Đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của việt nam
- 62 trang
- file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
VŨ THỊ THANH TUYỀN
O L NG ANH H NG CUA T DO
HOA TAI CHNH EN MOT SO CH
TIEU KINH TE V! MO
CUA VIET NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM, THÁNG 12 NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
VŨ THỊ THANH TUYỀN
O L NG ANH H NG CUA T DO
HOA TAI CHNH EN MOT SO CH
TIEU KINH TE V! MO
CUA VIET NAM
Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy, cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong hai năm cao học vừa qua.
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tuyền
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Người hướng dẫn khoa học là PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào.
Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một số bài nghiên
cứu khoa học, các bài báo … Tất cả đều có chú thích sau mỗi trích dẫn để
người đọc dễ tra cứu, dẫn chứng.
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tuyền
iii
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
TÓM TẮT........................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ ....................................................... 5
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TDHTC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1998 - 2011 .............................................................................................................. 11
2.1. Qúa trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam .................................................. 11
2.1.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam......................................... 11
2.1.2. Kết quả đạt được từ quá trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam ........... 15
2.2. Qúa trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái của Việt Nam ...................................... 15
2.2.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái của Việt Nam.............................. 15
2.2.2. Kết quả đạt được từ quá trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái
của Việt Nam ................................................................................................... 20
2.3. Qúa trình nới lỏng tài khoản vốn của Việt Nam ....................................................... 20
2.3.1. Tiến trình nới lỏng tài khoản vốn của Việt Nam............................................... 20
2.3.2. Kết quả đạt được từ nới lỏng tài khoản vốn Việt Nam...................................... 24
2.4. Qúa trình tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam ................................................. 26
2.4.1. Tiến trình tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam ........................................ 26
2.4.2. Kết quả đạt được từ tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam ............................ 28
CHƯƠNG 3 :PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA
TDHTC ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VN ......................................... 31
3.1. Mô hình đo lường ..................................................................................................... 31
3.1.1. Kiểm định hai mẫu độc lập .............................................................................. 31
3.1.2. Mô hình phân tích biệt số................................................................................. 32
3.2. Dữ liệu và biến nghiên cứu ....................................................................................... 33
3.3. Quy trình xử lý ......................................................................................................... 35
iv
CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA TDHTC
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM ......................................... 37
4.1. Mô tả ....................................................................................................................... 37
4.2. Kiểm định hai mẫu độc lập ....................................................................................... 39
4.3. Mô hình phân tích biệt số ......................................................................................... 41
CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN ............................................................................................. 46
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 48
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ KH&ĐT : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
BTA : Hiệp định thương mại Việt – Mỹ
CSTT : Chính sách tiền tệ
DN : Doanh nghiệp
EU : Liên Minh Châu Âu
IMF : Qũy tiền tệ quốc tế
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp
GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
GTTB : Gía trị trung bình
M2 : Cung tiền
M3 : Cung tiền mở rộng
MNEs : Các công ty đa quốc gia
NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước
NHNNg : Ngân hàng nước ngoài
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân Hàng Trung Ương
TCTD : Tổ chức tín dụng
TDHTC : Tự Do Hóa Tài Chính
TNCs : Các công ty xuyên quốc gia
TTNTLNH : Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
WB : Ngân Hàng Thế Giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
TÓM TẮT
Đề tài này nghiên cứu ảnh hưởng của Tự Do Hóa Tài Chính (TDHTC) đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chọn lọc: Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDP
danh nghĩa), tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng tiết kiệm quốc
gia thực, chiều sâu tài chính (cung tiền M2/GDP – financial deepening). Để thực
hiện đo lường ảnh hưởng này, đề tài lần lượt sử dụng hai mô hình đo lường: kiểm
định hai mẫu độc lập (Independent Samples T-test) và mô hình phân tích biệt số
(discriminant analysis). Kiểm định hai mẫu độc lập dùng để xem xét các chỉ số kinh
tế vĩ mô trên có sự khác biệt trước và sau TDHTC, còn mô hình phân tích biệt số
nhằm xem xét tầm ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến các biến số kinh tế vĩ mô.
Với độ tin cậy 90%, kết quả kiểm định hai mẫu độc lập cho thấy giá trị trung bình
của các biến số GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính, tiết kiệm quốc gia thực
đều có sự khác biệt trước và sau tự do hóa tài chính, riêng biến số lạm phát thì
không có sự khác biệt. Như vậy, theo kết quả kiểm định hai mẫu độc lập của nghiên
cứu thì tự do hóa tài chính không hề ảnh hưởng đến lạm phát. Kết quả từ mô hình
phân tích biệt số cũng cho kết quả tương tự : với độ tin cậy 90%, thì duy chỉ có biến
số lạm phát không có sự khác biệt nhiều giữa hai giai đoạn trước và sau tự do hóa
tài chính, các biến số còn lại đều có biển đối tích cực sau khi TDHTC. Chiều sâu tài
chính là biến số vĩ mô chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ tự do hóa tài chính, sau đó đến
FDI, GDP danh nghĩa và tiết kiệm quốc gia thực.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách
mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế
này chính là việc ra đời của các liên kết kinh tế mang tính khu vực và quốc tế như
ASEAN, EU, WTO... Mục tiêu chủ yếu của các liên kết kinh tế này là thúc đẩy tự
do hóa thương mại quốc tế, cao hơn nữa là tiến tới việc hình thành một thị trường
tài chính quốc tế không còn những rào cản do các quốc gia áp đặt, một thị trường tài
chính được tự do hóa hoàn toàn.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung và qui mô trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế đó. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986,
khi Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở đường cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện
theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm
1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập
APEC năm 1998, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết
nhiều hiệp định thương mại, đầu tư khác. Đáng chú ý là từ năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là mốc son
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bắt đầu quá trình
hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói
riêng.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế
song, bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những
thách thức đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính do việc mở cửa thị trường tài chính
trước yêu cầu của quá trình tự do hóa tài chính toàn cầu. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
nhiều nước đã gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng tài
chính do không nhận thức được những mối nguy trong quá trình mở cửa thị trường và
3
do vậy không có những biện pháp hữu hiệu để đối phó với chúng như ở Châu Á (1997-
1998) và Archentina (2001).
Vậy tự do hóa tài chính có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam? Tiêu
cực hay tích cực?
Học viên cao học các khóa trước của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố
Hồ Chí Minh cũng có một số đề tài nghiên cứu về tự do hóa tài chính, tuy nhiên,
cho đến nay, chưa có đề tài nào đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến
kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Bằng kiểm định hai mẫu độc lập và phân tích biệt số,
đề tài này đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô chọn lọc: GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (financial deepening), tiết
kiệm quốc gia thực và lạm phát. Và kết quả đo lường của đề tài chứng tỏ rằng tự do
hóa tài chính thật sự có tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô trên của Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chọn lọc: GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (M2/GDP
- financial deepening), tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát.
Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi TDHTC, các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam: GDP danh nghĩa,
FDI, chiều sâu tài chính, tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát có khác so với trước?
Nếu TDHTC có ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô trên thì mức độ ảnh
hưởng của TDHTC đến từng nhân tố có khác nhau? Chỉ số nào chịu ảnh hưởng
nhiều nhất? Chỉ số nào ít chịu tác động nhất?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính,
tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát của Việt Nam trước và sau khi TDHTC
Phạm vi nghiên cứu: sự khác biệt của các chỉ số kinh tế vĩ mô nghiên cứu
trước và sau TDHTC, tác động mạnh yếu của TDHTC đến các chỉ số kinh tế vĩ mô
đó.
Phương pháp nghiên cứu
4
Bằng phương pháp nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế kết hợp với
phương pháp phân tích kinh tế lượng, gồm các bước:
Bước 1: thu thập thông tin tài liệu từ sách, báo, Internet và các tổ chức liên
quan đến lĩnh vực cần nghiên cứu trong đề tài
Bước 2: Phân tích, xem xét mô hình từ nghiên cứu gốc để tìm ra hướng vận
dụng mô hình đó vào đề tài.
Bước 3: Thu thập số liệu
Bước 4: Phân tích kinh tế lượng: sử dụng kỹ thuật kiểm định hai mẫu độc lập
và phân tích biệt số để đo lường.
