Hành động tại lời của biểu thức hỏi trong truyện ngắn nguyễn công hoan

  • 62 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
LÊ TRẦN QUỲNH TRANG
MSSV: 6086291
HÀNH ĐỘNG TẠI LỜI CỦA BIỂU THỨC HỎI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn: Ths.GVC NGUYỄN THỊ THU THỦY
Cần thơ, 4/2012
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích, yêu cầu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
I. Sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn từ
II.Hành động ngôn từ
1. Các loại hành động ngôn từ
1.1. Hành động tạo lời
1.2. Hành động tại lời
1.3. Hành động mượn lời
2. Động từ ngôn hành và phát ngôn ngôn hành
1.1. Động từ ngôn hành
1.2. Phát ngôn ngôn hành
1.3. Điều kiện sử dụng hành động tại lời
1.4. Phân loại hành động tại lời
2. Hành động tại lời gián tiếp
2.1. Định nghĩa
2.2. Mối quan hệ giữa hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời gián tiếp
2.3. Mối quan hệ giữa hành động tại lời gián tiếp và ngữ cảnh, chu cảnh
3. Thủ pháp xác định hành động tại lời gián tiếp
4. Xác định hành động tại lời gián tiếp dựa trên cơ sở sự vi phạm các điều kiện sử
dụng hành động tại lời chân thực kết hợp với ngữ cảnh, chu cảnh
5. Những khó khăn khi xác định hành động tại lời gián tiếp
6. Vai trò của hành động tại lời gián tiếp
6.1. Trong giao tiếp - đời sống
6.2. Trong tiếp cận tác phẩm văn học
CHƯƠNG II:
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
I. Tiểu sử tác giả Nguyễn Công Hoan
1. Cuộc đời
2. Con người, phong cách nghệ thuật và quan điểm sáng tác
3. Sự nghiệp
II. Sơ lược đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
CHƯƠNG III:
HÀNH ĐỘNG TẠI LỜI GIÁN TIẾP CỦA BIỂU THỨC HỎI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN
I. Những vấn đề chung về câu hỏi
1. Định nghĩa
2. Các loại câu hỏi và tiền giả định của các loại câu hỏi
2.1. Câu hỏi có cấu trúc “có…không”, “ đã…chưa”
2.2. Câu hỏi lựa chọn
2.3. Câu hỏi dùng từ nghi vấn chuyên biệt
2.4. Câu hỏi dùng các từ nghi vấn tình thái
II. Hành động tại lời gián tiếp có biểu thức hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan
1. Phân loại và thống kê
1.1. Biểu thức hỏi có cấu trúc “có…không”, “đã…chưa”
1.2. Biểu thức hỏi sử dụng những từ nghi vấn chuyên biệt: ai, gì, nào, (ra)
sao, tại sao, bao giờ, đâu, bao nhiêu,…
1.3. Biểu thức hỏi dùng đại từ nghi vấn “ sao…?”, “…sao?” , “ …hay
sao?”, “ …chứ sao?”
1.4. Biểu thức hỏi dùng các đại từ nghi vấn tình thái: à, ư, nhỉ, sao, hả
2. Nhận xét
III. Phân tích giá trị biểu đạt và giá trị nghệ thuật của hành động tại lời gián
tiếp được thực hiện bằng biểu thức hỏi trong 10 truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan
1. Thanh! Dạ!
2. Quyền chủ
3. Godautre
4. Cái tết của những nhà đại văn hào
5. Ông chủ báo chẳng bằng lòng
6. Danh lợi lưỡng toàn 7. Thằng ăn cướp
8. Đi giày
9. Người thứ ba
10. Thịt người chết
IV. Vài điều về hành động tại lời gián tiếp được thực hiện bằng biểu thức hỏi của
các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ tư duy và giao tiếp hiệu quả của con người. Nhờ ngôn ngữ
con người có thể trao đổi thông tin, thể hiện tình cảm cũng như phát triển năng lực trí tuệ.
Khi giao tiếp nói năng, con người cũng đồng thời thực hiện những hành động khác nhau
thông qua lời nói của mình. Những hành động này được giới nghiên cứu ngôn ngữ gọi là
hành động ngôn ngữ. Trong đó, hành động tại lời gián tiếp là một bộ phận của lí
thuyết
hành động ngôn ngữ. Đây là một địa hạt khá thú vị vì nó gắn liền với thực tiễn giao tiếp
của con người. Đồng thời, hành động tại lời gián tiếp còn giúp con người khám phá ra
nhiều điều thú vị về ngôn ngữ tồn tại trong cuộc sống hằng ngày, cũng như ngôn ngữ
nhân vật trong tác phẩm văn học.
Từ trước đến nay việc dùng lí thuyết hành động ngôn từ gián tiếp làm cơ sở cho
việc phân tích một tác phẩm văn học là một cách làm khá mới mẽ và xa lạ với phương
pháp phân tích truyền thống. Tìm hiểu tính cách, tâm lí nhân vật thông qua con
đường
phân tích các phát ngôn thực hiện hành động tại lời gián tiếp của nhân vật là một việc
làm thú vị. Nó mở ra một con đường mới trong cuộc phiêu lưu tìm đến thế giới của
các
nhân vật văn học, cũng như phát hiện ra sự tinh tế của tác giả trong việc khắc họa chân
dung nhân vật. Vì mỗi lời nói của nhân vật trong những tình huống đối thoại cụ thể sẽ thể
hiện được phần nào tính cách và tâm lí xã hội của nhân vật. Câu ca dao Việt Nam “
Chim
khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” là một minh chứng cho
điều đó. Bên cạnh việc giáo dục hành vi nói năng, câu ca dao còn muốn đề cập đến khía
cạnh lời nói cũng góp phần thể hiện đặc điểm tính cách con người.
Hỏi là một hành vi giao tiếp khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người
và con người thực hiện hành động hỏi khi mong muốn được cung cấp thông tin.
Tuy
nhiên, trong những tình huống giao tiếp cụ thể, hành động hỏi còn thực hiện rất
nhiều
hành động tại lời gián tiếp khác như: khẳng định, phủ định, phản bác, trách
mắng…Đặc
biệt trong tác phẩm văn học, sự đa dạng và tác dụng của các hành động tại lời gián
tiếp
được thực hiện bằng biểu thức hỏi là một khu vườn đầy màu sắc. Tại đây, người đọc có
1
thể nhìn sâu vào chân dung, tâm lí nhân vật bằng cách phân tích những hành động được
thực hiện gián tiếp qua những phát ngôn có cấu trúc hỏi của nhân vật. Và cũng từ đó, suy
ngẫm thêm về bút pháp của nhà văn. Đây là lí do người viết chọn đề tài Hành động tại
lời gián tiếp của biểu thức hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan cho luận văn
tốt
nghiệp của mình
II. Lịch sử vấn đề
Lí thuyết hành động ngôn từ được nhà triết học người Anh John L.Austin xây dựng
vào thập niên 50 của thế kỉ XX , sau đó lí thuyết này được Searle và các nhà nghiên cứu
khác tiếp tục phát triển.
Hành động ngôn từ gián tiếp là một bộ phận của lí thuyết hành động ngôn từ. Đây
là một vấn đề lí thú, tuy nhiên các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Có
thể kể ra những công trình nghiên cứu sau đây.
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học _ tập 2_ Ngữ dụng học có bàn đến
hành động ngôn từ gián tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu “Một hành vi được sử dụng gián tiếp
là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm
cho người nghe dựa vào những hiếu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai
người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác”[2; 146]. Trong phần nghiên cứu của
mình, Đỗ Hữu Châu đã nêu ra mối quan hệ khắng khít giữa hành động tại lời trực tiếp và
hành động ngôn từ gián tiếp. Theo ông, muốn nắm bắt được hành động ngôn từ gián tiếp
trong lời nói trước hết ta phải biết được hiệu lực tại lời trực tiếp mà lời nói nêu ra. Ta
hiểu
được hành động ngôn từ gián tiếp là nhờ vào quá trình suy ý từ hành động tại lời.
Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu còn nêu lên một số điều tổng quát về hành động ngôn
từ gián tiếp như: lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh, một phát ngôn trực tiếp có thể thể hiện
một số hành vi gián tiếp... Đặc biệt, ông còn nhấn mạnh “không nên nghĩ hành vi ngôn
ngữ gián tiếp là một hiện tượng riêng rẽ, chỉ do hành vi ngôn ngữ trực tiếp tạo ra. Trong
thực tế nó còn bị quy định bởi lí thuyết lập luận, bởi các phương châm hội thoại, bởi phép
lịch sự, bởi các quy tắc liên kết, bởi các quy tắc hội thoại và cả bởi logic nữa” [2;152].
Thêm vào đó, Đỗ Hữu Châu cho rằng trong thực tế giao tiếp một số hành động ngôn
từ
gián tiếp được sử dụng lặp đi lặp lại ( Ví dụ như câu hỏi để chào: anh khỏe không? Đi
2
đâu về đấy? Đi chợ về đấy à? ) dần dần trở thành các câu chuyên dùng để chào hỏi, và
mất đi hiệu lực trực tiếp của hành động hỏi, ông viết : “có những hành vi ngôn ngữ được
dùng với hiệu lực ở lời gián tiếp và hiệu lực đó được dùng lặp đi lặp lại, trở thành
một
thứ quy ước, có tính chất là một nghi thức ngôn ngữ trong giao tiếp”[2; 153]
Nhìn chung Đỗ Hữu Châu đã có cái nhìn khái quát về hành động ngôn từ gián
tiếp, ông đã nêu ra con đường tiếp cận hành vi ngôn từ gián tiếp là bằng việc suy ra
từ
hành động tại lời trực tiếp cũng như việc xác định mối quan hệ giữa hành vi ngôn từ gián
tiếp với các thành tố khác có liên quan.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân trong Ngữ dụng học _ tập 1 cũng có bàn đến hành
động ngôn từ gián tiếp. Ở phần lí thuyết này, Nguyễn Đức Dân chủ yếu dựa vào lí thuyết
của Searle để xây dựng phần lí thuyết về hành động ngôn từ gián tiếp. Ông đặt ra vấn
đề là do đâu mà ta có thể suy ra một hành động ngôn từ gián tiếp, và ông đã dựa trên lí
thuyết của Searle (sơ đồ hóa quá trình nhận biết ra một hành động ngôn từ thành 10
bước)
để giải đáp cơ chế hình thành hành động ngôn từ gián tiếp. Nguyễn Đức Dân cho rằng
hành động ngôn từ gián tiếp có liên quan đến hội thoại và năng lực suy diễn: “các bước
này (10 bước trong sơ đồ của Searle) dựa trên những nguyên lí tổng quát về hội thoại, về
những thông tin sự kiện trong lời nói và năng lực suy diễn của người nghe. Sự suy
diễn
này xuất phát từ lời nói tường minh, nó cung cấp nghĩa câu chữ của phát ngôn, những
thông tin sự kiện trong lời nói.”[4; 63].
Vậy là về Hành động ngôn từ gián tiếp, Nguyễn Đức Dân có điểm tương đồng với
Đỗ Hữu Châu ở chỗ ông đã nhìn thấy mối quan hệ giữa hành động ngôn từ gián tiếp và lí
thuyết hội thoại, bên cạnh đó còn nhận ra quá trình suy diễn (suy ý_Đỗ Hữu Châu) là con
đường tìm đến hành động ngôn từ gián tiếp. Thật ra, lời nói tường minh mà Nguyễn Đức
Dân đề cập đến ở đây chính là hành động tại lời, vậy là rõ ràng Nguyễn Đức Dân có cùng
quan điểm với Đỗ Hữu Châu về con đường tiếp cận hành động ngôn từ gián tiếp. Bản
chất sơ đồ hóa quá trình nhận biết một hành động ngôn từ gián tiếp của Searle là một quá
trình suy ý trong hội thoại và Nguyễn Đức Dân cũng nhận ra điều đó.
Trong phần lí thuyết của mình, Nguyễn Đức Dân còn nêu lên hai đặc trưng cơ
bản của hành động ngôn từ gián tiếp. Thứ nhất là “ một hành động gián tiếp có thể thực
3
hiện qua những hành vi tại lời khác nhau”, đặc điểm này không có gì cần bàn lại. Thứ
hai là “cùng một hành vi tại lời có thể tạo ra những hành vi gián tiếp khác nhau”. Thật
ra, cùng một hành vi tại lời có thể tạo ra những hành vi gián tiếp khác nhau và do sự phụ
thuộc chặt chẽ vào ngữ cảnh của hành vi gián tiếp ( đặc điểm này đã được Đỗ Hữu Châu
nêu lên). Đồng thời, Nguyễn Đức Dân nói đến vấn đề Từ hành vi gián tiếp đến hành vi
tại lời phát sinh [4; 53]. Đây cũng là vấn đề đã được Đỗ Hữu Châu bàn đến, đó là việc có
những hành động ngôn từ gián tiếp được lặp đi lặp lại dần dần mất đi hiệu lực tại lời trực
tiếp mà Nguyễn Đức Dân gọi đó là hành vi tại lời phát sinh. Bên cạnh đó Nguyễn Đức
Dân còn nêu lên những vấn đề xoay quanh lí thuyết của Searle cũng như nêu lên những
cách tiếp cận hành động ngôn từ gián tiếp khác.
Đáng chú ý là ông còn giải thích thêm con đường hình thành hành động ngôn từ
gián tiếp theo nguyên lí hội thoại của Grice. Ông cho rằng một câu không bình
thường
luôn ẩn chứa hàm ý. Cách lí giải này có giá trị gợi mở một cách tìm ra cơ chế hình thành
hành động ngôn từ gián tiếp dựa trên hàm ý hội thoại.
Nguyễn Thiện Giáp trong Cơ sở ngôn ngữ học cũng có đề cập đến Hành động
ngôn từ gián tiếp, tuy nhiên phần trình bày của ông khá giản đơn. Nguyễn Thiện Giáp đã
giải thích cơ chế hình thành Hành động ngôn từ gián tiếp trên cơ sở giản lược 10
bước
trong sơ đồ của Searle và cho rằng đó là một quá trình suy luận. Bên cạnh đó,ông còn dựa
vào lí thuyết của D.Gordon và G.Lakoff để phân loại hành động yêu cầu gián tiếp được
tạo lập chủ yếu theo hai hướng mà hai nhà nghiên cứu D.Gordon và G.Lakoff nêu ra: dựa
vào điều kiện chân thành trên cơ sở người nói và điều kiện chân thành trên cơ sở người
nghe. Đó là những nét giản lược về hành động ngôn từ gián tiếp được trình bày trong Cơ
sở ngôn ngữ học.
Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng có đề cập đến các
hành động ngôn từ gián tiếp được thể hiện qua cấu trúc câu hỏi, nghi vấn như sau: hỏi –
cầu khiến; hỏi – khẳng định; hỏi – phủ định; câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực; câu
nghi vấn cảm thán. Đặc biệt khi bàn về câu ngôn hành ông đã đưa ra quan niệm về câu
ngôn hành: “Mặt khác, có vô số phát ngôn mang tính cách một hành động thường được
biểu hiện bằng một VTNH (vị từ ngôn hành), nhưng lại không dùng đến VTNH ấy:
những
4
phát ngôn như thế cũng tuyệt nhiên không phải là những phát ngôn có tính ngôn hành”
[8;419]. Trong khi đó Austin và Searle lại “chủ trương căn cứ hoàn toàn vào lực ngôn
trung của câu được phát ngôn để xác định đó có phải hay không phải là một câu ngôn
hành” [8; 420]. Rõ ràng quan niệm của Cao Xuân Hạo đã đi ngược lại với hai nhà nghiên
cứu này và tỏ ra thiếu thuyết phục.
Ở một công trình khác là Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa, Cao
Xuân Hạo tiếp tục bàn đến hành động ngôn từ gián tiếp ở góc độ hàm ý của câu và của
phát ngôn [7; 506]. Trong phần nghiên cứu này Cao Xuân Hạo đã khắc phục được những
điểm thiếu sức thuyết phục về hành động ngôn từ (câu ngôn hành) mà ông đã nêu ra ở
trên. Ông đã xác định lại rằng dù là một câu không chứa VTNH (vị từ ngôn hành) nhưng
nó vẫn có tính ngôn hành, vẫn là một hành động ngôn từ được thể hiện gián tiếp (lực
ngôn trung gián tiếp). Câu có hình thức trần thuật có thể có mục đích hỏi, yêu cầu hay
phản bác hoặc câu có hình thức hỏi ( nghi vấn) có thể có mục đích khẳng định, phủ định
hay yêu cầu. Bên cạnh đó, ông còn nêu lên sự chuyển hóa giữa của lực ngôn trung trực
tiếp (hành động tại lời) và lực ngôn trung gián tiếp( hành động ngôn từ gián tiếp),
trong
những tình huống cụ thể người nói và người nghe chỉ lĩnh hội lực ngôn trung gián tiếp .
