Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần tin học đại cương tại trường cđn việt nam hàn quốc thành phố hà nội
- 98 trang
- file .pdf
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần
tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
NGÔ THỊ LUYẾN
Ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Viện: Sư phạm kỹ thuật
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần
tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
NGÔ THỊ LUYẾN
Ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Chữ ký của GVHD
Viện: Sư phạm kỹ thuật
HÀ NỘI, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Ngô Thị Luyến
Đề tài luận văn: Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần tin học đại cương
tại trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số SV: 20202215M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 27 tháng 10
năm 2022 với các nội dung sau:
1. Rà soát lại cách trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo.
2. Hình ảnh sử dụng trong luận văn phải rõ ràng, dễ đọc
3. Bổ sung phần lý luận về Blended learning trong chương 1
4. Bổ sung thực trạng dạy học trực tuyến theo nhóm ở trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc TP Hà Nội
Ngày tháng 11 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa
từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Người cam đoan
Ngô Thị Luyến
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Ngô Tứ Thành đã trực
tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức để chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo, phòng Tổ chức hành chính, Trung
tâm Giáo dục thường xuyên, các em Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam -
Hàn Quốc thành phố Hà Nội, cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban Giám Hiệu, các
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp Cao học,
chuyên ngành sư phạm kỹ thuật khóa 2020B của Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng
các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Học viên
Ngô Thị Luyến
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỀU .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN THEO NHÓM ....................................................................................... 4
1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm ............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về dạy học theo nhóm .......................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo nhóm ......................................................... 4
1.1.3 Lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo nhóm ........................................ 6
1.1.4 Môi trường, phương tiện và phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm 8
1.2 Dạy học Blended Learning ..................................................................... 10
1.2.1 Khái niệm B-learning ......................................................................... 10
1.2.2 Các hình thức tổ chức dạy học trên B-learning ................................. 13
1.2.3 Bốn mức độ kết hợp trong tổ chức dạy học B-learning ...................... 14
1.2.4 Cấu trúc của B-learning ..................................................................... 14
1.3 Dạy học trực tuyến ................................................................................. 15
1.3.1 Khái niệm về dạy học trực tuyến ........................................................ 15
1.3.2 Đặc điểm của dạy học trực tuyến ....................................................... 17
1.3.3 Yêu cầu của lớp học trực tuyến .......................................................... 19
1.3.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến ...................................... 20
1.4 Dạy học trực tuyến theo nhóm ............................................................... 25
1.4.1 Khái niệm ............................................................................................ 25
1.4.2 Các thành phần cơ bản của dạy học trực tuyến theo nhóm ............... 26
1.5 Thực trạng dạy học trực tuyến hiện nay ................................................. 27
1.5.1 Thực trạng dạy học trực tuyến tại các trường đại học ....................... 27
1.5.2 Thực trạng dạy học trực tuyến tại trường cao đẳng nghề Việt Nam -
Hàn Quốc TP Hà Nội ................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO NHÓM ......... 31
2.1 Thiết kế và cài đặt hệ thống dạy học trực tuyến ..................................... 31
2.1.1 Mã nguồn mở Moodle ......................................................................... 31
i
2.1.2 Phát triển mã nguồn mở Moodle thành hệ thống dạy học trực tuyến 35
2.2 Thiết kế nội dung dạy học nhóm trực tuyến........................................... 43
2.2.1 Chia nội dung dạy học theo Modun ................................................... 43
2.2.2 Thiết kế nội dung cho từng Modun ..................................................... 45
2.3 Thiết kế quy trình dạy học trực tuyến theo nhóm .................................. 48
2.3.1 Một số nguyên tác khi thiết kế khóa học trực tuyến theo nhóm ......... 48
2.3.2 Cấu trúc tổng thể của khóa học trực tuyến theo nhóm ...................... 51
2.3.3 Những nội dung cần thiết kế trong khóa học trực tuyến theo nhóm .. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 56
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO
NHÓM TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ............ 57
3.1 Đặc điểm học phần tin học đại cương .................................................... 57
3.1.1 Vị trí tính chất của môn học ............................................................... 57
3.1.2 Mục tiêu của môn học ........................................................................ 57
3.1.3 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian ........................................... 58
3.2 Xây dựng phần nội dung dạy học........................................................... 58
3.3 Tổ chức dạy học chủ để Hiểu biết về CNTT cơ bản .............................. 62
3.4 Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................... 65
3.4.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................... 65
3.4.2 Phương pháp khảo sát trực tuyến lấy ý kiến SV................................. 67
3.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 81
PHỤ LỤC 1. Phiếu lấy ý kiến chuyên gia ....................................................... 81
PHỤ LỤC 2. Mẫu phiếu khảo sát trực tuyến ý kiến SV sau khi tham gia khóa
học trực tuyến học phần Tin học đại cương .................................................... 83
PHỤ LỤC 3 Danh sách chuyên gia ................................................................. 86
PHỤ LỤC 4 : Danh sách sinh viên tham gia khảo sát trực tuyến ................... 87
ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Khái niệm rộng của B-learning............................................................. 11
Hình 1-2 Khái niệm thu hẹp của B-learning ........................................................ 11
Hình 1-3 Các thành phần của B-learning [29] ..................................................... 12
Hình 1-4 Cấu trúc 5 thành phần của B-learning (dẫn theo [24]) ......................... 14
Hình 1-5 Bài giảng đa phương tiện có cả Hình ảnh minh họa; Video GV giảng
bài; Tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ như giải thích từ ngữ; trắc nghiệm, … ......... 18
Hình 1-6 Thực hành trong lớp học 3 chiều; Trải nghiệm môi trường làm việc