Dữ liệu nghiên cứu
Trong đề tài, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ Qũy Tiền Tệ Quốc Tế
(IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Tổng Cục Thống Kê công bố trong
khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2011.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ, danh mục chữ viết tắt,
tóm tắt, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được chia làm 5
chương.
Chương 1: Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của
TDHTC đến kinh tế vĩ mô.
Chương 2: Phân tích thực trạng TDHTC của Việt Nam giai đoạn 1998 –
2011
Chương 3: Phương pháp phân tích định lượng ảnh hưởng của TDHTC đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam
Chương 4: Kết quả phân tích định lượng ảnh hưởng của TDHTC đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam
Chương 5: Kết luận
5
CHƯƠNG 1: NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ
THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN KINH
TẾ VĨ MÔ
Tự do hóa tài chính là quá trình chuyển đổi từ hệ thống tài chính được điều tiết
chặt chẽ và cứng nhắc, bằng các công cụ hành chính mệnh lệnh là chủ yếu sang hệ
thống tài chính được điều tiết linh hoạt bằng các công cụ kinh tế, dựa trên các yếu tố
của nền kinh tế thị trường; với sự chuyển đổi như thế sẽ tạo ra một nền tài chính hoạt
động mà không có, hoặc có rất ít sự can thiệp trực tiếp của chính phủ và các cơ quan
chức năng mà phần lớn là chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố thị trường1.
Như vậy, khái niệm “tự do hoá tài chính” (financial liberalization) đối ngược
với khái niệm “kìm hãm tài chính” (financial repression) theo đó Nhà nước kiểm soát
chặt chẽ các hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia. Nói cách khác, tự do hoá tài
chính có thể được xem là quá trình giảm thiểu và xoá bỏ sự “kìm hãm tài chính”. Tuy
nhiên, tự do hoá tài chính không đồng nghĩa với việc Nhà nước không có vai trò gì đối
với hệ thống tài chính. Ngược lại, sự điều tiết của Nhà nước đối với hệ thống này sẽ
được thực hiện dựa trên các quy luật của thị trường chứ không đi ngược lại với xu
hướng phát triển của chúng.
Các học giả tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về TDHTC là Edward Shaw,
McKinnon, Roland Clark… Thuật ngữ kìm hãm tài chính đã được Edshard Shaw
(1973) và McKinnon (1973) lý giải rằng: nếu các Chính phủ đánh thuế hoặc bóp méo
thị trường vốn nước họ bằng cách nào đó thì nền kinh tế nước đó được coi là bị “kìm
hãm” về mặt tài chính2. Công trình nghiên cứu tiên phong của McKinnon và Shaw đã
cung cấp một cơ sở lý thuyết rõ ràng cho những luận điểm ủng hộ rằng TDHTC là một
bước thiết yếu của quá trình phát triển3. Điểm thiết yếu của lý thuyết này là (1) các mức
lãi suất rất thấp sẽ khuyến khích đầu tư vào những chi tiêu vốn không phù hợp (tỷ suất
1
Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ “những giải pháp chủ yếu và bước đi cho quá trình tự do hóa
tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam của tác giả PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, năm
2003
2
McKinnon. “Trình tự tự do hóa kinh tế”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995 Lê Hồng Nhật/Xuân
Thành, Fullbright Economics Teaching Program, Development Finance, Finance Lecture 12 2003-04
3
Roland Clark, “Equilibrium Interest rates and Financial Liberalization in Developing”, the Journal of
Development Studies Vol.32, No.3, February 1996. Published by Frank Cass, London
6
lợi nhuận thấp), và (2) làm cho nhiều nhà đầu tư thích sử dụng phương thức tài trợ
bằng vốn riêng của mình thay vì sử dụng vốn vay từ các định chế tài chính.
McKinnon đã đề cập nhiều đến thuật ngữ “chiều sâu tài chính” (financial
deepening) khi nghiên cứu về TDHTC. Theo đó McKinnon chứng minh rằng quá trình
TDHTC và việc áp dụng lãi suất thực dương là nguyên nhân dẫn đến chiều sâu tài
chính thông qua việc phân tích tỷ số M3/GNP (M3 là cung tiền mở rộng). Tỷ số
M3/GNP càng cao, chiều sâu tài chính càng đáng kể. Tỷ số này ở các nước Nhật, Đài
Loan, Tây Đức và Singapore từ mức 0,45 trở lên. Ngược lại ở các nước có trình độ
chiều sâu tài chính thấp, tỷ số M3/GNP cao cho thấy một dòng vốn thực sự của các quỹ
có khả năng cho vay trong nước dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư mới. Chiều sâu tài
chính thực chất là là quá trình phát triển các trung gian tài chính, chẳng những bao gồm
cả quá trình tự do hóa khu vực ngân hàng mà còn cao hơn thế nữa, thuật ngữ chiều sâu
tài chính còn liên quan đến việc phát triển một thị trường cổ phiếu và trái phiếu năng
động. Tuy nhiên vì việc phát triển một thị trường chứng khoán thứ cấp thường diễn ra
khá muộn ở các nước đang phát triển cho nên những chứng cứ thực về các thước đo
trình độ chiều sâu tài chính tập trung chủ yếu chỉ vào lĩnh vực ngân hàng. Thước đo
tiêu chuẩn của chiều sâu tài chính sử dụng ở các nước đang phát triển là tỷ số M2/GNP.
Nếu khu vực ngân hàng không vận hành như là người hấp thụ hoặc là một định chế
trung gian hữu hiệu thì nền kinh tế sẽ giảm thiểu việc nắm giữ của cải trong các ngân
hàng. Kết quả là tỷ số M2/GNP sẽ rất thấp, nó báo hiệu những lỗ hổng của hệ thống
ngân hàng với tư cách là một định chế trung gian. Theo McKinnon – Shaw, nếu
những kìm hãm tài chính được tháo gỡ và khu vực ngân hàng được phép vận hành hiệu
quả thì kết quả sẽ là tăng trưởng trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng và như thế
dẫn đến sự gia tăng trong M2/GNP. McKinnon chứng minh rằng tiến trình này xuất
hiện ở các nước đã từng trải qua tăng trưởng khá nhanh. Ví dụ từ 1960 đến 1980, tỷ số
M2/GNP đã dịch chuyển từ 0,29 lên 0,91 ở Đức, từ 0,11 lên 0,34 ở Hàn Quốc và từ
0,17 lên 0,75 ở Đài Loan. Ngược lại, cũng trong cùng thời kỳ, tỷ số M2/GNP giảm từ
0,24 xuống còn 0,23 ở Argentina và chỉ tăng chậm từ 0,15 lên 0,16 và từ 0,19 lên 0,22
ở Brazil và Colombia.
7
Theo công trình nghiên cứu của A.D.Kunt và E.Detragiache4, trong ba thập niên
cuối thế kỷ 20, một số quốc gia phát triển và đang phát triển đã thực hiện quá trình tự
do hóa hệ thống tài chính của mình. Những quốc gia này đã từng bước nới lỏng hoặc
xóa bỏ các quy định về mức trần lãi suất, hạ thấp mức dự trữ bắt buộc và các hàng rào
ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, giảm thiểu sự can thiệp của Chính
Phủ vào các quyết định phân bổ tín dụng, tư nhân hóa nhiều ngân hàng và các công ty
bảo hiểm. Đồng thời các quốc gia cũng đã tích cực đẩy mạnh sự phát triển của thị
trường chứng khoán trong nước và khuyến khích sự gia nhập thị trường của các tổ chức
tài chính trung gian nước ngoài. Công trình nghiên cứu này xem xét các biến có thể
kiểm soát bao gồm các biến kinh tế vĩ mô, các đặc điểm của khu vực ngân hàng và các
biến về thể chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khủng hoảng ngân hàng thật sự đã xảy
ra nhiều hơn tại các quốc gia có TDHTC, ngay cả khi các yếu tố khác (như lãi suất
thực) vẫn được Chính phủ kiểm soát, môi trường thể chế yếu kém sẽ làm cho việc
TDHTC có khả năng dẫn đến khủng hoảng ngân hàng cao hơn. TDHTC sẽ làm tăng
tình trạng mỏng manh về tài chính tại những quốc gia đang phát triển, nơi mà những
thể chế cần thiết để hỗ trợ cho một hệ thống tài chính vận hành hiệu quả vẫn chưa được
thiết lập hoàn chỉnh. Với điều kiện là không có khủng hoảng ngân hàng xảy ra, thì
những quốc gia tự do hóa thị trường tài chính sẽ có sự phát triển tài chính cao hơn
những nước mà thị trường tài chính bị Chính phủ kiểm soát. Như vậy, nghiên cứu này
chỉ ra rằng “TDHTC có thể có một tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
thông qua phát triển tài chính tại những nước được đặc trưng bởi sự kìm hãm tài chính
mạnh, cho dù chúng có thể làm gia tăng thêm tình trạng mỏng manh về tài chính.”
