Giải pháp quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam
- 107 trang
- file .pdf
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
---------------
NGUYEÃN THANH HOØA
GIAÛI PHAÙP QUAÛN LYÙ NÔÏ XAÁU TAÏI CAÙC
NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2012
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
---------------
NGUYEÃN THANH HOØA
GIAÛI PHAÙP QUAÛN LYÙ NÔÏ XAÁU TAÏI CAÙC
NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM
Chuyeân ngaønh : Taøi chính – Ngaân haøng
Maõ soá : 60.34.02.01
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC :
GS.TS. NGUYEÃN THANH TUYEÀN
TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số
liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được
phép công bố.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THANH HÒA
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
1.1 Cơ sở lý luận về nợ xấu:
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng.................................................................1
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng............................................................................1
1.1.1.2. Vai trò của tín dụng...............................................................................1
1.1.1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng.................................................3
1.1.2. Nợ xấu và chất lượng tín dụng........................................................................4
1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu...................................................................................4
1.1.2.2. Chất lượng tín dụng...............................................................................5
1.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể.......................................................6
1.1.3.1. Cách thức phân loại nhóm nợ................................................................6
1.1.3.2. Trích lập dự phòng cụ thể......................................................................9
1.1.4. Các dấu hiệu nhận biết nợ xấu......................................................................12
1.1.5. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và nền kinh
tế - xã hội................................................................................................................14
1.1.5.1. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng......14
1.1.5.2. Ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế - xã hội...................................16
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu......................................................................17
1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại...........................17
1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu.........................................................................17
1.2.3. Nội dung của quản lý nợ xấu........................................................................18
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu.................................18
1.2.3.2. Các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng.......................................19
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại các quốc gia trên Thế giới ........................23
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc................................................23
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc...................................................26
1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hungary......................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1. Tăng trưởng tín dụng và tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2005 – 2012.....................................................................................................33
2.1.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.................................................33
2.1.2. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012...36
2.1.3. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012.........38
2.2. Quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian qua - Những khó khăn và thuận lợi.......................................................39
2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian qua.............................................................................................................39
2.2.1.1. Nợ xấu gia tăng..................................................................................39
2.2.1.2. Nợ xấu có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng lớn..................................41
2.2.1.3. Nợ xấu chủ yếu đọng trong bất động sản...........................................42
2.2.2. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu......................43
2.2.2.1. Những khó khăn.................................................................................43
2.2.2.2. Những thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu.................................52
2.3. Nguyên nhân nợ xấu........................................................................................56
2.3.1. Nguyên nhân khách quan............................................................................56
2.3.1.1. Thiên tai, dịch bệnh phá hoại sản xuất kinh doanh.............................56
2.3.1.2. Môi trường kinh tế không ổn định......................................................56
2.3.1.3. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi.....................................................60
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................62
2.3.2.1. Nguyên nhân từ Phía người vay.........................................................62
2.3.2.2. Nguyên nhân từ Phía người cho vay (Ngân hàng)..............................65
2.3.2.3. Do chính sách bao cấp của Chính Phủ đối với Doanh nghiệp Nhà
Nước.........................................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU VÀ GIẢM TỶ LỆ NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Phương hướng quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay..............................................................................71
3.1.1. Định kỳ hàng tháng báo cáo nợ quá hạn.....................................................71
3.1.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay......................71
3.1.3. Thường xuyên mở lớp đào tào bồi dưỡng kiến thức nhân viên..................72
3.1.4. Định kỳ tái thẩm định khách hàng..............................................................72
3.2. Các giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại.................72
3.2.1. Phân tích đánh giá về khách hàng trước khi cho vay..................................73
3.2.1.1. Phân tích khách hàng..........................................................................73
3.2.1.2. Phân tích dự án vay............................................................................74
3.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng.....................................................................75
