Giáo trình kế toán doanh nghiệp ii

  • 133 trang
  • file .pdf
BỘ THUỶ SẢN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ SẢN
GIÁO TRÌNH
KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP II
(DÙNG CHO HỆ TRUNG CẤP)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
LƠI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trước sự hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, sự đổi mới trong
lĩnh vực quản lý kinh tế nói chung và lĩnh vực kế toán nói riêng, để đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
trong giai đoạn mới Khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Thuỷ sản biên soạn giáo
trình Kế toán doanh nghiệp giảng dạy cho hệ Trung cấp nhằm đáp ứng yêu
cầu về tài liệu trong giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh chuyên
ngành kế toán. Giáo trình kế toán doanh nghiệp không những là nguồn tài liệu
quý báu phục vụ công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong
Nhà trường, mà còn là tài liệu thiết thực đối với cán bộ tài chính - kế toán trong
các lĩnh vực của nền kinh tế.
Nội dung môn học được chia thành 2 phần:
Phần I: Kế toán doanh nghiệp I bao gồm các chương từ chương 1 đến
chương 5.
Phần II: Kế toán doanh nghiệp II bao gồm các chương từ chương 6 đến
chương 9.
Tham gia biên soạn giáo trình là tập thể các giáo viên giàu kinh nghiệm
trong lĩnh vực kế toán bao gồm:
- Thạc sĩ Lâm Thị Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính biên soạn
chương I, chương II, chương III.
- Thạc sĩ Đồng Trung Chính, Trưởng bộ môn Kế toán biên soạn chương
IV, chương V.
- Cử nhân Hoàng Thị Nga, Trưởng khoa Kinh tế biên soạn chương VI,
VII, chương IX.
- Cử nhân Nguyễn Văn Chan, Phó bộ môn kế toán biên soạn chương
VIII.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp
của các thành viên trong Hội đồng khoa học Nhà trường, của các đồng nghiệp
trong và ngoài trường.
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp hoàn thành là kết quả của quá trình lao
động, nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tập thể tác giả. Mặc dù đã rất cố
gắng để giáo trình đạt được sự hợp lý, khoa học và phù hợp với quy trình đào
tạo cán bộ kế toán trong giai đoạn mới, song do sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế trong cơ chế thị trường nên giáo trình không tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Nhà trường và tập thể tác giả rất mong nhận được
nhiều ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn
trong lần xuất bản sau.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 6
KẾ TOÁN THÀNH PHẨM - TIÊU THỤ THÀNH PHẨM - XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
6.1. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM
6.1.1. Khái niệm
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng của
quy trình công nghệ sản xuất được kiểm tra nghiệm thu đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ
thuật quy định được nhập kho thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho khách hàng.
Phân biệt thành phẩm và nửa thành phẩm:
Giống nhau: Thành phẩm và nửa thành phẩm đều phải qua quá trình sản xuất chế biến
sản phẩm.
Khác nhau: Thành phẩm đã hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất, được kiểm
nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nửa thành phẩm chỉ hoàn thành một hoặc một số công đoạn sản xuất .
6.1.2. Nguyên tắc kế toán thành phẩm, nhiệm vụ của kế toán thành phẩm
-Về nguyên tắc, thành phẩm được phản ánh theo theo giá thành sản xuất thực tế.
Đối với thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra giá thành sản xuất thực tế thành
phẩm gồm 3 khoản mục chi phí sản xuất tạo nên đó là chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung để sản xuất ra thành phẩm.
Đối với những thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến thì giá thành thực tế gồm
các chi phí liên quan đến gia công chế biến (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
thuê ngoài gia công chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ).
Đối với giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho có thể sử dụng một trong các loại
giá sau: giá nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước; giá đơn vị bình quân cả kỳ dự
trữ; giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập; giá hạch toán.
Trường hợp áp dụng giá hạch toán, việc nhập, xuất thành phẩm hàng ngày được thực
hiện theo giá hạch toán. Giá hạch toán thành phẩm do phòng kế toán của doanh nghiệp
quy định và được sử dụng không thay đổi trong 1 năm, thường là giá thành kế hoạch
của sản phẩm. Cuối kỳ điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế.
+Tính hệ số giá của thành phẩm: (Xác định cho từng loại thành phẩm)
Hệ số Giá thực tế của + Giá thực tế của
chênh = thành phẩm tồn đầu kỳ thành phẩm nhập trong kỳ
lệch giá Giá hạch toán của + Giá hạch toán của
(Hs) thành phẩm tồn đầu kỳ thành phẩm nhập trong kỳ
Căn cứ vào hệ số chênh lệch giá (H) kế toán tính ra giá thành thực tế của thành phẩm
xuất kho theo công thức:
Giá thành thực tế của thành Giá hạch toán của
= x Hs
phẩm xuất trong kỳ thành phẩm xuất trong kỳ
- Hạch toán chi tiết thành phẩm cũng sử dụng 1 trong 3 phương pháp: ghi thẻ song
song, sổ đối chiếu luân chuyển và sổ số dư (tương tự như hạch toán vật liệu).
Ví dụ: Tại doanh nghiệp chế biến thuỷ sản M hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên) trong tháng 4/N có tình hình sau liên quan đến thành
phẩm:
Thành phẩm A tồn kho đầu tháng 4/N là: số lượng 1.000 sản phẩm, theo giá thành sản
xuất thực tế 9.200đ/SP; theo giá thành công xưởng kế hoạch là 10.000đ/SP
140 http://www.ebook.edu.vn
Trong tháng 4/N có tình hình sau:
1. Nhập kho 2.000 thành phẩm A theo giá thành công xưởng kế hoạch.
2. Xuất 2.500 thành phẩm A gửi đi bán theo giá thành công xưởng kế hoạch
Yêu cầu :
- Vào sổ chi tiết thành phẩm
- Tính hệ số giá thành phẩm A
- Tính giá thực tế của thành phẩm A xuất kho, biết giá thành sản xuất thực tế của sản
phẩm nhập kho trong tháng là 10.100đ/SP
Giải:
Sổ Chi tiết thành phẩm
Đơn vị tính: đồng
Chứng
Nhập Xuất Tồn
từ Diễn giải
SH NT SL Giá HT Giá TT SL Gía HT Giá TT SL Giá HT Giá T T
Tồn kho - - - - - - 1.000 10.000.000 9.200.000
Nhập kho 2.000 20.000.000 - - - 3.000 3.000.000
Xuất kho - - - 2.500 25.000.000 500 5.000.000
Cộng PS 2.000 20.000.000 20.200.000 2.500 25.000.000 24.500.000
Tồn kho 500 5.000.000 4.900.000
Hệ số giá (1.000 x 9.200) + ( 2.000 x 10.100) 29.400.000
thành phẩm = = = 0,98
A (1.000 x 10.000) + (2.000 x 10.000) 30.000.000
Giá thực tế của thành phẩm A xuất kho là:
(2.500 x 10.000) x 0,98 = 24.500.000đ
* Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác kịp thời tình hình nhập, xuất, tồn kho
thành phẩm
- Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận có liên quan thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về
nhập, xuất, tồn kho thành phẩm, kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý thành phẩm thừa
thiếu, kém mất phẩm chất.
6.1.3. Kế toán thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên
6.1.3.1. Tài khoản sử dụng
*TK 155" Thành phẩm "
- Nội dung: Phản ánh giá trị thành phẩm hiện có và tình hình tăng, giảm của các loại
thành phẩm trong kỳ theo giá thành sản xuất thực tế.
Bên nợ :
- Phản ánh giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm nhập kho
- Giá trị thành phẩm thừa phát hiện khi kiểm kê
Bên có :
- Phản ánh giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho
- Giá trị thành phẩm thiếu phát hiện khi kiểm kê
Dư nợ : Phản ánh giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm tồn kho.
TK 155 có thể mở chi tiết theo từng kho, từng loại sản phẩm, từng nhóm, từng thứ sản
phẩm.
6.1.3.2. Chứng từ sử dụng :
141 http://www.ebook.edu.vn
Sử dụng các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho,
biên bản kiểm kê thành phẩm, biên bản xử lý thành phẩm thừa, thiếu và các chứng từ
liên quan khác.
6.1.3.3. Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ cái TK 155"Thành phẩm": Dùng để theo dõi giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn
kho.
- Sổ chi tiết thành phẩm: Sổ được theo dõi chi tiết từng kho thành phẩm, từng loại
thành phẩm và từng lần nhập xuất. (Sổ này theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị của
thành phẩm)
6.1.3.4. Phương pháp kế toán thành phẩm theo kê khai thường xuyên:
1. Khi có sản phẩm hoàn thành, đã qua kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Kế toán
làm thủ tục nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm ghi:
Nợ TK 155"Thành phẩm"
Có TK 154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
2. Xuất kho thành phẩm để bán trực tiếp cho khách hàng, căn cứ vào Phiếu xuất kho,
hoá đơn bán hàng ( hoặc Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) kế toán ghi:
+ Giá vốn của hàng bán:
Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Có TK 155"Thành phẩm"
+ Doanh thu bán hàng thu được:
Nợ TK 131, TK 111, TK 112
Có TK 511"Doanh thu bán hàng": Giá bán chưa có thuế GTGT
Có TK 333"Thuế và các khoản phải nộp nhà nước": Thuế GTGT đầu ra phải
nộp
3. Khi DN xuất kho sản phẩm gửi đi bán hoặc xuất cho đại lý
Nợ TK 157"Hàng gửi đi bán"
Có TK 155"Thành phẩm" : Gía thành thực tế của số sản phẩm xuất kho
4. Nhập kho số thành phẩm đã tiêu thụ bị trả lại:
Nợ TK 155 "Thành phẩm":
Có TK 632 "Giá vốn hàng bán"
5. Xuất thành phẩm góp vốn vào cơ sở liên kết
+ Trị giá vốn góp được đánh giá nhỏ hơn giá thực tế xuất kho
Nợ TK 128, 222 : Trị giá vốn góp được đánh giá
Nợ TK 811
Có TK 155
+ Trị giá vốn góp được đánh giá lớn hơn giá thực tế xuất kho
Nợ TK 128, 222 : Trị giá vốn góp được đánh giá
Có TK 711
Có TK 155
6. Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê:
a. Nếu giá trị thành phẩm trên sổ sách lớn hơn giá trị thành phẩm thực tế trong kho
(thiếu thành phẩm) kế toán tìm nguyên nhân ghi:
Nợ TK 632: Thiếu trong định mức
Nợ TK 138(1381): Thiếu chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
Nợ TK 138(1388): Xử lý người có lỗi bồi thường
142 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 811"Chi phí khác"
Có TK 155"Thành phẩm"
b. Nếu giá trị thành phẩm trên sổ sách nhỏ hơn giá trị thành phẩm thực tế trong kho
(thừa thành phẩm) kế toán tìm nguyên nhân ghi:
Nợ TK 155"Thành phẩm"
Có TK 632: Thừa trong định mức
Có TK 338 (3381): Thừa chưa rõ nguyên nhân chờ xử lý
Ví dụ: Tại doanh nghiệp chế biến thuỷ sản A có tài liệu sau liên quan đến thành phẩm,
phát sinh trong tháng 1/N:
1. Ngày 10/1 DN sản xuất hoàn thành một số thành phẩm. Qua kiểm nghiệm đủ tiêu
chuẩn kỹ thuật, DN làm thủ tục gửi bán không qua kho, số lượng 58 kg mực tẩm gia vị,
giá thành sản xuất thực tế 100.000đ/kg. Giá bán chưa có thuế 125.000 đ/kg; thuế suất
thuế GTGT 5%
2. Ngày 15/1 DN tiến hành nhập kho một số tôm nõn, số lượng 1000 kg, giá thành sản
xuất thực tế 40.000 đ/kg
3. Ngày 31/1 tổng hợp các phiếu nhập kho chả cá trong tháng 1, số lượng 300 kg chả
cá loại 1, giá thành sản xuất thực tế 8.000 đ/kg
4. Ngày 31/1 tổng hợp các phiếu nhập kho tôm tẩm bột trong tháng 1, số lượng 1000
kg tôm tẩm bột, giá thành sản xuất thực tế 40.000 đ/kg.
5. Ngày 31/1 tổng hợp các hoá đơn bán hàng trực tiếp trong tháng, DN xuất kho thành
phẩm bán trực tiếp cho công ty X:
- Tôm nõn, số lượng 500 kg, giá thành sản xuất thực tế 40.000 đ/kg
- Chả cá loại 1, số lượng 100 kg , giá thành sản xuất thực tế 8.000 đ/kg
- Tôm tẩm bột, số lượng 500 kg, giá thành sản xuất thực tế 38.000 đ/kg.
Công ty X đã trả tiền bằng chuyển khoản, biết giá bán chưa có thuế GTGT cuả 1kg
tôm nõn là 60.000 đ, 1kg chả cá là 12.000 đ, 1 kg tôm tẩm bột là: 55.000 đ. Thuế suất
thuế GTGT của cả ba mặt hàng trên đều là 5%.
* Xuất bán thành phẩm cho công ty Z:
- Tôm nõn, số lượng 300 kg , giá thành sản xuất thực tế 40.000 đ/kg
- Chả cá loại 1, số lượng 200 kg, giá thành sản xuất thực tế 8.000 đ/kg
- Tôm tẩm bột, số lượng 500 kg, giá thành sản xuất thực tế 38.000 đ/kg.
Công ty Z đã trả 50% số tiền bằng chuyển khoản, còn 50% nhận nợ, biết giá bán chưa
có thuế GTGT của 1kg tôm nõn là 60.000 đ, 1kg chả cá là 12.000 đ, 1 kg tôm tẩm bột
là: 55.000đ. Thuế suất thuế GTGT của cả ba mặt hàng trên đều là 5%.
6. Ngày 31/1 DN kiểm kê số tôm nõn thiếu hụt là 10 kg, xác định trách nhiệm do thủ
kho phải bồi thường theo giá thành sản xuất thực tế là 40.000 đ/kg.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên .
Giải :
1. Xuất thành phẩm gửi bán:
Nợ TK 157: 58 x 100.000 = 5.800.000đ
Có TK 154 (Mực tẩm gia vị): 5.800.000đ
2. Nhập kho thành phẩm:
Nợ TK 155: 1.000 x 40.000 = 40.000.000đ
Có TK 154 (Tôm nõn) : 40.000.000đ
3. Nhập kho thành phẩm:
143 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 155: 300 x 8.000 = 2.400.000đ
Có TK 154(Chả cá): 2.400.000đ
4. Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155: 1.000 x 40.000 = 40.000.000đ
Có TK 154 (Tôm tẩm bột): 40.000.000đ
5. Xuất bán thành phẩm trực tiếp thu tiền chuyển khoản:
a. Cho công ty X:
- Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 39.800.000
Có TK 155: 39.800.000
- Tôm nõn: 500 kg x 40.000 = 20.000.000đ
- Chả cá: 100kg x 8.000 = 800.000đ
- Tôm tẩm bột: 500 kg x 38.000 =19.000.000 đ
- Doanh thu bán hàng thu của công ty X:
Nợ TK 112: 61.635.000đ
Có TK 511: 58.700.000đ
- Tôm nõn: 500 kg x 60.000 = 30.000.000đ
- Chả cá: 100kg x 12.000 = 1.200.000 đ
- Tôm tẩm bột: 500 kg x 55.000 = 27.500.000 đ
Có TK 333: 2.935.000đ
b.Cho công ty Z:
- Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: 32.600.000
Có TK 155: 32.600.000
- Tôm nõn: 300 kg x 40.000 = 12.000.000đ
- Chả cá: 200kg x 8.000 = 1.600.000 đ
- Tôm tẩm bột: 500 kg x 38.000 =19.000.000 đ
- Doanh thu bán hàng thu của công ty Z:
Nợ TK 112: 25.147.500
Nợ TK 131(Cty Z) 25.147.500
Có TK 511: 47.900.000
- Tôm nõn: 300 kg x 60.000 = 18.000.000đ
- Chả cá: 200kg x 12.000 = 2.400.000 đ
- Tôm tẩm bột: 500 kg x 55.000 = 27.500.000 đ
Có TK 333: 2.395.000
6. Nợ TK 138 (1388): 10 x 40.000 = 400.000đ
Có TK 155: 400.000đ
6.1.4. Kế toán thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
a. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 631"Giá thành sản xuất "(xem chương 5)
* Tài khoản 632" Giá vốn hàng bán"
- Nội dung: Phản ánh giá trị thành phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ và
kết chuyển giá trị đó sang tài khoản "Xác định kết quả".
Bên nợ : - Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ đang ở trong kho hoặc đang gửi
bán từ TK 155 và TK 157 sang.
144 http://www.ebook.edu.vn
- Phản ánh giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho, lao vụ, dịch vụ đã
hoàn thành trong kỳ.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên có: - Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn cuối kỳ sang TK 155, giá trị thành phẩm
đang gửi bán cuối kỳ sang TK 157.
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước).
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK
911" Xác định kết quả"
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ
* Tài khoản 155" Thành phẩm"
- Nội dung: Phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho của doanh nghiệp.
Bên nợ: - Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
Bên có : - Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ
Số dư bên nợ: Giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ.
* Tài khoản 157" Hàng gửi đi bán"
-Nội dung: Phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm, hàng hóa còn gửi đi bán của doanh
nghiệp.
Bên nợ : - Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm, hàng hóa còn gửi đi bán cuối kỳ.
Bên có : - Kết chuyển giá trị thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán đầu kỳ
Số dư bên nợ: Giá trị thực tế của thành phẩm, hàng hóa còn gửi đi bán cuối kỳ.
b. Phương pháp kế toán
1. Căn cứ vào biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho đầu kỳ, kế toán kết chuyển giá trị
thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào TK 632 :
Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Có TK 155"Thành phẩm"
2. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan xác định giá trị thực tế của thành phẩm đang
gửi bán chưa bán được đầu kỳ ghi:
Nợ TK 632" Giá vốn hàng bán"
Có TK 157"Hàng gửi đi bán"
3. Giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành được kết chuyển từ TK 631 vào
giá vốn hàng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632" Giá vốn hàng bán"
Có TK 631"Giá thành sản xuất"
4. Căn cứ vào biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho cuối kỳ tại kho DN, kế toán xác
định trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ ghi:
Nợ TK 155 "Thành phẩm"
Có TK 632 " Giá vốn hàng bán"
5. Căn cứ vào chứng từ phản ánh giá trị thành phẩm đang gửi bán, cuối kỳ chưa xác
định là tiêu thụ, kế toán ghi:
Nợ TK 157 "Hàng gửi đi bán"
Có TK 632 " Giá vốn hàng bán"
6. Kết chuyển giá vốn hàng bán của thành phẩm, lao vụ đã xác định tiêu thụ sang TK
911"Xác định kết quả", kế toán ghi:
145 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 911"Xác định kết quả"
Có TK 632" Giá vốn hàng bán"
Sơ đồ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 632 TK 155
TK 155
Kết chuyển gía trị thành
Kết chuyển gía trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ
phẩm tồn kho đầu kỳ
TK 157 TK 157
Kết chuyển gía trị thành Kết chuyển gía trị thành
phẩm gửi đi bán đầu kỳ phẩm gửi đi bán cuối kỳ
TK 631 TK 911
Giá thành thành phẩm Giá trị thành phẩm tiêu thụ trong kỳ
hoàn thành trong kỳ
Ví dụ : Trích tài liệu của doanh nghiệp A tháng 1/N như sau :
1. Theo biên bản kiểm kê ngày 01/01/N như sau: trị giá thực tế của thành phẩm tồn đầu
kỳ tại kho doanh nghiệp là 15.000.000 đ, trị giá thực tế của thành phẩm đang gửi bán
đầu kỳ là 8.000.000 đ
2. Trong tháng 1/N doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho một số thành phẩm, trị
giá thực tế thành phẩm nhập kho là 50.000.000 đ
3. Cuối kỳ căn cứ biên bản kiểm kê ngày 31/01/N :
Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho là 6.000.000 đ, trị giá thực tế của thành
phẩm đang gửi bán cuối kỳ chưa được tiêu thụ là 2.000.000 đ.
4. Kết chuyển trị giá hàng đã tiêu thụ vào TK 911.
Yêu cầu :
Định khoản các nghiệp vụ trên tại doanh nghiệp A trong tháng 1/N. Biết doanh nghiệp
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Giải
1. Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ và giá trị thực tế của thành
phẩm gửi đi bán chưa tiêu thụ đầu kỳ vào TK 632 :
Nợ TK 632: 23.000.000
Có TK 155: 15.000.000
Có TK 157: 8.000.000
2. Trong kỳ phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ hoàn thành:
Nợ TK 632: 50.000.000
Có TK 631 50.000.000
3. Cuối kỳ :- Căn cứ vào biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho cuối kỳ tại kho doanh
nghiệp và giá trị thực tế của thành phẩm gửi đi bán chưa tiêu thụ cuối kỳ :
Nợ TK 155: 6.000.000
146 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 157: 2.000.000
Có TK 632: 8.000.000
4. Trị giá thực tế của thành phẩm tiêu thụ trong kỳ:
15.000.000 + 8.000.000 + 50.000.000 - 6.000.000 - 2.000.000 = 65.000.000
Nợ TK 911: 65.000.000đ
Có TK 632: 65.000.000đ
6.2. KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
6.2.1. Các khái niệm chung và nhiệm vụ kế toán tiêu thụ sản phẩm:
a. Các khái niệm:
* Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,
dịch vụ cho người mua (khách hàng) và thu được tiền về.
Nhờ có tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp có tiền để bù đắp chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra và có lãi để tiếp tục quá trình tái sản xuất tiếp theo.
* Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản
phẩm, hàng hoá, lao vụ từ người bán sang người mua. Nói cách khác thời điểm ghi
nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hay người mua chấp
nhận thanh toán số sản phẩm hàng hoá… đã chuyển giao.
* Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực kế toán số 14) doanh thu bán
hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời cả 5 điều kiện sau:
+ Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
+ Người bán không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá
hoặc kiểm soát hàng hoá.
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
+ Xác định chi phí liên quan đến công việc bán hàng
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi thoả mãn đồng
thời cả 4 điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
+ Có khả năng thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch
vụ đó
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó
* Doanh thu bán hàng là số tiền bán hàng thu được trong kỳ do việc bán sản
phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
∑ Doanh thu ∑ Số lượng SPi Giá bán đơn vị
bán hàng = tiêu thụ trong kỳ X sản phẩm i
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ giá bán đơn vị là giá bán chưa có thuế GTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp là giá bán đơn vị là giá bán bao gồm cả thuế GTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc
thuế xuất khẩu thì giá bán đơn vị bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất
khẩu
147 http://www.ebook.edu.vn
* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là số chênh lệch giữa doanh
thu với các khoản giảm trừ doanh thu
* Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp
trực tiếp trong kỳ tính trên doanh số bán hàng.
- Chiết khấu thương mại .
- Doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán .
* Chiết khấu thương mại là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thoả
thuận và được ghi trên các hợp đồng về mua bán và phải được thể hiện rõ trên chứng từ
bán hàng.
* Doanh thu hàng bán bị trả lại: Là doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Nguyên nhân: Hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân vi phạm hợp đồng đã ký như:
hàng kém mất phẩm chất, giao hàng không đúng thời gian, sai qui cách, không đúng
chủng loại ...
* Giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá
bán đã thoả thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán như hàng kém mất phẩm
chất, không đúng thời gian, sai qui cách, không đúng chủng loại so với hợp đồng kinh
tế đã ký kết.
b. Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ sản phẩm :
- Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản
giảm trừ doanh thu.
- Tính toán ghi chép phản ánh chính xác các khoản chi phí phát sinh trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định chính xác kết quả tiêu thụ sản phẩm
- Lập các báo cáo về tình hình tiêu thụ sản phẩm. Định kỳ phân tích kết quả tiêu thụ
sản phẩm.
6.2.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên ở
các doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ.
6.2.2.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Chứng từ sử dụng
Các hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm...
Sổ kế toán sử dụng
Sổ cái TK 511, TK512, TK521, TK 531, TK 532...
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan
6.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
* Tài khoản 511" Doanh thu bán hàng "
- Nội dung: TK 511 Phản ánh tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế
phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp (kể cả doanh thu cho thuê TSCĐ hoạt động và
doanh thu bán BĐS đầu tư).
- Kết cấu :
Bên nợ :- Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp trong kỳ tính trên doanh số bán hàng.
- Kết chuyển chiết khấu thương mại ghi giảm trừ doanh thu.
- Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán trong kỳ ghi giảm trừ
doanh thu.
148 http://www.ebook.edu.vn
- Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả
Bên có: - Phản ánh doanh thu bán hàng thu và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong
kỳ của doanh nghiệp (kể cả doanh thu cho thuê TSCĐ hoạt động và doanh thu bán
BĐS đầu tư) trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2 :
5111" Doanh thu bán hàng hoá "
5112"Doanh thu bán các thành phẩm"
5113"Doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ"
5114"Doanh thu trợ cấp, trợ giá": Dùng để phản ánh các khoản thu từ trợ cấp,
trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ
theo yêu cầu của Nhà nước.
5117”Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”: Dùng để phản ánh doanh
thu kinh doanh BĐS đầu tư của doanh nghiệp.
* Tài khoản 512"Doanh thu bán hàng nội bộ"
- Nội dung: Tài khoản này phản ánh doanh thu của số hàng hoá, lao vụ, sản phẩm tiêu
thụ trong nội bộ doanh nghiệp.
- Kết cấu tương tự tài khoản Doanh thu bán hàng
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2 :
5121" Doanh thu bán hàng hoá "
5122"Doanh thu bán các thành phẩm"
5123"Doanh thu cung cấp lao vụ, dịch vụ"
* Tài khoản 521"Chiết khấu thương mại "
- Nội dung: phản ánh chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trên giá bán đã
thoả thuận về lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
- Kết cấu :
Bên nợ: Phản ánh số chiết khấu thương mại chấp nhận cho khách hàng trong kỳ.
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu bán
hàng.
Tài khoản này không có dư cuối kỳ
*Tài khoản 532" Giảm giá hàng bán "
- Nội dung: Phản ánh số tiền chấp nhận giảm giá cho người mua trong kỳ trên giá bán
đã thoả thuận do những nguyên nhân thuộc về người bán và kết chuyển số tiền giảm
giá ghi giảm trừ doanh thu bán hàng .
- Kết cấu TK 532 :
Bên nợ: Phản ánh số tiền giảm giá chấp nhận cho người mua trong kỳ
Bên có: Kết chuyển số tiền giảm giá trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng .
* Tài khoản 531" Hàng bán bị trả lại "
- Nội dung: Phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại trong kỳ và việc kết chuyển giá trị hàng
bán bị trả lại sang tài khoản doanh thu bán hàng.
- Kết cấu TK531 :
Bên nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ
phải thu
Bên có: Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại trong kỳ sang tài khoản doanh thu
bán hàng.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ
149 http://www.ebook.edu.vn
*TK 632"Giá vốn hàng bán": (Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
- Nội dung: TK 632 dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ,
dịch vụ đã xuất bán trong kỳ. Ngoài ra TK 632 còn phản ánh một số nội dung khác có
liên quan như chi phí kinh doanh bất động sản đầu tư (khấu hao bất động sản đầu tư,
chi phí sửa chữa BĐS đầu tư, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư, giá trị
còn lại của BĐS đầu tư...; dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giá trị vật tư, hàng hoá, sản
phẩm thừa thiếu trong định mức; các chi phí vượt định mức không được tính vào giá
thành sản phẩm, các chi phí không hợp lý không được tính vào nguyên giá TSCĐ.
- Kết cấu:
Bên nợ: Trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ
(Đã được tiêu thụ trong kỳ).
- Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản
xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
- Các khoản hao hụt mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm
cá nhân gây ra;
- Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào
nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hòan thành;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho(Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập
năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên có: Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ vào bên nợ TK 911"Xác định kết quả"
- Khoản hòan nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch
giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước).
- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
TK 632 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK 131, 111, 112, 333…
6.2.2.3. Phương pháp kế toán tiêu thụ thành phẩm
Trường hợp 1: Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương thức tiêu thụ trực tiếp
Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho hoặc trực tiếp tại các
phân xưởng không qua kho (Sản phẩm khi giao cho khách hàng được khách hàng trả
tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền - được chính thức coi là tiêu thụ).
1. Khi doanh nghiệp xuất sản phẩm, hàng hoá hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ với
khách hàng: Căn cứ vào phiếu xuất kho, hoá đơn bán hàng, kế toán ghi:
a. Phản ánh giá trị thực tế của thành phẩm được xác định tiêu thụ
Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Có TK 155"Thành phẩm": Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho tiêu thụ
Có TK 154"CP SXKD dở dang": Trị giá thực tế của thành phẩm tiêu thụ xuất từ
sản xuất không qua kho
b. Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ:
Nợ TK 111, TK 112, TK 131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511" Doanh thu bán hàng "(Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333(3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp
2.Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu đã chấp
thuận cho khách hàng được tính vào chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu thanh toán khách hàng được hưởng
150 http://www.ebook.edu.vn
Có TK 111,112,131,338(3388)…
3. Trường hợp doanh nghiệp cho khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại
Nợ TK 521: Số chiết khấu thương mại cho khách hàng được hưởng
Nợ TK 333(3331):Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu
thương mại phát sinh
Có TK 111,112,131
Ví dụ: Trích tài liệu trong tháng 3/N của doanh nghiệp A thuộc đối tượng tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên :
Ngày 1/03/N Doanh nghiệp xuất 400 thành phẩm bán cho công ty Z giá vốn 20.000 đ/1
thành phẩm, giá hoá đơn chưa có thuế GTGT 5% là30.000 đ /1 thành phẩm. Công ty Z
đã trả bằng tiền mặt 50%, còn 50% nhận nợ sau 1 tháng. Doanh nghiệp đã chấp nhận
chiết khấu thương mại 5% cho công ty Z và giảm trừ vào nợ phải trả.
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ trên
Giải
a. Giá vốn của hàng gửi bán:
Nợ TK 632: 400 x 20.000 = 8.000.000đ
Có TK 155 8.000.000đ
b. Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111: 400 x 30.000 x 50% = 6.300.000đ
Nợ TK 131: 400 x 30.000 x 50% = 6.300.000đ
( Chi tiết công ty Z : 6.300.000đ)
Có TK 511 12.000.000đ
Có TK 333 (3331): 600.000đ
a. Khoản chiết khấu thương mại chấp nhận cho người mua trừ vào nợ phải trả:
Nợ TK 521: 12.000.000 x 5% = 600.000đ
Nợ TK 333 (3331): 30.000đ
Có TK 131: 630.000đ
(Chi tiết công ty Z: 630.000đ)
b. Cuối kỳ kết chuyển chiết khấu thương mại ghi giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 600.000đ
Có TK 521: 600.000đ
4.Trường hợp giảm giá hàng bán trên giá thoả thuận do hàng kém phẩm chất, sai quy
cách: (Trường hợp này bên bán và bên mua phải lập văn bản ghi rõ số lượng quy cách
hàng hoá, mức giá tăng giảm theo hoá đơn bán hàng, lý do tăng giảm)
Nợ TK 532: Số giảm giá hàng bán cho khách hàng được hưởng (giá chưa có thuế
GTGT)
Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số giảm giá người mua
được hưởng
Có TK 111, 112, 131: Số giảm giá hàng bán thực tế phát sinh:
Cũng lấy ví dụ trên, nếu thay chiết khấu thương mại bằng giảm giá do hàng bị sai quy
cách, kém phẩm chất thì ngoài các bút toán phản ánh giá vốn hàng bán và giá bán thì
trị giá số giảm giá cho khách hàng được hưởng sẽ phản ánh như sau:
a. Khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho người mua trừ vào nợ phải trả:
Nợ TK 532 : 12.000.000 x 5% =600.000đ
151 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 333(3331): 30.000đ
Có TK 131 630.000đ
(Chi tiết công ty Z: 630.000đ)
b. Cuối kỳ kết chuyển khoản giảm giá hàng bán ghi giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 600.000đ
Có TK 532: 600.000đ
5. Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại do các nguyên nhân khác nhau (vi phạm
hợp đồng, hàng không đúng quy cách, chủng loại...). Căn cứ vào các chứng từ có liên
quan( bên mua phải lập hoá đơn ghi rõ xuất hàng trả lại cho bên bán, ghi rõ lý do trả
lại, căn cứ vào hoá đơn này bên bán và bên mua điều chỉnh lại số hàng đã bán, đã mua
và thuế GTGT đã kê khai), kế toán ghi:
Bút toán 1: Phản ánh trị giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập lại kho:
Nợ TK 155 "Thành phẩm":
Có TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Bút toán 2: Phản ánh giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: Doanh thu của hàng bán bị trả lại theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 3331: Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số doanh thu của hàng
bán bị trả lại
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại
Ví dụ: Doanh nghiệp A thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên trong tháng 2/N có tài
liệu sau :
Ngày 28/2/N Công ty M trả lại lô hàng doanh nghiệp đã giao trong tháng nhưng không
bảo đảm chất lượng; Số lượng 50 thành phẩm, giá vốn 30.000đ / thành phẩm. Giá bán
chưa có thuế GTGT 40.000 đ/thành phẩm; Thuế suất thuế GTGT 5%. Doanh nghiệp A
đã chấp nhận nhập kho và giảm trừ vào nợ phải thu của người mua.
Yêu cầu : Định khoản kế toán nghiệp vụ trên.
Giải
Hàng bán bị trả lại trong tháng:
a. Giá vốn của hàng bị trả lại:
Nợ TK 155: 50 x 30.000 =1.500.000đ
Có TK 632: 1.500.000đ
b. Doanh thu của hàng bán bị trả lại trả trừ vào nợ của người mua:
Nợ TK 531: 50 x 40.000 = 2.000.000đ
Nợ TK 333 (3331): 100.000đ
Có TK 131: 2.100.000đ
(Chi tiết công ty M: 2.100.000đ)
c. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 511: 2.000.000đ
Có TK 531: 2.000.000đ
6. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
doanh thu của hàng bán bị trả lại giảm trừ doanh thu trong kỳ
Nợ TK 511
Có TK 521, TK531,TK 532
- Đồng thời kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ
152 http://www.ebook.edu.vn
Nợ TK 511,512
Có TK 911
Trường hợp 2: Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo hình thức gửi bán (chuyển hàng theo
hợp đồng):
Theo hình thức tiêu thụ này, bên bán chuyển hàng cho đơn vị mua theo địa điểm
ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi
được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã chuyển giao (một
phần hoặc toàn bộ ) thì số hàng chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ.
+ TK sử dụng: Kế toán sử dụng TK 157"Hàng gửi đi bán": TK 157 dùng để theo
dõi giá trị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
hoặc bán hàng theo đại lý, ký gửi, và giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao
cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
Bên nợ: Giá trị thực tế của sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ gửi bán hoặc nhờ
bán đạị lý, ký gửi, hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận
thanh toán.
Bên có : Giá trị thực tế của sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ gửi bán hoặc nhờ
bán đạị lý, ký gửi, đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
Giá trị thực tế của sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã gửi đi bán bị khách hàng từ
chối, trả lại
Dư nợ: Giá trị thực tế của sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã gửi đi bán
nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.
TK 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK có liên quan như TK155, TK632, TK 511,
TK111, TK 112...
+ Phương pháp kế toán:
1. Khi DN xuất kho sản phẩm gửi đi bán, căn cứ hoá đơn kiêm phiếu xuất kho kế toán
tính ra giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm xuất kho, ghi:
Nợ TK 157"Hàng gửi đi bán"
Có TK 155"Thành phẩm" : Gía thành thực tế của số sản phẩm xuất kho
2. Giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ hoàn thành bàn giao cho khách hàng:
Nợ TK 157"Hàng gửi đi bán"
Có TK 154"Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
3. Khi doanh nghiệp nhận được thông báo khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh
toán một phần hoặc toàn bộ về số sản phẩm gửi đi bán.:
a. Trị giá vốn của số hàng gửi đi bán được xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632: "Giá vốn hàng bán"
Có TK 157: "Hàng gửi đi bán"
b. Phản ánh giá bán của số hàng gửi đi bán đã được chấp nhận:
Nợ 131 (Chi tiết khách hàng…): Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của số hàng chấp nhận theo giá chưa có thuế
GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng tiêu thụ
Chú ý: Trường hợp số hàng gửi đi bán bị trả lại nhập lại kho:
Nợ TK 155
Có TK 157
153 http://www.ebook.edu.vn
+ Các trường hợp số hàng gửi đi bán đã coi là tiêu thụ bị trả lại, các trường hợp giảm
giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, doanh thu hàng bán bị trả
lại phát sinh (nếu có) được kế toán giống như phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Trường hợp 3: Kế toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng qua đại lý (ký gửi)
Bán hàng đại lý là hình thức bán hàng mà bên giao đại lý xuất hàng cho bên nhận đại lý
để bán. Bên nhận đại lý phải bán hàng theo đúng giá quy định của bên giao đại lý và
được hưởng hoa hồng bán hàng. Bên giao đại lý (bên có hàng ký gửi) và bên nhận đại
lý (Bên nhận hàng ký gửi) phải ký hợp đồng đại lý quy định rõ các nội dung:
- Mặt hàng bán đại lý
- Giá bán hàng theo hợp đồng
- Tỷ lệ hoa hồng được hưởng
- Nơi giao nhận hàng,hình thức vận chuyển
- Phương thức thanh toán
- Các cam kết khác (Tiền ký quỹ...)
Theo quy định của luật thuế GTGT, nếu bên nhận đại lý bán hàng theo đúng giá
do bên giao đại lý quy định thì toàn bộ số thuế GTGT sẽ do bên giao đại lý chịu.
+ Phương pháp kế toán:
* Tại đơn vị giao đại lý: Số hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ.
- Đơn vị giao đại lý là đơn vị nộp thuế giá trị gia tăng trên số hàng bán ra
- Hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý được tính vào chi phí bán hàng.
1. Khi doanh nghiệp giao hàng đại lý cho đơn vị nhận đại lý theo hợp đồng, căn cứ
vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý:
Nợ TK 157"Hàng gửi đi bán"
Có TK 155"Thành phẩm": Trị giá thực tế của số sản phẩm xuất kho
2. Khi đơn vị nhận đại lý thông báo đã bán được hàng, căn cứ vào bảng kê hoá đơn
bán ra của số hàng đã bán được cơ sở bán đại lý gửi về:
a. Phản ánh trị giá vốn của hàng đại lý, ký gửi đã bán được:
Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Có TK 157" Hàng gửi đi bán"
b. Phản ánh doanh thu và thuế GTGT (theo giá quy định ) của hàng giao cho cơ sở bán
hàng đại lý, ký gửi đã bán được:
Tổng số doanh thu của hàng bán đại lý:
Nợ TK 131(Chi tiết đại lý…): Tổng giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu của hàng đã bán theo giá chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng đã bán
3. Trả tiền hoa hồng cho bên nhận đại lý khi quyết toán hợp đồng đại lý:
Nợ TK 641"Chi phí bán hàng": Hoa hồng trả cho bên nhận đại lý
Có TK 131 (Chi tiết đại lý…)
4. Khi nhận tiền do cơ sở đại lý thanh toán :
Nợ TK 111, 112: Số tiền hàng đã thu
Có TK 131 (Chi tiết đại lý…)
* Tại đơn vị nhận đại lý:
154 http://www.ebook.edu.vn
- Hàng hoá của bên giao đại lý chuyển đến không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhận
đại lý. Tuy nhiên đơn vị nhận đại lý vẫn có trách nhiệm tổ chức, bảo quản hàng hoá
chặt chẽ.
- Đơn vị nhận đại lý sau khi bán hàng phải nộp tiền cho bên giao đại lý và được hưởng
tiền hoa hồng _ Doanh thu của hoạt động đại lý.
1. Khi nhận hàng của bên giao đại lý chuyển đến:
Nợ TK 003"Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi": Theo giá bán hàng nhận đại lý
2. Khi bán được hàng:
- Ghi giảm trị giá hàng đã bán:
Có TK 003"Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi": Theo giá bán hàng nhận đại lý
3. Phản ánh tổng số tiền hàng đại lý đã bán được, (Bên nhận đại lý phải lập hoá đơn
GTGT của cơ sở đại lý giao cho người mua, hoá đơn ghi rõ hàng bán đại lý, giá chưa
có thuế GTGT, thuế GTGT, giá thanh toán theo đúng quy định của chủ hàng).
Nợ TK 111, 112, 131: Toàn bộ số tiền bán hàng thu được hoặc còn phải thu
Có TK 331 (Chi tiết bên giao đại lý…): Số tiền phải trả cho bên giao đại lý
4. Phản ánh số hoa hồng đại lý được hưởng:
Nợ TK 331 (Chi tiết bên giao đại lý…): Tiền hoa hồng được hưởng trừ vào nợ phải trả
Có TK 511"Doanh thu bán hàng": Hoa hồng được hưởng
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp tính trên số hoa hồng được
hưởng.
5. Khi đơn vị nhận đại lý trả tiền cho đơn vị giao đại lý:
Nợ TK 331 (Chi tiết bên giao đại lý…): Số tiền hàng đã thanh toán
Có TK 111, 112
Các bút toán phản ánh chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại kế toán tương tự phương thức tiêu thụ trực tiếp.
Trường hợp 4: Tiêu thụ sản phẩm theo hình thức hàng đổi hàng
Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà người bán đem sản phẩm vật tư của
mình để đổi lấy vật tư, tài sản. Khi xuất sản phẩm hàng hoá đem đi trao đổi với khách
hàng vẫn phải lập đầy đủ chứng từ. Hàng đổi hàng được quy đổi theo quan hệ tỷ lệ về
số lượng, phù hợp về mặt giá trị.
- Khi DN xuất sản phẩm đổi lấy vật tư, tài sản :
+ Phản ánh trị giá vốn hàng xuất kho đem đi trao đổi:
Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Có TK 155"Thành phẩm"
+ Phản ánh giá trao đổi (Giá bán tương đương) của hàng đem đi
Nợ TK 131 (Chi tiết…): Tổng giá thanh toán của hàng đem đi trao đổi
Có TK 511: Doanh thu tiêu thụ của hàng đem đi trao đổi
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp của hàng đem đi trao đổi
- Phản ánh giá trị vật tư hàng hoá, công cụ nhận về:
Nợ TK 152, 153: Trị giá hàng nhập kho theo giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 131 (Chi tiết…): Tổng giá thanh toán
- Khi thanh toán bù trừ giữa các bên trao đổi hàng không tương tự, trường hợp doanh
nghiệp phải trả thêm tiền, khi trả thêm tiền ghi:
Nợ TK 131
155 http://www.ebook.edu.vn
Có TK 111, 112
- Trường hợp doanh nghiệp được nhận thêm tiền, khi nhận thêm tiền ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
Ví dụ: Doanh nghiệp A xuất thành phẩm đổi lấy nguyên liệu chính với nhà máy X, số
lượng 300 thành phẩm. Giá vốn 40.000 đ/ 1 thành phẩm, giá bán chưa có thuế GTGT
là 50.000 đ/1 thành phẩm, thuế suất thuế GTGT là 5%. Nhà máy X đã chấp nhận và
giao cho doanh nghiệp A số nguyên liệu chính theo giá thanh toán 17.600.000 đ (cả
thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp A đã chi tiền mặt thanh toán số tiền chênh lệch.
Giải:
Kế toán tại doanh nghiệp A:
Khi DN xuất sản phẩm đổi lấy vật tư, tài sản được người mua chấp nhận:
- Phản ánh trị giá vốn hàng xuất:
Nợ TK 632: 12.000.000 đ = 300 x 40.000
Có TK 155 12.000.000 đ
- Phản ánh trị giá sản phẩm đem đi trao đổi coi như doanh thu tiêu thụ:
Nợ TK 131 (Nhà máy X): 15.750.000 đ
Có TK 511: 15.000.000 đ = 300 x 50.000
Có TK 333 (3331): 750.000 đ
- Phản ánh giá trị vật tư nhận về:
Nợ TK 152: 16.000.000 đ
Nợ TK 133 (1331): 1.600.000 đ
Có TK 131 (nhà máy X): 17.600.000 đ
- Khoản chênh lệch doanh nghiệp chi tiền mặt thanh toán:
Nợ TK 131 (nhà máy X): 1.850.000 đ
Có TK 111: 1.850.000đ
*Trường hợp 5: Tiêu thụ sản phẩm theo hình thức bán hàng trả góp:
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua thanh
toán lần đầu tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua sẽ chấp nhận trả dần ở các kỳ
kế toán tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Khoản lãi đó coi như là
khoản thu hoạt động tài chính.
1. Khi xuất hàng bán theo phương thức trả góp:
a. Phản ánh trị giá vốn của hàng bán trả góp
Nợ TK 632" Giá vốn hàng bán"
Có TK 155"Thành phẩm"
b. Phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp:
Nợ TK 131(Chi tiết khách hàng…): Tổng số tiền phải thu
Có TK 511: Doanh thu theo giá bán trả một lần tại thời điểm giao hàng.
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT phải nộp trên giá bán trả một lần
Có TK 3387: Tổng số lãi trả chậm.
Số tiền khách hàng trả lần đầu:
Nợ TK 111, 112: Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm mua
Có TK 131"Phải thu ở khách hàng": (Chi tiết khách hàng…)
2. Số tiền (Doanh thu gốc và tiền lãi trả chậm) ở các kỳ sau do người mua trả tiền:
Nợ TK 111, 112
156 http://www.ebook.edu.vn
Có TK 131 (Chi tiết khách hàng…)
Đồng thời kế toán kết chuyển tiền lãi về bán hàng trả góp (ghi giảm doanh thu chưa
thực hiện tăng doanh thu hoạt động tài chính về bán hàng trả góp:
Nợ TK 338 (3387)
Có TK 515"Doanh thu hoạt động tài chính"
Ví dụ : Trích tài liệu tại doanh nghiệp A tháng 5/N như sau :
Doanh nghiệp xuất bán thành phẩm theo phương thức bán hàng trả góp cho khách
hàng M: Số lượng 50 sản phẩm, giá vốn 2.000.000 đ/ sản phẩm, giá bán trả tiền ngay
2.800.000 đ/1Sản phẩm (Giá chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT là 5%) Giá bán
trả chậm (giá bán trả góp là: 152.000.000 đ. Khách hàng trả tiền mặt ngay sau khi nhận
hàng là 62.000.000đ. Số còn lại người mua sẽ trả dần trong 10 tháng mỗi tháng
9.000.000 đ bằng tiền mặt
Yêu cầu : Định khoản các nghiệp vụ trên.
Giải :
a. Giá vốn của hàng bán trả góp:
Nợ TK 632: 50 x 2.000.000 = 100.000.000đ
Có TK 155: 100.000.000đ
b. Doanh thu của hàng bán trả góp:
Nợ TK 131(Chi tiết khách hàng M): 152.000.000đ
Có TK 511: 50 x 2.800.000 = 140.000.000đ
Có TK 333 (3331): 7.000.000đ
Có TK 3387: 5.000.000đ
c. Thu tiền lần đầu:
Nợ TK 111: 62.000.000đ
Có TK 131 (Chi tiết khách hàng M): 62.000.000đ
Sổ chi tiết bán hàng
Các khoản giảm
Chứng từ Doanh thu
trừ
TK
Diễn giải Các
đư Số Đơn Thành Thuế
Số Ngày khoản
lượng giá tiền TTĐB
khác
6.2.3. Kế toán tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên ở
các doanh nghiệp tính thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp hoặc đối với các
mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế xuất khẩu.
1. Khi xuất kho thành phẩm bán, tùy theo hình thức tiêu thụ (trực tiếp, gửi bán...) kế
toán phản ánh giá vốn của thành phẩm tiêu thụ:
a. Nợ TK 632"Giá vốn hàng bán"
Nợ TK 157: Giá vốn hàng gửi bán, gửi đại lý..
Có TK 155"Thành phẩm": Trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho tiêu thụ
157 http://www.ebook.edu.vn