình của trẻ em nhóm can thiệp
là 0,27±0,51 μmol/L cao hơn nhóm chứng (0,07±0,62 μmol/L) có ý
nghĩa thống kê. Mức tăng Kẽm huyết thanh trung bình của trẻ em
nhóm nhóm can thiệp là 1,38±2,3 μmol/L cao hơn chứng
(0,66±2,86 μmol/L) có ý nghĩa thống kê.
Chương 4
BÀN LUẬN
Các kết quả về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ
tham gia nghiên cứu ở Tam Nông, Phú Thọ cho thấy hầu hết
đều thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh. Tỷ lệ trẻ được bú
mẹ trong nghiên cứu chỉ là 93,7% so với 99,8% trên toàn tỉnh.
Tỷ lệ bú sớm trong 1 giờ đầu chỉ là 47,5% so với 73,3% và tỷ lệ
bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu cũng chỉ đạt 26,6% so với
43,2% (bảng 3.4). Với các chỉ tiêu dành cho nhóm trẻ lớn hơn
tỷ lệ này cũng thấp hơn đáng kể. Tỷ lệ bú mẹ đến 1 tuổi trong
18
nghiên cứu chỉ là 55,5% trong khi trên toàn tỉnh là 96,9%, tỷ lệ
bú mẹ đến 2 tuổi trong nghiên cứu là 12,3% trong khi trên toàn
tỉnh là 41% (bảng 3.4). Các tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu và bú mẹ đến 1 tuổi đều thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi
Thị Phương năm 2011 với các tỷ lệ tương ứng là 38,6% và
87,5%. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ trẻ được bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 26,6%, trước khi được cho
bú lần đầu tiên chỉ có 34,4% trẻ thực sự không sử dụng thực
phẩm – nước uống gì khác, tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 1 tuổi là
55,5% và chỉ có 12,3% số trẻ được tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi
(bảng 3.4). Kết quả trong nghiên cứu cũng thấp hơn so với
những phát hiện trong cuộc khảo sát của A&T, tuy vậy lại khá
tương đồng với những phát hiện về nuôi con bằng sữa mẹ trong
cuộc khảo sát MICS5 trên quy mô toàn quốc năm 2014. Cụ thể,
tỷ lệ trẻ đã từng được bú mẹ trong nghiên cứu của A&T là
99,5%, con số này trong MICS5 là 96,9%. Điều tương tự cũng
được thể hiện với tỷ lệ trẻ được bú sớm sau sinh khi con số này
của A&T là 50,5%, của MICS5 chỉ là 26,5%. Cũng như vậy đối
với tỷ lệ trẻ bú mẹ đến 1 tuổi, tương ứng của A&T và MICS5 là
79,5%, và 65,6% và của chúng tôi là 55,5% (bảng 3.4). Tỷ lệ bú
mẹ đến 2 tuổi trong nghiên cứu của MICS5 đã cao hơn (21,8%)
so với nghiên cứu của A&T (18,2%) và cùng cao hơn nghiên
cứu của chúng tôi (12,3%) (bảng 3.4).
4.1. Thực hành ăn bổ sung:
19
Thực hành ăn bổ sung cho trẻ của các bà mẹ vẫn chưa
đúng theo như khuyến cáo. Một phát hiện đáng chú ý là sự thay
đổi lớn trong khẩu phần ăn trên các nhóm tuổi khác nhau mà
được cải thiện theo thời gian. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng
phát hiện ra rằng nhóm trẻ em 6-11 tháng tuổi có tỷ lệ nhận
được thực phẩm từ 4 nhóm cơ bản và 7 loại thực phẩm theo
khuyến nghị của WHO là thấp nhất. Nhóm tuổi này cũng ít có
khả năng có thể đáp ứng các tiêu chí về tần số bữa ăn tối thiểu,
bữa ăn đa dạng và tiêu chuẩn chế độ ăn uống có thể chấp nhận
so với trẻ lớn hơn (12-23 tháng). Điều này cho thấy rằng trẻ em
6-11 tháng còn có nguy cơ SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng cao
hơn những nhóm còn lại. Tuy thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
không tốt như trên bình diện toàn tỉnh, nhưng những bà mẹ tại
địa phương nghiên cứu lại thực hành cho trẻ ăn bổ sung tốt hơn
so với mặt bằng chung. Tỷ lệ trẻ ăn đủ tần suất bữa tối thiểu
trong nghiên cứu đạt 97,2% (bảng 3.5), trong khi đó toàn tỉnh
Phú Thọ chỉ đạt 76,3%. Tỷ lệ trẻ ăn đa dạng thực phẩm là thấp
hơn một chút (53,5% và 58,9%), trong khi đó tỷ lệ trẻ được ăn
thực phẩm giàu sắt lại cao hơn là 63,1% so với 58,3% toàn tỉnh.
Về số bữa nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ được ăn đủ bữa
một ngày trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn so với
MICS5 (90,5%) và A&T (94,4%). Tỷ lệ trẻ em đạt tiêu chuẩn
bữa ăn đa dạng thực phẩm tối thiểu là 53,5% (bảng 3.5) thấp
hơn rõ rệt so với MICS5 (76,9%) và A&T (82,6%). Có lẽ chính
vì vậy mà tỷ lệ trẻ đạt tiêu trí bữa ăn chấp nhận tối thiểu của
20
chúng tôi thấp hơn đáng kể so với MICS5 và khảo sát của A&T
(với các tỷ lệ lần lượt là 53,3%, 64% và 70,9%). Tỷ lệ trẻ được
tiêu thụ thực phẩm giàu sắt trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ
khoảng 63% (bảng 3.5), thấp hơn khá nhiều so với mức khoảng
71% theo khảo sát của A&T.
Bảng 3.8 cho thấy các chỉ số nhân trắc của trẻ thuộc nhóm
chứng và nhóm can thiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê
tại thời điểm bắt đầu can thiệp.
Bảng 3.10 cho thấy các chỉ số sinh hóa của trẻ 2 nhóm:
Nhóm chứng và nhóm can thiệp khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) tại thời điểm bắt đầu can thiệp.
Điều tương tự cũng xảy ra với các chỉ số về thực hành ăn bổ
sung của trẻ. Không có sự khác biệt nào có ý nghĩa thống kê trên
các chỉ số đánh giá thực hành ăn bổ sung của trẻ giữa 2 nhóm
trước thời điểm can thiệp (bảng 3.11).
4.2. Hiệu quả can thiệp của truyền thông giáo dục dinh
dưỡng:
Nghiên cứu can thiệp được tiến hành trên 160 trẻ có nguy
cơ SDD thấp còi hoặc thấp còi (HAZ<-1) được phát hiện từ 398
trong nghiên cứu sàng lọc. Kết thúc nghiên cứu có 6 trẻ bỏ cuộc,
còn 154 trẻ, 76 trẻ thuộc nhóm can thiệp và 78 trẻ thuộc nhóm
chứng. Sau can thiệp, có sự thay đổi rõ rệt về thực hành nuổi trẻ
ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Kết quả từ bảng 3.14 cho
thấy sau 6 tháng can thiệp, tại nhóm chứng mức độ gia tăng tỷ lệ