Giới thiệu về internet và ngôn ngữ asp

  • 107 trang
  • file .doc
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy Đặng Minh Ất - giảng viên Khoa công nghệ
thông tin trường Đại Học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt quá trình em thực tập và làm đề tài này. Đồng thời em cũng xin trân trọng gởi
lời cám ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, các Thầy Cô trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội. Ban chủ nhiệm và các Thầy Cô trong Khoa công nghệ thông tin
đã tận tình dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập ở trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn thành đề
tài này.
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 1
Chương 1:
GIỚI THIỆU VỀ INTERNET
VÀ NGÔN NGỮ ASP
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 2
Internet, World Wide Web ngày nay có ở khắp nơi trên thế giới. Những thuật ngữ
như "siêu xa lộ thông tin" đã trở thành những từ ngữ thông dụng. Trên mọi phương
tiện quảng cáo truyền thông, truyền hình , báo chí …
1.1.INTERNET:
1.1.1. Mạng Internet và Intranet:
Internet bắt nguồn từ mạng APARNET trực thuộc Bộ quốc phòng Mỹ và được mở
rộng cho các viện nghiên cứu, sau này được phát triển cho hàng triệu người cùng sử
dụng như ngày hôm nay. Ban đầu các nhà nghiên cứu liên lạc với nhau qua mạng
bằng dịch vụ thư điện tử, sau đó phát sinh thêm một số mạng máy tính như mạng
Usernet, ngày nay là dịch vụ bảng tin điện tử. Mạng này được thiết lập lần đầu tiên
ở University of North Carolina, mà qua đó người dùng có thể gởi và đọc các thông
điệp theo các đề tài tự chọn. Ở Việt Nam thì Mạng Trí Tuệ Việt Nam của công ty
FPT là mạng đầu tiên được xây dựng theo dạng bảng tin điện tử.
Các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới tham gia vào hệ thống thông tin mở này,
những người dùng với mục đích thương mại và công chúng cũng tham gia vào hệ
thống này thông qua các nhà cung cấp Dịch vụ Internet. Vì thế gây ra sự phát triển
bùng nổ thông tin liên lạc toàn cầu qua máy tính. Đó chính là mạng Internet ngày
nay.
Ngày nay có rất nhiều công ty đã và đang nhận ra những lợi điểm của việc sử dụng
Internet trong công ty và họ đã sử dụng những mạng Intranet cục bộ. Những hệ
thống mạng này, thời gian đầu dùng để làm công cụ giao tiếp nội bộ trong công
ty,những nhân viên có thể gửi và nhận mail của những nhân viên khác trong cùng
công ty. Những hệ thống mạng này cũng đồng thời cho phép dùng chung tài nguyên
hệ thống như : máy in, cơ sở dữ liệu của công ty. Nhưng đối với người sử dụng thì
không có sự khác nhau giữa việc truy cập Internet và Intranet của công ty.
Intranet được dùng phổ biến cho những công ty thương mại, những tổ chức Những
hệ thống mạng Intranet riêng được tập trung vào việc cung cấp một cấu trúc cơ sở
hạ tấng bảo mật, đáng tin cậy. Từ những mạng Intranet nội bộ có thể kết nối vào
Internet qua Firewall.
1.1.2. Word Wide Web:
World Wide Web là một phần của mạng Internet và bây giờ bạn đang ở trên World
Wide Web. Người ta vẫn thường gọi tắt World Wide Web là Web- nó là phần chủ
yếu nhất của mạng Internet tuy nhiên không phải là mạng Internet.
Sở dĩ Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ
dàng từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên Net dưới dạng văn bản,
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 3
hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video. Vì thế, Web đôi khi còn được gọi là đa
phương tiện của mạng Internet.
Để dùng Web, người sử dụng phải có trình duyệt Web như Netscape hoặc Microsoft
Internet Explorer. Trình duyệt Web là một ứng dụng tương thích với máy tính của
bạn, cho phép bạn nhìn thấy các trang Web trên màn hình máy tính (giống như trang
Web của chúng tôi mà hiện bạn đang đọc).
1.2 Giới thiệu về công nghệ ASP
Mạng máy tính ngày nay đã trở thành một thành phần quan trọng trong ngành
truyền thông và cuộc sống hàng ngày. Song song với việc phát triển của mạng là sự
phát triển của một hướng mới trong lập trình. đó là lập trình mạng. Sự bùng nổ
thông tin trên toàn cầu, sự ra đời của Web đặt ra yêu cầu phải xử lý thông tin một
cách nhanh chóng, chính xác giữa các Web server với client.
