Hiệu quả của giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho người bệnh viêm tụy cấp

  • 121 trang
  • file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO MẠNH HÙNG - KHÓA 2019 – 2021
CAO MẠNH HÙNG
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ DINH DƯỠNG
CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP
- NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO MẠNH HÙNG
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ DINH DƯỠNG
CHO NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRẦN THỤY KHÁNH LINH
2. GS.TS. LORA CLAYWELL
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii
Danh mục các bảng ................................................................................................... iii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ .....................................................................................iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
Đại cương về Viêm tụy cấp..................................................................................4
1.2. Hoạt động tiêu hóa và chế độ ăn uống bệnh lý ..................................................5
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng và chế độ ăn uống cho người bệnh
Viêm tụy cấp.....................................................................................................12
1.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ..........................................................................14
1.5. Lý thuyết điều dưỡng và ứng dụng vào khung nghiên cứu .............................. 15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................21
2.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................21
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................22
2.4. Cỡ mẫu .............................................................................................................22
2.5. Biến số ..............................................................................................................23
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập và xử lý số liệu ..........................26
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................34
2.8. Tính ứng dụng của nghiên cứu .........................................................................35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................36
3.1. Đặc điểm của người bệnh tham gia nghiên cứu ...............................................36
3.2. Kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh ........................................................40
3.3. Hành vi tiêu thụ các chất dinh dưỡng và tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh
trước và sau can thiệp .......................................................................................43
3.4. So sánh kiến thức dinh dưỡng và hành vi tuân thủ chế độ ăn uống của người
bệnh trước và sau can thiệp ..............................................................................49
.
.
3.5. Các yếu tố liên quan tới kiến thức dinh dưỡng của người bệnh ........................49
BÀN LUẬN ...........................................................................................53
4.1. Đặc điểm cá nhân của người bệnh trong nghiên cứu .......................................53
4.2. Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trong nghiên cứu ............55
4.3. Đặc điểm về tình trạng bệnh lý của người bệnh trong nghiên cứu ..................56
4.4. Kiến thức dinh dưỡng của người bệnh trong nghiên cứu .................................58
4.5. Mức độ tiêu thụ các nhóm chất và sự thay đổi trong sử dụng các nhóm chất của
người bệnh ........................................................................................................59
4.6. Hành vi tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh ............................................60
4.7. Các yếu tố liên quan tới kiến thức dinh dưỡng của người bệnh.......................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................67
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ..............69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Phiếu thu thập số liêu
Phụ lục 2 Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3 Chương trình can thiệp giáo dục sức khỏe
Phụ lục 4 Tài liệu tư vấn giáo dục sức khỏe
Phụ lục 5 Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
Phụ lục 6 Các giấy tờ pháp lý liên quan
.
. i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Hiệu quả của giáo dục sức khỏe
về dinh dưỡng cho người bệnh viên tụy cấp” được thực hiện tại khoa Nội tiêu
hóa, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được
trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong
các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu ở trên, tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Cao Mạnh Hùng
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI Chỉ số khối cơ thể
NB Người bệnh
GDSK Giáo dục sức khỏe
VTC Viêm tụy cấp
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 Các giai đoạn cung cấp dinh dưỡng tại bệnh viện cho người bệnh ... 11
Bảng 2. 1 Hệ số tin cậy của bộ câu hỏi (N=44) .................................................. 28
Bảng 2. 2 Cách thức thu thập số liệu lần 2 (N=44) ............................................ 31
Bảng 3.1. 1 Đặc điểm dân số xã hội của người bệnh (N=44) ............................ 36
Bảng 3.1. 2 Đặc điểm về tình trạng bệnh lý hiện tại của người bệnh (N=44).... 38
Bảng 3.1. 3 Đặc điểm về tình trạng bệnh lý liên quan của người bệnh (N=44) . 39
Bảng 3.1. 4 Đặc điểm về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh (N=44) .......... 39
Bảng 3.2.1 Kiến thức về thành phần các chất dinh dưỡng (N=44) .................... 41
Bảng 3.2.2 Kiến thức về khẩu phần ăn uống của người bệnh (N=44) .............. 42
Bảng 3.3. 1 Mức độ tiêu thụ các chất dinh dưỡng (N=44) ................................. 44
Bảng 3.3. 2 Sự thay đổi trong sử dụng các chất dinh dưỡng .............................. 46
Bảng 3.3. 3 Hành vi tuân thủ chế độ ăn uống trước và sau can thiệp (N=44) ... 48
Bảng 3.4 1 So sánh điểm kiến thức dinh dưỡng và hành vi tuân thủ (N=44) .... 49
.
