Đồ án phân tích thiết kế và quản lý mạng cho doanh nghiệp

  • 98 trang
  • file .pdf
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-------------------------------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH : CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Sinh viên : Trần Hải Đăng
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Thể
HẢI PHÒNG – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
-----------------------------------
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ QUẢN LÝ MẠNG
CHO DOANH NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Sinh viên : Trần Hải Đăng
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trọng Thể
HẢI PHÒNG – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG
--------------------------------------
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Trần Hải Đăng Mã SV: 1712101001
Lớp : CT2101C
Ngành : Công nghệ thông tin
Tên đề tài: Phân tích thiết kế và quản lý mạng máy tính cho doanh nghiệp.
NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp
- Tìm hiểu về các kỹ thuật tính toán, điều khiển luồng, điều khiển
tắc nghẽn, phát hiện lỗi.
- Tìm hiểu về phân tích thiết kế và thiết kế địa chỉ cho các mạng
trong doanh nghiệp.
- Thực hành cấu hình các thiết bị mạng, phân loại yêu cầu và thiết kế
2. Các tài liệu, số liệu, thiết bị cần thiết
- Phần mềm Cisco Packet Tracer.
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Cisco Packet Tracer.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Nguyễn Trọng Thể
Học hàm, học vị : Tiến sĩ
Cơ quan công tác : Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng
Nội dung hướng dẫn:
- Tìm hiểu về các kỹ thuật tính toán, điều khiển luồng, điều khiển
tắc nghẽn, phát hiện lỗi.
- Tìm hiểu về phân tích thiết kế và thiết kế địa chỉ cho các mạng
trong doanh nghiệp.
- Thực hành cấu hình các thiết bị mạng, phân loại yêu cầu và thiết kế
(trên Cisco Packet Tracer).
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 18 tháng 10 năm 2021
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 03 tháng 01 năm 2022
Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN
Sinh viên Giảng viên hướng dẫn
Hải Phòng, ngày.....tháng.....năm 2022
TRƯỞNG KHOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP
Họ và tên giảng viên: Nguyễn Trọng Thể
Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ
Hải Phòng
Họ và tên sinh viên: Trần Hải Đăng Ngành: Công nghệ thông tin
Nội dung hướng dẫn:
- Tìm hiểu về các kỹ thuật tính toán, điều khiển luồng, điều khiển
tắc nghẽn, phát hiện lỗi.
- Tìm hiểu về phân tích thiết kế và thiết kế địa chỉ cho các mạng
trong doanh nghiệp.
- Thực hành cấu hình các thiết bị mạng, phân loại yêu cầu và thiết kế
(trên Cisco Packet Tracer).
1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp
Chăm chỉ học hỏi và tìm kiếm kiến thức mới phục vụ cho nhiệm vụ làm tế tài tốt
nghiệp.
2. Đánh giá chất lượng của đồ án/khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong
nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…)
Chất lượng của đồ án đạt yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ làm tốt nghiệp.
3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp
Đạt Không đạt Điểm:……………………………………...
Hải Phòng, ngày.....tháng 01 năm 2022
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Họ và tên giảng viên: ............................................................................................
Đơn vị công tác: ...................................................................................................
Họ và tên sinh viên: Trần Hải Đăng Ngành: Công nghệ thông tin
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích thiết kế và quản lý mạng máy tính cho doanh nghiệp
1. Phần nhận xét của giảng viên chấm phản biện
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
2. Những mặt còn hạn chế
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
………………………………………………………………………………….……
3. Ý kiến của giảng viên chấm phản biện
Được bảo vệ Không được bảo vệ Điểm:………………….