Để giải quyết vấn đề này, một trong những công cụ lập trình máy chủ phổ biến hiện
nay là ASP. Bài viết không đi vào chi tiết các thủ thuật lập trình mà cung cấp cho
bạn đọc một cái nhìn tổng quát, nguyên lý về ASP cũng nh sẽ so sánh nó với một số
ngôn ngữ lập trình máy chủ khác như Perl, CGL, Rexx, Python.
1.2.1 ASP là gì?
a. Khái niệm ASP (Active Server Page): ASP là môi trường kịch bản trên máy
chủ (Server-side Scripting Environment) dùng để tạo và chạy các ứng dụng Web
động và có tương tác. Nhờ tập các đối tượng có sẵn (Built-in Object) với nhiều tính
năng phong phú, khả năng hỗ trợ VBScript lẫn JScript cùng một số thành phần
ActiveX khác kèm theo, ASP cung cấp giao diện lập trình mạnh và dễ dàng trong
việc triển khai ứng dụng trên Web.
b. Trang ASP: là trang Web trong đó có sự kết hợp các thành phần HTML,
ActiveX Component và ASP Script. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có
bổ sung các ASP Script Command.
c. Hoạt động của trang ASP: khi một trang ASP được yêu cầu bởi Web
Browser, đầu tiên Web Server xem xét và thực hiện hết những câu lệnh ASP Script,
kết quả là một trang "thuần HTML" được đưa ra Browser. Người sử dụng không
thấy những lệnh ASP Script bởi vì nó đã được thay bằng các giá trị kết quả của quá
trình thực thi trên Server (xem Hình 1).
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 4
Hình 1: Trang ASP khi ở trên Web Server và khi được đưa ra Browser
c. Ứng dụng ASP: thường ứng dụng ASP gồm các trang ASP và các thành phần
khác đặt trong một thư mục (Application Directory) được khai báo với Web Server,
thư mục này phải được gán quyền Executive hay Script để trang ASP hoạt động
đúng. Trong Application Directory có một tập tin đặc biệt là Global.asa dùng để
chia sẻ thông tin trong toàn ứng dụng.
d. Web Server cho ASP: Trang ASP có thể chạy với Microsoft Internet
Information Server (IIS) 3.0. Tuy nhiên bạn nên dùng ASP với IIS 4.0 (trên
Windows NT) hoặc Microsoft Personal Web Server (PWS) 4.0 (trên Windows 9x)
để sử dụng những tính năng mới và các ActiveX Component kèm theo. Bạn có thể
cài đặt IIS 4.0 hoặc PWS 4.0 từ phần NT Option Pack trong bộ Visual Studio 6.0.
e. Cách tạo trang ASP: với một trang HTML có sẵn, bạn có thể dễ dàng tạo
trang ASP bằng cách thêm vào các lệnh ASP Script cần thiết và đổi phần mở rộng
thành .ASP. Chú ý: do trang ASP được xử lý trước trên Server nên nó sẽ tốn nhiều
thời gian hơn để đưa ra Browser, do đó tránh đặt tên trang là ASP khi không cần
thiết (tức là khi nội dung chỉ gồm các thành phần HTML)
f. Cách ghi ASP Script trong trang ASP:
ASP Script phải được đặt giữa ký hiệu <% và %> hoặc giữa khối

+ Những lệnh nằm giữa <%%> phải sử dụng ngôn ngữ Scripting chính thức
(Primary Scripting Language) qui định cho trang đó, Primary Scripting Language
mặc định là VBScript. Để chỉ định Primary Scripting Language khác, bạn dùng chỉ
dẫn <%@ LANGUAGE=language> đặt ở dòng đầu tiên của trang ASP.
+ Dùng khối để định nghĩa các Procedure (Sub hoặc Function) có sử dụng trong trang
ASP (các procedure thường được đặt ở cuối trang ASP).