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định tín dụng để hạn chế phát
sinh các khoản nợ xấu...............................................................................................75
3.2.2.2. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng........75
3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn, theo dõi rủi ro có
thể xảy ra..................................................................................................................76
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.................................................76
3.2.2.5. Ngăn ngừa những khoản cho vay có vấn đề và tổn thất tín dụng......77
3.2.3. Một số giải pháp khác.................................................................................78
3.2.3.1. Hoàn thiện xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.........................78
3.2.3.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát
sinh...........................................................................................................................79
3.2.3.3. Hợp tác để giải quyết nợ xấu.............................................................80
3.3. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước và các
cơ quan chức năng..................................................................................................81
3.3.1. Cần phải có một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định,
kiểm soát thông tin từ phía các ngân hàng................................................................81
3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh nghiệp Nhà Nước...............82
3.3.3. Cần có các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp............................83
3.3.4. Tăng cường thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà Nước. Cần có sự phối
hợp chặt chẽ của Chính Phủ, NHNN và các tổ chức tín dụng trong việc giải quyết
nợ xấu.......................................................................................................................85
3.3.5. Tăng vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại........................................86
3.3.6. Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín
dụng Ngân hàng cấp cho nền kinh tế........................................................................86
3.3.7. Hoàn thiện quy trình bán đấu giá, xử lý tài sản đảm bảo............................87
3.3.8. Xử lý các khoản nợ xấu của Doanh nghiệp Nhà nước................................88
3.3.9. Cần có cơ chế pháp lý mới để khắc phục được những vướng mắc phát sinh
và tạo điều kiện để tạo lập thị trường, thúc đẩy hoạt động của DATC và các tổ chức
xử lý nợ.....................................................................................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................91
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMC (Asset Management Company): Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
BCTC: Báo cáo tài chính
CIC (Credit Information Center): Trung tâm thông tin tín dụng
DATC (Debt and Asset Trading Corporation): Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng
của doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà Nước
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
NHTMVN: Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
TCTD: Tổ chức tín dụng
TMCP: Thương mại cổ phần
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
XHTDNB: Xếp hạng tín dụng nội bộ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012........36
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012............38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012....37
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012........39
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng từ tháng 12/2011 đến tháng
04/2012....................................................................................................................40
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của mười hai NHTM tại thời điểm 30/9/2012................41
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của mười hai NHTM tại thời điểm
30/9/2012.................................................................................................................42
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan
trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát
triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả,
không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu
kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động
có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín
dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động
vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế
phát triển ổn định và ngược lại.
Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong
nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành
phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn
vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế... đều có thể
biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ xấu. Đó là chưa kể đến những
kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách
hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ
xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
Nhà Nước. Đây là mối đe dọa mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu.
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của các Ngân hàng thương mại là phải nâng
cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
nhằm giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn
đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài : “Giải pháp quản
lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu đang có xu hướng ngày càng tăng
mạnh, mặc dù tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà Nước quy định tối đa không vượt quá
5% tại các Ngân hàng, nhưng hầu như thực tế tỷ lệ này tại các Ngân hàng Việt Nam
hiện nay đều vượt xa tỷ lệ cho phép. Đã có rất nhiều bài báo, nhiều đề tài nghiên cứu
về tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng Việt Nam, và đưa ra những định hướng, giải
pháp nhằm hạn chế nợ xấu nhưng các con số về nợ xấu này vẫn chưa chính xác, các tỷ
lệ nợ xấu vẫn còn là một ẩn số, và các giải pháp cũng khó thực thi.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về nợ xấu, về quản lý nợ xấu, về cách
thức phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể;
Nghiên cứu thực trạng nợ xấu và quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam trong thời gian qua;
Đưa ra các giải pháp quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu, các giải pháp quản
lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, thời
gian nghiên cứu từ năm 2005 – 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu lịch sử để làm sáng
tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
6. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm: phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các bảng biểu, biểu đồ và phần kết thúc. Nội dung của luận văn bao
gồm ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay .
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ
NỢ XẤU
1.1. Cơ sở lý luận về nợ xấu:
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ
được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa một cách
đầy đủ như sau: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời
gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
1.1.1.2. Vai trò của tín dụng:
* Cung cấp vốn cho nền kinh tế và góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ:
Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên xuất hiện những khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi, trong khi các thành phần kinh tế khác lại xuất hiện hiện tượng thiếu vốn
tạm thời hoặc thiếu vốn bổ sung đầu tư tài sản cố định. Sự có mặt của tín dụng Ngân
hàng được coi như một giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này. Trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng đã huy động được nguồn tiết kiệm trong dân cư
và phân phối lại cho các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn, tạo điều kiện cho sự
phát triển nền kinh tế. Tất cả mọi quốc gia đều dùng tín dụng Ngân hàng như là một
công cụ hữu hiệu để điều hoà vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như
vậy tín dụng Ngân hàng là cánh tay đắc lực của Ngân hàng thương mại, góp phần
nâng cao chất lượng và điều hoà tiền tệ, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước, kìm chế và đẩy lùi lạm phát tạo môi trường kinh doanh ổn định.
* Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển:
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phải cạnh
tranh gay gắt với nhau nếu không muốn tụt hậu và đào thải. Để có thể mở rộng, phát
triển sản xuất các doanh nghiệp cần có nhiều yếu tố như: nguồn nhân lực, công
nghệ, đất đai, kỹ thuật, vốn...
2
Tuy nhiên, có thể khẳng định vốn là quan trọng nhất vì nếu có vốn doanh nghiệp
sẽ có được các yếu tố khác do thị trường sẵn sàng cung ứng. Để có vốn doanh
nghiệp có thể tìm kiếm ở các nguồn khác nhau...nhưng những hình thức này không
ổn định mà chi phí lại lớn. Vì vậy thường thì các doanh nghiệp tìm đến các Ngân
hàng bởi vì Ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt
nhất. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ, Ngân hàng thường là nguồn duy
nhất cung cấp tư vấn và vốn bổ sung. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng đã
đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Như
vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quyết định trong quá trình tái sản xuất mở rộng
và đầu tư phát triển của nền kinh tế.
* Thúc đẩy và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc thoả mãn một phần hay toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã tạo điều
kiện giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư
xây dựng cơ bản….từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển. Đồng thời việc đưa ra quyết định cho vay cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng
tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để
đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Ngoài ra đó
cũng là cách để ngân hàng giúp Nhà nước quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Nâng cao tăng cường hệ thống kinh doanh:
Khác với việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp sử dụng vốn
tín dụng phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay đến khi hết hạn. Do
đó yêu cầu yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quan tâm đến hiệu quả sử
dụng vốn, tránh tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh, tức là
phải nắm bắt được tình hình thị trường, đánh giá, phân tích những biến động và xu
hướng phát triển của thị trường để từ đó tìm ra hướng đi cho mình.
* Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế kém phát triển và các ngành
mũi nhọn:
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền
3
kinh tế rồi đầu tư trở lại cho các ngành kinh tế cần vốn. Nhưng việc cho vay này
không phải trải đều cho các chủ thể có nhu cầu mà viêc đầu tư được thực hiện qua
một quá trình thẩm định kỹ lưỡng. Quá trình này rất quan trọng với các Ngân hàng,
nó mang tính sống còn của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng đã đưa ra những biện
pháp chính sách khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ các dự án
phát triển Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng để từ đó đạt mục tiêu phát triển
kinh tế.
Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã tạo cho nước ta thế và lực mới,
thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy vai trò và thế
mạnh của từng thành phần kinh tế, song song với các chính sách hỗ trợ các ngành
kinh tế kém phát triển, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
1.1.1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của NHTM.