Hải Phòng, ngày.....tháng 01 năm 2022
Giảng viên chấm phản biện
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 10
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 12
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 13
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG. ....................................................... 14
1.1. Mô hình OSI. ........................................................................................... 14
1.1.1 Các Giao Thức OSI. ........................................................................... 14
1.1.2 Chức năng của các tầng..................................................................... 16
1.1.3 Luồng dữ liệu trong OSI. .................................................................. 20
1.2. Một số giao thức. ..................................................................................... 22
1.2.1 Giao thức TCP/IP. ............................................................................. 22
1.2.2 Giao thức Net BEUI. .......................................................................... 22
1.2.3 Giao thức IPX/SPX. ........................................................................... 22
1.2.4 Giao thức DECnet. ............................................................................. 22
1.3 Bộ giao thức TCP/IP. ............................................................................... 22
1.3.1 Tổng quan. .......................................................................................... 22
1.3.2 Một số giao thức cơ bản trong TCP/IP. ........................................... 25
1.3.2.1 Giao thức liên mạng IP (Internet Protocol). ............................. 25
1.3.2.2 UDP. .............................................................................................. 37
1.3.2.3 TCP. .............................................................................................. 38
CHƯƠNG II : MẠNG LAN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LAN .......................... 41
2.1. Kiến thức cơ bản về mạng Lan. ............................................................. 41
2.1.1.Cấu trúc Topo mạng. ......................................................................... 41
2.1.2 Các phương thức truy nhập đường truyền. .................................... 44
2.2. Hệ thống mạng Lan................................................................................. 46
2.2.1.Mô hình cơ bản................................................................................... 46
2.2.1.1 Mô hình phân cấp ........................................................................... 46
2.2.1.2 Mô hình an ninh-an toàn ( Secure models ). ................................ 47
2.3 Điều khiển luồng ( Data flow control ). .................................................. 48
2.4 Điều khiển lỗi ( Error control ). .............................................................. 53
2.5 Quản lý và vận hành hệ thống mạng Lan. ............................................. 59
2.6. An toàn dữ liệu trong mạng doanh nghiệp ........................................... 60
Trang 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ MẠNG LAN CHO MỘT DOANH NGHIỆP . 64
3.1 Điều kiện đảm bảo trước khi khảo sát thiết kế. .................................... 64
3.1.1 Tài liệu................................................................................................. 64
3.1.2 Công cụ dụng cụ. ................................................................................ 64
3.2. Khảo sát thiết kế. ..................................................................................... 64
3.2.1 Lưu ý khi khảo sát. ............................................................................ 64
3.2.2 Khảo sát các thông tin kỹ thuật và hướng dẫn thiết kế. ................ 64
3.2.3 Khảo sát vật lý và hướng dẫn thiết kế. ............................................ 66
3.2.4 Thiết kế chi tiết. .................................................................................. 69
3.3. Triển khai. ................................................................................................ 72
3.3.1 Vật tư thiết bị...................................................................................... 72
3.3.2 Công cụ dụng cụ. ................................................................................ 74
3.3.3 Tiêu chuẩn lắp đặt và cấu hình......................................................... 76
3.3.4 Các bước thực hiện. ........................................................................... 77
CHƯƠNG IV : THỰC NGHIỆM. ................................................................... 80
4.1. Phát biểu bài toán. .................................................................................. 80
4.2. Các bước thiết kế. .................................................................................... 80
4.2.1 Phân tích thiết kế địa chỉ mạng. ....................................................... 80
4.2.2 Thiết kế mô hình LAN. ...................................................................... 81