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 5
+ Để kết xuất giá trị của một biểu thức ASP, dùng Output Directive <%=
expession %>
Ví dụ: file Test.ASP sẽ trình bày cách sử dụng một số lệnh ASP Script đơn giản
như sau:


Test ASP


This following Greeting come from calling greeting function: <%=greeting
%>

and this is the time of the last refresh of the page by calling now function: <%=now
%>
and this is a text from response method: <%Response.write "I was created
byResponse method"%>





Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 6
1.2.2. Các đối tượng xây dựng sẵn của ASP (ASP Built-in Object)
Gồm có 6 đối tượng như sau:
1. Session: dùng lưu trữ những thông tin cần thiết trong phiên làm việc của User.
Những thông tin lưu trữ trong Session không bị mất đi khi User di chuyển qua các
trang của ứng dụng.
2. Application: dùng chia sẻ thông tin giữa các User trong cùng một ứng dụng.
Đối tượng Application thường được dùng trong việc đếm số lần truy cập đến ứng
dụng của các User.
3. Request: dùng để truy cập những thông tin được chuyển cùng với các yêu cầu
HTTP. Những thông tin này gồm có các tham số của Form khi được Submit dùng
phương thức POST hay GET hay các tham số được ghi cùng với trang ASP trong
lời gọi đến trang đó. Dùng đối tượng Request có thể chia sẻ thông tin qua lại giữa
các trang ASP trong một ứng dụng. Ngoài ra Request còn được dùng để lấy giá trị
các cookie lưu trữ trên máy client.
4. Response: gửi thông tin ra User, gồm có ghi thông tin trực tiếp ra Browser,
chuyển Browser đến một URL khác và/hoặc thiết lập các cookie trên máy client.
5. Server: cung cấp phương tiện truy cập đến những phương thức và thuộc tính
trên server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo instance
của một ActiveX Object trên trang ASP.
6. ObjectContext: sử dụng ObjectContext để chấp thuận hoặc hủy bỏ transaction
được khởi tạo bởi một ASP Script.
1.2.3. Các thành phần ActiveX:
1. Đối tượng truy cập dữ liệu ADO (ActiveX Data Object): ADO là một thành
phần trong bộ Microsoft Data Access Component (MDAC - gồm ADO, OLE DB và
ODBC). ADO cung cấp giao diện lập trình quen thuộc với những thuộc tính và
phương thức theo mô hình đối tượng để tạo sự dễ dàng cho các lập trình viên, nhất
là đối với những người đã quen với DAO và RDO. Ơở mức hệ thống, các chức
năng tương tác dữ liệu thật sự với DBMS sẽ do thành phần OLE DB (gọi là OLE
DB Provider) đảm nhận, thành phần này do nhà sản xuất cơ sở dữ liệu (CSDL)
cung cấp cùng với sản phẩm của họ. Hiện nay, do đa số hệ DBMS dùng ODBC làm
giao diện CSDL nên Microsoft có kèm theo một thành phần gọi là OLE DB
Provider for ODBC để ADO có thể làm việc trên các hệ thống CSDL hiện tại dùng
giao tiếp ODBC (xem Hình 2).
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 7
Hình 2: Sơ đồ giao tiếp các thành phần của MDAC
1.2.4. Các thành phần ActiveX khác:
- Ad Rotator Object (AdRotator): luân phiên hiển thị dãy các hình ảnh cũng
như liên kết từ hình ảnh được hiển thị đến một URL. Thông tin về hình ảnh và liên
kết tương ứng được lưu trữ trong file text.
- Browser Capabilities object (BrowserType): những thông tin về Browser
như tên, version, có hỗ trợ frame, table hay không...
- Page Counter: đếm và hiển thị số lần trang Web được yêu cầu
- MyInfo, Status, System, Tools Object: các thông tin về Web site
1.2.5. Mô hình một ứng dụng CSDL trên Web
Web Server: là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của Web user, đồng thời
cũng thực hiện việc kết nối đến hệ DBMS trên Database Server theo yêu cầu truy
cập dữ liệu của trang ASP. ADO cung cấp giao diện lập trình cho người phát triển
xây dựng các lệnh truy cập CSDL, các lệnh này được chuyển đến cho hệ DBMS để
thực thi thông qua các thành phần OLE DB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ
được Web Server đưa ra hiển thị trên Browser.
Hình 3: Sơ đồ một ứng dụng trên Web
Database Server: là nơi diễn ra việc thực thi các thao tác CSDL như truy vấn,
cập nhật cũng như đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ DBMS.
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 8
Browser: giao diện với người sử dụng, là nơi tiếp nhận yêu cầu của người sử
dụng cũng như hiển thị kết quả yêu cầu. Ngoài ra, Browser còn là nơi kiểm tra sơ
bộ tính hợp lệ của dữ liệu trước khi chuyển đến cho Web Server.