Chất lượng của hoạt động tín dụng có ý nghĩa sống còn đối với NHTM. Do vậy hoạt
động tín dụng cần tuân theo nguyên tắc nhất định nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra:
a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích:
Vốn vay ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh
doanh. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải gắn với mục đích hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chính mục đích vay có ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản
vay. Để được vay vốn bên đi vay phải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn,
kế hoạch vay vốn, số vốn vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
b) Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận:
Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ở quan hệ này ngân hàng thực hiện các
hành vi giao dịch cho chính bản thân mình. Bởi vậy ngân hàng có trách nhiệm trả
tiền cho người gửi cả gốc và lãi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng có quyền
quyết định cho người khác vay và yêu cầu người đi vay trả cả gốc lẫn lãi đúng thời
hạn.
4
1.1.2. Nợ xấu và chất lượng tín dụng:
1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu:
Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và
đem lại phần lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng
hoạt động cơ bản của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất
lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống thấp. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh
nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ xấu phát sinh vượt quá tỷ lệ cho
phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Vậy thế nào là nợ
xấu?
Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng. Trong nền
kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng.
Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro, rủi
ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Đây là
rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính
khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường xuyên phát sinh từ hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (sau đây gọi tắt là “rủi
ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết. Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối
quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc
không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình
cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính,
bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Và khi khách hàng không thể trả nợ theo
đúng cam kết thì khoản nợ sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ
mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nói cách khác, nợ quá
hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không
đủ điều kiện để được gia hạn nợ.
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được
5
tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không
thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ không được
Chính Phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu (hay các tên gọi khác của chúng như: nợ có vấn đề,
nợ không lành mạnh, nợ khó đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết
này đã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi
không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 do Thống Đốc NHNN
ban hành, nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân
loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có
khả năng mất vốn)”.
1.1.2.2. Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm
các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành
L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản, chất
lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay
của một TCTD (hay còn gọi là Chất lượng cho vay).
Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam đưa chất lượng tín dụng vào làm một chỉ tiêu
trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếp hạng các TCTD năm 2006.
Chất lượng tín dụng được NHNN Việt Nam căn cứ vào:
1. Nợ xấu/Tổng dư nợ (gọi là tỷ lệ nợ xấu);
2. Nợ khó đòi/Tổng dư nợ;
3. Nợ khó đòi ròng = (nợ khó đòi – dự phòng rủi ro chưa sử dụng) nhỏ
hơn hoặc bằng 0.
Trong các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín
6
dụng ngân hàng, thường sử dụng nhiều là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Theo quy định hiện
nay của NHNN cho phép tỷ lệ này không được vượt quá 5% tại các ngân hàng.
1.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:
1.1.3.1. Cách thức phân loại nhóm nợ:
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, có hai phương pháp phân loại nợ:
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
* Phương pháp định lượng:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy
đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (“Nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ” là khoản nợ mà TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho
khách hàng do TCTD đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi
đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng TCTD có đủ cơ sở để đánh giá
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại);
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
7
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
* Phương pháp định tính:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được
TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
* Các trường hợp phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn:
TCTDcó thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong
các trường hợp sau đây:
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
---------------
NGUYEÃN THANH HOØA
GIAÛI PHAÙP QUAÛN LYÙ NÔÏ XAÁU TAÏI CAÙC
NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2012
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP.HCM
---------------
NGUYEÃN THANH HOØA
GIAÛI PHAÙP QUAÛN LYÙ NÔÏ XAÁU TAÏI CAÙC
NGAÂN HAØNG THÖÔNG MAÏI VIEÄT NAM
Chuyeân ngaønh : Taøi chính – Ngaân haøng
Maõ soá : 60.34.02.01
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC :
GS.TS. NGUYEÃN THANH TUYEÀN
TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số
liệu và thông tin sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc, trung thực và được
phép công bố.