.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1 Giải phẫu tuyến tụy............................................................................... 6
Sơ đồ 1. 1 Mô hình Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) .................................. 17
Sơ đồ 1. 2 Khung nghiên cứu ............................................................................. 20
Biểu đồ 3. 1 Nghề nghiệp hiện tại của người bệnh trong nghiên cứu ................ 37
Biểu đồ 3. 2 Nguồn thông tin dinh dưỡng người bệnh nhận được ..................... 40
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tụy cấp (VTC) là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy trong một thời
gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Phần lớn những người bị VTC đều hồi phục hoàn toàn nếu như được điều trị đúng và
kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy chạy vào trong ổ bụng khiến
tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng dẫn đến suy đa cơ quan [25]. VTC do sỏi
mật hoặc VTC do sử dụng nhiều rượu bia là hai nguyên nhân hàng đầu chiếm gần
80% số trường hợp VTC. Các nguyên nhân khác bao gồm tăng triglycerid, thuốc,
bệnh tự miễn, nhiễm trùng, chấn thương, rối loạn chuyển hóa và phẫu thuật. Có tới
15% người bị VTC chưa tìm được nguyên nhân. Theo thống kê trong những năm gần
đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy cấp tính đã tăng trên toàn cầu lên khoảng 34 trường hợp
trên 100.000 người hàng năm [46]. Riêng tại nước Mỹ mỗi năm có khoảng 275.000
người bệnh VTC, tại Việt Nam tuy chưa có thống kê chính thức nhưng trong các
nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ người bệnh VTC ngày càng gia tăng [7], [12], [14],
[16], [37].
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới quá trình hồi
phục của người bệnh, nó được xem là một phần quan trọng trong quá trình điều trị.
Đối với người bệnh (NB) VTC việc chọn hình thức nuôi dưỡng và thời điểm bắt đầu
nuôi ăn bằng đường tiêu hóa tùy thuộc vào mức độ nặng và các dấu hiệu lâm sàng
của người bệnh, dinh dưỡng sớm đường tiêu hóa vẫn được khuyến cáo trên những
người bệnh VTC nặng (trong vòng 24 đến 48 giờ) khi đã ổn định huyết động [17],
[22], [23]. Dinh dưỡng đường tiêu hóa còn giúp duy trì cấu trúc và chức năng của
niêm mạc ruột. Dinh dưỡng hợp lý giúp đảm bảo cân bằng nitơ, duy trì mức glucose
và lipid phù hợp. Người bệnh được cung cấp dinh dưỡng đường tiêu hóa sớm ít gặp
biến chứng nhiễm trùng toàn thân cũng như tỉ lệ tử vong thấp so với dinh dưỡng
đường tiêu hóa bắt đầu muộn và từ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị [12], [42],
[45].
.
.