Graciela Laura Kaminsky và Sergio L.Schmukler5 lại nghiên cứu ảnh hưởng
ngắn hạn và dài hạn của TDHTC đến thị trường tài chính. Nghiên cứu này cung cấp
một cái nhìn toàn diện hơn về trình tự tự do hóa tài chính, xem xét TDHTC có làm thay
đổi chu kỳ tăng trưởng – suy thoái cũng như mối tương quan giữa việc nới lỏng các
chính sách và sự ổn định hơn của thị trường tài chính thông qua việc phân tích quá
4
Financial Liberalization and Financial Fragility by Asli Demirguc-Kunt and Enrica Detrsgiache, March
1998
5
G.L.Kaminsky and S.L.Schmukler (2000) “Short-run Pain, Long-run Gain: The effects of Financial
Liberalization”, World Bank.
8
trình, kết quả TDHTC tại 28 thị trường tài chính phát triển và mới nổi từ năm 1973 đến
năm 1999. Kết quả nghiên cứu này cho thấy TDHTC sẽ dần xóa bỏ khoảng cách giữa
thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Tự do hóa tài chính là một quá trình liên tục
tại hầu hết các thị trường tài chính phát triển, còn các thị trường tài chính mới nổi thì
ngược lại. Mô hình tự do hóa tài chính tại những khu vực tài chính khác nhau thì khác
nhau : những quốc gia phát triển tự do hóa thị trường chứng khoán trước, những nền
kinh tế đang phát triển lại mở cửa khu vực tài chính nội địa trước. Sự tăng trưởng và
suy thoái của thị trường chứng khoán sẽ ổn định trong một thời gian dài sau khi
TDHTC hay nói cách khác là chu kỳ tăng trưởng – suy thoái của thị trường chứng
khoán sẽ ít rõ rệt sau tự do hóa. Trong ngắn hạn tự do hóa tài chính lại làm chu kỳ tăng
trưởng – suy thoái diễn ra nhanh hơn, thế nhưng ảnh hưởng ngắn hạn này lại khác nhau
giữa các thị trường phát triển và mới nổi. Tại các thị trường mới nổi: tăng trưởng nhanh
hơn và suy thoái rất nhanh ngay sau khi tự do hóa. Tại các nước phát triển : tăng trưởng
nhanh và ít suy thoái sau khi tự do hóa, như vậy tự do hóa rất có lợi cho các quốc gia
này ngay cả trong ngắn hạn. Sau vài năm TDHTC, các quốc gia mới nổi có thể hoàn
thiện hệ thống pháp lý vì vậy thời gian đầu đa số các quốc gia đều gặp phải nhiều
khó khăn thách thức, nhưng về lâu dài thì TDHTC lại làm cho nền kinh tế ổn định.
Nghiên cứu của Romain Ranciere^, Aaron Tornell, Frank Westermann6 lại trung
hòa hai quan điểm đối lập nhau về tác động của TDHTC đối lập nhau: quan điểm
TDHTC thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng tăng trong dài hạn và quan
điểm TDHTC mang theo quá nhiều rủi ro, tăng sự bất ổn của các chỉ số kinh tế vĩ mô,
làm khủng hoảng xảy ra thường xuyên hơn. Sau khi nghiên cứu 60 quốc gia thực hiện
TDHTC và có xảy ra khủng hoảng trong giai đoạn 1980 – 2002, nghiên cứu này chứng
tỏ TDHTC làm tăng GDP tính trên đầu người và làm tăng nguy cơ xảy ra khủng
hoảng kép. Tại hầu hết các quốc gia nghiên cứu thì tỉ lệ tăng trưởng thay đổi nhiều hơn
(1 – 1,5%), trong khi khả năng xảy ra khủng hoảng thay đổi rất ít (-0,25%). Ảnh hưởng
tích cực trực tiếp của tự do hóa tài chính cao hơn tác động gián tiếp là dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng nhiều. Như vậy nghiên cứu này đã chứng minh TDHTC có các tác động
ngược nhau: làm tăng trưởng trung bình tăng trong dài hạn tăng nhưng đôi khi dẫn
6
Romain Ranciere^, Aaron Tornell, Frank Westermann (2006) “Decomposing the Effects of Financial
Liberalization: Crises and growth”, IMF.
9
đến khủng hoảng. Tại phần lớn các quốc gia nghiên cứu thì tự do hóa tài chính làm
nền kinh tế bất ổn, đôi khi dẫn đến khủng hoảng tài chính, nhưng lại làm tỉ lệ tăng
trưởng trong dài hạn tăng nhanh hơn.
G.C.Okapa7 lại nghiên cứu rất cụ thể ảnh hưởng của TDHTC đến kinh tế vĩ mô
thông qua việc đo lường ảnh hưởng của TDHTC đến một số chỉ số kinh tế vĩ mô chọn
lọc (tiêu biểu) như : GDP thực, FDI, chiều sâu tài chính (M/GDP), tổng tiết kiệm quốc
gia và lạm phát ở Nigeria từ năm 1987 đến năm 2008. Nghiên cứu này lần lượt dùng
kiểm định hai mẫu độc lập (Independent Samples T-test), kiểm định thứ hạng có dấu
Wilcoxon để kiểm tra liệu có sự khác biệt nào trước và sau tự do hóa của các biến số vĩ
mô, và mô hình phân tích biệt số (discriminant analysis) để xem xét tầm ảnh hưởng của
TDHTC đến các biến số kinh tế vĩ mô như thế nào. Sau đây là kết quả kiểm định hai
mẫu độc lập (Independent Samples T-test), kiểm định thứ hạng có dấu Wilcoxon của
nghiên cứu này:
Gía trị Sig của lạm phát và chiều sâu tài chính trong kiểm định hai mẫu độc lập
(7% và 31,1%) cũng như trong kiểm định thứ hạng có dấu Wilcoxon (14% và 18,9%)
đều lớn hơn 5% chứng tỏ sự khác biệt trong giá trị trung bình trước và sau TDHTC của
hai chỉ số vĩ mô này không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là hai mô hình đo
lường nay chứng tỏ TDHTC không tác động đến lạm phát và chiều sâu tài chính của
Nigeria, mà chỉ ảnh hưởng đến GDP thực, tiết kiệm quốc gia và FDI.
7
G.C.Okapa (2010) “the effect of Financial Liberalization on selected macroeconomic variables: lesson from
Nigeria” Department of banking and finance, Abia State University, Uturu, Nigeria.
10
Kết quả từ mô hình phân tích biệt số trên cho thấy giá trị hệ số hồi quy GDP
thực mang dấu dương, chứng tỏ TDHTC có ảnh hưởng tích cực đến GDP thực, tiết
kiệm quốc gia và FDI mang dấu âm nghĩa là TDHTC có tác động tiêu cực đến hai chỉ
số kinh tế vĩ mô này. Nghên cứu của G.C.Okapa cũng chỉ ra rằng tại Nigeria, GDP
thực là chỉ số vĩ mô chịu ảnh hưởng của TDHTC nhiều nhất, sau đó đến tiết kiệm
quốc gia và FDI.
Không đi vào nghiên cứu thực nghiệm, mà chỉ dựa trên những nhân tố chính
trong các mô hình tự do hóa tài chính chuẩn rất phổ biến ở các quốc gia đang phát
triển, những lý thuyết ủng hộ TDHTC, các bài phê bình, kinh tế chính trị học về
TDHTC cùng tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính tại những quốc gia đang phát
triển như : thị trường tài chính bất ổn, khả năng dẫn đến khủng hoảng cao, và tác động
của tự do hóa tài chính đến giảm phát và tăng trưởng; bài phân tích của Jayati Ghost8
thêm một lần nữa lại chứng tỏ những tác động trái chiều của TDHTC lên kinh tế vĩ mô.