4.2.3 Triển khai cấu hình............................................................................ 85
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 97
Trang 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 : Mô hình OSI 7 tầng………………………………………….….. 12
Hình 2.2 : Phương thức xác lập các gói tin trong mô hình OSI……………...14
Hình 1.3 : Luồng dữ liệu trong OSI ( PDU : protocol data unit )……………19
Hình 1.4 : Kiến trúc TCP/IP………………………………………………….22
Hình 1.5 : Quá trình đóng/mở gói dữ liệu trong TCP/IP………………….….24
Hình 1.6 : Cấu trúc dữ liệu trong TCP/IP…………………………….………25
Hình 1.7 : Khuôn dạng dữ liệu trong IP……………………………….……...26
Hình 1.8 : Cấu trúc của Flags ( 3 bit )………………………………….……..27
Hình 1.9 : Các lớp địa chỉ và khoảng địa chỉ…………………….……………28
Hình 1.10 : Các lớp địa chỉ Internet……………….…………………………..29
Hình 1.11 : Class A Subnet………………………………………….………..30
Hình 1.12 : Ví dụ minh họa cấu hình Subnet…………………………………30
Hình 1.13 : Chọn tuyến trong IP……………………….……………………...34
Hình 1.14 : Quá trình xử lý thực hiện ở lớp IP………………………………..35
Hình 1.15 : Khuôn dạng UDP datagram………………………………………39
Hình 1.16 : Khuôn dạng TCP segment………………………………………..40
Hình 2.1 : Cấu trúc mạng hình sao………………….…………………………43
Hình 2.2 : Cấu trúc mạng hình tuyến……..……………………………………44
Hình 2.3 : Cấu trúc mạng dạng vòng……………..……………………………45
Hình 2.4 : Cấu trúc mạng dạng vòng FDDI……….…………………………..48
Hình 2.5 : Mô hình phân cấp……….………………………………………….49
Hình 2.6 : Mô hình tường lửa 3 phần……….…………………………………50
Hình 2.7 : Phương thức hoạt động của Stop and Wait………….……………..51
Hình 2.8 : Phương thức hoạt động của Stop and Wait ARQ…………….……52
Hình 2.9 : Phương thức hoạt động của phương pháp Go-Back-N………….…54
Hình 2.11 : Cách hoạt động của phương pháp ARQ lặp lại có chọn lọc….…..55
Hình 2.12 : Ví dụ ARQ có chọn lọc……………….…………………………..56
Trang 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
Hình 2.13 : Phương thức hoạt động của VRC……………….………………...58
Hình 2.14 : Phương thức hoạt động của LRC…………………………………58
Hình 2.15 : Giới hạn của LRC………………..………………………………..59
Hình 2.16 : Cách hoạt động của Checksum……………….…………………..61
Hình 2.17 : Cách hoạt động của CRC…………………………………………62
Hình 2.18 : Thành phần của firewall……………….………………………….65
Hình 2.19 : Appliance Firewalls……………………..……………………...…66
Hình 2.20 : Software Firewalls…………………..…………………………….66
Hình 3.1 Bảng vẽ logic phân theo tầng……………………………..………….76
Hình 4.1 : Sơ đồ mạng LAN doanh nghiệp……………………..………………81
Hình 4.2 : Sơ đồ mạng LAN trụ sở chính……………………………….…..….82
Hình 4.3 : Sơ đồ mạng LAN cho chi nhánh có 02 phòng ban…………….……82
Hình 4.4 : Sơ đồ mạng LAN cho chi nhánh có 03 phòng ban……………………83
Hình 4.5 : Cấu hình địa chỉ máy đầu cuối…...…………………………………..84
Hình 4.6 : Cấu hình nhận diện kênh logic..…………..…………………………92
Hình 4.7 : Cấu hình định danh Cloud.………………………………………….92
Hình 4.8 : Cấu hình DSL…………………………………………….………….94
Hình 4.9 : Cấu hình SSID……………………………………………………….94
Trang 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân của
em. Đã động viên, giúp đỡ, cổ vũ, tạo cho em thêm động lực để em có thể hoàn
thành đồ án trong thời gian được giao.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Ban Giám Hiệu Trường Đại học
Quản lý và Công Nghệ Hải Phòng, các thầy cô thuộc các Ban, Ngành của trường
đã tạo mọi điều kiện để em có thể đăng kí được đồ án tốt nghiệp và hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong Khoa Công nghệ
thông tin giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích trong những năm qua, giúp
đỡ, cung cấp cho em những kiến thức nền tảng để em có thể hoàn thành được đề
tài tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, TS. Nguyễn Trọng Thể trong
thời gian làm tốt nghiệp vừa qua, thầy đã giành nhiều thời gian và tâm huyết để
hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn các bạn, các anh, các chị đồng nghiệp đã giúp đỡ em có
thêm những kiến thức nền tảng về các mạng Lan, để em có thể hoàn thành tốt đề
tài tốt nghiệp của em.
Dưới đây là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu mà em đã đạt
được trong thời gian vừa qua. Mặc dù rất cố gắng và được thầy cô giúp đỡ nhưng
do hiểu biết và kinh nghiệm của mình còn hạn chế nên có thể đây chưa phải là kết
quả mà thầy cô mong đợi từ em. Em rất mong nhận được những lời nhận xét và
đóng góp quý báu của thầy cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn cũng
như cho em thêm nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, ngày......tháng......năm 2022
Sinh viên
Trần Hải Đăng
Trang 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nền kinh tế của đất nước đang ngày một phát triển và đang hòa nhập
với nền kinh tế của khu vực cũng như của thế giới. Cùng với sự phát triển đó
mạng máy tính đã và đang trở nên rất quan trọng đối với chúng ta trong mọi lĩnh
vực như: khoa học, quốc phòng, thương mại, giáo dục... Hiện nay ở nhiều nơi
mạng máy tính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được.
Mạng LAN(Local Area Networks) là một mô hình hiện nay được sử dụng phổ
biến trong các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ: Trường học, công sở, nhà xưởng...
