Giám định bệnh sau thu hoạch do nấm trên trái thanh long

  • 58 trang
  • file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN THỊ TUYỀN
GIÁM ĐỊNH BỆNH SAU THU HOẠCH DO NẤM
TRÊN TRÁI THANH LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
GIÁM ĐỊNH BỆNH SAU THU HOẠCH DO NẤM
TRÊN TRÁI THANH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy Nguyễn Thị Tuyền
MSSV: 3093419
Lớp: TT0973A1
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“GIÁM ĐỊNH BỆNH SAU THU HOẠCH DO NẤM
TRÊN TRÁI THANH LONG”
Do sinh viên Nguyễn Thị Tuyền thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.
Cần Thơ, ngày 6 tháng 3 năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy
ThS. Lê Thanh Toàn
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Bảo vệ Thực vật với đề tài:
“GIÁM ĐỊNH BỆNH SAU THU HOẠCH DO NẤM
TRÊN TRÁI THANH LONG”
Do sinh viên Nguyễn Thị Tuyền thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng.
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:……………điểm
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG ……………………………........................................................
………………………………………………………………………………...............
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 6 tháng 3 năm 2013
DUYỆT KHOA NN & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHỦ NHIỆM KHOA
ii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Tuyền Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 25/07/1991 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: tỉnh Đồng Tháp
Quê quán: Ấp Mỹ Thạnh, Xã Thanh Mỹ, Huyện Tháp Mười, Đồng Tháp.
Quá trình học tập:
Năm 1997-2002: học tại trường Tiểu học Thanh Mỹ I.
Năm 2002-2006: học tại trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Văn Che.
Năm 2006-2009: học tại trường Trung Học Phổ Thông Phú Điền.
Năm 2009-2013: học tại trường Đại Học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ
Thực Vật, khóa 35, khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần
Thơ.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần thơ, ngày 6 tháng 3 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyền
iv
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
PGs.Ts. Trần Thị Thu Thủy và Th.S. Lê Thanh Toàn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong
Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – những người đã trực tiếp giảng dạy,
trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni,
anh Nguyễn Thanh Nam, bạn Võ Hoàng Nghiệm và các bạn trong phòng thí
nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Các bạn thuộc lớp
Bảo vệ Thực vật khóa 35 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
NGUYỄN THỊ TUYỀN
v
NGUYỄN THỊ TUYỀN, 2012. “GIÁM ĐỊNH BỆNH SAU THU HOẠCH DO
NẤM TRÊN TRÁI THANH LONG”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ
Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Cán
bộ hướng dẫn khoa học: PGs. Ts. Trần Thị Thu Thủy.
TÓM LƯỢC
Đề tài “Giám định bệnh sau thu hoạch do nấm trên trái thanh long” được
thực hiện từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 tại phòng thí nghiệm Phòng
trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng,
Trường Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu là xác định tác nhân gây bệnh và phân biệt
triệu chứng do từng loại tác nhân gây hại trên trái thanh long sau thu hoạch.
Kết quả quan sát giám định ghi nhận có 9 loài nấm hiện diện và gây bệnh
trên trái thanh long, bao gồm: Colletotrichum spp., Fusarium sp., Curvularia sp.,
Alternaria sp., Penicilium spp., Aspergillus spp., Rhizopus sp., Mucor sp., và
Helminthoporium sp.
Qua quá trình quan sát 9 tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên trái thanh
long, nhận thấy các tác nhân Aspergillus spp., Rhizopus sp., mucor sp. và Fusarium
sp. là nhóm tác nhân gây ra triệu chứng thối mềm, mô trái bị thối có quầng nhũn
nước và có thể bị biến màu. Các tác nhân còn lại gây bệnh trên trái nhưng không
làm mô trái bị nhũn, mô bệnh bị biến màu nhưng vẫn khô ráo như nấm
Colletotrichum spp., Curvularia spp., Alternaria sp. Penicillium sp. và
Helminthosporium sp.