Tác giả luận văn
NGUYỄN THANH HÒA
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
1.1 Cơ sở lý luận về nợ xấu:
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng.................................................................1
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng............................................................................1
1.1.1.2. Vai trò của tín dụng...............................................................................1
1.1.1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng.................................................3
1.1.2. Nợ xấu và chất lượng tín dụng........................................................................4
1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu...................................................................................4
1.1.2.2. Chất lượng tín dụng...............................................................................5
1.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể.......................................................6
1.1.3.1. Cách thức phân loại nhóm nợ................................................................6
1.1.3.2. Trích lập dự phòng cụ thể......................................................................9
1.1.4. Các dấu hiệu nhận biết nợ xấu......................................................................12
1.1.5. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và nền kinh
tế - xã hội................................................................................................................14
1.1.5.1. Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng......14
1.1.5.2. Ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế - xã hội...................................16
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu......................................................................17
1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại...........................17
1.2.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu.........................................................................17
1.2.3. Nội dung của quản lý nợ xấu........................................................................18
1.2.3.1. Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu.................................18
1.2.3.2. Các biện pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng.......................................19
1.3. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu tại các quốc gia trên Thế giới ........................23
1.3.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc................................................23
1.3.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc...................................................26
1.3.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hungary......................................................28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA
2.1. Tăng trưởng tín dụng và tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai
đoạn 2005 – 2012.....................................................................................................33
2.1.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.................................................33
2.1.2. Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012...36
2.1.3. Tình hình nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005-2012.........38
2.2. Quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian qua - Những khó khăn và thuận lợi.......................................................39
2.2.1. Thực trạng quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian qua.............................................................................................................39
2.2.1.1. Nợ xấu gia tăng..................................................................................39
2.2.1.2. Nợ xấu có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng lớn..................................41
2.2.1.3. Nợ xấu chủ yếu đọng trong bất động sản...........................................42
2.2.2. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu......................43
2.2.2.1. Những khó khăn.................................................................................43
2.2.2.2. Những thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu.................................52
2.3. Nguyên nhân nợ xấu........................................................................................56
2.3.1. Nguyên nhân khách quan............................................................................56
2.3.1.1. Thiên tai, dịch bệnh phá hoại sản xuất kinh doanh.............................56
2.3.1.2. Môi trường kinh tế không ổn định......................................................56
2.3.1.3. Môi trường pháp lý chưa thuận lợi.....................................................60
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan...............................................................................62
2.3.2.1. Nguyên nhân từ Phía người vay.........................................................62
2.3.2.2. Nguyên nhân từ Phía người cho vay (Ngân hàng)..............................65
2.3.2.3. Do chính sách bao cấp của Chính Phủ đối với Doanh nghiệp Nhà
Nước.........................................................................................................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU VÀ GIẢM TỶ LỆ NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Phương hướng quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay..............................................................................71
3.1.1. Định kỳ hàng tháng báo cáo nợ quá hạn.....................................................71
3.1.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng sau khi cho vay......................71
3.1.3. Thường xuyên mở lớp đào tào bồi dưỡng kiến thức nhân viên..................72
3.1.4. Định kỳ tái thẩm định khách hàng..............................................................72
3.2. Các giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại.................72
3.2.1. Phân tích đánh giá về khách hàng trước khi cho vay..................................73
3.2.1.1. Phân tích khách hàng..........................................................................73
3.2.1.2. Phân tích dự án vay............................................................................74
3.2.2. Hoàn thiện quy trình tín dụng.....................................................................75
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định tín dụng để hạn chế phát
sinh các khoản nợ xấu...............................................................................................75
3.2.2.2. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng........75
3.2.2.3. Tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng vay vốn, theo dõi rủi ro có
thể xảy ra..................................................................................................................76