Mạng LAN đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của người sử dụng trong các ứng dụng
mạng như chia sẻ thông tin, tài nguyên trên mạng, làm việc trong mội trường
tương tác... Với việc sử dụng mạng LAN sẽ giảm đáng kể các chi phí và thiết bị
nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và yêu cầu của công việc. Vì vậy, em đã
lựa chọn đề tài “Phân tích thiết kế và quản lý hệ thống mạng cho doanh nghiệp”
để giúp doanh nghiệp có thể quản lí công việc một cách dễ dàng và hiệu quả cao.
Với mức độ phát triển của công nghệ thông tin, việc đưa ứng dụng vào sản
xuất và lưu trữ tại các công ty ngày càng tăng cao cùng với sự gia tăng không
ngừng của các công ty mới tại Việt Nam. Nhu cầu về lưu trữ và xử lý thông tin
trên máy tính tăng cao kéo đến nhu cầu thiết kế và thi công mạng LAN cho doanh
nghiệp cũng tăng theo.
Hải Phòng, ngày.....tháng......năm 2022
Sinh viên thực hiện
Trần Hải Đăng
Trang 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG.
1.1. Mô hình OSI.
1.1.1 Các Giao Thức OSI.
Ở thời kỳ đầu của công nghệ nối mạng, việc gửi và nhận dữ liệu ngang qua
mạng thường gây nhầm lẫn do các công ty lớn như IBM, Honeywell và Digital
Equipment Corporation tự đề ra những tiêu chuẩn riêng cho hoạt động kết nối
máy tính. Năm 1984, tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế - ISO (International
Standard Organization) chính thức đưa ra mô hình OSI (Open Systems
Interconnection), là tập hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho
việc kết nối các thiết bị không cùng chủng loại. Mô hình OSI được chia thành 7
tầng, mỗi tầng bao gồm những hoạt động, thiết bị và giao thức mạng khác nhau.
Hình 1.1 : Mô hình OSI 7 tầng
Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng: giao thức có
liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless).
− Giao thức có liên kết: trước khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần
thiết lập một liên kết logic và các gói tin được trao đổi thông qua liên kết náy,
việc có liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
− Giao thức không liên kết: trước khi truyền dữ liệu không thiết lập liên kết
logic và mỗi gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó. Như
vậy với giao thức có liên kết, quá trình truyền thông phải gồm 3 giai đoạn phân
biệt:
− Thiết lập liên kết (logic): hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thương
lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn sau (truyền dữ liệu).
Trang 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
− Truyền dữ liệu: dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý
kèm theo (như kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu...) để tăng
cường độ tin cậy và hiệu quả của việc truyền dữ liệu.
− Hủy bỏ liên kết (logic): giải phóng tài nguyên hệ thống đã được cấp phát
cho liên kết để dùng cho liên kết khác. Đối với giao thức không liên kết thì chỉ có
duy nhất một giai đoạn truyền dữ liệu mà thôi.
Gói tin của giao thức: Gói tin (Packet) được hiểu như là một đơn vị thông
tin dùng trong việc liên lạc, chuyển giao dữ liệu trong mạng máy tính. Những
thông điệp (message) trao đổi giữa các máy tính trong mạng, được tạo dạng thành
các gói tin ở máy nguồn. Và những gói tin này khi đích sẽ được kết hợp lại thành
thông điệp ban đầu. Một gói tin có thể chứa đựng các yêu cầu phục vụ, các thông
tin điều khiển và dữ liệu.
Hình 1.2 : Phương thức xác lập các gói tin trong mô hình OSI
Trên quan điểm mô hình mạng phân tầng tầng mỗi tầng chỉ thực hiện một
chức năng là nhận dữ liệu từ tầng bên trên để chuyển giao xuống cho tầng bên
dưới và ngược lại. Chức năng này thực chất là gắn thêm và gỡ bỏ phần đầu
(header) đối với các gói tin trước khi chuyển nó đi. Nói cách khác, từng gói tin
bao gồm phần đầu (header) và phần dữ liệu. Khi đi đến một tầng mới gói tin sẽ
được đóng thêm một phần đầu đề khác và được xem như là gói tin của tầng mới,
công việc trên tiếp diễn cho tới khi gói tin được truyền lên đường dây mạng để
đến bên nhận. Tại bên nhận các gói tin được gỡ bỏ phần đầu trên từng tầng tướng
ứng và đây cũng là nguyên lý của bất cứ mô hình phân tầng nào.