thực tế. .................................................................................................................. 18
Hình 2-1 Biểu đồ thể hiện % số website sử dụng Moodle năm 2006 .................. 32
Hình 2-2 Các phần mềm Hosting cho phép cài đặt.............................................. 35
Hình 2-3 Tìm phần mềm Moodle trong phần mềm của hosting .......................... 36
Hình 2-4 Chọn Moodle để cài đặt ........................................................................ 36
Hình 2-5 Nhập các thông số cần thiết để cài Moodle .......................................... 37
Hình 2-6 Giao diện và chức năng ban đầu của hệ thống ..................................... 38
Hình 2-7 Hệ thống sau khi đăng nhập với tài khoản Admin (quản trị viên) ....... 38
Hình 2-8 Cài đặt ngôn ngữ tiếng việt cho hệ thống ............................................. 38
Hình 2-9 Cài đặt giao diện của hệ thống .............................................................. 39
Hình 2-10 Cài đặt các thông tin cơ bản của hệ thống .......................................... 39
Hình 2-11 Tạo tài khoản học tập .......................................................................... 40
Hình 2-12 Danh sách thành viên có trong hệ thống ............................................. 40
Hình 2-13 Thêm/ sửa các khóa học...................................................................... 41
Hình 2-14 Tạo danh mục mới .............................................................................. 41
Hình 2-15 Tạo khóa học trực tuyến mới .............................................................. 42
Hình 2-16 Điền thông tin của khóa học ............................................................... 42
Hình 2-17 Tạo một số chức năng khác của hệ thống ........................................... 43
Hình 2-18 Nội dung của khóa học chia theo chủ đề ............................................ 44
Hình 2-19 Hệ thống dạy học tương tác trực tuyến ............................................... 50
Hình 2-20 Cấu trúc tổng thể của khóa học trực tuyến theo nhóm ....................... 51
Hình 2-21 Quy trình tổ chức dạy học nhóm trực tuyến ....................................... 54
Hình 3-1 Giao diện của hệ thống dạy học trực tuyến trường CĐN Việt Nam –
Hàn Quốc.............................................................................................................. 58
iii
Hình 3-2 Giao diện của một khóa học Tin học đại cương ................................... 59
Hình 3-3 Giao diện của một chủ đề trong khóa học ............................................ 59
Hình 3-4 Giao diện của một bài giảng SCORM .................................................. 60
Hình 3-5 Giao diện bài tập nhóm......................................................................... 61
Hình 3-6 Giao diện phần thảo luận trực tuyến..................................................... 61
Hình 3-7 Giao diện bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề .......................................... 62
Hình 3-8 Biểu đồ phân bố điểm quá trình học tập ............................................... 66
Hình 3-9 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về các vấn đề liên quan ........................ 68
Hình 3-10 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tư duy tổng hợp .................. 69
Hình 3-11 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tương tác ............................ 69
Hình 3-12 Tỉ lệ kết quả đanh giá của SV về vai trò của GV trong lớp học......... 70
Hình 3-13 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của các SV trong lớp học ... 70
Hình 3-14 Tỷ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề sự giải thích....................... 71
Hình 3-15 Tổng hợp tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về lớp học trực tuyến .......... 71
iv
DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 1-1 Các cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau ........................... 6
Bảng 1-2 Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt .......... 19
Bảng 2-1 So sánh các tính năng của Moodle với một số hệ thống thương mại
khác ...................................................................................................................... 31
Bảng 3-1 Đánh giá tính tích cực tham gia học tập của SV .................................. 66
Bảng 3-2 Thống kê kết quả điểm quá trình học tập ............................................. 66
Bảng 3-3 Kết quả lấy ý kiến chuyên gia .............................................................. 73
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông
SV Sinh viên
HS Học sinh
GV Giảng viên
MT Môi trường
HTT Học trực tuyến
DTT Dạy trực tuyến
CĐN Cao đẳng nghề
DH Dạy học
DHTT Dạy học trực tuyến
TP Thành phố
PPDH Phương pháp dạy học
ICT Information & Communication Technologies
BL Blended Learning hoặc B-learning
E-learning Electronic learning
LMS Learning Management System
LCMS Learning Content Management System
SCORM Sharable Content Object Reference Model
XML eXtensible Markup Language
F2F Dạy học giáp mặt (face to face)
LO Tài nguyên học tập
HTTT Học tập trực tuyến
HTML HyperText Markup Language
MS Teams Microsoft Teams
TPHN Thành phố Hà Nội
KQBTN Kết quả bài tập nhóm
KQĐGCĐ Kết quả đánh giá chủ đề
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, con người đang sống trong một kỷ nguyên phát triển và ứng
dụng các thành tựu khoa học vào mọi mặt của đời sống. Sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và điện tử viễn thông đã tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực, giải
phóng sức lao động, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội. Càng ngày càng có thêm nhiều ngành nghề áp dụng công nghệ thông tin và
viễn thông vào hoạt động của mình, sự ngăn cách về không gian và thời gian
không còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người như trước nữa.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, việc đưa vào các thành tựu công nghệ
thông tin, viễn thông trong hoạt động giảng dạy đã làm thay đổi lớn về nhiều
mặt: phương pháp dạy học, mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương tiện
dạy học. Ngày nay, con người có thể học tập mà không bị giới hạn về không gian
địa lý hay thời gian giảng dạy mà có thể học mọi lúc, mọi nơi. “Công nghệ thông
tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ
có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ
nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các giáo viên giỏi
nhất.” E-learning ra đời đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông. Với e-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học có thể
học bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề bản thân quan
tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ
cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. E-learning là một giải pháp hữu
hiệu để giải quyết vấn đề đặt ra hiện nay: việc học tập không chỉ bó gọn trong
học ở phổ thông, ở học đại học mà là học suốt đời. Phương thức học tập này có
tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ và bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền
thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. E-learning đang là xu hướng
chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai e-learning trong giáo dục đào tạo là
một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế
giới. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay E-learning càng khẳng
định được vai trò của mình khi học sinh không thể đến trường học trực tiếp như
phương thức đào tạo truyền thống.
Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt
Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội nói riêng, hầu hết vẫn quen với cách học truyền
thống: thụ động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng
1
lực, sở thích thật sự của bản thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo cần bao gồm cả việc giúp SV tiếp cận với cách học chủ động, tự
tìm hiểu, tự kiểm tra đánh giá, tích cực trao đổi với giảng viên, bạn bè và làm
việc, học tập theo nhóm. E-learning là một trong những phương thức giúp SV
chủ động về thời gian học tập, nội dung học tập, khối lượng kiến thức, tự kiểm
tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông tin… Xuất phát từ lý do, xây dựng e-learning
với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đầu ra của SV
trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội, tôi nghiên cứu đề tài:
“Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần tin học đại cương tại trường CĐN
Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Xây dựng ứng dụng dạy và học trực
tuyến theo nhóm học phần Tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn
Quốc TP Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần đưa SV tiếp
cận với phương thức học tập hiện đại dựa trên CNTT&TT.
Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và cách thức khai thác, ứng dụng e-
learning
- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc dạy và học theo nhóm bằng e-learning,
cách thức xây dựng chương trình e-learning.
- Nghiên cứu phương pháp dạy và học theo nhóm học phần Tin học đại
cương bằng e-learning.
- Xây dựng chương trình e-learning học phần Tin học đại cương tại trường
CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của đề tài và đề
xuất việc ứng dụng e-learning trong dạy học Tin học đại cương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu là ứng dụng
phần mềm Moodle xây dựng e-learning hỗ trợ việc dạy học theo nhóm học phần
Tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: chương trình e-learning học phần Tin học đại
cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội
Đối tượng thực nghiệm: SV trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội
2
4. Giả thiết khoa học
Sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp dạy học nhóm giúp SV tiếp
cận với phương thức học tập hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ
môn Tin đại cương ở trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội nói riêng
cũng như các trường đại học, cao đẳng nói chung
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận:
Đọc, nghiên cứu, phân tích:
- Về lý luận dạy học dựa trên CNTT&TT, hệ thống quản lý học tập,
nghiên cứu tài liệu về cách thức, phương pháp xây dựng chương trình e-learning.
- Về lý luận dạy học đại học, tâm lý học, đặc biệt tâm lý khi học bằng
phương tiện máy tính và mạng internet và các tài liệu khoa học khác liên quan
đến đề tài.
+ Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu về các công cụ sử dụng để xây dựng e-learning: Moodle,
MySQL, Apache server
+ Thực nghiệm sư phạm, các điều tra cơ bản:
- Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến SV trường CĐN Việt Nam Hàn
Quốc TP Hà Nội sau khi học học phần Tin học đại cương bằng cách kết hợp giữa
phương pháp truyền thống với e-learning.
- Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV về website e-learning Tin
học đại cương.
- Tiến hành lên lớp có kết hợp e-learning và không kết hợp e-learning để
so sánh kết quả học tập.
- Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN THEO NHÓM
1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm
1.1.1 Khái niệm về dạy học theo nhóm
Hoạt động nhóm là một phương pháp cho phép học sinh tham gia mạnh
mẽ vào quá trình dạy học. Nó khuyến khích các hành vi xã hội và tư duy ở mức
độ cao. Tuy nhiên để có hiệu quả, các yêu cầu của hoạt động nhóm cần được cân
nhắc trước một cách sâu sắc, chọn các bài tập có ý nghĩa cũng như: lập kế hoạch
chu đáo và có kĩ thuật quản lý thích hợp…
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó SV của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ (thường từ 3-8 SV một nhóm)
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ
học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Nhiệm vụ của các nhóm có
thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần
trong một chủ đề chung. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và
đánh giá trước toàn lớp.[19]
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng
cố một chủ đề đã học nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các
môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí
nghiệm và tìm các giải pháp cho những vấn đề được đặt ra. Ở mức độ cao, có thể
đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm SV hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề
tài và trình bày kết quả của mình cho những SV khác ở dạng bài giảng.[19]
Vậy dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ
chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm
học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành
viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.
1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình
giờ học truyền thống.
-Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi -
nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh cần phải
giải quyết.
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành
viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
4
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ
học tập được đặt ra cho mỗi nhóm.
- Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động
cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không
phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức.
- Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập.
Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau
thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức
tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung
của cả nhóm.
- Giáo viên là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo
nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước.
Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức,
kiến thức cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự
tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức.
Ưu và nhược điểm của học tập theo nhóm
+ Ưu điểm :
- Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ
hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến
thức mới. Những học sinh yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn
giỏi hơn và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình
mà còn phải giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình
thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập
và hoạt động
-Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực xã hội. Giúp học
sinh phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận,
kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ...v..v.. Học tập theo nhóm
giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến
của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể
- Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động. Học sinh
có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh...
Học sinh biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong học tập một cách phù
hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ rút ra
được những kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân.
5
+ Nhược điểm :
- Có một số thành viên ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo). Một số
học sinh sẽ ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc được
giao mà không tham gia hoạt động.
- Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện
tượng chi phối, tách nhóm).
- Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên
chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong
nhóm.
- Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng
cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của
từng cá nhân trong nhóm.
- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ
gây nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em.
- Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, tốn thời gian
không cần thiết
1.1.3 Lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo nhóm
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể theo sổ điểm danh, theo
màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa
chọn,... Bảng sau đây trình bày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau.
Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhóm
thường từ 3-5 hs là phù hợp.
Bảng 1-1 Các cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau
Tiêu chí Cách thực hiện. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Đối với Hs thì đây là cách dễ chịu nhất để
1. Các nhóm gồm thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh
những người tự nhất.
nguyện, chung mối Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong
quan tâm lớp, vì vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả
năng duy nhất.
Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu
2. Các nhóm ngẫu sắc,...
nhiên Ưu điểm: Các nhóm luôn luôn mới mẻ sẽ đảm bảo là tất
cả các hs đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các
6
hs khác.
Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc tăng cao, hs phải sớm
làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như
vậy là bình thường.
Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các
hs được phát mẫu xé nhỏ, những hs ghép thành bức
tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.
3. Nhóm ghép hình Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự
đối địch, đối kháng
Nhược điểm: Cần một tí chi phí để chuẩn bị và cần
nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm.
Ví dụ: Tất cả những hs cùng sinh ra trong mùa đông,
mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm.
4. Các nhóm với những Ưu điểm: Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm
đặc điểm chung vui cho hs có thể biết nhau rõ hơn.
Nhược điểm: Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu
được sử dụng thường xuyên.
Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số
tháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.
5. Các nhóm cố định Ưu điểm: Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong
trong một thời gian dài những nhóm học tập có nhiều vấn đề
Nhược điểm: Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì
việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn.
Những hs khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các hs
yếu hơn và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn
6. Nhóm có hs khá giỏi Ưu điểm: Tất cả đều được lợi. Những hs khá giỏi đảm
để hỗ trợ hs yếu kém nhận trách nhiệm, những hs yếu kém được giúp đỡ
Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít
nhược điểm, trừ phi những hs khá giỏi hướng dẫn sai.
Những Hs yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những hs
đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.
Ưu điểm: Hs có thể xác định mục đích của mình. Ví dụ,
7. Phân chia theo năng ai bị điểm kém trong môn Toán thì có thể tập trung vào
lực học tập khác nhau một số ít bài tập
Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm
học tập cảm thấy bị chia thành những Hs thông minh và
những hs kém
8. Phân chia theo các Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình
7
dạng học tập huống, những hs thích học tập với hình ảnh, âm thanh
hoặc biểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.
Ưu điểm: Hs sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế
nào?
Nhược điểm: Hs chỉ học những gì mình thích và bỏ qua
những nội dung khác.
Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số hs sẽ khảo sát
một xí nghiệp sản xuất, một số khác khảo sát cơ sở
chăm sóc xã hội,...
9. Nhóm với các bài tập
Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối
khác nhau
với những gì đặc biệt quan tâm.
Nhược điểm: Thường chỉ có thể áp dụng trong khuôn
khổ một dự án lớn.
Ưu điểm: Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc
trưng cho hs nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình
10. Phân chia hs nam
dục, chủ đề lựa chọn nghề nghiệp,...
và nữ
Nhược điểm: Nếu bị lạm dụng có thể dẫn đến mất bình
đẳng nam nữ.
1.1.4 Môi trường, phương tiện và phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm
1.1.4.1. Môi trường và phương tiện
Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng khi:
Những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm
vụ nhanh chóng hiệu quả.
Nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập,
tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, ý kiến để giải quyết những nhiệm vụ chung
Đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một
chủ đề mới.
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
• Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
• Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
• HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
• Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
• Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
• Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
8
1.1.4.2. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm
Khi sử dụng PPDH theo nhóm, lớp học được chia thành những nhóm từ 4
đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm
được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết
học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được
giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các
phần trong một chủ đề chung.
Tiến trình dạy học nhóm: Có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản.[19]
Bước 1. Nhập đề và giao nhiệm vụ: Giai đoạn này được thực hiện trong
toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:
- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học;
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm;
- Thành lập các nhóm làm việc;
Bước 2. Làm việc nhóm: Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện
nhiệm vụ đuợc giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm;
- Lập kế hoạch làm việc;
- Thoả thuận về quy tắc làm việc:
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ;
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.
Bước 3. Trình bày và đánh giá kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp;
- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận
cho việc học tập tiếp theo.
Một số lưu ý:[19]
+Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm phải rõ
+Chia nhóm, Tổ chức nhóm phải có tiêu chí rõ
+Tổ chức hoạt động nhóm: Mọi người đều có thể tham gia và phải tham
gia thảo luận; phương tiện cho hoạt động nhóm; tổ chức và giám sát sao cho SV
tích cực thảo luận; GV làm tốt vai trò trọng tài cố vấn và luôn bám sát lớp-nhóm
+Tận dụng việc trình bày kết quả thảo luận nhóm để dạy học
+ GV tổng kết và kết luận vấn đề nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học
của các vấn đề đã cho nhóm thảo luận và mục tiêu bài học thông qua thảo luận
nhóm
Thời lượng cho Xemina-thảo luận (Dạy - học theo nhóm ) phụ thuộc vào
mục tiêu học tập, nội dung dạy học và hiển nhiên là cả đặc điểm của người học.
9
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần
tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
NGÔ THỊ LUYẾN
Ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Viện: Sư phạm kỹ thuật
HÀ NỘI, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần
tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc Thành phố Hà Nội
NGÔ THỊ LUYẾN
Ngành Lý luận và phương pháp dạy học
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Tứ Thành
Chữ ký của GVHD
Viện: Sư phạm kỹ thuật
HÀ NỘI, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Ngô Thị Luyến
Đề tài luận văn: Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần tin học đại cương
tại trường CĐN Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số SV: 20202215M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 27 tháng 10
năm 2022 với các nội dung sau:
1. Rà soát lại cách trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo.
2. Hình ảnh sử dụng trong luận văn phải rõ ràng, dễ đọc
3. Bổ sung phần lý luận về Blended learning trong chương 1
4. Bổ sung thực trạng dạy học trực tuyến theo nhóm ở trường CĐN Việt Nam
– Hàn Quốc TP Hà Nội
Ngày tháng 11 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình
bày trong luận văn thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa
từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Người cam đoan
Ngô Thị Luyến
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Ngô Tứ Thành đã trực
tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức để chỉ bảo tận tình cho tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo, phòng Tổ chức hành chính, Trung
tâm Giáo dục thường xuyên, các em Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam -
Hàn Quốc thành phố Hà Nội, cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Ban Giám Hiệu, các
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp Cao học,
chuyên ngành sư phạm kỹ thuật khóa 2020B của Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng
các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2022
Học viên
Ngô Thị Luyến
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỀU .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN THEO NHÓM ....................................................................................... 4
1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm ............................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về dạy học theo nhóm .......................................................... 4
1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo nhóm ......................................................... 4
1.1.3 Lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo nhóm ........................................ 6
1.1.4 Môi trường, phương tiện và phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm 8
1.2 Dạy học Blended Learning ..................................................................... 10
1.2.1 Khái niệm B-learning ......................................................................... 10
1.2.2 Các hình thức tổ chức dạy học trên B-learning ................................. 13
1.2.3 Bốn mức độ kết hợp trong tổ chức dạy học B-learning ...................... 14
1.2.4 Cấu trúc của B-learning ..................................................................... 14
1.3 Dạy học trực tuyến ................................................................................. 15
1.3.1 Khái niệm về dạy học trực tuyến ........................................................ 15
1.3.2 Đặc điểm của dạy học trực tuyến ....................................................... 17
1.3.3 Yêu cầu của lớp học trực tuyến .......................................................... 19
1.3.4 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến ...................................... 20
1.4 Dạy học trực tuyến theo nhóm ............................................................... 25
1.4.1 Khái niệm ............................................................................................ 25
1.4.2 Các thành phần cơ bản của dạy học trực tuyến theo nhóm ............... 26
1.5 Thực trạng dạy học trực tuyến hiện nay ................................................. 27
1.5.1 Thực trạng dạy học trực tuyến tại các trường đại học ....................... 27
1.5.2 Thực trạng dạy học trực tuyến tại trường cao đẳng nghề Việt Nam -
Hàn Quốc TP Hà Nội ................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO NHÓM ......... 31
2.1 Thiết kế và cài đặt hệ thống dạy học trực tuyến ..................................... 31
2.1.1 Mã nguồn mở Moodle ......................................................................... 31
i
2.1.2 Phát triển mã nguồn mở Moodle thành hệ thống dạy học trực tuyến 35
2.2 Thiết kế nội dung dạy học nhóm trực tuyến........................................... 43
2.2.1 Chia nội dung dạy học theo Modun ................................................... 43
2.2.2 Thiết kế nội dung cho từng Modun ..................................................... 45
2.3 Thiết kế quy trình dạy học trực tuyến theo nhóm .................................. 48
2.3.1 Một số nguyên tác khi thiết kế khóa học trực tuyến theo nhóm ......... 48
2.3.2 Cấu trúc tổng thể của khóa học trực tuyến theo nhóm ...................... 51
2.3.3 Những nội dung cần thiết kế trong khóa học trực tuyến theo nhóm .. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 56
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO
NHÓM TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG ............ 57
3.1 Đặc điểm học phần tin học đại cương .................................................... 57
3.1.1 Vị trí tính chất của môn học ............................................................... 57
3.1.2 Mục tiêu của môn học ........................................................................ 57
3.1.3 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian ........................................... 58
3.2 Xây dựng phần nội dung dạy học........................................................... 58
3.3 Tổ chức dạy học chủ để Hiểu biết về CNTT cơ bản .............................. 62
3.4 Đánh giá kết quả đạt được ...................................................................... 65
3.4.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................... 65
3.4.2 Phương pháp khảo sát trực tuyến lấy ý kiến SV................................. 67
3.4.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 81
PHỤ LỤC 1. Phiếu lấy ý kiến chuyên gia ....................................................... 81
PHỤ LỤC 2. Mẫu phiếu khảo sát trực tuyến ý kiến SV sau khi tham gia khóa
học trực tuyến học phần Tin học đại cương .................................................... 83
PHỤ LỤC 3 Danh sách chuyên gia ................................................................. 86
PHỤ LỤC 4 : Danh sách sinh viên tham gia khảo sát trực tuyến ................... 87
ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Khái niệm rộng của B-learning............................................................. 11
Hình 1-2 Khái niệm thu hẹp của B-learning ........................................................ 11
Hình 1-3 Các thành phần của B-learning [29] ..................................................... 12
Hình 1-4 Cấu trúc 5 thành phần của B-learning (dẫn theo [24]) ......................... 14
Hình 1-5 Bài giảng đa phương tiện có cả Hình ảnh minh họa; Video GV giảng
bài; Tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ như giải thích từ ngữ; trắc nghiệm, … ......... 18
Hình 1-6 Thực hành trong lớp học 3 chiều; Trải nghiệm môi trường làm việc
thực tế. .................................................................................................................. 18
Hình 2-1 Biểu đồ thể hiện % số website sử dụng Moodle năm 2006 .................. 32
Hình 2-2 Các phần mềm Hosting cho phép cài đặt.............................................. 35
Hình 2-3 Tìm phần mềm Moodle trong phần mềm của hosting .......................... 36
Hình 2-4 Chọn Moodle để cài đặt ........................................................................ 36
Hình 2-5 Nhập các thông số cần thiết để cài Moodle .......................................... 37
Hình 2-6 Giao diện và chức năng ban đầu của hệ thống ..................................... 38
Hình 2-7 Hệ thống sau khi đăng nhập với tài khoản Admin (quản trị viên) ....... 38
Hình 2-8 Cài đặt ngôn ngữ tiếng việt cho hệ thống ............................................. 38
Hình 2-9 Cài đặt giao diện của hệ thống .............................................................. 39
Hình 2-10 Cài đặt các thông tin cơ bản của hệ thống .......................................... 39
Hình 2-11 Tạo tài khoản học tập .......................................................................... 40
Hình 2-12 Danh sách thành viên có trong hệ thống ............................................. 40
Hình 2-13 Thêm/ sửa các khóa học...................................................................... 41
Hình 2-14 Tạo danh mục mới .............................................................................. 41
Hình 2-15 Tạo khóa học trực tuyến mới .............................................................. 42
Hình 2-16 Điền thông tin của khóa học ............................................................... 42
Hình 2-17 Tạo một số chức năng khác của hệ thống ........................................... 43
Hình 2-18 Nội dung của khóa học chia theo chủ đề ............................................ 44
Hình 2-19 Hệ thống dạy học tương tác trực tuyến ............................................... 50
Hình 2-20 Cấu trúc tổng thể của khóa học trực tuyến theo nhóm ....................... 51
Hình 2-21 Quy trình tổ chức dạy học nhóm trực tuyến ....................................... 54
Hình 3-1 Giao diện của hệ thống dạy học trực tuyến trường CĐN Việt Nam –
Hàn Quốc.............................................................................................................. 58
iii
Hình 3-2 Giao diện của một khóa học Tin học đại cương ................................... 59
Hình 3-3 Giao diện của một chủ đề trong khóa học ............................................ 59
Hình 3-4 Giao diện của một bài giảng SCORM .................................................. 60
Hình 3-5 Giao diện bài tập nhóm......................................................................... 61
Hình 3-6 Giao diện phần thảo luận trực tuyến..................................................... 61
Hình 3-7 Giao diện bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề .......................................... 62
Hình 3-8 Biểu đồ phân bố điểm quá trình học tập ............................................... 66
Hình 3-9 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về các vấn đề liên quan ........................ 68
Hình 3-10 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tư duy tổng hợp .................. 69
Hình 3-11 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tương tác ............................ 69
Hình 3-12 Tỉ lệ kết quả đanh giá của SV về vai trò của GV trong lớp học......... 70
Hình 3-13 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của các SV trong lớp học ... 70
Hình 3-14 Tỷ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề sự giải thích....................... 71
Hình 3-15 Tổng hợp tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về lớp học trực tuyến .......... 71
iv
DANH MỤC BẢNG BIỀU
Bảng 1-1 Các cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau ........................... 6
Bảng 1-2 Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt .......... 19
Bảng 2-1 So sánh các tính năng của Moodle với một số hệ thống thương mại
khác ...................................................................................................................... 31
Bảng 3-1 Đánh giá tính tích cực tham gia học tập của SV .................................. 66
Bảng 3-2 Thống kê kết quả điểm quá trình học tập ............................................. 66
Bảng 3-3 Kết quả lấy ý kiến chuyên gia .............................................................. 73
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT & TT Công nghệ thông tin và truyền thông
SV Sinh viên
HS Học sinh
GV Giảng viên
MT Môi trường
HTT Học trực tuyến
DTT Dạy trực tuyến
CĐN Cao đẳng nghề
DH Dạy học
DHTT Dạy học trực tuyến
TP Thành phố
PPDH Phương pháp dạy học
ICT Information & Communication Technologies
BL Blended Learning hoặc B-learning
E-learning Electronic learning
LMS Learning Management System
LCMS Learning Content Management System
SCORM Sharable Content Object Reference Model
XML eXtensible Markup Language
F2F Dạy học giáp mặt (face to face)
LO Tài nguyên học tập
HTTT Học tập trực tuyến
HTML HyperText Markup Language
MS Teams Microsoft Teams
TPHN Thành phố Hà Nội
KQBTN Kết quả bài tập nhóm
KQĐGCĐ Kết quả đánh giá chủ đề
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, con người đang sống trong một kỷ nguyên phát triển và ứng
dụng các thành tựu khoa học vào mọi mặt của đời sống. Sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và điện tử viễn thông đã tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực, giải
phóng sức lao động, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của xã
hội. Càng ngày càng có thêm nhiều ngành nghề áp dụng công nghệ thông tin và
viễn thông vào hoạt động của mình, sự ngăn cách về không gian và thời gian
không còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người như trước nữa.
Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, việc đưa vào các thành tựu công nghệ
thông tin, viễn thông trong hoạt động giảng dạy đã làm thay đổi lớn về nhiều
mặt: phương pháp dạy học, mục tiêu dạy học, nội dung dạy học và phương tiện
dạy học. Ngày nay, con người có thể học tập mà không bị giới hạn về không gian
địa lý hay thời gian giảng dạy mà có thể học mọi lúc, mọi nơi. “Công nghệ thông
tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ
có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ
nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các giáo viên giỏi
nhất.” E-learning ra đời đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin
và truyền thông. Với e-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học có thể
học bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề bản thân quan
tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ
cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. E-learning là một giải pháp hữu
hiệu để giải quyết vấn đề đặt ra hiện nay: việc học tập không chỉ bó gọn trong
học ở phổ thông, ở học đại học mà là học suốt đời. Phương thức học tập này có
tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ và bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền
thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. E-learning đang là xu hướng
chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai e-learning trong giáo dục đào tạo là
một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế
giới. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay E-learning càng khẳng
định được vai trò của mình khi học sinh không thể đến trường học trực tiếp như
phương thức đào tạo truyền thống.
Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt
Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội nói riêng, hầu hết vẫn quen với cách học truyền
thống: thụ động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng
1
lực, sở thích thật sự của bản thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo cần bao gồm cả việc giúp SV tiếp cận với cách học chủ động, tự
tìm hiểu, tự kiểm tra đánh giá, tích cực trao đổi với giảng viên, bạn bè và làm
việc, học tập theo nhóm. E-learning là một trong những phương thức giúp SV
chủ động về thời gian học tập, nội dung học tập, khối lượng kiến thức, tự kiểm
tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông tin… Xuất phát từ lý do, xây dựng e-learning
với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đầu ra của SV
trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc TP Hà Nội, tôi nghiên cứu đề tài:
“Dạy học trực tuyến theo nhóm học phần tin học đại cương tại trường CĐN
Việt Nam – Hàn Quốc TP Hà Nội”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Xây dựng ứng dụng dạy và học trực
tuyến theo nhóm học phần Tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn
Quốc TP Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần đưa SV tiếp
cận với phương thức học tập hiện đại dựa trên CNTT&TT.
Nhiệm vụ của đề tài: Để thực hiện, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và cách thức khai thác, ứng dụng e-
learning
- Nghiên cứu cơ sở lý luận việc dạy và học theo nhóm bằng e-learning,
cách thức xây dựng chương trình e-learning.
- Nghiên cứu phương pháp dạy và học theo nhóm học phần Tin học đại
cương bằng e-learning.
- Xây dựng chương trình e-learning học phần Tin học đại cương tại trường
CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của đề tài và đề
xuất việc ứng dụng e-learning trong dạy học Tin học đại cương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu là ứng dụng
phần mềm Moodle xây dựng e-learning hỗ trợ việc dạy học theo nhóm học phần
Tin học đại cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: chương trình e-learning học phần Tin học đại
cương tại trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội
Đối tượng thực nghiệm: SV trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội
2
4. Giả thiết khoa học
Sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp dạy học nhóm giúp SV tiếp
cận với phương thức học tập hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ
môn Tin đại cương ở trường CĐN Việt Nam Hàn Quốc TP Hà Nội nói riêng
cũng như các trường đại học, cao đẳng nói chung
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận:
Đọc, nghiên cứu, phân tích:
- Về lý luận dạy học dựa trên CNTT&TT, hệ thống quản lý học tập,
nghiên cứu tài liệu về cách thức, phương pháp xây dựng chương trình e-learning.
- Về lý luận dạy học đại học, tâm lý học, đặc biệt tâm lý khi học bằng
phương tiện máy tính và mạng internet và các tài liệu khoa học khác liên quan
đến đề tài.
+ Nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu về các công cụ sử dụng để xây dựng e-learning: Moodle,
MySQL, Apache server
+ Thực nghiệm sư phạm, các điều tra cơ bản:
- Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến SV trường CĐN Việt Nam Hàn
Quốc TP Hà Nội sau khi học học phần Tin học đại cương bằng cách kết hợp giữa
phương pháp truyền thống với e-learning.
- Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV về website e-learning Tin
học đại cương.
- Tiến hành lên lớp có kết hợp e-learning và không kết hợp e-learning để
so sánh kết quả học tập.
- Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TRỰC
TUYẾN THEO NHÓM
1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm
1.1.1 Khái niệm về dạy học theo nhóm
Hoạt động nhóm là một phương pháp cho phép học sinh tham gia mạnh
mẽ vào quá trình dạy học. Nó khuyến khích các hành vi xã hội và tư duy ở mức
độ cao. Tuy nhiên để có hiệu quả, các yêu cầu của hoạt động nhóm cần được cân
nhắc trước một cách sâu sắc, chọn các bài tập có ý nghĩa cũng như: lập kế hoạch
chu đáo và có kĩ thuật quản lý thích hợp…
Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó SV của
một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ (thường từ 3-8 SV một nhóm)
trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ
học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Nhiệm vụ của các nhóm có
thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần
trong một chủ đề chung. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và
đánh giá trước toàn lớp.[19]
Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng
cố một chủ đề đã học nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các
môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí
nghiệm và tìm các giải pháp cho những vấn đề được đặt ra. Ở mức độ cao, có thể
đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm SV hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề
tài và trình bày kết quả của mình cho những SV khác ở dạng bài giảng.[19]
Vậy dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ
chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm
học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành
viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.
1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau
- Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình
giờ học truyền thống.
-Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi -
nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh cần phải
giải quyết.
- Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành
viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm.
4
- Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ
học tập được đặt ra cho mỗi nhóm.
- Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động
cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không
phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức.
- Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập.
Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau
thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức
tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung
của cả nhóm.
- Giáo viên là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo
nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước.
Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức,
kiến thức cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự
tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức.
Ưu và nhược điểm của học tập theo nhóm
+ Ưu điểm :
- Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ
hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến
thức mới. Những học sinh yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn
giỏi hơn và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình
mà còn phải giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình
thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập
và hoạt động
-Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực xã hội. Giúp học
sinh phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận,
kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ...v..v.. Học tập theo nhóm
giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến
của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể
- Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động. Học sinh
có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh...
Học sinh biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong học tập một cách phù
hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ rút ra
được những kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân.
5
+ Nhược điểm :
- Có một số thành viên ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo). Một số
học sinh sẽ ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc được
giao mà không tham gia hoạt động.
- Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện
tượng chi phối, tách nhóm).
- Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên
chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong
nhóm.
- Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng
cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của
từng cá nhân trong nhóm.
- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ
gây nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em.
- Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, tốn thời gian
không cần thiết
1.1.3 Lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo nhóm
Có nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Có thể theo sổ điểm danh, theo
màu sắc, theo biểu tượng, theo giới tính, theo vị trí ngồi, hoặc có cùng sự lựa
chọn,... Bảng sau đây trình bày 10 cách theo các tiêu chí khác nhau.
Quy mô nhóm có thể lớn hoặc nhỏ, tùy theo nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhóm
thường từ 3-5 hs là phù hợp.
Bảng 1-1 Các cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau
Tiêu chí Cách thực hiện. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: Đối với Hs thì đây là cách dễ chịu nhất để
1. Các nhóm gồm thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh
những người tự nhất.
nguyện, chung mối Nhược điểm: Dễ tạo sự tách biệt giữa các nhóm trong
quan tâm lớp, vì vậy cách tạo nhóm như thế này không nên là khả
năng duy nhất.
Bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu
2. Các nhóm ngẫu sắc,...
nhiên Ưu điểm: Các nhóm luôn luôn mới mẻ sẽ đảm bảo là tất
cả các hs đều có thể học tập chung nhóm với tất cả các
6
hs khác.
Nhược điểm: Nguy cơ có trục trặc tăng cao, hs phải sớm
làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như
vậy là bình thường.
Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lí, các
hs được phát mẫu xé nhỏ, những hs ghép thành bức
tranh hoặc tờ tài liệu đó sẽ tạo thành nhóm.
3. Nhóm ghép hình Ưu điểm: Cách tạo nhóm kiểu vui chơi, không gây ra sự
đối địch, đối kháng
Nhược điểm: Cần một tí chi phí để chuẩn bị và cần
nhiều thời gian hơn để tạo lập nhóm.
Ví dụ: Tất cả những hs cùng sinh ra trong mùa đông,
mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm.
4. Các nhóm với những Ưu điểm: Tạo lập nhóm một cách độc đáo, tạo ra niềm
đặc điểm chung vui cho hs có thể biết nhau rõ hơn.
Nhược điểm: Cách làm này mất đi tính độc đáo nếu
được sử dụng thường xuyên.
Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số
tháng, các nhóm này thậm chí có thể được đặt tên riêng.
5. Các nhóm cố định Ưu điểm: Cách làm này đã được chứng tỏ tốt trong
trong một thời gian dài những nhóm học tập có nhiều vấn đề
Nhược điểm: Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì
việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn.
Những hs khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các hs
yếu hơn và đảm nhận nhiệm vụ của người hướng dẫn
6. Nhóm có hs khá giỏi Ưu điểm: Tất cả đều được lợi. Những hs khá giỏi đảm
để hỗ trợ hs yếu kém nhận trách nhiệm, những hs yếu kém được giúp đỡ
Nhược điểm: Ngoài việc mất thời gian thì chỉ có ít
nhược điểm, trừ phi những hs khá giỏi hướng dẫn sai.
Những Hs yếu hơn sẽ xử lí các bài tập cơ bản, những hs
đặc biệt giỏi sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung.
Ưu điểm: Hs có thể xác định mục đích của mình. Ví dụ,
7. Phân chia theo năng ai bị điểm kém trong môn Toán thì có thể tập trung vào
lực học tập khác nhau một số ít bài tập
Nhược điểm: Cách làm này dẫn đến kết quả là nhóm
học tập cảm thấy bị chia thành những Hs thông minh và
những hs kém
8. Phân chia theo các Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình
7
dạng học tập huống, những hs thích học tập với hình ảnh, âm thanh
hoặc biểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.
Ưu điểm: Hs sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế
nào?
Nhược điểm: Hs chỉ học những gì mình thích và bỏ qua
những nội dung khác.
Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án, một số hs sẽ khảo sát
một xí nghiệp sản xuất, một số khác khảo sát cơ sở
chăm sóc xã hội,...
9. Nhóm với các bài tập
Ưu điểm: Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối
khác nhau
với những gì đặc biệt quan tâm.
Nhược điểm: Thường chỉ có thể áp dụng trong khuôn
khổ một dự án lớn.
Ưu điểm: Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc
trưng cho hs nam và nữ, ví dụ trong giảng dạy về tình
10. Phân chia hs nam
dục, chủ đề lựa chọn nghề nghiệp,...
và nữ
Nhược điểm: Nếu bị lạm dụng có thể dẫn đến mất bình
đẳng nam nữ.
1.1.4 Môi trường, phương tiện và phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm
1.1.4.1. Môi trường và phương tiện
Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng khi:
Những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để hoàn thành nhiệm
vụ nhanh chóng hiệu quả.
Nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập,
tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, ý kiến để giải quyết những nhiệm vụ chung
Đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một
chủ đề mới.
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc chuẩn bị dạy học nhóm:
• Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
• Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác nhau?
• HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm chưa?
• Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
• Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
• Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế nào?
8
1.1.4.2. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm
Khi sử dụng PPDH theo nhóm, lớp học được chia thành những nhóm từ 4
đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm
được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết
học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được
giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các
phần trong một chủ đề chung.
Tiến trình dạy học nhóm: Có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản.[19]
Bước 1. Nhập đề và giao nhiệm vụ: Giai đoạn này được thực hiện trong
toàn lớp, bao gồm những hoạt động chính sau:
- Giới thiệu chủ đề chung của giờ học;
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm;
- Thành lập các nhóm làm việc;
Bước 2. Làm việc nhóm: Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện
nhiệm vụ đuợc giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm;
- Lập kế hoạch làm việc;
- Thoả thuận về quy tắc làm việc:
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ;
- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp.
Bước 3. Trình bày và đánh giá kết quả
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp;
- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận
cho việc học tập tiếp theo.
Một số lưu ý:[19]
+Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm phải rõ
+Chia nhóm, Tổ chức nhóm phải có tiêu chí rõ
+Tổ chức hoạt động nhóm: Mọi người đều có thể tham gia và phải tham
gia thảo luận; phương tiện cho hoạt động nhóm; tổ chức và giám sát sao cho SV
tích cực thảo luận; GV làm tốt vai trò trọng tài cố vấn và luôn bám sát lớp-nhóm
+Tận dụng việc trình bày kết quả thảo luận nhóm để dạy học
+ GV tổng kết và kết luận vấn đề nhằm thực hiện được mục tiêu dạy học
của các vấn đề đã cho nhóm thảo luận và mục tiêu bài học thông qua thảo luận
nhóm
Thời lượng cho Xemina-thảo luận (Dạy - học theo nhóm ) phụ thuộc vào
mục tiêu học tập, nội dung dạy học và hiển nhiên là cả đặc điểm của người học.
9