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.................................................76
3.2.2.5. Ngăn ngừa những khoản cho vay có vấn đề và tổn thất tín dụng......77
3.2.3. Một số giải pháp khác.................................................................................78
3.2.3.1. Hoàn thiện xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.........................78
3.2.3.2. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát
sinh...........................................................................................................................79
3.2.3.3. Hợp tác để giải quyết nợ xấu.............................................................80
3.3. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ Nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước và các
cơ quan chức năng..................................................................................................81
3.3.1. Cần phải có một tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định,
kiểm soát thông tin từ phía các ngân hàng................................................................81
3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh nghiệp Nhà Nước...............82
3.3.3. Cần có các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp............................83
3.3.4. Tăng cường thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà Nước. Cần có sự phối
hợp chặt chẽ của Chính Phủ, NHNN và các tổ chức tín dụng trong việc giải quyết
nợ xấu.......................................................................................................................85
3.3.5. Tăng vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại........................................86
3.3.6. Đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, góp phần đảm bảo hiệu quả vốn tín
dụng Ngân hàng cấp cho nền kinh tế........................................................................86
3.3.7. Hoàn thiện quy trình bán đấu giá, xử lý tài sản đảm bảo............................87
3.3.8. Xử lý các khoản nợ xấu của Doanh nghiệp Nhà nước................................88
3.3.9. Cần có cơ chế pháp lý mới để khắc phục được những vướng mắc phát sinh
và tạo điều kiện để tạo lập thị trường, thúc đẩy hoạt động của DATC và các tổ chức
xử lý nợ.....................................................................................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................91
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMC (Asset Management Company): Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
BCTC: Báo cáo tài chính
CIC (Credit Information Center): Trung tâm thông tin tín dụng
DATC (Debt and Asset Trading Corporation): Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng
của doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp Nhà Nước
NHTM: Ngân Hàng Thương Mại
NHTMVN: Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
TCTD: Tổ chức tín dụng
TMCP: Thương mại cổ phần
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
XHTDNB: Xếp hạng tín dụng nội bộ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012........36
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012............38
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012....37
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng giai đoạn 2005-2012........39
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống Ngân hàng từ tháng 12/2011 đến tháng
04/2012....................................................................................................................40
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của mười hai NHTM tại thời điểm 30/9/2012................41
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của mười hai NHTM tại thời điểm
30/9/2012.................................................................................................................42
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan
trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát
triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả,
không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu
kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động
có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín
dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động
vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế
phát triển ổn định và ngược lại.
Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong
nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành
phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn
vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế... đều có thể
biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ xấu. Đó là chưa kể đến những
kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách
hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ
xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của
Nhà Nước. Đây là mối đe dọa mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu.
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của các Ngân hàng thương mại là phải nâng
cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
nhằm giảm thiểu nợ xấu đến mức thấp nhất. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn
đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài : “Giải pháp quản
lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu đang có xu hướng ngày càng tăng
mạnh, mặc dù tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà Nước quy định tối đa không vượt quá
5% tại các Ngân hàng, nhưng hầu như thực tế tỷ lệ này tại các Ngân hàng Việt Nam
hiện nay đều vượt xa tỷ lệ cho phép. Đã có rất nhiều bài báo, nhiều đề tài nghiên cứu
về tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng Việt Nam, và đưa ra những định hướng, giải
pháp nhằm hạn chế nợ xấu nhưng các con số về nợ xấu này vẫn chưa chính xác, các tỷ
lệ nợ xấu vẫn còn là một ẩn số, và các giải pháp cũng khó thực thi.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về nợ xấu, về quản lý nợ xấu, về cách
thức phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể;
Nghiên cứu thực trạng nợ xấu và quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam trong thời gian qua;
Đưa ra các giải pháp quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu, các giải pháp quản
lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, thời
gian nghiên cứu từ năm 2005 – 2012.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn:
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu lịch sử để làm sáng
tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
6. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm: phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục các bảng biểu, biểu đồ và phần kết thúc. Nội dung của luận văn bao
gồm ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu.
Chương 2: Thực trạng nợ xấu và quá trình quản lý nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp quản lý nợ xấu và giảm tỷ lệ nợ xấu tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện nay .