Trang 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
1.1.2 Chức năng của các tầng.
- Tầng Vật lý (Physical)
Tầng vật lý (Physical layer) là tầng dưới cùng của mô hình OSI là. Nó mô tả
các đặc trưng vật lý của mạng: Các loại cáp được dùng để nối các thiết bị, các loại
đầu nối được dùng , các dây cáp có thể dài bao nhiêu v.v... Mặt khác các tầng vật
lý cung cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu được dùng để khi chuyển dữ liệu
trên cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc
độ cáp truyền dẫn. Tầng vật lý không qui định một ý nghĩa nào cho các tín hiệu
đó ngoài các giá trị nhị phân 0 và 1. Ở các tầng cao hơn của mô hình OSI ý nghĩa
của các bit được truyền ở tầng vật lý sẽ được xác định.
Ví dụ: Tiêu chuẩn Ethernet cho cáp xoắn đôi 10 baseT định rõ các đặc trưng
điện của cáp xoắn đôi, kích thước và dạng của các đầu nối, độ dài tối đa của cáp.
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là không có gói tin riêng và do vậy không
có phần đầu (header) chứa thông tin điều khiển, dữ liệu được truyền đi theo dòng
bit. Một giao thức tầng vật lý tồn tại giữa các tầng vật lý để quy định về phương
thức truyền (đồng bộ, phi đồng bộ), tốc độ truyền.
- Tầng Liên kết dữ liệu (Data link)
Tầng liên kết dữ liệu (data link layer) là tầng mà ở đó ý nghĩa được gán cho
các bit được truyền trên mạng. Tầng liên kết dữ liệu phải quy định được các dạng
thức, kích thước, địa chỉ máy gửi và nhận của mỗi gói tin được gửi đi. Nó phải
xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin sao
cho nó được đưa đến cho người nhận đã định. Tầng liên kết dữ liệu có hai phương
thức liên kết dựa trên cách kết nối các máy tính, đó là phương thức "điểm - điểm"
và phương thức "điểm - điểm". Với phương thức "điểm - điểm" các đường truyền
riêng biệt được thiết lâp để nối các cặp máy tính lại với nhau. Phương thức "điểm
- điểm" tất cả các máy phân chia chung một đường truyền vật lý. Tầng liên kết dữ
liệu cũng cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm bảo cho dữ liệu nhận
được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Nếu một gói tin có lỗi không sửa được,
tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra được cách thông báo cho nơi gửi biết gói tin đó
có lỗi để nó gửi lại. Các giao thức tầng liên kết dữ liệu chia làm 2 loại chính là
các giao thức hướng ký tự và các giao thức hướng bit. Các giao thức hướng ký tự
được xây dựng dựa trên các ký tự đặc biệt của một bộ mã chuẩn nào đó (như
ASCII hay EBCDIC), trong khi đó các giao thức hướng bit lại dùng các cấu trúc
nhị phân (xâu bit) để xây dựng các phần tử của giao thức (đơn vị dữ liệu, các thủ
tục.) và khi nhận, dữ liệu sẽ được tiếp nhận lần lượt từng bit một.
Trang 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
- Tầng Mạng (Network)
Tầng mạng (network layer) nhắm đến việc kết nối các mạng với nhau bằng
cách tìm đường (routing) cho các gói tin từ một mạng này đến một mạng khác.
Nó xác định việc chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói này
có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Nó luôn tìm
các tuyến truyền thông không tắc nghẽn để đưa các gói tin đến đích. Tầng mạng
cung các các phương tiện để truyền các gói tin qua mạng, thậm chí qua một mạng
của mạng (network of network). Bởi vậy nó cần phải đáp ứng với nhiều kiểu mạng
và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau. hai chức năng chủ yếu
của tầng mạng là chọn đường (routing) và chuyển tiếp (relaying). Tầng mạng là
quan trọng nhất khi liên kết hai loại mạng khác nhau như mạng Ethernet với mạng
Token Ring khi đó phải dùng một bộ tìm đường (quy định bởi tầng mạng) để
chuyển các gói tin từ mạng này sang mạng khác và ngược lại. Đối với một mạng
chuyển mạch gói (packet - switched network) - gồm tập hợp các nút chuyển mạch
gói nối với nhau bởi các liên kết dữ liệu. Các gói dữ liệu được truyền từ một hệ
thống mở tới một hệ thống mở khác trên mạng phải được chuyển qua một chuỗi
các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu từ một đường vào (incoming link) rồi chuyển
tiếp nó tới một đường ra (outgoing link) hướng đến đích của dữ liệu. Như vậy ở
mỗi nút trung gian nó phải thực hiện các chức năng chọn đường và chuyển tiếp.