Kết quả của phân tích này khuyên nên tự do hóa tài chính ở những quốc gia đang phát
triển chắc chắn rằng hệ thống tài chính của mình đã được điều chỉnh đủ mạnh, tương
thích với chính hệ thống pháp lý của chính quốc gia đó vì tác động của các mô hình tự
do hóa tài chính chuẩn được khuếch đại tại các quốc gia này.
Như vậy tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của TDHTC đều cho thấy TDHTC
vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, và mức độ
ảnh hưởng của TDHTC đến các chỉ số kinh tế vĩ mô là khác nhau. Việt Nam đang cũng
không nằm ngoài xu thế TDHTC đang diễn ra trên toàn cầu, vậy quá trình TDHTC đó
có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của TDHTC đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (financial
deepening), tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát như thế nào?
8
Jayati Ghost (2005) “The Economic and Social Effects of Financial Liberalization: A Primer for
Developing Countries” Jawaharlal Nehru University, New Delhi, India.
11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TDHTC CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1998 - 2011
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng chủ động hội nhập tài chính
và từng bước thực hiện tự do hóa tài chính. Biểu hiện đầu tiên của quá trình hội nhập
này là việc thiết lập các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới
như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2003; trở thành
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; tham gia các
diễn đàn kinh tế như Diễn đàn Á-Âu năm 1996, Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương năm 1998; tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); ký kết hiệp định
thương mại Việt-Mỹ năm 2000 và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
mại Thế giới WTO năm 2006.
Song song với những nỗ lực tham gia nói trên thì chúng ta cũng đã từng bước
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo dựng hành lang pháp lý an toàn trong kinh
doanh như ban hành các luật mới, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong các bộ luật
cho phù hợp với tình hình hoạt động trong xu thế mới và phù hợp với các cam kết và
những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận, các thông lệ quốc tế trong tiến trình hội
nhập như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật chứng khoán…
2.1. Qúa trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam
2.1.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam
Từ khi NHNN Việt Nam được thành lập, NHNN là cơ quan của Chính phủ, là
trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán của nền kinh tế. Trong thời kỳ trước năm 1988,
NHNN đã thực thi chính sách lãi suất bao cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung và tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra, chuyển
nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, một
nội dung đổi mới có tính then chốt là những đổi mới trong Ngành ngân hàng từ cơ cấu
tổ chức, đến cơ chế chính sách và cơ chế vận hành các chính sách đó. Quá trình đổi
mới hệ thống Ngân hàng được bắt đầu từ tháng 3 năm 1988.
Trên thực tế thì từ năm 1988 cho đến nay, dù đã có nhiều nới lỏng trong chính
sách điều hành lãi suất, nhưng thật sự Việt Nam vẫn chưa thật sự tiến hành tự do hóa
12
lãi suất. Lãi suất của Việt Nam vẫn bị NHNN điều phối. Tuy thế, vẫn không thể phủ
nhận những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của quá trình nới lỏng việc kiểm soát lãi
suất này.
2.1.1.1.Cơ chế thực thi lãi suất cố định (1988 – 5.1992)
Từ Nghị định 53/NĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988, nay là Thủ
tướng Chính phủ, và chính thức từ Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/10/1990
thì hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu được đổi mới. Có thể nói từ cuối năm 1990,
về cơ bản đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
với chức năng Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng của các Ngân hàng và hệ thống
Ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động kinh doanh tiền
tệ tín dụng. NHNN và các NHTM, có hệ thống bộ máy riêng, cơ chế hoạt động, điều
hành, quản trị riêng.
Năm 1991 đánh dấu sự chuyển đổi thực sự của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
bằng việc Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực pháp lý. Trong giai đoạn này, NHNN đã
thực hiện chính sách lãi suất “thực âm” mà theo đó, lãi suất tiền gửi được quy định cao
hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay, góp phần chống khủng hoảng và kiềm chế lạm
phát phi mã. Chính mức lãi suất này tuy không có tác động khuyến khích tiết kiệm và
đầu tư, nhưng lại là cần thiết để khống chế lạm phát.
2.1.1.2. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992 – 1995) :
Từ tháng 6 năm 1992 đến cuối năm 1995: NHNN bỏ chính sách lãi suất “thực
âm”, chuyển sang chính sách lãi suất “thực dương”, công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu để các tổ chức tín dụng làm cơ sở hình thành lãi suất cho vay đối với
nền kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương là một cuộc cách
mạng trong tín dụng. Nhưng để phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi, NHNN vẫn quy
định khung lãi suất tiền gửi, tiền vay. Cụ thể là vẫn phân biệt mức lãi suất theo thành
phần kinh tế. Lãi suất cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn doanh nghiệp
Nhà nước, ngắn hạn cao hơn trung dài hạn, tiền gửi tiết kiệm cao hơn tiền gửi của các
tổ chứ c kinh tế, cho vay nội tệ cao hơn ngoại tệ. Đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho
quá trình nới lỏng kiểm soát lãi suất ở Việt Nam.
2.1.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 – 7.2000) :
13
Từ tháng 1 năm 1996, NHNN đã có một bước tiến tích cực tiếp theo trong việc
tự do hóa lãi suất bằng việc công bố cơ chế điều chỉnh lãi suất theo hướng thị trường.
NHNN không còn quy định “sàn” lãi suất tiền gửi, chỉ quy định “trần” lãi suất cho vay;
kèm theo cơ chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất hy động vốn bình quân của
các TCTD là 0,35%/tháng. Như vậy bước đầu, NHNN đã thực hiện tự do hóa lãi suất
huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian năm 1999 và 2000, diễn biến lãi suất trở nên
căng thẳng khi đối phó với những khó khăn mới, tình trạng giảm phát xuất hiện.
NHNN đã 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay tối đa, trong đó có 4 lần điều chỉnh lãi suất
cho vay bằng nội tệ để kích cầu. Lượng tiền vốn từ dân gửi vào ngân hàng ngày càng
tăng trong khi lãi suất tiền gửi và huy động vốn thường xuyên giảm. Kết quả, đến cuối
năm 1999, tổng số nguồn vốn huy động của các ngân hàng và TCTD tăng gần 20% so
với cuối năm 2008, hàng nghìn tỷ đồng vốn nội tệ bị đọng trong các NHTM.
2.1.1.4. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm theo biên độ (8.2000 – 5.2002) :
Lãi suất nội tệ là lãi suất cơ bản do NHNN công bố hàng tháng trên cơ sở tham
khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm TCTD
được lựa chọn cộng (+) biên độ công bố. Trong thời gian đầu, mức lãi suất cơ bản là
0,75%/tháng sau đó giảm dần và nhiều tháng giữ ở mức 0,60%/tháng. Biên độ không
thay đổi 0,3%/tháng ngắn hạn và 0,5%/tháng trung dài hạn. Đối với lãi suất cho vay
bằng ngoại tệ, về cơ bản các NHTM, các TCTD được ấn định lãi suất cho vay trên cơ
sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Như
vậy có nghĩa là tự do hóa hoàn toàn lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, các TCTD và khách
hàng tự thỏa thuận mức lãi suất
Cơ chế lãi suất này cho thấy NHNN Việt Nam đã quyết tâm đổi mới chính sách
lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu
vực và thế giới.
2.1.1.5. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 18.5.2008) :
Với việc ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc
NHNN, từ đây NHNN Việt Nam không còn can thiệp một cách trực tiếp vào lãi suất thị
trường nữa mà lãi suất thị trường được quyết định hoàn toàn bởi thị trường, hay nói
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
VŨ THỊ THANH TUYỀN
O L NG ANH H NG CUA T DO
HOA TAI CHNH EN MOT SO CH
TIEU KINH TE V! MO
CUA VIET NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM, THÁNG 12 NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
---------o0o---------
VŨ THỊ THANH TUYỀN
O L NG ANH H NG CUA T DO
HOA TAI CHNH EN MOT SO CH
TIEU KINH TE V! MO
CUA VIET NAM
Chuyên ngành : Tài chính – ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy, cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong hai năm cao học vừa qua.
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tuyền
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ Người hướng dẫn khoa học là PGS-TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào.