vi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………………….…..i
Tiểu sử cá nhân………………………………………………………………..……iii
Lời cam đoan…………………………………………………………….…………iv
Lời cảm ơn………………………………………………………….……………….v
Tóm lược…………………………………………………………….……………...vi
Mục lục…………………………………………………………………………….vii
Danh sách hình……………………………………………………………………ix
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU………………………………………….…2
1.1. Sơ lược về cây thanh long(Hylocereus undatus Haw)....................................2
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố.....................................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật................................................................................2
1.2. Giá trị dinh dưỡng của cây thanh long ........................................................3
1.3. Những biến đổi của trái sau thu hoạch ........................................................3
1.3.1. Quá trình chín tiếp sau thu hoạch .........................................................3
1.3.2. Những thay đổi về chất lượng bên ngoài..............................................4
1.3.3. Những thay đổi về chất lượng bên trong ..............................................4
1.4. Dịch hại trên cây thanh long.......................................................................6
1.5. Sơ lược một số loài nấm hại gây bệnh sau thu hoạch trên trái thanh long....6
1.5.1. Nấm Alternaria sp. ..............................................................................7
1.5.2. Nấm Aspergilluss spp. .........................................................................7
1.5.3. Nấm Colletotrichum spp. .....................................................................8
1.5.4. Nấm Curvularia sp. ...........................................................................10
1.5.5. Nấm Fusarium sp.. ............................................................................10
1.5.6. Nấm Helminthoporium sp. .................................................................11
1.5.7. Nấm Mucor sp. ..................................................................................12
1.5.8. Nấm Penicillium spp..........................................................................12
vii
1.5.9. Nấm Rhizopus sp. ..............................................................................13
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP……………………………….14
2.1. Phương tiện thí nghiệm ............................................................................14
2.1.1. Địa điểm thí nghiệm ..........................................................................14
2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm ...........................................................................14
2.1.3. Thiết bị thí nghiệm.............................................................................14
2.1.4. Vật liệu thí nghiệm ............................................................................14
2.1.5. Các loại môi trường được sử dụng trong thí nghiệm ..........................14
2.2. Phương pháp thí nghiệm...........................................................................15
2.2.1. Thu thập mẫu bệnh ............................................................................15
2.2.2. Phương pháp giám định tác nhân nấm gây hại trên trái thanh long.....15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN…………………………………………18
3.1. Mô tả đặc điểm của các loài nấm gây hại trên trái thanh long và kết quả lây
bệnh nhân tạo .....................................................................................................18
3.1.1 Nấm Alternaria sp. ............................................................................18
3.1.2. Nấm Aspergilluss spp. .......................................................................21
3.1.3. Nấm Colletotrichum spp. ...................................................................25
3.1.4. Nấm Curvularia sp. ...........................................................................29
3.1.5. Nấm Fusarium sp.. ............................................................................31
3.1.6. Nấm Helminthoporium sp. .................................................................35
3.1.7. Nấm Mucor sp. ..................................................................................36
3.1.8. Nấm Penicillium spp..........................................................................39
3.1.9. Nấm Rhizopus sp. ..............................................................................41
3.2. Phân biệt triệu chứng vết bệnh trên trái thanh long ...................................43
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ…………………………………………….44
4.1. Kết luận.......................................................................................................44
4.2. Đề nghị........................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………45
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 2.1 Cách chủng bệnh nhân tạo trên trái thanh long. 17
Hình 3.1 Triệu chứng bệnh và tản nấm của Alternaria sp. trên môi trường 19
PDA sau 7 ngày
Hình 3.2 Bào tử nấm Alternaria sp. 20
Hình 3.3 Đặc điểm của nấm Aspergillus spp. dạng 1 23
Hình 3.4 Đặc điểm của nấm Aspergillus spp. dạng 2 24
Hình 3.5 Đặc điểm của nấm Colletotrichum sp. dạng 1 27
Hình 3.6 Đặc điểm của nấm Colletotrichum sp. dạng 2 28
Hình 3.7 Triệu chứng bệnh và tản nấm của nấm Curvularia spp. 30
Hình 3.8 Bào tử nấm Curvularia spp. 31
Hình 3.9 Hình lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium spp. sau 7 ngày 33
Hình 3.10 Tản nấm Fusarium spp. sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường 34
PDA
Hình 3.11 Bào tử Fusarium spp. 34
Hình 3.12 Đặc điểm của nấm Helminthosporium sp. 36
Hình 3.13 Đặc điểm của nấm Nấm Mucor sp. 38
Hình 3.14 Đặc điểm của nấm Nấm Penicillium spp. 40
Hình 3.15 Đặc điểm của nấm Rhizopus sp. 42
ix
MỞ ĐẦU
Thanh long là một trong các loại cây ăn trái có giá trị xuất khẩu cao của Việt
Nam và trên thế giới. Trái thanh long có màu sắc hấp dẫn, giá trị dinh dưỡng cao
được người tiêu dùng ưa chuộng nên hiện nay các vùng trồng thanh long đang được
đầu tư mở rộng và tiến tới sản xuất chuyên canh theo tiêu chuẩn GAP. Thanh long
được trồng tập trung ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh với
diện tích là 12.837 hecta. Trong đó, Bình Thuận dẫn đầu cả nước với diện tích là
9.773 hecta (76,13%), kế đến là Tiền Giang 1.666 hecta (12,98%), Long An 1.288
hecta (10,03%). Một số địa phương khác như ở miền Đông, miền Trung và miền
Bắc cũng trồng thanh long rãi rác nhưng diện tích không đáng kể (Tổng cục thống
kê, 2007).