Chế độ dinh dưỡng cho NB VTC điều trị nội trú được quản lý chặt chẽ bởi
khoa dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện. Những NB VTC được chỉ định chế độ
dinh dưỡng riêng phù hợp theo diễn biến lâm sàng, tuy nhiên nhiều người bệnh không
thể tuân thủ theo chế độ ăn uống được cung cấp với các lý do bao gồm hình thức chế
biến không phù hợp với sở thích của NB, thức ăn quá đơn điệu, tâm lý lo sợ cơn đau
tái phát khi ăn uống, các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi hoặc buồn nôn khiến
người bệnh không muốn ăn uống. Một số nghiên cứu về kiến thức và sự tuân thủ chế
độ dinh dưỡng ở người bệnh VTC cho thấy rằng hầu hết người bệnh VTC khi nhập
viện chưa có kiến thức về bệnh và chế độ dinh dưỡng[35], [44]. Nghiên cứu của Liu
Lihua Zhang Xiuli (2003) chỉ ra rằng gần 80% người bệnh VTC khi nhập viện chưa
có hiểu biết gì về bệnh cũng như chế độ dinh dưỡng, sau khi được tư vấn giáo dục
sức khỏe tại bệnh viện có 50% người bệnh tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn. Nghiên
cứu của Małgorzata Włochal, Ewelina Swora-Cwynar và các cộng sự (2015) chỉ ra
rằng kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh viêm tụy là chưa đủ, hầu hết trong số
họ có kiến thức lý thuyết về chế độ dinh dưỡng ở những mức độ khác nhau song tỉ lệ
tuân thủ chế độ dinh dưỡng chưa cao, nhiều người bệnh gặp khó khăn trong thực hiện
chế độ ăn hằng ngày. Thực tế tại Việt Nam, dựa theo các hướng dẫn dinh dưỡng lâm
sàng trên thế giới và các thông tư hướng dẫn về dinh dưỡng trong từng bệnh lý cụ thể
của Bộ y tế, chế độ dinh dưỡng cho NB VTC tại các bệnh viện đang được chia thành
4 giai đoạn và được khoa dinh dưỡng lâm sàng chuẩn bị riêng cho từng người bệnh
nội trú. Tuy nhiên NB VTC khi nhập viện đa phần còn lúng túng, lo lắng khi chưa
biết chế độ ăn uống như thế nào là phù hợp, một số ít người bệnh còn tự ý ăn uống
khi chưa có chỉ định của Bác sĩ. Và chế độ ăn uống không phù hợp này ít nhiều sẽ
gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe của NB. Sự lo lắng hoặc các hành vi dinh dưỡng
chưa phù hợp nêu trên xuất phát từ việc người bệnh chưa có hiểu biết môt cách đầy
đủ về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng do bệnh viện cung cấp tới quá trình hồi
phục bệnh và những biến cố không mong muốn có thể xảy ra cho NB từ việc không
tuân thủ hoặc từ những quan điểm, hành vi mà người bệnh tự cho rằng là vô hại. Do
đó, chúng tôi nhận thấy rằng cần thiết phải có một chương trình giáo dục sức khỏe
.
.
(GDSK) về dinh dưỡng cho người bệnh VTC để giúp NB VTC có hiểu biết đúng và
đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cũng như nâng cao sự tuân thủ chế độ ăn uống của NB
VTC khi NB điều trị tại bệnh viện và đặc biệt là sau khi xuất viện người bệnh có thể
thực hiện và duy trì được chế độ ăn uống phù hợp để phòng ngừa VTC tái phát. Vì
những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của
GDSK về dinh dưỡng cho người bệnh VTC. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi
muốn cung cấp bằng chứng về hiệu quả của chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe
về dinh dưỡng cho người bệnh VTC nhằm mục đính phát triển chương trình tư vấn
giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho người bệnh VTC trong các bệnh viện tại Việt
Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho người bệnh viêm
tụy cấp có làm thay đổi kiến thức về dinh dưỡng và hành vi tuân thủ chế độ ăn uống
của người bệnh hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng cho người bệnh
VTC đang điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định Thành
phố Hồ Chí Minh.
• Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ người bệnh viêm tụy cấp có kiến thức đúng về dinh dưỡng trước
và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
- Mô tả sự thay đổi hành vi tiêu thụ các chất dinh dưỡng, hành vi tuân thủ chế độ
ăn uống của người bệnh viêm tụy cấp trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
- So sánh điểm trung bình kiến thức dinh dưỡng và hành vi tuân thủ chế độ ăn uống
của người bệnh trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
- Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức dinh dưỡng của người bệnh viêm tụy
cấp trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
.
