Giới thiệu một số hệ thống điện trên tàu xi măng. nghiên cứu bảng điện chính tàu xi măng

  • 53 trang
  • file .docx
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Điện – Điện tử Trường Đại Học Hàng Hải
Việt Nam và được sự đồng ý giúp đỡ của Thầy Lê Văn Tâm. Em đã hoàn thành
được đề tài tốt nghiệp: “Giới thiệu một số hệ thống điện trên tàu Xi Măng.
Nghiên cứu bảng điện chính tàu Xi Măng” .
Để hoàn thành được nội dung của đồ án này thì lời đầu tiên em xin gửi lời
cảm ơn đến các thầy, các cô trong Khoa Điện – Điện tử Trường Đại Học Hàng
Hải Việt Nam, cảm ơn Thầy Lê Văn Tâm, cùng các bạn sinh viên đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành được nội dung của bản đồ án này.
Mặc dù còn nhiều điều thiếu sót trong quá trình làm việc do lần đầu tiếp
cận với quá trình làm đồ án, nhưng đều là những kinh nghiệm quý báu giúp ích
cho công việc của em sau này. Vì vậy em rất mong được sự góp ý tận tình của
các thầy, các cô, cũng như các bạn sinh viên để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan :
1. Nội dung của bản báo cáo đồ án tốt nghiệp này là của riêng em, thực hiện
được dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Văn Tâm.
2. Mọi vấn đề về sao chép, vi phạm về quy chế hay dối trá em xin chịu hoàn
toàn trách nhiêm.
Hải phòng, ngày 26 tháng 11
năm 2015
Sinh viên thực hiện
Lương Nhân Quang
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................3
Giới thiệu chung về tàu Xi Măng................................................4
Phần I. TRANG THIẾT BỊ ĐIỆN TÀU XI MĂNG...........................6
Chương 1: Hệ thống trạm phát sự cố tàu Xi Măng................................6
1.1 Khái quát chung về trạm phát điện sự cố......................................6
1.2 Các thông số kĩ thuật của máy phát sự cố.....................................6
1.3 Trạm phát điện sự cố tàu xi măng..............................................6
1.4 Mối liên hệ giữa bảng điện chính và bảng điện sự cố..........................8
1.5. Các phụ tải được cấp nguồn từ bảng điện sự cố...............................9
1.6. Hoạt động của bảng điện sự cố..............................................10
1.6.1 Chế độ tự động:.............................................................10
1.6.2 Chế độ điều khiển bằng tay:................................................13
1.6.3. Thử máy phát sự cố.........................................................14
1.7. Các báo động, bảo vệ và khởi động máy phát sự cố.......................14
Chương 2. Hệ thống nồi hơi.....................................................15
2.1. Hệ thống nồi hơi...........................................................15
2.2. Nguyên lý hoạt động..........................................................18
PHẦN II. ĐI SÂU NGHIÊN CỨU TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH..........25
Chương 3: Trạm phát điện chính tàu Xi Măng..................................25
3.1. Tổng quan....................................................................25
3.1.1. Chức năng, yêu cầu, điều kiện công tác..................................25
3.1.2. Phân loại trạm phát điện tàu thủy.........................................26
3.2. TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU XI MĂNG.............................26
3.2.1. Giới thiệu chung của trạm phát điện chính tàu Xi Măng.................26
3.2.3. Mạch đo....................................................................27
3.2.4. Mạch điều khiển đóng mở ACB...........................................29
3.2.5 Hòa đồng bộ................................................................33
3.2.6 Phân chia tải vô công......................................................38
3.2.7 Phân chia tải tác dụng cho các máy phát công tác song song............39
3.2.8. Báo động và bảo vệ trạm phát điện.......................................41
KẾT LUẬN.......................................................................45
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ven biển, có bờ biển dài 3260 Km, nằm
ở vị trí rất thuận lợi là nơi có tuyến hàng hải quốc tế đi qua. Chính vì vậy mà
những năm gần đây ngành hàng hải nói chung và ngành đóng tàu nói riêng ở
nước ta phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều đơn đặt hàng đóng những con tàu lớn
và bạn hàng trên thế giới đã biết đến ngành đóng tàu của Việt Nam.
Là một sinh viên học tập tại khoa Điện - Điện tử của trường Đại Học
Hàng Hải Việt Nam. Sau hơn 4 năm học tập và rèn luyện, em đó được trang bị
tương đối đầy đủ các kiến thức cơ bản về những hệ thống điện năng trên tàu
thuỷ và còn được tiếp cận với những trang thiết bị, công nghệ điều khiển hiện
đại đó và đang được áp dụng trên nhiều con tàu vận tải hiện nay trên thế giới
cũng như tại Việt Nam. Với thời gian thực tập tại tổng công ty Công nghiệp tàu
thủy Bạch Đằng và được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa, em được giao đề
tài thiết kế tốt nghiệp: “Giới thiệu một số hệ thống điện trên tàu Xi Măng.
Nghiên cứu bảng điện chính tàu Xi Măng ”
Qua quá trình tổng hợp, nghiên cứu sơ đồ thu thập được và sự nỗ lực phấn
đấu của bản thân cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.s
Lê Văn Tâm và các thầy giáo trong khoa Điện - Điện tử trường Đại Học Hàng
Hải Việt Nam, em cố gắng hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất.Tuy
nhiên do trình độ còn hạn chế, nên đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong được được sự chỉ bảo của các thầy, cô để đồ án của em
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, ngày 23 tháng 11 năm 2015
Sinh viên: Lương Nhân Quang
Giới thiệu chung về tàu Xi Măng
Đây là tàu chở Xi Măng có tính năng khai thác hiện đại lần đầu được Tổng
Công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng đóng mới. Tàu do Công ty AZ (Nhật
Bản) thiết kế. Tàu được thiết kế với các hệ thống và trang thiết bị hiện đại thuận
tiện dễ dàng đối với người vận hành.
Tàu được giám sát bởi đăng kiểm Nhật Bản và đăng kiểm Việt Nam. Tàu
sử dụng công nghệ xếp dỡ băng tải trục vít có chất lượng cao với công suất tiếp
nhận và dỡ hàng đạt 1.000 tấn/giờ. Tàu được thiết kế phù hợp với điều kiện địa
hình khu vực tiếp nhận xi măng tại công ty xi măng Nghi Sơn, đồng thời nó có
khả năng vận chuyển an toàn vào mùa mưa tại Việt Nam cũng như đảm bảo tính
năng an toàn cao trong vận hành cũng là một đặc điểm nổi bật của tàu.
a. Loại tàu, công dụng:
Tàu xi măng 15000 DWT là loại tàu vỏ thép, kết cấu hàn điện hồ quang,
một boong chính, một boong lái. Tàu được thiết kế trang bị 01 Diesel chính,
kiểu 2 kỳ truyền động gián tiếp ( thông qua hộp số ) cho 01 hệ trục chân vịt.
b. Vùng hoạt động,cấp thiết kế :
Tàu xi măng 15000 DWT được thiết kế thỏa mãn Cấp không hạn chế theo
Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép – 2010, do Bộ Khoa học Công nghệ và
Môi trường ban hành. Phần hệ thống động lực được tính toán thiết kế thỏa mãn
theo QCVN 21 : 2010
c. Các quy ước, công ước quốc tế áp dụng :
(1) Tàu được đóng theo quy phạm và dưới sự giám sát phân cấp của đăng
kiểm Nippon Kaji Kyokai (NK).
(2) Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép – 2010. Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường.
(3) MARPOL 73/38 (có sửa đổi)
(4) Bổ sung sửa đổi 2010 của MARPOL
d. Các thông số chính của tàu :
- Chiều dài giữa hai trụ 132m
- Chiều rộng 25m
- Chiều cao mạn 11m
- Mớn nước thiết kế 8m
- Máy chính AKASAKA-8UEC33LSII
- Công suất 4530kW
- Vòng quay 215rpm
- Biên chế thuyền viên 28 người
Phần I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN TÀU XI MĂNG
Chương 1: Hệ thống trạm phát sự cố tàu Xi Măng
1.1. Khái quát chung về trạm phát điện sự cố.
Trên tàu thuỷ ngoài trạm phát điện chính còn có các nguồn năng lượng
khác được sử dụng trong trường hợp trạm phát chính hoàn toàn không có khả
năng cấp điện, thì nguồn điện này được sử dụng để cấp nguồn cho những phụ tải
quan trọng và cần thiết nhất đảm bảo thoát nhanh khỏi sự cố và liên lạc với tàu
khác cũng như với bờ, hiện nay ngoài nguồn chính còn có hai nguồn khác:
- Nguồn điện sự cố từ máy phát sự cố.
- Nguồn tiểu sự cố.
1.2. Các thông số kĩ thuật của máy phát sự cố:
Công suất : Sđm = 80 KVA;
Pđm , : 64 KW.
Tần số :f = 60 Hz
Điện áp định mức :Uđm = 450 V
Dòng điện định mức :Iđm = 102.6 A
Hệ số Cosφ :0.8
Số pha :3
1.3. Trạm phát điện sự cố tàu xi măng.
Mặt ngoài của bảng điện sự cố (SHEET NO.28-1).
 Bảng điện máy phát sự cố (SNP1):
- EL51: Đèn kiểm tra cách điện các pha của lưới.
- V11: Đồng hồ đo điện áp máy phát.
- W11: Đồng hồ đo công suất máy phát.
- A11: Đồng hồ đo dòng điện máy phát.
- FM11: Đồng hồ đo tần số máy phát.
- ES51: Công tắc kiểm tra cách điện các pha của lưới.
- ATS: Automat lấy nguồn từ bảng đện chính.
- ACB: Automat cấp nguồn từ máy phát sự cố lên bảng điện sự cố.
- 43A: Công tắc chọn chế độ MANU hoặc AUTO.
- AS1: Công tắc chuyển đổi đo dòng điện các pha.
- VFS1: Công tắc chuyển đổi đo điện áp và tần số các pha.
- SHS: Công tắc điện trở sấy.
- 3-11L: Nút ấn thử đèn.
- 43-11E: Nút ấn thử máy phát sự cố.
- NNP1: Công tắc điều khiển ATS bằng tay.
- VR1: Núm xoay tinh chỉnh giá trị điện áp.
- GSL1: Nhóm đèn tín hiệu (SHEET NO.28-7):
- DC24V ENG CONT POWER(YL): Đèn màu vàng báo nguồn điều khiển
một chiều 24V.
- EMERG GEN AUTO ST-BY(YL): Đèn màu vàng báo máy phát sự cố
sẵn sàng hoạt động ở chế độ tự động.
- EMERG GEN RUN(GL): Đèn màu xanh báo máy phát sự cố đang hoạt
động.
- ACB OPEN (RL): Đèn màu đỏ báo automat mở.
- ACB CLOSE(GL): Đèn màu xanh báo automat đóng, máy phát sự cố
đang cấp điện lên lưới.
- SPACE HEATERON(OL): Đèn màu cam báo điện trở sấy máy phát đang
làm việc để sấy máy phát khi máy phát không làm việc (chống ẩm).
- ACB ABNORMAL TRIP(RL): Đèn màu đỏ báo automat ngắt không bình
thường.
 Bảng cấp nguồn 440V(28-4):S4.
- EP1, EP7, EP8, EP9: Các aptomat cấp nguồn cho máy biếnáp hạáp
 Bảng cấp nguồn 220V (28-3):S3.
- A71: Ampe kế đo dòng điện xoay chiều.
- AS71: Công tắc xoay chọn đo dòng điện từng pha.
- MΩ71: MêgaÔm kế đo điện trở cách điện mạch 220V.
- V71: Vôn kế đo điện áp xoay chiều.
- VS71: Công tắc xoay chọn đo điện áp từng pha.
- EP7-1, EP8-1, EP9-1: Các biến áp hạ áp.
1.4. Mối liên hệ giữa bảng điện chính và bảng điện sự cố.
1.4.1. Mối liên hệ về việc cấp nguồn đến các phụ tải:
Ở chế độ công tác bình thường tức là bảng điện chính có điện và máy phát
sự cố chưa hoạt động thì Automat ATS(6B, S1) đóng cụm tiếp điểm của 83MC
nhận nguồn từ bảng điện chính để cấp cho Panel 440V từ đó cấp điện cho các phụ
tải.
Khi bảng điện chính mất điện thì khối ATPC (S13) sẽ điều khiển để khởi
động Diezel máy phát sự cố và khi điện áp máy phát sự cố đạt đến điện áp định
mức thì nó sẽ điều khiển đóng Automat ACB(4B, S1). Khi đó contactor
83EC(6B, S1) sẽ điều khiển để đóng Automat AST(6B, S1) sang vị trí nhận
nguồn từ máy phát sự cố, đồng thời nó đóng tiếp điểm 83EC(3A, S5) sẵn sàng
cấp nguồn cho contactor 83MC(7A, S5) khi bảng điện chính có điện trở lại.
Khi bảng điện chính có điện trở lại thì Contactor 83MC(7A, S5) có điện nó
sẽ điều khiển để đóng Automat AST(6B, S1) trở lại vị trí nhận nguồn từ bảng
điện chính, đồng thời mở tiếp điểm 83EC(9A, S1) ngắt nguồn congtactor 83EC.
Như vậy có thể thấy rằng bảng điện sự cố luôn được cấp nguồn một cách
liên tục để đảm bảo việc cung cấp điện đến các phụ tải quan trọng trên tàu.
Nhưng trong một thời điểm bảng điện sự cố chỉ nhận nguồn từ một phía.
1.4.2. Mối liên hệ về việc tự động khởi động và dừng Diezel máy phát sự cố:
- Khi bảng điện chính đang cấp điện lên bảng điện sự cố thì Rơle
84MSB(9A,S5) có điện nó sẽ đóng tiếp điểm 84MSB(3A, S7) cấp tín hiệu vào
khối ATPC(S13). Khi đó rơle thời gian 84MXT(2B, S13) có điện nó sẽ đóng tiếp
điểm 84MXT(5A, S13) cấp nguồn vào rơle 5. Rơle 5 có điện đóng tiếp điểm
5(6B, S13) cấp tín hiệu không cho máy phát sự cố hoạt động.
- Khi bảng điện chính mất điện thì rơle 84MSB(S5) mất điện, tiếp điểm
84MX(2A,S13) mở ngắt nguồn vào rơle 84MXT(2B, S13). Rơle 84MXT mất
điện nó sẽ đóng tiếp điểm 84MXT(2A, S13) cấp nguồn cho Rơle thời gian
84MXNT(2B, S13). Và sau 2 giây nó sẽ đóng tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) cấp
nguồn cho rơle 6. Rơle 6 có điện đóng tiếp điểm 6(5B, S13) đưa tín hiệu khởi
động Diezel máy phát sự cố.
- Khi bảng điện chính có điện trở lại thì khi đó rơle 84MSB (S5) lại có điện nó
sẽ cấp tín hiệu vào khối ATPC (S13). Khi đó rơle 84MXT(2B,S13) có điện và sau
1 giây nó sẽ đóng tiếp điểm 84MXT(5A, S13) cấp nguồn vào rơle 5 đưa tín hiệu
dừng máy phát sự cố và máy phát sự cố sẽ chuyển sang chế độ AUTO ST-BY.
1.5. Các phụ tải được cấp nguồn từ bảng điện sự cố.
Các phụ tải được cấp nguồn từ bảng điện sự cố là các phụ tải quan trọng và
rất quan trọng trên tàu. Gồm có các phụ tải sau:
- Các phụ tải nhận nguồn từ Panel 440V(SNP2):
+ Máy nén khí sự cố.
+ Quạt gió phòng máy phát sự cố.
+ Hệ thống còi điện.
+ Máy lái.
+ Hệ thống nạp điện cho Acquy.
- Các phụ tải nhận nguồn từ panel 220V(SNP3):
+ Hệ thống đèn hành trình.
+ Hệ thống thông tin liên lạc.
+ Hệ thống định vị toàn cầu.
+ Hệ thống la bàn con quay.
+ Hệ thống bảng điều khiển ở buồng điều khiển trung tâm.
+ Hệ thống báo cháy.
+ Hệ thống báo động nước vào tàu.
+ Hệ thống ánh sáng sự cố.
+ Bộ nạp acquy để khởi động máy phát sự cố.
1.6. Hoạt động của bảng điện sự cố.
Trạm phát điện sự cố tàu XI MĂNG 15000T có hai chế độ hoạt động là
AUTO và MANU
1.6.1. Chế độ tự động:
Công tắc 43A (3B,S5) được bật sang vị trí AUTO, tiếp điểm 43A AUTO
(4A,S13) đóng lại.
a. Khi bảng điện chính đang cấp điện lên bảng điện sự cố:
+ Rơle 84MSB(S5) có điện sẽ tác động các tiếp điểm sau:
- Đóng tiếp điểm 84MSB(3A, S7) cấp tín hiệu đến khối ATPC báo bảng
điện chính đang có điện.
- Mở tiếp điểm 84MSB(9B, S7) ngắt nguồn rơle thời gian 27BT
- Đóng tiếp điểm 84MX(2A, S13) cấp nguồn cho rơle thời gian 84MXT.
Rơle thời gian 84MXT có điện sau thời gian trễ một giây sẽ tác động đóng và mở
các tiếp điểm.
- Mở tiếp điểm 84MXT(2A, S13) ngắt nguồn rơle thời gian 84MXNT. Rơle
thời gian 84MXNT không có điện sẽ mở các tiếp điểm:
 Mở tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) ngắt điện rơle 4CX không cho đóng
aptomat ATS sang vị trí nhận nguồn từ máy phát sự cố.
 Mở tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) ngắt nguồn rơle 6 không cho khởi động
máy phát sự cố.
- Đóng tiếp điểm 84MXT(5A, S13) cấp nguồn cho rơle 84MSB đóng tiếp
điểm 84MSB(8B, S13); đồng thời rơle 5 có điện không cho máy phát sự cố hoạt
động.
+ Contactor 83EC(S5) ban đầu không có điện, ATS thường đóng ở vị trí
nhận nguồn từ bảng điện chính cấp cho bảng điện sự cố.
+ Contactor 83MC(S5) không có điện, tiếp điểm thường đóng 83MC(3B,
S1) đóng lại cấp nguồn cho contactor 88H đóng tiếp điểm 88H(3A, S1) cấp
nguồn cho mạch sấy máy phát sự cố hoạt động để chống ẩm khi máy phát sự cố
không làm việc.
+ Aptomat chỉ mở khi bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải. Mất điện sẽ đóng
tiếp điểm 52AX(2B, S13) sang vị trí 52Xb-52Xc, đèn ACB OPEN(RL) (6A, S8)
sáng báo máy phát sự cố không hoạt động.
+ Khi công tắc 43A ở vị trí AUTO thì rơle 43AX(S13) có điện sẽ tác động
các tiếp điểm:
- Đóng tiếp điểm 43AX(5B, S13) cấp nguồn cho rơle 10AX.Rơle 10AX có
điện đóng tiếp điểm 10AX(4B, S13) cấp tín hiệu đến chân 807 của khối GRU1
đóng tiếp điểm GRU1(2A, S8) cấp nguồn cho đèn EMERG AUTO ST-BY sáng
báo máy phát sự cố sẵn sàng hoạt động.
- Đóng tiếp điểm 43AX(6B, S13) sẵn sàng cấp nguồn cho rơle 4CX.
b. Khi bảng điện chính mất điện:
+ Rơle 84MSB(S5) mất điện sẽ tác động các tiếp điểm sau:
- Đóng tiếp điểm 84MSB(9A, S7) cấp nguồn cho rơle thời gian 27BT. Rơle
thời gian 27BT có điện đóng tiếp điểm 27BT(4A, S7).
- Mở tiếp điểm 84MSB(3A, S7) ngắt tín hiệu đến khối ATPC.
- Mở tiếp điểm 84MX(2A, S13) ngắt nguồn rơle thời gian 84MXT. Rơle
thời gian 84MXT mất điện sẽ tác động các tiếp điểm sau:
 Đóng tiếp điểm 84MXT(2A, S13) sẵn sàng cấp nguồn cho rơle thời gian
84MXNT.
 Mở tiếp điểm 84MXT(5A, S13) ngắt nguồn rơle 84MSB, tiếp điểm
84MSB(8B,S13) mở ra; đồng thời ngắt nguồn rơle 5 để cho máy phát sự cố được
hoạt động.
+ Nguồn 1chiều 24V được cấp từ ắcquy lên mạch điều khiển. Khi đó:
- Rơle 84X(1B, S13) có điện đóng tiếp điểm 80X(801-802)(1B, S13) sẵn
sàng cấp nguồn cho rơle 8X1(S7). Đồng thời rơle 8X2(S8) có điện đóng tiếp điểm
8X2(4B, S7) cấp nguồn cho rơle 8X1. Rơle 8X1 có điện đóng tiếp điểm 8X1(8A,
S7); đóng tiếp điểm 8X1(4A, S8) cấp nguồn cho đèn DC 24V POWER sáng báo
có nguồn một chiều 24V. Trước đó, do công tắc 43A ở vị trí AUTO nên có tín
hiệu cấp đến chân 25 của khối GRU1. Đầu ra của khối GRU1 là 43 RX(5B, S7)
có điện đóng tiếp điểm 43RX (6B, S7) cấp tín hiệu vào chân 10 của khối ATPC
đọc lệnh khởi động.
- Rơle thời gian 84MXNT(6A, S13) có điện tác động các tiếp điểm:
 Đóng tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) sẵn sàng cấp điện cho rơle 4CX
 Đóng tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) cấp điện cho rơle 6 đóng tiếp điểm
6(5B, S13) cấp tín hiệu khởi động diezel lai máy phát điện sự cố.
+ Khi khởi động thành công thì điện áp máy phát sự cố tăng dần.
- Khi có nguồn từ máy phát sự cố, rơle 52AX(S13) có điện sẽ tác động các
tiếp điểm sau:
 Đóng tiếp điểm 52AX(3A, S13) cấp nguồn cho rơle 4CX. Rơle 4CX có
điện sẽ đóng tiếp điểm 4CX(8B,S13) cấp nguồn cho contactor 83EC(S5) đóng
automat ATS sang vị trí nhận nguồn từ máy phát sự cố.
 Đóng tiếp điểm 52AX(2B, S13) sang vị trí 52Xa-52Xc, đèn ACB
CLOSE(GL) sáng báo automat đã được đóng.
- Do automat ACB đóng nên rơle ACBX(S7) có điện đóng tiếp điểm
ACBX(4A,S7) cấp tín hiệu báo automat đóng đến khối ATPC.
- Rơle 84 có điện đóng tiếp điểm 84(2B, S13), đèn EMERG GEN RUN(GL)
(S8) sáng báo máy phát sự cố đang hoạt động.
- Contactor 83EC có điện sẽ tác động các tiếp điểm:
 Đóng tiếp điểm 83EC(3A, S5) sẵn sàng cấp nguồn cho contactor 83MC
khi bảng điện chính có điện trở lại.
 Mở tiếp điểm 52EX1(3A, S1) ngắt nguồn mạch sấy máy phát.
 Đóng tiếp điểm MC2(4A, S13) cấp nguồn cho rơle 52AS(S13) đóng tiếp
điểm 52AS(3B, S13) báo nguồn có sự cố đang đựoc cấp lên lưới.
c. Khi bảng điện chính có điện trở lại:
+ Rơle 84MSB(S5) có điện sẽ tác động:
- Đóng tiếp điểm 84MSB(3A, S7) cấp tín hiệu đã có nguồn từ bảng điện
chính đến khối ATPC.
- Mở tiếp điểm 84MSB(9B, S7) ngắt nguồn rơle thời gian 27BT
- Đóng tiếp điểm 84MX(2A, S13) cáp nguồn cho rơle thời gian 84MXT, sau
thời gian trễ 1 giây sẽ tác động:
 Đóng tiếp điểm 84MXT(5A, S13) cấp nguồn cho rơle 84MSB(S13) đóng
tiếp điểm 84MSB(8B, S13) cấp nguồn cho contactor MC1(S1) đóng automat
ATS sang vị trí nhận nguồn từ bảng điện chính và ngắt nguồn của contactor
MC2(S1); đồng thời rơle 5 được cấp nguồn sẽ dừng máy phát sự cố.
 Mở tiếp điểm 84MXT(2A,S13) ngắt nguồn rơle thời gian 84MXNT(S13).
Rơle thời gian 84MXNT mất điện sẽ tác động các tiếp điểm sau:
 Mở tiếp điểm 84MXNT(6A, S13) ngắt nguồn rơle 4CX.
 Mở tiếp điểm 84MXNT(6A, S13)ngắt nguồn rơle 6 không cho khởi
động máy phát sự cố.
1.6.2 Chế độ điều khiển bằng tay:
Công tắc 43A được bật sang vị trí MANU.
Do công tắc 43A không còn ở vị trí AUTO nữa nên các rơle 43AX(S13),
84MSB(S13) mất điện.
* Khi bảng điện chính có địên thì rơle 84MSB(S5) có điện và quá trình diễn
ra như ở chế độ tự động.
* Khi bảng điện chính mất điện thì bảng điện sự cố cũng mất điện, máy phát
sự cố không tự động khởi động lên.
+ Muốn khởi động máy phát điện sự cố ta ấn nút 3-6(7A, S13) cấp nguồn
cho rơle 6. Rơle 6 có điện sẽ tác động:
- Đóng tiếp điểm 6(7A, S13) tự duy trì nguồn.
- Đóng tiếp điểm 6(5B, S13) cấp tín hiệu khởi động máy phát sự cố.
+ Nếu máy phát khởi động thành công và điện áp đạt giá trị định mức ta
đóng aptomat ATS sang vị trí nhận nguồn từ máy phát sự cố bằng cách vặn công
tắc 43-11E(9B, S5) sang vị trí TEST. Khi đó rơle 11X (S13) có điện đóng tiếp
điểm 11X(6A,S13) cấp nguồn cho rơle 4CX, tiếp điểm 4CX(8B,S13) đóng lại cấp
nguồn cho contactor MC2 (S2) đóng automat ATS sang vị trí nhận nguồn từ máy
phát sự cố. Tiếp điểm 83EC(3A, S5) đóng lại chuẩn bị cấp nguồn cho contactor
83MC khi bảng điện chính có điện trở lại.
* Khi bảng điện chính có điện trở lại:
+ Để dừng máy phát sự cố ta ấn nút 3-5(7A-8A, S13), khi đó:
- Rơle 6 mất điện không cho khởi động máy phát sự cố.
- Rơle 5 có điện đóng tiếp điểm 5(6B, S13) để dừng máy phát sự cố.
+ Vặn công tắc 43-11E(9A, S5) sang vị trí NORMAL, contactor 83MC có
điện sẽ ngắt điện của contactor 83EC và đóng automat ATS sang vị trí nhận
nguồn từ bảng điện chính.
1.6.3. Thử máy phát sự cố.
+ Muốn thử máy phát sự cố ta vặn công tắc 43-11E(9A, S5) sang vị trí
TEST, khi đó rơle 6 có điện sẽ đóng tiếp điểm 6 (5B, S13) để khởi động máy phát
sự cố; đồng thời rơle 11X(S13) có điện đóng tiếp điểm 11X(6A, S13) cấp nguồn
cho rơle 4CX, tiếp điểm 4CX(8B, S13) đóng lại cấp nguồn cho contactor 83EC
đóng ATS sang vị trí nhận nguồn tư máy phát sự cố.
+ Muốn thôi không thử nữa ta vặn công tắc 43-11E về vị trí NORMAL.
1.7. Các báo động, bảo vệ và khởi động máy phát sự cố
- Báo động điện trở cách điện thấp: Khi cách điện mạng 220V của bảng điện
sự cố thì khối GRS61(S3) hoạt động đóng tiếp điểm GRS61(C-NO; 3A, S07) làm
rơle thời gian 61T có điện, sau thời gian trễ 30 giây mở tiếp điểm 61T(1A, S12)
báo động điện áp 220V thấp.
- Bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho máy phát bằng automat ACB
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển bằng các cầu chì.
Báo động mức dầu trong két thấp: Khi mức dầu trong két giảm thấp tiếp
điểm 33(8A, S13) đóng lại cấp nguồn cho rơle 33T(8B, S13), sau thời gian trễ 3
giây tác động đóng tiếp điểm 33T(33T1-33T2; 6B, S13) cấp tín hiệu báo động
mức dầu trong két thấp.
Chương 2. Hệ thống nồi hơi
2.1. Hệ thống nồi hơi
Giới thiệu các phần tử:
- MCC-1 : Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nước 1.
- MCC-2 : Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nước 2 .
- MCC-3 : Aptomat cấp nguồn cho hâm dầu, bơm dầu, quạt thông gió.
- MCC-4 : Aptomat cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- WP1 : Động cơ lai bơm nước số 1.
- WP2 : Động cơ lai bơm nước số 2.
- OH : Điện trở sấy dùng để sấy dầu FO.
- BP : Bơm dầu.
- BF : Quạt thông gió.
- F1,F2 : Cầu chì.
- 88W1 : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm nước số 1.
- 49W1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho bơm nước số 1.
- 88W2 : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm nước số 2.
- 49W2 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho bơm nước số 2.
- 88H : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho điện trở sấy dầu.
- 88Q : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm dầu.
- 49Q : Role nhệt bảo vệ quá tải cho bơm dầu.
- 88F : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho quạt gió.
- 49F : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho quạt gió.
- TR : Biến áp hạ áp cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- CT : Biến dòng.
- A1 : Ampe kế.
- WH : Đèn báo nguồn.
- GN1 : Đèn báo chaý thành công.
- PB 3-LT : Nút thử đèn.
- 43W : Công tắc chọn chế độ bơm cấp nước.
- GN2 : Đèn báo bơm cấp nước 1 đang chạy.
- GN3 : Đèn báo bơm cấp nước 2 đang chạy.
- IGT : Biến áp đánh lửa.
- 63SX : Rơle phụ cho cảm biến áp suất.
- SS43B : Công tắc chọn chế độ đốt bằng tay hay tự động.
- 43BX1 : Role chuyển mạch đốt tự động.
- SS88Q : Công tắc chọn bơm dầu bằng tay.
- SS88F : Công tắc chọn quạt gió bằng tay.
- SSIGT : Công tắc đánh lửa bằng tay.
- SS20V : Công tắc điều khiển van dầu bằng tay.
- FS100 MCC-1: Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nước 1.
- MCC-2 : Aptomat cấp nguồn cho bơm cấp nước 2.
- MCC-3 : Aptomat cấp nguồn cho hâm dầu,bơm dầu,quạt thông gió.
- MCC-4 : Aptomat cấp nguồn cho mạch điều khiển.
- WP1 : Động cơ lai bơm nước số 1.
- WP2 : Động cơ lai bơm nước số 2.
- OH : Điện trở sấy dùng để sấy dầu FO.
- BP : Bơm dầu.
- BF : Quạt thông gió.
- F1,F2 : Cầu chì.
- 88W : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm nước số 1.
- 49W1 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho bơm nước số 1.
- 88W2 : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm nước số 2.
- 49W2 : Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho bơm nước số 2
- 88H : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho điện trở sấy dầu.
- 88Q : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho bơm dầu.
- 49Q : Rơle nhệt bảo vệ quá tải cho bơm dầu.
- 88F : Công tắc tơ điều khiển cấp nguồn cho quạt gió.