Thanh long là loại cây trồng có lợi thế cạnh tranh đứng đầu trong 11 loại trái
cây mà Bộ Nông Nghiệp & PTNT đã xác định trong Hội nghị trái cây có lợi thế
cạnh tranh tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 07/06/2004. Thanh long được xuất khẩu nhiều
sang Trung Quốc và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Gần đây, thanh long
cũng được xuất sang cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và NewZealand. Thanh
long đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân, đặc
biệt loại trái này còn góp phần lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông
nghiệp và chương trình xóa đói giảm nghèo (Tổng cục thống kê, 2007).
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây việc bảo quản và tồn trữ sau thu hoạch
xuất hiện một số bệnh gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và phẩm chất của trái
thanh long khi đưa ra thị trường tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn trên, do đó đề tài “GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH SAU THU HOẠCH
TRÊN TRÁI THANH LONG (Hylocereus undatus Haw)” được thực hiện nhằm
xác định các tác nhân gây bệnh và phân biệt triệu chứng do từng loại tác nhân gây
ra trên trái thanh long sau thu hoạch.
1
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CÂY THANH LONG (Hylocereus undatus Haw)
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus Haw (hay Cereus
triangulais), thuộc họ xương rồng (Cactaceae) (Ariffin, 2009). Cây thanh long có
nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mexico (Zee, 2004; Ariffin, 2009) và
Colombia (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Theo Masyahit (2009) thì cây thanh long
được trồng nhiều ở các nước như Australia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ai Cập,
Israel, Nhật Bản, Mauritius, Mexico, Nicaragua, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam.
Thanh long được trồng phổ biến ở nhiều nước trong khu vực châu Á và được trồng
theo hình thức thương mại nhiều nhất ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Hàn
Quốc, Philippines và Malaysia (Ariffin, 2009). Thanh long được đưa vào trồng ở
Việt Nam từ rất lâu (Nguyễn Danh Vàn, 2008). Những năm gần đây, diện tích trồng
thanh long ở Việt Nam liên tục tăng nhanh, thời điểm năm 1996-1997 ở nước ta chỉ
khoảng 3.000 hecta với sản lượng 30.000 tấn/năm) thì đến năm 2004 diện tích trồng
thanh long đã lên đến 8.400 hecta. Và chỉ sau 1 năm (2005), diện tích trồng thanh
long đã là 9.200 hecta với tổng sản lượng là 139.090 tấn. Thanh long được trồng
chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và rãi rác ở một số nơi khác
(Nguyễn Danh Vàn, 2008).
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Thanh long phát triển phù hợp ở vùng có khí hậu nóng ẩm, phát triển tốt trên
đất hữu cơ. Tuy nhiên, lại không thích hợp với những vùng có khí hậu quá nóng
trên 390C, nhiệt độ thích hợp cho thanh long phát triển vào khoảng 25-300C. Thanh
long có thể chịu đựng được lạnh trong một thời gian ngắn, thích hợp ở nơi có cường
độ ánh sáng mạnh, nếu bị che nắng thân cành sẽ bị ốm yếu, lâu cho trái, trái nhỏ và
chất lượng kém (Zee, 2004; Nguyễn Danh Vàn, 2008). Lượng mưa trung bình thuận
lợi cho sự phát triển của thanh long là từ 635-1.270 mm, mưa quá mức có thể làm
cho hoa và trái thanh long bị thối (Zee, 2004).
Thân cây hình tam giác với một mặt bám trên cây trụ và hai mặt còn lại nối
với mặt trước dạng hình chữ T, đường kính thân trong khoảng từ 2,6-8,5 cm, hoa
mọc đơn, có hình phễu, không có cuống hoa, hoa hình phiểu thường nở vào ban
đêm. Cây thanh long có hai loại rễ, rễ địa sinh và rễ khí sinh (Zee, 2004). Rễ địa
sinh được xuất phát từ phần lõi của góc hom. Rễ địa sinh tập trung ở gốc để bám
xuống đất dung để hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ địa sinh phân bố
chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0-30 cm, do đó khả năng hút nước ở tầng đất sâu kém
2
(Nguyễn Danh Vàn, 2008). Rễ khí sinh mọc ra từ thân cây, có tác dụng chủ yếu là
bám chắc chắn vào trụ trồng hoặc các giá thể khác, giữ cho cây vững chắc khó bị đổ
ngã, ngoài ra chúng cũng có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng (Zee, 2004;
Nguyễn Danh Vàn, 2008). Thân thanh long thuộc loại thân leo, nếu để phát triển tự
do có thể dài tới 10-12 m. Thanh long ra hoa thành từng bông riêng lẻ trên cành, sau
khi thụ phấn hoa sẽ phát triển thành trái, trái từ 22-35 ngày sau thụ phấn sẽ thu
hoạch được (Trần Thế Tục, 1998; Nguyễn Danh Vàn, 2008). Theo Zee (2004), trái
thanh long có thể thu hoạch được sau khoảng 30 ngày nhưng có thể kéo dài thời
gian trái trên cây đến 50 ngày sau trổ hoa. Trong 10 ngày đầu, tốc độ phát triển của
trái tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về kích thước và trọng lượng (Nguyễn
Danh Vàn, 2008). Trái thanh long có hình bầu dục, chiều dài trái từ 13-16 cm,
đường kính trái từ 10-13 cm, trọng lượng trái phổ biến đạt 200-700 gam (Vũ Công
Hậu, 2000; Nguyễn Danh Vàn, 2008).