Khi giải thích cơ chế hình thành hành động ngôn từ gián tiếp, Cao Xuân Hạo cho rằng
hành động ngôn từ gián tiếp được xác lập dựa vào ngữ cảnh.
Trong thời gian gần đây, trên Ngôn ngữ & đời sống có đăng tải khá nhiều bài viết
về Hành động ngôn từ gián tiếp. Phần nhiều các tác giả của những bài viết này tập trung
đi vào xem xét hành động ngôn từ gián tiếp trong đời sống con người như : mua bán, từ
chối, chào hỏi…một số khác đi vào khảo sát hành đông ngôn từ gián tiếp trong văn học,
mà tiêu biểu là bài viết về Hành vi cầu khiến gián tiếp trong ca dao về tình yêu đôi
lứa
của Hoàng Xuân Loan (Số 9, năm 2011). Bài viết đưa ra ba kiểu câu ( câu hỏi, câu trần
thuật – miêu tả và câu cảm) có thể thực hiện hành vi cầu khiến gián tiếp, tác giả bài viết
có sự thống kê và phân tích . Tuy nhiên ngữ liệu là các bài ca dao mà tác giả Hoàng Xuân
Loan đưa vào dẫn chứng nhiều chỗ chưa thật thuyết phục. Dù vậy, bài viết đã vạch ra
hướng tìm hiểu hành động ngôn từ gián tiếp trên cơ sở các kiểu câu cơ bản trong
tiếng
Việt, nó có tác dụng kích thích sự tìm tòi đối với những người quan tâm đến Hành động
ngôn từ gián tiếp.
5
III.Mục đích, yêu cầu
Thứ nhất, phân loại và thống kê được những dạng biểu thức hỏi được sử dụng làm
phương tiện để thực hiện các hành động tại lời gián tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan. Từ đó, có cái nhìn khái quát về phạm vi thực hiện các hành động tại lời gián tiếp
của từng dạng biểu thức hỏi, được các nhân vật trong tác phẩm sử dụng.
Thứ hai, phân tích các hành động tại lời gián tiếp của nhân vật có biểu thức hỏi
trong 10 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để phần nào thấy được tính cách, tâm lí
nhân
vật cũng như nghệ thuật xây dựng tình huống hội thoại và khắc họa chân dung nhân vật
của tác giả.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Trong phần nghiên cứu của mình, người viết đi vào phân loại, thống kê những phát
ngôn thực hiện hành động tại lời gián tiếp bằng cấu trúc câu hỏi trong những đoạn thoại
giữa các nhân vật trong 48 truyện ngắn của tác giả Nguyễn Công Hoan. Với 48 truyện
ngắn này người viết chọn phân tích các phát ngôn có cấu trúc hỏi nhằm thực hiện hành
động tại lời gián tiếp trong 10 truyện ngắn sau:
1. Thanh! Dạ
2. Quyền chủ
3. Godautre
4. Cái tết của những nhà đại văn hào
5. Ông chủ báo chẳng bằng lòng
6. Danh lợi lưỡng toàn
7. Thằng ăn cướp
8. Đi giày
9. Người thứ ba
10.Thịt người chết
V. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp:
Thống kê – phân loại và phân tích.
• Thống kê – phân loại
6
Ở bước đầu tiên, thống kê tất cả các phát ngôn có biểu thức hỏi. Sau
đó, dựa vào cơ sở nhận diện của các dạng câu hỏi tiến hành phân loại các
biểu thức hỏi có trong 48 truyện ngắn thành những nhóm có cùng đặc điểm
cấu trúc. Bước thứ hai, căn cứ vào hiệu lực tại lời gián tiếp của biểu thức
hỏi, tiến hành chọn lấy những biểu thức hỏi được nhân vật sử dụng làm
phương tiện thực hiện hành động tại lời gián tiếp. Bước thứ ba, trên cơ sở
ngữ liệu đã có tiến hành xác định các hành động được thực hiện gián tiếp
qua biểu thức hỏi. Sau đó thống kê số lượng biểu thức hỏi và tính tỉ lệ %
của các hành động tại lời gián tiếp nhằm mục đích thấy được mật độ xuất
hiện của các hành động này trong tổng số các biểu thức hỏi.
• Phân tích
Phân tích số liệu: Với những số liệu có được trong quá trình phân
loại thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích các số liệu có được. Ở
từng nhóm biểu thức hỏi, thông qua tỉ lệ % của từng hành động gián
tiếp. Sau đó, chúng tôi rút ra những nhận xét chung về mức độ thông
dụng của từng nhóm biểu thức hỏi trong việc thực hiện một ( hay
vài) hành động tại lời gián tiếp nhất định.
Phân tích hành động tại lời gián tiếp của biểu thức hỏi: việc phân
tích này được giới hạn trong 10 truyện ngắn đã nêu trong phần phạm
vi nghiên cứu. Cơ sở của việc phân tích là dựa vào sự vi phạm điều
kiện sử dụng hành động hỏi chân thực trong phát ngôn của nhân vật,
đặt trong những tình huống truyện và ngữ cảnh, chu cảnh cụ thể.
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ THUYẾT
HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
Vốn dĩ hành động tại lời gián tiếp là một bộ phận của lí thuyết hành động ngôn
từ. Muốn tìm hiểu hành động ngôn tại lời gián tiếp trước hết phải có cái nhìn sơ lược về
hành động ngôn từ. Chính vì thế ở chương này người viết xin trình bày giản lược những
nét chính về lí thuyết hành động ngôn từ trước khi đi vào những vấn đề xoay quanh hành
động ngôn tại lời gián tiếp.
I. Sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn từ
Lí thuyết hành động ngôn từ được nhà triết học người Anh Jonh L.Austin xây dựng
nên vào những năm 50 của thế kỉ XX. Năm 1955, Austin sang Đại học Havard (Mĩ) trình
bày một chuyên đề triết học về ngôn ngữ, được thể hiện qua 12 bài giảng. Đến khi ông
qua đời (1960), 12 bài giảng này được tập hợp lại và in thành sách với tiều đề How to Do
Things with Words (Hành động như thế nào bằng lời nói). Đến 1970, cuốn sách này được
dịch sang tiếng Pháp có tựa đề là Quand dire, c’est faire (Khi nói tức là làm).
Theo Austin, khi chúng ta nói là đồng thời chúng ta thực hiện một hành động nhất
định nào đó trong lời nói. Ví dụ khi ta nói: “ Con hứa sẽ học thật tốt” thì qua phát ngôn
trên người nói đã thực hiện hành động hứa ngay trong lúc ta nói ra câu nói ấy, khi một
đứa bé nói với mẹ mình rằng “Hôm nay con được điểm 10” thì đứa bé đã thực hiện hành
động khoe ngay trên phát ngôn vừa được phát ra . Vậy rõ ràng lời nói không chỉ
đơn
8
thuần là phương tiện để trao đổi thông tin mà còn là phương tiện dùng để thực hiện một
hành động. Các hành động đó có thể là: hứa, khoe, khuyên, tuyên bố, cam đoan, yêu
cầu...
Hành động đó có thể được trực tiếp hay gián tiếp thông qua các phát ngôn.
II. Hành động ngôn từ
Lí thuyết hành động ngôn từ của Austin cho rằng nói năng cũng là hành động như
bao hành động khác trong hoạt động thực tiễn, đó là hành động ngôn từ ( Speech act).
Theo J.L.Austin, hành động ngôn từ bao gồm: 1. Hành động tạo lời, 2. Hành động tại lời,
3.Hành động qua lời.
1. Các loại hành động ngôn từ
1.1. Hành động tạo lời
Theo Đỗ Hữu Châu, hành động tạo lời là “ hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức
và nội dung” [2;88]
Bằng cách tiếp cận nguyên văn lí thuyết hành động ngôn từ của Austin, tác giả
Chim Văn Bé đã đưa ra định nghĩa về hành động tạo lời như sau: “Hành động tạo lời
là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ vựng ( và các quy tắc kết hợp có sẵn
trong ngôn ngữ) để tạo ra câu / phát ngôn với nội dung ngữ nghĩa ít nhiều xác
định”
[ 1;18]. Hay nói cách khác, hành động tạo lời là hành động tạo lập một phát ngôn có hình
thức và nội dung nhất định. Và mảnh đất này đã được ngữ pháp tiền dụng học khám phá
ít
nhiều.
Ví dụ, để có một phát ngôn thực hiện hành động khuyên “Bạn đừng lười biếng như
thế!” thì trước hết trong tư duy ta phải lựa chọn những từ ngữ định danh về đối tượng (ở
đây là bạn, kí hiệu là A) và tính chất của đối tượng ( là sự lười biếng, kí hiệu là B) mà ta
muốn nói đến, sau đó dùng cấu trúc câu có “A đừng B như thế!” để thực hiện hành động
khuyên nhủ bằng lời nói.
1.2. Hành động tại lời
Đề cập đến hành động tại lời, Đỗ Hữu Châu viết: “ Hành vi ở lời là những hành
vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc
ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người
9
nhận” [2; 89]
Trong Ngữ pháp chức năng, thầy Chim Văn Bé có đề cập đến hành động tại lời,
tuy nhiên có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ :“Hành động trong lời là hành
động được người nói thực hiện bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó” [1;18]
Hành động tại lời là hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ ngay khi nói năng
và trên hành động tạo lời. Hành động tại lời là những hành động được nêu ra ngay trong
các phát ngôn của người nói. Có thể nói, hành động tại lời là kết quả, đích đến của hành
động tạo lời, vì một phát ngôn trước khi được nói ra để thực hiện một hành
động thì
trước hết trong tư duy của người nói phải cấu trúc nên hình thức và nội dung của phát
ngôn ấy, đó chính là các quá trình diễn ra trong hành động tạo lời.
Hành động tại lời được thực hiện theo những quy ước và thể chế nhất định, tồn tại
trong tâm thức của con người và được cộng đồng tuân theo một cách không tự giác như
những luật lệ bất thành văn.
Bên cạnh đó, hành động tại lời còn tạo nên những hiệu quả ngôn ngữ và phản ứng
ngôn ngữ nhất định. Đây chính là điểm khu biệt giữa hành động tại lời và hành động tạo
lời.
Hiệu quả ngôn ngữ thể hiện ở chỗ một phát ngôn có thể làm thay đổi tư cách pháp
nhân của người nói và người nghe, chúng đặt người nói và người nghe vào những nghĩa
vụ và quyền lợi mới. Ví dụ, khi ta nói “ Tôi hứa sẽ làm việc thật siêng năng” thì ta phải
có trách nhiệm thực hiện lời hứa của mình (nếu không thực hiện được đúng theo lời hứa
thì người nói ít nhiều cũng sẽ cảm thấy áy náy vì gây nên sự thất vọng cho phía người
nghe), và về phía người nghe thì họ có quyền chờ đợi, xem xét quá trình ta thực hiện lời
hứa của mình. Khi cấp trên ra lệnh cho nhân viên dưới quyền mình, thì họ phải có trách
nhiệm đối với mệnh lệnh của mình và nghĩa vụ của nhân viên là thi hành mệnh lệnh đó.
Ngay cả ở hành động miêu tả, thuật sự vốn là những hành động ít bị ràng buộc nhất đối
với người nói và người nghe thì ta vẫn thấy tư cách pháp nhân của người phát ngôn vẫn
có sự thay đổi. Vì khi họ miêu tả, thuật sự lại một sự kiện nào đó bất kì thì họ phải có
trách nhiệm về tính đúng đắn của sự kiện đó, còn người nghe thì có quyền phản bác, trách
cứ những điều không đúng trong nội dung thuật sự.
10
Hiệu quả của hành động tại lời khá tập trung có thể xác định được vì nó có đích rõ
ràng và tập trung. Những hiệu lực mà hành động tại lời tạo ra chính là đối tượng nghiên
cứu của ngữ dụng học, do đó nói đến hành động ngôn ngữ chính là nói đến hành động tại
lời.
1.3. Hành động mượn lời (hay hành động qua lời)
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hành động mượn lời là “hành động “mượn” phương
tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài
ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói” [2; 88]
Theo thầy Chim Văn Bé “ Hành động qua lời là hành động mà người nói thực
hiện thông qua hành động trong lời, nhằn gây ra những hiệu quả nào đó đối với cảm xúc,
suy nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách có
chủ định, có mục đích” [1; 21]
Vậy hiệu quả ngoài ngôn ngữ mà Đỗ Hữu Châu đề cập đến ở đây chính là những
cảm xúc, suy nghĩ và hành động khác nhau ở người tiếp nhận phát ngôn.
Ví dụ, khi nghe tin “Các sinh viên học tại Đại học Cần Thơ sẽ được nghĩ một
tháng sau khi thi kết thúc học kì I” thì mỗi người sẽ có một tâm trạng, hành động
khác
nhau. Có sinh viên thì nghĩ đến kế hoạch đi làm thêm, có sinh viên thì sẻ về quê với gia
đình. Còn đối với các thầy cô giáo, mỗi người sẽ có một kế hoạch riêng cho kì nghỉ dài
suốt một tháng đó.
Hành động mượn lời gắn với chủ định, mục đích của chủ nhân phát ngôn. Ví dụ
khi trong bản tin dự báo thời tiết thông báo tin “Ngày mai cơn bão sẽ đi qua tỉnh A” thì
đầu tiên người đưa tin muốn thông báo đến người xem một thông tin về sự diễn biến xấu
của thời tiết, tiếp đến thông qua thông tin ấy người đưa tin muốn cảnh báo mọi người cẩn
thận trong thời tiết có bão. Vậy bằng cách “mượn” nội dung thông báo về thời tiết
xấu,
người đưa tin đã thực hiện mục đích là tạo một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đương đầu với
bão nơi người nghe.
Một điều làm cho hành động mượn lời khác biệt với hành động tại lời là hành động
mượn lời không có quy ước và chế định của xã hội. Do đó hiệu quả của hành động mượn
lời rất phân tán và không thể tính toán hết được. Vậy nên, hành động mượn lời không
11
phải là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng học.
2. Động từ ngôn hành và phát ngôn ngôn hành.
1.1. Động từ ngôn hành
Động từ ngôn hành là những động từ mà khi đưa chúng vào phát ngôn thì người
nói đồng thời đã thực hiện cái hành động tại lời do động từ ấy biểu thị. Nói cách khác,
động từ ngôn hành là động từ có hành động ngôn ngữ trùng với chính nó. Ví dụ, khi ta
nói “ Tôi cam đoan điều đó là sự thật” thì “cam đoan” là động từ ngôn hành và hành động
cam đoan của phát ngôn được thực hiện bằng chính bản thân động từ ấy.
Tuy nhiên, không phải phát ngôn nào chứa động từ ngôn hành cũng thực hiện hành
động ngôn ngữ. Theo Austin, một động từ ngôn hành chỉ có thể thực hiện một hành động
ngôn ngữ khi phát ngôn chứa nó đảm bảo các điều kiện sau:
•Trong phát ngôn, động từ được dùng với chủ thể ở ngôi thứ nhất ( Lưu ý:
đối với tiếng Việt, động từ không chia theo ngôi, thì chủ thể xưng hô trong
phát ngôn phải là người đang trực tiếp nói, tức là ở ngôi thứ nhất ).
• Thời điểm phát ngôn phải là thời gian hiện tại.
• Câu được dùng ở thể chủ động và thức thực thi.
Ví dụ, trong các phát ngôn sau, động từ hứa không thực hiện hành động ngôn từ:
- Nó hứa sẽ đi cùng tôi. (vi phạm điều kiện về ngôi, nó là ngôi thứ ba).
- Tôi đã hứa đi cùng với nó. (vi phạm điều kiện thời gian phát ngôn, từ “đã” chỉ
việc hứa diễn ra ở quá khứ).
- Tôi buộc phải hứa đi cùng với nó. ( câu này là câu bị động, phát ngôn vi
phạm điều kiện thể chủ động).
Chỉ khi người phát ngôn nói câu sau đây thì hành động ngôn từ mới được thực hiện:
- Tôi khuyên anh nên đi học lại
- Tôi ra lệnh cho anh nghỉ việc từ sáng mai.
1.2. Phát ngôn ngôn hành
Phát ngôn ngôn hành là phương tiện, công cụ chính để thực hiện một hành động
ngôn ngữ. Có thể hiểu phát ngôn ngôn hành là phát ngôn thực hiện hành động bằng ngôn
ngữ và trên ngôn ngữ. Trong phát ngôn ngôn hành, động từ ngôn hành có thể xuất hiện
12
hoặc vắng mặt.
Căn cứ vào sự xuất hiện hay vắng mặt của động từ ngôn hành trong các phát ngôn,
ta có thể chia phát ngôn ngôn hành ra thành hai loại: phát ngôn ngôn hành tường minh và
phát ngôn ngôn hành nguyên cấp (hay hàm ẩn).
• Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn thực hiện hành động ngôn
ngữ, trong đó có chứa động từ ngôn hành (như: hỏi, khuyên, hứa, cấm,
tuyên bố, cam đoan, đa tạ…).
Ví dụ:
- Tôi cấm anh đến đó!
- Thầy khuyên em nên đi học đúng giờ.
- Mẹ hứa sẽ thưởng cho con.
Trong các phát ngôn trên, hành động ngôn ngữ của người nói được
thực hiện bằng các động từ ngôn hành trong phát ngôn.
• Phát ngôn ngôn hành nguyên cấp (hay hàm ẩn) là phát ngôn thực hiện hành
động ngôn ngữ nhưng không chứa động từ ngôn hành.
Ví dụ:
- Anh đi với ai?
- Em nên đi học đúng giờ.
- Con ngoan lắm!
Ở các câu này không chứa động từ ngôn hành và hành động ngôn ngữ được thực
hiện bằng hình thức và nội dung của phát ngôn. Với câu hỏi “Anh đi với ai?” hành động
hỏi được đánh dấu bằng hình thức câu hỏi với nội dung hỏi và dấu chấm hỏi cuối câu.
Còn đối với câu “Em nên đi học đúng giờ” và “ Con ngoan lắm!” thì hành động khuyên
và khen được thực hiện bằng từ “nên”, “lắm” kết hợp với các thực từ.
Do phát ngôn ngôn hành là phương tiện, công cụ để thực hiện một hành động ngôn
ngữ nên giữa hành động ngôn ngữ và các loại phát ngôn thường có sự tương ứng. Đây là
một biểu hiện tính thể chế của hành động ngôn ngữ ( ở đây chỉ đề cập đến các hành động
tại lời, trực tiếp chân thực). Ví dụ hành động hỏi sẽ được người nói thực hiện bằng những
phát ngôn có nội dung phản ánh mong muốn được cung cấp thông tin từ phía người nghe.
13
Hành động chửi sẽ được thực hiện qua những phát ngôn có nội dung làm tổn thương thể
diện của người tiếp nhận.
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, quan hệ giữa các loại hành động ngôn ngữ và các
loại phát ngôn còn phải mang tính bắt buộc, biểu hiện qua tính quy ước như sau:
• Có những hành động ngôn ngữ nhất thiết phải được thực hiện bằng các phát
ngôn ngôn hành tường minh. Trong thực tế, các hành động như: mời, tuyên
án, cam đoan, đa tạ… không thể thực hiện nếu không có mặt các động từ
ngôn hành mời, tuyên án, cam đoan, đa tạ trong phát ngôn.
Ví dụ:
- Mời bạn đến dự sinh nhật của tôi chiều nay.
- Tòa tuyên án bị cáo A trắng án.
- Tôi cam đoan không có làm việc ấy.
- Xin đa tạ ông.
• Trái lại, có những hành động ngôn ngữ nhất thiết phải được thực hiện bằng
các phát ngôn ngôn hành nguyên cấp. Minh chứng cho điều này là trong
các hành động như: rủ, khoe, chửi,…không hề có mặt các động từ ngôn
hành.
Ví dụ:
- Ngày mai, Khôi đến nhà tôi chơi nhé! (hành động rủ)
- Mình mới được mẹ thưởng quà nè! (hành động khoe)
- Đồ lười biếng, lì lợm! (hành động chửi)
• Ở một phương diện khác, có những hành động ngôn ngữ có thể được thực
hiện bằng cả hai loại phát ngôn, phát ngôn ngôn hành tường minh và phát
ngôn ngôn hành nguyên cấp. Các hành động như hứa, khuyên, cấm…vừa
có thể thực hiện bằng động từ ngôn hành vừa có thể không cần sử dụng các
động từ ngôn hành.
Ví dụ:
- Mẹ khuyên con nên cố gắng học hành. (hành động khuyên)
- Con nên cố gắng học hành. (hành động khuyên)
- Chị cấm em không được chơi game online. (hành động cấm )
14
- Em không được chơi game online.(hành động cấm)
Trong lí thuyết mà Austin đưa ra, ở các chuyên đề đầu, ông có sự phân biệt phát
ngôn khảo nghiệm (miêu tả, thuật sự, khẳng định) và phát ngôn ngôn hành. Tuy nhiên
sau khi nhận diện và phân loại phát ngôn ngôn hành tường minh và phát ngôn ngôn hành
nguyên cấp, Austin cho rằng giữa hai loại phát ngôn này không còn sự đối lập nữa. Một
phát ngôn khảo nghiệm cũng thực hiện một hành động tại lời nhất định, đó là hành động
khảo nghiệm. Ví như khi ta thuật sự lại một sự việc thì ta đã thực hiện một hành
động
tường thuật lại một sự việc cho người nghe biết với mục đích cung cấp thông tin cho họ
thì lúc ấy ta phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của sự việc đó. Do đó, xét cho cùng
mọi phát ngôn đều là phát ngôn ngôn hành vì khi ta nói thì bao giờ ta cũng hướng đến
một mục đích, chủ ý nhất định. Tuy nhiên cần lưu ý là việc thực hiện các hành động ngôn
ngữ không phải tùy tiện mà phải tuân theo những thể chế nhất định, những quy tắc
này
chính là điều kiện sử dụng các hành động tại lời sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
1.3. Điều kiện sử dụng các hành động tại lời
Austin là người xây dựng nên lí thuyết hành động ngôn từ và Searle là người kế
thừa và bổ sung lí thuyết của Austin. Chính vì thế mà điều kiện sử dụng các hành động
tại lời của Austin chính là cơ sở để Searle xác lập nên điều kiện sử dụng các hành động
tại lời trong công trình nghiên cứu của mình. Dưới đây là những điều kiện sử dụng hành
động tại lời của Austin.
Theo Austin, một phát ngôn chỉ có thể phát huy hiệu lực hành động ngôn ngữ khi
phát ngôn đó đảm bảo một số điều kiện thuận lợi ( felicity conditions) như sau:
• Phải có một thủ tục mang tính quy ước chấp nhận được, tạo ra một hiệu
quả chấp nhận được; thủ tục này bao gồm việc phát ngôn những từ nào đó
bởi những người nào đó trong những hoàn cảnh nào đó[1; 19]. Ở điều kiện
này Austin muốn nhấn mạnh sự tác động của những quy ước bất thành văn
về cách tạo lập và tiếp nhận hành động tại lời, và cái quy ước ấy phải được
cả cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận.
• Hoàn cảnh và con người cụ thể trong từng trường hợp phải phù hợp với yêu
cầu được quy định trong thủ tục [1;19].
15
• Thủ tục phải được tất cả những người tham gia thực hiện đúng đắn và đầy
đủ.[1;19]
• Thủ tục quy định người tham gia phải có xúc cảm, suy nghĩ và ý định
nào đó, thì người tham gia phải thực sự có xúc cảm, suy nghĩ và ý định
ấy.[1;19]. Ở điều kiện này Austin đề cập đến sự chân thành trong hành
động tại lời và đây cũng là một phương diện được Searle nhắc đến khi bàn
về điều kiện sử dụng các hành động tại lời.
Nhìn chung những điều kiện mà Austin đưa ra còn khá mơ hồ, và có lẽ nó chỉ phát
huy tác dụng khi soi xét vào loại hình ngôn ngữ tiếng Anh. Còn khi ta vận dụng chúng
vào nghiên cứu tiếng Việt thì sẽ gặp không ít khó khăn vì những điều kiện này khá mơ
hồ,
khó hiểu và trừu tượng. So với Austin, những điều kiện sử dụng các hành động tại lời của
Searle dễ tiếp cận hơn, bởi chúng cụ thể và khái quát hơn những điều kiện thuận lợi mà
Austin xây dựng nên.
Trên cơ sở phân tích hành vi “hứa” trong tiếng Anh, Searle đã điều chỉnh, bổ
sung và làm cho các điều kiện thuận lợi của Austin trở nên cụ thể, sáng tỏ và dễ
hiểu
hơn, thoát khỏi tình trạng mơ hồ, trừu tượng. Searle gọi những điều kiện này với
một
cái tên mới là điều kiện sử dụng (hay điều kiện thỏa mãn theo cách dịch tiếng Pháp). Có
tất cả bốn điều kiện và trong bốn điều kiện thì “Mỗi điều kiện là một điều kiện cần”[ 2;
116] và “ Toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ” [2; 116]. Tức là một phát ngôn ngôn
hành
muốn thực hiện một hành động ngôn ngữ thì phải đáp ứng cả bốn điều kiện của Searle.
Bốn điều kiện đó là:
• Điều kiện nội dung mệnh đề: có thể hiểu điều kiện nội dung mệnh đề
là “điều kiện có liên quan đến nội dung của hành động ngôn ngữ. Đây là
điều kiện cần để thực hiện một hành động ngôn ngữ. Không thể thực hiện
một hành động ngôn ngữ nếu không có một nội dung nào rõ ràng, cụ thể.”
[12; 40]. Ở điều kiện này bắt buộc nội dung của một phát ngôn phải được
thể hiện trong một cấu trúc mệnh đề và đó chính là “nội dung của hành
động ngôn ngữ”. Đồng thời, nội dung ấy cũng là “điều kiện cần” để thực
hiện một hành động ngôn ngữ, vì không có nội dung ấy thì hành động ngôn
16
ngữ không được xác lập. Ví dụ phát ngôn “ Tôi ra lệnh cho anh nghỉ việc từ
sáng mai” có nội dung mệnh đề là hành động A trong tương lai hướng đến
người nghe. Còn đối với phát ngôn “ Tôi hứa sẽ cho bạn mượn quyển sách”
có nội dung mệnh đề là hành động A trong tương lai hướng đến người nói.
• Điều kiện chuẩn bị: điều kiện chuẩn bị là những “hiểu biết của người nói
về năng lực, ý định, lợi ích của người nói và người nghe, về các quan hệ
giữa người nói và người nghe. Đây là điều kiện cần thiết để hành động
ngôn ngữ được thực hiện.” [12;40]. Đây là những cơ sở căn bản để thực
hiện một hành động ngôn ngữ. Ví như khi muốn ra lệnh cho một ai đó, thì
người nói phải biết và xác định được vị thế của mình so với người sẽ thực
thi mệnh lệnh (xác định được mối quan hệ xã hội. Khi hứa hẹn thì người
thực hiện hành động phải biết được khả năng (năng lực) mình có thể thực
hiện được lời hứa hay không và phải xác định được người nghe có thực sự
muốn mình thực hiện hành động hứa hay không (ý định, lợi ích). Chính vì
thế đây là điều kiện cần thiết mà cả người nói và người nghe phải biết trước
khi muốn thực hiện hay tiếp nhận một hành động ngôn ngữ.
• Điều kiện chân thành: đây là một nội dung mà Austin đã nêu ra trong các
điều kiện thuận lợi của mình. Trong thực tế giao tiếp “điều kiện chân thành
có liên quan đến trạng thái tâm lí của người nói khi thực hiện các hành
động ngôn ngữ. Điều kiện chân thành quy định người nói phải chân thành
trong nội dung phát ngôn.” [ 12; 40]. Niềm tin vào điều mình xác tín, trần
thuật, miêu tả; lòng mong muốn được đáp ứng, trả lời khi ra ra lệnh, hỏi; ý
định thực sự muốn thực hiện một sự việc nào đó khi hứa… là những ví dụ
cho trạng thái tâm lí của người nói lúc thực hiện một hành động ngôn ngữ
bằng các phát ngôn. Chính những trạng thái tâm lí ấy buộc người nói phải
chân thành trong nội dung phát ngôn vì khi người ta thực sự mong muốn thì
người ta phải thể hiện sự mong muốn đó một cách chân thành thì mới nhận
được kết quả như mình mong muốn.
17
• Điều kiện căn bản: đây là điều kiện có liên quan đến “mục đích thực hiện
hành động tại lời của người nói. Điều kiện căn bản có tác dụng quy định
trách nhiệm và sự ràng buộc của người nói đối với người nghe hay với
chính mình khi thực hiện hành động ngôn ngữ” [12;40]. Đây là điều kiện có
tác dụng làm thay đổi tư cách pháp nhân của người nói khi thực hiện một
hành động ngôn ngữ vì người nói phải có trách nhiệm và bị ràng buộc đối
với hành động được thực thi trong phát ngôn của mình.
Ở một góc độ nào đó, điều kiện này đề cập đến chữ “Tín” trong hành
động giao tiếp của con người, ví dụ như khi ta nói lời hứa hẹn thì ta phải
có trách nhiệm thực hiện lời hứa, khi ra lệnh thì về phía ta phải chịu trách
nhiệm với mệnh lệnh của mình và về phía người nghe thì bị ràng buộc thực
hiện mệnh lệnh đó, khi xác tín, miêu tả, thuật sự một sự việc thì phải chịu
trách nhiệm về tính chân thực của điều mình xác tính. Ngạn ngữ Trung
Quốc “ Nhất ngôn kí xuất tứ mã nan truy” cũng phần nào phản ánh khía
cạnh này.
1.4. Phân loại hành động tại lời
Trong thao tác phân loại, tiêu chí phân loại đóng một vai trò quan trọng vì nếu
không có tiêu chí thì ta sẽ không biết căn cứ vào đâu để thực hiện phân loại một đối
tượng
nhận thức hay sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Chính vì thế nên
khi tiến
hành thao tác phân loại các hành động tại lời, Searle đã liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các
hành động ngôn ngữ và xem chúng như các tiêu chí để phân loại hành động tại lời. Trong
đó ta có thể kể đến bốn tiêu chí quan trọng dưới đây.
• Đích tại lời (point of the illocution)
Có thể hiểu đích tại lời là những mong muốn, mục đích hướng tới
trong hành động tại lời của người nói, nó tương ứng với điều kiện căn bản.
Đích ở lời là nhân tố quyết định hiệu lực ở lời của hành động tại lời, bởi lẽ
khi người nói tạo lập một phát ngôn thì họ đều phải hướng đến một số mục
đích nhất định. Khi giảng giải về đích tại lời, Searle đã viết: “ chúng ta nói
cho người khác biết một sự vật là như thế nào, chúng ta cố gắng đẩy họ đến
18
việc làm cái gì đó, chúng ta ràng buộc mình vào việc làm cái gì đó, chúng
ta biểu hiện tình cảm và thái độ của chúng ta, chúng ta tạo ra sự thay đổi
bằng lời nói của chúng ta. Thông thường thì trong một phát ngôn chúng ta
thực hiện đồng thời nhiều hơn một hành vi trong số những hành vi nói trên”
[12;42]. Ví dụ như một hành động tại lời “ hỏi” hướng đến việc người nói
muốn tạo ra một phản ứng ngôn ngữ là hành động trả lời của người nghe.
Một lời khuyên có mục đích hướng tới là đặt người nghe vào việc thực hiện
một hành động nào đó mà người nói cho rằng nó tốt và cần thiết cho người
nghe. Ngược lại, với một lời hứa (chân thành) thì người nói đã tự đặt mình
vào trách nhiệm thực hiện một hành động sự việc được nêu ra trong lời hứa
ấy.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, trong giao tiếp tồn tại trường
hợp hai hành vi tại lời tuy là cùng đích đến nhưng lại khác nhau về tính
chất. Ví dụ như cùng đích đến đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện
một hành động nào đó trong tương lai, nhưng “ nhờ” và “ sai” có sự khác
nhau về tính chất, đối với “nhờ” người nói trông đợi thiện ý của người nghe
trong khi đó ở “sai” lại mang tính cưỡng bức. Tương tự “thỉnh cầu” và “ra
lệnh” cũng có sự khác biệt, nếu “thỉnh cầu” người nói trông đợi vào thiện
chí của người nghe thì khi “ra lệnh” người nói buộc người nghe phải thực
hiện hành động được đề cập trong mệnh lệnh.
• Trạng thái tâm lí được thể hiện (expressed psychological states)
Trạng thái tâm lí được thể hiện tương đương với điều kiện chân
thành trong các điều kiện hành động tại lời. Giả sử như khi ta hứa hẹn thì
người nói phải muốn thực hiện lời hứa A, khi mời mọc thì thực sự mong
muốn người nghe thực hiện lời mời của mình.
• Hướng khớp ghép giữa lời và hiện thực (direction of fit)
Đây là tiêu chí biểu hiện quan hệ giữa lời nói và hiện thực. Khớp
ghép có thể diễn ra theo hai hướng: từ hiện thực tới lời và từ lời đến hiện
thực. Ví dụ như khi ta nói câu “ Tôi vừa làm xong bài tập” thì hướng khớp
19
ghép phải là từ hiện thực tới lời bởi ta chỉ có thể nói câu trên khi trong thực
tế ta thực sự vừa làm xong bài tập, ở đây hiện thực là cơ sở cho sự ra đời
của lời nói. Tuy nhiên khi ta nói “ Anh lấy hộ tôi quyển sách trên kệ đằng
kia nhé!” thì hướng khớp ghép lại đi từ lời đến hiện thực vì rõ ràng khi ta
nói câu này thì lời nói được thực hiện trước và hành động đồng ý lấy giùm
(hoặc không đồng ý) tức nó được diễn ra ngay sau lời của người nói, chính
vì thế trong trường hợp này lời nói là cơ sở cho hành động tại hiện thực
được diễn ra.
Một điều đáng lưu tâm là có khi hai hành động tại lời giống nhau về
hướng khớp ghép nhưng lại khác nhau về đối tượng thực hiện hành động.
Trường hợp hành động “ hứa” và “ yêu cầu” dù có cùng hướng khớp ghép
là từ lời đến hiện thực nhưng đối với “hứa” thì đối tượng thực hiện hành
động là người nói, ngược lại “yêu cầu” có đối tượng thực hiện là người
nghe.
• Nội dung mệnh đề (propositional content)
Tiêu chí này xác định nội dung sẽ được thực hiện của hành động
tại lời trong một phát ngôn. Nó tương ứng với điều kiện nội dung mệnh đề
đã được Searle nêu ra khi bàn về điều kiện sử sụng các hành động tại lời.
Chẳng hạn như khi thực hiện hành động yêu cầu bằng một phát ngôn thì
nội dung mệnh đề của hành động đó là một hành động trong tương lai của
người nghe. Còn khi thực hiện hành động khen (chân thực) thì nội dung
mệnh đề là một hành động hoặc tính chất nào đó tồn tại ở người nghe.
Sau khi đưa ra các tiêu chí phân loại như trên, Searle tiến hành phân hành động
ngôn ngữ tại lời thành 5 loại như sau:
• Tái hiện (representative) là hành động có:
- Đích tại lời: miêu tả lại một sự tình, hiện tượng đang được nói tới.
- Hướng khớp ghép: từ hiện thực tới lời.
- Trạng thái tâm lí: niềm tin vào điều mình xác tín.
- Nội dung mệnh đề: là một mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn
đúng – sai logic.
20
Nhóm tái hiện bao gồm các hành động như: miêu tả, khẳng định, quả
quyết, phỏng đoán, thông báo, tường thuật, giải thích, tranh cãi,…
• Cầu khiến (directive) là hành động có:
- Đích tại lời: đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành
động nào đó.
- Hướng khớp ghép: từ lời tới hiện thực.
- Trạng thái tâm lí: sự mong muốn của người nói đối với hành động
tương lai của người nghe.
- Nội dung mệnh đề: hành động tương lai của người nghe.
Các hành động như: ra lệnh, yêu cầu, cho phép, đề nghị, mời mọc, rủ rê,
thỉnh cầu, khuyên, cấm đoán…đều thuộc nhóm này.
• Hứa hẹn (commissive) là hành động có:
- Đích tại lời: ràng buộc người nói vào trách nhiệm phải thực hiện
hành động ở tương lai.
- Hướng khớp ghép: từ lời tới hiện thực.
- Trạng thái tâm lí: sự mong muốn của người nói.
- Nội dung mệnh đề: là hành động tương lai của người nói.
Ở nhóm hành động này có thể kể đến các hành động sau: hứa hẹn, tặng,
biếu, thề, cam đoan…
• Bày tỏ (expressive) là những hành động có:
- Đích tại lời: bày tỏ trạng thái tâm lí của người nói đối với sự tình
trong mệnh đề (có thể là vui, buồn, thích thú…hay hài lòng, dễ chịu,
đau đớn, khó chịu, bực tức, hy vọng…)
- Hướng khớp ghép: từ hiện thực tới lời
- Trạng thái tâm lí: thay đổi theo từng loại hành động.
- Nội dung mệnh đề: là một hành động hay tính chất nào đó của người
nói hoặc người nghe.
21
Những hành động ngôn ngữ thuộc nhóm này là: cảm ơn, chúc mừng, xin
lỗi, hoan nghênh, phàn nàn, an ủi, chào hỏi, mời chào, khen ngợi, chấp
nhận, bác bỏ…
• Tuyên bố ( declarations) là những hành động mang đặc điểm:
- Đích tại lời: nhằm hiện thực hóa nội dung của hành vi tức làm thay
đổi sự việc qua các phát ngôn.
- Hướng khớp ghép: có thể là cả hai hướng, từ hiện thực tới lời hoặc là
từ lời đến hiện thực.
- Trạng thái tâm lí: người nói thực sự muốn thực hiện hành động được
nêu ra trong phát ngôn của mình.
- Nội dung mệnh đề: là một mệnh đề
Các hành động như: bổ nhiệm, chỉ định, tuyên bố, kết tội, từ chức, khai
trừ đều thuộc nhóm hành động tuyên bố.
2. Hành động tại lời gián tiếp
2.1. Định nghĩa
Trước khi đi vào định nghĩa, ta hãy đến với một tình huống như sau: Trong bàn
ăn, một trong những người khách mời nói với người ngồi cạnh mình một rằng:
- Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối không?
Và ngay sau đó người ngồi cạnh vị khách này đã đưa cho ông ta lọ muối. Vậy
thì tại sao người đàn ông đó lại không trả lời vị khách là “có thể” hoặc “không thể” mà
lại đáp lại câu hỏi của vị khách là hành động đưa lọ muối cho ông ta?
Trong thực tế giao tiếp của con người, ta có thể bắt gặp những trường hợp như
trong tình huống trên. Một phát ngôn có thể được người nghe hiểu theo một nghĩa gián
tiếp và có phần không trùng khớp với nội dung chân thực, trực tiếp của phát ngôn.
Ở phát ngôn trên: “Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối không?”, thì đích tại lời ở đây
không chỉ đơn thuần là hỏi về khả năng có thể /hay không thể thực hiện hành động
chuyển hộ ve muối của người nghe, mà chính là hành động nhờ vả, yêu cầu từ phía
người nói. Đây là hệ quả của những hành động tại lời phi chân thực, không trực tiếp
hay còn được gọi là hành động tại lời gián tiếp. Vì thật sự mục đích chính của câu
22
hỏi là thể hiện lời yêu cầu một cách gián tiếp, chứ không phải là muốn được cung cấp
thông tin. Chỉ khi nào người nghe cố ý không muốn hiểu, hoặc cố tình tạo tình huống
gây cười thì mới trả lời là không, hoặc trả lời là có mà không chuyển lọ muối cho
người nói.
Khái niệm về hành động tại lời gián tiếp được Searle đưa ra vào thập niên 60
của thế kỉ trước và nó tiếp tục là đề tài được ông phát triển trong công trình nghiên
cứu mang tên “ Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp” .
Khi bàn về hành động tại lời gián tiếp Searle đã viết như sau: “ Một hành vi tại
lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là một hành vi
tại lời gián tiếp” [3; 60].
Đó là định nghĩa của Searle về hành động tại lời gián tiếp, định nghĩa này phần
nào còn khá giản đơn và chân phương.
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học, tập II, Ngữ dụng học cũng có
đề cập đến hành động tại lời gián tiếp như sau: “ Hiện tượng người giao tiếp sử dụng
trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác
được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. Một hành vi được
sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này
nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn
ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác.” [2; 146]. Lí
thuyết này của ông đã góp phần làm sáng tỏ cụm từ “được thực hiện gián tiếp” được
nêu ra trong định nghĩa về hành động tại lời gián tiếp của Searle.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đức Dân khi nói về hành động tại lời gián tiếp đã đưa ra
cách hiểu của mình về hành động tại lời gián tiếp như sau: “ Một hành vi tại lời này
nhằm đến một hiệu lực tại lời là một hành vi khác, thì hành vi này được gọi là một
hành vi gián tiếp”. Có thể hiểu hiệu lực tại lời mà Nguyễn Đức Dân nêu ra trong định
nghĩa trên tương đương với khái niệm hiệu quả mà Đỗ Hữu Châu đã đưa ra, đồng thời
nó còn là kết quả của đích tại lời mà ta đã đề cập trong các nội dung trên.
Trong 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra định nghĩa như
sau: “ Hành động ngôn từ gián tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những
phát ngôn có quan hệ gián tiếp giữa một chức năng và một cấu trúc” [11;207].
23
Chung quy lại, qua những định nghĩa và lí thuyết về hành động tại lời gián tiếp
được nêu ra ở trên, ta có thể định nghĩa hành động tại lời gián tiếp như sau:
“Hành động tại lời gián tiếp là hành động ngôn ngữ mà trên bề mặt ngôn từ,
người giao tiếp sử dụng cấu trúc của một hành động tại lời này nhưng lại nhằm vào
hiệu quả của một hành động tại lời khác. Từ đó hướng người nghe đến một đích tại lời
khác, nằm trong chủ đích của người nói. Quá trình này được hình thành dựa trên cơ
sở suy ý từ những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ của người nói và người
nghe.” [12;44]
Những hành động tại lời gián tiếp tồn tại thường trực trong cuộc sống hàng
ngày của chúng ta với muôn hình muôn vẻ. Người nói có thể sử dụng hành động tại
lời gián tiếp để thể hiện một số hành động như từ chối, hứa hẹn, yêu cầu... Ví dụ như
trong tình huống Mai rủ Khôi đi xem phim vào tối chủ nhật, Khôi trả lời Mai rằng:
“ Khôi phải học bài để thứ hai đi thi nữa”, thì Mai sẽ hiểu rằng Khôi đã từ chối việc đi
xem phim cùng mình. Vậy thì thông qua hành động tại lời chân thực của Khôi là nêu
lên nhiệm vụ phải làm của mình ( học bài), Khôi đã gián tiếp thực hiện hành động từ
chối đi xem phim cùng Mai một cách gián tiếp.
2.2. Mối quan hệ giữa hành động tại lời trực tiếp và hành động tại lời
gián tiếp
Trong giao tiếp, một phát ngôn tác động đến thính giác người nghe bằng chuỗi
âm thanh và thực hiện các hành động ngôn ngữ bằng chính nội dung mệnh đề được
xác lập trên bề mặt ngôn từ của phát ngôn. Mà như đã trình bày, một hành động tại
lời gián tiếp là hành động “sử dụng cấu trúc” của một hành động tại lời trực tiếp, thế
nên giữa hành động tại lời gián tiếp và hành động tại lời trực tiếp có quan hệ với nhau.
Nó thể hiện ở chỗ “Một hành động tại lời gián tiếp có thể thực hiện thông qua nhiều
cấu trúc của các hành động tại lời trực tiếp khác nhau” [9;40]. Điều này cho thấy khả
năng chuyển đổi hành động ngôn ngữ từ trực tiếp sang gián tiếp là rất lớn và rất phong
phú, đa dạng.
24
Ví dụ như trong tình huống Mai rủ Khôi đi xem phim đã nêu ra ở trên, Khôi có
thể thực hiện hành động từ chối gián tiếp của mình bằng một trong các phát ngôn dưới
đây:
- Khôi phải học bài để ngày mai đi thi nữa
- Khôi bị cảm mấy bữa nay chưa hết nữa!
- Ừm, tuần trước Khôi có xem phim này, hay lắm!
- Tuần này Khôi phải về quê rồi
- 9h là nhà trọ Khôi đóng cửa rào rồi ( nếu như Khôi biết chắc sau 9h
phim mới hết và không có chìa khóa cửa rào)
2.3.Mối quan hệ giữa hành động tại lời gián tiếp và ngữ cảnh, chu
cảnh
Ngữ cảnh và chu cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu
lực tại lời gián tiếp của một phát ngôn. Cùng một phát ngôn đặt trong những ngữ cảnh
khác nhau sẽ dẫn đến những hành động tại lời gián tiếp khác nhau.
Trước tiên ta thử đặt phát ngôn “Khôi bị cảm mấy bữa nay chưa hết nữa nè!”
vào những tình huống khác nhau. Rồi sau đó xem nội dung tại lời gián tiếp của phát
ngôn đó thay đổi như thế nào, ta sẽ thấy được mối quan hệ giữa hành động tại lời gián
tiếp và ngữ cảnh một cách rõ ràng. Nếu phát ngôn trên được đặt trong trường
hợp
Khôi đã hứa sẽ qua kí túc xá rước Mai đi học nhưng Khôi đã thất hứa, thì phát ngôn
trên có hành động tại lời gián tiếp là giải thích cho lí do thất hứa. Còn nếu câu nói trên
được nói ra trong trường hợp để trả lời cho câu hỏi của Mai là “ Tối nay đi xem phim
với mình nhé?” thì đó là một hành động từ chối gián tiếp.
Vậy ta có thể thấy rằng “Với cùng một cấu trúc, trong các ngữ cảnh khác nhau,
có thể tạo ra nhiều hành động tại lời gián tiếp khác nhau” [12;45]. Điều này cho thấy
hành động ngôn từ gián tiếp lệ thuộc khá nhiều vào ngữ cảnh và ngữ cảnh chi phối
mạnh mẽ các hành động tại lời gián tiếp. Vậy nên ngữ cảnh là một trong những cơ sở
và nhân tố quan trọng trong việc xác định một hành động tại lời gián tiếp.
3. Thủ pháp xác định hành động tại lời gián tiếp
25
Searle là một trong những người có công phát triển lí thuyết hành động ngôn từ
mà Austin đã đưa ra. Khi giải đáp về cơ chế xác định một hành động tại lời gián tiếp,
ông cho rằng sự hình thành một hành động tại lời gián tiếp có thể lí giải bằng một sơ
đồ gồm 10 bước. Theo Searle, quá trình gồm 10 bước này xảy ra một cách mặc định
trong tư duy của con người. Với ví dụ “ Anh có thể chuyển cho tôi lọ muối không?”
Searle đã mô tả 10 bước trong quá trình nhận ra hành động đề nghị, yêu cầu gián tiếp
từ phía người nghe như sau:
Bước 1: Người nói X đã đặt cho tôi một câu hỏi là tôi có thể chuyển ve muối cho
anh ta được không ( Đây là sự kiện hội thoại)
Bước 2: Tôi cho rằng anh ta nói chân thành (Muốn cộng tác hội thoại) vậy nên lời
nói của anh ta có một mục đích nào đó (theo phương châm quan hệ trong nguyên lí
cộng tác hội thoại).
Bước 3: Trong tình huống cụ thể đang ăn, anh ta không nói rõ những điều kiện
liên quan tới khả năng chuyển ve muối của tôi (Vậy đây có thông tin ở sự kiện bên
trong lời: tôi có khả năng đó).
Bước 4: Ngoài ra, có lẽ anh ta đoán câu trả lời sẽ là “được”, “sẵn sàng”
hoặc “đồng ý thôi !”.
Bước 5: Biết người ta đồng ý mà còn hỏi vậy thì câu hỏi của X có lẽ không phải để
hỏi. Thế thì phải chăng anh ta có mục đích khác ở trong lời nói đó. Mục đích này là
gì?
Bước 6: Một trong những điều kiện ban đầu cho mọi hành vi tại lời là A có khả
năng thực hiện hành động nêu trong nội dung mệnh đề (Lí thuyết hành vi ngôn ngữ là