Giá trị của giao động xung ký trong phát hiện sớm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở các đối tượng có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- 128 trang
- file .pdf
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********
TRẦN QUỐC KHANH
GIÁ TRỊ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ TRONG PHÁT HIỆN SỚM
TẮC NGHẼN ĐƢỜNG DẪN KHÍ NHỎ Ở CÁC ĐỐI TƢỢNG
CÓ NGUY CƠ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Chuyên ngành: LAO
Mã số: CK 62 72 24 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ TUYẾT LAN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các kết quả
nghiên cứu được báo cáo trong luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực
và chưa từng được công bố ở bất cứ nơi nào.
Tác giả
Trần Quốc Khanh
.
.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ........................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................................... 44
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 54
2.1. Đối tượng ................................................................................................. 54
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 54
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 54
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 54
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 55
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 55
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 55
2.2.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 55
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 55
2.2.4. Thu thập số liệu ............................................................................. 55
2.2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ............................................... 57
2.2.6. Đánh giá các kết quả ..................................................................... 58
2.2.7. Phương pháp kiểm soát sai số ....................................................... 58
.
.
iii
2.2.8. Phân tích số liệu ............................................................................ 58
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 59
2.2.10. Viết báo cáo, bàn luận và kiến nghị ............................................ 59
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 61
3.1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu ............................................................. 61
3.1.1. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ COPD ở đối tượng nghiên cứu...... 61
3.1.2. Đặc điểm hô hấp ký và IOS của dân số nghiên cứu ..................... 66
3.2. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
COPD .............................................................................................................. 71
3.3. Các yếu tố liên quan tới tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ qua kết quả IOS . 74
3.4. Sự tương hợp của hô hấp ký và IOS trong chẩn đoán tắc nghẽn đường
dẫn khí ............................................................................................................. 76
3.4.1. Theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC < 0,70 ........................................... 76
3.4.2. Theo tiêu chuẩn %FEF25-75 < 60%............................................. 78
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 80
4.1. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
COPD .............................................................................................................. 80
4.2 Các yếu tố liên quan tới tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ qua kết quả IOS .. 85
4.3. Sự tương hợp của hô hấp ký và IOS trong chẩn đoán tắc nghẽn đường
dẫn khí ............................................................................................................. 89
4.3.1 Theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC < 0,70 ............................................ 89
4.3.2. Theo tiêu chuẩn %FEF25-75 < 60%............................................. 91
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................a
.
.
iv
PHỤ LỤC 01: BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU.................................. p
PHỤ LỤC 02: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU ...................... s
PHỤ LỤC 03: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ........................................... t
.
.
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ATS American Thoracic Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ
Society
AX Reactance Area Vùng phản ánh suất đàn hồi của
hệ hô hấp
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
COPD Chronic obstructive Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
pulmonary disease
ERV Expiratory reserved volume Thể tích khí dự trữ thở ra
FEF25-75% Forced expiratory flow 25- Lưu lượng thở ra khoảng giữa
75% 25-75%.
FEV1 Forced expiratory volume in Thể tích thở ra tôi đa trong 1
1 second giây đầu
FEV1/FVC Chỉ số Gaensler
FEV1/VC Chỉ sốTiffeneau
FRC Functional residual capacity Dung tích cặn chưc năng
Fres Resonant Frequencty Tần số đánh dấu sự chuyển đổi
FVC Forced vital capacity Dung tích sống gắng sức
GOLD Global Initiative for Chronic Chiến lược toàn cầu về bệnh
Obstructive Lung Disease phổi tắc nghẽn mạn tính
IC Inspiratory capacity Dung tích hít vào
IOS Impulse Oscillometry Dao động xung ký
IRV Inspiratory reserved volume Thể tích khí dự trữ hít vao
mMRC modified Medical Research Bộ câu hỏi khó thở cải biên
Council Hội đồng nghiên cứu y khoa
.
.
vi
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
PEF Peak expiratory flow Lưu lượng đỉnh thở ra
R5 Resistance at 5Hz Kháng lực ở tần số 5Hz
R20 Resistance at 20Hz Kháng lực ở tần số 20Hz
RV Residual volume Thể tích khí cặn
TLC Total lung capacity Tổng dung tích phổi
TV Tidal volume Thể tích khí lưu thông
VC Vital capacity Dung tích sng
X5 Reactance at 5Hz Phản lực ở tần số 5Hz
X20 Reactance at 20Hz Phản lực ở tần số 20Hz
WHO World Health Organization Tổ chưc Y tế Thế giới
.
.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa hô hấp ký và dao động xung ký ................................ 43
Bảng 1.2. So sánh giữa hô hấp ký và dao động xung ký trong đánh giá bệnh lý
tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ. ......................................................... 48
Bảng 1.3. Các thông số của nhóm người đo bình thường và nhóm người bệnh
COPD đo IOS ................................................................................. 51
Bảng 1.4. Sự tương quan tuyến tính của các thông số IOS với các thông số
của Hô hấp ký ................................................................................ 51
Bảng 1.5. Đặc điểm cơ bản, hô hấp ký và dao động xung ký trong 02 nhóm
nghiên cứu. ...................................................................................... 53
Bảng 2.1. Bảng câu hỏi tầm soát COPD ở cộng đồng (theo GOLD). ............ 54
Bảng 2.2. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí theo hô hấp ký........... 57
Bảng 3.1. Số ca trả lời “Có” trong bảng câu hỏi tầm soát COPD theo GOLD
trong dân số nghiên cứu .................................................................. 61
Bảng 3.2. Đặc điểm IOS của 02 đổi tượng không đo được Hô hấp ký .......... 66
Bảng 3.3. Kết quả một số chỉ số hô hấp ký và IOS trong dân số nghiên cứu. 68
Bảng 3.4. Kết quả Hô hấp ký và IOS của 03 ca dưới 40 tuổi ......................... 69
Bảng 3.5. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm dân số nghiên cứu. Dữ
liệu được thể hiện ở dạng % (tổng số). ........................................... 72
Bảng 3.6. Đặc điểm kết quả IOS của nhóm đối tượng có tắc nghẽn đường dẫn
khí nhỏ trên IOS sau thuốc giãn phế quản)..................................... 75
Bảng 3.7. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn
FEV1/(F)VC < 0,70 (hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ
(IOS) sau thuốc giãn phế quản ........................................................ 77
.
.
viii
Bảng 3.8. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn %FEF25-
75 < 60% (hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ (IOS) sau
thuốc giãn phế quản ........................................................................ 78
Bảng 4.1. Biểu hiện mô bệnh học của bệnh lý đường dẫn khí nhỏ ở bệnh nhân
COPD .............................................................................................. 87
.
.
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số ca trả lời “Có” trong bảng câu hỏi tầm soát COPD theo
GOLD phân bố theo giới tính ............................................................. 62
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trả lời “Có” với bảng câu hỏi tầm soát COPD theo GOLD
của dân số nghiên cứu ......................................................................... 63
Biểu đồ 3.3. Phân bố giới tính ở đối tượng nghiên cứu ...................................... 63
Biểu đồ 3.4.. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu theo giới tính .............. 64
Biểu đồ 3.5. Tình trạng có hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu phân bố theo
giới tính (tính theo tỷ lệ phần trăm) .................................................... 65
Biểu đồ 3.6. Số gói năm trung bình ở đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá ..... 65
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tắc nghẽn theo hô hấp ký theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC <
0,70 trước (A) và sau (B) thử thuốc và theo tiêu chuẩn FEF 25 – 75
< 60% trước (C) và sau (D) thử thuốc ................................................ 73
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tắc nghẽn theo IOS trước (A) và sau (B) thử thuốc giãn phế
quản ..................................................................................................... 73
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trước và sau thử thuốc theo IOS
và theo Hô hấp ký ............................................................................... 74
Biểu đồ 3.10. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn
FEV1/(F)VC < 0,70 (theo hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí
nhỏ (theo IOS) sau thuốc giãn phế quản ............................................. 77
Biểu đồ 3.11. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ
giữa IOS và tiêu chuẩn %FEF 25 – 75 trên hô hấp ký sau thuốc ....... 78
.
.
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .............................................. 4
Hình 1.2. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 03 trên toàn cầu ... 5
Hình 1.3. Thực trạng bệnh COPD tại Việt Nam. .................................................. 6
Hình 1.4. Diễn tiến COPD sau lần nhập viện đầu tiên do đợt cấp nặng ............... 8
Hình 1.5. Diễn biến FEV1 theo thời gian ........................................................... 11
Hình 1.6. Lưu đồ chẩn đoán COPD .................................................................... 18
Hình 1.7. Chẩn đoán COPD - Hô hấp ký sau thử thuốc là tiêu chuẩn vàng ....... 19
Hình 1.8. Các giai đoạn trong diễn tiến bệnh sinh COPD (9) ............................ 23
Hình 1.9. Các tiêu chuẩn gợi ý giai đoạn “Tiền COPD” .................................... 24
Hình 1.10. Tốc độ sụt giảm FEV1 theo các giai đoạn GOLD, đặc biệt sụt giảm
nhanh ở giai đoạn I và II ..................................................................... 25
Hình 1.11. Chỉ số FEF 25 - 75% ......................................................................... 26
Hình 1.12. Diễn tiến tự nhiên của COPD ........................................................... 27
Hình 1.13. Các tiến trình sụt giảm FEV1 dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính khi phơi nhiễm với thuốc lá ......................................................... 28
Hình 1.14. Nguy cơ xuất hiện COPD theo FEV1 ban đầu và tốc độ sụt giảm
FEV1 .................................................................................................... 29
Hình 1.15. Mô hình sống còn Kaplan-Meier theo %LAA do các nguyên nhân. 30
Hình 1.16: Cơ chế hoạt động của IOS. ............................................................... 35
Hình 1.17. Kết quả các thông số và hình ảnh đo IOS thực tế từ một bệnh nhân 37
Hình 1.18. R5 và R20 ở đối tượng bình thường. ................................................ 38
Hình 1.19. R5 và R20 tăng trong tắc nghẽn đường dẫn khí trung tâm. .............. 38
Hình 1.20. R5 tăng và R20 bình thường trong tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ. ... 39
Hình 1.21. Phản lực X . ....................................................................................... 40
.
.
xi
Hình 1.22. Fres. ................................................................................................... 40
Hình 1.23. AX. .................................................................................................... 41
Hình 1.24. Giãn đồ Z5 – Volume ở người bình thường ..................................... 41
Hình 1.25. Giãn đồ Z5 - Volume ở bệnh nhân COPD. ....................................... 42
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease
– COPD) là một bệnh rất phổ biến và là gánh nặng rất lớn về bệnh tật - tử
vong cũng như về kinh tế - xã hội tại Việt Nam và trên toàn cầu. Hiện nay,
gánh nặng này vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Vì trên thực tế bệnh nhân
COPD thường được phát hiện ở những giai đoạn trễ, khi đã có những biến
chứng nên việc can thiệp không mang lại hiệu quả nhiều. Do đó, việc tiếp cận
chẩn đoán và xử trí COPD hiện nay và tương lai là nghiên cứu các phương
pháp giúp phát hiện COPD ở giai đoạn sớm, can thiệp sớm nhằm ngăn chặn
kịp thời sự suy giảm chức năng phổi ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó,
giúp giảm những gánh nặng về bệnh tật - tử vong và gánh nặng về kinh tế - xã
hội.
Tiêu chuẩn vàng hiện nay trong chẩn đoán COPD là đo hô hấp ký. Tuy
nhiên, như chúng ta đã biết, hô hấp ký là một nghiệm pháp đòi hỏi gắng sức
và nhiều bệnh nhân gặp khó khăn không thể đo được kết quả hô hấp ký đạt
chất lượng. Vì tính chất đòi hỏi sự gắng sức nên hô hấp ký cũng có nhiều
chống chỉ định. Mặt khác, COPD là bệnh lý khởi đầu từ những đường dẫn khí
nhỏ, tuy nhiên, giá trị của hô hấp ký trong phát hiện sớm tắc nghẽn ở đường
dẫn khí nhỏ vẫn chưa thấy nghiên cứu.
Trong thời gian gần đây, một trong những phương pháp được xem là hứa
hẹn trong việc đánh giá sự tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ trong giai đoạn sớm
của COPD là Dao động xung ký (Impulse Oscillometry – IOS). Đây là một
phương pháp không xâm lấn, hầu như không có chống chỉ định, dễ dàng thực
hiện hơn Hô hấp ký vì bệnh nhân chỉ cần hít thở bình thường và đặc biệt Dao
động xung ký có thể giúp xác định được sớm tình trạng tắc nghẽn đường dẫn
.
.
2
khí nhỏ ở những đối tượng có nguy cơ COPD nhưng chưa có sự bất thường
trên Hô hấp ký [10].
Vì IOS là một kỹ thuật mới hơn và đắt tiền hơn hô hấp ký, mặt khác, về
góc độ khoa học, cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực tiễn chứng minh khả
năng khám phá sớm tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí ở đối tượng có nguy
cơ COPD, cũng như các nghiên cứu dài hạn theo dõi các đối tượng này bằng
IOS nên hiện tại vẫn chưa có nhiều bệnh viện ứng dụng kể cả các bệnh viện
lớn tại Việt Nam.
Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá “Giá trị của
Dao động xung ký trong phát hiện sớm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở các
đối tượng có nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Hy vọng những kết quả
nghiên cứu sẽ đóng góp vào sự tiến bộ trong việc phát hiện sớm bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, để có những hướng xử trí sớm phù hợp, từ đó góp phần làm
giảm những gánh nặng bệnh tật - tử vong và gánh nặng kinh tế - xã hội của
bệnh này tại Việt Nam trong thời gian tới.
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chính:
Xác định giá trị của IOS trong phát hiện sớm tình trạng tắc nghẽn đường
dẫn khí nhỏ ở nhóm đối tượng có nguy cơ nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán COPD thông qua chỉ số FEV1/FVC của hô hấp ký.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ
mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính qua Dao động xung ký và Hô hấp ký
2.2. Xác định các đặc điểm kết quả Dao động xung ký có liên quan đến
tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3. Đánh giá sự tương hợp của Dao động xung ký và Hô hấp ký trong
xác định tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn
.
.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và
điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn
luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang
thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc
lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt
cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD. Các bệnh đồng mắc và đợt
kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh [33].
Hình 1.1. Bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (theo GOLD 2019)
Nguồn: Global initiative for chronic obstructive lung disease - GOLD - 2019
.
.
5
COPD là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong đứng
hàng thứ 03 trên toàn thế giới (Hình 1.2) dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội
ngày càng gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc COPD
ước tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và
khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các
nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ
mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030
ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối
loạn liên quan [33].
Hình 1.2. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 03 trên toàn cầu
Nguồn: Global Health Estimates 2016: Deaths by Cause, Age, Sẽ, by Country
and Region, 2000 - 2016. Geneva, World Health Organization, 2018
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị
Lao và Bệnh phổi tháng 6 năm 2011 cho biết tỉ lệ COPD trong cộng đồng dân
.
.
6
cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%.
Nếu chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là
3,6%. Các yếu tố nguy cơ cho COPD tại Việt Nam cũng như mọi nơi khác
trên thế giới là hút thuốc, vốn gây tỉ lệ mắc COPD tăng lên gấp 4 lần [2]. Vào
năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương đã
tính toán tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi
là 6,7%, cao nhất khu vực [39].
THỰC TRẠNG BỆNH COPD TẠI VIỆT NAM
⁕ 4,2% người VN từ 40 trở lên mắc COPD
Nông thôn: 4,7% Nam giới: 7,1%
Thành thị: 3,3% Nữ giới: 1,9%
⁕ 6,7% Tần suất COPD trung bình và nặng của người VN cao nhất Châu Á
⁕4 Đối với người hút thuốc lá, tỷ lệ mắc COPD tăng lên gấp 4 lần
⁕25% số bệnh nhân trong các khoa hô hấp là bệnh nhân mắc COPD
Hình 1.3. Thực trạng bệnh COPD tại Việt Nam.
Nguồn Đinh Ngọc Sỹ và cs: Hội thảo khoa học hen – COPD toàn quốc Cần
Thơ 6-2011.
COPD gây gánh nặng to lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế,
hầu hết số bệnh nhân COPD được phát hiện là ở giai đoạn nặng và rất nặng.
Bệnh nhân COPD thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và
trong phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân COPD thở máy [1].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Văn Ngọc, Đặng Quỳnh Giao Vũ, Lê
Thượng Vũ về “Chi phí điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm
phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” cho kết quả như sau: Tổng
.
.
7
cộng 181 bệnh nhân COPD (68 bệnh nhân đợt cấp COPD và 113 bệnh nhân
viêm phổi/COPD) được đưa vào nghiên cứu (89% nam giới, tuổi trung bình
72,7± 11,5). Nguồn lực y tế cần thiết để điều trị bệnh nhân COPD có viêm phổi
nhiều hơn bệnh nhân đợt cấp COPD không viêm phổi: số ngày điều trị (10 ngày
so với 7 ngày), thông khí không xâm lấn (7,1% so với 2,9%), thông khí xâm lấn
(32,7% so với 8,8%). Chi phí trực tiếp điều trị bệnh nhân viêm phổi cao hơn
bệnh nhân đợt cấp có ý nghĩa thống kê (p<0,001) bao gồm: tổng chi phí (trung vị
21.893.000 VNĐ so với 7.605.000 VNĐ), bảo hiểm y tế (trung vị 17.347.000
VNĐ so với 5.924.000 VNĐ) và thuốc kháng sinh (trung vị 9.160.000 VNĐ so
với 1.470.000 VNĐ). Rõ ràng ta thấy: Dựa trên mức độ phổ biến của bệnh
COPD tại Việt Nam, gánh nặng kinh tế của căn bệnh này là một vấn đề rất đáng
lo ngại. Đó còn chưa kể các chi phí gián tiếp và liên quan khác [3].
Theo Pavord và cs, bệnh nhân COPD sẽ tái phát các đợt cấp với tần suất
ngày càng dày hơn sau đợt cấp nặng đầu tiên nhập viện (hình 1.4) [6]. Với việc
nhập viện nhiều lần do đợt cấp, bệnh nhân COPD sẽ phải sử dụng lặp đi lặp lại
kháng sinh mạnh và corticoid đường toàn thân. Việc này dễ dẫn tới hội chứng
Cushing và suy trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, làm tăng nguy cơ
nhiều bệnh lý như lao phổi, viêm phổi, teo cơ, đái tháo đường, trầm cảm, loét dạ
dày, mỏng da, loãng xương, cườm mắt, xuất huyết… và cuối cùng sẽ dễ dẫn tới
COPD giai đoạn cuối và tử vong.
.
.
8
Hình 1.4. Diễn tiến COPD sau lần nhập viện đầu tiên do đợt cấp nặng [6]
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát sinh và tiến triển bệnh COPD
theo GOLD.
Mặc dù hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của COPD được nghiên cứu rõ
ràng nhất, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất, có bằng chứng
hợp lý từ những nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng người không hút thuốc lá
cũng có thể bị tắc nghẽn đường thở mạn tính [67]. Phần lớn bằng chứng liên
quan đến yếu tố nguy cơ COPD là kết quả từ nghiên cứu dịch tễ cắt ngang xác
định mối liên quan hơn là mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên,
khi so sánh với người hút thuốc lá mắc COPD, người không hút thuốc lá bị
tắc nghẽn luồng khí thở ít có triệu chứng hơn, bệnh nhẹ hơn và phản ứng
viêm toàn thân yếu hơn [68]. Thật thú vị, người không hút thuốc lá bị tắc
nghẽn luồng khí thở không tăng nguy cơ bị ung thư phổi hay bệnh lý tim
mạch đồng mắc khi so sánh với người không bị tắc nghẽn luồng khí thở. Tuy
nhiên, có bằng chứng cho thấy họ tăng nguy cơ bị viêm phổi và tỷ lệ tử vong
vì suy hô hấp [68].
Mặc dù nhiều nghiên cứu theo dõi về bệnh COPD đã theo dõi nhiều
nhóm và mẫu nghiên cứu tới 20 năm [69], tới nay chưa có nghiên cứu nào
theo dõi được tiến triển của bệnh trong toàn bộ quá trình hoặc theo dõi được
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**********
TRẦN QUỐC KHANH
GIÁ TRỊ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ TRONG PHÁT HIỆN SỚM
TẮC NGHẼN ĐƢỜNG DẪN KHÍ NHỎ Ở CÁC ĐỐI TƢỢNG
CÓ NGUY CƠ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Chuyên ngành: LAO
Mã số: CK 62 72 24 01
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ TUYẾT LAN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các kết quả
nghiên cứu được báo cáo trong luận văn là hoàn toàn khách quan, trung thực
và chưa từng được công bố ở bất cứ nơi nào.
Tác giả
Trần Quốc Khanh
.
.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT ........................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................................... 44
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 54
2.1. Đối tượng ................................................................................................. 54
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 54
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu .................................................................... 54
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 54
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 55
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 55
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 55
2.2.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 55
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................. 55
2.2.4. Thu thập số liệu ............................................................................. 55
2.2.5. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ............................................... 57
2.2.6. Đánh giá các kết quả ..................................................................... 58
2.2.7. Phương pháp kiểm soát sai số ....................................................... 58
.
.
iii
2.2.8. Phân tích số liệu ............................................................................ 58
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 59
2.2.10. Viết báo cáo, bàn luận và kiến nghị ............................................ 59
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 61
3.1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu ............................................................. 61
3.1.1. Đặc điểm các yếu tố nguy cơ COPD ở đối tượng nghiên cứu...... 61
3.1.2. Đặc điểm hô hấp ký và IOS của dân số nghiên cứu ..................... 66
3.2. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
COPD .............................................................................................................. 71
3.3. Các yếu tố liên quan tới tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ qua kết quả IOS . 74
3.4. Sự tương hợp của hô hấp ký và IOS trong chẩn đoán tắc nghẽn đường
dẫn khí ............................................................................................................. 76
3.4.1. Theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC < 0,70 ........................................... 76
3.4.2. Theo tiêu chuẩn %FEF25-75 < 60%............................................. 78
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 80
4.1. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc
COPD .............................................................................................................. 80
4.2 Các yếu tố liên quan tới tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ qua kết quả IOS .. 85
4.3. Sự tương hợp của hô hấp ký và IOS trong chẩn đoán tắc nghẽn đường
dẫn khí ............................................................................................................. 89
4.3.1 Theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC < 0,70 ............................................ 89
4.3.2. Theo tiêu chuẩn %FEF25-75 < 60%............................................. 91
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................. 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................a
.
.
iv
PHỤ LỤC 01: BẢNG THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU.................................. p
PHỤ LỤC 02: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU ...................... s
PHỤ LỤC 03: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ........................................... t
.
.
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ATS American Thoracic Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ
Society
AX Reactance Area Vùng phản ánh suất đàn hồi của
hệ hô hấp
BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể
COPD Chronic obstructive Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
pulmonary disease
ERV Expiratory reserved volume Thể tích khí dự trữ thở ra
FEF25-75% Forced expiratory flow 25- Lưu lượng thở ra khoảng giữa
75% 25-75%.
FEV1 Forced expiratory volume in Thể tích thở ra tôi đa trong 1
1 second giây đầu
FEV1/FVC Chỉ số Gaensler
FEV1/VC Chỉ sốTiffeneau
FRC Functional residual capacity Dung tích cặn chưc năng
Fres Resonant Frequencty Tần số đánh dấu sự chuyển đổi
FVC Forced vital capacity Dung tích sống gắng sức
GOLD Global Initiative for Chronic Chiến lược toàn cầu về bệnh
Obstructive Lung Disease phổi tắc nghẽn mạn tính
IC Inspiratory capacity Dung tích hít vào
IOS Impulse Oscillometry Dao động xung ký
IRV Inspiratory reserved volume Thể tích khí dự trữ hít vao
mMRC modified Medical Research Bộ câu hỏi khó thở cải biên
Council Hội đồng nghiên cứu y khoa
.
.
vi
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
PEF Peak expiratory flow Lưu lượng đỉnh thở ra
R5 Resistance at 5Hz Kháng lực ở tần số 5Hz
R20 Resistance at 20Hz Kháng lực ở tần số 20Hz
RV Residual volume Thể tích khí cặn
TLC Total lung capacity Tổng dung tích phổi
TV Tidal volume Thể tích khí lưu thông
VC Vital capacity Dung tích sng
X5 Reactance at 5Hz Phản lực ở tần số 5Hz
X20 Reactance at 20Hz Phản lực ở tần số 20Hz
WHO World Health Organization Tổ chưc Y tế Thế giới
.
.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh giữa hô hấp ký và dao động xung ký ................................ 43
Bảng 1.2. So sánh giữa hô hấp ký và dao động xung ký trong đánh giá bệnh lý
tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ. ......................................................... 48
Bảng 1.3. Các thông số của nhóm người đo bình thường và nhóm người bệnh
COPD đo IOS ................................................................................. 51
Bảng 1.4. Sự tương quan tuyến tính của các thông số IOS với các thông số
của Hô hấp ký ................................................................................ 51
Bảng 1.5. Đặc điểm cơ bản, hô hấp ký và dao động xung ký trong 02 nhóm
nghiên cứu. ...................................................................................... 53
Bảng 2.1. Bảng câu hỏi tầm soát COPD ở cộng đồng (theo GOLD). ............ 54
Bảng 2.2. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí theo hô hấp ký........... 57
Bảng 3.1. Số ca trả lời “Có” trong bảng câu hỏi tầm soát COPD theo GOLD
trong dân số nghiên cứu .................................................................. 61
Bảng 3.2. Đặc điểm IOS của 02 đổi tượng không đo được Hô hấp ký .......... 66
Bảng 3.3. Kết quả một số chỉ số hô hấp ký và IOS trong dân số nghiên cứu. 68
Bảng 3.4. Kết quả Hô hấp ký và IOS của 03 ca dưới 40 tuổi ......................... 69
Bảng 3.5. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trong nhóm dân số nghiên cứu. Dữ
liệu được thể hiện ở dạng % (tổng số). ........................................... 72
Bảng 3.6. Đặc điểm kết quả IOS của nhóm đối tượng có tắc nghẽn đường dẫn
khí nhỏ trên IOS sau thuốc giãn phế quản)..................................... 75
Bảng 3.7. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn
FEV1/(F)VC < 0,70 (hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ
(IOS) sau thuốc giãn phế quản ........................................................ 77
.
.
viii
Bảng 3.8. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn %FEF25-
75 < 60% (hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ (IOS) sau
thuốc giãn phế quản ........................................................................ 78
Bảng 4.1. Biểu hiện mô bệnh học của bệnh lý đường dẫn khí nhỏ ở bệnh nhân
COPD .............................................................................................. 87
.
.
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số ca trả lời “Có” trong bảng câu hỏi tầm soát COPD theo
GOLD phân bố theo giới tính ............................................................. 62
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ trả lời “Có” với bảng câu hỏi tầm soát COPD theo GOLD
của dân số nghiên cứu ......................................................................... 63
Biểu đồ 3.3. Phân bố giới tính ở đối tượng nghiên cứu ...................................... 63
Biểu đồ 3.4.. Độ tuổi trung bình của dân số nghiên cứu theo giới tính .............. 64
Biểu đồ 3.5. Tình trạng có hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu phân bố theo
giới tính (tính theo tỷ lệ phần trăm) .................................................... 65
Biểu đồ 3.6. Số gói năm trung bình ở đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá ..... 65
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tắc nghẽn theo hô hấp ký theo tiêu chuẩn FEV1/(F)VC <
0,70 trước (A) và sau (B) thử thuốc và theo tiêu chuẩn FEF 25 – 75
< 60% trước (C) và sau (D) thử thuốc ................................................ 73
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ tắc nghẽn theo IOS trước (A) và sau (B) thử thuốc giãn phế
quản ..................................................................................................... 73
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí trước và sau thử thuốc theo IOS
và theo Hô hấp ký ............................................................................... 74
Biểu đồ 3.10. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn theo tiêu chuẩn
FEV1/(F)VC < 0,70 (theo hô hấp ký) và tắc nghẽn đường dẫn khí
nhỏ (theo IOS) sau thuốc giãn phế quản ............................................. 77
Biểu đồ 3.11. Sự tương hợp trong chẩn đoán tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ
giữa IOS và tiêu chuẩn %FEF 25 – 75 trên hô hấp ký sau thuốc ....... 78
.
.
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .............................................. 4
Hình 1.2. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 03 trên toàn cầu ... 5
Hình 1.3. Thực trạng bệnh COPD tại Việt Nam. .................................................. 6
Hình 1.4. Diễn tiến COPD sau lần nhập viện đầu tiên do đợt cấp nặng ............... 8
Hình 1.5. Diễn biến FEV1 theo thời gian ........................................................... 11
Hình 1.6. Lưu đồ chẩn đoán COPD .................................................................... 18
Hình 1.7. Chẩn đoán COPD - Hô hấp ký sau thử thuốc là tiêu chuẩn vàng ....... 19
Hình 1.8. Các giai đoạn trong diễn tiến bệnh sinh COPD (9) ............................ 23
Hình 1.9. Các tiêu chuẩn gợi ý giai đoạn “Tiền COPD” .................................... 24
Hình 1.10. Tốc độ sụt giảm FEV1 theo các giai đoạn GOLD, đặc biệt sụt giảm
nhanh ở giai đoạn I và II ..................................................................... 25
Hình 1.11. Chỉ số FEF 25 - 75% ......................................................................... 26
Hình 1.12. Diễn tiến tự nhiên của COPD ........................................................... 27
Hình 1.13. Các tiến trình sụt giảm FEV1 dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính khi phơi nhiễm với thuốc lá ......................................................... 28
Hình 1.14. Nguy cơ xuất hiện COPD theo FEV1 ban đầu và tốc độ sụt giảm
FEV1 .................................................................................................... 29
Hình 1.15. Mô hình sống còn Kaplan-Meier theo %LAA do các nguyên nhân. 30
Hình 1.16: Cơ chế hoạt động của IOS. ............................................................... 35
Hình 1.17. Kết quả các thông số và hình ảnh đo IOS thực tế từ một bệnh nhân 37
Hình 1.18. R5 và R20 ở đối tượng bình thường. ................................................ 38
Hình 1.19. R5 và R20 tăng trong tắc nghẽn đường dẫn khí trung tâm. .............. 38
Hình 1.20. R5 tăng và R20 bình thường trong tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ. ... 39
Hình 1.21. Phản lực X . ....................................................................................... 40
.
.
xi
Hình 1.22. Fres. ................................................................................................... 40
Hình 1.23. AX. .................................................................................................... 41
Hình 1.24. Giãn đồ Z5 – Volume ở người bình thường ..................................... 41
Hình 1.25. Giãn đồ Z5 - Volume ở bệnh nhân COPD. ....................................... 42
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease
– COPD) là một bệnh rất phổ biến và là gánh nặng rất lớn về bệnh tật - tử
vong cũng như về kinh tế - xã hội tại Việt Nam và trên toàn cầu. Hiện nay,
gánh nặng này vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Vì trên thực tế bệnh nhân
COPD thường được phát hiện ở những giai đoạn trễ, khi đã có những biến
chứng nên việc can thiệp không mang lại hiệu quả nhiều. Do đó, việc tiếp cận
chẩn đoán và xử trí COPD hiện nay và tương lai là nghiên cứu các phương
pháp giúp phát hiện COPD ở giai đoạn sớm, can thiệp sớm nhằm ngăn chặn
kịp thời sự suy giảm chức năng phổi ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó,
giúp giảm những gánh nặng về bệnh tật - tử vong và gánh nặng về kinh tế - xã
hội.
Tiêu chuẩn vàng hiện nay trong chẩn đoán COPD là đo hô hấp ký. Tuy
nhiên, như chúng ta đã biết, hô hấp ký là một nghiệm pháp đòi hỏi gắng sức
và nhiều bệnh nhân gặp khó khăn không thể đo được kết quả hô hấp ký đạt
chất lượng. Vì tính chất đòi hỏi sự gắng sức nên hô hấp ký cũng có nhiều
chống chỉ định. Mặt khác, COPD là bệnh lý khởi đầu từ những đường dẫn khí
nhỏ, tuy nhiên, giá trị của hô hấp ký trong phát hiện sớm tắc nghẽn ở đường
dẫn khí nhỏ vẫn chưa thấy nghiên cứu.
Trong thời gian gần đây, một trong những phương pháp được xem là hứa
hẹn trong việc đánh giá sự tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ trong giai đoạn sớm
của COPD là Dao động xung ký (Impulse Oscillometry – IOS). Đây là một
phương pháp không xâm lấn, hầu như không có chống chỉ định, dễ dàng thực
hiện hơn Hô hấp ký vì bệnh nhân chỉ cần hít thở bình thường và đặc biệt Dao
động xung ký có thể giúp xác định được sớm tình trạng tắc nghẽn đường dẫn
.
.
2
khí nhỏ ở những đối tượng có nguy cơ COPD nhưng chưa có sự bất thường
trên Hô hấp ký [10].
Vì IOS là một kỹ thuật mới hơn và đắt tiền hơn hô hấp ký, mặt khác, về
góc độ khoa học, cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực tiễn chứng minh khả
năng khám phá sớm tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí ở đối tượng có nguy
cơ COPD, cũng như các nghiên cứu dài hạn theo dõi các đối tượng này bằng
IOS nên hiện tại vẫn chưa có nhiều bệnh viện ứng dụng kể cả các bệnh viện
lớn tại Việt Nam.
Đây chính là lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá “Giá trị của
Dao động xung ký trong phát hiện sớm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở các
đối tượng có nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”. Hy vọng những kết quả
nghiên cứu sẽ đóng góp vào sự tiến bộ trong việc phát hiện sớm bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, để có những hướng xử trí sớm phù hợp, từ đó góp phần làm
giảm những gánh nặng bệnh tật - tử vong và gánh nặng kinh tế - xã hội của
bệnh này tại Việt Nam trong thời gian tới.
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chính:
Xác định giá trị của IOS trong phát hiện sớm tình trạng tắc nghẽn đường
dẫn khí nhỏ ở nhóm đối tượng có nguy cơ nhưng không đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán COPD thông qua chỉ số FEV1/FVC của hô hấp ký.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xác định tỷ lệ tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ
mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính qua Dao động xung ký và Hô hấp ký
2.2. Xác định các đặc điểm kết quả Dao động xung ký có liên quan đến
tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3. Đánh giá sự tương hợp của Dao động xung ký và Hô hấp ký trong
xác định tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ ở đối tượng có nguy cơ mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn
.
.
4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và
điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn
luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang
thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc
lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt
cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD. Các bệnh đồng mắc và đợt
kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh [33].
Hình 1.1. Bệnh sinh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (theo GOLD 2019)
Nguồn: Global initiative for chronic obstructive lung disease - GOLD - 2019
.
.
5
COPD là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong đứng
hàng thứ 03 trên toàn thế giới (Hình 1.2) dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội
ngày càng gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc COPD
ước tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và
khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các
nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ
mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030
ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do COPD và các rối
loạn liên quan [33].
Hình 1.2. COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 03 trên toàn cầu
Nguồn: Global Health Estimates 2016: Deaths by Cause, Age, Sẽ, by Country
and Region, 2000 - 2016. Geneva, World Health Organization, 2018
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị
Lao và Bệnh phổi tháng 6 năm 2011 cho biết tỉ lệ COPD trong cộng đồng dân
.
.
6
cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%.
Nếu chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị là 3,3% và miền núi là
3,6%. Các yếu tố nguy cơ cho COPD tại Việt Nam cũng như mọi nơi khác
trên thế giới là hút thuốc, vốn gây tỉ lệ mắc COPD tăng lên gấp 4 lần [2]. Vào
năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương đã
tính toán tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi
là 6,7%, cao nhất khu vực [39].
THỰC TRẠNG BỆNH COPD TẠI VIỆT NAM
⁕ 4,2% người VN từ 40 trở lên mắc COPD
Nông thôn: 4,7% Nam giới: 7,1%
Thành thị: 3,3% Nữ giới: 1,9%
⁕ 6,7% Tần suất COPD trung bình và nặng của người VN cao nhất Châu Á
⁕4 Đối với người hút thuốc lá, tỷ lệ mắc COPD tăng lên gấp 4 lần
⁕25% số bệnh nhân trong các khoa hô hấp là bệnh nhân mắc COPD
Hình 1.3. Thực trạng bệnh COPD tại Việt Nam.
Nguồn Đinh Ngọc Sỹ và cs: Hội thảo khoa học hen – COPD toàn quốc Cần
Thơ 6-2011.
COPD gây gánh nặng to lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế,
hầu hết số bệnh nhân COPD được phát hiện là ở giai đoạn nặng và rất nặng.
Bệnh nhân COPD thường chiếm 25% số giường trong các khoa hô hấp và
trong phòng chăm sóc tích cực lúc nào cũng có bệnh nhân COPD thở máy [1].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Văn Ngọc, Đặng Quỳnh Giao Vũ, Lê
Thượng Vũ về “Chi phí điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và viêm
phổi trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” cho kết quả như sau: Tổng
.
.
7
cộng 181 bệnh nhân COPD (68 bệnh nhân đợt cấp COPD và 113 bệnh nhân
viêm phổi/COPD) được đưa vào nghiên cứu (89% nam giới, tuổi trung bình
72,7± 11,5). Nguồn lực y tế cần thiết để điều trị bệnh nhân COPD có viêm phổi
nhiều hơn bệnh nhân đợt cấp COPD không viêm phổi: số ngày điều trị (10 ngày
so với 7 ngày), thông khí không xâm lấn (7,1% so với 2,9%), thông khí xâm lấn
(32,7% so với 8,8%). Chi phí trực tiếp điều trị bệnh nhân viêm phổi cao hơn
bệnh nhân đợt cấp có ý nghĩa thống kê (p<0,001) bao gồm: tổng chi phí (trung vị
21.893.000 VNĐ so với 7.605.000 VNĐ), bảo hiểm y tế (trung vị 17.347.000
VNĐ so với 5.924.000 VNĐ) và thuốc kháng sinh (trung vị 9.160.000 VNĐ so
với 1.470.000 VNĐ). Rõ ràng ta thấy: Dựa trên mức độ phổ biến của bệnh
COPD tại Việt Nam, gánh nặng kinh tế của căn bệnh này là một vấn đề rất đáng
lo ngại. Đó còn chưa kể các chi phí gián tiếp và liên quan khác [3].
Theo Pavord và cs, bệnh nhân COPD sẽ tái phát các đợt cấp với tần suất
ngày càng dày hơn sau đợt cấp nặng đầu tiên nhập viện (hình 1.4) [6]. Với việc
nhập viện nhiều lần do đợt cấp, bệnh nhân COPD sẽ phải sử dụng lặp đi lặp lại
kháng sinh mạnh và corticoid đường toàn thân. Việc này dễ dẫn tới hội chứng
Cushing và suy trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, làm tăng nguy cơ
nhiều bệnh lý như lao phổi, viêm phổi, teo cơ, đái tháo đường, trầm cảm, loét dạ
dày, mỏng da, loãng xương, cườm mắt, xuất huyết… và cuối cùng sẽ dễ dẫn tới
COPD giai đoạn cuối và tử vong.
.
.
8
Hình 1.4. Diễn tiến COPD sau lần nhập viện đầu tiên do đợt cấp nặng [6]
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát sinh và tiến triển bệnh COPD
theo GOLD.
Mặc dù hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của COPD được nghiên cứu rõ
ràng nhất, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất, có bằng chứng
hợp lý từ những nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng người không hút thuốc lá
cũng có thể bị tắc nghẽn đường thở mạn tính [67]. Phần lớn bằng chứng liên
quan đến yếu tố nguy cơ COPD là kết quả từ nghiên cứu dịch tễ cắt ngang xác
định mối liên quan hơn là mối quan hệ nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên,
khi so sánh với người hút thuốc lá mắc COPD, người không hút thuốc lá bị
tắc nghẽn luồng khí thở ít có triệu chứng hơn, bệnh nhẹ hơn và phản ứng
viêm toàn thân yếu hơn [68]. Thật thú vị, người không hút thuốc lá bị tắc
nghẽn luồng khí thở không tăng nguy cơ bị ung thư phổi hay bệnh lý tim
mạch đồng mắc khi so sánh với người không bị tắc nghẽn luồng khí thở. Tuy
nhiên, có bằng chứng cho thấy họ tăng nguy cơ bị viêm phổi và tỷ lệ tử vong
vì suy hô hấp [68].
Mặc dù nhiều nghiên cứu theo dõi về bệnh COPD đã theo dõi nhiều
nhóm và mẫu nghiên cứu tới 20 năm [69], tới nay chưa có nghiên cứu nào
theo dõi được tiến triển của bệnh trong toàn bộ quá trình hoặc theo dõi được
.