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 9
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 10
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 11
2.1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (E-COMMERCE) LÀ GÌ?
E-commerce (Electronic commerce - thương mại điện tử): là hình thái hoạt
động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra
giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch. (nên còn được gọi là
“thương mại không giấy tờ”)
2.2. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT)?
TMĐT giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường
và đối tác
TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể
thời gian và chí phí giao dịch.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành
phần tham gia vào quá trình thương mại.
Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
2.3. CÁC CÔNG ĐOẠN CỦA MỘT GIAO DỊCH MUA BÁN TRÊN MẠNG?
Gồm có 6 công đoạn sau:
- Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh
toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn
gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá
hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần
thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...
- Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt
hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông
tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy
chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên
mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được
bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp
sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 12
- Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã
thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng
Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch
thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân
hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường
truyền số liệu riêng biệt).
- Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
(authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách
hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh
toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
- Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông
tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho
khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
- Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được
xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.
2.3.1. Cửa hàng trên mạng thực chất là gì ?
Trong không gian ảo cửa hàng được xây dựng bằng phần mềm. Tận dụng tính
năng đa phương tiện của môi trường Web, các cửa hàng trực tuyến được xây dựng
trên nền tảng HTML và đáp lại những tình huống từ phía người mua hàng cũng như
người bán. Cửa hàng trên Internet nó cũng giống như siêu thị trên Internet nhưng
qui mơ bán hàng của nó chỉ gói gọn trong những hàng hóa thuộc một lĩnh vực nào
đó.
Cửa hàng trên mạng hoạt động như thế nào? Do đặc điểm nổi bật của cửa
hàng Internet một người mua và người bán không hề gặp mặt nhau và người mua
không thể trực tiếp kiểm tra mặt hàng. Do đó để xây dựng cửa hàng ảo, cần phải
xây dựng cho cửa hàng ảo những chức năng sau: quản lý khch hàng, quản lý mua
hàng, quản lý mặt hàng, bán hàng, xúc tiến chiêu thị, quản lý và xử lý đơn đặt hàng,
….
2.3.2. Mục tiêu và yêu cầu khi xây dựng hệ thống.
a. Mục tiêu xây dựng hệ thống.
+ Nhằm đáp ứng được nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
+ Thông tin luôn được cập nhật mới và luôn đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm
thông tin của khách hàng. Bên cạnh đó còn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi
lại cho khách hàng.
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 13
b. Những yêu cầu đặt ra cho một hệ thống.
+ Hỗ trợ cho khách hàng :
- An toàn khi mua hàng, quản lý một khách hàng.
- Truy xuất cơ sở dữ liệu thông qua Internet.
- An toàn trên đường truyền.
+ Hỗ trợ cho người quản trị :
Để an toàn cho hệ thống, hệ thống sẽ cấp cho người quản trị một mật khẩu để
người quản trị có thể truy cập vào hệ thống, thao tác trên cơ sở dữ liệu (như bổ
sung, cập nhật dữ liệu,…).
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 14
Chương 3
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ
HỆ THỐNG
BÁN HÀNG TRÊN MẠNG
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 15
3.1. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
“Xây dựng web site bán hàng qua mạng cho công ty Đài Cát về sản phẩm điện
thoại di động” là đề tài trong đó chủ yếu và xử lý quá trình bán hàng giữa công ty
với khách hàng là những người sử dụng Internet. Chúng ta có thể hiểu bán hàng ở
đây cũng gần giống như bán hàng tại các cửa hàng nhưng ở đây khách hàng gián
tiếp mua hàng. Vậy nhiệm vụ chúng ta đề ra ở đây là làm thế nào để đáp ứng được
đầy đủ các nhu cầu cho khách hàng.
3.1.1. Hoạt động của cửa hàng ảo
Bao gồm hai hoạt động chính: Hoạt động của khách hàng và hoạt động của người
quản trị.
a. Hoạt động của khách hàng:
+ Một khách hàng khi tham quan cửa hàng, họ sẽ đặt vấn đề cửa hàng bán
những gì, thông tin gì về những mặt hàng được bán, giá cả và hình thức thanh toán.
Do đó để đáp ứng những nhu cầu tối thiểu trên, cửa hàng trên Internet phải đảm bảo
cung cấp những thông tin cần thiết, có giá trị và hơn thế nữa là dễ thao tác. Mặt
hàng khi bán phải có hình ảnh, giá cả, thông tin liên quan đến mặt hàng đó.