Trái thanh long phát triển nhanh nhất về kích thước và trọng lượng sau 5-25
ngày sau trổ hoa và trái tiếp tục phát triển kích thước cho đến khi thu hoạch (Nerd,
1999; Zee, 2004). Vỏ trái bắt đầu chuyển màu vào khoảng 25 ngày sau khi trổ hoa.
1.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA TRÁI THANH LONG
Quả thanh long có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu và nhuận tràng. Phần ăn được
của quả chứa 82-83% nước, giàu vitamin C và các vitamin nhóm B (Morton, 1987).
Theo Perez (2005), thì nhiều bộ phận của cây thanh long còn có tác dụng làm lành
vết thương ở người bị bệnh tiểu đường. Trong hạt thanh long có chứa các Proteinase
và các chất ức chế Tripxin, Kimotripxin dùng trong y học (Hoàng Thu Hà và Phạm
Thị Trân Châu, 2007).
Quả thanh long có vị ngọt, mềm hơi chua dùng để giải khát. Thịt quả thanh
long có tác dụng chữa bệnh thiếu máu, trợ tim chữa bệnh cao huyết áp, xuất huyết
não, ho (Trần Thế Tục, 1998), trị viêm cuống phổi, khó thở (Phạm Hoàng Hộ,
1999). Phần ăn được trong quả thanh long chiếm 70%, vỏ chiếm 26%, hạt chiếm
4% trong tổng trọng lượng quả tươi (Trần Thế Tục, 1998).
1.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TRÁI SAU THU HOẠCH
1.3.1. Quá trình chín sau thu hoạch
Sự chín của trái sẽ trải qua nhiều thay đổi sinh lý và sinh hoá sau thu hoạch.
Trái chín sẽ có nhiều sự thay đổi về màu sắc, thành phần carbonhydrate, cường độ
hô hấp, tốc độ sinh ethylene, thay đổi về tính thấm của mô, sự mềm của trái, thay
đổi các acid hữu cơ, protein và sản sinh các chất bay hơi (Lê Văn Hoà, 2002). Chín
sau thu hoạch là quá trình tự nhiên do enzyme nội tại của trái tiến hành, trong quá
trình này sự hô hấp nghiên về phần yếm khí, quá trình thuỷ phân tăng lên, các tinh
3
bột và protopectin bị thuỷ phân, lượng acid và chất chát đều giảm xuống, protein
tăng lên (Trần Minh Tâm, 2002). Khi trái chín, protopectin giảm do chuyển hoá
thành pectin làm cho khả năng liên kết giữa tế bào và mô yếu và trái mềm. Vitamin
giảm do quá trình khử trong các mô bị phá huỷ do không khí xâm nhập, các chất
màu chlorophyll giảm và carotene tăng (Nguyễn Minh Thuỷ, 2003).
1.3.2. Những thay đổi về chất lượng bên ngoài
 Sự thay đổi màu sắc vỏ trái
Khi trái chín có sự giảm tỷ lệ hàm lượng diệp lục tố a làm cho màu lục biến
mất và sự tổng hợp các sắc tố mới như: carotenoid, lycopene, anthocyanin… với
quá trình hô hấp và trao đổi chất bên trong trái xuất hiện những hợp chất phenol
thực hiện những phản ứng tạo màu nhờ xúc tác của enzyme polyphenoloxylase, quy
định màu cho từng loại trái cây khi chín (Nguyễn Văn Phong, 2000; Nguyễn Thị
Tuyết Mai, 2005).
 Sự bốc thoát hơi nước và giảm khối lượng tự nhiên
Khi còn trên cây, lượng nước bốc hơi được bù đắp thường xuyên nhờ sự hấp
thu nước của rễ cây và vận chuyển nước đến các bộ phận trong cây, nhưng sau khi
thu hoạch lượng nước mất đi không được bù đắp lại. Theo Quách Đĩnh và ctv.