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ
NỢ XẤU
1.1. Cơ sở lý luận về nợ xấu:
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
1.1.1.1. Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ
được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định nghĩa một cách
đầy đủ như sau: tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới
hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời
gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
1.1.1.2. Vai trò của tín dụng:
* Cung cấp vốn cho nền kinh tế và góp phần điều hòa lưu thông tiền tệ:
Trong nền kinh tế thị trường thường xuyên xuất hiện những khoản tiền tạm thời
nhàn rỗi, trong khi các thành phần kinh tế khác lại xuất hiện hiện tượng thiếu vốn
tạm thời hoặc thiếu vốn bổ sung đầu tư tài sản cố định. Sự có mặt của tín dụng Ngân
hàng được coi như một giải pháp để giải quyết mâu thuẫn này. Trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng đã huy động được nguồn tiết kiệm trong dân cư
và phân phối lại cho các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn, tạo điều kiện cho sự
phát triển nền kinh tế. Tất cả mọi quốc gia đều dùng tín dụng Ngân hàng như là một
công cụ hữu hiệu để điều hoà vốn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Như
vậy tín dụng Ngân hàng là cánh tay đắc lực của Ngân hàng thương mại, góp phần
nâng cao chất lượng và điều hoà tiền tệ, thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước, kìm chế và đẩy lùi lạm phát tạo môi trường kinh doanh ổn định.
* Đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng cho đầu tư phát triển:
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức sản xuất kinh doanh luôn phải cạnh
tranh gay gắt với nhau nếu không muốn tụt hậu và đào thải. Để có thể mở rộng, phát
triển sản xuất các doanh nghiệp cần có nhiều yếu tố như: nguồn nhân lực, công
nghệ, đất đai, kỹ thuật, vốn...
2
Tuy nhiên, có thể khẳng định vốn là quan trọng nhất vì nếu có vốn doanh nghiệp
sẽ có được các yếu tố khác do thị trường sẵn sàng cung ứng. Để có vốn doanh
nghiệp có thể tìm kiếm ở các nguồn khác nhau...nhưng những hình thức này không
ổn định mà chi phí lại lớn. Vì vậy thường thì các doanh nghiệp tìm đến các Ngân
hàng bởi vì Ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt
nhất. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ, Ngân hàng thường là nguồn duy
nhất cung cấp tư vấn và vốn bổ sung. Thông qua hoạt động tín dụng Ngân hàng đã
đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội. Như
vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò quyết định trong quá trình tái sản xuất mở rộng
và đầu tư phát triển của nền kinh tế.
* Thúc đẩy và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Việc thoả mãn một phần hay toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp đã tạo điều
kiện giúp cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, đầu tư
xây dựng cơ bản….từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát
triển. Đồng thời việc đưa ra quyết định cho vay cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng
tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để
đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Ngoài ra đó
cũng là cách để ngân hàng giúp Nhà nước quản lý tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
* Nâng cao tăng cường hệ thống kinh doanh:
Khác với việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp sử dụng vốn
tín dụng phải có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay đến khi hết hạn. Do
đó yêu cầu yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp là phải quan tâm đến hiệu quả sử
dụng vốn, tránh tình trạng trì trệ, các doanh nghiệp phải tự chủ kinh doanh, tức là
phải nắm bắt được tình hình thị trường, đánh giá, phân tích những biến động và xu
hướng phát triển của thị trường để từ đó tìm ra hướng đi cho mình.
* Công cụ tài trợ cho các thành phần kinh tế kém phát triển và các ngành
mũi nhọn:
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền
3
kinh tế rồi đầu tư trở lại cho các ngành kinh tế cần vốn. Nhưng việc cho vay này
không phải trải đều cho các chủ thể có nhu cầu mà viêc đầu tư được thực hiện qua
một quá trình thẩm định kỹ lưỡng. Quá trình này rất quan trọng với các Ngân hàng,
nó mang tính sống còn của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng đã đưa ra những biện
pháp chính sách khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ các dự án
phát triển Nhà nước thông qua hoạt động tín dụng để từ đó đạt mục tiêu phát triển
kinh tế.
Sự phát triển đa dạng các thành phần kinh tế đã tạo cho nước ta thế và lực mới,
thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi để phát huy vai trò và thế
mạnh của từng thành phần kinh tế, song song với các chính sách hỗ trợ các ngành
kinh tế kém phát triển, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
1.1.1.3. Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của NHTM.
