Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tmcp tiên phong
- 99 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA
NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
ĐÀO KIỀU ANH
[email protected]
Ngành Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Quốc Nguyên
Chữ ký của GVHD:
Nơi công tác : Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Hà Nội , 10/2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Đào Kiều Anh
Đề tài luận văn: Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: 20202345M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26/10/2022
với các nội dung sau:
1. Cần sử dụng thống nhất thuật ngữ “Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng”
2. Trong chương 1 cần bổ sung nội dung hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng
3. Mục 1.4 sửa lại thành “Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác bảo hiểm
qua ngân hàng”
4. Chương 2 nên xem xét sắp xếp lại theo nhận xét của 2 phản biện. Cần tách
riêng kết luận
5. Về hình thức cần rà soát, chỉnh sửa lại cho đúng quy định
6. Các nội dung khác cố gắng chỉnh sửa tối đa theo nhận xét của 2 phản biện
Ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
thầy cô và sự động viên ủng hộ của gia đình bạn bè trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn giảng
viên hướng dẫn TS. Phan Quốc Nguyên. Trong thời gian qua, thầy đã dành nhiều
thời gian và công sức, với nhiệt huyết và trách nhiệm để hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
không ngừng ủng hộ động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đứng trước những cạnh tranh ngày càng lớn của thị trường ngân hàng giải
pháp của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm,
thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để vừa
thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài chính” của khách hàng, vừa
đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng. Trên ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại ngân hàng
TMCP Tiên Phong”
Những nghiên cứu thực tế về thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong đã được tác giả kết hợp sử dụng với
phương pháp thống kê: so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và phân tích nguồn số
liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra những đánh giá thực tế. Từ đó tác giả đưa ra
những giải pháp giúp hoạt khai thác bảo hiểm qua ngân hàng sẽ ngày càng được
cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, thúc đẩy khả năng phát
triển, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
đề ra.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................... 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng và bảo hiểm .......................................................... 4
1.1.1 Ngân hàng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại ............ 4
1.1.2 Công ty bảo hiểm và phân loại bảo hiểm................................................ 8
1.2 Khái quát chung về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) .. 10
1.2.1 Khái niệm và sự hình thành phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng (Bancassurance) ......................................................................................... 10
1.2.2 Đặc điểm của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) ..... 11
1.2.3 Sự cần thiết của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)..... 13
1.2.4 Lợi ích khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) mang lại .... 14
1.2.5 Các mô hình khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) .......... 17
1.3 Thực tiễn về hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng thương mại tại
Việt Nam ............................................................................................................... 21
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) ở Việt Nam .............................................................................. 21
1.3.2 Đặc điểm của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tại
Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 22
1.3.3 Các loại hình hoạt động của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) tại Việt Nam hiện nay ............................................................. 23
1.3.4 Các dịch vụ khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) chủ
yếu được cung cấp ở Việt Nam .......................................................................... 26
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thương
mại .................................................................................................................... 28
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đẩy mạnh về quy mô ......................... 28
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đẩy mạnh về chất lượng .................... 30
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thương mại 33
1.5.1 Nhân tố khách quan .............................................................................. 33
1.5.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG........................................................... 37
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong .............................................37
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong ............................. 37
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai
đoạn 2019 - 2021 ................................................................................................ 40
2.2 Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .
44
2.2.1 Sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........... 44
2.2.2 Quy trình cung cấp Bancassurance tại TPBANK ................................. 49
2.2.3 Chính sách giá và hoa hồng phí bảo hiểm tại TPBANK ...................... 51
2.2.4 Kênh phân phối ..................................................................................... 52
2.2.5 Chính sách xúc tiến hỗn hợp................................................................. 53
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................54
2.3.1 Mức độ gia tăng số lượng khách hàng mua bảo hiểm tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong.............................................................................................. 54
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số bán bảo hiểm qua Ngân hàng thương mại
TPBANK ............................................................................................................ 55
2.3.3 Mức độ gia tăng tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm trong tổng lợi nhuận
trước thuế của ngân hàng thương mại TPBANK ............................................... 58
2.4 Phân tích và đánh giá chất lượng hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................59
2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 59
2.4.2 Kết quả nghiên cứu và đánh giá chất lượng hoạt động khai thác bảo hiểm
qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ................................................ 61
2.5 Những kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong .............................................................64
2.5.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................. 64
2.5.2 Những tồn tại trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng Ngân
hàng TMCP Tiên Phong ..................................................................................... 65
2.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến khai thác bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong .............................................................................................................65
2.6.1 Nhân tố khách quan .............................................................................. 65
2.6.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................. 66
2.7 Kết luận ....................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP TIÊN PHONG ............................................................................................. 69
3.1 Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong về chiến lược đẩy mạnh
Bancassurance trong giai đoạn 2022- 2026 .......................................................... 69
3.1.1 Định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
và Bancassurance Việt Nam trong thời gian tới ................................................. 69
3.1.2 Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong về chiến lược phát triển
Bancassurance trong giai đoạn 2022 -2027 ........................................................ 71
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng của Ngân
hàng TMCP Tiên Phong ....................................................................................... 72
3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm liên kết ............................................. 72
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bancassurance........................... 73
3.2.3 Nâng cấp trang thiết bị, phần mềm phục vụ hoạt động Bancassurance 75
3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp .............................................. 76
3.3 Kiến nghị..................................................................................................... 77
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ..................................................... 77
3.3.2 Kiến nghị đến doanh nghiệp bảo hiểm ................................................. 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ........................................................ 88
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu Nội dung
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên
Phong
QHKH Quan hệ khách hàng
SUNLIFE Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Việt Nam nhân thọ SUNLIFE Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
• Bảng
Bảng 2.1: Huy động tiền gửi Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2019 –
2021: ......................................................................................................................... 41
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo CIC của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong
giai đoạn 2019 – 2021 .............................................................................................. 42
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong
giai đoạn 2019 – 2021 .............................................................................................. 43
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu thể hiện kế hoạch kinh doanh của TPBank năm 2022 ... 43
Bảng 2.5: Tỷ lệ phí/năm bảo hiểm vật chất xe tại TPBANK (dành cho xe không
kinh doanh) ............................................................................................................... 51
Bảng 2.6: Tỷ lệ phí bảo hiểm nhà tư nhân tại TPBANK ......................................... 51
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ hoa hồng một số sản phẩm bảo hiểm tại TPBANK ............... 51
Bảng 2.8: Mức độ gia tăng số lượng khách hàng mua bảo hiểm tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong giai đoạn 2019 - 2021 ............................................................... 54
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán bảo hiểm qua TPBANK giai đoạn
2019-2021 .................................................................................................... 56
Bảng 2.10.Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm ................................................................................................ 57
Bảng 2.11: Mức độ gia tăng tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm trong tổng lợi nhuận
trước thuế của ngân hàng thương mại TPBANK ..................................................... 58
Bảng 2.12 Thống kê mẫu khảo sát ( Giới tính) ........................................................ 59
Bảng 2.13 Thống kê mẫu khảo sát ( thu nhập hàng tháng) ...................................... 60
Bảng 2.14 Thống kê mẫu khảo sát ( Lý do chọn TPBANK) ................................... 60
Bảng 2.15 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự tin cậy đến hài lòng .............................. 62
Bảng 2.16 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự đáp ứng đến hài lòng ............................ 62
Bảng 2.17 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự đảm bảo đến hài lòng ........................... 63
Bảng 2.18 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự cảm thông đến hài lòng ........................ 63
Bảng 2.19 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố phương tiện hữu hình đến hài lòng .......... 64
• Hình
Hình 2.1: Mô hình Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................. 39
Hình 2.2: Dư nợ cho vay Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2019 – 2021 .... 42
Hình 2.3: Quy trình cung cấp Bancassurance tại TPBANK .................................... 49
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi
ro được bảo hiểm ...................................................................................................... 57
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự liên kết của bảo hiểm và ngân hàng, hai ngành kinh tế trong lĩnh vực tài
chính là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu; và kênh phân
phối bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã được tiến hành và phát triển
suốt ba thập kỷ qua trên thế giới. Không chỉ “hai bên cùng có lợi” mà sự bắt tay giữa
hai ngành kinh tế then chốt này còn đem đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng. Trước
xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, khi thị trường
bảo hiểm đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nó đòi hỏi các doanh
nghiệp bảo hiểm phải có sự thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến
lược kênh phân phối phù hợp hiệu quả. Từ thành công của các nước trên thế giới, có
thể khẳng định: bán bảo hiểm qua ngân hàng sẽ là một trong những kênh phân phối
hiệu quả, thúc đẩy bán hàng và doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng
trưởng và mở rộng thị trường.
Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
càng gay gắt, đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như đại dịch Covid, tình hình
xung đột các nước trên thế giới, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt
động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với xu thế hiện
nay của các ngân hàng là lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm – một hoạt động còn nhiều
tiềm năng phát triển. Giải pháp của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo
hiểm cho công ty bảo hiểm, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng để vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài
chính” của khách hàng, vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng.
Tuy nhiên, Bancassurance có thật sự phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
hay không? Bancassurance có thật sự mang lại hiệu quả cho các ngân hàng hay
không? Và ngân hàng làm như thế nào để triển khai Bancassurance hiệu quả?...
Từ thực tế này và những kinh nghiệm tích lũy ba năm làm việc tại ngân hàng,
tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong” cho luận văn tốt nghiệp. Thông qua đề tài,
tôi mong rằng có thể giúp cho các độc giả nói chung hiểu hơn về Bancassurance,
giúp Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế,
nâng cao hiệu quả và phát triển Bancassurance trong thời gian tới.
1
2. Tổng quan nghiên cứu:
Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong vẫn đang được thực hiện tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thiếu sót.
Tuy được chú trọng đầu tư nhưng trước những thách thức ngân hàng gặp phải thì
hoạt động này vẫn chưa thực sự đem lại kết quả. Nếu phân tích rõ được nguyên
nhân, thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thì có thể đề ra được
biện pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng.
Với nội dung đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng, có
nhiều tác giả cũng đã đề cập nghiên cứu về nội dung này, tiêu biểu như:
- Duy Thái (2022),“ Nhiều giải pháp đã được triển khai để kênh
Bancassurance phát triển nhanh nhưng bền vững”, Thời báo Tài chính Việt Nam.
- Đoàn Thị Thanh Tâm (2014), Phát triển hoạt động Bancassurance của các
công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận văn
Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
- Phạm Thị Minh Việt (2021), “Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm liên
kết ngân hàng ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Tài chính – Kế toán.
- Trần Trung Thực (2012), “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Bảo Việt”, Ngành Tài Chính – Ngân hàng, Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống lí luận, phân tích những
vấn đề chung của hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam. Tuy
nhiên, vấn đề nghiên cứu trên vẫn chưa được triển khai và thực hiện tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) trên thị trường đặc điểm sản phẩm, quy trình cung cấp sản phẩm
Bancassurance cho khách hàng, lợi thế và hạn chế tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Tiên Phong tận dụng lợi
thế và khắc phục hạn chế, phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Phạm vi nghiên cứu
2
Nội dung: Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong.
Không gian: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Thời gian: Đánh giá thực trạng Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.khoảng thời gian từ 2019 đến 2021
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng với phương pháp thống kê: so sánh, phân tích, tổng
hợp số liệu và đối chiếu giữa kênh phân phối Bacassurance trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, phân tích nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra những đánh giá
thực tế.
- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn sâu thông qua việc
phỏng vấn trực tiếp các khách hàng mua bảo hiểm tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.
+ Phương pháp phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng phương pháp định tính để
tổng hợp thông tin thu được qua các câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, từ đó
thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được lấy từ các báo cáo thường
niên, báo cáo riêng lẻ, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh về bảo hiểm tại
ngân hàng TMCP Tiên Phong trong các năm 2018,2019,2020,2021. Bên cạnh đó là
các văn bản về chính sách, quy trình của nội bộ ngân hàng, báo, tạp chí, giáo trình,...
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục bảng biểu và đồ thị, phụ lục, luận văn gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo
hiểm qua ngân hàng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng và bảo hiểm
1.1.1 Ngân hàng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng” (Theo quy định khoản
2 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Với cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương
diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì Ngân hàng thương mại là các tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
a) Huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân
hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Nếu không có nghiệp vụ huy động vốn
coi như không có hoạt động ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền
đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ
này, Ngân hàng thương mại được phép sử dụng nhữn công cụ và biện pháp cần thiết
mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn
vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Huy động vốn là việc Ngân hàng
thương mại tổ chức huy động, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
để hình thành nguồn vốn kinh doanh.
Để huy động vốn, ngân hàng thương mại dùng các hình thức huy động sau:
- Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán: là nguồn tiền gửi mà doanh
nghiệp, cá nhân tổ chức giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Tiền gửi thanh toán của
khách hàng là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút ra
bất cứ khi nào nên lãi suất rất thấp. Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp
lựa chọn nhằm mục đích giao dịch thường xuên trong kinh doanh do vậy lượng tiền
4
gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng. Tuy nhiên, do đặc tính của nguồn tiền này luôn biến động nên ngân hàng
chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định tùy thuộc vào dự tính của ngân
hàng.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm dân cư: là khoản tiền gửi của
tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh
lời và an toàn tài sản. Có các loại tiền gửi tiết kiệm là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:
đây là hình thức gửi tiền có sự thỏa thuận giữa các tổ chức và ngân hàng về lãi suất
và thời hạn rút tiền thông qua hợp động tiền gửi. và nguồn vốn này có tính ổn định
khá cao, nên các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức nhận tiền gửi hấp dẫn.
- Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng
nhận của Ngân hàng thương mại phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận
nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các
điều khoản cam kết giữa người mua và ngân hàng.
- Huy động vốn từ việc vay vốn từ các ngân hàng: Việc vay vốn có thể vay từ
ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng khác
nhằm để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc.
b) Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy
động các phương tiện thanh toán tạm thời nhàn rỗi nhằm bù đắp cho sự tạm thời
thiếu hụt về vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh
tế hay các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả về vốn và lãi, phí
trong một thời gian nhất định.
c) Các hoạt động khác
• Dịch vụ thanh toán:
Dịch vụ thanh toán là việc ngân hàng cung ứng phương tiện thanh toán và
thực hiên các giao dịch thanh toán cho Khách hàng. Để ngân hàng thương mại thực
hiện được dịch vụ thanh toán thì DN phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng
thương mại. Tài khoản thanh toán là tà khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng mở
tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
- Các hình thức thanh toán qua ngân hàng trong nước:
5
+ Thanh toán bằng Séc: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh
cho ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi): Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của
chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên ủy nhiệm chi.
+ Thanh toán bằng nhờ thu (ủy nhiệm thu): ủy nhiệm thu là do người thụ
hưởng lập nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở khối lượng hàng hóa đã giao, dịch
vụ đã cung ứng.
- Các hình thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương
+ Tín dụng Chứng từ : Tín dụng chứng từ hay thư tín dụng (L/C) là cam kết
của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở
L/C) về viêc sẽ trở một số tiền nhất định cho một bên khác (người thụ hưởng L/C),
hoặc sẽ chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong pham vi số tiền đó
với điều kiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
+ Thanh toán nhờ thu: Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người
xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ho người nhập khẩu thì chỉ thị nhờ
thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (tài chính hoặc
thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.
• Kinh doanh ngoại tệ:
Sự phát triển của ngoại thương và thanh toán quốc tế đã thúc đẩy sự tham gia
ngày càng nhiều các doanh nghiệp, cá nhân vào thị trường ngoại hối. Vì vậy, các
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Với
một thị trường liên tục và mang tính quốc tế như thị trường ngoại hối, để đảm bảo sự
thống nhất và nhanh chóng trong các giao dịch, ngân hàng cũng như bất cứ một ai
tham gia vào thị trường này đều cần hiểu một số quy ước cuả thị trường theo thông
lệ quốc tế.
• Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo
lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về viêc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc không
thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Có nhiều tiêu thức để phân loại bảo lãnh nhưng phổ biến nhất là căn cứ vào
mục đích bảo lãnh:
6
- Bảo lãnh vay vốn: Là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo
lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng
không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
- Bảo lãnh thanh toán: Là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo
lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
- Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên mời thầu để
đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt
do vi phạm quy đinh dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên
mời thầu thì ngân hàng thưc hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên
nhận bảo lãnh bảo đảm viêc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng vói
bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách hàng không thực
hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh bảo hành: là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận
bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thảo thuận về chất lượng của sản
phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị
phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản
phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên
nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh tạm ứng: là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận
bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp
đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết
với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc
hoàn trả không đầy đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng
sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.
- Các loại bảo lãnh khác: bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh.
• Dịch vụ kinh doanh và tư vấn bảo hiểm:
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt,
trong thời kỳ kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt
động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy xu
hướng mới hiện này là hợp tác kinh doanh giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm
nhằm cung cấp dịch vụ bào hiểm cho khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
7
càng đa dạng của khách hàng. Đây là hoạt động có nhiều tiềm năng phát triển và
mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
1.1.2 Công ty bảo hiểm và phân loại bảo hiểm
1.1.2.1 Khái niệm công ty bảo hiểm
Bảo hiểm: là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được
bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận
gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm
khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài
chính bằng cách thu một mức phí bảo hiểm nhất định. Công ty bảo hiểm hoạt động
bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.
1.1.2.2 Phân loại bảo hiểm
a) Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được công ty bảo hiểm cung cấp nhằm bảo vệ
con người. Người tham gia bảo hiểm trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng bằng
cách chi trả, bồi thường khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đồng thời, khi kết thúc hợp đồng nếu không có rủi ro, công ty bảo hiểm nhân
thọ sẽ thực hiện chi trả quyền lợi đáo hạn bằng tiền cho khách hàng. Đó là khoản
tích lũy từ phí bảo hiểm tham gia và lãi suất/ lãi chia (nếu có).
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm 7 loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm sinh kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm nếu như còn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp
đồng.
- Bảo hiểm tử kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm nếu như chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo
hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia
chẳng may qua đời vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ là loại hình bảo hiểm cho cuộc sống của người
được bảo hiểm, nếu sống đến thời hạn nhất định thì được bên bảo hiểm trả tiền theo
các kỳ hạn thỏa thuận
8
- Bảo hiểm hưu trí là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia đạt
đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư là loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả 2 yếu tố
là bảo vệ rủi ro và đầu tư sinh lời.
b) Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là hình thức bảo hiểm, dành cho cả con người và tài
sản khác.
Các rủi ro được bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: sinh mạng, sức khỏe, tài sản
(xe, nhà cửa, nhà máy ...), trách nhiệm pháp lý phát sinh từ thiệt hại do cá nhân gây
ra đối với bên thứ ba, tử vong do tai nạn hoặc thương tích.
Tuy nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ không có chi trả đáo hạn khi không có sự
kiện rủi ro xảy ra, tức là các khoản phí bảo hiểm đã nộp không được hoàn trả lại.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm 10 loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng
tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa,
đường sắt và đường hàng không.
- Bảo hiểm hàng không là loại hình bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của
máy bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng
không (bao gồm hàng hóa và con người).
- Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi
thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe
hoặc hàng hóa trên xe.
- Bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với
tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thường cho các thiệt
hại xảy ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của
biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ.
- Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến
những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người
được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính là loại hình bảo hiểm cho những khoản
vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.
9
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những rủi ro về tài
sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
1.2 Khái quát chung về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
1.2.1 Khái niệm và sự hình thành phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng (Bancassurance)
1.2.1.1 Khái niệm khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
Có nhiều cách định nghĩa về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) khác nhau như:
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là “một chiến lược được
các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường
tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”.
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là việc “ngân hàng và
công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triểnvà phân phối một cách hiệu quả các
sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cungcấp các sản phẩm cho cùng
một cơ sở khách hàng”.
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là việc “cung cấp các sản
phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/ hoặc cho
cùng một cơ sở khách hàng”.
Từ các định nghĩa trên, Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
có thể hiểu một cách đơn giản nhất và chung nhất là việc các công ty bảo hiểm cung
cấp sản phẩm của mình cho khách hàng thông qua kênh phân phối là ngân hàng.
Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức
khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance).
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance)
Tây Ban Nha và Pháp là hai quốc gia dẫn đầu về Bancassurance. Vào những
năm 1970, các ngân hàng nảy ra ý tưởng là không thông qua các nhà môi giới bảo
hiểm khoản vay và bảo hiểm cho khách hàng của chính họ. Họ đã trở thành những
nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này và 15 năm sau đó là bancassurance. Năm 1971, tại
Pháp: Crédit Lyonnais mua lại Tập đoàn Médicale de France và năm 1993 ký kết
thỏa thuận của Tập đoàn Union des Assurance Fédérales, nguồn duy nhất để bán
bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới Crédit Lyonnais. Công ty bảo hiểm nhân
10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA
NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
ĐÀO KIỀU ANH
[email protected]
Ngành Quản trị kinh doanh
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Quốc Nguyên
Chữ ký của GVHD:
Nơi công tác : Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Hà Nội , 10/2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Đào Kiều Anh
Đề tài luận văn: Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: 20202345M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 26/10/2022
với các nội dung sau:
1. Cần sử dụng thống nhất thuật ngữ “Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng”
2. Trong chương 1 cần bổ sung nội dung hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng
3. Mục 1.4 sửa lại thành “Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác bảo hiểm
qua ngân hàng”
4. Chương 2 nên xem xét sắp xếp lại theo nhận xét của 2 phản biện. Cần tách
riêng kết luận
5. Về hình thức cần rà soát, chỉnh sửa lại cho đúng quy định
6. Các nội dung khác cố gắng chỉnh sửa tối đa theo nhận xét của 2 phản biện
Ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tác giả, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
thầy cô và sự động viên ủng hộ của gia đình bạn bè trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin chân thành cảm ơn giảng
viên hướng dẫn TS. Phan Quốc Nguyên. Trong thời gian qua, thầy đã dành nhiều
thời gian và công sức, với nhiệt huyết và trách nhiệm để hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
không ngừng ủng hộ động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời
gian học tập và thực hiện luận văn.
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Đứng trước những cạnh tranh ngày càng lớn của thị trường ngân hàng giải
pháp của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo hiểm cho công ty bảo hiểm,
thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để vừa
thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài chính” của khách hàng, vừa
đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng. Trên ý nghĩa đó, tác giả lựa
chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại ngân hàng
TMCP Tiên Phong”
Những nghiên cứu thực tế về thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong đã được tác giả kết hợp sử dụng với
phương pháp thống kê: so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và phân tích nguồn số
liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra những đánh giá thực tế. Từ đó tác giả đưa ra
những giải pháp giúp hoạt khai thác bảo hiểm qua ngân hàng sẽ ngày càng được
cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, thúc đẩy khả năng phát
triển, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong
đề ra.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................... 4
1.1 Tổng quan về ngân hàng và bảo hiểm .......................................................... 4
1.1.1 Ngân hàng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại ............ 4
1.1.2 Công ty bảo hiểm và phân loại bảo hiểm................................................ 8
1.2 Khái quát chung về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) .. 10
1.2.1 Khái niệm và sự hình thành phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng (Bancassurance) ......................................................................................... 10
1.2.2 Đặc điểm của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) ..... 11
1.2.3 Sự cần thiết của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)..... 13
1.2.4 Lợi ích khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) mang lại .... 14
1.2.5 Các mô hình khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) .......... 17
1.3 Thực tiễn về hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng thương mại tại
Việt Nam ............................................................................................................... 21
1.3.1 Sự hình thành và phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) ở Việt Nam .............................................................................. 21
1.3.2 Đặc điểm của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tại
Việt Nam hiện nay .............................................................................................. 22
1.3.3 Các loại hình hoạt động của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) tại Việt Nam hiện nay ............................................................. 23
1.3.4 Các dịch vụ khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) chủ
yếu được cung cấp ở Việt Nam .......................................................................... 26
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thương
mại .................................................................................................................... 28
1.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đẩy mạnh về quy mô ......................... 28
1.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ đẩy mạnh về chất lượng .................... 30
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thương mại 33
1.5.1 Nhân tố khách quan .............................................................................. 33
1.5.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................. 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG........................................................... 37
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong .............................................37
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Tiên Phong ............................. 37
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai
đoạn 2019 - 2021 ................................................................................................ 40
2.2 Thực trạng khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .
44
2.2.1 Sản phẩm dịch vụ bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ........... 44
2.2.2 Quy trình cung cấp Bancassurance tại TPBANK ................................. 49
2.2.3 Chính sách giá và hoa hồng phí bảo hiểm tại TPBANK ...................... 51
2.2.4 Kênh phân phối ..................................................................................... 52
2.2.5 Chính sách xúc tiến hỗn hợp................................................................. 53
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................54
2.3.1 Mức độ gia tăng số lượng khách hàng mua bảo hiểm tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong.............................................................................................. 54
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng doanh số bán bảo hiểm qua Ngân hàng thương mại
TPBANK ............................................................................................................ 55
2.3.3 Mức độ gia tăng tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm trong tổng lợi nhuận
trước thuế của ngân hàng thương mại TPBANK ............................................... 58
2.4 Phân tích và đánh giá chất lượng hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................59
2.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................... 59
2.4.2 Kết quả nghiên cứu và đánh giá chất lượng hoạt động khai thác bảo hiểm
qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong ................................................ 61
2.5 Những kết quả đạt được và tồn tại trong hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong .............................................................64
2.5.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................................................................. 64
2.5.2 Những tồn tại trong công tác khai thác bảo hiểm qua ngân hàng Ngân
hàng TMCP Tiên Phong ..................................................................................... 65
2.6 Những nhân tố ảnh hưởng đến khai thác bảo hiểm tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong .............................................................................................................65
2.6.1 Nhân tố khách quan .............................................................................. 65
2.6.2 Nhân tố chủ quan .................................................................................. 66
2.7 Kết luận ....................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP TIÊN PHONG ............................................................................................. 69
3.1 Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong về chiến lược đẩy mạnh
Bancassurance trong giai đoạn 2022- 2026 .......................................................... 69
3.1.1 Định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm
và Bancassurance Việt Nam trong thời gian tới ................................................. 69
3.1.2 Định hướng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong về chiến lược phát triển
Bancassurance trong giai đoạn 2022 -2027 ........................................................ 71
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng của Ngân
hàng TMCP Tiên Phong ....................................................................................... 72
3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm liên kết ............................................. 72
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Bancassurance........................... 73
3.2.3 Nâng cấp trang thiết bị, phần mềm phục vụ hoạt động Bancassurance 75
3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp .............................................. 76
3.3 Kiến nghị..................................................................................................... 77
3.3.1 Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ..................................................... 77
3.3.2 Kiến nghị đến doanh nghiệp bảo hiểm ................................................. 80
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 87
PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU ........................................................ 88
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu Nội dung
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên
Phong
QHKH Quan hệ khách hàng
SUNLIFE Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Việt Nam nhân thọ SUNLIFE Việt Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
• Bảng
Bảng 2.1: Huy động tiền gửi Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2019 –
2021: ......................................................................................................................... 41
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu cho vay theo CIC của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong
giai đoạn 2019 – 2021 .............................................................................................. 42
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong
giai đoạn 2019 – 2021 .............................................................................................. 43
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu thể hiện kế hoạch kinh doanh của TPBank năm 2022 ... 43
Bảng 2.5: Tỷ lệ phí/năm bảo hiểm vật chất xe tại TPBANK (dành cho xe không
kinh doanh) ............................................................................................................... 51
Bảng 2.6: Tỷ lệ phí bảo hiểm nhà tư nhân tại TPBANK ......................................... 51
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ hoa hồng một số sản phẩm bảo hiểm tại TPBANK ............... 51
Bảng 2.8: Mức độ gia tăng số lượng khách hàng mua bảo hiểm tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong giai đoạn 2019 - 2021 ............................................................... 54
Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng doanh số bán bảo hiểm qua TPBANK giai đoạn
2019-2021 .................................................................................................... 56
Bảng 2.10.Tổng hợp doanh thu phí bảo hiểm toàn ngân hàng phân theo nguồn gốc
rủi ro được Bảo hiểm ................................................................................................ 57
Bảng 2.11: Mức độ gia tăng tỷ trọng doanh thu từ bảo hiểm trong tổng lợi nhuận
trước thuế của ngân hàng thương mại TPBANK ..................................................... 58
Bảng 2.12 Thống kê mẫu khảo sát ( Giới tính) ........................................................ 59
Bảng 2.13 Thống kê mẫu khảo sát ( thu nhập hàng tháng) ...................................... 60
Bảng 2.14 Thống kê mẫu khảo sát ( Lý do chọn TPBANK) ................................... 60
Bảng 2.15 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự tin cậy đến hài lòng .............................. 62
Bảng 2.16 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự đáp ứng đến hài lòng ............................ 62
Bảng 2.17 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự đảm bảo đến hài lòng ........................... 63
Bảng 2.18 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố sự cảm thông đến hài lòng ........................ 63
Bảng 2.19 Đánh giá ý nghĩa của yếu tố phương tiện hữu hình đến hài lòng .......... 64
• Hình
Hình 2.1: Mô hình Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Tiên Phong .................. 39
Hình 2.2: Dư nợ cho vay Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2019 – 2021 .... 42
Hình 2.3: Quy trình cung cấp Bancassurance tại TPBANK .................................... 49
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phân theo nguồn gốc rủi
ro được bảo hiểm ...................................................................................................... 57
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự liên kết của bảo hiểm và ngân hàng, hai ngành kinh tế trong lĩnh vực tài
chính là một xu thế tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu; và kênh phân
phối bán bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) đã được tiến hành và phát triển
suốt ba thập kỷ qua trên thế giới. Không chỉ “hai bên cùng có lợi” mà sự bắt tay giữa
hai ngành kinh tế then chốt này còn đem đến rất nhiều lợi ích cho khách hàng. Trước
xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, khi thị trường
bảo hiểm đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nó đòi hỏi các doanh
nghiệp bảo hiểm phải có sự thay đổi trong chiến lược Marketing, đặc biệt là chiến
lược kênh phân phối phù hợp hiệu quả. Từ thành công của các nước trên thế giới, có
thể khẳng định: bán bảo hiểm qua ngân hàng sẽ là một trong những kênh phân phối
hiệu quả, thúc đẩy bán hàng và doanh thu phí bảo hiểm nhằm đạt mục tiêu tăng
trưởng và mở rộng thị trường.
Trong những năm gần đây, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày
càng gay gắt, đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế khó khăn như đại dịch Covid, tình hình
xung đột các nước trên thế giới, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt
động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Với xu thế hiện
nay của các ngân hàng là lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm – một hoạt động còn nhiều
tiềm năng phát triển. Giải pháp của các ngân hàng hiện nay là làm đại lý bán bảo
hiểm cho công ty bảo hiểm, thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đi kèm với sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng để vừa thỏa mãn nhu cầu sử dụng “tổng hợp các dịch vụ tài
chính” của khách hàng, vừa đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu cho ngân hàng.
Tuy nhiên, Bancassurance có thật sự phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
hay không? Bancassurance có thật sự mang lại hiệu quả cho các ngân hàng hay
không? Và ngân hàng làm như thế nào để triển khai Bancassurance hiệu quả?...
Từ thực tế này và những kinh nghiệm tích lũy ba năm làm việc tại ngân hàng,
tôi đã quyết định chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong” cho luận văn tốt nghiệp. Thông qua đề tài,
tôi mong rằng có thể giúp cho các độc giả nói chung hiểu hơn về Bancassurance,
giúp Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói riêng tận dụng lợi thế và khắc phục hạn chế,
nâng cao hiệu quả và phát triển Bancassurance trong thời gian tới.
1
2. Tổng quan nghiên cứu:
Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong vẫn đang được thực hiện tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những thiếu sót.
Tuy được chú trọng đầu tư nhưng trước những thách thức ngân hàng gặp phải thì
hoạt động này vẫn chưa thực sự đem lại kết quả. Nếu phân tích rõ được nguyên
nhân, thực trạng hoạt động khai thác bảo hiểm tại ngân hàng thì có thể đề ra được
biện pháp đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng.
Với nội dung đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng, có
nhiều tác giả cũng đã đề cập nghiên cứu về nội dung này, tiêu biểu như:
- Duy Thái (2022),“ Nhiều giải pháp đã được triển khai để kênh
Bancassurance phát triển nhanh nhưng bền vững”, Thời báo Tài chính Việt Nam.
- Đoàn Thị Thanh Tâm (2014), Phát triển hoạt động Bancassurance của các
công ty bảo hiểm thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận văn
Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
- Phạm Thị Minh Việt (2021), “Giải pháp phát triển hoạt động bảo hiểm liên
kết ngân hàng ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Tài chính – Kế toán.
- Trần Trung Thực (2012), “Giải pháp khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Bảo Việt”, Ngành Tài Chính – Ngân hàng, Luận văn Thạc sỹ,
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần hệ thống lí luận, phân tích những
vấn đề chung của hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Việt Nam. Tuy
nhiên, vấn đề nghiên cứu trên vẫn chưa được triển khai và thực hiện tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) trên thị trường đặc điểm sản phẩm, quy trình cung cấp sản phẩm
Bancassurance cho khách hàng, lợi thế và hạn chế tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong, từ đó đưa ra các giải pháp giúp Ngân hàng TMCP Tiên Phong tận dụng lợi
thế và khắc phục hạn chế, phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại
Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Phạm vi nghiên cứu
2
Nội dung: Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng tại Ngân hàng TMCP
Tiên Phong.
Không gian: Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Thời gian: Đánh giá thực trạng Hoạt động khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.khoảng thời gian từ 2019 đến 2021
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng với phương pháp thống kê: so sánh, phân tích, tổng
hợp số liệu và đối chiếu giữa kênh phân phối Bacassurance trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, phân tích nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp để đưa ra những đánh giá
thực tế.
- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp phỏng vấn sâu thông qua việc
phỏng vấn trực tiếp các khách hàng mua bảo hiểm tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.
+ Phương pháp phân tích dữ liệu: luận văn sử dụng phương pháp định tính để
tổng hợp thông tin thu được qua các câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn, từ đó
thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong.
- Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được lấy từ các báo cáo thường
niên, báo cáo riêng lẻ, báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh về bảo hiểm tại
ngân hàng TMCP Tiên Phong trong các năm 2018,2019,2020,2021. Bên cạnh đó là
các văn bản về chính sách, quy trình của nội bộ ngân hàng, báo, tạp chí, giáo trình,...
6. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục bảng biểu và đồ thị, phụ lục, luận văn gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khai thác bảo hiểm qua
ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động đẩy mạnh khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác bảo
hiểm qua ngân hàng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT
ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIỂM QUA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng và bảo hiểm
1.1.1 Ngân hàng và các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng” (Theo quy định khoản
2 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Với cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương
diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp thì Ngân hàng thương mại là các tổ
chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt
là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.1.2 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
a) Huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân
hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Nếu không có nghiệp vụ huy động vốn
coi như không có hoạt động ngân hàng. Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền
đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội. Trong nghiệp vụ
này, Ngân hàng thương mại được phép sử dụng nhữn công cụ và biện pháp cần thiết
mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn
vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Huy động vốn là việc Ngân hàng
thương mại tổ chức huy động, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
để hình thành nguồn vốn kinh doanh.
Để huy động vốn, ngân hàng thương mại dùng các hình thức huy động sau:
- Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán: là nguồn tiền gửi mà doanh
nghiệp, cá nhân tổ chức giao dịch qua tài khoản ngân hàng. Tiền gửi thanh toán của
khách hàng là các khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút ra
bất cứ khi nào nên lãi suất rất thấp. Đây là hình thức chủ yếu được các doanh nghiệp
lựa chọn nhằm mục đích giao dịch thường xuên trong kinh doanh do vậy lượng tiền
4
gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của
ngân hàng. Tuy nhiên, do đặc tính của nguồn tiền này luôn biến động nên ngân hàng
chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định tùy thuộc vào dự tính của ngân
hàng.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm dân cư: là khoản tiền gửi của
tầng lớp dân cư vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng, nhằm mục đích tích lũy, sinh
lời và an toàn tài sản. Có các loại tiền gửi tiết kiệm là: tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Huy động vốn thông qua tiền gửi các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:
đây là hình thức gửi tiền có sự thỏa thuận giữa các tổ chức và ngân hàng về lãi suất
và thời hạn rút tiền thông qua hợp động tiền gửi. và nguồn vốn này có tính ổn định
khá cao, nên các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức nhận tiền gửi hấp dẫn.
- Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá. Giấy tờ có giá là chứng
nhận của Ngân hàng thương mại phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận
nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các
điều khoản cam kết giữa người mua và ngân hàng.
- Huy động vốn từ việc vay vốn từ các ngân hàng: Việc vay vốn có thể vay từ
ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng khác
nhằm để đảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc.
b) Hoạt động tín dụng
Tín dụng là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình huy
động các phương tiện thanh toán tạm thời nhàn rỗi nhằm bù đắp cho sự tạm thời
thiếu hụt về vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh
tế hay các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả về vốn và lãi, phí
trong một thời gian nhất định.
c) Các hoạt động khác
• Dịch vụ thanh toán:
Dịch vụ thanh toán là việc ngân hàng cung ứng phương tiện thanh toán và
thực hiên các giao dịch thanh toán cho Khách hàng. Để ngân hàng thương mại thực
hiện được dịch vụ thanh toán thì DN phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng
thương mại. Tài khoản thanh toán là tà khoản tiền gửi không kỳ hạn khách hàng mở
tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.
- Các hình thức thanh toán qua ngân hàng trong nước:
5
+ Thanh toán bằng Séc: Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh
cho ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
+ Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (lệnh chi): Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của
chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài
khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên ủy nhiệm chi.
+ Thanh toán bằng nhờ thu (ủy nhiệm thu): ủy nhiệm thu là do người thụ
hưởng lập nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở khối lượng hàng hóa đã giao, dịch
vụ đã cung ứng.
- Các hình thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương
+ Tín dụng Chứng từ : Tín dụng chứng từ hay thư tín dụng (L/C) là cam kết
của một ngân hàng (ngân hàng mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở
L/C) về viêc sẽ trở một số tiền nhất định cho một bên khác (người thụ hưởng L/C),
hoặc sẽ chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát trong pham vi số tiền đó
với điều kiện người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
+ Thanh toán nhờ thu: Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người
xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ho người nhập khẩu thì chỉ thị nhờ
thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (tài chính hoặc
thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.
• Kinh doanh ngoại tệ:
Sự phát triển của ngoại thương và thanh toán quốc tế đã thúc đẩy sự tham gia
ngày càng nhiều các doanh nghiệp, cá nhân vào thị trường ngoại hối. Vì vậy, các
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Với
một thị trường liên tục và mang tính quốc tế như thị trường ngoại hối, để đảm bảo sự
thống nhất và nhanh chóng trong các giao dịch, ngân hàng cũng như bất cứ một ai
tham gia vào thị trường này đều cần hiểu một số quy ước cuả thị trường theo thông
lệ quốc tế.
• Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo
lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về viêc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc không
thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Có nhiều tiêu thức để phân loại bảo lãnh nhưng phổ biến nhất là căn cứ vào
mục đích bảo lãnh:
6
- Bảo lãnh vay vốn: Là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo
lãnh, về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng
không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
- Bảo lãnh thanh toán: Là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo
lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
- Bảo lãnh dự thầu: là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên mời thầu để
đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt
do vi phạm quy đinh dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên
mời thầu thì ngân hàng thưc hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là bảo lãnh do ngân hàng phát hành cho bên
nhận bảo lãnh bảo đảm viêc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng vói
bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trường hợp khách hàng không thực
hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh bảo hành: là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận
bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thảo thuận về chất lượng của sản
phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng bị
phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản
phẩm với bên nhận bảo lãnh mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên
nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.
- Bảo lãnh tạm ứng: là bảo lãnh do tổ chức tín dụng phát hành cho bên nhận
bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp
đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết
với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc
hoàn trả không đầy đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì tổ chức tín dụng
sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.
- Các loại bảo lãnh khác: bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh.
• Dịch vụ kinh doanh và tư vấn bảo hiểm:
Mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt,
trong thời kỳ kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động mạnh, hoạt động tín dụng – hoạt
động truyền thống của ngân hàng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì vậy xu
hướng mới hiện này là hợp tác kinh doanh giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm
nhằm cung cấp dịch vụ bào hiểm cho khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày
7
càng đa dạng của khách hàng. Đây là hoạt động có nhiều tiềm năng phát triển và
mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
1.1.2 Công ty bảo hiểm và phân loại bảo hiểm
1.1.2.1 Khái niệm công ty bảo hiểm
Bảo hiểm: là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được
bảo hiểm về những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận
gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm là định chế tài chính cung cấp nhiều loại hình bảo hiểm
khác nhau để bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tổn thất tài
chính bằng cách thu một mức phí bảo hiểm nhất định. Công ty bảo hiểm hoạt động
bằng cách tập hợp rủi ro của rất nhiều người đóng bảo hiểm.
1.1.2.2 Phân loại bảo hiểm
a) Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm được công ty bảo hiểm cung cấp nhằm bảo vệ
con người. Người tham gia bảo hiểm trước rủi ro về sức khỏe, tính mạng bằng
cách chi trả, bồi thường khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đồng thời, khi kết thúc hợp đồng nếu không có rủi ro, công ty bảo hiểm nhân
thọ sẽ thực hiện chi trả quyền lợi đáo hạn bằng tiền cho khách hàng. Đó là khoản
tích lũy từ phí bảo hiểm tham gia và lãi suất/ lãi chia (nếu có).
Bảo hiểm nhân thọ bao gồm 7 loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm sinh kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo
hiểm trả tiền bảo hiểm nếu như còn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp
đồng.
- Bảo hiểm tử kỳ: Người tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm
trả tiền bảo hiểm nếu như chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo
hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia
chẳng may qua đời vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ là loại hình bảo hiểm cho cuộc sống của người
được bảo hiểm, nếu sống đến thời hạn nhất định thì được bên bảo hiểm trả tiền theo
các kỳ hạn thỏa thuận
8
- Bảo hiểm hưu trí là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người tham gia đạt
đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư là loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả 2 yếu tố
là bảo vệ rủi ro và đầu tư sinh lời.
b) Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ là hình thức bảo hiểm, dành cho cả con người và tài
sản khác.
Các rủi ro được bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: sinh mạng, sức khỏe, tài sản
(xe, nhà cửa, nhà máy ...), trách nhiệm pháp lý phát sinh từ thiệt hại do cá nhân gây
ra đối với bên thứ ba, tử vong do tai nạn hoặc thương tích.
Tuy nhiên, bảo hiểm phi nhân thọ không có chi trả đáo hạn khi không có sự
kiện rủi ro xảy ra, tức là các khoản phí bảo hiểm đã nộp không được hoàn trả lại.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm 10 loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng
tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa,
đường sắt và đường hàng không.
- Bảo hiểm hàng không là loại hình bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của
máy bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng
không (bao gồm hàng hóa và con người).
- Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi
thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe
hoặc hàng hóa trên xe.
- Bảo hiểm cháy, nổ là loại hình bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với
tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu thường cho các thiệt
hại xảy ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của
biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ.
- Bảo hiểm trách nhiệm là loại hình bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến
những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người
được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính là loại hình bảo hiểm cho những khoản
vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.
9
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là loại hình bảo hiểm cho những rủi ro về tài
sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
1.2 Khái quát chung về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
1.2.1 Khái niệm và sự hình thành phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân
hàng (Bancassurance)
1.2.1.1 Khái niệm khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
Có nhiều cách định nghĩa về khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance) khác nhau như:
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là “một chiến lược được
các ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị trường
tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ nào đó”.
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là việc “ngân hàng và
công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triểnvà phân phối một cách hiệu quả các
sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cungcấp các sản phẩm cho cùng
một cơ sở khách hàng”.
Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) là việc “cung cấp các sản
phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua một kênh phân phối chung và/ hoặc cho
cùng một cơ sở khách hàng”.
Từ các định nghĩa trên, Khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance)
có thể hiểu một cách đơn giản nhất và chung nhất là việc các công ty bảo hiểm cung
cấp sản phẩm của mình cho khách hàng thông qua kênh phân phối là ngân hàng.
Việc tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo hình thức
khai thác bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance).
1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của khai thác bảo hiểm qua ngân hàng
(Bancassurance)
Tây Ban Nha và Pháp là hai quốc gia dẫn đầu về Bancassurance. Vào những
năm 1970, các ngân hàng nảy ra ý tưởng là không thông qua các nhà môi giới bảo
hiểm khoản vay và bảo hiểm cho khách hàng của chính họ. Họ đã trở thành những
nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này và 15 năm sau đó là bancassurance. Năm 1971, tại
Pháp: Crédit Lyonnais mua lại Tập đoàn Médicale de France và năm 1993 ký kết
thỏa thuận của Tập đoàn Union des Assurance Fédérales, nguồn duy nhất để bán
bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới Crédit Lyonnais. Công ty bảo hiểm nhân
10