(1996), thì sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng của trái do quá trình
bốc thoát hơi nước và tổn hao các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp. Theo Trần
Minh Tâm (2002) và Phan Thị Anh Đào (2003), khoảng 75-85% sự giảm trọng
lượng là do bốc thoát hơi nước, 15-25% là tiêu hao chất khô trong quá trình hô hấp.
 Độ cứng của vỏ và thịt trái
Sau khi thu hoạch, độ cứng của trái bị giảm do khí ethylene sinh ra trực tiếp
kích thích hoạt động của một số enzyme thủy phân, nhất là pectinase làm phân hủy
hợp chất pectin ở vách tế bào. Sự phân hủy đó làm giảm sự kết dính giữa các tế bào
với nhau dẫn đến các tế bào rời rạc làm quả mềm ra (Rodov và ctv., 1997).
 Sự thay đổi mùi vị đặc trưng
Mỗi loại rau quả chứa thành phần tinh dầu khác nhau. Tinh dầu là chất dễ
bay hơi và do khi trái chín vách tế bào trở nên dễ thấm hơn, do đó mùi hương thoát
ra ngoài làm cho trái có mùi thơm ngon, có hương vị đặc trưng cho mỗi loại trái
(Looney, 1970).
1.3.3. Những biến đổi về chất lượng bên trong
 Hô hấp
Sự phát triển của trái luôn thông qua các quá trình trao đổi chất, đó là quá trình
đồng hoá và dị hoá. Khi trái còn ở trên cây thì chủ yếu là quá trình đồng hoá (quá
4
trình tổng hợp các chất) xảy ra nhiều hơn. Sau khi trái đã hái khỏi cây thì chủ yếu là
quá trình phân giải các chất tích lũy được (quá trình dị hóa). Như vậy, hô hấp là quá
trình sinh học cơ bản xảy ra trong trái cây khi bảo quản (Hà Văn Thuyết và Trần
Quang Bình, 2002).
Trong quá trình chín của trái thì hô hấp được xem như là trung tâm của sự biến
dưỡng và quá trình chín phụ thuộc vào cường độ hô hấp của trái (Trần Thị Kim Ba,
1998).
Cường độ hô hấp ở mỗi loại trái rất khác nhau và có thể chia làm hai nhóm
trái: nhóm có bộc phát hô hấp (xoài, chuối, cà chua...) có sự gia tăng đột ngột CO2
đồng thời sản sinh ra ethylene vào giai đoạn chín và nhóm không có bộc phát hô
hấp (thuộc nhóm họ cây có múi và dâu tây) không có biểu hiện gia tăng hoạt tính hô
hấp cũng như việc sản sinh khí ethylene ở điều kiện tự nhiên sau thu hoạch (Bùi
Trang Việt, 2000; Mai Trần Ngọc Tiếng, 2001).
 Vitamin
Hàm lượng vitamin thay đổi tuỳ theo độ chín chủ yếu gồm đủ các loại vitamin
A, B, PP, E. Vitamin là chất dễ bị oxy hoá và chuyển thành dạng dehydroascobic, ở
dạng này dễ bị phân huỷ dưới tác dụng của nhiệt độ và nhiệt độ càng cao thì sự tổn
thất càng lớn do đó bảo quản lạnh sẽ hạn chế được sự tổn thất này (Quách Đĩnh và
ctv, 1996; Trần Minh Tâm, 2002).
 Sự thay đổi về hàm lượng acid hữu cơ
Trong quá trình bảo quản, acid hữu cơ bị giảm xuống và thường tổn thất nhiều
hơn đường. Hàm lượng acid hữu cơ giảm do cung cấp cho quá trình hô hấp, còn do
tác dụng với rượu sinh ra trong trái để tạo thành các este (Trần Minh Tâm, 2002).
 Chất khô
Hàm lượng chất khô trong trái phụ thuộc vào từng loại trái. Chất khô là tất cả
thành phần hoá học chứa trong rau quả, không kể nước. Dựa vào tính hoà tan người
ta phân ra hai loại: chất khô hoà tan (các dạng đường, các acid hữu cơ, khoáng,
vitamin...) và chất khô không hoà tan (cellulose, protopectin, tinh bột, ... và một số
chất khoáng). Các nghiên cứu cho thấy các giống có kích thước trái lớn thường có
chất khô cao hơn giống có kích thước trái nhỏ, trái càng trưởng thành thì hàm lượng
chất khô càng cao (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2002).
5
1.4. DỊCH HẠI TRÊN CÂY THANH LONG
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Hòa (2006) thành phần bệnh hại trên thanh
long gồm: bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides, bệnh thối trái do
nấm Fusarium sp., thối bẹ do nấm Alternaria sp., Fusarium sp. và bacteria, rám
cành do nấm Macssonia agaves, Sphaceloma sp., đốm cành do Glocosporium
avages, đốm nâu do Ascochyta sp. và đốm đen do Capnodium sp. Bên cạnh đó, còn
bệnh ghẻ và nấm bồ hóng chưa xác định tác nhân.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về những bệnh ảnh hưởng
trên cây thanh long như thối thân, thối trái và cây bị ảnh hưởng bởi virus X ở Đài
Loan và Nhật Bản, đốm thân ở Mexico, bệnh loét ở Nhật Bản và Mỹ. Bệnh loét
cũng gây hại trên thanh long ở Brazil, tác giả cho rằng bệnh loét là do nấm
Colletotrichum gloeosporioides gây ra (Masyahit, 2009).
Trên thanh long có một số bệnh chủ yếu quan trọng như thối nhũn thân do vi
khuẩn Xanthomonas campestris. Bệnh này do nguyên nhân tưới nước quá nhiều và
ẩm độ cao đã được báo cáo ở Mỹ và Úc. Bệnh đốm nâu do nấm Dothiorella và loét
cũng xuất hiện ở vùng Florida và Nicarague, bệnh thối thân do nấm Botryosphaeria
dothidea ở Mexico, bệnh thối nhũn trái thanh long do vi khuẩn Erwinia sp. và nấm
Rhizopus sp. ở Long An và Tiền Giang (Nguyễn Văn Thanh, 2010). Theo tài liệu đã
báo cáo ở các vùng trồng thanh long trên thế giới và VietGAP thanh long Bình
Thuận thì bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. là phổ biến nhất trên trái thanh
long và cả trên cây. Ở Colombia, hầu hết những vùng trồng thanh long đều bị nhiễm
bệnh do nấm vùng rễ (Gunasena, 2006).
Một số nghiên cứu trước đó đã thành công và ghi nhận một số loài nấm gây bệnh
khác nhau, chẳng hạn như Alternaria sp., Ascochyta sp., Aspergillus sp., Bipolaris
cactivora. Botryosphacria doth ulea, Capnodium sp., Colletotrichum
gloeosporioides, Dothiorella sp., Fusarium sp., Gloeosporium agavts, Macssonina
agaves, Phytophthora sp và Sphaceloma sp. (FAO, 2004; Sijam và ctv, 2008; Ie
Bellec và ctv 2006; Palmateer và ctv, 2007; Pauli, 2007; Taba và ctv, 2006, 2007;
Valencia-Botin và ctv, 2003; Wang và Lin, 2005). Trong bán đảo Malaysia, một số
nấm trên cây trồng này, chẳng hạn như Bipolaris sp., Botryosphaeria sp., C.
gloeosporoides và Monilinia sp .. Thối hoa và thân, bệnh đốm nâu, bệnh thán thư và
trái cây màu nâu thối được tìm thấy trên cây trồng này, tương ứng (Masyahit và ctv,
2009).
6
Britt và Rose đã quan sát ở tỉnh Okinawa vào năm có một loài
Colletotrichum được phân lập từ các loại thân, trái thanh long bị bệnh và xác định
được tác nhân là Colletotrichum gloeosporioides (Taba Satoshi và ctv, 2006, 2007)
1.5. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY BỆNH
1.5.1. Nấm Alternaria sp.
Nấm Alternaria sp. thuộc ngành Deuteromycotina, lớp Hyphomycetes, bộ
Moniliales, họ Demathiaceae (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
Sợi nấm của Alternaria sp. có màu nâu xám, mãnh, có vách ngăn và có kích
thước trong khoảng 17-40 x 3,0-3,9 μm. Chúng sinh các cành bào đài ngang, mọc
đơn và thẳng, cành bào đài có màu nâu, sinh ra các chuỗi bào tử đơn hoặc phân
nhánh, trong một chuỗi thường có khoảng 9 bào tử. Bào tử màu nâu, có nhiều vách
ngăn ngang và vách ngăn dọc, thường có từ 3-4 vách ngăn ngang và 1-2 vách ngăn
dọc; có kích thước biến động trong khoảng 18-45 x 6,5-15,5 μm, hình dạng thay đổi
từ hình trụ đến hình elip hoặc hình trứng hoặc hình quả lê. Bào tử được đính ở phần
gốc, phần còn lại được gọi là phần phụ, phần này phát triển đơn lẻ hoặc phân nhánh
(nếu có), bào tử dễ dàng rụng bởi gió. Nấm ký sinh hoặc hoại sinh thực vật (Barnett
và Hunter, 1998; Agrios, 2005).
Tản nấm trên môi trường PDA trong điều kiện 12 giờ xen kẻ sáng, tối dưới
ánh sáng cận cực tím có màu xám nhạt, mặt sau có màu hồng sẫm hoặc màu tím
(Agarvval, 1989).
1.5.2. Nấm Aspergillus spp.
Nấm Aspergillus spp. thuộc ngành Deuteromycotina, lớp Moniliales,
(Barnett và Hunter, 1998).
Nấm Aspergillus là một trong những chi nấm phổ biến nhất trên thế giới. Hệ
thống phân loại hiện tại đã công nhận khoảng 185 loài Aspergillus. Có khoảng 30
loài trong số này được xác định rõ ràng và thường dễ dàng phân biệt. Khi nuôi cấy
trên môi trường CYA, tản nấm đạt đường kính 60-70 mm, mọc thưa thớt ở khu vực
rìa và dày đặc ở tâm, đặc trưng bởi màu xám, xanh lá cây và vàng ô liu. Nhưng đôi
khi tản nấm ban đầu có màu vàng sau đó trở thành màu xanh lục tùy theo độ tuổi,
cũng có trường hợp tản nấm lúc đầu màu trắng sau trở thành nâu đỏ. Túi bào tử lúc
đầu có màu trắng và khi già nhanh chóng trở thành màu nâu đỏ hoặc xanh đậm tùy
theo loài, túi bào tử hình cầu, thường chiều dài có kích thước từ 400-800 µm.
Cuống bào tử đính nằm ở tận cùng của sợi nấm, không màu hoặc màu nâu nhạt, thô
và có màng bao quanh, có đường kính 20-50 µm (Kirk và ctv., 2001; Pitt và
Hocking, 2009).
7
Cành bào tử thẳng đứng, đơn bào, cuối cành bào tử là túi (bọng) có hình cầu
hoặc hình chùy, mang thể bình ở đỉnh hoặc toàn bộ bề mặt. Bào tử đơn bào, hình
cầu hoặc hình chùy, màu sắc thường khác nhau tuỳ theo loài, bào tử được sinh ra
trực tiếp từ đỉnh của thể bình hoặc nhiều bào tử nối liền nhau thành dạng chuổi mọc
trên thể bình (Banett và Hunter, 1998).
Burgess và ctv. (2009) cho rằng tản nấm của Aspergillus flavus có màu xanh
và có đài không màu, tản nấm của A. niger có màu đen và có đài màu nâu.
Nấm gây hại làm thối trái, ban đầu là những chấm nhỏ 1-2 mm, bệnh phát
triển rất nhanh và lan ra theo vòng tròn. Vết bệnh nhũn nước và có màu nâu nhạt.
Viền vết bệnh có màu nâu sậm, bào tử nấm xuất hiện dầy đặc trên mô bệnh (Weber,
1973). Nấm Aspergillus spp. hiện diện phổ biến trong đất và không khí, ngoài ra
nấm còn có khả năng tồn tại trên hạt giống (CABI, 2001).
Theo Ruiqian và ctv. (2004), Aspergillus flavus thuộc chi Aspergillus và là
loài phổ biến thứ hai sau A. fumigatus. Khuẩn lạc A. flavus phát triển nhanh chóng
đạt đường kính 6-7 cm trong 10-14 ngày. Khuẩn lạc ban đầu có màu vàng, chuyển
dần sang màu xanh vàng hoặc xanh oliu và để lâu ngày sẽ có màu xanh đậm. Hình
dạng phẳng, có một vài nếp nhô lên hình tia. Mặt sau đĩa Petri, không màu hoặc có
màu nâu pha vàng hay hồng rất lợt. Dạng môi trường phân biệt được gọi là
Aspergillus flavus and parasiticus agar (AFPA) dùng để nhận dạng Aspergillus
flavus. Bởi vì trong môi trường này bào tử A. flavus có màu đặc trưng từ vàng xanh
đến vàng oliu. Mặt sau đĩa Petri, có màu cam tươi. Ngoài ra còn nhiều đặc điểm
khác ghi nhận được khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử như chiều dài cành bào
đài 400-800 µm, đường kính đài (bọng) 25-45 µm, có thể có từ một hoặc hai thể
bình mọc thành đường tròn xung quanh cuống, bào tử nấm A. flavus trơn láng còn
A. parasiticus nhăn, xù xì. Cả 2 loài đều có khả năng hình thành hạch (sclerotia)
màu nâu.
1.5.3. Nấm Colletotrichum spp.
Nấm Colletotrichum thuộc ngành Deuteromycotina, lớp Coelomycetes, bộ
Melanconiales, họ Melaconiaceae, chi Colletotrichum (Barnett và Hunter, 1998;
Agrios, 2005).
Bào tử đính phát triển trực tiếp trên đĩa đài nằm trong cơ chất, có nhiều gai
cứng và có chiều dài 60-160 m (Weber, 1973).
 Loài Colletotrichum capsici: sợi nấm có dạng phân nhánh, có vách ngăn.
Đĩa đài có dạng bán cầu, có đường kính từ 70-120 µm với nhiều gai cứng. Các gai
cứng nằm rải rác, màu nâu đen có vách ngăn và dài trên 150 µm. Tản nấm có màu
từ trắng đến xám, tại tâm đĩa sợi nấm có màu xám xanh và thường bong lên. Bào tử
8
có dạng hình liềm, hơi cong, kích thước bào tử trung bình 26,0-31,5 x 6,5-6,9 µm.
Kích thước đĩa áp trung bình là 9,5 x 6,5 µm. Tốc độ phát triển của tản nấm trên
môi trường PDA là 7,1 mm/ngày (Sharma và ctv., 2005; Than và ctv., 2008).
Sawant và ctv. (2012) mô tả khuẩn lạc Colletotrichum capsici phát triển
chậm với tốc độ 3,86mm/ngày trên môi trường Czapek Dox Agar ở nhiệt độ 30oC.
Khuẩn lạc màu nâu trắng nhạt và sau đó chuyển sang xám hoặc màu xanh rêu. Đĩa
đài xuất hiện rãi rác hoặc trong vòng đồng tâm. Bào tử hình liềm với kích thước
21,7 x 5,1 µm.
Hartman và Wang (1989) mô tả màu sắc khuẩn lạc của C. capsici ban đầu là
màu trắng rồi chuyển sang màu xám tro, sau đó phát triển nhanh chóng. Sợi nấm
khí sinh có màu xám nhạt cho đến màu xám đậm và hình thành trên bề mặt khuẩn
lạc, đôi khi thấy sự phát triển dày đặc ở một vài chỗ trong đĩa Petri. Bào tử xuất
hiện rất nhiều trong khối bào tử có màu nâu sẫm đến màu hồng da cam.
Shenoy và ctv. (2007) đã mô tả và ghi nhận các đặc điểm nấm gây hại trên
mô trái ớt bệnh và trên môi trường nuôi cấy như sau:
+ Trên môi trường PDA, sợi nấm ban đầu có màu trắng và chuyển sang xám
xanh. Mặt sau đĩa Petri, tản nấm có màu xám xanh. Tản nấm đạt kích thước 85 mm
đường kính trong 10 ngày. Sợi nấm khí sinh có màu từ trắng đến xám. Đĩa đài màu
nâu đen đến đen, có gai cứng. Cành bào đài đơn lẻ, trong suốt, có vách ngăn, đôi lúc
phân nhánh với đỉnh có dạng hình nón. Bào tử đơn bào, vách nhẵn, trong suốt, hình
liềm và 2 đỉnh bào tử có dạng hình nón với kích thước từ 16-22 x 4 µm. Đĩa áp nuôi
cấy trên lam có màu nâu đậm, hình cầu hoặc hình oval, vách nhẵn với kích thước
khoảng 8-30 x 5-10 µm. Sợi nấm không màu, phân nhánh, có vách ngăn, thỉnh
thoảng phát triển thành cấu trúc lưu tồn phức tạp.
+ Vết bệnh trên mô trái ớt hình elip đến hình tròn với kích thước 0,75-1,5 cm.
Đĩa đài trên bề mặt mô trái có đường kính 85-200 µm, trung bình 122,7µm, màu
nâu đến đen, xếp thành vòng đồng tâm trên vết bệnh, nó còn phá vỡ vách tế bào cây
ký chủ ngoài ra còn xuất hiện nhiều gai cứng với vô số bào tử. Gai nấm có kích
thước 90-140 x 4-7µm, trung bình 109 x 5,2µm, màu nâu, có từ 1-5 vách ngăn,
vách nhẵn, cứng, phía cuối của gai cứng hơi phình ra và hẹp dần lên phía trên, đỉnh
của gai thì sắc nhọn có dạng hình nón. Cành bào đài có kích thước từ 16-26 x 3-4
µm, trung bình 19x 3,8µm, trong suốt cho đến màu nâu nhạt, phân nhánh và dạng
hình nón ở phía đỉnh sợi nấm. Bào tử có kích thước 16-25 x 3-4 µm, trung bình
21,5x 3,74µm, đơn bào, vách nhẵn, trong suốt, có dạng hình liềm, nhọn ở hai đầu.
 Loài Colletotrichum gloeosporioides: trên môi trường PDA, tản nấm có
màu xám nhạt đến đen, tốc độ phát triển của tản nấm là 11,2 mm/ngày, khối bào tử
có màu hồng cam hoặc cam. Đĩa đài có hoặc không có gai cứng, đường kính đĩa đài
9