.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đại cương về Viêm tụy cấp
Dịch tễ về Viêm tụy cấp trên thế giới và Việt Nam
VTC là một trong những bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa, dẫn
đến gánh nặng rất lớn về cảm xúc, thể chất và tài chính của con người [28],
[36]. Tại Hoa Kỳ, VTC là chẩn đoán xuất viện về bệnh lý tiêu hóa phổ biến
nhất với chi phí lên đến 2,6 tỷ đô la [28]. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tụy trên toàn
cầu là 72/100.000 người/năm, với nguyên nhân từ đường mật là phổ biến nhất
[43]. Ở Việt Nam trong những năm gần đây qua một số nghiên cứu và thống
kê cho thấy viêm tụy cấp ngày càng gia tăng [7]. VTC là một bệnh lý thường
gặp tại các khoa Cấp cứu của các bệnh viện, NB thường nhập viện với bệnh
cảnh đau bụng cấp. Khoảng 10 – 15% NB VTC diễn tiến nặng và có khả năng
tử vong [8].
1.1.2. Định nghĩa về Viêm tụy cấp
VTC là một quá trình tổn thương cấp tính của tụy với các san thương
viêm thay đổi ở mô tụy và/hoặc ở các cơ quan xa. Qúa trình viêm của tụy hoặc
các mô xung quanh tụy là do hiện tượng hoạt hóa men tụy ngay trong mô tụy,
đặc biệt là tripsin. Bệnh thường xảy ra đột ngột với những triệu chứng lâm
sàng đa dạng, phức tạp từ viêm tụy cấp nhẹ thể phù đến viêm tụy cấp nặng thể
hoại tử với các biến chứng suy đa tạng nặng nề, tỉ lệ tử vong cao [8], [14].
1.1.3. Các nguyên nhân Viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp ngày càng được tìm hiểu sâu hơn và tìm hiểu rõ hơn về
bệnh cảnh lâm sàng, cơ chế của nguyên nhân gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân
gây ra viêm tụy cấp, đứng hàng đầu là do sỏi mật và nghiện rượu chiếm khoảng
80% trong đó bệnh đường mật do sỏi hoặc giun đũa chiếm 40 – 50%, Rượu
chiếm 20 – 30% [8]. Tiếp sau đó là do tăng triglyceride đứng hàng thứ ba
.
.
chiếm khoảng 4% VTC (có những nghiên cứu lên tới 7%) [8], [16]. Các
nguyên nhân ít gặp hơn có thể do chấn thương vùng bụng từ ngoài hoặc do
phẫu thuật, thủ thuật như chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP). Các
bệnh lý gây tổn thương mạch máu nhỏ như bệnh tiểu đường, bệnh Lupút đỏ.
Các bệnh có tăng lipid máu như hội chứng thận hư hoặc nhóm các bệnh rối
loạn chuyển hoá lipide máu. Các rối loạn chuyển hóa tăng calci huyết như
cường tuyến cận giáp. Nhiễm siêu vi (quai bị, CMV, EBV). Do các thuốc như
Azathioprin, 6-MP, Cimetidine, Estrogenes, Furosemide, Methyl-dopa,
Tetracycline, dị ứng [8], [14].
1.1.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán Viêm tụy cấp
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định được chấp nhận khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau
[5], [8]:
Đau bụng cấp
Amylase máu và/hoặc lipase máu ≥ 3 lần giới hạn trên của trị số bình
thường.
Hình ảnh điển hình của VTC trên CT scan.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh cấp cứu ngoại khoa gây đau bụng cấp: thủng tạng rỗng, đặc biệt
là thủng ổ loét dạ dày – tá tràng. Nhồi máu mạc treo, tắc ruột cấp, viêm túi mật
cấp, phình động mạch chủ bóc tách.
Bệnh nội khoa gây đau bụng cấp: nhồi máu cơ tim, cơn đau do viêm
loét dạ dày – tá tràng, viêm phổi, nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
1.2. Hoạt động tiêu hóa và chế độ ăn uống bệnh lý
Hoạt động hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ
tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). Trong hệ thống này, quá
.
.
trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn. Thức ăn được đưa vào đường tiêu hóa và trải
qua sự tiêu hoá, quá trình phân hủy những phân tử lớn thức ăn thành những
phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên những phân tử dinh dưỡng nhỏ phải rời khỏi hệ
tiêu hóa và đi vào cơ thể ngay trước khi chúng có thể được sử dụng. Điều này
được hoàn thành bằng quá trình được gọi là sự hấp thu, khi các phân tử thức
ăn đi qua các màng huyết tương của ruột non vào máu. Quá trình tiêu hóa xảy
ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Hệ
tiêu hóa được chia thành từng phần, với mỗi phần thích nghi với từng chức
năng riêng. Ống tiêu hóa bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non,
ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn. Những cấu trúc phối hợp: răng,
môi, má, lưỡi, tuyến nước bọt, tuỵ, gan và túi mật. Từng phần của đường tiêu
hóa có các chức năng chuyên biệt, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng cùng
những lớp mô cơ bản giống nhau. Thành của ống tiêu hóa từ trong ra ngoài
gồm niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc[3], [4].
Hình 1. 1 Giải phẫu tuyến tụy
Tuyến tụy (Hình 1.1) giữ một vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, nó
chứa các tuyến ngoại tiết sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá.
Những enzyme này bao gồm trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein,
amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo. Khi thức ăn vào
dạ dày, các dịch tụy này được giải phóng vào một hệ thống ống dẫn lên đỉnh
.
.
trong ống tụy chính. Các ống tụy kết hợp với ống mật chung để tạo thành ống
Vater nằm ở phần đầu của ruột non (được gọi là tá tràng). Các ống mật phổ
biến bắt nguồn từ gan và túi mật tạo ra một loại dịch tiêu hoá quan trọng gọi
là mật. Các loại dịch tụy và mật tụy được giải phóng vào tá tràng giúp cơ thể
tiêu thụ các chất dinh dưỡng như protein, chất béo [3], [4], [13], [34].
1.2.2. Chế độ ăn uống theo bệnh lý
Chế độ ăn uống hoặc thực đơn, khẩu phần là một khái niệm dinh dưỡng
học chỉ về tổng lượng thực phẩm được tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu sinh tồn
và phát triển của con người. Chế độ ăn uống hoàn chỉnh đòi hỏi phải ăn, uống
và hấp thu các vitamin, khoáng chất, axit amin thiết yếu từ protein và các axit
béo thiết yếu từ thực phẩm chứa chất béo, cũng như năng lượng thực phẩm
dưới dạng carbohydrate, protein và chất béo. Thói quen ăn uống và sự lựa chọn
đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng cuộc sống, sức khoẻ và tuổi thọ.
Hiểu được vai trò của chế độ ăn thì con người sẽ xây dựng được một chế độ
ăn uống khoa học, hợp lý.
Chế độ ăn uống theo bệnh lý là chế độ dinh dưỡng được xây dựng dựa
trên các bệnh lý cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng phù hợp cho NB
thúc đẩy quá trình lành bệnh và hạn chế xảy ra các biến chứng. Chế độ ăn uống
theo bệnh lý có tác dụng trực tiếp tới căn nguyên sinh bệnh như đối với các
bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, hôn mê do đạm huyết cao, thiếu vitamin,
suy dinh dưỡng, viêm loét dạ dày, viêm loét hành tá tràng, viêm tụy, viêm gan,
xơ vữa động mạch, đái tháo đường, … Chế độ ăn uống theo bệnh lý nhằm
nâng cao sức đề kháng chung của cơ thể chống lại bệnh tật. Y học hiện đại
đánh giá rất cao vai trò phản ứng của cơ thể trước các bệnh tật. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng minh là sự phát triển của các quá trình sinh bệnh
trong tất cả các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm độc phụ thuộc một phần lớn vào
phản ứng của cơ thể. Chế độ ăn uống theo bệnh lý cũng rất ảnh hưởng đến các
cơ chế điều hòa thần kinh thể dịch. Sự rối loạn của cơ chế điều hòa này ảnh
.
.
hưởng đến quá trình diễn biến của bệnh và thường gây ra các rối loạn chức
năng ở một số cơ quan và hệ cơ quan. Sự rối loạn chức năng này thường kèm
theo các thay đổi cơ thể học. Từ lâu, các bác sĩ lâm sàng đã thấy là những rối
loạn chức năng dạ dày và ruột kéo dài thường dẫn đến những thay đổi thực thể
của cơ quan đó. Trong số các cơ chế điều hòa, đặc biệt phải kể đến sự điều hòa
nội tiết và hệ thần kinh. Bất cứ một kích thích, một xung động nào của hệ thần
kinh thực vật đều kèm theo các quá trình hóa học. Cường độ và tính chất của
quá trình này phụ thuộc trước hết vào trạng thái chức năng của thần kinh trung
ương và tình trạng chuyển hóa giữa các tế bào, thành phần hóa học của máu.
Tóm lại, phụ thuộc vào tính chất và chế độ ăn uống. Trong các bệnh tiêu hóa,
dinh dưỡng hợp lý là biện pháp điều trị chủ yếu vì đây là nơi chuẩn bị và sử
dụng thức ăn. Có nhiều bệnh phát sinh do dinh dưỡng không đúng, không hợp
lý hoặc quá nhiều, hoặc quá ít, hoặc đủ số lượng nhưng chất lượng không đủ,
không cân đối [11], [20].
Chế độ ăn uống theo bệnh lý cần căn cứ vào tính chất thương tổn của
cơ quan bị bệnh mà điều trị, ví dụ bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim, thận, bệnh
chuyển hóa, những tác động đến sự phản ứng, đến quá trình hồi phục các cơ
chế điều hòa, thích nghi và bảo vệ của cơ thể. Điều cần chú ý là không thể tiến
hành chế độ ăn điều trị một cách máy móc. Phải căn cứ vào đặc điểm của bệnh,
vào phản ứng của cơ thể người bệnh. Phải dựa vào quá trình phát triển và sự
diễn biến của bệnh mà có một chiến thuật dinh dưỡng điều trị thích hợp. Ăn
uống trong điều trị hiện đại là phải tổ chức chế độ ăn uống căn cứ vào nguyên
nhân và cơ chế sinh bệnh, tình hình lâm sàng và diễn biến của bệnh. Đồng thời
phải chú ý tới điều trị bảo vệ, nghĩa là làm tăng khả năng của các bộ máy điều
hòa, thích nghi và bảo vệ của cơ thể. Để kết luận, khi nói ăn uống là một yếu
tố điều trị thì cần so với các yếu tố điều trị khác, bản thân người bệnh, người
bệnh có chú ý tới ăn uống trong điều trị hay không. Vì nếu không cung cấp
dinh dưỡng thì người bệnh không thể sống được. Nhưng nếu dinh dưỡng
không hợp lý thì sẽ ảnh hưởng không tốt hoặc làm giảm tác dụng của các yếu
.
.
tố điều trị khác. Thực tế, trên toàn thế giới cũng như ở nước ta hiện nay đều
đã chứng minh là ăn uống hợp lý có tác dụng lớn trong việc tăng cường sức
khỏe và phòng bệnh, còn ăn uống không hợp lý lại có thể là nguyên nhân của
nhiều bệnh[11], [20].
Chế độ ăn uống không những để giữ sức cho người bệnh, mà còn phải
là một phương tiện điều trị. Ăn uống là một yếu tố điều trị chủ yếu trong một
số bệnh. Ăn uống còn ảnh hưởng đến tiến triển của các bệnh, đến các cơ chế
điều hòa, đến khả năng phản ứng và bảo vệ của cơ thể, ăn uống đúng không
những làm tăng hiệu lực của các phương tiện điều trị khác mà còn làm giảm
tái phát trong các bệnh mạn tính. Chúng ta đều biết thành phần hóa học của
thức ăn ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa của các tế bào, sự rối loạn
chuyển hóa này ở bệnh nào cũng có. Ăn uống bắt buộc phải là một cái nền,
một cái phông ở trên đó người thầy thuốc sẽ sử dụng các yếu tố điều trị khác
và củng cố kết quả tích cực của các biện pháp điều trị khác. Mặt khác, người
thầy thuốc khi quyết định liều lượng thuốc, chế độ lao động, thể dục… đều
phải dựa vào tình hình thể lực của người bệnh và khả năng ăn uống của người
bệnh. Hơn thế, phải coi ăn uống cũng như thuốc. Xác định nhu cầu dinh dưỡng,
chất lượng thực phẩm, cách thức chế biến để giữ được giá trị dinh dưỡng và
tạo ra các món ăn ngon, hợp khẩu vị người bệnh, ấn định số lượng mỗi bữa ăn,
số lần và giờ giấc bữa ăn, đảm bảo tất cả đều phải được thực hiện nghiêm túc
như một mệnh lệnh điều trị. Ăn uống còn nhằm mục đích phòng bệnh. Khi
bệnh còn ở giai đoạn phát triển kín đáo, ăn uống tốt có thể ngăn chặn sự phát
triển của bệnh. Ăn uống còn là biện pháp để đề phòng các bệnh cấp tính khỏi
trở thành mạn tính. Ăn điều trị sử dụng đều đặn sẽ làm giảm sự phát triển của
bệnh mạn tính và đề phòng tái phát. Tóm lại, ăn uống trong điều trị là một bộ
phận không thể thiếu trong các biện pháp điều trị tổng hợp. Do đó nơi nào
không có tổ chức ăn uống trong điều trị thì nơi đó không thể có điều trị hợp lý
được[11], [20].
.
0.
1.2.3. Chế độ ăn uống trong bệnh lý Viêm tụy cấp
Chế độ ăn uống trong bệnh lý VTC rất được quan tâm vì nó quyết định
tới hiệu quả của việc điều trị. Trên thực tế lâm sàng hiện nay có nhiều hình
thức nuôi dưỡng trên NB VTC tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ của NB. Thông
thường những ngày đầu tiên nhập viện NB thường có chỉ định nhịn ăn uống
với mục đích để theo dõi tình trạng bụng và cho tụy nghỉ ngơi. Các hình thức
nuôi dưỡng của NB VTC có thể là nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, kết hợp
giữa tĩnh mạch và đường tiêu hóa, cho ăn qua đường miệng. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy hiệu quả của việc nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hóa trên
NB VTC. Tuy nhiên việc quyết định thời điểm cho ăn và hình thức cho ăn phụ
thuộc vào chỉ định của các bác sĩ điều trị. Khi người bệnh được chỉ định ăn
uống trở lại khuyến cáo được đưa ra là NB nên ăn từ lỏng tới đặc dần [5].
Thức ăn chế biến phải dễ tiêu hóa, cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, hạn
chế dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật. Khi đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể
thay đổi đối với bệnh tuyến tụy cho thấy những người tiêu thụ lượng trái cây
cao nhất giúp giảm 27% nguy cơ mắc các bệnh về tuyến tụy, trong khi người
ăn nhiều rau nhất giảm gần 30% nguy cơ so với người tiêu thụ số lượng thấp
nhất [21]. Bên cạnh đó, những NB VTC do tăng triglyceride có thể giảm lượng
triglyceride bằng một chế độ ăn hạn chế chất béo và carbohydrate đơn giản
được khuyên dùng, cũng như giảm cân và kiêng rượu [39]. Cụ thể, chế độ ăn
uống cho NB Viêm tụy cấp được chia ra thành các giai đoạn như sau [2], [15],
[20]: giai đoạn 1 khởi động (VTC khi có chỉ định ăn uống); giai đoạn 2
(chuyển tiếp 1); giai đoạn 3 (chuyển tiếp 2) và giai đoạn 4 (hồi phục) được
tóm tắt trong Bảng 1.1.
.
.