Luận văn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của một số bài nghiên
cứu khoa học, các bài báo … Tất cả đều có chú thích sau mỗi trích dẫn để
người đọc dễ tra cứu, dẫn chứng.
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tuyền
iii
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
TÓM TẮT........................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN KINH TẾ VĨ MÔ ....................................................... 5
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TDHTC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1998 - 2011 .............................................................................................................. 11
2.1. Qúa trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam .................................................. 11
2.1.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam......................................... 11
2.1.2. Kết quả đạt được từ quá trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam ........... 15
2.2. Qúa trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái của Việt Nam ...................................... 15
2.2.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái của Việt Nam.............................. 15
2.2.2. Kết quả đạt được từ quá trình nới lỏng kiểm soát tỷ giá hối đoái
của Việt Nam ................................................................................................... 20
2.3. Qúa trình nới lỏng tài khoản vốn của Việt Nam ....................................................... 20
2.3.1. Tiến trình nới lỏng tài khoản vốn của Việt Nam............................................... 20
2.3.2. Kết quả đạt được từ nới lỏng tài khoản vốn Việt Nam...................................... 24
2.4. Qúa trình tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam ................................................. 26
2.4.1. Tiến trình tự do hóa dịch vụ tài chính của Việt Nam ........................................ 26
2.4.2. Kết quả đạt được từ tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam ............................ 28
CHƯƠNG 3 :PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA
TDHTC ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VN ......................................... 31
3.1. Mô hình đo lường ..................................................................................................... 31
3.1.1. Kiểm định hai mẫu độc lập .............................................................................. 31
3.1.2. Mô hình phân tích biệt số................................................................................. 32
3.2. Dữ liệu và biến nghiên cứu ....................................................................................... 33
3.3. Quy trình xử lý ......................................................................................................... 35
iv
CHƯƠNG 4 :KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA TDHTC
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM ......................................... 37
4.1. Mô tả ....................................................................................................................... 37
4.2. Kiểm định hai mẫu độc lập ....................................................................................... 39
4.3. Mô hình phân tích biệt số ......................................................................................... 41
CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN ............................................................................................. 46
Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 48
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB : Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bộ KH&ĐT : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
BTA : Hiệp định thương mại Việt – Mỹ
CSTT : Chính sách tiền tệ
DN : Doanh nghiệp
EU : Liên Minh Châu Âu
IMF : Qũy tiền tệ quốc tế
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp
GATS : Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GATT : Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
GTTB : Gía trị trung bình
M2 : Cung tiền
M3 : Cung tiền mở rộng
MNEs : Các công ty đa quốc gia
NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước
NHNNg : Ngân hàng nước ngoài
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân Hàng Trung Ương
TCTD : Tổ chức tín dụng
TDHTC : Tự Do Hóa Tài Chính
TNCs : Các công ty xuyên quốc gia
TTNTLNH : Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
WB : Ngân Hàng Thế Giới
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
TÓM TẮT
Đề tài này nghiên cứu ảnh hưởng của Tự Do Hóa Tài Chính (TDHTC) đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chọn lọc: Tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa (GDP
danh nghĩa), tỷ lệ lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng tiết kiệm quốc
gia thực, chiều sâu tài chính (cung tiền M2/GDP – financial deepening). Để thực
hiện đo lường ảnh hưởng này, đề tài lần lượt sử dụng hai mô hình đo lường: kiểm
định hai mẫu độc lập (Independent Samples T-test) và mô hình phân tích biệt số
(discriminant analysis). Kiểm định hai mẫu độc lập dùng để xem xét các chỉ số kinh
tế vĩ mô trên có sự khác biệt trước và sau TDHTC, còn mô hình phân tích biệt số
nhằm xem xét tầm ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến các biến số kinh tế vĩ mô.
Với độ tin cậy 90%, kết quả kiểm định hai mẫu độc lập cho thấy giá trị trung bình
của các biến số GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính, tiết kiệm quốc gia thực
đều có sự khác biệt trước và sau tự do hóa tài chính, riêng biến số lạm phát thì
không có sự khác biệt. Như vậy, theo kết quả kiểm định hai mẫu độc lập của nghiên
cứu thì tự do hóa tài chính không hề ảnh hưởng đến lạm phát. Kết quả từ mô hình
phân tích biệt số cũng cho kết quả tương tự : với độ tin cậy 90%, thì duy chỉ có biến
số lạm phát không có sự khác biệt nhiều giữa hai giai đoạn trước và sau tự do hóa
tài chính, các biến số còn lại đều có biển đối tích cực sau khi TDHTC. Chiều sâu tài
chính là biến số vĩ mô chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ tự do hóa tài chính, sau đó đến
FDI, GDP danh nghĩa và tiết kiệm quốc gia thực.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách
mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế
này chính là việc ra đời của các liên kết kinh tế mang tính khu vực và quốc tế như
ASEAN, EU, WTO... Mục tiêu chủ yếu của các liên kết kinh tế này là thúc đẩy tự
do hóa thương mại quốc tế, cao hơn nữa là tiến tới việc hình thành một thị trường
tài chính quốc tế không còn những rào cản do các quốc gia áp đặt, một thị trường tài
chính được tự do hóa hoàn toàn.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung và qui mô trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế đó. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986,
khi Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở đường cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện
theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm
1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, gia nhập
APEC năm 1998, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết
nhiều hiệp định thương mại, đầu tư khác. Đáng chú ý là từ năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là mốc son
quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bắt đầu quá trình
hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói
riêng.
Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế
song, bên cạnh đó chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những
thách thức đó là nguy cơ khủng hoảng tài chính do việc mở cửa thị trường tài chính
trước yêu cầu của quá trình tự do hóa tài chính toàn cầu. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
nhiều nước đã gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí rơi vào tình trạng khủng hoảng tài
chính do không nhận thức được những mối nguy trong quá trình mở cửa thị trường và
3
do vậy không có những biện pháp hữu hiệu để đối phó với chúng như ở Châu Á (1997-
1998) và Archentina (2001).
Vậy tự do hóa tài chính có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam? Tiêu
cực hay tích cực?
Học viên cao học các khóa trước của Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố
Hồ Chí Minh cũng có một số đề tài nghiên cứu về tự do hóa tài chính, tuy nhiên,
cho đến nay, chưa có đề tài nào đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến
kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Bằng kiểm định hai mẫu độc lập và phân tích biệt số,
đề tài này đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô chọn lọc: GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (financial deepening), tiết
kiệm quốc gia thực và lạm phát. Và kết quả đo lường của đề tài chứng tỏ rằng tự do
hóa tài chính thật sự có tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô trên của Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đo lường ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chọn lọc: GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (M2/GDP
- financial deepening), tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát.
Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi TDHTC, các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam: GDP danh nghĩa,
FDI, chiều sâu tài chính, tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát có khác so với trước?
Nếu TDHTC có ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô trên thì mức độ ảnh
hưởng của TDHTC đến từng nhân tố có khác nhau? Chỉ số nào chịu ảnh hưởng
nhiều nhất? Chỉ số nào ít chịu tác động nhất?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính,
tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát của Việt Nam trước và sau khi TDHTC
Phạm vi nghiên cứu: sự khác biệt của các chỉ số kinh tế vĩ mô nghiên cứu
trước và sau TDHTC, tác động mạnh yếu của TDHTC đến các chỉ số kinh tế vĩ mô
đó.
Phương pháp nghiên cứu
4
Bằng phương pháp nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế kết hợp với
phương pháp phân tích kinh tế lượng, gồm các bước:
Bước 1: thu thập thông tin tài liệu từ sách, báo, Internet và các tổ chức liên
quan đến lĩnh vực cần nghiên cứu trong đề tài
Bước 2: Phân tích, xem xét mô hình từ nghiên cứu gốc để tìm ra hướng vận
dụng mô hình đó vào đề tài.
Bước 3: Thu thập số liệu
Bước 4: Phân tích kinh tế lượng: sử dụng kỹ thuật kiểm định hai mẫu độc lập
và phân tích biệt số để đo lường.
Dữ liệu nghiên cứu
Trong đề tài, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ Qũy Tiền Tệ Quốc Tế
(IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Tổng Cục Thống Kê công bố trong
khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 2011.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ, danh mục chữ viết tắt,
tóm tắt, danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được chia làm 5
chương.
Chương 1: Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về tác động của
TDHTC đến kinh tế vĩ mô.
Chương 2: Phân tích thực trạng TDHTC của Việt Nam giai đoạn 1998 –
2011
Chương 3: Phương pháp phân tích định lượng ảnh hưởng của TDHTC đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam
Chương 4: Kết quả phân tích định lượng ảnh hưởng của TDHTC đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam
Chương 5: Kết luận
5
CHƯƠNG 1: NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ
THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TDHTC ĐẾN KINH
TẾ VĨ MÔ
Tự do hóa tài chính là quá trình chuyển đổi từ hệ thống tài chính được điều tiết
chặt chẽ và cứng nhắc, bằng các công cụ hành chính mệnh lệnh là chủ yếu sang hệ
thống tài chính được điều tiết linh hoạt bằng các công cụ kinh tế, dựa trên các yếu tố
của nền kinh tế thị trường; với sự chuyển đổi như thế sẽ tạo ra một nền tài chính hoạt
động mà không có, hoặc có rất ít sự can thiệp trực tiếp của chính phủ và các cơ quan
chức năng mà phần lớn là chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố thị trường1.
Như vậy, khái niệm “tự do hoá tài chính” (financial liberalization) đối ngược
với khái niệm “kìm hãm tài chính” (financial repression) theo đó Nhà nước kiểm soát
chặt chẽ các hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia. Nói cách khác, tự do hoá tài
chính có thể được xem là quá trình giảm thiểu và xoá bỏ sự “kìm hãm tài chính”. Tuy
nhiên, tự do hoá tài chính không đồng nghĩa với việc Nhà nước không có vai trò gì đối
với hệ thống tài chính. Ngược lại, sự điều tiết của Nhà nước đối với hệ thống này sẽ
được thực hiện dựa trên các quy luật của thị trường chứ không đi ngược lại với xu
hướng phát triển của chúng.
Các học giả tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về TDHTC là Edward Shaw,
McKinnon, Roland Clark… Thuật ngữ kìm hãm tài chính đã được Edshard Shaw
(1973) và McKinnon (1973) lý giải rằng: nếu các Chính phủ đánh thuế hoặc bóp méo
thị trường vốn nước họ bằng cách nào đó thì nền kinh tế nước đó được coi là bị “kìm
hãm” về mặt tài chính2. Công trình nghiên cứu tiên phong của McKinnon và Shaw đã
cung cấp một cơ sở lý thuyết rõ ràng cho những luận điểm ủng hộ rằng TDHTC là một
bước thiết yếu của quá trình phát triển3. Điểm thiết yếu của lý thuyết này là (1) các mức
lãi suất rất thấp sẽ khuyến khích đầu tư vào những chi tiêu vốn không phù hợp (tỷ suất
1
Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ “những giải pháp chủ yếu và bước đi cho quá trình tự do hóa
tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam của tác giả PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, năm
2003
2
McKinnon. “Trình tự tự do hóa kinh tế”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1995 Lê Hồng Nhật/Xuân
Thành, Fullbright Economics Teaching Program, Development Finance, Finance Lecture 12 2003-04
3
Roland Clark, “Equilibrium Interest rates and Financial Liberalization in Developing”, the Journal of
Development Studies Vol.32, No.3, February 1996. Published by Frank Cass, London
6
lợi nhuận thấp), và (2) làm cho nhiều nhà đầu tư thích sử dụng phương thức tài trợ
bằng vốn riêng của mình thay vì sử dụng vốn vay từ các định chế tài chính.
McKinnon đã đề cập nhiều đến thuật ngữ “chiều sâu tài chính” (financial
deepening) khi nghiên cứu về TDHTC. Theo đó McKinnon chứng minh rằng quá trình
TDHTC và việc áp dụng lãi suất thực dương là nguyên nhân dẫn đến chiều sâu tài
chính thông qua việc phân tích tỷ số M3/GNP (M3 là cung tiền mở rộng). Tỷ số
M3/GNP càng cao, chiều sâu tài chính càng đáng kể. Tỷ số này ở các nước Nhật, Đài
Loan, Tây Đức và Singapore từ mức 0,45 trở lên. Ngược lại ở các nước có trình độ
chiều sâu tài chính thấp, tỷ số M3/GNP cao cho thấy một dòng vốn thực sự của các quỹ
có khả năng cho vay trong nước dùng để tài trợ cho các dự án đầu tư mới. Chiều sâu tài
chính thực chất là là quá trình phát triển các trung gian tài chính, chẳng những bao gồm
cả quá trình tự do hóa khu vực ngân hàng mà còn cao hơn thế nữa, thuật ngữ chiều sâu
tài chính còn liên quan đến việc phát triển một thị trường cổ phiếu và trái phiếu năng
động. Tuy nhiên vì việc phát triển một thị trường chứng khoán thứ cấp thường diễn ra
khá muộn ở các nước đang phát triển cho nên những chứng cứ thực về các thước đo
trình độ chiều sâu tài chính tập trung chủ yếu chỉ vào lĩnh vực ngân hàng. Thước đo
tiêu chuẩn của chiều sâu tài chính sử dụng ở các nước đang phát triển là tỷ số M2/GNP.
Nếu khu vực ngân hàng không vận hành như là người hấp thụ hoặc là một định chế
trung gian hữu hiệu thì nền kinh tế sẽ giảm thiểu việc nắm giữ của cải trong các ngân
hàng. Kết quả là tỷ số M2/GNP sẽ rất thấp, nó báo hiệu những lỗ hổng của hệ thống
ngân hàng với tư cách là một định chế trung gian. Theo McKinnon – Shaw, nếu
những kìm hãm tài chính được tháo gỡ và khu vực ngân hàng được phép vận hành hiệu
quả thì kết quả sẽ là tăng trưởng trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng và như thế
dẫn đến sự gia tăng trong M2/GNP. McKinnon chứng minh rằng tiến trình này xuất
hiện ở các nước đã từng trải qua tăng trưởng khá nhanh. Ví dụ từ 1960 đến 1980, tỷ số
M2/GNP đã dịch chuyển từ 0,29 lên 0,91 ở Đức, từ 0,11 lên 0,34 ở Hàn Quốc và từ
0,17 lên 0,75 ở Đài Loan. Ngược lại, cũng trong cùng thời kỳ, tỷ số M2/GNP giảm từ
0,24 xuống còn 0,23 ở Argentina và chỉ tăng chậm từ 0,15 lên 0,16 và từ 0,19 lên 0,22
ở Brazil và Colombia.
7
Theo công trình nghiên cứu của A.D.Kunt và E.Detragiache4, trong ba thập niên
cuối thế kỷ 20, một số quốc gia phát triển và đang phát triển đã thực hiện quá trình tự
do hóa hệ thống tài chính của mình. Những quốc gia này đã từng bước nới lỏng hoặc
xóa bỏ các quy định về mức trần lãi suất, hạ thấp mức dự trữ bắt buộc và các hàng rào
ngăn cản các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, giảm thiểu sự can thiệp của Chính
Phủ vào các quyết định phân bổ tín dụng, tư nhân hóa nhiều ngân hàng và các công ty
bảo hiểm. Đồng thời các quốc gia cũng đã tích cực đẩy mạnh sự phát triển của thị
trường chứng khoán trong nước và khuyến khích sự gia nhập thị trường của các tổ chức
tài chính trung gian nước ngoài. Công trình nghiên cứu này xem xét các biến có thể
kiểm soát bao gồm các biến kinh tế vĩ mô, các đặc điểm của khu vực ngân hàng và các
biến về thể chế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khủng hoảng ngân hàng thật sự đã xảy
ra nhiều hơn tại các quốc gia có TDHTC, ngay cả khi các yếu tố khác (như lãi suất
thực) vẫn được Chính phủ kiểm soát, môi trường thể chế yếu kém sẽ làm cho việc
TDHTC có khả năng dẫn đến khủng hoảng ngân hàng cao hơn. TDHTC sẽ làm tăng
tình trạng mỏng manh về tài chính tại những quốc gia đang phát triển, nơi mà những
thể chế cần thiết để hỗ trợ cho một hệ thống tài chính vận hành hiệu quả vẫn chưa được
thiết lập hoàn chỉnh. Với điều kiện là không có khủng hoảng ngân hàng xảy ra, thì
những quốc gia tự do hóa thị trường tài chính sẽ có sự phát triển tài chính cao hơn
những nước mà thị trường tài chính bị Chính phủ kiểm soát. Như vậy, nghiên cứu này
chỉ ra rằng “TDHTC có thể có một tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
thông qua phát triển tài chính tại những nước được đặc trưng bởi sự kìm hãm tài chính
mạnh, cho dù chúng có thể làm gia tăng thêm tình trạng mỏng manh về tài chính.”
Graciela Laura Kaminsky và Sergio L.Schmukler5 lại nghiên cứu ảnh hưởng
ngắn hạn và dài hạn của TDHTC đến thị trường tài chính. Nghiên cứu này cung cấp
một cái nhìn toàn diện hơn về trình tự tự do hóa tài chính, xem xét TDHTC có làm thay
đổi chu kỳ tăng trưởng – suy thoái cũng như mối tương quan giữa việc nới lỏng các
chính sách và sự ổn định hơn của thị trường tài chính thông qua việc phân tích quá
4
Financial Liberalization and Financial Fragility by Asli Demirguc-Kunt and Enrica Detrsgiache, March
1998
5
G.L.Kaminsky and S.L.Schmukler (2000) “Short-run Pain, Long-run Gain: The effects of Financial
Liberalization”, World Bank.
8
trình, kết quả TDHTC tại 28 thị trường tài chính phát triển và mới nổi từ năm 1973 đến
năm 1999. Kết quả nghiên cứu này cho thấy TDHTC sẽ dần xóa bỏ khoảng cách giữa
thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Tự do hóa tài chính là một quá trình liên tục
tại hầu hết các thị trường tài chính phát triển, còn các thị trường tài chính mới nổi thì
ngược lại. Mô hình tự do hóa tài chính tại những khu vực tài chính khác nhau thì khác
nhau : những quốc gia phát triển tự do hóa thị trường chứng khoán trước, những nền
kinh tế đang phát triển lại mở cửa khu vực tài chính nội địa trước. Sự tăng trưởng và
suy thoái của thị trường chứng khoán sẽ ổn định trong một thời gian dài sau khi
TDHTC hay nói cách khác là chu kỳ tăng trưởng – suy thoái của thị trường chứng
khoán sẽ ít rõ rệt sau tự do hóa. Trong ngắn hạn tự do hóa tài chính lại làm chu kỳ tăng
trưởng – suy thoái diễn ra nhanh hơn, thế nhưng ảnh hưởng ngắn hạn này lại khác nhau
giữa các thị trường phát triển và mới nổi. Tại các thị trường mới nổi: tăng trưởng nhanh
hơn và suy thoái rất nhanh ngay sau khi tự do hóa. Tại các nước phát triển : tăng trưởng
nhanh và ít suy thoái sau khi tự do hóa, như vậy tự do hóa rất có lợi cho các quốc gia
này ngay cả trong ngắn hạn. Sau vài năm TDHTC, các quốc gia mới nổi có thể hoàn
thiện hệ thống pháp lý vì vậy thời gian đầu đa số các quốc gia đều gặp phải nhiều
khó khăn thách thức, nhưng về lâu dài thì TDHTC lại làm cho nền kinh tế ổn định.
Nghiên cứu của Romain Ranciere^, Aaron Tornell, Frank Westermann6 lại trung
hòa hai quan điểm đối lập nhau về tác động của TDHTC đối lập nhau: quan điểm
TDHTC thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng tăng trong dài hạn và quan
điểm TDHTC mang theo quá nhiều rủi ro, tăng sự bất ổn của các chỉ số kinh tế vĩ mô,
làm khủng hoảng xảy ra thường xuyên hơn. Sau khi nghiên cứu 60 quốc gia thực hiện
TDHTC và có xảy ra khủng hoảng trong giai đoạn 1980 – 2002, nghiên cứu này chứng
tỏ TDHTC làm tăng GDP tính trên đầu người và làm tăng nguy cơ xảy ra khủng
hoảng kép. Tại hầu hết các quốc gia nghiên cứu thì tỉ lệ tăng trưởng thay đổi nhiều hơn
(1 – 1,5%), trong khi khả năng xảy ra khủng hoảng thay đổi rất ít (-0,25%). Ảnh hưởng
tích cực trực tiếp của tự do hóa tài chính cao hơn tác động gián tiếp là dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng nhiều. Như vậy nghiên cứu này đã chứng minh TDHTC có các tác động
ngược nhau: làm tăng trưởng trung bình tăng trong dài hạn tăng nhưng đôi khi dẫn
6
Romain Ranciere^, Aaron Tornell, Frank Westermann (2006) “Decomposing the Effects of Financial
Liberalization: Crises and growth”, IMF.
9
đến khủng hoảng. Tại phần lớn các quốc gia nghiên cứu thì tự do hóa tài chính làm
nền kinh tế bất ổn, đôi khi dẫn đến khủng hoảng tài chính, nhưng lại làm tỉ lệ tăng
trưởng trong dài hạn tăng nhanh hơn.
G.C.Okapa7 lại nghiên cứu rất cụ thể ảnh hưởng của TDHTC đến kinh tế vĩ mô
thông qua việc đo lường ảnh hưởng của TDHTC đến một số chỉ số kinh tế vĩ mô chọn
lọc (tiêu biểu) như : GDP thực, FDI, chiều sâu tài chính (M/GDP), tổng tiết kiệm quốc
gia và lạm phát ở Nigeria từ năm 1987 đến năm 2008. Nghiên cứu này lần lượt dùng
kiểm định hai mẫu độc lập (Independent Samples T-test), kiểm định thứ hạng có dấu
Wilcoxon để kiểm tra liệu có sự khác biệt nào trước và sau tự do hóa của các biến số vĩ
mô, và mô hình phân tích biệt số (discriminant analysis) để xem xét tầm ảnh hưởng của
TDHTC đến các biến số kinh tế vĩ mô như thế nào. Sau đây là kết quả kiểm định hai
mẫu độc lập (Independent Samples T-test), kiểm định thứ hạng có dấu Wilcoxon của
nghiên cứu này:
Gía trị Sig của lạm phát và chiều sâu tài chính trong kiểm định hai mẫu độc lập
(7% và 31,1%) cũng như trong kiểm định thứ hạng có dấu Wilcoxon (14% và 18,9%)
đều lớn hơn 5% chứng tỏ sự khác biệt trong giá trị trung bình trước và sau TDHTC của
hai chỉ số vĩ mô này không có ý nghĩa thống kê, hay nói cách khác là hai mô hình đo
lường nay chứng tỏ TDHTC không tác động đến lạm phát và chiều sâu tài chính của
Nigeria, mà chỉ ảnh hưởng đến GDP thực, tiết kiệm quốc gia và FDI.
7
G.C.Okapa (2010) “the effect of Financial Liberalization on selected macroeconomic variables: lesson from
Nigeria” Department of banking and finance, Abia State University, Uturu, Nigeria.
10
Kết quả từ mô hình phân tích biệt số trên cho thấy giá trị hệ số hồi quy GDP
thực mang dấu dương, chứng tỏ TDHTC có ảnh hưởng tích cực đến GDP thực, tiết
kiệm quốc gia và FDI mang dấu âm nghĩa là TDHTC có tác động tiêu cực đến hai chỉ
số kinh tế vĩ mô này. Nghên cứu của G.C.Okapa cũng chỉ ra rằng tại Nigeria, GDP
thực là chỉ số vĩ mô chịu ảnh hưởng của TDHTC nhiều nhất, sau đó đến tiết kiệm
quốc gia và FDI.
Không đi vào nghiên cứu thực nghiệm, mà chỉ dựa trên những nhân tố chính
trong các mô hình tự do hóa tài chính chuẩn rất phổ biến ở các quốc gia đang phát
triển, những lý thuyết ủng hộ TDHTC, các bài phê bình, kinh tế chính trị học về
TDHTC cùng tác động tiêu cực của tự do hóa tài chính tại những quốc gia đang phát
triển như : thị trường tài chính bất ổn, khả năng dẫn đến khủng hoảng cao, và tác động
của tự do hóa tài chính đến giảm phát và tăng trưởng; bài phân tích của Jayati Ghost8
thêm một lần nữa lại chứng tỏ những tác động trái chiều của TDHTC lên kinh tế vĩ mô.
Kết quả của phân tích này khuyên nên tự do hóa tài chính ở những quốc gia đang phát
triển chắc chắn rằng hệ thống tài chính của mình đã được điều chỉnh đủ mạnh, tương
thích với chính hệ thống pháp lý của chính quốc gia đó vì tác động của các mô hình tự
do hóa tài chính chuẩn được khuếch đại tại các quốc gia này.
Như vậy tất cả các nghiên cứu về ảnh hưởng của TDHTC đều cho thấy TDHTC
vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, và mức độ
ảnh hưởng của TDHTC đến các chỉ số kinh tế vĩ mô là khác nhau. Việt Nam đang cũng
không nằm ngoài xu thế TDHTC đang diễn ra trên toàn cầu, vậy quá trình TDHTC đó
có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng của TDHTC đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như GDP danh nghĩa, FDI, chiều sâu tài chính (financial
deepening), tiết kiệm quốc gia thực và lạm phát như thế nào?
8
Jayati Ghost (2005) “The Economic and Social Effects of Financial Liberalization: A Primer for
Developing Countries” Jawaharlal Nehru University, New Delhi, India.
11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TDHTC CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1998 - 2011
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng chủ động hội nhập tài chính
và từng bước thực hiện tự do hóa tài chính. Biểu hiện đầu tiên của quá trình hội nhập
này là việc thiết lập các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính - tiền tệ thế giới
như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2003; trở thành
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; tham gia các
diễn đàn kinh tế như Diễn đàn Á-Âu năm 1996, Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương năm 1998; tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); ký kết hiệp định
thương mại Việt-Mỹ năm 2000 và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương
mại Thế giới WTO năm 2006.
Song song với những nỗ lực tham gia nói trên thì chúng ta cũng đã từng bước
hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo dựng hành lang pháp lý an toàn trong kinh
doanh như ban hành các luật mới, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong các bộ luật
cho phù hợp với tình hình hoạt động trong xu thế mới và phù hợp với các cam kết và
những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận, các thông lệ quốc tế trong tiến trình hội
nhập như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật chứng khoán…
2.1. Qúa trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam
2.1.1. Tiến trình nới lỏng kiểm soát lãi suất của Việt Nam
Từ khi NHNN Việt Nam được thành lập, NHNN là cơ quan của Chính phủ, là
trung tâm tiền tệ - tín dụng - thanh toán của nền kinh tế. Trong thời kỳ trước năm 1988,
NHNN đã thực thi chính sách lãi suất bao cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế kế hoạch hóa
tập trung và tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đề ra, chuyển
nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, một
nội dung đổi mới có tính then chốt là những đổi mới trong Ngành ngân hàng từ cơ cấu
tổ chức, đến cơ chế chính sách và cơ chế vận hành các chính sách đó. Quá trình đổi
mới hệ thống Ngân hàng được bắt đầu từ tháng 3 năm 1988.
Trên thực tế thì từ năm 1988 cho đến nay, dù đã có nhiều nới lỏng trong chính
sách điều hành lãi suất, nhưng thật sự Việt Nam vẫn chưa thật sự tiến hành tự do hóa
12
lãi suất. Lãi suất của Việt Nam vẫn bị NHNN điều phối. Tuy thế, vẫn không thể phủ
nhận những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của quá trình nới lỏng việc kiểm soát lãi
suất này.
2.1.1.1.Cơ chế thực thi lãi suất cố định (1988 – 5.1992)
Từ Nghị định 53/NĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 26/03/1988, nay là Thủ
tướng Chính phủ, và chính thức từ Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/10/1990
thì hệ thống Ngân hàng Việt Nam bắt đầu được đổi mới. Có thể nói từ cuối năm 1990,
về cơ bản đã hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
với chức năng Ngân hàng Trung Ương, Ngân hàng của các Ngân hàng và hệ thống
Ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động kinh doanh tiền
tệ tín dụng. NHNN và các NHTM, có hệ thống bộ máy riêng, cơ chế hoạt động, điều
hành, quản trị riêng.
Năm 1991 đánh dấu sự chuyển đổi thực sự của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
bằng việc Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực pháp lý. Trong giai đoạn này, NHNN đã
thực hiện chính sách lãi suất “thực âm” mà theo đó, lãi suất tiền gửi được quy định cao
hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay, góp phần chống khủng hoảng và kiềm chế lạm
phát phi mã. Chính mức lãi suất này tuy không có tác động khuyến khích tiết kiệm và
đầu tư, nhưng lại là cần thiết để khống chế lạm phát.
2.1.1.2. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992 – 1995) :
Từ tháng 6 năm 1992 đến cuối năm 1995: NHNN bỏ chính sách lãi suất “thực
âm”, chuyển sang chính sách lãi suất “thực dương”, công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu để các tổ chức tín dụng làm cơ sở hình thành lãi suất cho vay đối với
nền kinh tế. Việc chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang lãi suất dương là một cuộc cách
mạng trong tín dụng. Nhưng để phù hợp với giai đoạn đầu chuyển đổi, NHNN vẫn quy
định khung lãi suất tiền gửi, tiền vay. Cụ thể là vẫn phân biệt mức lãi suất theo thành
phần kinh tế. Lãi suất cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn doanh nghiệp
Nhà nước, ngắn hạn cao hơn trung dài hạn, tiền gửi tiết kiệm cao hơn tiền gửi của các
tổ chứ c kinh tế, cho vay nội tệ cao hơn ngoại tệ. Đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho
quá trình nới lỏng kiểm soát lãi suất ở Việt Nam.
2.1.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996 – 7.2000) :
13
Từ tháng 1 năm 1996, NHNN đã có một bước tiến tích cực tiếp theo trong việc
tự do hóa lãi suất bằng việc công bố cơ chế điều chỉnh lãi suất theo hướng thị trường.
NHNN không còn quy định “sàn” lãi suất tiền gửi, chỉ quy định “trần” lãi suất cho vay;
kèm theo cơ chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất hy động vốn bình quân của
các TCTD là 0,35%/tháng. Như vậy bước đầu, NHNN đã thực hiện tự do hóa lãi suất
huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian năm 1999 và 2000, diễn biến lãi suất trở nên
căng thẳng khi đối phó với những khó khăn mới, tình trạng giảm phát xuất hiện.
NHNN đã 5 lần điều chỉnh lãi suất cho vay tối đa, trong đó có 4 lần điều chỉnh lãi suất
cho vay bằng nội tệ để kích cầu. Lượng tiền vốn từ dân gửi vào ngân hàng ngày càng
tăng trong khi lãi suất tiền gửi và huy động vốn thường xuyên giảm. Kết quả, đến cuối
năm 1999, tổng số nguồn vốn huy động của các ngân hàng và TCTD tăng gần 20% so
với cuối năm 2008, hàng nghìn tỷ đồng vốn nội tệ bị đọng trong các NHTM.
2.1.1.4. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm theo biên độ (8.2000 – 5.2002) :
Lãi suất nội tệ là lãi suất cơ bản do NHNN công bố hàng tháng trên cơ sở tham
khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm TCTD
được lựa chọn cộng (+) biên độ công bố. Trong thời gian đầu, mức lãi suất cơ bản là
0,75%/tháng sau đó giảm dần và nhiều tháng giữ ở mức 0,60%/tháng. Biên độ không
thay đổi 0,3%/tháng ngắn hạn và 0,5%/tháng trung dài hạn. Đối với lãi suất cho vay
bằng ngoại tệ, về cơ bản các NHTM, các TCTD được ấn định lãi suất cho vay trên cơ
sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Như
vậy có nghĩa là tự do hóa hoàn toàn lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, các TCTD và khách
hàng tự thỏa thuận mức lãi suất
Cơ chế lãi suất này cho thấy NHNN Việt Nam đã quyết tâm đổi mới chính sách
lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu
vực và thế giới.
2.1.1.5. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 18.5.2008) :
Với việc ra Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc
NHNN, từ đây NHNN Việt Nam không còn can thiệp một cách trực tiếp vào lãi suất thị
trường nữa mà lãi suất thị trường được quyết định hoàn toàn bởi thị trường, hay nói