Chất lượng của hoạt động tín dụng có ý nghĩa sống còn đối với NHTM. Do vậy hoạt
động tín dụng cần tuân theo nguyên tắc nhất định nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra:
a) Sử dụng vốn vay đúng mục đích:
Vốn vay ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp là nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh
doanh. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp phải gắn với mục đích hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chính mục đích vay có ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản
vay. Để được vay vốn bên đi vay phải giải trình với ngân hàng về mục đích vay vốn,
kế hoạch vay vốn, số vốn vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
b) Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận:
Thực hiện vai trò trung gian của mình, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là
người cho vay. Với tư cách là người đi vay, ở quan hệ này ngân hàng thực hiện các
hành vi giao dịch cho chính bản thân mình. Bởi vậy ngân hàng có trách nhiệm trả
tiền cho người gửi cả gốc và lãi. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng có quyền
quyết định cho người khác vay và yêu cầu người đi vay trả cả gốc lẫn lãi đúng thời
hạn.
4
1.1.2. Nợ xấu và chất lượng tín dụng:
1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu:
Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và
đem lại phần lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng
hoạt động cơ bản của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất
lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống thấp. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh
nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ xấu phát sinh vượt quá tỷ lệ cho
phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM. Vậy thế nào là nợ
xấu?
Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng. Trong nền
kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng.
Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro, rủi
ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Đây là
rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính
khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường xuyên phát sinh từ hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (sau đây gọi tắt là “rủi
ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo
cam kết. Như vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối
quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc
không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình
cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính,
bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Và khi khách hàng không thể trả nợ theo
đúng cam kết thì khoản nợ sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ
mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nói cách khác, nợ quá
hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không
đủ điều kiện để được gia hạn nợ.
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn 90 ngày mà không đòi được và không được
5
tái cơ cấu. Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không
thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ không được
Chính Phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu (hay các tên gọi khác của chúng như: nợ có vấn đề,
nợ không lành mạnh, nợ khó đòi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng:
- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết
này đã hết hạn.
- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có
khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi
không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 do Thống Đốc NHNN
ban hành, nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân
loại vào nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có
khả năng mất vốn)”.
1.1.2.2. Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng là một khái niệm không thông dụng, bởi tín dụng bao hàm
các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành
L/C, chiết khấu, bao thanh toán,... Thông thường trong phạm trù đơn giản, chất
lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay
của một TCTD (hay còn gọi là Chất lượng cho vay).
Ở Việt Nam, NHNN Việt Nam đưa chất lượng tín dụng vào làm một chỉ tiêu
trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếp hạng các TCTD năm 2006.
Chất lượng tín dụng được NHNN Việt Nam căn cứ vào:
1. Nợ xấu/Tổng dư nợ (gọi là tỷ lệ nợ xấu);
2. Nợ khó đòi/Tổng dư nợ;
3. Nợ khó đòi ròng = (nợ khó đòi – dự phòng rủi ro chưa sử dụng) nhỏ
hơn hoặc bằng 0.
Trong các chỉ tiêu nói trên, chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín
6
dụng ngân hàng, thường sử dụng nhiều là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu. Theo quy định hiện
nay của NHNN cho phép tỷ lệ này không được vượt quá 5% tại các ngân hàng.
1.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể:
1.1.3.1. Cách thức phân loại nhóm nợ:
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, có hai phương pháp phân loại nợ:
phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
* Phương pháp định lượng:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi
đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy
đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu (“Nợ cơ cấu lại thời hạn trả
nợ” là khoản nợ mà TCTD chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho
khách hàng do TCTD đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi
đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng TCTD có đủ cơ sở để đánh giá
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại);
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
7
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ
được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
* Phương pháp định tính:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm
khả năng trả nợ.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh
giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được
TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả
năng tổn thất cao.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD
đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
* Các trường hợp phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp
hơn:
TCTDcó thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong
các trường hợp sau đây: