Hiệu quả của giáo dục bằng video cho thân nhân người bệnh về sử dụng áo choàng, bao giày và vệ sinh tay tại khoa ngoại thần kinh
- 86 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
Nguyễn Thị Như Quỳnh
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC BẰNG VIDEO
CHO THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH VỀ SỬ DỤNG ÁO CHOÀNG,
BAO GIÀY VÀ VỆ SINH TAY TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
Nguyễn Thị Như Quỳnh
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC BẰNG VIDEO
CHO THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH VỀ SỬ DỤNG ÁO CHOÀNG,
BAO GIÀY VÀ VỆ SINH TAY TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301
Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ THỊ NHƯ XUÂN
GS. TS. DIANE ERNST
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một
luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu này là duy nhất và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Như Quỳnh
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………….……………......…………….ii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………....iii
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………...iii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………...…...1
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ............................................................................. 2
MỤC TIÊU CỤ THỂ ...................................................................................... 2
Chương 1 .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về khoa Hồi sức Ngoại thần kinh ........................................... 3
1.2. Phòng chống nhiễm khuẩn tại các khoa Hồi sức Ngoại thần kinh .......... 3
1.3. Tổng quan về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn trong y tế.................. 4
1.4. Quy trình thực hiện phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam............ 6
1.5. Các quy trình vệ sinh tay thường quy tại Việt Nam hiện nay .................. 9
1.6. Tầm quan trọng của phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay trong
phòng ngừa nhiễm khuẩn: ............................................................................... 11
1.7. Tác động của giáo dục sức khỏe qua video ............................................ 11
1.8. Sơ lược địa điểm nghiên cứu .................................................................. 14
1.9. Thực trạng giáo dục sức khỏe cho thân nhân người bệnh tại phòng hồi
sức, khoa Ngoại thần kinh ............................................................................... 15
1.10. Học thuyết điều dưỡng của Pender và ứng dụng trong nghiên cứu....... 16
Chương 2 ........................................................................................................ 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19
.
.
2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 19
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 19
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4. Dân số mục tiêu....................................................................................... 19
2.5. Dân số nghiên cứu................................................................................... 19
2.6. Cỡ mẫu .................................................................................................... 19
2.7. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 20
2.8. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20
2.8.1. Tiêu chuẩn nhận vào ........................................................................... 20
2.8.2. Tiêu chuẩn loại ra................................................................................ 20
2.9. Phương pháp tiến hành........................................................................... 20
2.9.1. Các bước tiến hành.............................................................................. 20
2.9.2. Nội dung video .................................................................................... 21
2.10. Công cụ nghiên cứu ............................................................................... 23
2.11. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu ........................................ 27
2.11.1. Biến số nền .......................................................................................... 27
2.11.2. Biến số độc lập: ................................................................................... 29
2.11.3. Biến phụ thuộc .................................................................................... 30
2.12. Kiểm soát sai lệch .................................................................................. 31
2.13. Xử lí và phân tích số liệu ....................................................................... 32
2.13.1. Mã hóa dữ liệu .................................................................................... 32
2.13.2. Thống kê mô tả ................................................................................... 32
2.13.3. Thống kê phân tích.............................................................................. 32
.
.
2.14.Y đức ....................................................................................................... 32
2.14.1. Nghiên cứu được phê duyệt bởi .......................................................... 32
2.14.2. Sự tôn trọng ......................................................................................... 32
Chương 3 ........................................................................................................ 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên cứu .......... 34
3.2. Thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người
bệnh ………………………………………………………………………….36
3.3. Mối liên quan giữa số lần xem video và thực hành ................................ 41
3.4. Mức độ hài lòng ...................................................................................... 42
Chương 4 ......................................................................................................... 44
BÀN LUẬN .................................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên cứu .......... 44
4.2. Thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người
bệnh ………………………………………………………………………….45
4.3. So sánh mối liên quan giữa thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh
tay với số lần xem video ................................................................................. 46
4.4. Mức độ hài lòng của thân nhân người bệnh khi ứng dụng video hướng
dẫn mang phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay trong giáo dục phòng
ngừa nhiễm khuẩn ........................................................................................... 47
4.6. Tính ứng dụng của nghiên cứu: .............................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin cá nhân và đánh giá mức độ hài lòng của
thân nhân người bệnh phòng hồi sức, khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 2: Bảng thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Bảng quan sát thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của
thân nhân phòng hồi sức, khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 4: Chương trình giáo dục sức khỏe bằng video cho thân nhân người
bệnh về mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay tại phòng hồi sức,
khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 5: Nguồn lực cho nghiên cứu
Phụ lục 6: Phiếu đánh giá tính giá trị 3 bộ công cụ dùng trong nghiên cứu của
2 chuyên gia là tiến sỹ Y học
.
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
ĐLC Standard deviation Độ lệch chuẩn
ICU Intensive Care Unit Đơn Vị Chăm Sóc Đặc Biệt
MOH The Ministry Of Health Viet Nam Bộ Y Tế Việt Nam
NIU Neurosurgery Initensive Unit Hồi sức Ngoại thần kinh
TB Average Trung bình
WHO World Health Organization Tổ chức Y Tế Thế Giới
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá thực hành…………………………………. 25
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mức độ hài lòng …………………………...27
Bảng 2.3. Biến số nền………………………………………………………. 27
Bảng 2.4. Biến số độc ……………………………………………………….29
Bảng 2.5. Biến số phụ thuộc ………………………………………………...30
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên
cứu...................................................................................................................35
Bảng 3.2. Kết quả thực hành lần 1..................................................................36
Bảng 3.3. Kết quả thực hành lần 2..................................................................38
Bảng 3.4. Kết quả thực hành lần 3..................................................................39
Bảng 3.5. Xếp loại tổng thực hành..................................................................41
Bảng 3.6. So sánh hiệu quả thực hành và số lần xem video............................42
Bảng 3.7. Mức độ hài lòng..............................................................................43
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nâng cao sức khỏe của Pender………………...…….......17
Hình 1.2. Khung nghiên cứu ứng dụng mô hình học thuyết của Pender…….18
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có những bước nhảy vượt bậc trong
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn
là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để, cần quan tâm và cũng là thách thức
đối với tất cả các nước trên thế giới. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử
vong, di chứng, kéo dài thời gian nằm viện (từ 9 đến 24 ngày) và tăng chi phí
điều trị (trung bình từ 2 đến 32,3 triệu vnđ). Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 2
triệu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, gây ra 90.000 ca tử vong,
làm tốn thêm 4,5 tỷ đô la tiền viện phí [27].
Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn bệnh viện là vi khuẩn, một ít
trường hợp do virus và nấm. Các vi khuẩn có ở mọi nơi, trong không khí, thức
ăn, nước, bề mặt môi trường, trong các chủng vi khuẩn bình thường của người.
Khả năng gây bệnh của vài loại vi khuẩn đặc biệt tùy thuộc vào độc lực của
chúng và đường vào cơ thể. Nó cũng phụ thuộc vào sức đề kháng với nhiễm
khuẩn của bệnh nhân, mà sức đề kháng này bị giảm đi nhiều ở bệnh nhân đang
điều trị nội trú, nhất là bệnh nhân tại các đơn vị Chăm Sóc Đặc Biệt – khoa Hồi
Sức Tích Cực (ICU). Do đó, những vi khuẩn vô hại ở người khỏe mạnh cũng
có thể gây bệnh ở các bệnh nhân nằm viện, đặc biệt là bệnh nhân phòng hồi
sức. [6]
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước những nguy cơ gây tác dụng xấu,
có hại cho sức khỏe thì mang khẩu trang, áo choàng, bao giày, vệ sinh tay, là
những biện pháp tối thiểu cần thiết để phòng tránh, ngăn chặn quá trình lây
nhiễm không chỉ dành cho nhân viên y tế mà cần khuyến khích, áp dụng cho
cả thân nhân khi tiếp xúc với bệnh nhân phòng hồi sức trong giờ thăm bệnh [9],
[15], [18], [21].
Sự thiếu kiến thức về sử dụng áo choàng, bao giày, vệ sinh tay đúng cách
và thời điểm nào cần vệ sinh tay sẽ là cản trở lớn cho thực hành của thân nhân
người bệnh [30]. Vì vậy cần phải có những buổi giáo dục sức khỏe để cung cấp
.
.
kiến thức cho họ. Khi có kiến thức đúng đắn về hành vi sức khỏe sẽ giúp thân
nhân có niềm tin và động lực để thay đổi hành vi sức khỏe lành mạnh [19],
[30]. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn nhân lực, điều dưỡng bị quá tải công việc,
cộng với tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế
giới, nên tập trung thân nhân người bệnh để tổ chức các buổi giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn họ sử dụng áo choàng, bao giày và vệ sinh tay là trở ngại lớn của
điều dưỡng Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này thì việc giáo dục sức khỏe
cho thân nhân và bệnh nhân qua video sẽ giảm bớt gánh nặng cho điều dưỡng.
Tuy nhiên chưa có nhiều thống kê về tính hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe
bằng video. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
Việc ứng dụng video vào giáo dục sức khỏe có thực sự thúc đẩy hành vi
thực hành của thân nhân người bệnh hồi sức về việc sử dụng bao giày, áo
choàng, vệ sinh tay hay không?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá hiệu quả của giáo dục bằng video cho thân nhân người bệnh Hồi
sức Ngoại thần kinh về sử dụng bao giày, áo choàng, vệ sinh tay.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đánh giá thực hành sử dụng bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân
người bệnh Hồi sức Ngoại thần kinh sau khi giáo dục bằng video.
2. Xác định mối liên quan giữa số lần xem video và thực hành sử dụng bao
giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người bệnh Hồi sức Ngoại thần
kinh.
3. Đánh giá mức độ hài lòng của thân nhân người bệnh Hồi sức Ngoại thần
kinh qua việc ứng dụng video về hướng dẫn sử dụng bao giày, áo choàng,
vệ sinh tay trong giáo dục phòng ngừa nhiễm khuẩn.
.
.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về khoa Hồi sức Ngoại thần kinh
Hồi sức Ngoại thần kinh (NIU) là khoa điều trị bao gồm cả 2 lĩnh vực: hồi
sức và phẫu thuật thần kinh. Khoa điều trị tất cả bệnh nhân thuộc bệnh lý ngoại
thần kinh như: u não, túi phình, máu tụ, xuất huyết não, chấn thương cột sống,
chấn thương sọ não… đang diễn tiến nặng và có thể kèm theo các bệnh nền
khác như suy thận, cao huyết áp, đái tháo đường,…một số bệnh nhân có đa
chấn thương. Bệnh nhân các khoa NIU được hỗ trợ hô hấp: đang thở máy, tập
cai máy thở hoặc thở oxy qua nội khí quản, mở khí quản, mũi, hoặc đang được
hỗ trợ tuần hoàn: vận mạch, cũng có thể đang được hỗ trợ cả hô hấp và tuần
hoàn. Vì vậy bệnh nhân ở tại các khoa NIU có sức đề kháng giảm hơn so với
các bệnh nhân nội trú khác. Bệnh nhân ở đây cần được hồi sức và theo dõi sát
nên thường gắn monitor theo dõi sinh hiệu và điện tim liên tục 24/24 giờ và
được điều dưỡng chăm sóc toàn diện. Thân nhân không được phép làm bất cứ
thủ thuật gì trên bệnh nhân, chỉ được vào thăm bệnh từ 15 đến 60 phút tùy mỗi
đơn vị, mỗi bệnh viện vào một khung giờ cố định.
1.2. Phòng chống nhiễm khuẩn tại các khoa Hồi sức Ngoại thần kinh
Bệnh nhân tại các đơn vị NIU có bệnh lý nặng cộng với sức đề kháng giảm
nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo từ môi trường xung
quanh cao. Theo thống kê hàng tháng và hàng quý của bệnh viện Chợ Rẫy vào
năm 2020 thì phòng Hồi sức Tích cực thuộc khoa Ngoại thần kinh (3B3) có tỷ
lệ bệnh nhân viêm phổi bệnh viện cao nhất, mặc dù khoa Ngoại thần kinh và
khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên cử người đi giám sát nhân viên y
tế vệ sinh tay. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước những tác nhân
xấu từ môi trường thì chúng ta không chỉ chú trọng vào nhân viên y tế phải tuân
thủ đúng quy trình, thường xuyên vệ sinh tay mà chúng ta còn phải hướng đến
.
.
đối tượng là thân nhân người bệnh khi đến thăm bệnh nhân. Tuy thời gian tiếp
xúc của thân nhân người bệnh đối với bệnh nhân chỉ trong khoảng 15 đến 60
phút mỗi ngày nhưng đã chiếm từ 1-4% tổng thời gian một ngày, đủ để vi khuẩn
lây lan từ người này sang người kia, từ bệnh nhân này sang bệnh nhân kia và
xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Để ngăn chặn những tác nhân xấu từ môi
trường tiếp xúc với bệnh nhân NIU thì sử dụng áo choàng, bao giày và vệ sinh
tay là biện pháp tối thiểu tốt nhất dành cho thân nhân người bệnh trước khi tiếp
xúc với bệnh nhân. Tuy nhiên việc 1 điều dưỡng khoa NIU phải chăm sóc toàn
diện hơn 4 bệnh nhân cấp 1 đã trở thành áp lực, quá tải công việc đối với họ,
nên để hướng dẫn thân nhân người bệnh cách mang bao giày, áo choàng như
thế nào cho đúng, vệ sinh tay như thế nào là đúng cách để đạt được hiệu quả
phòng chống nhiễm khuẩn tốt nhất trở nên khó khăn đối với điều dưỡng các
khoa Hồi sức. Điều dưỡng không có thời gian hướng dẫn cho từng thân nhân
người bệnh. Hiện tại Bộ Y tế vẫn chưa có quy trình chuẩn hướng dẫn mang
phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức.
Phòng Hồi sức khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy chưa có poster hướng
dẫn thân nhân người bệnh mặc phương tiện phòng hộ cá nhân. Trên tất cả các
trang thông tin truyền thông trong nước vẫn chưa có video hướng dẫn thân nhân
người bệnh phòng hồi sức cách mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh
tay. Cùng với đại dịch COVID-19 đang diễn ra khắp mọi nơi thì phương tiện
phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay càng cần phải được chú trọng và quan tâm.
Tuy nhiên, cũng vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc tập trung
thân nhân để hướng dẫn họ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
1.3. Tổng quan về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn trong y tế
Phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay là một trong những biện pháp
phòng ngừa nhiễm khuẩn quan trọng được áp dụng hiện nay để ngăn chặn quá
trình lây nhiễm trong bệnh viện. Phương tiện phòng hộ cá nhân là những vật
dụng để nhân viên y tế, thân nhân, khách thăm bệnh bảo vệ mình khỏi bị nhiễm
.
.
bệnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân và bảo vệ người bệnh không bị lây nhiễm
chéo các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ nhân viên y tế, thân nhân và khách
thăm bệnh. Theo thông tin của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ y tế Việt
Nam, phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho nhân viên y tế gồm có: áo
choàng, quần chống thấm, tạp dề chống thấm, khẩu trang y tế, khẩu trang N95,
kính bảo hộ , mặt nạ che mặt, găng tay y tế, găng cao su, mũ che đầu loại trùm
kín đầu và cổ, bao giày, ủng cao su. Tuy nhiên bệnh nhân ICU được chăm sóc
cấp 1, chăm sóc toàn diện, thân nhân không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
nên không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho thân nhân người bệnh
như nhân viên y tế mà họ chú trọng vào giáo dục vệ sinh tay.
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả của tác giả Yunxia Li và cộng sự năm
2018 về kiến thức, thực hành và thái độ vệ sinh tay của bệnh nhân, thân nhân,
người chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện đa khoa ở Trung Quốc. Hầu hết
những người tham gia nghiên cứu (72,2%) báo cáo rằng họ không có kiến thức
về vệ sinh tay hoặc biết rất ít về nó. Số người đã từng được giáo dục về vệ sinh
tay chiếm chưa đến một nửa (47,4%) và chủ yếu được biết qua truyền hình
(28,5%). Đa số (94,2%) trong số những người tham gia tin rằng vệ sinh tay rất
quan trọng để phục hồi bệnh và họ tin rằng vệ sinh tay có thể ngăn ngừa nhiễm
trùng lây lan giữa các bệnh nhân. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng bệnh
nhân, thân nhân và người chăm sóc đã có thái độ tích cực đối với vệ sinh
tay. Tuy nhiên, họ bị hạn chế về kiến thức và thực hành không đạt yêu cầu. Tác
giả chỉ ra rằng cần phải có chương trình giáo dục về vệ sinh tay trong tương lai
để cung cấp kiến thức và nâng cao hành vi này.[30]
Năm 2015, nghiên cứu của tác giả Birnbacha tại Hoa Kỳ đánh giá về vệ
sinh tay tại một đơn vị ICU, tác giả đưa ra câu hỏi: “Có phải khách đến thăm là
một vector tiềm năng cho mầm bệnh?” Để trả lời câu hỏi: nghiên cứu tiến hành
quan sát thực hành vệ sinh tay của khách đến thăm bệnh nhân phòng hồi sức,
.
.
sau đó lấy mẫu nuôi cấy từ bàn tay của khách nếu họ đồng ý. Nghiên cứu khảo
sát trên 55 đối tượng khách, tất cả đều đồng ý lấy mẫu tay nuôi cấy, có 20 khách
tuân thủ vệ sinh tay(36,4%) và 35 khách không vệ sinh tay(63,6%). Trong số
20 du khách thực hiện vệ sinh tay, không có kết quả dương tính với sự phát
triển của các mầm bệnh có gây ra nhiễm khuẩn. Và ở nhóm 35 khách không vệ
sinh tay thì có 9 kết quả dương tính với vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện
(25,7%). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu tuân thủ vệ sinh tay của khách đến
thăm có thể gây rủi ro, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho người bệnh ICU do
nhiễm khuẩn. Để bảo vệ bệnh nhân ICU thì cần phải có những biện pháp can
thiệp phòng nhiễm khuẩn, thúc đẩy thực hành vệ sinh tay dành cho khách (thành
Theo nghiên cứu tác giả Al-Dorzi và cộng sự công bố năm 2014, thực hiện
viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè) đến thăm bệnh.[19]
tại các khoa ICU, bệnh viện thuộc thành phố King Saud Bin Abdulaziz, Ả Rập,
đây là nghiên cứu của một dự án cải tiến chất lượng của một chương trình phòng
chống nhiễm khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi chạy chương trình
vào tháng 7 năm 2011 thì tỷ lệ thực hành vệ sinh tay của khách khi đến thăm
bệnh nhân ICU là rất thấp 24%, đến tháng 3 năm 2012 tăng lên 80% và vẫn giữ
mức ổn định ở những tháng tiếp theo.[16]
Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng: để bảo vệ sức khỏe cho
bệnh nhân phòng hồi sức trước những nguy cơ tác động xấu từ bên ngoài, ngăn
ngừa nhiễm trùng chéo thì cần có các chương trình giáo dục sức khỏe về mặc
phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay để cung cấp kiến thức cho thân
nhân người bệnh và thúc đẩy thực hành của họ.
1.4. Quy trình thực hiện phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi thì phương tiện phòng hộ cá
nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức gồm có: áo choàng hoặc
.
.
tạp dề và bao giày hoặc thảm chân tùy vào điều kiện của mỗi bệnh viện, mỗi
khoa phòng.[4] Vào cuối năm 2019, dịch COVID xảy ra thì khẩu trang là
phương tiện phòng hộ bắt buộc cho tất cả người dân khi ra đường và đến nơi
công cộng, cũng như vào bệnh viện. Do đó thân nhân người bệnh đã được
hướng dẫn mang và tháo khẩu trang đúng cách tại các điểm thông tin của bệnh
viện và trên tất cả các phương diện truyền thông trong cả nước, mang khẩu
trang khi ra đường, tới nơi công cộng là quy định bắt buộc.
Tại khoa ICU của bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh,
phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh gồm có áo
choàng vải và bao giày chống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Thân nhân người bệnh vệ sinh tay với nước sạch và xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn
Bước 2: Mang áo choàng
Bước 3: Mang bao giày
Sau khi thăm bệnh nhân xong
Bước 1: Thân nhân người bệnh tháo áo choàng
Bước 2: Tháo bao giày
Bước 3: Vệ sinh tay.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy: khoa ICU khu B và khoa NIU, phương tiện phòng
hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh gồm có áo choàng vải và thảm chân.
Đối với những bệnh nhân đa kháng thì phương tiện phòng hộ cá nhân có thêm
tạp dề chống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Thân nhân người bệnh giậm chân lên thảm
Bước 2: Mặc áo choàng
Bước 3: Vệ sinh tay trước khi vào thăm bệnh nhân.
Sau khi thăm bệnh nhân xong
.
.
Bước 1: Thân nhân cởi bỏ áo choàng
Bước 2: Vệ sinh tay
Bước 3: Giậm chân lên thảm.
Tại khoa ICU khu D và phòng hồi sức khoa Ngoại thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy thì phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh
gồm có áo choàng vải và bao giàychống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Mang bao giày
Bước 2: Mặc áo choàng
Bước 3: Vệ sinh tay
Sau khi thăm bệnh nhân xong
Bước 1: Tháo áo choàng
Bước 2: Tháo bao giày
Bước 3: Vệ sinh tay.
Vậy tùy vào đặc thù và điều kiện của mỗi bệnh viện, mỗi khoa phòng mà
lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng
hồi sức khác nhau và quy trình mặc, tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
khác nhau dựa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hiện tại vẫn chưa có quy trình
chuẩn cụ thể về hướng dẫn mặc phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân
nhân người bệnh phòng hồi sức.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự năm 2018,
“Nhận thức về rửa tay của người chăm sóc bệnh trước và sau tư vấn tại bệnh
viện Nhi đồng 2”. Đây là nghiên cứu can thiệp đánh giá trước và sau khi tư vấn
về vệ sinh tay, đánh giá kiến thức và thực hành thông qua người chăm sóc trả
lời bộ câu hỏi. Nghiên cứu cho kết quả sau: kiến thức chung của người chăm
sóc về vệ sinh tay từ 54,5% tăng lên 84,2% (p<0,001). Thực hành vệ sinh tay
sau tư vấn của người chăm sóc từ 63,3% đã tăng lên 68,3%; tỉ lệ người chăm
.
.
sóc không vệ sinh tay từ 3,3% đã giảm còn 0,8%. Thực hành vệ sinh tay của
người chăm sóc sau khi tư vấn, mức độ “luôn luôn có” đã tăng từ 59,2% lên
66,7%, ở mức độ “không vệ sinh tay” từ 1,7% đã giảm xuống còn 0,8%[11].
Cũng giống các nghiên cứu khác trên thế giới, nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Kim Liên cũng cho thấy được lợi ích của việc can thiệp các chương trình
giáo dục sức khỏe vào thân nhân người bệnh đã thúc đẩy thực hành của họ và
nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
1.5. Các quy trình vệ sinh tay thường quy tại Việt Nam hiện nay
Vệ sinh tay là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất
sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn.[2], [3], [5], [7], [12].
Theo WHO (2009) vệ sinh tay là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng
và kiểm soát nhiễm khuẩn [14].
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế có hai phương pháp vệ sinh tay thường
quy[1]:
Vệ sinh tay với nước và xà phòng.
Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn .
- Vệ sinh tay với nước và xà phòng khi nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch tiết.
- Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn khi bàn tay không nhìn
thấy bẩn.
- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn sau khi vệ sinh tay.
Có 6 tình huống cần vệ sinh tay dành cho thân nhân người bệnh hồi
sức:
- Trước khi mặc phương tiện phòng hộ cá nhân: áo choàng, bao giày .
- Sau khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân: áo choàng, bao giày .
- Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Sau khi sờ vào môi trường xung quanh bệnh nhân trong phạm vi bán
kính 1 mét.
.
0.
- Sau khi tiếp xúc với dịch tiết và máu
Mỗi tình huống vệ sinh tay trải qua đúng 6 bước theo quy trình vệ sinh tay
thường quy của Bộ y tế. Thời gian cho mỗi lần vệ sinh tay là 30 giây và các
bước làm đi làm lại tối thiểu 5 lần mới được cho là thực hành đúng.
Quy trình vệ sinh tay thường quy bằng nước sạch và xà phòng:
- Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay chà lên lòng và mu hai bàn
tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xà phòng dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn:
- Bước 1: Lấy 3ml chế phẩm chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau
cho dung dịch dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Chà sát tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
.
1.
1.6. Tầm quan trọng của phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay
trong phòng ngừa nhiễm khuẩn:
Sử dụng bao giày, áo choàng đúng cách ngoài chức năng bảo vệ thân nhân
người bệnh hồi sức khi đến thăm bệnh nhân còn có vị trí đặc biệt quan trọng
đảm bảo an toàn cho người bệnh, nếu sử dụng sai sẽ có hại thậm chí có lúc trở
thành thảm họa nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như SARS-H5N1, COVID-19,… Việc thân nhân người bệnh phòng hồi
sức mang bao giày và mặc áo choàng trước khi vào thăm bệnh nhân làm tăng
hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho cả thân nhân cũng như bệnh nhân, ngăn ngừa lây
nhiễm chéo các mầm bệnh.
Mục đích của vệ sinh tay là loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường
trên bàn tay, phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào bệnh viện,
ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng, ngăn ngừa các
nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh viện [1], [2], [3], [4], [5],
[6], [7], [8], [17], [26], [27] . Tầm quan trọng của mặc phương tiện phòng hộ
cá nhân và vệ sinh tay đã được nêu rõ qua các tài liệu ở Việt Nam và trên thế
giới.
1.7. Tác động của giáo dục sức khỏe qua video
Hiện tại trên thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu ứng dụng video
hướng dẫn mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay để giáo dục sức khỏe cho
thân nhân người bệnh hoặc khách đến thăm bệnh nhân phòng hồi sức. Phần lớn
các nghiên cứu trên thế giới và Việt nam đều tập trung vào hướng dẫn vệ sinh
tay cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức và tác động của nó vào phòng
ngừa nhiễm khuẩn.
Theo nghiên cứu của tác giả Denny và cộng sự năm 2017 tại Bệnh viện
Memorial Hermann - Trung tâm Y tế Texas , Hoa kỳ, nghiên cứu đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng video trong giáo dục bệnh nhân sống sót sau đột quỵ về
khả năng tự nhận biết đột quỵ, nhận thức và sự hài lòng của họ đối với phương
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
Nguyễn Thị Như Quỳnh
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC BẰNG VIDEO
CHO THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH VỀ SỬ DỤNG ÁO CHOÀNG,
BAO GIÀY VÀ VỆ SINH TAY TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
Nguyễn Thị Như Quỳnh
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC BẰNG VIDEO
CHO THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH VỀ SỬ DỤNG ÁO CHOÀNG,
BAO GIÀY VÀ VỆ SINH TAY TẠI KHOA NGOẠI THẦN KINH
Ngành: Điều Dưỡng
Mã số: 8720301
Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HÀ THỊ NHƯ XUÂN
GS. TS. DIANE ERNST
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu trích dẫn, các số
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và tuân theo đúng yêu cầu của một
luận văn thạc sĩ. Nghiên cứu này là duy nhất và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Như Quỳnh
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………….……………......…………….ii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………....iii
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………...iii
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………...…...1
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT ............................................................................. 2
MỤC TIÊU CỤ THỂ ...................................................................................... 2
Chương 1 .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 3
1.1. Giới thiệu về khoa Hồi sức Ngoại thần kinh ........................................... 3
1.2. Phòng chống nhiễm khuẩn tại các khoa Hồi sức Ngoại thần kinh .......... 3
1.3. Tổng quan về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn trong y tế.................. 4
1.4. Quy trình thực hiện phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam............ 6
1.5. Các quy trình vệ sinh tay thường quy tại Việt Nam hiện nay .................. 9
1.6. Tầm quan trọng của phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay trong
phòng ngừa nhiễm khuẩn: ............................................................................... 11
1.7. Tác động của giáo dục sức khỏe qua video ............................................ 11
1.8. Sơ lược địa điểm nghiên cứu .................................................................. 14
1.9. Thực trạng giáo dục sức khỏe cho thân nhân người bệnh tại phòng hồi
sức, khoa Ngoại thần kinh ............................................................................... 15
1.10. Học thuyết điều dưỡng của Pender và ứng dụng trong nghiên cứu....... 16
Chương 2 ........................................................................................................ 19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19
.
.
2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................. 19
2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 19
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 19
2.4. Dân số mục tiêu....................................................................................... 19
2.5. Dân số nghiên cứu................................................................................... 19
2.6. Cỡ mẫu .................................................................................................... 19
2.7. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 20
2.8. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 20
2.8.1. Tiêu chuẩn nhận vào ........................................................................... 20
2.8.2. Tiêu chuẩn loại ra................................................................................ 20
2.9. Phương pháp tiến hành........................................................................... 20
2.9.1. Các bước tiến hành.............................................................................. 20
2.9.2. Nội dung video .................................................................................... 21
2.10. Công cụ nghiên cứu ............................................................................... 23
2.11. Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu ........................................ 27
2.11.1. Biến số nền .......................................................................................... 27
2.11.2. Biến số độc lập: ................................................................................... 29
2.11.3. Biến phụ thuộc .................................................................................... 30
2.12. Kiểm soát sai lệch .................................................................................. 31
2.13. Xử lí và phân tích số liệu ....................................................................... 32
2.13.1. Mã hóa dữ liệu .................................................................................... 32
2.13.2. Thống kê mô tả ................................................................................... 32
2.13.3. Thống kê phân tích.............................................................................. 32
.
.
2.14.Y đức ....................................................................................................... 32
2.14.1. Nghiên cứu được phê duyệt bởi .......................................................... 32
2.14.2. Sự tôn trọng ......................................................................................... 32
Chương 3 ........................................................................................................ 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên cứu .......... 34
3.2. Thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người
bệnh ………………………………………………………………………….36
3.3. Mối liên quan giữa số lần xem video và thực hành ................................ 41
3.4. Mức độ hài lòng ...................................................................................... 42
Chương 4 ......................................................................................................... 44
BÀN LUẬN .................................................................................................... 44
4.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên cứu .......... 44
4.2. Thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người
bệnh ………………………………………………………………………….45
4.3. So sánh mối liên quan giữa thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh
tay với số lần xem video ................................................................................. 46
4.4. Mức độ hài lòng của thân nhân người bệnh khi ứng dụng video hướng
dẫn mang phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay trong giáo dục phòng
ngừa nhiễm khuẩn ........................................................................................... 47
4.6. Tính ứng dụng của nghiên cứu: .............................................................. 48
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin cá nhân và đánh giá mức độ hài lòng của
thân nhân người bệnh phòng hồi sức, khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 2: Bảng thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu
Phụ lục 3: Bảng quan sát thực hành mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của
thân nhân phòng hồi sức, khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 4: Chương trình giáo dục sức khỏe bằng video cho thân nhân người
bệnh về mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay tại phòng hồi sức,
khoa Ngoại thần kinh
Phụ lục 5: Nguồn lực cho nghiên cứu
Phụ lục 6: Phiếu đánh giá tính giá trị 3 bộ công cụ dùng trong nghiên cứu của
2 chuyên gia là tiến sỹ Y học
.
.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
ĐLC Standard deviation Độ lệch chuẩn
ICU Intensive Care Unit Đơn Vị Chăm Sóc Đặc Biệt
MOH The Ministry Of Health Viet Nam Bộ Y Tế Việt Nam
NIU Neurosurgery Initensive Unit Hồi sức Ngoại thần kinh
TB Average Trung bình
WHO World Health Organization Tổ chức Y Tế Thế Giới
.
.i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá thực hành…………………………………. 25
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá mức độ hài lòng …………………………...27
Bảng 2.3. Biến số nền………………………………………………………. 27
Bảng 2.4. Biến số độc ……………………………………………………….29
Bảng 2.5. Biến số phụ thuộc ………………………………………………...30
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của thân nhân người bệnh tham gia nghiên
cứu...................................................................................................................35
Bảng 3.2. Kết quả thực hành lần 1..................................................................36
Bảng 3.3. Kết quả thực hành lần 2..................................................................38
Bảng 3.4. Kết quả thực hành lần 3..................................................................39
Bảng 3.5. Xếp loại tổng thực hành..................................................................41
Bảng 3.6. So sánh hiệu quả thực hành và số lần xem video............................42
Bảng 3.7. Mức độ hài lòng..............................................................................43
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nâng cao sức khỏe của Pender………………...…….......17
Hình 1.2. Khung nghiên cứu ứng dụng mô hình học thuyết của Pender…….18
.
.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, có những bước nhảy vượt bậc trong
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong y tế. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn
là một vấn đề chưa được giải quyết triệt để, cần quan tâm và cũng là thách thức
đối với tất cả các nước trên thế giới. Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử
vong, di chứng, kéo dài thời gian nằm viện (từ 9 đến 24 ngày) và tăng chi phí
điều trị (trung bình từ 2 đến 32,3 triệu vnđ). Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 2
triệu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, gây ra 90.000 ca tử vong,
làm tốn thêm 4,5 tỷ đô la tiền viện phí [27].
Nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn bệnh viện là vi khuẩn, một ít
trường hợp do virus và nấm. Các vi khuẩn có ở mọi nơi, trong không khí, thức
ăn, nước, bề mặt môi trường, trong các chủng vi khuẩn bình thường của người.
Khả năng gây bệnh của vài loại vi khuẩn đặc biệt tùy thuộc vào độc lực của
chúng và đường vào cơ thể. Nó cũng phụ thuộc vào sức đề kháng với nhiễm
khuẩn của bệnh nhân, mà sức đề kháng này bị giảm đi nhiều ở bệnh nhân đang
điều trị nội trú, nhất là bệnh nhân tại các đơn vị Chăm Sóc Đặc Biệt – khoa Hồi
Sức Tích Cực (ICU). Do đó, những vi khuẩn vô hại ở người khỏe mạnh cũng
có thể gây bệnh ở các bệnh nhân nằm viện, đặc biệt là bệnh nhân phòng hồi
sức. [6]
Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước những nguy cơ gây tác dụng xấu,
có hại cho sức khỏe thì mang khẩu trang, áo choàng, bao giày, vệ sinh tay, là
những biện pháp tối thiểu cần thiết để phòng tránh, ngăn chặn quá trình lây
nhiễm không chỉ dành cho nhân viên y tế mà cần khuyến khích, áp dụng cho
cả thân nhân khi tiếp xúc với bệnh nhân phòng hồi sức trong giờ thăm bệnh [9],
[15], [18], [21].
Sự thiếu kiến thức về sử dụng áo choàng, bao giày, vệ sinh tay đúng cách
và thời điểm nào cần vệ sinh tay sẽ là cản trở lớn cho thực hành của thân nhân
người bệnh [30]. Vì vậy cần phải có những buổi giáo dục sức khỏe để cung cấp
.
.
kiến thức cho họ. Khi có kiến thức đúng đắn về hành vi sức khỏe sẽ giúp thân
nhân có niềm tin và động lực để thay đổi hành vi sức khỏe lành mạnh [19],
[30]. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn nhân lực, điều dưỡng bị quá tải công việc,
cộng với tình trạng dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên toàn thế
giới, nên tập trung thân nhân người bệnh để tổ chức các buổi giáo dục sức khỏe,
hướng dẫn họ sử dụng áo choàng, bao giày và vệ sinh tay là trở ngại lớn của
điều dưỡng Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này thì việc giáo dục sức khỏe
cho thân nhân và bệnh nhân qua video sẽ giảm bớt gánh nặng cho điều dưỡng.
Tuy nhiên chưa có nhiều thống kê về tính hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe
bằng video. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
Việc ứng dụng video vào giáo dục sức khỏe có thực sự thúc đẩy hành vi
thực hành của thân nhân người bệnh hồi sức về việc sử dụng bao giày, áo
choàng, vệ sinh tay hay không?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Đánh giá hiệu quả của giáo dục bằng video cho thân nhân người bệnh Hồi
sức Ngoại thần kinh về sử dụng bao giày, áo choàng, vệ sinh tay.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Đánh giá thực hành sử dụng bao giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân
người bệnh Hồi sức Ngoại thần kinh sau khi giáo dục bằng video.
2. Xác định mối liên quan giữa số lần xem video và thực hành sử dụng bao
giày, áo choàng, vệ sinh tay của thân nhân người bệnh Hồi sức Ngoại thần
kinh.
3. Đánh giá mức độ hài lòng của thân nhân người bệnh Hồi sức Ngoại thần
kinh qua việc ứng dụng video về hướng dẫn sử dụng bao giày, áo choàng,
vệ sinh tay trong giáo dục phòng ngừa nhiễm khuẩn.
.
.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về khoa Hồi sức Ngoại thần kinh
Hồi sức Ngoại thần kinh (NIU) là khoa điều trị bao gồm cả 2 lĩnh vực: hồi
sức và phẫu thuật thần kinh. Khoa điều trị tất cả bệnh nhân thuộc bệnh lý ngoại
thần kinh như: u não, túi phình, máu tụ, xuất huyết não, chấn thương cột sống,
chấn thương sọ não… đang diễn tiến nặng và có thể kèm theo các bệnh nền
khác như suy thận, cao huyết áp, đái tháo đường,…một số bệnh nhân có đa
chấn thương. Bệnh nhân các khoa NIU được hỗ trợ hô hấp: đang thở máy, tập
cai máy thở hoặc thở oxy qua nội khí quản, mở khí quản, mũi, hoặc đang được
hỗ trợ tuần hoàn: vận mạch, cũng có thể đang được hỗ trợ cả hô hấp và tuần
hoàn. Vì vậy bệnh nhân ở tại các khoa NIU có sức đề kháng giảm hơn so với
các bệnh nhân nội trú khác. Bệnh nhân ở đây cần được hồi sức và theo dõi sát
nên thường gắn monitor theo dõi sinh hiệu và điện tim liên tục 24/24 giờ và
được điều dưỡng chăm sóc toàn diện. Thân nhân không được phép làm bất cứ
thủ thuật gì trên bệnh nhân, chỉ được vào thăm bệnh từ 15 đến 60 phút tùy mỗi
đơn vị, mỗi bệnh viện vào một khung giờ cố định.
1.2. Phòng chống nhiễm khuẩn tại các khoa Hồi sức Ngoại thần kinh
Bệnh nhân tại các đơn vị NIU có bệnh lý nặng cộng với sức đề kháng giảm
nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn bệnh viện, lây nhiễm chéo từ môi trường xung
quanh cao. Theo thống kê hàng tháng và hàng quý của bệnh viện Chợ Rẫy vào
năm 2020 thì phòng Hồi sức Tích cực thuộc khoa Ngoại thần kinh (3B3) có tỷ
lệ bệnh nhân viêm phổi bệnh viện cao nhất, mặc dù khoa Ngoại thần kinh và
khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên cử người đi giám sát nhân viên y
tế vệ sinh tay. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trước những tác nhân
xấu từ môi trường thì chúng ta không chỉ chú trọng vào nhân viên y tế phải tuân
thủ đúng quy trình, thường xuyên vệ sinh tay mà chúng ta còn phải hướng đến
.
.
đối tượng là thân nhân người bệnh khi đến thăm bệnh nhân. Tuy thời gian tiếp
xúc của thân nhân người bệnh đối với bệnh nhân chỉ trong khoảng 15 đến 60
phút mỗi ngày nhưng đã chiếm từ 1-4% tổng thời gian một ngày, đủ để vi khuẩn
lây lan từ người này sang người kia, từ bệnh nhân này sang bệnh nhân kia và
xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Để ngăn chặn những tác nhân xấu từ môi
trường tiếp xúc với bệnh nhân NIU thì sử dụng áo choàng, bao giày và vệ sinh
tay là biện pháp tối thiểu tốt nhất dành cho thân nhân người bệnh trước khi tiếp
xúc với bệnh nhân. Tuy nhiên việc 1 điều dưỡng khoa NIU phải chăm sóc toàn
diện hơn 4 bệnh nhân cấp 1 đã trở thành áp lực, quá tải công việc đối với họ,
nên để hướng dẫn thân nhân người bệnh cách mang bao giày, áo choàng như
thế nào cho đúng, vệ sinh tay như thế nào là đúng cách để đạt được hiệu quả
phòng chống nhiễm khuẩn tốt nhất trở nên khó khăn đối với điều dưỡng các
khoa Hồi sức. Điều dưỡng không có thời gian hướng dẫn cho từng thân nhân
người bệnh. Hiện tại Bộ Y tế vẫn chưa có quy trình chuẩn hướng dẫn mang
phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức.
Phòng Hồi sức khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy chưa có poster hướng
dẫn thân nhân người bệnh mặc phương tiện phòng hộ cá nhân. Trên tất cả các
trang thông tin truyền thông trong nước vẫn chưa có video hướng dẫn thân nhân
người bệnh phòng hồi sức cách mặc phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh
tay. Cùng với đại dịch COVID-19 đang diễn ra khắp mọi nơi thì phương tiện
phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay càng cần phải được chú trọng và quan tâm.
Tuy nhiên, cũng vì tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên việc tập trung
thân nhân để hướng dẫn họ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
1.3. Tổng quan về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn trong y tế
Phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay là một trong những biện pháp
phòng ngừa nhiễm khuẩn quan trọng được áp dụng hiện nay để ngăn chặn quá
trình lây nhiễm trong bệnh viện. Phương tiện phòng hộ cá nhân là những vật
dụng để nhân viên y tế, thân nhân, khách thăm bệnh bảo vệ mình khỏi bị nhiễm
.
.
bệnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân và bảo vệ người bệnh không bị lây nhiễm
chéo các vi sinh vật thường trú và vãng lai từ nhân viên y tế, thân nhân và khách
thăm bệnh. Theo thông tin của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ y tế Việt
Nam, phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho nhân viên y tế gồm có: áo
choàng, quần chống thấm, tạp dề chống thấm, khẩu trang y tế, khẩu trang N95,
kính bảo hộ , mặt nạ che mặt, găng tay y tế, găng cao su, mũ che đầu loại trùm
kín đầu và cổ, bao giày, ủng cao su. Tuy nhiên bệnh nhân ICU được chăm sóc
cấp 1, chăm sóc toàn diện, thân nhân không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân
nên không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho thân nhân người bệnh
như nhân viên y tế mà họ chú trọng vào giáo dục vệ sinh tay.
Một nghiên cứu cắt ngang mô tả của tác giả Yunxia Li và cộng sự năm
2018 về kiến thức, thực hành và thái độ vệ sinh tay của bệnh nhân, thân nhân,
người chăm sóc bệnh nhân tại một bệnh viện đa khoa ở Trung Quốc. Hầu hết
những người tham gia nghiên cứu (72,2%) báo cáo rằng họ không có kiến thức
về vệ sinh tay hoặc biết rất ít về nó. Số người đã từng được giáo dục về vệ sinh
tay chiếm chưa đến một nửa (47,4%) và chủ yếu được biết qua truyền hình
(28,5%). Đa số (94,2%) trong số những người tham gia tin rằng vệ sinh tay rất
quan trọng để phục hồi bệnh và họ tin rằng vệ sinh tay có thể ngăn ngừa nhiễm
trùng lây lan giữa các bệnh nhân. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng bệnh
nhân, thân nhân và người chăm sóc đã có thái độ tích cực đối với vệ sinh
tay. Tuy nhiên, họ bị hạn chế về kiến thức và thực hành không đạt yêu cầu. Tác
giả chỉ ra rằng cần phải có chương trình giáo dục về vệ sinh tay trong tương lai
để cung cấp kiến thức và nâng cao hành vi này.[30]
Năm 2015, nghiên cứu của tác giả Birnbacha tại Hoa Kỳ đánh giá về vệ
sinh tay tại một đơn vị ICU, tác giả đưa ra câu hỏi: “Có phải khách đến thăm là
một vector tiềm năng cho mầm bệnh?” Để trả lời câu hỏi: nghiên cứu tiến hành
quan sát thực hành vệ sinh tay của khách đến thăm bệnh nhân phòng hồi sức,
.
.
sau đó lấy mẫu nuôi cấy từ bàn tay của khách nếu họ đồng ý. Nghiên cứu khảo
sát trên 55 đối tượng khách, tất cả đều đồng ý lấy mẫu tay nuôi cấy, có 20 khách
tuân thủ vệ sinh tay(36,4%) và 35 khách không vệ sinh tay(63,6%). Trong số
20 du khách thực hiện vệ sinh tay, không có kết quả dương tính với sự phát
triển của các mầm bệnh có gây ra nhiễm khuẩn. Và ở nhóm 35 khách không vệ
sinh tay thì có 9 kết quả dương tính với vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện
(25,7%). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu tuân thủ vệ sinh tay của khách đến
thăm có thể gây rủi ro, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho người bệnh ICU do
nhiễm khuẩn. Để bảo vệ bệnh nhân ICU thì cần phải có những biện pháp can
thiệp phòng nhiễm khuẩn, thúc đẩy thực hành vệ sinh tay dành cho khách (thành
Theo nghiên cứu tác giả Al-Dorzi và cộng sự công bố năm 2014, thực hiện
viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè) đến thăm bệnh.[19]
tại các khoa ICU, bệnh viện thuộc thành phố King Saud Bin Abdulaziz, Ả Rập,
đây là nghiên cứu của một dự án cải tiến chất lượng của một chương trình phòng
chống nhiễm khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trước khi chạy chương trình
vào tháng 7 năm 2011 thì tỷ lệ thực hành vệ sinh tay của khách khi đến thăm
bệnh nhân ICU là rất thấp 24%, đến tháng 3 năm 2012 tăng lên 80% và vẫn giữ
mức ổn định ở những tháng tiếp theo.[16]
Qua các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng: để bảo vệ sức khỏe cho
bệnh nhân phòng hồi sức trước những nguy cơ tác động xấu từ bên ngoài, ngăn
ngừa nhiễm trùng chéo thì cần có các chương trình giáo dục sức khỏe về mặc
phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay để cung cấp kiến thức cho thân
nhân người bệnh và thúc đẩy thực hành của họ.
1.4. Quy trình thực hiện phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam
Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi thì phương tiện phòng hộ cá
nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức gồm có: áo choàng hoặc
.
.
tạp dề và bao giày hoặc thảm chân tùy vào điều kiện của mỗi bệnh viện, mỗi
khoa phòng.[4] Vào cuối năm 2019, dịch COVID xảy ra thì khẩu trang là
phương tiện phòng hộ bắt buộc cho tất cả người dân khi ra đường và đến nơi
công cộng, cũng như vào bệnh viện. Do đó thân nhân người bệnh đã được
hướng dẫn mang và tháo khẩu trang đúng cách tại các điểm thông tin của bệnh
viện và trên tất cả các phương diện truyền thông trong cả nước, mang khẩu
trang khi ra đường, tới nơi công cộng là quy định bắt buộc.
Tại khoa ICU của bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh,
phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh gồm có áo
choàng vải và bao giày chống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Thân nhân người bệnh vệ sinh tay với nước sạch và xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh có chứa cồn
Bước 2: Mang áo choàng
Bước 3: Mang bao giày
Sau khi thăm bệnh nhân xong
Bước 1: Thân nhân người bệnh tháo áo choàng
Bước 2: Tháo bao giày
Bước 3: Vệ sinh tay.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy: khoa ICU khu B và khoa NIU, phương tiện phòng
hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh gồm có áo choàng vải và thảm chân.
Đối với những bệnh nhân đa kháng thì phương tiện phòng hộ cá nhân có thêm
tạp dề chống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Thân nhân người bệnh giậm chân lên thảm
Bước 2: Mặc áo choàng
Bước 3: Vệ sinh tay trước khi vào thăm bệnh nhân.
Sau khi thăm bệnh nhân xong
.
.
Bước 1: Thân nhân cởi bỏ áo choàng
Bước 2: Vệ sinh tay
Bước 3: Giậm chân lên thảm.
Tại khoa ICU khu D và phòng hồi sức khoa Ngoại thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy thì phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh
gồm có áo choàng vải và bao giàychống thấm. Quy trình như sau:
Trước khi vào thăm bệnh nhân
Bước 1: Mang bao giày
Bước 2: Mặc áo choàng
Bước 3: Vệ sinh tay
Sau khi thăm bệnh nhân xong
Bước 1: Tháo áo choàng
Bước 2: Tháo bao giày
Bước 3: Vệ sinh tay.
Vậy tùy vào đặc thù và điều kiện của mỗi bệnh viện, mỗi khoa phòng mà
lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân nhân người bệnh phòng
hồi sức khác nhau và quy trình mặc, tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân
khác nhau dựa theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hiện tại vẫn chưa có quy trình
chuẩn cụ thể về hướng dẫn mặc phương tiện phòng hộ cá nhân dành cho thân
nhân người bệnh phòng hồi sức.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự năm 2018,
“Nhận thức về rửa tay của người chăm sóc bệnh trước và sau tư vấn tại bệnh
viện Nhi đồng 2”. Đây là nghiên cứu can thiệp đánh giá trước và sau khi tư vấn
về vệ sinh tay, đánh giá kiến thức và thực hành thông qua người chăm sóc trả
lời bộ câu hỏi. Nghiên cứu cho kết quả sau: kiến thức chung của người chăm
sóc về vệ sinh tay từ 54,5% tăng lên 84,2% (p<0,001). Thực hành vệ sinh tay
sau tư vấn của người chăm sóc từ 63,3% đã tăng lên 68,3%; tỉ lệ người chăm
.
.
sóc không vệ sinh tay từ 3,3% đã giảm còn 0,8%. Thực hành vệ sinh tay của
người chăm sóc sau khi tư vấn, mức độ “luôn luôn có” đã tăng từ 59,2% lên
66,7%, ở mức độ “không vệ sinh tay” từ 1,7% đã giảm xuống còn 0,8%[11].
Cũng giống các nghiên cứu khác trên thế giới, nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thị Kim Liên cũng cho thấy được lợi ích của việc can thiệp các chương trình
giáo dục sức khỏe vào thân nhân người bệnh đã thúc đẩy thực hành của họ và
nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
1.5. Các quy trình vệ sinh tay thường quy tại Việt Nam hiện nay
Vệ sinh tay là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất
sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn.[2], [3], [5], [7], [12].
Theo WHO (2009) vệ sinh tay là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng
và kiểm soát nhiễm khuẩn [14].
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế có hai phương pháp vệ sinh tay thường
quy[1]:
Vệ sinh tay với nước và xà phòng.
Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn .
- Vệ sinh tay với nước và xà phòng khi nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch tiết.
- Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn khi bàn tay không nhìn
thấy bẩn.
- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn sau khi vệ sinh tay.
Có 6 tình huống cần vệ sinh tay dành cho thân nhân người bệnh hồi
sức:
- Trước khi mặc phương tiện phòng hộ cá nhân: áo choàng, bao giày .
- Sau khi tháo phương tiện phòng hộ cá nhân: áo choàng, bao giày .
- Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
- Sau khi sờ vào môi trường xung quanh bệnh nhân trong phạm vi bán
kính 1 mét.
.
0.
- Sau khi tiếp xúc với dịch tiết và máu
Mỗi tình huống vệ sinh tay trải qua đúng 6 bước theo quy trình vệ sinh tay
thường quy của Bộ y tế. Thời gian cho mỗi lần vệ sinh tay là 30 giây và các
bước làm đi làm lại tối thiểu 5 lần mới được cho là thực hành đúng.
Quy trình vệ sinh tay thường quy bằng nước sạch và xà phòng:
- Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay chà lên lòng và mu hai bàn
tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xà phòng dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Quy trình vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn:
- Bước 1: Lấy 3ml chế phẩm chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau
cho dung dịch dàn đều.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngược lại.
- Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Chà sát tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
.
1.
1.6. Tầm quan trọng của phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay
trong phòng ngừa nhiễm khuẩn:
Sử dụng bao giày, áo choàng đúng cách ngoài chức năng bảo vệ thân nhân
người bệnh hồi sức khi đến thăm bệnh nhân còn có vị trí đặc biệt quan trọng
đảm bảo an toàn cho người bệnh, nếu sử dụng sai sẽ có hại thậm chí có lúc trở
thành thảm họa nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm như SARS-H5N1, COVID-19,… Việc thân nhân người bệnh phòng hồi
sức mang bao giày và mặc áo choàng trước khi vào thăm bệnh nhân làm tăng
hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho cả thân nhân cũng như bệnh nhân, ngăn ngừa lây
nhiễm chéo các mầm bệnh.
Mục đích của vệ sinh tay là loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường
trên bàn tay, phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào bệnh viện,
ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng, ngăn ngừa các
nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong bệnh viện [1], [2], [3], [4], [5],
[6], [7], [8], [17], [26], [27] . Tầm quan trọng của mặc phương tiện phòng hộ
cá nhân và vệ sinh tay đã được nêu rõ qua các tài liệu ở Việt Nam và trên thế
giới.
1.7. Tác động của giáo dục sức khỏe qua video
Hiện tại trên thế giới và Việt Nam chưa có nghiên cứu ứng dụng video
hướng dẫn mang bao giày, áo choàng, vệ sinh tay để giáo dục sức khỏe cho
thân nhân người bệnh hoặc khách đến thăm bệnh nhân phòng hồi sức. Phần lớn
các nghiên cứu trên thế giới và Việt nam đều tập trung vào hướng dẫn vệ sinh
tay cho thân nhân người bệnh phòng hồi sức và tác động của nó vào phòng
ngừa nhiễm khuẩn.
Theo nghiên cứu của tác giả Denny và cộng sự năm 2017 tại Bệnh viện
Memorial Hermann - Trung tâm Y tế Texas , Hoa kỳ, nghiên cứu đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng video trong giáo dục bệnh nhân sống sót sau đột quỵ về
khả năng tự nhận biết đột quỵ, nhận thức và sự hài lòng của họ đối với phương
.