Việc chọn đường là sự lựa chọn một con đường để truyền một đơn vị dữ liệu (một
gói tin chẳng hạn) từ trạm nguồn tới trạm đích của nó. Một kỹ thuật chọn đường
phải thực hiện hai chức năng chính sau đây:
− Quyết định chọn đường tối ưu dựa trên các thông tin đã có về mạng tại thời
điểm đó thông qua những tiêu chuẩn tối ưu nhất định.
− Cập nhật các thông tin về mạng, tức là thông tin dùng cho việc chọn đường,
trên mạng luôn có sự thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật là việc cần thiết.
Người ta có hai phương thức đáp ứng cho việc chọn đường là phương thức xử lý
tập trung và xử lý tại chỗ.
− Phương thức chọn đường xử lý tập trung được đặc trưng bởi sự tồn tại của
một (hoặc vài) trung tâm điều khiển mạng, chúng thực hiện việc lập ra các bảng
đường đi tại từng thời điểm cho các nút và sau đó gửi các bảng chọn đường tới
từng nút dọc theo con đường đã được chọn đó. Thông tin tổng thể của mạng cần
dùng cho việc chọn đường chỉ cần cập nhập và được cất giữ tại trung tâm điều
khiển mạng.
− Phương thức chọn đường xử lý tại chỗ được đặc trưng bởi việc chọn đường
được thực hiện tại mỗi nút của mạng. Trong từng thời điểm, mỗi nút phải duy trì
các thông tin của mạng và tự xây dựng bảng chọn đường cho mình. Như vậy các
thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc chọn đường cần cập nhập và được
Trang 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
cất giữ tại mỗi nút. Thông thường các thông tin được đo lường và sử dụng cho
việc chọn đường bao gồm:
− Trạng thái của đường truyền.
− Thời gian trễ khi truyền trên mỗi đường dẫn.
− Mức độ lưu thông trên mỗi đường.
− Các tài nguyên khả dụng của mạng.
Khi có sự thay đổi trên mạng (ví dụ thay đổi về cấu trúc của mạng do sự cố tại
một vài nút, phục hồi của một nút mạng, nối thêm một nút mới... hoặc thay đổi về
mức độ lưu thông) các thông tin trên cần được cập nhật vào các cơ sở dữ liệu về
trạng thái của mạng.
- Tầng Vận chuyển (Transport)
Tầng vận chuyển cung cấp các chức năng cần thiết giữa tầng mạng và các tầng
trên. nó là tầng cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các
hệ thống mở. Nó cùng các tầng dưới cung cấp cho người sử dụng các phục vụ vận
chuyển. Tầng vận chuyển (transport layer) là tầng cơ sở mà ở đó một máy tính
của mạng chia sẻ thông tin với một máy khác. Tầng vận chuyển đồng nhất mỗi
trạm bằng một địa chỉ duy nhất và quản lý sự kết nối giữa các trạm. Tầng vận
chuyển cũng chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trước khi gửi đi. Thông
thường tầng vận chuyển đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng
thứ tự. Tầng vận chuyển là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn
trong truyền dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào bản
chất của tầng mạng.
- Tầng giao dịch (Session)
Tầng giao dịch (session layer) thiết lập "các giao dịch" giữa các trạm trên
mạng, nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại với nhau và lập
ánh xa giữa các tên với địa chỉ của chúng. Một giao dịch phải được thiết lập trước
khi dữ liệu được truyền trên mạng, tầng giao dịch đảm bảo cho các giao dịch được
thiết lập và duy trì theo đúng qui định. Tầng giao dịch còn cung cấp cho người sử
dụng các chức năng cần thiết để quản trị các giao dịnh ứng dụng của họ, cụ thể
là:
− Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và giải
phóng (một cách lôgic) các phiên (hay còn gọi là các hội thoại - dialogues)
− Cung cấp các điểm đồng bộ để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
− Áp đặt các qui tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng.
− Cung cấp cơ chế "lấy lượt" (nắm quyền) trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Trang 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
Trong trường hợp mạng là hai chiều luân phiên thì nẩy sinh vấn đề: hai
người sử dụng luân phiên phải "lấy lượt" để truyền dữ liệu. Tầng giao dịch duy
trì tương tác luân phiên bằng cách báo cho mỗi người sử dụng khi đến lượt họ
được truyền dữ liệu. Vấn đề đồng bộ hóa trong tầng giao dịch cũng được thực
hiện như cơ chế kiểm tra/phục hồi, dịch vụ này cho phép người sử dụng xác định
các điểm đồng bộ hóa trong dòng dữ liệu đang chuyển vận và khi cần thiết có thể
khôi phục việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó Ở một thời điểm chỉ có
một người sử dụng đó quyền đặc biệt được gọi các dịch vụ nhất định của tầng
giao dịch, việc phân bổ các quyền này thông qua trao đổi thẻ bài (token). Ví dụ:
Ai có được token sẽ có quyền truyền dữ liệu, và khi người giữ token trao token
cho người khác thi cũng có nghĩa trao quyền truyền dữ liệu cho người đó.
Tầng giao dịch có các chức năng cơ bản sau:
- Give Token cho phép người sử dụng chuyển một token cho một người sử dụng
khác của một liên kết giao dịch.
- Please Token cho phép một người sử dụng chưa có token có thể yêu cầu token
đó.
- Give Control dùng để chuyển tất cả các token từ một người sử dụng sang một
người sử dụng khác.
- Tầng Thể hiện (Presentation)
Trong giao tiếp giữa các ứng dụng thông qua mạng với cùng một dữ liệu có
thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Thông thường dạng biểu diễn dùng bởi
ứng dụng nguồn và dạng biểu diễn dùng bởi ứng dụng đích có thể khác nhau do
các ứng dụng được chạy trên các hệ thống hoàn toàn khác nhau (như hệ máy Intel
và hệ máy Motorola). Tầng thể hiện (Presentation layer) phải chịu trách nhiệm
chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một loại biểu diễn này sang một loại khác.
Để đạt được điều đó nó cung cấp một dạng biểu diễn chung dùng để truyền thông
và cho phép chuyển đổi từ dạng biểu diễn cục bộ sang biểu diễn chung và ngược
lại. Tầng thể hiện cũng có thể được dùng kĩ thuật mã hóa để xáo trộn các dữ liệu
trước khi được truyền đi và giải mã ở đầu đến để bảo mật. Ngoài ra tầng thể hiện
cũng có thể dùng các kĩ thuật nén sao cho chỉ cần một ít byte dữ liệu để thể hiện
thông tin khi nó được truyền ở trên mạng, ở đầu nhận, tầng trình bày bung trở lại
để được dữ liệu ban đầu.
- Tầng Ứng dụng (Application)
Tầng ứng dụng (Application layer) là tầng cao nhất của mô hình OSI, nó xác
định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI và giải quyết các kỹ thuật
mà các chương trình ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng.
Trang 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Trường Đại học Quản lí và Công nghệ Hải Phòng
1.1.3 Luồng dữ liệu trong OSI.
Hình 1.3 : Luồng dữ liệu trong OSI ( PDU : protocol data unit )
*Phía máy gửi
Ở tầng Application (tầng 7), người dùng tiến hành đưa thông tin cần gửi
vào máy tính. Các thông tin này thường có dạng như: hình ảnh, văn bản,…
Sau đó thông tin dữ liệu này được chuyển xuống tầng Presentation (tầng 6)
để chuyển các dữ liệu thành một dạng chung để mã hóa dữ liệu và nén dữ liệu.
Dữ liệu tiếp tục được chuyển xuống tầng Session (Tầng 5). Tầng này là
tầng phiên có chức năng bổ sung các thông tin cần thiết cho phiên giao dịch (gửi-
nhận) này. Các bạn có thể hiêu nôm na là tâng phiên cũng giống như các cô nhân
viên ngân hàng làm nhiệm vụ xác nhận, bổ sung thông tin giao dịch khi bạn
chuyển tiền tại ngân hàng.
Sau khi tầng Session thực hiện xong nhiệm vụ, nó sẽ tiếp tục chuyển dữ
liệu này xuống tầng Transport (Tầng 4). Tại tầng này, dữ liệu được cắt ra thành
nhiều Segment và cũng làm nhiệm vụ bổ sung thêm các thông tin về phương thước
vận chuyển dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật, tin cậy khi truyền trong mô hình
mạng.
Trang 20