11
Bảng 1. 1 Các giai đoạn cung cấp dinh dưỡng tại bệnh viện cho người bệnh viêm tụy cấp
Nguyên tắc Cơ chế khẩu phần
Giai Nhu cầu năng lượng Đường nuôi dưỡng
Năng lượng Protid Lipid Glucid
đoạn Năng lượng Protid Lipid
Đường ruột Tĩnh mạch Calo/ngày g/kg g/kg g/kg
Calo/kg g/kg %
200-500 kcal/ngày
Chủ yếu từ glucid, ăn lỏng hoàn
1 35-40 1-1,2 15-20 200-500 <10 <5 50-125
toàn, thực phẩm từ nước cháo,
Tính bằng nhu
nước quả. Ăn 6 bữa/ ngày.
cầu năng lượng
700-1000 kcal/ngày, chủ yếu từ
trừ năng lượng
2 35-40 1-1,2 15-20 glucid, ăn lỏng hoặc mền. 700-1000 10-25 <10 158-225
qua đường ruột
Ăn 6 bữa/ ngày
1200-1300 kcal/ngày, protid: 30-
3 35-40 1-1,2 15-20 1200-1300 30-45 <15 250-330
45g, lipid <15g. Ăn 4-6 bữa/ ngày
1600-1800 kcal/ngày
Protid: 12-14% tổng năng lượng
4 35-40 1-1,2 15-20 Không 1600-1800 50-60 20-30 290-350
Lipid: 10-15% tổng năng lượng,
Ăn 4-6 bữa/ ngày
.
2.
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến dinh dưỡng và chế độ ăn uống cho
người bệnh Viêm tụy cấp
Các nghiên cứu nước ngoài
Hiện nay, dinh dưỡng trong điều trị cho người bệnh viêm tụy cấp đã có
nhiều thay đổi so với trước đây, các hướng dẫn dinh dưỡng của hiệp hội Dinh
dưỡng và Chuyển hóa lâm sàng Châu Âu (ESPEN) [22] khuyến cáo thực hiện
dinh dưỡng đường tiêu hóa sớm cho những người bệnh VTC nặng giúp cải thiện
hiệu quả điều trị, giảm biến chứng và tỷ lệ tử vong. Tác giả Kristen M Roberts
(2018) [38] nghiên cứu về các khía cạnh dinh dưỡng của VTC chỉ ra rằng hỗ
trợ dinh dưỡng trong bệnh viêm tụy cấp giúp giảm viêm, ngăn ngừa sự suy giảm
dinh dưỡng, điều chỉnh sự cân bằng nitơ âm tính và cải thiện kết quả điều trị.
Nghiên cứu trên cho thấy dinh dưỡng đường ruột trong viêm tụy cấp nặng nên
được ưu tiên hơn so với dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch giúp duy trì tính toàn
vẹn của hàng rào ruột, giảm tính thấm của ruột, giảm phản ứng viêm hệ thống,
duy trì trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giảm các biến chứng giai
đoạn đầu của VTC nặng và có thể cải thiện tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên tác giả cũng
đưa ra các kiến nghị cần tìm hiểu thêm về thời điểm dinh dưỡng tối ưu, loại dinh
dưỡng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nghiên cứu liên quan đến kiến thức về bệnh, chế độ dinh dưỡng và hành vi
tuân thủ chế độ ăn uống được tìm thấy tại Trung Quốc đánh giá về hiệu quả
GDSK trên NB VTC của Liu Lihua Zhang Xiuli (2003) [35] chỉ ra rằng chỉ có
khoảng 20% NB VTC khi nhập viện là có hiểu biết về bệnh. Sau khi tiến hành
can thiệp GDSK tại bệnh viện thì có 50% NB tuân thủ đầy đủ theo những tư vấn
và hướng dẫn. Sau đó nghiên cứu tiếp tục thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của
chương trình GDSK sau khi xuất viện 1 năm cho thấy tỉ lệ tuân thủ theo các
hướng dẫn đã đạt 91%. Nghiên cứu này đã cho thấy hiệu quả của việc tác động
lâu dài và thường xuyên sẽ giúp thay đổi các thói quen không tốt, cải thiện sự
tuân thủ của người bệnh với các hướng dẫn và tư vấn sức khỏe được cung cấp
.