+ Khách hàng có thể vào cửa hàng ảo (Web Site) để tìm kiếm các sản phẩm cần
mua và đặt hàng với cửa hàng. Khách hàng có thể tìm mặt hàng mà mình cần theo
tên mặt hàng.
+ Mỗi khách hàng được cung cấp một giỏ mua hàng tương ứng. Khi khách hàng
thêm những mặt hàng vào giỏ mua hàng của mình thì một trang đăng ký sẽ xuất
hiện yêu cầu khách hàng đăng nhập. Nếu đây là lần đầu tiên khách hàng tới cửa
hàng thì khách hàng được yêu cầu nhập vào thông tin đăng ký trong đó có họ tên,
thông tin địa chỉ, username và password của khách hàng. Nếu khách hàng đã đăng
ký rồi thì họ có thể truy xuất giỏ mua hàng của mình chỉ bằng cách nhập vào
username và password của khách hàng. Khi khách hàng tiếp tục tham quan cửa
hàng, những mặt hàng mới có thể được thêm vào giỏ mua hàng của khách hàng khi
khách hàng yêu cầu, khách hàng có thể cập nhật số lượng của mặt hàng mà mình
muốn mua, hoặc khách hàng có thể loại bỏ mặt hàng hiện có trong giỏ mua hàng
của mình khi khách hàng không muốn mua nó nữa.
+ Khi khách hàng đã sẵn sàng hoàn thành đơn đặt hàng của mình thì các mặt
hàng mà khách hàng hiện có trong giỏ mua hàng của mình sẽ chuyển vào đơn đặt
hàng thực hiện đặt hàng với cửa hàng, giỏ mua hàng của khách hàng sẽ rỗng.
+ Sau khi khách hàng đã đặt hàng tại cửa hàng rồi, họ có thể theo dõi đơn đặt
hàng của mình để trực tiếp kiểm tra đơn đặt hàng tại trang Web của cửa hàng khi có
những băn khoăn.
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 16
b. Hoạt động của người quản trị
Người quản trị ngoài việc nhận thông tin từ khách hàng còn phải đưa thông tin
về loại mặt hàng mà mình bán trên Internet. Hoạt động của người quản trị có thể
phân ra những nhiệm vụ sau :
+ Hướng dẫn, giới thiệu mặt hàng: Khách hàng thường đặt câu hỏi "Cửa hàng
của bạn bán những mặt hàng gì, và có những gì tôi cần hay không?" khi họ tham
quan cửa hàng. Phải nhanh chóng đưa khách hàng tới nơi có mặt hàng mà họ cần,
đó là nhiệm vụ của nhà quản lý. Việc lưu trữ các thông tin về mặt hàng trong một cơ
sở dữ liệu trực tuyến, cơ sở dữ liệu này chứa những thông tin về mặt hàng như: tên
mặt hàng, loại mặt hàng, thông tin mô tả, tên tập tin chứa hình ảnh của mặt hàng đó.
+ Quản lý mặt hàng: người quản trị có thể bổ sung, loại bỏ và cập nhật mặt
hàng để phù hợp với tình hình hoạt động của cửa hàng và nhu cầu thị hiếu của
khách hàng,…
+ Cung cấp giỏ mua hàng cho khách hàng: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái
khi duyệt qua toàn bộ cửa hàng trực tuyến mà không bị gián đoạn ở bất kỳ đâu vì
phải lo quyết định xem có mua một mặt hàng nào đó hay không, cho tới khi kết thúc
việc mua hàng, có thể lựa chọn mặt hàng, thêm hoặc loại mặt hàng ra khỏi giỏ cũng
như ấn định số lượng cho mỗi mặt hàng.
+ Theo dõi khách hàng: Hàng của ai mua? Là câu hỏi đặt ra khi cùng một lúc
nhiều khách hàng mua hàng trong cửa hàng.
+ Nhận đơn đặt hàng: Sau khi khách hàng kết thúc giao dịch, đơn đặt hàng
được tổng hợp lại và gởi qua cho các bộ phận khác như thống kê kế toán, kinh
doanh,... ngoài ra sau một thời gian nhất định, nhà quản lý có thể xử lý đơn đặt hàng
mới và cũ nếu cần.
+ Bán hàng và xúc tiến khuyến mãi: Có hàng trong kho là một chuyện và bày
bán như thế nào mới là vấn đề. Ở đây chúng ta chỉ bày bán đơn giản, các mặt hàng
sẽ được bày bán thông qua loại mặt hàng trên trang web. Việc ưu đãi khách hàng
thường xuyên và đặt mua với số lượng nhiều là một việc cần thiết đồng thời các
thông tin khuyến mãi cũng kèm theo mặt hàng để cho khách hàng biết.
+ Quản lý và xử lý đơn đặt hang:
- Hiển thị danh sách các đơn đặt hàng đã giao hay chưa giao.
- Đánh dấu tình trạng giao hàng ứng với đơn đặt hàng đã giao.
- Xóa đơn đặt hàng.
- Thành lập hóa đơn cho khách hàng khi giao hàng,…
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 17
3.1.2. Thiết kế dữ liệu
a. Mô hình quan niệm
KHACHHANG (1,1) (1,n) DIACHI
KH-DC
- MaKH
(1,n) (1,n) - MaDC
- UserName
- HoTenKH
- Password
- Duong
DAT DDH- - Quan
DC - ThanhPho
(1,1)
(1,1) - QuocGia
DONDATHANG - Phone
- Email
- MaDDH
(1,n) - NgayDatHang
- NgayGiaoHang
- TrangThaiDDH
GIOMUAHANG (1,n)
- MaGio
- SoLuongMua
XUAT
- MaXuat
-
SoLuong
(1,n)
(1,n) (1,1)
MATHANG THUO
C
- MaMH
- TenMH (1,n)
QUANTRI - DonGia
- FileAnhMH LOAI HANG
-UsernameQT - MoTaN
- PasswordQT - MaLH
- MoTaDD - TenLH
- DacDiemMH - MoTaLH
-TrangThaiMH
b. Mô hình tổ chức dữ liệu
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 18
MATHANG(MaMH , MaLH, TenMH, DonGia, FileAnhMH, MoTaN, MoTaDD,
DacDiemMH, TrangThaiMH)
KHACHHANG(MaKH, MaDC, Username, Password, TrangThaiKH)
GIOMUAHANG(MaGio, MaKH, MaMH, SoLuongMua)
DONDATHANG( MaDDH, MaKH , MaDC, NgayDatHang, NgayGiaoHang,
TrangThaiDDH)
XUAT(MaXuat, MaMH, MaDDH, SoLuong)
LOAIHANG(MaLH , TenLH, MoTaLH)
DIACHI(MaDC, HoTenKH, Duong, Quan, ThanhPho, QuocGia, Phone, Email)
QUANTRI(UsernameQT, PasswordQT)
c. Mô hình vật lý dữ liệu
TRƯỜNG KIỂU DỮ KÍCH CHÚ THÍCH
LIỆU THƯỚC
MaMH(K) Text 4 Mã mặt hàng
MaLH Text 2 Mã loại mặt hàng
TenMH Text 50 Tên của mặt hàng
DonGia Currency 8 Đơn giá của từng mặt hàng
FileAnhMH Text 50 Tên/đường dẫn tới file ảnh
MoTaN Text 100 Mô tả ngắn về mặt hàng
MoTaDD Text 500 Mô tả đầy đủ về mặt hàng
DacDiemMH Number 2 Đặc điểm mặt hàng
TrangThaiMH Number 2 Trạng thái của mặt hàng
KHACHHANG(MaKH, MaDC, Username, Password, TrangThaiKH)
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 19
TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU KÍCH THƯỚC CHÚ THÍCH
MaKH(K) AutoNumber Longinteger Mã khách hàng
MaDC Number Longinterger Mã địa chỉ
Username Text 50 Tên truy cập
Password Text 20 Mật khẩu
truy cập
TrangThaiKH Number 2 Trạng thái
của account
GIOMUAHANG(MaGio, MaKH, MaMH, SoLuongMua)
TRƯỜNG KIỂU DỮ LIỆU KÍCH THƯỚC CHÚ THÍCH
MaGio(K) AutoNumber Longinteger Mã giỏ mua hàng
MaKH Number Longinteger Mã khách hàng
MaMH Text 4 Mã mặt hàng
SoLuongMua Number 10 Số lượng mỗi mặt
hàng
XUAT(MaXuat, MaMH, MaDDH, SoLuong)
Đề tài: Xây dựng Website bán hàng qua mạng 20